Page 1 of 9 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 87

Thread: ĐỐI PHÓ VỚI VIRUS EBOLA TRÊN NƯỚC MỸ

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ĐỐI PHÓ VỚI VIRUS EBOLA TRÊN NƯỚC MỸ

    ĐỐI PHÓ VỚI VIRUS EBOLA TRÊN NƯỚC MỸ

    Y tá điều trị nhiễm virus, trách nhiệm về ai?




    Bệnh viện Cơ Đốc Texas

    Tin cô y tá người Việt 26 tuổi bị nhiễm Ebola đă làm xôn xao dư luận cả nước Mỹ lẫn các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Đến trưa hôm thứ ba công luận các nơi bừng lên nỗi vui mừng khi cô Nina Phạm nhắn lời cám ơn tất cả mọi người đă chúc lành cho cô, đồng thời cho biết sức khỏe đang tiến triển tốt đẹp. Suốt ngày hôm qua mọi hệ thống truyền thông Hoa Kỳ đều liên tục nói đến tin này, đề cao người y tá được mô tả là ngoan đạo và tận tụy với nghề nghiệp. Nhưng nỗi xôn xao chẳng phải chỉ v́ người y tá trẻ đẹp và tận tụy quên ḿnh, xung pha trên tuyến đầu bào vệ người dân, mà c̣n v́ cả nước Mỹ cảm thấy bức thành pḥng vệ quá mong manh trước sự đe dọa của một con virus từ tận châu Phi.

    Chưa có câu trả lời

    Tuy ai ai cũng hân hoạn nhưng chưa ai thấy câu trả lời thỏa đáng liên quan đến bệnh viện Cơ đốc Dallas, nơi làm việc của cô Nina Phạm, mà cô khen tặng là có một tập thể bác sĩ y tá giỏi nhất thế giới đang chữa trị cho cô.

    Trước hết, tại sao bệnh viện đă cho Thomas Duncan về nhà vào lúc anh đến bệnh viện ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhiễm Ebola, và có khai báo là anh vừa từ Liberia sang Mỹ? Kế đến, Nina Phạm không những là một y tá giỏi, tận tụy với nghề nghiệp, mà c̣n được một đồng nghiệp ca ngợi là có tài năng huấn luyện về các thủ tục bảo hộ y tế dành cho bác sĩ và y tá trong trường hợp có bệnh nhân gây lây nhiễm nguy hiểm. Vậy tại sao cô lại có thể bị nhiễm virus Ebola, trong khi cơ quan CDC cũng chưa t́m ra nguyên nhân sai sót ở chỗ nào?

    Xét lại t́nh h́nh vào lúc bệnh nhân Thomas Duncan đến khám lần đầu tiên khi bệnh t́nh của anh chưa bộc phát nặng nề, có thể thấy dường như giới y tế Hoa Kỳ có chủ quan quá đáng sau khi bác sĩ Kent Brently, người Mỹ đầu tiên bị nhiễm Ebola được đưa từ Liberia về Mỹ, đă được chữa lành bệnh một cách nhanh chóng, với mọi thủ tục bảo hộ y khoa được áp dụng, không gây một ca lây nhiễm nào.

    Dù sao cũng có nhiều người cho rằng đó là sự tắc trách trong nghề nghiệp của bệnh viện Cơ Đốc Dallas, khi bác sĩ đă khám nghiệm mà lại không phát hiện được virus Ebola trong người bệnh từ vùng dịch bệnh đến. Đă vậy, cho đến lúc đó các phi trường cửa khẩu của Hoa Kỳ vẫn chưa chịu áp dụng những biện pháp khám nghiệm để ngăn ngừa bệnh nhân mang virus Ebola vào đất Mỹ, mà măi sau này khi Nina Phạm bị nhiễm th́ mới làm điều đó, đồng thời CDC cũng gấp rút chuẩn bị cho tất cả các bệnh viện sẵn sàng đối phó với các ca bệnh Ebola.


    C̣n tiếp ...
    Last edited by Tigon; 17-10-2014 at 09:57 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhiều khiếm khuyết

    Thêm vào đó, người ta c̣n thấy nhiều điều bất cập của hệ thống y tế của Mỹ, là một hệ thống thường được coi là bậc nhất thế giới.

    Điều đáng chú ư đầu tiên là chính những quy định về những thủ tục bảo hộ y tế có thể đă mang những khiếm khuyết, nên một người y tá huấn luyện cho người khác về những thủ tục và biện pháp, tức là những cách sử dụng các trang bị bảo hộ đó, lại bị nhiễm bệnh.

    Và điều kế tiếp là ngành y tế Mỹ lại tỏ ra quá tin cậy vào hệ thống thủ tục bảo hộ đó. Bằng chứng là trong thời gian chữa trị cho bệnh nhân Duncan, bệnh viện khởi sự khám nghiệm cho 48 người mà Duncan từng tiếp xúc, nhưng không quan tâm tới những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân thường xuyên hơn trong giai đoạn bệnh trạng trầm trọng và virus đang hoành hành dữ dội.

    Những nhân viên này, trong đó có cô Nina Phạm, chỉ tự theo dơi t́nh trạng sức khỏe của ḿnh. V́ thế mới xảy ra ca bệnh của Nina Phạm, và tối thứ ba lại có một y tá khác của bệnh viện này bị nhiễm Ebola.

    Con Ebola 'quái ác'?

    Riêng về những quy định về các thủ tục sử dụng trang bị bảo vệ y tế th́ hệ thống đó đă tỏ ra hữu hiệu trong mấy chục năm, nếu không nói là cả trăm năm nay, chưa hề có một ca nhiễm nào xảy ra trong những giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm hoành hành. Chỉ đến nay mới xảy ra trường hợp của Nina Phạm và một y tá khác vừa được xác nhận hồi tối hôm qua là nhiễm Ebola. Chẳng lẽ con virus Ebola này quái ác hơn mấy con "tiền bối" của nó chăng? Nhưng nghĩ lại, đă gọi là trang bị bảo hộ y tế th́ phải pḥng ngừa được mọi khả năng lây nhiễm của mọi thứ vi trùng vi khuẩn bất kể độc hại tới đâu. Đó không phải là chuyện khó khăn ǵ lắm, cho nên vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi tại sao các y tá bị nhiễm virus.

    Virus Ebola cũng truyền nhiễm qua đường máu huyết, da thịt và các vật phế thải, không khác nhiều dịch bệnh khác, c̣n may là không truyền qua không khí như virus bệnh SARS và các bệnh về hô hấp. Nhưng cho đến con Ebola th́ hệ thống bảo hộ y tế mới lộ ra những khiếm khuyết có tính cách sinh tử. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng lây nhiễm của virus Ebola quả có khác thường, và ngành y tế đánh giá khả năng lây nhiễm đó chưa đúng mức. Ngoài ra người ta c̣n thấy là không phải bệnh viện nào cũng có khả năng chữa trị bệnh nhân Ebola, như BS Giám đốc CDC Thomas Frieden đă nói. Nhiều bệnh viện có kinh nghiệm dồi dào hơn đối với các bệnh truyền nhiễm. Và như ta đă thấy, bệnh viện Cơ đốc Dallas không nhiều kinh nghiệm chữa trị loại bệnh truyền nhiễm độc hại như Ebola. Đă vậy, cho đến lúc cô y tá bị nhiễm virus, th́ CDC cũng chưa thiết lập tài liệu hướng dẫn chữa trị bệnh này.

    May là những khiếm khuyết đó dường như đă được CDC lưu ư và sửa chữa. Đó cũng là một điểm hay của xứ sở này.

    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qua ghềnh đến thác




    Nina Phạm ( From FB )

    Nhưng lại một điều không may nữa, sau khi bạn trai của Nina được xác nhận nhiễm Ebola và cách ly để chữa trị, th́ một nữ y tá 29 tuổi cùng làm việc với Nina Phạm lại được nghỉ phép và đi xa sau khi đă nổ ra tin Nina bị bệnh.

    Amber Vinson đă lên máy bay bay từ Texas đi Cleveland để lo chuẩn bị đám cưới, đi cùng chuyến với 132 hành khách khác. Lúc đi th́ không có triệu chúng ǵ, nhưng từ Cleveland trước khi bay về Dallas hôm thứ hai, cô gọi Cơ quan pḥng chống dịch bệnh toàn quốc CDC để báo rằng thân nhiệt của cô lên tới 99,5 độ F và đang lên máy bay. CDC cũng không bảo cô đừng đáp máy bay. Amber đă được cách ly và khám nghiệm ngay khi về tới Dallas, hôm thứ tư được xác nhận đă nhiễm Ebola. Tối hôm đó cô được chuyển đi Atlanta, đến bệnh viện Đại học Emory, nơi đă chữa khỏi hai bệnh nhân Ebola khác và đang chữa trị bệnh nhân thứ ba là 1 nhân viên y tế Mỹ bị nhiễm virus ở Sierra Leone. T́nh trạng của cô được báo là bệnh t́nh ổn định.

    Giám đốc CDC cho biết cả Amber với Nina đều có tiếp xúc nhiều và gần gũi với bệnh nhân Duncan hôm 28 tới 30 tháng chín, trong lúc bệnh nhân này đến giai đoạn nôn mửa và đi tả.

    "Ngồi trên lửa'

    Cùng lúc với người y tá thứ nh́, bạn trai của cô Nina Phạm cũng được khám nghiệm và xác nhận nhiễm virus Ebola. Anh đă được cách ly và chữa trị tại Dallas. Nina Phạm được chuyển đến Viện Y tế Quốc gia gần Washington để điều trị. Cô sẽ được chuyển tới bệnh viện tại Bethesda, tiểu bang Maryland. Cha mẹ của cô cũng sẽ đến Bethesda trên một chuyến bay khác.

    Giám đốc Cơ quan Pḥng chống Dịch bệnh của Hoa Kỳ đang hứng chịu búa ŕu dư luận v́ bị cho là phản ứng quá kém trước dịch bệnh này. BS Thomas Frieden được mô tả là đang " ngồi trên lửa", nhất là sau khi nữ y tá thứ hai ở Dallas bị nhiễm virus. Một số nhà lập pháp Mỹ đ̣i ông Frieden từ chức, trong khi phe đối lập chỉ trích Tổng thống Barack Obama không biết lănh đạo.



    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014155647.html

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bạn trai của Nina được xác nhận nhiễm Ebola và cách ly để chữa trị,tại Dallas. Nina Phạm được chuyển đến Viện Y tế Quốc gia gần Washington để điều trị. Cô sẽ được chuyển tới bệnh viện tại Bethesda, tiểu bang Maryland. Cha mẹ của cô cũng sẽ đến Bethesda trên một chuyến bay khác.
    Mấy hôm trước , nghe Nina nói là chỉ tiếp xúc với một người , tôi đoán ngay người đó là bạn trai của Nina .

    Tội nghiệp . Thôi th́ Ông Trời đă định cho 2 người chia sẻ " khi khỏe mạnh , cũng như khi bệnh hoạn "

    Cầu cho cả hai qua khỏi , và câu chuyện sẽ chấm dứt bằng một đám cưới huy hoàng với lời chúc phúc của toàn thế giới

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hoa Kỳ: Giám đốc CDC bị chỉ trích v́ phản ứng kém trước dịch Ebola



    Giới chức y tế cấp cao Hoa Kỳ tuyên thệ trước phiên điều trần tại Washington DC vào ngày 16 tháng 10 năm 2014.

    Giám đốc Cơ quan Pḥng chống Dịch bệnh của Hoa Kỳ đang hứng chịu búa ŕu dư luận v́ bị cho là phản ứng quá kém trước dịch bệnh này.

    BS Thomas Freiden được mô tả là đang " ngồi trên lửa", nhất là sau khi nữ y tá thứ hai ở Dallas bị nhiễm virus.

    Một số nhà lập pháp Mỹ đ̣i ông Freiden từ chức, trong khi người khác chỉ trích Tổng thống Barack Obama không biết lănh đạo.

    Quốc hội cũng đề nghị ban hành lệnh cấm đi lại đối với du khách từ ba nước đang bị Ebola hoành hành là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Các chuyên gia y tế th́ cho rằng cô lập Tây Phi sẽ càng khiến t́nh trạng ở các nước này nguy ngập hơn.

    Giám đốc CDC khẳng định Ebola sẽ không biến thành đại dịch ở Mỹ v́ nó không lây nhiễm dễ dàng.

    Hơn 4.490 người chết v́ Ebola ở Tây Phi mặc dù BS Freiden cho rằng con số thực c̣n lớn hơn thế.


    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...014143330.html

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thị trưởng Dallas ông Mike Rawlings xác nhận thêm một nhân viên y tế ở Dallas bị nhiễm Ebola.



    Thị trưởng Dallas ông Mike Rawlings trả lời báo chí về vụ nhân viên y tế thứ hai bị nhiễm Ebola, tại Dallas ngày 15 tháng 10, 2014.

    Sở Y tế Tiểu Bang Texas xác nhận Amber Vinson , 1 đồng nghiệp của Nina Phạm , bị nhiễm Ebola vào sáng sớm hôm nay, sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính. Nhân viên này bị sốt vào hôm thứ Ba và ngay lập tức được cách ly trong bệnh viện.

    Sở y tế Texas cũng cho biết đă nhanh chóng xác định những ai từng tiếp xúc với nhân viên này để theo dơi t́nh trạng sức khỏe của họ.

    Người mới bị nhiễm cũng đă chăm sóc bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người Liberia, vừa qua đời hôm mùng 8 tháng 10 v́ bệnh Ebola tại Mỹ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...014103320.html

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ sao y tá Nina Phạm bị nhiễm Ebola?


    Published on Oct 16, 2014

    Công luận các nơi bừng lên nỗi vui mừng khi cô Nina Phạm nhắn lời cám ơn tất cả mọi người đă chúc lành cho cô, đồng thời cho biết sức khỏe đang tiến triển tốt đẹp. Suốt ngày hôm qua mọi hệ thống truyền thông Hoa Kỳ đều liên tục nói đến tin này, đề cao người y tá được mô tả là ngoan đạo và tận tụy với nghề nghiệp.

    Tuy nhiên câu hỏi đang được đặt ra là: Trách nhiệm thuộc về ai khi y tá Nina Phạm nhiễm virus Ebola?

    http://www.rfa.org/vietnamese

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tại sao chưa chặn được dịch Ebola?



    Quy tŕnh tránh lây nhiễm virus Ebola

    Dịch Ebola bùng phát từ tháng 3 năm nay tại các nước Tây Phi giờ đă bắt đầu lan sang các nước khác, thậm chí châu lục khác, bất chấp những nỗ lực của nhiều nước và tổ chức để t́m cách ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này.

    Câu hỏi đặt ra là liệu dịch bệnh c̣n kéo dài bao lâu nữa và thế giới c̣n cần phải làm ǵ để chấm dứt dịch bệnh?

    Thiếu thốn ở Tây Phi

    Hôm 2 tháng 9, sau khi trở về Hoa Kỳ từ chuyến thăm các nước Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, bác sĩ Tom Frieden, Giám đốc Cơ quan pḥng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đă đưa ra một bức tranh khá ảm đạm về t́nh h́nh pḥng chống dịch bệnh và cứu chữa những người nhiễm Ebola. Theo ông dịch bệnh đă lây lan quá nhanh, bất chấp những nỗ lực to lớn từ Mỹ và thế giới.

    Điều quan trọng là, bất chấp những nỗ lực to lớn từ phía chính phủ Hoa Kỳ, từ CDC, và từ chính các nước đó, số trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng và bây giờ đang gia tăng nhanh chóng…. Đây là dịch bệnh Ebola đầu tiên mà thế giới từng biết đến.

    Bác sĩ Tom Frieden chứng kiến những bác sĩ thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới đă phải làm việc trong điều kiện khó khăn thiếu thốn để cứu chữa bệnh nhân. Ông chứng kiến một nơi chữa bệnh có 35 giường bệnh nhưng lại có đến 63 bệnh nhân, rất nhiều người phải nằm trên sàn nhà. Ông cũng chứng kiến những hạn chế trong việc đối phó với dịch bệnh tại ngay chính các nước dịch bệnh đang hoành hành.

    ”Tôi đă không thấy đội phản ứng nhanh rất cần để ngăn một nhóm đơn lẻ bị nhiễm bệnh trở thành một ổ dịch lớn. Tôi đă không thấy những hệ thống quản lư hiệu quả, hệ thống hỗ trợ, vận chuyển, xe chuyên trở vốn là những thứ rất cần cho một đối phó hiệu quả và nhanh chóng.

    Những thông tin gần đây từ Liberia, nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh cho thấy, nhiều cơ sở y tế ở nước này đă quá tải phải từ chối điều trị bệnh nhân.

    Dịch bệnh bùng phát tại ba nước Tây Phi là Guinea, Sierra Leon và Liberia từ hồi đầu năm nay cho tới giờ đă khiến hơn 7,400 người nhiễm bệnh, trong đó số người tử vong là hơn 3,000 người, theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên con số hơn 7,400 người nhiễm bệnh chỉ là con số được báo cáo, có rất nhiều ca bệnh không được phát hiện do thiếu cơ sở, trang thiết bị và nhân viên y tế giúp t́m kiếm, chẩn đoán bệnh và cách ly người bệnh kịp thời.

    Đại diện của WHO cũng đă thừa nhận những khó khăn trong việc phát hiện người nhiễm bệnh tại châu Phi trong một lần phỏng vấn vào hồi đầu tháng 8 vừa qua với đài Á châu tự do. Ông Tarik Jarasevic, phát ngôn viên WHO nói:

    Điều mà chúng tôi đang thấy bây giờ là chúng tôi không biết những người nhiễm bệnh ở đâu. Cho đến khi chúng tôi biết được thông tin đó, th́ chúng tôi mới biết được đâu là những người đă tiếp xúc với bệnh hoặc có liên quan. Chúng tôi cần phải tiếp tục t́m cách có được tất cả những thông tin và những ǵ cần thiết liên quan để có thể kiểm soát dịch bệnh.

    Bệnh dịch lan truyền qua châu lục

    Sự lây lan nhanh chóng của bệnh dịch do những hạn chế trong việc kiểm soát và phát hiện bệnh dịch đă khiến CDC mới đây dự báo đến 20 tháng giêng năm tới, con số người nhiễm bệnh sẽ lên đến 1 triệu 400 ngàn người bao gồm cả những ca không được báo cáo. Các trường hợp nhiễm mới tại Liberia tăng gấp đôi cứ mỗi 15 đến 20 ngày.

    Dịch bệnh Ebola không chỉ dừng lại ở 3 nước Tây phi, một số nước châu Phi khác gần đó như Nigeria, Senegal cũng đă có người nhiễm bệnh. Không những thế, hôm 30 tháng 9, nước Mỹ cũng đă phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên trên đất Mỹ. Hôm 6 tháng 10, Tây Ban Nha cũng thông báo nước này phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên. Người bị nhiễm là một nữ y tá đă chăm sóc những người nhiễm bệnh được chuyển đến từ các nước Tây Phi.

    Các nhà khoa học châu Âu hồi đầu tháng này cũng đưa ra dự báo có đến 75% khả năng virut Ebola sẽ đến Pháp chậm nhất là vào ngày 24 tháng 10 tới và 50% khả năng virut sẽ đến nước Anh vào cùng thời gian. Dự báo này được đưa ra theo điều kiện giao thông hàng không vẫn hoạt động ở mức tối đa. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều hăng hàng không đă giảm số lượng chuyến bay đến các nước Tây Phi, khả năng virut này đến Pháp và Anh sẽ giảm xuống c̣n 25% và 15%.

    Cũng có những lo ngại về khả năng dịch bệnh ebola tại các nước Tây phi sẽ lan rộng ra toàn châu Phi. Tuy nhiên, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Hoa Kỳ nhận định.

    Bản chất của Ebola ở chỗ là nếu chúng ta nh́n vào các dịch bệnh Ebola kể từ năm 1976, mặc dù chúng không lớn như lần này nhưng bản chất của việc giải quyết vấn đề là chúng ta phải t́m cách loại bỏ những viên than cháy ra ngoài. Cho nên tôi tin là nếu chúng ta phản ứng đồng loạt từ nhiều nước th́ chúng ta có thể dập tắt dịch bệnh. Nếu chúng ta làm được như vậy th́ nó sẽ không trở thành đại dịch. Nếu cộng đồng quốc tế thất bại trong việc dập tắt dịch bệnh ở ba nước th́ sẽ không tránh khỏi việc dịch bệnh lan ra ngoài 3 nước nói trên.

    Phản ứng của thế giới

    Ư kiến của nhiều chuyên gia và những người theo dơi chặt chẽ t́nh h́nh dịch ebola tại Tây Phi cho rằng, những phản ứng của các nước bị dịch bệnh và của thế giới là quá chậm chạp. Bác sĩ Anthony Fauci nói:

    Những phản ứng đối với dịch bệnh ebola đă không ở mức tối đa. Có những việc đáng nhẽ phải làm sớm hơn và mạnh hơn. Những ǵ mà chúng ta có với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đă không cho thấy hiệu quả.

    Theo nhà báo Lawrence Altman, thuộc tờ New York Times, ngay kể cả sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi quốc tế phải có phản ứng nhanh trước t́nh h́nh dịch bệnh ở Tây Phi, hành động từ các nước vẫn c̣n quá chậm, đó là chưa kể tâm lư ở nhiều nước phương Tây cho rằng dịch bệnh ở quá xa khó có thể ảnh hưởng đến châu Âu và châu Mỹ, nơi có hệ thống kiểm soát và chăm sóc y tế tốt.

    Tổng thống Obama gần đây đă nh́n nhận muộn màng rằng đây là vấn đề an ninh quốc gia như AIDS, Tổng thống Obama đă kêu gọi các nước gửi nhân viên t́nh nguyện và trang thiết bị đến Tây Phi nhưng cộng đồng quốc tế đă phản ứng quá chậm chạp… sự thờ ơ của quốc tế dường như đang phản ánh một thái độ ở các nước giàu là vấn đề không ảnh hưởng đến chúng ta mà chỉ ảnh hưởng đến những người nghèo ở châu Phi và nó vượt quá tầm mà các nước giàu có thể làm. Nói theo cách khác, Ebola không ảnh hưởng đến tôi.

    Thêm vào đó là việc cắt giảm ngân sách của Tổ chức Y tế thế giới đă khiến Tổ chức này chậm chạp trong phản ứng trước t́nh h́nh khẩn cấp ở Tây Phi. Ông Lawrence Altman nói tiếp:

    Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi việc cắt giảm ngân sách của WHO đă làm giảm nhân viên của tổ chức này, các chuyên gia cho các dịch bệnh trước kia như SARS… đă dời WHO khiến thế giới càng dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Giới chức của WHO đă phải thừa nhận là họ đă chậm chạp trong phản ứng trước nạn dịch ebola ở Tây Phi.

    Hôm 2 tháng 9, sau khi trở về từ chuyến đi thị sát Tây Phi, bác sĩ Tom Frieden đă lên tiếng cảnh báo về t́nh h́nh đáng lo ngại tại Tây Phi nếu quốc tế không có những phản ứng nhanh và mạnh. Ông nói rằng cửa sổ cơ hội để chấm dứt bệnh dịch đang dần khép lại.

    Cửa sổ cơ hội đang đóng lại. Tôi không thể nói quá nhu cầu về một phản ứng khẩn cấp. Một phản ứng khẩn cấp để đưa thêm các bệnh nhân vào điều trị, nhiều việc hơn nữa cần phải làm ở các cộng đồng, chôn cất an toàn, tất cả những việc đó sẽ bắt đầu giúp đưa nạn dịch vào kiểm soát.

    ”Theo CDC, để làm chận đà lây lan của bệnh dịch và tiến đến chấm dứt hoàn toàn dịch bệnh, ít nhất 70% người bệnh phải được điều trị trong các cơ sở chuyên chữa trị ebola để giảm thiểu nguy cơ bệnh truyền nhiễm.

    Sau cảnh báo của các chuyên gia CDC, chính phủ Hoa Kỳ nhanh chóng gia tăng nỗ lực cứu trợ dành cho các nước Tây Phi. Vào giữa tháng 9, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố nước này sẽ gửi 3,000 quân đến các nước Tây Phi trong nỗ lực giúp ngăn ngừa bệnh tật. Nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại các nước châu Phi là giúp xây dựng bệnh viện, làm các công tác hậu cần và vận chuyển. Trước đó Washington đă cam kết hơn 100 triệu đô la chống dịch bệnh. Cơ quan trợ giúp phát triển quốc tế USAID của Mỹ cũng cho biết sẽ chi khoảng 75 triệu đô la xây dựng các cơ sở điều trị và cung cấp trang thiết bị y tế. Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết sẽ chuyển 500 triệu đô la chưa chi sang cho các nỗ lực pḥng chống ebola.

    Các nước Cuba, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức cũng cam kết gửi nhân viên và trang thiết bị cứu trợ pḥng chống dịch bệnh giúp các nước Tây Phi.

    Trước những phản ứng nhanh và mạnh từ quốc tế thời gian gần đây, các chuyên gia y tế ở Hoa Kỳ trước kia c̣n có phần nào bi quan về t́nh h́nh dịch bệnh, đă trở nên lạc quan hơn về khả năng dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên vẫn c̣n quá sớm để có thể xác định đến bao giờ dịch bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Nói như bác sĩ Tom Frieden thuộc CDC th́ dù các nỗ lực cứu trợ được gia tăng, nhưng sẽ c̣n mất nhiều thời gian để thực hiện được mục tiêu đề ra là 70% người bệnh được vào điều trị cách ly.

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...014154330.html

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cô Nina Phạm được đưa tới Viện Y tế Quốc gia ở Maryland để điều trị



    Nina Phạm, nữ y tá bệnh viện Cơ đốc ở Dallas bị nhiễm virus Ebola, sẽ được đưa tới Viện Y tế Quốc gia gần Washington để điều trị.

    Hăng truyền thông NBC cho biết cô sẽ được chuyển tới pḥng cách ly tại Bethesda, bang Maryland. Cha mẹ của cô cũng sẽ đến Bethesda trên một chuyến bay khác.

    Bạn trai của Nina Phạm cũng được khám nghiệm và xác nhận nhiễm virus Ebola. Anh đă được cách ly để chữa trị.

    Một nữ y tá khác ở cùng bệnh viện này, cô Amber Vinson, 29 tuổi cũng được chẩn đoán đă nhiễm virus Ebola.

    Điều không may là chỉ một ngày trước khi được khám nghiệm, Amber Vinson c̣n lên máy bay từ Texas tới Ohio để chuẩn bị đám cưới. Hiện cô đang được chữa trị tại Atlanta. Bệnh t́nh được báo là ổn định.

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nguy cơ dịch Ebola ở Mỹ ‘cực thấp’

    16 tháng 10 2014




    Chống dịch Ebola hiện đang là ưu tiên của chính quyền Mỹ

    Tổng thống Mỹ Barack Obama đă giảm nhẹ nguy cơ bùng phát dịch Ebola ở Mỹ sau khi y tá thứ hai nhiễm virus này trong quá tŕnh chăm sóc cho bệnh nhân Ebola.

    Ông cho rằng nguy cơ người Mỹ nhiễm căn bệnh chết người này là ‘cực kỳ thấp’ nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các nước Tây Phi chống dịch.

    Gọi CDC trước khi lên máy bay

    Y tá Amber Vinson, 29 tuổi, đă ngă bệnh hôm thứ Ba ngày 14/10, sau khi cô tham gia ê kíp chăm sóc cho ông Thomas Eric Duncan, bệnh nhân người Liberia đă qua đời một tuần trước ở Dallas, Texas.



    Các quan chức y tế Mỹ đang truy t́m 132 hành khách đă đi cùng chuyến bay với cô Vinson một ngày trước khi cô phát bệnh.

    Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết họ muốn phỏng vấn các hành khách trên chuyến bay số hiệu 1143 của hăng Frontier Airlines bay từ Cleveland, Ohio, đến Dallas, Texas hôm 13/10.

    Một quan chức liên bang giấu tên của Mỹ nói với truyền thông nước này rằng y tá Vinson đă gọi cho CDC trước khi lên máy bay để thông báo rằng cô bị sốt và rằng cô sắp sửa lên máy bay.

    Cô Vinson là y tá thứ hai bị nhiễm Ebola sau khi chăm sóc cho bệnh nhân Duncan ở bệnh viện Texas Health Presbyterian.

    Công đoàn các y tá cho biết các nhân viên y tế làm việc với Ebola không được trang bị bảo hộ đầy đủ và người họ bị hở ở một số chỗ.

    Hơn 70 nhân viên y tế đă tiếp xúc với Duncan tại bệnh viện này đang được giám sát.



    Nữ Y tá Vinson đă được đưa tới Atlanta để chữa trị thay v́ ở Dallas

    Tổng thống Obama đă hủy một chuyến đi vận động chính trị để gặp nhóm các quan chức phụ trách công tác ứng phó với Ebola.

    “Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng chúng ta có thể ngăn chặn được dịch bùng phát thật sự trên đất Mỹ nhưng sẽ khó hơn để làm được điều này ở Tây Phi nếu t́nh h́nh dịch ở đây vượt ra khỏi tầm kiểm soát,” ông nói.

    Ông hứa sẽ giám sát ‘quyết liệt hơn nữa’ các trường hợp có thể nhiễm Ebola ở Mỹ và xác nhận kế hoạch triển khai nhóm các chuyên gia đến bất cứ bệnh viện nào trên đất Mỹ có bệnh nhân nhiễm Ebola.

    ‘Không trang bị đầy đủ’

    Hiện vẫn chưa rơ tại sao các y tá Vinson và Nina Phạm bị nhiễm Ebola trong khi đă tuân thủ quy tŕnh an toàn.

    Công đoàn y tá quốc gia Mỹ nói rằng đội y tế chăm sóc cho Duncan đă không được trang bị đầy đủ về kêu gọi các bệnh viện cung cấp trang phục bảo hộ và huấn luyện đầy đủ cho tất cả các nhân viên y tế tham gia chống dịch Ebola.

    Bà RoseAnn DeMoro, giám đốc công đoàn y tá, cho biết các nhân viên y tế chăm sóc cho Duncan nhiều ngày mà không có trang phục bảo hộ cần thiết và các chất thải nguy hiểm th́ chất đống.

    CDC đă chỉ định một ‘giám đốc hiện trường’ ở Dallas để đảm bảo chuẩn hóa các trang thiết bị bảo hộ và giám sát các nhân viên y tế mặc vào cũng như cởi bỏ trang phục bảo hộ.

    Hiện tại mọi người đang đặt vấn đề tại sao y tá Vinson được lên máy bay trong khi cô đang được giám sát về Ebola.


    Khi cô trở về từ Ohio vào sáng ngày 13/10, cô không thể hiện triệu chứng Ebola, đội bay nói với các nhà điều tra CDC.

    Các chuyên gia cho rằng những ai chưa phát triệu chứng th́ không lây nhiễm bệnh cho người khác.

    Y tá Vinson đă được chuyển đến bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta. Nơi đây có một đơn vị đặc biệt từng giúp cho hai nhân viên cứu trợ người Mỹ nhiễm Ebola ở châu Phi hồi phục.

    Trong lúc này, 48 người đă từng tiếp xúc với Duncan trước khi ông ta nhập viện ở Dallas, trong đó có bạn gái của ông, đang gần hết thời hạn mà Ebola có thể ủ bệnh là 21 ngày.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ays_down_ebola

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 07-10-2014, 07:05 AM
  2. THẾ GIỚI GIAO ĐỘNG V̀ DỊCH EBOLA
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 06-08-2014, 10:43 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •