Results 1 to 5 of 5

Thread: Thất vọng trước những cải cách, các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Thất vọng trước những cải cách, các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc

    Thất vọng trước những cải cách, các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc
    Bởi: Joshua Philipp, Epoch Times6 Tháng Một , 2015Mục: Kinh Tế Trung QuốcViết b́nh luận



    Hồi đầu tuần, Cửa hàng bán lẻ hăng Best Buy đă chính thức đóng cửa tại Thượng Hải. Trong những năm gần đây, hầu hết các cửa hàng của Hăng này đă liên tục mở và đóng cửa tại Trung Quốc (ảnh : Xinhua)

    Chỉ c̣n lại những giấc mơ không thành và những lời hứa nhăng cuội, hồi đáp cho niềm hy vọng của người Mỹ khi mở cửa tự do thương mại với Trung Quốc năm 2001.

    Một năm trước đó, Tổng thống Bill Clinton đă phát biểu trước người dân “Nếu các bạn tin vào một tương lai tự do và mở cửa với người dân Trung Quốc, bạn nên ủng hộ hiệp định này”. Quyết định này nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng, và các nhà lănh đạo Hoa Kỳ tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, giao thương với Trung Quốc sẽ giúp quốc gia này có được tự do và dân chủ.



    “Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc.” — Peter Navarro


    Chẳng những Trung Quốc không trở nên tự do và dân chủ hơn, rất nhiều các công ty của Mỹ và các nước phương Tây phải luồn cúi trước những lợi tức từ Trung Quốc, và cũng nhiều công ty đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
    Peter Navarro, Giám đốc của bộ phim “Chết bởi Trung Quốc (Death by China)” phát biểu: Tự do thương mại “không hề làm cho Trung Quốc trở nên dân chủ hơn”. Thay vào đó, “nó làm cho Trung Quốc trở thành một bộ máy thực thi quyền lực hiệu quả hơn”.
    Tuy nhiên, cục diện đă thay đổi. Rất nhiều công ty lớn đă bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng và dần rút khỏi Trung Quốc. Vào ngày 4 tháng 12 hăng Best Buy công bố bán 184 cửa hàng đặt tại Trung Quốc và rời khỏi quốc gia này, tham gia vào hàng ngũ những công ty đă rút khỏi Trung Quốc như Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

    Năm 2016, Trung Quốc sẽ tổ chức kỉ niệm 15 năm ngày gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là thời điểm thích hợp để các nhà làm luật Hoa Ḱ nh́n lại những tổn thất đối với nền kinh tế toàn cầu qua quá tŕnh tự do thương mại với Trung Quốc.

    Chiến tranh thương mại
    Ông Navarro nói rằng: ”Họ gia nhập (WTO) và phá nát nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế châu Âu”.

    Ông Navarro cho rằng vấn đề nằm ở chỗ việc gia nhập WTO và “đăi ngộ tối huệ quốc” (most-favored-nation) là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, Trung Quốc đă sử dụng những lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và không chịu tuân theo các quy tắc khi giao dịch với các quốc gia khác.

    Ông Navarro nói “Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc”.




    ” Việc thao túng tiền tệ mang lại cho Đồng nhân dân tệ (NTD) 25 %- 40% lợi thế so với đồng Đô la”
    — Peter Navarro


    Trung Quốc nhanh chóng lạm dụng những đặc ân mới. Theo ông Navarro, ngay khi gia nhập WTO, hàng trợ cấp bất hợp pháp đă bắt đầu tràn ngập nước Mỹ. Thêm vào đó, quân đội Trung Quốc liên tục tấn công mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, sử dụng hàng nhái và vi phạm bản quyền, để phá hoại các công ty Mỹ.

    Theo một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Học viện MIT (MIT Center for International Studies), ước tính khoảng 15%-20% trên tổng sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là hàng nhái và gần 8% trong tổng GDP thu được từ hàng nhái.

    Với việc thao túng tiền tệ – sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đă mang lại ưu thế 25%-40% so với đồng đô la Mỹ. Ông Navarro cho rằng việc này có hiệu quả trợ cấp cho Trung Quốc khi nhập khẩu sang Mỹ, nhưng lại gây áp lực về thuế nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc. Điều này làm cho việc bán hàng từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ rất dễ dàng, trong khi đó lại tạo ra chi phí cao khi bán vào thị trường Trung Quốc – tác động dài hạn này làm cho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường trong khi giá bán tại các công ty Mỹ cao ngất ngưởng.

    Ngay cả những con số thống kê về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay cũng đáng ngờ. Theo tạp chí Fortune, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang lên vùn vụt, nhưng quốc gia này đang tăng trưởng chậm và thị trường nhà đất th́ sụp đổ. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc rất khó đoán, nó không tuân theo bất cứ 1 quy luật nào cả.

    Ông Navarro cho biết, đă có đến 57.000 nhà máy của Mỹ bị đóng cửa, 25 triệu người dân Mỹ không thể t́m được việc làm ổn định và nước Mỹ đang đối mặt với khoản nợ 3.000 tỷ Đô la. Theo tạp chí Ohio’s Blade, tự do thương mại Trung Quốc–Hoa Kỳ kể từ năm 2001 đă làm mất đi 106.400 cơ hội việc làm chỉ riêng ở bang Ohio.

    Thêm vào đó, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục lạm dụng người lao động, tăng cường quân sự ở mức đáng báo động và các doanh nghiệp Mỹ đă và đang bị trừng phạt v́ thăm ḍ chống lại kế hoạch này.

    Ông Navarro cho rằng “đó là một thế giới ăn miếng trả miếng và đó là thực tế”, liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc đă trừng phạt các công ty Mỹ như thế nào đối với những vấn đề chính trị.

    Một thị trường tàn khốc
    Tuy nhiên, chính sách lạm dụng của Trung Quốc đă tự làm hại ḿnh và đánh mất ḷng tin ở các doanh nghiệp và quan chức chính phủ Mỹ .

    Một cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ được công bố vào ngày 2 tháng 9 cho biết 60% các công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm thấy không được nghênh đón như trước đây và 49% tin rằng họ bị cô lập bởi chính quyền Trung Quốc.

    Một cuộc khảo sát gần đây ở Châu Âu, 61% các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc hơn một thập kỉ qua cho biết việc kinh doanh ở đây ngày càng khó khăn.

    Theo báo cáo của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic Security Council) năm 2013, chỉ có ngành nông nghiệp của Mỹ là mang lại thặng dư khi giao thương cùng Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, thậm chí trong nông nghiệp Trung Quốc cũng sử dụng một kinh phí đáng kể để thực hiện cuộc chiến tranh thương mại mà các chuyên gia vẫn đang nghi vấn về chi phí thật sự.

    Các công ty Mỹ đang yêu cầu Trung Quốc tuân theo các quy tắc và việc Best Buy rút khỏi thị trường Trung Quốc là lời cảnh báo cho những hành động sắp tới.

    Tại phiên họp ngày 25 tháng 1 của Quốc hội Mỹ về việc tuân thủ của Trung Quốc với các quy tắc của WTO, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Quốc hội về Trung Quốc đă phát biểu: “Hôm nay, tôi yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ những cam kết đối với tổ chức Thương mại thế giới, thực hiện một cách trung thực và đầy đủ những phán quyết mà WTO ban hành”.



    Poster phim tài liệu “Chết bởi Trung Quốc (Death by China)”. Đạo diễn phim, Peter Navarro, nói rằng các công ty của Mỹ hiện nay đang rút ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng thù địch.(DeathByChina.c om)
    Brown trích dẫn số liệu gần đây “phác họa nên một bức tranh đúng mực về những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm can thiệp nền kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp quốc nội một cách không công bằng, bất chấp các cam kết với WTO”.

    Ông cũng chỉ ra rằng trong năm 2012, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là hơn 300 tỷ USD, và dự đoán một con số tương tự trong năm 2013. Brown cho biết, “Những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là không thể chấp nhận và điều ấy dẫn đến mất việc ở nhiều nơi như Toledo, Akron, các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước này”.

    Theo ông Navarro, ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đang ngày càng sáng tỏ, các công ty và các quan chức Mỹ hiện giờ đă cảnh giác đối với vấn đề này.

    William Reinsch, cựu thứ trưởng Bộ Thương Mại về quản lư xuất khẩu dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đă từng ủng hộ mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng giờ ông đă thay đổi luận điệu.
    Ông Reinsch nói trong một báo cáo gần đây, theo tờ Washington Free Beacon rằng “Tôi thật sự thất vọng khi viết điều này”, “tôi luôn luôn lạc quan về những mối quan hệ, nhưng suy nghĩ ấy giờ đây đă không c̣n đúng, khi mà Trung Quốc cứ khăng khăng thực hiện những điều chắc chắn chống lại lợi ích của chúng ta trong khu vực và trên các diễn đàn đa phương”.

    Đối với các công ty Mỹ hiện nay đang rút khỏi Trung Quốc, Navarro cho hay, “đó là một phân tích chi phí-lợi ích đơn giản: chi phí tăng cao, lợi ích đang đi xuống, và rủi ro ngày càng tăng”.

    Một số sự kiện

    •Hoa Kỳ đă đóng cửa 57.000 nhà máy;
    •25 triệu người Mỹ không thể t́m được việc làm lâu dài;
    •Hoa Kỳ nợ Trung Quốc 3.000 tỷ USD;
    •60% các công ty Mỹ tại Trung Quốc cảm thấy ít được hoan nghênh hơn trước;
    •49% tin rằng họ bị chèn ép bởi chính quyền Trung Quốc (Theo cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ)
    •15- 20% tất cả các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là hàng giả (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế MIT báo cáo);
    •Best Buy công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2014 rằng họ sẽ bán 184 cửa hàng ở Trung Quốc và rời khỏi đất nước này, tham gia vào hàng ngũ những công ty rời khỏi Trung Quốc, bao gồm cả Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

    Nếu bạn thấy bài viết hay, hăy chia sẻ nó với bạn bè

  2. #2
    Member
    Join Date
    09-06-2011
    Posts
    447
    Một năm trước đó, Tổng thống Bill Clinton đă phát biểu trước người dân “Nếu các bạn tin vào một tương lai tự do và mở cửa với người dân Trung Quốc, bạn nên ủng hộ hiệp định này”. Quyết định này nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng, và các nhà lănh đạo Hoa Kỳ tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, giao thương với Trung Quốc sẽ giúp quốc gia này có được tự do và dân chủ.

    Làm ǵ có chuyện" quỷ hoá thành Phật" chứ ! Chỉ có tên Bill Clinton và nước Mỹ là quá ngây ngô mới ấp ủ giấc mơ hoang tưởng là " dùng kinh tế để cảm hoá đất nước CS độc tài thành quốc gia dân chủ" thôi.

    Mà đúng ra,hể là CS th́ phải diệt chúng,bới chúng muôn đời là loài cỏ độc.Chúng tồn tại chỉ thêm ô nhiễm cuộc sống của nhân loại.Với CS th́ chỉ có câu :

    "Với CS không thể trong mong vào sự thay đổi mà cần phải thay thế".


    Giờ th́ người Mỹ đă sáng mắt sáng ḷng chưa ???

  3. #3
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Giới trung lưu và tầng lớp Tiểu Tư Sản cần thiết cho 1 cuộc thay đổi

    Quote Originally Posted by Ba Trợn View Post

    Làm ǵ có chuyện" quỷ hoá thành Phật" chứ ! Chỉ có tên Bill Clinton và nước Mỹ là quá ngây ngô mới ấp ủ giấc mơ hoang tưởng là " dùng kinh tế để cảm hoá đất nước CS độc tài thành quốc gia dân chủ" thôi.

    Mà đúng ra,hể là CS th́ phải diệt chúng,bới chúng muôn đời là loài cỏ độc.Chúng tồn tại chỉ thêm ô nhiễm cuộc sống của nhân loại.Với CS th́ chỉ có câu :

    "Với CS không thể trong mong vào sự thay đổi mà cần phải thay thế".


    Giờ th́ người Mỹ đă sáng mắt sáng ḷng chưa ???
    "Với CS không thể trong mong vào sự thay đổi mà cần phải thay thế".
    điều này rất đúng và đồng ư với BT.

    Nhưng ta cũng nên nh́n xem tại sao B. Clinton và người Mỹ chủ trương như vậy ? V́ họ là người thực dụng . Tuy họ thoát thai từ Âu châu, nhưng giă từ cựu lục địa cả 3-400 năm rồi, không c̣n cái quyết liệt sắt máu .

    Đối với Mỹ sự thay đổi tiệm tiến cũng là 1 sự thay thế không đổ máu, không phải gia tăng quân phí, quân bị, mà lại có lợi cho kinh tế Mỹ, và dân chúng không làm khó dễ .

    Dân Mỹ đă hài ḷng hơn, bớt lo hơn đối với con gấu Nga có thể đe doạ trực tiếp tới mạng sống họ mỗi ngày , lấy cái dân Tầu ra doạ dân Nga.

    Mỹ nắm túi tiền dân Tầu, tưởng là nợ như chúa chổm, mà thực ra dân Tầu làm oằn cổ ra nuôi cho dân Mỹ xài . Thằng chủ nợ lại là thằng yếu hơn con nợ mà c̣n cho vay nhẹ lăi nữa chớ .

    Con nợ kiểu Mỹ khác con nợ kiểu vẹm đối với Tầu . Mỹ là con nợ nhưng no' tái phối trí được vùng ảnh hưởng và trật tự toàn cầu . C̣n vẹm th́ đưa công nhân Tầu vào "tái chiếm thuộc địa" , lập triều cống mới trên dầu thô và con gái .

    Con nợ Mỹ đă 1 lần quỵt nợ qua định chế phá sản . Dân Mỹ xai` cho đă rồi khai phá sản . Tầu mất cả ngàn tỉ đô trong vụ bong bóng địa ốc x́ hơi từ năm 2008 tới năm ngoái . Dân Mỹ tuy phá sản nhưng họ có chết đâu? của thiên trả địa . Chủ nợ bấm bung. cười trừ rồi cho vay tiếp .

    Dân Mỹ mất nhà v́ mất việc, nhưng chẳng ai màn trời chiếu đất cho nên dân Mỹ chẳng muốn thay thế hay thay đổi nước Tầu ǵ hết, mà chỉ muốn nó làm hàng rẽ cho dân Mỹ xài chơi, lâu lâu la làng lên là "ông bán cho tôi đồ rởm" .

    Trong khi kinh tế Euro đ́nh trệ và kinh tế Nhật dậm chân tại chỗ th́ Tầu đi lên và Mỹ vẫn b́nh chân như vại, lại c̣n hăm he rút các đầu tư nhà máy hay kỹ thuật ra khỏi lănh thổ của chủ nợ .
    ...
    Last edited by Mau_Than_68; 11-01-2015 at 08:36 PM.

  4. #4
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    mô h́nh kinh tế của tay ba Mỹ, Tàu và Nhật...

    Sau khi TC2 chấm dứt, Nhật bản thua và nằm trong gông cùm của Cao bồi. Nhưng Mac Arthur đă nh́n ra và muốn chú Samourai phải chịu hợp tác để sau này c̣n là bạn giúp nhau, cho nên đă đem tài và vật sang đất chú Lùn giúp đỡ. Dân Phù Tang vốn cần cù, kỷ luật, khôn ngoan biết điều ǵ phải làm cho đất nước thoát cơn bĩ cực. Phù Tang đă dùng Kinh tế, kỹ nghệ với chiến lược gây tín nhiệm toàn cầu bằng hàng giá phải chăng, mẫu mă đẹp lại bền.. Nhờ đó mà Chú Lùn vươn ra thế giới, được thế giới tin yêu.( 1945 đến 1960 chỉ có 15 năm là phục hồi kinh tế ).

    C̣n dân X́ dầu. Vốn dĩ phong kiến quan liêu đă in sâu trong óc, dù cho Sếnh Sáng có chu di, cải tạo và bần cùng hoá,ngay cả làm theo sức, hưởng theo nhu cầu mà nền công nghiệp cũng vẫn dậm chân tại chỗ.

    Sau khi chiến tranh Cao ly chấm dứt, th́ có công việc hỗ trợ chiến cụ cho miền Nam Việt Nam, những công việc này, đưa về Mỹ th́ xa, và vốn muốn nâng đỡ để kể công với Sa kê nên đă dùng đất Phù Tang làm nơi căn cứ phù trợ chiến tranh Việt Nam. Thế rồi chiến tranh VN.. Cao bồi xách súng ru lô chạy một mạch về với vợ con... nền kỹ nghệ Nhật với các nhà máy cổ cũ x́ nay đem đi đâu để lấy chỗ cho phát triển kỹ nghệ tiêu dùng mới.. và rồi sao nữa ??

    Đất X́ dầu c̣n rộng lại đông dân, nay Cộng sản X́ dầu nắm quyền, đoàn ngũ lực lượng lao động, thị trường tuy c̣n nghèo, nhưng đưa được các nhà máy phế thải này vào đất X́ dầu, làm ra hàng hoá để bán cho dân X́ dầu.. th́ cũng tốt thôi mà laị được tiếng ân nghĩa, có lợi triền miên với thị trường tiêu dùng của hơn một tỉ dân.. Thế là nhà máy của Samourai, công nhân là X́ dầu, làm ra sản phẩm vừa túi tiền, đẹp mắt lại tốt bán cho X́ dầu...

    Ba mươi năm sau, khi tờ Washington Post đang tấm h́nh vẽ chế nhạo ; anh chàng samourai đang cắm cờ Thanh Thiên bạch nhật lên nóc Toà nhà Năm góc.. th́ dân Cao bồi thức tỉnh khi trước mắt hàng hoá nhăn mác Phù Tang nhưng sản xuất tại X́ dầu ch́nh ́nh ngay trước mặt. Thế là một phong trào tư bản ùn ùn nổi dậy đ̣i hỏi chính phủ phải lmf sao giúp đơ tư bản kinh tế thế nào chứ cứ ngủ me trên chiến thắng thế này th́ đến giọt dầu (petrol) cũng không c̣n đủ thắp ngọn đèn Huê kỳ để soi đường !! Cả một phong trào ồ ạt sau khi Đặng X́ Dầu sang chơi hơn tỏ đôi điều... Sau đó tư bản ồ ạt đem hét cả những ǵ có thẻ làm ra tiền của sang đất X́ dầu. Dân chúng Cờ hoa có dịp mua đồ nhăn mác Cờ Hoa mà làm ra ở X́ dầu với giá rẻ, c̣n công ăn việc làm th́.. nhà máy dọn đi rồi.. anh em lao động nay ngồi chơ đợi tấm chi phiếu thất nghiệp...

    Cái khác biệt giữa công nghiệp chuyển giao của hai nước Phù Tang và Cờ Hoa khác nhau. Phù tang chuyễn sang đất x́ dầu các nhà máy hết c̣n dùng được cho dự án mới, nhưng những cơ bộ ( mecanism initiative) vẫn được giữ lại và làm ra tại ngay trong xứ Phù Tang. C̣n anh chàng Cao bồi th́ dọn là dọn luôn cả đi cho nên ngày nay...

    Cho nên khi tàu biển tải hàng sang bán cho Mỹ th́ dân Tàu cũng ùa sang để giao thương, thuỷ vận đường xa, hơn nữa là cái nhăn mác ( trade marks) sản xuất tại Cờ Hoa là trọng điểm. Thế là tiền bán phần nào dùng cho chi phí dự trừ sẽ sinh sôi nẩy nở ngay trên đất Cờ Hoa.. chưa hết, lại vốn dân Á châu pḥng hờ mai hậu.. lấn chân sang các nước ráp ranh giới với cờ Hoa.. để mai này nếu như " cơm chẳng lành, bánh ḿ khô cứng !" th́ đă có Trung Mỹ, có Mễ x́ .. làm đất trung chuyển, lúc này th́ các nước nghèo châu Mỹ la tinh trở lại thành nước cung cấp lao động.. đất đai cho thương nghiệp X́ dầu trú đóng.. lại được thêm qua hệ ngoại giao tốt với láng giềng của Cao bồi.. để rồi sản phẩm nay mang nhăn mác hết Mễ x́ thi La tinh Trung Mỹ, hay ngay cả các nước Á châu có giao thương với X́ dầu theo kiểu cách " mượn đầu heo .. nấu cháo !!".. c̣n ruột.. sản xuất tại X́ dầu...
    Ngày nay khi các ông chủ gánh hát cầm quyền trên đất Cờ hoa nghĩ ra th́ lại đụng phải chuyện khác rắc rối không kém; đó là dầu lửa.. đó là ma tuư... Hệ luỵ này đáng lẽ phải được kiềm chế ngay sau khi rút ra khỏi VN.
    Thế nhưng anh Hai lại thèm.. một lần ngái ngủ.. ngủ thêm một giấc cho đủ phê, nay thức dậy th́ hỡi ôi.. sao nó tanh banh thế này hả trời... làm cho chú Tổng Ô...như bị tào tháo rượt đuổi....
    Hăy đợi xem hồi sau., anh Hai Thế giới xoay trở ra sao ?? ./.

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Số người nước ngoài sinh sống ở Trung Quốc suy giảm

    Số người nước ngoài sinh sống ở Trung Quốc suy giảm
    Bởi: Leo Timm, Epoch Times14 Tháng Hai , 2015Mục: Kinh Tế Trung QuốcViết b́nh luận





    Một máy bay của hăng China Eastern cất cánh khỏi một sân bay ở Trung Quốc. Công ty quốc tế UniGroup Relocation gần đây đă tiến hành một cuộc nghiên cứu cho thấy số người nước ngoài đă rời khỏi Trung Quốc gấp đôi số nguời đến vào năm 2014 (ảnh:internet)

    Từng một thời là điểm đến phổ biến cho những người lao động nước ngoài hướng đến để làm ăn với hơn một tỉ người tiêu dùng, Trung Quốc giờ đây không c̣n là miền đất nhiều hứa hẹn như xưa.

    Công ty quốc tế UniGroup Relocation – một công ty chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển giữa các quốc gia cho các công ty – gần đây đă tiến hành một cuộc nghiên cứu cho thấy số người nước ngoài đă rời khỏi Trung Quốc gấp đôi số nguời đến vào năm 2014.
    Các kết quả lấy được từ dữ liệu khách hàng của công ty. UniGroup Relocation di chuyển nơi sống của hơn 260.000 gia đ́nh trong một năm trên toàn thế giới.

    Có nhiều yếu tố ẩn chứa đằng sau sự việc ḍng người nhập cư vào Trung Quốc suy giảm. Báo cáo của UniGroup không đề cập đến chiến dịch chống tham nhũng thắt chặt của chế độ Trung Cộng, nhưng những người nhập cư trước đây và những người lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc nói với trang China Real Time của Thời báo Wall Street rằng t́nh trạng không rơ ràng và những gián đoạn kinh doanh gây ra bởi chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền ông Tập đă ảnh hưởng đến những quyết định của họ.

    Các yếu tố được đề cập trong báo cáo của UniGroup bao gồm kết thúc hợp đồng làm việc, chi phí sinh hoạt gia tăng, sự đổi mới chung của nền kinh tế châu Âu và châu Mỹ và t́nh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

    Báo cáo của công ty này cho biết nền kinh tế Trung Quốc hoạt động đặc biệt không hiệu quả trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng chậm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 đă cắt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc. Khi chi phí sản xuất và lao động tại Trung Quốc gia tăng, một số công ty đă chuyển cơ sở sang một số quốc gia đang phát triển khác như Malaysia và Việt Nam.

    Giám đốc quản trị của UniGroup nói với trang China Real Time rằng công ty đă tiến hành một số “cuộc di chuyển lớn” của nhân viên công ty tập đoàn từ Trung Quốc sang Malaysia, điều này phản ánh quan điểm kinh doanh đă thay đổi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 07-12-2013, 11:59 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-06-2012, 05:37 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2011, 11:47 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2011, 04:41 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 22-12-2010, 10:54 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •