Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 27 of 27

Thread: SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Công lao và sự hy sinh của Cẩn không giấy mực nào kể hết. Tôi xin dành lại cho những người hiểu rơ về Cẩn nối tiếp tôi thắp sáng việc Cẩn đă làm cho Tổ quốc.



    Trở lại chuyện những ngày ở Đà Lạt, tháng ngày qua mau như một giấc mơ đẹp và buồn. Vết thương của tôi đă b́nh phục hẳn và tâm hồn cũng đă thanh thản. Tôi lại thèm những chuyến đi, tôi nhớ những nơi đèo heo hút gió. Từ vùng śnh lầy U minh như Năm căn, Cái nước, Đầm dơi.. cho đến miền địa đầu giới tuyến Đông hà, Lao bảo, Khe sanh hay miền Cao nguyên trùng điệp Darkto, Darksuk. Nơi nào cũng có dấu chân chúng tôi để lại. Chúng tôi những người lính mà Việt cọng gờm nhất và khi mất nước cũng lại là những người lính bị trả thù nặng nhất.

    Tôi c̣n nhớ năm 1982, khi c̣n bị giam ở Vĩnh phú, Bắc việt. Một phái đoàn Việt cọng thuộc Bộ Nội vụ, bọn chúng đến trại giam chúng tôi. Hôm ấy đến phiên tôi trực cho Đội (1 đội gồm 30 người) nên tôi phải nấu nước và thức ăn cho các bạn tù khác đang xây cất nhà tù kiên cố bằng vật liệu nặng. Gặp tôi chúng làm ra vẻ thân mật hỏi tên, chức vụ, cấp bậc, đơn vị. Sau khi biết tôi là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy quân Lục chiến, chúng kéo 3 tên chia nhau quần thảo tôi.

    - Anh đi lính từ năm nào? Lúc mấy tuổi? Măn khóa sĩ quan ngày nào?

    Chúng hỏi với giọng trịch thượng. Tôi đang ngồi bên bếp lửa, lon cóng bao quanh thùng nước, khói mù mịt, quạt luôn tay vẫn không cháy. Cộng với cái nóng đang đun sôi bằng ḷng căm thù, mắt tôi đă nổ đom đóm. Tôi nói khác đi thay v́ trả lời ngày măn khóa sĩ quan.

    - Tôi vào lính lúc 12 tuổi.

    Một tên thấy khó chịu hiện rơ ra mặt, hỏi gằn lại tôi theo lối hỏi cung.

    - Anh định đùa với chúng tôi hả? Ngoài này khi rất cần cho chiến trường chúng tôi cũng chỉ lấy 13 tuổi.

    - Tôi vào Thiếu sinh quân lúc 12 tuổi.

    Chúng à lên một tiếng như có xương cá mắc ở cổ.

    - Anh tham dự bao nhiêu trận đánh?

    - Tôi không nhớ hết, hầu như Quân khu nào cần là có chúng tôi.

    - Anh giết bao nhiêu Cán bộ và Chiến sĩ của chúng tôi?

    - Phần này thật thà mà nói, chúng tôi có những mục tiêu sau khi thanh toán xong, không thể nào kiểm điểm được hết và đầy đủ.

    Sau câu trả lời của tôi, có lẽ nếu giết được tôi lúc đó chắc chúng cũng chẳng tha. Một tên khác lại hỏi:

    - Anh thắng bao nhiêu trận và thua bao nhiêu trận?

    Sự kiên nhẫn của người tù khổ sai, biệt xứ như tôi đă mất đi, mặc dù biết thân phận ḿnh như cá nằm trên thớt, tôi vẫn trả lời theo sự thật và sự thật bao giờ cũng phủ phàng. Nhận thấy không khí mỗi lúc một căng thẳng, tôi thầm nghĩ: ‘’Bọn này thuộc loại chính trị chứ không phải quân sự, ḿnh nên cẩn thận kẻo chúng cột là vô phương gỡ’’.

    - Sự thật th́ tôi chưa thua trận nào, nếu có th́ cũng chỉ là những Tiểu đội tiền đồn hoặc tổ báo động của chúng tôi bị tràn ngập bởi một lực lượng lớn bên phía cán bộ thôi.

    - Anh nói thật đấy chứ? Tôi c̣n kiểm soát lại nữa.

    Chưa chi nó đă giở giọng hăm dọa, tôi bèn dẫn chứng cho chúng hiểu câu trả lời của tôi:

    - Rất tiếc, cán bộ thuộc về chính trị, c̣n tôi nói về quân sự chiến thuật, chiến lược có lúc chúng ta không thông cảm được nhau.

    Tôi lại đi thêm một đường giải thích tỉ mỉ hơn.

    - Chúng tôi là đơn vị Tổng trừ bị, những trận chúng tôi tham dự đều được tổ chức kỷ lưỡng. Có cả Hải, Lục, Không quân yểm trợ. Nếu chúng tôi cầm chân các đơn vị của cán bộ càng lâu th́ sự thiệt hại càng nặng v́ lúc bây giờ chúng tôi làm chủ t́nh h́nh về vùng biển cũng như bầu trời. Riêng về Bộ binh th́ hỏa lực của chúng tôi mạnh, quân số đông..

    Cuối cùng chúng bề hội đồng tôi:

    - Như vậy th́ ngày 30/4/75 các anh thắng đấy chứ?

    Đă lở ngồi vào bàn cờ tướng, không khéo th́ sẽ bị chiếu bí.Tôi tiếp:

    - Nói riêng về đơn vị do tôi chỉ huy, tôi chỉ biết thi hành lệnh. Bảo chúng tôi rút lui, chúng tôi lui, bảo tiến chúng tôi tiến. Cuối cùng Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, đă là lính chúng tôi chỉ biết thi hành kỷ luật quân đội mà thôi.

    Chúng vẫn c̣n bản tính luôn trở mặt như trở bàn tay nhưng v́ được huấn luyện chính trị kỹ. Hơn nữa cuộc nói chyện giữa thanh thiên bạch nhật nên trước khi bỏ đi chúng kết luận:

    - Chả trách chiến tranh kéo dài măi cho đến 1975! Đáng lẽ nó được kết thúc sớm hơn nếu không có những con người mù quáng, gây nhiều nợ máu với nhân dân như đơn vị của các anh. Ở ngoài này xem các anh là những đứa con bà Sơ, do đế quốc Mỹ tạo ra và nuôi dưỡng để bảo vệ chế độ, đánh phá Cách mạng!

    Chúng đi rồi tôi mới thấy ḷng ḿnh thanh thản v́ tôi không làm nhục lương tâm ḿnh cũng như bạn bè đồng đội đă một thời cầm súng chiến đău bảo vệ quê hương.

    Xa nhau từ dạo ấy cho đến ngày đất nước điêu linh. Tôi bị tù 13 năm không bản án, c̣n Cẩn đă đi vào Quân sử! Quân thù sẽ măi măi cúi đầu trước sự dũng cảm của bạn, Cẩn ơi! Bạn sẽ chẳng bao giờ chết, chúng tôi sẽ thắp sáng tên bạn trong tâm hồn ḿnh và khắp mọi nơi trên đất nước Việt nam và cả thế giới bao la. Bạn là một trong những anh hùng của Quân lực Việt nam Cộng ḥa. Một gương sáng để truyền lưu cho hậu thế. Xin cho tôi kết thúc phần nói về bạn bằng một bài thơ:

    Khóc Cẩn

    Mưa trong đêm vắng..
    Thánh thoát những giọt buồn
    Người lữ hành cô độc đang đi qua đoạn đường dài hiểm trở
    Những bước chân thầm lặng mà nghe vang vọng rất xa
    Tôi nghe trong gió
    Tim anh ngân vang bài ca thế hệ
    Dư âm đă gọi mùa thu thức giấc
    Những giọt máu trổ bông trong từng khối óc con tim chân thật
    Đêm th́ dài, dài như thế kỷ đau thương của chúng ta
    Anh là trái tim của tuổi trẻ
    Là linh hồn của những người yêu nước đấu tranh
    Anh cô đơn vây hăm trong bốn bức tường thành
    Tôi muốn t́m đến với anh trong những đêm dài trăn trở
    Tôi quá thấp hèn bên anh sáng ngời muôn thuở
    Xin cho tôi được vun trồng
    Những cánh hoa đẹp trên từng dấu chân anh đi
    V́ nợ nước gạt bỏ t́nh nhà
    Anh là đảo hoang giữa biển cả bao la
    Là v́ sao sáng trong đêm huyền ảo
    Là ngọn hải đăng hướng dẫn mọi con tàu
    Vượt băo táp phong ba trong những chuyến hải hành xa thẳm
    Từ vực sâu linh hồn tôi bơ vơ ch́m đắm
    Nhờ có anh tôi t́m được phương hướng cuộc đời
    Cuộc chiến đấu này h́nh ảnh anh sẽ ngời sáng trong chúng tôi
    Và muôn triệu cánh tay cùng viết lên trang sử mới.


    MX Nguyễn Đăng Ḥa


    quehuongngaymai.com

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG NGUỜI LÍNH TÍ HON TRONG BÓNG TỐI


    ( Hồ Thủy Ngọc )


    Gọi họ là những người lính tí hon trong bóng tối, là tôi muốn tránh hai chữ “Anh Hùng” mà CS thường hay lạm dụng đẩy người chất phác, hiền lành vào chỗ chết cho chúng. C̣n như trong thâm tôi, các em ấy đáng được phong là những anh hùng, và tựa đề của bài viết này, tôi vẫn muốn đặt là “Những Anh Hùng Tí Hon Trong Bóng Tối” mới thật đúng nghĩa của nó.






    Tôi sanh đẻ, lớn lên tại Vũng Tàu, tới năm mười sáu th́ anh ấy nhà tôi, mỗi ngày Chúa nhật đi phép ra Kim Phượng chụp h́nh, lại chặn tôi tán tỉnh. Con nít nứt mắt mà đă bày đặt biết tặng quà, gửi thư cho gái. Thoạt đầu tôi không thích lính, cho dù lính đó là lính TSQ, phần v́ cái mốt lúc bấy giờ, ảnh hưởng bởi những bài hát t́nh lính, t́nh tráng rẻ tiền. Nghiă là bài nào cũng phải có cảnh một chiều anh đi hành quân rồi mất biệt luôn, tan thây luôn, bỏ lại người t́nh bé ở hậu phương th́ mới ăn tiền. Tính tôi từ thuở nhỏ vốn nhát đ̣n, c̣n anh ấy nhà tôi vốn dân ĺm lợm, không thấy tôi là cứ cái mũ be rê đỏ thập tḥ qua lại trước cửa, ba tôi mà chỉ nghi một chút thôi là tôi chết. Thành thử anh ấy hẹn đâu th́ cứ liều mà đến đó cho rồi. Liều riết tới lúc anh ấy đi Đà Lạt, tôi khóc như mưa . Nhớ là lại khóc, cho măi đến ngày măn khoá anh ấy về xin cưới tôi mới hết khóc. Lấy nhau được mấy năm, nhà tôi tử trận, xác mang về Vũng Tầu. Hôm đám tang có Đại diện và ban Quân Nhạc của trường do chú Phi Quang Khải làm nhạc trưởng ra tiễn đưa.

    http://www.vlink.com/nlvnch/jennifer/ttsqvn2.jpg

    Sau 30 tháng 4, ba tôi buồn lắm bệnh rồi mất, má tôi vài tháng sau cũng từ trần. Gia đ́nh tôi phải lên Sài G̣n chạy hộ khẩu tá túc tại nhà d́ tôi vùng Bàn Cờ, buôn chui trà và cà phê ở cửa SG độ nhật nuôi con. Thỉnh thoảng cũng đi một vài chuyến hàng từ SG ra Long Khánh, Đơn Dương, rồi từ đó trở về lại SG cũng bằng đường xe lửa hoặc xe đ̣.

    Một buổi chiều năm 1976, vừa bước ra khỏi nhà (xin được lướt qua phần chi tiết, địa danh), tôi bỗng gặp chú Khải, dáng vóc nhân hậu, mặt mũi trắng trẻo, áo quần tươm tất trông như một nhà giáo hiền lành, nhất là bên nách trái lại cặp cuốn tự điển Hán Việt dày cộm, nhưng sự thật bên trong, dấu một khẩu K.59. Chị em gặp nhau chưa kịp reo mừng th́ chú Khải dùng mắt ra hiệu đừng ồn ào, đoạn làm ra vẻ tự nhiên vừa đi vừa nói chuyện:

    - “Chị đi đâu vậy?”

    Tôi đáp nhỏ:

    - “Tôi lên Đơn Dương buôn trà lậu, c̣n chú?”

    Kín đáo nh́n trước, nh́n sau, chú khẽ nói:

    - “Em lên nhà anh Vượng.”

    Tôi cũng xin nói rơ, gia đ́nh chú Khải là một trong những gia đ́nh có nhiều con cho vào TSQ, đó là các TSQ Phi Quang Thịnh, Phi Quang Quư, Phi Quang Khải và Phi Quang Phước. (Hai CTSQ Phi Quang Khải và Phi Quang Phước nay đều là bác sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, một người hành nghề Nha Khoa tại Seattle và một dậy về Y Khoa tại New York).

    Như nhiều người trong trường đều biết, anh Vượng và gia đ́nh tôi là chỗ thân t́nh v́ anh ấy và nhà tôi lúc c̣n TSQ, cũng thuộc loại ưa thích thể thao thẩm mỹ và chụp h́nh, v́ vậy hai người chơi với nhau rất thân. Bây giờ anh chị mở cái quán... ở đấy, thỉnh thoảng trên tuyến đường tôi vẫn ghé hoài. Chú Khải dặn:

    - “Gặp chị thật mừng, nhưng em đang bận nhiều việc lắm. Từ bây giờ đến cuối tháng, nếu có dịp lên Đơn Dương th́ ghé chỗ anh Vượng, chị em ḿnh có nhiều chuyện để nói. C̣n bây giờ không tiện.”

    Nghe chú nói như vậy là tôi hiểu chú muốn ǵ rồi, v́ từ sau cái vụ tử thủ tại trường, các em TSQ tan tác mỗi người mỗi nơi, chừng vài tháng sau th́ lại bắt liên lạc hoạt động bí mật dười Vùng Bốn lên tới Đơn Dương. V́ hoàn cảnh không thể tin ai lúc này, nên phần lớn, các em chỉ dưạ vào nhau và một số những người có liên hệ mật thiết với TSQ, như các thầy - vợ thầy Hiếu, mở quán cà phê Thằng Bờm ngay tại bến xe Hà Tiên. Trước là để có kế sinh nhai, sau là để chiêu hiền đăi sĩ tụ tập anh em như cô Hiếu từng tâm sự (đà sang Mỹ rồi), các nhân viên cán bộ nhà trường trước đây, hoặc gia đ́nh, vợ con của AET mà thôi.

    Tôi cũng nằm trong thành phần đó, nên được anh Vượng bố trí công việc buôn trà, vừa làm kế sinh nhai, vừa để giữ đường dây liên lạc với tổ chức Fulro, do anh Sáng (tên thật không phải vậy), một sĩ quan xuất thân từ trường Vơ Bị Quốc Gia (anh em cột chèo với nhà thơ TDT chồng nhà văn TTNC) chỉ huy. Ông này có một người em ruột là CTSQ Đặng Hoàng Hà (nay định cư tại California), bị bắt v́ vụ phá hoại Hồ Con Rùa. Công tác đổ bể làm chẳng những khốn khổ cho các Văn, Nghệ Sĩ, Trí Thức miền Nam lúc bấy giờ, mà c̣n gây khó khăn cho cả tổ chức của ḿnh nữa. Theo chỗ tôi biết th́ anh Hà lúc đó, nhận được tin phiá Phật Giáo Ḥa Hảo và Giáo Phái Cao Đài ở miền Tây sẽ chuyển một số vũ khí và tiền bạc để Hà tiếp trợ cho Fulro, ngặt nỗi tin này lại tới đúng vào lúc một Hạ Sĩ Quan Nhảy Dù đang trên đường đi thi hành kế hoạch phá Hồ Con Rùa, nên không ngăn chặn kịp. Sau vụ nổ, mọi sự đổ bể do một tên từng được ḷng tốt của vợ chồng nhà thơ TDT và nhà văn TTNC bao bọc, tên này có người nhà thuộc giới ngân hàng, đă được CS trả công bằng cách cho xuất ngoại đi Pháp.

    C̣n như chuyện chú Khải, cách lần gặp gở đó một tuần sau, trên đường lên Đơn Dương, tôi ghé lại nhà anh Vượng th́ được biết chú ấy và các chú Kim Sóc Khang, (nay ở Philadelphia), Danh Sanh (nay ở Denver) và một vài chú nữa tôi không nhớ tên, đă bị bắt v́ bắn chết Công An trong vụ bênh vực một bà già không tiền, đi chui thăm con cải tạo bị họ đẩy xuống xe lửa, khi tàu đậu trên ga (xin bỏ tên), nằm trong lănh thổ huyện anh Vượng cư trú.

    Nhiệm vụ các chú ấy ra gặp anh Vượng kỳ này là để giúp chú Tứ, cũng là AET (tên thật không phải thế), trong trường gọi là X́ dầu (toà soạn đổi hỗn danh của AET Tứ), phụ cùng các tổ chức chống cộng khác phá kế hoạch xây đập Trị An của Đảng và chính quyền CS, mà tôi sẽ kể rơ ở phần sau. Nghe vậy tôi hết hồn, hỏi anh Vượng bây giờ làm sao. Anh trấn an tôi đừng lo, v́ anh đă có cách để “hút”, ư nói là giải thoát cho chú Khải và các TSQ bị bắt. Đây là cuộc giải thoát tù có một không hai trong lịch sử đối đầu Quốc-Cộng tại miền Nam mà theo tôi nghĩ, chỉ có TSQ là loại học tṛ quỷ yêu th́ mới nghĩ ra cách đó.
    http://home.comcast.net/%7Ehoai_viet/01truongme_07b.jpg

    V́ lên đúng lúc nên tôi được tham dự từ đầu. Anh Vượng là một người cẩn thận, nên buổi họp tổ chức măi trong nhà anh Đinh Khắc Hội (đă chết). Theo kế hoạch, tới 2-9 là ngày gọi là lễ độc lập của chúng, có một cuộc diễn hành do đảng và chính quyền huyện tổ chức. Cuộc diễn hành này, sẽ có cả một đàn trâu ḅ gồm hơn trăm con thuộc bộ phận cầy bừa gia công của Nông Hội tham dự, nhằm biểu dương khí thế nông hội sau ngày “giải phóng”.

    Qua tin tức thâu lượm được, th́ đàn trâu ḅ này buổi sáng hôm diễn hành, sẽ được ăn một bữa gồm cỏ non trộn lẫn với cháo gạo nếp bị hẩm v́ hợp tác xả thiếu bảo quản như thông lệ, mỗi lần chúng bị bắt làm những công việc cầy bừa khẩn cấp, hoặc kéo gỗ nặng nề. Theo kế hoạch tổ chức đề ra hôm họp, th́ anh Đinh Khắc Hội có nhiệm vụ đi thu mua toàn bộ hèm rượu trong vùng. Hèm rượu mua về, giao cho người của ta nằm trong tổ chức Nông Hội, có phần vụ chăm sóc đàn trâu ḅ của tổ gia công. Bộ phận này thay v́ nấu cháo gạo nếp, th́ sẽ nấu bằng hèm rượu cho trâu ḅ ăn. Vấn đề là phải canh làm sao để từ lúc ăn cho đến lúc đàn trâu ḅ đi tới khán đài là chúng nổi điên, chạy tán loạn để tổ chức thi hành kế hoạch hút tù nhốt trong đồn công an huyện. Kế hoạch bàn thảo xong, tôi quyết định ở lại cho đến ngày 2-9 năm đó xem sao.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 17-03-2015 at 12:13 PM.

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Cuộc giải thoát tù độc đáo của TSQVN:



    Sáng ngày 2 tháng 9, tôi trà trộn cùng đồng bào huyện đổ ra đường trong ngày lễ độc lập của chúng, mà trước đó được chúng “động viên” từng nhà đi tham dự.

    Thật phải nói cờ đỏ sao vàng cứ gọi là ngập trời cũng không ngoa, nhất là trong đồn công an huyện và khán đài, được thiết lập đối diện. Nghe báo cáo, anh Vượng và chúng tôi mừng đến muốn ứa nước mắt, v́ trâu ḅ một khi đă nổi điên v́ ăn hèm rượu rồi, thấy màu đỏ th́ kể như là không c̣n ai khống chế được chúng nữa.

    Quả đúng như dự tính, khi đàn trâu ḅ này đi gần đến khán đài th́ nổi điên thật sự, chúng chạy phá đội ngũ tán loạn, húc bất cứ cái ǵ gặp trên đường đi. Khi tới khán đài th́ chia hai, một ào vào khán đài, một tràn vào đồn công an huyện, là nơi cờ đỏ sao vàng treo nhiều nhất. Cổng trào, cổng đồn bị húc đổ, nhà cửa bị phá tan tành, công an, cán bộ, đoàn thể, các tổ chức ngoại vi của đảng CS và cả người dân trong huyện tụ về tham dự, đều bỏ chạy tán loạn, mong thoát thân trước bọn trâu ḅ bỗng dưng nổi điên hung dữ.

    Ngay lúc đó, hai nữ Thành viên trẻ đẹp gốc Miên của tổ chức là Cà Xịn và Cà Xạ (tên do tổ chức đặt), bịt mặt, mặc bà ba đen chạy len lỏi cùng toán trâu ḅ đang húc phá lọt vào trong đồn công an huyện. Chính trong lúc lộn xộn này, Cà Xịn và Cà Xạ phá cửa tù, giải thoát cho các chú Phi Quang Khải, Kim Sóc Khang, Danh Sanh, v...v...

    Thâu thập phản ứng địch sau đó, tổ chức được biết:

    Thứ nhất: Sự việc xảy ra như trời xập. Không ai (Công An, Bộ Đội) c̣n biết phản ứng ra sao.

    Thứ hai: Tù xổng là do trâu ḅ húc đổ nhà giam tù chứ không phải có tổ chức.

    Thứ ba: Trâu ḅ nổi điên v́ trời nóng, lại gặp quá nhiều màu đỏ.

    Sau khi phân tách và đánh giá của tổ chức, anh Vượng quyết định:

    Đây là luận điệu gài bẫy của địch. Chúng muốn làm như không biết để dễ bề khám phá tổ chức ta, do đó, qua kỳ bàn thảo cùng các tổ chức khác đi đến thống nhất kế hoạch phá đập Trị An, anh Vượng đă ra quyết định: các chú Khải, Khang và Sanh phải trở về Vùng Bốn, t́m bắt liên lạc với CTSQ Ngọc, lúc đó đang chỉ huy một nhóm các em CTSQ chưa ra trường hoạt động dưới miền Tây, (Phụ ghe của Bắc Đẩu: CTSQ Ngọc chính là Trần Tuấn Ngọc, khoá 28 Vơ Bị Đà Lạt, tác giả truyện Kiếp Người tức Nước Trắng Xoá đăng cùng một lúc trên hai Đặc San Đa Hiệu của Vơ Bị và Bắc Đẩu của TSQ, truyện này cũng đă tạo ra một luồng sóng ngưỡng mộ trong phạm vi Vơ Bị - TSQ và cả trên Internet).

    Mục đích anh Vượng muốn là chú Khải phải thoát ra nước ngoài, v́ chuyện tổn thất của bọn công an trong vụ đụng chạm vưà qua, thuốc về mức chính trị trầm trọng chứ không phải va chạm b́nh thường. Và một khi như thế, ta đánh giá là đảng ủy của chúng không bao giờ cho vụ này trôi qua dễ dàng. Từ sau dịp đó, tôi không c̣n gặp chú Khải và các chú khác nữa, cho đến khi được biết là cả “bọn” gồm chú Khải, chú Khang, chú Danh Sanh cùng một số chú khác đă được tổ chức dưới miền Tây đưa thoát sang Mỹ rồi.

    Từ SG, tôi vội thuê xe ôm phóng lên quán nhà anh Vượng. Tin các chú ấy đi thoát, ai cũng mừng nhưng nghĩ kỹ lại buồn, v́ đất nước tan tành, TSQ không thâu tuyển thêm mà cứ hao hụt dần, nên tổ chức phải thận trọng tuyệt đối, không thể phát triển rộng ra bên ngoài. Biết được niềm ưu tư đó, anh Vượng an ủi:

    - Những đứa có tŕnh độ như thằng Khải, phải để cho tụi nó ra ngoài. Cái đất nước này rồi mỗi ngày mỗi chỉ tàn lụi đi mà thôi, có ở lại th́ cũng thui chột lần hồi. Công việc chung để cho những người như tôi, như chị cáng đáng, có bị bắt hay hy sinh cũng chẳng ăn nhầm ǵ. Nhưng tụi nó là vốn quư.

    Tôi hỏi:

    - C̣n về phần chú Tứ, anh có định để chú ấy đi theo chú Khải hay không?

    Anh Vượng lắc đầu:

    - Có nhiều việc dang dở, chúng ta c̣n cần chú ấy nằm lại trong nước một thời gian nữa để xem có thể giúp các tổ chức bạn trong kế hoạch phá đập Trị An được không.
    Trị An lúc đó là một trong hai công tŕnh coi là hàng đầu ở phía Nam của CS, thực hiện song hành cùng với công tŕnh xây cất nhà máy cement Hà Tiên tại Miền Tây. Công tŕnh thứ hai này, cũng bị phá ngầm nặc nề, đi đến kết quả là cho đến ngày hôm nay, vẫn dở khóc, dở cười, tốn biết bao nhiều tiền bạc, thời gian và sức người mà vẫn cứ “bỏ th́ thương, vương th́ tội.”

    Người có công nhất trong kế hoạch thứ hai này, phải nói là hai chú Phi Quang Phước và Danh Sanh, bạn cùng lớp với chú Khải. Sau đây là diễn tiến của từng vụ, tôi thuật với một ít cất dấu về thời gian, tên tuổi những người liên hệ không biết c̣n trong nước hay đă vượt biên, ngoại trừ những CTSQ đang sinh sống tại nước ngoài:

    Công tác phá đập Trị An



    Năm 1977, năm khởi đầu công tŕnh xây đập Trị An. Trước đó, VNCH do tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, đă xây thành công Đập Đa Nhim thời Đệ Nhất Cộng Ḥa của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, và biến thành trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc. Công tŕnh kiến trúc này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, giải khôi nguyên La Mă tại Ư phụ trách. Hồi đó, trung tâm này do Giáo Sư Lê Văn Thới làm giám đốc. Lúc khởi thủy, chính quyền của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sau khi nghiên cứu, đă yêu cầu Nhật Bản xây đập Trị An thay v́ Đa Nhim, v́ Trị An nằm trên thượng nguồn sông Đồng Nai, do đó, nếu thực hiện và hoàn thành việc xây dựng, Trị An có sức chứa một dung lượng nước lớn gấp trăm lần đập Đa Nhim. Từ đó, có thể lập nhà máy điện cung cấp điện lực cho khắp miền Đông và cả miền Tây Nam phần, đồng thời, giải quyết luôn vấn đề thủy lợi, vốn là yếu tố quan trọng trong ngành nông nghiệp của VN. Người Nhật Bản và các chuyên viên Thủy Lợi Hoà Lan cũng đồng ư với VN như vậy, nhưng vấn đề tài chánh bồi thường của Nhật Bản, không đủ để xây dựng đập này, v́ vậy mới phải mang lên Đà Lạt để xây Đập Đa Nhim như mọi người đă biết.

    Sau ngày thâu tóm được miền Nam, CSVN bèn nhờ CS Liên Xô đứng ra khởi sự công tŕnh xây cất đập Trị An, đồng thời trước khi gia công, rầm rộ vẻ lên một tương lai xán lạn. Nào là rồi đây, dưới sự lèo lái của đảng và nhà nước, nạn lụt lội, úng thủy và hạn hán sẽ không c̣n nữa, ruộng đồng sẽ ph́ nhiêu, cũng như điện thắp sáng cho toàn miền Nam rồi, vẫn c̣n thừa sức để cung cấp cho những nhà máy kỹ nghệ nặng. Khi ấy, ngân khoản để nhập cảng xăng dầu chạy máy phát điện không cần thiết nữa, nên chắc chắn sẽ giúp thêm cho nước giàu mạnh, nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc, tha hồ mà có “đồng”, có “đài”. Tới lúc ấy th́ cứ gọi là gạo ăn không hết, đổ đi nuôi heo, chứ ở đó mà theo chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch ngũ niên loại bánh vẽ của tên tổng bí thư Lê Duẫn, là tới năm 1980, bữa ăn trong mỗi gia đ́nh VN, cơm không những đầy đủ mà thức ăn c̣n có cá, có thịt, nhà nhà có một đài, một phích đựng nước sôi, một máy ti vi để nghe đảng nói xạo.

    Trước những sự kiện ồn ào như vậy, một số CTSQ trốn không đăng kư tŕnh diện như anh Qúy (anh ruột chú Khải), chú Thà, chú Định và mấy người khác nữa trong đó có tôi ... bí mật họp nhau cùng một số các tổ chức bạn ở trên Ông Tạ (Không có mặt anh Quư), v́ các tổ chức này đă quyết định: Chúng ta là những kẻ được tôi luyện để chiến đấu. Là những người lính hiện dịch, chúng ta chiến đấu không v́ niềm tin, mà vị nợ nần với đất nước, với cha ông, với bạn bè, với nhân thế, và nhất là với trách nhiệm phải trang trải những món nợ nần này. Niềm tin có thể c̣n hôm nay, hay mất ngày mai hoặc ngược lại. Nhưng Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm của người lính th́ muôn đời c̣n đó. Và cũng bắt đầu từ những ngày này, con đường chiến đấu của chúng ta chuyển qua một khúc quanh mới, một đường hướng mới rất rơ ràng, đó là lấy cá nhân ḿnh làm nỗ lực chính, nhắm thẳng vào bọn CS là kẻ thù chính. Đánh hoài hoài, đánh măi măi, đánh với tấm ḷng quyết không nghiêng ngả, với tất cả khả năng và tài trí của cá nhân ḿnh. Quân đội c̣n cũng đánh, Quân đội tan cũng đánh. Tổ chức c̣n cũng đánh mà dù cho đến cả tổ chức cũng tan th́ cá nhân từng người lính, vẫn chiến đấu cho tới cuối đời ḿnh. Sức địch đang mạnh, ta đang yếu. Nay địch lại huênh hoang với hai công tŕnh lớn ở miền Nam, trước mắt là tổ chức và mỗi cá nhân phải lấy phương châm: Mạnh th́ dùng sức, yếu th́ dùng mưu để làm cho bằng được bất cứ điều ǵ chống phá chúng. Thế là kế hoạch phá đập Trị An được hoạch định.

    Nói tới chuyện phá đập Trị An, th́ chẳng khác ǵ nói tới chuyện châu chấu đá xe, v́ với một công tŕnh gồm cả hàng trăm ngàn lao động nghĩa vụ, do các tỉnh lấy từ nhân dân gửi tới và hàng chục ngàn lao động chính quy lấy từ hàng ngũ Thanh niên xung phong, cộng với những phương tiện khá hiện đại của Liên Xô, cho nên đập này dĩ nhiên sẽ không giống như những nơi ngăn nước trong sông lạch nhỏ, mà có thể nói là mang cả một “biển hồ dân lên cho rừng núi”, theo cách nói sặc mùi tuyên truyền trong bài hát có đoạn và những câu sau đây:

    “Ta khoan đá trên ngàn.
    Rừng sâu đang bừng sáng.
    Nơi đây ta đắp đập
    Dâng biển hồ lên non.
    Đi san núi ngăn sông
    Xây dựng thêm nhà máy
    Đêm đêm nghe nước chảy
    Mang điện sáng quê ḿnh”


    Bài hát này do Hai Nhă, một thanh niên xung phong thuộc loại tay ngang về âm nhạc sáng tác, nhưng được các Đội xây dựng ưa chuộng, nên Vơ văn Kiệt, lúc đó là Tổng chỉ huy công trường, vận động với Bảy Thưởng, Giám đốc sở Văn Hoá Thông Tin thành phố SG trao cho giải thưởng hạng nhất, sau khi chịu sửa đổi câu chót của bài hát, từ “Ta theo lư tưởng, đi xây dựng tương lai” thành “Ta đi theo Đảng, ta xây dựng ngày mai” theo ư của Vơ văn Kiệt.


    Ngày ... tháng đó, các chú họp nhau, anh Vượng lên nhà tôi để từ đó, tôi đưa ảnh tới nơi gặp gỡ anh em. Trong buổi họp này, gồm Thày An (tên thật không phải vậy) anh Vượng, tôi, chú Tứ x́ dầu, và một vài chú nưă tôi không nhớ tên. Chú Khải được chỉ định nói chuyện về những ngày theo học Giáo Sư Lê văn Thới, Giám Đốc trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc, kiêm viện trưởng viện Đại Học SG, cũng như Giáo sư Trần Kim Thạch, Tiến sĩ Địa Chất thời VNCH. Trước đây, tôi cũng nghe Giáo sư Lê Văn Thới là một người đậu tiến sĩ Quốc Gia từ khi chưa có thuyết Vân Đạo (sóng điện từ hay c̣n gọi là Quỹ Đạo Điện Từ), và giáo sư Trần Kim Thành là một người thông thái về khoa địa chất. Cả hai nhân vật này đều đă góp công lớn trong việc xây cất, quản trị và điều hành đập Đa Nhim. Sau đó, anh em đă phân tách về các công tŕnh xây dựng của người xưa và ngày nay. Ngày xưa, các cụ xây lâu đài, thành quách , lăng tẩm bằng vữa, là một hợp chất gồm vôi, mật ong và đất. C̣n ngày nay, ta dùng hồ là hợp chất gồm cement, cát và nước. Độ bền của vữa và hồ ra sao, thời gian và các nhà khoa học, khảo cổ đă trả lời. Riêng vấn đề kỹ thuật, th́ nếu khi trộn đại, th́ chỉ một thời gian ngắn là cement sẽ vụn ra, chất muối nhiều th́ xụp đổ, ít th́ dễ gây ra những đường nứt do thời gian và những chấn động nhỏ dưới mặt nước

    . V́ vậy nên theo Giáo Sư Trần Kim Thành, khi xây đập Đa Nhim, các Kỹ sư cả Việt lẫn Nhật đă hết sức kỹ càng và thận trọng trong việc trộn hồ, kể cả áp dụng biện pháp an ninh nghiêm ngặt để VC không phá hoại lẻ tẻ nhưng mức độ thiệt hại lại rất lớn lao và lâu dài, đó là việc cho muối cùng một hợp chất rất dễ kiếm trong sinh hoạt hàng ngày của con người vào hồ. Đây là một phương pháp phá hoại nguy hiểm nhất, v́ số lượng không cần nhiều, dễ mang và ít có ai để ư. Sau phiên họp ấy, ta đă đi đến một giải pháp đầy hứa hẹn: Cấy người vào những đội trộn hồ để thi hành độc kế, và đội bảo vệ công trường để có lựu đạn, chất nổ. Đánh giá toàn bộ kế hoạch và chiều hướng thực hiện, các tổ chức bạn và ta đều đồng ư chú Tứ x́ dầu nổi bật là người có nhiều hoàn cảnh và cơ may thuận tiện nhất, đồng thời cùng lúc với công chuyện đánh phá này, là một kế hoạch kinh tế được tiến hành song song, đó là lập đường giây tiêu thụ ciment và dầu nhớt ăn cắp của công trường để giúp đở cả bạn lẫn ta có đồng ra đồng vào. Dĩ nhiên, đường dây này không ai đủ điều kiện hơn tôi, từ đó tôi chuyển vụ buôn trà sang cho chị Thệ (vợ một CTSQ cũng đă hy sinh), về hoạt động gần bên anh Vượng cho dễ bề liên lạc. Riêng chú Tứ x́ dầu - kể tên chú ấy ra mà không nghe anh Vượng kể về lai lịch của chú hồi c̣n ở trong trường TSQ, th́ quả thật là một thiếu sót lớn. Theo anh Vượng, Tứ x́ dầu (xin nhắc lại, đây chỉ là tên do toà soạn đặt) học cùng lớp với các chú Trịnh, Hồ, tôi chỉ nói họ, Tứ đầu ḅ, Nguyễn anh Dũng, nổi tiếng đờn Mandoline (Phụ ghi của Bắc Đẩu: khi một phần tổ chức bị đổ bể, CTSQ Dũng trốn sang Mỹ, đi học lại đậu Dược Sĩ hiện định cư và hành nghề tại Denver, Colorado, có về tham dự Đại hội CTSQVN kỳ thứ XI tại Philadelphia, Hoa Kỳ năm 1998), Hai tây lai v... v...

    ... Chú Tứ hồi trong trường rất là nghịch ngợm và ba gai, mỗi lần bác Khè (cán bộ nhà bếp) kho đậu hũ tương tàu cho TSQ ăn, là y như chú Tứ lẻn xuống “chôm chiă”, nhẹ nhàng th́ một ca, nguyên văn lời anh Vượng, c̣n không là cả một hộp đạn đại liên, mang về rúc rích chia cho cả băng cùng ăn. Riết rồi đeo cứng cái tên Tứ x́ dầu luôn. Sau buổi chiều 30 tháng 4 năm 1975, đánh trận cuối cùng với CS, tan hàng bị chúng nhốt cùng chú Minh (tên thật không phải vậy), người hạ quốc kỳ để toàn thể các TSQ tử thủ hát quốc ca trước khi đầu hàng, và các chú khác bên trại Cô Giang, sau đó trốn thoát về SG sống bụi đời, rồi đi Thanh niên xung phong.

    Từ đó nhờ tác phong giang hồ và tư thế từng trải của một thanh niên đă có thời sống trong tập thể TSQ, Tứ x́ dầu nhanh chóng thâu phục t́nh cảm và nhập băng với nhưng thành phần trẻ, gọi là có lư lịch trong sạch (về chính trị) đầy thế lực đảng, đoàn của CS. Khi các đội thanh niên xung phong thành phố được biên chế lên công trường xây đập Trị An, chú Tứ theo sự lôi kéo, giới thiệu của bạn bè, được chuyển sang đội bảo vệ công trường. Nhờ thế, việc gài một vài anh em bên tổ chức bạn vào những đội trộn hồ không mấy khó khăn, vả lại, việc đổ muối và hợp chất .. vào những bể hồ, chúng đâu có nghĩ ra. Từ đó, kế hoạch được thi hành từng ngày, từng tháng, từng năm. Cho đến khi đập đă bắt đầu cho nước vào để tránh sức nóng của mặt trời có thể làm nứt ḷng đập, th́ đây cũng là thời điểm bắt vào giai đoạn hai, nghiă là dùng lựu đạn hoặc chất nổ để tạo ra những chấn động dưới nước.

    Thế là từ đó, có hiện tượng “cải thiện” nổi lên trong những thành phần chóp bu của đội bảo vệ: Ném lựu đạn bắt cá. Hành động này dưới mắt mọi người, nếu ai t́nh cờ biết được, th́ cũng chỉ coi đây là một sự kiện không ăn nhằm ǵ tới chính trị. C̣n như trên, tức bọn cán bộ chỉ huy có biết, th́ cũng chỉ đưa ra kiểm thảo theo tính chất nội bộ là cùng. Nhưng chuyện này chưa hề xăy ra. Cho đến ngày đập hoàn tất, tổ chức rầm rộ lễ khánh thành, gồm những nhân vật lớn của đảng và quan khách quốc tế xuống tham dự và cắt băng khánh thành, đồng thời cho turbin máy điện khổng lồ hoạt động. Nhưng, chờ măi không thấy nước dâng lên đủ mức độ yêu cầu để có thể làm quay turbin.

    Đảng và nhà nước ê mày, ê mặt. Về phần ta, đến lúc đó cũng không có ai ngờ rằng việc ḿnh làm như chơi mà kết quả đă lù lù ra như thế. Măi cho đến lúc đảng và nhà nước t́m không ra nguyên do v́ sao mà nước không dâng cao đủ như dự tính, có nghiă là hồ không có được trữ lượng nước cần thiết, bèn lại phải mời chuyên gia Liên Xô và chuyên viên các nước Nhật, Hoà Lan, Thụy Sĩ v...v... đến nghiên cứu. Sau một thời gian điều tra, t́m ṭi, phái đoàn chuyên viên các nước này đi đến một kết luận: ḷng đập bị nứt. Nguyên nhân có thể v́ khi trộn hồ, số lượng ciment không đủ, hoặc kỹ thuật đổ bê tông không đạt, hoặc thế này, hoặc thế khác. Nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai ngờ rằng, chỉ cần một cái xẩy, th́ nó cũng có thể nảy ra cái ung ngay. Rồi vấn đề hàn những vết nứt cũng được đặt ra, nhưng chuyên viên các nước kể cả Liên Xô, đều khuyến cáo là làm vậy chẳng đi đến đâu, ngoài cách là đào phá tất cả lên để làm lại. Trong trường hợp này, tiền phá đập tính ra c̣n đắt hơn là tiền xây đập. thế là “đảng ta” đành phải thay turbin lớn, lắp turbin nhỏ, cung cấp điện cho vài tỉnh gần gần cho đở mất mặt “đảng vô địch, thay thằng trời làm mưa”.

    Đến lúc này, ta mới nghiệm ra rằng, xi măng mà trộn muối cùng hợp chất .. vào, đổ xuống thấy khô tường là chắc ăn, nhưng gặp nước th́ chỉ một thời gian ngắn là có chuyện, rồi lại lựu đạn cải thiện cứ tuôn xuống đều đều, chấn động như thế làm sao chịu thấu mà không nứt, không bể ḷng đập cho được. Cho tới hôm nay, ngồi viết lại qua loa câu chuyện cũ, đập Trị An ở miền Đông vẫn ở trong t́nh trạng lúc đầu th́ đảng vẽ ra như con voi, khúc cuối là kết quả th́ chẳng khác cái đuôi chuột. Ngay SG điện vẫn thiếu, ngày có, ngày không, nói chi tới các tỉnh khác. Đệ nhất công tŕnh xây dựng đập Trị An ở miền Đông th́ như vậy, c̣n đệ nhị công tŕnh xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên th́ thế nào? Phần lớn các chú theo các tổ chức bạn thực thiện công cuộc phá hoại công tŕnh này hiện đă ở ngoại quốc, như Trữ Đầu Ḅ và Danh Sanh, tôi nghĩ bên ngoài nên t́m hỏi các chú ấy cho biết sự t́nh, để hiểu rằng kẻ thù dẫu mạnh như một anh khổng lồ, mà chúng ta chỉ là những hạt cát. Nhưng nếu hạt cát ấy mà rơi đúng vào tṛng mắt của anh khỗng lồ, th́ theo tôi nghĩ cũng rắc rối lắm chứ không phải dỡn chơi đâu.

    Trước khi gặp tai nạn vài ngày, trong một bữa cơm chiều, anh Vượng đă bắt chước hát mấy câu hát của nhà văn Duyên Anh lúc trong tù, nằm cạnh và hát cho CTSQ Đặng Hoàn Hà, bị bắt v́ vụ phá Hồ Con Ruà, nghe. Theo anh Hà (Ghi chú của toà soạn: CTSQ Đặng Hoàng Hà nay định cư tại California) thuật lại với anh Vượng sau khi được tha về, th́ bài hát này Duyên Anh nhái lại bài “Kháng Chiến Thành Công” của thời toàn dân đánh Pháp, có hai câu như sau:

    “Kháng chiến, kháng chiến thành công. Mai này, kháng chiến thành công.”

    Nhưng trong những khi phởn chí, Duyên Anh lại châm biếm đổi thành: “Kháng chiến, sức mấy thành công. Ai ngờ, kháng chiến thành công.”

    Giờ đây, anh Vượng lại đổi lần nữa, nghêu ngao hát một cách đầy sảng khoái cho tôi và chị Vượng nghe:

    “Phá nó, sức mấy thành công. Ai dè, phá nó thành công.”

    Xin gửi tới hương hồn anh Vượng, một cựu TSQVN đầy trung kiên với đất nước, mênh mông ḷng bao dung, đùm bọc anh em.

    Thiếu Sinh Quân Việt Nam bất diệt.
    Những người chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ bất diệt.
    Quân lực Việt Nam Cộng Hoà muôn năm

    http://phailentieng.blogspot.be/2015...-bong-toi.html
    Last edited by Tigon; 17-03-2015 at 12:28 PM.

  4. #24
    mtina
    Khách
    Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG

    Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN


    hay

    Truyện Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn VŨ TIẾN QUANG

    (Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)


    "Tôi có chính nghĩa th́ tôi không thể là ngụy.
    C̣n Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp.
    Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần B́nh Trọng, như Nguyễn Biểu."

    - Cố Trung Sĩ Vũ Tiến Quang (30-9-1956 - 30-4-1975)-


    Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tṛn một năm. V́ có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư kư ṭa hành chánh. Nhờ đồng lương thư kư, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

    Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung b́nh trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ư đi t́m người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suưt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Ḿnh phải như anh Minh”.

    Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho ḿnh nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, v́ Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh th́…nguy lắm. Bà không đồng ư. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân th́ cha phải thuộc chủ lực quân, c̣n cha Quang là địa phương quân th́ không được. Minh từ chối:

    - Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử th́ ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, th́ tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đ́nh, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

    Chiều hôm ấy Quang t́m đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đă không giúp bà Đức th́ chớ, Minh c̣n đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến pḥng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong pḥng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ư, th́ ḿnh sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng tŕnh bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.

    Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu tŕnh diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

    Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. C̣n học văn hóa th́ Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đă có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.

    Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :

    “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh”

    (Người ta sinh ra, ai mà không chết.
    Cần phải lưu chút ḷng son vào thanh sử).

    Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.

    Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần B́nh Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hăi, lại c̣n tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

    Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang t́m đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để tŕnh diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

    Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đă đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoăn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

    Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Pḥng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống th́ hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

    Trung đội tiến vào trong làng th́ lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút th́ Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai th́ Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng vơ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng vơ trang. V́ được học địa h́nh, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng vơ trang nă vào pḥng tuyến địch, coi như Hummer c̣n sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ c̣n khoảng cách 20-30 thước.

    Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, th́ chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân ḿnh 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt t́nh thân hữu, đă đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào pḥng tuyến địch, dù cách ḿnh 20 thước. Quang đă được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng vơ trang nă vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân ḿnh, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.

    Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hơm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không th́ Quang đă ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không th́ Quang thành thái giám.

    Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

    - Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

    V́ được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng ḿnh là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới ḷi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đă uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.


    Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra ṭa v́ “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính t́nh phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lư tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !

    Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đă thành sự thực.

    Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến tŕnh diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.

    Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

    - Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, th́ mày thuộc loại ḿnh đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

    - Dạ, đạn Việt-cộng th́ không đau. Nhưng vuốt anh cấu th́ đau.

    - Móng tay tao, đâu phải vuốt?

    - Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Th́ vuốt của anh phải sắc lắm.

    - Hồi đó suưt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

    - Nếu khi ra trận anh sợ th́ em mới sợ. Cái ḷ Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?

    - Thằng này được. Thế mày đă tŕnh diện anh Thời chưa?

    - Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

    Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, th́ quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân th́ lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

    Bấy giờ tin Trần Minh đă đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lư tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

    Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đă quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa tŕnh diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui ḷng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

    Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đă được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:

    “Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, th́ chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, th́ chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, th́ sẽ dẫm phải ḿn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. V́ vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, th́ dùng vũ khí cộng đồng nă vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, th́ tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. C̣n như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.


    Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đă tấn công vào trong làng. Vừa tới b́a làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, th́ phi pháo không can thiệp được nữa, v́ quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:

    ” Lát nữa khi chúng xung phong th́ dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hăy bắn trả “.

    Sau gần 20 phút, th́nh ĺnh địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ pḥng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, v́ bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh ḅ lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :

    - Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.

    Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.

    Đến đây trận chiến chấm dứt.

    Th́ ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

    Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng ṿng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đ́nh đính ước với nhau. Họ cùng đồng ư : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, th́ cho cưới nhau.

    Nhưng mối t́nh đó đă đi vào lịch sử…

    T́nh h́nh toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lănh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ c̣n mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đ́nh. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện tŕnh diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :

    - Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-ḥa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đ́nh. Một vài đơn vị lẻ lẻ c̣n cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-g̣n ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

    Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đă nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ c̣n tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:

    “Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hăy tiếp tục chiến đấu”.

    Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, v́ quân ít, v́ hết đạn v́ mất tinh thần. Chỉ c̣n lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ tham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, th́ đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ c̣n một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.

    Bấy giờ đúng 15 giờ.

    Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

    - Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

    Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.

    Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

    - Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. V́ anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, th́ tôi không thể căi lệnh.

    Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

    - Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.

    Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:

    - Đại tá có lư tưởng của đại tá, tôi có lư tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; c̣n tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lư tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?

    Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

    - Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ th́ mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?

    - Xưa nay súng đạn trong tay ai th́ người đó có lư. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, c̣n đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.

    - Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?

    - Tôi có chính nghĩa th́ tôi không thể là ngụy. C̣n Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần B́nh Trọng, như Nguyễn Biểu.

    Quang cười ngạo nghễ:

    - Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao th́ mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Th́ mày trả lời sao?

    Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngă bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên c̣n nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ư nghĩa nụ cười đó là nụ cười ǵ? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cựi đó mang ư nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa măn?

    Ghi chú :

    Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học tṛ của tôi, cư trú tại Marseille.


    Cái lúc mà Quang ngă xuống, th́ trong đám đông dân chúng ṭ ṃ đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đă thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

    Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, th́ thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.


    Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-g̣n, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, t́m lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dăi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đă t́m ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền th́ mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lăng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái ḥm. Bodoret hoan hô ư kiến của sư phụ.


    Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

    “Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
    An giấc ngàn thu cùng
    Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
    Nở nụ cười thỏa măn v́ thực hiện được giấc mộng”



    Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa măn nở nụ cười v́ mối t́nh trọn vẹn.


    Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
    Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
    .


    http://batkhuat.net/tl-trungsi-vutienquang.htm



  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn mtina .

    Tôi đang t́m bài này mà kiếm không ra

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trận chiến oai hùng và đẹp nhất của các em Thiếu sinh quan Vũng Tàu


    Sau khi điểm qua những ghi nhận đó, cùng với những tư liệu chiến tranh đă và đang hiện diện trên khắp các diễn đàn quốc tế cũng như quốc nội, người viết xin được phép chọn lựa một trận chiến tiêu biểu cuối cùng như là dấu ấn oai hùng nhất, đẹp nhất trong những trận chiến lừng danh của quân đội Việt nam Cọng Ḥa. Đó là trận chiến bảo vệ ngôi trường thân yêu của các chiến sĩ THIẾU SINH QUÂN, thuộc trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu vào đêm 29 và trọn ngày 30/4/1975.

    Và đây là những lư do để người viết chọn lựa trận đánh nầy như là biểu tượng đẹp nhất của những trang chiến sữ nội chiến Việt nam, xứng đáng là tấm gương soi chiếu cho mọi đạo quân trên thế giới.

    Sau đây là những trích dịch từ các bài viết mà một trong số đó là chính chứng từ của những thiếu sinh quân đă từng tham dự trận đánh oai hùng nầy.

    Một đạo quân trong lứa tuổi học tṛ

    “Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong Thị Xă. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất c̣n chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 .... đến 17 tự lập pḥng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sỹ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường.” [1]

    Một đạo quân thắm t́nh đồng đội

    “Trong lúc mọi người đang ch́m đắm trong những suy tư riêng, tôi bỗng nghe tiếng loa phóng thanh từ trong trường vọng lại:

    - Các anh Thiếu Sinh Quân lớp lớn xin trở về trường! Chúng em cần các anh lắm.

    Tiếng gọi của em nhỏ Thiếu Sinh Quân vang vọng trong màn đêm, thúc bách năo nuột như tiếng kêu chim chíp của gà con mất mẹ, làm cho tôi vô cùng xốn xang, bức xúc. Các em chẳng có nơi nào dung thân, chỉ c̣n biết trông cậy vào các anh lớn đùm bọc. Là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lớp lớn nhất, tôi nhận ra trách nhiệm của ḿnh. Tôi không thể ngồi yên khi nghĩ đến bạn bè và đàn em đang ở trong trường. Có thể lúc này Bắc quân đă có mặt đâu đó gần Vũng Tàu hay quanh trường, nhưng tiếng gọi loa đă khiến tôi phải đứng lên và cương quyết trở lại trường với các em. Bố Mẹ Vần lo lắng khuyên chúng tôi đổi ư. Tôi cám ơn Bố Mẹ Vần và nói trước khi cùng Thịnh phóng vào đêm tối:

    - Tụi con không thể bỏ các em được!

    Về đến trường, các bạn cùng liên lớp với tôi như Lâm A Sáng, Phạm Ngọc Tŕnh, Nguyễn Văn Minh cũng đă có mặt. Tôi nhận thấy các bạn đă phá cửa kho vũ khí của trường và đang h́ hục khuân vác súng đạn ra các ổ canh gác. Một toán các Thiếu Sinh Quan khác th́ đang xả thịt một con ḅ, lui cui nấu cơm và luộc thịt. Thế là tôi vớ lấy một cái nón sắt, chụp một khẩu carbine cùng với Thịnh, cũng trang bị y hệt, lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hai đứa chúng tôi tự xem trách nhiệm tổ chức canh gác như nhiệm vụ được anh em giao phó.

    Nh́n lên bầu trời đen thẳm với nỗi cô đơn chợt đến, chợt đi, tôi suy nghĩ lan man với một bài toán không đáp số. V́ trách nhiệm của anh lớn bảo bọc đàn em, chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ đi về đâu ? Chúng tôi không biết. Tương quan lực lượng nghiêng lệch ra sao? Chúng tôi chẳng cần bàn. Không ai trong chúng tôi tin là ḿnh sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chiến đấu, ít nhất chúng tôi cũng phải đánh trả đích đáng những ai muốn chiếm lấy ngôi trường này, nơi dung thân cuối cùng của chúng tôi.” [2]

    Một đạo quân kỷ luật, quả cảm và vững vàng kỷ năng tác chiến

    “Mặc VC kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên tŕ tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy pḥng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả .... Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đă được giảng dậy ở quân trường.

    Đúng 9:30 sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sỹ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.

    VC nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mănh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người "SINH BẮC TỬ NAM". Các em chưa bao giờ được bắn, nay đă bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những ǵ sắp bị cướp mất.

    Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra c̣n có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp, trong khi bộ đội VC lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và Quân Nhân vỡ ngũ bên ngoài hào hứng và kích động, t́m cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường, đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và hốt hoảng.

    VC đă bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn của các chiến sỹ nhỏ tuổi nhưng can trường. Các em đă chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và KỶ LUẬT như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhà nghề.

    Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em c̣n đang giở khoá học. Trận đánh QUYẾT TỬ đă đi vào lịch sử.

    Các Thiếu Sinh Quân đă chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngă gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đă chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc c̣n xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đă oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội để che chở cho những thiếu niên ở bên trong.

    Tiếng nổ, tiếng ḥ hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của VC đă tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy .... Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt t́nh và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một tṛ chơi lớn.[3]

    Một đạo quân giữ vẹn châm ngôn của Quân Đội Việt Nam Cọng Ḥa :

    TỔ QUỐC – DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.

    “Cuộc chống cự kéo dài đến 3:00 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đă cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng ḷng cho VC thương thảo. Họ đ̣i hỏi VC chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng ...

    Và các em đă dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đă gục ngă, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ KHÔNG ĐỂ CHO BỌN CS làm nhục lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đă thề nguyền PHẢI THƯƠNG YÊU và BẢO VỆ.

    Có chừng hơn một Trung Đội TSQ đă tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nh́n lên lá Quốc Kỳ c̣n nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai TSQ lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào.

    Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đ́a.

    Tất cả TSQ từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà...., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca.

    Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đ́nh............ Mọi người dân Vũng Tàu đă đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.

    Các Thiếu Sinh Quân đă làm lễ mai táng đất nước, đă TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của Quân Đội VNCH, đă vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.” [4]

    Trong hồi ức của những người đă từng kinh qua cuộc chiến, đặc biệt trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ Việt nam Cọng Ḥa, nhất là hồi ức của những người lính bảo vệ tự do, th́ cho dù thời điểm 30.04.75 có là ngày chiến bại, có là thời điểm tan hàng, mất nước…th́ với trận chiến đấu anh dũng và bi hùng của đoàn quân Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, măi măi sẽ là trận chiến oai hùng nhất, đẹp nhất, xứng đáng được xếp đầu tiên trên mọi trang quân sử.

    Trần Đoan Hùng

    [1] CUỘC CHIẾN ĐẤU BI HÙNG của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu ( tác gỉa Đào Vũ Anh Hùng)

    [2] Trận Chiến Đấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975 (Tác giả : CTSQ Nguyễn Anh Dũng và CTSQ Lâm A Sáng. Colorado, ngày 24 tháng 10 năm 2002 (Edited by Bắc Phong Sài G̣n/ K23 Thủ đức)

    [3] CUỘC CHIẾN ĐẤU BI HÙNG của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu ( tác gỉa Đào Vũ Anh Hùng)

    [4] SĐD

    Trần Đoan Hùng 4/18/2015

    (VietCatholic)

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lễ Giỗ cố Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương

    Tuẫn quốc năm 1975



    *Cố Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương đă tuẫn tiết ngày 1 Tháng 5, 1975 tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, Nha Trang.


    Lễ Giỗ cố Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương được tổ chức tại Chùa Bát Nhă vào lúc 10:00 giờ sáng chủ nhật 29 tháng 3 năm 2015. Địa chỉ số 803 South Sullivan, Santa Ana, CA 92704.












    Nguồn FN HQ Nam Cali
    Last edited by Tigon; 25-04-2015 at 09:43 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 04-10-2013, 12:02 PM
  2. Replies: 472
    Last Post: 02-08-2013, 09:52 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 31-12-2012, 11:10 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 03-08-2011, 06:40 PM
  5. SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN
    By Nguyễn Khắp Nơi in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 14-11-2010, 03:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •