Results 1 to 7 of 7

Thread: MÊ TÍN DỊ ĐOAN, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, v.v.

  1. #1
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    MÊ TÍN DỊ ĐOAN, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, v.v.

    Nhân dịp vừa cập nhật một bài viết đă lâu, tôi xin đăng lại nó dưới đây...


    Mê Tín Dị Đoan và Tín Ngưỡng

    Đại Ư:

    Mê tín dị đoan là những niềm tin hay ư niệm phát xuất từ ḷng dễ tin không dựa trên lư lẽ hay kiến thức - nhất là khi những niềm tin hay ư niệm nầy không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ.

    Nếu so sánh về nguồn gốc và bản chất th́ sẽ thấy mê tín dị đoan và tín ngưỡng khác nhau rất ít.

    Nếu một hiện tượng không giải thích được xảy ra trong một tôn giáo, người theo tôn giáo ấy cho đó là một “phép mầu”. Nếu một hiện tượng giống như vậy xảy ra trong tôn giáo khác, theo họ đó là “điều huyễn hoặc”.

    Mỗi tôn giáo đều tự cho rằng tôn giáo ḿnh không mê tín v́ họ có “bằng chứng” để hỗ trợ cho những lễ nghi, giáo điều, tín ngưỡng, v.v. của họ. Và “bằng chứng” duy nhất và tối quan trọng nhất là “đức tin” của họ. Và theo ư niệm “đức tin” th́ tín đồ không cần phải giải thích được bằng kiến thức khoa học hiện thời về bất cứ điều ǵ dù là huyễn hoặc và phản khoa học hay phản thực tế bao nhiêu.



    Nói về “mê tín dị đoan” là người ta nghĩ ngay đến thầy pháp, đồng cốt, bùa ngăi, bói toán, xin xâm, xủ quẻ, coi tướng số, cúng sao, đốt giấy tiền vàng bạc, v.v. và v.v.

    Định nghĩa

    Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “mê tín dị đoan”. Chỉ cần google “mê tín dị đoan” và “superstition” là sẽ thấy hàng trăm cách nh́n về mê tín dị đoan. Phần đông các cách nh́n nầy đều có những điểm tương tự với nhau nhất là khi diễn giải chữ “mê tín dị đoan” theo nghĩa từng từ đơn của nó: từ Hán âm Việt “mê” có nghĩa là “thiếu sáng suốt” hay “lầm lẫn”; từ “tín” có nghĩa là “tin” hay “không ngờ vực”.

    Theo Wikipedia th́ mê tín dị đoan là những niềm tin hay ư niệm phát xuất từ ḷng dễ tin không dựa trên lư lẽ hay kiến thức - nhất là khi những niềm tin hay ư niệm nầy không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ. (“Superstition is a credulousbelief or notion, not based on reason or knowledge”).

    Collins Discovery Encyclopedia, 1st edition © HarperCollins Publishers 2005 đi vào chi tiết kỹ càng hơn và định nghĩa mê tín dị đoan là:

    1. Những niềm tin vô căn cứ dựa trên sự thiếu hiểu biết hay sự sợ hăi và tiêu biểu như sự sùng bái cực đoan các điềm gỡ, bùa phép, v.v. (“Irrational belief usually founded on ignorance or fear and characterized by obsessive reverence for omens, charms, etc.”)

    2. Những ư niệm, hành động hay nghi lễ phát xuất từ các niềm tin kể trên (“A notion, act or ritual that derives from such belief”)

    3. Bất cứ những niềm tin vô căn cứ nào, nhất là niềm tin về vấn đề huyền bí (“Any irrational belief, esp with regard to the unknown”)

    Theo một định nghĩa khác, mà tôi thường dùng, th́ “mê tín dị đoan là niềm tin cho rằng một hiện tượng xảy ra v́ là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi thật ra không có mối liên hệ nguyên nhân hậu quả ǵ giữa những hiện tượng nầy”.

    Nguồn gốc và bản chất

    Mê tín dị đoan sinh ra và tích lũy lại từ sự thiếu hiểu biết của con người trong những niên đại mà khoa học chưa được lập thành hay phát triển.

    Bản năng tự nhiên, và nhu cầu sinh tồn, của con người thúc đẩy họ phải t́m ra những giải thích “thỏa đáng” cho chính họ về những hiện tượng xảy ra chung quanh. Tại sao khi th́ săn bắt được nhiều thú rừng, khi th́ không? Tại sao năm nay cây trái mùa màng lại thấp kém hơn những năm trước? Tại sao nếu sáng nào bà X vào mua hàng đầu tiên ở cửa tiệm của ḿnh rồi th́ suốt ngày đó sẽ buôn bán ế ẩm? Tại sao cái computer trong văn pḥng của ḿnh lại hay bị hư khi ḿnh mặc áo màu đen đi làm?

    Sự sợ hăi về các hiện tượng thiên nhiên và “siêu nhiên” vẫn c̣n tác động mănh liệt trong tiềm thức con người ngày nay không khác ǵ trong ông cha họ lúc c̣n ăn lông ở lỗ. Những người có nghề nghiệp càng nguy hiểm, càng bấp bênh, càng tùy thuộc vào thiên nhiên th́ thường càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày của họ.

    Khi một đứa trẻ mới sinh ra, trong người của nó không có sẵn một chút mê tín dị đoan nào cả. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ dần dần học được những hành động, những phản ứng, những cách suy nghĩ nầy qua gia đ́nh và xă hội chung quanh. Đại đa số những tập tục mê tín trong gia đ́nh của cha mẹ sẽ được truyền qua gia đ́nh của con cái trong tương lai, cộng thêm (hay trừ bớt) một số những mê tín khác mà những đứa con nầy thu lượm từ bạn bè, thân quyến chung quanh.

    Phân loại và thí dụ

    Nói chung các mê tín dị đoan có thể được chia ra làm bốn dạng sau đây.

    Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ, nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều nầy đều được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo, người nầy bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín dị đoan dưới dạng nầy thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín ngưỡng dân gian”.

    Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử. Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều nầy th́ sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác (mặc dùnhững chuyện nầy không hề có một liên quan ǵ đến những đ́ều trên cả). Thí dụ như nếu cử hành cưới hỏi, khai trương tiệm quán, xuất hành đi xa, v.v. trong những ngày “xấu” (mùng năm hay mười bốn hay hăm ba âm lịch) th́ cuộc hôn nhân sẽ lận đận, tiệm quán sẽ ế ẩm, cuộc du hành sẽ gặp trắc trở, v.v. Trái lại nếu lựa ngày “hạp” và giờ “tốt” (như “giờ hoàng đạo”) th́ vợ chồng sẽ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, chuyến đi sẽ an toàn dễ dàng, v.v. Những thí dụ tương tự khác như cất nhà phải theo đúng phép phong thủy, lựa người “mở hàng” buổi sáng, vợ chồng cần phải “hạp” tuổi, không được mở dù trong nhà, v.v.

    Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo, gặp mèo đen đi ngang trước mặt sẽ gặp tai nạn, nằm mộng thấy quan tài là sắp có tiền, chó lạ đến nhà là điều thành lợi trong khi mèo đến nhà là điềm thua mất (“mèo đến nhà th́ khó, chó đến nhà th́ sang”, v.v.

    Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu h́nh v́ họ tin rằng những cá thể nầy có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn tiến sự việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một thế giới trường cửu nào đó sau khi chết.

    Vài thí dụ khác:

    Nhiều chủ tiệm, chủ cửa hàng rất tin vào việc "đốt phong long": họ tin rằng nếu đốt giấy tiền vàng bạc (có khi với nhang đèn hay có khi chỉ cần đốt vài mảnh giấy trơn) trước cửa hàng khi buôn bán ế ẩm th́ sẽ xua đuổi được sự xui xẻo và khách hàng sẽ đến.

    Nhiều vận động viên tin rằng nếu họ mặc một quần áo nào đó trong người hay làm một cử chỉ ǵ đó trước khi hay trong khi tranh giải hay tham dự cuộc đua th́ họ sẽ được may mắn và chiến thắng (Ngôi sao bóng rỗ lừng danh Michael Jordan luôn luôn mặc một chiếc quần lót cũ mà anh đă từng mặc từ khi chơi cho đội banh trường của anh ở North Carolina bên trong đồng phục chính thức để được may mắn; tay quần vợt quốc tế Bjorn Borg không bao giờ cạo râu nếu anh đang trên đà thắng trận trong các cuộc tranh giải). Thí dụ nầy cũng tương tự cho vô số những người lính trong thời kỳ chiến tranh: hiện tượng phổ thông nhất là việc họ đeo đủ loại bùa để mong súng đạn không phạm vào người họ.

    Vài tính chất chung

    Hầu hết các mê tín dị đoan đều mang một số tính chất chung.

    1/ Đặc điểm chung và nổi bật nhất của các loại "mê tín dị đoan" là người ta thường làm (hoặc tránh làm) một hành động ǵ đó để mong muốn cho một sự việc ǵ khác xảy ra (hoặc không xảy ra) trong khi thật sự th́ hành động đi trước không tạo thành hay gây ra sự việc theo sau.

    2/ Mê tín dị đoan được truyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp, mọi chủng tộc, mọi thời điểm trong lịch sử con người.

    Không có dân tộc nào, không có xă hội nào không chịu ảnh hưởng bởi mê tín dị đoan. Một số xác suất thống kê cho rằng không dưới khoảng hai phần ba dân số của hầu hết bất cứ quốc gia nào trên thế giới từ Đông sang Tây nh́n nhận rằng họ ít nhiều tin và thực hành một số điều được định nghĩa là mê tín dị đoan.

    Tôi cho rằng số người thật sự tin và thực hành những điều mê tín dị đoan lớn hơn hai phần ba rất nhiều. Phần lớn những người không nh́n nhận họ mê tín dị đoan v́ họ cảm thấy ngượng ngùng khi làm việc nầy. Họ ngượng ngùng v́ ngay chính họ cũng nhận thấy rằng những điều họ làm là vô cớ, vô lư và không dựa vào một cơ sở lư luận hay nguyên cớ chính đáng nào cả.

    Nhiều người khác không nh́n nhận họ mê tín dị đoan v́ một số những ǵ họ tin và làm đă trở thành một phần quá quen thuộc trong cuộc sống của họ nên họ không thể nào c̣n có thể phân biệt và nhận thức chúng là mê tín dị đoan nữa.

    Tôi tin rằng không ai hoàn toàn không mê tín dị đoan cả. Nhất là khi dựa vào định nghĩa trên: "mê tín dị đoan là niềm tin cho rằng một hiện tượng xảy ra v́ là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi thật ra không có mối liên hệ nguyên nhân hậu quả ǵ giữa những hiện tượng nầy".

    3/ Nhiều tập tục mê tín dị đoan bắt nguồn từ các lư do cần thiết thực dụng nhưng dần dần đều biến dạng và mất hết ư nghĩa lẫn mục đích ban đầu.

    Thí dụ như nhiều người miền nam Việt Nam cho rằng nếu bị cây "đ̣n vông" của bất cứ nhà hàng xóm nào xỉa vào nhà họ th́ trong gia đ́nh sẽ bị nhiều điều xui xẻo (loại nhà Việt Nam cổ truyền phổ thông thường có một gian hai mái và cây "đ̣n vông" là cây đà ngang nằm ở trên đỉnh cao nhất của nóc nhà và theo chiều dài căn nhà).

    Người ta không hiểu rằng trong các thành thị hay làng xóm thời xưa một trong những cách để giúp cho đường xá nhà cửa được ngay hàng thẳng lối th́ nhà cầm quyền ra lệnh khi cất nhà phải cất thế nào mà cây đ̣n vông không được xỉa vào các nhà lân cận. Nếu thực hiện điều nầy th́ tất cả căn nhà lân cận đều nằm tương đối song song với nhau và như vậy xóm làng phố xá sẽ trật tự ngăn nắp và dễ dàng có chỗ giao thông đi lại. Nếu ai cất nhà mà đ̣n vông không song song với hàng xóm th́ sẽ bị láng giềng làng xă phiền hà cho rằng làm như vậy không tốt. Sự kiện nầy được truyền miệng từ người nầy sang người khác, từ địa phương nầy sang địa phương khác, từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.

    Quan niệm đ̣n vông xỉa vào nhà từ chỗ "không tốt" v́ mất trật tự dần dần trở thành "không tốt" cho công việc buôn bán làm ăn và sức khỏe của gia đ́nh. Ngày nay không c̣n mấy người nhớ và biết cái tục lệ nầy đă phát xuất từ đâu.

    Thí dụ như theo phép phong thủy th́ nếu một căn nhà mà cửa trước ăn thông suốt một đường với cửa sau th́ “tiền bạc làm ăn được trong gia đ́nh sẽ trôi tuột đi mất cả”. Người ta không thấy rằng các lư do thật sự để tránh lối kiến trúc nầy rất thực tế. Đó là v́ nó không an toàn dễ bị kẻ trộm cắp nḥm ngó, là v́ gió lạnh dễ thông luồn vào nhà gây ra bệnh hoạn do đó hao tốn tài của, v.v. Tuy vậy, cái quan niệm “cất nhà với cửa trước ăn thông suốt thẳng đường với cửa sau là không tốt" trên dần dần mang thêm những ư nghĩa huyền bí liên quan đến t́nh trạng tài chính và sức khỏe của gia đ́nh.

    4/ Mê tín dị đoan nầy có khuynh hướng sinh sản ra mê tín dị đoan khác.

    Thí dụ như từ quan niệm "đ̣n vông" kể trên, dần dần các thầy địa lư, thầy tướng, thầy bùa lại bày vẻ thêm là nếu bị cây đ̣n vông của hàng xóm "chiếu" vào nhà th́ cần phải "thỉnh" (có nghĩa lả "mua") một tấm kính mang h́nh bát quái đồ treo trước cửa để "phản chiếu" những chuyện rũi ro ra khỏi nhà! Từ đó sinh ra sự tin tưởng rằng mỗi nhà cần phải có một tấm kính treo trước cửa để tránh chuyện xui xẻo bất kể là nhà có bị đ̣n vông của hàng xóm xỉa vào hay không.

    5/ Khi nói về “mê tín dị đoan” là nhiều người nghĩ rằng “những người mê tín mới làm những chuyện vớ vẩn kể trên chớ tôi th́ không bao giờ…”

    Voltaire cho rằng một người mê tín cũng như một kẻ nô lệ bị trói buộc bởi những nỗi lo sợ vô cớ do chính ḿnh áp đặt lên cho ḿnh. Theo ông th́ trên thế giới có hai nhóm người rơ rệt: một nhóm không mê tín, một nhóm mê tín; và ai cũng nghĩ là ḿnh thuộc về nhóm thứ nhất.

    Tùy một người là ai mà họ thấy cái ǵ là mê tín, cái ǵ là không.

    Một người Pháp chẳng hạn, khi đi qua nước Ư sẽ thấy hầu như mọi thứ chung quanh ông ta đều có dính dáng đến mê tín dị đoan. Như đă thấy ở trên, khi một người Á Đông đọc về những mê tín của Tây Phương chẳng hạn, họ sẽ cười mà cho rằng những dân tộc nầy quả thật là chậm tiến và mê muội. Ngược lạimột người Tây Phương cũng có các phản ứng tương tự khi đọc về những mê tín dị đoan của Đông Phương.

    6/ Nhiều hiện tượng, nhiều sự kiện trong đời sống hàng ngày thường được người ta dựa trên mê tín dị đoan mà diễn giải khác nhau (có khi hoàn toàn trái ngược hẳn nhau) tùy vào văn hóa, phong tục địa phương.

    Theo tập tục Việt Nam th́ chim cú mang đến điềm gỡ lớn (gia đ́nh sắp có người chết) trong khi theo người Tây Phương th́ con cú mèo biểu tượng cho sự thông thái minh mẫn (v́ đôi mắt to lớn kèm với nhăn lực siêu việt có thể nh́n thấy mọi sự việc).

    Ảnh hưởng

    Vài ảnh hưởng của mê tín dị đoan lên đời sống hàng ngày là:

    - Mê tín dị đoan có thể đem đến hy vọng và hỗ trợ tinh thần trong hoàn cảnh khó khăn, bấp bênh.

    - Mê tín dị đoan thường tạo ra những sự sợ hăi, lo lắng không cần thiết.

    - Mê tín dị đoan có thể làm cho công việc bị đ́nh trệ hay hủy bỏ vô ích.

    - Người mê tín dễ bị lạm dụng để làm tiền hay kềm chế, điều khiển.

    - Những điều tai hại từ mê tín dị đoan của một người thường làm ảnh hưởng đến những người khác chung quanh họ.

    Lư do mà mê tín dị đoan thịnh hành và trường tồn

    Đó là v́ người ta tin rằng những niềm tin nầy đem lại kết quả họ mong muốn.

    Họ cho rằng nhờ tác động A của họ mà sự kiện B xảy ra (bất kể là tác động A và sự kiện B có một liên quan hệ quả ǵ trên bất cứ phương diện ǵ hay không).

    Thật ra chỉ cần dựa trên nguyên tắc xác suất thống kê cơ bản th́ ai cũng có thể thấy rằng trung b́nh số lần họ đạt được kết quả mong muốn sẽ là 50%. Có nghĩa là bất kể tác động A có xảy ra hay không th́ số lần sự kiện B xảy ra thông thường cũng vẫn sẽ ngang ngữa với số lần sự kiện B không xảy ra. Tuy nhiên, bản năng tâm lư tự nhiên của con người làm cho họ chỉ nhớ đến những lần họ thành công, c̣n số lần c̣n lại khi thất bại th́ họ có khuynh hướng hoặc không kể đến, hoặc tự đỗ thừa cho rằng v́ các lư do khác nào đó mà họ không thành công, hoặc chỉ giản dị quên mất chúng đi trong tương lai.

    Sẽ có những lần sau khi người chủ tiệm đốt phong long mà vẫn số khách hàng đến cửa hàng vẫn không nhiều hơn. Nhưng cũng có những lần sau khi đốt phong long th́ có đông khách hàng hơn (v́ lư do ǵ khác không biết). Người chủ tiệm sẽ có huynh hướng nhớ đến những lần có khách đông nầy và cho rằng việc đốt phong long có hiệu nghiệm trong khi họ sẵn sàng quên mất hay không kể đến những lần không có được thêm khách ǵ cả.

    Dựa trên những lần mà một người cho rằng niềm tin của họ “hiệu nghiệm”, trong tương lai họ lại càng có khuynh hướng tin tưởng thêm nữa. Họ cho rằng ngay cả nếu niềm tin ǵ đó của họ dù chỉ có hiệu nghiệm một vài lần mà thôi th́ cũng vẫn đáng để tiếp tục làm nữa.

    Nhiều người tuy không tin tưởng hoàn toàn vào một số điều nằm trong phạm trù “huyền bí” hay “khó giải thích” nhưng họ vẫn thực hành những điều nầy để cho “chắc ăn”. Nếu làm một động tác ǵ đó tuy không chắc sẽ mang đến kết quả mong muốn nhưng nhiều người cũng vẫn sẽ làm pḥng hờ v́ họ e ngại “nếu lỡ nó có hiệu nghiệm thật sự lần nầy th́ sao!?” Khi vào khách sạn nếu có dịp lựa chọn giữa hai căn pḥng y hệt nhau về mọi mặt chỉ trừ việc một trong hai pḥng mang số 13 th́ rất nhiều khách sẽ tránh không chọn căn pḥng mang số 13.

    Mê tín trở thành những thói quen phiền toái, tốn kém. Tuy vậy đây là những thiệt tḥi người ta sẵn sàng đánh đổi để cho họ cảm thấy an tâm và “an toàn” hơn. Người ta tin tưởng một cách nghiêm cẩn và chăm chỉ về những hiện tượng huyền bí “nho nhỏ” nầy, tuy rằng không ai thật sự hiểu rơ nguồn gốc hay cách vận hành của chúng ra sao.

    Mê tín dị đoan khác tín ngưỡng thế nào?

    Nếu so sánh về nguồn gốc và bản chất th́ sẽ thấy mê tín dị đoan và tín ngưỡng khác nhau rất ít.

    Một số mê tín dị đoan ngày nay là dấu tích của những tín ngưỡng tôn giáo trong thời xa xưa.

    Thí dụ như nhiều người tin rằng Thứ Sáu mười ba là một ngày rất xui xẻo. Một trong những cách giải thích là theo Kinh Thánh, ngày thứ Sáu là ngày Eva dụ Adam phạm tội, cũng như là ngày trận Hồng Thủy bắt đầu, cũng như là ngày Jê-Su bị đóng đinh; kết hợp với việc trong buổi ăn cuối cùng của Giê-Su có 12 người tham dự, với người thứ 13 là Ju-da, kẻ đă phản bội Giê-Su.

    Một thí dụ khác là người Tây Phương ngày nay vẫn thường buột miệng nói “Xin Chúa ban ơn!” (“bless you!”) sau khi thấy một người nhảy mũi. Vào thế kỷ thứ 6, người ta tin rằng khi nhảy mũi th́ cánh cửa thông thương giữa linh hồn trong người với thế giớibênngoài tạm thời mở ra và do đó dễ bị ma quỷ nhập vào ám hại. Về sau, khi có bệnh dịch lan tràn, nhiều người bị nhảy mũi dữ dội khi bị nhiễm bệnh, Đức Giáo Hoàng đương thời ra lệnh phải xin Chúa độ ơn khi thấy một người vừa nhảy mũi (v́ với tŕnh độ y khoa sơ đẳng của thời ấy, rất nhiều người sẽ chết khi bị nhiễm dịch).

    Theo tôi, nếu nh́n từ một phương diện khác th́ mê tín dị đoan và tôn giáo đều được bắt đầu từ một nguồn gốc chung. Cả hai đều có những đặc điểm rất tương đồng với nhau như sau:

    - Cả hai đều được thành h́nh từ nhu cầu cần thiết để cố gắng giải thích về những hiện tượng khó hiểu chung quanh con người.

    - Cả hai đều gán ghép những liên hệ nguyên nhân hậu quả vào một số hiện tượng mà không hề chứng minh rơ ràng được về những mối liên hệ nầy.

    - Cả hai đều dựa lên một nền tảng chung để truyền bá và vận hành, đó là sự sợ hăi.

    - Cả hai đều chỉ có giá trị giới hạn trong một tập thể, một địa phương nào đó. Bên ngoài biên giới của những tập thể hay địa phương nầy, cả hai đều có thể bị coi là vô căn cứ, chậm tiến hay thậm chí mê muội, mù quáng.

    Một nhận xét khá lư thú là ngay chính tôn giáo cũng nh́n nhận sự hiện hữu của mê tín dị đoan, và phần lớn công khai bài bác những tập tục “mê muội, mù quáng” nầy. Có điều là chữ “mê tín” trong tôn giáo thường được dùng đồng nghĩa với “những lễ nghi, giáo điều, tín ngưỡng, v.v. của các tôn giáo khác”.

    Nếu một hiện tượng không giải thích được xảy ra trong một tôn giáo, người theo tôn giáo ấy cho đó là một “phép mầu”. Nếu một hiện tượng giống như vậy xảy ra trong tôn giáo khác, theo họ đó là “điều huyễn hoặc”.

    Mỗi tôn giáo đều tự cho rằng tôn giáo ḿnh không mê tín v́ họ có “bằng chứng” để hỗ trợ cho những lễ nghi, giáo điều, tín ngưỡng, v.v. của họ. Và “bằng chứng” duy nhất và tối quan trọng nhất là “đức tin” của họ. Như đă nói ở trên, với ư niệm “đức tin” th́ tín đồ không cần phải giải thích được bằng kiến thức khoa học hiện thời về bất cứ điều ǵ dù là huyễn hoặc và phản khoa học hay phản thực tế bao nhiêu.

    Phương cách nầy rất tiện lợi và hữu dụng, nhưng lại có một khuyết điểm rất lớn. Đó là hầu như mỗi tôn giáo đều có một đức tin khác nhau, và nhiều khi hoàn toàn đối nghịch nhau. Tín đồ Thiên Chúa giáo nh́n người Ấn độ thờ "Linga" (hoặc Lingam) tức là Dương vật là biểu tượng của thần Shiva, th́ cho đó là mê tín. Và người Ấn độ xem người Thiên Chúa giáo rước bánh thánh chỉ là một mẫu bánh ḿ chay mà gọi là ăn chính thịt Chúa họ th́ cũng cho rằng đó là một hành vi mê tín.

    Ngay cả những nhóm phái trong cùng một tôn giáo cũng bất đồng ư kiến với nhau về mê tín dị đoan. Điều nầy gây ra sự chia rẽ trong hàng ngũ của nhiều tôn giáo.
    Trong Thiên Chúa giáo, ngay những nhóm người cùng coi ḿnh là con chiên của Giê-Su cũng luôn có những quan điểm khác nhau khi nói về mê tín. Voltaire viết "mê tín dị đoan phát sinh từ tục lệ trong nhân gian hoặc những đạo đa thần, nhập vào Do Thái giáo rồi lan truyền sang toàn thể Thiên Chúa giáo ngay từ thời buổi ban đầu. Ṭa Thánh luôn luôn chê trách pháp thuật, nhưng lúc nào cũng tin vào phép mầu. Tất cả những linh mục trong Ṭa Thánh, không ngoại trừ bất cứ ai, đều tin vào huyền lực của phép mầu".

    Voltaire cũng nhận xét thêm rằng ở thời ông ấy th́ "Ngài Tổng Giám Mục của địa hạt Canterbury cho rằng Ngài Tổng Giám Mục của địa hạt Paris là mê tín, nhóm Tin Lành cho rằng Ngài Tổng Giám Mục của Canterbury là mê tín trong khi chính họ cũng bị những người Quakers cho là mê tín. Trong khi đó, nhóm Quakers lại bị coi là những người mê tín dị đoan nhất bởi mọi nhóm khác trong Thiên Chúa giáo".

    T́nh trạng đó cũng vẫn không khác ǵ mấy ngày nay. Đạo Tin Lành vẫn cho rằng những thánh vật, sự hiện thân của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự cầu nguyện cho người chết, nước thánh, v.v. cũng như hầu hết những nghi lễ của Công giáo đều là mê tín dị đoan. Đối với họ, mê tín là lấy những việc không cần thiết mà thực hành như những việc tối cần thiết.

    Ngay trong Công giáo cũng có những nhóm đă gạt bỏ bớt đi nhiều h́nh thức rườm rà mà nhiều người Công giáo khác cho là thiêng liêng và cần thiết. Tuy vậy, nhóm nầy thường không công khai đả kích những người vẫn đeo giữ những thủ tục cổ hủ, v́ theo họ th́ những lễ nghi nầy "cũng không có ǵ nguy hại hay tội lỗi cả".

    Trong cái gọi là Phật giáo ngày nay, tôi có một danh sách dài bất tận về những thủ tục, nghi lễ nằm đúng hoàn toàn trong cái định nghĩa của mê tín dị đoan ở trên. Tôi sẽ tŕnh bày chi tiết về vấn đề nầy ở một bài tiểu luận khác.

    Tôi tin rằng nhận xét trên cũng có thể áp dụng cho tất cả các tôn giáo Đông Phương khác từ Ấn Độ giáo, Hồi giáo cũng như những tôn giáo nhỏ như Cao Đài, Ḥa Hảo, v.v.
    Những tôn giáo nầy (trừ Hồi giáo) thường không ḱnh chống lẫn nhau công khai và có khi đầy tính cách bạo động như trong trường hợp của Thiên Chúa giáo. Tuy vậy trong nhóm tôn giáo Đông Phương, các nghi lễ, phương cách tụng niệm, h́nh tượng của một tôn giáo cũng vẫn thường bị xem là mê tín dị đoan bởi người trong những tôn giáo khác.

    Có người cho rằng nhóm phái nào có ít nghi lễ nhất th́ có lẽ là ít mê tín nhất. Nhưng theo tôi th́ nói như vậy đâu có khác mấy với nói rằng "con mèo nào có đuôi càng ngắn th́ càng có ít tính chất 'mèo' hơn".

    Khi phân tích những thí dụ ở trên, chúng ta thấy rơ ràng là trong tôn giáo, người ta làm (hoặc tránh làm) những hành động ǵ đó chỉ v́ để được tưởng thưởng (hoặc không bị trừng phạt) bởi một đấng Tối Cao. Trong khi đó, người ta thật sự không có cách nào biết rơ về sự hiện hữu của nhân vật Tối Cao nầy, chớ đừng nói ǵ đến có thể giải nghĩa thích đáng được về sự liên hệ giữa những hành động và sự thưởng phạt nầy. Yếu tố nầy chúng ta đă thấy nằm trong trường hợp của mê tín dị đoan.

    Khi áp dụng cái định nghĩa của mê tín dị đoan ở trên vào những tính chất đặc thù của tôn giáo và từ những nhận xét trên, nhiều người không khỏi đi đến kết luận rằng tôn giáo chỉ là những tập hợp của một số mê tín đă được hệ thống hóa lại với nhau.

    Nói chung, tôn giáo thường là các tổ chức có chính sách truyền bá với kế hoạch và quy củ chặt chẽ trong khi mê tín dị đoan thường chỉ là những “kiến thức” truyền miệng trong dân gian. Yếu tố khác biệt nầy làm cho nhiều người trong chúng ta không thấy được là cả hai đều liên quan rất mật thiết với nhau từ nguồn gốc cho đến cách vận hành.

    Tôn giáo thay đổi với thời gian. Những thay đổi trong tôn giáo thường cần thiết để đáp ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, với nhu cầu đời sống của xă hội, và có khi với áp lực chính trị bên trong cũng như bên ngoài tổ chức tôn giáo. Nhờ có luật lệ, quy củ rơ rệt, những thay đổi trong tôn giáo thường xảy ra tương đối nhanh chóng.

    Thí dụ như sau nhiều thế kỷ truyền dạy theo lời Kinh Thánh rằng địa cầu là trung tâm của vũ trụ, khi phải đối diện với bằng chứng khoa học không thể chối cải được, giữa năm đầu thập niên 1960 đến năm 1979 Ṭa Thánh đă phát hành những văn bản mang hàm ư ân xá Galileo. Đến tháng 10 năm 1992 th́ Đức Giáo Hoàng John Paul 2 chính thức xin lỗi về vụ Galileo cũng như công nhận quả địa cầu không phải là trung tâm của vũ trụ như lời Thánh Kinh dạy mà chỉ là một hành tinh trong Thái Dương hệ.

    Thí dụ như hôn nhân đă từng được coi là một giao kèo bất di bất dịch giữa hai người trước mặt Thiên Chúa; sự ly thân của hai vợ chồng, bất cứ v́ lư do ǵ, là một tội nghiêm trọng không thể tha thứ được. Ngày nay, với lề lối sinh sống và quan niệm t́nh cảm hiện đại của đa số tín đồ, Ṭa Thánh cũng đă phải sửa đổi cái nh́n về vấn đề nầy; nhờ vậy mà ly dị không c̣n là một tội lỗi đáng bị trừng phạt bởi Thiên Chúa nữa. Một thí dụ gần đây nhất, đầu tháng Mười 2014, Ṭa Thánh Vatican sau 2 tuần hội thảo đă phát hành một công văn tuyên bố rằng mối quan hệ giữa những người đàn ông đồng tính luyến ái có các “phẩm chất và giá trị tương tác lẫn nhau” và bày tỏ thái độ chấp nhận sự việc nầy (tuy nhiên vấn đề hôn nhân đồng tính vẫn chưa được đề cập đến); đây là một sự thay đổi giáo điều lớn lao sau 2000 năm cực lực nghiêm cấm và trừng phạt.

    Mê tín dị đoan, trên mặt khác, thường ít thay đổi; hoặc nếu có th́ cũng chỉ với một tốc độ rất chậm.

    Như đă nói, mê tín dị đoan thường chỉ được thực hành ở lănh vực cá nhân hơn là ở môi trườngđoànthể, công khai, với văn bản, luật lệ hẳn hoi như trong trường hợp tôn giáo. Người ta thường dễ dàng chấp nhận hơn nếu một mê tín không chạy theo kịp kiến thức khoa học kỹ thuật hay quan niệm xă hội. V́ không có tổ chức, cơ cấu, ban điều hành, v.v. như tôn giáo, mê tín dị đoan thường không cần lo lắng đến việc có thể bị chỉ trích công khai bởi báo chí, dư luận, nhà cầm quyền, v.v. V́ không có những áp lực chính trị nầy, mê tín dị đoan tương đối được “bỏ lơ” để tồn tại không thay đổi mấy từ thế kỷ nầy qua thế kỷ nọ.

    Mê tín dị đoan có thể gây ra phiền phức, tốn kém cho cá nhân và xă hội. Những phiền phức, tốn kém nầy thường tương đối nhỏ hẹp và giới hạn. Tuy nhiên, v́ tôn giáo thường có tổ chức công khai, cơ cấu chặt chẽ, hàng ngũ rơ rệt, tài chính dồi dào, uy quyền to lớn nên ảnh hưởng của tôn giáo có thể nghiêm trọng và sâu rộng rất nhiều cho cá nhân và xă hội.

    Có người nói rằng “tôn giáo vô hại cho đến khi có kẻ trở thành mù quáng v́ nó”. Rất ít trường hợp một cá nhân hay tập đoàn tàn sát một cá nhân hay tập đoàn khác v́ họ bất đồng ư với nhau về ư nghĩa của một điều mê tín ǵ đó. Tuy nhiên, lịch sử đă có biết bao nhiêu trang đẫm máu chỉ v́ những bất đồng ư kiến về cách giảng giải khác nhau về vài chi tiết trong kinh sách tôn giáo.

    Nói chung, tùy một người tin vào những ǵ mà một hành động, một hiện tượng đối với người đó có thể là mê tín dị đoan hay là tín ngưỡng chính đáng. Tŕnh độ giáo dục, bằng cấp văn hóa, kiến thức kỹ thuật không chắc có thể đem đến khả năng chống cự lại ảnh hưởng của mê tín dị đoan. Chúng ta đă từng thấy bác sĩ, kỹ sư, bác học, triết gia, v.v. cũng vui vẻ tuân theo các điều mê tín không khác ǵ những người buôn bán, chạy xe ôm hay ăn xin ngoài đầu chợ. Viên chức cao cấp trong tổ chức chính trị hay lănh tụ quốc gia cũng không miễn nhiễm trong vấn đề nầy. Tất cả đều ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp công khai thi hành những thủ tục “cần thiết” của mê tín dị đoan hàng ngày mà không hề thắc mắc.

    ("Ảo Vọng và Gông Cùm")

    Nguyễn Nhân Trí

  2. #2
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT

    THẦN THUẬT




    Tấm ảnh trên chụp vào năm 1875 cho thấy một người đàn ông đang tập trung tinh thần để làm chiếc ghế trước mặt ông bay lơ lửng khỏi mặt đất. Đây là một người Pháp tênÉdouard Isidore Buguet (1840-1901), và bức ảnh nầy đă từng rất nổi tiếngở thời kỳ đó trong giới yêu thích khoa học huyền bí.

    Không ít người xưa nay tự xưng có khả năng tương tự, có nghĩa là họ có thể dùng tâm thức để điều khiển những đồ vật chung quanh họ. Phong trào nầy dường như bắt đầu gây sự chú ư chính thức bởi các nghiên cứu gia từ khoảng 1846 khi một cô gái người Pháp 14 tuổi tên Angelique Cottin biệt danh “Cô Gái Điện” được tin là có thể tạo ra một điện trường chung quanh cô và làm các vật gia dụng bay từ nơi nầy đến nơi khác trong pḥng.



    Vào đầu thế kỷ 20, một nhà tâm linh nổi tiếng người Ba Lan tên Stanisława Tomczyk tự xưng bà có thể làm việc với một hồn gọi là “Bé Stasia” để làm cho nhiều vật di chuyển mà không cần đụng đến chúng. Một tấm ảnh chụp năm 1909 cho thấy một chiếc kéo đang bay lơ lửng giữa hai bàn tay của bà được phổ biến trong nhiều tài liệu khoa học huyền bí như là một bằng chứng về hiện tượng nầy.



    Nina Kulagina người Nga vào những năm cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 đă nổi tiếng khắp thế giới với biệt tài di chuyển đồ vật bằng tâm thức. Có nhiều đoạn phim đen trắng ngày nay thỉnh thoảng vẫn c̣n được dùng như là tài liệu tham khảo ở các cuộc diễn thuyết về pháp thuật thần thông, liên lạc với người chết, v.v.



    Thật ra th́ ở thời kỳ nầy, có khá nhiều nhà tâm linhxuất xứ từ Nga và những xứ Đông Âu đă bộc phát và gây sự chú ư đến các khoa học gia Âu Mỹ. Đồng thời các nước Âu Mỹ cũng không kém trong việc sản xuất những nhân vật với huyền phép tương tự. Jean-Pierre Girard của Pháp nổi danh về khả năng bẻ cong những đồ vật bằng kim loại. James Hydrick, một vơ sư và nhà tâm linh người Mỹ nổi danh về khả năng điều khiển được cây viết ch́ xoay ṿng tṛn trên bàn và có thể lật từng trang sách chỉ bằng cách nh́n tập trung vào chúng. Nổi danh nhất gần đây có lẽ là Uri Geller, người Do Thái tự xưng có các thần thuật như đọc được ư nghĩ người khác, di chuyển đồ vật từ xa, làm kim đồng hồ ngừng lại và đặc biệt là tài bẻ cong muỗng nĩa.



    Nếu muốn, tôi có thể liệt kê thêm ra hàng trăm nhân vật khác nữa có các thần thuật tương tự trong một vài thế kỷ vừa qua.Tài năng của những người nầy thường bao gồm: làm đồ vật bay lơ lửng trên không hay di chuyển mà không cần đụng đến, đoán được h́nh chữ của người khác viết vẽ mà không cần nh́n thấy, làm cho muỗng nĩa kim loại bị bẻ cong bằng “thần lực”, v.v.Hầu hết những người nầy cho rằng đây là một dạng huyền thuật hay thần thuật. Có những người c̣n tuyên bố họ được đấng thiêng liêng nào đó ban bố các thần năng nầy và đây là bằng chứng cho sự hiện hữu của các đấng thiêng liêng đó.

    Một điều chắc chắn không thể chối căi là những tài nghệ trên mang lại các nhân vật nầy nhiều ích lợi tài chính. Họ dùng chúng nếu không để kiếm tiền trực tiếp th́ cũng để gián tiếp quảng cáo khả năng siêu linh của họ trong những dịch vụ liên quan khác như bói bài, xem tướng, tiên đoán tương lai, liên lạc với người chết, v.v. Một thí dụ là Uri Geller chỉ cần đi khắp thế giới biểu diễn tài nghệ bẻ cong muỗng nĩa của ḿnh đă kiếm được hàng triệu Mỹ Kim.




    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí
    Last edited by Nguyễn Nhân Trí; 28-10-2014 at 04:49 PM.

  3. #3
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Có một danh từ trong Anh ngữ nói về những hiện tượng dạng trên, đó là “psychokinesis”; có nghĩa là “sự chuyển động do tâm thức”. Danh từ nầy nói chung diễn tả tất cả các hiện tượng cho thấy dường như tâm thức có năng lực ảnh hưởng đến hay điều khiển được vật chất.

    V́ các hiện tượng trên được rất nhiều người, kể cả những người có uy tín trong xă hội, tin là thật sự xảy ra nên đă có vài thời kỳ (thí dụ như cuối thế kỷ19 hay vào những thập niên 1950) chúng là đề tài nghiên cứu nóng bỏng. Có thể nói không ai chú tâm về các hiện tượng trên bằng giới khoa học gia cũng như bộ quốc pḥng của các cuờng quốc.

    Trước hết, nếu các hiện tượng trên thật sự xảy ra th́ một số định luật cơ bản nhất của khoa học sẽ lập tức mất hẳn giá trị. Tất cả những sự hiểu biết và phương cách tính toán trong khoa học đều sẽ phải bị tái duyệt, cải biến và cập nhật. V́ thế các ngành khoa học, đặc biệt là các chuyên gia vật lư có những lúc đă rất chú tâm và bỏ ra rất nhiều công sức để kiểm chứng về vấn đề nầy.

    Thứ hai, nếu các hiện tượng trên thật sự xảy ra th́ những huyền năng được diễn tả trên có thể biến thành những lợi ích quốc pḥng vô giá. Nếu một quốc gia có khả năng dùng năng lượng tâm thức để truyền nhận những tin tức bí mật mà không kẻ địch nào có thể ngăn cản hay giải mă được, hoặc có thể khống chế hay phá hoại hệ thống vơ khí tấn công cũng như pḥng thủ của địch mà không cần đến gần, v.v. th́ quốc gia nầy sẽ đứng ở vị thế thống lĩnh toàn cầu. V́ thế trong những năm chiến tranh lạnh sau Thế Chiến Thứ Hai, chính quyền Nga (và Mỹ, và có lẽ một vài cường quốc khác) đă đầu tư không nhỏ vào việc nghiên cứu và kiểm chứng các hiện tượng vừa kể trên.

    Tuy vậy cho đến nay, tất cả các công tŕnh nghiên cứu trên đều đi đến một kết luận là “không có bằng chứng rơ rệt nào cho thấy hiện tượng tâm thức ảnh hưởng được vật chất là một sự kiện có thật”.

    Người ta cho thấy tất cả những cái gọi là tŕnh diễn hay thí nghiệm khi các hiện tượng trên xảy ra đều thiếu sót các phương cách kiểm nghiệm khoa học nghiêm khắc cần thiết để bảo đảm giá trị của kết quả của nó. Có nhiều trường hợp các người tự xưng là nhà tâm linh bị phát giác là đă lừa đảo bằng cách sử dụng những xảo thuật khéo léo; trong nhiều trường hợp khác, cách bày trí và giàn xếp cuộc tŕnh diễn hay thí nghiệm không cho phép các người kiểm chứng tiến hành công việc khảo sát đúng theo phương cách cần thiết của họ. Ngoài ra, những hiện tượng nầy cũng không thể lập lại được một cách đáng tin cậy. Có nghĩa là chúng chỉ “xảy ra” trong những t́nh cảnh, những môi trường không kiểm soát được. Khi bị đ̣i hỏi để xảy ra trong những môi trường kiểm soát chặt chẽ th́ v́ lư do nầy hay lư do khác những nhà tâm linh không thể làm chúng xảy ra.

    Cho đến nay, chưa có định luật cơ bản nào trong khoa học mất giá trị và chưa có kiến thức khoa học nào đă phải bị tái duyệt, cải biến hay cập nhật. Mặc dù có nhiều giả thuyết đồn đạivề các chương tŕnh thí nghiệm quốc pḥng bí mật liên quan đếnnhững hiện tượng siêu nhiên, cho đến nay chưa có cường quốc nào được biết là sở hữu dạng vơ khí ǵ sử dụng năng lượng siêu nhiên cả.

    Cũng cần nói thêm về bức ảnh đầu tiên ở trên (người đàn ông và chiếc ghế bay lơ lửng), Édouard Isidore Buguet là nhiếp ảnh gia đă tạo dựng lên tấm ảnh nầy để cố t́nhlừa gạt người khác tin vào “khả năng huyền bí” của ông. Buguetđă bị tù 1 năm sau khi bị khám phá về việc làm giả tạo những tấm ảnh “chụp được ma”.
    Tất cả những nhân vật vừa nêu tên ở trên cũng đă được kiểm nghiệm lại và người ta đều đi đến một kết luận tương tự.

    Nghiên cứu gia thần học người Anh Frank Podmore (1856-1910) viết một tài liệu nhận xét về “Cô Gái Điện” ở trên cho biết “có những động tác của Angligue Cottin cho thấy có sự di chuyển một phần cơ thể của cô cùng hướng với sự chuyển động của các đồ vật. Các động tác nầy rất nhanh và thường rất khó nhận thấy…”

    Một vài người quan sát nhà tâm linh Ba Lan Stanisława Tomczyk đôi khi thấy có những sợi chỉ rất mỏng giữ các đồ vật nằm lơ lửng giữa hai tay bà. Năm 1910, ảo thuật gia William Marriot lật tẩy huyền thuật của Stanisława Tomczyk bằng cách tự ông biểu diễn khả năng có thể làm một cái ly bay lơ lửng giữa hai bàn tay ḿnh. Ông dùng những sợi chỉ cực mỏng cùng màu với chiếc áo ông đang mặc nên chúng trở thành hầu như vô h́nh. Tài nghệ của William Marriot thật ra c̣n được xem là “cao cường” hơn Stanislawa Tomxcyk v́ các ngón tay ông x̣e rộng ra lúc tŕnh diễn trong khi các ngón tay của Tomczyk hầu như đều khép gần lại với nhau. Giới ảo thuật gia cho biết khi x̣e các ngón tay ra th́ người tŕnh diễn sẽ khó điều khiển các sợi chỉ hơn nhiều so với khi khép các ngón tay kín lại.


    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  4. #4
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Thật ra, các ảo thuật gia là những người có nhiều ưu thế nhất trong việc lật tẩy các nhân vật tự xưng là nhà tâm linh. Đó là v́ chính họ cũng sử dụng những thủ thuật tương tự để đánh lừa người khác hàng ngày trong các buổi tŕnh diễn của họ. Và một số ảo thuật gia đă và đang tích cực làm chuyện nầy; một trong những người nổi tiếng là James Randi. James Randi là một ảo thuật gia quốc tế tự cho ḿnh sứ mạng điều tra thật hư những người tuyên bố họ có các khả năng huyền thuật bí ẩn.



    Nhà tâm linh Pháp Jean-Pierre Girard kể trên mỗi khi được kiểm chứng trong một môi trường thí nghiệm chặt chẽ trước mặt những khoa học gia và ảo thuật gia giàu kinh nghiệm đều không thể biểu diễn các tài năng đặc biệt mà anh ta vẫn thường làm trong những môi trường khác. Điều nầy xảy ra nhiều lần trong thập niên 1970. Những thí nghiệm bẻ cong đồ vật kim loại của Girard đă mấy lần bị khám phá là anh ta đang dùng thủ thuật che mắt và lừa dối người quan sát. Vào tháng Sáu năm 1977, James Randi đă kiểm nghiệm Girard hai lần và Girard đă thất bại cả hai. Sau nầy Girard đă thú nhận rằng anh ta thỉnh thoảng lừa dối khán giả v́ không muốn làm họ phải thất vọng, tuy nhiên vẫn khăng khăng cho rằng anh ta có thần lực thật sự.

    Một nhà tâm linh khác được nhắc đến bên trên là James Hydrick. Anh nầy cũng đă bị lật tẩy kỹ thuật lật trang sách và làm viết ch́ xoay ṿng trên mặt bàn: Anh ta đă khéo léo điều khiển hơi thở để làm các vật nầy di chuyển theo ư ḿnh. Dưới đây là một đoạn phim cho thấy Randi phơi bày thủ thuật của James Hydrick trên sân khấu. Sau khi Randi bất ngờ trải những mảnh mốp vụn chung quanh quyển sách mà Hydrick cần phải biểu diễn tài nghệ của ḿnh th́ Hydrick đă lúng túng rơ rệt. Anh ta biết rằng nếu thổi lật các trang sách th́ các mảnh mốp nầycũng sẽ đồng thời di động. Cuối cùng Hydrick đă viện cớ “các mảnh mốp tạo ra một tĩnh điện làm cản trở huyền lực của anh ta” và bỏ cuộc.Sau nầy Hydrick đă thú nhận anh ta ban đầu chỉ muốn thử xem “dân chúng Mỹ và dân chúng thế giới ngu xuẩn và dễ bị gạt bao nhiêu”.



    https://www.youtube.com/watch?v=QlfMsZwr8rc

    Nina Kulagina được gọi là “nhà tâm linh đàng sau bức màn sắt” v́ bà nổi danh ở Nga trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Có tài liệu cho rằng khả năng đặc biệt của bà đă được khảo sát bởi chính quyền Nga thời bấy giờ. Tuy nhiên, chưa ai bao giờ thấy bản tường tŕnh chính thức ǵ từ pḥng thí nghiệm nào của chính quyền Nga về vấn đề nầy, ngay cả sau khi cuộc Chiến Tranh Lạnh đă kết thúc. Hầu hết các buổi tŕnh diễn của Kulagina thật ra đều xảy ra ở một khách sạn hoặc ở những nơi không thể nào kiểm soát chặt chẽ môi trường chung quanh bà được. Có hai nhận xét quan trọng khi khảo cứu về Kulagina: Trước hết, theo tài liệu th́ bà không bao giờ để bất cứ ai kiểm chứng các buổi tŕnh diễn của bà; bà chỉ cho phép một số nhân vật hay cơ quan được bà lựa chọn làm điều nầy mà thôi. Thứ hai, những tấm h́nh và phim ảnh ghi lại các cuộc biểu diễn của bà đều là đen trắng và có phẩm chất rất xấu nên nhiều chi tiết không nh́n thấy rơ ràng. Cần nhớ là trước đó trong Đệ Nhị Thế Chiến cũng đă có nhiều cuốn phim phóng sự với đầy đủ màu sắc và phẩm chất hảo hạng.

    Dưới đây là một đoạn phim trắng đen cho thấy Kulagina đang trổ tài. Trong phim bà đă làm một chai đựng muốinhỏ bằng kim loại và một số diêm quẹt đang nằm trên bàn di chuyển về phía bà bởi một “lực vô h́nh”. Bà c̣n cho thấy khả năng có thể di chuyển đồ vật nằm trong một lồng kính trong suốt:



    https://www.youtube.com/watch?v=4ldihJzEQeg

    Dưới đây là một đoạn phim mà James Randi dùng xảo thuật nghề nghiệp lập lại “thần năng” của Kulagina:



    https://www.youtube.com/watch?v=pYGjtlgGtY4

    Và tương tự dưới đây ảo thuật gia Enrique Márquez cũng dùng bí quyết nhà nghề để làm các đồ vật nằm trong một lồng kính di chuyển mà không cần đụng tay đến:



    https://www.youtube.com/watch?v=1R7JkU8Pivw

    Chúng ta có thể thấy rằng những ǵ Nina Kulagina tự xưng và làm nhiều người tin là “huyền thuật” thật ra rất có thể chỉ là những tṛ ảo thuật khéo léo.

    Theo Randi, rất nhiều cái gọi là “kiểm nghiệm khoa học” về những hiện tượng siêu nhiêu đều có các kẽ hở nghiêm trọng. Tuy những cuộc kiểm nghiệm nầy được chủ động bởi các khoa học gia chân chính nhưng họ không có đủ kinh nghiệm tổ chức lẫn kinh nghiệm “lơi đời” khi giao dịch với những nhân vật chuyên nghiệp trong việc lường gạt người khác. Có những điều kiện kiểm soát cơ bản mà các khoa học gia trên không hề để ư đến. Theo Randi, nếu các cuộc kiểm nghiệm những huyền thuật của Kulagina có thật sự xảy ra th́ những người kiểm nghiệm hoặc là đă bị mua chuộc (điều nầy không khó lắm trong một xă hội cộng sản nghèo đói ở Nga vào những năm 1960) hoặc là đă bị làm phân tâm và bị đánh lừa.

    Vào năm 1964, Randi đă dùng tiền của chính ông đưa ra một giải thưởng 1000 Mỹ kim cho bất cứ ai có thể “chứng minhsự hiện hữu của bất cứ huyền lực siêu nhiên nào dưới các điều kiện kiểm chứng chặt chẽ của một cuộc thí nghiệm khoa học”. Ngày nay Randi đứng đầu một tổ chức vô vụ lợi gọi là “James Randi Education Foundation” ( “Cơ Sở Giáo Dục của James Randi” hay viết tắt là JREF) và giải thưởng trên đă tăng lên đến 1 triệu Mỹ kim.Chi tiết của giải thưởng nầy ở đây: http://web.randi.org/the-million-dollar-challenge.html

    Cho đến nay chưa có ai đoạt được giải thưởng trên. Đă có rất nhiều người đến thử nhưng đều thất bại. Lư do chính có thể nói là v́ điều kiện kiểm soát của giải thưởng nầy chặt chẽ hơn điều kiện của các cuộc khảo nghiệm khoa học khác mà người ta thường thấy. Thí dụ như nếu ai muốn biểu diễn thần năng bẻ cong muỗng nĩa th́ họ không được dùng muỗng nĩa của họ đem đến, thí dụ như trong khi một người biểu diễn thần năng của họ th́ sẽ có máy quay phim ghi nhận lẫn chuyên viên quan sát sát cận từ mọi góc cạnh chung quanh họ, v.v.Theo Randi, những điều kiện trên tuy có vẻ giăn dị nhưng thật ra rất ít khi được áp dụng đàng hoàng ở các cuộc khảo nghiệm khoa học huyền bí khác mà ông biết đến.

    Năm 2007, tổ chức JREF của Randi thay đổi chiến lược. Lần nầy họ chẳng chỉ chờ các nhà tâm linh t́m đến họ, họ bắt đầu tích cực thách thức những nhà tâm linh nổi tiếng hăy đến chứng minh cho họ và mọi người thấy tài năng thật sự của ḿnh. Trong những nhà tâm linh nổi tiếng kể trên có Uri Geller, James Van Praagh, Sylvia Browne và John Edward.

    Uri Geller đă được nhắc đến ở trên. James Van Praagh là một nhà ngoại cảm nổi tiếng sinh năm 1958 xuất thân từ New York tự xưng có thể nói chuyện với người chết. Sylvia Browne (1936-2013) cũng là một nhà ngoại cảm Mỹ nổi tiếng về khả năng liên lạc với hồn người chết. John Edward sinh năm 1969 làm chủ một chương tŕnh TV tâm linh (cũng chú trọng vào liên lạc với thế giới bên kia) rất được ưa chuộng ở Mỹ.

    Cho đến nay chưa có một người nào kể trên nhận lời thách thức của tổ chức JREF. Thật ra họ đều đă lẫn tránh Randi mỗi lần ông t́m cách gặp họ.

    Randi đă nhiều lần cho thấy những “thần năng” của các nhà tâm linh, ngoại cảm nổi tiếng nhất chỉ là những xảo thủ ảo thuật. Thí dụ như trong đoạn phim Youtube dưới đây chúng ta có thể thấy Randi giải thích phương cách Uri Geller dùng để “đọc được ư nghĩ trong đầu của người khác” và “bẻ cong một chiếc ch́a khóa” cũng như “bẻ cong một chiếc muỗng kim loại” như thế nào. Xảo thuật thứ nhất: dùng một tấm gương nhỏ dấu trong tay để nh́n lén ngược lại xem người ta vẽ ǵ lên giấy trước khi giả vờ có thể vẽ lại đúng h́nh trên. Xảo thuật thứ hai: nhanh nhẹn và khéo léo bẻ cong (hoặc tráo đổi) chiếc ch́a khóa trước khi giả vờ áp dụng thần năng lên nó. Xảo thuật thứ ba: dùng một chiếc muỗng đă được bẻ sẵn đến mức độ rạn nứt gần gẫy trước khi tŕnh diễn.



    https://www.youtube.com/watch?v=vJQBljC5RIo

    Trong phần sau của đoạn phim trên chúng ta cũng thấy Randi phối hợp bí mật với Johnny Carson là người điều khiển chương tŕnh “Tonight Show” để vạch mặt Uri Geller trên màn ảnh TV. Carson đă nhờ Randi sắp bày sẵn một số vật dụng mà Geller thường dùng để biểu diễn thần thuật của anh ta. Carson không cho Geller hay trước về việc nầy. Chúng ta có thể thấy Uri Geller rất bối rối khi bất chợt bị đ̣i hỏi phải biểu diễn huyền thuật của ḿnh với những vật dụng không phải của anh ta mang đến. Anh ta cố từ chối nhưng không có đường thoát nên cuối cùng đă viện cớ rằng “không cảm thấy sức mạnh trong người ngay lúc nầy nên không thể biểu diễn được”.

    Đoạn phim dưới đây cho thấy một ảo thuật giả trẻ tuổi khác (Yif) cũng có tài biến hóa và bẻ cong muỗng nĩa kim loại. Khi so với đoạn phim của Uri Geller th́ tài nghệ diễn xuất của Yif phải công nhận là vượt xa hẳn cách thức bẻ cong muỗng nĩa của Geller:



    https://www.youtube.com/watch?v=bCAdG65qK7w

    Ngoài phần thưởng một triệu Mỹ kim của tổ chức JREF đứng đầu bởi James Randi kể trên, c̣n có nhiều phần thưởng khác hiện đang được đưa ra bởi nhiều tổ chức cũng như cá nhân khác nhau dành cho bất cứ ai có thể chứng minh được huyền lực siêu nhiên hiện hữu dưới các điều kiện thí nghiệm khoa học.

    Thí dụ như một nhóm tự gọi là “Bất Tử” (“Immortality”) của Tân Tây Lan đưa ra một giải thưởng 2 triệu đô-la Tân Tây Lan. Tổ chức “Những Người Nghi Vấn Úc” (“Australian Skeptic”) đưa ra giải thưởng trị giá 80 ngàn Úc kim cho bất cứ ai có thể chứng minh được một hiện tượng siêu h́nh và 20 ngàn Úc kim cho ai có thể đề cử một người làm được việc nầy; nếu ai đề cử chính ḿnh và thành công th́ họ sẽ được toàn bộ 100 ngàn Úc kim. Tương tự, tổ chức “Hội Điều Tra Nghi Vấn Anh” (“Association for Skeptical Inquiry”) cũng treo giải thưởng 12 ngàn bảng Anh, tổ chức “Hội Điều Tra Độc Lập” (“Independent Investigation Group”) 50 ngàn Mỹ kim, tổ chức “Những Người Nghi Vấn Bắc Texas” (“North Texas Sceptics”) 12 ngàn Mỹ kim, tổ chức “Những Người Nghi Vấn Quebec” (“Quebec Skeptics”) 10 ngàn Mỹ kim, v.v. và v.v.

    Điều cần thấy ở đây là bất cứ ai chỉ cần chứng minh được MỘT hiện tượng siêu nhiên trong môi trường kiểm soát chặt chẽ của một cuộc thí nghiệm khoa học tiêu biểu th́ họ sẽ đủ điều kiện để nhận lảnh TẤT CẢ những phần thưởng đă nêu trên! Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có ai có vẻ muốn làm điều đó.

    Đặc biệt cho nhà tâm linh Uri Geller,một thương gia người Anh tên Gerald Fleming đưa ra giải thưởng 250 ngàn bảng Anh nếu ông ta có thể bẻ cong một chiếc muỗng trong một môi trường thí nghiệm có kiểm soát đàng hoàng. Và ảo thuật gia Chris Angle cũng đă tuyên bố nếu Geller có thể đoán đúng được nội dung của một lá thư nằm trong phong b́ dán kín mà ông đang cất giữ th́ sẽ được thưởng 1 triệu Mỹ kim. Tương tự, cho đến nay Uri Geller có vẻ như chưa cần nhận lănh các số tiền nầy.

    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  5. #5
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Thật ra nh́n lại th́ những phép thuật của các nhà tâm linh kể trên không có ǵ lạ lùng cả. Các khái niệm nầy từ muôn đời đă gắn liền với văn hóa và tư duy con người. Trong sách truyện, phim ảnh kể đến đầy dẫy những nhân vật có phép thuật nầy, vài thí dụ nổi tiếng gần đây có lẽ là những Jedi trong “Star Wars”, nhân vật Sissy Spacek của Stepehn King trong truyện “Carrie”, v.v.




    Trong lịch sử tín ngưỡng tôn giáo lúc nào cũng có vô số các thí dụ về psychokinesis mà người ta cho là “phép lạ”.

    Sai-Baba được tin là đă thường xuyên làm xuất hiện những nhúm “tro thánh” trong ḷng bàn tay hoặc nhả ra các nữ trang từ trong miệng trước mắt tín đồ. Vô số người tin rằng đây là dấu hiệu của những huyền năng vô biên và bằng chứng cho thấy ông là đấng thiêng liêng Tối Cao. Có hàng trăm trang mạng, chẳng hạn như http://www.saibaba-aclearview.com/?page_id=68 phổ biến niềm tin nầy.

    Sai Baba có khoảng 40 triệu tín đồ bản xứ lẫn tín đồ từ mọi nước Tây Phương. Những tín đồ sùng tín và nhiệt t́nh nhất, có nghĩa là những người “cúng dường” Sai Baba hậu hĩ nhất, thường được ông ban tặng cho những nữ trang như nhẫn, ṿng đeo cổ, v.v. ông đă “tạo thành từ trong thân thể và đem ra ngoài bằng miệng của ông”. Những tín đồ “sùng tín và nhiệt t́nh” ít hơn một chút th́ được sắp xếp ngồi ở hàng phía trước ở các buổi thuyết pháp và nếu may mắn sẽ được Sai Baba ban bố cho một nhúm tro nhỏ mà ông “biến hóa” ra từ tay của ông.



    Đoạn phim sau đây cho thấy Sai Baba “làm phép biến ra tro thánh”:




    Những phép lạ trên, nếu thật sự xảy ra, được xem là nằm trong dạng “vật chất bị ảnh hưởng (tức là biến đổi) hay điều khiển bởi một huyền lực từ tâm thức”.

    Tuy nhiên, những cái gọi là “phép lạ” trên đều có thể thực hiện bởi các ảo thuật gia hàng ngày. Họ có thể làm những đồ vật xuất hiện và biến mất trong chớp mắt, hoặc thay đổi vị trí từ nơi nầy sang nơi khác, hoặc biến dạng từ đồ vật nầy thành đồ vật khác một cách dễ dàng trước mắt mọi người dưới ánh đèn sân khấu sáng chói từ mọi phía. Khi quan sát và so sánh các phim ảnh, chúng ta có thể thấy phép thuật sản xuất tro hay nhả ra nữ trang mà Sai Baba dùng để chiêu dụ tín đồ chỉ là những tṛ ảo thuật khá vụng về. Rất nhiều màn tŕnh diễn trên Youtube phải được xem là xuất sắc, thú vị và “đáng tin” gấp mấy lần các phép lạ của Sai Baba.

    Dưới đây là một đoạn phim lật rơ thủ thuật làm ra tro thánh và nôn ra nữ trang của Sai Baba:




    Trong video chúng ta có thể thấy Sai Baba tḥ tay ṃ lấy một viên giấy nhỏ đựng tro đă dấu sẵn bên dưới một cái thố vàng mà một cộng sự viên dâng lên cho ông trước khi “biến hóa” ra tro thánh. Những viên đựng tro nầy cũng thường được dấu sẵn trong tay áo của ông. Cử động của bàn tay ông mỗi lần trước khi “biến hóa” ra tro là cử động tiêu biểu của một ảo thuật gia rẻ tiền trước khi “biến hóa” ra một vật ǵ đă dấu sẵn trong tay áo. Trước khi Sai Baba “biến hóa” ra nữ trang từ miệng th́ ông cầm một cái khăn rất lớn trong tay để giả vờ nôn món nữ trang vào đó. Video cũng cho thấy thật ra món nữ trang đă nằm sẵn trong khăn từ trước rồi.

    Sai Baba được xem là hiện thân của Krisna, nghĩa là đấng Toàn Năng và Thượng Đế của vũ trụ. Sai Baba chết lúc 85 tuổi vào năm 2011 (trong khi ông đă luôn tuyên bố “sẽ ngự trị vương quốc trần gian nầy đến hết 95 năm và khi đó th́ 2/3 dân số thế giới sẽ là tín đồ”). Sau khi ông chết, tin thời sự Ấn Độ tường thuật người ta t́m thấy gần 100kg vàng, hơn 1000kg bạc và một số tiền mặt khổng lồ trong đại sănh riêng của ông.

    Tôn giáo Sai Baba như đă thấy thật ra chỉ là một tổ chức lường gạt quy mô với số thu nhập vĩ đại. Sai Baba có một vài cộng sự viên thân tín phụ giúp ông trong việc giàn xếp và chuẩn bị cho các “phép lạ” của ông.


    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  6. #6
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Khi nói về phép lạ trong tôn giáo tín ngưỡng th́ không thể không nói đến Giê-su. Giê-su được kể là đă từng biến nước thành rượu, làm bánh ḿ trở thành nhiều thập phần, đi trên mặt nước, v.v. Đây cũng là một dạng “vật chất bị ảnh hưởng, biến đổi hay điều khiển bởi một huyền lực từ tâm thức”.







    Trong trường hợp Giê-su, không ai có thể xác định chắc chắn những điều kiện bối cảnh trong khi các câu chuyện phép lạ của ông xảy ra (nếu những ǵ trong Kinh Thánh thật sự có xảy ra). Chi tiết về các phép lạ nầy được Kinh Thánh kể đến rất sơ sài. Dĩ nhiên là không có phim ảnh cũng như không có những bài tường tŕnh từ các nguồn độc lập. Do đó không ai có thể kiểm chứng về các câu chuyện trên. Và tương tự chúng ta có thể thấy rằng việc biến đổi từ chất lỏng nầy thành sang chất lỏng khác, hoặc làm một món đồ vật tăng số lượng lên nhiều lần, hoặc đi trên mặt nước, v.v. cũng đều là những màn tŕnh diễn mà bất cứ ảo thuật gia nào với đầy đủ dụng cụ và tập luyện đều có thể thực hiện được.

    Đoạn phim sau đây cho thấy chỉ một đứa bé cũng có thể làm ra vẻ có phép lạ thay đổi nước trong một cái ly biến ra thành rượu rồi ra thành nước trái cây, v.v.



    Và đoạn phim sau đây, ngoài những đoạn cho thấy các “phép lạ” khác không giải thích được, ở phút thứ 12 trở đi có một đoạn nhà ảo thuật trẻ tuổi Yif cũng biến nước thành rượu giữa một nơi công cộng:



    Và đoạn phim nầy cho thấy anh ta biến hóa ra bánh ḿ:



    Và tṛ đùa dưới đây, một nhân vật chính với vài cộng tác viên ẩn mặt có thể dễ dàng sản xuất bất cứ số lượng bánh ḿ nào họ muốn và làm nhiều người kinh ngạc:



    Và tṛ đùa “đi trên mặt nước” dưới đây của một ảo thuật gia không chuyên nghiệp tại một công viên cũng tạo ra phản ứng lư thú từ những người chung quanh:



    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  7. #7
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    THẦN THUẬT (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Một điều có vẻ như rất dễ nhận thấy ở đây là: tùy chiếc áo người tŕnh diễn đang mặc, tùy ở hoàn cảnh nào mà màn tŕnh diễn của họ sẽ được xem hoặc là ảo thuật hay huyền thuật.

    Thế th́ tại sao người ta vẫn tin vào những “huyền thuật”, những “phép lạ” dạng trên?

    Năm 2006, một thống kê ở Mỹ phỏng vấn gần 1800 người cho thấy 28% đàn ông và 31% đàn bà “đồng ư” hay “rất đồng ư” về phát biểu “Sức mạnh của tâm thức có thể làm ảnh hưởng và điều khiển được thế giới vật chất”. Năm 2008, chuyên gia tâm lư người Anh Richard Wiseman phỏng vấn 400 ảo thuật gia trên toàn thế giới. Khi được hỏi “Anh có tin rằng con người có thể dùng một năng lượng siêu nhiên nào đó để di chuyển hay thay đổi vật chất được hay không?” th́ 83.5% trả lời là “Không”, 9% trả lời “Có” và 7.5% trả lời “Không rơ”.

    Kết quả cuộc thống kê trên có vẻ cho thấy v́ những người trong nghề ảo thuật hiểu rơ cách thức diễn xuất ra những sự kiện có vẻ như thần bí nên phần đông không tin vào những “huyền thuật”, những “phép lạ” dạng trên. Trong khi đó những người không trong nghề ảo thuật v́ lư do ngược lại nên dễ tin hơn.

    Tuy nhiên, c̣n những lư do khác nữa. Những lư do nầy đều xuất phát từ cấu trúc và định kiến sẵn có của con người.

    Trước hết, và quan trọng nhất là con người cần và muốn tin vào sự hiện hữu của các hiện tượng siêu nhiên. Đây là để thỏa măn nhu cầu tâm linh, và tâm lư, của họ. Và v́ cần và muốn tin nên họ sẽ tự t́m cách để nh́n thấy sự hiện hữu của chúng. Họ sẽ tự bỏ qua những lư luận, những xét đoán dựa trên kinh nghiệm và kiến thức thông thường để cho phép họ chỉ nh́n thấy những ǵ họ cần nh́n thấy. Nói cách khác, tiềm thức của họ thúc đẩy họ t́m ra phương cách để củng cố niềm tin của họ.

    Đây là một nhu cầu có phần tương tự với nhu cầu “trốn thoát”, dù là chỉ tạm thời, khỏi bối cảnh b́nh thường nhàm chán hàng ngày. Đó là tại sao người ta xem phim, đọc truyện giả tưởng. Tuy một mặt biết tất cả chỉ là giả tạo như người ta lựa chọn tạm thời gạt bỏ qua điều nầy để tận hưởng sự hứng khởi khác biệt dù chỉ là khoảnh khắc. Sự trốn thoát tưởng tượng nầy có giá trị tâm thần giúp đỡ con người đỡ bị dồn nén liên tục bởi những áp lực trí tuệ từ đời sống hàng ngày.

    Hơn nữa, con người có khuynh hướng nh́n thấy sự liên hệ giữa hai (hay nhiều) sự kiện với nhau mặc dù thật sự không hề có liên hệ ǵ giữa các sự kiện trên cả. Thí dụ như khi thảy một hạt xí ngầu (có 6 mặt) xuống bàn th́ tỉ lệ mỗi trong sáu số nằm lên trên đều bằng nhau cả. Tuy vậy nếu một người đang cố gắng hết sức để được số cao (như “6” hay “5”)và khi các con số nầy hiện lênth́ họ sẽ có khuynh hướng cho rằng nhờ họ vận dụng trí óc mà chuyện nầy xảy ra. Tức là họ tin rằng tâm thức họ đă ảnh hưởng ít nhiều bằng cách nào đó lên kết quả của hạt xí ngầu. Đây là niềm tin thông thường của tất cả những người nghiện cờ bạn. Khi nghe một thầy bói nhắc đến một việc ǵ đó hơi giống như t́nh cảnh của một người th́ họ sẽ liên tưởng và tự kết hợp hai sự kiện với nhau rồi cho rằng lời của thầy bói quả thật rất chính xác với t́nh cảnh của họ.

    Kế đó, con người có khuynh hướng thiên vị. Trong thí dụ trên nếu những con số nhỏ (như “1”, “2” hay “3”) xảy ra th́ họ hoặc thường quên đi hoặc cho rằng tại v́ họ không tập trung tâm trí đủ. Khi nhà tiên tri nói về 9 việc sai th́ họ hoặc không để ư đến hoặc cho rằng v́ lư do ǵ đó mà họ chưa thấy được sự liên hệ của chúng với t́nh cảnh của họ. Chỉ cần 1 việc mà họ có thể cho là chính xác th́ họ sẽ nhớ măi và luôn dùng nó như là một bằng chứng về sự tài giỏi của nhà tiên tri.

    Kế đó nữa, con người có khuynh hướng dễ tin. Như đă đề cập đến ở trên, nếu một ảo thuật gia làm cho đồ vật di chuyển được từ xa trên sân khấu th́ khán giả sẽ thích thú thưởng thức đồng thời hiểu rằng đây chỉ là một thủ thuật giả tạo với mục đích giải trí. Trong khi đó, nếu ở một đền thờ không khí huyền ảo và một tu sĩ nổi danh về pháp thuật thần thông cũng làm đúng y việc nầy th́ nhiều người sẽ không ngần ngại tin đó là một hiện tượng siêu nhiên. Chẳng những thế, đa số sẽ không dám chất vấn tu sĩ nầy ngay cả nếu họ có nh́n thấy một vài sự kiện ǵ đó đáng nghi ngờ về “hiện tượng siêu nhiên” trên.

    Trong những video về Sai Baba kể trên, chúng ta có thể thấy rơ các tín đồ đều bị thu hút và phân tâm hoàn toàn trước sự hiện diện mà họ cho là quư báu và thiêng liêng của ông ta. Với tâm thần mê mẫn như thế, họ không để ư đến những chi tiết nhỏ nhặt cho thấy hiện thân của thượng đế của họ thật ra chỉ là một ảo thuật gia với tài nghệ khá sơ đẳng.

    Cũng như đă nói, ngay cả những khoa học gia chân chính nhất nhiều khi v́ vô ư cũng vẫn mắc phải những lỗi lầm cơ bản nầy. Và thật ra th́ đây là những lỗi lầm rất dễ mắc phải và rất khó nhận thấy. Năm 1979, hai ảo thuật gia trẻ tuổi tên Steve Shaw và Michael Edwards đă giả dạng làm hai nhà tâm linh nộp đơn và được thu nhận vào để làm đối tượng khảo nghiệm cho một chương tŕnh nghiên cứu về siêu nhiên của Đại Học Washington ở St Louis, Missouri. Qua hai năm dài, hai người nầy đă tham dự nhiều cuộc thử nghiệm được xem là “đầy đủ những phương cách kiểm soát chặt chẽ cần thiết theo nguyên tắc kiểm chứng khoa học” tổ chức bởi trường Đại Học. Lỗi lầm của những khoa học gia ở đây là họ điều động một cuộc khảo nghiệm với một tâm thức t́m kiếm những ǵ họ muốn t́m thấy. V́ vậy trong suốt thời gian trên không ai nhận biết rằng những “huyền thuật” của hai người nầy mà họ đang kiểm nghiệm thật ra chỉ là những xảo thủ ảo thuật. Steve Shaw và Michael Edwards đă được James Randi gài đặt vào làm việc nầy để chứng tỏ rằng nhiều nghiên cứu gia về phạm trù siêu nhiên không có đủ kinh nghiệm và kiến thức để phân biệt giữa xảo thủ ảo thuật và thần thuật (nếu có).

    Phần đông chúng ta cho rằng “Các chuyện mê tín nhảm nhí đó chỉ có những kẻ quê mùa thất học mới vướng mắc phải. Tôi không nằm trong diện đó”. Như đă thấy, ngay cả những người có kiến thức sâu rộng chuyên ngành cũng không miễn nhiễm trong vấn đề nầy. Những nghiên cứu gia của Đại Học Washington - St Louis ở trên có thể rất uyên bác về các đề tài nghiên cứu của họ, tuy nhiên họ không chắc đă có kinh nghiệm tổ chức thí nghiệm cần thiết để bảo đảm kết quả của họ khỏi bị ô nhiễm. Đây là hai lănh vực khác biệt trong ngành nghiên cứu khoa học. Kiến thức siêu việt về lư thuyết khảo nghiệm không nhất thiết đi đôi với khả năng tổ chức và quản lư quá tŕnh khảo nghiệm. Để bảo đảm kết quả khỏi bị ô nhiễm bởi các lỗi lầm vô t́nh do chính họ đă là một vấn đề cực kỳ khó khăn, nếu phải giao tiếp với những đối tượng thí nghiệm đă có sẵn chủ định dối gạt th́ việc nầy cần đến một tŕnh độ và bản lănh đối phó khác hẳn.

    V́ thế khi một hiện tượng siêu nhiên được tường thuật là “đă được kiểm chứng bởi viện thí nghiệm XYZ” hoặc gắn liền theo các cơ quanthẩm quyền hay nhân vật tên tuổi nào đó th́ chúng ta vẫn không nên tự động giả định rằng hiện tượng đó đă được kiểm chứng và xác nhận đến mức độ không c̣n ǵ để nghi vấn cả.

    Khi đứng trước một hiện tượng siêu nhiên, chúng ta nên luôn tự nhắc nhở ḿnh áp dụng nguyên tắc “một lời tuyên bố càng ly kỳ, bất thường bao nhiên th́ cần phải được kiểm chứng ở một mức độ thấu đáo và thận trọng bấy nhiêu” (hay "Extraordinary claims require extraordinary proof" - Marcello Truzzi).

    Dĩ nhiên là tôi không khẳng định rằng không có phép thần thông, huyền thuật hay phép lạ. Không ai có thể chứng minh tuyệt đối được sự không hiện hữu của một sự vật.

    Dĩ nhiên là việc các ảo thuật gia có thể diễn xuất một “phép lạ” không có nghĩa tuyệt đối là phép lạ nầy đă không thật sự xảy ra dưới một huyền lực siêu nhiên nào đó. Ở đây tôi chỉ muốn cho thấy rằng cho đến nay không có nhân vật tâm linh nào, kể cả những tên tuổi nổi bật nhất trên thế giới, cho thấy huyền thuật của họ có thể thỏa măn được điều kiện “không c̣n ǵ để nghi vấn nữa”.

    Nguyễn Nhân Trí

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. THẾ GIỚI GIAO ĐỘNG V̀ DỊCH EBOLA
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 06-08-2014, 10:43 AM
  2. Replies: 47
    Last Post: 30-03-2013, 09:32 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-07-2011, 05:58 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 13-11-2010, 05:23 AM
  5. RỒNG BỊ (LƯỠI B̉) LIẾM
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 05-10-2010, 12:06 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •