Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 23

Thread: Hảo-Hán hay Gian Hán ?

  1. #11
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Đáo Trường Thành

    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Theo tôi th́ chữ "hớn" là cách nói trại đi của chữ "Hán".
    chữ tầu viết hảo Hán như sau, xin anh Đại Lăn coi có đúng không:
    郝漢
    và hảo Hán là các nhân vật có trong truyện Thuỷ Hử, loại Lương sơn Bạc đó mà .
    Dĩ đáo Trường Thành vi Hảo Hán
    Hồi lai do tưởng thướng vân thê
    Tà nhật Hoàng Cung hoan bộ nhập
    Bạch dương hoa tấn, mãn quan y.

    Diễn nôm
    Đến Trường Thành
    Đã đến trường Thành nên Hảo Hán
    Ra về còn nhớ đỉnh thang mây
    Hoàng cung chiều xuống vui chân bước
    Hoa bạch dương bay áo mũ đầy.

    Trên đây là bài thơ chữ Hán và bài dịch cuả
    cố thi sĩ Cao Tiêu làm trong chuyến Hoa du cuả ông.

    Phía dưới Thi sĩ còn ghi chú thêm :
    " TRên VLTT có dựng bia khắc thảo bút cuả Mao Trạch Đông
    viết một câu thơ nhằm thu hút du khách :
    Bất đáo Trường thành phi Hảo Hán.

    Chữ Hảo Hán ở đây không chỉ dành riêng cho người Hán, mà chung cho cả du khách ngoại quốc.

    Nguồn :Tập thơ CAO TIÊU THI TUYỂN. Hoàng Gia Huynh Đệ Xuất Bản.
    Cao Tiêu là bút hiệu của cố Đại Tá Hoàng Ngọc Tiêu, Cục Trưởng cục CTCT/VNCH.
    Last edited by CảThộn; 02-12-2014 at 08:10 PM.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Chép lại vài bài thơ (của người Việt) về tráng sĩ, trượng phu, anh hùng , hào kiệt, nam nhi , hảo hán...

    Tráng sĩ hành

    "Gió đ́u hiu sông Dịch lạnh lùng ghê,
    Tráng sĩ một đi, không bao giờ về!"


    Tay nâng chén rượu giă người cũ,
    Miệng đọc câu ca chân bước đi.
    Dao t́nh mài liếc với thanh khí.
    Chí hùng tung bốc đầy sơn khê.
    Nghe tiếng đờn trúc gơ réo rắt,
    Mặc cho kể hết niềm phân ly.

    Niềm phân ly!
    Đă bước chân ra khôn hẹn kỳ,
    Đời người bất quá vị tri kỷ,
    Sống, chết, nên, chăng, ai sá chi!
    Túi áo xênh xang ba tấc kiếm,
    Bụi hồng rong ruổi đôi bánh xe.
    Ngoảnh lại thành Yên đầy uất khí,
    Thấu ḷng hoạ chỉ người tương tri

    Người tương tri,
    Lá gan bầu mật, cùng nhau thế:
    Thề đem tấm thân tới hang hổ,
    Giết con cọp dữ rừng man di,
    Đời nếu chôn lấp hết công lư,
    Anh hùng hào kiệt c̣n ra ǵ!
    Phá núi Thái Sơn, lấp Đông Hải;
    Ấy là phận sự đàn nam nhi.

    Đàn nam nhi,
    Chuyển đất xoay giời thường có khi.
    Khuyên ai chớ học bọn khăn yếm:
    Xa nhau một bước lệ đầm đ́a.
    Liếc mắt khắc trông vũ trụ đó.
    Đâu không là cảnh ta say mê!
    Chếch choáng hơi men bốc chính khí,
    Ngâm câu khẳng khái ḿnh ta nghe...

    "Gió đ́u hiu sông Dịch lạnh lùng ghê,
    Tráng sĩ một đi không bao giờ trở về"

    Á Nam - Trần Tuấn Khải
    Hai khổ đầu bài thơ tác giả viết vào năm 1926, tác giả viết tiếp và hoàn thành bài này vào năm 1933.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Chép lại vài bài thơ (của người Việt) về tráng sĩ, trượng phu, anh hùng , hào kiệt, nam nhi , hảo hán...

    Bài thơ nổi tiếng Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác sáng tác
    Thời gian trôi qua, có nhiều bản chép lại với những chi tiết khác nhau
    Bản ghi trên đây có lẽ tạm cho là đúng nhất, do nguyệt san Thế Kỷ 21 (số 115, tháng 11 năm 1998, trang 8) ghi lại từ một băng thơ do Lệ Ba, ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện, với giọng ngâm của chính Lệ Ba


    Hồ Trường


    Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
    Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
    Trời nam ngh́n dặm thẳm
    Non nước một mầu sương
    Chí chưa thành, danh chưa đạt
    Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
    Trăm năm thân thế bóng tà dương
    Vỗ gươm mà hát
    Nghiêng bầu mà hỏi
    Trời đất mang mang ai người tri kỷ
    Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
    Hồ trường! Hồ trường!
    Ta biết rót về đâu?
    Rót về Đông phương, nước biển Đông chẳy xiết sinh cuồng loạn
    Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
    Rót về Bắc Phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
    Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng
    Nào ai tỉnh, nào ai say
    Ḷng ta ta biết, chí ta ta hay
    Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
    Hà tất cùng sầu đối cỏ cây

    Nguyễn Bá Trác

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523


    TRÁNG SĨ HÀNH CA

    Vung kiếm ta ca , hề ,Sát Thát
    Vỗ gươm ta hát, hề,Nam chinh
    Vẫy súng ta thề, hề, Bắc phạt
    Ôm đàn ta mơ, hề, thái b́nh

    Chỉ trời ta chiếm, hề, một cơi
    Chỉ đất ta trấn, hề, một phương
    Gặp biển chung lưng nhau tát cạn
    Gặp núi nắm tay cùng xẻ đường

    Ta bạo lực, hề,không khuất phục
    Ta giàu sang, hề, không đổi ḷng
    Coi công danh, hề, con nước đục
    Coi tử sinh, hề, nhẹ như không

    Đêm mơ kiếm reo đền Kiếp Bạc
    Ngày đợi rùa thiêng dâng kiếm thần
    Ao vải anh hùng người Nguyễn Huệ
    Cỡi voi về vui XUÂN THĂNG LONG

    Giữa khuya nghe Đại Cáo B́nh Ngô
    Hùng khí lung lay bóng nguyệt mờ
    Bỗng thấy rừng Lam Sơn trống giục
    Chiến bào Lê Lợi gió phất phơ

    Ta ôm chí lớn trong thiên hạ
    Ta sống ngang tàng như đại dương
    Thân đứng thẳng không bao giờ chịu cúi
    Sáng hoang vu như một mảnh trăng rừng

    Ta tráng sĩ, hề, chừ lên đường
    Ta hảo hán , hề, chỉ thèm say
    Ai tri kỷ, hề, cùng ta nâng chén
    Bạch mă dong cương, hề, ta đi đây !

    TRẦN HOAN TRINH

    http://www.phanchautrinhdanang.org/trangsihanhca.html

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    NHO như Uy Viễn Tướng Công mới là NHO ( Nho Việt thơm ngon và đáng gieo trồng)

    Chí nam nhi
    Lê Văn Phúc



    Tượng đồng Nguyễn Công Trứ

    Thoạt nghe tựa đề này, bạn đọc đă biết ngay là nói đến ai rồi!

    Thời học tṛ, khi lên tới ban trung học, ai cũng được học về một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng, trong đó có danh nho Nguyễn Công Trứ!

    Các nam sinh, học đến tác giả này đều coi đây là thần tượng của đời ḿnh, mơ uớc sau này sẽ nối gót người xưa.

    Trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm ai có văn nghiệp, vơ công hiển hách đến như thế!

    Đây cũng là một tấm gương cao cả, rực rỡ về một người thân lập thân, tài kiêm văn vơ, chí hùng bất khuất, lời nói đi đôi với việc làm, và có một tâm hồn rất ư là nghệ sĩ, đầy t́nh người, t́nh yêu và t́nh tự tin để sống một cuộc đời dẫu có khi thăng lúc trầm, khi bần hàn lúc hiển hách mà lúc nào cũng giữ được tinh thần lạc quan, phô diễn ư chí nam nhi và quyết tâm phục vụ đất nước.

    ***

    Ông sinh ngày đầu năm Mậu Thân (1778), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc ḍng dơi Đức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn.

    Con đường khoa cử của ông lận đận, măi đến năm 42 tuổi (1818) mới đậu giải nguyên kỳ thi Hương trường Nghệ rồi ra làm quan.

    Suốt 30 năm xuất chính, chức vụ cao nhất là Thượng Thư, Tổng Đốc và được triều đ́nh phong là Uy Viễn Tướng Quân.

    Nhưng v́ ông học rộng, tài cao, chí lớn nên cũng không tránh khỏi những nỗi thăng trầm v́ ganh ghét, dèm pha. Hai lần bị cách chức, một lần bị cách tuột xuống làm lính.

    Về vơ nghiệp th́ ông rất là hiển hách, đánh đông dẹp bắc, dẹp Phan bá Vành (1827), dẹp Nông văn Vân (1833), dẹp giặc Khách (1835), trận nào cũng tỏ ra có tài thao lược.

    Năm 80 tuổi, khi nghe tin quân Pháp đánh phá Đà Nẵng (1858), ông c̣n hăm hở xin vua cho cầm quân đi đánh giặc..

    Được dân chúng nhớ đến nhiều nhất v́ ông là một nhà kinh tế có công khai hoang khẩn ấp ở hai huyện Tiền Hải (thuộc tỉnh Ninh b́nh) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Thái B́nh) khi làm chức Doanh Điền Sứ thời vua Minh Mạng.

    Ông chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất việc lập nhà học, xă thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những công tŕnh của ông được dân chúng nhớ ơn. Hiện nay c̣n nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện trên cũng như ở quê hương của ông. Nhiều đ́nh chùa đă thờ cúng ông và tôn làm Thành Hoàng Làng.

    ***

    Nhưng được nhớ đến nhiều nhất, phải nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ.

    Ông đă để lại cho đời nhiều thơ văn nói về phận sự làm trai, nợ tang bồng, kẻ sĩ, thú tiêu dao, t́nh đời đen bạc, triết lư nhân sinh…

    Ông mê hát ả đào, viết nhiều bài ca trù rất đa t́nh. Ông cũng là một nghệ sĩ rong chơi thoải mái, không câu nệ.

    Trong lịch sử văn học nước nhà, tưởng ít ai có được sự nghiệp hiển hách mà lại đa tài, đa t́nh, đa đoan, đa sự… đến như ông!

    Khi c̣n trẻ đi thi, ông đă tự nhủ lả phải đỗ đạt làm quan mới thi thố được tài năng, như trong bài “Đi thi tự vịnh”:

    Đi không há lẽ trở về không?
    Cái nợ cầm thư phải trả xong
    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
    Dở đem thân thế hẹn tang bồng
    Đă mang tiếng ở trong trời đất
    Phải có danh ǵ với núi sông
    Trong cuộc trần ai, ai đă biết
    Rồi ra mới rơ mặt anh hùng.


    Sống trong cảnh nghèo nhưng ông giữ cuộc sống thanh cao, phẩm cách trong sạch. Ông có khí tiết, vượt mọi trở ngại để thành đạt.

    Có khi ông phải làm thầy địa lư, thầy lang bốc thuốc, thơ phú cho qua ngày, ẩn nhẫn chờ thời…

    Để bầy tỏ chí hướng của ḿnh, ông có bài "Chí nam nhi", bảo rằng một người con trai thông minh, phải làm nên kẻ khác thường trong thiên hạ, phải thi thố nơi trường văn, xông pha nơi chiến trận, làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ th́ mới đáng mặt nam nhi hào kiệt:

    Thông minh nhất nam tử
    Yếu vi thiên hạ kỳ
    Trót sinh ra th́ phải chi chi
    Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu
    Đố kỵ sá chi con Tạo
    Nợ tang bồng quyết trả cho xong
    Đă xông pha bút trận, th́ gắng gỏi kiếm cung
    Làm cho rơ tu mi nam tử
    Trong vũ trụ đă đành phận sự
    Phải có danh ǵ với núi sông
    Đi không, chẳng lẽ về không.


    Vẫn nói về phận sự nam nhi, ông c̣n muốn trải rộng tâm t́nh để nói lên chí hướng của ḿnh là phải vẫy vùng Nam, Bắc, Đông, Tây. Lúc nguy nan th́ ra tay buồm lái, làm nên sự nghiệp phi thường. Rồi khi công thành danh toại th́ thảnh thơi thơ túi rượu bầu, trang trắng vỗ tay reo, như bài « Chí làm trai » :

    Ṿng trời đất dọc ngang, ngang dọc
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay
    Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
    Cho phỉ chí vẫy vùng trong bốn bể
    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
    Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh
    Đă chắc rằng ai nhục, ai vinh
    Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
    Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
    Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
    Chí những toan sẻ núi lấp sông
    Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
    Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
    Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
    Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.


    Chí hướng của ông đă bầy tỏ rơ ràng như vậy và ông quyết tâm theo đuổi lư tưởng của ḿnh.

    Khi nói về thế nào là một kẻ sĩ trong thiên hạ, ông đă có dịp luận bàn chi tiết, ư hướng qua những vần thơ rơ nét, đanh thép, như gói ghém cả cuộc đời ḿnh trong bài « Kẻ sĩ » :

    Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt
    Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
    Có giang sơn th́ sĩ đă có tên
    Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quư
    Miền hương đảng đă khen rằng hiếu nghị
    Đạo lập thân giữ lấy cương thường
    Khí hạo nhiên chí đại, chí cương
    So chính khí đă đầy trong trời đất
    Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất (1)
    Hiêu hiên nhiên điếu Vị, canh Sằn (2)
    Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn
    Phù thế giáo một vài câu thanh nghị
    Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
    Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên
    Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
    Đem quách cả sở tồn làm sở dụng
    Trong lăng miếu ra tài lương đống
    Ngoài biên thùy rạch mũi can tương
    Làm sao cho bách thế lưu phương
    Trước là sĩ, sau là khanh tướng
    Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung
    Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng
    Nhà nước yên mà sĩ được thung dung
    Bấy giờ sĩ mới t́m ông Hoàng Thạch
    Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch
    Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn
    Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn
    Đồ thích chí chất đầy trong một túi
    Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới
    Gẫm việc đời mà ngẫm kẻ trọc thanh
    Này này sĩ mới hoàn danh


    Ghi chú :
    (1) : «bồng tất» là hai thứ cỏ, ư nói nơi thôn quê.
    (2) : «điếu Vị, canh Sằn» là câu ở sông Vị, cày ở đất Sằn, theo gương người xưa.


    Ngoài phận sự làm trai, Nguyễn Công Trứ c̣n là một nghệ sĩ tài hoa rất mực. Thú vui nào cũng là thú ăn chơi, thơ túi rượu bầu. Ông ca tụng thú nhàn nên có dịp là hưởng cái thú thanh cao ấy , như trong bài « Cầm kỳ thi tửu » :

    Cầm, kỳ, thi, tửu

    Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay
    Đàn năm cung, réo rắt tính t́nh đây
    Cờ đôi nước, rập ŕnh xe ngựa đó
    Thơ một túi, phẩm đề câu nguyệt lộ
    Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà
    Thú xuất trấn, tiên vẫn là ta
    Sách Hoàng Thạch, Xích Tùng, ờ cũng dáng
    Cầm tứ tiêu nhiên, kỳ tứ sảng
    Thi hoài lạc hĩ, tửu hoài năng (1)
    Một chữ nhàn giá lại đáng muôn chung
    Người ở thế, dẫu trăm năm là mấy
    Sách có chữ, « nhân sinh thích chí »
    Đem ngàn vàng chác lấy chuyện cười
    Chơi cho lịch mới là chơi
    Chơi cho đài các, cho người biết tay
    Tài t́nh dễ mấy xưa nay.


    Ghi chú
    (1) : Tiếng đàn trong trẻo, nước cờ sáng sủa, ḷng thơ vui vẻ, chén rượu nồng nàn.


    Nói về tính nghệ sĩ của Nguyễn Công Trứ, sách cũng chép rằng :

    Thuở chưa làm nên danh phận, ông cũng theo đoàn hát đi hát dạo rong chơi. Có lần giữa cánh đồng, ông đă « nhập nhằng » được với một cô đào trong đoàn hát. Chuyện ấy cũng coi như chuyện bướm với hoa , như trăng với gió, như ta với ḿnh…

    Rồi công danh đến tay, ông ra làm quan, rất là danh giá.

    Một bữa, có đoàn hát dạo vào phủ tŕnh diễn. Cô đào hát năm xưa thấy bây giờ quan lớn như thần, nhớ lại ngày cũ từng có lần ân ái với chàng, mới hát một câu rằng :

    Giang sơn một gánh giữa đồng
    Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng ?


    Quan lớn thấy người yêu anh hỡi, nhớ lời ăn tiếng nói, nhớ những phút mặn mà kề môi áp má với người t́nh xưa th́ nhận ra ngay, lấy làm cảm động lắm. Mới hỏi han rất ân cần, rồi lại chu cấp cho người xưa chút tiền bạc để làm hành trang lúc tạ từ, lưu luyến chia tay…

    Ông không quên thuở xa xưa văn nghệ văn gừng, vẫn nhớ mối duyên t́nh ngày nọ, không sợ ai chê cười, không chối từ dĩ văng mà coi đó là một kỷ niệm đẹp, khó quên trong cuộc đời ḿnh.

    Cả đến khi về ǵà, ngoài 70 tuổi ông mới cưới một nàng hầu c̣n trẻ măng mới ngoài hai mươi tuổi.

    Nên trong bài « Giả cưới nàng hầu » có đoạn người con gái vừa cưới hỏi tuổi người yêu th́ chàng đánh trống lảng, đáp ỡm ờ rằng : Năm mươi năm trước, tớ mới có hai mươi ba tuổi thôi à !

    …Tân nhân dục vấn lang niên kỷ
    Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam
    T́nh đă chung, lứa cũng phải vam
    Suốt kim cổ lấy làm phận sự
    Trong trần thế duyên duyên, nợ nợ
    Duyên cũng đành mà nợ cũng đành
    Xưa nay mấy kẻ đa t́nh
    Lăo Trần là một với ḿnh là hai
    Càng già, càng dẻo, càng dai…


    Trong thơ của ông, ít ai để ư đến bài diễn tả nỗi niềm riêng của kẻ ôm mối nhớ nhung thầm kín. Không biết « người xưa lưu luyến ra sao nhỉ ? », chứ như Nguyễn Công Trứ th́ ông rất thành thực, nghĩ sao nói vậy, diễn tả mối « Tương tư » như trong bài này :

    Tương tư không biết cái làm sao
    Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào ?
    Lúc đứng, lúc ngồi, khi nói chuyện
    Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao
    Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
    Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
    Một nước một non, người một ngả
    Tương tư không biết cái làm sao ?


    Hai câu giữa bài nói lên được ư t́nh của kẻ tương tư :

    Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
    Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào


    Khi vào đời, ông mang văn chương, vơ nghiệp giúp dân giúp nước nhưng v́ tài cao chức trọng nên cũng không tránh khỏi ganh ghét, sàm tấu đến nỗi có lần từ cấp tướng bị giáng xuống hàng binh nh́, đang ở chốn cao sang bỗng nhận được sự vụ lệnh ra tiền đồn thành kẻ ở miền xa. Ông cũng không thù hận chi ai mà coi đó là nhân t́nh thế thái.

    Nên khi cáo quan, ông coi như « Thoát ṿng danh lợi » để trở về vui thú điền viên, bạn cùng cây cỏ, chén rượu cuộc cờ, phong nguyệt riêng ta :

    Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
    Cúc, tùng, phong, nguyệt mới vui sao
    Đám phồn hoa trót bước chân vào
    Sực nghĩ lại giật ḿnh bao siết kể
    Quá giả văng nhi bất thuyết
    Cái h́nh hài làm thiệt cái thân chi
    Cuộc đời thử gẫm mà suy
    Bạn tùng cúc xưa kia là cố cựu
    Hẹn với lợi danh ba chén rượu
    Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ
    Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ
    Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt
    Mặc xa mă thị thành không dám biết
    Thú yên hà trời đất để riêng ta
    Nào ai, ai biết chăng là ?


    Sau bao năm làm quan, cầm quân đánh giặc, lo cả đến việc chăm sóc dân sinh, ông coi như đă làm tṛn phận sự người trai để trở về với đời sống thiên nhiên, vui cùng thơ văn, núi cao sông rộng trong cảnh nhàn lúc tuổi già . Sau đây là bài « Chữ nhàn » :

    Thị tai môn tiền náo
    Nguyệt lai môn hạ nhàn
    So lao tâm lao lực cũng một dàn
    Người trần thế muốn nhàn sao được?

    Nên phải giữ lấy nhàn làm trước
    Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài
    Cuộc nhân sinh bẩy tám chin mười mươi
    Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể.

    Thoát sinh ra th́ đà khóc chóe
    Trần có vui sao chẳng cười kh́?
    Khi hỉ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi
    Chứa chi lắm một bầu nhân dục.

    Tri túc, tiện túc, đăi túc hà thời túc
    Tri nhàn, tiện nhàn, đăi nhàn hà thời nhàn
    Cầm kỳ thi tửu với giang sơn
    Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.

    Ngă kim nhật tại tọa chi địa
    Cổ chi nhân tằng tiên ngă tọa chi
    Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
    Ai hay hát mà ai hay nghe hát?

    Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất
    Để ông Tô riêng một thú thanh cao
    Chữ nhàn là chữ làm sao?


    Nhớ lại trong cuộc đời ông, giai đoạn khốn cùng nhất có lẽ là thời kỳ trai trẻ, công chưa thành, danh chưa toại mà nhà lại nghèo nên ông đă có một bài phú – có lẽ là bài dài nhất trong thơ Nguyễn Công Trứ – diễn tả cái cảnh nghèo hèn cùng cực của một nho sĩ ôm chí lớn những toan lấp biển dời non mà phải đành chịu cảnh tang thương như bài "Hàn nho phong vị phú". Xin trích đoạn:

    Chém cha cái khó, chém cha cái khó
    Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó…

    …Ḱa ai:
    Bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ
    Đầu kèo mọt đục vẽ sao, trước cửa nhện giăng màn gió
    Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng
    Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ
    Đầu giường tre, mối giũi quanh co
    Góc tường đất, trùn lên lố nhố
    Bóng nắng giọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô
    Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó
    Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng buồn kêu
    Đầu giàn, chuột khóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ
    Ngày ba bữa vỗ bụng rau b́nh bịch, người quân tử ăn chẳng cần no
    Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái b́nh cổng thường bỏ ngỏ
    Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua
    Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ
    Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu
    Khăn lau giắt đỏ ḷm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú
    Đổ mồ hôi: vơng lác, quạt mo
    Chống hơi đất: dép da, guốc gỗ
    Miếng ăn sẵn, cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon!
    Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của!
    Đồ chuyên trà, ấm đất sứt ṿi
    Cuộc uống rượu, be sành chắp cổ….

    …Gấp khúc lươn, nên ít kẻ yêu v́
    Trương mắt ếch, biết vào đâu mượn mơ?
    Đến lúc niên chung nguyệt quư, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công
    Gặp khi đường xẩy chân cùng, nên phải đến cửa này cửa nọ
    Thân th́ to to nhỏ nhỏ, ta đă mỏi cẳng ngồi tŕ
    Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ
    Thầy tớ sợ men t́m đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu
    Chị em e vất lấm vào lưng, ch́a môi nhọn mỏ
    Láng giềng ít kẻ tới nhà
    Thân thích chẳng ai nh́n họ…


    Mấy ai trong cảnh hàn vi mà vẫn giữ được cái phong vị nho nhă, khốn cùng mà vẫn ung dung, mạt vận mà vẫn thanh thản chờ ngày rồng mây mờ hội. Ông lại c̣n có những nhận xét tỉ mỉ và thi vị hóa cái nghèo. Như thể đó là cái thú của kẻ chưa gặp thời vận. Ông kết luận:

    … Khó ai bằng Măi thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa cưỡi dù che
    Giầu ai bằng Vương Khaỉ, Thạch Sùng, cũng có hội tường xiêu, ngói đổ.
    Mới biết:
    Khó bởi tại trời, giầu là có số…


    Sau những thăng trầm trong cuộc đời đầy hiển vinh cũng như nhiều sóng gió, khi từ quan, ông thường cưỡi ḅ vàng, theo sau vài tiểu đồng bầu rượu túi thơ, rong chơi khắp miền thôn dă, núi sông, vui cùng cảnh đẹp, ngâm vịnh, nhàn hạ và nh́n đời bằng con mắt của một triết nhân.

    Triết lư ấy gói ghém trong bài vịnh "Cây thông":


    Ngồi buồn mà trách ông xanh
    Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
    Giữa trời vách đá cheo leo
    Ai mà chịu rét th́ trèo với thông…


    Nói tóm lại, Nguyễn Công Trứ đă trải qua những cảnh đời lắm nỗi gian truân, nhiều nét phong trần tang thương biến đổi, mà cũng chẳng biết ăn ở làm sao cho vừa được ḷng người.

    Nên cuối đời, ông cầu mong nếu có kiếp sau th́ xin được làm thân cây thông đứng giữa trời mà reo cùng trời mây non nước, xa lánh bụi hồng trần…

    Nh́n chung, cuộc đời của danh nho, danh tướng Nguyễn Công Trứ có nhiều nét ly kỳ mà cũng thực tuyệt vời…

    Một người văn vơ song toàn, tri hành hợp nhất, khi chưa thành đạt vẫn nuôi chí kiên cường làm nên sự nghiệp; khi ra làm quan đă mang hết tâm lực, tài năng phụng sự quốc gia; hoàn cảnh nào cũng bền tâm vững chí làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.

    Gương sáng ấy đă là ánh đuốc, là lư tưởng cho nhiều thế hệ soi chung.

    Có ai theo được gót danh nhân Nguyễn Công Trứ th́ ngay con cháu ông cũng chưa ai theo kịp!

    Nhưng nhiều tầng lớp người trẻ Việt Nam đă thấm nhuần được phần nào lư tưởng của người xưa để làm hành trang trong cuộc đời trước mặt…


    Ông mất ngày mùng 7 tháng 12 năm 1858, thọ 80 tuổi.

    Trong tang lễ, vua Tự Đức có khen ngợi văn tài vơ tướng của Nguyễn Công Trứ qua hai câu:

    Tả hữu nghi văn nghi vơ
    Tử sinh danh tướng danh thần.


    Nguyễn Công Trứ là một tấm gương sáng chói trong lịch sử danh nhân Việt Nam.

    Lê Văn Phúc

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Chuyện xưa - Chuyện nay- Chuyện anh hùng, hảo hán , tráng sĩ ... C̉N CHUYỆN DÂN GIAN ?!

    Chuyện xưa - Chuyện nay- Chuyện anh hùng, hảo hán , tráng sĩ ... đă khá đủ
    Bây giờ xin trở lại CHUYỆN DÂN GIAN ?!


    o0o

    Bàn lại một số tục ngữ quen thuộc
    Trần Văn Giang


    LGT:Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, h́nh ảnh, thể hiện kinh nghiệm của người dân về mọi mặt (sống tự nhiên, lao động, sản xuất, giao tiếp xă hội), được dân ta áp dụng vào đời sống, sự suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một loại văn học dân gian.
    - Theo wikiquote.org


    *
    Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc năm cùng tháng tận sau ngày "lễ Tạ Ơn," nhiều dịp lễ lạc đến nối tiếp nhau. Thiên hạ đua nhau t́m mọi để cách xài tiền (có lẽ để phần nào giúp cho kinh tế đỡ suy thoái), đi sắm sửa lung lung chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, tết Tây, tết Ta… Ở thời điểm này, tôi thường nhàn rỗi, chẳng có ǵ quan trọng để làm ngoài việc ngồi găi trán, coi chừng nhà, đuổi chó, đuổi chim chờ vợ con đi "Shopping" mệt nghỉ. Đầu óc tôi hay lơ đăng rơi vào đúng cái cảnh nhàn cư vi bất thiện. Tôi tự dưng nghĩ vớ vẩn về một vài "triết lư vụn" của đời sống.

    Lần này, không hiểu có phải v́ tôi đă ăn quá đà món giả cầy hay không mà bụng dạ dở chứng muốn sủa bậy vài tiếng để tỏ ra cho thiên hạ biết ḿnh cũng là "trí thức giả cầy," có nghĩa là giả dạng làm ánh sáng 2-3 nến soi vào một vài khoảng tranh tối tranh sáng của các kinh nghiệm vẫn được xem là khuôn thước của sự suy nghĩ trong đời sống.

    Tôi xin phép lạm bàn về một số tục ngữ quen thuộc trong dân gian như sau.

    "Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy."

    Tục ngữ vẫn thường một lúc có cả hai nghĩa đen và bóng. Theo tôi, nghĩa đen của câu tục ngữ này sai hoàn toàn… Tôi đă chứng kiến qua mấy chục năm trời, bà mẹ tôi đă đi chùa rất nhiều lần; thế nào mà Cụ cũng chẳng có cơ hội gặp "Bụt?" Thế mà tôi chưa hề thấy bà Cụ tôi mặc "áo cà-sa" bao giờ. Khi bà Cụ tôi tịch, lúc khâm liệm Cụ vẫn mặc một bộ quần áo bảnh nhất của Cụ bằng vải đắt tiền lấy ra từ tủ áo chứ không phải "áo giấy" rẻ tiền mua ở chợ tàu… Theo lẽ thường t́nh, người không tu hành mà lại muốn mặc áo thầy tu là chuyện không tưởng, chuyện kể cho vui. Vả lại, ở thế kỷ 21, người tu hành bây giờ cấp tiến lắm rồi chứ không phải như ngày xưa: Qua tin tức, h́nh ảnh phát tán rộng răi trên mạng, nhiều t́ kheo Phật giáo trong nước tay đeo đồng hồ Rolex mạ vàng, lái xe "Dream" mới cáo cạnh, đội mũ "an toàn" à-la-mốt và hănh diện khoe kúc đang dùng "điện thoại tinh khôn" (IPhone6 / Smartphone) loại "xin" mới nhất trên thị trường (top of the line). Ngoài ra, cũng nên biết thêm y phục của đức Giáo hoàng Thiên chúa giáo của Giáo hội La mă được thiết kế rất đẹp bởi Georgio Armani… Loại y phục mà chỉ có người giàu có, thế lực – như chính khách lớn, tài tử điện ảnh, luật sư đắt giá (power lawyers) chẳng hạn - mới có tiền mua. Đó là vài nét trật gọng trên nghĩa đen của câu tục ngữ này.

    Về nghĩa bóng, câu này cũng chỉ đúng một phần nhỏ thôi. Thực tế cho thấy nếu thấy một người không hề thuộc một nhóm, một cộng đồng nào mà lại cố t́nh giả dạng trà trộn vào (như mặc áo cà sa vào chùa) th́ khi bị phát giác dám mất mạng lắm. Mấy anh vi-xi trong các kế hoạch "trường kỳ mai phục" đă hết ḿnh lặn sâu trèo cao để t́m mọi cách trà trộn phá hoại, triệt hạ phe quốc gia như các đ/c Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Thành Trung, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hữu Hạnh… trước năm 1975. Đám đ/c này rành sáu câu vọng cổ bài bản "đi với Bụt mặc áo cà sa" hơn ai hết... Bây giờ, ở hải ngoại lại thấy thấp thoáng có vài anh HO, vượt biên tị nạn cs loại top-gun cũng có như Đổ máo, Nguyễn cao kầy, Phạm duy tiền… và vài anh tị nạn cù-lũ-nhí cũng có như Trần Truồng, Nguyễn Phương Khùng, Nguyễn Ngọc Lờ, Nguyễn Hữu Liếm… xin phép được mặc áo giấy màu đỏ sao vàng để đi chung đám với ma vi-xi… Cái đám ma bùn ăn cơm quốc gia thờ ma cs này v́ h́nh thù xấu xí (ugly Vietnamese) nửa ngợm nửa ma cho nên vi-xi chưa tin, c̣n ngờ vực; thành thử cho đến giờ phút này chẳng làm nên tṛ trống ǵ. Chỉ tổ bị thiên hạ chửi là đần độn… nhục thật!

    Ngoài ra, đồng nghĩa với câu nói "… mặc áo cà sa" này c̣n có câu "Nhập gia tùy tục." Thực tế rơ ràng, các giống dân ăn Đậu, Nước Mắm, X́ dầu- Củ cải muối, Sushi, Kim chi-Củ Sâm, Cà-ri-nị… di cư vào cái gọi là "melting pot" Hiệp Chủng Quốc mà chẳng có anh nào chịu "melt" (ḥa đồng / tùy tục) hết trơn hết trọi. Họ vẫn khư khư, khơi khơi giữ các truyền thống văn hóa nhiều khi rất quái đản của họ chứ có anh nào chịu khó "tùy tục" đâu hè!

    Thành thử đi với Bụt chẳng nhất thiết phải mặc áo cà sa; và hơn nữa, đi với ma th́ mặc áo ǵ cũng được, không cần phải lựa chọn làm chi cho tốn tiền, toát mồ hôi!

    "Xấu đẹp tùy người đối diện"

    Câu nói này, theo tôi, có vẻ thiếu thành thực bởi v́ cuộc đời lúc nào cũng luôn luôn có sẵn người xấu và ngưởi đẹp; cái xấu và cái đẹp. Nếu bác nào không thể phân biệt được người đẹp và người xấu, cái đẹp cái xấu th́ hiển nhiên thị giác của bác đó có vấn đề lớn. Cùng vào một thời điểm (point of time), phẩm chất (quality) của một nhan sắc hay, một nét đẹp tự nhiên, một tư cách luôn luôn cố định không thể thay đổi 1 thành 2; hay ngược lại 2 thành 1. Kinh nghiệm riêng của một người b́nh thường có thể chi phối cách nhận định của người đó về đối tượng là xấu hay đẹp (có hay không có nhan sắc); nhưng một điều rất rơ rệt, có thể gọi là "chân lư," là những "chuyên viên nghệ thuật" ở cấp cao, tỉnh táo ít khi bất đồng ư về cái đẹp và cái xấu; nét đẹp của một giai nhân hay một bức họa tuyệt tác.

    Một số người Việt tị nạn cộng sản ở ngoại quốc có tâm không ổn, trí có đóng nhiều màng nhện bỗng nhiên mắc phải khuyết tật của những người loạn thị loại này: Bây giờ bỗng nhiên họ nh́n bọn sát nhân cộng sản từng giết người không gớm tay thấy sao chúng nó cũng bằng cấp đầy quần, tử tế đẹp giai ra phết?!


    "Xấu đẹp tùy người đối diện" theo tôi phải được đổi thành "Ăn nhẳm cái giống ǵ mà mà ngu quá vậy?"

    "Ở hiền gặp lành"

    Theo quan niệm xưa:

    Khổng Mạnh khuyên con người nên sống phải đạo (Hiền) và chịu đựng (Nhẫn) th́ chuyện "lành" sẽ đến.

    Nhưng trong thực tế, chẳng hạn như cuộc sống dưới chế độ cs, "Ở hiền" mà gặp phải cỡ "Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngớt nghỉ…" th́ bỏ mẹ cả đám; làm ǵ mà có cơ hội để gặp "bác lành." May lắm, nếu không bị chết sớm th́ cũng chỉ làm đến dân oan là cùng… Mất nhà, mất đất, mất ruộng, mất tương lai, mất hết tất cả không ai thương tiếc… mà c̣n bị Tố hữu (bút hiệu của bác "Bốn Lành") làm thơ "cắt mệnh" đ́ thêm cho đáng đời th́ chết sớm c̣n sướng hơn.

    Từ đó suy ra, dân ta phải hiểu và áp dụng chữ "Ở hiền" như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh; hoặc nhiều khi phải mạnh dạn đổi cách sống thành "cương / cứng rắn" (nhưng không nhẫn tâm làm hại người khác) để bảo vệ lẽ phải, quyền lợi chính đáng… Có như thế th́ may ra mới có thể thay đổi được hoàn cảnh, mới chứng minh được chân lư; chứ không nếu cứ nhắm mắt nhắm mũi "ở hiền" th́ coi như đồng nghĩa với tự sát, hay thủng thẳng, tà tà chờ chết vậy...

    Nh́n chung, dân ḿnh hiền quá, bị bác và đảng thay phiên nhau hiếp dâm giữa ban ngày trời sáng mà cứ "nhẫn" nhục im thin thít chẳng thấy kêu đau ǵ cả? Mà h́nh như có kêu đau th́ bác và đảng cũng đâu có nghe. Bác và đảng c̣n đang bận định hướng xă hội chủ nghĩa và tiếp đối tác kinh tế.

    Theo tôi, bây giờ qua hoàn cảnh ở quê nhà, có lẽ nên đổi câu "Ờ hiền gặp lành" thành ra "Hiền Giả Quá Ngu" cũng đặng! Ngu chi mà ngu tận mạng… Thật tội nghiệt!

    "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ"

    Câu tục ngữ này trước đây vẫn được hiểu là:

    Người già hiểu biết, nhiều kinh nghiệm; v́ thế trước khi đi đâu, làm việc ǵ chúng ta cần tham khảo ư kiến của họ. Trẻ em thường ngây thơ, trong sáng không (chưa) biết nói dối (?) nên khi khi cần t́m hiểu chuyện ǵ xẩy ra chung quanh nhà th́ nên hỏi chúng.

    Không phải tôi có ư vơ đũa cả nắm, v́ chính bản thân tôi cũng gần 7 bó rồi, nhưng một số anh già bây giờ càng lúc càng tỏ ra vô tích sự. Đă không chịu bỏ chút ít thời giờ nhàn rỗi ra học hỏi thêm để bắt kịp các tiến bộ khoa học mà lại chỉ thích nhậu, cà-phê, tán phét, chửi đổng, chê bai bên trái bên phải không chừa ai, thọc gậy bánh xe, phá bĩnh vô trách nhiệm… c̣n nếu có chút thời giờ th́ lại t́m cách tra cập cho bằng được các khoản trợ cấp của chính phủ hoặc xem phim "3 con Ếch… / xxx" Muốn hỏi mấy anh già này một ít kiến thức tổng quát về kinh tế, chính trị, thời sự , văn hóa, tin học… để đi xa th́ cũng như đi vớt ánh trăng dưới đáy hồ. Ngược lại, lớp trẻ ở thế hệ một rưỡi hay thế hệ thứ hai có năng lực, không bị rào cản ngôn ngữ, dễ hội nhập dường như theo kịp đà với văn minh đương đại, có thể nhờ vả được.

    Ở thế kỷ này, đành phải "Đi hỏi trẻ mà về nhà cũng hỏi trẻ" luôn cho nó chắc ăn! Bởi v́ làm sao có thể tin tưởng câu trả lời của mấy anh già lăng trí "ao-dai-mơ!"…

    Theo tôi, để cho mọi chuyện êm thắm và an toàn hơn th́ nên "Đi th́ hỏi vợ; mà về nhà cũng hỏi dzợ." Chắc ăn như bắp Không thể nào sẩy được…

    "Thà chậm mà chắc"

    Câu này ngay tử đầu đă có vẻ ngớ ngẩn. Dường như chỉ là cách bào chữa vụng về của mấy anh kém thông minh, tài hèn sức mọn, làm hoài không xong việc.

    Ở thời buổi "Đi từ zero đến 60 dặm một giờ trong ṿng có 4.5 giây đồng hồ" (from 0 to 60 in 4.5 seconds) mà làm chậm th́ không chết đói chết rét th́ cũng mất việc sớm.

    Mấy anh Tiến sĩ Giáo sư ở Việt Nam không làm nổi một cái đinh vít, thường hay lạm dụng câu nói này trong mọi trường hợp, hay khi đang làm bất cứ một việc ǵ… Đă không chịu nh́n nhận là con rùa lật ngửa rồi mà mấy bố tiến sĩ c̣n dọa là "Nhanh quá rất nguy hiểm." Nè! Nếu mấy cha biết rơ là ḿnh sẽ phải làm cái ǵ (if you know what you are doing) th́ không có vấn đề nhanh hay chậm ở đây. Tranh căi chỉ làm mất thời giờ.

    "Trông mặt mà bắt h́nh dong"

    Theo lối suy luận cũ:

    Bộ mặt phản ảnh tâm lư, suy nghĩ của con người đặc biệt là đôi mắt (c̣n được gọi là cửa sổ của tâm hồn) biểu hiệu các trạng thái tâm lư có thể là: lo âu, giận hờn, e thẹn, xấu hổ… Cứ nh́n vào tấm ảnh chụp thẳng mặt là có thể đoán được đến 70-80% tính t́nh một người. Tâm đẹp th́ mặt mới đẹp, nhân nào quả nấy, cái tâm được thể hiện hết qua khuôn mặt. Tâm là nhân c̣n mặt là quả. Tâm tính như thế nào th́ hiện ra khuôn mặt như thế ấy…

    Chà chà! Nghe có vẻ như đinh đóng cột. Tuy nhiên, nói vậy mà không hẳn phải như vậy, có nhiều người rất khéo che đậy ư nghĩ, âm mưu, thủ đoạn của họ. Có người gian ác, nham hiểm họ có tài đeo mặt nạ hiền giả suốt đời.

    Thực tế cho thấy: Nhận xét về con người qua h́nh tướng không c̣n chính xác nữa. Tại sao vậy? Bởi v́ kỹ nghệ sửa sắc đẹp đă và đang phát triển như nấm dại mọc sau cơn mưa rào. Chỉ riêng thành phố Hán thành (Seoul) của Nam Hàn có đến 4000 bác sĩ hành nghề sửa sắc đẹp… Nhiều người sửa sắc đẹp đến mức người khác nếu phải nh́n vào thẻ căn cước của họ th́ không thể nhận ra họ là ai nữa th́ làm sao mà biết được ḷng dạ họ.

    Ngoài ra, theo kinh nghiệm bản thân người viết, xin nói thêm rằng: Có khi v́ hoàn cảnh sống nó làm cho cho người ta có tướng (xấu) chứ không hoàn toàn đó là người xấu. Đó là chưa nói trong tướng học khi nghiên cứu sâu mới biết là có ẩn tướng: Cái tướng cao quư hoặc gian sảo đôi khi không lộ ra hoặc không thể nhận ra nếu chỉ quan sát thoáng qua và không có kinh nghiệm.

    Như vậy câu "Trông mặt mà bắt h́nh dong" có vấn đề. Nhiều khi có thể đem đến sự thất lễ hoặc phiền toái, lầm lẫn, bị đánh lừa trong nghệ thuật giao tiếp.

    Biết người th́ biết mặt chứ khó biết được ḷng.

    Lời cuối

    Người viết không có ư định gạt bỏ các tục ngữ, châm ngôn cũ trong kho tàng văn hóa dân gian. Phần lớn các câu nói cũ vẫn c̣n đúng ít hay nhiều. Người viết chỉ muốn nêu lên một vài câu tiêu biểu tương đối có vấn đề khá rơ rệt ở thời buổi này mà mỗi khi dùng đến nó chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ lại. Nobody gets hurt!

    Thân mến,
    Trần Văn Giang
    Last edited by SilverBullet; 03-12-2014 at 04:15 AM.

  7. #17
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hảo Hán hay Tráng sĩ một đi không trở lại !!

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Bài thơ nổi tiếng Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác sáng tác
    Thời gian trôi qua, có nhiều bản chép lại với những chi tiết khác nhau
    Bản ghi trên đây có lẽ tạm cho là đúng nhất, do nguyệt san Thế Kỷ 21 (số 115, tháng 11 năm 1998, trang 8) ghi lại từ một băng thơ do Lệ Ba, ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện, với giọng ngâm của chính Lệ Ba


    Hồ Trường


    Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
    Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
    Trời nam ngh́n dặm thẳm
    Non nước một mầu sương
    Chí chưa thành, danh chưa đạt
    Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
    Trăm năm thân thế bóng tà dương
    Vỗ gươm mà hát
    Nghiêng bầu mà hỏi
    Trời đất mang mang ai người tri kỷ
    Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
    Hồ trường! Hồ trường!
    Ta biết rót về đâu?
    Rót về Đông phương, nước biển Đông chẳy xiết sinh cuồng loạn
    Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
    Rót về Bắc Phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
    Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng
    Nào ai tỉnh, nào ai say
    Ḷng ta ta biết, chí ta ta hay
    Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
    Hà tất cùng sầu đối cỏ cây

    Nguyễn Bá Trác

    ............. Cảm ơn T/v Silver Bullet đă posted lên hai bài thơ 1 của Á Nam Trần tuấn Khải và một của Nguyễn bá Trac.. đọc hai bài này lại nhớ đến ban Kịch sông Hồng lần đầu tiên Tổng hội sinh viên Hà nội dàn dưng lên vở kịch Mài gươm dưới trăng.. tại nhà Hát Lớn Thành phố..đă ngâm lên lúc tŕnh diễn .
    Đám tuổi trẻ ngày nay, khi đọc hai bài thơ này chắc không biết đến sự tích của nhân vật trong thơ, nếu T/v SB có thể nào giải thích bối cảnh và nhân vật th́ các em cháu sẽ hiểu rộng răi hơn về thời phong kiến quân chủ... Rất cảm ơn ./. nmq

  8. #18
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    141

    Biết th́ nói biết, không biết th́ nhận không biết, tức là biết vậy!

    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán"!

    Co' ngay anh, đúng y chang nếu agrandir cái h́nh mầu nâu th́ sẽ thấy gịng chữ:"Bất đáo Trường Thành phi hảo hán"!

    http://dulichdalat.pro/DIA-DIEM-DU-L...i-Mong-Mo.html

    Cám ơn Mậu Thân 68 đă cho coi cái h́nh thiệt của "Vạn Lư Trường Thành made in VC"
    với chữ viết bằng tiếng Việt "bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Xưa nay nghe tin màcứ ngờ ngợ không biết thực hư ra sao.

    Coi chừng nay mai Bắc bộ phủ VC giở chứng viết trước cổng vào lăng Hồ ḍng chữ
    " Bất đáo Hồ lăng phi hảo hán" th́ sao?!!!! Và con cháu lăo Hồ lại dịch rằng th́ là
    " Không thăm lăng bác là không yêu nước" th́ chết cha thiên hạ!

    Tầu phù xưa nay vẫn hănh diện nói câu "Vạn Lư Trường Thành thiên hạ dị...!" để câu
    tiền du khách, và họ đă hốt vô số đô của khách Tây phương về bức tường dài này.
    Không biết Tầu có nói cho du khách biết bao nhiêu mạng người, bao nhiêu xương máucủa dân Tầu chôn dưới khối đất đá vô tận đó, và nếu không có nó, Mông, Nguyên đă
    xực tái nước Tầu tự ngh́n xưa! Binh hùng tướng mạnh của Tầu chỉ nhờ vào cái trường thành mà sống c̣n, có ǵ "hảo hán, hảo hớn" đâu!

    Dù không ưa Tầu phù cộng sản, nhưng tôi vẫn thích câu của Tầu tiền cộng sản cả
    ngh́n năm, câu " Bất tri vi bất tri... thị tri giả", nôm na có ư " ḿnh không biết th́ nói ḿnh không biết, tức là ḿnh biết vậy!". Tức ḿnh biết ḿnh dốt và ḿnh nhận ḿnh
    dốt, đó là tư cách của một người tự trọng... Cái này không hề thấy trong đám VC đang ngồi trên đầu dân ở Việt Nam...!

    Cám ơn sự chỉ giáo của bà con...

    Hải Triều
    604 879 1179

  9. #19
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    ( lấy ư từ tấm ảnh vạn lư trường thành của anh Mậu thân 68 và tài liệu từ Đại kỷ nguyên)

    Ngày xưa
    Vạn Lư Trường Thành không hiệu quả trong việc chống giặc ngoại xâm

    Trái ngược với quan điểm thông thường, Vạn Lư Trường Thành không cản được mọi bước tiến của giặc ngoại xâm. Mặc dù thành lũy này có độ cao ngất ngưởng, song rất nhiều quân xâm lược Trung Quốc dường như không gặp nhiều khó khăn khi cố gắng tràn vào lănh thổ Trung Hoa từ phía Bắc.

    Vào triều Tống, Vạn Lư Trường Thành đă thất bại trong việc bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi sự xâm lược của Đế chế Mông Cổ, dẫn đầu bởi Thành Cát Tư Hăn. Ông ta và một đội quân gồm 50.000 người đă hành quân qua sa mạc Gobi và ṿng quanh Vạn Lư Trường Thành để xâm lược miền Bắc Trung Quốc và cuối cùng, đă đặt dấu chấm hết cho triều Tống.



    Ngày nay
                      


    Một bức ảnh từ các tin tặc của Operation Hong Kong có h́nh ảnh Nyan Cat, một meme khá nổi tiếng bay qua Vạn Lư Trường Thành vào Trung Quốc. Nhóm tin tặc Anonymous đă phát động cuộc tấn công mạng vào chính phủ Trung Quốc nhằm ủng hộ cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ tại Hồng Kông (Nguồn: Ẩn danh)

    Ngày xưa không ngăn nổi quân Mông Cổ ngày nay không chặn nổi Email ,vạn lư trường thành c̣n để làm ǵ cho bẩn bắt thiên hạ nhỉ ?. ch́ c̣n bọn tôi tớ việt cộng nó ca ngợi thôi

    ( Thưa riêng với anh Mậu Thân 68 ,theo tự điển Hán Việt Tự Điển của ông Đào Duy Anh do Trường Thi xuất bản th́ chữ "hảo hán" là người con trai dũng cảm chữ Tầu họ viết như sau :
          好漢  hảo hán : người con trai dũng cảm
    好期 hảo kỳ : thời kỳ tốt thuận lợi
    好客 hảo khách : người khách tốt bụng ,rộng răi
    tuy nhiên tiếng Tầu có nhiều ngôn ngữ khác nhau ,Triều Châu ,Quang Thoại ,Quảng Đông ,...(hành hẹ đủ loại ) nên cũng không biết chắc chữ nào đúng hay không đúng ,có điều tôi copy rồi past chữ ấy lên tự điển trong máy nó không ra ,kệ nó ḿnh biết là đủ phải không anh .
    )
    Last edited by Đại Lăn; 03-12-2014 at 08:09 AM.

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Thầy Lừa & Siêu Lừa ?!

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    ............. Cảm ơn T/v Silver Bullet đă posted lên hai bài thơ 1 của Á Nam Trần tuấn Khải và một của Nguyễn bá Trac.. đọc hai bài này lại nhớ đến ban Kịch sông Hồng lần đầu tiên Tổng hội sinh viên Hà nội dàn dưng lên vở kịch Mài gươm dưới trăng.. tại nhà Hát Lớn Thành phố..đă ngâm lên lúc tŕnh diễn .
    Đám tuổi trẻ ngày nay, khi đọc hai bài thơ này chắc không biết đến sự tích của nhân vật trong thơ, nếu T/v SB có thể nào giải thích bối cảnh và nhân vật th́ các em cháu sẽ hiểu rộng răi hơn về thời phong kiến quân chủ... Rất cảm ơn ./. nmq
    Kính chào ông Quốc,

    Cảm ơn đă xem và gợi ư. Nhưng... SB xin phép "thiệp".

    1) Theo kinh nghiệm (sống) của SB, khi hỏi về Á Nam Trần Tuấn Khải, về Nguyễn Bá Trác, về Trần văn Bá ... th́ có thể họ (tuổi trẻ VN) không biết . Nhưng khi "nói" về : Tráng sĩ Kinh Kha , thái tử Đan ( nước Yên), danh cầm Cao Tiệm Ly và câu chuyện "hành thích" bạo chúa Tần thủy Hoàng... th́ không chừng họ lại biết rành rọt hơn SB nhiều a!

    2) Kế đến, thời buổi điện toán (information technology), nên việc t́m kiếm thông tin trên mạng cũng khá dễ dàng cho người muốn "t́m hiểu & tham khảo". Vi vậy, việc sao chép và đăng tải lại ở VL, SB thấy không cần thiết lắm.

    3) Về việc lưu trữ & phổ biến các tài liệu "lịch sử" th́ các websites chuyên môn làm việc có quy củ, nề nếp và tài liệu đăng tải sẽ dễ t́m kiếm (với search machines) hơn là đăng ở VL & tương tự.

    Thay vào đó, SB xin mời ông Quốc và độc giả với "Đóa Hồng Kinh Kha"...

    o0o


    Đóa Hồng Của Kinh Kha
    Trần Phương Lang



    Ông lăo đi lên đỉnh núi, gần như chưa có bước chân tiều phu đặt đến. Nh́n vẻ bề ngoài của ông lăo, nhiều người dễ lầm tưởng ông đă vào hàng tuổi đại thọ. Những bước chân vững chăi đi ngược triền dốc của ông lăo, thanh niên khó theo kịp. Người biết chút vơ nghệ đoán già đoán non, ông lăo có thể đă đạt đến hàng cao thủ vơ lâm.
    Ông lăo đưa mắt nh́n ngang dọc. Khi t́m được một tảng đá phẳng ĺ có h́nh dáng của một ngôi mộ, ông lăo cởi tay nải cẩn thận đặt xuống đầu tảng đá. Ông lăo chọn đúng trung tâm tảng đá, dùng trủy thủ khoét vào đó một khoảng trống vuông vức, sâu khoảng năm tấc. Mồ hôi trên trán ông lăo rịn ra. Ánh nắng ban mai đă xua đi làn sương ẩm lạnh. Ông lăo trịnh trọng mở tay nải lấy ra một chiếc hộp bằng vàng óng ánh, xung quanh cẩn nhiều viên ngọc quí và hoa văn tuyệt đẹp, mở ra. Trong chiếc hộp quí không chứa đựng châu báu như ư nghĩ của phàm nhân, là ông lăo một thân một ḿnh đến đỉnh núi hoang vu này để chôn cất báu vật. Đôi mắt ông buồn bă, tay run run nâng một khối tṛn bọc trong lụa điều. Ông mở lớp lụa. Th́ ra đó là chiếc đầu lâu trắng hếu, trên đỉnh hộp sọ có vết chém hằn sâu. Đầu lâu nhe răng như đang cười với ông lăo. Sau khi đặt chiếc hộp quí có chứa chiếc đầu lâu vào huyệt đá, cẩn thận đắp lại và khuân một viên đá to dằn lên trên, ông lăo đốt hương sụp lạy. Nước mắt tưởng chừng như khô cạn trên gương mặt nhăn nheo của ông lăo giờ đă đầm đ́a.
    Mặt trời đứng bóng. Ông lăo qú đă khá lâu trước ngôi mộ đá, ngửa mặt nh́n trời, miệng lầm bầm khấn vái. Chiếc trủy thủ trong tay ông lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bất chợt ông đưa trủy thủ lên ngực, hai tay ấn lưỡi trủy thủ sắc bén vào thẳng tim ḿnh. Ông dang hai tay ôm lấy huyệt đá, máu từ tim ông chảy ra thắm đỏ. Dường như ông chưa an tâm, cố th́ thào nói ǵ đó với chiếc đầu lâu trong mộ. Một cơn băo khô từ đâu ập đến cuốn tung những chiếc lá rừng, xoáy tṛn, xoáy tṛn rồi phủ lấp h́nh hài của ông lăo và huyệt đá.

    o0o

    Sau khi được đám quan hầu cận của thái tử Đan đưa từ tư dinh của Thái tử về trú quán sang trọng, tráng sĩ Kinh Kha được đám mỹ nữ d́u vào giường. Những bữa đại tiệc thừa mứa sơn hào hải vị; rượn quí tuôn như suối chảy thâu đêm, suốt sáng. Ai cũng nghĩ thái tử Đan biết trọng dụng người tài. Kinh Kha nể t́nh thái tử Đan tiếp đón ḿnh quá trọng thị, nên không dám chối từ. Việc luyện vơ công cả tháng nay có phần chểnh mảng. Và, hôm nay, cơ thể Kinh Kha đă suy kiệt v́ rượu nên không thể tiếp tục đối ẩm cùng tri tửu. Thái tử Đan đành ép ḷng cho người đưa Kinh Kha về quán dịch. Không quên cắt cả chục mỹ nữ theo hầu hạ. Kinh Kha lảm nhảm trong cơn mê tửu: "Kinh Kha này lănh nhiệm vụ hành thích Tần Thủy Hoàng, dẫu có tan xương, nát thịt cũng không thể đền đáp ân t́nh của tri tửu...". Nào ngờ, Kinh Kha bị ngộ độc rượu đi vào hôn mê đă ba ngày. Thái tử Đan nghe cấp báo, ngửa mặt lên trời than thở và tự trách ḿnh. Ngày thuận lợi cho việc hành thích Tần Thủy Hoàng chỉ c̣n đếm trên đầu ngón tay. Nhiều danh y được vời đến chữa trị cơn mê tửu của Kinh Kha. Ai nấy đều bó tay, đành chịu tống ngục.
    Vào ngày thứ bảy, chỉ c̣n đúng một ngày Kinh Kha lănh nhiệm vụ sang Tần. Kinh Kha choàng tỉnh, mở mắt nh́n quanh quất. Đám mỹ nữ hầu hạ nằm ngủ vạ vật khắp căn pḥng sang trọng v́ quá mệt mỏi. Kinh Kha ráng sức, một ḿnh rời khỏi giường, bước liêu xiêu đến chiếc bàn nước, cố nâng b́nh lên rót một cốc đầy, nốc cạn. Nước sâm quí làm Kinh Kha hồi tỉnh. Kinh Kha cố nhớ lại diễn biến đă qua, nhưng không sao nhớ nổi. Trên bàn nước có một chiếc hộp bằng vàng ṛng, cẩn ngọc quí, chạm trổ tinh xảo. Kinh Kha trong ḷng xúc động: "Ôi, Thái tử quá trân trọng kẻ hàn sĩ này". Ôm chiếc hộp báu về chiếc giường mở ra để xem báu vật thái tử Đan ban tặng, miệng lẩm bẩm: "Báu vật ơi, ngày mốt ta phải qua sông Dịch. Thân xác ta chưa chắc an toàn trở về. Ta c̣n cần chi đến mi nữa. Nhưng ta phải mở ra xem, để ghi nhớ ân t́nh của tri tửu dành cho ta. Có chết v́ sự nghiệp mưu bá đồ vương của người, ta cũng thỏa ḷng".
    Nắp hộp đựng báu vật vừa mở ra, một mùi hôi thối xông ra nồng nặc. Định thần nh́n kỹ báu vật của thái tử Đan ban tặng, mồ hôi lạnh Kinh Kha vă ra, tay run bần bật, mồm há hốc. Kinh Kha nôn ọe, tay run rẩy làm chiếc hộp rơi xuống đất. Hai bàn tay của con người đang kỳ phân hủy văng ra khỏi chiếc hộp đựng báu vật. Kinh Kha chợt nhớ và thảng thốt, nói như mê: "Trời! Đôi bàn tay đẹp tuyệt vời của người kỳ nữ có tiếng đàn mê đắm ḷng người!". Kinh Kha khóc rống lên, đưa hai tay ôm lấy mặt. Đám mỹ nữ hầu hạ giật ḿnh thức giấc, hoảng hốt ùa đến: "Tráng sĩ đă tỉnh lại rồi!". Tiếng đàn sáo từ tư dinh của thái tử Đan, ḥa cùng tiếng cười vẫn vang vọng đêm khuya.
    Được tin cấp báo, thái tử Đan gạt đổ rượu và mỹ nữ sang bên; tỉnh rượu, hối thúc tùy tùng hộc tốc đến quán dịch xem sự t́nh. Vừa gặp mặt Kinh Kha, thái tử Đan ào đến ôm chầm lấy tri tửu, ra chiều âu yếm. Ngay hôm sau, dù Kinh Kha chưa b́nh phục, thái tử Đan vẫn ấn vào tay Kinh Kha trủy thủ, vẻ ân cần: "Tráng sĩ đừng phụ ḷng ta. Hăy lên đường làm nhiệm vụ giúp ta. Ta đợi ngày hành sự đă quá lâu rồi! Sẽ có người đưa tráng sĩ đến cạnh Tần vương. Với vơ công của tráng sĩ, Tần vương đă tới ngày tận số. Vắng tráng sĩ rồi, ta biết lấy ai đối ẩm!". Nước mắt thái tử Đan rơi lă chă. Cầm trủy thủ trong tay, Kinh Kha khẳng khái: "Anh hùng tử chí hùng nào tử!". Thái tử Đan cười lớn: "Có vậy chớ! Trủy thủ này làm bằng hợp kim quí, rất bén nhọn và chém sắt như chém bùn, bảy lần áo giáp vẫn xuyên thủng. Lớp vàng óng ánh bên ngoài che vẻ tàn độc của nó bên trong. Chúc tri tửu thượng lộ b́nh an!".
    Tiếng đàn sáo, hát xướng và tiếng cười thỏa thuê hoan lạc từ tư dinh của thái tử Đan lại vang lên thâu đêm suốt sáng. Tay ôm mỹ nữ, tay cầm cốc rượu, thái tử Đan gật gù: "Ngày lễ đăng quang của ta làm sao có mặt mi, hỡi Kinh Kha. Dù thành công trong việc hành thích Tần Thủy Hoàng, nhưng mi làm sao thoát khỏi trăm đao của đám vơ sĩ luôn túc trực bên Tần Thủy Hoàng. Thân xác mi sẽ trở thành món thịt băm. Ha... ha...!". Thái tử Đan uống cạn chén rượu ngọc trong tâm trạng phấn chấn, với ước mơ ngày lên ngôi báu, sắp thành hiện thực.

    o0o


    Chuyến đ̣ sang sông Dịch rời bến. Kinh Kha ngoái nh́n lại. Chỉ có người bạn thân thiết Cao Tiệm Ly tiễn đưa ḿnh vào đất dữ. Cao Tiệm Ly nâng chiếc sáo lên. Tiếng sáo bay vút lên khoảng trời u ám. Cao Tiệm Ly tiễn biệt bạn hay tiễn biệt nỗi ḷng u uất của ḿnh. Cao Tiệm Ly tiễn bạn đi vào đất dữ, sao lại thổi khúc Phụng Cầu Hoàng. Nào ai biết cơi ḷng Cao Tiệm Ly đang lịm chết và gởi ḷng theo bóng dáng người kỳ nữ có đôi bàn tay tuyệt đẹp tài hoa và ngón đàn mê đắm ḷng người. Người kỳ nữ tài hoa bạc phận. Chỉ v́ lời khen của Kinh Kha trong cơn say về đôi bàn tay tài hoa tuyệt vời của nàng, mà thái tử Đan đă tàn độc hạ lệnh biến đôi tay sinh động của nàng thành vật vô tri. Cao Tiệm Ly và người kỳ nữ đă thầm yêu nhau. Họ đă thề nguyền sẽ đợi chờ nhau cho đến ngày nàng được thái tử Đan trả về cuộc sống đời thường, khi đă tàn phai hương sắc. Cao Tiệm Ly và nàng sẽ dắt nhau đi t́m một sơn thôn hẻo lánh nào đó, sống cuộc đời đạm bạc, hạnh phúc bên nhau. Tiếng sáo thần và tiếng đàn tuyệt vời, ngày ngày sẽ ḥa quyện vào nhau dâng cho đời những âm thanh thánh thiện. Hạnh phúc đến với họ dẫu muộn màng. Chiếc đ̣ đưa Kinh Kha xa khuất tầm nh́n, Cao Tiệm Ly đập vỡ chiếc sáo, lủi thủi cô độc bước đi. Từ đó, chẳng c̣n ai thấy bóng dáng Cao Tiệm Ly và được nghe tiếng sáo bay bổng nâng tâm hồn con người vươn tới thánh thiện.
    Mưa lất phất. Đôi tay của người lái đ̣ vẫn khoan nhặt đưa đẩy. Trong một sát na, Kinh Kha bỗng ngộ ra, khi nhớ lại gương mặt âu sầu của Cao Tiệm Ly và hai bàn tay phân hủy của người kỳ nữ. Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học tṛ bị người đời nguyền rủa là bạo chúa. Biết đâu, Tần vương có lư khi đem đốt những loại sách nhảm nhí, dâm thư và giết đám học tṛ giá áo túi cơm, có hại cho mọi người. Ôi, chỉ v́ một lời khen trong cơn say của ta, đă mang đến bất hạnh cho một con người. Thái tử Đan chưa lên ngôi hoàng đế, đang thất thế sa cơ mà đă bộc lộ tâm địa độc ác, đối với thân phận của một con người. Một con người không có ḷng nhân ái, khi nắm quyền lực trong tay sẽ là tai họa khôn lường cho trăm họ! Ta đă nh́n lầm người! Chân đă bước xuống thuyền mất rồi! Tiếng buột miệng than thở năo ḷng của Kinh Kha trong khoang thuyền lọt đến tai người lái đ̣. Gă dừng tay chèo, bước vào khoang quỳ sụp dưới chân Kinh Kha. Chiếc nón lá lột khỏi đầu người lái đ̣, trong ánh sáng nhạt nḥa, Kinh Kha nh́n thấy một gương mặt cương nghị. Một gương mặt vừa quen vừa lạ. Người lái đ̣ cất giọng: "Tráng sĩ có c̣n nhớ kẻ hèn mọn này? Mẹ con tôi bị bọn cường hào bức hại, đánh đập để cướp đất. Ba tôi bị bọn chúng giết v́ thân cô thế cô. Trong ngôi miếu hoang, tráng sĩ đă ra tay cưu mang, giúp đỡ. Trong đêm mưa đó, mẹ tôi đă không sống nổi với những vết thương của kẻ bạo tàn. Trước lúc mất, mẹ tôi căn dặn: "Dẫu có đầu thai ở kiếp sau, con phải cố trả được ân sâu!". Kinh Kha nh́n thật kỹ gương mặt người lái đ̣. Trên đời lại có người giống ḿnh đến thế ư! Người lái đ̣ nắm tay. Kinh Kha van nài: "Tôi biết nhiệm vụ trọng đại của ân nhân. Sang sông Dịch e khó về! Một người có ḷng nhân ái như tráng sĩ cần phải sống, t́m minh chúa pḥ giúp cho trăm họ được nhờ. Lái đ̣ vô tích sự như tôi, mạng sống như cây cỏ. Trong hành trang nghèo khó của mẹ con tôi, chỉ có lưỡi trủy thủ gia bảo ba tôi để lại là đáng giá. Ba tôi thường dạy bảo: hung khí trong tay của người nhân ái cũng trở thành vật có ích cho mọi người. Tôi sẽ thay tráng sĩ sang Tần hành thích Tần Thủy Hoàng. Nếu tráng sĩ không v́ trăm họ mà t́m minh quân để pḥ giúp, tôi sẽ chết dưới trủy thủ này trước mặt tráng sĩ. Dẫu có xuống suối vàng, tôi cũng không mặt mũi nào dám nh́n mặt mẹ!". Người lái đ̣ nước mắt đầm đ́a van lơn Kinh Kha.
    Kinh Kha nào phải là kẻ tham sống sợ chết khi nhận nhiệm vụ sang Tần! Thay đổi một bạo chúa bằng một bạo chúa, có thể tàn độc hơn, giang sơn xă tắc và trăm họ sẽ lại triền miên sống trong đau khổ. Kinh Kha sụp lạy người lái đ̣ thế mạng cho ḿnh với lời nguyền sẽ v́ trăm họ mà t́m đấng minh quân pḥ giúp; để giang sơn xă tắc và trăm họ sống trong hạnh phúc ấm no.
    Người lái đ̣ chân chính đâu phải là một sát thủ có vơ nghệ cao cường như Kinh Kha. Chính nhờ vậy mà mạng của Tần Thủy Hoàng mới c̣n. Người lái đ̣ đă bỏ mạng dưới trăm đao. Kinh Kha nghe tin ḷng bồi hồi xúc động, cải trang lén lút t́m thân xác người lái đ̣. Bọn chó ngao ngoài thành đă ăn mất phần thân thể đă bị băm nát. Duy nhất c̣n lại chiếc đầu người lái đ̣ treo trên cọc để thị chúng. Kinh Kha trộm mang về và mang theo bên ḿnh, quí hơn tất cả báu vật trên đời.
    Sau khi đế chế nhà Tần sụp đổ, Kinh Kha, gác kiếm, lui về sống ẩn dật ở một sơn thôn nghèo. Bất chợt, chiều qua Kinh Kha nghe trong gió chiều đưa lại tiếng sáo của ai buồn da diết. Ôi, có phải tiếng sáo thần của người bạn thiết Cao Tiệm Ly đang bay theo gió, mong t́m đến với tiếng đàn huyễn hoặc của người kỳ nữ. Nước mắt già nua ứa ra. Kinh Kha thầm nhủ: "Chỉ có máu từ tim người mới có thể hóa giải những ân oán này!".

    o0o

    Măi sau này, có những người tiều phu thuộc thế hệ thứ ba đặt bước chân lên đỉnh núi. Lúc ngồi nghỉ chân bên tảng đá, họ mới phát hiện. Từ giữa tảng đá giống như một ngôi mộ có những đóa hồng nở tươi thắm. Nhưng ít ai biết rằng: những đóa hồng rực rỡ như màu lửa kia, kết tinh từ máu đào của tráng sĩ Kinh Kha như muốn mang lại t́nh yêu thương đến với mọi người.

    - Hết -

    Thay thầy lừa bằng siêu lừa => có là một việc nên làm không?
    (Thay vc bằng vc pha trộn linh cẩu & kên kên có là một việc nên làm hay không?)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 13-10-2014, 01:06 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 29-03-2014, 08:15 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 05-11-2012, 11:20 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 18-02-2011, 06:07 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 30-09-2010, 04:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •