Results 1 to 7 of 7

Thread: Nguyễn Thủ Tướng nào ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Nguyễn Thủ Tướng nào ?



    Có anh chị nào biết tấm hình nầy là Nguyễn Thủ Tướng nào không vậy?
    Sao không nghe nói trong lịch sử.
    Phải ông Tâm hay ông Xuân không ?


  2. #2
    Member Mr.K1ng's Avatar
    Join Date
    24-09-2013
    Posts
    103
    Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm của chính quyền Quốc Gia Việt Nam :)

    https://www.flickr.com/photos/134764...7649802658932/

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm gắn huy chương lên quân kỳ của trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. sau lưng ông là Tổng trưởng Quốc pḥng Phan Huy Quát.


    Một giai thoại về thủ tướng Nguyễn Văn Tâm

    Trong một bữa tiệc chiêu đăi ông thủ tướng Nguyễn Văn Tâm ở Hà Nội, có người gửi tặng một bức trướng lộng lẫy thêu bốn chữ Nho lớn "Đại điểm công thần".

    Nghĩa đen th́ như khen ngợi ông là bầy tôi số một của quốc trưởng Bảo Đại, nhưng nếu dịch từng chữ ra là "chấm to bầy tôi", đọc lái lại là "chó Tâm bồi Tây".

    Không thấy có tài liệu nào nói ông Tâm đă phản ứng ra sao với người gửi bức trướng

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Mr.K1ng View Post
    Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm của chính quyền Quốc Gia Việt Nam :)

    https://www.flickr.com/photos/134764...7649802658932/
    Cám ơn anh Mr.K1ng, vì tôi không biết mặt ông Nguyễn Văn Tâm.
    Cũng nghi nghi thôi, thời đó chỉ có ông Tâm và ông Xuân làm Thủ Tướng.

  5. #5
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm gắn huy chương lên quân kỳ của trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. sau lưng ông là Tổng trưởng Quốc pḥng Phan Huy Quát.


    Một giai thoại về thủ tướng Nguyễn Văn Tâm

    Trong một bữa tiệc chiêu đăi ông thủ tướng Nguyễn Văn Tâm ở Hà Nội, có người gửi tặng một bức trướng lộng lẫy thêu bốn chữ Nho lớn "Đại điểm công thần".

    Nghĩa đen th́ như khen ngợi ông là bầy tôi số một của quốc trưởng Bảo Đại, nhưng nếu dịch từng chữ ra là "chấm to bầy tôi", đọc lái lại là "chó Tâm bồi Tây".

    Không thấy có tài liệu nào nói ông Tâm đă phản ứng ra sao với người gửi bức trướng
    Thưa chị Tigon,
    Wikipedia đã sai khi phiên âm từ chữ Hán ra chữ Việt (quốc ngữ).
    Bốn chữ đó là ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN, chứ không phải CÔNG THẦN.
    Chữ QUẦN mới dịch nghĩa là BẦY, còn chữ CÔNG thì không dịch nghĩa là BẦY được.

    Bốn chữ Đại Điểm Quần Thần như sau:

    大點羣臣

    Last edited by dqtran; 13-03-2015 at 11:14 AM.

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn anh dqtran

    Nói them về " Nguyễn thủ tướng :

    Tháng 6 năm 1952, v́ Việt Minh tấn công mạnh ở miền Bắc Việt Nam nên Vua Bảo Đại trao quyền thủ tướng cho ông.

    Tuy nhiên, nội các do ông Tâm thành lập, trừ ông Vũ Hồng Khanh lănh tụ Việt Nam Quốc dân đảng làm bộ trưởng thanh niên và thể thao, số c̣n lại không được người dân tín nhiệm v́ xu hướng thân Pháp quá rơ ràng.

    Khi đó, lănh sự Mỹ tại Hà Nội đă gửi một báo cáo cho Washington nhận xét nội các của ông Tâm sẽ trở thành "một đối tượng tuyên truyền cho Việt Minh" .

    Ông Tâm làm thủ tướng đến tháng 12 năm 1953, thay ông là ông Nguyễn Phúc Bửu Lộc.

    Năm 1955, ông sang Pháp định cư. Ông qua đời ở Paris ngày 23 tháng 11 năm 1990, thọ 97 tuổi

    Theo .wikipedia

  7. #7
    Member Mr.K1ng's Avatar
    Join Date
    24-09-2013
    Posts
    103
    THỦ TƯNG NGUYỂN VĂN TÂM
    Vĩnh Bảo

    Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm sanh trưởng tại Tây Ninh, xuất thân từ một Thầy giáo dạy trường Tây ninh.
    Được chuyển qua ngạch hành chánh chức vụ Đốc phủ. Ông Tâm có học một năm Droits Administratifs tại Hà nội (1), viết và nói tiếng Pháp rất hay và lưu loát.
    Năm 1938, Ông Mariani (2) gọi tôi đi theo Ông xuống Cai lậy. Tại đây Ông ghé Quận thăm Ông Nguyễn văn Tâm để xin mượn chiếc ghe gắng máy đuôi tôm để đi thăm ruộng ở kinh Tổng đốc Lộc. Ông Nguyễn văn Tâm đưa ông kư tên tờ mượn ghe máy, và sau đó Ông Tâm có ch́a cho Ông Mariani xem bức ảnh của Tướng Nguyễn văn Hinh lúc ấy đang theo học tại trường vỏ bị Saint Cyr mang quân hàm Thiếu Úy. Ông Mariani nói “mes compliments”.
    Cho mượn ghe máy, nhưng Ông Tâm cũng cùng đi chơi với Ông Mariani. Ghe đến một cái làng, trên bờ mấy Ông Hội tề nghe Quan lớn Chủ quận đến, đánh trống chầu nghinh tiếp. Ghe máy không cập được sát bến (mủi ghe cách bờ sông khoảng một thước). Nghĩ ḿnh c̣n trẻ khỏe mạnh, nên tôi đề nghị xin Ông cho phép đở Ông lên bờ. Ông từ chối, và tự ḿnh, từ mủi ghe phóng như bay lên bờ một cách rất gọn gàng, miệng nói với tôi “cậu thấy chưa, tôi có vỏ mà”.
    Khoảng năm 1930, tại quận Cao Lảnh có Ông Đốc phủ Lê văn Mẩng, một người triệt để chống cộng sản. Nhà nước Pháp cho Ông trọn quyền hành động theo kiểu “tiền trăm hậu tấu”. Danh nổi như cồn, nghe đến tên Ông ai ai củng khiếp sợ. Sau Ông Lê văn Mẩng là Ông Nguyễn văn Tâm, khi làm Chủ quận Cai lậy, người ta gọi rất đúng là “cọp Cai lậy” bởi tánh của Ông rất cứng rắng và thẳng thắn, sát phạt cộng sản không nương tay. Ông Tâm củng là nhà thơ, ngày đầu nhận nhiệm vụ, ông bài ra tiệc, tập họp các vị thi sĩ trong quận, tha hồ xướng họa qua lại với nhau.
    Nào ai ngờ dựa vào ư thơ, Ông Tâm nhận diện ra ai là người chống Pháp, thân cộng sản, và rồi ra linh bắt giam.
    Năm 1950, Ông Tâm giữ chức Tổng Giám đốc Công an (Directeur général de la Sûreté).
    Ông Đốc phủ Nguyễn văn Bê, Tồng Thơ kư (Secrétaire général)
    Mai hửu Xuân, Giám đốc Công an Nam phần, Commis Nguyễn văn Tôn, Phó Giám đốc.
    Một hôm lính mang tŕnh Ông Tâm một phạm nhân là Bác sĩ Trạch (rể của Ông Tâm) về tội hoạt động cho cộng sản.
    Ông chỉ mặt Bác sĩ Trạch và nói: “Tao gặp mầy lần nầy, mầy đừng cho tao thấy mặt mầy lần thứ hai” và sau đó ra lịnh trả tự do.
    Một lần khác Công an phát hiện bắt được một tên Việt cộng đánh cấp tài liệu mật đưa ra ngoài (không biết bằng cách nào anh nầy xin được chân thơ kư đánh máy “đồ mật”)
    Qua điều tra, Ông Tâm biết ra chính Ông Đốc phủ Nguyễn văn Bê là ngưới thu nạp anh nầy (xin nói rơ: Ông Bê là người kế nhiệm Ông Tâm làm Chủ quận Cai lậy. Hai người rất thân, tutoyer với nhau).
    Ông Tâm cho gọi Ông Bê vào văn pḥng và quát to lên: “Bê, mầy giết tao”, miệng nói, tay cầm cây thước thau vuôn, dài 6 tất rượt Ông Bê đánh, khiến Ông Bê chạy ṿng ṿng né tránh đ̣n.
    Kiến-trúc-sư Hoàng Hùng (3) bị bắt giam ở Huế về tội chứa La văn Liếm thời ấy là trưởng công an Việt cộng nôi thành.
    Cựu Hoàng Thành Thái đích thân đến gặp Ông Tâm để đề nghị xin thả.
    Ông Tâm từ chối với câu: “Je défends la corronne de Sa Majesté Bảo Đại”.
    Bác sĩ Nguyễn văn Hớn, người Sađéc (em của Bác sĩ răng Nguyễn văn Kiều) bị bắt và giam tại Long xuyên về tội hoạt đông cho Việt cộng. Đêm 30 của năm ấy Ông được cho về Sài g̣n ăn Tết với gia đ́nh. Bác sĩ Nguyễn văn Kiều đưa em là Bác sĩ Hớn đến chào Ông Tâm.
    Ông Tâm hỏi: “Ai kư giấy cho về?”.
    Bác sĩ Hớn: Ông Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn khắc Vệ”.
    Ông Tâm: “Tại sao Ông Vệ kư mà tôi không được biết?”.
    Ông Tâm bước trái vào pḥng, nửa giờ sau, xe Công an đến áp giải Bác sĩ Hớn trở lại Long xuyên.
    Ông Tâm có người con trai (em Tướng Hinh) năm 1945, sau khi đảo chánh Pháp (coup d’État du 9 Mars 1945) bị Nhựt bổn đào hố cho đứng xuống và dùng gươm chặt đầu tại quận Cao lảnh. (4)
    Lúc lộn xộn của năm 1945, Ông Tâm bị Thanh niên tiền phong Việt Minh bắt ở Chợ đệm, chặt ngón tay trỏ và trong cuộc tảo thanh (opération) được Đại tá Massu giải cứu (Đại tá Massu sau nầy là Tướng).
    Sau khi trao quyền lại cho Ông Ngô đ́nh Diệm, Ông Tâm sang Pháp định cư. Theo lời kể lại của Anh Tuần Lư Huỳnh khắc Dụng (Chưởng Lư Ṭa Sơ Thẩm) định cư ở Reims th́ Anh Dụng thỉnh thoảng có lên Paris thăm Ông Tâm và hai người có thi thơ xướng họa.

    Ghi chú:

    (1) Thời Pháp thuộc, người có Cử-nhân-luật th́ có quyền chọn lựa như sau :
    a.Ṭa án (Magistrature) làm Ṭa (Juge),
    b.Luật sư (Avocat défenseur),
    c.Cảnh sát trưởng (Commissaire de Police).
    d.Hành chánh th́ được đề cử ngay (nommé d’office) là Huyện hạng nhứt (Huyện de première).
    Huyện Phủ có nhiều dạng:
    Dạng a: Có Cử-nhân-luật được cử ngay (nommé d’office) là Huyện hạng nhứt (Huyện de première),
    Dạng b: xuất thân từ Thơ kư Soái phủ (Secrétaire du Gouverment), qua kỳ thi (concours), nếu đậu th́ bắt đầu là Huyện hạng 3, dần dần lên Huyện hạng nh́, Hạng ba.
    Dạng c :Trường hợp Ô. Nguyển văn Tâm, Nguyển văn Bê, Đặng ngọc Chấn, Đổ văn Rở …. gốc Thầy Giáo chuyển sang.
    Huyện, Phủ thường khi là được đưa đi giử chức vụ Chủ Quận (Délégué administratif), rồi từ đó dần dần lên Phủ, Đốc phủ, Đốc Phủ sứ, Đốc Phủ sứ ngoại hạng.
    Thời Việt Nam Cộng Ḥa th́ có một số Chủ Quận được giao cho giử chức Tỉnh Trưởng (Chef de Province), không có danh từ Chánh Tham biện (Administrateur).
    Thời Pháp thuộc, đứng đầu Tỉnh là người Pháp, phần đông là xuất thân từ trường ENA (École Nationale d’Administration).
    Miền Nam gọi là Chánh Tham biện Tỉnh trưởng(Administrateu r, Chef de province),
    Trung kỳ, Bắc kỳ, Miên, Lào gọi là Khâm sứ (Résident de France).
    Đứng đầu Đông Dương là Quan Toàn quyền (Gouverneur Général de l’Indochine) (viết gọi tắt là “Gougal”.
    Nam kỳ là Gouverneur de la Cochinchine (viết gọi tắt là “Goucoch”.
    Trung kỳ, Bắc Kỳ, Miên, Lào là Ông Bảo (Résident supérieur).
    (2) Năm 1937, Ông Mariani làm Directeur de la Chambre d’Agriculture, tọa lại tại góc đường Massiges (Mạc đỉnh Chi) và đường Chasseloup Laubat (Hống thập tự). Ô. Phan khắc Sửu Kỹ sư Canh Nông, Chánh văn pḥng. (thời điểm Chánh phủ Cách mạng lâm thời Nguyễn vănThiệu và Nguyễn cao Kỳ, Ông Sửu giữ chức Quốc Trưởng).
    Ông Mariani củng là người chế ra loại rượu mang tên la Thanh yên.
    (3) Kiên-trúc-sư Hoàng Hùng (con Cụ Hoàng Yến), trào Tống thống Ngô đ́nh Diệm giữ chức Tổng trưởng Bộ Kiến Thiết.
    (4) Nhớ lại năm 1950, lúc làm Tổng Giám đốc Công an, Ông Tâm có gọi tôi đến văn pḥng. Mở đầu câu chuyện, Ông hỏi tôi:
    “Cậu ở Cao Lảnh, cậu có biết năm 1945, đứa con trai của tôi bị Nhựt Bổn chặt đầu không?
    Tôi đáp: “Thưa Ông, sau ngày 9 Mars Nhựt Bổn đảo chánh Pháp, một số người lôi cuốn tôi làm việc cho Nhựt Bổn, hay nhập bọn với họ để hoạt đông chánh trị. Trong cảnh hổn tạp, ngày 15 Mai 1945 tôi trốn lên Nam Vang. Mặc dù ở Nam vang, vụ con trai của Ông tôi có được biết nhưng thấy th́ không.
    Ông Tâm: “Tôi tưởng đâu thời điểm nầy cậu ở lại Cao Lảnh để theo bọn Việt Minh liệng lựu đạn”.
    Tôi đáp: “Nếu tôi ở lại Cao Lảnh và cộng tác với Việt Minh th́ chắc chắn là không ai lại đi chọn người như tôi để làm cái chuyện liệng lựu đạn.”
    Ông Tâm cười.
    * * * Chuyn bên l: Lúc trước một số người đồn rằng họ thấy tại nhà Ông Tâm có treo trên vách một tấm biển to, trên ấy có 4 bốn chữ “ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN” sơn son phết vàng, và cố ư mỉa mai bôi lọ Ông Tâm. Bốn chữ ấy dịch nghĩa như sau:
    ĐẠI là to
    ĐIỂM là chấm
    QUẦN là bầy
    THẦN là tôi
    ĐẠI ĐIỂM là “chấm to”, nói lái lại là “chó Tâm”
    QUẦN THẦN là “bầy tôi”, nói lái lại là “bồi Tây”
    Thực sự tôi không trông thấy tận mắt, nhưng nhiều người quen với tôi xác nhận có thấy. Rất có thể một ai đó, bởi không ưa Ông Tâm mà viết ra để lấy cớ bôi lọ Ông.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 48
    Last Post: 05-06-2012, 06:34 AM
  2. Món quà đầu năm cho TT Nguyễn Tấn Dũng
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 03-01-2012, 06:58 PM
  3. Replies: 64
    Last Post: 24-10-2011, 03:47 AM
  4. LM NGUYỄN VĂN LÝ kêu gọi: Cao trào chống giặc Tầu
    By Tiếng Xưa in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 2
    Last Post: 16-06-2011, 01:43 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 08-04-2011, 03:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •