Ông Lưu hiểu Ba là người đă tham dự cuộc biểu t́nh Thiên an Môn bị đàn áp đẫm máu năm 1989. Năm 1996 ông bị đi cải tạo 3 năm v́ phát biểu chống chế độ độc đảng. Năm 2008, ông là đồng tác giả hiến chương 08 với Zhang Zuhua kêu gọi TQ phải viết hiến pháp mới, phải có một nền tư pháp độc lập và tự do phát biểu. Năm 2009, ông Ba bị kết án tù về tội phá hoại chuyên chính nhân dân và xă hội chủ nghĩa. Với những thành tích này, ông Lưu Hiểu Ba mới được trao giải hoà b́nh Nobel 2010. Ông đă không được ra khỏi tù để đi lănh giải. Vợ ông không được đi nhận giải thay. Trong buổi phát giải đă để một ghế trống cho ông, và chủ tịch Uỷ ban Nobel Thorbjorn Jagland đă để tấm bằng Nobel lên chiếc ghế trống này.

Nobel là nhà hoá học và phát minh Thụy điển, với trên 300 bằng sáng chế mà nổi tiếng nhất là cốt ḿn (dynamite). Ông là chủ nhà máy Bofors sản xuất sắt và thép mà ông đă chuyển thành ra xưởng vơ khi nặng (canon) và nhiều vơ khí khác. V́ thế ông rất giầu. Trước khi chết, chắc hối hận v́ sự giết hại của cốt ḿn và các loại vơ khi nhà máy Bofors chế ra, ông đă bỏ tiền ra lập ǵải Nobel, khuyến khích và tưởng thưởng các đóng góp tốt đẹp cho nhân loại. Ư nghĩa việc thành lập giải Nobel như vậy rơ ràng là rất đáng quư.

Từ năm 1901 đến nay, giải Nobel hoà b́nh đă trao 91 lần cho 121 đối tượng, hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức. Tuy nhiên sự chọn lựa các đối tượng nhận giải đă không hẳn là trong mọi trường hợp xứng đáng và nặng nề mang mầu sắc chính trị. Người được giải hoà b́nh năm ngoái, tổng thống Obama đă không có thành tích nào đáng kể, ngoài mấy bài diễn văn hứa hẹn thay đổi thái độ ngoại giao của Mỹ đối với thế giới, mở rộng đối thoại, trao đổi thông cảm, mà Ủy ban Nobel ca tụng là “những nỗ lực vượt bực khác thường để tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”, nhất là với thế giới Hồi giáo mà ông đă nói tới tại Cairo Ai cập. Và dường như thấy chưa đủ, ủy ban cũng đề cao quan niệm của ông Obama về giới hạn vơ khí nguyên tử “Uỷ ban đă coi là rất quan trọng những viễn kiến và nỗ lực của ông Obama về một thế giới không có vơ khí hạt nhân”. cộng thêm một nguyên tắc tổng quát, là “chính sách ngoại giao của ông đặt trên quan niệm là những người lănh đạo thế giới phải lănh đạo trên căn bản những giá trị và thái độ chia xẻ bởi đa số dân trên thế giới." Thế giới đă không có ǵ khá hơn từ đó. Trung Đông trở lại như cũ với vấn đề Palestine Do Thái nguyên vẹn, trong khi Do Thái tiếp tục xây thêm khu định cư trên đất Palestine. Afghanistan dậm chân tại chỗ. Nh́n xa hơn nữa bà Aun Sang Sưu Kyi ở Miến điện được giải v́ đấu tranh công khai bất bạo động theo chủ trương của Tây Phương, với chế độ quân phiệt và đổi lấy hai chục năm tù và giam lỏng tại gia. Sau chót th́ chế độ quân phiệt Miến vẫn tồn tại và trở thành đối tác của Tây phương, để gọi là giúp cho dân chúng cải thiện cuộc sống. Bà Sưu Kyi được thả để tuyên bố rằng bà sẵn sàng lắng nghe mọi phiá, và không muốn chế độ quân phiệt thất bại. Bà được truyền thông Tây phương an ủi khen là can đảm v́ đă thay đổi lập trường. Xa hơn nữa là Kim Đại Trọng tổng thống Đại Hàn, v́ chủ trương tiếp cận và hoà hợp với chế độ độc tài Bắc hàn, để mở ra giao thương với Bắc Hàn và thay đổi dần chế độ, mà kết quả là như chúng ta đă thấy gần đây ra sao. Riêng đối với Việt nam, Lê đức Thọ và Kissinger được giải hoà b́nh Nobel sau khi hiệp ước Paris được kư kết để Mỹ có thể rút quân ra khỏi Việt nam. Nhưng đau cho Ủy ban Nobel là Lê đức Thọ đă không nhận giải. Tiếng súng đă ngưng nổ tại Việt Nam, nhưng sau đó Hà nội đưa đă sang Cambốt thêm nhiều năm để bành trướng đế quốc Liên sô. C̣n dân tộc Việt nam th́ có một chế độ mà hơn hai triệu người thà chết trên biển hơn là ở nguyên tại chỗ chịu đàn áp và sống nhục, mà chỉ chừng một nửa sống sót. Cũng chế độ này đă dâng đất nhượng biển cho Tầu, cắt từng mảnh đất mảnh rừng cho các loại tài phiệt vào khai thác bất kể hậu quả tại hại ra sao cho dân Việt.

Nhà nước Trung quốc đă gọi buổi trao giải Nobel này là một “tṛ hề chính trị”. Tầu đă gửi trả lại thư mời dự lễ phát giải của Ủy ban Nobel, phong b́ không mở. 16 nước đă từ chối tham dự, trong đó có Nga, Việt Nam, Philippines, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka, Iraq, Iran, Ai cập vân vân. 48 phái đoàn các nước đă có mặt. Ủy ban Nobel lại bị thêm cú đau nữa khi một chế độ yếu nhược như Hà nội đă từ chối đến tham dự lễ trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba, v́ dựa vào cái thế Trung quốc.

Tuyên bố miệt thị của Tầu đối với lễ trao giải chẳng có ǵ là lạ khi cái chế độc tài này đă là nước có nhiều dự trữ ngoại tệ nhất thế giới, nhờ chính sách buôn bán của Tây phương và Mỹ. Lời miệt thị này cũng như giải Nobel không giảm hay tăng ǵ cái tư cách đấu tranh chống độc tài của ông Lưu hiểu Ba.

Nếu Ủy ban Nobel không v́ lư do chính trị có những quyết định bất xứng trong quá khứ khi trao giải Hoà b́nh, hay là đă can đảm trao giải hoà b́nh cho người đàn ôngTrung hoa vô danh tay không đứng chặn xe tăng đàn áp đang tiến tới ở Thiên An Môn mà không sợ nát thây dưới xích sắt th́ có lẽ chế độ TQ đă không thể có những lời miệt thị khi trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba.

Lâm Phong
(ngày 14 tháng 12/2010)