Vào lúc 6:00pm ngày thứ Bảy 13/12/2014, Luật sư Diệp Thế Lân đă tuyên bố ra tranh cử vào chức vụ Nghị Viên quận 4, Thành phố San Jose. Chức vụ NV quận 4 đă bị bỏ trống sau khi NV đương nhiệm là ông Kansen Chu đắc cử vào chức vụ dân biều tiểu bang California. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 4/2015.

Quán café Crema của công ty Crema Coffee Roasting Company 950 The Alameda, San Jose, CA 95126 hôm nay tưng bừng náo nhiệt hơn mọi ngày. LS Diệp Thế Lân là “cây đinh” của buổi tiệc. LS Lân được ông bà Lâm Hữu Đức, chủ nhân Crema, đứng ra tổ chức buổi họp mặt thân mật. Có hơn 100 người đến tham dự. Trong số đó có những nhân vật sinh hoạt trong cộng đồng như: LS Hoàng Cơ Long, BS Trần Xuân Ninh, Mũ đỏ Bùi Đức Lạc, Ông Ngô Tôn, Ông Nguyễn Minh Đường, Ông Hoàng Thưởng…đồng hương, và một số bạn bè người Mỹ, cùng giới truyền thông Việt Ngữ.

Khoảng 7:00pm nghi thức chào cờ khai mạc đă diễn ra trong căn pḥng ấm cúng. Sau đó bà Lisa Nguyễn, một người thân trong gia đ́nh, đă giới thiệu về LS Lân. Tiếp theo là một bậc trưởng thượng, Bác sĩ Trần Xuân Ninh. BS Ninh tâm t́nh về những điều anh biết Diệp Thế Lân. Điều ông cảm phục là người bạn trẻ nầy đă rất cố gắng và có tinh thần hiếu học, t́m ṭi, và vượt qua trở ngại. Ông nhớ có một lần ông đă đến nói chuyện với một nhóm người trẻ Việt Nam trong đó ông có đề cập đến việc học tiếng Việt…Sau buổi nói chuyện có một người đền hỏi ông làm sao để có thể học tiếng Việt, ông cười bảo là nên về mua sách truyện mà đọc. Đọc loại sách nào? Ông nói “Đọc truyên chưởng của Kim Dung.” Tưởng nói cho vui, nào ngờ câu thanh niên đó đă làm thật. Cậu đă đọc truyện chưởng Kim Dung như Thiên Long Bát Bộ…v.v. Bẳng đi mọt thời gian, người thanh iên đó đă đến gặp ông và cho biết đă đọc hết những bộ truyện mà ông đă đề nghị. Ông hỏi “Vậy cháu thích nhân vật nào trong đó nhất?” “Kiều Phong!”. BS Ninh đă ngạc nhiêu đến độ ngỡ ngàng…v́ nhân vật Kiều Phong là một nhân vật mang gịng máu Khiết Đan, nhưng được người Hán nuôi dưỡng…Và ông thấy rằng người thanh niên đó có một suy nghĩ thật sâu sắc. Người đó chính là Diệp Thế Lân.

Sau những lời giới thiệu và tŕnh bày của khách tham dự về ƯCV. Luật sư Lân đă được mời lên bục gỗ, đứng giữa hai lá cờ Việt Mỹ, trong một bộ âu phục vừa khít khao, khuôn mặt dễ mến…và một giọng nói rất Việt Nam. Ls Lân tŕnh bày lư do “Tại sao tôi ra tranh cử.” Sau khi chào hỏi mọi người, chào các bậc trưởng thượng, cô chú, bác…LS Diệp Thế Lân cho biết “Tôi có ư muốn hôm nay ứng khẩu nói chuyện chuyện. Nhưng để bày tỏ sự tôn trọng tôi xin phép được đọc một bài viết sẵn…” Nguyên văn: “Kính thưa quư vị quan khách; Kính thưa các cụ, các ông các bà, các bác, các chú, các cô, và các bạn.

Trước hết, tôi phải xin hết sức cám ơn ban tổ chức, chị Dung, anh Đức, và bác Định là những vị đă hết ḷng thương mến và tin tưởng tôi, đứng ra sắp đặt mọi sự để cho buổi họp mặt hôm nay được thành h́nh chu đáo và ấm cúng như thế này.

Ngoài sự biết ơn, tôi c̣n vô cùng xúc động. Bởi v́ buổi họp mặt đă cho phép một người như tôi, Diệp Thế Lân, không có ǵ ngoài cái nhiệt t́nh của một người trẻ, với một chút kiến thức học được từ trường luật, có thể đứng ra ứng cử vào vị trí của một đại diện cộng đồng khu vực 4, thành phố San Jose. Cho nên trong ít phút ngắn ngủi ngày hôm nay, tôi chỉ xin tŕnh bày cái tâm t́nh của ḿnh.

Tại sao mà tôi lại có ư kiến ra tranh cử? Đó là bởi v́ tôi đă t́nh nguyện giúp cho ông Sam Liccardo trong thời gian vận động tranh cử vừa qua với ông Dave Cortese. Trong thời gian này, tôi đă có dip tiếp xúc với một số các nhân vật chính trị thành phố, các thân hào nhân sĩ thuộc các thành phần khác nhau, cũng như chính ông Sam Liccardo. Tôi đă t́m hiểu về những vấn đề của thành phố San Jose và qua việc vận động tranh cử cho ông Sam, chính tôi đă có những ư kiến và quan điểm về tương lai của thành phố. Tôi được nghe về những thay đổi có thể xẩy ra sau cuộc bầu cử, trong đó có sự thay đổi nhân sự ở đơn vị 4. Tôi được thấy những cảm t́nh dành cho tôi qua những công việc lúc đó của tôi, và tôi được khuyến khích tham dự vào sinh hoạt chính trị cộng đồng thành phố, mà cụ thể là sự hỗ trợ cho tôi vào vị trí đại diện tại đơn vị 4 nếu trống.

Tôi đă hỏi ư kiến của một số các vị trưởng thượng, th́ cũng được nghe nhủ rằng: “Nếu xét thấy công việc có thích thú, và nếu muốn nỗ lực vượt thách đố, th́ cứ tiến hành. Bởi v́ có thử th́ có cơ hội thành công. C̣n không thử th́ chắc chắn chẳng bao giờ đạt kết quả”.

Yếu tố trực tiếp khiến tôi quyết định chỉ có thế. Nhưng phải nói rằng là c̣n nhiều yếu tố khác đă dẫn tôi đến cơ hội này.

Quan trọng nhất là mẹ tôi. Từ lúc tôi c̣n bé, mẹ tôi đă luôn luôn dẫn tôi đi tham dự trong những sinh hoạt cộng đồng. Khiến cho tôi sớm ư thức được rằng ngoài cái gia đ́nh, tôi c̣n có một cái tập thể lớn hơn gồm những người thể chất tương tự và nói cùng một thứ tiếng Việt với nhau. Mẹ tôi đă dạy tôi tiếng Việt, dạy cho tôi cách ăn uống Việt Nam, những giá trị gia đ́nh Việt Nam. Và ngay cả khi đă lớn lên rồi, mẹ tôi c̣n chịu khó đọc một số các bài tiếng Việt đầu tiên để sửa cho tôi các lỗi chính tả. Cuộc sống này của tôi khác với cuộc sống ở trường, nhưng không có ǵ là đối nghịch mâu thuẫn. Tôi ư thức được rất rơ rằng ḿnh là hai con người trong một cơ thể: con người Mỹ Việt. Khi tôi hỏi mẹ tôi về ư định tranh cử, Mẹ tôi chỉ nói, “Quyết định là tùy con, chứ không phải tùy mẹ. Nhưng con đă làm th́ phải cố, bất kể thành bại. Mẹ luôn luôn giúp con”.

Yếu tố khác, cũng quan trọng, là cái mong ước của các bậc cha chú trong cộng đồng Việt Nam. Là muốn thấy lớp trẻ tiếp nối vai tṛ của ḿnh: Thành công trong đời sống hội nhập nhưng cũng đồng thời giữ ǵn phát huy bản sắc Việt Nam. Cái mong ước này, tôi thường nghe thấy ngoài đời tại nhiều sinh hoạt khác nhau. Cho nên, tôi nghĩ rằng, nếu một người thuộc lớp tuổi em cháu như tôi mà sẵn sàng muốn sống cuộc đời như thế, hội nhập và chấp nhận thách đố, th́ sẽ không ngại ǵ là không có sự ủng hộ tích cực của các bậc cha chú.

Sau khi đă làm luật sư tôi có về Vùng Vịnh Mễ Tây Cơ phụ giúp cho đồng bào ḿnh bị thiệt hại v́ vụ loang dầu của hăng BP. Trong thời gian này, tôi nhận thấy một điều rằng người Việt ḿnh vẫn c̣n sống quá co rút, biệt lập trong cái cộng đồng quen thuộc dễ chịu của ḿnh, cho nên tôi lại càng thấy cần giúp cho sự hoà nhập vào sinh hoạt gịng chính của người Mỹ gốc Việt được tích cực hơn. Đó cũng là một yếu tố làm tôi quyết định ứng cử đại diện đơn vị 4.

Tới đây, câu hỏi của quư vị, của các cụ, các ông các bà, các bác các cô các chú và các bạn đặt ra sẽ là: “Vậy th́ anh sẽ làm ǵ? Anh hứa hẹn ǵ?”

Câu trả lời của tôi, của cháu, đơn giản chỉ là: V́ hiểu thế nào là một người đại diện, cho nên cháu sẽ làm tṛn công việc của một người đại diện.

Như các quư vị đă nghe tôi từ nẫy đến giờ, qua tâm t́nh về hoàn cảnh sống của tôi, là một người trẻ trưởng thành ở Mỹ nhưng v́ sống trong một gia đ́nh nặng ư thức Việt nam từ nhỏ, nên tôi cảm và dễ hiểu được cái tâm thức và ước vọng của cộng đồng. Đi học và ra ngoài, tôi là một người hoà nhập với lớp trẻ Mỹ và làm việc với Mỹ, cho nên hiểu được tinh thần Mỹ.

Cho nên tôi có ư thức dung hợp (inclusive) chứ không có quan niệm cục bộ, co thủ, loại bỏ (exclusive). Tóm lại là sống, và tôn trọng người khác sống, trong tinh thần quân b́nh hợp lư (fairness) của một xă hội đa văn hoá hài hoà. Nói cho rơ hơn, là người Mỹ gốc Việt cũng như người Mỹ mọi sắc tộc khác trong đơn vị 4 cùng chia xẻ hài hoà nỗ lực đóng góp cho đời sống phong phú cho đơn vị và cho cả thành phố San Jose.

Trong tương lai, ở cương vị đại diện khu vực 4, những tiếng nói của tôi thay cho quư vị cử tri trong đơn vị sẽ có ít hay nhiều sức nặng, tức là có hiệu quả nhiều hay ít - trong mỗi vấn đề của thành phố nói chung và của đơn vị 4 nói riêng, là do số phiếu tín nhiệm và quan tâm mà quư vị dành cho tôi. Phương châm làm việc của tôi để đạt kết quả tối hảo là luôn luôn lắng nghe t́m hiểu, luôn luôn suy nghĩ triệt để và hành động dung dị.

Trước khi dứt lời, tôi xin được nói lời biết ơn sâu xa với quư vị đă đến ngày hôm nay, v́ tôi biết qúy vị đến cũng chẳng phải v́ tôi. Có rất nhiều người đến hôm nay là gặp tôi lần đầu, cho nên có đến là đến v́ sự mời của ban tổ chức hoặc v́ sự hiếu kỳ. Nhưng sự hiện diện của mọi người là sự khuyến khích to lớn cho cá nhân tôi, cho tôi biết rằng là nếu cố gắng, làm hết sức ḿnh th́ sự thiện chí của ḿnh sẽ được cảm thông, đáp ứng.”

Bài nói chuyện của ƯCV Diệp Thế Lân đă được đáp ứng nồng nhiệt và yểm trợ, tán thưởng bằng những tràng pháo tay. Qua bài đọc LS Lân đă cho biết anh là “một người trẻ trưởng thành ở Mỹ nhưng v́ sống trong một gia đ́nh nặng ư thức Việt nam từ nhỏ, nên tôi cảm và dễ hiểu được cái tâm thức và ước vọng của cộng đồng. Đi học và ra ngoài, tôi là một người hoà nhập với lớp trẻ Mỹ và làm việc với Mỹ, cho nên hiểu được tinh thần Mỹ.” và một vài thân hữu nói về người LS trẻ nầy. Điều đặc biệt có thể thấy ở vị luật sư nầy là “Rất sành sơi tiếng Việt” mặc dù anh sinh ra tại Hoa Kỳ vào thập niên 1980. Những người thân quen cho biết anh Diệp Thế Lân có thể đọc được nhiều bộ truyện tiếng Việt…và theo sự tŕnh bày của BS Trần Xuân Ninh th́ “Anh Lân rất thích nhân vật Kiều Phong”. Hầu như nhiều người trong số khách đến tham dự tiệc trà thân mật hôm nay lần đầu tiên mới gặp mặt vị luật sư nầy, họ biểu lộ sự thích thú khi nghe người luật sư nầy nói chuyện.

Người tham dự đă đặt những câu hỏi, những vấn đề, quan điểm, tầm nh́n…khi ra tranh cử. Diệp Thế lân đă trả lời một cách nhanh chóng, thâm thúy và ư nhị…làm thỏa măn tất cả mọi câu hỏi. Anh cũng không quên nói một vài điều bằng Anh ngữ với những người bạn Mỹ hiện diện. Bữa ăn tối sau đó đầm ấm, thân mật và cỡi mở.
Buổi ra mắt, tuyên bố tranh cử chấm dứt lúc 8:00pm.

Một vài nét về Diệp Thế Lân:

Là một luật sư được đào tạo ở Mỹ, nhưng Diệp Thế Lân hành nghể luật theo một mẫu mực mà nhiều người quen biết gọi là “luật t́nh người, luật phục vụ, luật tranh đấu cho công bằng. Luật từ trái tim.”

Về con người của LD Diệp Thế Lân cho đến giờ phút nầy, khi ông tuyên bố ra tranh cử, chưa chắc có nhiều người nhiều tổ chức biết đến ông. Xin sơ lược một vài nét về gia cảnh của người Ứng Cử Viên trẻ tuổi nầy. (Theo lời ông kể) th́: “Ba mẹ tôi vượt biên đến đảo Hồng Kông rồi từ trại tỵ nạn đó sang Texas vào thập
niên 80, và tôi được sinh ra tại Houston, Texas. Học hết lớp năm th́ gia đ́nh dọn sang Bắc Cali. Tuy rời TX
nhưng nói chung tôi vẫn nhớ nơi đó. Tôi sống ở Houston vào thời thành phố ấy c̣n rất ít người Việt, không như ngày hôm nay. Tại trường tiểu học của tôi, cùng lắm là có bốn người Việt thôi, hai người học trước tôi vài năm và một cô học cùng cấp nhưng khác lớp tôi. Cho nên thời ấy, việc gặp người Việt là rất hiếm và rất quư. V́ gia đ́nh tôi là dân tỵ nạn, tiếng Anh kém, cho nên hồi nhỏ tôi ít khi tiếp xúc với người Mỹ. Phần nhiều là hồi nhỏ chỉ gặp các cô chú trong nhà hoặc các người bạn Việt Nam khác của ba mẹ tôi và các đứa con của họ thôi. Hồi đó tinh thần tham gia cộng đồng của gia đ́nh tôi khá cao, cho nên tôi thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt chung như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh, hay các cuộc biểu t́nh chống kinh tài...”

Khi về San Jose, Diệp Thế Lân đă theo học trung học Independence, và sau đó học Lịch sử và Chính Trị tại Đại
học UC San Diego. Cũng như những người trẻ Việt Nam khác lớn lên tại Mỹ, Lân đă học cho cố vào và tiến lên. Trong chuyện học Lân cho biết: “Nghĩa là ưu tiên việc học trên hết, cũng như là một h́nh thức trả hiếu cho cha mẹ, và chọn những lớp học advance placement khi c̣n học tại trung học. Tôi đă chọn hai ngành học chính trị học và sử học v́ tôi muốn làm ǵ khác và nổi bật so với những người Việt khác, mà lúc đó phần nhiều là học bác sĩ, kỹ sư. Thời đó, chúng ta vẫn chưa có nhiều người Việt tham gia vào ḍng chính cho nên tôi có ư tưởng muốn làm người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức này, chức nọ. Nhưng nay th́ người Việt chúng ta có khá nhiều người Việt tham gia ḍng chính rồi, cho nên tôi đă đi làm việc khác.”

Sau khi tốt nghiệp tại UC San Diego, Diệp Thế Lân theo đuổi ngành Luật. Lân cho biết những suy nghĩ ban đầu khi theo đuổi chuyện học luật như sau: “Thật t́nh mà nói th́ sự hiểu biết của tôi về ngành luật khá là kém trước khi tôi bước vào trường luật. Tôi muốn làm luật sư chỉ v́ có một tham vọng mờ ảo là muốn “giúp người” và cảm thấy có một bằng luật là sẽ hiểu được và ảnh hưởng được sự vận hành của xă hội để giúp cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và nếu tài hơn th́ giúp luôn đồng bào ḿnh trong nước. Hiểu như vậy th́ không sai, nhưng
trước khi vào ngành tôi hoàn toàn không có một khái niệm ǵ về cái thực tế của việc hành nghề luật, các quy luật phải theo khi là một luật sư, cái xác suất kiếm được việc tôi ưa thích sau khi tốt nghiệp..v.v. Và hiện nay tôi thấy hài ḷng v́ những ǵ tôi đă làm được với bằng luật của tôi.

Có một điều mà nhiều người ít biết đến về cuộc sống phong phú đa dạng của Diệp Thế Lân. Đă có lúc Lân là một phóng viên. Ông đă làm phóng viên quốc tế tại Hoa Thịnh Đốn. Lân đă cộng tác với Đài Á Châu Tự Do, và ông cho biết “Tôi hănh diện thời gian làm tại đây và đôi khi vẫn tự xem ḿnh là một người có gốc truyền thông.”

Ngay sau khi tốt nghiệp trường luật từ McGeorge School of Law at the University of the Pacific năm 2011, Diệp Thế Lân đă được Mississippi Center for Justice thuê để thụ lư hồ sơ và giúp đỡ cho gần 20,000 ngư phủ gốc Việt bị ảnh hưởng dầu loang của hăng xăng BP ở Vùng Vịnh Mễ Tây Cơ, tiểu bang Mississippi và các tiểu bang vùng Vịnh, đ̣i tiền bồi thường thiệt hại.

Khi về lại San Jose, LS Lân đă phục vụ trong Chương Tŕnh Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Workers’ Rights Project hoặc VAWRP), một chương tŕnh cung cấp dịch vụ luật pháp miễn phí cho các người Mỹ gốc Việt gặp vấn đề tại nơi làm việc, nhằm giúp cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại phía nam Vùng Vịnh hiểu thêm về quyền lợi của ḿnh tại sở làm.

Trong các buổi tiếp xúc với người Việt, LS Lân đă cắt nghĩa các luật lệ lao động ở cấp tiểu bang và liên bang cho người Việt ít tiếng Anh, ví dụ như các luật về quyền được nghỉ để ăn, và quyền nghỉ mệt, sự khác biệt giữa một người làm thầu và một nhân viên, cũng như quyền được làm tại một nơi an toàn không bị đối xử phân biệt. Luật Sư Diệp Thế Lân, người điều hành chương tŕnh VAWRP nói với mọi người khi đến gặp ông rằng: “Tôi hy vọng là khi cộng đồng Mỹ gốc Việt hiểu thêm về các quyền của họ tại nơi làm việc, họ sẽ bắt đầu đ̣i hỏi các quyền lợi này và lên tiếng trước những bất cộng tại sở.”

Luật Sư Lân đă được báo mạng Huffington Post vinh danh là Ngướ Đáng Khen Nhất. Vào ngày 27 tháng 4 năm 2011; LS được Ṭa Bạch Ốc vinh danh một Chiến Sĩ Cho Sự Tiến Bộ, và Hội Points of Lights Institute của cựu Tổng Thống George H. W. Bush với giải thưởng “Ngọn Đuốc Ánh Sáng “. Có thời kỳ LS Lân c̣n làm Cố vấn cho Bộ Quốc Pḥng về tiếng Việt.

Lê B́nh
Editor-in-Chief
Nang The Ky 21
nangtheky21@yahoo.co m
"The News is changing the life"