Lê trọng Tấn cuối đời bị giết (không nói là chết bằng cách nào).
Ngày 5.12.1986, cái chết bất ngờ đă mang tướng Lê Trọng Tấn ra khỏi cuộc sống nhưng không hề mang ông khỏi tâm tưởng những người Việt Nam hiểu rơ lịch sử dân tộc ḿnh. Không phải danh vị, cũng không phải công trạng mà chính nhân nghĩa Việt Nam từ trái tim ông đă t́m được đường đến với tất cả những trái tim Việt Nam nhân nghĩa khác...
Vơ nguyên Giáp không cứu được . Sao nay lại tổ chức hội thảo thảo ?
Hội thảo khoa học "Đại tướng Lê Trọng Tấn - Nhà quân sự đức độ, mưu lược của cách mạng Việt Nam"
============



Thứ năm, 18/09/2014, 17:53 (GMT+7)

(SGGPO).- Chiều nay, 18-9, Bộ Quốc pḥng đă tổ chức họp báo, giới thiệu hội thảo khoa học "Đại tướng Lê Trọng Tấn - Nhà quân sự đức độ, mưu lược của cách mạng Việt Nam" sẽ diễn ra ngày 23-9 tới tại Hà Nội. Đây là hoạt động quan trọng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Lê Trọng Tấn và chào mừng 70 năm, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, bí danh Ba Long (khi ở chiến trường miền Nam), sinh ngày 1-10-1914 tại làng Nghĩa Lộ, xă Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là làng Nghĩa Lộ, thôn An Định, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) và mất ngày 5-12-1986.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của ḿnh, Đại tướng Lê Trọng Tấn là một cán bộ quân sự xuất sắc của Đảng, một vị tướng tài ba, đức độ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, có nhiều đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp các mạng Việt Nam, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với các chiến thắng Việt Bắc, Sông Thao, Biên Giới, Trung Du, Ḥa B́nh, Tây Bắc, Thượng Lào và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp; gắn liền với chiến thắng B́nh Giă, Đồng Xoài, Ba Gia, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Đường 9-Nam Lào, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ, với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc...

Cuộc hội thảo này nhằm tiếp tục nghiên cứu, khẳng định và làm sáng tỏ hơn quá tŕnh giác ngộ, học tập, tham gia hoạt động cách mạng của Đại tướng Lê Trọng Tấn. Đặc biệt, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng đă có nhiều cống hiến xuất sắc về cả lư luận và thực tiễn trong công tác chỉ đạo tham mưu chiến lược, xây dựng quân đội, tăng cường sức mạnh quốc pḥng, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới.

Hội thảo lần này cũng đánh giá và làm sáng tỏ hơn những đóng góp to lớn của Đại tướng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia. Qua đó, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, học tập những giá trị tinh thần và bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Lê Trọng Tấn, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc và truyền thống cách mạng, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

TRẦN B̀NH