“Mănh thử”.... sát nhân!

Nếu đặt câu hỏi tháng 8 năm nay có ǵ đáng chú ư nhất th́ chắc sẽ có không ít người trả lời: “nóng như vầy ai mà chịu thấu” hoặc “chưa năm nào nóng như năm nay” hay “suốt ngày chỉ muốn ngâm ḿnh dưới nước” v.v..... Theo định luật tự nhiên của đất trời th́ mùa hè là phải... nóng, tuy nhiên trong những năm gần đây, từ lúc quả địa cầu bị luồng khí thải CO2 dần dần bao phủ do kỹ thuật khoa học ngày một tinh vi, cuộc sống cho dù có tiện lợi hơn, chẳng hạn như chuyện mỗi nhà “trang bị” một vài máy lạnh đă là chuyện b́nh thường, nhưng bầu trời Nhật Bản vốn đă “hâm hấp” nay lại thêm “hừng hực” v́ “gió.... khoa học” từ trong nhà phun đầy ra ngơ biến thành “mùa hè đỏ lửa”. Theo định nghĩa của sở khí tượng Nhật Bản th́ ngày hè được chia thành 3 cấp: 夏日- Hạ Nhật (từ 25 đến 30 độ C, ngày nóng b́nh thường), 真夏日- Chân Hạ Nhật (từ 30 trở lên đến 35 độ C, ngày nóng... ra nóng) và 猛暑日- Mănh Thử Nhật (35 độ C trở lên - ngày nóng kinh khiếp). Liên tiếp trong 10 ngày cuối tháng 8 độ nóng trên toàn nước Nhật thi đua vượt quá mức “Mănh Thử”, khiến số người

Chết v́ .... nóng (trúng nóng hay trúng nắng 熱中症) tăng gấp 2 năm ngoái (305 người chỉ trong tháng 8) mà nạn nhân phần lớn là các cụ ông, cụ bà sống một ḿnh thui thủi, suốt ngày cứ phải ôm cái quạt máy cũ kỹ chuyên... phà hơi “nóng”. Đâu đă hết, cái nóng “mănh thử” năm nay c̣n đưa đến những cái chết khác như:

Chết v́ ... nước (水死 - thủy tử) hầu như ngày nào cũng có (291 người), v́ những “người khôn người đến chỗ lao xao” hay rủ nhau ra sông, ra suối, ra biển trầm ḿnh cho mát... rồi sóng tràn tới, lũ kéo đi cuốn trôi vài ngày sau mới.... t́m thấy xác.

Chết v́ .... leo núi xuống ghềnh tuy không nhiều nhưng vẫn là cái chết vô duyên lăng xẹt. Những người chủ trương “ta dại ta t́m nơi vắng vẻ” th́ xuống ghềnh hay lên non hợp ca “ḥ leo..... núi”. Ấy thế mà ông trời cũng không tha, cứ khoảng giữa ghềnh hay gần đỉnh là trời lại nổi cơn thịnh nộ, ào ào sấm sét, kéo tuột những người “dại” này về.... ở chung với những kẻ “khôn” trên cho có bầu có bạn.

Nói cho cùng khi số trời đă định th́ “khôn” hay “dại” cũng cùng chung số phận v́ .... đôi giày mà c̣n có... “số” huống chi là con người. Thôi, chuyện linh tinh đến đây về “mănh thử” cũng tạm đủ xin chuyển sang chuyện khác.

Nhật Bản = nước có tuổi thọ cao phải chăng là điều hư cấu?

Hôm 26 tháng 7, Bộ Y Tế Lao Động Nhật Bản đă công bố một thống kê cho biết: tuổi thọ trung b́nh của nữ giới là 86,44 tăng 0,39 tuổi so với năm ngoái và tiếp tục đứng đầu thế giới, nam giới là 79,59 tăng 0,3 tuổi nhưng “tụt” xuống hạng 5 (năm ngoái hạng tư).

Lư do khiến tuổi thọ trung b́nh người Nhật càng ngày càng tăng th́ có rất nhiều, nhưng
có 2 yếu tố chính được ghi nhận là:

1/ Có những tiến bộ vượt bực trong y học về pḥng bệnh và chữa bệnh, nhất là việc chữa trị hiệu quả ba căn bệnh chính dẫn tới tử vong nhiều nhất là ung thư, tim mạch và đột quỵ.

2/ Chủ trương ăn uống của người Nhật là “bổ trước ngon sau”.

Nhưng từ cuối tháng 7 vừa qua th́ kỷ lục này có vẻ bị nghi ngờ khi t́nh cờ phát giác ra một vài “sự cố” mà không ai lường trước được.

Ngày 24 tháng 7, uỷ ban dân sinh của khu phố Senju thuộc quận Adachi-Tokyo đă báo với toà hành chánh và cảnh sát về “hành tung” khó hiểu của cụ Kato Sogen 111 tuổi (sinh năm 1899), người thọ nhất trong quận. Theo thông lệ là khi các cụ bước vào lứa tuổi 80, 90, 100 hay hơn nữa đều được toà hành chánh hay uỷ ban dân sinh gửi tặng những món quà mừng tuổi thọ, món quà có thể là một chút tiền nho nhỏ, hay cũng có thể là những tấm plaque biểu dương....., nhưng đối với trường hợp cụ già 111 tuổi này th́ ủy ban dân sinh trong khu vực cho biết: không thể nào gặp trực tiếp cụ kể từ hơn 30 năm nay, bao giờ mang quà hay điện thoại hỏi thăm đều được người nhà “đại diện” nhận và lúc nào cũng: cụ đang ngủ, cụ đang thiền và cụ vẫn khoẻ không có ǵ lo lắng...... Cứ thế là chuyện thăm hỏi - từ chối nhùng nhằng này kéo dài từ năm này sang năm khác. Cho đến tháng 1 và tháng 3 năm nay sau khi con gái cụ (81 tuổi) và cháu gái cụ (53 tuổi) đồng thanh khẳng định: đă bảo cụ tôi không muốn gặp mà, sao mấy người lằng nhằng quá vậy hay “cụ tôi đă ở chỗ khác rồi”. Thế là cảnh sát phải nhập cuộc. Đến nhà th́ phát giác thân xác cụ Kato Sogen đă thành ...xương trắng, con gái cụ chối quanh: bố tôi muốn tu để thành phật sống “即心成仏”(tức thân thành phật) nên đă tự giam ḿnh ở trong pḥng từ 30 năm trước và cấm không cho ai vào, nên chúng tôi không biết là cụ.... mất, nhưng con rể cụ lại nói khác: khoảng 2 năm trước, tôi có hé hé nh́n vào pḥng th́ thấy cụ đă.... thành xương trắng. Lời khai bất nhất này khiến cảnh sát hỏi thêm và ḷi ra: cụ đă mất khoảng hơn 30 năm trước v́ bên cạnh cụ c̣n tờ báo phát hành ngày 21 tháng 8 năm 1978. Gia đ́nh đă cố t́nh không “khai báo” để con cháu cụ vẫn tiếp tục nhận tiền hưu trí đều đều gửi vào tài khoản tên của cụ.. Cháu cụ tiếp tục “biện minh”: tôi đă rút ra một phần và đem.... cất nơi khác cho chắc ăn, định lúc nào thuận tiện sẽ trả lại cho nhà nước. 1 tháng sau, cảnh sát đă bắt giữ con gái và cháu gái cụ hôm 27/8 v́ tội gian lận 9.500.000 yen (khoảng 110.000 mỹ kim) tiền hưu và cả 2 đă nhận hoàn toàn tội lỗi.

Sự việc này khiến bộ Y Tế Lao động “khẩn trương” ra chỉ thị cho các cơ quan liên hệ phải đến từng nhà xác nhận xem ai c̣n ai mất. Tính đến cuối tháng 8, qua các cuộc “thăm viếng trực tiếp” th́ trên toàn Nhật Bản có 280 cụ “行方不明hành phương bất minh” nghĩa là không xác nhận được tung tích, trong số đó có 25 cụ vẫn c̣n được.... “hưởng” chế độ tiền hưu. Số này chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới. Xin được đan cử một vài trường hợp điển h́nh.

- Cụ bà Fusa Furuya thọ nhất Tokyo 113 tuổi, được coi là đang sống với con gái.... 79 tuổi trong quận Suginami, nhưng khi hỏi th́ cụ... con gái cho biết: mẹ tôi không sống ở đây mà sống ở đâu đó với em trai, nhưng tôi vẫn đóng đầy đủ lệ phí “介護保険 - bảo hiểm chăm sóc người già” cho mẹ. Hỏi sang cụ... con trai (71 tuổi) th́: tôi cũng chả biết mẹ tôi ở đâu nữa. Điều tra thêm th́ được biết cụ... con gái hàng năm vẫn nhận phần tiền hưu trí của cụ....mẹ.

- Một cụ bà 104 tuổi sau khi về trời 9 năm trước, với lư do “không có tiền làm đám ma” xương cốt của cụ được con trai (65 tuổi) “âm thầm” cất trong một cái túi xách treo đầu giường để... mẹ đâu con đó. Người con trai này vẫn “lặng lẽ” nhận lănh phần trợ cấp tiền hưu của cụ mẹ.

- Một cụ bà 125 tuổi ở Kobe th́ địa chỉ trên giấy tờ lại là một công viên từ năm 1981.....

- Tại tỉnh Nagasaki có một cụ sinh năm 1810, Yamaguchi có một cụ sinh năm 1824, Shiga có một cụ sinh năm 1828, Yamagata có một cụ sinh năm 1837 đă qui tiên lúc nào không biết nhưng trên sổ hộ tịch th́ cả 4 cụ vẫn c̣n “tồn tại” với số tuổi... 200, 186, 182 và 173. Ngoài ra c̣n các cụ tuổi từ 120 đến 160 th́ .... đếm không hết.

Nguyên nhân đưa đến các “sự cố” này là:

- Sự tắc trách và thiếu phối hợp giữa các cơ quan phụ trách hộ tịch và cơ quan bảo hiểm sức khoẻ-hưu trí người già.

- Gian lận tiền hưu trí.

- Ngoại trừ trường hợp phạm tội, cơ quan này không được quyền cung cấp thông tin cá nhân đang quản lư cho cơ quan khác. Đây là rào cản rất khó vượt qua trong thời điểm hiện tại, muốn giải quyết th́ phải sửa luật.

- Con cháu các cụ v́ lư do nào đó đă không làm giấy khai tử hoặc không thông báo với cảnh sát khi các cụ mất tích.

Theo thống kê của bộ Y Tế-Lao Động th́ tại thời điểm tháng 9 năm ngoái (2009), nước Nhật có 40.399 cụ trên 100 tuổi. Đó mới chỉ tính số các cụ trên 100, c̣n các cụ dưới 100 một chút cũng không phải là ít. Không biết con số trên có bao gồm các cụ c̣n “tồn tại” trên giấy tờ hay không? Chắc phải mất một thời gian dài Bộ Y Tế - Lao Động mới nắm được con số chính xác ai c̣n, ai mất.

Ngày 3/8 tờ 文化日報 (Văn Hoá Nhật Báo) của Hàn Quốc đặt nghi vấn: 「『日本=長寿国』は虚構?」 (Nhật Bản = nước có tuổi thọ cao phải chăng là điều hư cấu?). Quí vị nghĩ thế nào?

Xung quang cái túi xách ....Fendi

Sau gần mấy tháng “moi móc” và phê b́nh cách giải quyết của bộ hoàng cung - nỗi âu sầu của công chúa mẹ Masako về việc công chúa con AI bị bắt nạt, bước vào tháng 8, tờ tuần báo Shukan Shincho đă tạm ngưng chuyện của công chúa con với lư do công chúa c̣n đang nghỉ hè và đi t́m..... đối tượng khác. Đối tượng kỳ này được nhắm tới là công chúa mẹ Masako. Câu chuyện thế này.

Chiều ngày 16 tháng 8, gia đ́nh hoàng thái tử đă được gần 400 người dân địa phương ra đón một cách thật nồng nhiệt ở nhà ga Nasu Shihara (那須塩原) thuộc tỉnh Tochigi khi bắt đầu cho chuyến nghỉ mát tại một trang trại gần đó. Xen lẫn trong đoàn người, lẽ dĩ nhiên là có cả những kư giả lăng xăng chạy tới chạy lui ghi ghi chép chép. Flash chớp lia lịa vào 3 khuôn mặt tươi như hoa của gia đ́nh hoàng thái tử. Và... 1 tuần sau, số phát hành ngày 2 tháng 9 tờ Shukan Shincho có bài... phóng sự: “Túi xách mới ra ḷ “Fendi” của công nương Masako đă làm ... dậy sóng”.

Tờ báo thuật lại: Theo một nhà b́nh luận về thời trang th́ đó là cái túi xách tay của Fendi, một danh hiệu của Ư chuyên làm những đồ thời trang phụ nữ. Thế giới có rất nhiều danh hiệu nổi tiếng như Coach, Miumiu, Gucci, Chanel, Dior, Prada, Louis Vuitton v.v... mà Fendi là một. Biểu tượng của Fendi là 2 chữ FF đặt ngược...... Túi xách có nhiều giá từ 1200 US đến 12000US hay hơn nữa tùy theo vật liệu chế tạo, nếu là lông thú th́... khỏi nói.

Thế th́ công nương Masako đeo cái túi xách Fendi khi dung dăng dung dẻ th́ đă sao? Một thầy bàn cũng thuộc về giới nghiên cứu thời trang tiếp lời: “Có sao chứ, hôm trước xem TV tôi... hết hồn. Túi xách của công nương đang đeo có cái logo quá ư là nổi bật, nh́n vào là người ta biết ngay là của Fendi, khác hẳn với chủ trương thời trang chính thống của hoàng thái hậu Michiko và công chúa Kiko. Rơ ràng là công chúa Masako đă vượt khỏi cái khung qui định về thời trang của hoàng tộc rồi” .

Thế nào là “thời trang chính thống”? một thợ bàn khá nặng kư hiện đang là giáo sư đại học (文化女子- Văn Hoá Nữ Tử)và cũng là b́nh luận gia về hoàng thất Watanabe Midori bồi tiếp: Người trong hoàng tộc không nên mang hay đeo những thứ làm tại nước ngoài. Cứ quan sát ta sẽ thấy không bao giờ Hoàng Thái Hậu Michiko và công chúa em Kiko mang trên người những ǵ được làm tại nước ngoài, và cho dù làm tại Nhật nhưng cũng chẳng bao giờ thấy có logo của nơi sản xuất cả. Cũng có thể những món mà công nương diện trên người là quà tặng của bạn bè, gia đ́nh v́ gia đ́nh công nương vốn hàng khá giả, chả phải tiền đóng thuế của người dân nhưng cũng không nên. Nói tóm lại điểm căn bản thời trang của hoàng tộc là “気遺い - Kizukai“ có nghĩa là phải “quan tâm”, “để ư” xung quanh xem những ǵ ḿnh mang trên người có thể bị hiểu lầm là quảng cáo cho một danh hiệu nào đó hay không?

Có một người từng làm việc trong hoàng cung thố lộ: “Đă là người th́ ai cũng có sở thích riêng, Lấy thí dụ: có người thích ăn chuối, có người thích ăn táo và người thường th́ thoải mái muốn nói ǵ th́ nói về sở thích của ḿnh, nhưng người trong hoàng tộc th́ lại khác, nếu nói: tôi thích chuối hơn táo là không được, v́ như thế sẽ làm phật ḷng những người trồng táo đang cung cấp hay biếu tặng hoàng cung ...táo.

Khoảng 20 năm trước, hoàng cung định công bố cho báo chí một bức h́nh chụp lúc hoàng thái tử đang sử dụng máy tính nhân ngày sinh nhật, nhưng khổ một nổi là cái tên của công ty máy tính hiện lồ lộ trước mắt, thế là chúng tôi phải tẩy sửa sao cho mất hẳn cái tên đó trước khi gửi đi. Thêm một chuyện nữa, lúc Nhật Hoàng Hirohito c̣n sống, đáp câu hỏi của báo chí: Ngài thường xem tin tức của đài truyền h́nh nào? Đúng bài bản, Nhật Hoàng Hirohito vừa cười vừa nói: tôi mà nói ra th́ sẽ gây sự cạnh tranh giữa các đài truyền h́nh ngay.

Trở lại chuyện công nương Masako, ngoài chuyện mang cái túi xách nước ngoài, công nương c̣n bị chỉ trích là ăn mặc hơi khác người...xung quanh. Số là hôm làm lễ chấm dứt khóa học trước khi nghỉ hè, lúc đến trường chung với công chúa con, công nương “chơi” nguyên bộ đồ mùa.... đông dù đang là cuối tháng 7 nóng bức, lạc lơng hẳn với những cái áo ngắn, quần ngắn mùa hè của những phụ huynh khác.

Có dư luận cho rằng, trước khi là người hoàng tộc, công nương đă học và nắm vững tất cả những ǵ nên làm, tránh làm, nhưng có lẽ v́ bản tính “反抗“ (phản kháng) hoặc chán cuộc sống “lầu son gác tía” nên khi ra ngoài nàng cứ tỉnh bơ, thoải mái làm theo ư ḿnh. Nhưng chắc đó chỉ là chuyện đoán ṃ... “thừa giấy vẽ voi”..

Nghĩ đi nghĩ lại th́ dư luận khó thật. Cái ǵ cũng bị soi mói làm sao mà sống thoải mái được, chắc v́ thế mà bệnh trầm cảm của công nương không bao giờ hết. Làm người đă là khó mà người của hoàng tộc th́ c̣n vạn lần khó hơn.

Kiếp sau nếu “phải”làm người
Xin trời cho phép làm người.... thường thôi!



Chuyện chính trường
“Sang trang” hay “đóng sổ”


8 giờ 30 sáng ngày 25/8, cựu tổng thư kư đảng cầm quyền Dân Chủ Ozawa Ichiro đă tuyên bố: “Tôi sẽ ra tranh cử trách vụ Chủ Tịch Đảng vào ngày 14/9 sắp tới”. Quyết định này được đưa ra sau khi gặp cựu thủ tướng Hatoyama Yukio lần thứ hai vào 30 phút trước đó. Ông Ozawa nói thêm: “Cựu thủ tướng Hatoyama đă nói nếu tôi ra ứng cử, ông sẽ ủng hộ tôi toàn diện”. Quyết định của ông Ozawa đă chính thức mở màn cho cuộc tương tranh “một mất một c̣n” giữa ông và thủ tướng Kan.

Xin được nhắc lại một chút. Ngày 2/6 năm nay, hai ông Hatoyama và Ozawa đă phải nuốt lệ ra đi sau những chống đối của người dân Okinawa, những tai tiếng tiền bạc, những bất nhất về chính sách v.v... Qua một cuộc tranh cử trong nội bộ không lấy ǵ khó khăn, ông Kan Naoto đă đắc cử chủ tịch đảng. Sau khi trở thành thủ tướng thứ 94 của Nhật, ông đă bổ nhiệm ban chấp hành đảng và thành lập nội các gồm hầu hết là những người có lập trường đối lập với ông Ozawa. Trong sự ủng hộ nồng nhiệt của người dân ông chủ trương 3 mạnh:

- mạnh về kinh tế
- mạnh về an sinh xă hội
- mạnh về tài chính

để cố gắng đưa nước Nhật qua khỏi cơn bế tắc kéo dài suốt 20 năm. Nhưng chỉ sau hơn 1 tháng cầm quyền, đảng Dân Chủ của ông đă đại bại trong kỳ bầu cử thượng viện 11 tháng 7. Nguyên nhân gần là v́ những phát biểu không đúng thời điểm của ông về chủ trương tăng thuế tiêu thụ, nguyên nhân xa hơn là nội các của đảng cầm quyền đă không thực hiện được những ǵ đă hứa và vận hành đất nước bằng các chính sách không tưởng v.v.... Dựa vào sự đại bại này, phái ủng hộ ông Ozawa đổ hết tội lỗi cho ông và phe phái, đ̣i ông phải nhận trách nhiệm đă làm cho đảng mất ghế, nền kinh tế đ́nh trệ. Ông Kan cũng nhận lỗi và xin chuộc.... lỗi lầm bằng cách “Tiếp tục điều hành chính phủ để lấy lại niềm tin của người dân”. Thế là sóng gió nổi lên, phe chống ông đi thêm một bước: vận động để đưa ông Ozawa vào trách vụ chủ tịch đảng v́ theo họ th́ trong giai đoạn hiện tại, chỉ có “Ozawa tiên sinh” là người có đủ bản lănh đưa nước Nhật ra khỏi cơn... bĩ cực.

Ngày 19/8, cựu thủ tướng Hatoyama đă tổ chức một buổi họp mặt qui tụ hơn 150 dân biểu tại trang trại nghỉ mát của ḿnh ở Nagano mà hầu hết là những người của phái Ozawa, có thể coi đây là dấu hiệu chuẩn bị cho ông Ozawa “xuống núi” sau một thời gian im lặng.

Ngày 23/8 ông Kan Naoto đă tổ chức 3 ngày học thảo và mời những dân biểu, nghị sĩ mới đắc cử năm ngoái và năm nay để t́m sự ủng hộ. Cùng thời gian, ông Ozawa cũng tổ chức các khoá học về “chính trị bổ túc”. Lời qua tiếng lại giữa hai phe trong cùng đảng vào những ngày cuối tháng 8 càng ngày sôi nổi trong sự im hơi lặng tiếng của các đảng đối lập.
Để “挙党一致cử đảng nhất trí” (đảng chúng ta chỉ là một), cựu thủ tướng Hatoyama Yukio đă nhảy vào đóng vai “ḥa giải”. Gọi là “hoà giải”, nhưng trên thực chất th́ ông Hatoyama chỉ là người trung gian chuyển những điều kiện của ông Ozawa đến ông Kan. Ông Ozawa muốn ông Kan phải gạt những thành phần “chống Ozawa” ra khỏi nội các như Tổng Thư Kư Đảng Edano Yukio và bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Sengoku Yoshito, giao lại chức Tổng Thư Kư hay Phó Thủ Tướng cho ông. Khi ông Hatoyama chuyển “nguyện vọng” của ông Ozawa, th́ ông Kan một mực: “sau cuộc bầu cử đại bại, tôi đă nhiều lần xin gặp để ngỏ lời xin lỗi, nhưng ông Ozawa nhất định không”, ông đề nghị: theo tôi th́ chức cố vấn danh dự cho Ozawa tiên sinh là thích hợp nhất, ông nghĩ sao? Thái độ cứng rắn này của ông Kan làm ông Hatoyama “quê một cục”, và việc gọi là “ḥa giải” coi như thất bại. Sáng hôm sau 26/8, trước khi lên đường sang Nga tham dự lễ.... ra mắt sách của con trai ḿnh tại đại học Moscow, cựu thủ tướng “ba phải” Hatoyama đă gặp lại ông Ozawa: nếu tiên sinh quyết định ứng cử tôi xin ủng hộ toàn diện. Và ông Ozawa tuyên bố sẽ ra tranh cử.

Việc ông Ozawa ra tranh cử trong lúc dư luận về ông rất bất lợi (ông có thể bị ra toà nếu Ủy Ban Thẩm Tra Kiểm Sát (検察審査会) ra quyết nghị 起訴相当 (khởi tố tương đương) lần thứ 2 dự định vào tháng 10, lần thứ nhất vào ngày 26/4), tuy có gây sự bất ngờ, nhưng theo phân tích chung của giới thạo tin th́ ông đă bị đẩy vào cái thế phải tranh cử, nếu không th́ tương lai, ảnh hưởng của ông trong đảng sẽ mất hết. Lời hứa “ủng hộ toàn diện” của ông Hatoyama cũng là một yếu tố khiến ông dứt khoát. Ngoài ra, ông lại được những người xung quanh “bàn vào”: chỉ có ông là người có khả năng đưa nước Nhật ra khỏi cơn khủng hoảng.

Nếu ông thắng mà kinh tế Nhật Bản đi lên th́ người dân sẽ vui vẻ, xí xoá mọi... lỗi lầm. C̣n ông thua? Tính sau.

Đối với người bênh th́: “Ngay bây giờ Nhật Bản cần người có cái đầu chứ không cần ngay người có đức” hay “Nhật Bản sẽ bước vào vận hội mới nếu Ozawa tiên sinh lănh đạo” kẻ chống th́: “ai dám giao vận mệnh cho một người đang bị nghi vấn lem nhem về tiền bạc có thể bị đưa ra toà?” bi quan hơn một chút th́: hôm nay (26/8) là ngày đánh dấu sự chia rẽ không phương hàn gắn của đảng Dân chủ, c̣n đa số dân chúng th́ chán chường: vấn đề “tiền Yen cao giá”, “cổ phần mất giá” mấy ngày hôm nay các ông tính sao đây, suốt ngày lúc nào cũng bầu, cũng cử. Rơ chán.

Dù 78% không đồng t́nh việc ông Ozawa sẽ là thủ tướng nhưng người dân chỉ biết phó mặc tất cả cho các dân biểu-nghị sĩ, nghị viên, đảng viên, thân hữu của đảng Dân Chủ, là những người có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được gọi là “国民不在選挙 - quốc dân bất tại tuyển cử” (cuộc tuyển cử không có sự tham dự của người dân) ngày 14 tháng 9 này.

Hiện tại đảng Dân Chủ có 412 dân biểu thuộc 2 viện, 2382 nghị viên địa phương và khoảng 340.000 đảng viên và thân hữu. Muốn trở thành chủ tịch, ứng viên phải đạt được quá bán của 1224 điểm, tức là trên 613 điểm. Cách tính điểm như sau:

- mỗi dân biểu-nghị sĩ được 2 điểm tất cả 824 điểm.
- 2382 nghị viên địa phương được 100 điểm
- 342.493 đảng viên, thân hữu được 300 điểm.

Trong lúc hai ông và phe cánh của ḿnh bắt đầu vận dụng mọi h́nh thức “tấn công nhau” để kiếm .... điểm, th́ ông “ba phải” Hatoyama (*) vừa từ Nga trở về hôm 29/8 lại “tài lanh” nhảy vào đóng vai “ḥa giải”. Ngày 30/8 ông đă gặp cả 2 bên để thuyết phục: chúng ta hăy trở lại t́nh trạng “troika - tam đầu chế”(Hatoyama-Kan-Ozawa) cộng thêm “tiên sinh Koshiishi Azuma” (chủ tịch thượng viện) để có nhau như những ngày đầu. Trên nguyên tắc th́ ông Kan đồng ư đề nghị “tứ đầu chế” này (v́ cảm thấy có thể bị rớt đài dù được người dân ủng hộ, nhưng số dân biểu-nghị sĩ phe cánh của ông không bằng số phe cánh của ông Ozawa). Dưới sự “môi giới” của ông Hatoyama, hai ông Kan-Ozawa đă gặp nhau chiều ngày 31/8 để t́m phương cách “thỏa hiệp”. Sau gần 40 phút trao đổi, hai bên đă “tái xác quyết” ....“đường ai nấy đi”, có nghĩa là ông Ozawa sẽ ra tranh cử và nguy cơ đảng cầm quyền Dân Chủ bể làm nhiều mảnh chỉ c̣n là vấn đề thời gian.
Thôi xin đành hẹn quí vị tháng sau với đầy đủ chi tiết chuyện ai sẽ là vua và ai sẽ là giặc!

Sayonara
Trần Thái Huy
--------------------------------

(*) Gọi là “ba phải” chắc cũng chưa diễn tả hết ư nghĩa trong trường hợp của ông Hatoyama: chẳng hạn chỉ trong 2 tuần gần đây, cũng một điều mà ông thay đổi c̣n nhanh hơn chong chóng. Đầu tiên th́ “nhất quyết” ủng hộ ông Kan, khi thấy ông này cứng rắn với ông Ozawa ông lại đổi sang ủng hộ ông Ozawa v́ .... ông cho là ông Ozawa là người ơn của đảng và cả cá nhân ông, nhưng hôm sau th́ ông lại nói khác. Cuối cùng chả hiểu ông nghĩ ǵ và muốn ǵ, có lẽ nên gọi ông là “trăm... phải” hay “ngàn... phải”mới chính xác, nhưng tiếc là từ ngữ Việt Nam chỉ có mỗi chữ..... “ba phải”..