Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Chết - và các đề tài lân cận

  1. #1
    Wisdom is real
    Khách

    Chết - và các đề tài lân cận

    Tôi có đọc thread Chết và các đề tài lân cận trong mục khoa học kĩ thuật, nhận thấy tác giả rất nghiêm túc và đưa ra nhiều thông tin có giá trị, tôi xin tham gia thảo luận một chút. V́ không có nick nên tôi đành viết ở đây

    Điều đầu tiên, có lẽ tác giả là người nghiên cứu khoa học thực sự nên cách lập luận có vẻ bị ảnh hưởng bởi khoa học. Do vậy tôi xin nói điều đầu tiên về bằng chứng khoa học. Các nhà khoa học thường coi số liệu từ đo đạc thực nghiệm là nguồn bằng chứng cơ bản nhất. Theo tôi th́ bằng chứng cơ bản nhất là cảm nhận chủ quan. Lí do, mọi dữ liệu, kể cả dữ liệu khoa học, luôn phải đi qua các giác quan (mắt đọc số liệu, ư thức xác định giá trị dữ liệu..) trước khi trở thành dữ liệu có ư nghĩa. Nếu không có giác quan chủ quan th́ mọi dữ liệu khoa học là vô nghĩa. Không thể có một nhà khoa học giỏi mà lại mù câm điếc không biết chữ, dù ông ta thông minh đến đâu nhưng nếu ông ta không có cách ǵ ghi nhận dữ liệu từ bên ngoài th́ ông ta không thể nghiên cứu được.

    Dữ liệu thực nghiệm -> giác quan -> nhận thức về dữ liệu.

    Như vậy khi nhà khoa học công nhận một dữ liệu, thí nghiệm là đáng tin cậy, điều đó đồng nghĩa với ông ta đă mặc nhiên công nhận các giác quan của ông ta là đáng tin cậy. Điều này cho thấy độ tin cậy của giác quan chủ quan cao hơn dữ liệu khách quan một bậc, và nếu dữ liệu khách quan có thể được coi là bằng chứng, th́ dữ liệu chủ quan hoàn toàn có thể được coi là bằng chứng khoa học.

    Nhưng thường th́ các nhà khoa học chỉ coi trọng dữ liệu khách quan, họ không coi trọng dữ liệu chủ quan. Thật ra nếu các dữ liệu được sắp xếp có trật tự logic th́ dù chủ quan hay khách quan đều có thể coi là những bằng chứng khoa học có giá trị. Tuy nhiên quá tŕnh này thường được coi là triết học hơn là khoa học, một phần v́ hệ thống không chặt chẽ, một phần v́ khó có khả năng lặp lại như khoa học.

    Bây giờ tôi muốn góp ư về những giả thiết của tác giả về linh hồn và cơ thể.

    Thứ nhất, về năo người c̣n sống. Năo người là một tổ chức vật lư hoàn toàn b́nh thường. Như vậy nếu giả thiết rằng ư thức là một loại hạt hoặc trường nào đó tồn tại song song với năo, mà khoa học không phát hiện được rất không hợp lư. Các cấu trúc của năo chỉ có ư nghĩa khác biệt ở mức độ phân tử, thậm chí tế bào, nghĩa là rất thô sơ so với vật lư hiện đại có thể phát hiện được các cấu trúc rất nhỏ ở cỡ nguyên tử, điện tử hoặc nhỏ hơn nữa. Việc các hạt hoặc trường ư thức có thể tương tác với cấu trúc năo nhưng không thể được phát hiện bằng các thiết bị tinh vi hơn là điều rất khó có khả năng xảy ra (theo tôi là không có)

    Ngoài ra, quan niệm rằng có một trường phi vật chất tương tác với vật chất là một quan niệm cũng có vấn đề. Để dễ h́nh dung chúng ta có thể nh́n lại lịch sử một chút. Trong lịch sử, những tương tác như gió, hoặc điện từ trường đều là vô h́nh (so với nhận thức lúc đó) nhưng có thể tương tác với các cấu trúc vật chất như nam châm.. Nếu có một trường ư thức có thể tương tác với cấu trúc năo, th́ trường ư thức đó có ǵ khác so với trường điện từ để có thể coi chúng là phi vật chất? Người ta 'nh́n thấy' điện từ trường bằng sắt và nam châm, th́ cũng có thể 'nh́n thấy' trường ư thức (nếu có) bằng năo. Nếu không có dụng cụ ǵ để tương tác với trường điện từ th́ chúng hoàn toàn vô h́nh và phi vật chất tương tự như trường ư thức (nếu có).

    Như vậy có thể kết luận, bất kể thứ ǵ có thể tương tác với vật chất, đều có thể coi là vật chất. Quan niệm về một trường phi vật chất tương tác với vật chất là có vấn đề.

    Thứ hai, dựa vào những điều đă nói trên, tôi không tin rằng có một trường hoặc một loại hạt nào mới đại diện cho ư thức và tâm linh. Quay lại năo và ư thức, có hai điều sau: Nếu năo chỉ là một cấu trúc vật chất thông thường, th́ ư thức là thuộc tính của vật chất. Nếu coi các tương tác năo chỉ có ư nghĩa ở mức độ phân tử trở lên, th́ bản chất của tất cả tương tác đều là điện từ trường. Và nếu coi ư thức là sản phẩm của năo, th́ có nghĩa ư thức là điện từ trường hoặc là sản phẩm của điện từ trường.

    Nếu không như vậy, sẽ rất khó h́nh dung các phản ứng điện hoá học trong năo (có bản chất đều là tương tác điện từ) lại có thể tạo ra cảm nhận về màu sắc, âm thanh,.. mà không cần có bất cứ loại vật chất nào khác (mà thực ra là không có loại vật chất nào khác).

    Nếu chấp nhận ư thức là điện từ trường, hoặc là sản phẩm của điện từ trường, th́ có thể dẫn đến kết luận, ư thức có thể tồn tại ngoài năo ở bất cứ nơi nào có điện từ trường. Năo đóng vai tṛ như một antenna bắt sóng và chuyển nó thành những dạng hữu h́nh như âm thanh ở loa (speaker). Cách giải thích này ít ra cũng tạm ổn.

    Thực ra th́ có một vấn đề khác đau đầu hơn nhiều, đó là vấn đề linh hồn. Mọi cách thức giải thích về ư thức hoặc tâm linh đều không có giá trị chắc chắn nếu không giải quyết được vấn đề này. Đó là mọi cách giải thích về vật chất (body) hoặc tinh thần (mind) đều chấp nhận tính không biên giới (no self, no boundary) của thế giới.

    Chẳng hạn, nếu coi ư thức là sản phẩm của điện từ trường (mà thực ra c̣n có ǵ khác nữa đâu, không lẽ một cấu trúc đơn giản như năo lại có thể thay đổi các tương tác ở mức độ lượng tử, vô lư???) nếu coi ư thức là sản phẩm của điện từ trường th́ một điều là điện từ trường có tính liên tục, nó không phân ra các cá thể. Như cảm nhận về cá thể là một cảm nhận rất thực (bằng chứng cơ bản), nhất là đối với loài người. Mỗi cá thể đều chỉ duy nhất, được đo bằng số nguyên (1, 2, 3,.. n..). Chỉ có thể nói tôi, không thể nói 1/2 tôi, 1/10 tôi, đó là tính có giới hạn của ư thức. Tính có giới hạn này, c̣n có thể gọi là tính cá thể, chính là linh hồn, tự ngă, bản ngă, cái tôi..

    Một sai lầm thường gặp là các cá nhân loài người, v́ đă quá quen thuộc với tính chất cá thể trên, nên họ có xu hướng chấp nhận nó như là tự nhiên và áp đặt lên tự nhiên. Con người không có khả năng nh́n ra mâu thuẫn khi không có tính cá thể, ví dụ tại sao họ lại là người này mà không phải người kia? Họ sẽ thấy đó là một câu hỏi rất buồn cười, nhưng thực ra đó là một câu hỏi không ai trả lời được. Tính cá thể này hoàn toàn đối lập với tính chất không biên giới của vật chất, và mọi cách giải thích về body và mind mà không có chỗ đứng cho tính cá thể, đều là thiếu sót, và do đó không có ǵ đảm bảo chắc chắn.

    Như vậy vấn đề về body và mind, thực ra c̣n thiếu một ẩn số lớn, mà thường người ta quên đi v́ nó quá quen thuộc với họ. Vấn đề là body, mind và self (linh hồn). Linh hồn không phải là ư thức, trí nhớ, kinh nghiệm, những cái đó thuộc về mind, tinh thần, và người ta thường nhầm lẫn tinh thần với linh hồn.

  2. #2
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98
    Xin cám ơn bạn Wisdom is real đă góp ư.

    Nguyễn Nhân Trí

  3. #3
    Wisdom is real
    Khách

    Ví dụ cái cây

    Người ta thường thấy cây gỗ mọc từ mặt đất lên nên nghĩ rằng gỗ ở trong cây là do hút chất đất mà thành. Đúng là cây có hút nước và khoáng chất từ trong đất, nhưng thành phần của gỗ là carbon lại không phải lấy từ đất. Cái khối gỗ to lớn và cứng chắc thực ra lại được tạo thành từ không khí. Hiểu biết này có lẽ có thể gây bất ngờ cho nhiều người khi mới nghe qua, nhưng cây là một nhà máy tạo gỗ từ CO2 và ánh sáng mặt trời. Nếu quả thực đất chứa nhiều carbon th́ thế giới đă không phải lo thiếu năng lượng mà chỉ cần đào gỗ lên để đốt. Mặt đất chỉ có tác dụng làm nâng đỡ cây, nhiều người có thể trồng cây hoàn toàn không cần đất.

    Ở đây tôi muốn nói đến bộ năo. Phải chăng năo chỉ đóng vai tṛ giống như đất đối với cây trong việc h́nh thành ư thức?

    Bạn Trí có nói về vô cơ và hữu cơ, theo tôi th́ điểm quan trọng phân biệt giữa sống và chết là ư thức, nếu không có ư thức th́ cấu trúc dù rất phức tạp cũng là cấu trúc chết. Nhưng có lẽ khoa học vẫn không biết được thực sự th́ ư thức h́nh thành như thế nào bên trong bộ năo?

    Theo quan sát khi có tín hiệu điện trong năo th́ có ư thức, khi không có điện th́ không có ư thức, như vậy có thể nói muốn có ư thức phải có hai điều kiện, ḍng điện và cấu trúc năo. Cũng có thể nói cấu trúc năo tự nó không h́nh thành nên ư thức nếu thiếu tín hiệu điện (ví dụ năo người chết). Chỉ có sự kết hợp đó tạo thành ư thức, nhưng tại sao? Ḍng điện trong năo khác ǵ ḍng điện trong các môi trường khác? Theo tôi là không khác ǵ nhiều (có thể khác về hạt mang điện). Vậy tại sao ḍng điện trong năo lại tạo thành ư thức trong khi ḍng điện trong dây dẫn kim loại th́ không? Không có bất ḱ bằng chứng nào cho thấy cấu trúc năo có một tính chất vật lư đặc biệt khiến chúng khác biệt về điện với các môi trường khác.

    Có thể xem xét ví dụ về động cơ xe hơi, bản chất động cơ chỉ đóng vai tṛ cấu trúc hoặc môi trường để chuyển đổi năng lượng hoá học của nhiên liệu (đốt) thành cơ năng. Nếu không dùng động cơ đốt trong, chúng ta có động cơ turbine, rocket,.. và bản chất là sự đốt nhiên liệu để giải phóng năng lượng, không phải ở cấu trúc động cơ có thể tạo ra năng lượng. Động cơ có thể bị chuyển đổi ở các dạng khác nhau, miễn là chức năng đốt nhiên liệu hoạt động th́ năng lượng được tạo ra. Phải chăng năo chỉ đóng vai tṛ như đất với gỗ, hay động cơ với năng lượng, chúng chỉ đóng vai tṛ tạo môi trường thích hợp cho hoạt động, chứ không phải bản chất của hoạt động.

    Giả sử chúng ta xây dựng được một môi trường truyền dẫn tương tự năo nhưng bằng dây kim loại (điều này là không thể với công nghệ hiện tại), th́ liệu ư thức có phát sinh hay không? Nếu nh́n bằng nhăn quan vật lư th́ có lẽ là có, ư thức sẽ phát sinh trong một bộ năo kim loại, v́ không có lí do vật lư nào phân biệt về ḍng điện trong năo và trong một môi trường dẫn điện khác, hoặc nếu có th́ sự khác biệt là nhỏ và không mang tính bản chất.

    Nếu điều trên có thể xảy ra th́ bản chất của ư thức là điện từ trường. Giống như cái đất chỉ có tác dụng nâng đỡ cây là chính, c̣n bản chất của sự h́nh thành gỗ là phản ứng quang hợp từ CO2 trong không khí. Nếu thay thế đất bằng bất cứ môi trường nào, bọt xốp, giá đỡ, giá treo,.. nhưng nếu phản ứng quang hợp vẫn hoạt động th́ gỗ vẫn được tạo ra. Phải chăng năo chỉ đóng vai tṛ môi trường truyền dẫn để tín hiệu điện lan truyền, vào tạo ra giao thức chung cho các cơ cấu điều khiển và ghi nhận khác?

    Vậy tại sao điện từ trường b́nh thường không có ư thức? Phải cần điều kiện ǵ, như điện thế bao nhiêu, tần số nào, cường độ,.. để ư thức xuất hiện từ điện từ trường? Một lần nữa có thể thấy rằng, về mặt vật lư, những tính chất như điện thế, tần số, cường độ không phải những thay đổi mang tính bản chất, nhất là khu vực mà năo hoạt động. Về mặt điện thế, tần số, cường độ, người ta có thể tạo ra và đo đạc ở những khu vực rất cao hoặc rất thấp hơn nhiều khu vực của năo, cho nên rất khó để có thể có ǵ đó c̣n chưa biết hoặc ẩn số về điện ở đây.

    Có lẽ câu hỏi phải được đặt ra một cách ngược lại, làm sao biết điện từ trường thông thường không mang ư thức?

    Quay lại với một người b́nh thường, sự phát sinh ư thức chỉ có thể được xác nhận một cách duy nhất bởi chính bản thân người đó một cách chủ quan, mọi đo đạc bên ngoài chỉ có thể xác nhận sự hoạt động vật lư, không thể xác nhận là ư thức có xuất hiện hay không xuất hiện. Thậm chí với những người bất tỉnh ở mức độ nào đó, năo vẫn hoạt động, thật khó có thể nói là ư thức có đang phát sinh đối với người đó hay không? Có lẽ mọi người đă nhầm giữa ư thức và sự xác nhận ư thức, nếu một người bất tỉnh, có thể anh ta đang mơ, nhưng anh ta không thể ra dấu hiệu cho mọi người xung quanh dưới bất cứ h́nh thức nào như lời nói hay cử chỉ là anh ta đang có ư thức. Bộ năo trong trường hợp này đóng vai tṛ một cỗ máy tạo ra ư thức nhưng không được kết nối với bất ḱ chức năng hiển thị nào.

    Vậy nếu một mạch điện có ḍng điện, nếu ư thức là một đặc tính của điện, và mạch điện đó đang có ư thức, th́ làm thế nào để mạch điện đó ra dấu hiệu cho chúng ta thấy là chúng đang có ư thức? Mạch điện không có khả năng đó, chúng giống như một anh chàng vừa mù, vừa câm, vừa điếc, không có cách nào để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều đó cho thấy là nếu ư thức phát sinh từ điện từ trường, th́ không có một cách thức nào để chúng ta biết là ư thức đă phát sinh ở đó.

    Vậy nếu ư thức là sản phẩm của điện từ trường, th́ khắp nơi đều có ư thức, có điều là chúng không thể nói ra được. Cần phải có một cơ cấu hiển thị có khả năng tương thích với mạch điện đó để diễn đạt điều mà ư thức phát sinh ra. Yêu cầu tương thích là rất quan trọng, v́ mỗi cơ cấu hiển thị sẽ được mă hoá khác nhau, chẳng hạn ḍng điện điều khiển màn h́nh nếu được dẫn vào loa sẽ tạo ra những âm thanh hoàn toàn vô nghĩa.

    Nếu giả thiết về ư thức là điện từ trường là đúng, th́ nó vẫn không thể giải thích được một số điểm sau, mà thậm chí là càng bộc lộ rơ điểm yếu của bất cứ mô h́nh nào cho rằng ư thức phát sinh một cách đơn giản từ vật chất.

    Theo kinh nghiệm quan sát, ư thức chỉ phát sinh đến một cá nhân duy nhất. Đối với cá nhân đó, sự phát sinh của ư thức là rơ ràng và hiển nhiên nhưng ngoài người đó ra, không có bất cứ một cách thức nào để xác nhận ư thức đă phát sinh cả. Điều này cũng chỉ là một niềm tin, bởi thực sự không ai có thể xác nhận ư thức của người khác dù chúng ta có thể xác định hoạt động vật lư của năo người đó.

    Nếu chúng ta có thể tạo ra một cỗ máy làm phát sinh ư thức, hoặc ḍng điện vốn mang ư thức, th́ ư thức này phát sinh đến ai, một hay nhiều cá thể? Nếu một cỗ máy có thể tạo ra ư thức dưới bất ḱ dạng nào, có thể nhờ vào điện từ hoặc kể cả trường hợp ư thức là một dạng mới chưa biết, liệu chúng ta có thể chia nhỏ chúng ra thành nhiều cá thể, hoặc ghép, kết nối chúng lại, khi đó th́ ư thức phát sinh đến ai, một hay nhiều cá thể? Và liệu các cá thể có thể bị chia ra, ghép lại một cách đơn giản như vậy không?

    Nếu một mạch điện (hoặc cỗ máy) có thể làm xuất hiện ư thức, th́ đó liệu có đủ là một cá thể? Trong mạch điện lại bao gồm nhiều mạch nhỏ hơn, vậy nhiều cá thể cùng tồn tại trong một cá thể? Nếu nhiều cá thể cùng cảm nhận một ư thức, th́ liệu chúng là một hay nhiều cá thể? Tính chất bị chia nhỏ hoặc ghép lại một cách đơn giản này hoàn toàn trái ngược với kinh nghiệm đă biết về con người, với kinh nghiệm của chúng ta.

    Điều đó cho thấy trong bất ḱ mô h́nh nào giải thích sự xuất hiện của ư thức từ vật chất đều c̣n thiếu một yếu tố căn bản, dù ư thức xuất hiện do điện từ trường hay một loại vật chất/ tương tác chưa biết. Và có lẽ ư thức không hề xuất hiện một cách đơn giản từ vật chất như người ta vốn thường quan niệm.

  4. #4
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    Ví dụ cái cây

    Tôi xin phép đem bài nầy của bạn về mục "Chết và các đề tài lân cận" trong phần Khoa Học - Kỹ Thuật để tiện việc hồi đáp.

    Nguyễn Nhân Trí

  5. #5
    Wisdom is real
    Khách

    vô vật chất?

    V́ sự thiếu sót nầy, trong bài đăng số 44 ở trên tôi có nói về một “hệ thống thứ hai”:

    Một lư thuyết thường được đề cập đến, đó là mỗi người có hai hệ thống vận hành cơ yếu. Hệ thống thứ nhất là cơ thể vật chất của họ. Hệ thống thứ hai là thành phần vô vật chất trong đó tập hợp những tri thức, tâm thức, nhân cáchvà cá tính của họ.Hai hệ thống nầy hiện hữu và vận hành song song với nhau, trong khi người nầy c̣n sống và sau khi họ đă chết. Lư thuyết nầy có vẻ giải thích đượcnhiều hiện tượng mà hiện nay khoa học phổ thông cổ điển không giải thích được.
    Lư thuyết hệ thống thứ hai của bạn tiếng Việt gọi là nhị nguyên, trong đó tồn tại hai hệ thống độc lập, ư thức và vật chất. Điều khó giải quyết nhất của hệ thống này là làm thế nào một thứ vô vật chất lại có thể tương tác với vật chất. Và cái tương tác đó (cầu nối giữa vật chất và ư thức) là vật chất hay ư thức?
    http://en.wikipedia.org/wiki/Dualism...sophy_of_mind)

  6. #6
    Wisdom is real
    Khách

    Linh hồn bất tử

    Linh hồn là một khái niệm cho rằng có một thứ tồn tại nằm ngoài thân xác và quyết định sinh mạng con người, và tồn tại sau khi chết. Và theo quan niệm cổ điển, linh hồn được đếm bằng số nguyên, một người chỉ có một linh hồn và duy nhất, không thể có sự phân chia 1/2 linh hồn, 2.5 linh hồn, etc...

    Với khoa học hiện đại, một thứ như vậy có vẻ trái với vật lư học, khi ở mức độ phân tử, nguyên tử hoặc nhỏ hơn, không thể t́m thấy một thứ ǵ có khả năng bất biến, không thay đổi. Thậm chí ở mức độ vi mô, mọi thứ luôn có khả năng thay đổi, bị phá huỷ và tái tạo lại trong khoảng thời gian ngắn.

    Tuy vậy khái niệm linh hồn lại gắn chặt với một kinh nghiệm cổ xưa nhất của loài người, đó là sự liên tục trong đời sống cá nhân, chẳng hạn từ lúc có trí nhớ, hiểu biết cho đến khi chết, được coi là một con người thống nhất. Hiểu biết này cũng được áp dụng trong các lĩnh vực như luật pháp, trong các quan hệ xă hội, ví dụ một người không thể trốn tránh hành vi của ḿnh bằng cách thay tên đổi họ, hoặc thay đổi trang phục, hoặc kể cả thay đổi về cơ thể như phẫu thuật thẩm mĩ, hoặc thay đổi về tinh thần, như mất trí nhớ về việc đă làm. Một con người được coi là liên tục và thống nhất theo thời gian.

    Bỏ mặc vật lư lượng tử một bên, bởi v́ cũng khó có thể tin tưởng hoàn toàn vào các nhà vật lư cho số phận cá nhân và không phải ai cũng có đủ khả năng thẩm định kiến thức vật lư. Nghĩa là nếu không đi được đường này, anh có thể đi đường khác, và chưa chắc con đường nào đă tốt hơn cho đích đến cuối cùng. Ở mức độ vĩ mô, người ta cố gắng t́m kiếm cái ǵ xác định một con người, và thông thường người ta viện dẫn trí nhớ, cá tính, hiểu biết, khả năng, suy nghĩ và các yếu tố tinh thần khác, và coi đó là linh hồn cần t́m kiếm.

    Tuy nhiên, không có bất cứ một yếu tố tinh thần nào có thể đảm bảo tính thống nhất của cá nhân theo thời gian. Trí nhớ có thể phai mờ, thay đổi, thậm chí biến mất hoàn toàn v́ tai nạn. Cá tính cũng có thể thay đổi theo thời gian, môi trường hoặc v́ tai nạn. Khả năng, hiểu biết, và tất cả các yếu tố tinh thần khác đều có thể thay đổi theo thời gian. Thực tế này được nhiều triết gia và tôn giáo nhận ra từ thời cổ đại, ví dụ như lư thuyết vô ngă, cho rằng không có một cái ǵ là linh hồn (tôi, bản ngă). Hoặc câu nói, không ai tắm hai lần trên một ḍng sông. Người ta không t́m thấy một cái ǵ bất biến, nhất là dưới con mắt khoa học hiện đại.

    Vậy tính thống nhất của một cá nhân theo thời gian là ǵ? Có hay không sự thống nhất này? Phải chăng sự thống nhất chỉ đơn giản là một cơ thể vật chất?

    Cả hai lư thuyết vô ngă và sự tồn tại của linh hồn, đều xuất phát từ kinh nghiệm thực tế một cách trực tiếp, và chưa có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy một trong hai lư thuyết đó có sai lầm. Các nhà khoa học có lẽ sẽ thiên về lư thuyết vô ngă và cho rằng sự thống nhất có thể chỉ là một ảo tưởng, những người ủng hộ trường phái này có thể sáng tác ra rất nhiều lư thuyết bảo vệ nó. Ngược lại những người công nhận linh hồn có vẻ yếu thế hơn trước phe khoa học. Mà thật ra, có rất ít người hiểu được ư nghĩa của linh hồn, và hầu như, hay có thể nói, là tôi chưa từng thấy một ai diễn đạt được ra linh hồn là cái ǵ.

    Có lẽ ví dụ sau phần nào phản ánh mâu thuẫn trên. Hăy h́nh dung một bể nước trong đó có một tấm kính trong suốt. Các nhà khoa học chỉ có duy nhất một dụng cụ là áp suất kế. Bằng kinh nghiệm thực tế, họ thấy rằng cứ di chuyển về phía trước là đụng phải một vật ǵ đó, nhưng mọi thí nghiệm hay quan sát của họ đều không thể quan sát được khối kính đó, ngoại trừ tiếp xúc trực tiếp. Ở đây sẽ phân ra hai loại người, một loại cho rằng, không hề có vật thể đó, sự va chạm với khối kính chỉ là ảo giác, v́ họ không nh́n thấy nó, không đo được áp suất của nó, không thấy được ḍng chảy của nó. Hoặc có lẽ họ cho rằng trong một vài điều kiện đặc biệt, nước có thể tạo thành áp suất lớn và có hiệu ứng như vậy (như một tấm kính). Ngược lại sẽ có một loại người thứ hai cho rằng, có thể các đo đạc và thí nghiệm không nh́n thấy được vật thể đó, nhưng nó có thể vẫn tồn tại. Họ tin vào trực giác và những điều thực tế, tuy nhiên có lẽ là họ cũng chẳng biết vật thể đó là cái ǵ.

    Chính bởi v́ chưa có ai (theo như hiểu biết của tôi) từng diễn đạt được ra sự thống nhất của cá nhân là cái ǵ, nên cũng không ai chỉ ra được, linh hồn là ǵ. Hơn nữa, một quan điểm như thế, cho rằng có một vật thể tồn tại không thay đổi theo thời gian, có vẻ không phù hợp với khoa học hiện đại. Và một nhà khoa học th́ họ sẽ sợ khi phải đối mặt với cả một cộng đồng khoa học, cho nên thường th́ những ai thành công là những người không sợ hăi, hoặc v́ quá ngu, hoặc v́ quá khôn.

    Tuy nhiên khoa học hiện đại không phải là tất cả, kiến thức khoa học vẫn có thể thay đổi theo thời gian, và chân lư không phụ thuộc vào bao nhiêu người công nhận và biết đến nó. Nếu một người công nhận có một vật thể không thay đổi theo thời gian, dù chỉ trong ṿng vài chục năm, cũng có thể dẫn đến những kết luận khác hẳn nhận thức thông thường.

    Thứ nhất, nếu vật thể đó không thay đổi theo thời gian, th́ vật thể đó không phải cơ thể vật chất, v́ cơ thể vật chất được biết đến là có thay đổi theo thời gian.

    Thứ hai, nếu vật thể đó không thay đổi theo thời gian, và vật thể đó không phải là cơ thể vật chất, th́ sự thay đổi, thậm chí chết, và tan ră của cơ thể vật chất, có lẽ sẽ không làm ảnh hưởng và tác động được đến vật thể đó. Đây là giả thuyết về linh hồn bất tử sau khi chết dựa vào quan sát cuộc sống trước khi chết. Cần chú ư là giả thiết này không lấy trí nhớ, cá tính hoặc bất cứ yếu tố tinh thần nào làm vật xác định sự thống nhất của một cá nhân.

    Thứ ba, một câu hỏi đặt ra, nếu có một vật như vậy (và có lẽ là có thật theo kinh nghiệm cá nhân) th́ làm thế nào một vật không thay đổi lại có thể tương tác và "nhúng" (embedded) vào một thế giới luôn thay đổi. Hoàn toàn không có bất cứ một kinh nghiệm nào của vật lư học có thể giải thích được điều này, bởi vật lư học luôn quan sát sự thay đổi. Nhưng chẳng phải vật lư học đă từng phải đối mặt với các vấn đề phi lư ngoài sức tưởng tượng như vận tốc ánh sáng trong chân không, hay tính chất lượng tử của vật chất sao? Nếu thêm một vài điều khó h́nh dung vào thế giới đó có lẽ cũng không phải là quá đáng.

  7. #7
    Wisdom is real
    Khách
    Bài viết trên của bạn Wisdom is real tóm lược súc tích nhiều vấn đề cùng theo lối tôi suy nghĩ. Tuy nhiên, giống như những bài tiểu luận của tôi, cách nh́n nầy vẫn đưa đến một số thắc mắc khó phân giải.

    Ngay cả nếu chúng ta tạm gạt bỏ qua một bên sự kiện làm sao một vật thể vô vật chất có thể tương tác (nghĩa là giao tiếp, nghe, nh́n, nhận thấy, v.v.) với thế giới vật chất được (v́ điều nầy vi phạm nguyên lư bảo toàn năng lượng trong vật lư) th́ vẫn c̣n những thắc mắc "vô-vật-lư" sau đây.

    Thứ nhất, nếu cho rằng linh hồn là một vật thể "không thay đổi theo thời gian" th́ làm sao cái gọi là linh hồn đó có sự sống được? Sống có nghĩa là thay đổi liên tục. Những tư tưởng vui, buồn, thương, ghét là thay đổi. Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác là thay đổi. Nói chuyện với người khác, nghe người khác nói là thay đổi. Nhận hiểu biết một điều ǵ là thay đổi. Suy nghĩ và quyết định một điều ǵ là thay đổi. Vân vân và vân vân. Nếu không có những thay đổi (và sự sống) kể trên th́ có đáng được gọi là "hiện hữu" hay không?

    Thứ hai, nếu giả thuyết trên "không lấy trí nhớ, cá tính hoặc bất cứ yếu tố tinh thần nào làm vật xác định sự thống nhất của một cá nhân" th́ cái gọi là linh hồn đó chỉ là một tập hợp không c̣n dính dáng ǵ nữa đến người đă chết. Thế th́ nó có đáng kể ǵ nữa đối với người đó, hay đối với gia đ́nh và cộng đồng của người đó hay không?
    Đó là sự thật, linh hồn không dính dáng ǵ đến các yếu tố tinh thần hoặc vật chất, chính v́ lẽ đó nên nó gần như undetectable, tuy nhiên vẫn có thể diễn giải ra được. Tính chất rơ ràng nhất để xác nhận sự tồn tại của linh hồn là sự thống nhất. Bạn thử h́nh dung xem, nếu bạn là cơ thể vật chất hoặc tinh thần, và có hai cơ thể hoàn toàn giống hệt nhau th́ bạn là ai trong hai người đó? Nếu bạn là cả hai cùng một lúc th́ trái với kinh nghiệm thông thường (sinh đôi). Nếu bạn chết đi rồi người ta clone xác bạn ra một cơ thể sống mới th́ cái người được clone đó có phải là bạn nữa không? Đây là một điểm mà bạn phải trả lời cho chính ḿnh, v́ nếu không, chết không phải là hết. Nếu ai đó ghét bạn, người ta có thể clone bạn lại và tra tấn bạn cho đến chết rồi lại clone cho bạn sống lại trả thù tiếp. Sự clone đó có duy tŕ sinh mạng không? Nếu sự clone đó duy tŕ sinh mạng của bạn, nó sẽ dẫn đến mâu thuẫn sinh đôi ở trên. Nếu clone không thể duy tŕ sinh mạng, vậy thật sự bạn là cái ǵ? Sự không thay đổi là để trả lời cho vấn đề bạn vẫn là chính bạn.

    Điều này cho thấy mọi cấu trúc vật chất hoặc kể cả vô vật chất nếu có tồn tại, cũng không quyết định được một người là ai, bởi v́ mọi cấu trúc vật chất hoặc cấu trúc hợp thành là vô ngă (không có tôi, không có linh hồn). Như vậy phải có một vật khác là bản ngă.

    Bạn thử hỏi câu hỏi này xem, tại sao bạn lại là bạn mà không phải người khác, e.g. bất ḱ ai? Nghe có vẻ vô lí, câu hỏi dễ vậy mà không biết, nhưng bạn cứ thử t́m câu trả lời xem, không một ai trả lời được đâu. Nếu như bạn thật sự vô ngă, th́ đâu có sự khác nhau nào giữa bạn và người khác (bởi v́ vô ngă nghĩa là không có bạn).

  8. #8
    Chí Trịnh
    Khách

    Chúc mừng thư mục này được mở lại!

    Kính chào BĐH Vietland cùng tất cả quư vị t/v và toàn thể bạn đọc yêu mến!

    Lâu rồi tôi ko vào DĐ, hôm nay ghé qua thăm th́ thấy mục này được mở lại, tôi rất là vui và kèm 1 chút ngạc nhiên, tôi hoan nghênh và ủng hộ BĐH DĐ.

    DĐ đă có 1 vài sự thay đổi, tuy nhiên các thớt trong mục này đều bị khóa, duy có thớt này c̣n mở, nên tôi viết tạm vào thớt này vậy.

    Nhân đây, tôi cũng có 1 góp ư nhỏ, là nên giữ nguyên chữ THƯ QUỐC NỘI, thay v́ “trong nước”, là chữ dùng ko đúng lắm.

    Trân trọng cảm ơn và kính chào!

  9. #9
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Mục nghiêm túc

    Hôm nay tình cờ ghé mục này.

    Rất mong được đọc thêm về đề tài này của vị khách Wisdom is real.

    Cám ơn ban điều hành: ông Quốc Dân?

    Tiện đây xin được nhắn:
    Người Già, nguoi gia, nguoigia là một. Tôi bị trục trặc login khi ông đổi từ vietland qua ydan.
    Xin ông cho lại avatar cũ.
    Đa tạ

  10. #10
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Kính thưa các vị , xin các vị giải thích giùm cái cảm nhận như sau đây của tôi :

    Tôi tự biết một cách đương nhiên : tôi là tôi .

    Tôi cũng nghĩ rằng tôi chỉ là tôi nếu ở trong cái xác nhất định này , nếu cái xác nhất định này chết đi

    th́ tôi ra sao , một khi tôi không thể là tôi nếu sống ở cái xác khác .

    Phải chăng tôi cũng không c̣n nếu cái xác mà tôi sống trong đó chết đi .

    Nếu nghĩ rằng chết là hết th́ buồn lắm .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 30-12-2012, 05:49 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-07-2012, 12:47 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-10-2011, 05:06 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-10-2011, 05:26 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-08-2011, 11:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •