Results 1 to 4 of 4

Thread: Đấu Cha Tố Mẹ Thời @ .

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Đấu Cha Tố Mẹ Thời @ .

    Con trai nhà văn Vơ Phiến "đấu tố" cha?


    Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề "Trường hợp Vơ Phiến", của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Vơ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn). Tác giả viết: "Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Vơ Phiến đă chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!"

    Đọc xong bài viết, có thể nói h́nh ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời "Cải cách Ruộng đất" tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc b́nh luận: "Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà c̣n có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những h́nh thái có vẻ trí thức hơn".

    Bài viết này có phải của ông Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Vơ Phiến, hay của ai đó đặt những con chữ vào miệng ông? Có lẽ chỉ có ông Đoàn Thế Phúc và nhà văn Vơ Phiến có câu trả lời.

    o0o

    Trường hợp Vơ Phiến
    Thu Tứ
    25-09-2014

    Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

    Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra ḿnh!
    Chúng tôi làm việc này v́ vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Vơ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự ḿnh phản bác nội dung này.
    Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhă Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Vơ Phiến là Quê hương tôiTạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Vơ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đă tưởng ḿnh thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôiTạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Vơ Phiến!
    Chuyện đang xẩy ra c̣n làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Vơ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rơ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.

    Chúng tôi hiểu nhà văn Vơ Phiến hơn bất cứ ai

    Chúng tôi lại c̣n một lư do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.
    Do quan hệ đặc biệt và do đă ở gần nhà văn Vơ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về t́nh h́nh đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đă đọc tất cả tác phẩm Vơ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi c̣n đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Vơ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nh́n lịch sử của nhà văn Vơ Phiến rơ bằng chúng tôi.
    Cái biết ấy trong t́nh h́nh cái lập trường bất ổn và cái cách nh́n cũng bất ổn đang được một số người t́m cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.

    Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng

    Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đă tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ ḿnh về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.
    Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch "bụi" như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
    Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, b́nh thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách "cách mạng", mọi người b́nh đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xă hội tiêu cực do kinh tế tŕ trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nh́n chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hănh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà ḿnh đă đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra ḿnh?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản "hồi chánh", thêm vài tác phẩm "Nhân Văn Giai Phẩm", tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lư đặc biệt bi quan suy diễn nên!
    Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi c̣n nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với ḿnh. Từ văn hóa, chúng tôi t́m hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rơ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời b́nh phẩm hạ giá kèm theo. Những "voi" sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!
    V́ đă bị "tuyên truyền" rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rơ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by SilverBullet; 19-10-2014 at 03:43 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Đấu Cha Tố Mẹ Thời @ . - Tiếp Theo-

    Con trai nhà văn Vơ Phiến "đấu tố" cha?

    Nhà văn Vơ Phiến trong những tư cách khác

    Nhà văn Vơ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc ǵ trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn ḥa nhă.
    Nhà văn Vơ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đ́nh, gia tộc.
    Nhà văn Vơ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

    Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn

    Nhà văn Vơ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê b́nh hay nhận định văn học v.v.
    Lập trường chống cộng của nhà văn Vơ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ư thức hệ.

    Về giải phóng dân tộc, nhà văn Vơ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!
    Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.
    Đúng là đế quốc Anh đă tự giải tán trong ḥa b́nh. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.
    Nhà văn Vơ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: th́ những nơi ấy chính đă may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những "nước" Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột th́ vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày "độc lập" năm 1960, các nước ấy đă bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai tṛ áp đảo của Pháp trong vùng rơ ràng tới nỗi từ lâu đă sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà "Phi Pháp"!
    Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đă nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được tŕnh độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người c̣n bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!
    Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đă dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.
    Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, th́ khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!
    Lư luận "không cần kháng chiến" hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ư muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ư muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lư tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ tŕnh bày sau.

    Về thống nhất đất nước, nhà văn Vơ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.
    Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lănh đạo đă thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đă không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) – không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một "nước" trên một nửa nước!!!
    Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?
    Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.
    Cơ hội đă có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất măn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên. Nhân t́nh h́nh thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy "tiền đồn" Việt Nam Cộng Ḥa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài G̣n trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài G̣n, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra. Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đă thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ư đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đă ủng hộ một chính quyền không được ḷng dân.
    Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đă tới, nhà văn Vơ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài G̣n. Đó là một lập trường đi ngược lại với lư tưởng dân tộc.

    Về chọn lựa ư thức hệ, nhà văn Vơ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.
    Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.
    Xét nhu cầu th́:
    Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đă coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đ̣i hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc. Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản th́ trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?
    Thời Pháp thuộc c̣n có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xă hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của t́nh trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?
    Xét kết quả th́:
    Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rơ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đă thành công tốt đẹp.
    Đối với việc cải cách xă hội, tuy trong một thời gian đă xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ư nghĩa của việc "sửa sai". Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đă khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đă không được tiến hành kịp thời. Nh́n chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đă làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xă hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí b́nh đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.
    Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có ǵ sai.

    Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Vơ Phiến

    Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ư thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, th́ nhà văn Vơ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ư thức hệ ấy!
    Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rơ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!

    Một cách nh́n lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn

    Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Vơ Phiến c̣n chứa một cái nh́n về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.
    Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lư nhân vật "chẻ sợi tóc làm tư" nổi tiếng của nhà văn Vơ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái ḿnh nh́n ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).
    Mỗi người chỉ có đúng một cách nh́n. Tất nhiên nhà văn Vơ Phiến đă nh́n lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.
    Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là ǵ (thỉnh thoảng có gặp th́ nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lơng rơ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đă làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xă hội hoàn toàn vô ích!!!…
    Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.
    Sở dĩ nhà văn Vơ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đă chăm chú nh́n những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đă xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng "sai" ấy đă được "sửa".
    Cái nh́n Vơ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, c̣n một đặc tính nữa là hay khuếch đại.
    Nh́n chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to… Có là Tây Thi th́ cũng không thể c̣n đẹp nổi dưới cái nh́n như thế! Thực ra đâu c̣n khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ư nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác ǵ. Nh́n nó như nhà văn Vơ Phiến nh́n th́ thấy thật rơ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.
    Cách nh́n là quan trọng nhất. Nhưng nh́n đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nh́n.
    Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Vơ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh B́nh Định nó đă "ngoại lệ" khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đă có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ư đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nh́n t́nh h́nh Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, th́ thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Vơ Phiến có trách nhiệm phải nh́n cho thật rộng, nh́n khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở t́nh h́nh ở chỉ địa phương ḿnh!
    Cuối cùng, về "cách nh́n Vơ Phiến", có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lư bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Vơ Phiến. Bi quan trong văn th́ không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, th́ hết sức tai hại.

    Tại sao nhà văn Vơ Phiến chống cộng

    Nhà văn Vơ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh B́nh Định.
    Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đă làm cho giặc gần như vô h́nh đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Vơ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có ǵ hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đă ít lại "hiền", chẳng làm ǵ ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho ḷng yêu nước. (Tuy v́ việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đă chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)
    Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho ḷng yêu nước. Như chính nhà văn Vơ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hănh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đ́nh mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa… Chỉ có bài cḥi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.
    Người thanh niên Vơ Phiến có tŕnh độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương tŕnh giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.
    Người thanh niên Vơ Phiến có đầu óc thực tế, chú ư nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương th́ từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đă tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lư, mà văn học Tây phương th́ sở trường phân tích tâm lư… Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đă kết hợp với kết quả của chương tŕnh giáo dục thuộc địa tạo nên một ḷng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.
    Người thanh niên Vơ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nh́n "tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to", hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng ḷng với gia đ́nh gia tộc.
    Người thanh niên Vơ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lư nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đă bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, h́nh như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ v́ đă không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử h́nh…
    Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đă cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.

    Tại sao nhà văn Vơ Phiến nổi tiếng chống cộng

    Viết văn chống cộng th́ lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển h́nh lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lư luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Vơ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lư luận (sai) kèm theo.
    Chính quyền Sài G̣n để ư và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Vơ Phiến được giải thưởng "Văn học Toàn quốc". Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hăy c̣n thô vụng.(6) Nó được chọn rơ ràng v́ nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.
    Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài G̣n khuyến khích và được "đồng chí" tán thưởng, nhà văn Vơ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm "tinh vi". Thực ra tác phẩm Vơ Phiến trở nên "vi" (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải "tinh" (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, v́ nh́n cục bộ th́ không thể thấy toàn thể. Cái tiếng "chống giỏi" của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xă hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Vơ Phiến, chưa nói nhiều người h́nh như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy "nhiều sắc thái địa phương". Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật "tù lù mù". Chi tiết khó "chia", mà lư luận hẳn họ càng thấy khó "sẻ", v́ vốn dĩ chính bản thân họ có hay lư luận rắc rối ǵ đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng v́ một số lư do riêng, rồi hễ cứ nghe ai "chống giỏi" là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!
    Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Vơ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người "Nhân Văn Giai Phẩm" nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm t́nh, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Vơ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Vơ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng ḷng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Vơ Phiến th́ không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lănh đạo văn hóa nữa, mà nên để "trăm hoa đua nở". Nhưng việc nước đă xong đâu! C̣n phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy tŕ ư chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy tŕ này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nh́n cách khác, t́nh h́nh đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.
    Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Vơ Phiến c̣n khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước t́m cách bắt liên lạc với ông, hẳn v́ họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đă tỏ t́nh thân ái bằng cách tặng nhà văn Vơ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vă đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho "nhân t́nh thế thái". Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua tṛ chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của ḿnh!
    Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Vơ Phiến lớn hơn khi ông c̣n ở Sài G̣n. V́ hai lư do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đă bỏ th́ được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Vơ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được tŕnh làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đă từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng ḷng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ư kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Vơ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.

    Một ḷng yêu nước tự ti

    Không biết bằng Paul Doumer
    Khi c̣n ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Vơ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học tṛ của Tàu. Sau khi vào Sài G̣n năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Vơ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng…
    Đọc Quê hương tôiTạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.
    Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn c̣n có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học tṛ của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài…, nhưng chúng tôi đă biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn c̣n chứa vài ư được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những ḍng chữ là chờn vờn một tâm lư tự ti về văn hóa dân tộc.
    Làm sao mà nhà văn Vơ Phiến lại tự ti thế?
    Xin hăy để ư "quê hương tôi" chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, th́ những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đă được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So "cao" về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Vơ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đă không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.
    Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nh́n toàn thể những biểu lộ nơi con người th́ có lẽ cũng vẫn thấy được đúng tŕnh độ dân tộc. Nhà văn Vơ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nh́n cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất…
    Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Vơ Phiến không biết tŕnh độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đă biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!
    V́ không biết nên mới "Á Phi"
    Không phải t́nh cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Vơ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!
    Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đă lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi "nước" nọ "nước" kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về tŕnh độ tiến hóa th́ khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành "Á Phi nhược tiểu" là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xă hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. C̣n ta phải biết cái "giá ngọc" của ta chứ! Nhà văn Vơ Phiến phần không biết đúng tŕnh độ dân tộc Việt Nam, phần không rơ t́nh h́nh ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đă nhầm lẫn rất to.
    Học sau cũng được chứ
    Nói rằng nhà văn Vơ Phiến không yêu nước th́ không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên v́ nước, v́ quá nể cái kẻ đang chiếm nước!
    Ḷng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi c̣n nhớ ngày niên thiếu ở Sài G̣n có lần trong một bữa cơm gia đ́nh đă được nghe nó hiện ra thành một câu b́nh phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy "kinh khủng" tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.
    Nhà văn Vơ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quư Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mă Viện xâm phạm bờ cơi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.
    Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đă nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn c̣n. Đa số trí thức Tây học đă theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.
    Tàu Tây có ǵ hay th́ ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!

    Hai phát biểu riêng tư ư nghĩa

    Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nh́n lịch sử của nhà văn Vơ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.
    Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang tṛ chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hănh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đă đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đă nói ǵ lạ cả.
    Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp tṛ chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần th́ dân tộc có một người lănh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.
    Như vậy… Tiếc thay, mọi việc đă lỡ làng từ rất lâu.
    Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Vơ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ ḷng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ ḿnh như một người dân của tổ quốc Việt Nam.

    Lời tổng kết về văn nghiệp Vơ Phiến

    Văn nghiệp Vơ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.
    Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.
    Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.
    Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Vơ Phiến đă chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
    Sai lầm chính trị đă đưa tác phẩm Vơ Phiến ra khỏi ḷng dân tộc. Đất nước đă độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Vơ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.
    Nhà nước Việt Nam đă sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Vơ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng t́nh h́nh quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.

    Tháng Tám, năm 2014
    _______
    (1) "… phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (…) Cả hai giống người Việt và Nhật (…) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (…) Người Việt (…) vượt xa các dân khác (ở Đông Nam Á)" (P. Doumer, L"Indochine francaise (hồi kư), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhă: "Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già"! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi kư, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, th́ chắc chắn cũng không v́ thế mà họ tự ư trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!
    (2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.
    (3) Chúng tôi chia xẻ ư kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng "thời trước nước ḿnh không có giai cấp đấu tranh" (Hồi kư NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xă hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đă xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, v́ lúc bấy giờ quan điển h́nh không c̣n là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lư cũng bận bịu "hai lo": một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và v́ trên quan dưới hào đều không v́ dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!
    (4) "Mác đă xây dựng học thuyết của ḿnh trên một triết lư nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là ǵ? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (…) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xă hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (…) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (…) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông" (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).
    (5) Trong văn chương Vơ Phiến ta thấy có khuynh hướng nh́n ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay v́ nhân sinh. Nhưng lúc nào nh́n "ra" th́ nh́n, c̣n cứ hễ quay đầu lại nh́n cuộc sống th́ Vơ Phiến thực tế chứ không lư tưởng.
    (6) Sau khi đọc lời phê b́nh thẳng thắn của Nhất Linh, Vơ Phiến đă cố cải tiến phần lời và đă đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Vơ Phiến đă có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản th́ sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê b́nh như vừa nói.


    Nguồn: Góc nh́n

  3. #3
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Phê -Tự Phê - Bưng bô và bồi bút .

    >>
    Dù cho Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc có hay không viết bài nói trên th́ mục đích vẫn là 1 lần nữa biện minh cho chế độ khát máu, phi dân chủ và độc quyền bán nước .

    Một chế độ thoát thai từ ṇng súng mà được nguỵ trang cho chiêu bài v́ "độc lập, thống nhất" .

    Cho đến ngày nay hăy nh́n những ǵ gọi là độc lập của VN đối với Tầu và Mỹ, để thấy tư cách và bản chất nô dịch và tôi mọi của của bọn tay sai của Cộng Sản .

    C̣n thống nhất?, dĩ nhiên là giấc mơ chung của cả dân tộc, không nhất thiết phải bằng con đường khốn nạn điêu linh tang tóc như bọn CS tạo ra . Và lại càng không cần thống nhất để đưa trọn gói VN vào ṿng nô dịch Tầu .

    Tác giảt đă phớt lờ các t́nh trạng hiện thực của đời sống toàn dân và thân phận cái căn cước của người dân CHXHCNVN ...và tương lai của dân tộc qua lớp thanh niên th́ trai làm lao nô " trồng cỏ", gái th́ bán thân làm kiếp o-sịn

    Kẻ viết bài đă mượn cái phê b́nh văn học để ca ngợi 2 điều chó đẽ, sạo sự nhất, đó là :

    1/cái đánh thắng 2 đế quốc sừng sỏ Pháp Mỹ (mà quên không thêm Nhật vào v́ nó trơ trẽn quá)
    2/cái may mắn đểu cáng của thằng đại bán nước Hồ chí Minh ra đời cũng là cái khốn nạn cùng cực bắt đầu cho dân tộc

    Do đó không ǵ là lạ khi có thêm 1 tiếng hót bưng bô , lấy Vơ Phiến ra để lôi cuốn người đọc sộc vào cái thùng mắm mà nhăn hiệu kháng chiến, độc lập, thống nhất làm bởi ḷ mắm Hồ Nghệ An và đồng bon. Mà càng ngày cái nhăn hiệu đó nó đă long tróc rỉ sét và bốc mùi xú uế tới lớp hậu duệ .

    Khi cái xác HCM đang tan rữa mà đồng bọn cố gắng thỉnh thoảng đưa vào vài lớp phấn son vội vă th́ cũng chỉ là quậy thêm cho cái xác ướp dậy mùi .
    Last edited by Mau_Than_68; 19-10-2014 at 01:40 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171

    Tŕnh độ Thu Tứ viết bài đọc là thấy dở quá đi...

    Chán, giờ này mà c̣n những loai bài mượn tên ai đó (như Vơ Phiến) rồi giả vờ nói tên này có tinh thần chống cộng ghê gớm lắm rồi đôi khi lở lời mở miệng ra:

    - Nào là dận tộc VN "có một người lănh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh!" hiện ra kiệp thời ..

    - Nào là "Hồ Chủ tịch là con một nhà nho."

    Chắc muốn đi bài tuyên truyền theo kiểu "Ếch bị luộc chín từ từ" hay sao vậy ..

    Tŕnh độ Thu Tứ viết bài "luộc chính từ từ " (qua dạng ca tụng từ từ cái đảng 1-SVPK) này dở quá đi ..đọc là thấy ngay

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 24-05-2013, 05:29 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 25-10-2012, 06:38 PM
  3. Thư ngỏ & tín hiệu (số 2) ( Mẹ Nấm )
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 19-12-2011, 03:59 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-08-2011, 11:46 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-09-2010, 09:05 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •