Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 19 of 19

Thread: CẢM NHẬN VỀ PHIM : SỐNG CŨNG LỊCH SỬ "

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phim đặt hàng không doanh thu, lấy ai để truy cứu trách nhiệm?

    Có nhiều ư kiến không chỉ ở báo chí mà c̣n facebook đặt ra câu hỏi là tại sao bỏ một số tiền lớn mà không bán được đồng vé nào.

    “21 tỉ cho một bộ phim lịch sử là quá nhỏ bé. 1 triệu đô chả là cái ǵ, chưa đủ để trả cát-sê cho một diễn viên nước ngoài chứ đừng nói đến chuyện làm phim”. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh từng viết nhiều kịch bản và đạo diễn không ít các vở diễn, chương tŕnh nghệ thuật lớn đă đưa ra cái nh́n tổng quát xung quanh câu chuyện 21 tỉ của bộ phim “Sống cùng lịch sử”.

    - Xung quanh câu chuyện bộ phim “Sống cùng lịch sử” tiêu tốn 21 tỉ đồng nhưng tác dụng tuyên truyền bằng không, hiệu quả kinh tế cũng bằng không. Theo ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự thất thoát này?
    - Đă có quá nhiều ư kiến không chỉ ở báo chí mà c̣n facebook đặt ra câu hỏi là tại sao bỏ một số tiền lớn như thế mà không bán được đồng vé nào? Hiệu quả ở đâu, ai chịu trách nhiệm? Nhưng tôi thấy câu hỏi đó chưa đúng. Trước hết, muốn bàn về nó th́ anh phải hiểu đấy là phim ǵ, nội dung nó như thế nào? Chưa hiểu đă vội quy kết phim là mô phỏng, hời hợt th́ không đúng. Với “Sống cùng lịch sử”, cần phải hiểu nó không phải do đạo diễn Thanh Vân lựa chọn mà do Cục Điện ảnh lựa chọn. Đạo diễn chỉ là người chế biến thôi, và buộc phải chấp hành kịch bản ấy như chấp hành luật pháp. Không thể bóp méo, không thể thay da đổi thịt được. Nếu Thanh Vân không thực hiện nó v́ như anh nói, ngay từ đầu đă biết là bộ phim khó mà có khán giả, th́ ngay lập tức sẽ có nhiều người khác sẵn sàng thực hiện chứ không có chuyện thấy nó dở mà không có ai nhận. Trong bối cảnh “đặt hàng” ấy, đạo diễn có tài năng đến mấy th́ cũng không thể thay đổi trọn vẹn được bộ phim.

    Tôi cũng không trách móc ǵ đạo diễn v́ phàm là tiền của nhà nước bỏ ra th́ phải do nhà nước lựa chọn. Họ cần đúng chứ không cần hay như khán giả cần. Làm phim mà như lịch sử đang viết th́ đúng quá rồi, đâu có ǵ mới mẻ nữa. Phim phải đưa đến những cái nh́n mở để khán giả cảm được chứ không phải bắt họ chỉ nh́n một hướng.

    Cứ mỗi khi đến dịp kỷ niệm là có phim th́ không thể vượt qua được hai tiếng tuyên truyền. Nghệ thuật mà cứ đặt vào con đường của tuyên truyền th́ nghệ thuật không phải của công chúng mà là của ai đó. Chúng ta phải làm cho khán giả thích chứ không phải làm cho cấp trên thích. Nếu không th́ nội dung phim sẽ luôn là sự cứng nhắc và cũ kỹ. Tôi tin là với khả năng của anh Thanh Vân và tác giả kịch bản Đoàn Minh Tuấn, nếu để các anh có sự chủ động th́ phim sẽ hay hơn nhiều. Tôi đă từng làm một vài phim tuyên truyền thế này nên tôi rất hiểu, khó kinh khủng.

    Anh Thanh Vân nói về cái khó của phim là không có kinh phí để quảng bá, may cả một cái áo mà lại tiếc tiền mua khuy. Nhưng việc bỏ ra quá ít tiền để PR theo tôi không quan trọng, bởi v́ thực ra có nhiều trường hợp không mất đồng nào nhưng vẫn có sự lan tỏa. Có quảng cáo trời đi nữa th́ chỉ cần xem vào ḍng về nội dung, rằng th́ là mà “nhân dịp kỷ niệm” th́ người ta đă không muốn mất thời giờ để xem rồi. Tưởng là để tuyên truyền nhưng người ta không xem th́ tuyên truyền thế nào được. Nhiều bạn đọc tŕ triết về cái tên “Sống cùng lịch sử” là có lư của họ. Thiếu ǵ tên mà phải đặt tên đó. Bản thân cái tên cũng là sự chỉ đạo, đă là sự áp đặt rồi. Anh bắt khán giả sống cùng lịch sử, giả sử tôi không sống cùng th́ sao? Sai à? Tôi yêu đất nước này nhưng tôi không sống cùng th́ sao?
    21 tỉ cho một bộ phim lịch sử là quá nhỏ bé. 1 triệu đô chả là cái ǵ, chưa đủ để trả cát-sê cho một diễn viên nước ngoài chứ đừng nói đến chuyện làm phim. Khi làm về Điện Biên Phủ, tổ chức một đại cảnh ở trận đánh đồi A1 trong phim th́ lúc đó mới thấy, tiền không là cái ǵ cả. Phải hiểu tận tâm là như thế. Đạo diễn làm phim trong cơ chế này khổ lắm. 21 tỉ đó không phải để làm phim hết đâu. Tôi nhớ cách đây nhiều năm, làm phim về Ngă ba Đồng Lộc, phim được duyệt 4,4 tỷ nhưng cắt lại 700 triệu để nuôi lương anh em ở nhà. Rồi c̣n nhiều sự “rơi rụng” khác nữa mà các nghệ sĩ không thể nói hết ra.

    - Có ư kiến nói rằng, nếu 21 tỉ này mà đặt vào tay tư nhân th́ phim sẽ khác. Ông nghĩ sao về ư kiến này?

    - Tôi không tin. Đó chỉ là cách nói khiêu khích thôi.

    - Với một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh với bề dày lịch sử hàng ngh́n năm nhưng không có nổi một bộ phim xứng với tầm vóc ấy. Ông có thấy đó là một nghịch lư?

    - Cái đó đúng. Nói một cách công bằng th́ hiếm có một đất nước nào mà lịch sử lại hay như của Việt Nam. Để trả lời cho câu hỏi này th́ có 2 vấn đề: Góc nh́n của người nghệ sĩ và ch́a khóa mở của nghệ sĩ đối với tác phẩm về lịch sử chưa đúng. Tức là chúng ta mới làm được cái việc là minh họa lại lịch sử thôi chứ chưa có sự sáng tạo. Ngay cả sự “minh họa” cũng không hề khách quan. Đă minh họa th́ phải theo cả sáng cả tối, cho nên v́ sao một thời “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh lại hay như thế v́ nó có cả sáng tối. Nhưng hễ nói về phim lịch sử th́ chỉ có chiến đấu và chiến thắng, c̣n các trận thua th́ lờ đi. Như thế là không khách quan, không trung thực.

    Cái thứ hai nữa là v́ chúng ta quá nghèo. Nghèo đến độ không làm cái ǵ đến nơi cả. Mỗi dựng bối cảnh không mà cũng giả th́ đừng nghĩ đến cái ǵ xa xôi nữa. Các phim lịch sử từ trước đến nay không có bối cảnh chiến trường nào giống hết. Làm phim chiến tranh khó ở chơ cái ǵ cũng đ̣i hỏi ở tầm đỉnh cao. Ngoài có kịch bản hay c̣n phải có nhiều tiền. Đồng thời với đó là vấn đề nhân lực. Nói ra th́ các bạn diễn viên mủi ḷng nhưng xem phim Việt chỉ vài phút là biết họ “diễn” rồi, hỏi sao khán giả không chán. Trong khi phim nước ngoài, họ diễn mà ḿnh không biết. V́ sao có một thế hệ các anh chị diễn rất hay là v́ họ đầu tư rất nhiều thời gian. Tôi nhớ có phim, NSND Trà Giang đă phải mất 6 tháng trời để học cách làm một cô nông dân, c̣n đây th́ nhận kịch bản xong ngày mai đă thành nông dân rồi, da c̣n chưa kịp đen. Cách đi đứng, nói năng th́ đầy chất thành thị. Cũng phải nói là ngày xưa, hễ có phim là dù có kề dao vào cổ th́ cũng phải đi xem bằng được. C̣n bây giờ, nhiều bạn trẻ cứ nói đùa là, với những phim tuyên truyền th́ dù có kề dao vào cổ cũng không đi xem. V́ có nhiều sự lựa chọn nữa thay v́ chỉ đến rạp để thưởng thức phim.

    Tất cả những điều này ai cũng biết, nhưng không ai theo cả. Người ta không thay đổi, h́nh thức quản lư cũng dẫm chân tại chỗ, kệ. Đó là lỗi quản lư cần phải làm một cuộc cách mạng trong tư duy. C̣n nếu không th́ đừng làm, thuê đạo diễn nước ngoài như Trương Nghệ Mưu mà làm.

    C̣n tiếp...

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Điện ảnh Việt Nam ở mức thấp lắm nhưng nhiều người cứ hay tưởng tượng. Trong đề án phát triển điện ảnh từ nay đến năm 2020, ngành điện ảnh đặt ra tham vọng là phải đứng số 1 châu Á làm không ít người thấy buồn cười. Nói như một vở diễn mà nhiều người thuộc, đời phải biết ḿnh là ai. Điện ảnh của ḿnh thấp lắm, chỉ hơn Campuchia một chút thôi. Và v́ thế, những phim quan trọng của lịch sử, nhà nước phải bỏ tiền thuê đạo diễn để có dấu ấn, rồi đạo diễn chúng ta đi theo. Không có ǵ mà phải sĩ diện cả. Phim “Đông Dương”, rồi phim về Điện Biên Phủ do Pháp sang làm, lừng lững và vô cùng cảm xúc. Nhưng ḿnh không làm được v́ sức của ḿnh có hạn.



    Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trên phim trường


    C̣n nếu không nữa th́ theo tôi nên học tập theo mô h́nh điện ảnh của Iran, đầu tư vô cùng ít, như Việt Nam thôi. V́ họ biết tiền ít, sức ḿnh yếu nên tập trung vào những lát cắt cực kỳ đau đớn, cực kỳ sâu sắc của đất nước. Ví dụ cũng làm về Điện Biên Phủ, chọn những thân phận con người bé nhỏ để thấy được nỗi đau và sự xúc động. Đừng mô tả về cuộc chiến v́ cái ǵ ḿnh cũng thiếu. Tôi tin những phim thế này th́ chỉ cần 3-4 tỷ đồng thôi là đă làm được rồi. Nhưng nó “ăn” vào máu rồi, làm cái ǵ cũng chỉ thích hoành tráng. Muốn thay đổi th́ cần phải ngồi lại với nhau mà nói một câu giản dị rằng, chúng ta đang ở rất thấp. Có thẳng thắn và ṣng phẳng với nhau th́ mới biết làm ǵ cho hợp sức ḿnh. Sự hợp sức đó thể hiện cả ở đề tài, sức diễn, đầu tư... Thay v́ viết tiểu thuyết th́ hăy viết truyện ngắn thôi, 100 chữ thôi nhưng nhói đau.

    - Như vậy là nói đi nói lại th́ vẫn là câu nói muôn thủa, đổ cho cơ chế để không ai phải chịu trách nhiệm?

    - Quy trách nhiệm th́ hơi khó, v́ nếu nói là do Cục Điện ảnh đặt hàng đạo diễn thực hiện, thế th́ phải đặt câu hỏi ngược lại là, bản thân anh đạo diễn rơ là với phim này làm ra không có ai xem nhưng anh vẫn kệ. Vậy th́ trách nhiệm của Hăng phim truyện Việt Nam ở đâu và nhân cách của người nghệ sĩ ở đâu khi cứ nhận bừa. Nhưng nó là cái ṿng luẩn quẩn thôi.


    Có một sự so sánh thế này, một đơn vị nhà nước nếu làm ăn thất thoát hoặc kinh doanh không có lăi th́ sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Vậy th́ ở đây, một đơn vị nhà nước sản xuất phim mà không có ai xem th́ cũng phải có ai đó chịu trách nhiệm và xử lư chứ?
    Nhưng ở đây, kịch bản là do Cục Điện ảnh chọn th́ phạt thế nào? Khán giả có xem hay không tôi không biết. Trước khi chiếu, các bác lănh đạo ngành xem và hí hửng là rất tốt rồi th́ phạt tôi thế nào được./.

    Theo Thanh Hà/Gia đ́nh và Xă hội

    http://vov.vn/van-hoa/dien-anh/phim-...iem-353532.vov

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nói ǵ

    khi phim "Sống cùng lịch sử" ế khách?


    Đạo diễn "Sống cùng lịch sử" cho biết, trong số 21 tỷ đồng đầu tư, chi phí dành cho quảng bá phim chỉ khoảng 50 triệu.

    PV: Anh thấy thế nào về kết quả doanh thu ban đầu của bộ phim "Sống cùng lịch sử"?

    Đạo diễn Thanh Vân: Tất nhiên là buồn rồi. Lúc bắt tay vào làm, tôi cũng không hề ảo tưởng phim ḿnh sẽ ăn khách. Nhưng hiệu quả thế này th́ buồn quá v́ tâm huyết, lao động của ḿnh không được khán giả đón nhận.



    Đạo diễn Thanh Vân trên phim trường

    PV: Anh từng nhiều lần lên tiếng về việc phim nhà nước bị "bỏ rơi" ngay sau khi xuất xưởng, đầu tư nhiều nhưng lại "áo gấm đi đêm", ra rạp lặng lẽ. "Sống cùng lịch sử" cùng chung số phận hay có nguyên nhân ǵ khác?

    Đạo diễn Thanh Vân: Kinh phí làm phim nhà nước, dù nhiều hay ít, th́ mọi thứ từ nhuận bút đến tiền mua phim nhựa, tiền làm banner quảng cáo đều theo barem bất di bất dịch của Bộ Tài chính, mà nếu tôi nhớ không nhầm th́ được ban hành từ những năm 1991-1992. Tùy điều kiện thực tế của quá tŕnh làm phim mà kinh phí có thể tăng cao, như bộ phim Sống cũng lịch sử mà tôi vừa làm, con số đă lên gần 21 tỷ đồng. Nhưng toàn bộ số tiền dùng cho các hoạt động quảng bá: họp báo, in poster, treo banner, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.. là không đến 50 triệu đồng. Đây là con số c̣n tương đối lớn, vài năm trước thường chỉ dưới 30 triệu. Nó giống như cha mẹ may áo cho con nhưng lại tiếc tiền mua cái khuy để đơm vào.

    Trong khi, chưa cần nh́n ra nước ngoài hay các nền điện ảnh lớn, chỉ cần nh́n vào các hăng phim tư nhân Việt Nam, có thể thấy người ta đă tính toán và đầu tư nghiêm túc vào khâu quảng bá phim. Việc này được thực hiện từ khi bộ phim bắt đầu bấm máy, thậm chí từ trước đó, khi mua bản quyền làm phim từ kịch bản của tác giả. Kinh phí cho quảng bá của một bộ phim tư nhân vào loại thấp cũng đă tới 500 triệu đồng, có những phim c̣n dành kinh phí tới một tỷ hoặc hơn nữa. Chúng tôi biết, nhưng không thể và không có quyền làm như vậy.

    PV: Anh là đạo diễn, đồng thời là Phó giám đốc Hăng phim truyện Việt Nam. Giám đốc của hăng, cũng là một đạo diễn tên tuổi - Vương Đức - không ít lần lên tiếng về việc không có kinh phí quảng bá phim. Tại sao với tư cách người làm chủ, các anh không điều tiết trong số kinh phí nhận được cho khâu quảng bá?

    Đạo diễn Thanh Vân: Như tôi đă nói, mọi kinh phí của phim nhà nước đều bị trói chặt bởi các barem cũ. Nhưng điều cơ bản hơn là chúng tôi, các nghệ sĩ chỉ quen làm phim mà không biết cách đi bán sản phẩm. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng thay đổi trong chừng mực nào đó tư duy làm phim của ḿnh, chứ không thể thay đổi từ tư duy làm phim sang tư duy bán hàng. Điều này vô cùng quan trọng, thậm chí là sống c̣n với điện ảnh. Cần có một hăng phát hành chuyên nghiệp, hoặc một bộ phận phát hành chuyên nghiệp trong hăng sản xuất. Các hăng phim nhà nước hiện chưa có. Chúng ta không nh́n ra được mục tiêu này để đào tạo nhân lực trong một thời gian rất dài. Và bây giờ th́ không có ai làm điều đó cả.

    PV: Đă có những tiền lệ về việc liên kết phát hành với các hăng phim tư nhân, họ có hệ thống rạp, có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Sao các anh không tiếp tục?

    Đạo diễn Thanh Vân: Chúng tôi đă có những hoạt động liên kết phát hành. Lạc lối và Tâm hồn mẹ của Nhuệ Giang, Những người viết huyền thoại của Bùi Tuấn Dũng liên kết với Galaxy và BHD. Hiệu quả truyền thông rất tích cực v́ nhà phát hành yêu quư nghệ sĩ và yêu quư phim nghiêm túc. Họ đứng ra phát hành thôi, chứ hiệu quả pḥng vé th́ không khả quan lắm đâu. Tôi không muốn nói thêm nhiều về sự lựa chọn của khán giả .Nhưng quả thực, khán giả quá thờ ơ với ngay cả lịch sử chứ đừng nói đến phim về lịch sử.

    PV: Nói đến khán giả, phim của anh xưa nay được tiếng là nghiêm túc, chỉn chu, có nghề nhưng không hấp dẫn khán giả. Đă bao giờ hay khi làm bộ phim 21 tỷ đồng vừa rồi, anh đặt ḿnh vào vị trí khán giả?

    Đạo diễn Thanh Vân: Tôi luôn luôn đảm bảo với người xem, nếu họ đă đến rạp và xem phim của tôi, chắc chắn được xem một tác phẩm nghiêm túc và ít nhất có một cái ǵ đó để nhớ. C̣n chạy theo khán giả? - không ai đáp ứng được mọi đối tượng khán giả cả. Nếu tôi dùng kinh nghiệm, kỹ xảo nghề nghiệp ḿnh tích lũy được để làm những chiêu tṛ nào đó, thay đổi ḿnh, chạy theo khán giả, tôi chắc khi đó c̣n thất bại hơn nữa./.

    Theo Nam Chi/VnExpress


    http://vov.vn/van-hoa/dien-anh/dao-d...ach-352965.vov

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phim ngốn 21 tỷ ế khách: Khán giả chỉ lạnh nhạt với phim dở!

    VOV.VN - Nếu làm phim mà không chạm được đến cảm xúc, không làm rung động trái tim của mỗi con người, th́ cho dù là ư tưởng ǵ, sự lạnh nhạt của khán giả sẽ là điều không tránh khỏi!

    Dư luận lại xôn xao về một bộ phim “Sống cùng lịch sử” được nhà nước đầu tư 21 tỉ đồng nhưng không bán được vài chục vé. Dẫu biết rằng phim về đề tài lịch sử là khó làm và kén chọn khán giả nhưng việc phim vừa ra mắt đă “chết ngay tại rạp” là một thất bại nặng nề của các nhà làm phim Việt Nam. Câu chuyện một lần nữa khơi lại những câu hỏi rất cũ nhưng vẫn chưa có lời đáp với phim lịch sử của Việt Nam. Đó là t́nh trạng nhà làm phim không quan tâm khán giả nghĩ ǵ về đứa con tinh thần của ḿnh.

    Lư giải về sự chết yểu của bộ phim “ Sống cùng lịch sử” tiêu tốn 21 tỉ đồng của nhà nước, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thanh Vân - đạo diễn phim cho rằng: do khâu quảng bá quá kém, chi phí quảng bá chỉ có 50 triệu đồng, chẳng khác ǵ “bỏ tiền may áo mà c̣n tiếc tiền làm khuy”. Ông c̣n đổ lỗi là do khán giả không thích xem ḍng phim lịch sử Việt Nam.



    Cảnh trong phim "Sống cùng lịch sử".

    Tuy có phần đồng t́nh với lời giăi bày của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, nhưng các nhà nghiên cứu văn hóa, phê b́nh điện ảnh, các đạo diễn tên tuổi khác lại cho rằng: Chuyện phim về đề tài lịch sử không hấp dẫn khán giả tồn tại đă lâu. Chỉ có điều những người có trách nhiệm với nền điện ảnh nước nhà chưa chịu lư giải đến tận cùng để t́m ra câu trả lời thấu t́nh đạt lư mà thôi.

    Lẽ thường, trước khi sản xuất cái ǵ, người ta phải trả lời cho được câu hỏi: sản phẩm làm ra cho ai sử dụng? Ai sẽ bỏ tiền mua nó? Với một bộ phim, nếu không đặt mục tiêu hướng đến sự hài ḷng của khán giả, phim làm ra không được khán giả đón nhận th́ đó là sự lăng phí lớn công sức, tiền bạc của nước của dân. Với những bộ phim về đề tài lịch sử, lại càng không cho phép nhà sản xuất chỉ nghĩ và làm theo ư muốn chủ quan của ḿnh mà không quan tâm khán giả nghĩ ǵ! Một bộ phim mà kịch bản dễ dăi, phục trang cẩu thả, lời thoại ngô nghê, giả tạo, không chạm được đến trái tim khán giả, th́ việc kéo khán giả tới rạp là điều không thể. Lúc ấy, mọi ư tưởng của nhà sản xuất, dù có cao xa đến mấy cũng chỉ là con số không.

    Các cơ quan quản lư văn hóa hẳn sẽ không quên bài học thất bại từ những bộ phim lịch sử chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội mới đây. Một kiểu làm phim vội vàng, cạn cợt, thiếu chiều sâu văn hóa, thiếu kiến thức lịch sử, dẫn tới các phim Lư Công Uẩn, Huyền sử thiên đô, Thái sư Trần Thủ Độ, dù được đầu tư tổng cộng hơn 200 tỉ đồng, cũng chỉ chiếu được dăm ba bữa trên truyền h́nh rồi lặng lẽ xếp vào kho.

    Nếu nói khán giả ngày nay quay lưng với phim lịch sử, e là một nhận định c̣n mang tính vơ đoán. Bằng chứng là những bộ phim về đề tài chiến tranh trong những năm 60 của thế kỷ trước, bây giờ vẫn được khán giả đón nhận một cách nhiệt t́nh. Các nhà làm phim nước ta đă khi nào tự hỏi: V́ sao cũng bối cảnh ấy, mà những thước phim về chiến tranh ở Việt Nam do các nhà làm phim nước ngoài sản xuất lại hấp dẫn khán giả đến thế?

    Ai bảo lớp trẻ ngày nay không yêu nước, không có ḷng tự hào dân tộc! Chỉ có điều họ đang yêu nước theo kiểu riêng của ḿnh: trẻ trung, sôi nổi, nhiệt thành và thực tế. Lớp trẻ ngày nay không tiếp nhận lịch sử thụ động, một chiều, lại càng không thể là một sự áp đặt chủ quan nào đó. Nói như vậy để thấy rằng để có những bộ phim về đề tài lịch sử hấp dẫn khán giả, ngoài vấn đề kinh phí, điều cốt lơi vẫn là ở cái tâm, cái tầm của nhà sản xuất.

    Lịch sử là một đề tài hay và hấp dẫn. Được đầu tư hàng chục tỉ đồng mà phim vẫn không bán được vài chục vé, bởi khán giả cảm nhận rằng những bộ phim đó nhà sản xuất không làm v́ họ. Nếu làm phim mà không chạm được đến cảm xúc, không làm rung động trái tim của mỗi con người, th́ cho dù là ư tưởng ǵ, sự lạnh nhạt của khán giả sẽ là điều không tránh khỏi!./.

    Vân Thiêng/VOV - Trung tâm Tin

    http://vov.vn/van-hoa/dien-anh/phim-...-do-353590.vov

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sống cùng lịch sử hay bịa chuyện lịch sử?


    ́nh trên: H́nh ảnh “Sống Thực Cùng Lịch Sử”, hàng ngày lội sông lội suối đến trường của các em thơ vùng xa, không tốn tiền dựng phim, không cần thuê diễn viên tài tử. sao không đưa các đoạn phim này ra tŕnh chiếu nhỉ ?

    Tin cho hay bộ phim Sống Cùng Lịch Sử ca ngợi Vơ tướng quân và chiến thắng Điện biên lẫy lừng do ông đạo diễn xứ lừa Nguyễn Thanh Vân làm xong chả ma nào thèm xem !

    Bộ phim được làm từ ngân sách nhà nước và nó ngốn 21 tỷ tương đương 1 triệu đô la nhưng v́ sao người dân lại thờ ơ với lịch sử nước nhà ?

    SCLS

    Đơn giản thôi, v́ trong kỷ nguyên internet này những trang lịch sử được nhào nặn bóp méo đă không c̣n đất sống và cái gọi là chiến thắng Điện biên lừng lẫy năm châu đă hoàn toàn phá sản khi người dân trong nước quay lưng. Dĩ nhiên điều đó cho thấy những tṛ tuyên truyền, nhồi sọ của csvn đă hoàn toàn vô hiệu hóa trong thời đại ngày nay.

    Không riêng ǵ bộ phim Sống cùng lịch sử, các bộ phim tuyên truyền khác như Đam mê (10 tỷ), Mộ gió (400 triệu) khi công chiếu đều vắng ngắt như cái chùa bà đanh !

    Ngoài một bộ phận người dân đă nhận thức được những giá trị ảo mà nhà cầm quyền đă tuyên truyền và biết được Vơ nguyên Giáp chỉ là một tên tướng trường làng khi không qua một trường sỹ quan nào huấn luyện có bài bản. Hắn đă hiếu sát khi dùng sinh mạng của binh lính với chiến thuật biển người và đă thất bại thảm hại gây nên cái chết của 23.000 quân trong tổng số 33 ngàn binh sỹ tham chiến . Sau đó Vy quốc Thanh một cố vấn TC đă đánh trận Điện biên phủ thứ 2 với 25 ngàn quân và giành chiến thắng (!) http://baotoquoc.com/2013/10/13/su-that-vo-nguyen-giap/

    Như vậy về cái huyền thoại người hùng Điện biên chỉ là một kịch bản láo lếu trên xương máu Dân tộc và người hùng họ Vơ chỉ là một tên đồ tể sắt máu, duy ư chí và bệnh hoạn. Bộ phim để bốc thơm cho hắn đă hoàn toàn phá sản khi đảng csvn cố t́nh lấy mủ nỉ che tai và tiếp tục kiên định con đường tuyên truyền xám một chiều.

    Không chỉ những người dân ư thức được ḿnh là con lừa trong thiên đường mù mà c̣n phải kể đến những người dân đă bội thực với cái cách tuyên truyền nhà đảng suốt mấy chục năm trời. Họ đă chán ngán người hùng láo, dũng sỹ cuội khi thực tế cho thấy VN chỉ là một quốc gia nghèo hèn nhục nhă khi giặc đă vào tận bờ cơi khiêu khích với giàn khoan 981 mà giới chóp bu ấm a ấm ớ khi phát biểu. Một cái quốc hội tốn hao ngân sách từ tiền người dân đóng thuế với 500 tên nghị gật đại diện cho 61 tỉnh thành(!) không đưa ra được một cái nghị quyết về biển Đông. Người dân đă thấy các chiến sỹ c̣n đảng c̣n ḿnh chỉ biết bắn giết người dân vô tội v́ những lư do cỏn con cho nên đảng có hô hào cái anh hùng của ḿnh lên đến thế nào cũng đành vô ích !

    Đó là chưa kể đến nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ngắc ngoải chờ chết, thèm TPP đến nhỏ răi, nạn tham nhũng trầm kha, sân chơi bất b́nh đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước th́ người dân ai nấy đều bo bo thủ sẳn bao gạo kư đường chứ ai lại dại dột đem tiền mồ hôi nước mắt của ḿnh đi mua vé xem mấy cái phim tào lao, đă vậy lại c̣n láo toét từ đầu cho đến đuôi ?

    Dù thất thu nghiêm trọng nhưng không sao cả, tiền chùa mà cho nên đoàn thanh niên cs thông báo bộ phim trên sẽ được công chiếu rộng răi và miễn phí cho học sinh,sinh viên toàn quốc xem nhằm “bồi đắp t́nh cảm của thế hệ trẻ đối với truyền thống hào hùng của dân tộc”.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.VBy3QlfH3XQ

    Đừng tiếp tục bốc phét, ca ngợi, đánh bóng, tô hồng chế độ khi nó đă bốc mùi. Đừng có đầu độc những tân hồn trẻ thơ trong trắng phải tiêm nhiểm những tư tưởng hận thù sắt máu mà quên đi cội nguồn dân tộc.

    Với số tiền 21 tỷ đó nếu dùng để xây cầu th́ sẽ có hàng chục cây cầu bê tông giúp các em học sinh vượt lũ, sẽ có những ngôi trường mới khang trang hơn những túp lều tạm bợ như chuồng heo mang danh trường học vùng cao và cũng có thế trong đó là những thiên tài về toán học, vật lư, khoa học tự nhiên của VN trong tương lai.

    Chỉ khi nào những giá trị ảo không c̣n đất sống và những giá trị thật được tôn vinh nước Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu mà cất cánh trên trường quốc tế c̣n khi chỉ sống bằng một hào quang giả tạo và vay mượn th́ sẽ không thể nào khá hơn

    Nguyên Anh Nguồn Trí Nhân Media

    http://dannews.info/2014/09/23/song-...huyen-lich-su/

  6. #16
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tôi thực t́nh chả hiểu cái chữ " Phượt " này nghĩa là ǵ ? Dzọt chăng ?
    Chữ bị đẻ ra sau năm 1975 . Phượt đi một đoạn đường dài ngắn vô định . Hành tŕnh Không chuẩn bi trước đi bao lâu và đi đâu .

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phim “Sống cùng lịch sử”: “Cú vấp” của đạo diễn Thanh Vân

    Sau những bài viết đăng tải trên báo NTNN các số từ 226- 229/2014 về bộ phim “Sống cùng lịch sử”, ṭa soạn đă nhận được nhiều phản hồi từ Hăng Phim truyện Việt Nam (đơn vị sản xuất bộ phim) cũng như khán giả. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải một số ư kiến.

    Đạo diễn Nguyễn Đức Việt -Hăng phim truyện VN: Quá nhiều cái khó

    Tôi khẳng định chắc chắn là đạo diễn nào cũng muốn tác phẩm của ḿnh có nhiều người xem nhưng không phải tác phẩm nào cũng đến được với người xem bởi rất nhiều nguyên nhân. Hệ thống phát hành phim đến nay thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của những người làm phim chúng tôi, phim làm ra nhưng không có rạp nhận chiếu, bởi để chen chân vào rạp đâu có dễ, nhất là khi phần lớn cụm rạp chiếu hiện đại đều do tư nhân kiểm soát.

    Phim “Sống cùng lịch sử” có nhiều cái khó, cụ thể là phim lịch sử đặt hàng của Nhà nước mục đích tuyên tuyền vào những ngày lễ lớn nên cần nhất là hoàn thành đúng hạn. Thời gian khoảng 8 đến 10 tháng là quá ngắn khi đạo diễn có tiền để làm phim, “Sống cùng lịch sử” có thời gian khá gấp gáp, Hăng đă phải chạy đua với thời gian để hoàn thành phim này.

    Một phim lịch sử phải có tiền để triển khai từ 20 tháng trở lên. Đề tài lịch sử rất khó làm hấp dẫn bởi tính trung thực của một số nhân vật, sự kiện... của lịch sử, nếu “mô đi phê” nhiều quá th́ sẽ thiếu thuyết phục. Tóm lại là một bộ phim như vậy có quá nhiều cái khó.

    Đạo diễn, NSƯT Vương Đức- Giám đốc Hăng phim Truyện VN: Chúng tôi đang sửa sai

    Với tư cách là Giám đốc Hăng phim kiêm Giám đốc sản xuất phim, tôi phải thừa nhận đây là một cú vấp ngă của đạo diễn NSND Thanh Vân- Phó Giám đốc Hăng phim của chúng tôi. Thanh Vân là một đạo diễn có tài nhưng anh có nhiều cái ẩu trĩ, trong phát hành, trong phát ngôn với báo chí để xảy ra một câu chuyện lớn như thế này, làm ảnh hưởng cả ngành điện ảnh.

    Tới đây, “Sống cùng lịch sử” sẽ được chiếu rộng răi, tôi mong lúc đó sẽ có nhiều người xem để đưa ra một tiếng nói công tâm về chất lượng của phim, c̣n hiện nay, phim chủ yếu bị phán xét rất nặng nề của những người chưa hề xem phim. Điều đó là không công bằng”.

    Đạo diễn Thanh Vân đă nhận lỗi trước Hăng rồi, chúng tôi cũng yêu cầu anh phải đi sửa sai, những phát ngôn nào khiến công chúng hiểu nhầm cũng phải đi giải tŕnh lại.

    Với tư cách một đồng nghiệp, tôi đă khuyên Thanh Vân: Sau cú vấp ngă này anh phải đứng lên, để tiếp tục sửa sai, để lo cho “đứa con” của ḿnh, v́ anh đă sinh ra nó th́ phải đưa được nó đến với khán giả. Mấy buổi chiếu vừa rồi Thanh Vân đă dùng uy tín cá nhân của anh, đến nói khó với các rạp để chiếu, đó là một việc làm rất ấu trĩ, anh ấy đâu có hiểu rằng trong thời buổi hiện nay, phát hành một bộ phim đâu có đơn giản như thế.

    Đạo diễn đă không xây dựng một kế hoạch phát hành bài bản để báo cáo lên Cục Điện ảnh là đơn vị chủ sở hữu nắm bản quyền phim, c̣n tôi, với tư cách Giám đốc Hăng th́ trong thời điểm đó đang đi làm phim xa, tôi nhận trách nhiệm là đă thiếu sâu sát với việc này. Đó là cái lỗi chung của Hăng chúng tôi.

    Tuy nhiên chúng tôi sẽ sửa sai, sẽ có kế hoạch bài bản để đưa phim đến được với đông đảo khán giả. “Sống cùng lịch sử” đến nay đă có gần 3 triệu lượt xem khi chiếu miễn phí cho khán giả ở 10 tỉnh thành với 700 điểm chiếu khác nhau. Cần phải hiểu đây là phim do Nhà nước đặt hàng để tuyên truyền nên nó không có nhiệm vụ phải đem ra chiếu kinh doanh để thu hồi vốn.

    Bà Đinh Thanh Hương -Tổng Giám đốc Hăng phim Thiên Ngân: Không nên nh́n vào doanh thu

    Chê th́ quá dễ, nh́n ra những mặt tích cực để mà đi lên mới khó. Một bộ phim được đầu tư v́ mục đích tuyên truyền hay nghệ thuật th́ không nên đánh giá nó thành hay bại từ góc độ thương mại. Ví dụ phim “Chơi vơi” của Bùi Thạc Chuyên, “Bi ơi đừng sợ” của Phan Đăng Di đoạt giải ở những liên hoan phim đẳng cấp thế giới nhưng về Việt Nam, ra rạp th́ doanh thu của cả 2 phim sau mấy tuần công chiếu không bằng doanh thu 1 ngày chiếu Tết của “Quả tim máu”. Đấy là một sự thật chua xót, nhưng nó cũng nói lên một điều là không nên nh́n vào doanh thu mà vội chê trách một bộ phim.

    Khán giả Tuệ Anh (Hà Nội): Nên đi xem để nhận xét công tâm

    Phim “Sống cùng lịch sử” xoay quanh nhóm 3 bạn trẻ đi phượt qua những địa danh năm xưa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Quá khứ và hiện tại xen kẽ lẫn nhau. Cách sử dụng thủ pháp đồng hiện-những người ở hiện tại được sống lại cùng quá khứ, cũng đem lại một cảm giác mới lạ với phim Việt.

    Tuy nhiên bộ phim vẫn để lại một vài lấn cấn thường thấy của các nhà làm phim Việt. Những yếu điểm thường thấy nhất trong việc thể hiện “cảnh nóng” lại tiếp tục thể hiện trong phim này ngay từ đoạn mở đầu phim. Trường đoạn kéo dài đến khoảng 10 phút diễn với cảnh Nga (nữ diễn viên chính) khỏa thân trong nhà tắm, Tùng (nam diễn viên chính) đứng ngoài ngắm rồi hai người hôn nhau đắm đuối qua... cửa kính.

    Cảnh diễn khiên cưỡng, không nghệ thuật, thiếu cảm xúc và bản thân người xem cũng không hiểu ư đồ thực của đạo diễn. Một vài cảnh quay khác, có lẽ, v́ quá bám sát theo những câu chuyện có thực, hành động có thực một cách máy móc như đo khoảng cách dịch chuyển của các khẩu pháo sau mỗi lần hô trong các phim tư liệu rồi diễn tả lại y hệt cũng không nhận được sự đồng cảm của khán giả.

    Thời lượng phim th́ có hạn mà cuộc chiến th́ quá lớn, v́ thế các nhà làm phim đă quá tham lam khi đưa vào đây nhiều h́nh tượng mà bỏ qua việc xây dựng tính cách nhân vật khiến đôi lúc người xem phim có cảm giác nghe kể chuyện nhiều hơn là cảm nhận. Nói một cách công bằng th́ bộ phim không phải là xuất sắc, chưa vượt qua được cái áo chật của phim tuyên truyền, nhưng so với nhiều phim tuyên truyền trước đó th́ đây không phải là một phim dở. Tôi nghĩ khán giả nên xem bộ phim này để đưa ra nhận xét của ḿnh sẽ hợp lư hơn, hăy cho “Sống cùng lịch sử” thêm nhiều cơ hội.

    http://danviet.vn/van-hoa/phim-song-...an-485518.html

  8. #18
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tôi thực t́nh chả hiểu cái chữ " Phượt " này nghĩa là ǵ ? Dzọt chăng ?
    Du ngoạn = Tham quan = Ngắm cảnh dạo chơi = Phượt

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giải mă lư do phim bạc tỷ bán không nổi 1 vé

    Nhiều người nói vui những bộ phim này như các cô gái không biết chưng diện, ăn mặc kín bưng nên ra đường không có anh chàng nào thèm ḍm ngó.

    Những bộ phim bạc tỷ hẩm hiu pḥng vé

    Không phải đợi đến "hiện tượng" Sống cùng lịch sử, kinh phí hơn 20 tỷ đồng nhưng chẳng bán được vé nào, người ta mới nh́n ra vấn đề phim được Nhà nước bị ế khách, mà hầu hết những tác phẩm được đặt hàng, tài trợ đều thất bại khi ra rạp.

    Cho đến nay, chỉ duy nhất bộ phim Gái nhảy (2003) của Hăng phim Giải Phóng do Lê Hoàng đạo diễn là làm nên kỳ tích khi được một nhà phát hành tư nhân nhảy vào "đóng gói" lại.

    Từ một tác phẩm tuyên truyền về bệnh AIDS mang tên Trường hợp của Hạnh, bộ phim được thị trường hóa với tựa gây sốc Gái nhảy, lập tức thu hút sự chú ư của khán giả và đạt doanh thu 12 tỷ đồng - một con số "khủng" lúc bấy giờ. Chính Gái nhảy đă manh nha h́nh thành nên mùa phim Tết của điện ảnh Việt.


    Trong khi đó, dù đă nắm trong tay 4 giải thưởng quan trọng của Cánh diều vàng 2005 và một giải thưởng của phê b́nh báo chí dành cho Phim hay nhất, được dư luận "ca" không tiếc lời, thông tin đầy ắp về cảnh nóng trong phim nhưng sau 5 ngày ra rạp ở Saigon , bộ phim Sống trong sợ hăi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đành ngậm ngùi bước ra khỏi màn ảnh với doanh thu chưa tới 100 triệu đồng.

    Thất bại này khiến cho người anh em Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải đă bị một số chủ rạp lắc đầu thẳng thắn, khiến phim không được chiếu rộng răi.

    Những bộ phim từng gây được tiếng vang tại các liên hoan phim quốc tế như Tâm hồn mẹ (Đạo diễn Nhuận Giang), Đừng đốt (Đạo diễn-NSND Đặng Nhật Minh) hay Mùi cỏ cháy (Đạo diễn NSƯT Nguyễn Hữu Mười) dù đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng chủ yếu chiếu phục vụ sự kiện hoặc miễn phí.

    Chính đạo diễn Phạm Nhuệ Giang từng chia sẻ, có lẽ sẽ chẳng có nhà phát hành nào nhận phim Tâm hồn mẹ v́ ḍng phim này không hứa hẹn một doanh thu như ư.

    Năm 2013, bộ phim Người viết huyền thoại của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đă nhận được những “cơn mưa” lời khen từ báo chí và một bộ phận giới chuyên môn.

    Sau đó, bộ phim về đề tài giao thông thời chiến này đă đoạt 6 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Vậy mà rốt cục, tác phẩm phải nhận lấy sự thất bại trước công chúng, các suất chiếu vốn ít lại rơi vào những khung giờ "chết" nên chỉ sau một tuần, nhà phát hành BHD đành rút phim khỏi lịch chiếu.

    Hay như Và anh sẽ trở lại - một bộ phim được hỗ trợ từ Cục Điện ảnh về đề tài miền núi, nông thôn của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ cũng có số phận đ́u hiu, khi ra rạp nhanh chóng ch́m khuất trước phim tư nhân hay những “bom tấn” nước ngoài. Thậm chí, nhà phát hành không dám công bố doanh thu.

    Và vấn đề doanh thu phim được nhà nước bảo trợ một lần nữa được dấy lên khi cùng lúc 3 bộ phim Sống cùng lịch sử (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), Mộ gió (đạo diễn Nguyễn Hữu Phần) và Đam mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn) đồng loạt ê mặt tại pḥng vé.

    So với những đối thủ ra rạp cùng thời gian, đặc biệt là bộ phim "treo đầu dê bán thịt chó" Mất xác (đạo diễn Đỗ Thành An), những tác phẩm này được đánh giá cao hơn về nội dung cũng như tay nghề nhưng v́ ra rạp không kèn không trống nên chấp nhận thảm bại.

    Giải mă lư do phim phải "đắp chiếu", bán không nổi 1 vé Không ít khán giả trẻ đă thẳng thừng từ chối bỏ tiền mua vé vào xem nếu biết đó là phim theo ḍng lịch sử, hoặc được cục Điện ảnh bảo trợ, v́ với họ, những bộ phim này khô khan, kém hấp dẫn.

    Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào gắn mác "phim Nhà nước" cũng thế, thực tế đă có những bộ phim chất lượng tốt như Đừng đốt, Những người viết huyền thoại, Tâm hồn mẹ, Rừng đen, Mùi cỏ cháy…

    Song, như những cô gái vốn xinh xắn nhưng lại không biết trang điểm, sắm sửa váy áo rực rỡ nên ch́m lỉm giữa đám đông ồn ào, xa hoa. Trong khi đó, nhiều "em gái" phim tư nhân biết cách dùng mỹ phẩm, trang phục, phụ kiện che khuyết điểm trên cơ thể ḿnh, thu hút sự chú ư của các "đại gia" - khán giả, khiến họ sẵn sàng móc hầu bao, để rồi sau khi bước ra khỏi rạp chiếu phim, họ mới té ngửa đă gặp phải "cô gái xấu xí".

    Cảnh phim Rừng đen. Cảnh phim Đừng đốt. Cảnh phim Tâm hồn mẹ. Cảnh phim Mùi cỏ cháy. Khâu yếu nhất trong việc đưa phim Nhà nước đến với khán giả là truyền thông quảng bá. Vấn đề này đă được nh́n ra từ lâu nhưng dường như từ người đại diện Cục Điện ảnh cấp tiền đến người nhận tiền làm phim đều không mấy quan tâm. Có kinh phí th́ làm phim, làm xong phim th́ ngồi chờ phát hành, có rạp hay không có rạp, có thu hồi vốn hay không cũng chẳng phải điều cần suy nghĩ v́ đó là… phim được bảo trợ.

    Một lư do nữa khiến các bộ phim ḍng này thảm bại khi ra rạp hoặc phải đắp chiếu vô thời hạn là vấn đề rạp chiếu. Trong khi các công ty tư nhân đua nhau xây các cụm rạp mới, hiện đại với chi phí lên đến cả chục triệu USD th́ Nhà nước hầu như không đầu tư xây thêm một cụm rạp nào trong những năm qua. Đă bỏ một số tiền lớn để xây rạp th́ dĩ nhiên vấn đề lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Dù đă ưu ái xếp lịch cho những bộ phim Nhà nước nhưng khi thấy không đạt hiệu quả, chủ rạp liền rút phim ra, thay vào những tác phẩm có thể mang về doanh thu cao.

    Cần một chiếc áo mới cho phim Nhà nước Phim Nhà nước được coi là ḍng “chủ đạo” tạo nên dấu ấn cho phim Việt Nam, bên cạnh việc hướng đến những giá trị nghệ thuật, những tác phẩm này c̣n phục vụ nhiệm vụ chính trị và góp phần tạo nên h́nh hài điện ảnh Việt trong từng giai đoạn.

    Tuy nhiên, ḍng phim này vẫn cần khán giả và cần thu hồi vốn đă bỏ ra, có khi đến hàng chục tỷ đồng. Chính v́ vậy, ngoài công tác thúc tiến nhanh quy định bắt buộc đấu thầu đối với những phim có sử dụng ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo năng lực thực hiện tác phẩm đang được các nhà làm phim phản hồi tích cực th́ việc đẩy mạnh và xem trọng chiến lược truyền thông quảng bá là vô cùng quan trọng. Phim Nhà nước muốn hấp dẫn khán giả, kéo họ vào rạp th́ phải cho họ biết sự tồn tại của ḿnh.

    Sẽ không thể có một Gái nhảy thứ 2 nếu chỉ có 10 triệu đồng như từng cấp cho bộ phim Những người viết huyền thoại để làm PR. Một tác phẩm dù có hay, hay dở nhưng nếu được truyền thông, quảng bá tốt vẫn thu hút được người xem. Các nhà làm phim tư nhân đă thành công th́ phim Nhà nước cũng cần khoác lên ḿnh chiếc áo mới rực rỡ hơn. Anh Dương (tổng hợp)


    Bài viết: http://news.zing.vn/Giai-ma-ly-do-ph...ost459214.html

    Nguồn Zing News

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-11-2015, 12:56 PM
  2. Replies: 8
    Last Post: 25-02-2014, 09:43 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 31-08-2012, 11:21 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 10-02-2012, 08:06 AM
  5. Replies: 11
    Last Post: 12-04-2011, 11:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •