Results 1 to 9 of 9

Thread: Nguyễn Hưng Quốc: Tiếng Việt: Đút vào - Rút ra

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Nguyễn Hưng Quốc: Tiếng Việt: Đút vào - Rút ra

    Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, t́nh cờ tôi lại chú ư đến chữ “đút” trong một câu văn không có ǵ đặc biệt: “Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần...”
    Từ chữ “đút” ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ “rút”: cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).
    -Điều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: “-ÚT”.
    Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ-” (đút) và một chữ bằng phụ âm “r- ” (rút).
    -Hơn nữa, cả từ “đút” lẫn từ “rút”, tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác.
    “Đút” cái ǵ vào túi hay “rút” cái ǵ từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.
    Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần
    “-ÚT” khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự.
    “Hút” là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng.
    “Mút” cũng là động tác đưa cái ǵ vào miệng, nhưng khác “hút” ở chỗ vật thể được “mút” thường là cái ǵ đặc.
    “Trút” là đổ cái ǵ xuống.
    “Vút” là bay từ dưới lên trên.
    “Cút” là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. “Nút” hay “gút” là cái ǵ chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau.
    “Sút” là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó.
    Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ư nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi.
    “Trụt” hay “tụt” là di chuyển từ trên xuống dưới. “Vụt” là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang.
    “Lụt” là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó.
    “Cụt” là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian.
    “Đụt” (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời.
    Nếu những động từ có vần “-ÚT” thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá tŕnh di chuyển ấy) giữa hai không gian th́ những động từ có vần
    “-UN” lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. “Ùn”, “chùn”, “dùn”, hay “đùn” đều có nghĩa như thế.
    “Thun” hay “chun” cũng như thế, đều chỉ cái ǵ bị rút, bị co.
    “Cùn” là bẹt ra.
    “Hùn” là góp lại.
    -“Vun” là gom vào. “Lún” hay “lụn” là bẹp xuống.
    Cả những chữ như “lùn” hay (cụt) “lủn”, (ngắn) “ngủn”, “lũn cũn”... cũng đều ám chỉ cái ǵ bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.
    Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần h́nh như có một ư nghĩa chung.
    -Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm ÉT hay ẸT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. “Kẹt” là mắc vào giữa hai vật ǵ; “chẹt” là bị cái ǵ ép lại. “Dẹt” là mỏng và phẳng; “tẹt” là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); “bét” là nát, dí sát xuống đất; “đét” là gầy, mỏng và lép.
    Những động từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: “chen”, “chẹn”, “chèn”, “len”, “men”, “nghẽn”, “nghẹn”, “nén”.
    -Những từ láy có khuôn vần ỨC – ÔI th́ chỉ những trạng thái khó chịu, như “tức tối”, “bức bối”, “bực bội”, “nực nội”, “nhức nhối”,

    Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:
    Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng.
    Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu t́m kiếm cả đời cũng không hết được.
    -Điều này khiến cho không ai có thể an tâm là ḿnh am tường tiếng Việt.
    Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái ǵ lạ lùng vô hạn.
    -Thứ hai, v́ có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn.
    Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ư nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu.
    Lần đầu gặp chữ “thun lủn”, chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái ǵ rất ngắn.
    Lư do là v́ chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần “UN” vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn,
    .. Lần đầu gặp chữ “dập dềnh”, chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái ǵ trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v...
    -Học tiếng Việt, như vậy, không khó lắm, phải không?

    Nguyễn Hưng Quốc

  2. #2
    that nghiep
    Khách

    tiếng Việt

    Quote Originally Posted by Camly View Post
    Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, t́nh cờ tôi lại chú ư đến chữ “đút” trong một câu văn không có ǵ đặc biệt: “Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần...”
    Từ chữ “đút” ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ “rút”: cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).
    -Điều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: “-ÚT”.
    Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ-” (đút) và một chữ bằng phụ âm “r- ” (rút).
    -Hơn nữa, cả từ “đút” lẫn từ “rút”, tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác.
    “Đút” cái ǵ vào túi hay “rút” cái ǵ từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.
    Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần
    “-ÚT” khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự.
    “Hút” là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng.
    “Mút” cũng là động tác đưa cái ǵ vào miệng, nhưng khác “hút” ở chỗ vật thể được “mút” thường là cái ǵ đặc.
    “Trút” là đổ cái ǵ xuống.
    “Vút” là bay từ dưới lên trên.
    “Cút” là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. “Nút” hay “gút” là cái ǵ chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau.
    “Sút” là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó.
    Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ư nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi.
    “Trụt” hay “tụt” là di chuyển từ trên xuống dưới. “Vụt” là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang.
    “Lụt” là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó.
    “Cụt” là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian.
    “Đụt” (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời.
    Nếu những động từ có vần “-ÚT” thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá tŕnh di chuyển ấy) giữa hai không gian th́ những động từ có vần
    “-UN” lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. “Ùn”, “chùn”, “dùn”, hay “đùn” đều có nghĩa như thế.
    “Thun” hay “chun” cũng như thế, đều chỉ cái ǵ bị rút, bị co.
    “Cùn” là bẹt ra.
    “Hùn” là góp lại.
    -“Vun” là gom vào. “Lún” hay “lụn” là bẹp xuống.
    Cả những chữ như “lùn” hay (cụt) “lủn”, (ngắn) “ngủn”, “lũn cũn”... cũng đều ám chỉ cái ǵ bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.
    Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần h́nh như có một ư nghĩa chung.
    -Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm ÉT hay ẸT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. “Kẹt” là mắc vào giữa hai vật ǵ; “chẹt” là bị cái ǵ ép lại. “Dẹt” là mỏng và phẳng; “tẹt” là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); “bét” là nát, dí sát xuống đất; “đét” là gầy, mỏng và lép.
    Những động từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: “chen”, “chẹn”, “chèn”, “len”, “men”, “nghẽn”, “nghẹn”, “nén”.
    -Những từ láy có khuôn vần ỨC – ÔI th́ chỉ những trạng thái khó chịu, như “tức tối”, “bức bối”, “bực bội”, “nực nội”, “nhức nhối”,

    Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:
    Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng.
    Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu t́m kiếm cả đời cũng không hết được.
    -Điều này khiến cho không ai có thể an tâm là ḿnh am tường tiếng Việt.
    Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái ǵ lạ lùng vô hạn.
    -Thứ hai, v́ có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn.
    Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ư nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu.
    Lần đầu gặp chữ “thun lủn”, chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái ǵ rất ngắn.
    Lư do là v́ chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần “UN” vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn,
    .. Lần đầu gặp chữ “dập dềnh”, chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái ǵ trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v...
    -Học tiếng Việt, như vậy, không khó lắm, phải không?

    Nguyễn Hưng Quốc
    Thật tuyệt vời ,giúp cho ai muốn học tiếng việt có một phương pháp dể hiểu hơn

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Một đặc điểm của tiếng Việt- Nguyễn Hưng Quốc

    Bạn thử dịch câu dưới đây sang tiếng Việt giùm tôi nhé.

    He goes to Saigon.
    Cái câu có cấu trúc đơn giản và gồm những chữ hầu như người mới học tiếng Anh nào cũng đều biết, riêng tôi, thú thực, tôi không biết dịch sao cả.
    Có hai chỗ tôi không dịch được.
    Thứ nhất, chữ “he”, đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ ba số ít. Trong tiếng Việt, trên nguyên tắc, nếu chúng ta không biết chữ “he” ấy ám chỉ người nào và người ấy có quan hệ ǵ với người kể chuyện, chúng ta không thể dịch chính xác được.
    “Ông ấy” hay “anh ấy” ư? Nhưng nếu người kể chuyện đang nói về một em bé th́ sao? Th́ phải dịch là “em ấy”, dĩ nhiên.
    C̣n nếu em bé ấy là con trai của người phát ngôn th́ phải dịch là “con tôi”; nếu đứng ở vai em và nếu cần lịch sự, th́ dịch là “cậu ấy” hay “chú ấy”.
    Nếu câu văn ấy xuất hiện trong một cuốn tiểu thuyết th́ tùy theo tính cách của nhân vật, có thể dịch là “chàng” hay “gă” hay “hắn” hay “lăo” hay “nó” hay “y”, hay, xưa hơn một chút, “va”, và xưa hơn nữa, “nghỉ’ (như trong câu Kiều: “Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung”), Nhưng cứ tạm cho “he” là “ông ấy” th́ chúng ta lại đối diện với vấn đề thứ hai này nữa:
    Động từ “to go”. “Đi” chăng? Ừ, th́ cũng được. Nhưng nếu ông ấy đang ở Hà Nội th́ thường người ta không nói “đi Sài G̣n”. Mà là “vào Sài G̣n”
    . Và nếu người ấy đang ở Cần Thơ hay Đà Lạt, chẳng hạn, người ta sẽ nói: “Ông ấy lên Sài G̣n” hay “Ông ấy xuống Sài G̣n”. Nếu địa danh ấy ở miền Trung hay miền Bắc, ví dụ Huế hay Hà Nội, th́ người ta có thể nói: “Ông ấy ra Huế / Hà Nội”, v.v…
    Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta thấy rơ là các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt không phải chỉ liên hệ đến vai tṛ trong hành ngôn (người nói – ngôi thứ nhất; người nghe – ngôi thứ hai; hay người được đề cập – ngôi thứ ba) như trong các ngôn ngữ Tây phương mà c̣n gắn liền với (a) tuổi tác, (b) địa vị xă hội, (c) tính cách; (d) quan hệ với người phát ngôn, và (đ) t́nh cảm hay thái độ của người phát ngôn, v.v…
    Tất cả các yếu tố này thường xuyên thay đổi, do đó, cách xưng hô cũng biến hóa theo.
    Trong trường hợp thứ hai, động từ chỉ việc di chuyển gắn liền chặt chẽ với yếu tố địa lư (lên/xuống), và riêng trường hợp của vào/ra, c̣n gắn liền với yếu tố lịch sử.
    Ai cũng biết, “vào” là động từ chỉ sự di chuyển từ một không gian rộng đến một không gian hẹp; “ra”, ngược lại, từ một không gian hẹp đến một không gian khác rộng hơn
    . Nhưng tại sao đang ở miền Nam, người ta lại “ra” miền Trung trong khi miền Trung rơ ràng là hẹp hơn miền Nam hẳn?
    Để trả lời câu hỏi ấy, người ta phải quay ngược lịch sử về tận thời Lư và đầu nhà Trần, lúc biên giới phía nam của Việt Nam chỉ dừng lại ở đèo Ngang: lúc ấy, trên bản đồ Việt Nam, phía Bắc đồng nghĩa với rộng và phía nam đồng nghĩa với hẹp. Chính trong bối cảnh ấy, hai chữ “vào” (nhập) và “ra” (xuất) được ra đời.
    Mà không phải chỉ có các động từ lên/xuống/vào/ra, ngay cả các danh từ chỉ vị trí như trong hay ngoài, trên hay dưới cũng đều như thế. Ở các ngôn ngữ khác, ít nhất là các ngôn ngữ tôi biết, trong là trong, ngoài là ngoài, cũng như trên khác hẳn với dưới. Nhưng trong tiếng Việt th́ khác.
    Trong hai câu “Ông ấy đứng trong vườn nh́n ra ngoài đường” và “Ông ấy đứng ngoài vườn nh́n vào trong nhà” th́ vị trí của người được gọi là “ông ấy” không có ǵ thay đổi cả. Vẫn đâu đó trong không gian của một khu vườn thôi. Vậy mà lúc th́ “trong vườn”, lúc th́ “ngoài vườn”.
    Cũng tương tự như vậy, chúng ta có thể nói về ai đó là ông hay bà ấy ngồi trên nền nhà hay ngồi dưới nền nhà. Ư nghĩa giống hệt nhau.
    Cả hai trường hợp vừa kể, đại từ nhân xưng và động từ chỉ phương hướng (và cùng với chúng, danh từ chỉ vị trí), cho thấy một đặc điểm nổi bật của tiếng Việt: tính t́nh thái (situational), trong đó, nổi bật nhất là tính liên hệ (relational).
    Mỗi cách nói năng hay viết lách đều gắn liền với một hoàn cảnh nhất định và với những mối quan hệ nhất định.
    Trong các ngôn ngữ khác, kẻ phát ngôn, bất kể tuổi tác, địa vị, tư cách, tâm trạng và bất kể đang nói chuyện với ai, đều là “I” (tiếng Anh) hay “Je” (tiếng Pháp) cả. Và người nghe, cũng vậy, lúc nào cũng là “you” hay “tu/vous”.
    Lúc nào cũng vậy. Trong tiếng Việt th́ cách xưng hô của cái người phát ngôn ấy cứ thay đổi xoành xoạch tùy theo các quan hệ và cũng tùy cả t́nh cảm của người phát ngôn nữa. Trong các ngôn ngữ khác, trong bao giờ cũng là trong và ngoài bao giờ cũng là ngoài, nhưng trong tiếng Việt, với người ở trong nhà th́ cái kẻ đang đứng “trong” vườn lại trở thành “ngoài” vườn; ngược lại, với kẻ đang đứng ngoài đường th́ cái người đứng “ngoài” vườn ấy lại biến thành người “trong” vườn, v.v…
    Theo tôi, chính tính t́nh thái ấy là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu vắng thói quen tư duy trừu tượng cũng như truyền thống triết học của Việt Nam.
    Lâu nay, nhiều học giả, từ Phạm Quỳnh đến Vơ Phiến, đều giải thích sự thiếu vắng ấy xuất phát từ yếu tố từ vựng: tiếng Việt thiếu hẳn các từ trừu tượng hay nói theo chữ của Phạm Quỳnh, phần “h́nh nhi thượng”.
    Nhưng thiếu th́ mượn. Và người Việt cũng đă vay mượn rất nhiều từ trừu tượng từ chữ Hán. Nhưng mượn rồi th́ sao?
    Khả năng tư duy trừu tượng vẫn èo uột và một nền triết học đặc sản của Việt Nam vẫn cứ là một mơ ước xa vời của hết thế hệ này đến thế hệ khác.
    Tại sao?
    Theo tôi, nó nằm ở tính t́nh thái của tiếng Việt. Xin nhấn mạnh: của tiếng Việt chứ không phải của phần từ vựng trong tiếng Việt. Chính thói quen bao giờ cũng nh́n sự vật và sự việc từ một góc nh́n cụ thể, trong những quan hệ cụ thể đă ngăn cản khả năng trừu tượng hóa của người Việt.
    Khi năng lực trừu tượng hóa c̣n yếu, triết học vẫn c̣n là một giấc mơ xa xăm.

    Nguyễn Hưng Quốc

  4. #4
    LệHà
    Khách
    Tên là Hưng Quốc có nghĩa là làm cho quốc gia giàu mạnh th́ ông này chỉ bàn ba cái chuyện lẩm cẩm .

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Viết Tiếng Việt Khó Hay Dễ ?

    Vát Than Nặng Thở Thang”
    Khi đọc tựa của bài này, nếu bạn không thấy viết sai chánh tả th́ xin bạn...duyệt xét lại khả năng viết tiếng Việt của bạn. Tôi xin đưa thêm vài thí dụ để bạn tự phán xét :
    “Té chưới vô bượi chúi” và "Paulus Húnh Tịnh Của”, "Nguiễn Khuiến”.
    Có ǵ sai hoặc...kỳ kỳ không?
    Các thí dụ trên rất phổ biến khi dạy về chánh tả tiếng Việt. Viết “c” hay “t”, có “g” hay không “g”, dấu “hỏi” hay “ngă”, vần “úi” và “ưới”, “ụi” và ượi”, “i” và “y”, v.v...là một vài vấn đề mà chúng ta nên chú ư khi viết tiếng Việt.
    Có phải v́ là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta chủ quan, không lưu ư viết cho đúng chánh tả?
    Hay v́...lười? Hay v́ phát âm sai cho nên viết sai?
    Hay v́ vấn đề chánh tả không quan trọng ǵ hết, miễn sao người khác hiểu chữ và ư mà bạn muốn thông đạt là được rồi?
    Để trả lời cho những câu hỏi này, xin hỏi bạn rằng nếu trong trường hợp nào đó, bạn viết tiếng Anh, bạn có viết như sau không:
    He do thiz becose himseo love I so much. Hỏi tức trả lời.
    -Không viết th́ thôi, c̣n nếu đă viết th́ cố gắng viết cho đúng chi'nh tả càng nhiều càng tốt. Điều may mắn cho chúng ta là tiếng nói và chữ viết Việt Nam không đến nỗi rắc rối quá như các thứ tiếng khác.
    Tuy vậy, bạn, người Việt Nam, vẫn phải bỏ th́ giờ và công sức học hỏi nếu bạn muốn nói, viết và sử dụng tiếng Việt tương đối đúng nghĩa và thông thạo.
    Tôi dùng chữ “tương đối” bởi v́ trên nguyên tắc, tất cả chúng ta đều phát âm sai, viết sai và trong chừng mực nào đó, không hiểu được tường tận ư nghĩa của tiếng mà chúng ta sử dụng!
    Để hiểu tiếng Việt đến mức “thấu t́nh đạt lư”, bạn không có cách nào khác là phải am tường cái gốc 70% tiếng Hán của nó! Nếu không học tiếng Hán th́ phải có tự điển tiếng Việt để tra chánh tả và nghĩa chữ.
    C̣n nếu sử dụng máy điện toán cá nhân th́ nên mua software VNI Tân Việt 2000, trong đó bộ “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Tru.
    Tiếng Việt rất phong phú về âm, vận và thanh. V́ vậy, khi mượn bộ chữ Latin để kư âm tiếng Việt, các nhà truyền giáo đă phải sáng tạo nhiều kư hiệu CHỮ để phản ánh cho đúng giọng nói, cũng như để phân biệt các âm gần giống nhau.
    Công tŕnh này là một tài sản quư báu vô vàn cho dân tộc Việt Nam mà chúng ta đang thừa kế, mặc dù chưa được hoàn chỉnh ở một vài chi tiết.
    Hệ thống chữ viết này xây dựng trên một nguyên tắc then chốt : nói sao, viết vậy.
    Hầu hết các tranh căi về chánh tả tiếng Việt đều xuất phát từ nguyên tắc này.
    Căn cứ vào đâu mà nhận xét đúng hay sai chánh tả? Một khi bạn cho rằng viết “vát” là sai, phải viết “vác”, “than” phải viết không có “g”, “thở thang” phải viết “thở than”, “Húnh” phải viết “Huỳnh”, ... tức là bạn đă chấp nhận một nguyên tắc phổ cập trong ngôn ngữ: quy ước chung được đa số mọi người chấp nhận. Cái ǵ không phù hợp với quy ước chung là sai - mặc dù quy ước chung đôi khi không hợp lư!
    Cho đến khi nào chúng ta có một hàn lâm viện thống nhất các vấn đề c̣n đang tranh căi th́ mới chấm dứt được. Trong khi chờ đợi th́ vẫn cứ...”mổ ḅ”.
    Tiếng Việt Nam thống nhất cho nên việc kư âm (kư hiệu âm thanh-phonetic symbols) để sáng tạo một hệ thống chữ viết chung cho cả nước sử dụng là điều có thể làm được.
    Trái lại, tiếng Trung quốc phát âm hoàn toàn khác nhau từ tỉnh này đến tỉnh kia, v́ vậy, hầu chắc không thể thống nhất theo kiểu chữ Latin được mà măi cho đến nay, chỉ có thể thống nhất theo hệ thống chữ tượng h́nh, biểu ư: viết cùng một loại chữ nhưng đọc khác nhau.
    V́ hai kiểu chữ khác nhau, vấn đề phiên âm nảy ra.
    - Khi viết về tên địa phương hoặc nhân vật Tây phương, người Trung quốc không có cách nào khác hơn là phải phiên âm
    . Nếu đang viết một loạt chữ Hán mà chen vào kiểu chữ Latin th́ quả là điều hết sức phiền toái cho người viết cũng như người đọcB
    ởi cái cốt lơi của chữ Hán là biểu ư, không ráp vần lại mà đọc được, phải học thuộc ḷng cách phát âm của từng chữ một và phát âm theo giọng Bắc kinh hay địa phương là tùy theo người học.
    Người Trung quốc bắt buộc phải phiên âm ṭan bộ tên ngoại quốc để thông đạt trong tiếng Hán.
    Câu hỏi đặt ra là người Việt Nam có nên bắt chước phiên âm không? Theo thiển ư của tôi, chúng ta không nên phiên âm bởi lẽ rất đơn giản là chúng ta sử dụng hệ thống chữ Latin để ghi lại giọng đọc.
    Chúng ta có thể viết lại đúng nguyên văn tên gốc của địa phương hay nhân vật và mọi người Việt Nam đều có thể đọc được - đọc trúng giọng hay không là chuyện khác, nhưng ít nhất là đọc đượcv́ cuối cùng, cái gốc của việc phiên âm này chỉ xuất phát từ khổ nạn của bản thân chữ Hán mà thôi.
    Chữ viết Việt Nam theo mẫu tự Latin không dính dáng đến khổ nạn này. Khi phân tích về âm “gi” và “d”, trong bài “Chánh tả với tự nguyên”, viết ngày 29/05/1953, GS Lê Ngọc Trụ viết:
    “Chúng ta hay lầm lẫn hai âm “gi” và “d”; nếu không xét nguồn gốc th́ khó phân biệt. Như tiếng “Gia Tô”: đúng theo nguồản gốc của nó phải viết “D”: Da Tô. Tiếng Da Tô là tên “Jésus” dịch âm.
    Có lẽ các cố đạo khi xưa đă tùy cách phát âm mỗi xứ mà âm tên của Chúa Jésus.
    Ở Việt Nam th́ âm Giê Su, phát âm gần giống với tên Jésus; âm “Gi” ghi đúng âm “J”.
    Ở Trung Hoa th́ ghi âm: Dè Xố Kí Lị Xứ Túc (Jésus Christ). Tiếng Trung Hoa không có âm “J”, phải mượn âm “D” thế. Phát âm theo giọng Hán Việt th́ là “Da Tô Cơ Lợi Tư Đốc”.
    Sau ta mượn dùng, gọi tắt là đạo “Da Tô” hoặc đạo “Cơ Đốc”. (Cơ Lợi Tư Đốc thâu bớt).”
    Muốn viết đúng chánh tả Việt Nam th́ phải phát âm cho đúng. Cái khổ là không người Việt Nam nào phát âm đúng cả!
    Người miền Bắc nói sai các âm “Ch và Tr “, “X và S”, “Gi, D và Z” nhưng giọng “hỏi, ngă” và các âm cuối chữ như “c/t”, “ai/ay”, “ao/au”, “ăng/ăn”, “ác/át”, v.v...lại nói đúng. Nếu áp dụng nguyên tắc “nói sao, viết vậy”, người miền Bắc sẽ viết:
    Chuyện cḥ ḷng ẓng cũng như đọc chuyện: có ź xung xướng đâu?
    (Chuyện tṛ ḷng ṿng cũng như đọc truyện: có ǵ sung sướng đâu? )

    Chữ “chuyện” là tiếng Việt thuần túy, c̣n gọi là tiếng nôm, nghĩa là việc hoặc sự ǵ đó được bàn bạc với nhau: chuyện tṛ, chuyện văn, nói chuyện.
    C̣n “truyện” là tiếng Hán Việt, nghĩa là sách chép sự việc truyền lại đời sau: truyện cổ tích, truyện kư, liệt truyện.
    “Xung xướng” có lẽ để nghe cho dịu đi, xin bạn thử nói: “Sờ soạng sung sướng” và lắng nghe giọng đọc của bạn th́ sẽ thấy hơi khó phát âm và khó nghe.
    Người miền Trung lại phát âm rất khác nhau. Người Nghệ Tĩnh nói rất đúng các âm khởi đầu, nhưng lại không nói rơ dấu hỏi, ngă hoặc ngă, nặng. Đi dần vào Huế, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định th́ giọng nói khá nặng.
    Nếu áp dụng nguyên tắc “nói sao, viết vậy”, người Quảng Ngăi sẽ viết:
    -Eng th́ eng, không eng tét đèn đi ngủ. (Ăn th́ ăn, không ăn tắt đèn đi ngủ).
    Đi về phía Nam nữa, như Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết th́ tiếng nói lại pha trộn âm hưởng của dân Chiêm Thành, giọng nói nhẹ hơn.
    Tiến đến miền Nam th́ giọng đọc khác hẳn miền Bắc. Trong cuốn “Chánh tả Việt Ngữ”, trang 22-23, giáo sư Lê Ngọc Trụ viết:
    “Có lẽ nhờ khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long và đất đai ph́ nhiêu dễ sanh sống mà người miền Nam ít hay chịu khó.
    Cứ nói những vận “dễ”, thêm tật “ít chịu khó” (principe du moindre effort) - tật mà ông Phan Văn Hùm gọi là sự “lười tự nhiên” - đă đổi luôn mấy vận “khó” cho trở thành vận “dễ”, lâu đời thành quen, không sửa chữa được và không biết sai mà sửa chưă.”

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Cùng với tật “ít chịu khó” ấy, người Nam phát âm “v” ra “b”, “gi” ra “d”, “hoa” ra “qua”.
    -Tóm lại, trong Nam phát âm sai nhiều ,bởi tại không cố gắng nói đúng những giọng “khó”, và v́ vậy, nên thường viết sai.
    Các vận khó đối với người miền Nam là:
    ay đọc thành ai,
    iêm, iêp, iêu đọc mất chữ ê thành im, ip, iu;
    au đọc thành ao;
    ượi, ươi, ươu đọc mất chữ ô, ơ thành ứi, ưi, ưu;
    âm, âp đọc thành ăm, ăp;
    ong, oc, ươm, ươp, ơm, ơp đọc thành ông, ôc, uôïm, uôp, ôm, ôp.

    Ngoài ra, người miền Nam không phân biệt dấu hỏi, ngă: tất cả đều đọc theo dấu hỏi.
    Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử, gốc tích của người Việt Nam phát xuất từ đồng bằng sông Hồng và sau đó tiến dần vào miền Nam nên giọng Bắc chính là giọng nguyên thủy Việt Nam và người ta đă mặc nhiên chọn giọng miền Bắc làm tiêu chuẩn.
    Một hiện tượng dễ nhận thấy là trừ khi hát Cải lương, tất cả mọi người không phân biệt miền, vùng đều sửa giọng để hát theo giọng Bắc hết.
    Phát âm đúng th́ viết đúng chánh tả. Nhưng có lẽ chúng ta nên làm ngược lại: viết cho đúng chánh tả rồi học cách phát âm từ cách viết!
    Hầu hết các trường hợp sai chánh tả dẫn đến sai ư nghĩa của chữ, đặc biệt là sự lẫn lộn giữa tiếng Việt thuần túy (Nôm) với tiếng Hán Việt, trong đó khổ nạn phát âm sai v́ các âm đầu và âm cuối gần giống nhau, hoặc v́ dấu hỏi, ngă, hoặc v́ tiếng đồng âm quá sức nhiều làm ư nghĩa của đa số tiếng bị lầm lẫn!
    Dưới đây là vài thí dụ viết đúng chánh tả :
    1- D, GI và V:
    Da: da cóc, da dẻ, da nhăn, con ma da...
    Gia: thêm vào: gia roi, gia ân, gia công, gia giảm, gia hại, gia băo, gia biến, gia cảnh, gia giáo, gia huấn, gia phả, sui gia...
    Va: va chạm, vi va vi *t...
    Già: già cả, già khằn, rừng già, Già Lam, du già (Yoga), ngồi kiết già...
    Và: anh và em, và cơm, cái tù và, chà và...
    Dát: dát vàng, dát sắc, dát gan, văn dốt vũ dát...
    Giác: giác hơi, cá giác...
    Giát: nói giớt giát...
    Vác: khiêng vác, xốc vác, vác súng, một vác lưới...
    Vát: thuyền chạy vát, ván cắt vát...
    Dan: dan díu, nói chuyện dan ca, dan nắng...
    Dang: dang cánh chim, đứng dang ra...
    Gian: gian dối, ăn gian, kẻ gian, gian ác, gian hiểm, gian dâm, gian nhà, không gian, trần gian, gian khổ, gian nguy, gian truân...
    Giang: có giang xe, giang sức, giang tay, lạt giang, giỏi giang, giang sơn, giang khẩu, Tiền giang....
    Van: van lơn, kêu van, xin van...
    Vang: vang dội, vang lừng, tiếng vang, vẻ vang, rượu vang, vênh vang...
    2/ S và X:
    Sa: sa chân, sa sút, chim sa, sa mỡ, cây sa kê, Sa Đéc, sa môn, hàng sa (lụa mỏng), sa đọa, sa mạc, sa sả, sa thạch, sa trường.
    Xa: xa quê hương, xa lộ, xa hoa, xa cách, xa giá, xa lạ, xa lánh, xa rời, xa tắp, xa vời vợi, xa xa, xa xăm, xa xỉ phẩm, xa xưa...
    Sà: bay sà xuống, sà vào...
    Xà: xà nhà, xà niểng, khẩu Phật tâm xà (rắn), xà beng, xà ích...
    Sả : sả tử (khờ khạo), sươảng sả...
    Xả: xả hơi, lăn xả, nhảy xả, xán xả, xả đồ giặt, mưa xối xả, xong xả, xả kỹ (bố thí), xả mạng, hỉ xả, xả đoản thủ trường...
    Xă: xă luận, xă thuyết, xă giao, xă tắc, xă trưởng, thôn xă, hợp tác xă...
    Sách: đọc sách, sách nhiễu, sách lược...
    Xách: xách giỏ, đầy một xách, ăn nói xách mé...
    3/ CH và TR:
    Cha: tiếng kêu khi bị đau (cha ơi!), người cha...
    Tra: (tiếng Nôm): lắp vào (tra cán dao), tên một loài cá....
    Tra: (gốc tiếng Hán): khảo xét (tra cứu, tra khảo, tra vấn), chặt, chém, nắm lấy, v.v...
    Chát: rượu chát, tiếng kêu chát chúa...
    Trát: (tiếng Nôm): phết vào (trát bùn, trát vách)
    Trát: (gốc tiếng Hán): tờ công văn (trát ṭa)
    4/ HOA, OA, QUA:
    Hoa: bông hoa, hoa mắt, có hoa tay, tóc hoa râm, quỳnh hoa...
    Oa: khóc oa oa, con gái đẹp; tục gọi trẻ con là oa oa...
    Qua: (tiếng Nôm): tiếng xưng hô với nhau, qua cầu, qua bữa, qua quưt, tai qua nạn khỏị...
    Qua: (gốc tiếng Hán): phiên âm Qua Bích (Gobi), dưa qua, can qua...
    Ḥa: (tiếng Nôm): ḥa vốn, xử ḥa, ḥa thuôăc...
    Ḥa: (gốc tiếng Hán): lúa: ḥa cốc, ḥa b́nh, ḥa lạc, điều ḥa các vị thuốăc cho vưà...
    ̉a: khóc ̣a..
    5/ I và Y:
    Ỉ: i ỉ, bụng âm ỉ, trời âm ỉ, năn nỉ ỉ ôi...
    Ĩ: ầm ĩ, ̣n ĩ
    Ỷ: (tiếng Nôm): ỷ giàu, ỷ thế, mặt lợn ỷ...
    Ỷ: (gốc tiếng Hán): dựa vào: ỷ lại, ỷ quyền, kéo lại đằng sau (thế ỷ giốc), tấm b́nh phong, đoản ỷ, ỷ diệm, ỷ mị...
    Ích: hữu ích, công ích, cây thươăc ích mẫu...
    Ít: ít ỏi, chút ít...
    Im: im bặt, lặng im...
    Yêm: (gốc tiếng Hán): trùm cả (yêm hữu), ngâm lâu trong nước sâu (yêm bác), yêu thương (yêm ái), che dấu (yêm ẩn), ngâm ướp (yêm ngư), thiến thành hoạn quan (yêm nhân).
    Ỉm: im ỉm Yểm: (gốc tiếng Hán): d́m ém đi (yểm binh), lấp đất, ếm (yểm bùa).

    Viết “i” hay “y” đă được bàn luận rất lâu, nổi bật là nhà văn Nguyễn Ngu Í.
    Tuy không hẳn đồng ư với các đề nghị nêu ra trong bài “Vẫn chuyện i ngắn y dài” của giáo sư Nguyễn Đ́nh Ḥa nhưng tôi xin trích dẫn một đoạn nguyên văn như sau:
    “Thiên hạ quen viết lư trưởng, lư tưởng, lư trí, kỳ dị, nước Mỹ, mỹ vị, mỹ thuật, v.v... mất rồi.
    Thậm chí, có nhà văn c̣n dùng lối viết quá táo bạo: thi sỹ, họa sỹ, v.v...
    Lư do là người ta đă lẫn lộn con chữ "i”, dùng để ghi nguyên âm, /i/ —là âm hạt nhân hay âm chính của một âm tiết trong tiếng Việt với con chữ "y” dùng để ghi bán nguyên âm, /y/ là âm lướt xuất hiện ở đầu hoặc cuối một âm tiết và được ngành ngữ âm học ghi bằng kư hiệu [ i ].
    Có điều lạ là không ai viết kỳ dỵ, lư trư cả! Thực tế, nay chúng ta băo nhau theo cách phân biệt nói trên mà viết cho đúng: ông lí trưởng, lí tưởng, lí trí, ḱ dị, nước Mĩ, mĩ vị, mĩ thuật, v.v... th́ có người sẽ thấy lạ hoắc, không quen, nên không chấp nhận.”
    Ông đề nghị 3 biện pháp sau đây:
    (A) Khi một âm tiết có nguyên âm /i/ đứng ở cuối, th́ ta dần dần cố nhớ ghi nhất loạt bằng con chữ i: ăn ḿ Hải kí gần hơn Tùng kí, ông lí trưởng Mĩ cảnh, tiếng nói Hoa ḱ, thế kỉ 21,..
    (B) Một biệt lệ là vần “uy” như trong “duy, huy, khuy, nguy, quy, tuy, thúy, v.v... th́ vẫn viết như cũ,
    NHƯNG phải đánh dấu thanh điệu vào nguyên âm chính: “huư, luỷ, quư, tuư, tuỳ, tuỹ, thuư, thuỹ, nhuy., nguy., v.v.
    Để phân biệt với “húi, lủi, cúi, túi, đùi, tủi, thui, thúi, khui, v.v...” Ta cần chấp nhận biệt lệ này v́ c̣n có những vần phức tạp hơn như “uyên, uyêt” trong “duyên, huyên náo, khuyên, lưu luyến, quyên, tuyên truyền, thuyền, nhuyễn, nguyên, Nguyễn, xuyễn, duyệt, tuyết, khuyết, nguyệt, quyết, v.v...

    (C) Nếu âm chính là nguyên âm /i/ đứng một ḿnh hoặc đứng đầu âm tiết, th́ vẫn viết theo thói quen cũ : ỉ eo, ầm ĩ, im, in, y học, y khoa, ư kiến, ư nghĩa, Nguyễn Ngu Ư, v.v...
    Ngoài các vấn đề trên, chúng ta nên lưu ư đến dấu hỏi và ngă. Giáo sư Lê Ngọc Trụ đă đề nghị phương pháp “Tầm nguyên”: t́m về cái gốc chữ mà giải quyết các vấn đề trong tự ngữ Việt Nam. Có thể nói đây là vị giáo sư đă suốt đời trút hết tâm huyết để xây dựng tiếng Việt và đă đưa ra nhiều đề nghị hợp lư, đúng đắn, trong đó có luật hỏi, ngă.
    Trong phạm vi dấu hỏi ngă, tầm nguyên có nghĩa là xác định chữ đó là tiếng Việt thuần túy (Nôm) hay tiếng Hán Việt, rồi từ đó mà kết luận về chữ được khảo cứu nên viết dấu hỏi hay ngă.
    Phương pháp “Tầm nguyên” của giáo sư Lê Ngọc Trụ rất có lư, hoàn chỉnh nhưng đi thật sâu vào chi tiết như vậy có thể là điều không thực tế đối với thế hệ hiện nay và về sau
    Bởi v́ rất ít người Việt Nam học tiếng Hán vào thời buổi Internet này! Thêm vào đó là có khá nhiều bất đồng giữa các tự vị, nhiều ngoại lệ về dấu hỏi, ngă quá, gây trở ngại cho việc dạy và học tiếng Việt.
    Suy nghĩ về cái thực tế này, tôi mạnh dạn đề nghị áp dụng luật “Bổng, Trầm” một cách tuyệt đối để thống nhất cách viết dấu hỏi, ngă. Cứ căn cứ vào thanh âm mà quyết định:
    -thanh bổng như ngang, sắc và hỏi th́ đánh dấu hỏi
    -thanh trầm như huyền, nặng, ngă th́ đánh dấu ngă.
    Thí dụ:
    Thanh ngang: thong thả, vui vẻ, lẻ loi, nghỉ ngơi.
    Thanh sắc: kém cỏi, hối hả, ngả ngớn, dở dói.
    Thanh hỏi: lỏng lẻo, thỉnh thoảng, thỏ thẻ, lửng thửng.
    Thanh huyền: rầu rĩ, mưa tầm tă, sẵn sàng, kỹ càng.
    Thanh nặng: cặn kẽ, vội vă, căi cọ, dữ dội.
    Thanh ngă: lỗ lă, lă chă, măi măi, đi lẫm đẫm.

    Kết luận:
    Cấu trúc tiếng Việt là một tổng hợp của nhiều tiếng nói của khá nhiều giống dân.
    Do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên việc xây dựng và thống nhất tự ngữ chỉ có tính cách vá víu, lẻ loi của một số cá nhân. Trong bối cảnh đó, học tiếng Việt có nghĩa là học thuộc ḷng chánh tả và ư nghĩa của chữ, đi kèm với việc tra tự vị tiếng Việt mỗi khi mơ hồ. ....

    Phạm Văn Bân

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Từ Ngữ Dùng Chính Xác

    Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ư nghĩa (ḥan ṭan khác biệt) dễ dàng gây "hoang mang" nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
    Ở Việt Nam sau 1975, v́ nhiều lư do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đă bị thay thế hẳn.
    Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy tŕ các từ ngữ VNCH.
    Đă có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là "cái chết của ngôn ngữ Sài g̣n cũ."
    Cá nhân tôi không đồng ư với quan điểm là tiếng Sài gon cũ (VNCH)đă hoặc sẽ chết.
    Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài g̣n cũ trong gia đ́nh,trong thánh lễ nhà thờ, trong kinh lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đ́nh phật tử..
    .
    Hiển nhiên chữ Sài g̣n cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu th́ hà cớ ǵ chúng ta phải dùng đến chữ của vi xi (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...)
    Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine v́ có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi.
    Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt ti nạn CS.
    Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khỏang năm 1950 là họ khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language).
    Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam th́ cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài g̣n cũ không phải chỉ có trong ước mơ.
    Bây giờ chúng ta cứ vô t́nh dùng chữ ngây ngô của vi xi thi chẳng khác ǵ như vô h́nh chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa va Ḥang sa của Việt Nam).
    Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai "dễ dàng gây hoang mang" này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo;
    Tùy ư sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm "địa chỉ" của ḿnh).

    TỪ NGỮ VC - TỪ NGỮ VNCH

    Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    Bác sỹ / Ca sỹ - Bác sĩ / Ca sĩ
    Bang - Tiểu bang (State)
    Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ - Bắc phần / Trung phần / Nam phần
    Báo cáo - Thưa tŕnh, nói, kể
    Bảo quản - Che chở, giữ ǵn, bảo vệ
    Bài nói - Diễn văn
    Bảo hiểm (mũ) - An ṭan (mũ)
    Bèo - Rẻ (tiền)
    Bị (đẹp) - Không dùng động từ "bị;" chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
    Bồi dưỡng (hối lộ?) - Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
    Bóng đá - Túc cầu
    Bức xúc - Dồn nén, bực tức
    Bất ngờ - Ngạc nhiên (surprised)
    Bổ sung - Thêm, bổ túc

    Cách ly - Cô lập
    Cảnh báo - Báo động, phải chú ư
    Cái A-lô - Cái điện thọai (telephone receiver)
    Cái đài - Radio, máy phát thanh
    Căn hộ - Căn nhà
    Căng (lắm) - Căng thẳng (intense)
    Cầu lông - Vũ cầu
    Chảnh - Kiêu ngạo, làm tàng
    Chất lượng - Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm "quality," không đề cập lượng "quantity")
    Chất xám - Trí tuệ, sự thông minh
    Chế độ - Quy chế
    Chỉ đạo - Chỉ thị, ra lệnh
    Chỉ tiêu - Định suất
    Chủ nhiệm - Trưởng ban, Khoa trưởng
    Chủ tŕ - Chủ tọa
    Chữa cháy - Cứu hỏa
    Chiêu đăi - Thết đăi
    Chui - Lén lút
    Chuyên chở - Nói lên, nêu ra
    Chuyển ngữ - Dịch
    Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn cuớc
    Chủ đạo - Chính
    Co cụm - Thu hẹp
    Công đoàn - Nghiệp đoàn
    Công nghiệp - Kỹ nghệ
    Công tŕnh - Công tác
    Cơ bản - Căn bản
    Cơ khí (tĩnh từ!) - Cầu kỳ, phức tạp
    Cơ sở - Căn bản, nguồn gốc
    Cửa khẩu - Phi cảng, Hải cảng
    Cụm từ - Nhóm chữ
    Cứu cấp - Cứu cấp

    Diện - Thành phần
    Dự kiến - Phỏng định

    Đại học mở - ???
    Đào tị - Tị nạn
    Đầu ra / Đầu vào - Xuất lượng / Nhập lượng
    Đại táo / Tiểu táo - Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đ́nh
    Đại trà - Quy mô, cỡ lớn
    Đảm bảo - Bảo đảm
    Đăng kư - Ghi danh, ghi tên
    Đáp án - Kết quả, trả lời
    Đề xuất - Đề nghị
    Đội ngũ - Hàng ngũ
    Động năo - Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
    Đồng bào dân tộc - Đồng bào sắc tộc
    Động thái - Động lực
    Động viên - Khuyến khích
    Đột xuất- Bất ngờ
    Đường băng - Phi đạo
    Đường cao tốc - Xa lộ

    Gia công - Làm ăn công
    Giải phóng - Lấy lại, đem đi... (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
    Giải phóng mặt bằng - Ủi cho đất bằng
    Giản đơn - Đơn giản
    Giao lưu - Giao thiệp, trao đổi

    Hạch toán - Kế toán
    Hải quan - Quan Thuế
    Hàng không dân dụng - Hàng không dân sự
    Hát đôi - Song ca
    Hát tốp - Hợp ca
    Hạt nhân (vũ khí) - Nguyên tử
    Hậu cần - Tiếp liệu
    Học vị - Bằng cấp
    Hệ quả - Hậu quả
    Hiện đại - Tối tân
    Hộ Nhà - Gia đ́nh
    Hộ chiếu - Sổ Thông hành
    Hồ hởi - Phấn khởi
    Hộ khẩu - Tờ khai gia đ́nh
    Hội chữ thập đỏ - Hội Hồng Thập Tự
    Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
    Hưng phấn - Kích động, vui sướng
    Hữu hảo - Tốt đẹp
    Hữu nghị - Thân hữu
    Huyện - Quận

    Kênh - Băng tần (Channel)
    Khả năng (có) - Có thể xẩy ra (possible)
    Khẩn trương - Nhanh lên
    Khâu - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
    Kiều hối - Ngoại tệ
    Kiệt suất - Giỏi, xuất sắc
    Kinh qua - Trải qua

    Làm gái - Làm điếm
    Làm việc - Thẩm vấn, điều tra
    Ngũ Giác Đài / Bạch Ốc - Ngũ Giác Đài / Ṭa Bạch Ốc
    Liên hoan - Đại hội, ăn mừng
    Liên hệ - Liên lạc (contact)
    Linh tinh - Vớ vẩn
    Lính gái - Nữ quân nhân
    Lính thủy đánh bộ - Thủy quân lục chiến
    Lợi nhuận - Lợi tức
    Lược tóm - Tóm lược
    Lư giải - Giải thích (explain)

    Máy bay lên thẳng - Trực thăng
    Múa đôi - Khiêu vũ
    Mĩ - Mỹ (Hoa kỳ -USA)

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Từ Sau 75- Từ Chính Xác VNCH

    Nắm bắt - Nắm vững
    Nâng cấp - Nâng, hoặc đưa giá trị lên
    Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
    Nghệ nhân - Thợ, nghệ sĩ
    Nghệ danh - Tên (nghệ sĩ - stage name) dùng ngoài tên thật
    Nghĩa vụ quân sự - Đi quân dịch
    Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
    Nghiệp dư - Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
    Nhà khách - Khách sạn
    Nhất trí - Đồng ḷng, đồng ư
    Nhất quán - Luôn luôn, trước sau như một
    Người nước ngoài - Ngoại kiều
    Nỗi niềm (tĩnh từ!) - Vẻ suy tư

    Phần cứng - Cương liệu
    Phần mềm - Nhu liệu
    Phản ánh - Phản ảnh
    Phản hồi - Trả lời, hồi âm
    Phát sóng - Phát thanh
    Phó Tiến Sĩ - Cao Học
    Phi khẩu - Phi trường, phi cảng
    Phi vụ - Một vụ trao đổi thương mại (a business deal - thương vụ)
    Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
    Phương án - Kế hoạch

    Quá tải - Quá sức, quá mức
    Quán triệt - Hiểu rơ
    Quản lư - Quản trị
    Quảng trường - Công trường
    Quân hàm - Cấp bực
    Quy hoạch - Kế hoạch
    Quy tŕnh - Tiến tŕnh

    Sốc ("shocked)" - Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
    Sơ tán - Tản cư
    Sư - Sư đoàn
    Sức khỏe công dân - Y tế công cộng
    Sự cố - Trở ngại
    Tập đ̣an / Doanh nghiệp - Công ty
    Hỏa tiễn - Hỏa tiễn
    Tham gia lưu thông (xe cộ) - Lưu hành
    Tham quan - Thăm viếng
    Thanh lư - Thanh toán, chứng minh
    Thân thương - Thân mến
    Thi công - Làm
    Thị phần - Thị trường
    Thu nhập - Lợi tức
    Thư giăn - Tỉnh táo, giải trí
    Thuyết phục (tính) - Có lư (makes sense), hợp lư, tin được
    Tiên tiến - Xuất sắc
    Tiến công - Tấn công
    Tiếp thu - Tiếp nhận, thâu nhận, lănh hội
    Tiêu dùng - Tiêu thụ
    Tổ lái - Phi hành đ̣an
    Tờ rơi - Truyền đơn
    Tranh thủ - Cố gắng
    Trí tuệ - Kiến thức
    Triển khai - Khai triển
    Tư duy - Suy nghĩ
    Tư liệu - Tài liệu
    Từ - Tiếng, chữ
    Ùn tắc - Tắt nghẽn

    Vấn nạn - Vấn đề
    Vận động viên - Lực sĩ
    Viện Ung Bướu - Viện Ung Thư
    Vô tư - Tự nhiên

    Xác tín - Chính xác
    Xe con - Xe du lịch
    Xe khách - Xe đ̣
    Xử lư - Giải quyết, thi hành

    Trần Văn Giang

  9. #9
    chuot_congus
    Khách
    TỪ NGỮ VC - TỪ NGỮ VNCH

    Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    Bác sỹ / Ca sỹ - Bác sĩ / Ca sĩ

    Tôi nhớ là Miền Nam xử dụng Y dài và Miền Bắc xử dụng I ngắn .Ai viết ngược lại là quên chuyện rồi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 03-11-2011, 06:50 AM
  2. Replies: 18
    Last Post: 15-09-2011, 03:27 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 01-08-2011, 07:34 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 10:13 PM
  5. Replies: 8
    Last Post: 29-10-2010, 07:19 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •