Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 21

Thread: BỐN MƯƠI NĂM , NỖI NIỀM BA THẾ HỆ

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    BỐN MƯƠI NĂM , NỖI NIỀM BA THẾ HỆ

    Bốn Mươi Năm, Nỗi Niềm Ba Thế Hệ


    Khôi An



    Tấm ảnh sinh viên Việt Nam ở Pháp. Đă tuần hành trên đường phố Paris. Để tang cho Việt Nam.
    Ngày 27 tháng 4 năm 1975


    "Hai mươi năm,
    bầy trẻ thơ nay đă lớn
    và chàng trai nay đă già"


    Tháng Tư 1995, tôi lặng người khi nghe câu hát đó. Rồi bùi ngùi nhận ra ḿnh là một trong bầy trẻ đă lớn. Lớn, nhưng chưa làm được ǵ nhiều, chỉ đau đau trong ḷng những ước mơ cho một quê hương xa vời vợi.


    Thoáng một cái, đă 2015. Trong email với những người bạn thân từ thưở học tṛ, tôi sửa lời của nhạc sĩ Phan Văn Hưng để đùa chơi

    "Bốn mươi năm,
    bầy trẻ thơ nay đă xế
    và chàng trai nay quá già"


    Các anh chị, cô chú mà nghe "chàng trai nay quá già" chắc sẽ không vui.

    Tôi cũng biết lẽ ra không nên diễu (dở) với sự thật... phũ phàng. Nhưng, thay v́ thở dài hoặc chống trả thứ không thể chống trả, có lẽ cách hay nhất là làm theo câu thơ tiền chiến: Tôi nói ḷng ra để tự cười.2

    *
    Khi Bố tôi tự nhận là "tuyến đầu" - tiếng của Bố đặt cho những người đứng mũi, chịu sào cho cả ba thế hệ gồm có cha mẹ, chính ḿnh, và con cái - th́ tôi chỉ có vừa đủ trí khôn để gom góp vài kư ức về ông bà.

    Kư ức đó gồm có nét thanh lịch của các bà vấn khăn nhung, mặc áo dài lụa, cổ đeo chuỗi cẩm thạch xanh rờn nước lư trong ngày Tết. Có sự ấm áp của h́nh dáng bà ngoại tôi ra vào, vun vén, trông nom. Có h́nh ảnh trang nghiêm của các ông, áo the khăn xếp, cầm bó hương cháy nghi ngút đứng khấn thật lâu trước bàn thờ trong những ngày giỗ kỵ. Có những "nụ cười đen nhánh sau tay áo" (3), có các bà luôn luôn mặc áo dài khi ra khỏi nhà và gọi con là "các anh, các chị". Và có cả sự kính cẩn trong cách tôi gọi nhiều người, không bằng tên mà bằng chức vị ở miền Bắc trước khi họ di cư vào Nam: bà Thông, bà Hộ, ông Chánh...

    Ngày đó, đối với tôi, tuổi già là những ông bà hay nhắc tới những địa danh, những kỷ niệm ở miền Bắc xa xôi. Họ có cách ăn nói và hỏi chuyện con cháu giống nhau, rất gần gũi, quen thuộc trong gia đ́nh nhưng khác với những ông bà cụ người Nam ở chung quanh. Chỉ như thế. Những điều khác như sự đau yếu, qua đời chỉ lờ mờ đằng sau sự hiện diện vững chăi của Bố Mẹ tôi. Chúng tôi nhởn nhơ trong bóng mát b́nh yên khi những gay gắt của cuộc đời đă được thế hệ cha mẹ lọc đi.

    Bà ngoại tôi mất năm 1974, đem theo niềm mơ ước gặp lại hai người con trai đi kháng chiến chống Pháp từ thập niên 40 và ở lại ngoài Bắc. Tuy vậy, nhiều người vẫn nói là bà có phước v́ không phải chứng kiến cảnh lạc đàn tan nghé, con tù cháu tội, nheo nhóc đói khổ sau cuộc đổi đời năm 1975. Các ông bà khác th́ một số kẹt lại Việt Nam, một số ôm nỗi nhớ thương miền Bắc c̣n chưa ráo theo con cháu đi tứ tán. Sau đó, v́ chia cắt, tôi không được gặp lại các ông bà. Tôi chỉ nghe nói thời gian đầu ở nước ngoài họ coi nhà, trông cháu cho các con lao ra ngoài kiếm sống. Những gia đ́nh may mắn có ông bà th́ các cháu bé không phải lang thang ở những nhà giữ trẻ, nơi mà mọi thứ đều xa lạ.

    Ông bà giữ ngọn đèn trong nhà bật sáng, dọn mâm cơm để các cháu ngồi cùng ăn khi cha mẹ đi học lớp tối hay làm thêm giờ về trễ. Họ ru cháu ngủ khi cha mẹ làm ca đêm. Họ là bếp sưởi ấm áp, là h́nh ảnh đậm đà của quê hương vừa ĺa xa...

    Khoảng mười lăm năm sau, khi cộng đồng người Việt tạm cứng cáp th́ hầu hết các cụ đă yên lặng ra đi. Thời đó bận rộn, xa xôi quá nên tin về các ông bà chỉ được biết qua những lá thư hay những cuộc điện đàm hiếm hoi. Tôi đă không nghĩ nhiều đến các cụ, không thắc mắc họ đă sống tuổi tám mươi, chín mươi như thế nào ở những thành phố của Mỹ, Canada, Pháp, Úc và ra đi trong hoàn cảnh ra sao. Một phần v́ tôi c̣n "trẻ người, non dạ", nhưng lư do chính là v́ Bố Mẹ tôi vẫn c̣n khỏe nên chúng tôi được núp bóng, vô tư trước quy luật đến và đi của đời người.

    *
    Sau khung kính vuông trên trần là một khoảng trời xanh dịu, hoe chút nắng nhẹ nhàng.

    Đó là một buổi sáng mùa Đông ở Bắc California, ba ngày sau khi tôi đến Mỹ. Hôm đó là ngày thứ Hai, mọi người đều đi học, đi làm. Ở nhà chỉ có hai chị em tôi mới từ trại tị nạn sang, vừa được D́ đón về nhà.

    Căn nhà vắng vẻ dường như rộng hơn b́nh thường. Tôi đi ra pḥng khách, ngồi trên ghế sofa, nh́n lên tấm skylight trên trần trời, ghi vào óc h́nh ảnh đang thấy, và thầm nói "Tôi đă đến! Bầu trời nước Mỹ là như thế này đây."

    Mới đó, mà hơn ba mươi năm!

    D́ là em gái của Mẹ tôi, nhưng trong gia đ́nh gốc Bắc tôi gọi bằng "Cô" và chồng của D́ th́ gọi là "Chú". Bây giờ, tôi gọi là "D́" (để nói rằng đó là người thân lắm, giống như trong câu tục ngữ "Xảy Cha c̣n Chú, mất Mẹ bú D́".)

    Trong gia đ́nh, D́ qua Mỹ trước tiên, vào tháng Tư năm 1975. D́ kể, ra khỏi trại Pendleton gia đ́nh Chú và D́ được một nhà thờ ở Hayward, Bắc California bảo trợ. Đó là một điều buồn vui lẫn lộn. Vui v́ California là nơi khí hậu dịu dàng, không lạnh cóng như những vùng khác, nhưng lại buồn v́ bạn bè trong quân đội của Chú phần lớn sang miền Đông Hoa Kỳ qua sự đỡ đầu của những người bạn cố vấn Mỹ ngày trước. Nhưng D́ nghĩ thân tị nạn trên đất nước xa lạ, biết đâu mà lựa chọn, cứ theo duyên phận, rồi "nước chảy tới đâu, bắc cầu tới đó".

    Chú cất bộ quân phục có gắn bông mai vàng vào kư ức, ngày ngày mang bộ đồng phục của thợ lắp ráp trong hăng xe hơi. Ở thắt lưng chú đeo nguyên một bộ kềm vặn ốc lớn nhỏ đủ cỡ, sắp xếp theo đúng thứ tự đă thuộc ḷng. Khi chiếc xe trên đường dây chuyền trờ tới, chú nhảy phóc lên, rút kềm, gồng tay vặn những con ốc ở những vị trí cũng nhớ nằm ḷng. Xe đi khoảng bốn mét là hết khâu, chú phải nhảy xuống, chạy ngược lại đón chiếc xe mới tới. Cứ chạy nhảy liên tục như vậy. Một ngày tám tiếng.

    D́ cũng thay áo luật sư bằng áo khoác trắng và lưới trùm tóc của hăng trái cây đóng hộp. Cũng ngày ngày đứng trước một bộ máy dây chuyền gồm những thùng sắt khổng lồ đi chầm chậm. Trái anh đào hay trái dâu từ trên đổ xuống ào ào, hai tay D́ phải lựa thật nhanh những trái xấu, bỏ ra ngoài. Lúc mới làm chưa nhanh tay, nhanh mắt, có đôi khi trái xấu xót lại, bà đốc công lượm ra đem dí vào mặt la xối xả. D́ không dám phân trần nửa lời, chỉ im lặng làm tiếp. Hai tay bốc lia, bốc lịa nên không thể gạt nước mắt chảy ṛng ṛng.

    May mắn cho Chú, D́ và cả cộng đồng người Việt tị nạn ở Bắc California, kỹ nghệ điện tử được phôi thai từ những năm 1965, 1968 đến giữa thập niên bảy mươi bắt đầu cứng cáp. Các hăng bắt đầu cần rất nhiều chuyên viên điện tử và, nhờ ơn trời (như D́ nói), nghề này hợp với rất nhiều người Việt. Kiến thức khoa học: có đủ, v́ hầu hết là sĩ quan, công chức ở Việt Nam; sự cẩn thận, chịu khó: có thừa; khả năng học hỏi và ḷng cầu tiến: tràn trề. Bắt đầu là những người có sẵn bằng cấp từ Việt Nam lấy một vài lớp học về điên tử rất dễ so với khả năng của họ, rồi được tuyển vào các hăng làm chuyên viên kỹ thuật (technician). Từ đó họ chỉ đường cho gia đ́nh và bạn bè.

    D́ và Chú sau giờ đi làm đă ghi danh học lớp tối ở San Jose City College, lấy nhanh tấm bằng hai năm rồi đầu quân vào đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đang tăng vọt. Từ các tiểu bang khác, sinh viên Việt Nam đi du học trước năm 1975 mới tốt nghiệp cũng đổ về San Jose t́m việc. Đă có nhiều cuộc gặp gỡ ngỡ ngàng khi những kỹ sư trẻ măng biết ra rằng những techinician tóc loáng thoáng sợi bạc, im lặng, chăm chỉ làm cùng pḥng thí nghiệm chính là những nhân vật mà họ từng nghe tên tuổi lẫy lừng trong những trận đánh của Tết Mậu Thân 1968, của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

    Gia đ́nh Chú D́ cũng như nhiều người Việt khác dần dà khá giả hơn. Nhiều gia đ́nh chồng đi học có bằng làm technician, vợ chưa tốt nghiệp cũng hăng hái đi làm nhân viên khâu lắp ráp (assembler hay assembly line worker).

    "Ở đây chồng Tách (technician), vợ Ly (assembly)
    Cùng làm một buổi, c̣n ǵ sướng hơn"

    Hạnh phúc của người tị nạn thời đó đơn giản là vậy. Đầu óc, công sức và sự khéo léo của họ đă chăm chút, hoàn thiện biết bao sản phẩm của các hăng điện tử. Thành công đem lại thành công, các hăng mọc lên ngày càng nhiều, và người Việt tị nạn đă góp công rất lớn vào sự phát triển của Thung Lũng Điện Tử, nơi ra đời của những sản phẩm thay đổi đời sống con người trên toàn thế giới.

    Trong guồng máy của thung lũng này, D́ và Chú vừa xây dựng lại cuộc đời trên đất mới, vừa dành dụm gởi về giúp đỡ hàng chục anh chị em trong họ hàng hai bên.

    Rồi đại gia đ́nh dần dần đoàn tụ, lúc đầu là những người trẻ đi bằng đường vượt biển, sau đó là người lớn tuổi đi theo diện bảo lănh. Là con gái út nhưng v́ quen gánh vác họ hàng từ sau cuộc đổi đời, D́ đă trở thành người đầu đàn của họ ngoại tôi trên đất Mỹ.

    Có một lần tôi mỉm cười và nghĩ rằng D́ không giống với h́nh ảnh quen thuộc của những người đàn bà Việt Nam trong văn chương: đơn giản, đảm đang, hy sinh, và chịu đựng.

    D́ không chỉ vậy, mà hơn vậy.

    D́ hy sinh, chịu khó, nhân từ, và can đảm. D́ đẹp và cao. D́ ăn mặc lịch lăm. Hồi tôi mới sang, thỉnh thoảng cuối tuần D́ chở đám cháu đi mua sắm ở những tiệm quần áo clearance. Mấy D́ cháu hí hửng t́m kiếm trong đống quần áo giảm giá tới bảy mươi, tám mươi phần trăm. Phần lớn là mua gởi về Việt Nam, nhưng D́ cũng giữ lại vài thứ để mặc. Những chiếc áo có nơ ở cổ, có kiểu dáng điệu đà, thanh nhă rất hợp với D́. Và điều đặc biệt nữa là hai bàn tay của D́. Trải qua bao năm tháng nhặt trái cây, làm việc nhà, vật lộn với những máy móc điện tử, bàn tay D́ vẫn thon đẹp với những ngón búp măng dài muốt.

    Ba mươi chín năm qua nhà D́ là nơi nhóm họ. Hàng trăm lần giỗ Tết đến, rồi đi, rồi trở lại. Họp mặt ở nhà D́ đă trở thành một điều tưởng như không bao giờ thay đổi...

    Gần đây, có một lần tôi ghé thăm D́. Khi bước xuống xe, ánh nắng vàng trên con đường, hai dăy nhà màu nâu nhạt dọc hai bên, những bụi hoa và băi cỏ, chúng quen thuộc đến mức làm tôi ngỡ ngàng! Cánh cổng sắt vẫn sơn màu xám, đưa vào căn nhà nơi Chú và D́ đón hai chị em tôi về sau chuyến bay từ trại tị nạn Galang tới San Francisco. Thời đó băi cỏ tươi hơn và giàn hoa giấy đỏ mới chập chững leo trên cái giàn tạm nhỏ xíu. Nhưng, nh́n chung căn nhà vẫn rất giống như xưa.

    Vậy mà rất nhiều điều đă vô cùng khác.

    Kể từ năm nay, ngày 29 Tết D́ không c̣n gọi điện thoại cho từng đứa cháu, nói "Giao thừa đến nhà Cô cúng ông bà, nghe!" Căn nhà này sẽ không c̣n là nơi mà mấy chục người trong ba thế hệ bên ngoại gặp gỡ nhau. V́ Chú đă qua đời, c̣n D́ th́ liệt nửa người sau cơn tai biến mạch máu năo.

    Lần đó tôi vào bệnh viện thăm lúc D́ mới hồi tỉnh. Khi ra về, tôi nắm tay D́ và nói to "Cháu đi về nha. Cô bye cháu đi." D́ bập bẹ "Bye" rồi vẫy vẫy tay. Và, tôi bùi ngùi thấy rằng bệnh tật đă làm D́ thay đổi, nhưng vẫn không cướp được hai bàn tay đẹp của D́. Chúng vẫn đẹp, như xưa. Nhưng vẻ đẹp ấy như đang dùng sự tương phản để đánh thức tôi, nhắc tôi là đời người ngắn ngủi, là đă đến lúc tôi phải đối diện với lẽ tử sinh.

    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ở trung tâm thành phố (downtown) San Jose có một cửa tiệm nằm trong một căn phố nhỏ. Từ xa lộ 280 ra hầu như lần nào tôi cũng phải ngừng lại ở đèn đỏ góc đường Mười Một trước khi quẹo trái vào Santa Clara, con đường chính của downtown. Ở chỗ ngừng xe, nh́n xéo qua tay phải là tấm bảng có những ba ḍng chữ đỏ bằng tiếng Anh, Hoa, và Việt. Ḍng tiếng Việt đề "Vịt Quay Tôn Thọ Tường" nên tôi đoán chủ tiệm là người Việt gốc Hoa. Vẻ hơi tồi tàn, xập xệ của tiệm với cái tên Tôn Thọ Tường gợi nhớ những hàng quán ở Sài G̣n, Chợ Lớn ngày xưa. Tiệm này đă ở đó trên dưới ba mươi năm.

    Trong thời gian cộng đồng Việt ngày càng ăn nên làm ra. Khu thương mại Lion được mở ra trên đường Tully. Tiếp theo là khu Grand Century sang đẹp cùng khu Vietnam Town lộng lẫy trên đường Story. Nhiều tiệm Việt Nam đă dời về phía Đông San Jose, và khu downtown không c̣n là nơi tụ họp chính của các dịch vụ cho người Việt. Trong suốt thời gian đó, tiệm vịt quay vẫn nằm ở góc đường. Cũ kỹ, cô đơn, nhưng kiên tŕ, tiệm đứng đó như một "chứng nhân" cho thời mở đầu của cộng đồng Việt tại San Jose.

    Cho nên, cuối năm 2013, khi ngừng xe ở đường Mười Một, tôi hơi sững sờ khi thấy tiệm treo bảng đóng cửa. Tôi thấy nhớ cửa tiệm như tiếc một thời đă qua.

    Nhưng rồi tôi lại "tự cười" và tự nhắc rằng nền tảng của sức mạnh Mỹ quốc là sự hiệu quả. Chủ tiệm vịt quay có lẽ cũng đă đến tuổi về hưu, và một tiệm mới đang trên đà đi lên sẽ làm ăn hữu hiệu hơn ở góc đường này. Bây giờ là 2015. Trong thời đại khi iPhone 6 vừa ra đời đă có người mơ mộng tới iPhone 7, khi mỗi phút có ba triệu người lướt mạng th́ ḷng hoài cổ của tôi không thể chen chân ở ngay Thung Lũng Điện Tử, cái nôi của máy vi tính và điện thoại di động, đất nhà của Google, Yahoo, Facebook, và mấy ngàn hăng xưởng lớn nhỏ khác.

    "Sóng sau dồn sóng trước", không nơi đâu mà câu thành ngữ đó đúng hơn là ở vùng này. Mọi thứ đều tuân theo quy luật sóng, kể cả con người.

    *

    Tôi quen cô Ḥa trong một lần ghé văn pḥng Bác Sĩ. Hôm đó chúng tôi phải chờ khá lâu. Cô mệt mỏi dựa lưng vào tường, nhắm mắt lại, hai tay chắp trên bụng. Những móng tay của Cô sơn màu hồng cánh sen có ánh tím trang nhă. Khi Cô mở mắt nh́n tôi mỉm cười, tôi bắt chuyện và khen màu sơn móng tay của Cô. Cô trở nên linh hoạt hẳn lên "Màu sơn này do người đệ tử làm nail ở Hollywood gởi tặng cho cô đó. Mua ở tiệm thường không có đâu nghe! Cô làm Nail mấy chục năm mà, đệ tử của Cô bây giờ ở khắp nơi..."

    Từ đó, thỉnh thoảng chúng tôi lại nói chuyện điện thoại và tôi được nghe cô Hoà kể nhiều chuyện về buổi đầu tị nạn.

    "Cô qua Mỹ với Ba Má chồng và đứa con, thằng Tâm, mới hơn một tuổi. Năm 1975, Cô mới lấy chồng được chưa đầy ba năm, ở chung với ông bà nội thằng Tâm. Bữa đó, đang ở nhà th́ chồng Cô về, kêu gom góp đồ đạc vô vali rồi chở lên phi trường Tân Sơn Nhất. Ổng biểu cả nhà ngồi chờ để ổng đi đón thêm vài anh em rồi trở lại liền. Cô chờ mỏi chờ ṃn, hơn hai ngày ổng không trở lại. Ngày thứ ba, phi trường bị pháo kích, người ở chung quanh nói chuyến bay bữa đó là chuyến cuối cùng. Cô th́ "bên dắt Mẹ già, bên nách con thơ", muốn ra cũng không được, ở lại th́ sợ bom đạn, nên đành lên máy bay mà nước mắt chứa chan. Em tưởng tượng được không, Cô mới hai mươi hai tuổi đầu, tiếng Anh tiếng U không biết. Từ trong trại tị nạn ở California, Cô nhờ người ta kiếm ổng ở tất cả bốn trại tị nạn trên nước Mỹ. Văn pḥng trại đọc loa kêu tên ổng mỗi ngày mà ổng vẫn bặt tăm. Cô khóc sưng mắt nhưng rồi nghĩ ḿnh phải cố gắng lên v́ bây giờ ḿnh là người đứng lo cho gia đ́nh. Nghĩ th́ nghĩ vậy, nhưng cũng không biết phải làm sao. Cô không biết đường lối ǵ hết, không quen biết ai nên ở trại tị nạn lâu nhất. Mà Cô cũng muốn ở lâu, trong đầu cứ nghĩ là một ngày kia chồng ḿnh sẽ xuất hiện trong trại, với lại cứ sợ là đi định cư rồi th́ ổng biết đường đâu mà kiếm."

    Thấy tôi chăm chú nghe và hỏi thăm chuyện tị nạn, Cô Hoà hào hứng kể chuyện cũ.

    "Từ trại ở đảo Guam, gia đ́nh Cô qua Camp Pendleton ở San Diego, rồi lên trại Hope Village ở Sacramento. Mùa hè năm 1975, trại này có tổ chức buổi lễ chào đón năm trăm gia đ́nh Việt Nam đầu tiên đến định cư tại California. Buổi lễ đặc biệt này bắt đầu bằng một lễ chào cờ. Đây là lần đầu tiên Cô thấy lại lá cờ vàng của ḿnh trên đất Mỹ. Khi lá cờ được kéo lên, nhiều ông mặc đồ dân sự mà đứng nghiêm dơ tay chào theo kiểu nhà binh. Sau đó Cô mới biết họ đều là tướng, tá của Việt Nam Cộng Hoà, có cả ông tướng Nguyễn Cao Kỳ nữa. Nh́n họ chào cờ Cô khóc như mưa v́ nhớ ông chồng sĩ quan. Nhưng đâu phải ḿnh Cô. Cả ngàn người tị nạn, nhiều người có đầy đủ gia đ́nh bên nhau, vậy mà ai cũng khóc!"

    Th́nh ĺnh cô Hoà hỏi "Em biết cô tài tử Kiều Chinh không?"

    Rồi không chờ tôi trả lời, Cô kể tiếp "Sau lễ chào cờ, ngoài mấy người Mỹ, cô Kiều Chinh được mời đọc diễn văn. Nhờ cổ nói thêm bằng tiếng Việt mà Cô hiểu là trại này có một bà tài tử lớn của Hollywood tên là Tippi Hedren làm trong ban quản trị. Trời, bà ta đẹp như thiên thần, tóc vàng óng, dáng người thon thả, sang trọng. Mọi người ai cũng thích bả, có nhiều chị cứ trầm trồ ngưỡng mộ hai bàn tay với móng dài, sơn màu san hô tuyệt đẹp của bả. Có lẽ nhờ bả mà nhiều nam, nữ tài tử từ Hollywood cũng tới thăm, giúp đỡ trại. Riêng cô Kiều Chinh, bạn thân của bà Tippi, th́ sau khi đọc diễn văn c̣n t́nh nguyện ở lại trại cả tuần lễ để phụ giúp đồng bào. Hàng ngày cô Kiều Chinh cùng bà Tippi đi thăm mọi người. Hồi đó người ḿnh chưa nói tiếng Anh giỏi, nhờ có cô Kiều Chinh mà đôi bên mới hiểu nhau. Theo cô Kiều Chinh nói, Bà Tippi để ư cách các cô, các chị làm tóc, chăm sóc con cái, và bả kết luận là đàn bà Việt rất khéo tay. Từ đó, bả nảy ra ư định dạy cho người Việt Nam làm nail v́ bả tin rằng nghề này rất thích hợp mà lại kiếm khá. Vậy là bả đem bà Dusty, người làm nail cho bả, vào trại dạy những điều căn bản cho hai mươi người Việt. Sau đó, họ đi xe của trại tới trường để học những kỹ thuật mới nhất như làm móng tay giả bằng lụa. Cô có tới lớp coi họ làm. Mèn ơi, nh́n đố ai biết là móng giả! Nhưng mà hồi đó Cô c̣n lo đi kiếm ông chồng nên không có tâm trí ghi tên học..."


    Nữ tài tử Tippi Hedren và lớp học Nail đầu tiên dành cho người Việt do bà tổ chức tại trại Hope Village, Sacramento 1975.



    Cô Ḥa c̣n kể cho tôi nhiều chuyện về những đội ngũ "hạt giống" thợ nail Việt Nam xuất phát từ Hope Village đă được sự giúp đỡ của bà Tippi để đi thi lấy bằng ở Sacaramento. Hai mươi người đầu tiên đă chỉ đường cho bạn bè khác và Cô đă vào nghề khoảng giữa năm 1976. Nghề nail đă giúp Cô trang trải cho gia đ́nh và c̣n đem lại cho Cô sự tự tin "Em biết không, giá làm móng tay thời 1976 là sáu chục đồng một bộ. Mà lúc đó lương tối thiểu là hai đồng rưỡi một giờ! Em nghĩ coi, không có nhiều người Việt vô nghề, làm cách nào mà giá xuống thành vừa phải để cho những người b́nh thường cũng có thể làm nail? Bởi vậy, thợ Việt đúng là giúp làm đẹp cho đời đó em à!" Cô vừa nói vừa cười.

    Rồi Cô kể về thời gian Cô đi làm nail từ sáng tới tối, ông bố chồng đi phụ bếp, cậu con trai ở nhà với bà nội. Rồi chuyện nghe tin chồng Cô bị kẹt lại, đi tù trong trại tập trung ở Việt Nam "Nghe tin ổng bị tù mà vừa khóc vừa mừng. Ít ǵ ổng cũng c̣n sống, c̣n hy vọng có ngày gặp lai." Gia đ́nh Cô đoàn tụ giữa thập niên 80 khi chồng Cô ra khỏi tù và vượt biển thành công.

    Bây giờ th́ cậu bé Tâm một tuổi ngày mới tới đă là một kỹ sư điện toán, thêm người em sinh tại Mỹ sau này hiện làm cô giáo dạy Anh Văn ở trường trung học. Cả hai đă có gia đ́nh riêng. Bố mẹ chồng và cả ông chồng đă qua đời. C̣n một ḿnh, cô Ḥa sống trong nhà riêng khang trang nhưng không được khỏe. Cô bảo là mấy chục năm ngồi khom lưng và dùng tay quá nhiều đă làm cho Cô bị đau lưng và đau khớp thường xuyên. Các khớp ngón tay của Cô sưng lên, nhưng Cô vẫn giữ thói quen sơn móng, chỉ khác là bây giờ Cô phải ra tiệm.

    Cô Ḥa làm tôi nhớ đến Chú, D́ tôi. Ở trong hăng kỹ thuật phức tạp hay ngành nail tưởng như đơn giản nhưng không kém phần vất vả, họ đều là những hạt giống đầu tiên trong hai nghề chính đă chống đỡ và nuôi lớn cộng đồng Việt Nam tại Mỹ.

    Người thợ nail hai mươi hai tuổi ngày xưa giờ đă sáu mươi hai. Đôi tay cô không c̣n đủ sức tự chăm sóc, phải trông cậy vào thế hệ tiếp nối. Nhưng cô vẫn có vẻ măn nguyện v́ đôi tay đó đă kiếm sống cho cả ba thế hệ, đă làm đẹp cho đời, đă cống hiến hết khả năng.


    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Có lần sau khi đọc một bài viết về Hội Chứng Rối Loạn Sau Ác Biến (Post-traumatic Stress Disorder) của những quân nhân sau khi tham chiến, tôi tự nhủ là ḿnh nên cám ơn trời. Những cực khổ tôi trải qua ở Việt Nam chắc vẫn c̣n rất nhẹ so với nhiều người khác, không phải là traumatic experience. Kư ức ấy, sau chuyến vượt biển may mắn, có lẽ đă được xoa dịu bằng sự đùm bọc của bao người thân thiết. Nhờ vậy, tôi cảm thấy là tinh thần tôi khỏe mạnh, không có triệu chứng khác thường nào cả.

    Măi tới gần đây, tôi mới nhận thấy là có lẽ sự kiện trốn khỏi Việt Nam rồi sang định cư ở Hoa Kỳ đă làm ư niệm về thời gian của tôi hơi bị lệch lạc. Ba mươi năm sống ở Mỹ mà tôi cứ cảm thấy là rất ngắn. Nhiều kỷ niệm và h́nh ảnh cứ đứng nguyên như lúc tôi mới bắt đầu thu góp những ư niệm về cuộc đời, về người lớn ở chung quanh. Những nhà thơ, nhà văn. Những nhạc sĩ, ca sĩ. Những thầy, cô giáo. Những danh tướng một thời. Và những người thân. Trong đầu tôi, thời gian qua chưa bao lâu, những người ấy vẫn mạnh khỏe, vẫn là một phần của cuộc sống hàng ngày, là h́nh ảnh của xă hội chung quanh, như trong những thập niên bảy mươi, tám mươi.

    Cho tới vài năm gần đây, tôi phải đối diện với sự ra đi và đau yếu của họ. Mỗi khi nghe tin, tôi cảm thấy bâng khuâng, trống trải. Như thể tấm khăn ấm áp, thân thiết bao năm che chở quanh vai tôi đang bị rút bớt, từng sợi, không ngừng. Rồi tôi nhận ra rằng ba mươi năm không ngắn như một giấc mơ. Đă tới lúc tôi nh́n lại và thấy đó là quăng thời gian dài, dài lắm.

    *

    Tôi đến Mỹ năm 1984. Khi mới đến chưa biết đường lối, lỡ dịp ghi tên khóa mùa Xuân ở trường đại học, nên phải học tiếng Anh gần chín tháng tại trường dạy người lớn (Adult Education Center). Thời đó, số người vượt biển đă giảm bớt so với những năm đỉnh 80, 81 nhưng vẫn c̣n rất nhiều. Hầu như tuần nào cũng có chuyến bay chở người từ các trại tị nạn Bataan và Galang đến định cư ở Mỹ. Cho nên, vào trường tôi gặp lại rất nhiều người quen ở đảo. Mới tới Mỹ gần một tháng mà ai cũng trắng trẻo và tươm tất hơn nhiều so với thời ở trại. Gặp nhau tít tít hỏi han, trao đổi tin tức về chỗ nào thuê nhà tốt, chỗ nào đang mướn người, cách xin trợ cấp xă hội, ngày giờ ghi danh ở trường đại học... Giờ ăn trưa giở hộp cơm, miếng bánh ḿ ra mời nhau, ăn xong ra ṿi uống nước, chỉ có vài cậu thanh niên trẻ xài sang mới bỏ mười lăm xu vô mua lon nước ngọt trong máy của trường. Mừng rỡ, chia sẻ vậy nhưng người tị nạn mới sang thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi cảnh đời. Người phải đi làm nuôi gia đ́nh, người thích kiếm tiền sớm, người chuyển đi vùng khác, người tiếp tục học lên... V́ thế, chẳng bao lâu là mỗi người mỗi ngả.

    Mùa Thu năm đó, hai chị em tôi vào học ở trường College ở thành phố Fremont gần nhà. Ngôi trường nằm trên đồi, biệt lập, và thơ mộng dịu dàng. Lớp học nằm trong những ṭa nhà trắng viền gỗ nâu đậm nh́n xuống những băi cỏ thoai thoải và nhiều hàng cây cao vút. Thời đó người Việt tụ tập nhiều ở phía Đông thành phố, gần downtown San Jose. V́ thế, hai trường Evergreen College và San Jose City College ở vùng đó thu hút đông học sinh Việt nhất. Ngoài hai nơi này, những trường khác ở hạt Santa Clara cũng được nhiều người Việt chọn học. Hạt Santa Clara giàu có nhờ thu được nhiều thuế từ các hăng điện tử, do đó họ có thêm chương tŕnh giúp đỡ sinh viên nghèo, và quỹ cho sinh viên vừa làm vừa học (Work Study) cũng rộng răi. Ngôi trường tôi học thuộc quận Alameda, không được trù phú bằng Santa Clara nên chỉ có các phúc lợi của liên bang và tiểu bang. Đó là sau khi đă vào trường nghe các bạn học nói vậy chứ thật ra tôi không để ư. Đối với tôi ngày đó, được đi học đă là một hạnh phúc to lớn, được hưởng tiền trong khi xây đắp cho chính tương lai của ḿnh th́ là một điều kỳ diệu. Thời đó học sinh tị nạn gồm đủ mọi lứa tuổi và đặc biệt là có rất nhiều anh chị em cùng sang một lúc và cùng đi học với nhau. Năm đó, ngoài "cặp bài trùng" là chị em tôi c̣n có mấy nhóm ba, bốn anh chị em cùng học một lớp.

    Lúc mới sang, tôi nghe nói thời đó sinh viên gốc Việt trong trường đại học chia làm hai nhóm: nhóm di tản năm 1975, đă học trung học ở Mỹ và nhóm mới sang. Nghe th́ có vẻ "chia rẽ" nhưng khi vào trường tôi thấy đó chỉ là điều tự nhiên. Những sinh viên lên từ các trường trung học thường rất giỏi tiếng Anh, thường ăn mặc rất thời thượng, theo phong cách của thần tượng âm nhạc thời 80 là Madona và Micheal Jackson. Những chiếc mũ đội lệch, những lớp áo thun và váy ren x̣e kết hợp khéo léo, quần jean mặc xệ, chuỗi hột đeo cổ, thánh giá lủng lẳng trên tai, giày cao cổ sành điệu, găng tay đen hở ngón... Cách ăn mặc rất-Mỹ của họ là một điều khác biệt rất dễ thấy và thú vị đối với tôi. Trong lớp họ thoải mái đặt câu hỏi và có khi c̣n đùa giỡn với thầy. Giờ nghỉ họ đi với nhau, nói tiếng Anh ríu rít rồi cười vang. Họ vui nhộn, rộn ràng. Rất khác với đám sinh viên tị nạn như chị em tôi.

    Đám sinh viên thứ hai này ăn mặc đơn giản, thường ngồi im trong lớp. Ngoài giờ học, họ nói chuyện với nhau khẽ khàng, bằng tiếng Việt. Sự khiêm tốn gần như rụt rè đó lẽ ra sẽ làm họ ch́m lỉm, nhưng sự thật th́ không phải vậy. Người học sinh nổi tiếng, suốt hai năm đứng nhất trên "bảng vàng" với số điểm trung b́nh cao nhất trường là một trong ba anh em mới sang, đi học chung với nhau. Trong lớp, các sinh viên tị nạn hay đạt điểm tuyệt đối trong các bài thi. Tại Math Lab (Pḥng Kèm Toán), những sinh viên tị nạn gốc Việt trong chương tŕnh Work Study thường nổi tiếng là giảng bài dễ hiểu và "giải Toán như làm ảo thuật". Trong số đó, một vài người đă có tŕnh độ cao từ Việt Nam, nhưng hầu hết thành tích của họ đến từ sự chăm chỉ và ḷng quyết tâm.

    Thời đó, ngoài giờ học, có một nơi tôi đến thường xuyên là tiệm Vinatrade, chuyên gởi đồ về Việt Nam. Lúc ấy việc chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam bị cấm tuyệt đối và những thùng quà này là để người thân đem ra chợ trời bán lấy tiền sinh sống. Mỗi cuối tuần tiệm này đông lắm. Những khách hàng ăn mặc sơ sài, nhiều người da c̣n chưa nhả hết sắc đen của nắng đảo tị nạn, hăng hái mua vải, dép nhựa, dầu gió xanh, viết Bic... rồi đóng thùng. Mọi người vừa mua sắm vừa chỉ vẽ cho nhau những mặt hàng đang có giá ở Việt Nam. Ở nơi đây tôi đă gặp nhiều bạn học, nhưng tất cả đều là người mới sang Mỹ. Và tôi đă khám phá ra sự khác nhau căn bản nhưng rất khó thấy giữa những sinh viên di tản và sinh viên vượt biên. Không phải là bề ngoài hay cách ăn nói, mà là sự vô tư của những người đến đă lâu bên cạnh sự đau đáu của người mới tới.

    Người sang năm 1975 thường có gia đ́nh đầy đủ, họ chỉ cần lo cho tương lai, việc giúp đỡ người thân c̣n ở lại là chuyện của cha mẹ, của người lớn trong nhà. Ngược lại, đa số sinh viên vượt biên là những thanh niên đến Mỹ một ḿnh. Trách nhiệm, nỗi nhớ thương và ḷng biết ơn gia đ́nh đă làm cho họ chỉ chuyên chú vào hai việc: học giỏi để tiến thân và giúp gia đ́nh c̣n ở lại. Họ im lặng học, cắm cúi học. Sau giờ học th́ cần cù làm, chắt chiu gom góp gởi về Việt Nam.

    Dù sao th́ tuổi trẻ cũng hội nhập nhanh chóng và rất dễ gần nhau. Sau khi tôi từ giă ngôi trường College êm đềm, lên học ở Berkeley rồi ra đi làm, tôi không c̣n cảm thấy sự khác biệt giữa những người đến Mỹ vào những thời điểm khác nhau nữa. Lư do chính là khi đi làm, tiền bạc không c̣n là mối ưu tư, và, hơn nữa, gia đ́nh cũng dần dần đoàn tụ.

    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đă bốn mươi năm.

    Thế hệ thứ ba của chúng tôi bây giờ đang vun xới cho thế hệ thứ tư. Cách đây không lâu, tôi dắt các con đi thăm đại học Berkeley.


    Tới lúc đó tôi mới được nghe hướng dẫn viên kể về lịch sử của nhiều ṭa nhà, và mới thấy rơ rằng ngày xưa tôi chỉ quanh quẩn ở một góc nhỏ trong trường. Ngày đó, Berkeley của tôi, cô sinh viên mới từ đảo tị nạn qua được hai năm, chỉ là những ṭa nhà dạy các lớp kỹ thuật, thư viện, computer lab, và pḥng thí nghiệm. Nhưng tôi vẫn không cảm thấy mất mát ǵ. Những ṭa nhà cũ vẫn c̣n đây cho tôi thăm, dù đă hơn hai mươi năm. Và c̣n mọc lên những ṭa nhà mới tinh, hừng hực kỹ thuật tân kỳ... Tất cả đều chào đón tôi trở lại và mở rộng cho bước chân những thế hệ sau khám phá và học hỏi.


    Tuổi trẻ bao giờ cũng đẹp. Ước mơ tương lai lúc nào cũng cao. Bởi v́ chúng vươn lên từ trên vai của thế hệ cha ông.

    Bốn mươi năm qua, hai thế hệ đầu tiên của người Việt tị nạn đă hoàn thành nhiệm vụ đặt những viên gạch làm nền cho gia đ́nh và cộng đồng. Và tôi lại phải tự nhắc - bốn mươi năm là thời gian dài lắm. Như những cây lúa đă dâng hết gạo cho đời, thế hệ trước tôi đă tới lúc đi vào giai đoạn cuối của hành tŕnh.

    Chúng tôi đă trở thành "tuyến đầu". Ở trong vị trí này, tôi mới thấm thía hành tŕnh của những người đầu tiên chèo chống con thuyền Việt Nam tị nạn. Họ đă bên dắt cha mẹ, bên nách con thơ đến quê hương mới. Họ đă khai đường mở lối cho hôm nay, cho ngày mai. Họ đă cống hiến tất cả tuổi trẻ và sức lực bằng đầu óc, chân tay.

    Sự ra đi của họ, đối với tôi, là kết thúc của cả một thời đại. Thời đại của mấy mươi năm chiến tranh đằng đẵng, của hai lần ĺa bỏ quê hương, hai lần làm lại từ đầu. Thời đại của những người đóng và gởi những thùng đồ cứu đói đầu tiên về Việt Nam, những người đă đắp đập be bờ giữ ǵn nguồn cội Việt Nam cho tương lai gốc Việt ở khắp nơi trên thế giới.

    "Bầy trẻ thơ" chúng tôi đă lớn trong sự cưu mang và hy sinh của họ. Tôi, và con cháu tôi, mang ơn họ.

    Đời sống ở quê hương mới êm đềm và đầy đủ. Nhưng trong tôi vẫn thường xuyên dậy lên nỗi "ruột đau chín chiều"(4) khi nghĩ về quê cũ. Nhất là khi người thân yêu đă già. Nh́n họ và nghĩ đến lúc phải chia tay, tôi bâng khuâng như mất đi thêm một phần của quê hương

    "Nh́n nhau chợt thấy ra sông núi
    có chút ǵ nghe rất thốn đau
    "

    ( Thơ: Nh́n Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi của thi sĩ Du Tử Lê )

    Khôi An

    Diễn Đàn TV -64

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Tờ Lịch Cũ


    Trần Mộng Tú -



    Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
    Mới hay năm tháng đă thay mùa


    (Thanh Nam)

    Khi c̣n ở quê nhà, mỗi năm tôi đều mua một cuốn lịch để bàn, loại lịch xé mỗi ngày một tờ, không chỉ mua riêng cho tôi mà c̣n cho tất cả các bàn làm việc trong hăng Thông Tấn AP. Tờ lịch xé ra ghim vào một miếng gỗ có cái cây sắt nhọn để ngay bên cạnh cuốn lịch.

    Hết năm, những kư giả theo truyền thống của Mỹ, thích đứng ở cửa sổ văn pḥng, từ từng lầu thứ tư của Building Eden vào đúng ngày 30 cuối năm dương lịch, thi nhau thả những tờ giấy ghi ngày tháng cũ bay như bươm bướm xuống mặt đường. Tôi rất thích truyền thống này. Bao giờ tôi cũng đợi làm người sau cùng thả xuống, để không phải tranh chỗ với ai. Tôi thích nh́n tháng ngày của tôi bay xuống riêng một ḿnh, không lẫn vào tháng ngày của người khác.

    Có tờ bay thật là xa, nếu gặp gió có thể bay qua tới rạp Rex bên kia, cách cả hai con đường và cái công viên nhỏ ở giữa; có nhiều tờ vướng lại trên những cành me, của cây me bên dưới cửa sổ; có tờ đáp trên nóc một chiếc taxi đang đậu gần đó, hoặc rơi ngay vào ḷng một chiếc xích-lô vừa tấp vào lề; có tờ rơi vào những gánh hàng rong đi ngang hay rơi trên vai một người vừa đi tới, như bướm đậu rất t́nh cờ. Khi tất cả đă rơi xuống th́ mặt đường đầy những tờ lịch trắng bằng ḷng bàn tay với những con số in trên đó, đôi khi c̣n có cả những hàng chữ ghi xuống của các kư giả, của các nhân viên dùng lịch nữa.Thả thời gian đi cũng có nghĩa là thả theo cả công việc của một năm qua.

    Rơi như thế nào, th́ từ trên khung cửa sổ cao ngó xuống, tôi đều thấy đẹp vô cùng. Những cánh bướm thời gian đang quay ṿng luân vũ. Lúc đó, tôi c̣n trẻ nên chưa biết tiếc thời gian, chỉ thấy mang mang buồn vui lẫn lộn giữa cái không khí thay đổi của vạn vật trong đất trời.

    Tuổi trẻ, nh́n ngày tháng cũ bay bay trong không gian thấy ḷng ḿnh lạ lắm. Tiếc ngày qua th́ ít, nhưng mong ngày mới đến với tất cả hân hoan. Cuối năm dương lịch, tức là sửa soạn vào Tết âm lịch. Tết với bao nôn nao của tuổi trẻ, tuổi đang yêu đương mơ mộng. Trong thời chiến, biết bao người con gái mong đợi Tết đến, người yêu trong quân ngũ sẽ được nghỉ phép về ăn Tết. Sự trở về đó mang bao nhiêu thương mến!

    Một điều ǵ đó có tên là hạnh phúc đón chờ ḿnh trong những ngày mới đang đi tới.

    Những năm tháng đó không bao giờ c̣n t́m lại được nữa.

    Bốn mươi năm đă đi qua. Tôi bây giờ đứng đây, nhớ lại ngày xụp đổ miền Nam vẫn tưởng như một cơn mộng dữ. Trời đất mới vào tháng 3 âm lịch. Nhà nông mới bắt đầu xới đất trồng đậu, trồng cà. Cả một chuỗi ngày tháng xếp đặt cho mọi công việc trước mặt. Người dân miền Nam cần cù như những con ong bắt đầu làm mật.

    Chúng ta tất cả, bỗng nhiên phải đối mặt với định mệnh nghiệp ngă của đất nước. Chúng ta tan tác như chưa từng bao giờ tan tác như thế. Người ở núi chạy xuống đồng bằng, người ở đồng bằng chạy ra biển. Cha mẹ mất con, vợ mất chồng. Tướng mất quân, quân mất dân. Một cơn đại hồng thủy lửa và máu nhiều hơn nước.

    Kim đồng hồ đứng lại. Thời gian ngừng trôi. Hàng ngàn, hàng vạn cái chết tức tưởi không ai ghi rơ ngày giờ.

    Tờ lịch ngày thứ Tư, 30 tháng 4 năm 1975 đă đứng lại trong trái tim của tất cả con dân Việt từ Nam Quan cho đến Cà Mau.

    Chỉ có sự khác biệt, mỗi người Việt đă giữ lại ngày 30/4 đó trong tim họ như thế nào.


    Chắc chắn cái kư ức nạm vàng của kẻ này đă là kư ức máu và nước mắt của người kia. Điều đáng tủi buồn, cả hai người đó cùng là người Việt Nam.

    Thế mà, bốn mươi cái Tết đă đi qua rồi đấy!

    Trong mấy tháng đầu tiên ở Mỹ, có một lần tôi t́m được ở garage sale một cái đĩa sứ in nguyên năm lịch của năm 1975. Tôi đă mua đem về treo trong nhà và vẫn giữ cho đến bây giờ. Chiếc đĩa này tôi sẽ trao cho con tôi, để mai sau khi tôi không c̣n nữa, chúng sẽ nhớ ngày, nhớ tháng, nhớ năm, mẹ phải bỏ nước ra đi.

    Cuối năm, năm ngoái, khi ghé vào hiệu sách gần nhà, lang thang t́m mua mấy cuốn sách nhi đồng cho cháu, tôi chợt nh́n thấy loại lịch để bàn, xé từng tờ mỗi ngày. Tôi đứng ngẩn người ra ngắm, như ngắm một người bạn cũ lâu ngày gặp lại.

    Tất cả dĩ văng xa xưa chạy về trong trí óc của một phụ nữ luống tuổi. Tôi ngắm nghía từng cuốn lịch với những đề tài khác nhau. Bối rối không biết nên chọn cho ḿnh cuốn nào, để mỗi lần xé là một lần nhắc về quá khứ.

    T́m măi chẳng có cuốn nào đúng theo ư ḿnh. Cuối cùng tôi đành chọn một cuốn, mỗi ngày có một câu nói vui, để giúp ḷng thanh thản. Mua về để trên bàn viết, ngay sát máy vi tính để nhớ xé. Kiếm sẵn một cái hộp để cạnh cuốn lịch, khi xé tờ nào th́ cất ngay vào đó. Hai tháng đầu, tôi nhớ lắm, mỗi ngày xé một tờ, dần dần bận chuyện hàng ngày, cả tuần quên xé. Khi nh́n con số ghi ngày trên lịch và con số ở góc máy vi tính khác nhau, mới vội vàng xé. Đă có lúc tôi quên nguyên một tháng không xé, khi phải xé một nắm dày thời gian trong tay thấy ḷng chùng hẳn xuống.

    Tôi đă đủ già, để biết tiếc thời gian.

    Những tờ lịch mới luôn luôn là một đề tài lôi cuốn trong đời sống. Nên mỗi năm, người ta làm lịch đủ mọi h́nh thức và mang những nội dung khác nhau, dù cũng chỉ là đếm ngày tính tháng. Bức h́nh phong cảnh thanh nhă hay h́nh súc vật hiền lành, h́nh ca sĩ, tài tử lộng lẫy,v.v…th́ cũng vẫn ngày tháng đó.

    H́nh ảnh hấp dẫn tới đâu cũng không kéo tháng dài ra thêm một ngày hay cắt đi ngắn một ngày trong tuần được.

    Những câu danh ngôn, câu thơ in trên lịch cố níu kéo thời gian trên cánh chim mùa xuân, hay thả thời gian bay như cánh ong mùa hạ cũng chẳng giúp được ǵ. Tờ lịch thản nhiên làm nhiệm vụ rất nghiêm chỉnh của nó: Rơi từng giọt thời gian mỗi giây, mỗi phút.

    Thời gian tự nó trôi đi chứ không phải chờ tờ lịch rơi xuống mới đi theo.

    Thi sĩ Thanh Nam, định cư ở Seattle, Washington khi cám cảnh thời gian của người di tản là chính ḿnh, đă viết:
    Một năm người có mười hai tháng
    Ta trọn năm dài Một tháng Tư.

    Cái tháng Tư đứng lại trong tim, trong trí mỗi người Việt di tản chứ không đứng lại trên tờ lịch. Chúng ta đă thay tới cuốn lịch thứ bốn mươi rồi. Bốn mươi năm đó biết bao nhiêu sự việc xảy ra chung quanh đời sống chúng ta. Có ai nh́n xuống cuốn lịch rồi bâng khuâng tự hỏi: Ta đă làm được ǵ cho ḿnh, cho người, cho quê hương đất nước. Ḍng thời gian bốn mươi năm ta xé mỗi ngày, có sót lại chút ǵ trong ḷng bàn tay không?

    Sang Mỹ mấy chục năm, tôi quên cái h́nh ảnh những cánh bướm thời gian thả vào một buổi chiều cuối năm dương lịch, quên cái nôn nao của yêu đương, mơ mộng và đôi khi quên mất tuổi ḿnh.

    Cuối năm dương lịch vừa đi qua, tôi mở chiếc hộp thời gian ra, nhặt lên những tờ lịch chính tay ḿnh đă xé, thấy ḷng ḿnh chùng xuống. Bây giờ mang nắm thời gian này thả đi đâu? Tôi không ở cao ốc, làm sao mà mở cửa sổ tung xuống đường như những ngày c̣n ở Sài G̣n. Cái balcony nhà tôi không đủ cao và nếu tôi có vứt xuống th́ chính tôi sẽ là người phải đi gom lại, v́ sợ thời gian của tôi bay tung khắp nơi, làm phiền hàng xóm. Tôi đành bỏ tất cả vào lại trong hộp, chờ ngày 23 tháng chạp âm lịch, hóa lịch thay cho hóa vàng, tiễn ông Táo về trời.

    Tôi đi mua một cuốn lịch để bàn cho năm 2015. Tôi lại bắt đầu xé thời gian mỗi cuối ngày. Tôi hỏi vào không gian trước mặt:
    - Tôi c̣n xé thời gian như thế này của bao nhiêu cuốn lịch nữa?

    Không gian im lặng.

    Tôi biết rằng nếu tôi có hỏi một ai đó, cũng sẽ không ai trả lời cho câu hỏi của tôi rơ rệt được. Họ chỉ phỏng đoán và phần đông đều đoán sai.


    Tôi xé thời gian ra từng mảnh
    Sao vẫn c̣n nguyên tháng Tư buồn
    Tôi hóa thời gian theo vàng mă
    Tàn tro bám chặt ở trong hồn


    (tmt)

    Đă bao nhiêu tờ lịch rơi xuống, bay đi trong bốn mươi năm, nhưng tờ lịch ngày 30 tháng Tư th́ h́nh như không rơi xuống, không bay đi được, nó nằm chôn sâu trong ḷng những người miền Nam và thời gian dừng lại ở đó…..ở đó. Thời gian không có tác động ǵ với những trái tim người di tản.

    Trần Mộng Tú
    Tết Ất Mùi -2015

    D Đ TV-64

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tấm Ảnh Ngày Xưa ...






    “Tấm Ảnh Ngày Xưa” sẽ c̣n sống măi
    Trong tâm khảm dân tộc Việt lưu vong
    Ngày nào quê hương Cộng c̣n tồn tại
    “Ba Mươi, Tháng Tư” là nỗi hận ḷng!

    Dư Thị Diễm Buồn

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    BỐN MƯƠI NĂM - BỐN CÂU CHUYỆN Ở BỐN MELBOURNE POSTCODES


    Người Việt đến định cư tại Úc qua nhiều diện khác nhau, nhưng chính yếu nhất vẫn là tỵ nạn vào những thập niên 70, 80 và đầu 90 và đoàn tụ gia đ́nh vào những thập niên sau đó.

    Những mẩu chuyện thương tâm và can đảm của người Việt tỵ nạn đă được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ, tuy nhiên sau khi được định cư tại các quốc gia đệ tam, những người Việt tỵ nạn may mắn sống sót này và gia đ́nh của họ đă thầm lặng và cần mẫn tái lập cuộc sống mới của họ tại các quốc gia thu nhận họ. Tuyệt đại đa số bày tỏ rằng: là những người may mắn sống sót và được nước Úc và người dân Úc mở rộng ṿng tay đón nhận, họ không ước mong ǵ hơn là mau chóng không trở thành gánh nặng cho nước Úc và bằng mọi giá trả ơn qua những đóng góp cụ thể mà bản thân họ hoặc con cháu họ sau này sẽ làm để đền ơn, đáp nghĩa cho nước Úc giàu ḷng nhân ái và quảng đại này.

    Tiếp theo đây là 4 câu chuyện của 4 người Việt b́nh thường trong cộng đồng người Việt Tự Do tại Melbourne, Victoria. Họ đến từ 4 vùng Đông, Tây, Nam, Bắc và hiện đang sống tại những khu vực hiện có đông người Việt cư ngụ và đến định cư cách đây 40 năm.

    Họ là những người đến Úc theo diện tỵ nạn hay đoàn tụ gia đ́nh. Họ thuộc những lứa tuổi khác nhau, thành phần khác nhau, gia cảnh khác nhau và đến từ những vùng khác nhau tại Việt-Nam, tuy nhiên trong cả 4 câu chuyện họ có một mẫu số chung tiêu biểu cho hầu hết thế hệ đi trước của người Việt tỵ nạn tại Úc, đó là:

    •Ḷng tri ân sâu xa

    •Một ư chí mănh liệt làm lại cuộc đời

    •Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc


    Tuy chỉ có 4 câu chuyện, nhưng chúng tôi đă phải vô cùng vất vả và khó khăn trong việc thuyết phục những gia đ́nh trong Cộng Đồng người Việt để cho chúng tôi đăng tải câu chuyện của họ v́ bản chất vốn thích thầm lặng và khiêm tốn của người Việt nói chung. Chúng tôi v́ thế vô cùng tri ân bốn anh chị và gia đ́nh đă đồng ư cho chúng tôi phỏng vấn và trưng bày những h́nh ảnh về cuộc hành tŕnh tới Úc, những nổ lực định cư và những đóng góp âm thầm nhưng quư giá của họ cho gia đ́nh, con cháu, cộng đồng, xă hội và nước Úc trong 40 năm qua.


    Con tiếp...

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện đầu tiên :


    RICHMOND – POST CODE 3121

    Ông Phan Cảnh Hưng sanh năm 1954 tại B́nh Định, Việt Nam

    Ông Hưng là người con trai út của một gia đ́nh mất 3 c̣n 4 người con. Mẹ ông mất khi ông mới sanh ra chưa được 1 tuổi. Cha ông tái giá và trong khi mẹ kế của ông đang có bầu th́ cha ông lại đi tập kết ra Bắc. Mẹ kế của ông phải làm nghề bánh tráng để nuôi 5 người con nheo nhóc trong một hoàn cảnh vô cùng cơ cực và thiếu thốn. V́ nhà nghèo nên ngay khi c̣n nhỏ ông đă không được đi học và phải ở nhà phụ mẹ làm bánh tráng.

    V́ thương hoàn cảnh của ông nên khi ông được gần 7 tuổi, một người bác của ông đă làm giấy tờ và giúp cho ông được đi học tiểu học. Ông vừa đi học vừa phụ giúp mẹ làm bánh tráng. Ông ở nhà nhiều hơn đi học, nhưng học rất khá và luôn đứng đầu lớp. Ông thi đậu vào trường trung học công lập nhưng lại phải ở nhà v́ mẹ ông không có khả năng cho ông học lên trung học. Ông tiếp tục ở nhà làm bánh tráng trong 3 năm. Thấy ông thông minh và hiếu học một vị thầy giáo đứng ra bảo trợ cho ông đi học lại. Ông học nhảy lớp 2 lần để kịp tuổi, ông đậu tú Tài 1 và Tú Tài 2 tại Nha Trang, ban B, môn Toán năm 1970.

    Ông thi đậu vào Trường Đại Học Sư Phạm Sài G̣n năm 1971. Ông vừa ra trường năm 1975 th́ miền Nam thất thủ. V́ là sinh viên trước năm 75 ông bị chuyển đi dạy ở tận đảo Phú Quốc, nơi ông dạy môn Toán lớp 12. Năm 1979, ông lập gia đ́nh và người con gái lớn của ông ra đời năm 1980 tại Phú Quốc. Ông nói, cuộc sống thầy giáo của ông thật thiếu thốn và đói ăn đến độ phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của phụ huynh và học sinh.

    Năm 1981, ông với vợ và con gái vượt biên bằng thuyền sang Thái Lan. Sau 3 tháng ở trại tỵ nạn Songkla và Panat Nikhom gia đ́nh ông được phái đoàn Úc nhận cho định cư. Ông và gia đ́nh đến Melbourne vào tháng 9 năm 1981. Lúc ấy ông chỉ mới 27 tuổi. Chỉ hơn 2 tuần đến Úc, ông đă đi làm farm tại Lilydale trong khi tiếp tục học tiếng Anh trong ṿng 4 tháng tại Nunawading Migrant Hostel.

    Sau 1 năm ở trong hostel, năm 1982, ông và gia đ́nh xin được nhà chính phủ và dọn về ở khu Housing tại đường Elizabeth St, Richmond. Cũng trong năm này người con gái thứ nh́ của ông ra đời và ông xin được việc làm công nhân ở hảng xe Holden (từ năm 1982-1988). Tuy nhiên, vào cuối tuần ông vẫn tiếp tục đi làm farm (từ năm 1982-1988). Ông cố gắng dành dụm tiền để hy vọng sẽ đi học lại thay v́ đi làm hăng suốt đời.

    Tuy nhiên, không may cho ông, cuộc hôn nhân của ông bị đổ vỡ vào cuối năm 1988. Lúc bấy giờ 2 con của ông chỉ mới có 7 và 5 tuổi đang theo học tại trường Richmond West Primary School. Khi việc này xăy ra, ông chọn đi ra khỏi nhà của Bộ Gia Cư để cho vợ và 2 con của ông ở lại đó, nhưng hai người con gái nhỏ của ông nhất quyết đ̣i theo ông, nên cả 3 cha con trở thành không nơi nương tựa. Sau khi ở nhà người em vợ qua đêm, ông và hai con được một người bạn cho tạm tá túc 1 tuần lễ, trước khi được một người bạn khác cho share pḥng tại vùng Richmond để ở.

    Cuối năm 1989, ông bị đột quỵ tim trầm trọng, bị bán thân bất toại, mất trí nhớ và khả năng nói. Bác sĩ và nhà thương nghĩ rằng v́ t́nh trạng của ông quá nặng, ông có thể sẽ không sống quá 2 tháng và nếu sống sót ông sẽ trở thành tàn phế và không bao giờ đi lại được nữa. Khi hồi tỉnh lại, ông xin 2 con về ở tạm với vợ cũ của ông trong khi ông c̣n phải nằm bệnh viện. V́ quá lo lắng cho tương lai và hoàn cảnh của hai con, ông quyết chí phải hồi phục càng sớm càng tốt. Dưới sự kinh ngạc của bác sĩ và các nhân viên điều trị của bệnh viện, sáu tháng sau ngày nhập viện cấp cứu, ông đă đứng và đi được. Ông xin xuất viện sớm để về với 2 người con nhỏ của ông tại căn flat mà Bộ Gia Cư, qua sự can thiệp của nhà thương St Vincent, đă cấp cho ông và hai con tại Richmond.

    Mất job, bị bán thân bất toại, nhưng v́ số tiền ông đă dành dụm trong suốt 5 năm đi làm hăng và farm của ông, Bộ An Sinh Xă Hội chỉ cấp cho 3 cha con ông $65/tuần để sống. Ông cắn răng chấp nhận tất cả miễn là con ḿnh không trở thành con của chính phủ hay mất cả cha lẫn mẹ. Với sự giúp đỡ của hai con, ông nhất quyết phải đi lại được không cần xe lăn, tập nói lại và tự chăm sóc lấy ḿnh và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

    Với một cố gắng và một ư chí phi thường, ông đă không hề sử dụng đến xe lăn sau khi bị đột qụy mà bác sĩ cho rằng ông sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa. Hơn thế nữa, chẳng những ông đă tự ḿnh đi lại, mặc dù thật chậm chạp và vô cùng vất vă, ông c̣n tự học thêm tiếng Anh để có thể dạy kèm Toán cho 2 con của ḿnh cho đến hết lớp 12. Không có tiền cho con học thêm, ông tự dạy kèm con của ông, kết quả là người con gái lớn đă vào được trường Camberwell High School và người con gái út đậu vào trường tuyển nữ Trung Học Mac Robertson. Nhưng v́ muốn hai chị em học cùng một nơi, con gái út của ông đă chọn đi học tại Camberwell High School thay v́ Mac Robertson.

    Kết quả, người cha tật nguyền bán thân bất toại này, một disability pensioner, đă một ḿnh dạy dỗ, nuôi nấng, chăm sóc hai người con gái 7 và 5 tuổi đạt được kết quả như sau:

    •Diana Phan - đậu VCE với số điểm 99.70 và tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Melbourne năm 2003.
    •Mary Phan - đậu VCE với số điểm 99.40 và tốt nghiệp Bác sĩ Nha Khoa tại Đại Học Melbourne năm 2005.

    Ngày nay, ông đă trở thành ông Ngoại của 2 người con của Bs. Diana Phan (5 tuổi và 9 tháng tuổi) và t́nh nguyện coi cháu cho con gái đi làm. Ông vẫn c̣n một phần bán thân bất khiển dụng, nhưng nhất quyết không dùng xe lăn hay chống gậy, tự lo lấy mọi việc cho ḿnh và chăm sóc, thương yêu con và cháu như ông đă làm trong suốt 25 năm qua.

    Được hỏi, động lực nào và bí quyết nào đă giúp ông thành công trong việc vượt qua những khó khăn và trở ngại to lớn để cho ông và con cái ông có được ngày hôm nay. Ông nói:

    “V́ tôi thương con tôi, tôi sợ mất con tôi và con tôi mất tôi. Tôi đă trải qua kinh nghiệm mất mẹ, mất cha, cực khổ v́ thế tôi phải cố sống, cố phấn đấu cho con tôi....bí quyết duy nhất tôi dùng để dạy con tôi là phải biết tự chủ, tự kỷ luật và cố gắng hết ḿnh, không bao giờ bỏ cuộc hoặc chào thua trước nghịch cảnh. Tôi là một người rất may mắn được sống sót và cưu mang bởi nước Úc giàu có và đầy ḷng nhân đạo này. Tôi mong các con tôi sẽ tiếp tục đóng góp khả năng của chúng nhiều hơn nữa cho nước Úc này”


    Chờ xem câu chuyện thứ hai....

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện thứ hai :

    FOOTSCRAY – POSTCODE 3011

    Bà Nguyễn Thụy Hồng Cúc, sinh năm 1956 tại Huế



    Bà Cúc là người con cả trong một gia đ́nh có 7 người con. Cha của bà là một người lính Địa Phương Quân trong Quân Lực VNCH. Sau khi tốt nghiệp trung học và vừa vào Đại Học năm 1975 tại Sài G̣n th́ miền Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt, bà bị đuổi ra khỏi đại học v́ là người Công Giáo và là gia đ́nh “ngụy”. Bà ghi danh đi học về kế toán ban đêm.

    Năm 1975 bà bị nhà cầm quyền CS bắt giam với tội danh là gián điệp của CIA v́ sử dụng morse và cemaphore trong một cuộc cắm trại của đoàn Thiếu nhi thánh thể Giáo xứ Nhân Hoà. Cũng trong năm này, tài sản của gia đ́nh bà bị CS tịch thu, bà bị bắt phải đi Thanh niên xung phong và toàn bộ gia đ́nh bị bắt đi về vùng Kinh tế mới Kà Tum ở Tây Ninh.

    Năm 1977 gia đ́nh bà phải bỏ chạy từ vùng kinh tế mới Kà Tum về Tây Ninh lánh nạn cáp duồn của Khmer Đỏ và sau đó về lại Sài G̣n sống lang thang không hộ khẩu và nhờ cậy vào ḷng hảo tâm của bạn bè. Không nghề nghiệp bà phải kiếm sống qua ngày bằng nghề bán củi, báng xăng lẻ và thuốc lá.

    Lúc c̣n ở Kà Tum, bà và gia đ́nh đă liều ḿnh giúp đỡ một số người tù VNCH trốn trại tập trung cải tạo về lại Sài G̣n. Năm 1982, một người bạn cho bà một chổ đi không đóng tiền trên chiếc tàu vượt biên đi từ Hải Sơn, Vũng Tàu. Sau 6 ngày, 7 đêm và bị tàu của Hải Quân Mă Lai xua đuổi, chiếc tàu chứa trên 100 người tỵ nạn của bà đă tới được dàn khoan của Tây Đức và đến trại tỵ nạn Ku-Ku, nơi bà ở 1 tháng trước khi sang trại Galang, nơi bà ở 1 năm trước khi được đi định cư tại Úc.

    Tháng 3 năm 1983 bà đến Melbourne và ở tại Midway Hostel, Maribyrnong. Chỉ một tháng sau khi đến Melbourne, bà đă được nhận vào làm công nhân của một hăng vớ ở Thomastown. Bà làm hăng này cho đến năm 1985.

    Năm 1984 bà thành hôn với một cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH, người bà đă quen biết tại VN và gặp lại khi đến Úc khi bà c̣n ở trong Midway Hostel. Bà có được 3 người con trai và một người con gái: Nam (sinh 1985), Lam (sinh 1987), Vi (sinh 1989) và Tân (sinh 1992). Người con thứ nh́ của bà bị bệnh tự kỷ.

    Từ năm 1985 đến 1990, bà nhận làm hàng may tại nhà ở Maidstone và chồng của bà th́ đi làm công nhân cho một hăng làm foam ở Highpoint.

    Năm 1990, bà bảo lănh được toàn thể cha mẹ và các em tổng cộng 6 người sang Úc đoàn tụ. Nhưng điều này cũng có nghĩa rằng bà phải kư giấy cam kết bảo trợ, phải làm việc nhiều hơn và khó khăn hơn nữa để chu cấp và phụ cấp thêm cho cha mẹ và các em trong buổi ban đầu đến Úc.

    Năm 1993, bà mở và một ḿnh coi sóc một tiệm Take-away Food và một tiệm bán Second Hand Furniture ở Riverside, Footscray trong khi chồng của bà vẫn đi làm hăng. Lúc ấy người con trai út của bà chưa được 1 tuổi. Bà vừa bồng con vừa bán hàng. Khách hàng thấy tội nghiệp nên ăn xong phần lớn tự dẹp bàn và mang chén dĩa vào trong cho bà luôn!

    Ngày 21 tháng 12 năm 1994, chồng bà đột ngột qua đời v́ bị tai biến mạch máu năo, hưởng dương 50 tuổi, để lại cho bà 4 đứa con thơ, đứa lớn nhất chỉ mới có 9 tuổi. Vận xui tiếp tục xảy ra cho bà, chỉ một năm sau đó, năm 1995, Hội Đồng Thành phố Maribyrnong rút giấy phép của Riverside khiến cho bà mất trắng cả hai thương vụ Take-away Food và Second Hand Furniture.

    Không nản chí, bà cương quyết không nhận tiền An Sinh Xă Hội, quyết chí t́m mọi cách tự mưu sinh và nuôi con. Bà ghi danh đi học về Hospitality và tốt nghiệp chứng chỉ này năm 1997. Mỗi dịp Tết đến bà mở gian hàng bán thịt nướng tại mọi hội chợ tại Melbourne không bỏ bất cứ một hội chợ nào để kiếm tiền thêm nuôi gia đ́nh và các con.

    Năm 2005, bà sang lại một tiệm Milkbar ở vùng West Footscray. Bà và người con trai út ở tại Milkbar này. Không may cho bà Milkbar nằm ở một nơi không đông khách nên mỗi tuần bà không kiếm được quá $150 đồng tiền lời trong một năm đầu. Với bản tính kiên tŕ cố hữu, bà cố công gầy dựng thương vụ này từ một nơi ế ẫm thành một cửa tiệm kiếm được từ 800 đến 1000 đồng tiền lời mỗi tuần vào năm 2010 trở đi.

    Năm 2011, chủ tiệm rao bán cửa tiệm Milkbar này của bà, tiếc thay bà không mua được nên đành phải bỏ thương vụ này. Vài tháng sau, trong lúc đang kiểm hàng để khai thuế trước khi đóng cửa, bà bị té găy xương vai và tay. Bà phải tự ḿnh đi bộ đến bệnh viện Sunshine để chửa trị v́ người con trai út và các con của bà lúc ấy không ai biết lái xe. Từ đó đến nay, bà không c̣n làm việc được nữa, nhưng tập trung vào việc thiện nguyện giúp đỡ Cộng Đồng và các em tỵ nạn người Việt tại Melbourne.

    Mặc dù phải bận rộn với công việc sinh nhai và phải một ḿnh nuôi dưỡng bốn người con, bà luôn đặt việc giáo dục của con cái lên hàng đầu. Mọi tiền của làm được bà dành hết cho việc học hành của con cái. Ngoại trừ người con bị tự kỷ, hai người con trai của bà đă từng là học sinh của trường Essendon Grammar và tất cả các con bà đều đă có nghề nghiệp và nhà cửa ổn định kể cả người con trai tự kỷ cũng đă tốt nghiệp trung học và có công ăn việc làm.

    Bà là một thiện nguyện viên tích cực và là một mạnh thường quân đóng góp thường xuyên và rộng tay cho các sinh hoạt phúc lợi xă hội và văn hoá của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria và Đền Thờ Quốc Tổ. Bà cũng tham gia một cách hăng say các công tác vận động xin chử kư hay tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt-Nam. Bà là một trong những thành viên âm thầm đóng góp tiền của cho Quỹ Tù Nhân Lương Tâm để hỗ trợ cho gia đ́nh của các nhà tranh đấu dân chủ đang bị cầm tù tại VN trong nhiều năm qua.

    Năm 2014, khi biết có 13 em tỵ nạn VN cần nơi cư ngụ khi được chính phủ Úc cho ra từ các trại tạm giam tại Melbourne, bà lập tức t́nh nguyện dùng nhà của ḿnh để cho 13 em có chổ ở free. Từ đó cho đến nay 6 em vẫn c̣n ở free tại nhà của bà. Bà cung cấp cho các em đồ ăn, chăm lo sức khỏe, chỉ dẫn và dạy bảo cho các em. Bà trở thành một người đưa đón các em đi đây đó, bà tự ḿnh đi xin quần áo, đồ dùng và xe đạp cho các em v.v... Không những thế, các con của bà cũng giúp các em tỵ nạn làm những giấy tờ cần thiết, đưa giấy tờ đi thị thực và t́m việc làm cho những em được phép đi làm. Nhà của các con bà được sử dụng làm nơi mở các lớp dạy Anh văn cho các em, thiếu bàn ghế, bà và con gái bà bỏ tiền ra mua cho họ ngồi học.

    Từ hai bàn tay trắng khi đến Úc, chồng mất sớm, một ḿnh tảo tần nuôi con trong đó có một người con bệnh tự kỷ, hôm nay bà có trong tay một tài sản lên đến hàng triệu đô-la và các con của bà cũng thế.

    Được hỏi động lực nào đă giúp đỡ bà vượt qua những khó khăn trong cuộc đời của bà tại Úc và tại sao bà lại dùng tất cả những ǵ bà có được sau biết bao nhiêu cực khổ khó khăn gầy dựng để làm việc xă hội, tranh đấu cho nhân quyền, đóng góp cho cộng đồng và chăm lo cho những người Việt tỵ nạn như hiện nay, bà trả lời:

    “Từ thuở nhỏ tôi đă được dạy dỗ, sinh hoạt và lớn lên trong tinh thần tập thể và phục vụ như Hướng Đạo, Du Ca, Thiếu Nhi Thánh Thể v.v... nên tôi luôn coi những ǵ ḿnh có được ngày hôm nay qua lăng kính đó. Tôi đă trải qua nhiều khổ cực, gian truân và ngay cả kém may mắn, điều đó đúng, nhưng cuối ngày lại chỉ có chính tôi và hai bàn tay của tôi mới là câu trả lời cho những thử thách đó. Tôi không cho phép ḿnh bỏ cuộc, cho phép ḿnh ích kỷ và cho phép ḿnh tham lam. Tôi đến Úc với hai bàn tay trắng, ngày hôm nay tôi có nhà, có xe đi, con cái tôi tuy không quyền cao, chức trọng nhưng chúng đều là những công dân tốt, hữu ích cho xă hội, ân nhân là nước Úc. Chúng có nhà, có công ăn việc làm ổn định. Tôi chỉ mong có thế. Tôi cũng không quên ḿnh là người tỵ nạn đă phải bỏ nước ra đi trốn chạy Cộng Sản. Tôi có bổn phận phải lên tiếng cho những đồng bào đau khổ của tôi tại VN và giúp đỡ hết ḿnh cho những người trốn chạy chế độ này hiện đang xin tỵ nạn tại Úc. Tôi ước ǵ tôi có thể làm được nhiều hơn nữa. Tất cả tài sản và tiền bạc tôi tạo dựng được ở Úc, khi tôi qua đời, sẽ được hiến tặng toàn bộ cho các cơ quan và cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Úc để giúp đỡ những người kém may mắn trong xă hội như là một lời CÁM ƠN và TRI ÂN của cá nhân và gia đ́nh tôi đối với nước Úc Đại Lợi. Một quốc gia đă rộng tay đón nhận và cưu mang hàng trăm ngàn gia đ́nh người Việt tỵ nạn cộng sản trong suốt 40 năm qua”



    C̣n tiếp ...

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện thứ ba :

    ---

    OAK PARK – POSTCODE 3046

    Ông Nguyễn Minh Khoa – sinh năm 1967 tại B́nh Thuận


    Ông Khoa là người con thứ 3 trong một gia đ́nh 6 người con. Cha mẹ ông là người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, ông đă học trung học đến lớp 11 tại hai trường trung học Minh Đức và Thanh Hoà tại Hố Nai, Biên Hoà trước khi đi vượt biên năm 1982.

    Cha ông làm thông dịch viên cho quân đội Hoa Kỳ trước khi đắc cử vào hội đồng địa phương. Sau năm 1975, cha ông làm nghề dạy học. Tuy nhiên, cha ông vẫn bị nhà cầm quyền CSVN buộc tội làm cho CIA cho Mỹ và bị bắt đi tù cải tạo hết 5 năm.

    Tháng 11 năm 1982, ông cùng với 4 chị em gái và một người em rễ vượt biên trên một chiếc thuyền chứa 57 người rưởi (v́ có một người phụ nữ đang mang thai) đi từ Cần Thơ. Sau 4 ngày 5 đêm trên biển tàu của ông đến được trại tỵ nạn ở Malaysia. Gần một năm sau, ngày 23-12-1983 chị em ông và ông được đi Úc định cư tại Melbourne.

    Sau gần 4 tháng ở trong Midway Hostel để học tiếng Anh, 6 chị em của ông dọn ra ở vùng Brunswick West nơi ông theo học lớp 10 ở trường Brunswick High School và hoàn tất chương tŕnh lớp 12 của ông ở trường Swinburne TAFE tại Hawthorn năm 1987.

    Năm 1988, ông học tiếp về ngành Chemical Manufacturing tại Swinburne TAFE, nhưng chỉ có 03 tháng sau đó ông phải nghỉ học đi làm để có thể bảo lănh hôn thê của ông sang Úc. Ông làm thợ hàn toàn thời cho một hăng hàn x́ ở Thomastown. Để tiện việc đi làm ông dời về ở Broadmeadows.

    Năm 1990, hôn thê của ông đến Úc đoàn tụ và một năm sau đó (1991) họ có với nhau một người con trai đầu. Để kính nhớ và đặt những mong ước tương lai của hai vợ chồng trên đứa bé, ông đặt tên cho con ḿnh là Nguyễn Khoa Nam, là tên của một vị tướng đức độ, tài ba, lỗi lạc và anh hùng của quân lực VNCH đă anh dũng tự sát hy sinh chứ không đầu hàng giặc vào ngày 30-4-1975 khi miền Nam VN rơi vào tay quân xâm lăng CS Bắc Việt. Năm 2000, ông có thêm một người con gái nữa. Hiện nay cháu đang theo học tại trường St.Columbia ở Essendon.

    Từ lúc vợ ông sang Úc năm 1990, ban ngày ông đi làm hăng tối về phụ giúp vợ ông may gia công ở nhà. Cũng trong năm này, ông sang làm việc ở một hăng khác trong nghành hàn tại Sommerton. Trong khi đi làm hăng này, ông ghi danh đi học học thêm và đă tốt nghiệp văn bằng Diploma in Business Management tại Đại học RMIT năm 2008.

    Năm 2014 khi ông phải nghỉ v́ hăng của ông bị bán và người chủ mới muốn cắt giảm công nhân. Chức vụ cuối cùng của ông là Welding Inspector and Quality Controller.

    Ông Khoa là một người tham gia rất nhiều những sinh hoạt trong Cộng Đồng Công Giáo VN tại Melbourne và đă từng giử chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo VN tại giáo xứ St Magaret Mary tại Brunswick. Ông cũng đă làm việc thiện nguyện tại các Hội Chợ Tết của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria và từng giữ chức vụ Điều Hợp Viên của Hội Chợ Tết Cộng Đồng trước đây và Hội Chợ Tết năm 2015.

    Một trong những đóng góp cho nước Úc mà ông hănh diện nhất đó là người con trai lớn của ông Nguyễn Khoa Nam đă gia nhập vào Quân đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi, tốt nghiệp Thủ Khoa trường Sĩ Quan Lục Quân Úc năm 2013 với Huân chương cao quư Commander-in-chief Medal và hiện đang phục vụ trong binh chủng Hải quân với chức vụ là Sĩ quan Tác Chiến (Warfare Officer) của chiến hạm HMS Watson, đóng tại Sydney.

    Được biết ngay từ lúc Nguyễn Khoa Nam c̣n nhỏ, ông Khoa đă hun đúc trong ḷng cháu Nam tinh thần dấn thân và v́ tập thể. Cháu Nam đă tham gia vào Hướng Đạo và là một vơ sinh của môn Vơ Vovinam (Việt Vơ Đạo). Sau khi thi đậu vào lớp 9 trường tuyển Melbourne High School, Nam đă tham gia vào đội Thiếu Sinh Quân (Army Cadets) của trường này và đă lên đến chức Sargent Major. Sau khi tốt nghiệp VCE, thay v́ vào đại học như những học sinh khác, Nam gia nhập quân đội và nhập khoá đào tạo sĩ quan Hải Quân tại trường Royal Navy College ở Sydney, một năm sau đó chuyển qua để tiếp tục học tại trường Vơ Bị Australian Defence Force Academy in Canberra nơi Nam tốt nghiệp Thủ Khoa khoá huấn luyện Sĩ Quan Liên Quân của Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi năm 2013.

    Nguyễn Khoa Nam đă được cha mẹ khuyến khích và ủng hộ tối đa để gia nhập quân đội Úc như là một hành động tri ân và đóng góp cho nước Úc đă cưu mang người Việt tỵ nạn và cũng để góp phần vào việc bảo vệ sự Tự Do- Dân Chủ của đất nước Úc, nơi mà ông Khoa và hàng trăm ngàn người Việt khác đă liều chết để t́m Tự Do cách đây 40 năm.

    Ông Khoa chia sẽ những ǵ ông và vợ của ông đă dạy dỗ các con của ông về vai tṛ và bổn phận của người Việt tỵ nạn tại Úc và con cháu của họ như sau:

    “Các con hăy luôn nhớ rằng cha mẹ, ông bà của các con đă đến Úc này để t́m Tự Do. Dù tới Úc theo diện ǵ đi nữa, ông bà cha mẹ của các con luôn coi ḿnh là những người trốn chạy Cộng Sản. Mà một khi đă là một người tỵ nạn th́ cho đến chết cũng nhớ ḿnh là người tỵ nạn. Các con là hậu duệ của nguời Việt tỵ nạn phải tiếp tục tri ân và đền ơn cho nước Úc Tự Do này. Phải luôn nhớ ḿnh là ai và cha mẹ ḿnh, ông bà ḿnh từ đâu đến và tại sao lại có mặt trên đất nước này. Hăy luôn hănh diện về nguồn gốc để ǵn giữ và lưu truyền lại văn hoá Việt-Nam cho con cháu các con sau này. Đặc biệt và trên hết, hăy đóng góp tối đa và hy sinh để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc ân nhân”.

    Nguyễn Khoa Nam đă được cha mẹ khuyến khích và ủng hộ tối đa để gia nhập quân đội Úc như là một hành động tri ân và đóng góp cho nước Úc đă cưu mang người Việt tỵ nạn và cũng để góp phần vào việc bảo vệ sự Tự Do- Dân Chủ của đất nước Úc, nơi mà ông Khoa và hàng trăm ngàn người Việt khác đă liều chết để t́m Tự Do cách đây 40 năm.

    Ông Khoa chia sẽ những ǵ ông và vợ của ông đă dạy dỗ các con của ông về vai tṛ và bổn phận của người Việt tỵ nạn tại Úc và con cháu của họ như sau:

    “Các con hăy luôn nhớ rằng cha mẹ, ông bà của các con đă đến Úc này để t́m Tự Do. Dù tới Úc theo diện ǵ đi nữa, ông bà cha mẹ của các con luôn coi ḿnh là những người trốn chạy Cộng Sản. Mà một khi đă là một người tỵ nạn th́ cho đến chết cũng nhớ ḿnh là người tỵ nạn. Các con là hậu duệ của nguời Việt tỵ nạn phải tiếp tục tri ân và đền ơn cho nước Úc Tự Do này. Phải luôn nhớ ḿnh là ai và cha mẹ ḿnh, ông bà ḿnh từ đâu đến và tại sao lại có mặt trên đất nước này. Hăy luôn hănh diện về nguồn gốc để ǵn giữ và lưu truyền lại văn hoá Việt-Nam cho con cháu các con sau này. Đặc biệt và trên hết, hăy đóng góp tối đa và hy sinh để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc ân nhân”.



    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-11-2014, 10:57 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 29-11-2011, 05:03 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 17-10-2010, 04:29 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •