Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: HỖN CHIẾN KINH HOÀNG Ở LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG - HÀ NỘI

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    HỖN CHIẾN KINH HOÀNG Ở LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG - HÀ NỘI

    Hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội đền Gióng- Hà Nội



    Sau khi không cướp được hoa tre, nhiều thanh niên đă cầm gậy vụt hoặc 'tung cước' vào người bảo vệ kiệu để trả đũa. H́nh ảnh phản cảm này diễn ra tại lễ hội đền Gióng sáng 24/2.


    H́nh ảnh tại lễ hội làng Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai.

    Lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) như thường lệ diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng giêng âm lịch. Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái b́nh cho đất nước.



    Published on Feb 24, 2015

    http://www.xaluan.com/modules.php?nam...

    Lễ hội Thánh Gióng hàng ngàn người trở thành băi đánh nhau giành giật lộc.. những cây tre thánh gióng biến thành vũ khí.. hết muốn nói luôn..

    Hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội đền Gióng. tranh giành lộc.. mà phải như vậy sao.. văn hóa vậy sao?




    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674




    Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ). Đây là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.




    Nhiệm vụ của đoàn tùy tùng là phải rước qua các đền, kết thúc tại đền Hạ. Tuy nhiên khi kiệu hoa tre vừa rước vào đến đền Thượng đă bị hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may mắn cho cả năm.



    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhiều người cầm cả gậy để vụt tới tấp vào đội bảo vệ kiệu. Một cụ ông bị xô rơi cả cặp kính đang đeo.



    Cảnh hỗn loạn trên sân đền diễn ra chỉ vài phút đồng hồ nhưng cũng đủ làm cho du khách tham dự thấy ngán ngẩm và kinh sợ. Nhiều thanh niên thấy đánh nhau c̣n hùa vào xem.



    Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay lẫn nhau khi bị chống trả.




    Một thanh niên xăm trổ đầy cánh tay vụt liên tiếp đội bảo vệ kiệu sau khi bị ngăn cản cướp lộc.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những người khênh và bảo vệ kiệu không c̣n cách nào khác cũng phải đuổi theo đánh trả những thanh niên thiếu văn hóa.



    Một pha dùng chân đối phó với gậy. Tuy nhiên, anh chàng áo kẻ này sau đó bị đ̣n đau.



    Sau khi xảy ra hỗn chiến chừng vài phút lực lượng công an bảo vệ lễ hội đă phải can thiệp.

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Tại đền Thượng ngay sau đó, đoàn rước kiệu trầu cau cũng bị hàng chục thanh niên lao vào cướp




    Đội bảo vệ kiệu cũng phải dùng gậy dọa phang để ngăn chặn, tuy nhiên lúc này trầu cau đă bị cướp sạch.





    Anh Tuấn, một thanh niên sống ở thị trấn Sóc Sơn sung sướng khi vừa cướp được hoa tre.




    KẾT QUẢ "TRỒNG NGƯỜI" CỦA CHA GIÀ DÂM TẶC !

    "CHÁU NGOAN BÁC HỒ" LÀ TƯƠNG LAI ( U ÁM ) DÂN TỘC.








    Nguồn FB

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Phong tục xa xưa đă bị biến dạng'


    (VTC News) – Một lễ hội văn hoá truyền thống đă biến thành cuộc hỗn chiến kinh hoàng khiến nhiều du khách có mặt phải khiếp sợ.

    Phóng viên VTC News đă có cuộc trao đổi với GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam liên quan đến cuộc hỗn chiến kinh hoàng xảy ra tại lễ rước hoa tre ở đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày 24/2, tức mùng 6 Tết Ất Mùi.

    - Rước kiệu hoa tre là nghi lễ chính trong lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nhưng tại buổi khai hội đă xảy ra một cuộc hỗn chiến kinh hoàng. Khi lễ rước chưa kết thúc, hàng chục thanh niên lao vào cướp hoa tre để lấy may mắn cho cả năm. Nhiều người cầm cả gậy để vụt tới tấp vào đội bảo vệ kiệu. Phải chăng văn hóa lễ hội truyền thống đang bị một bộ phận người dân lợi dụng, làm cho biến dạng, thưa ông?

    Cướp hoa tre là một phong tục cổ. Theo truyền thuyết, xưa kia Gióng đánh giặc, khi găy roi sắt, ông đă nhổ gốc tre ngà quất vào quân thù, quất tới mức mà tre tơi tả. Bây giờ người dân tái hiện lại sự kiện đó qua việc cướp hoa tre.

    Tục cướp hoa tre có 2 lớp ư nghĩa

    * . Lớp nghĩa thứ nhất, hoa tre biểu tượng cho vũ khí của thánh Gióng. Ai cướp được hoa tre th́ năm đó may mắn. Đây là lớp nghĩa hữu thức, ai cũng biết.

    * Lớp nghĩa thứ 2, đối với các cặp vợ chồng trẻ th́ họ c̣n giành hoa tre để có thể đẻ con trai mạnh khỏe, tài giỏi.

    Nhưng dù là lớp ư nghĩ ǵ th́ điều đó cũng mang tính phong tục. Sau lễ rước, ban tổ chức sẽ tung hoa tre ra để người dân giành nhau. Hoa tre th́ ít, người nào cố gắng cướp được hoa tre là phước của họ trong năm đó.

    Đó phong tục, là cái vui của lễ hội, là niềm tin của tín ngưỡng. Đây hoàn toàn không phải cuộc đánh nhau, không ác ư.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây có chuyện, người ta lợi dụng cuộc giành hoa tre này để trả thù nhau. Mấy năm trước, có một anh thanh niên bị đánh bị thương nặng, tới mức bây giờ vẫn c̣n ngơ ngẩn. Năm nay lại có chuyện xô xát xảy ra.

    Đây là một cuộc đánh nhau thực sự chứ không c̣n là phong tục nữa rồi. H́nh ảnh người dân đánh đoàn rước kiệu, đoàn bảo vệ kiệu đánh lại là hành động phản cảm. Điều đó cho thấy, một phong tục cũ xa xưa đă bị biến dạng.

    C̣n chuyện trong lễ hội tranh giành, đè lên nhau… hoàn toàn là phong tục. Nhưng sau đó th́ không ai thù ai, trách ai, không có tính ác ư. Thậm chí làng này làng kia tranh giành, đánh nhau nhưng sau đó th́ họ sang thăm hỏi nhau, chăm sóc nhau, không ai có thù oán ǵ cả.

    - Tại lễ khai hội đền Gióng hôm qua, lễ rước trầu cau cũng bị cướp. Vậy đây có phải là phong tục không, thưa ông?

    Tại hội đền Gióng, trầu cau là một lễ vật dâng lên thánh và người dân không được cướp. Nếu đúng là có chuyện cướp trầu cau th́ đó là người dân tự ư cướp, không phải phong tục.

    Điều này cũng giống như trước đây ở đền Trần, sau khi làm lễ, có người c̣n leo lên cả bàn bày các lễ vật dâng thánh để họ cướp. Đó là cái rất tệ, rất xấu của lễ hội.

    - Cần phải làm ǵ để những điều phản cảm như vậy không c̣n diễn ra trong các lễ hội truyền thống ở nước ta, thưa ông?

    Ban tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm trong tất cả những vấn đề này. Theo tôi, để hạn chế xảy ra những sự việc phản cảm, đáng tiếc như vậy, ban tổ chức cần phải tăng cường công tác an ninh tại lễ hội.

    Những người tham gia tổ chức lễ hội phải có ư thức bảo vệ lễ hội, bảo vệ phong tục tốt đẹp của địa phương.

    Chẳng hạn, tại lễ rước kiệu hoa tre hôm qua ở đền Gióng, đoàn rước kiệu không nên có hành động đánh lại những thanh niên quá khích kia mà phải phối hợp với ban tổ chức có giải pháp hợp lư hơn.

    Đối với người dân, họ cũng phải t́m hiểu về truyền thống, phong tục tốt đẹp của lễ hội, phải tự nâng cao ư thức của ḿnh, đặc biệt là tại những nơi linh thiêng. Nếu tham gia một lễ hội với truyền thống văn hóa tốt đẹp mà lại có những hành động thiếu văn hóa th́ việc tham gia đó c̣n có ư nghĩa ǵ nữa.

    - Xin cảm ơn ông!



    http://vtc.vn/hon-chien-kinh-hoang-o...g.2.541949.htm

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lễ hội biến tướng sẽ thành xuyên tạc lịch sử



    Mùa lễ hội mới bắt đầu, dư luận đă lên tiếng về lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh), cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ở lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), rồi cảnh một thanh niên vung dao ở lễ hội cướp phết cầu may (Vĩnh Phúc)…


    H́nh ảnh bạo lực hiển hiện trong lễ hội làm mất đi ư nghĩa thiêng liêng, giá trị văn hóa của nét đẹp truyền thống.

    Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng lễ hội cũng đang trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương và ngành du lịch bởi hàng loạt những tiêu cực kéo theo như: Nạn ăn xin, ăn mày, cờ bạc, ăn nhậu, tai nạn giao thông, đánh, chém giết nhau, đặc biệt là nạn xô đẩy chen lấn và nhét tiền vào tay tượng phật để cầu may.

    Theo thống kê của ngành du lịch, một năm nước ta “gánh” hơn 8.000 lễ hội và chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Số đó là “phần cứng”, c̣n các lễ hội “tự mọc”, “tự đặt tên” vẫn gia tăng hằng năm ở nhiều địa phương. Chính các lễ hội “tự mọc” này đang làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của lễ hội, đồng thời kéo theo nhiều tiêu cực nảy sinh mà chính quyền địa phương nhiều phen cũng phải “bó tay”. Khi sự việc tiêu cực quá mức, chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng đổ lỗi cho nhau.

    Không nói th́ ai cũng biết những ngày đầu năm mới là thời gian diễn ra dày đặc lễ hội ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó những lễ hội lớn như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Lim, Lễ khai ấn đền Trần… mà mỗi mùa hội đều thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ khắp nơi đổ về. Với quan niệm “đến để cầu may”, “đến để cầu lộc, cầu tài, cầu việc” mà quên nét đẹp văn hóa tâm linh trong sự cầu ấy. V́ vậy người ta sẵn sàng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, ném tiền qua cửa sổ để mua ấn cầu may. Hành động vô tâm, thiếu ư thức, h́nh ảnh vô cảm thiếu thiện tâm ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều năm. Việc đó không phải chính quyền không biết, ngành du lịch không hay, nhưng có biện pháp ǵ để chấm dứt những hành động xấu, những h́nh ảnh phản cảm ấy th́ vẫn là “bắt cóc bỏ đĩa”.

    Đến với Hội Lim ở Tiên Du (Bắc Ninh), không ít du khách đều bức xúc khi chứng kiến cảnh các liền anh, liền chị ngửa nón, ngă đĩa nhận tiền thưởng của khách. H́nh ảnh ấy vừa làm phôi pha nét đẹp liền anh liền chị, vừa đang “giết chết” cái duyên quan họ, và cũng đồng nghĩa với “chặt đứt” cảm hứng của du khách mỗi khi đến trảy hội Lim. Việc “ngửa tráp nhận tiền” của liền anh, liền chị, không phải chính quyền thành phố Bắc Ninh không biết, ngành du lịch huyện Tiên Du không hay, nhưng không có biện pháp chấm dứt, rơ ràng công tác quản lư c̣n yếu kém.

    Truyền thống cúng tiền của người Việt có ư nghĩa đẹp, như là một chút công đức xây dựng tu bổ chùa chiền, là “giọt dầu, nén hương” dâng thờ Phật. Thế nhưng, ở một số chùa chiền đâu đâu cũng thấy ḥm công đức, c̣n người đi hành hương rải tiền, ném tiền, cài cắm tiền lẻ diễn ra hết sức phản cảm ở khắp nơi. Điều đáng ngạc nhiên và lên án là những người rải tiền, ném tiền ấy lại có không ít cán bộ công chức nhà nước – những người được coi là có văn hóa tri thức và sự hiểu biết xă hội.

    Liệu có may mắn hay “thuận đường quan lộ”, có tài lộc không, khi người ta xô ngă, trèo qua đầu nhau, đánh chửi nhau để xin ấn ở lễ khai ấn đền Trần; tranh giành, chen lấn từng ghế cáp treo ở chùa Hương? Và liệu có c̣n nét tôn nghiêm, linh thiêng nơi cửa Phật khi người ta chen nhau cọ tiền vào chùa Đồng Yên Tử và rải tiền khắp nơi, thậm chí “nhét tiền vào tay” tượng Phật ḥng thỏa măn những ước muốn riêng tư của ḿnh?

    Những h́nh ảnh phản cảm trong lễ hội, thực sự đang mất đi một h́nh ảnh Việt Nam là điểm đến thân thiện và mến khách trong con mắt người nước ngoài. Đâu rồi sự tôn nghiêm lễ hội?

    GS-TS Nguyễn Ngọc Quang – Viện trưởng Viện Việt Nam học và phát triển – nhấn mạnh: Các lễ hội sẽ có biến đổi nhưng phải dựa trên gốc lịch sử vững chắc, nếu không sẽ thành ra xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc lễ hội, làm mất đi giá trị văn hóa Việt Nam và cổ vũ cho những mê lầm.

    Trần B́nh (Nam Định): Nhưng điều đáng bàn ở đây là, dù dư luận lên án việc phát ấn đền Trần thành lễ “cướp ấn” rất phản cảm, nhưng lễ hội vẫn được chính quyền địa phương duy tŕ,

    chỉ thay không phát ấn vào đêm khai ấn. Phải chăng họ vẫn duy tŕ bởi, như một số ư kiến cho rằng, nguồn thu mang lại quá lớn cho địa phương (gần 14 tỉ đồng, năm 2013)? Thử hỏi, việc chém lợn, cướp lễ, mua ấn… để cầu sự may mắn, hanh thông trong năm th́ liệu có thể coi là bản sắc dân tộc?

    http://trandaiquang.net/le-hoi-bien-...c-lich-su.html

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VẪN LẠI VIỆT CỘNG NÓI LÁO
    :

    Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn :

    “Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào”.



    Cả một đám người cầm gậy lao vào vụt nhau ở Hội Gióng, có ảnh và video chứng thực hẳn hoi, nhưng dưới con mắt của ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, bỗng dưng trở nên b́nh thường.

    “Sự việc trên là b́nh thường, bởi đây là phong tục của hội” – ông Mạnh khẳng định.

    Ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch HN cũng “hoàn toàn đồng t́nh” với nhận xét của ông phó huyện:

    “Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào. Những người cầm gậy chỉ là dân làng đi bảo vệ kiệu”.


    Dù đă rất tế nhị, nhưng GS. TS Trần Ngọc Thêm, GĐ Trung tâm Văn hóa học Lư luận và Ứng dụng, vẫn phải gọi “hành động b́nh thường” này bằng cụm từ “tranh cướp lộc bằng những biện pháp thô bạo”.

    C̣n GS.TS Ngô Đức Thịnh, GĐ Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian VN th́ thở dài: “Nếu coi chuyện ẩu đả là chuyện b́nh thường th́ rất nguy hiểm”.

    Các chuyên gia văn hóa và công chúng, đều thấy sự việc “rất nguy hiểm” th́ tại sao một số người lại không thấy?

    Không khó t́m được câu trả lời nếu điểm lại mấy “kỹ năng” đă được một số quan chức áp dụng để biến những con voi thành con chuột.

    Khi giơ cuốc bổ vào đầu hàng xóm trong cuộc tranh chấp đất đai, ông Nguyễn Đức Hoàng – chánh thanh tra Sở Y tế Kon Tum, đă có cách giải thích nhẹ hều: Nạn nhân tự va đầu vào cuốc (nhưng lại là cuốc của… em trai ông).

    Theo giải tŕnh này, nạn nhân là… cái cuốc, chứ không phải cái đầu.

    Khi cầm ly bia bổ vào đầu nhau tóe máu, ông PGĐ Sở Ngoại vụ và Nội vụ B́nh Phước, cũng giải tŕnh nhẹ hều: Do đầu ông nọ tự va vào làm vỡ ly bia của ông kia.

    Một lần nữa, nạn nhân không phải là cái đầu, mà là ly bia tội nghiệp.

    Sau khi tranh luận trong cuộc nhậu, ông Huỳnh Hớn Dũng, GĐ Công ty Cầu đường 719 (TP.Bạc Liêu) “b́nh tĩnh” cầm ly bia táng thẳng vào mặt ông Nguyễn Văn Tuyến, Hạt trưởng Hạt quản lư đường bộ 73.4 Cần Thơ khiến ông này ôm đầu máu nhập viện.

    Đánh xong, ông này lên xe đi thẳng về Bạc Liêu và sáng hôm sau th́ đưa ra lư do cũng nhẹ hều hết cỡ: “Chuyện tối qua tôi không nhớ ǵ cả và cũng không hiểu v́ sao tôi lại đánh anh Tuyến. Tôi say quá, khi thức dậy mới biết là đă đánh anh Tuyến”.

    Nếu học được những “kỹ năng thượng thặng” của mấy quan chức này, rất có thể những thanh niên cầm gậy vụt tới tấp vào đầu người khác tại hội Gióng sẽ có cách giải tŕnh tuyệt vời: “Có ai đánh đâu. Tại đầu họ cứ lao vào gậy của tôi đấy chứ”.

    Nếu có nạn nhân thực sự trong cuộc ẩu đả này, th́ hẳn nhiên, đó là…cái gậy !

    (Theo Trí Thức Trẻ)

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch HN cũng “hoàn toàn đồng t́nh” với nhận xét của ông phó huyện:

    “Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào.
    Chỉ có oánh lộn , đâu có đánh nhau đâu

  10. #10
    Member
    Join Date
    17-08-2010
    Posts
    167

    Đánh trúng.

    Coi h́nh thấy đánh "trúng" cẳng chứ đâu có đánh "lộn".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 24-03-2012, 09:31 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 18-02-2012, 02:33 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 28-12-2010, 12:54 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 31-08-2010, 12:38 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •