Page 12 of 19 FirstFirst ... 28910111213141516 ... LastLast
Results 111 to 120 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #111
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [11]. Sách 1 Vua (1 Kings)
    Sách 1 Vua, là phần nối tiếp các sách 1 và 2 Sa-mu-en (Samuel), nói về lịch sử Vương Quốc Israel Thống Nhất từ sau khi vua Đa-vít (David) qua đời, sự lên ngôi của Sa-lô-môn (Solomon) và thời kỳ Vương Quốc Ít-ra-en ly khai với Vương Quốc Giu-đa (Judah). Sách 1 Vua c̣n nói về ngôn sứ Ê-li-a (Elijah).

    Theo truyền thống Do Thái, sách 1 Vua và 2 Vua được ngôn sứ Giê-rê-mi-a (Jeremiah) viết vào khoảng năm 625 tCN.
    Sách 1 Vua (1V) có thể được chia ra năm phần chính:

    I. Việc kế vị vua Đa-vít, (1V 1,1-2,46):
    1. Tuổi già của vua Đa-vít và cô A-vi-sác (Abishag). A-đô-ni-gia-hu (Adonijah), con trai của Đa-vít với bà Khác-ghít (Haggith), âm mưu lên làm vua. Bà Bát Se-va (Bathsheba), mẹ Sa-lô-môn, và ngôn sứ Na-than (Nathan) báo cho Đa-vít âm mưu của A-đô-ni-gia-hu. Vua Đa-vít chọn Sa-lô-môn lên kế vị ông. A-đô-ni-gia-hu khiếp sợ. (1V 1,1-53).
    2. Trước khi qua đời, vua Đa-vít di chúc cho Sa-lô-môn là hăy đi trong đường lối của Chúa. Đa-vít c̣n dặn ḍ Sa-lô-môn xử lư tướng Giô-áp và Sim-y (Shimei). Vua Đa-vít qua đời sau khi trị v́ Judah bảy năm tại Khép-rôn (Hebron) và Israel ba mươi ba năm tại Giê-ru-sa-lem (Jerusalem). Vua Sa-lô-môn giết A-đô-ni-gia-hu, tướng Giô-áp, ông Sim-y và cách chức tư tế của Ép-gia-tha. Sa-lô-môn nắm vững vương quyền trong tay. (1V2,1-46).

    II. Tiểu sử Sa-lô-môn đại đế, (1V3,1-11,43):
    1. Sa-lô-môn, con người khôn ngoan, (1V3,1-5,14):
    a. Sa-lô-môn cưới công chúa vua Ai-cập. Vua Sa-lô-môn phân xử hai người đàn bà tranh dành đứa con c̣n sống. (1V3,1-28).
    b. Các viên chức cao cấp và 12 trưởng vùng của Sa-lô-môn, (1V4,1-5,8).
    c. Danh tiếng vua Sa-lô-môn. (1V 5,9-14).

    2. Sa-lô-môn, con người xây cất, (1V5,15-9,25):
    a. Chuẩn bị xây Đền Thờ. Sa-lô-môn xây cất Đền Thờ Giê-ru-sa-lem trong bảy năm. (1V5,15-6,38;7,40-51;9,25).
    b. Sa-lô-môn xây cất cung điện của vua mất mười ba năm, (1V7,1-39).
    c. Di chuyển Ḥm Bia Giao Ước từ thành vua Đa-vít, tức là Xi-on (Zion), về Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem. Vua Sa-lô-môn hiệu triệu dân rồi cầu nguyện. Lễ Cung hiến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. (1V8,1-66).
    d. Thiên Chúa lại hiện ra, hứa hẹn và cảnh báo vua Sa-lô-môn. Các công tŕnh xây dựng khác của vua Sa-lô-môn. (1V9,1-25).

    3. Vua Sa-lô-môn, nhà kinh doanh: Vua Sa-lô-môn tổ chức đoàn thuơng thuyền tại E-xi-ôn Ghe-ve (Ezion-Geber). Nữ hoàng nước Sơ-va (Sheba) ở miền Ả rập viếng thăm Sa-lô-môn. Sự giàu sang và khôn ngoan của Sa-lô-môn vượt hơn tất cả các vua trên trái đất. Xa mă (Chariots and Horses) của vua Sa-lô-môn. (1V9, 26-10,29).

    4. Kết thúc triều đại Sa-lô-môn. (1V11,1-43):
    a. Vua Sa-lô-môn mê nhiều bà ngoại bang. “Vua có bảy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi”, (1V11, 3). Các bà này làm cho Sa-lô-môn xa rời Thiên Chúa và thờ các tà thần. Thiên Chúa nổi giận, xui khiến những kẻ thù bên ngoài chống lại Sa-lô-môn. (1V11,1-25).
    b. Gia-róp-am (Jeroboam), đă từng phục vụ vua Sa-lô-môn, nổi dậy chống vua. Ngôn sứ A-khi-gia (Ahijah) nói với Gia-róp-am: Thiên Chúa sẽ cho Gia-róp-am mười chi tộc và cho con của Sa-lô-môn một chi tộc[1]. Vua Sa-lô-môn t́m cánh giết Gia-róp-am, nhưng Gia-róp-am trốn sang Ai-cập. (1V 11, 26-40).
    c. Vua Sa-lô-môn trị v́ Ít-ra-en bốn mươi năm rồi qua đời. Rơ-kháp-am (Rehoboam) lên ngôi kế vị vua cha Sa-lô-môn. (1V11,41-43).

    III. Cuộc ly khai về chính trị và tôn giáo của Vương Quốc Ít-ra-en với Vương Quốc Giu-đa, (1V 12,1-13,34):
    1. Tại đại hội Si-khem (Shechem), Gia-róp-am về từ Ai-cập, cầm đầu dân các bộ lạc phía bắc đ̣i vua Rơ-kháp-am giảm thuế. Rơ-kháp-am không nghe theo nên Gia-róp-am và dân các bộ lạc phía bắc rời bỏ đại hội về nhà, ly khai với Vương Quốc Giu-đa. (1V12,1-19).
    2. Ly khai về chính trị: 10 bộ lạc ở phía bắc ủng hộ Gia-róp-am, tôn ông lên làm vua Gia-róp-am I và tạo thành Vương Quốc Ít-ra-en. Chỉ c̣n một ḿnh chi tộc Giu-đa[1] ở miền nam vẫn theo vua Rơ-kháp-am của Vương Quốc Giu-đa. (1V12, 20-25).
    3. Ly khai về tôn giáo: Vua Gia-róp-am I cho làm hai con ḅ mộng bằng vàng đặt ở Bết Ên (Bethel) và Đan (Dan) để con dân Vương Quốc Ít-ra-en thờ phượng. Gia-róp-am I tự ḿnh đặt những người dân thường, không thuộc chi tộc Lê-vi, làm tư tế. Vị ngôn sứ đến từ Giu-đa kết án bàn thờ của Gia-róp-am I tại Bết Ên. (1V12, 26-13,34).

    IV. Lịch sử Vương Quốc Giu-đa và Vương Quốc Ít-ra-en cho tới thời ngôn sứ Ê-li-a, (1V 14,1-16,34):
    1. Triều đại vua Gia-róp-am I (931-910 tCN) ở Vương Quốc Ít-ra-en: Ngôn sứ A-khi-gia-hu (Ahijah, hay A-khi-gia) báo trước về sự suy tàn của triều đại Gia-róp-am I, về cái chết của hoàng tử A-vi-gia (Abijah, hay A-vi-gia-hu), về sự ly tán của con cái Vương Quốc Ít-ra-en do thờ ngẫu tượng. Vua Gia-róp-am I trị nước hai mươi hai năm rồi mất. Con là Na-đáp (Nadab) lên làm vua. (1V 14,1-20).
    2. Triều đại vua Rơ-kháp-am (931-913 tCN) ở Vương Quốc Giu-đa: Giu-đa đă làm sự dữ trái mắt Đức Chúa. Vua Ai-cập là Si-sắc (Shishak) tiến đánh Giê-ru-sa-lem. Ông chiếm đoạt các kho tàng của Đền Thờ và của hoàng cung. Giữa Rơ-kháp-am và Gia-róp-am I luôn luôn có giao tranh. Vua Rơ-kháp-am trị v́ Giu-đa mười bảy năm rồi mất. Con là A-vi-giam (Abijam hay Abijah) lên ngôi kế vị. (1V 14,21-31).
    3. Triều đại các vua tại Vương Quốc Giu-đa: A-vi-giam (913-911 tCN) con vua Rơ-kháp-am, trị v́ 3 năm; A-xa (Asa, 911-870 tCN) con A-vi-giam, trị v́ 41 năm; Giơ-hô-sa-phát (Jehoshaphat, 876–848 tCN) con A-xa, trị v́ 25 năm. Giữa các vua của Vương Quốc Giu-đa và Vương Quốc Ít-ra-en thường xuyên có chiến tranh. (1V15,1-24).


    4. Triều đại các vua tại Vương Quốc Ít-ra-en: Na-đáp (910-909 tCN) con Gia-róp-am I trị v́ 2 năm; Ba-sa (Baasha, 909-886 tCN) thuộc nhà Ít-xa-kha (Issachar) giết vua Na-đáp và hạ sát tất cả nhà Gia-róp-am I, rồi lên làm vua trị v́ 24 năm; Ê-la (Elah, 886-885 tCN) con vua Ba-sa trị v́ 2 năm; Dim-ri (Zimri, 885 tCN) tướng của Ê-la tạo phản giết Ê-la rồi lên làm vua, trị v́ 7 ngày; Om-ri (Omri, 885-874 tCN) tổng chỉ huy quân đội Ít-ra-en được dân tôn lên làm vua khi Dim-ri bị dân bao vây và tự thiêu, Om-ri trị v́ 12 năm; A-kháp (Ahab, 874-853 tCN) con Om-ri, trị v́ 22 năm. (1V15,25-16,34).

    V. Truyện về ngôn sứ Ê-li-a, (1V 17,1- 22,54):
    1. Cơn đại hạn, (1V 17,1- 18,46):
    a. Ngôn sứ Ê-li-a loan báo với vua A-kháp của Vương Quốc Ít-ra-en một đại hạn, (1V 17,1- 24).
    b. Ê-li-a gọi mưa từ trời xuống chấm dứt đại hạn, (1V18,1-46).

    2. Ngôn sứ Ê-li-a chạy trốn lên núi Khô-rếp v́ bà I-de-ven (Jezebel), vợ vua A-kháp, là người thờ thần Ba-an t́m cách giết ông. Tại Khô-rếp (Horeb) Ê-li-a xức dầu tấn phong Ê-li-sa (Elisha) làm ngôn sứ. (1V19,1-21).
    3. Các cuộc chiến với người A-ram (Aram): Ít-ra-en đánh thắng Ben Ha-đát (Ben-hadad), vua A-ram, hai lần ở Sa-ma-ri (Samaria) và A-phếch (Aphek). Vua A-kháp kư hiệp ước với Ben Ha-đát, trả tự do cho ông ta trái với ư nuốn của Chúa, vi phạm luật tru hiến. (1V20,1-43).
    4. Vườn nho của ông Na-Vốt (Naboth): Vua A-kháp của Ít-ra-en muốn mua vườn nho của ông Na-vốt, nhưng bị từ chối. Hoàng hậu I-de-ven sắp xếp màn đấu tố Na-vốt khiến Na-vốt bị ném đá chết. Ngôn sứ Ê-li-a tiên báo với vua: A-kháp, hoàng hậu I-de-ven và hậu duệ của họ sẽ bị xoá sạch. (1V21,1-29).
    5. Lại giao tranh với người A-ram: Vua A-kháp của Ít-ra-en quyết định tấn công Ra-mốt Ga-la-át (Ramoth-gilead) của người A-ram. Ngôn sứ của A-kháp tiên báo thành công. Ngôn sứ Mi-kha-giơ-hu (Micaiah) báo trước thất trận. Vua A-kháp tử trận. (1V22,1-38).

    6. Sau khi vua A-kháp qua đời, (1V22,39-54):
    a. Kết thúc triều vua A-kháp của Ít-ra-en, con vua A-kháp là A-khát-gia-hu (Ahaziah, 853-852 tCN) lên ngôi kế vị vua cha, trị v́ được hai năm. A-khát-gia-hu làm tôi tà thần Ba-an, y như thân phụ đă làm. (1V 22, 39-40; 2V 22, 52-54).
    b. Triều đại vua Giơ-hô-sa-phát của Giu-đa (876-848 tCN): Vua Giơ-hô-sa-phát trị v́ Giu-đa theo đường lối của Chúa được 25 năm th́ mất. Con vua là Giơ-hô-ram (Jehoram, 848–841 tCN) lên ngôi kế vị. (1V 22, 41-51).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Chú thích [1]: Chú giải r của câu 32 chương 11 sách 1 Vua của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “Một chi tộc (Giu-đa) hay nói đúng hơn là hai chi tộc; chi tộc thứ hai có thể là chi tộc Ben-gia-min (12,21) hoặc chi tộc Si-mê-ôn (Gs 19,1)”.

    Bản văn sách 1 Vua :

    Sách 1 Vua theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 1 Vua hay Sách Các Vua I theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 1 Vua hay 1 Kings theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vương Quốc Israel Thống Nhất



    Cuộc ly khai của Vương Quốc Israel với Vương Quốc Judah, (1V 12,1-13,34)



    Vua Solomon phân xử hai người đàn bà tranh dành đứa con c̣n sống, (1V 3,16-28)



    Nữ hoàng nước Sheba viếng thăm Solomon, (1V 10,1-13)


  2. #112
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [12]. Sách 2 Vua (2 Kings)
    Sách 2 Vua (2 V) là sách nối tiếp của sách 1 Vua: tiếp tục câu chuyện của hai Vương Quốc Giu-đa (Judah) và Ít-ra-en (Israel) cho đến khi hai vương quốc này sụp đổ.
    Sách 2 Vua có thể được chia ra làm ba phần chính, với các số thứ tự được nối tiếp từ sách 1 Vua.

    VI. Truyện ông Ê-li-sa (Elisha), (2V2,1-13,25):
    1. Triều đại vua A-khát-gia-hu: trị v́ Ít-ra-en 2 năm (tiếp theo 1 Vua). Ngôn sứ Ê-li-a (Elijah) được đem lên trời và được ông Ê-li-sa thay thế. Hai phép lạ của Ê-li-sa: biến nước độc hoá lành và hai con gấu từ trong rừng ra xé xác 42 đứa trẻ. (2V2,1-25).
    2. Vua Mô-áp (Moab) nổi loạn chống lại Ít-ra-en. Vua Giô-ram, c̣n có tên Giơ-hô-ram, của Ít-ra-en kêu gọi vua Giơ-hô-sa-phát của Giu-đa liên minh đánh Mô-áp. Ê-li-sa hứa cung cấp nước và tiên đoán sẽ chiến thắng. Mô-áp bị liên minh đánh bại. (2V3,1-27).
    3. Sáu phép lạ của Ê-li-sa: lọ dầu của bà góa, người phụ nữ Su-nêm, nồi cháo độc, hoá bánh ra nhiều, chửa phong hủi cho Na-a-man và lưỡi ŕu sắt nổi lên khỏi sông. (2V4,1-6,7).
    4. Chiến tranh với A-ram: Ông Ê-li-sa được Chúa cứu thoát khỏi quân A-ram. Nạn đói trong thành Sa-ma-ri bị vua A-ram là Ben Ha-đát (Ben-hadad) bao vây. Ê-li-sa tiên tri nạn đói sắp chấm dứt. Quân A-ram bỏ trại. Hết bị bao vây và hết nạn đói. Vua Giô-ram, c̣n có tên Giơ-hô-ram, (trùng tên với vua Giô-ram của Ít-ra-en) và vua A-khát-gia-hu cai trị Giu-đa và thờ tà thần. A-khát-gia-hu của Giu-đa qua Ít-ra-en thăm vua Giô-ram của Ít-ra-en đang bị bệnh. (2V6,8-8,29).
    5. Truyện vua Giê-hu của Ít-ra-en: Ông Giê-hu, con ông Giơ-hô-sa-phát (Jehoshaphat), được xức dầu phong vương. Ông Giê-hu chuẩn bị tiếm quyền. Vua Giơ-hô-ram của Ít-ra-en, vua A-khát-gia-hu của Giu-đa, bà I-de-ven (Jezebel) vợ vua A-kháp của Ít-ra-en, các ông hoàng Giu-đa và hoàng tộc Ít-ra en bị Giê-hu sát hại. Giê-hu giết các tín đồ thần Ba-an và phá huỷ đền thờ Ba-an, nhưng tiếp tục thờ hai con ḅ vàng tại Bê-tên (Bethel) và Đan (Dan). Ông Giê-hu làm vua cai trị Ít-ra-en 28 năm rồi mất. Con vua là Giơ-hô-a-khát lên ngôi kế vị. (2V9,1-10,36).

    6. Từ triều đại nữ hoàng A-than-gia (Athaliah) đến khi ông Ê-li-sa qua đời, (2V11,1-13,25):
    a. Nữ hoàng A-than-gia cai trị Giu-đa: Bà A-than-gia là con vua A-kháp của Ít-ra-en và là vợ vua Giơ-hô-ram của Giu-đa. Sau khi con bà là vua A-khát-gia-hu của Giu-đa bị Giê-hu của Ít-ra-en giết, bà A-than-gia tiêu diệt tất cả hoàng tộc của vua A-khát-gia-hu, trừ một đứa bé 1 tuổi được chị của vua dấu, rồi lên ngôi nữ hoàng trị v́ Giu-đa trong 6 năm. Bà bị những người đưa Giô-át, đứa con sống sót của vua A-khát-gia-hu, lên làm vua giết chết. (2V11,1-20).
    b. Vua Giô-át (Joash, c̣n có tên Jehoash) cai trị Giu-đa trong 40 năm: Giô-át, con của vua A-khát-gia-hu, là đứa bé 1 tuổi sống sót khi A-than-gia tiêu diệt tất cả hoàng tộc của vua. Các thuộc hạ của vua Giô-át nổi loạn hạ sát vua Giô-át. Con vua là A-mát-gia lên ngôi kế vị vua cha. (2V12,1-22).
    c. Vua Giơ-hô-a-khát, con vua Giê-hu, cai trị Ít-ra-en trong 17 năm. Vua đă làm điều dữ trái mắt Đức Chúa. (2V13,1-9).
    d. Vua Giô-át (Joash, c̣n có tên Jehoash, trùng tên với vua Giô-át của Giu-đa), con vua Giơ-hô-a-khát, cai trị Ít-ra-en trong 16 năm. Ê-li-sa qua đời. Vua Giô-át đă đánh bại vua Ben Ha-đát của A-ram ba lần, như Ê-li-sa đă tiên báo, và thu hồi được các thành của Ít-ra-en đă mất về tay A-ram. (2V13,10-25).


    VII. Các vua cai trị hai vương quốc cho tới ngày Vương Quốc Ít-ra-en thất thủ, (2V14,1-17,41):
    1. Các vua cai trị hai vương quốc trước khi Vương Quốc Ít-ra-en thất thủ, (2V14, 1-16, 20):
    a. Vua A-mát-gia-hu, hay A-mát-gia, con vua Giô-át, cai trị Giu-đa trong 16 năm, (2V14,1-22).
    b. Vua Gia-róp-am II, con vua Giô-át, cai trị Ít-ra-en trong 41 năm, (2V14,23-29).
    c. Vua A-dác-gia hay A-dác-gia-hu, con A-mát-gia-hu, cai trị Giu-đa trong 42 năm, (2V15, 1-7).
    d. Vua Dơ-khác-gia, con vua Gia-róp-am II, cai trị Ít-ra-en trong 6 tháng, (2V15, 8-12).
    e. Vua Sa-lum, con ông Gia-vết (Jabesh), cai trị Ít-ra-en trong 1 tháng, (2V15, (2V15, 13-16).
    f. Vua Mơ-na-khêm, con ông Ga-đi (Gadi), cai trị Ít-ra-en trong 6 năm, (2V15, 17-22).
    g. Vua Pơ-các-gia, con vua Mơ-na-khêm, cai trị Ít-ra-en trong 2 năm, (2V15, 23-26).
    h. Vua Pe-các, con ông Rơ-man-gia-hu (Remaliah), cai trị Ít-ra-en trong 6 năm, (2V15, 27-31).
    i. Vua Giô-tham, con vua Út-di-gia-hu cai trị Giu-đa trong 5 năm, (2V15, 32-38).
    j. Vua A-khát cai trị Giu-đa trong 21 năm, (2V16, 1-20).

    2. Vương quốc Ít-ra-en, hay Sa-ma-ri (Samaria), thất thủ, (2V17,1-41):
    a. Vua Hô-sê, con ông Ê-la (Elah), vị vua cuối cùng của Ít-ra-en, cai trị 9 năm. Vua đă làm diều dữ trái mắt Đức Chúa. Vua Át-sua (Assyria) cho bắt vua Hô-sê, xiềng lại và bỏ tù. (2V17,1-4).
    b. Sa-ma-ri thất thủ: Vua Át-sua tiến đánh Sa-ma-ri và vây hăm thành này ba năm. Năm 721 tCN, vua Át-sua chiếm được Sa-ma-ri và đày dân 10 bộ lạc Ít-ra-en sang định cư ở Át-sua. (2V17,5-6).
    c. Suy gẫm về Vương Quốc Ít-ra-en suy tàn: Con cái Ít-ra-en đă đi theo thần hư ảo, đắc tội với Đức Chúa. (2V17,7-23).
    d. Nguồn gốc người Sa-ma-ri: Vua Át-sua đă đưa người từ đế quốc Át-sua đến định cư ở các thành Ít-ra-en, thế vào chỗ con cái Ít-ra-en bị đi đày. (2V17,24-41).

    VIII. Những giai đoạn cuối cùng của Vương Quốc Giu-đa, (2V18,1-25,30):
    1. Vua Khít-ki-gia, ngôn sứ I-sai-a (Isaiah) và nước Át-sua: Dẫn nhập vào triều vua Khít-ki-gia, con vua A-khát, trị v́ Giu-đa 29 năm. Cuộc xâm lăng Giu-đa của Xan-khê-ríp (Sennacherib), vua Át-sua. Quan chánh chước tửu của Át-sua hăm dọa vua Khít-ki-gia và toàn dân Giu-đa. Khít-ki-gia cầu nguyện, cầu cứu ngôn sứ I-sai-a và I-sai-a can thiệp. Vua Xan-khê-ríp bại trận rút về Ni-ni-vê (Nineveh). Các con Xan-khê-ríp dùng gươm đâm ông chết. Ngôn sứ I-sai-a tiên báo Ba-by-lon sẽ cướp phá cung điện và bắt triều đ́nh Giu-đa đày sang Ba-by-lon. Kết thúc triều vua Khít-ki-gia. (2V18,1-20,21).

    2. Hai vua bất trung cai trị Giu-đa, (2V21,1-26):
    a. Vua Mơ-na-se, con vua Khít-ki-gia, cai trị Giu-đa trong 46 năm. Vua thờ thần Ba-an. “Vua làm lễ thiêu con trai ḿnh, làm nghề chiêm tinh và phù thuỷ, lập ra cô đồng và thầy bói; vua làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa để trêu giận Người”. (2V21,1-18).
    b. Vua A-môn, con vua Mơ-na-se, cai trị Giu-đa trong 3 năm. Vua đă làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, như vua cha. Các thuộc hạ vua A-môn đă âm mưu chống lại vua và giết chết A-môn. (2V21,19-26).

    3. Vua Giô-si-gia, con vua A-môn, với việc cải cách tôn giáo ở Giu-đa. Thượng tế Khin-ki-gia-hu (Hilkiah) t́m thấy sách Luật trong Đền Thờ. Thỉnh ư nữ ngôn sứ Khun-đa (Huldah) về những lời ghi chép trong sách đă t́m thấy. Vua đọc sách Luật cho dân nghe. Vua Giô-si-gia cho thanh tẩy Đền Thờ. Ngoài ra, vua Giô-si-gia c̣n khử trừ các cô đồng và thầy bói, các ngẫu tượng ở Giu-đa. Vua Ai-cập Nơ-khô (Neco) giết chết vua Giô-si-gia ở Mơ-ghít-đô (Megiddo). Dân trong xứ chọn con vua Giô-si-gia là Giơ-hô-a-khát lên kế vị. (2V22,1-23,30).

    4. Vương quốc Giu-đa suy tàn. Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. (2V23,31-25,30):
    a. Vua Giơ-hô-a-khát, con vua Giô-si-gia, cai trị Giu-đa trong 3 tháng. Vua Ai-cập Nơ-khô bắt vua Giơ-hô-a-khát đưa sang Ai-cập và vua này chết tại đó. (2V23,31-35).
    b. Vua Giơ-hô-gia-kim, con vua Giô-si-gia, cai trị Giu-đa trong 12 năm. Vua Ai-cập Nơ-khô đặt con vua Giô-si-gia là En-gia-kim làm vua kế vị vua cha là Giô-si-gia, và cho đổi tên En-gia-kim ra Giơ-hô-gia-kim. (2V23,36-24,7).
    c. Dẫn vào triều vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin, c̣n có tên Jeconiah), con vua Giơ-hô-gia-kim, cai trị Giu-đa trong 3 tháng 10 ngày. Vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) đánh Giê-ru-sa-lem.Vua Giơ-hô-gia-khin đầu hàng vua Ba-by-lon. Vua Ba-by-lon đày Giơ-hô-gia-khin, mẹ vua, các cung phi, các thái giám và tất cả các binh lính sang Ba-by-lon. Đây là cuộc lưu đày sang Ba-by-lon lần thứ nhất năm 598 tCN. (2V24,8-17).
    d. Dẫn vào triều vua Xít-ki-gia-hu, chú của vua Giơ-hô-gia-khin, được vua Ba-by-lon đặt lên làm vua thay thế Giơ-hô-gia-khin. Xít-ki-gia-hu là vị vua cuối cùng của Giu-đa, trị v́ trong 12 năm. Vua Xít-ki-gia-hu đă nổi loạn chống lại Ba-by-lon. Ba-by-lon đánh chiếm Giê-ru-sa-lem lần thứ hai. Vua Ba-by-lon đâm mù mắt vua Xít-ki-gia-hu, lấy hai dây xích đồng xiềng vua lại và điệu về Ba-by-lon. (2V24,18-25,7).
    e. Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ bị Ba-by-lon cướp và phá hủy. Dân Giu-đa lại bị lưu đày sang Ba-by-lon lần thứ hai năm 587 tCN. Giu-đa trở thành một tỉnh của Ba-by-lon với ông Gơ-đan-gia-hu (Gedaliah) làm tổng trấn. Người thuộc hoàng tộc Giu-đa giết chết Gơ-đan-gia-hu. Vua Giơ-hô-gia-khin được Ba-by-lon ân xá. (2V25, 8-30).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách 2 Vua :

    Sách 2 Vua theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 2 Vua hay Sách Các Vua II theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 2 Vua hay 2 Kings theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

    Các vua cai trị dân Do Thái thời mới dựng nước



    Địa danh các sự kiện được nói đến trong sách 2 Vua.



    Người Do Thái ở Vương Quốc Israel và Vương Quốc Judah bị lưu đày


  3. #113
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:

    [13]. Sách 1 Sử biên niên (1 Chronicles)
    Sách 1 Sử biên niên (1Sb) viết về các bảng gia phả từ A-đam (Adam) đến dân Ít-ra-en (Israel), về triều đại vua Đa-vít (David) từ khi vua Sa-un (Saul) qua đời cho đến khi Đa-vít tạ thế.
    Nội dung sách đề cập đến các nhân vật lịch sữ trong các sách Ngũ Kinh, 1 và 2 Samuel, 1 và 2 Vua, nhưng 1 và 2 Sử biên niên viết lại lịch sử Ít-ra-en dưới cái nh́n thần học hơn với một số nhân vật hay sự kiện có nhiều chi tiết hơn.

    Theo truyền thống Do Thái, sách 1 và 2 Sử biên niên được tư tế Ét-ra (Ezra) viết vào khoảng 330-300 tCN. Sách có thể được chia ra hai phần chính như sau:

    I. Ḍng họ vua Đa-vít: Các gia phả, (1Sb1,1-10,14):
    1. Từ A-đam đến Ít-ra-en, (1Sb1,1-54):
    a. Gia phả từ ông A-đam đến ông Áp-ra-ham (Abraham) (1Sb 1, 1-27):
    • Gia phả từ A-đam đến Nô-ê (Noah) và ba người con Nô-ê, (1Sb 1,1-4), xin xem biểu đồ A1 bên dưới, hay biểu đồ B1 ở đây.
    • Gia phả ngành Gia-phét (Japheth), (1Sb 1,5-7), xin xem biểu đồ A2 bên dưới.
    • Gia phả ngành Kham (Ham), (1Sb 1,8-16), xin xem biểu đồ A3 bên dưới.
    • Gia phả ngành Sêm (Shem) đến ông Áp-ra-ham, (1Sb 1,17-27), xin xem biểu đồ A4 bên dưới, hay biểu đồ B2 ở đây.

    b. Gia phả từ ông Áp-ra-ham đến ông Gia-cóp (Jacob, c̣n có tên là Israel), (1Sb 1, 28-54), xin xem biểu đồ B3 ở đây.
    Gia phả ông Ê-xau (Esau, c̣n có tên Edom, Ê-đôm, và Seir) và ngành ông Xê-ia (Seir), (1Sb 1, 34-42), xin xem biểu đồ B4 ở đây.

    2. Các con cháu của ông Ít-ra-en, hay Gia-cóp, (1Sb 2,1-55):
    a. Các con của ông Gia-cóp c̣n có tên Ít-ra-en, (1Sb 2,1-2), xin xem biểu đồ B5 ở đây.
    b. Ḍng họ Giu-đa (Judah), (1Sb 2, 3-8), xin xem biểu đồ B6 ở đây.
    c. Nguồn gốc vua Đa-vít (1Sb 2,9-17), xin xem biểu đồ B6 ở trên.
    d. Ngành ông Ca-lếp (Caleb), (1Sb 2,18-24; 42-50), xin xem biểu đồ B6 ở trên.
    e. Ngành ông Giơ-rác-mơ-ên (Jerahmeel) (1Sb 2,25-41), xin xem biểu đồ B6 ở trên.
    f. Ngành ông Khua (Hur), (1Sb 2,51-55), xin xem biểu đồ B6 ở trên.

    3. Nhà Đa-vít - Các con của vua Đa-vít, xin xem biểu đồ B7 ở đây. Các vua Giu-đa: Xin xem post # 112. Hoàng tộc sau thời lưu đày. (1Sb 3,1-24).

    4. Các chi tộc miền nam: Ngành các ông Giu-đa, Khua, Át-khua (Ashhur), Cơ-lúp (Chelub), Sê-la (Shelah) và Si-mê-ôn. (Xin xem biểu đồ B5 ở trên), (1Sb 4,1-43).

    5. Các chi tộc bên kia sông Gio-đan: Ngành các ông Rưu-vên (xin xem biểu đồ B8 ở đây), Giô-en (Joel) và Gát. (1Sb 5,1-26).

    6. Chi tộc Lê-vi (xin xem biểu đồ B9 ở đây). Tiền bối của các thượng tế (xin xem biểu đồ B10 ở đây). Con cháu ông Lê-vi. Nơi sinh sống của con cháu A-ha-ron (Aaron) và của các người Lê-vi khác. (1Sb 5,27-6,66).

    7. Các chi tộc miền bắc: Ngành các ông Ít-xa-kha (xin xem biểu đồ B8 ở trên), Ben-gia-min, Náp-ta-li, Mơ-na-se, Ép-ra-im và A-se (xin xem biểu đồ B11 ở đây). (1Sb 7,1-40).

    8. Chi tộc Ben-gia-min (xin xem biểu đồ B12 ở đây) và thành Giê-ru-sa-lem: Con cháu Ben-gia-min ở Ghe-va (Geba), Mô-áp, Ô-nô (Ono) và Lốt (Lod), Ai-gia-lôn (Aijalon), Giê-ru-sa-lem và Ghíp-ôn (Gibeon). Ông Sa-un và gia tộc của ông (xin xem biểu đồ B12 ở trên). Giê-ru-sa-lem, thành của Ít-ra-en và là Thánh Đô. (1Sb 8,1-9,34).

    9. Vua Sa-un, người tiền nhiệm của vua Đa-vít: Lai lịch vua Sa-un (xin xem biểu đồ B12 ở trên). Vua Sa-un bị tử thương tại trận Ghin-bô-a (Gilboa). (1Sb 9,35-10,14).

    II. Vua Đa-vít sáng lập nền phụng tự Đền Thờ, (1Sb 11,1-21,30):
    1. Vương quyền vua Đa-vít, (1Sb 11,1-14,17):
    a. Vua Đa-vít được phong làm vua Vương Quốc Ít-ra-en Thống Nhất tại Khép-rôn (Hebron). Đa-vít chiếm Giê-ru-sa-lem, chiếm đồn luỹ Xi-on (Zion), rồi đặt tên Xi-on là thành Đa-vít. Các dũng sĩ của vua Đa-vít. (1Sb 11,1-47).
    b. Những người đầu tiên hợp tác với vua Đa-vít tại Xích-lắc (Ziklag). Các chiến sĩ đă tôn vương ông Đa-vít tập hợp tại Khép-rôn. (1Sb 12,1-41).
    c. Đa-vít cung nghinh Ḥm Bia Giao Ước từ Kia-giát Giơ-a-rim (Kiriath-jearim) vào nhà ông Ô-vết Ê-đôm (Obed-edom). Đức Chúa giáng phúc cho nhà ông Ô-vết Ê-đôm. (1Sb 13,1-14).13
    d. Khi-ram (Hiram), vua thành Tia (Tyre), xây cho vua Đa-vít một cung điện tại Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, Đa-vít lấy thêm vợ, sinh thêm con trai con gái. Đa-vít chiến thắng quân Phi-li-tinh (Philistine). (1Sb 14,1-17).

    2. Ḥm bia trong thành vua Đa-vít, (1Sb 15,1-20,8):
    a. Đa-vít chuẩn bị nơi để di chuyển Ḥm Bia Giao Ước về Giê-ru-sa-lem. Nghi thức rước Ḥm Bia Giao Ước từ nhà ông Ô-vết Ê-đôm về thành Đa-vít trong Giê-ru-sa-lem. Lời sấm của ông Na-than (Nathan) báo cho Đa-vít biết con vua sẽ xây Đền Thờ. Vua Đa-vít cầu nguyện. (1Sb 15,1-17,27).
    b. Đa-vít đánh thắng các kẻ thù của Ít-ra-en và cai trị Ít-ra-en trong công bằng. Các quan chức của triều Đa-vít. (1Sb 18,1-17).
    c. Sứ giả của vua Đa-vít bị người Am-mon (Ammon) nhục mạ. Chiến dịch thứ nhất của Đa-vít đánh người Am-mon. Đa-vít thắng quân A-ram (Aram). (1Sb 19,1-19).
    d. Chiến dịch thứ hai của Đa-vít đánh người Am-mon. Chiến công của Đa-vít đánh bại quân Phi-li-tinh. (1Sb 20,1-8).

    3. Tiến tới việc xây Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem, (1Sb 21,1-29,20):
    a. Vua Đa-vít phạm tội khi cho thống kê dân số theo xúi giục của Xa-tan. Ít-ra-en có tất cả 1,500,000 người và Giu-đa có 475,000 người biết tuốt gươm, không kể chi tộc Lê-vi và Ben-gia-min. Chúa giáng ôn dịch xuống Ít-ra-en, và 70,000 người đă chết. Đa-vít cho xây một bàn thờ kính Đức Chúa rồi dâng lễ toàn thiêu và kỳ an, xin Chúa ngừng giáng hoạ xuống dân Ngài. (1Sb 21,1-30).
    b. David chuẩn bị vàng, bạc, đồng, sắt, đá và gỗ tuyết tùng cho việc xây Đền Thờ. Sa-lô-môn được chỉ định để làm công việc xây dựng Đền Thờ. Đa-vít truyền cho tất cả các thủ lănh ở Ít-ra-en phải giúp Sa-lô-môn. (1Sb 22,1-19).
    c. Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thầy Lê-vi. Các nhóm tư tế. Các ca viên. Các người giữ cửa. Các nhiệm vụ khác của các thầy Lê-vi. (1Sb 23,1-26,32).
    d. Vua Đa-vít chọn các viên chức dân sự và quân sự phục vụ triều đ́nh, các người phụ trách các chi tộc, các người phụ trách các kho lẫm và tài sản hoàng gia, và các cố vấn cho vua. (1Sb 27,1-34).
    e. Đa-vít tập hợp các nhà lănh đạo Ít-ra-en ra chỉ thị về Đền Thờ- Sa-lô-môn được bổ nhiệm để xây dựng Đền Thờ- Đa-vít khuyên Sa-lô-môn và dân chúng giữ các điều răn - Đa-vít trao cho Sa-lô-môn các mô h́nh và nguyên vật liệu cho ngôi đền. (1Sb 28,1-21).
    f. Các trưởng tộc, các thủ lănh chi họ Ít-ra-en và các tướng chỉ huy đóng góp cho việc xây Đền Thờ. Vua Đa-vít cảm tạ Thiên Chúa và hướng dẫn mọi người. (1Sb 29,1-20).

    4. Vua Sa-lô-môn lên ngôi. Vua Đa-vít băng hà sau khi trị v́ Ít-ra-en 40 năm: 7 năm tại Khép-rôn, và 33 năm tại Giê-ru-sa-lem. (1Sb 29,21-30).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách 1 Sử biên niên :

    Sách 1 Sử biên niên theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 1 Sử biên niên hay Sách Kư Sự I theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 1 Sử biên niên hay 1 Chronicles theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Biểu đồ A1


    Biểu đồ A1: Gia phả từ ông A-đam đến ba người con ông Nô-ê (Noah): Sêm (Shem), Kham (Ham) và Gia-phét (Japheth).


    Biểu đồ A2


    Biểu đồ A2: Gia phả con ông Nô-ê: Ngành ông Gia-phét.


    Biểu đồ A3


    Biểu đồ A3: Gia phả con ông Nô-ê: Ngành ông Kham.


    Biểu đồ A4


    Biểu đồ A4: Gia phả ngành ông Sêm, con ông Nô-ê, đến ông Áp-ra-ham.


    Tên các nhân vật từ A-đam tới Áp-ra-ham


    (Ghi chú: Tên theo tiếng Việt được lấy từ bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ và tên theo tiếng Anh được lấy từ https://en.wikipedia.org/wiki/ hay từ bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.)

    PS:
    Khi đọc các biểu đồ B1, B2… B12, bạn đọc lưu ư các điểm sau (Xin tham khảo biểu đồ B5 ở đây):
    • Một nhân vật có 2 tên sẽ được viết là tên1/tên2. Vd: Jacob/Israel có nghĩa là Jacob c̣n có tên Israel.
    • Liên hệ vợ chồng được viết trong 1 khung h́nh chữ nhật với màu nền là màu xám. Vd: Jacob có 4 vợ có tên là Bilhah, Rachel, Leah và Zilpah. Tên 4 người vợ này và tên Jacob được viết trong 1 khung h́nh chữ nhật với nền là màu xám.
    • Nguồn của các tên được lấy từ Kinh Thánh. Vd: tên các con của Naphtali được lấy từ Gen. 46:24, tức từ sách Genesis, chương 46, câu 24: “The sons of Naphtali: Jahzeel, Guni, Jezer, and Shillem”.
    Last edited by Truc Vo; 07-12-2015 at 11:18 AM.

  4. #114
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    .....
    [14]. Sách 2 Sử biên niên (2 Chronicles)
    Sau khi vua Sa-lô-môn (Solomon) chết, đất nước của ông chia thành hai vương quốc Giu-đa và Ít-ra-en. Sách 2 Sử biên niên (2 Sb), nối tiếp sách 1 Sử biên niên, kể về câu chuyện xây cất Đền Thờ của Sa-lô-môn và triều đại các vua chỉ ở vương quốc Giu-đa, từ khi vua Sa-lô-môn mất cho đến khi Giu-đa sụp đổ, cũng là thời điểm dân Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lon (Babylon) vào năm 586 tCN.

    Sách 2 Sử biên niên có thể được chia ra ba phần chính, với các số thứ tự được nối tiếp từ sách 1 Sử biên niên:

    III. Vua Sa-lô-môn với việc xây cất Đền Thờ (2Sb 1,1-9,31):
    1. Vua Sa-lô-môn xin Chúa được ơn Khôn Ngoan. Những chuẩn bị cuối cùng cho việc xây cất Đền Thờ. (2Sb 1, 1-2, 15).
    2. Tiến hành xây cất Đền Thờ. (2Sb 2, 16-4, 22).
    3. Di chuyển Ḥm Bia Giao Ước từ thành Đa-vít về nơi Cực Thánh trong Đền Thờ. Thiên Chúa ngự xuống Đền Thờ. (2Sb 5,1-14).
    4. Vua Sa-lô-môn hiệu triệu dân chúng. Sa-lô-môn cầu nguyện. Lễ cung hiến Đền Thờ. (2Sb 6,1-7,22).
    5. Hoàn tất các công tŕnh xây cất. Ḷng mộ đạo của Sa-lô-môn. Vinh quang của vua Sa-lô-môn. Nữ hoàng Sơ-va (Sheba) đến Giê-ru-sa-lem thử tài khôn ngoan của Sa-lô-môn. Vua Sa-lô-môn từ trần. (2Sb 8,1-9,31).

    IV. Những cuộc cải cách đầu tiên thời quân chủ, (2Sb 10,1-27,9):
    1. Vua Rơ-kháp-am (Rehoboam) với việc tập trung các thầy Lê-vi, (2Sb 10,1-12,16):
    a. Vương quốc Ít-ra-en ly khai với Giu-đa, (2Sb 10,1-19).
    b. Hoạt động của vua Rơ-kháp-am ở Giu-đa, (2Sb 11,1-12).
    c. Hàng tư tế ở phía bắc về quy thuận Rơ-kháp-am v́ vua Gia-róp-am (Jeroboam) của vương quốc Ít-ra-en không cho họ thi hành chức tư tế, (2Sb 11,13-17).
    d. Gia đ́nh vua Rơ-kháp-am. (2Sb 11,18-23).
    e. Vua Rơ-kháp-am bất trung với Đức Chúa. Si-sắc (Shishak), vua Ai-cập, tiến đánh Giê-ru-sa-lem. (2Sb 12,1-16).

    2. Chiến tranh giữa vua A-vi-gia (Abijah) của Giu-đa và vua Gia-róp-am (Jeroboam) của Ít-ra-en. Cuối triều vua A-vi-gia của Giu-đa: A-vi-gia mất, con vua là A-xa (Asa) lên ngôi kế vị. (2Sb 13,1-23).

    3. Vua A-xa của Giu-đa với công việc cải cách phụng tự, (2Sb 14,1-16,14):
    a. Các việc cải cách phụng tự ban đầu của vua A-xa. Cuộc xâm lăng vào Giu-đa của De-rác (Zerah), người Ê-ti-ô-pi (Ethiopian), bị A-xa đánh bại. (2Sb 14,1-14).
    b. Lời kêu gọi của ngôn sứ A-dác-gia-hu (Azariah) và cuộc cải cách, (2Sb 15,1-19).
    c. Cuộc chiến giữa vua A-xa của Giu-đa và vua Ba-sa (Baasha) của Ít-ra-en. Vua A-xa trở nên bất trung với Chúa. (2Sb 16,1-10).
    d. Vua A-xa qua đời sau 41 năm trị v́ Giu-đa. (2Sb 16,11-14).

    4. Vua Giơ-hô-sa-phát (Jehoshaphat), kế vị vua cha A-xa, cai trị Giu-đa và công việc hành chánh, (2Sb 17,1-21,1):
    a. Mối bận tâm của vua Giơ-hô-sa-phát đối với Lề Luật của Chúa. (2Sb 17,1-19).
    b. Giơ-hô-sa-phát hiệp ước với vua A-kháp (Ahah) của vương quốc Ít-ra-en. Sự can thiệp của các ngôn sứ khi A-kháp và Giơ-hô-sa-phát đi đánh A-ram (Aram). Vua A-kháp chết khi đánh A-ram. (2Sb 18,1-34).
    c. Giơ-hô-sa-phát bị quở trách v́ đă trợ lực cho kẻ xấu A-kháp. Giơ-hô-sa-phát cải tổ nền tư pháp. (2Sb 19,1-11).
    d. Quân Ê-đôm (Edom) xâm lăng Giu-đa. Giơ-hô-sa-phát cầu nguyện. Thiên Chúa làm cho quân Ê-đôm tự hủy diệt. Các việc làm khác và cuối triều vua Giơ-hô-sa-phát. Giơ-hô-sa-phát mất, con là Giơ-hô-ram (Jehoram) kế vị. (2Sb 20,1-21,1).

    5. Sự bất trung và những tai họa của vua Giơ-hô-ram của Giu-đa, (2Sb 21,2-24,27):
    a. Vua Giơ-hô-ram đă làm các điều dữ trái mắt Đức Chúa, bị trừng phạt và chết v́ một bệnh nan y. (2Sb 21, 2-20)
    b. A-khát-gia-hu (Ahaziah) con vua Giơ-hô-ram lên trị v́ Giu-đa nhưng theo đường lối nhà A-kháp của Ít-ra-ên được 1 năm th́ bị Giê-hu (Jehu, sau là vua của Ít-ra-en) giết. Bà A-than-gia-hu (Athaliah), thân mẫu vua A-khát-gia-hu, tiêu diệt tất cả hoàng tộc của nhà Giu-đa rồi tiếm ngôi lên cai trị Giu-đa trong 6 năm. (2Sb 22,1-12).
    c. Giô-át (Joash hay Jehoash), đứa con sống sót của A-khát-gia-hu, lên ngôi vua. Bà A-than-gia-hu bị giết. Cuộc cải cách của tư tế Giơ-hô-gia-đa (Jehoiada), người đă tổ chức lật đổ bà A-than-gia-hu. (2Sb 23,1-21).
    d. Vua Giô-át trùng tu Đền Thờ. Sự yếu đuối của vua Giô-át khi nghe theo các thủ lănh thờ ngẫu tượng và giết chết Da-ca-ri-a (Zechariah), con của tư tế Giơ-hô-gia-đa, đă khuyên can vua. Thiên Chúa trừng phạt: quân đội A-ram tiến đánh và trị tội vua Giô-át. Giô-át bị những người ủng hộ Da-ca-ri-a giết sau khi cai trị Giu-đa 40 năm. (2Sb 24,1-27).

    6. Đạo đức dở dang và thành công nửa vời của các vua Giu-đa, (2Sb 25,1-27,9):
    a. Vua A-mát-gia-hu (Amaziah) lên ngôi thay vua cha Giô-át. Vua làm điều ngay chính trước mắt Đức Chúa lúc đầu, nhưng về sau không như vậy. A-mát-gia-hu thờ ngẫu tượng và bị trừng phạt: chiến thắng quân Ê-đôm nhưng thua cuộc chiến với vua Giô-át của vương quốc Ít-ra-ên. A-mát-gia-hu bị quân binh Giu-đa nổi loạn giết sau khi cai trị Giu-đa trong 29 năm. (2Sb 25,1-28).
    b. Khởi đầu triều đại vua Út-di-gia-hu (Uzziah): vua đă làm điều ngay chính trước mắt Đức Chúa. Út-di-gia-hu đă đánh thắng quân Phi-li-tinh (Philistines). Về sau vua Út-di-gia-hu sanh kiêu ngạo và đă cả gan vào Đền Thờ của Đức Chúa đốt hương trên bàn thờ dâng hương (chỉ các tư tế mới được làm) và bị trừng phạt mắc bệnh cùi. Út-di-gia-hu chết v́ bệnh cùi, sau khi trị v́ Giu-đa trong 59 năm. (2Sb 26,1-23).
    c. Triều đại vua Giô-tham (Jotham): Vua đă làm điều ngay chính trước mắt Đức Chúa, đúng như vua cha Út-di-gia-hu đă làm. Giô-tham trị v́ Giu-đa trong 16 năm th́ mất; con vua là A-khát (Ahaz) lên ngôi kế vị. (2Sb 27, 1-9).

    V. Những cuộc canh tân vĩ đại của các vua của Giu-đa: Khít-ki-gia (Hezekiah) và Giô-si-gia-hu (Josiah), (2Sb 28,1-36,33):
    1. Thái độ vô đạo của vua A-khát (Ahaz) của Giu-đa. (2Sb 28,1-27):
    a. Vua A-khát lỗi lầm trước mắt Đức Chúa, thờ thần Ba-an (Baal), (2Sb 28,1-4).
    b. A-khát bị trừng phạt: Thiên Chúa trao A-khát vào tay vua A-ram, tay vua Ít-ra-en và bị đánh chí tử. Vua Pe-các (Pekah) của vương quốc Ít-ra-en và con cái Ít-ra-en bắt dân Giu-đa làm tù binh. (2Sb 28,5-8).
    c. Dân vương quốc Ít-ra-en nghe theo lời ngôn sứ Ô-đết (Oded) trả lại tù binh và của đă cướp từ Giu-đa, (2Sb 28,9-15).
    d. A-khát dâng lễ tế các thần của Át-sua là những thần đă đánh vua, đập vỡ hết các vật dụng trong Nhà của Chúa. A-khát cai trị Giu-đa 16 năm th́ mất, con là Khít-ki-gia (Hezekiah) lên ngôi kế vị, (2Sb 28,16-27).

    2. Công cuộc phục hưng của vua Khít-ki-gia, con vua A-khát, ở Giu-đa, (2Sb 29,1-32,33):
    a. Các cải cách của Khít-ki-gia: Thanh tẩy Đền Thờ, tái lập nền phụng tự. (2Sb 29,1-36).
    b. Khít-ki-gia tổ chức Lễ Vượt Qua ở Giê-ru-sa-lem. (2Sb 30,1-27).
    c. Vua Khít-ki-gia cho cải tổ việc phụng tự và chấn chỉnh hàng giáo sĩ, (2Sb 31,1-21).
    d. Cuộc xâm lăng của Xan-khê-ríp (Sennacherib) vua Át-sua (Assyria). Lời cầu nguyện của vua Khít-ki-gia đạt kết quả: Xan-khê-ríp bị đánh bại. Khít-ki-gia trị v́ Giu-đa 29 năm th́ mất. Con vua là Mơ-na-se lên ngôi kế vị. (2Sb 32,1-33).

    3. Sự bất trung của hai vua của Giu-đa, (2Sb 33,1-25):
    a. Vua Mơ-na-se (Manasseh) làm các điều nghịch đạo, lập ra các cô đồng và thầy bói. (2Sb 33,1-10).
    b. Vua Mơ-na-se trở lại: Át-sua bắt Mơ-na-se, xích vua bằng sợi dây đồng và điệu về Ba-by-lon. Nhờ vậy, vua Mơ-na-se nhận biết rằng chính Đức Chúa mới thực là Thiên Chúa”. (2Sb 33,11-20).
    c. Sự cứng ḷng của vua A-môn (Amon), con vua Mơ-na-se. A-môn đă làm các điều dữ trái mắt Đức Chúa, hơn cả vua cha. A-môn bị các thuộc hạ giết, con vua A-môn là Giô-si-gia-hu lên ngôi kế vị. (2Sb 33,21-25).

    4. Cuộc cải cách dưới triều vua Giô-si-gia-hu ở Giu-đa, (2Sb 34,1-35,27):
    a. Những cuộc cải cách đầu tiên: thanh tẩy xứ Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem. (2Sb 34, 1-7).
    b. Công tŕnh tu bổ Đền Thờ. (2Sb 34, 8-13).
    c. T́m thấy sách Luật trong Nhà Đức Chúa. (2Sb 34, 14-28).
    d. Tái lập Giao Ước. (2Sb 34, 29-33).
    e. Vua Giô-si-gia-hu cử hành lễ Vượt Qua ở Giê-ru-sa-lem, (2Sb 35, 1-19).
    f. Triều đại Giô-si-gia-hu kết thúc: Giô-si-gia-hu giao chiến với vua Nơ-khô (Neco) của Ai-cập và bị tử thương. Giô-si-gia-hu trị v́ Giu-đa 31 năm. (2Sb 35, 20-27).

    5. T́nh h́nh Giu-đa cuối thời quân chủ, (2Sb 36,1-23):
    a. Các vị vua cuối cùng của Giu-đa, (2Sb 36,1-14):
    • Vua Giơ-hô-a-khát (Jehoahaz), con vua Giô-si-gia-hu, cai trị Giu-đa trong 3 tháng và bị vua Nơ-khô bắt đưa sang Ai-cập. (2Sb 36,1-4).
    • Vua Giơ-hô-gia-kim (Jehoiakim), anh Giơ-hô-a-khát, cai trị Giu-đa trong 12 năm rồi bị Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar), vua Ba-by-lon tiến đánh, và bị điệu về Ba-by-lon. (2Sb 36,5-8).
    • Vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin), con Giơ-hô-gia-kim, cai trị Giu-đa trong 3 tháng 10 ngày và bị Na-bu-cô-đô-nô-xo điệu vua về Ba-by-lon. (2Sb 36,9-10).
    • Vua Xít-ki-gia-hu (Zedekiah), chú của Giơ-hô-gia-khin, trị v́ Giu-đa trong 12 năm. Xít-ki-gia-hu đă làm điều dữ trái mắt Đức Chúa và là vị vua cuối cùng của Giu-đa. (2Sb 36,11-14).
    b. Vương quốc Giu-đa sụp đổ: vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của đế quốc Tân Ba-by-lon đánh chiếm, thiêu hủy Đền Thờ, phá sập các tường thành Giê-ru-sa-lem và bắt triều đ́nh vua Xít-ki-gia-hu và nhiều người Do Thái về đày ải họ ở Ba-by-lon, (2Sb 36,15-21).
    c. Hướng về tương lai: vua Ky-rô (Cyrus) của đế quốc Ba-tư ra sắc chỉ (năm 538 tCN) tái thiết Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem cho dân Ít-ra-en. (2Sb 36, 22-23).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách 2 Sử biên niên :

    Sách 2 Sử biên niên theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 2 Sử biên niên hay Sách Kư Sự II theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 2 Sử biên niên hay 2 Chronicles theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Tân Ba-by-lon (New Babylonian Empire, về sau bị Ba-tư đánh chiếm) và đế quốc Ba-tư (Persian Empire)


  5. #115
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [15]. Sách Ét-ra (Ezra)
    Một năm sau khi đánh bại đế quốc Tân Ba-by-lon (Babylon), năm 538 tCN vua Ky-rô (Cyrus) của đế quốc Ba Tư (Perse) ban sắc chỉ cho phép dân Do Thái đă bị lưu đày ở Ba-by-lon gần 50 năm, (thời gian lưu đày: 586-538, nếu kể từ khi bị lưu đày lần thứ 2 năm 586 tCN khi Giu-đa sụp đổ), được trở về cố hương.

    Sách Ét-ra kể chuyện những người trở về cố hương xây dựng Đền Thờ II vào những năm (538-515 tCN), thay cho Đền Thờ I, do vua Sa-lô-môn (Solomon) xây, đă bị đế quốc Tân Ba-by-lon phá huỷ năm 586 tCN.
    Sách c̣n đề cập đến tư tế Ét-ra được vua Ác-tắc-sát-ta I (Artaxerxes I) của đế quốc Ba Tư cử đi thị sát Giu-đa (Judah) và Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) và dạy Luật cho dân. Ông Ét-ra cũng là một người bị lưu đày và hồi hương từ Ba-by-lon vào năm 458 tCN.

    Theo truyền thống Do Thái, sách Ét-ra được tư tế Ét-ra viết vào khoảng năm 400 tCN.
    Sách Ét-ra (Er) có hai phần chính: Hồi hương tái thiết Đền Thờ II và công việc của ông Ét-ra củng cố việc thờ phượng của cộng đoàn.

    I. Hồi hương sau thời lưu đày. Tái thiết Đền Thờ II. (Er 1, 1-6,22):
    1. Chiếu chỉ của vua Ky-rô nước Ba-tư năm 538 tCN: dân Do thái bị đày ở Ba-by-lon được hồi hương để tái thiết Đền Thờ. Vua Ky-rô trả lại các đồ vật thuộc Đền Thờ mà vua Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) của đế quốc Tân Ba-by-lon đă lấy đi khi đánh chiếm Giu-đa năm 586 tCN. (Er 1, 1-11).
    2. Danh sách những người Do thái hồi hương năm 538 tCN. Có 42,360 người trở về, dưới sự lănh đạo của ông Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel), một nhà lănh đạo dân sự và ông Giê-su-a (Jeshua), một tư tế. (Er 2,1-70).
    3. Tái lập việc phụng tự: những người Do thái hồi hương dựng lại bàn thờ (Altar) vào đúng vị trí, trên đó họ dâng lên Đức Chúa lễ toàn thiêu ban sáng và ban chiều. Nền móng Đền Thờ được xây đặt. (Er 3,1-13).
    4. Người Sa-ma-ri (Samari, xin xem “Nguồn gốc dân Samari”, (2V17,24-41) hay (2Kgs 17:24-41), đề nghị giúp người Giu-đa cùng tái thiết Đền Thờ nhưng bị người Giu-đa từ chối. Từ đó người Sa-ma-ri viết thơ cho vua Ba tư Ác-tắc-sát-ta I cáo gian người Giu-đa xây lại thành Giê-ru-sa-lem để mưu làm phản. Người Sa-ma-ri cản trở trong 19 năm việc tái thiết Đền Thờ II dưới thời các vua Ky-rô, vua Xéc-xét I (Xerxes I, 486–465 tCN) và vua Ác-tắc-sát-ta I (465–424 tCN) của đế quốc Ba tư. Do đó công việc xây Đền Thờ II phải ngưng cho đến năm 520 tCN, dưới triều vua Đa-ri-ô I (Darius I, 522–486 tCN) mới lại được tiếp tục. (Er 4,1-23).

    5. Tiếp tục xây Đền Thờ II (520-515 tCN): Nhờ sự cổ vơ của hai ngôn sứ Khác-gai (Haggai) và Da-ca-ri-a (Zechariah), ông Dơ-rúp-ba-ven và ông Giê-su-a đứng ra tiếp tục xây Đền Thờ II. Người Sa-ma-ri lại gởi thư lên vua Đa-ri-ô I cốt làm cản trở việc xây Đền Thờ II. Người Do thái yêu cầu vua Đa-ri-ô t́m lại sắc chỉ của vua Ky-rô cho tái xây dựng Đền Thờ II. Vua Đa-ri-ô I đă t́m thấy sắc chỉ này nên vua Đa-ri-ô I ra chiếu chỉ cho phép người Do thái tiếp tục tái xây dựng Đền Thờ II đến năm 515 tCN th́ xây xong. (Er 4,24-6,22).

    II. Công việc củng cố việc thờ phượng của cộng đoàn của ông Ét-ra, (Er 7,1-10,44):
    1. Thân thế và sứ mạng tư tế kinh sư Ét-ra: Thuộc chi tộc Lê-vi (Levi), ḍng dơi tư tế A-ha-ron (Aaron); bảng gia phả chi tộc Lê-vi từ Ông Gia-cóp, hay Ít-ra-en, đến kinh sư Ét-ra (Ezra): xin xem biểu đồ ở đây. (Er 7, 1-10).

    2. Tư tế Ét-ra được vua Ác-tắc-sát-ta I cử đi thị sát Giu-đa và Giê-ru-sa-lem và dạy Luật cho dân. Sắc chỉ của vua Ác-tắc-sát-ta I trao cho kinh sư Ét-ra cho phép bất cứ ai muốn t́nh nguyện đi Giê-ru-sa-lem cùng với Ét-ra đều được phép đi. Danh sách những người Do thái hồi hương cùng với Ét-ra năm 458 tCN. (Er 7,11-26).

    3. Cuộc hành tŕnh của ông Ét-ra từ Ba-by-lon đến Giê-ru-sa-lem, xin xem bản đồ bên đưới. (Er 7, 27-8,36):
    a. Ét-ra chuẩn bị cho cuộc hành tŕnh đến Giê-ru-sa-lem, (Er 7, 27-28).
    b. Những người đă rời Ba-by-lon đi Giê-ru-sa-lem với Ét-ra, (Er 8,1-14).
    c. Chuẩn bị sau cùng cho cuộc hành tŕnh, (Er 8, 15-30).
    d. Đến Giê-ru-sa-lem, (Er 8, 31-36).

    4. Huỷ bỏ hôn nhân với người ngoại, (Er 9,1-15):
    a. Cuộc khủng hoảng do các hôn nhân với người ngoại, không thuộc dân Do thái, (Er 9,1-2).
    b. Phản ứng của ông Ét-ra, (Er 9, 3-5).
    c. Lời cầu nguyện ăn năn của ông Ét-ra, (Er 9,6-15).
    d. Đáp ứng cho cuộc khủng hoảng hôn nhân. Ét-ra nói với mọi người tập họp ở Giê-ru-sa-lem: "Anh em đă phản bội khi cưới vợ người ngoại, và như thế làm tăng thêm tội lỗi của Ít-ra-en. Nhưng bây giờ anh em hăy suy tôn Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, và hăy thi hành ư muốn của Người: hăy dứt mọi liên hệ với dân trong xứ và các người vợ ngoại." Toàn thể đại hội lớn tiếng đáp: "Vâng! Chúng tôi phải làm như ông đă nói”. (Er 10,1-17).

    5. Danh sách những người phạm lỗi kết hôn với người ngoại, (Er10,18-44).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Ét-ra:

    Sách Ét-ra theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ét-ra hay Sách Ezra theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ét-ra hay Ezra theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Ba Tư, hay Iran, (First Persian Empire, 550 tCN–330 tCN) thời nói trong sách Ezra và sách Nơ-khe-mi-a (Nehemiah).



    Danh sách các vua của Đế quốc Ba Tư được nói đến trong các sách Ezra và sách Nehemiah, theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:


    Đường hồi hương của ông Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel) năm 538 tCN từ Ba-by-lon đến Giê-ru-sa-lem.



    Đường hồi hương của ông Ezra năm 458 tCN từ chốn bị lưu đày ở Ba-by-lon đến Giê-ru-sa-lem, (Er 7, 27-8,36)



    Bản sao thu nhỏ của Đền Thờ II.


    Bản sao thu nhỏ của Đền Thờ II được nói đến trong sách Ét-ra và được xây dựng trong các năm (538-515 tCN). Đền Thờ II này bị đế quốc La Mă phá huỷ năm 70 sCN.
    Last edited by Truc Vo; 12-12-2015 at 10:07 PM.

  6. #116
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [16]. Sách Nơ-khe-mi-a (Nehemiah)
    Sách Nơ-khe-mi-a kể chuyện những người Do thái, đă trở về cố hương từ Ba-by-lon (Babylon) từ các năm 538 tCN, 458 tCN… xây dựng tường thành Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) và cải tổ tôn giáo vào những năm (445-433) tCN và sau đó, dưới sự lănh đạo của ông Nơ-khe-mi-a.

    Năm 445, ông Nơ-khe-mi-a, người gốc Do thái bị lưu đày, vốn là một quan chước tửu (cupbearer, quan dâng rượu) của vua Ác-tắc-sát-ta I (Artaxerxes I) ở Ba tư, được Ác-tắc-sát-ta I cử về Giu-đa với chức tổng trấn tỉnh Giu-đa (Judah) làm hai nhiệm vụ vừa nêu.
    Trong nhiệm kỳ I, (445-433 tCN), tổng trấn Nơ-khe-mi-a công tác ở Giu-đa trong 12 năm. Sau đó Nơ-khe-mi-a trở về Su-san (Susan), cung điện mùa đông của vua Ba-tư, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem lần II. Nơ-khe-mi-a trở lại Giê-ru-sa-lem lần II năm nào và thời gian Nơ-khe-mi-a công tác lần II không được rơ.

    Theo truyền thống Do Thái, sách Nơ-khe-mi-a, (Nkm), được tư tế Ét-ra (Ezra) viết vào khoảng năm 400 tCN.
    Sách Nơ-khe-mi-a có thể được chia ra bốn phần chính sau đây:

    I. Sứ mạng của ông Nơ-khe-mi-a đối với Giu-đa, (Nkm 1,1-7,72):
    1. Ông Nơ-khe-mi-a nghe các tin không tốt từ Giu-đa: Khi nghe người Do thái trở về cố hương Giu-đa từ Ba-by-lon đang khốn khổ nhục nhằn, tường thành Giê-ru-sa-lem bị phá đổ, các cửa thành bị đốt cháy, Nơ-khe-mi-a khóc, buồn bă suốt mấy ngày liền như người chịu tang, ăn chay cầu nguyện trước nhan Thiên Chúa. (Nkm 1,1-11).

    2. Quyết định xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem, (Nkm 2,1-20):
    a. Nơ-khe-mi-a xin vua Ác-tắc-sát-ta I cử đi Giu-đa để xây dựng lại phần mộ của tổ tiên và được vua bằng ḷng cử đi làm tổng đốc xứ Giu-đa, vua cấp chiếu thư cho Nơ-khe-mi-a đi Giê-ru-sa-lem với các sĩ quan và kỵ binh đi theo. Nghe tin đó, Xan-ba-lát (Sanballat), cai quản miền Sa-ma-ri (Samaria), và Tô-vi-gia (Tobiah), cai quản xứ Am-mon (Ammon) rất bực ḿnh. (Nkm 2,1-10).
    b. Nơ-khe-mi-a đi khảo sát quanh thành Giê-ru-sa-lem một đoạn ở phía nam, từ cửa Thung Lũng (Valley gate) vượt qua cửa Rác (Dung gate) đến cửa Suối (Fountain gate): tường bị phá, các cửa bị thiêu…(xin xem bản đồ ở dưới). (Nkm 2,11-16).
    c. Nơ-khe-mi-a quyết định xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Nghe tin này, Xan-ba-lát, Tô-vi-gia, và Ghe-sem (Geshem), người Ả-rập (Arab), nhạo cười và khinh dể Nơ-khe-mi-a. (Nkm 2,17-20).

    3. Nơ-khe-mi-a bắt đầu sửa chữa tường và các cổng thành Giê-ru-sa-lem, (Nkm 3,1-38):
    a. Những người t́nh nguyện lo việc xây cất: Nơ-khe-mi-a cắt cử người và thứ tự các công việc sửa chữa tường và các cổng thành Giê-ru-sa-lem. (Nkm 3,1-32).
    b. Phản ứng của kẻ thù người Giu-đa: Xan-ba-lát, Tô-vi-gia, và Ghe-sem chống đối, và họ hăm dọa đánh Giê-ru-sa-lem. (Nkm 3, 33-38).

    4. Nơ-khe-mi-a vẫn tiếp tục sửa chữa tường và các cổng thành Giê-ru-sa-lem mặc cho các hăm dọa của những kẻ chống đối: Nơ-khe-mi-a cho các thợ xây dựng trong lúc làm việc được trang bị gươm giáo để tự bảo vệ. (Nkm 4, 1-17).

    5. Các việc làm có tính cách xă hội của tổng đốc Nơ-khe-mi-a, (Nkm 5,1-19):
    a. Nơ-khe-mi-a giải quyết các khó khăn về mặt xă hội và kinh tế: tổng đốc Nơ-khe-mi-a thấy các trưởng tộc và quan chức Do Thái đàn áp người nghèo, cho vay nặng lăi, nên buộc họ huỷ bỏ tất cả các khoản nợ và trả lại các tài sản thế chấp. (Nkm 5,1-13).
    b. Các việc làm không v́ lợi ích cá nhân của tổng đốc Nơ-khe-mi-a, (Nkm 5,14-19).

    6. Xan-ba-lát, Tô-vi-gia, và Ghe-sem vận động ngầm chống lại Nơ-khe-mi-a, nhưng tường thành và các cửa đă được xây xong. Nơ-khe-mi-a chỉ định các sĩ quan và quân sĩ canh gác tường và cửa thành. (Nkm 6,1-7,3).
    7. Nơ-khe-mi-a cho kiểm tra dân số theo gia phả và cho lập danh sách những người đầu tiên từ Ba-by-lon trở về Giu-đa năm 538 tCN cùng với các ông Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel), Giê-su-a (Jeshua) v.v… (Nkm 7, 4-72).

    II. Tổng đốc Nơ-khe-mi-a cho ban hành Luật, (Nkm 8,1-10,40):
    1. Tổng đốc Nơ-khe-mi-a cho tập họp dân rồi nhờ tư tế Ét-ra (Ezra) đọc sách Luật Mô-sê (Moses) cho dân nghe. Họ tổ chức Lễ Lều (Feast of Booths) theo luật Mô-sê. (Nkm 8,1-18).
    2. Con cháu Ít-ra-en họp nhau lại thực hành nghi thức sám hối những tội lỗi đă phạm. (Nkm 9,1-37).
    3. Nơ-khe-mi-a tổ chức cho mọi người kư kết cam kết: sẽ không gả con gái cho các dân trong xứ và sẽ không cho con trai lấy con gái của họ, cam kết tôn vinh ngày Sa-bát (Sabbath) và giữ các điều răn. (Nkm 10,1-40).

    III. Tổng đốc Nơ-khe-mi-a phân bố cư dân và khánh thành tường thành Giê-ru-sa-lem, (Nkm 11,1-13,3):
    1. Ông Nơ-khe-mi-a phân bố cư dân (Nkm 11,1-36):
    a. Tái phân bố cư dân ở Giê-ru-sa-lem: cư dân thuộc 2 chi tộc Giu-đa và Ben-gia-min được phân bố theo lối bắt thăm, cứ 10 người th́ có 1 người định cư trong thành Giê-ru-sa-lem. Các vị lănh đạo dân lập cư tại Giê-ru-sa-lem. Các tư tế, các thầy Lê-vi, những người phục vụ Đền Thờ, và con cháu các nô lệ của vua Sa-lô-môn (Solomon), mỗi người đều lập cư tại phần đất của ḿnh, trong thành của ḿnh. (Nkm 11,1-24).
    b. Phân bố cư dân ở các nơi ngoài Giê-ru-sa-lem, (Nkm 11,25-36).

    2. Mừng lễ khánh thành tường thành Giê-ru-sa-lem, (Nkm 12,1-47):
    a. Các tư tế và thầy Lê-vi trở về dưới thời ông Dơ-rúp-ba-ven và Giê-su-a, (Nkm 12,1-9).
    b. Gia phả các thượng tế từ năm 520 tCN đến năm 405 tCN, (Nkm 12,10-11).
    c. Các tư tế và các thầy Lê-vi thời thượng tế Giô-gia-kim (Joiakim), (Nkm 12,12-26).
    d. Lễ khánh thành tường thành Giê-ru-sa-lem, (Nkm 12, 27-13,3).

    IV. Nội dung các công việc trong chuyến đi thứ hai đến Giê-ru-sa-lem của ông Nơ-khe-mi-a, (Nkm 13,4-31):
    1. Sửa đổi vài sự kiện trong Đền Thờ: không cho Tô-vi-gia, người trước đây chống đối việc làm của ông Nơ-khe-mi-a, cư trú trong một pḥng ở tiền đ́nh của Nhà Thiên Chúa nữa; có chính sách hợp lư để các thầy Lê-vi và các ca viên không bỏ đi mà trở về phụ trách công việc Nhà Thiên Chúa. (Nkm 13, 4-14).
    2. Buộc dân chúng chấp hành tốt ngày Sa-bát là ngày không được làm việc hay buôn bán, (Nkm 13, 15-22).
    3. Nghiêm cấm những cuộc hôn nhân hỗn hợp với ngoại bang, ngay cả của các gia đ́nh tư tế, (Nkm 13, 23-31).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Nơ-khe-mi-a:
    Sách Nơ-khe-mi-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Nơ-khe-mi-a hay Sách Nêhêmya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Nơ-khe-mi-a hay Nehemiah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Tổng trấn Nơ-khe-mi-a (Nehemiah) đi nhận nhiệm sở Giu-đa (Judah) trong nhiệm kỳ I, (445-433 tCN)



    Tường và các cửa thành Jerusalem được Nehemiah sửa chữa trong các năm (445-433) tCN.


    Tên (theo bản dịch của NPDCGKPV) các cửa: cửa Cá (Fish Gate), cửa Chiên (Sheep Gate), cửa Chính (Muster hay Master Gate), cửa Đông (East Gate), cửa Ngựa (Horse Gate), cửa Nước (Water Gate), cửa Suối (Fountain Gate), cửa Rác (Dung Gate), cửa Thung Lũng (Valley Gate), cửa Góc (Corner Gate), cửa Giơ-sa-na (Mishneh Gate).

    Tên một số địa danh khác: tháp Kha-nan-ên (Tower of Hananel), tháp Meah, pḥng phía Góc tường thành (Chamber of the Corner), bàn thờ (Altar), Đền Thờ (Temple), tháp Nhô Ra (Projecting tower), tháp Ô-phen (Ophel tower), mồ mả của David (Sepulchres of David), thủy lộ Khít-ki-gia (Hezekiah’s aqueduct), hồ Si-lô-ác (Pool of Siloam), hồ Dưới (Lower Pool), Thành Đa-vít (City of David), vườn Ngự Uyển (King’s Garden), tháp Ḷ (Tower of the Furnaces), Ngai vàng của thống đốc (Throne of the Governor).


    Vị trí tương ứng của Thành cổ Jerusalem trên bản đồ của Google hiện nay.


    Thành cổ Jerusalem nằm trong khung chữ nhật màu đỏ với Đền Thờ II nằm trong Temple Mount.
    Last edited by Truc Vo; 15-12-2015 at 09:31 AM.

  7. #117
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [17]. Sách Tô-bi-a (Tobit)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Dưới thời vua Tích-lát Pi-le-xe III (Tiglath-Pileser III, 745–727 tCN), khi đế quốc Át-sua (Assyria, hay Neo Assyrian Empire) đánh chiếm vương quốc Ít-ra-en (phía Bắc), nhiều người Do thái bị Át-sua bắt đi đày ở nhiều vùng khác nhau trong đế quốc Át-sua. Ông Tô-bít (Tobit) thuộc chi tộc Náp-ta-li (Naphtali) trong vương quốc Ít-ra-en đă bị đế quốc Át-sua bắt đi đày đến ở Ni-ni-vê (Nineveh), thủ đô của đế quốc Át-sua vào lúc đó. Sống ở Ni-ni-vê ông Tô-bít đă bị mù, nên ông muốn chết.

    Cô Xa-ra (Sarah) cũng bị đi lưu đày nhưng sống ở Éc-ba-tan (Ecbatana), thủ đô xứ Mê-đi-a (Media, hay Medes). Bảy đời chồng của cô Xa-ra đều chết trong đêm tân hôn do ác quỷ Át-mô-đai-ô (Asmodeus) giết. Và cô Xa-ra cũng muốn chết.

    Tô-bít và Xa-ra đều chạy đến cầu nguyện với Chúa trong cơn đau khổ hoạn nạn, và lời cầu nguyện của họ đă được Chúa nhậm lời.

    Sách Tô-bi-a (Tb) kể về chuyện Tô-bi-a (Tobiah, hay Tobias), con của Tô-bít, nghe theo lời thiên thần Ra-pha-en (Raphael), xuất hiện dưới dạng người thường với tên A-da-ri-a (Azariah), đă chữa lành cho cô Xa-ra và ông Tô-bít và Tô-bi-a cưới Xa-ra làm vợ.

    Sách Tô-bi-a được một người Do thái vô danh viết khoảng trước năm 300 tCN.
    Sách Tô-bi-a có thể được chia ra chín phần như sau:

    I. Sự thử thách của ông Tô-bít
    Tô-bít là người tôn quư, lương thiện, công chính và hay bố thí, luôn luôn sống theo luật Mô-sê và làm các việc thiện như chôn xác người chết. Thân thế bị lưu đày ở Ni-ni-vê và hoàn cảnh bị mù ḷa do phân chim rớt vào mắt khiến Tô-bít cầu xin Chúa cho được chết, v́ đối với ông, “chết c̣n hơn sống”. (Tb1, 3-3, 6).

    II. Nỗi đau khổ của cô Xa-ra
    Bảy đời chồng đều bị ác quỷ Át-mô-đai-ô giết chết trong đêm tân hôn, nên bị người tớ gái của cha cô nói lời nhục mạ. Cô than thở với Chúa: “Con đă mất cả bảy người chồng, vậy con c̣n sống nữa làm chi?” (Tb3, 7-17).

    III. Chuẩn bị cho cuộc hành tŕnh của Tô-bi-a đến xứ Mê-đi-a (Media) lấy số tiền ông Tô-bít đă gởi ông Ga-ba-ên (Gabael) ở Ra-ghê (Rages) xứ Mê-đi-a, (Tb 4, 1-5, 23):
    1. Ông Tô-bít nghĩ là ḿnh sắp chết nên khuyên nhủ con trai là Tô-bi-a sống đạo đức theo Lề Luật của Thiên Chúa, “Điều ǵ con không thích, th́ cũng đừng làm cho ai cả”. Ông Tô-bít sai Tô-bi-a đến Ra-ghê lấy số tiền ông đă gởi ông Ga-ba-ên. (Tb4,1-21).
    2. A-da-ri-a: Người bạn đồng hành với Tô-bi-a đi đến Mê-đi-a, (Tb5,1-23).

    IV. Hành tŕnh của Tô-bi-a đến Mê-đi, (6: 2-18):
    1. Chuyện về con cá ở sông Tích-ra (Tigris): A-da-ri-a bảo Tô-bi-a bắt lấy con cá, cắt lấy mật, tim, gan của nó v́ chúng có thể là thuốc công hiệu, (Tb 6, 2-9).
    2. Khi 2 người đă tới xứ Mê-đi và gần đến Éc-ba-tan, A-da-ri-a gợi ư với Tô-bi-a nên lấy cô Xa-ra làm vợ và chỉ cho Tô-bi-a cách trừ quỷ Át-mô-đai-ô, (Tb 6, 10-18).

    V. Tại nhà ông Ra-gu-ên ở Éc-ba-tan, (7,1-9, 6):
    1. Hội ngộ giữa Tô-bi-a và gia đ́nh ông Ra-gu-ên (Raguel). Ông Ra-gu-ên, thân phụ của cô Xa-ra, sống ở Éc-ba-tan là người bà con với ông Tô-bít. (Tb7,1-8).
    2. Tô-bi-a cầu hôn cô Xa-ra và ông Ra-gu-ên viết tờ hôn thú cam kết gả cô Xa-ra cho Tô-bi-a. Trong tất cả mọi người, Tô-bi-a là người họ hàng gần Xa-ra nhất được cưới cô; Theo luật Mô-sê, quyền ưu tiên cưới Xa-ra là của Tô-bi-a. (Tb7, 9-17).
    3. Theo hướng dẫn của A-da-ri-a, Tô-bi-a dùng tim và gan cá đuổi quỷ khỏi buồng cô dâu và Tô-bi-a, chồng mới của cô Xa-ra, được bằng an trong đêm tân hôn. (Tb8,1-9).
    4. Lo sợ Tô-bi-a sẽ bị chết trong đêm tân hôn như 7 đời chồng trước của Xa-ra, gia đ́nh cô Xa-ra đă đào huyệt để chuẩn bị chôn Tô-bi-a, nhưng Tô-bi-a vẫn c̣n sống sau đêm tân hôn. Tô-bi-a nhờ A-da-ri-a đi đến Ra-ghê gặp ông Ga-ba-ên để lấy số tiền ông Tô-bít đă gởi và mời ông Ga-ba-ên đến Éc-ba-tan dự lễ cưới. Ông Ga-ba-ên trả lại số tiền và đi dự lễ cưới của Tô-bi-a. Tiệc cưới của cô Xa-ra và Tô-bi-a được tổ chức trong 14 ngày. (Tb8,10-9,6/6).

    VI. Hành tŕnh quay trở lại Ni-ni-vê từ Éc-ba-tan, (Tb 10,1-11,19):
    1. Song thân ở Ni-ni-vê lo lắng cho Tô-bi-a, (Tb 10,1-7).
    2. Trở về Ni-ni-vê từ Éc-ba-tan, (Tb 10,8-11,8).
    3. Ông Tô-bít được Tô-bi-a chữa lành mắt bị mù nhờ dùng mật cá theo hướng dẫn của A-da-ri-a. (Tb 11,9-19).

    VII. A-da-ri-a tiết lộ danh tính của Ngài là thiên thần Ra-pha-en, (Tb12,1-22):
    1. Tiền công của A-da-ri-a, (Tb12,1-5).
    2. Lời huấn dụ của A-da-ri-a, (Tb12,6-10).
    3. A-da-ri-a tiết lộ danh tính của Ngài là thiên thần Ra-pha-en, (Tb12,11-22).

    VIII. Bài ca của ông Tô-bít ngợi khen Thiên Chúa, (Tb13,1-14,1).

    IX. Lời bạt (Tb14,2-15):
    1. Di chúc và an nghỉ của ông Tô-bít. Trước khi mất ở tuổi 112, Tô-bít khuyên Tô-bi-a nên rời xa thành phố Ni-ni-vê xấu xa, sắp bị Thiên Chúa phá huỷ theo lời ngôn sứ Na-khum (Nahum). (Ni-ni-vê bị phá hủy năm 612 tCN do liên minh của những người Ba-by-lon (Babylon), Mê-đi (Medes), Ba Tư (Persians), Can-đê (Chaldeans), Scythia và Cimmerians). (Tb14,2-11).
    2. Ông Tô-bi-a về sống gần nhà cha mẹ vợ ở Éc-ba-tan, Mê-đi-a, an hưởng tuổi già và qua đời ở tuổi 117, (Tb14,12-15).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Tô-bi-a:
    Sách Tô-bi-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Tô-bi-a hay Sách Tôbya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Tô-bi-a hay Tobit theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Át-sua (Assyrian) dưới thời vua Xan-khê-ríp (Sennacherib, 705–681 tCN)


    Ba thành phố Ni-ni-vê (Nineveh), Éc-ba-tan (Ecbatana) và Ra-ghê (Rages) có các h́nh ellipse màu đỏ bao quanh là các thành phố của các nhân vật chính trong sách Tobia.
    Nineveh là nơi ông Tobit sống. Ecbatana là nơi cô Sarah sống. Rages là nơi ông Gabael sống; ông Gabael là người giữ tiền ông Tobit đă gởi.


    Ba thành phố Mosul (Nineveh), Hamedan (Ecbatana) và Rey (Rages) trên bản đồ Google hiện nay


    Ba thành phố Ni-ni-vê (Nineveh), Éc-ba-tan (Ecbatana) và Ra-ghê (Rages) tương ứng với các thành phố hiện nay trên bản đồ Google theo thứ tự là Mosul (Iraq), Hamedan (Iran) và Rey, hay Ray, (Iran); Ray cách Teheran khoảng 5.5 miles theo hướng đông nam.
    Hamedan cách Mosul khoảng 520 km, hay 323 miles, về hướng đông nam.
    Ray, hay Rey, cách Hamedan khoảng 300 km, hay 186 miles, về hướng đông bắc.


    Tobias từ biệt người cha mù ḷa để đi Media



    Hôn lễ của Sarah và Tobias


    Wedding of Sarah and Tobias - Tranh sơn dầu của Jan Steen, 1660


    Tobias chữa lành đôi mắt mù ḷa của người cha Tobit


  8. #118
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [18]. Sách Giu-đi-tha (Judith)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Vào triều đại vua Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) cai trị người Át-sua (Assyrians) ở Ni-ni-vê (Nineveh), tướng Hô-lô-phéc-nê (Holofernes) của Át-sua được lệnh vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đi đánh chiếm các nước không tùng phục Át-sua. Khi Hô-lô-phéc-nê tiến đánh thành Bai-Ty-Lu-A (Bethulia) ở Giu-đê (Judea, hay Judah; vào lúc này vương quốc Ít-ra-en (Israel) phía bắc đă bị Át-sua xóa sổ năm 721 tCN, cho nên nói Ít-ra-en tức là nói Giu-đê, hay ngược lại nói Giu-đê tức là nói Ít-ra-en), các thủ lănh giữ thành và dân chúng muốn đầu hàng. Thất vọng v́ không thấy Chúa trợ giúp nên các vị thủ lănh giữ thành quyết định sẽ đầu hàng Hô-lô-phéc-nê nếu trong 5 ngày Thiên Chúa không giải thoát họ.

    Bà Giu-đi-tha (Judith) dự định giải cứu Bai-Ty-Lu-A. Sách Giu-đi-tha (Gđt) kể lại chuyện bà Giu-đi-tha dùng “mỹ nhân kế”, giết chết Hô-lô-phéc-nê và cứu thoát Bai-Ty-Lu-A và Ít-ra-en.

    Sách Giu-đi-tha không phải là sách lịch sử; đây là chuyện giống như tiểu thuyết dă sử v́ có các sự kiện không có thật như thành Bai-Ty-Lu-A của Giu-đê và vua Ắc-phắc-xát (Arphaxad) của xứ Mê-đi (Medes). Ngoài ra Na-bu-cô-đô-nô-xo theo sách Giu-đi-tha là vua của Át-sua (Assyria, hay Neo Assyrian Empire, 911 - 609 tCN), trong khi thực tế Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar, trị v́ 605 – 562 tCN) là vua của Ba-by-lon (Neo-Babylonian Empire, 626-539 tCN).

    Cho đến nay giới học giả Kinh Thánh chưa biết tác giả sách Giu-đi-tha là ai và họ chỉ ước đoán sách Giu-đi-tha được viết vào khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ I tCN.

    Sách Giu-đi-tha có thể được chia ra làm năm phần như sau:
    I. Cuộc viễn chinh của tướng Hô-lô-phéc-nê của Át-sua chống lại các nước không tùng phục Át-sua, (Gđt 1,1–4,15) :
    1. Cuộc chiến của Hô-lô-phéc-nê chống và đánh thắng vua Ắc-phắc-xát (Arphaxad) của người Mê-đi (Medes), (Gđt 1,1–16).
    2. Cuộc chiến của Hô-lô-phéc-nê với các xứ ở về phương Tây nước Ba tư, (Gđt 2,1–3,10).
    3. Sự tùng phục của các nước chư hầu đối với Na-bu-cô-đô-nô-xo, đại đế Át-sua, (Gđt 3,1-10).
    4. Con cái Ít-ra-en đang sống ở Giu-đê vô cùng sợ hăi, chuẩn bị cho chiến tranh và cầu khẩn Thiên Chúa, (Gđt 4,1–15).

    II. Hô-lô-phéc-nê vây hăm thành Bai-ty-lu-a, (5,1–7,32):
    1. Khi được tin con cái Ít-ra-en đang chuẩn bị chiến tranh, Hô-lô-phéc-nê cho triệu tập tất cả các vương hầu Mô-áp, các tướng lănh Am-mon và tất cả các tổng đốc miền bờ biển để hỏi họ về con cái Ít-ra-en ở Giu-đê. A-khi-ô (Achior), viên chỉ huy toàn thể con cái Am-mon (Ammonites), nói cho Hô-lô-phéc-nê biết về lịch sử con cái Ít-ra-en ở Giu-đê và can ngăn Hô-lô-phéc-nê về việc chinh phạt Ít-ra-en, (Gđt 5,1–24).
    2. Do A-khi-ô cản Hô-lô-phéc-nê đánh Ít-ra-en nên Hô-lô-phéc-nê ra lệnh cho thuộc hạ trói rồi giao nộp A-khi-ô cho Ít-ra-en. Con cái Ít-ra-en bỏ thành ở trên núi đi xuống, dừng lại bên A-khi-ô, cởi trói cho ông và đưa ông đến thành Bai-ty-lu-a. A-khi-ô nói chuyện với toàn dân thành Bai-ty-lu-a. (Gđt 6,1-21).

    3. Hô-lô-phéc-nê chinh phạt Giu-đê, (Gđt 7,1–32):
    a. Chiến dịch chống Ít-ra-en của Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 7, 1-5).
    b. Hô-lô-phéc-nê cho bao vây thành Bai-ty-lu-a, chiếm các nguồn nước của con cái Ít-ra-en. (Gđt 7, 6-18).
    c. Cảnh khốn cùng của con cái người Ít-ra-en trong thành, các thủ lănh giữ thành và dân chúng muốn đầu hàng. Các vị thủ lănh giữ thành quyết định sẽ đầu hàng Hô-lô-phéc-nê nếu trong 5 ngày Thiên Chúa không giải thoát họ. (Gđt 7, 19-32).

    III. Bà Giu-đi-tha, (Gđt 8,1–9,14) :
    1. Tiểu sử bà Giu-đi-tha: Bà là con gái ông Mơ-ra-ri (Merari), thuộc chi tộc Si-mê-ôn (Simeon). Bà Giu-đi-tha goá chồng đă được ba năm bốn tháng và không có con. “Dung mạo bà xinh đẹp, dáng điệu thật duyên dáng. Không một ai chê trách bà được điều ǵ, v́ bà rất kính sợ Thiên Chúa”. (Gđt 8,1–8).
    2. Bà Giu-đi-tha và các kỳ mục: bà Giu-đi-tha chê trách tinh thần bạc nhược của các thủ lănh giữ thành và các kỳ mục muốn đầu hàng, (Gđt 8,9-31).
    3. Bà Giu-đi-tha dự định sẽ giải cứu Bai-ty-lu-a, bà nói với các kỳ mục: “tôi sẽ làm một việc, mà việc này sẽ được truyền tụng cho con cháu thuộc giống ṇi chúng ta, từ thế hệ này đến thế hệ kia”(Gđt 8,32–36).
    4. Lời cầu nguyện của bà Giu-đi-tha: “Bà Giu-đi-tha sấp mặt xuống đất, rắc tro lên đầu, cởi áo vải thô đang mặc. Tại Đền Thờ của Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem, vào một buổi dâng hương ban chiều, bà Giu-đi-tha lớn tiếng kêu cầu cùng Đức Chúa”. Bà nói: “Xin cho tay goá bụa này thêm mạnh mẽ để hoàn thành điều con suy tính”. (Gđt 9,1–14).

    IV. Bà Giu-đi-tha và tướng Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 10,1–13,20) :
    1. Bà Giu-đi-tha và người nữ tỳ của bà đến trại tướng Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 10,1–23):
    a. Bà Giu-đi-tha chuẩn bị khởi hành, (Gđt 10,1-9).
    b. Bà Giu-đi-tha và người giúp việc rời Bai-ty-lu-a, (Gđt 10, 10-19).
    c. Bà Giu-đi-tha gặp Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 10, 20-23).

    2. Hội ngộ lần đầu giữa bà Giu-đi-tha và tướng Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 11,1–12,9).
    3. Bà Giu-đi-tha dự tiệc với tướng Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 12,10–20).

    4. Bà Giu-đi-tha giết rồi đem thủ cấp tướng Hô-lô-phéc-nê về Bai-ty-lu-a, (Gđt 13,1–20):
    a. Bà Giu-đi-tha chém đầu Hô-lô-phéc-nê lúc ông say xỉn, (Gđt 13, 1-10).
    b. Bà Giu-đi-tha và người giúp việc trở về Bai-ty-lu-a, (Gđt 13, 11-11).
    c. Bà Giu-đi-tha trưng bày thủ cấp tướng Hô-lô-phéc-nê, (Gđt 13, 12-20).

    V. Do-thái chiến thắng, (Gđt 14,1–16,25) :
    1. Người Do-thái vây hăm doanh trại quân Át-sua và tàn sát quân Át-sua. (Gđt 14,1–15,7):
    a. Kế hoạch tấn công quân Át-sua của bà Giu-đi-tha, (Gđt 14, 1-5).
    b. Sau khi nghe bà Giu-đi-tha tường thuật chuyện bà đă làm, ông A-khi-ô người Am-mon vững tin vào Thiên Chúa, chịu phép cắt b́ cải đạo sang Do Thái giáo, (Gđt 14, 6-10).
    c. Hoảng loạn trong doanh trại quân Át-sua và quân Át-sua bị người Do-thái tàn sát, (Gđt 14,11-15,7).

    2. Thượng tế Giô-gia-kim (Joakim) và hội đồng kỳ mục ở Giê-ru-sa-lem đến chúc mừng chiến thắng của bà Giu-đi-tha. (Gđt 15,8–14).

    3. Tuổi già và cái chết của bà Giu-đi-tha, (Gđt 16,1–25):
    a. Bài thánh ca của bà Giu-đi-tha tạ ơn giải thoát của Thiên Chúa, (Gđt 16, 1-20).
    b. Tiếng tăm bà Giu-đi-tha lừng lẫy khắp nơi và bà Giu-đi-tha mất đi ở tuổi 105, (Gđt 16,21-25).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Giu-đi-tha:
    Sách Giu-đi-tha theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giu-đi-tha hay Sách Yuđita theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giu-đi-tha hay Judith theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Bà Giu-đi-tha với cái đầu của tướng Hô-lô-phéc-nê của Át-sua.


  9. #119
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [19]. Sách Ét-te (Esther)
    (Trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành có sách Ét-te, nhưng không có các câu được đánh số có kèm thêm các mẫu tự a, b, c… như trong bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Các câu có các mẫu tự a, b, c …thuộc bản tiếng Hy lạp, được thêm vào bản tiếng Do thái với các câu được đánh số b́nh thường).

    Sách kể chuyện về bà Ét-te, một người Do thái nhưng được chọn làm hoàng hậu của vua A-suê-rô (Ahasuerus*) ở đế quốc Ba tư (Iran ngày xưa). Ét-te là cháu gái và là con nuôi của ông Moóc-đo-khai (Mordecai), một người Do thái làm trong triều vua A-suê-rô.
    Khi quan tể tướng Ha-man (Haman) được thăng chức, mọi quan trong triều đều đến bái chào ông Ha-man, trừ ông Moóc-đo-khai. Do đó Ha-man rất giận và muốn trả thù bằng cách giết ông Moóc-đo-khai và tất cả mọi người Do thái.
    Ét-te tŕnh bày với nhà vua về âm mưu của Ha-man nhằm tiêu diệt người Do thái và xin vua can thiệp để cứu đồng bào ḿnh.

    Sách Ét-te có nhiều t́nh tiết và nhân vật có tính cách giả tưởng, không có thật trong lịch sử. (Xin xem “Dẩn nhập sách Ét-te” trong “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

    Cho đến nay giới học giả Kinh Thánh chưa biết tác giả sách Ét-te là ai và họ chỉ ước đoán sách Ét-te được viết vào khoảng thế kỷ III hay II tCN.
    Sách có thể được chia làm bảy phần, với các câu được đánh số có kèm thêm mẫu tự a, b, c… là thuộc bản tiếng Hy-lạp, không có trong bản tiếng Do thái:

    I. Phần mở đầu, (Et 1,1a-1r):
    1. Giấc chiêm bao của ông Moóc-đo-khai, (Et 1,1a-1l).
    2. Ông Moóc-đo-khai báo cho vua biết hai viên thái giám âm mưu giết vua mà t́nh cờ ông biết được. Hai viên thái giám bị hành quyết. Vua cho Moóc-đo-khai nhận một chức vụ trong hoàng cung và ban quà tặng thưởng. V́ vụ hai viên thái giám, quan trong triều đ́nh là Ha-man t́m cách hại ông Moóc-đo-khai và dân của ông. (Et 1,1m-1r).

    II. Vua A-suê-rô và hoàng hậu Vát-ti (Vashti), (Et1, 1-22):
    1. Vua A-suê-rô cho dọn một bữa tiệc thết đăi tất cả các khanh tướng và quần thần. A-suê-rô lại cho dọn một bữa tiệc bảy ngày trong sân ngự uyển để thết đăi dân chúng từ lớn đến nhỏ đang ở trong thành Su-san (Susa). (Et1, 1-8).
    2. Hoàng hậu Vát-ti cũng cho dọn tiệc đăi các mệnh phụ trong hoàng cung nên khi vua cho mời Vát-ti dự tiệc, bà không đi dự nên bị vua phế truất, (Et1, 9-22).

    III. Tân hoàng hậu Ét-te, (Et2,1-23):
    1. Vua A-suê-rô t́m tân hoàng hậu thay thế bà Vát-ti, (Et2, 1-15).
    2. Được Moóc-đo-khai tiến cử, bà Ét-te, cháu gái và là con nuôi của ông Moóc-đo-khai, được vua A-suê-rô chọn làm tân hoàng hậu Ba Tư, (Et2, 16-18).
    3. Ông Moóc-đo-khai phá hỏng vụ hai viên thái giám mưu sát vua A-suê-rô, (Et2, 19-23).

    IV. Ông Moóc-đo-khai và người Do-thái bị quan Ha-man đe dọa, (Et3, 1-5,14):
    1. Ha-man được thăng chức, mọi quan trong triều đều đến bái chào ông Ha-man, trừ ông Moóc-đo-khai. Do việc này, Ha-man âm mưu trả thù Moóc-đo-khai và cả dân Do thái. (Et3,1-6).
    2. Do Ha-man xúi giục, vua A-suê-rô ban sắc chỉ tru diệt người Do-thái ở khắp đế quốc Ba tư, (Et3,7-15).
    3. Ông Moóc-đo-khai và hoàng hậu Ét-te đẩy lui hiểm hoạ: Ông Moóc-đo-khai cho người báo với hoàng hậu Ét-te biết sắc chỉ tru diệt người Do-thái và nhắn bà phải vào chầu vua để xin vua tỏ ḷng nhân hậu và khẩn nài vua thương xót dân tộc bà. Bà Ét-te nhờ người trả lời ông Moóc-đo-khai: "Xin cha cứ đi tập hợp tất cả những người Do-thái ở Su-san lại. Xin bà con ăn chay cầu nguyện cho con. Suốt ba ngày đêm, đừng ăn uống ǵ cả. Con và các cung nữ cũng sẽ làm như thế. Sau đó, dầu pháp luật không cho phép, con cũng vào chầu vua. Có chết con cũng đành." (Et4,1-17).
    4. Lời cầu nguyện của ông Moóc-đo-khai và của hoàng hậu Ét-te xin Thiên Chúa cứu giúp, (Et 4,17a-17aa).
    5. Hoàng hậu Ét-te vào chầu vua và được vua tiếp kiến. Bà Ét-te tâu với vua: "Nếu đẹp ḷng đức vua, th́ hôm nay, xin đức vua cùng quan Ha-man đến dự yến tiệc thiếp đă dọn hầu đức vua." Vua đă cùng quan Ha-man đến dự yến tiệc lần I bà Ét-te dọn. Bà Ét-te lại tâu với vua ngày “mai xin đức vua cùng quan Ha-man lại tới dự yến tiệc thiếp sẽ dọn hầu các ngài”. (Et5, 1-8).
    6. Ha-man cho dựng giá treo cổ để ngày mai xin vua cho treo cổ Moóc-đo-khai. (Et5, 9-14).

    V. Người Do-thái trả thù, (Et6, 1-8, 17):
    1. Được nghe lại vụ Moóc-đo-khai báo cho vua biết hai viên thái giám âm mưu giết vua, vua truyền cho Ha-man tổ chức tuyên dương Moóc-đo-khai. Ha-man ḷng buồn bă v́ Moóc-đo-khai được vua tuyên dương. (Et6,1-13).
    2. Vua và Ha-man đến dự yến tiệc lần II của hoàng hậu Ét-te. Ét-te tŕnh bày với nhà vua về âm mưu của Ha-man nhằm tiêu diệt người Do thái trước mặt Ha-man. Ét-te xin vua can thiệp để cứu đồng bào ḿnh. “Vua bừng bừng nổi giận, đứng lên, bỏ tiệc rượu, đi ra ngự uyển. C̣n Ha-man th́ ở lại nài xin hoàng hậu Ét-te cứu sống ḿnh, v́ y quá hiểu: thảm hoạ sẽ xảy đến cho y, vua đă quyết định rồi. Khi vua từ ngự uyển trở lại pḥng tiệc rượu th́ Ha-man đă nằm vật xuống giường, bên cạnh bà Ét-te. Vua nói: Lại c̣n tính xâm phạm đến cả hoàng hậu tại hoàng cung, ngay khi ta có mặt hay sao?" Vua bèn ra lệnh treo cổ Ha-man trên giá treo cổ Ha-man đă làm để định treo cổ Moóc-đo-khai. (Et6, 14-7, 10).
    3. Vua A-suê-rô đổi ḷng, mến chuộng dân Do-thái, (Et8, 1-12).
    4. Sắc chỉ của vua A-suê-rô phục hồi quyền sống cho người Do-thái, (Et8, 12a-17).

    VI. Thiết lập ngày lễ Pu-rim (Purim), (Et9, 1-32):
    1. Người Do Thái tàn sát kẻ thù của họ, kể cả mười người con trai của Ha-man. (Et9, 1-17).
    2. Do Thái thiết lập ngày lễ Pu-rim là ngày kỷ niệm Thiên Chúa bảo tồn người Do-thái thoát khỏi sự tàn sát mà Ha-man đă lập mưu tại nước Ba Tư. (Et9, 18-32).

    VII. Lời bạt, (Et10, 1-3l):
    1. Ông Moóc-đo-khai được vua A-suê-rô phong chức làm quan đệ nhị, quyền hành chỉ đứng sau vua, và được đông đảo đồng bào của ông quư mến. (Et10, 1-3).
    2. Giấc mơ của ông Moóc-đo-khai đă được ứng nghiệm: Moóc-đo-khai giải nghĩa giấc chiêm bao của ông (đă nói trong Et1, 1d-1k). (Et10, 3a-3k).
    3. Lời ghi xuất xứ về bản dịch Hy-lạp của sách Ét-te. (Et10, 3l).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Chú thích *:
    Về vị vua A-suê-rô (Ahasuerus) trong sách Esther là vị vua nào trong lịch sử của đế quốc Ba tư dựa theo 4 bản dịch:

    a. Trong phần Introduction sách Esther, bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết:
    “The Book of Esther tells a story of the deliverance of the Jewish people. We are shown a Persian emperor, Ahasuerus (loosely based on Xerxes, 485–464 B.C.)…”

    b. Chú giải của sách The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition, trang 577 viết:
    “Ahasuerus: The Greek reads Artarxerxes, almost certainly a mistranslation of the Hebrew Ahasuerus, who would be Xerxes I (485-465)”.

    c. Chú giải b, chương 1, sách Ét-te, bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:

    (Trong chú giải trên, HR là bản Do thái, HL là bản Hy lạp và LT là bản La tinh và Ác-tắc-sát-ta là Artaxerxes).

    d. Sách Esther theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, dịch là vua Artaxerxes.

    Theo 4 bản dịch trên, vua A-suê-rô trong sách Esther rất có thể là vua Xéc-xét I (Xerxes I) (485-465) tCN trong đế quốc Ba tư.


    Bản văn sách Ét-te:
    Sách Ét-te theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ét-te hay Sách Esther theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ét-te hay Esther theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Ba Tư, hay Iran, thời Esther - (Đế quốc Ba Tư đầu tiên = First Persian Empire, 550–330 tCN)


    Hoàng hậu Esther

    Queen Esther, 1879 - Tranh của Edwin Long


    Hoàng hậu Esther vào chầu vua Ahasuerus để cầu xin cho dân Do-thái, (Et 5)



    Vua Ahasuerus và quan Haman dự yến tiệc lần I của hoàng hậu Esther, (Et5,5-8).



    Haman nài xin hoàng hậu Esther cứu sống ḿnh trong yến tiệc lần II của hoàng hậu Esther, (Et 6,14-7,8).


    Festival of Esther, 1865 – Tranh sơn dầu của Edward Armitage

  10. #120
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    Bối cảnh lịch sử các sách 1 và 2 Ma-ca-bê (1 & 2 Maccabees)
    Các sách sẽ được tóm lược sau sách Ét-te (Esther) sẽ là hai sách 1 và 2 Ma-ca-bê. Trước khi đọc Ma-ca-bê I và II, chúng ta cần biết sơ qua về bối cảnh lịch sử của các sách Ma-ca-bê I và II.

    I. Thời gian vương quốc Judah, hay Judea, tự trị và bị cai trị
    Vào khoảng thế kỷ 11 tCN, 12 bộ lạc Do Thái đă hiệp nhất lại tạo thành Vương Quốc Do Thái Thống Nhất (United Kingdom of Israel).




    Khoảng năm 930 tCN, Vương Quốc Do Thái Thống Nhất đă tách ra làm hai: Vương quốc Ít-ra-en (Israel), hay Sa-ma-ri (Samaria), phía Bắc, có thủ đô là Samaria và Vương quốc Giu-đa (Judah), phía Nam, có thủ đô là Giê-ru-sa-lem.



    Vương Quốc Do Thái Thống Nhất tách ra làm hai ở thế kỷ 9 tCN: Vương quốc Israel (màu xanh) và Vương quốc Judah (màu cam).


    Vương quốc Israel phía Bắc bị đế quốc Át-sua (Assyria hay Neo-Assyrian Empire, 911-609 tCN) tiêu diệt năm 721 tCN. Hầu hết người Do thái ở Vương quốc Israel ở phía Bắc bị đế quốc Assyria bắt đi đày trong nhiều đợt đến các nước trong đế quốc Assyria vào lúc đó là các nước Syria, Liban, Iraq, Iran ngày nay. Số ít người c̣n lại ở Vương quốc Israel phía Bắc và những người Assyria mà đế quốc Assyria mới đưa vào định cư ở vương quốc Israel về sau được gọi chung là người Samaritans.
    Sau năm 721 tCN, v́ vương quốc Israel phía Bắc không c̣n nữa cho nên khi nói Israel tức là nói Giu-đa (Judah) hay Giu-đê (Judea), hay ngược lại nói Judah tức là nói Israel.

    Sau đây là các mốc thời gian về phương diện chính trị của vương quốc Judah, hay Judea, từ thế kỷ XI tCN đến năm 141 tCN:

    Từ thế kỷ XI tCN đến năm 930 tCN: Judah là một phần của Vương Quốc Do Thái Thống Nhất (United Kingdom of Israel).
    Từ 930 tCN đến 586 tCN: Vương Quốc Judah (Kingdom of Judah) tự trị.
    Từ 586 tCN đến 539 tCN: Đế quốc Tân Ba-by-lon (Neo-Babylonian Empire) cai trị.
    Từ 539 tCN đến 332 tCN: Đế quốc Ba Tư (First Persian Empire) cai trị.
    Từ 332 tCN đến 305 tCN: Đế quốc Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia Empire) cai trị.
    Từ 305 tCN đến 198 tCN: Nhà Pơ-tô-lê-mít (Ptolemaics) cai trị.
    Từ 198 tCN đến 141 tCN: Nhà Xê-lêu-xít (Seleucides hay Seleukos) cai trị.
    Từ 141 tCN đến 37 tCN: Vương quốc Hát-mo-nê (Hasmonean) ở Israel được thành lập bởi ḍng họ Ma-ca-bê (Maccabees) tự trị.
    (Cần lưu ư là các năm ghi ở trên được lấy theo vi.wikipedia.org, các năm này thường chênh lệch 1 năm so với các năm được lấy theo bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.)

    Vương quốc Judah bị đế quốc Tân Ba-by-lon (Neo-Babylonian Empire, 626–539 tCN) đô hộ trong những năm 587 – 538 tCN. Khi đế quốc tân Ba-by-lon đánh chiếm Judah, vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar II) bắt ép triều đ́nh vua Do Thái và nhiều người Do Thái đày ải họ ở Ba-by-lon lần thứ nhất năm 598 tCN và lần thứ hai năm 587 tCN.

    Vào năm 538 tCN đế quốc Ba Tư (First Persian Empire, 550–330 tCN) đánh chiếm Judah và hoàng đế Ky-rô (Cyrus) của Ba Tư ban tự do cho tất cả người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lon được trở về cố hương Judah. Nhiều người đă trở về. Số người không bị lưu đày c̣n lại ở Vương quốc Judah và những người hồi hương từ Ba-by-lon, về sau được gọi chung là người Do thái (Jews hay Jewish people). Vương quốc Judah bị đế quốc Ba Tư đô hộ trong những năm 538 -332 tCN.

    Năm 332 tCN vương quốc Judah bị A-lê-xan-đê Đại Đế (Alexander the Great) của đế quốc Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia Empire, 808–168 tCN) đánh chiếm. Sau khi Alexander the Great mất năm 323 tCN, đế quốc của Alexander the Great bị phân chia thành hai do các tướng lănh của ông là tướng Pơ-tô-lê-mai (Ptolemy) lập ra nhà Pơ-tô-lê-mít (Ptolemaics) kiểm soát Ai cập, Sưp và Palestine và tướng Xê-lêu-cô (Seleucus, hay Seleukos) lập ra nhà Xê-lêu-xít (Seleucides) kiểm soát Syria, Ba-by-lon, Tiểu á và Iran.



    Đế quốc Ptolemic vào khoảng năm 200 tCN.



    Bản đồ Google hiện nay dùng để so sánh vị trí các nước xưa và nay.



    Đế quốc Seleucid vào khoảng năm 200 tCN.


    Vương quốc Judah bị Alexander the Great cai trị trong những năm 332–305 tCN. Sau khi Alexander the Great mất, vương quốc Judah bị nhà Pơ-tô-lê-mít cai trị từ năm 305 đến 198 tCN. Từ năm 198 đến năm 141 tCN vương quốc Judah bị nhà Seleucid cai trị.

    Alexander the Great mong muốn văn hóa Hy Lạp trở thành phổ biến trên khắp đế chế của ḿnh.
    Nhà Seleucid muốn Hy lạp hóa Do thái mạnh mẽ trên nhiều lănh vực văn hóa, ngôn ngữ, nhất là tôn giáo. Họ muốn biến Do thái giáo thờ Thiên Chúa ra Hy lạp giáo thờ đa thần. Dân Do thái có hai khuynh hướng khác nhau: Một số người ủng hộ tiến tŕnh Hi lạp hoá này, nhưng đa số chống đối quyết liệt.

    Tư tế Mát-tít-gia (Mattathias) đă khơi dậy công cuộc thánh chiến và ba con trai ông, anh em Ma-ca-bê (Maccabeus), tiếp nối cha kháng chiến chống lại sự cai trị của nhà Seleucid.
    Cuối cùng, anh em nhà Ma-ca-bê đă trục xuất người Seleucid ra khỏi Judah và thiết lập một vương quốc độc lập của người Do Thái có tên là triều đại nhà Hát-mo-nê (Hasmonean). Triều đại nhà Hát-mo-nê cai trị Do Thái từ năm 140 đến năm 37 tCN với một diện tích bao gồm vương quốc Judah cũ, hầu như toàn bộ số bộ lạc của vương quốc Israel cũ và nhiều phần đất nằm trong các nước ngày nay là Israel, Lebanon, Jordan, Syria và Palestine.

    II. Vương quốc Judea vào thời anh em nhà Maccabees và vào thời nhà Hasmonean




    III. Thời điểm các biến cố được nói trong các sách Maccabee liên hệ đến thời gian trị v́ của các vua nhà Seleucid.

    Sách 1 Maccabee chỉ nói đến các biến cố từ năm 167 tCN, là năm ông Mattathias khởi nghĩa, cho đến năm 134 tCN, là năm ông Simon bị giết. Thời gian được sách 1 Maccabee nói đến là 34 năm.

    Sách 2 Maccabee chỉ nói đến các biến cố từ năm 178 tCN, là năm tướng Heliodorus của vua Seleucus IV đến Giêrusalem để định cướp phá Đền Thờ II, cho đến năm 161 tCN, là năm tướng Nicanor của vua Antiochus V bị Judas Maccabeus giết. Thời gian được sách 2 Maccabee nói đến là 18 năm.


    Tên riêng Try-phôn được nói đến cả thảy 22 lần trong sách Ma-ca-bê I ở các câu sau đây:
    (1 Mcb 11, 39;54;56): 3 lần;
    (1 Mcb 12, 39;42;49): 3 lần;
    (1 Mcb 13,1;12;14;18;19;20; 21;22;24;31;34): 11 lần;
    (1 Mcb 14, 1): 1 lần;
    (1 Mcb 15, 10;25;37;39): 4 lần.

    Tên riêng Try-phôn không được nói đến trong sách Ma-ca-bê II.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •