Ai sẽ giúp Việt Nam đối đầu Trung Quốc???

May 10, 2014 at 1:29am
T́nh h́nh căng thẳng ngoài Biển Đông dường như chưa hạ nhiệt khi Trung Quốc ngoan cố không chịu di chuyển giàn khoan mà c̣n tăng thêm số tàu hiện diện bao gồm cả tầu quân sự. Những vụ va chạm vẫn tiếp tục xảy ra làm bị thương thêm các thuyền viên Việt Nam. Trong bối cảnh này, với thế và lực yếu hơn khi so sánh với Trung Quốc, liệu một ḿnh Việt Nam có thể đối đấu với Trung Quốc hay không? Nếu không th́ ai có thể giúp được Việt Nam? Bài viết này đưa ra một số phân tích về vai tṛ của các nước trong cuộc xung đột tranh chấp lănh thổ này.

Nga

Nhiều người Việt Nam cho rằng Nga sẽ giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc, nhưng có lẽ họ sẽ thất vọng khi hay tin Nga và Trung sẽ cùng nhau tập trận tại Biển Đông. Sau khi Nga sáp nhập Crimea (Ukraina) vào lănh thổ Nga, Nga bị Mỹ và các nước Phương Tây trừng phạt, do vậy Nga đang bị cô lập trong quan hệ quốc tế, trong bối cảnh quốc tế hiện nay Nga sẽ cần Trung Quốc để làm đối trọng với Mỹ và Phương Tây, do đó sẽ khó có khả năng Nga đứng ra bảo vệ Việt Nam và chống lại Trung Cộng. Hăy nhớ rằng, nước Nga của Putin bây giờ không c̣n là một nước Xô Viết như ngày xưa đă từng sát cánh với Việt Nam trong các cuộc chiến tranh. Mà kể cả khi Nga c̣n là Xô Viết, họ cũng đă từng không phản ứng ǵ khi Trung Quốc đánh các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam năm 1979. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, Nga sẽ không thể nào giúp Việt Nam trong việc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.


Mỹ

Sau chuyến thăm 4 nước châu Á, cách đây ít ngày, Obama đă có nhiều hứa hẹn để khẳng định chiến lược xoay trục của Mỹ ở Châu Á. Mỹ cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc về tranh chấp lănh thổ, biển đảo. Mỹ có thể (có thể thôi, hứa là 1 chuyện, làm là 1 chuyện khác) làm điều này để bảo vệ các đồng minh của ḿnh ở châu Á, nơi Mỹ có nhiều quyền lợi. Rất tiếc là Việt Nam lại không phải là đồng minh của Mỹ. Do đó, khó có khả năng Mỹ bảo vệ Việt Nam khi xung đột quân sự xảy ra. Nước Mỹ thực dụng sẽ cân nhắc ḿnh được và mất ǵ khi đứng về một bên nào đó trong xung đột. Và trong mối tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, có lẽ Mỹ sẽ mất nhiều mà chẳng được bao nhiêu nếu đứng về phía Việt Nam. Nên nhớ rằng, Trung Quốc bây giờ đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và nền kinh tế Mỹ đang phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Mỹ đang cố tránh Trung Quốc ngả về phía Nga để làm đối trọng với Phương Tây. Do vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ sẽ chỉ dừng lại ở những tuyên bố ngoại giao chứ ít có hành động cụ thể, mạnh mẽ khi xung đột leo thang.


Nhật Bản

Những ai hy vọng Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc cũng sẽ bị thất vọng. Bởi lẽ, hiện nay Nhật Bản cũng có tranh chấp đảo Điếu Ngư/ Senkaku với Trung Quốc, do vậy họ cần phải tập trung bảo vệ đảo của họ, khi mà Trung Quốc thời gian gần đây không ngừng quấy rối. Nhật Bản khó có thể có hành động can thiệp nếu Trung Quốc và Việt Nam xung đột vũ trang, bởi lẽ hiện tại họ mới tái thành lập quân đội (sau nhiều năm không có quân đội) nên cần phải tập trung để củng cố lực lượng để bảo vệ đảo tranh chấp của họ thay v́ đem quân ra đối đấu với Trung Quốc ở Biển Đông. Hơn nữa, Nhật Bản cũng lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, vừa rồi khi tranh chấp đảo Điếu Ngư/ Senkaku diễn ra, Trung Quốc đă ngừng xuất đất hiếm (thành phần quan trọng trong công nghiệp điện tử) làm kinh tế Nhật một phen hốt hoảng. Trong quan hệ song phương, Việt Nam cũng chỉ là đối tác chiến lược, chứ không phải đồng minh của Nhật, do vậy sẽ khó có khả năng Nhật can thiệp giúp Việt Nam.


ASEAN

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN chính thức khai mạc tại Nay Pi Taw của Myanmar mang lại hy vọng rằng, Việt Nam sẽ tranh thủ sự đoàn kết của khối để mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc. Nhưng những ǵ đă diễn ra ở phiên họp cấp thứ trưởng Ngoại giao chuẩn bị cho phiên họp cấp cao sẽ khiến cho chính phủ và người dân Việt Nam thất vọng. Các nước trong khối dè dặt và né tránh những phát biểu lên án Trung Quốc. T́nh h́nh là sẽ khó có một thông báo chung cuối hội nghị lên án hành vi của Trung Quốc, cũng giống như năm 2012 khi lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN không đưa ra được một thông báo chung do sự "phản đối" của nước chủ nhà Campuchia. ASEAN giống như một bó đũa 10 chiếc, mà nếu bẻ cả bó th́ không thể, nên Trung Quốc áp dụng chiến lược "bẻ" từng chiếc một. Thông qua những biện pháp ngoại giao, tài trợ kinh tế khổng lồ, Trung Quốc đă lôi kéo hoặc gây ảnh hưởng tới các nước thành viên để chia rẽ khối ASEAN. Trong tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, sẽ có nhiều nước ASEAN không muốn lên tiếng, v́ mấy lư do. Thứ nhất, họ không có tranh chấp ǵ với Trung Quốc trên biển cả. Thứ hai, bản thân họ (Philippines, Malaysia) cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam. Thứ ba, bản thân họ (quân sự yếu) đang phải đương đầu với Trung Quốc c̣n chưa xong, phải cậy nhờ đồng minh Hoa Kỳ th́ nói ǵ tới chuyện đứng ra bênh vực nước khác. Do vậy, đừng hy vọng ǵ vào cái khối ASEAN rời rạc với quá nhiều cuộc họp, chương tŕnh hành động này nọ, nhưng chỉ mang tính h́nh thức, biểu tượng không mang lại nhiều lợi ích căn bản cho các quốc gia thành viên.


Trung lập và cô lập

Việt Nam duy tŕ một chính sách ngoại giao trung lập với các nước, không đồng minh với nước nào. Đây là chính sách đối ngoại khôn ngoan hay là sai lầm chiến lược??? Đây là một câu hỏi rất khó v́ Việt Nam có một vị trí địa chính trị hết sức nhạy cảm, như Ukraina với Nga. Ngả về bên nào cũng sẽ phải lănh hậu quả ít nhiều.

Quay trở lại thực tế của chính sách ngoại giao trung lập như hiện nay, vô h́nh trung Việt Nam đang bị Trung Quốc "cô lập" khi t́m kiếm sự ủng hộ của các nước lớn. Nếu xung đột với một Trung Quốc to lớn, hung hăn, vô đạo, Việt Nam dường như quá trơ trọi khi đối đầu trực tiếp và càng "đơn thương độc mă" khi không đồng minh với bất cứ một nước nào.

Cách đây vài năm, khi hợp đồng cho Nga thuê quân cảng Cam Ranh hết hạn, Mỹ đă đặt vấn đề thuê lại Cam Ranh nhưng Việt Nam đă từ chối. Giả sử hiện có vài tàu chiến của Mỹ đang đóng ở Cam Ranh có lẽ Trung Quốc không dễ dàng làm xáo trộn trật tự ở Biển Đông (khu vực hàng hải nhộn nhịp nhất của thế giới) như bây giờ. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận những hạn chế của lịch sử, giờ không phải là lúc để hối hận hay trách móc quá khứ, chỉ trích chính phủ mà chỉ có cách duy nhất là đoàn kết sức mạnh toàn quân, toàn dân, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vận dụng khôn ngoan binh pháp "lấy nhu thắng cương" để mà trị Trung Cộng. Tránh xung đột quân sự, nhưng nếu không thể tránh khỏi, hăy tái lập lại một trận Bạch Đằng lừng lẫy trên Biển Đông. Việt Nam chưa bao giờ sợ một nước lớn, và sẽ không lùi bước.


Trần Ngọc Thịnh
10/5/2014
Sài G̣n