Phỏng Vấn của Đài Phát Thanh VN 03/10/2015

http://tienggoicongdan.com/2015/03/1...3-3-2015audio/


Ông Đoàn Trọng Hiếu:
Chúng tôi lại được hân hạnh giới thiệu đến quư vị thính giả đài Phát Thanh Việt Nam một đề tài mà người Quốc Gia chống Cộng nên theo sát để thích ứng với các diễn biến chính trị trong nước và ngoài nước. đến quư vị thính giả đài Phát Thanh Việt Nam. Đó là vấn đề khác biệt trong việc Nhận Diện Bạn Thù mà chúng tôi sẽ phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc, Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ hôm nay.

Ông Phúc:
Kính chào ông Đoàn Trọng Hiếu, kính chào quư vị thính giả đài Phát Thanh Việt Nam

Đoàn Trọng Hiếu:
Thưa ông Phúc, tôi được biết ông tốt nghiệp trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, được huấn luyện thành thục về lư thuyết cũng như sách lược Cộng Sản. Ông cũng có nhiều bài viết phân tích về Cộng Sản VN trong hơn hai mươi năm qua. Xin ông vui ḷng cho biết sơ về kinh nghiệm của ông?

Đỗ Văn Phúc:
Thưa ông, Quân Lực VNCH mở ra Trường Đại Học CTCT, là nhằm đạo tạo sĩ quan không những có căn bản quân sự như các quân trường khác, mà c̣n chú trọng việc huấn luyện về chính trị có đủ hiểu biết về CS mà đương đầu với kẻ thù. Ngoài chương tŕnh quân sự và văn hoá, học về khoa Luật và Chính trị, Xă Hội… c̣n có 804 giờ dành ra cho lư thuyết Cách Mạng, Chủ Nghĩa Mác Lê nin, Lịch sử Đảng CS, các Sách Lược đấu tranh, tuyên truyền của CS… Chúng tôi được nhiều cựu cán bộ VC hồi chánh đến thuyết tŕnh cặn kẽ về các thủ đoạn mà CSVN đă áp dụng trong âm mưu khuynh đảo chính quyền miền Nam…
Nh́n chung, sau gần thế kỷ áp dụng, các sách lược này chẳng thay đổi mấy về căn bản. Nhưng phía người Việt Quốc Gia vẫn cứ bị lừa gạt v́ bản tính nhân hậu, độ lượng và cách nh́n hời hợt của chúng ta. Chính sự phân hoá trong hàng ngũ Cộng Đồng Việt tị nạn là do góc độ nh́n khác nhau về cùng một vấn đề trong khi bản chất CS th́ không thay đổi, mà chỉ thay đổi về phương cách để đánh lừa chúng ta.

Đoàn Trọng Hiếu:
Thưa ông, ông có nóI về cách nh́n khác nhau về cùng vấn đề. Ông có ư muốn nói sự khác nhau giữa hai thế hệ không?

Đỗ Văn Phúc:
Thật ra, sự khác nhau này xảy ra trong các thành phần, các lứa tuổi, do kinh nghiệm thực tế và hiểu biết khác nhau về CS. Như phải nhận là khá phổ biến giữa các thế hệ.
Người trẻ ở Mỹ, được giáo dục từ nhỏ tính chân thật, ngay thẳng. Do kinh nghiệm sống trong một xă hội văn minh, dân chủ, họ nh́n và đánh giá mọi vật như nó đang hiển hiện mà không xét đến những yếu tố phức tạp bên trong. Nếu có hiểu biết chút nào về Cộng Sản, th́ cũng chỉ là những kiến thức đơn giản qua những trang sách vở mà chưa từng được trải nghiệm như lớp cha chú của họ. Họ chỉ khẳng định điều ǵ đúng sai đ̣i hỏi những dữ kiện chứng minh cụ thể mà không đi theo lối suy luận diễn dịch từ quan sát, tổng hợp thường được áp dụng trong các môn khoa học xă hội. Cũng có trường hợp vài người trẻ quá tự phụ về bằng cấp khoa bảng mà coi thường thế hệ cha chú ḿnh. Họ quên rằng cha chú có thể thua kém về kiến thức khoa học chuyên môn, nhưng chắc không thua về kiến thức khoa học xă hội và kinh nghiệm chính trị. Và cả hai phía đều có những điều cần học hỏi nhau.

Đoàn Trọng Hiếu:
Ông có ư kiến ǵ để hoá giải t́nh trạng trên?

Đỗ Văn Phúc:
Chỉ nói về một tỉnh vật đơn giản, chúng ta mỗi người cũng đă có cách nh́n khác nhau từ những góc độ hay tâm lư khác nhau. Đến con người th́ rơ ràng rất phức tạp. V́ ngoài h́nh thể c̣n có trí tuệ và tâm lư. Ngay cái vẻ bên ngoài cũng có thể được che đậy khéo léo bằng hoá trang, giải phẩu để lừa gạt con mắt người. Nói chi đến bên trong thiên biến vạn hoá. Con người là sản phẩm của xă hội. Một sự nhận xét về con người phải được nh́n từ nhiều yếu tố: hành tung, quá tŕnh giáo dục, xuất thân, ảnh hưởng xă hội, điều kiện sống… Mỗi một giây, một phút, những yếu tố trên đều tác động để biến chuyển tâm lư con người một cách sâu sắc. Chúng ta không thể hời hợt chỉ nghe qua lời phát biểu hay một hành vi nhất thời để kết luận về một người. Trong luật học th́ một người phải coi vô tội trước khi toà xét có tội; trong chính trị th́ người ta có thể đánh giá con người hay sự việc một cách gần đúng sau khi xét qua những yếu tố như đă nói ở trên. Ví dụ, khi nhận xét về những nhân vật “phản tỉnh” từ chế độ Cộng Sản, chúng tôi phải truy t́m từ những bài văn, lời phát biểu. Đọc từng câu, từng chữ để t́m thấy trong sơ hở của họ cái lập trường quan điểm thật thay v́ nghe đọc những lời mị dân vừa phát biểu hôm nay.
Chúng tôi chỉ xin đề nghị: đối với những người mà chúng ta chưa thật sự hiểu rơ sự biến chuyển trong quan điểm lập trường của họ, chúng ta nên có thái độ thận trọng. Không vồn vập, tâng bốc phong cho họ là anh hùng, lănh tụ; nhưng cũng như không mạt sát đả kích nặng lời chụp ngay cho họ cái mũ gián điệp, c̣ mồi… Dù sao, thêm một người bạn vẫn tốt hơn thêm một kẻ thù.
Ngoài ra các vị thế hệ 1 cũng nên tâm niệm rằng:
Ngày nay, chúng ta đă qua tuổi thất thập cổ lai hy, không c̣n năng lực để tiếp tục gánh vác trọng trách lănh đạo cộng đồng nên đă có khuynh hướng chuyển giao cho giới trẻ. Nhưng những cách biệt, bất đồng về cách nh́n, đánh giá vấn đề và cung cách sinh hoạt vẫn là trở ngại chính. Nếu không hoá giải được, sẽ tạo một khoảng trống lâu dài trong sinh hoạt chung; là khe hở để kẻ địch nhảy vào lợi dụng.
Học hỏi kinh nghiệm đối phó với Cộng Sản trong thời chiến tranh, chúng tôi mong muốn thế hệ cha chú mềm dẻo tinh tế hơn trong cư xử với thế hệ 2, 3. Đó là biết phục thiện và chấp nhận bất đồng, không tự coi ḿnh là trưởng thượng để áp đảo. Ngược lại, cũng mong thế hệ con cháu tạm đứng thoát ra khỏi khung cảnh xă hội dân chủ văn minh để thừa nhận rằng trong chính trị không đơn giản là cách nh́n trực diện, và con người không phản ảnh trung thực qua h́nh dáng, lời nói bên ngoài mà c̣n nhiều yếu tố nội tại dược khéo léo che đậy để lừa gạt những người thiếu kinh nghiệm và dễ tin. Lối suy nghĩ, đánh giá cách văn minh chỉ đúng để đối phó với địch thủ ngang tầm văn hoá; nhưng sẽ là con cừu non trước kẻ thù Cộng Sản có một lịch sử gần thế kỷ đầy thủ đoạn man trá, dối bịp.

Đoàn Trọng Hiếu:
Xin ông cho biết những thành phần nào chúng ta cần t́m hiểu và cẩn thận đối phó.

Đỗ Văn Phúc:
Việt Cộng ngu dốt, yếu kém trong kinh bang tế thế; nhưng rất thành thạo và kinh nghiệm về các hoạt động khuynh đảo. Ngày trước Cộng Sản đă thành công trong việc gài người trong làn sóng di cư vào Nam, điển h́nh qua Cụm T́nh Báo Chiến Lược A-22 làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước năm 1969. Ngày nay, Cộng Sản tổ chức một mạng lưới t́nh báo gián điệp từ trong các toà Đại Sứ, Lănh Sự ra đến những cơ sở kinh tài với kinh phí khổng lồ để xâm nhập vào cộng đồng hải ngoại. Họ nhắm vào sử dụng các thành phần chính:
1. Những người gài vào trong những chuyến vượt biên.
2. Những người gài trong các chương tŕnh đoàn tụ, ngay cả chương tŕnh HO cũng không ngoại lệ.
3. Những người có quyền lợi gắn bó tại nội địa, như những thương nhân từng đem tiền về nước đầu tư, những người c̣n nặng nợ gia đ́nh c̣n lại ở VN. Việt Cộng chắc phải dùng những t́nh trạng này như giữ con tin để áp lực, mua chuộc.
4. Những kẻ ham tiền, háo danh sẵn sàng phản bội lư tưởng. Những kẻ háo sắc lại càng dễ bị gài bẫy tạo scandal để sai khiến.
5. Những người vô tư không quan tâm hay thiếu ư thức chính trị dù họ mang lư lịch tị nạn. Đây là đối tượng mà Việt Cộng nhắm vào trong các hoạt động văn hoá vận.
Khi gặp phải những thành phần này, trong chúng ta đă có những cách nh́n khác nhau, nên sự tranh căi dễ đưa đến mất sự đoàn kết, có khi đâm ra thù nghịch nhau.

Đoàn Trọng Hiếu
Ông có nhận định thế nào về những người đấu tranh trong nước?

Đỗ Văn Phúc:
Tôi xin tạm thời phân chia các thành phần chống đối trong nước như sau:
- V́ bất măn cá nhân – tranh chấp nội bộ (Hoàng Minh Chính)
- V́ bất măn một vài chính sách nào đó (Cù Huy Hà Vũ, Kim Chi)
- Bất măn v́ chế độ chính trị nhưng vẫn c̣n hoài niệm về CS, coi chế độ hiện nay là thoái hoá
- Tranh đấu cho dân chủ tự do, nhưng chưa hẳn chống lại CS
- Thực tâm tranh đấu xoá bỏ chế độ CS.
Hôm 3/3 vừa qua, ông Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đă nói rất chí lư: Trong trường hợp Iran và ISIS, th́ kẻ thù của kẻ thù chúng ta, cũng là kẻ thù của chúng ta. Tôi xin áp dụng câu này vào trường hợp: Những người CS phản tỉnh và những người Cộng Sản đương quyền. CS phản tỉnh, cũng có thể là kẻ thù chúng ta, mà c̣n nguy hiểm hơn. Lư do tại sao tôi dám nói như thế?
Trước hết, khi nghe đến một nhân vật phản kháng là cựu CS lên tiếng, chúng tôi luôn truy t́m lư lịch hoạt động của họ. Họ gắn bó với chế độ CS ra sao? từ bao lâu? Lời họ nói hay câu học viết nhằm phản bác cái chủ nghĩa CS, chế độ CS, hay chỉ là phản đối các chế độ đang hiện hành, phản bác cái đảng CS đang cầm quyền? Họ chống CS v́ muốn xoá bỏ căn cơ của chế độ xấu xa này, hay muốn chế độ hiện hành được trở lại thời kỳ mà họ cho rằng huy hoàng? Ông Hoàng Minh Chính, bà nghệ sĩ Kim Chi, ông Cù Huy Hà Vũ, Phạm Đ́nh Trọng đă không che đậy được lập trường rất CS của họ khi viết hay nói ra những lời ca tụng Kháng chiến chống Mỹ, Đại Thắng Mùa Xuân, thời Ba Đ́nh rộn ràng khí thế. Họ chỉ coi đảng CS hiện nay là thoái hoá. Họ cho rằng những người CS ngày nay đă mất bản chất cách mạng của thời vàng son xưa. Có vị nói tuột ra không che đậy; nhưng cũng có vị bị nói hớ mà chúng ta phải kiên nhẫn t́m ṭi mới thấy được.
Tóm lại họ chống nhà cầm quyền CS chỉ v́ tranh chấp quyền bính mà thôi.
Trong những người tranh đấu hiện nay tại VN, không thiếu ǵ những vị thật ḷng. Có những người trẻ nhưng có những bài viết sâu sắc mà chúng ta có thể nhận rơ về họ là thật hay cuội. Tuy nhiên cũng không v́ thế mà vội vàng. Phải có thời gian thử thách để biết đó là vàng thật hay không. Chúng ta cần dùng cái tâm trong sáng và cái trí sâu sắc để nhận biết. Nhưng trên nguyên tắc, chúng ta phải yểm trợ họ hết ḿnh, v́ chúng ta tự biết vai tṛ của người hải ngoại chỉ là yểm trợ; mà vai tṛ chính là người trong nước. Do đó, CDNVQGHK vẫn phát động Quỹ Yểm Trợ Tù Nhân Lương Tâm và đều đặn gửi tiền về giúp gia đ́nh những người tù để họ thấy không cô đơn trên con đường tranh đấu.
Sau cùng, xin thưa một điều. Chúng ta cùng đặt mục tiêu chính lên hàng đầu mà cởi mở, cảm thông những dị biệt nhỏ mới mong có cơ hội cùng hợp tác chân thành để sớm thành công.