Page 11 of 19 FirstFirst ... 789101112131415 ... LastLast
Results 101 to 110 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #101
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật

    [1]. Sách Sáng thế (Genesis)
    Sáng thế là ǵ? “Sáng” có nghĩa là sáng tạo và “thế” có nghĩa là thế giới. Tựa đề của sách theo bản văn Do thái là “Ban Đầu” và theo bản văn Hy-lạp lả “Nguồn Gốc”. Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch tựa đề sách này là “Khởi Nguyên”.

    Theo truyền thống và niềm tin của Do Thái Giáo, cũng như của anh em Tin Lành, th́ tác giả sách Sáng thế là ông Mô-sê (Moses) và Mô-sê đă viết Sáng thế trong khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XII tCN.

    Ngày nay, sau khi phân tích 4 truyền thống thể văn (Xin xem phần Dẫn Nhập của Ngũ Thư trong “Kinh Thánh ấn bản 2011”, http://kinhthanhchomoinguoi.org/ban-dich-kt/1/ ), phần lớn các học giả thế tục đồng ư rằng sách Sáng thế không do một tác giả duy nhất là ông Mô-sê viết, mà là do nhiều tác giả viết. Và sách đă được viết trong khoảng 458-400 tCN.
    Sách Sáng thế tŕnh bày nguồn gốc của vũ trụ và con người. Sách Sáng thế (St) là cuốn sách đầu tiên của toàn bộ Kinh Thánh.

    Sách có hai phần chính:
    Phần đầu, (St 1-11), lư giải về nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc sự ác và ơn cứu độ. Phần này c̣n nói đến con người và câu chuyện của các Quốc gia (Nations).
    Phần hai, (St 12-50), nói về các truyền thống về thuỷ tổ của các dân tộc Ít-ra-en (Israel), Mô-áp (Moab), Am-mon (Ammon), Ê-đôm (Edom) và Ít-ma-ên (Ishmael).

    I. Những vấn đề vượt trên thời gian và lịch sử, (St 1,1-11,26):
    Lời mở đầu: Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, vạn vật và con người theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, (St 1,1-2,3).

    1. Chuyện ông A-dong, bà E-và và các chuyện liên quan, (St 2,4-4,26):
    a. Thiên Chúa tạo ra ông A-dong (Adam), bà E-và (Eve) và Vườn Địa Đàng. Ông A-dong và bà E-và bị Satan cám dỗ ăn trái Chúa cấm trong vườn địa đàng, phạm tội tổ tông lưu truyền cho muôn dân, (St 2,4-3,24).
    b. Hai con đầu ḷng của ông A-dong và bà E-và giết nhau: Ca-in (Cain) giết em là A-ben (Abel), Đức Chúa nguyền rủa và ghi dấu (sign) trên người Ca-in, (St 4,1-16).
    c. Ḍng dơi ông Ca-in, (St 4,17-24).
    d. Ông Sết (Seth) và ḍng dơi, (St 4,25-26).

    2. Các tổ phụ trước lụt đại Hồng Thuỷ, (St 5,1-6,8):
    a. Phả hệ (Genealogy) từ A-dong đến Nô-ê (Noah), (St 5,1-32).
    b. Con trai Thiên Chúa và con gái loài người, (St 6,1-8).

    3. Lụt đại Hồng Thuỷ và ông Nô-ê (Noah): Thiên Chúa thanh lọc nhiều thế hệ sau ông A-dong và bà E-và v́ họ đă trở nên sa đọa, (St 6,9-9-29).

    4. Các dân trên mặt đất và Tháp Ba-ben (Babel), (St 10,1-11,9):
    a. Các dân trên mặt đất (Table of the Nations), (St 10,1-32).
    b. Tháp Ba-ben (Babel): giấc mơ rồ dại của con người. Hậu duệ của ông A-dong và bà E-và được phân tán ra nhiều dân tộc và nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, (St 11,1-9).

    5. Các tổ phụ sau Hồng Thuỷ: phả hệ từ Sêm (Shem), con của Nô-ê, đến Te-ra (Terah), cha của Áp-ra-ham, (St 11,10-26).

    II. Chuyện của các tổ phụ (ancestors) của Ít-ra-en, (St 11,27-50,26):
    1. Chuyện của ông Áp-ra-ham (Abraham) và vợ là bà Xa-rai (Sarah), (St 11,27–25,18):
    a. Ḍng dơi ông Te-ra. Ông Áp-ram (Abram) sinh ở thành Ua (Ur) của người Can-đê (Chaldeans), miền Lường Hà (Mesopotamia); ngày nay thuộc Iraq. Abram là tên gọi lúc mới sinh của ông Áp-ra-ham. (St 11,27–32).
    b. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram và ông ra đi về đất Ca-na-an (Canaan). (St 12,1–9).
    c. Ông Áp-ra-ham và bà Xa-rai gặp nguy hiểm ở Ai cập, (St 12,10-13,1).
    d. Ông Áp-ra-ham và ông Lót (Lot) đường ai nấy đi, (St 13,2-18).
    e. Ông Áp-ra-ham đánh bại các vua và cứu ông Lót, (St 14,1-24).
    f. Thiên Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham một đứa con trai và đất đai, (St 15,1-21).
    g. Bà Ha-ga (Hagar), nữ tỳ của Xa-rai, sinh cho Áp-ra-ham một đứa con trai đặt tên là Ít-ma-ên (Ishmael, tổ phụ 63 đời của giáo chủ Hồi giáo Muhammad), (St 16,1-16).
    h. Giao ước (covenant) và phép cắt b́ (circumcision). Thiên Chúa đổi tên ông Áp-ram ra là Áp-ra-ham. Theo giao ước, Thiên Chúa sẽ ban cho Áp-ra-ham con cháu đông như sao, sẽ ban cho ḍng dơi Áp-ra-ham miền đất Ca-na-an làm sở hữu vĩnh viễn. Mọi đàn ông con trai của ḍng dơi Áp-ra-ham sẽ phải chịu cắt b́ như là dấu hiệu của giao ước. (St 17,1-27).
    i. Thiên Chúa hiện ra với ông Áp-ra-ham tại Mam-rê, (St 18,1-15).
    j. Ông Áp-ra-ham can thiệp cho thành Xơ-đôm (Sodom), (St 18,16-33).
    k. Thành Xơ-đôm vô luân và tội ác bị phá huỷ, (St 19,1-29).
    l. Ông Lót và nguồn gốc người Mô-áp và người Am-mon, (St 19,30-38).
    m. Ông Áp-ra-ham được A-vi-me-léc (Abimelech), vua Gơ-ra (Gerar), trả lại bà vợ Xa-rai, (St 20,1-18).
    n. Ông I-xa-ác (Isaac) chào đời. Bà Ha-ga và Ít-ma-ên bị đuổi. (St 21,1-21).
    o. Ông Áp-ra-ham dâng I-xa-ác con ông làm lễ tế. Ḍng dơi ông Na-kho (Nahor). (St 22,1-24).
    p. Mồ mả của các tổ phụ. Ông Áp-ra-ham mua nghĩa trang cho bà Xa-rai và cho gia đ́nh. (St 23,1-20).
    q. Ông I-xa-ác lấy bà Rê-bê-ca (Rebecca) làm vợ, (St 24,1-67).
    r. Ḍng dơi bà Cơ-tu-ra (Keturah), vợ thứ hai của Áp-ra-ham. Ông Áp-ra-ham qua đời ở Ca-na-an. (St 25,1-11).
    s. Hậu duệ của Ít-ma-ên, (St 25,12-18).

    2. Chuyện của ông I-xa-ác và Gia-cốp (Jacob), (St 25,19–36,43):
    a. Ông Ê-xau (Esau) và ông Gia-cóp chào đời, (St 25, 19-34).
    b. Các câu chuyện của ông I-xa-ác, (St 26, 1-35).
    c. Ông Gia-cóp đoạt lời chúc phúc của ông I-xa-ác, (St 27, 1-45).
    d. Ông I-xa-ác sai ông Gia-cóp đến nhà ông La-ban (Laban) - Ông Ê-xau lấy vợ lần nữa. (St 27, 46-28,9).
    e. Giấc mộng của ông Gia-cóp tại Bết Ên (Bethel), (St 28, 10-22).
    f. Ông Gia-cóp lấy hai vợ là Lê-a (Leah) và Ra-khen (Rachel), đều là con của ông La-ban, (St 29, 1-30).
    g. Các con của Gia-cóp. (St 29, 31-30,24).
    (Cuối cùng với bốn người vợ, ông Gia-cốp có mười hai con trai là Rưu-vên (Reuben), Si-mê-ôn (Simeon), Lê-vi (Levi), Giu-đa (Judah), Dơ-vu-lun (Zebulun), Ít-xa-kha (Issachar), Đan (Dan), Gát (Gad), A-Se (Asher), Náp-ta-li (Naphtali), Giu-se (Joseph), Ben-gia-min (Benjamin) và một người con gái Đi-na (Dinah). Về sau 10 con trai và hai con nuôi (là Mơ-na-se (Manasseh) và Ép-ra-im (Ephraim), vốn là con của ông Giu-se) của Gia-cốp trở thành 12 bộ lạc của dân tộc Ít-ra-en).
    h. Ông Gia-cóp đánh lừa cha vợ La-ban và làm giàu, (St 30, 25-43).
    i. Ông Gia-cóp trốn khỏi nhà cha vợ La-ban, (St 31, 1-54).
    j. Ông Gia-cóp chuẩn bị gặp ông Ê-xau, (St 32,1-22).
    k. Ông Gia-cóp vật lộn với Thiên Chúa, (St 32,23-33).
    l. Ông Gia-cóp gặp ông Ê-xau, (St 33,1-20).
    m. Cô Đi-na bị làm nhục, (St 34,1-21).
    n. Ông Gia-cóp tại Bết Ên, (St 35,1-15).
    o. Ông Ben-gia-min chào đời. Bà Ra-khen từ trần. Ông Rưu-vên loạn luân. Ông I-xa-ác qua đời. (St 35,16-29).
    p. Hậu duệ của ông Ê-xau tạo nên dân tộc Ê-đôm (Edom), (St 36,1-43).

    3. Chuyện của ông Giu-se (Joseph), con của ông Gia-cốp và chắt của ông Áp-ra-ham, (St 37,1-50,26):
    a. Ông Giu-se bị các anh bán cho Ai-cập, (St 37,1-36).
    b. Ông Giu-đa (Judah) và bà Ta-ma (Tamar), (St 38,1-30).
    c. Ông Giu-se bị quyến rũ, (St 39,1-23).
    d. Ông Giu-se giải mộng cho các tù nhân trong tù, (St 40,1-23).
    e. Ông Giu-se giải mộng cho Pha-ra-ô (Pharaoh) và được làm quan, (St 41,1-57).
    f. Ông Giu-se gặp các anh lần đầu tiên tại Ai-cập, (St 42,1-38).
    g. Cuộc hành tŕnh lần thứ hai đến Ai-cập, (St 43,1-45,28).
    h. Ông Gia-cóp lên đường đi Ai-cập, (St 46,1-30).
    i. Vào chầu Pha-ra-ô, (St 46,31-47,28).
    j. Ông Gia-cóp nhận các con của Giu-se làm con nuôi, (St 47,29-48,22).
    k. Những lời chúc phúc của ông Gia-cóp cho các con trai, (St 49,1-28).
    l. Ông Gia-cóp qua đời và ông Giu-se qua đời, (St 49,29-50,26).

    *
    **

    Bản văn sách Sáng Thế:
    Sách Sáng Thế hay Sáng Thế Kư theo bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Sáng Thế hay Khởi Nguyên theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Sáng Thế hay Genesis theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

    Phả hệ (Genealogy) từ A-dong (Adam) đến các dân tộc Edomites, Ishmaelites, Moabites, Ammonites và Israelites:


    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 30-10-2015 at 01:05 AM.

  2. #102
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật
    …..
    [2]. Sách Xuất hành (Exodus)
    Sách Xuất hành (Xh) kể lại việc dân Israel “xuất hành” rời khỏi Ai Cập dưới sự dẫn dắt của ông Mô-se (Moses) đi về miền đất hứa Ca-na-an (Canaan) mà Thiên Chúa đă hứa với Abraham. Trong thời gian hành tŕnh 40 năm trong sa mạc, một số luật lệ và chỉ thị cũng đă được ban hành, quan trọng nhất là bộ luật của Giao Ước Xi-nai.

    Việc xuất hành rời khỏi Ai Cập có thể đă xảy ra trong thế kỷ 13 tCN, dưới thời vua Ai Cập Méc-nép-ta (Merneptah, trị v́; 1213–1203 tCN).

    Sách Xuất hành chỉ tường thuật cuộc hành tŕnh từ Ram-xết (Rameses) đến núi Xi-nai (Mount Sinai) trong Ai Cập; hành tŕnh từ Xi-nai đến đất hứa Ca-na-an sẽ được đề cập trong các sách Dân số (Numbers), Đệ nhị luật (Deuteronomy) và Giô-suê (Joshua).

    Sách Xuất hành đă được viết trong khoảng 458-400 tCN.
    Sách Xuất hành có thể được chia ra ba phần chính sau đây:

    I. Công cuộc giải thoát khỏi Ai cập, (Xh 1,1-15,21):
    1. Dân Ít-ra-en bên Ai-cập, (Xh 1,1-22):
    a. Cảnh sống thịnh vượng của người Do Thái ở Ai-cập, (Xh 1, 1-7).
    b. Dân Do Thái bị áp bức ở Ai-cập, (Xh 1, 8-14).
    c. Vua Ai-cập ra lệnh: "Mọi con trai Do Thái sinh ra, hăy ném xuống sông Nin (Nile); mọi con gái th́ để cho sống.” (Xh 1,15-22).

    2. Thời niên thiếu và ơn gọi của ông Mô-sê, (2,1 – 7,7):
    a. Ông Mô-sê chào đời, (Xh 2, 1-10).
    b. Do bênh vực 1 người Israel bị áp bức, Mô-sê giết chết 1 người Ai cập nên ông phải chạy trốn sang Ma-đi-an (Midian), (Xh 2, 11-22).
    c. Tiếng rên siết của người Do Thái từ cảnh nô lệ đă thấu tới Thiên Chúa, (Xh 2, 23-25).
    d. Thiên Chúa gọi ông Mô-sê từ bụi cây bốc cháy, (Xh 3, 1-4, 17).
    e. Ông Mô-sê rời Ma-đi-an trở về Ai-cập, (Xh 4, 18-26).
    f. Ông Mô-sê được ông A-ha-ron (Aaron) và các kỳ mục Ít-ra-en chấp nhận, (Xh 4, 27-31).
    g. Cuộc hội kiến đầu tiên với Pha-ra-ô để xin vua Ai Cập hăy cho dân Do Thái ra đi, (Xh 5, 1-6, 1).
    h. Tŕnh thuật khác về việc Thiên Chúa gọi ông Mô-sê - Gia phả ông Mô-sê và ông A-ha-ron. (Xh 6, 2-7,7).

    3. Thiên Chúa gây ra mười tai ương để vua Ai Cập cho người Israel ra đi, (Xh 7,8-13,16):
    a. Cây gậy của ông A-ha-ron biến thành con rắn trước mặt Pha-ra-ô, (Xh 7,8-13).
    b. Vua Ai Cập không muốn giải phóng các nô lệ Do Thái. Thiên Chúa gây ra 9 tai ương ở Ai Cập để vua Ai Cập cho người Israel ra đi: Nước biến thành máu, các nạn ếch nhái, muỗi, ruồi nhặng, ôn dịch, ung nhọt, mưa đá, châu chấu và cảnh tối tăm. (Xh 7,14- 10,29).
    c. Tai ương thứ mười: Báo tin các con đầu ḷng Ai-cập sẽ phải chết, (Xh 11,1-10).
    d. Nghi thức lễ Vượt Qua (Passover). Công bố lễ Vượt Qua. (Xh 12, 1-28).
    e. Các con đầu ḷng người Ai Cập bị giết làm cho Pha-ra-ô chấp thuận để dân Israel ra đi, (Xh 12, 29-39).
    f. Chỉ thị về lễ Vượt Qua để kỷ niệm ngày Thiên Chúa đă đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập, (Xh 12, 40-51).
    g. Lễ Bánh Không Men, (Xh 13, 3-10).
    h. Các con đầu ḷng người Do thái được cứu, (Xh 13, 1-2; 11-16).

    4. Dân Israel ra khỏi Ai-Cập, (St 13, 17-15,21):
    a. Dân Israel ra đi, (St 13, 17-22).
    b. Người Ai Cập đuổi theo, (St 14, 1-10).
    c. Phép lạ tại Biển Đỏ (Red Sea) cứu người Do thái, (St 14, 15-31).
    d. Con cái Ít-ra-en hát mừng bài ca chiến thắng sau khi qua được Biển Đỏ, (St 15, 1 – 21).

    II. Hành tŕnh trong sa mạc từ Ram-xết (Rameses) đến núi Xi-nai (Mount Sinai) trong Ai Cập, (Xh 15,22 – 18,27):

    1. Lộ tŕnh dân Israel từ Ram-xết đến núi Xi-nai đi qua các vùng Sua (Shur), Ma-ra (Marah), Ê-lim (Elim), Xin (Sin) và Rơ-phi-đim (Rephidim). Trên đường đi, Thiên Chúa luôn pḥ trợ dân Israel. Tại Ma-ra Thiên Chúa biến nước đắng thành ngọt. Ở sa mạc Xin, Thiên Chúa đă cho chim cút và man-na (manna) làm thức ăn. Tại Rơ-phi-đim, Thiên Chúa đă ban cho họ nước từ tảng đá (rock), và giúp dân Israel đánh bại dân du mục A-ma-lếch (Amalek) qua lời cầu nguyện của Môi-se. (15,22-17,16).

    2. Ông Gít-rô (Jethro), cha vợ của ông Mô-sê, cùng với vợ con ông Mô-sê đến thăm ông Mô-sê ở sa mạc. Ông Gít-rô dâng lên Thiên Chúa lễ toàn thiêu và các hy lễ. Theo lời khuyên của Gít-rô, Mô-sê chọn lựa các thẩm phán để giúp Mô-sê quản lư dân, (18,1-27).

    III. Dân Do thái ở tại Xi-nai, (Xh 19,1-40,38):
    1. Giao ước (Covenant) Xi-nai, (Xh 19,1-24,18):
    a. Thiên Chúa hứa ban giao ước trên núi Xi-nai: Thiên Chúa hứa sẽ coi Ít-ra-en là một vương quốc tư tế, một dân thánh. (Xh 19,1-25).
    b. Bộ Luật của Giao Ước Xi-nai, (Xh 20,1-34,35):
    • Mười điều răn, (Xh 20,1-21):
    • Luật về bàn thờ, (Xh 20,22-26).
    • Luật về người nô lệ, (Xh 21,1-11).
    • Các hành vi phải bị giết chết, (Xh 21,12-17).
    • Luật liên quan đến việc gây thương tích cho người khác, (Xh 21,18-36).
    • Lấy trộm thú vật, (Xh 21,37-22,3).
    • Những tội phải bồi thường, (Xh 22,4-14).
    • Xâm phạm tiết hạnh gái trinh, (Xh 22,15-16).
    • Luật đạo đức và luật tôn giáo, (Xh 22,17-27).
    • Của đầu mùa và con đầu ḷng, (Xh 22,28-30).
    • Công lư. Bổn phận đối với kẻ thù, (Xh 23,1-9).
    • Năm sa-bát (năm thứ bảy để đất hưu canh) và ngày sa-bát (thứ bảy, ngày nghỉ), (Xh 23,10-13).
    • Các ngày lễ của Ít-ra-en, (Xh 23,14-19).
    • Lời hứa và chỉ thị liên quan đến biến cố vào xứ Ca-na-an, (Xh 23,20-33)
    c. Kư giao ước Xi-nai, (Xh 24,1-18).

    2. Các chỉ dẫn về việc dựng nơi thánh trong sa mạc trong khi tiến về Đất Hứa, (Xh 25,1-31,18):
    a. Đóng góp để dựng nơi thánh, (Xh 25,1-9).
    b. Chỉ dẫn về việc dựng nơi thánh: Nhà Tạm và Ḥm Bia; Bàn để bánh tiến; Trụ đèn; Nhà Tạm; Vải và bạt; Khung lều; Bức trướng; Bàn thờ dâng lễ toàn thiêu; Khuôn viên;Dầu thắp đèn; Phẩm phục của các tư tế; Áo ê-phốt; Túi đeo trước ngực; Áo khoác; Dấu thánh hiến; Y phục của tư tế; Lễ vật; Lễ tấn phong các tư tế; Tiệc thánh; Thánh hiến bàn thờ dâng lễ toàn thiêu; Lễ toàn thiêu thường nhật; Hương án; Thuế thân; Vạc đồng; Dầu tấn phong; Hương thơm. (Xh 25,10-31,17).
    c. Thiên Chúa trao cho ông Mô-sê các tấm bia đá ghi Lề Luật, (Xh 31,18).

    3. Sự bất trung của dân và việc tái lập giao ước, (32,1-34,35):
    a. Sự kiện dân thờ con bê bằng vàng, (Xh 32,1-6).
    b. Thiên Chúa nổi giận, (Xh 32,7-14).
    c. Ông Mô-sê đập vỡ các tấm bia Lề Luật và trách phạt dân, (Xh 32,15-35).
    d. Lệnh lên đường, (Xh 33,1-6).
    e. Ông Mô-sê dựng Lều Hội Ngộ bên ngoài trại để đàm đạo với Thiên Chúa, (Xh 33,7-11).
    f. Ông Mô-sê lại chuyển cầu cho dân. Ông Mô-sê cầu xin Thiên Chúa cho được thấy vinh quang của Ngài. (Xh 33,12-23).
    g. Ông Mô-sê làm lại hai bia đá giống như hai bia trước để ghi Lề Luật, (Xh 34,1–5).
    h. Thiên Chúa hiện ra với ông Mô-sê, (Xh 34,6–9).
    i. Tái lập giao ước, (Xh 34,10–35).

    4. Dựng nơi thánh, (Xh 35,1-40,38):
    a. Thực hiện các chỉ dẫn trong (Xh 25,1-31,17) về việc dựng nơi thánh trong sa mạc, về Nhà Tạm và Ḥm Bia, về phẩm phục của các tư tế, về lễ vật … , (Xh 35,1-39,43).
    b. Dựng và thánh hiến Nhà Tạm (Tabernacle) theo mệnh lệnh của Thiên Chúa. Đức Chúa chiếm hữu Nhà Tạm. Mây dẫn đường cho dân Ít-ra-en: Ở mỗi chặng đường của họ, khi nào đám mây bay lên khỏi Nhà Tạm, th́ con cái Ít-ra-en nhổ trại.Nếu mây không bay lên, th́ họ không nhổ trại cho đến ngày mây lại bay lên.(Xh 40,1-38).
    *
    **

    Bản văn sách Xuất Hành:

    Sách Xuất Hành theo bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Xuất Hành theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Xuất Hành hay Exodus theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Hành tŕnh từ Ram-xết, Ai cập, đến Giê-ri-khô (Jericho) trong Đất Hứa Ca-na-an


    Hành tŕnh từ Ram-xết (Rameses), Ai cập, đến Giê-ri-khô (Jericho) trong Đất Hứa Ca-na-an của con cái Ít-ra-en.

    Sách Xuất hành tường thuật các chặng đường từ 1 đến 9, dưới sự dẫn dắt của ông Mô-se.
    Sách Dân số và Đệ nhị luật tường thuật các chặng đường từ 9 đến 17, dưới sự dẫn dắt của ông Mô-se.
    Sách Giô-sua tường thuật các chặng đường từ 17 đến lúc vào chiếm Đất Hứa Ca-na-an tại Giê-ri-khô, trạm 18, dưới sự dẫn dắt của ông Giô-sua.

    Lúc rời Ai-cập, khi “Con cái Ít-ra-en nhổ trại rời Ram-xết đi Xúc-cốt (Succoth), có khoảng sáu trăm ngàn bộ hành, chỉ kể đàn ông không kể trẻ con”, (Exodus 12,37).

    Trong số “khoảng sáu trăm ngàn bộ hành” khi rời Ai cập đó, chỉ có 2 người là Giô-suê và Ca-lếp (Caleb) là c̣n sống vào được đất hứa Canaan, (Numbers 26,65); số c̣n lại đă chết sau 40 năm đi trong sa mạc, (Deuteronomy 29,4), khi vượt một quảng đường dài khoảng 850 miles, hay 1368 cây số (ướt tính dựa trên bản đồ ở trên).
    Trước khi vào Canaan, kiểm tra dân số “đàn ông từ 20 tuổi trở lên” của thế hệ mới sinh trong hoang dă thấy có 601,730 người, (Numbers 26,51).
    Như vậy trong 40 năm trong sa mạc, số được sinh nơi hoang dă là (601,730-2) = 601,728 “đàn ông từ 20 tuổi trở lên” (trừ 2 người không được sinh trong sa mạc là Giô-suê và Ca-lếp).

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 02-11-2015 at 03:27 AM.

  3. #103
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật
    …..
    [3]. Sách Lê-vi (Leviticus)
    Lê-vi (Levi) là ai? Từ khi lập quốc, Lê-vi là một trong 12 chi tộc của dân tộc Israel. Mười hai chi tộc này là con và con nuôi của ông Jacob và họ thuộc hàng chắt của ông Abraham. Chi tộc Lê-vi được giao nhiệm vụ chỉ lo việc thờ phượng Thiên Chúa.

    Từ Lê-vi (Levites) chỉ được nói đến trong 2 câu (Lv25, 32-33) nhưng v́ sách đề cập nhiều đến các nghi thức lễ tế, đến chức vụ tư tế do chi tộc Lê-vi độc quyền đảm trách nên sách lấy tên là sách Lê-vi, (Lv).

    Sách Lê-vi nói về các nghi thức các lễ tế, nghi thức tấn phong các tư tế, các quy định cho các tư tế; sách c̣n đề cập đến luật liên quan đến sự thanh sạch và sự ô uế, và luật về sự thánh thiện cho tất cả mọi người. Sách Lê-vi dạy người Do Thái sự cần thiết của sự thánh thiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

    Sách đă được viết trong khoảng 458-400 tCN, sau thời gian dân Do Thái bị lưu đày ở Babylon, (587-538 tCN).
    Sách Lê-vi có thể được chia ra làm năm phần như sau:

    I. Nghi thức các lễ tế (Offerings, Sacrifices), (Lv 1,1-7,38):

    1. Các loại lễ tế, (Lv1,1-5,26):
    a. Lễ toàn thiêu (Burnt Offerings), (Lv1,1-17).
    b. Lễ phẩm (Grain Offerings), (Lv 2,1-16).
    c. Hy lễ kỳ an (Peace Offerings), cũng gọi là hy lễ hiệp thông (Communion Sacrifices), hoặc hy lễ giao ước (Covenant Offerings), (Lv 3,1-17).
    d. Các trường hợp đặc biệt cho lễ tạ tội (Purification Offerings), (Lv 4,1-5,13):
    • Tạ tội cho tư tế, (Priest), (Lv 4,1-12).
    • Tạ tội cho cộng đồng Ít-ra-en, (Lv 4,13-21).
    • Tạ tội cho một đầu mục (Tribal leader), (Lv 4,22-26).
    • Tạ tội cho một thường dân, (Lv 4,27-35;5,7-13).
    e. Một số trường hợp phải dâng lễ tạ tội, (Lv 5,1-6).
    f. Lễ đền tội (Reparation Offerings), (Lv 5,14-26).

    2. Nghĩa vụ, quyền lợi của các tư tế và các loại lễ tế, (Lv 6,1-7,38):
    a. Lễ toàn thiêu, (Lv 6,1-6).
    b. Lễ phẩm, (Lv 6,7-16).
    c. Lễ tạ tội, (Lv 6,17-23).
    d. Lễ đền tội, (Lv 7,1-10).
    e. Hy lễ kỳ an, (Lv 7,11-21;28-34).
    f. Mỡ và tiết bị cấm, (Lv 7,22-27).
    g. Kết luận, (Lv 7,35-38).

    II. Nghi thức tấn phong các tư tế, (Lv 8,1-10,20):
    1. Tấn phong ông A-ha-ron và các con ông, (Lv8,1-13).
    2. Nghi thức thánh hiến, (Lv8,14-36).
    3. Các tư tế nhậm chức: nghi thức trong ngày thứ tám, (Lv9,1-24).
    4. Tội của hai con ông A-ha-ron là Na-đáp (Nadab) và A-vi-hu (Abihu) bị chết thảm. Quy định đặc biệt về lễ tạ tội. (Lv10,1-20).

    III. Luật liên quan đến cái thanh sạch và cái ô uế, (Lv 11,1-16,34):
    1. Loài vật thanh sạch và loài vật ô uế, (Lv11,1-47).
    2. Quy định về việc đụng vào vật ô uế, (Lv11,24-28;11,31-45).
    3. Thanh tẩy đàn bà mới ở cữ, (Lv12,1-8).
    4. Bệnh phong hủi ở người. Quy chế người phong hủi. (Lv13,1-14,57).
    5. Ô uế về sinh dục nơi đàn ông và đàn bà, (Lv15,1-33).
    6. Ngày xá tội, (Lv16,1-34).

    IV. Luật về sự thánh thiện, (Lv 17,1-26,46):
    1. Các điều luật áp dụng chung để sống một đời sống thánh thiện, (Lv17,1-16).
    2. Luật liên quan đến hành vi t́nh dục (Sexual Behavior), (Lv18,1-30).
    3. Chỉ thị về luân lư và phụng tự, (Lv19,1-37).
    4. Quy định về h́nh phạt các trọng tội liên quan đến nghi tiết và gia đ́nh, (Lv20,1-27).
    5. Quy định cho các tư tế, thượng tế. Những trường hợp không được làm tư tế. (Lv 21,1-24).
    6. Quy định phải thanh sạch mới được ăn các của thánh hiến (Sacred Offerings), (Lv 22,1-33).
    7. Nghi thức cử hành các lễ trong năm, (Lv 23,1-44):
    a. Ngày sa-bát (Sabbath), (Lv 23,3-4).
    b. Lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, (Lv 23,5-8).
    c. Ngày dâng bó lúa đầu mùa, (Lv 23,9-14).
    d. Lễ Ngũ Tuần (Pentecost), (Lv 23,15-22).
    e. Ngày đầu tháng bảy: Ngày Đầu Năm (New Year’s Day), (Lv 23,23-25).
    f. Ngày xá tội (Atonement), (Lv 23,26-32).
    g. Lễ Lều (The Feast of Booths), (Lv 23,33-36; 23,39-44).
    h. Kết luận, (Lv 23,37-38).
    8. Quy định bổ sung về nghi lễ. Nói phạm thượng. Luật báo phục tương xứng. (Lv24,1-23).
    9. Các năm thánh, (Lv25,1-55):
    a. Năm sa-bát (Sabbatical year), (Lv25,2-7;25,18-22).
    b. Năm toàn xá (Jubilee year), (Lv25,8-17).
    10. Chuộc đất, chuộc nhà, chuộc người, (Lv25,23-55).
    11. Phần thưởng cho sự vâng lời: Các lời chúc phúc, (Lv26,1-13).
    12. H́nh phạt cho sự bất tuân: Các lời nguyền rủa, (Lv26,14-46).

    V. Giá biểu cho các lời khấn. Định rơ những điều kiện để chuộc người, vật và các thứ khác hiến dâng cho Thiên Chúa, (Lv 27,1-34).

    *
    **

    Bản văn sách Lê-vi:

    Sách Lê-vi theo bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Lê-vi theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Lê-vi hay Leviticus theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Phả hệ chi tộc Lê-vi:


    (Chỉ có hậu duệ của thượng tế (High Priest) A-ha-ron (Aaron), hay hậu duệ của Eleazar và Ithamar, mới được làm thượng tế hay tư tế (Priest), là các vị chủ lễ. Hậu duệ các nhánh khác chỉ làm thầy lê-vi, phụ giúp các tư tế trong việc phụng thờ Thiên Chúa hay coi việc đàn hát trong hội đường.)

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 04-11-2015 at 12:16 PM.

  4. #104
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật
    …..

    [4]. Sách Dân số (Numbers)
    Sách có tên là Dân số v́ có đề cập đến cuộc kiểm tra dân số Israel ở các chương 1 và 26. Tựa đề sách theo bản gốc Do thái là “Trong sa mạc”, tựa đề này gần đúng với nội dung cuốn sách.

    Tiếp nối sách Xuất hành, sách Dân số tŕnh bày cuộc hành tŕnh của dân Chúa trong các chặng đường từ núi Xi-nai (Sinai) đến các vùng Bết Ha Giơ-si-mốt (Beth-jeshimoth) và A-bên Sít-tim (Abel-shittim), phía đông sông Gio-đan (Jordan), trong vùng thảo nguyên của vương quốc Mô-áp (Moab). Sách Dân số tŕnh bày việc chuẩn bị cho việc khởi hành từ Xi-nai (Sinai), về thời gian 40 năm lang thang trong sa mạc và việc chuẩn bị để vượt qua sông Gio-đan tiến vào Đất Hứa Ca-na-an (Canaan) từ A-bên Sít-tim. Trong thời gian hành tŕnh, một số luật lệ và chỉ thị cũng đă được ban hành.

    Sách Dân số đă được viết trong khoảng 458-400 tCN.
    Sách Dân số (Ds) có thể chia ra ba phần chính:

    I. Kiểm tra dân số lần thứ nhất và chuẩn bị cho việc khởi hành từ Sinai, (Ds 1,11-10,10):
    1. Kiểm tra dân số và tổ chức cộng đoàn, (Ds 1,1-4,49):
    a. Kiểm tra dân số lần thứ nhất, đàn ông từ 20 tuổi trở lên: 603,550 người, không kể các thầy Lê-vi, (Ds 1,1-47).
    b. Quy chế của các thầy Lê-vi, (Ds 1,48-54).
    c. Thứ tự 12 chi tộc Israel đóng quân quanh Nhà Tạm khi dừng quân đóng trại và khi di chuyển, (Ds 2,1-34).
    d. Chi tộc Lê-vi, (Ds 3,1-4,49):
    e. Các tư tế là hậu duệ của nhánh A-ha-ron (Aaron). Chức vụ các thầy Lê-vi là trợ giúp các tư tế. Kiểm tra chi tộc Lê-vi tuổi từ một tháng trở lên: 22,000 thầy, (Ds 3,1-51).
    f. Nhiệm vụ các Tư tế và các thầy Lê-vi đối với Nhà Tạm trong lúc hành quân về Đất Hứa; kiểm tra các thầy Lê-vi tuổi từ ba mươi đến năm mươi: 8,580 thầy, (Ds 4,1-49).

    2. Thanh tẩy doanh trại và cộng đoàn, (Ds 5,1-6,27):
    a. Loại trừ những người nhiễm uế, (Ds 5,1-4).
    b. Luật bồi hoàn cho người ḿnh đă làm thiệt hại, (Ds 5,5-10).
    c. Nghi thức xét người đàn bà bị nghi phản bội chồng, (Ds 5,11-31).
    d. Luật về lời khấn na-dia (nazir), (Ds 6,1-21).
    e. Công thức chúc lành, (Ds 6,22-27).

    3. Chuẩn bị phụng tự cho sự ra đi từ Sinai, (Ds 7,1-10,10):
    a. Tế phẩm của những người đứng đầu các chi tộc, (Ds 7,1-89).
    b. Các ngọn đèn trên trụ đèn, (Ds 8,1-4).
    c. Nghi thức tấn phong các thầy Lê-vi, (Ds 8,5-26).
    d. Ngày ăn mừng lễ Vượt Qua, (Ds 9,1-14).
    e. Cột mây trên Nhà Tạm báo hiệu lên đường, (Ds 9,15-23).
    f. Kèn bạc báo hiệu tập họp, (Ds 10,1-10).

    II. Di chuyển trong sa mạc từ Sinai đến thảo nguyên Moab, (Ds 10,11-21,35):
    1. Từ Sinai đến sa mạc Pa-ran (Paran), (Ds10,11-12,16):
    a. Thứ tự 12 chi tộc Israel khi lên đường từ Sinai, (Ds 10,11-28).
    b. Ông Khô-váp (Hobab), nhạc phụ của Mô-sê, và cuộc lên đường, (Ds 10,29-36).
    c. Hai cuộc ta thán của dân ở Táp-ê-ra (Taberah) và Kíp-rốt Ha Ta-a-va (Kibroth-hattaavah), (Ds 11,1-9).
    d. Đức Chúa ban Thần Khí cho 70 kỳ mục và ban chim cút cho dân. (Ds 11,10-35).
    e. Bà Mi-ri-am (Miriam) và ông A-ha-ron (Aaron) chống đối ông Mô-sê, (Ds 12,1-16).

    2. Tại ngưởng cửa của Đất Hứa, (Ds13,1-15,41):
    a. Do thám đất Canaan. Báo cáo của đội do thám: 10 trong số 12 thám tử xúi dân không vào xứ Canaan. Chỉ có Ca-lép (Caleb) và Giô-suê (Joshua) là hai thám tử muốn tiến lên. (Ds 13,1-33).
    b. Dân Israel nổi loạn đ̣i về lại Ai-cập. Thiên Chúa trừng phạt 10 thám tử yếu đức tin phải chết. Dân Israel thất bại: quân A-ma-lếch (Amalek) và quân Canaan tấn công và đánh đuổi họ tan tành cho tới Khoóc-ma (Hormah). (Ds 14,1-45).
    c. Các chỉ thị về của lễ hiến tế. Tẩy xoá những lầm lỗi v́ vô ư. H́nh phạt khi vi phạm ngày sa-bát. (Ds 15,1-41).

    3. Nổi loạn của Cô-rắc (Korah), Đa-than (Dathan) và A-vi-ram (Abiram). T́nh trạng và vai tṛ của các tư tế, (Ds16,1-19,22):
    a. Nổi loạn của Cô-rắc, Đa-than và A-vi-ram; h́nh phạt dành cho những kẻ nổi loạn. (Ds 16,1-17,1-5).
    b. Ông A-ha-ron chuyển cầu, (Ds 17,6-15).
    c. Cây gậy của ông A-ha-ron và của mỗi gia tộc. Các vật thánh. (Ds 17,16-28).
    d. Bổn phận và quyền lợi của các tư tế và các thầy Lê-vi. Thuế thập phân. (Ds 18,1-32).
    e. Trường hợp nhiễm uế; nghi thức dùng nước tẩy uế. (Ds 19,1-22).

    4. Từ Ca-đê (Kadesh) đến thảo nguyên Moab, (Ds 20,1-21, 35):
    a. Mạch nước Mơ-ri-va (Meribah); Trừng phạt Mô-sê và A-ha-ron không được vào đất Canaan. (Ds 20,1-13).
    b. Ê-đôm (Edom) không cho mượn đường, (Ds 20,14-21).
    c. Ông A-ha-ron qua đời, (Ds 20,22-29).
    d. Chiếm Khoóc-ma (Hormah) của người Canaan, (Ds 21,1-3).
    e. Con rắn đồng chữa những ai bị rắn cắn, (Ds 21,4-9).
    f. Những chặng đường sang hữu ngạn sông Gio-đan, (Ds 21,10-20).
    g. Đánh thắng vua Xi-khôn (Sihon) và vua Ốc (Og): Chiếm miền hữu ngạn sông Gio-đan, (Ds 21,21-35).

    III. Trên thảo nguyên Moab: chuẩn bị để tiến vào Đất Hứa, (22,1-36,13):
    1.Câu chuyện về tiên tri Bi-lơ-am (Balaam) thử chận đường Israel theo yêu cầu của vua Ba-lác (Balak) xứ Moab, (Ds 22,1-24,25):
    a. Vua Moab cầu cứu ông Bi-lơ-am, (Ds 22,1-21).
    b. Con lừa cái của ông Bi-lơ-am, (Ds 22,21-35).
    c. Ông Bi-lơ-am và vua Ba-lác, (Ds 22,36-40).
    d. Lời sấm đầu tiên của ông Bi-lơ-am tại Ba-mốt Ba-an (Bamoth Baal), (Ds 22,41-23,12).
    e. Lời sấm thứ hai của ông Bi-lơ-am tại Pít-ga (Pisgah), (Ds 23,13-26).
    f. Lời sấm thứ ba của ông Bi-lơ-am tại Pơ-o (Peor), (Ds 23,27-24,9).
    g. Lời sấm thứ tư của ông Bi-lơ-am, (Ds 24,10-19).
    h. Các lời sấm kết thúc của ông Bi-lơ-am, (Ds 24,20-25).

    2. Dân bỏ Thiên Chúa, thờ thần Ba-an (Baal) ở Pơ-o, (Ds 25,1-18).

    3. Chuẩn bị chiếm Canaan và chia đất, (Ds 25,19-36,13):
    a. Kiểm tra dân số đàn ông từ 20 tuổi trở lên của thế hệ mới sinh trong hoang dă: 601,730 người. Kiểm tra chi tộc Lê-vi con trai từ một tháng tuổi trở lên: 23,000 thầy, (Ds 25,19-26,65).
    b. Gia tài cho các con gái không có anh em trai của ông Xơ-lóp-khát (Zelophehad), (Ds 27,1-11).
    c. Ông Giô-suê thay ông Mô-se làm thủ lănh cộng đồng, (Ds 27,12-23).
    d. Xác định về các hy lễ, (Ds 28,1-30,1).
    e. Luật về các lời khấn hứa của đàn ông và phụ nữ, (Ds 30,2-17).
    f. Thánh chiến chống Ma-đi-an (Midian), phân chia chiến lợi phẩm đoạt được của người Ma-đi-an, (Ds 31,1-54).
    g. Phân chia vùng phía đông sông Gio-đan cho các chi tộc Rưu-vên (Reuben), Gát (Gad) và nửa chi tộc Mơ-na-se (Manasseh), (Ds 32,1-42).
    h. Các chặng đường của cuộc hành tŕnh: Từ Ram-xết (Rameses) đến núi Sinai trong Ai cập có 11 chặng. Từ Sinai đến A-bên Sít-tim (Abel-shittim) trong thảo nguyên Moab có 29 chặng, (Ds 33,1-49).
    i. Mệnh lệnh của Thiên Chúa về việc phân chia đất Canaan; ranh giới đất Canaan, việc chia đất, (Ds 33,50-34,29).
    j. Các thành dành cho các thầy Lê-vi. Các thành trú ẩn cho những người phạm tội ngộ sát, (Ds 35,1-34).
    k. Luật về phụ nữ lấy chồng trong cùng bộ tộc: gia nghiệp thừa kế của phụ nữ có chồng không được chuyển sang bộ tộc khác, (Ds 36,1-13).


    *
    **

    Bản văn sách Dân số:

    Sách Dân số theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Dân số theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Dân số hay Numbers theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vị trí đóng quân của 12 chi tộc Israel quanh Nhà Tạm (Tabernacle)


    Về các tên của 12 chi tộc Ít-ra-en: Rưu-vên (Reuben), Si-mê-ôn (Simeon), Lê-vi (Levi), Giu-đa (Judah), Dơ-vu-lun (Zebulun), Ít-xa-kha (Issachar), Đan (Dan), Gát (Gad), A-Se (Asher), Náp-ta-li (Naphtali), Giu-se (Joseph), Ben-gia-min (Benjamin), Mơ-na-se (Manasseh) và Ép-ra-im (Ephraim), xin xem “Phả hệ từ Terah đến các dân tộc Edomites, Ishmaelites, Moabites, Ammonites và Israelites” trong Post # 101.

    Về các tên riêng của chi tộc Lê-vi: Mơ-ra-ri (Merari), Ghéc-sôn (Gershon), Cơ-hát (Kohath), Mô-sê (Moses) và các tư tế, xin xem “Phả hệ chi tộc Lê-vi”, post # 103, hay (Numbers 3,17-39) và (Numbers 26,57-61).


    Nhà Tạm



    Nhà Tạm với các vật dụng


    Most Holy Place = Nơi Cực Thánh.
    Ark of the Convenant = Ḥm Bia Giao Ước.
    Veil = Bức trướng.
    Holy Place = Nơi Thánh.
    Altar of Incense = Bàn thờ dâng hương.
    Golden candlestich = Trụ đèn bằng vàng.
    Table of Shewbread = Bàn để bánh tiến dâng Thiên Chúa.
    Door = Cửa.
    Lavar = Vạc đồng cho việc tẩy rửa.
    Altar of Burnt Offerings = Bàn thờ dâng lễ toàn thiêu.
    Outer courtyard = Sân ngoài.
    Gate = Cổng.


    Ḥm Bia Giao Ước



    Xây dựng Nhà Tạm


    Xây dựng Nhà Tạm theo (Exodus 40: 17-19) và một phần vị trí đóng quân của 12 chi tộc Israel. H́nh minh họa của Gerard Hoet (1648–1733).

    (C̣n tiếp)

  5. #105
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật
    …..
    [5]. Sách Đệ nhị luật (Deuteronomy)
    V́ sao sách được gọi là Đệ nhị luật (Đnl), có nghĩa là “luật thứ hai”?
    Tên sách có nguồn gốc từ một câu Kinh Thánh: “Khi lên ngôi trị v́, vua phải sao (copy) lại cho ḿnh một bản thứ hai của luật này vào một cuốn sách, sao y bản các tư tế Lê-vi truyền lại”, (Deuteronomy 17,18). Từ mấy chữ “một bản thứ hai”, bản văn Hy-lạp LXX dịch là “luật thứ hai” và dùng các từ này làm tựa đề cho cuốn sách. Bản dịch La tinh, bản Phổ Thông (Vulgata), cũng theo bản dịch Hy-lạp và dịch là luật thứ hai. Từ đó sang đến Việt nam sách có tên là “Đệ nhị luật”[1].

    Thật ra các luật tôn giáo và luật dân sự căn bản trong Đệ nhị luật “không phải một bộ luật mới, mà là một bản cải biên của bộ luật Mô-sê đă có trước[1]”, do các tư tế Lê-vi cải biên từ các luật cũ được nói nhiều trong các sách Xuất hành (Luật của Giao Ước Sinai, Xh 20-34), Lê-vi (Lv 1-27) và Dân số (Ds 26-30; 27-30; 36).

    “Trong t́nh trạng hiện nay sách này là một chuỗi những diễn từ của Môsê. Trước khi chết, ông này nói với dân những khoản luật và những lời căn dặn cuối cùng về cách phải sống trong xứ mà họ sắp chiếm được[2].
    Sách Đệ nhị luật ghi lại ba bài diễn từ của ông Mô-sê (Moses) và cái chết của ông.

    Sách đă được viết trong khoảng 458-400 tCN.
    Sách có thể chia ra bốn phần chính:

    I. Diễn từ thứ nhất của ông Mô-sê: Từ Khô-rếp (Horeb) đến Mô-áp (Moab), (Đnl 1,1-4,43):
    1. Khung cảnh thời gian và không gian, (Đnl 1,1-5).
    2. Những chỉ thị cuối cùng ở núi Khô-rếp; Lệnh chiếm hữu đất, (Đnl 1,6-8).
    3. Mỗi chi tộc chọn những người làm chỉ huy các cấp và tổ chức các thẩm phán, (Đnl 1,9-18).
    4. Ở Ca-đê (Kadesh), dân không chịu tin vào Thiên Chúa; Huấn thị của Thiên Chúa tại Ca-đê, (Đnl 1,19-46).
    5. Bắc tiến ngang qua các xứ Ê-đom (Edom), Mô-áp (Moab) và Am-mon (Ammon), (Đnl 2,1-25).
    6. Đánh chiếm vương quốc Khét-bôn (Heshbon) của vua Xi-khôn (Sihon), vương quốc Ba-san (Bashan) của vua Ốc (Og), (Đnl 2,26-3,11).
    7. Chia đất bên kia sông Gio-đan (Jordan), (Đnl 3,12-22).
    8. Thiên Chúa phạt Mô-sê sẽ không được qua sông Gio-đan vào Đất Hứa, (Đnl 3,23-29).
    9. Giữ luật Chúa là khôn ngoan; Mặc khải tại núi Khô-rếp, (Đnl 4,1-14).
    10. Nguy hiểm khi thờ ngẫu tượng (Idolatry); Dân sẽ bị phạt và trở về với Chúa, (Đnl 4,15-31).
    11. Được Chúa chọn là một hồng ân, (Đnl 4,32-40).
    12. Ba thành làm nơi ẩn náu cho kẻ sát nhân đă ngộ sát người đồng loại, (Đnl 4,41-43).

    II. Diễn từ thứ hai của ông Mô-sê, (Đnl 4,44-28,69):
    A. Giao Ước của Thiên Chúa với Israel (4, 44-11, 32):
    1. Dẫn nhập, (Đnl 4,44-49).
    2. Giao ước tại núi Khô-rếp, (Đnl 5,1-5).
    3. Mười điều răn, (Đnl 5,6-21).
    4. Ông Mô-sê làm trung gian; Yêu mến Thiên Chúa: điểm chủ yếu của lề luật, (Đnl 5,22-6,3).
    5. Hăy yêu Thiên Chúa hết ḷng và tuân theo luật của Người, (Đnl 6,4-25).
    6. Hăy đánh bại và tru hiến bảy dân tộc Khết (Hittites), Ghia-ga-si (Girgashites), E-mô-ri (Amorites), Ca-na-an (Canaanites), Pơ-rít-di (Perizzites), Khi-vi (Hivites) và Giơ-vút (Jebusites), (Đnl 7,1-11).
    7. Phước lành của sự vâng phục lề luật, (Đnl 7,12-26).
    8. Thử thách trong sa mạc; Đề pḥng các cám dỗ khi vào đất hứa, (Đnl 8,1-20).
    9. Chiến thắng là nhờ Thiên Chúa, chứ không phải v́ Ít-ra-en công chính, (Đnl 9,1-6).
    10. Dân phạm tội thờ ḅ vàng tại núi Khô-rếp, (Đnl 9,7-21).
    11. Những tội khác của dân. Ông Mô-sê cầu nguyện, (Đnl 9,22-29).
    12. Thiên Chúa truyền làm Ḥm Bia. Chi tộc Lê-vi được chọn phụng sự Thiên Chúa. (Đnl 10,1-22).
    13. Kinh nghiệm của Ít-ra-en; hăy nhớ lại các điều kỳ diệu Thiên Chúa đă làm, (Đnl 11,1-25).
    14. Được chúc phúc hoặc bị nguyền rủa, (Đnl 11,26-32).

    B. Bộ Đệ nhị luật, (Đnl 12,1-26,15):
    1. Luật liên quan đến tôn giáo, bổn phận đối với Thiên Chúa, (Đnl 12,2-17,7):
    a. Nơi thờ phượng, (Đnl 12,2-12).
    b. Chỉ dẫn về việc dâng lễ tế, (Đnl 12,13-28).
    c. Đừng bắt chước các việc tế tự của người Ca-na-an, (Đnl 12,29-31).
    d. Đề pḥng kẻo bị lôi cuốn thờ thần ngoại, (Đnl 13,1-19).
    e. Cấm một vài tập tục tang chế, (Đnl 14,1-2).
    f. Loài vật thanh sạch và loài vật ô uế, (Đnl 14,3-21).
    g. Thuế thập phân hàng năm, (Đnl 14,22-27).
    h. Thuế thập phân ba năm một lần, (Đnl 14,28-29).
    i. Các con đầu ḷng, (Đnl 15,19-23).
    j. Các đại lễ: lễ Vượt Qua, lễ Bánh Không Men, (Đnl 16,1-8).
    k. Các đại lễ khác: lễ Ngũ Tuần, lễ Lều, (Đnl 16,9-17).
    l. Những cách thờ phượng sai lạc, (Đnl 16,21-17,7).

    2. Luật liên quan đến các quan chức, (Đnl 16,18-18,22):
    a. Các thẩm phán, (Đnl 16,18-20).
    b. Các thẩm phán Lê-vi, (Đnl 17,8-13).
    c. Các vua, (Đnl 17,14-20).
    d. Hàng tư tế Lê-vi, (Đnl 18,1-8).
    e. Các ngôn sứ, (Đnl 18,9-22).

    3. Luật dân sự và h́nh sự, (Đnl 15,1-26,15):
    a. Năm sa-bát, (Đnl 15,1-11).
    b. Người nô lệ, (Đnl 15,12-18).
    c. Kẻ sát nhân và các thành làm nơi ẩn náu, (Đnl 19,1-13).
    d. Không được xê dịch ranh giới của người đồng loại, (Đnl 19,14).
    e. Các nhân chứng, (Đnl 19,15-20).
    f. Luật báo phục tương xứng, (Đnl 19,21).
    g. Chiến tranh và các chiến binh, (Đnl 20,1-9).
    h. Đánh chiếm các thành, (Đnl 20,10-20).
    i. Trường hợp không t́m ra kẻ sát nhân, (Đnl 21,1-9).
    j. Cưới phụ nữ bị bắt trong chiến tranh, (Đnl 21,10-14).
    k. Quyền trưởng nam, (Đnl 21,15-17).
    l. Đứa con bất trị, (Đnl 21,18-21).
    m. Những chỉ thị khác: khi một người có tội đáng phải án chết đă bị xử tử, tôn trọng gia súc của người khác, đàn ông và đàn bà không được mặc quần áo lẫn lộn, khi gặp tổ chim th́ chỉ được bắt chim con v.v… (Đnl 21,22-22,12).
    n. Xúc phạm đến danh dự một thiếu nữ, (Đnl 22,13-21).
    o. Ngoại t́nh và thông dâm, (Đnl 22,22-23,1).
    p. Những người không được tham dự đại hội, (Đnl 23,2-9).
    q. Giữ trại cho thanh sạch, (Đnl 23,10-15).
    r. Luật xă hội và luật phượng tự, (Đnl 23,16-26).
    s. Ly dị, (Đnl 24,1-4).
    t. Biện pháp bảo vệ, (Đnl 24,5-25,4).
    u. Luật về anh em chồng, (Đnl 25,5-10).
    v. Không được khiếm nhă trong khi ẩu đả, (Đnl 25,11-12).
    w. Trung thực trong cân, đong khi buôn bán. Hăy nhớ dân A-ma-lếch đă xử thế nào với Israel khi Israel ra khỏi Ai-cập, hăy xoá hẳn dân tộc này, (Đnl 25,13-19).
    x. Sản phẩm đầu mùa, (Đnl 26,1-11).
    y. Thuế thập phân ba năm một lần, (Đnl 26,12-15)

    C. Phần cuối diễn từ thứ hai của ông Mô-sê, (Đnl 26,16-28,69):
    1. Tái ủy thác: Israel là dân của Chúa. (Đnl 26,16-19).
    2. Ghi khắc Luật vào đá. Các nghi lễ. (Đnl 27,1-19).
    3. Các lời chúc phúc. Các lời nguyền rủa. (Đnl 28,1-46).
    4. Viễn tượng chiến tranh và tù đày. (Đnl 28,47–69).

    III. Diễn từ thứ ba của ông Mô-sê, (Đnl 29,1–33,29):
    1. Nhắc lại những ân huệ Israel đă nhận được trong quá khứ, (Đnl 29,1–8).
    2. Giao ước tại Mô-áp, (Đnl 29,9-14).
    3. Cảnh báo việc thờ ngẫu tượng và h́nh phạt khi thờ ngẫu tượng, (Đnl 29,15-28).
    4. Trở về từ chốn lưu đày. Trở lại với Thiên Chúa. (Đnl 30,1-14).
    5. Hai con đường cho Israel chọn lựa: được chúc phúc hay bị nguyền rủa, (Đnl 30,15-20).
    6. Sứ mạng của ông Giô-suê: được bổ nhiệm làm người kế nhiệm ông Mô-sê, (Đnl 31,1-8).
    7. Nghi thức công bố luật: trong dịp lễ Lều vào thời kỳ có năm tha nợ, phải đọc luật này trước toàn thể Ít-ra-en, cho họ nghe, (Đnl 31,9-15).
    8. Thiên Chúa huấn thị cho ông Mô-sê viết bài ca làm chứng cáo tội con cái Ít-ra-en thất trung với Thiên Chúa, (Đnl 31,16-23).
    9. Đặt Sách Luật bên cạnh Ḥm Bia Giao Ước, (Đnl 31,24-29).
    10. Bài ca của ông Mô-sê nêu lên những hồng ân Thiên Chúa ban cho Israel, nhưng Israel vô ơn thờ ngẫu tượng và thần ngoại lai, thất trung với Thiên Chúa, (Đnl 31,30-32,44).
    11. Lời huấn dụ thực hiện luật: Luật là nguồn sống, (Đnl 32,45-47).
    12. Thiên Chúa báo trước cái chết của ông Mô-sê; ông Mô-sê lên núi đứng nh́n về Đất Hứa Canaan, chứ không được vào đó. (Đnl 32,48-52).
    13. Những lời chúc phúc của ông Mô-sê cho các chi tộc Israel, (Đnl 33,1-29).

    IV. Ông Mô-sê qua đời ở tuổi 120; kết thúc Ngũ Thư, (Đnl 34,1-12).

    (C̣n tiếp)

    Tài liệu tham khảo:
    [1] – DẪN NHẬP SÁCH ĐỆ NHỊ LUẬT - Tiếp cận bản văn - Tựa đề sách:
    http://kinhthanhchomoinguoi.org/ban-dich-kt/1/
    [ 2] – Sách Đệ nhị luật - Sách Đệ nhị luật hiện nay và lịch sử của nó:
    http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/...ChuongIV-2.htm


    *
    **

    Bản văn sách Đệ nhị luật:

    Sách Đệ nhị luật theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Đệ nhị luật hay Thứ Luật theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Đệ nhị luật hay Deuteronomy theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

  6. #106
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    [II]2. Các Sách Lịch Sử:

    [6]. Sách Giô-suê (Joshua)
    Các sách Xuất hành, Dân số và Đệ nhị luật tŕnh bày cuộc hành tŕnh của dân Chúa dưới sự lănh đạo của ông Mô-sê từ Ram-xết (Rameses) ở Ai cập đến vùng A-bên Sít-tim, (Abel-shittim), phía đông sông Gio-đan (Jordan) trong vương quốc Mô-áp (Moab).

    Tiếp nối các sách Xuất hành, Dân số và Đệ nhị luật, sách Giô-suê (Joshua) tŕnh bày cuộc hành tŕnh của dân Chúa từ A-bên Sít-tim vượt sông Gio-đan, đánh chiếm Đất Hứa Ca-na-an (Canaan) rồi chia Đất Hứa cho các chi tộc Israel. Giai đoạn này dân Chúa được sự lănh đạo của ông Giô-suê nên sách có tên là sách Giô-suê (Gs).

    Ông Giô-suê (1355-1245 tCN), được Chúa chọn kế tục sự nghiệp của ông Mô-sê sau khi ông Mô-sê qua đời, thuộc chi tộc Ép-ra-im (Ephraim) sinh ở Ai cập, từng là người phụ tá của ông Mô-sê.

    Thời gian đánh chiếm Ca-na-an xảy ra trong khoảng (1250-1200 tCN).
    Sách Giô-suê được viết trong khoảng thế kỷ VII tCN.
    Sách Giô-suê có thể được chia ra ba phần chính như sau:

    I. Vượt sông Gio-đan và đánh chiếm Ca-na-an, (Gs 1,1-12,24):
    1. Chuyển giao nhiệm vụ lănh đạo cho ông Giô-suê, (Gs 1,1-18):
    a. Thiên Chúa giao nhiệm vụ tiến chiếm Ca-na-an cho ông Giô-suê, (Gs 1,1-9).
    b. Giô-suê truyền lệnh cho dân Israel, (Gs 1,10-11).
    c. Giô-suê chỉ thị cho các chi tộc đóng ở phía đông sông Gio-đan (Jordan) là Rưu-vên (Reuben), Gát (Gad) và nửa chi tộc Mơ-na-se (Manasseh), (Gs 1,12-18).

    2. Vượt sông Gio-đan tiến vào Ca-na-an, (Gs 2,1-5,15):
    a. Từ Sít-tim (Shittim), ông Giô-suê sai người do thám Giê-ri-khô (Jericho); giao kèo giữa hai người do thám và kỹ nữ Ra-kháp (Rahab), (Gs 2,1-24).
    b. Chuẩn bị vượt sông Gio-đan, (Gs 3,1-13).
    c. Vượt sông Gio-đan: Ḥm Bia Giao Ước dẫn đầu dân qua sông. Khi Ḥm Bia đến bờ sông, nước sông Gio-đan được Thiên Chúa chặn lại làm sông khô cạn và Ḥm Bia dừng lại để dân Israel đi qua sông. (Gs 3,14-17).
    d. Mười hai chi tộc thực hiện 12 bia đá trên bờ sông kỷ niệm vượt sông, (Gs 4,1-24).
    e. Đóng trại ở Ghin-gan (Gilgal), phía đông Giê-ri-khô. Dân Ca-na-an sợ hăi người Israel. Người Do thái sinh ra trong sa mạc chịu cắt b́ ở Ghin-gan và cử hành lễ Vượt Qua. (Gs 5,1-12).

    3. Đánh chiếm Ca-na-an, (Gs 5,13-12,24):
    a. Đánh chiếm và tru hiến[1] (under the ban[2]) Giê-ri-khô; Ra-kháp và gia quyến được an toàn. (Gs 5,13- 6,27).
    b. A-khan (Achan) thuộc chi tộc Giu-đa lấy một số chiến lợi phẩm bị án biệt hiến[1] (under the ban[2]) thu được ở Giê-ri-khô nên Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ: Ít-ra-en bị đại bại khi đánh thành Ai (Ai). A-khan bị dân ném đá chết. Mưu của Giô-suê làm Ít-ra-en chiếm và tru diệt được thành Ai. (Gs 7,1-8,29).
    c. Ông Giô-suê dựng bàn thờ kính Thiên Chúa trên núi Ê-van (Ebal), dâng hy lễ và đọc các luật về những lời chúc phúc và những lời nguyền rủa. (Gs 8,30-35).
    d. Các vua Khết (Hittites), E-mô-ri (Amorites), Ca-na-an (Canaanites), Pơ-rít-di (Perizzites), Khi-vi (Hivites) và Giơ-vút (Jebusites) liên minh chống Ít-ra-en. (Gs 9,1-2).
    e. Hiệp ước giữa Ít-ra-en và người Ghíp-ôn (Gibeon). Mưu của người Ghíp-ôn. Quy chế cho người Ghíp-ôn. (Gs 9,3-27).
    f. Các chiến dịch ở miền nam Ca-na-an: Đánh bại liên minh của năm vua E-mô-ri (Amorites) là vua Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), vua Khép-rôn (Hebron), vua Giác-mút (Jerimoth), vua La-khít (Lachis) và vua Éc-lon (Eglon); chiếm và phá hủy Mác-kê-đa (Maceda), Líp-na (Lebna), La-khít, Éc-lon, Khép-rôn, Đơ-via (Dabir), và thậm chí đến Ga-da (Gaza). (Gs 10,1-43).
    g. Các chiến dịch ở miền bắc Ca-na-an: Đánh thắng liên quân của các vua Kha-xo (Hazor), vua Ma-đôn (Madon), vua Ác-sáp (Achshaph), với các vua miền A-ra-va (Arabah), miền Sơ-phê-la (Shephelah) v.v…Chiếm lănh toàn bộ Ca-na-an. (Gs 11,1-23).
    h. Tổng kết về cuộc chiến thắng; Danh sách 33 vua bị đánh bại: hai vua ở phía đông sông Gio-đan và 31 vua ở phía tây sông Gio-đan, (Gs 12,1-24).

    II. Phân chia đất Ca-na-an cho các chi tộc, (Gs 13,1-21,45):
    1. Chỉ dẫn của Thiên Chúa cho Giô-suê: những vùng đất c̣n phải chiếm và hăy chia đất cho các chi tộc, (Gs13,1-7).
    2. Phần đất dành cho hai chi tộc Rưu-vên (Reuben), Gát (Gad) và nửa chi tộc Mơ-na-se (Manasseh) ở phía đông sông Gio-đan, (Gs13,8-33).
    3. Phần đất dành cho ba chi tộc lớn ở phía tây sông Gio-đan: Giu-đa (Judah), Ép-ra-im (Ephraim) và nửa chi tộc Mơ-na-se (Manasseh), (Gs 14,1 -17,18).
    4. Phần đất dành cho bảy chi tộc c̣n lại: Ben-gia-min (Benjamin), Si-mê-ôn (Simeon), Dơ-vu-lun (Zebulun), Ít-xa-kha (Issachar), A-se (Asher), Náp-ta-li (Naphtali) và Đan (Dan), (Gs 18,1-19,51).
    5. Sáu thành đặc biệt dành cho các phạm nhân phạm tội ngộ sát, (Gs 20,1-9).
    6. Bốn mươi tám thành dành cho chi tộc Lê-vi; Phần dành cho các thị tộc con cái Cơ-hát (Kohath), Ghéc-sôn (Gershon) và Mơ-ra-ri (Merari). (Gs 21,1-42).
    7. Kết luận về việc phân chia đất đai, (Gs 21,43-45).

    III. Đưa quân các chi tộc Rưu-vên, Gát và nửa chi tộc Mơ-na-se trở về phía đông sông Gio-đan - Cuối đời ông Giô-suê, (Gs 22,1-24,33) :
    1. Đưa quân các chi tộc Rưu-vên, Gát và nửa chi tộc Mơ-na-se trở về phần đất đă chia cho họ ở phía đông sông Gio-đan và họ đă xây một bàn thờ bên sông Gio-đan. Bàn thờ của họ đă gây hiểu nhầm cho các chi tộc đă được chia đất ở phía tây sông Gio-đan. Các chi tộc phía đông sông Gio-đan tự biện hộ và đánh tan sự hiểu nhầm, (Gs 22,1-34).
    2. Diễn từ cuối cùng của ông Giô-suê. Ông Giô-suê tóm kết công tŕnh của ḿnh, (Gs 23,1-16).
    3. Đại hội và giao ước Si-khem (Shechem): Giô-suê và tất cả mọi người giao ước chỉ chọn Chúa và chỉ phục vụ Ngài, (Gs 24,1–28).
    4. Ông Giô-suê, tư tế E-la-da (Eleazar, con của A-ha-ron =Aaron) qua đời. Chôn cất hài cốt ông Giu-se (Joseph, con của Gia-cóp = Jacob) đă được đem theo từ Ai cập. (Gs 24,29–33).

    (C̣n tiếp)

    Chú thích:
    [1]: Tru hiến, biệt hiến: Chú thích V, trước câu 17, chương 6, sách Giô-suê, bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

    [2]: Under the ban:
    • Theo [Joshua 6:18] Under the ban: doomed to destruction; see notes on Lv 27:28; Nm 18:14; 21:3.
    Under the ban = Tru hiến: Chịu số phận hủy diệt. [Xin xem câu (Joshua 6, 21): “Họ dùng lưỡi gươm mà thi hành án tru hiến mọi sự trong thành, từ đàn ông cho đến đàn bà, từ người trẻ cho đến người già, đến cả ḅ lừa và chiên cừu”.]
    • Theo [Numbers 18:14] Under the ban: in Hebrew, herem, which means here “set aside from profane use and made sacred to the Lord.” Cf. Lv 27:21, 28.
    Under the ban = Biệt hiến: tiếng Hebrew, herem, có nghĩa ở đây là "để riêng ra, tránh sử dụng phàm tục và dành riêng để thánh hiến cho Thiên Chúa”.

    *
    **

    Bản văn sách Giô-suê:

    Sách Giô-suê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giô-suê hay Yôsua theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giô-suê hay Joshua theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    A-bên Sít-tim (Abel-shittim) và Giê-ri-khô (Jericho)


    Từ A-bên Sít-tim, ông Giô-suê sai người do thám Giê-ri-khô, (Gs 2,1-24).


    Vượt sông Gio-đan


    Ḥm Bia Giao Ước dẫn đầu quân dân qua sông. Khi Ḥm Bia đến bờ sông, nước sông Gio-đan được Thiên Chúa chặn lại làm sông khô cạn và Ḥm Bia dừng lại để dân Israel đi qua sông. (Gs 3,14-17).


    Ranh giới đất Canaan theo sách Dân số (Numbers) và sách Ê-dê-ki-en (Ezekiel)


    Ranh giới đất Canaan theo sách (Numbers 34:1–12) có màu đỏ.
    Ranh giới đất Canaan theo sách (Ezekiel 47,13-20) có màu xanh.


    Bản đồ Israel vào thời lập quốc.


    Bản đồ 12 chi tộc Israel được chia đất Canaan theo sách Giô-suê (trước khi chi tộc Dan di chuyển đến miền bắc).

  7. #107
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    .....
    [7]. Sách Thủ lănh (Judges)
    Tên của sách Thủ lănh theo tiếng Do Thái là שופטים טים (Sefer shoftim). Sefer có nghĩa là sách. Số ít của shoftim (שופטים) là shofet (שופט). Theo ư nghĩa dùng trong Kinh Thánh, shofet là "một người cai trị hay một nhà lănh đạo quân sự, hay những người chủ tŕ các buổi điều trần về pháp luật”.

    Tên Do Thái שופטים טים của sách Thủ lănh được Origen (184–253) dịch là Safateím, Thánh Jerome (340-420) dịch là Sophtim, bản LXX dịch là ́ tôn kritôn bíblos hoặc tôn kritôn, các bản La tinh dịch là liber Judicum hoặc Judicum.

    Các bản tiếng Anh dịch Sefer shoftim là Judges. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là Thủ Lănh, Lm. Nguyễn Thế Thuấn dịch là Các Thẩm Phán.

    Trong phần “Dẫn Nhập Sách Thủ Lănh”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Các thủ lănh là ai?
    Nếu cuộc xuất hành xảy ra khoảng 1250-1230 tCN, th́ thời các thủ lănh kéo dài khoảng 120 năm, nghĩa là khoảng 1220-1100 tCN.
    Người ta phân chia các thủ lănh làm hai hạng:
    – Sáu thủ lănh “lớn”: Ót-ni-ên, Ê-hút, Ba-rắc (với Đơ-vô-ra), Ghít-ôn, Gíp-tác và Sam-sôn.
    – Sáu thủ lănh “nhỏ”: Sam-ga, Tô-la, Gia-ia, Íp-xan, Ê-lôn và Áp-đôn.
    Các thủ lănh “lớn” là những anh hùng hào kiệt, là những nhà giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang. Họ là những nhà lănh đạo có đoàn sủng, nói theo kiểu Tân Ước, lănh đạo quân sự. C̣n các thủ lănh “nhỏ” chỉ là những nhà lănh đạo theo pháp lư, công chức được tuyển chọn. Thực ra phân chia hai hạng thủ lănh như thế là không đúng”
    .

    Sách Thủ lănh (Tl) được Sa-mu-en (Samuel), thủ lănh cuối cùng của Israel, viết vào khoảng năm 625 tCN.
    Sách Thủ lănh có thể được chia ra ba phần chính:

    I. Nhập đề, (Tl 1,1-3,5):
    1. Lời dẫn thứ nhất: T́nh h́nh ở Ca-na-an (Canaan) sau cuộc chinh phục của người Ít-ra-en: Giu-đa (Judah), Si-mê-ôn (Simeon) và Giu-se (Joseph) tiếp tục chinh phục người Ca-na-an; dân bản xứ Ca-na-an vẫn c̣n tồn tại trên đất Giu-đa, Mơ-na-se (Manasseh), Ép-ra-im (Ephraim), Dơ-vu-lun (Zebulun), A-Se (Asher), Náp-ta-li (Naphtali) và Đan (Dan). (Tl 1,1-36).

    2. Lời dẫn thứ hai: Sau khi thế hệ của Giô-suê (Joshua) chết, người Ít-ra-en ĺa bỏ Chúa và thờ tà thần. Mô h́nh của các sự kiện xăy ra theo chu kỳ: Một thế hệ mới sinh ra ĺa bỏ Chúa và phục vụ tà thần - Chúa tức giận và phó mặc họ cho kẻ thù của Ít-ra-en - người Ít-ra-en kêu khóc và Chúa chọn thủ lănh để cứu họ. (Tl 2,1-3,5).

    II. Sự tích các thủ lănh, (Tl 3,1-16,31):
    Có 6 thủ lănh lớn, 6 thủ lănh nhỏ; thủ lănh nổi tiếng nhất là ông Sam sôn (Samson). Ngoài 12 thủ lănh lớn nhỏ c̣n có ông A-vi-me-léc (Abimelech) là người phản bội dân tộc Ít-ra-en.

    1. Ông Ót-ni-ên (Othniel): Cu-san Rít-a-tha-gim (Cushan-Rishathaim), vua A-ram (Aram), áp bức Ít-ra-en trong tám năm. Chúa chọn Ót-ni-ên thuộc chi tộc Giu-đa, thị tộc Ca-lép (Caleb) để cứu Ít-ra-en. Ót-ni-ên tiêu diệt Cu-san Rít-a-tha-gim và lănh thổ được b́nh an bốn mươi năm. (Tl 3:7-11).
    2. Ông Ê-hút (Ehud) giết Éc-lon (Eglon), vua Mô-áp (Moab), người áp bức Ít-ra-en mười tám năm. Thủ lănh Ê-hút thuộc bộ lạc Ben-gia-min dùng kế giết được Éc-lon. Ít-ra-en được b́nh an tám mươi năm. (Tl 3:12-30).
    3. Ông Sam-ga (Shamgar) đă dùng gậy thúc ḅ đánh giết sáu trăm người Phi-li-tinh (Philistines). Ông cũng là một vị cứu tinh của Ít-ra-en. (Tl 3,31).

    4. Bà Đơ-vô-ra (Deborah) và Ông Ba-rắc (Barak), (Tl 4,1-5,31):
    a. Bà Đơ-vô-ra và ông Ba-rắc giải thoát Ít-ra-en khỏi sự đàn áp tàn bạo suốt hai mươi năm của vua Ca-na-an là Gia-vin (Jabin). Xi-xơ-ra (Sisera) tướng chỉ huy của Gia-vin bị đánh bại và bị giết chết. Ít-ra-en được giải thoát khỏi Gia-vin. (Tl 4,1-24).
    b. Sau chiến thắng tướng Xi-xơ-ra và vua Gia-vin của Ca-na-an, bà Đơ-vô-ra và Ba-rắc hát một bài ca chúc tụng Đức Chúa, (Tl 5,1-31).

    5. Ông Ghít-Ôn (Gideon) và ông A-Vi-Me-Léc (Abimelech), (Tl 6,1-9,7):
    a. Thiên Chúa gọi ông Ghít-ôn, (Tl 6,1-40).
    b. Ông Ghít-ôn với 300 quân nhưng nhờ mưu kế đă đánh thắng quân Ma-đi-an (Midian), A-ma-lếch (Amalek) và toàn quân Phương Đông, (Tl 7,1-22).
    c. Những người ủng hộ ông Ghít-Ôn, (Tl 7,23-8,3).
    d. Những người chỉ trích ông Ghít-Ôn, (Tl 8,4-21).
    e. Ông Ghít-ôn được dân đề nghị làm vua cai trị họ, nhưng ông nói: "Chính tôi sẽ không cai trị, mà con tôi cũng không cai trị anh em, nhưng Đức Chúa sẽ cai trị anh em." (Tl 8,22-28).
    f. Gia đ́nh của ông Ghít-Ôn. Dưới thời Ghít-ôn, Ít-ra-en b́nh an bốn mươi năm. Sau khi Ghít-ôn mất, dân Ít-ra-en lại thờ thần Ba-an (Baals). (Tl 8, 29-35).
    g. Vương triều của A-vi-me-léc: Là con ông Ghít-ôn, A-vi-me-léc giết 72 người con của ông Ghít-ôn và được người Ca-na-an ở Si-khem (Shechem) tôn lên làm vua. A-vi-me-léc cai trị và áp bức Ít-ra-en ba năm. Thiên Chúa gây một thần khí bất hoà giữa A-vi-me-léc và các thân hào Si-khem, khiến Si-khem chống lại ông. A-vi-me-léc nổi giận triệt hạ thành và tháp Si-khem. Sau đó A-vi-me-léc tấn công thành Tê-vết (Thebez) và bị giết chết. (Tl 9,12-7).

    6. Ông Tô-la (Tola) người Ít-xa-kha (Issachar) làm thủ lănh Ít-ra-en được hai mươi ba năm. (Tl 10,1-2).
    7. Ông Gia-ia (Jair) người Ga-la-át (Gilead) làm thủ lănh Ít-ra-en hai mươi hai năm, (Tl 10,3-5).

    8. Ông Gíp-tác (Jephthah), (Tl 10,6-12-7):
    a. Ít-ra-en bị người Am-mon (Ammonites) đàn áp tại Ga-la-át (Gilead), (Tl 10,6-18).
    b. Các kỳ mục Ít-ra-en xin Gíp-tác đến chỉ huy giao chiến với người Am-mon. Ông Gíp-tác đặt điều kiện. Thiên Chúa gọi ông Gíp-tác (Tl 11,1-11).
    c. Ông Gíp-tác khấn và thắng trận, (Tl 11,12-33).
    d. Con gái duy nhất của ông Gíp-tác được dâng lên Thiên Chúa theo lễ toàn thiêu, do Gíp-tác đă khấn, (Tl 11,34-40).
    e. Ông Gíp-tác bị người Ép-ra-im chỉ trích. Chiến tranh giữa Ép-ra-im và Ga-la-át. Ông Gíp-tác làm thủ lănh Ít-ra-en sáu năm rồi qua đời, (Tl 12,1-7).

    9. Ông Íp-xan (Ibzan), người Bê-lem (Bethlehem), làm thủ lănh Ít-ra-en bảy năm, (Tl 12,8-10).
    10. Ông Ê-lôn (Elon), người Dơ-vu-lun, làm thủ lănh Ít-ra-en trong mười năm. (Tl 12,11-12).
    11. Ông Áp-đôn (Abdon), người Pia-a-thôn (Pirathonite), làm thủ lănh Ít-ra-en tám năm, (Tl 12,13-15).

    12. Ông Sam-sôn (Samson) thuộc chi tộc Đan chống kẻ thù Phi-li-tinh, (Tl 13,1-16,31):
    a. Ông Sam-sôn ra đời với lời khấn na-dia, (xin xem (Ds 6, 2-8)nazir) từ ḷng mẹ, (Tl 13,1-25).
    b. Ông Sam-sôn kết hôn với một phụ nữ người Phi-li-tinh. Ông Sam-sôn ra câu đố. Ông Sam-sôn đốt mùa màng của người Phi-li-tinh. (Tl 14,1-15,8).
    c. Ông Sam-sôn dùng hàm lừa đánh chết một ngàn người Phi-li-tinh, (Tl 15,9-20).
    d. Chuyện t́nh của Sam-sôn: Ông Sam-sôn yêu cô Đa-li-la (Delilah), bị Đa-li-la phản trắc cạo hết tóc trên đầu làm mất hết sức mạnh và rơi vào tay của người Phi-li-tinh, (Tl 16,1-22).
    e. Ông Sam-sôn trả thù rồi chết sau khi làm thủ lănh Ít-ra-en được hai mươi năm, (Tl 16,23-31).

    III. Phụ lục, (Tl 17,1-21,25):
    1. Nhà thờ của ông Mi-kha (Micah) và nhà thờ của họ Đan, (Tl 17,1-18,31):
    a. Nhà thờ tư của ông Mi-kha: Mi-kha làm các ngẫu tượng và tự ḿnh phong chức cho 1 thầy Lê-vi làm tư tế, (Tl 17,1-13).
    b. Những người thuộc chi tộc Đan đi kiếm đất và lập nhà thờ họ Đan, (Tl 18,1-31).

    2. Tội ác của dân Ghíp-A. Chiến tranh chống Ben-gia-min (Benjamin), (Tl 19,1-21,25):
    a. Người Lê-vi vùng Ép-ra-im và cô tỳ thiếp, (Tl 19,1-21).
    b. Tội ác của dân Ghíp-a (Gibeah) thuộc bộ lạc Ben-gia-min, (Tl 19, 22-30).
    c. Dân Ít-ra-en tập trung tấn công Ghíp-a, (Tl 20, 1-19).
    d. Ít-ra-en chiến tranh với người Ben-gia-min, Ben-gia-min bại trận, (Tl 20, 20-48).
    e. Đảm bảo một tương lai cho người Ben-gia-min, (Tl 21, 1-25).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Thủ Lănh:

    Sách Thủ Lănh theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thủ Lănh hay Các Thẩm Phán theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thủ Lănh hay Judges theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vùng hoạt động của 6 thủ lănh “lớn”


    Vùng hoạt động của 6 thủ lănh “lớn”.
    [Dan, Laish (Dan), ở phần trên của bản đồ, là đất mới của chi tộc Dan, (Tl 18,1-31).]


    Gideon tạ ơn Thiên Chúa v́ phép lạ về những hạt sương, (Tl 6, 36-40)


    "Gideon thanks God for the miracle of the dew". Tranh của Maarten van Heemskerck (1498–1574).


    Samson dùng tay không xé con sư tử ra như xé một con dê con, (Tl 14, 5-6)



    Đa-li-la chuẩn bị cạo hết tóc trên đầu Samson để ông mất hết sức mạnh, (Tl 16,19)


    “Samson and Delilah”- tranh sơn dầu của Jose Salome Pina (1830-1909).
    Last edited by Truc Vo; 15-11-2015 at 01:00 AM.

  8. #108
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [8]. Sách Rút (Ruth)
    Sách Rút (R) kể câu chuyện về cô Rút, bà cố nội của vua David và là tổ tiên 31 đời của Chúa Giê-su. Chuyện xảy ra trong thời các Thủ Lănh quản lư dân Ít-ra-el (Israel), tức khoảng 1200-1050 tCN. Sách kể về cô Rút (Ruth), người “nước ngoài” Mô-áp (Moab), chấp nhận Thiên Chúa của dân tộc Ít-ra-el là Thiên Chúa của ḿnh và dân tộc Ít-ra-el là dân tộc của ḿnh.

    Tác giả sách Rút hoàn toàn vô danh. Sách được viết vào khoảng thế kỷ VI tCN hay sớm hơn.

    Sách Rút có thể được chia ra bốn phần chính như sau, mỗi phần là một chương:

    I. Nạn đói, Mô-áp và những cái chết khiến bà Na-o-mi (Naomi) trở về lại quê hương, (R1,1-22):
    1. V́ có nạn đói, Ê-li-me-léc (Elimelech) và vợ Na-o-mi dẫn 2 con trai là Mác-lôn (Mahlon) và Kin-giôn (Chilion) bỏ xứ Bê-lem (Bethlehem) miền Giu-đa (Judah) đến ở Mô-áp. Rồi ông Ê-li-me-léc chết, Mác-lôn và Kin-giôn lấy 2 người vợ người Mô-áp là Rút và Oóc-pa (Orpah) theo thứ tự. Họ ở lại Mô-áp 10 năm. Rồi Mác-lôn và Kin-giôn cũng chết. (R1,1-5).
    2. Bà Na-o-mi quyết định trở về Bê-lem v́ bà nghe Thiên Chúa đă cho Bê-lem có bánh ăn. Bà không muốn 2 cô dâu theo bà. Oóc-pa trở về nhà cha mẹ ruột, nhưng Rút cứ khăng khăng bỏ Mô-áp theo bà đi Bê-lem. (R1,6-18).
    3. Bà Na-o-mi và Rút trở về gặp lại bà con tại Bê-lem, (R1,19-22).

    II. Cô Rút và ông Bô-át (Boaz), người Bê-lem, gặp nhau lần đầu, (R2,1-23):
    1. Để có cái ăn cho mẹ chồng và ḿnh, cô Rút đi mót lúa trong đồng ruộng của ông Bô-át, một người bà con bên chồng của bà Na-o-mi, (R2,1-3).
    2. Ông Bô-át ra đồng trông chừng thợ gặt lúa, hỏi thợ gặt lúa cô Rút là ai, (R2,4-7).
    3. Ông Bô-át gặp cô Rút, dặn thợ gặt để sót nhiều lúa cho cô Rút mót, (R2,8-17).
    4. Cô Rút về nhà, tṛ chuyện với mẹ chồng về ông Bô-át, (2,18-23)

    III. Cô Rút và ông Bô-át gặp nhau theo kế hoạch của bà Na-o-mi, (R3,1-18):
    1. Bà Na-o-mi tính kế cho cô Rút chinh phục ông Bô-át, v́ ông ấy là một trong những người bảo tồn ḍng dơi của chồng bà Na-o-mi theo luật Lê-vi, (R3,1-5).
    2. Cô Rút thực hiện kế hoạch của bà Na-o-mi bảo cô là “đến lật góc chăn phủ chân ông mà nằm xuống. Ông sẽ cho con biết con phải làm ǵ”. Đêm đă qua và không có chuyện ǵ xảy ra. Ông Bô-át hứa với Rút sẽ làm người bảo tồn ḍng dơi, nếu người có quyền ưu tiên bảo tồn ḍng dơi hơn ông không làm. Cô Rút không phải làm ǵ, nhưng ông Bô-át đong cho cô sáu đấu lúa mạch, (R3,6-15).
    3. Cô Rút về nhà, kể chuyện với mẹ chồng và chờ đợi kết quả việc ông Bô-át sẽ làm, (R3,16-18).

    IV. Ông Bô-át cưới cô Rút và cô Rút sinh con trai, (R 4,1-22):
    1. Nhân cơ hội bà Na-o-mi định bán thửa ruộng của ông Ê-li-me-léc, ông Bô-át giải quyết vấn đề quyền bảo tồn ṇi giống theo luật Lê-vi [xin xem (Lv 25,25), (Thứ Luật 25,5-10) và (Levirate Marriage)] với một người bà con khác của ông Ê-li-me-léc, (R 4,1-8).
    2. Sau khi một người bà con gần hơn với ông Ê-li-me-léc đă long trọng từ bỏ quyền ưu tiên của ḿnh, ông Bô-át được các kỳ mục và dân thừa nhận quyền bảo tồn ṇi giống của ông đối với bà Nao-mi, hay cô Rút, (R 4,9-12).
    3. Ông Bô-át cưới cô Rút và cô Rút sinh con trai, đứa bé sẽ làm cho tên của ông Ê-li-me-léc tồn tại măi măi ở Israel. (Ông Bô-át có họ hàng với ông Ê-li-me-léc, chồng bà Nao-mi, nên theo luật Lê-vi, ông có thể cưới bà Nao-mi. Nhưng v́ bà Nao-mi “quá già rồi, không c̣n tái giá được nữa”, (R 1,12), nên ông Bô-át cưới vợ góa của Mác-lôn, tức cô Rút, để kế thừa gia nghiệp của ông Ê-li-me-léc). (R4, 13-17).
    4. Gia phả vua Đa-vít (David): Ông Bô-át và cô Rút sinh ra ông Ô-bết (Obed), ông nội của vua Đa-vít. Theo gia phả th́ Chúa Giê-su thuộc phả hệ của vua Đa-vít: từ Đa-vít đến Chúa Giê-su là 28 đời (Xin xem post # 46), (R4, 18-22).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Rút:

    Sách Rút theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Rút hay Sách Bà Rút theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Rút hay Ruth theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Phả hệ từ Ruth đến David, (R4, 18-22).



    Ông Elimelech cùng vợ và 2 con rời Bethlehem miền Judah đến ở trong cánh đồng Moab, (R1,1-3).


    Bethlehem miền Judah và Moab.
    Nếu đi theo đường màu xanh có 2 mũi tên, th́ đoạn đường này dài khoảng 150 miles (241 cây số).


    Bà Naomi không muốn 2 cô dâu theo bà về Bethlehem. Orpah trở về nhà cha mẹ ruột, nhưng Ruth cứ khăng khăng bỏ Moab theo bà đi Bethlehem. (R 1,6-18).



    Cô Ruth trong cánh đồng của ông Boaz, (R2,8-9).


    Ruth in Boaz's Field- Tranh của Julius Schnorr von Carolsfeld, 1828.

  9. #109
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [9]. Sách 1 Sa-mu-en (1 Samuel)
    Là người thiết lập chế độ quân chủ theo yêu cầu của dân, vị thủ lănh cuối cùng của Ít-ra-en là ông Sa-mu-en (Samuel) đă tấn phong Sa-un (Saul) làm vị vua đầu tiên của Ít-ra-en và của Vương Quốc Do Thái Thống Nhất. Sách 1 Sa-mu-en kể về các thủ lănh cuối cùng của Ít-ra-en là Ê-li (Eli) và Sa-mu-en, về lịch sử của vua Sa-un, và về mối quan hệ giữa vua Sa-un và ông Đa-vít (David), rể của Sa-un.

    Sách 1 Sa-mu-en được Samuel viết vào khoảng năm 625 tCN.
    Sách 1 Sa-mu-en (1 Sm) có thể chia ra làm ba phần chính:

    I. Các thủ lănh cuối cùng của Ít-ra-en: Ê-li và Sa-mu-en, (1 Sm 1-7):
    1. Bà An-na (Hannah) hiếm muộn phát nguyện với Thiên Chúa nếu cho bà một con trai, bà sẽ thánh hiến cho Thiên Chúa như một na-dia (xin xem Ds 6,1-21). Sa-mu-en được sinh ra. Bà An-na ca ngợi Thiên Chúa. (1 Sm 1,1-2,11).
    2. Các con trai tư tế Ê-li là Khóp-ni (Hophni) và Pin-khát (Phinehas) làm nhiều điều tội lỗi. Thiên Chúa tưởng thưởng cho bà An-na sinh thêm con v́ bà thánh hiến Sa-mu-en cho Thiên Chúa. Các lời khuyên nhủ vô ích của Ê-li với các con. Số phận nghiệt ngă sẽ dành cho gia đ́nh tư tế Ê-li. (1 Sm 2,12-2,36).
    3. Thiên Chúa gọi ông Sa-mu-en: Thiên Chúa mặc khải với Sa-mu-en trong đền Chúa ở Si-lô (Shiloh). Ít-ra-en nhận ông Sa-mu-en là ngôn sứ (Prophet), (1 Sm 3,1-21).

    4. Ḥm Bia Giao Ước bị người Phi-li-tinh chiếm đoạt, (1 Sm 4, 1-7,1):
    a. Người Phi-li-tinh đánh bại Ít-ra-en và chiếm đoạt Ḥm Bia Giao Ước tại E-ven Ha E-de (Ebenezer). Khóp-ni và Pin-khát bị giết. (1 Sm 4, 1-11).
    b. Ông Ê-li qua đời, vợ Pin-khát chết khi nghe tin Ḥm Bia Giao Ước đă bị chiếm đoạt, (1 Sm 4, 12-22).
    c. Người Phi-li-tinh mang Ḥm Bia Giao Ước đến đền thờ thần Đa-gôn (Dagon) của họ ở Át-đốt (Ashdod). Người Phi-li-tinh tại Át-đốt, Gát (Gath), và Éc-rôn (Ekron) bị khối u mọc khắp người do Chúa phạt. (1 Sm 5, 1-12).
    d. Người Phi-li-tinh trả lại Ḥm Bia Giao Ước tại Bết Se-mét (Beth-shemesh), (1 Sm 6, 1-19).
    e. Ḥm Bia được Ít-ra-en đưa đến Kia-giát Giơ-a-rim (Kiriath-jearim), (1 Sm 6, 20-7, 1).

    5. Ông Sa-mu-en làm thủ lănh và cứu dân. Phi-li-tinh tấn công người Do Thái tại Mít-pa (Mizpah, hay Mizpek). Sa-mu-en khẩn cầu Chúa, và người Do Thái đă lấy lại các thành mà người Phi-li-tinh đă chiếm của họ. (1 Sm 7,2-17).

    II. Ông Sa-mu-en và ông Sa-un, (1 Sm 8,1-15, 35):
    1. Thiết lập chế độ quân chủ, (1 Sm 8,1-12,25):
    a. Dân yêu cầu Sa-mu-en lập vua cho Do Thái. Sa-mu-en cảnh báo họ về những bất tiện của chế độ quân chủ. Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: "Hăy nghe theo tiếng chúng, và hăy đặt một vua cai trị chúng." (1 Sm 8,1-22).
    b. Ông Sa-un đi t́m lừa của cha. Ông Sa-un gặp ông Sa-mu-en. Thiên Chúa mặc khải cho Sa-mu-en chọn Sa-un, thuộc chi tộc Ben-gia-min, làm người lănh đạo cứu dân. Ông Sa-un được Sa-mu-en xức dầu phong vương. (1 Sm 9,1-10,8).
    c. Ông Sa-un trở về nhà. Sa-mu-en cho dân chúng tụ tập ở Mít-pa để chọn vua bằng cách rút thăm và ông Sa-un trúng thăm làm vua.(1 Sm 10,9-27).
    d. Người Am-mon (Ammon), bao vây thành Gia-vết (Jabesh), miền Ga-la-át (Gilead). Ông Sa-un đánh thắng người Am-mon và giải vây thành Gia-vết của Ít-ra-en. Ông Sa-un được dân Ít-ra-en tôn làm vua tại Ghin-gan (Gilgal). Ông Sa-mu-en nhường chỗ cho ông Sa-un. (1 Sm11,1-12,25).

    2. Những năm đầu của triều đại Sa-un, (1 Sm13,1-15,35):
    a. Cuộc chiến chống người Phi-li-tinh của vua Sa-un. Ông Sa-mu-en đoạn giao với vua Sa-un v́ Sa-un tự ḿnh dâng lễ toàn thiêu thay cho Sa-mu-en. Giô-na-than trái lệnh vua cha, bị kết án tử nhưng được dân cứu. Dân phạm lỗi về nghi thức. Tóm tắt về triều đại vua Sa-un: giao chiến với mọi kẻ thù tứ phía, nhất là với người Phi-li-tinh. (1 Sm13,1-14,52).
    b. Thánh chiến chống người A-ma-lếch (Amalek) của vua Sa-un. Vua Sa-un không tuân theo lời Chúa tha chết cho vua A-gác (Agag) của A-ma-lếch và giữ lại một số ḅ lừa béo tốt để dâng lễ toàn thiêu. Sau hai lần không vâng lời Chúa, vua Sa-un bị Chúa từ bỏ. Vua Sa-un xin tha thứ nhưng không được. Sa-mu-en giết vua A-gác và ra đi nhưng Sa-mu-en khóc thương vua Sa-un. (1 Sm15,1- 35).

    III. Vua Sa-un và ông Đa-vít, (1 Sm 16-31):
    1. Đức Chúa sai ông Sa-mu-en đến gặp các con trai ông Gie-sê (Jesse) ở Bê-lem để chọn một người Chúa muốn đặt làm vua. Ông Đa-vít được Sa-mu-en xức dầu phong vương theo lệnh của Thiên Chúa. Ông Đa-vít được gọi vào triều phục vụ vua Sa-un như là người gảy đàn hạc (harp) và là người mang chiến bào (armour-bearer) cho Sa-un. (1 Sm16,1-23).
    2. Ông Đa-vít đánh thắng Go-li-át (Goliath): Chiến tranh giữa Ít-ra-en và Phi-li-tinh xăy ra. Người khổng lồ Go-li-át của Phi-li-tinh thách thức quân đội Ít-ra-en hăy chọn một người để chiến đấu tay đôi với y. Ông Đa-vít t́nh nguyện nhận lời thách thức và đánh thắng Go-li-át với ná bắn đá. Người Phi-li-tinh thấy người hùng của ḿnh đă chết th́ chạy trốn. Người Ít-ra-en đuổi theo và đánh thắng người Phi-li-tinh. (1 Sm17,1-58).
    3. Ông Đa-vít cưới vợ: Ông Giô-na-than con vua Sa-un yêu mến Đa-vít như chính ḿnh. Đa-vít được dân chúng ca ngợi. Vua Sa-un bắt đầu ghen tị với Đa-vít và toan giết chết ông. Đa-vít cưới Mi-khan (Michal), con gái của vua Sa-un làm vợ và “vua không đ̣i sính lễ nào khác ngoài một trăm bao quy đầu người Phi-li-tinh” với mục đích mượn tay người Phi-li-tinh giết chết Đa-vít.(1 Sm18,1-30).
    4. Vua Sa-un nói với Giô-na-than và toàn thể triều thần về ư định giết ông Đa-vít. Ông Giô-na-than can thiệp với vua cho ông Đa-vít. Bà Mi-khan lập mưu giúp chồng Đa-vít trốn thoát đến nhà ông Sa-mu-en. Vua Sa-un đến t́m ông Đa-vít tại nhà ông Sa-mu-en để giết. Ông Giô-na-than giúp Đa-vít trốn thoát vua Sa-un. Ông Đa-vít chạy trốn đến Nốp (Nob) và gặp tư tế A-khi-me-léc (Ahimelech). A-khi-me-léc trao thanh gươm của Go-li-át đă bị Đa-vít giết cho Đa-vít. Bị người Phi-li-tinh phát hiện tại Gát (Gath), Đa-vít giả dạng làm một người điên. (1 Sm19,1-21,16).

    5. Ông Đa-vít cầm đầu một bọn thủ hạ, (1 Sm 22-26):
    a. Ông Đa-vít bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó. Đô-ếch (Doeg) phản bội A-khi-me-léc. Các tư tế thành Nốp bị Sa-un tàn sát v́ đă giúp Đa-vít. Tư tế Ép-gia-tha (Abiathar), con tư tế A-khi-me-léc, thoát được. (1 Sm 22,1-23).
    b. Ông Đa-vít đến cứu thành Cơ-i-la (Keilah) bị người Phi-li-tinh tấn công. Ông Giô-na-than tới gặp Đa-vít ở Khoóc-sa (Horesh). Ông Đa-vít thoát chết dưới tay vua Sa-un ở Ma-ôn (Maon). (1 Sm 23,1-28).
    c. Ông Đa-vít tha chết cho vua Sa-un lần thứ nhất ở núi Ên Ghe-đi (Engedi). (1 Sm 24,1-23).
    d. Ông Sa-mu-en qua đời. Chuyện ông Na-van (Nabal) và bà vợ A-vi-ga-gin (Abigail). Ông Na-van chết, Đa-vít cưới bà A-vi-ga-gin. Đa-vít cũng cưới bà A-khi-nô-am (Ahinoam), người Gít-rơ-en (Jezreel). Vua Sa-un đă gả bà Mi-khan, vợ đầu ông Đa-vít, cho người khác. (1 Sm 25,1-44).
    e. Ông Đa-vít tha chết cho vua Sa-un lần thứ hai ở Kha-khi-la (Hachilah). (1 Sm 26,1-25).

    6. Ông Đa-vít đến với người Phi-li-tinh, (1 Sm 27-30):
    a. Ông Đa-vít tự nghĩ sẽ phải mất mạng bởi tay vua Sa-un nên thoát sang thành Gát của người Phi-li-tinh. Vua Gát là A-khít (Achish) cho ông Đa-vít thành Xích-lắc (Ziklag). Ông Đa-vít cướp phá vùng đất của người Gơ-sua (Geshurites), người Ghe-de (Girzites) và người A-ma-lếch (Amalekites), nhưng lại nói với A-khít là cướp phá ở vùng của Giu-đa trên Ít-ra-en. (1 Sm 27,1-12).
    b. Người Phi-li-tinh đi đánh Ít-ra-en và A-khít chọn Đa-vít làm người hộ vệ. Vua Sa-un tuyệt vọng và nhờ bà đồng bóng tại Ên Đo (Endor) gọi hồn ông Sa-mu-en. Sa-mu-en hiện về tiên báo vua Sa-un và các con sẽ bị giết chết. (1 Sm 28.1-25).
    c. Người Phi-li-tinh tiến đánh Ít-ra-en ở Gít-rơ-en (Jezreel). Các chỉ huy Phi-li-tinh cho ông Đa-vít về lại Xích-lắc, v́ biết gốc ông Đa-vít là người Ít-ra-en. (1 Sm 29,1-11).
    d. Trở về từ Gít-rơ-en, Đa-vít mới biết người A-ma-lếch đă đánh và cướp phá Xích-lắc, bắt hai vợ ông cầm tù. Ông Đa-vít tiến đánh người A-ma-lếch, thu hồi của cải người A-ma-lếch đă lấy, giải thoát tù binh và ông gửi chiến lợi phẩm cho các kỳ mục Giu-đa và những người ở các thành khác. (1 Sm 30,1-31).

    7. Vua Sa-un tử trận tại núi Ghin-bô-a (Gilboa), (1 Sm 31).
    Vua Sa-un và các con bị người Phi-li-tinh giết chết trong trận trên núi Ghin-bô-a. Chúng bêu thi hài vua Sa-un ở tường thành Bết San (Beth-shan). Dân thành Gia-vết miền Ga-la-át đến lấy thi hài vua và các con khỏi thành Bết San đem về Gia-vết và thiêu tại đó. Họ chôn vua và các con ở Gia-vết, rồi ăn chay bảy ngày. (1 Sm 31,1-13).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách 1 Sa-mu-en:

    Sách 1 Sa-mu-en theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 1 Sa-mu-en hay Sách Samuel I theo bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 1 Sa-mu-en hay 1 Samuel theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Lộ tŕnh của Ḥm Bia Giao Ước từ Shiloh đến Kiriath Jearim.



    David được chọn làm người gảy đàn hạc cho vua Saul, (1 Sm 16,14-23).



    David tạ ơn Thiên Chúa sau khi giết chết người khổng lồ Goliath, (1 Sm 17,1-58).


  10. #110
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [10]. Sách 2 Sa-mu-en (2 Samuel)
    Sách 2 Sa-mu-en (2 Sm) là sách nối tiếp của sách 1 Sa-mu-en. Sách 2 Sa-mu-en kể về triều đại vua Đa-vít trị v́ Giu-đa (Judah), trị v́ vương quốc Ít-ra-en và Giu-đa thống nhất, và về gia đ́nh Đa-vít.

    Sách Sa-mu-en II có thể được chia ra làm hai phần chính, “Vua Đa-vít” và “Phụ lục”, với các số thứ tự được nối tiếp từ sách 1 Sa-mu-en.

    IV. Vua Đa-Vít, (2 Sm 1,1-20,26):
    1. Vua Đa-vít trị v́ nhà Giu-đa ở phía nam, (2 Sm 1,1-4,12):
    a. Ông Đa-vít nghe tin vua Sa-un chết, làm văn tế khóc vua Sa-un và Giô-na-than, con Sa-un. (2 Sm 1,1-27)
    b. Ông Đa-vít được xức dầu làm vua nhà Giu-đa ở Khép-rôn (Hebron). Vua Đa-vít sai sứ giả đi Gia-vết (Jabesh) để tỏ ḷng cảm kích với dân Gia-vết. (2 Sm 2,1-7).
    c. Ông Áp-ne (Abner) tôn Ít-bô-sét (Isboseth hay Ishbaal), con trai của Sa-un, làm vua nhà Ít-ra-en ở phía bắc. Ít-bô-sét được công nhận bởi 11 bộ lạc ở phía bắc; chỉ có bộ lạc Judah theo David. Ít-bô-sét cai trị nhà Israel được hai năm. Đa-vít cai trị nhà Giu-đa bảy năm sáu tháng. (2 Sm 2,8-11).

    d. Nhà Giu-đa ở phía nam và nhà Ít-ra-en ở phía bắc giao chiến, (2 Sm 2,2-32):
    • Trận Ghíp-ôn (Gibeon) giữa Giu-đa và Ít-ra-en, (2 Sm 2,12-16).
    • Cái chết của A-xa-hên (Asahel), tướng của vua Đa-vít, trong trận Ghíp-ôn (Gibeon). (2 Sm 2, 17-24).
    • Thỏa ước ngưng chiến giữa Áp-ne, tướng của Ít-bô-sét, và Giô-áp (Joab), tướng của Đa-vít, (2 Sm 2, 25-32).

    e. Sáu người con trai của vua Đa-vít được sinh ra ở Khép-rôn. Ông Áp-ne đoạn giao với vua Ít-bô-sét. Áp-ne điều đ́nh với Đa-vít và bị tướng Giô-áp của vua Đa-vít giết. Vua Đa-vít khóc thương ông Áp-ne. (2 Sm 3,2-39)
    f. Vua Ít-bô-sét bị ám sát bởi hai tướng của ông là Ba-a-na (Baanah) và Rê-kháp (Rechab); Đa-vít trừng phạt những kẻ giết Ít-bô-sét, (2 Sm 4,1-12).

    2. Vua Đa-vít trị v́ Giu-đa và Ít-ra-en, (2 Sm 5,1-8,18):
    a. Vua Đa-vít của Giu-đa được xức dầu tấn phong làm vua Ít-ra-en, được công nhận bởi tất cả 12 bộ lạc. Vua Đa-vít chiếm Giê-ru-sa-lem. Vua Đa-vít sinh thêm 13 con trai tại Giê-ru-sa-lem. Vua Đa-vít chiến thắng quân Phi-li-tinh. (2 Sm 5,1-25).
    b. Đa-vít rước Ḥm Bia Giao Ước về Giê-ru-sa-lem - Vua Đa-vít muốn xây Đền Thờ cho Chúa. Lời sấm của ngôn sứ Na-than (Nathan): một người con của Đa-vít sẽ xây Đền Thờ - Vua Đa-vít cầu nguyện và tạ ơn Chúa. (2 Sm 6,1-7,29).
    c. Các cuộc chiến tranh thời vua Đa-vít: đánh bại người Phi-li-tinh, A-ram, Mô-áp, Ê-đôm, Am-mon, đánh bại vua nước Xô-va (Zobah) và vua nước Kha-mát (Hamath). Danh sách các quan trong triều vua Đa-vít. (2 Sm 8,1-18).

    3. Gia Đ́nh Vua Đa-Vít. Việc Kế Thừa Ngôi Vua. (2 Sm 9,1-20,26):
    a. Ḷng tốt của Đa-vít với Mơ-phi-bô-sét (Miphiboseth, hay Meribbaal), con trai bị bại hai chân của Giô-na-than (Jonathan); Đa-vít trả lại cho Mơ-phi-bô-sét tất cả ruộng đất của vua Sa-un. (2 Sm 9,1-13).
    b. Chiến dịch đánh người Am-mon. Thắng quân A-ram. (2 Sm 10,1-19).
    c. Từ sân thượng, Đa-vít thấy bà Bát Se-va (Bathsheba) đang tắm. Từ đó vua Đa-vít phạm các tội tày trời: gian dâm với bà Bát Se-va là vợ tướng U-ri-gia (Uriah) của vua Đa-vít, giết chết U-ri-gia rồi cưới bà làm vợ. (2 Sm 11,1-27).
    d. Ngôn sứ Na-than trách vua Đa-vít về các tội khủng khiếp. Vua hối hận. Con đầu của bà Bát Se-va với vua Đa-vít chết. Sa-lô-môn chào đời. Đa-vít hạ thành Ráp-ba (Rabbah) của người Am-mon. (2 Sm 12,1-31).

    e. Truyện về Áp-sa-lôm (Absalom), con trai của vua Đa-vít với bà Ma-a-kha (Maacah), (2 Sm 13,1-18,32):
    • Am-nôn (Amnon[1]), con đầu ḷng của vua Đa-vít với bà A-khi-nô-am (Ahinoam), yêu và làm nhục em gái cùng cha khác mẹ là Ta-ma (Tamar) - Áp-sa-lôm[1] anh ruột cùng cha cùng mẹ với Ta-ma, ám sát Am-nôn rồi trốn đến Gơ-sua (Geshur). Ông Giô-áp điều đ́nh cho Áp-sa-lôm trở về. Áp-sa-lôm trở về và được vua tha thứ. (2 Sm 13,1-14,33).
    • Áp-sa-lôm dùng thủ đoạn mua chuộc người Ít-ra-en và làm loạn chống vua cha. A-khi-thô-phen (Ahithophel), cố vấn của vua Đa-vít, theo phe Áp-sa-lôm. Vua Đa-vít chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem. Ḥm Bia ở lại Giê-ru-sa-lem. Vua Đa-vít nhờ ông Khu-sai (Hushai) giúp phá lời bàn của A-khi-thô-phen và báo cho vua mọi điều ông sẽ nghe được. (2 Sm 15,1-37).
    • Ông Xi-va (Ziba), tôi tớ nhà Sa-un, tiếp tế cho vua Đa-vít trên đường trốn chạy. Sim-y (Shimei), cùng một thị tộc với nhà Sa-un, nguyền rủa và ném đá vua Đa-vít. Ông Khu-sai trá hàng đến với Áp-sa-lôm. Áp-sa-lôm nghe lời của A-khi-thô-phen và đến với các tỳ thiếp của vua cha Đa-vít để ở lại Giê-ru-sa-lem. (2 Sm 16, 1-23).
    • Ông Khu-sai làm hỏng kế hoạch của A-khi-thô-phen. Được tin do Khu-sai mật báo, vua Đa-vít qua sông Gio-đan và dừng quân tại Ma-kha-na-gim (Mahanaim). Áp-sa-lôm và toàn thể quân binh Ít-ra-en qua sông Gio-đan đuổi theo Đa-vít. Vua Đa-vít được dân các thành quanh Mahanaim tiếp tế. (2 Sm 17, 1-29).
    • Quân vua Đa-vít giao tranh và đánh bại quân Ít-ra-en của Áp-sa-lôm trong rừng thuộc Ép-ra-im (Ephraim) gần Mahanaim. Trái với lệnh vua Đa-vít, Áp-sa-lôm bị Giô-áp giết chết. Vua Đa-vít được tin Áp-sa-lôm chết. (2 Sm 18,1-32).

    f. Vua Đa-vít khóc Áp-sa-lôm. Giô-áp quở trách vua Đa-vít thương mến kẻ thù của ḿnh. Chuẩn bị đưa vua Đa-vít trở về. Sim-y thuộc nhà Sa-un đón vua Đa-vít và Đa-vít tha tội cho Sim-y. Giu-đa và Ít-ra-en tranh nhau đón vua trở về Giê-ru-sa-lem. (2 Sm 19,1-44).
    g. Se-va (Sheba) xúi người Ít-ra-en làm loạn. Mọi người Ít-ra-en bỏ vua Đa-vít mà lên theo Se-va. Người Giu-đa trung thành với vua Đa-vít. Tướng Giô-áp đuổi theo Sheba. Sheba bị người trong thành A-vên Bết Ma-a-kha (Abel Beth-maacah) giết và cuộc nổi loạn của Se-va chấm dứt. Danh sách các quan các quan trong triều vua Đa-vít. (2 Sm 20,1-26).

    V. Phụ Lục, (2 Sm 21,1-24,25):
    1. Chúa cho vua Đa-vít biết do vua Sa-un đă giết người Ghíp-ôn (Gibeonites) nên mới có nạn đói dài ba năm ở Ít-ra-en. Người Ghíp-ôn xin, và Đa-vít nộp cho người Ghíp-ôn bảy người con cháu của Sa-un, để họ treo cổ chúng. Các anh hùng trong triều đại vua Đa-vít chống người Phi-li-tinh. (2 Sm 21,1-22).
    2. Thánh vịnh của vua Đa-vít tạ ơn Thiên Chúa. Những lời cuối cùng của Đa-vít. Các dũng sĩ của Đa-vít. (2 Sm 22,1-23,39).
    3. Vua Đa-vít cho điều tra dân số: Ít-ra-en có tám trăm ngàn chiến binh và Giu-đa có năm trăm ngàn. Đa-vít đă phạm tội khi cho điều tra dân số. Bệnh dịch hạch làm chết 70.000. Thiên Chúa tha thứ và dừng tay trừng phạt Ít-ra-en. Vua Đa-vít dựng bàn thờ ở Giơ-vút (Jebus) để dâng các lễ toàn thiêu và kỳ an hầu chấm dứt các tai ương. (2 Sm 24,1-25).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách 2 Sa-mu-en:

    Sách 2 Sa-mu-en theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 2 Sa-mu-en hay Sách Samuel II theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 2 Sa-mu-en hay 2 Samuel theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Chú thích [1]: Các vợ và con của vua David: tên các con trong [], tên con trai có đánh số theo thứ tự, tên 8 người vợ trước tên các con. (1Sbn 3, 1-9).
    1. Được sinh ra ở Khép-rôn:
    Mi-khan (Michal) [Không con],
    A-khi-nô-am (Ahinoam) [Am-nôn (1 Amnon)],
    A-vi-ga-gin (Abigail) [Ki-láp (2 Chileab) hay Đa-ni-ên (2 Daniel)],
    Ma-a-kha (Maacah) [Áp-sa-lôm (3 Absalom) và con gái Ta-ma (Tamar)],
    Khác-ghít (Haggith) [A-đô-ni-gia (4 Adonijah)],
    A-vi-tan (Abital) [Sơ-phát-gia (5 Shephatiah)],
    Éc-la (Eglah) [Gít-rơ-am (6 Ithream)].

    2. Được sinh ra ở Giê-ru-sa-lem:
    a. Bát Su-a (Bathsheba) [(chết sau sinh 1 tuần), Sa-lô-môn (7 Solomon), Na-than (8 Nathan), Sim-a (9 Shimea) hay Sam-mu-a (9 Shammua), Sô-váp (10 Shobab)].
    b. Ngoài ra c̣n có 9 con không rơ con ai: 11 Ibhar, 12 Elishua, 13 Elpelet, 14 Nogah,15 Nepheg, 16 Japhia, 17 Elishama, 18 Eliada và 19 Eliphelet.


    Vương Quốc Do Thái Thống Nhất, thế kỷ 11 tCN



    Vương quốc vua David trên Judah, (2 Sm 1,1-4,12)


    David crowned king at Hebron = David được phong vua ở Hebron.
    Men of Judah, to Gibeon = Quân binh của Judah tiến đến Gibeon.
    Men of Israel, to Gibeon = Quân binh của Israel tiến đến Gibeon.
    Conflit btw (between) Judah and Israel = Đụng độ giữa Judah và Israel.
    Abner Travels to David = Ông Abner đến điều đ́nh với vua David.


    Vương quốc vua David trên Judah, (2 Sm 1,1-4,12)



    Cuộc nổi loạn của Absalom, (2 Sm 13,1-18,32)


    Absalom Returns to Jerusalem = Absalom trở về Jerusalem.
    Absalom Conspires at Hebron = Absalom mưu phản ở Hebron.
    David Flees Jerusalem = David trốn khỏi Jerusalem.
    Absalom Pursues David = Absalom truy đuổi David.
    David Confronts Absalom = Đụng độ giữa David và Absalom.

    Nguyên nhân các tội tày trời của vua David, (2 Sm 11,1-27)


    David and Bathsheba, tranh của Artemisia Gentileschi.
    Vua David đứng trên ban-công, góc trái phía trên, thấy bà Bathsheba đang tắm. (1Sm 11, 2).

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •