Page 13 of 19 FirstFirst ... 391011121314151617 ... LastLast
Results 121 to 130 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #121
    Truc-Vo
    Khách
    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [20]. Sách Ma-ca-bê I (1 Maccabees)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Sách Ma-ca-bê I kể lại chuyện một gia đ́nh ở Giu-đa (Judah) nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Xê-lêu-xít (Seleucides).

    Năm 167* tCN ông Mát-tít-gia (Mattathias) khơi dậy cuộc thánh chiến chống lại nhà Xê-lêu-xít. Sau khi ông mất, ba con trai của ông là Giu-đa Ma-ca-bê (Judas Maccabeus), Giô-na-than (Jonathan) và Si-môn (Simon) nốí nghiệp cha. Anh em Ma-ca-bê nổi dậy chống lại sự cai trị trên đất Giu-đa của 8 triều vua nhà Xê-lêu-xít, từ vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê (Antiochus IV Epiphanes), cho đến vua An-ti-ô-khô VII (Antiochus VII). Kể từ khi Mát-tít-gia khởi nghĩa năm 167 tCN, cho đến khi Si-môn qua đời năm 134 tCN, công cuộc nổi dậy mô tả trong sách Ma-ca-bê I kéo dài khoảng 34 năm.
    Vừa chống đối sự cai trị của các triều đại nhà Xê-lêu-xít họ vừa mở mang bờ cơi của Giu-đa.

    Cho đến nay giới học giả Kinh Thánh chưa biết rơ tác giả sách Sách Ma-ca-bê I là ai và họ chỉ ước đoán sách này được viết vào khoảng năm 100 tCN.
    Sách Ma-ca-bê I (1 Mcb) có thể được chia làm 4 phần:

    I. Tư tế Mát-tít-gia khơi mào cuộc thánh chiến chống lại nhà Xê-lêu-xít, (1 Mcb 1, 1-2, 70):
    1. Nguyên nhân của cuộc thánh chiến, (1 Mcb 1):
    a. Vua A-lê-xan-đê Đại Đế (Alexander the Great) của đế quốc Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia) đánh bại Đa-ri-ô III (Darius III), vua của dân Ba-tư (Persians) và Mê-đi (Medes) rồi thay thế Đa-ri-ô III làm vua trị v́ Hy Lạp (Greece). Sau khi A-lê-xan-đê chết năm 323 tCN, các tướng Pơ-tô-lê-mai (Ptolemy) và Xê-lêu-cô (Seleucus) kế vị, mỗi người một miền. (1 Mcb 1, 1-9).
    b. Vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê đưa văn hoá Hy-lạp vào Ít-ra-en, cho phép dân Ít-ra-en “huỷ bỏ dấu vết cắt b́” và chối bỏ Giao Ước với Thiên Chúa. (1 Mcb 1, 10-15).
    c. Vua An-ti-ô-khô IV đánh bại Ai-cập của Pơ-tô-lê-mai và tiến lên đánh Ít-ra-en rồi cướp phá Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Năm 167 tCN, An-ti-ô-khô IV sai tướng A-pô-lô-ni-ô (Apollonius) tấn công rồi chiếm Giu-đa. A-pô-lô-ni-ô cho xây lại Thành vua Đa-vít làm đồn quân của chúng. (1 Mcb 1, 16-40).
    d. Vua An-ti-ô-khô IV thiết lập nền phụng tự ngoại giáo tại Giu-đa, cấm dân không được dâng lễ toàn thiêu, lễ hy tế và lễ rưới rượu (libations); vua buộc dân phải làm việc ngày Sa-bát (Sabbath) trái với Lề Luật, phải xé và đốt các sách Luật, phải làm cho Thánh Điện và dân thánh ra ô uế; vua cấm dân không được cắt b́ cho con trai nữa. Ai không tuân lệnh vua th́ phải chết. (1 Mcb 1, 41-64).

    2. Ông Mát-tít-gia khơi dậy cuộc thánh chiến, (1 Mcb 2,1-70):
    a. Ông Mát-tít-gia, một tư tế gốc Giê-ru-sa-lem đă đến cư ngụ ở Mô-đin (Modein); ông có năm người con trai theo thứ tự là Gio-an (John), Si-môn, Giu-đa cũng gọi là Ma-ca-bê, E-la-da (Eleazar) và Giô-na-than. (1 Mcb 2, 1-14).
    b. Biến cố tại Mô-đin: Một người Do-thái tiến ra tế thần trên bàn thờ ở Mô-đin theo chỉ dụ của vua. Ông Mát-tít-gia nổi giận và hạ sát hắn ngay tại bàn thờ. Ông cũng giết luôn viên chức của vua có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái tế tà thần. Sau đó, ông và các con trốn lên núi. (1 Mcb 2, 15-28).
    c. Biến cố vào ngày Sa-bát: Lợi dụng người Do-thái không được phản công dù chỉ để tự vệ trong ngày Sa-bát, quân Xê-lêu-xít đă tấn công họ vào chính ngày Sa-bát, giết chết khoảng một ngàn người Do-thái. (1 Mcb 2, 29-38).
    d. Ông Mát-tít-gia khơi dậy cuộc thánh chiến chống lại sự cai trị của nhà Xê-lêu-xít, (1 Mcb 2, 39-48).
    e. Di ngôn của ông Mát-tít-gia phân công chức vụ cho các con và khuyên các con “hăy bừng lửa nhiệt thành đối với Lề Luật và hăy hy sinh mạng sống để bảo vệ Giao Ước của tổ tiên”. Ông Mát-tít-gia qua đời vào năm 166 tCN. (1 Mcb 2, 49-70).

    II. Ông Giu-đa Ma-ca-bê làm lănh đạo tiếp nối cuộc nổi dậy, (1 Mcb 3,1- 9, 22):
    1. Ông Giu-đa Ma-ca-bê được ca ngợi và làm thủ lănh phe kháng chiến, (1 Mcb 3,1-9).
    2. Giu-đa đánh bại 2 tướng của vua An-ti-ô-khô IV là A-pô-lô-ni-ô và Xê-rôn (Seron), (1 Mcb 3,10-26).
    3. Vua An-ti-ô-khô IV chuẩn bị tấn công Ba-tư và Giu-đa. Quan nhiếp chính Ly-xi-a (Lysias). (1 Mcb 3,27-37).
    4. Giu-đa đánh bại Goóc-ghi-át (Gorgias) và Ni-ca-no (Nicanor), 2 tướng được Ly-xi-a gởi đi đánh Giu-đa. (1 Mcb 3,38-4,27).
    5. Giu-đa đánh bại Ly-xi-a ở Bết Xua (Beth-zur), (1 Mcb 4, 28-35).
    6. Ông Giu-đa cho làm lễ thanh tẩy và cung hiến Đền Thờ II, (1 Mcb 4,36-61).

    7. Ông Giu-đa chiến đấu chống lại các người hàng xóm thù nghịch, (1 Mcb 5,1-68):
    a. Chinh phạt dân I-đu-mê (Idumea) và dân Am-mon (Ammon), (1 Mcb 5,1-8).
    b. Giải phóng người Do Thái tại Ga-li-lê (Galilê) và Ga-la-át (Gilead), (1 Mcb 5, 9-54).
    c. Giô-xếp (Joseph) và A-da-ri-a (Azariah), hai người chỉ huy quân đội của Giu-đa, thất trận ở Giam-ni-a (Jamnia), (1 Mcb 5, 55-62).
    d. Thắng lợi ở miền I-đu-mê và Phi-li-tinh, (1 Mcb 5, 63-68).

    8. Vua An-ti-ô-khô IV chết, vua An-ti-ô-khô V (Antiochus V Eupator) lên nối ngôi, (1 Mcb 6,1-17).
    9. Ông Giu-đa bao vây đồn quân địch ở Giê-ru-sa-lem, (1 Mcb 6,18-27).
    10. Cuộc chinh phạt Do thái của vua An-ti-ô-khô V và tướng Ly-xi-a, (1 Mcb 6, 28-54).
    11. Hiệp ước Hoà b́nh: Người Do-thái được tự do hành đạo, (1 Mcb 6, 55-63).
    12. Đê-mết-ri-ô I (Demetrius I Soter) lên ngôi. Ông Bắc-khi-đê (Bacchides) và ông An-ki-mô (Alcimus) được Đê-mết-ri-ô I cử đến miền Giu-đa, (1 Mcb 7, 1-25).
    13. Tướng Ni-ca-no bị đánh bại và bị giết ở Kha-đa-sa (Adasa), (1 Mcb 7, 26-50).
    14. Người Do-thái liên minh với người Rô-ma, (1 Mcb 8,1-9, 22).

    III. Ông Giô-na-than làm lănh đạo tiếp nối cuộc nổi dậy, (1 Mcb 9, 23-12, 53):
    1. Ông Giô-na-than làm thủ lănh phe kháng chiến, (1 Mcb 9,23-31).
    2. Bắc-khi-đê truy đuổi Giô-na-than, (1 Mcb 9, 32-73).
    3. Ông Giô-na-than được vua A-lê-xan-đê I Ba-la (Alexander I Balas) đặt làm thượng tế, (1 Mcb 10, 1-21).
    4. Vua Đê-mết-ri-ô I gửi thư cho ông Giô-na-than. Vua Đê-mết-ri-ô I tử trận sau khi đánh nhau với vua A-lê-xan-đê I Ba-la. (1 Mcb 10, 22-50).
    5. Hiệp ước giữa vua Pơ-tô-lê-mai VI (Ptolemy VI Philometor) của Ai-cập và A-lê-xan-đê I Ba-la của Nhà Xê-lêu-xít: A-lê-xan-đê I cuới công chúa Cơ-lê-ô-pát (Cleopatra Thea), con gái của Pơ-tô-lê-mai VI, (1 Mcb 10, 51-66).
    6. Giô-na-than đánh bại tướng A-pô-lô-ni-ô, tổng trấn vùng Coi-lê Xy-ri, của vua Đê-mết-ri-ô II (Demetrius II). (1 Mcb 10, 67-89).
    7. Liên minh của Pơ-tô-lê-mai VI của Ai-cập và Đê-mết-ri-ô II của Xê-lêu-xít, (1 Mcb 11, 1-19).
    8. Liên minh của Giô-na-than và Đê-mết-ri-ô II, (1 Mcb 11, 20-37).
    9. Mưu đồ của Try-phôn (Trypho), một người thuộc phe cựu vua A-lê-xan-đê I Ba-la, (1 Mcb 11, 38-40).
    10. Giô-na-than tiếp viện cho Đê-mết-ri-ô II khi vua bị dân chúng tính giết, (1 Mcb 11, 41-53).
    11. Liên minh của Giô-na-than và An-ti-ô-khô VI, (1 Mcb 11, 54-59).
    12. Các chiến dịch mở mang Giu-đa của Giô-na-than; Si-môn tái chiếm Bết Xua, (1 Mcb 11, 60-74).
    13. Ông Giô-na-than giao hảo với người Rô-ma và Xi-pác-ta (Sparta), (1 Mcb 12,1-23).
    14. Các chiến dịch mở mang đất Giu-đa khác của Giô-na-than và Si-môn, (1 Mcb 12, 24-38).
    15. Ông Giô-na-than sa vào tay quân thù: Try-phôn, người đang âm mưu lên ngôi vua của nhà Xê-lêu-xít muốn giết Giô-na-than, nhưng sợ nên giả bộ hoà hoăn. V́ cả tin, ông Giô-na-than bị Try-phôn lừa, bị bắt và về sau bị giết. (1 Mcb 12, 39- 53).

    IV. Ông Si-môn làm thượng tế lănh đạo tiếp nối cuộc nổi dậy, (1 Mcb 13, 1-16, 24):
    1. Ông Si-môn lănh đạo tiếp nối cuộc kháng chiến, (1 Mcb 13,1-11).
    2. Ông Si-môn đẩy lui Try-phôn khỏi miền Giu-đa, (1 Mcb 13, 12-24).
    3. Ông Giô-na-than bị Try-phôn giết năm 143 tCN và được Si-môn mai táng và xây mộ ở Mô-đin, (1 Mcb 13, 25-30).
    4. Sự liên minh của thượng tế Si-môn và vua Đê-mết-ri-ô II, (1 Mcb 13, 31-42).
    5. Ông Si-môn chiếm Ghe-de (Gazara), (1 Mcb 13, 43-48).
    6. Ông Si-môn đánh chiếm Thành Lũy ở Giê-ru-sa-lem, (1 Mcb 13, 49-53).
    7. Ông Si-môn được ca tụng, (1 Mcb 14, 1-15).
    8. Giu-đa liên minh với Rô-ma và Xi-pác-ta, (1 Mcb 14, 16-24).
    9. Sắc lệnh của Cộng Đồng Do thái làm vẻ vang cho Si-môn, (1 Mcb 14, 25-49).
    10. Bức thư của vua An-ti-ô-khô VII gửi cho Si-môn, (1 Mcb 15, 1-14).
    11. Giu-đê công bố tiếp tục giao ước với Rô-ma, (1 Mcb 15, 15-24).
    12. An-ti-ô-khô VII vây hăm thành Đô-ra (Dor) và trở thành thù địch của Si-môn, (1 Mcb 15, 25-36).
    13. Toàn quyền Ken-đê-bai-ô (Cendebeus) của An-ti-ô-khô VII quấy phá Giu-đê, (1 Mcb 15, 37-41).
    14. Các con Si-môn đánh thắng tướng Ken-đê-bai-ô, (1 Mcb 16,1-10).
    15. Cái chết bi thảm của Si-môn ở pháo đài Đốc (Dok): Pơ-tô-lê-mai (Ptolemy), con rể của thượng tế Si-môn muốn chiếm lấy xứ Giu-đa, mở đại tiệc thết đăi Si-môn ở pháo đài Đốc, rồi Pơ-tô-lê-mai xông vào pḥng tiệc giết chết Si-môn năm 134 tCN. Ông Gio-an (John), con Si-môn, lên làm lănh đạo cuộc kháng chiến. (1 Mcb 16,11-24).

    (C̣n tiếp)
    *
    **




    Bản văn sách 1 Ma-ca-bê:
    Sách 1 Ma-ca-bê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 1 Ma-ca-bê hay Sách Macabê I theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 1 Ma-ca-bê hay 1 Maccabees theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Gia đ́nh Maccabees


    The Maccabees, 1844 – Tranh của Wojciech Stattler


    Chiến thắng của của Judas Maccabee


    Triumph of Judas Maccabee”, 1630 – Tranh của Rubens

  2. #122
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    2. Các Sách Lịch Sử:
    …..
    [21]. Sách Ma-ca-bê II (2 Maccabees)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Sách Ma-ca-bê II kể lại cuộc chiến tranh giải phóng do Giu-đa Ma-ca-bê (Judas Maccabeus) lănh đạo, nhưng sách Ma-ca-bê II không phải là sách tiếp nối sách Ma-ca-bê I v́ Ma-ca-bê II khởi đầu trước khi Giu-đa Ma-ca-bê bắt đầu lănh đạo cuộc kháng chiến năm 166 tCN, và kết thúc khi Giu-đa Ma-ca-bê c̣n sống.
    Kể từ khi vua Xê-lêu-cô IV Phi-lô-pa-to (Seleucus IV Philopator) phái tướng Hê-li-ô-đô-rô (Heliodorus) đến Giê-ru-sa-lem (Giêrusalem) khoảng năm 178 tCN để định cướp phá Đền Thờ II, cho đến khi tướng Ni-ca-no (Nicanor) của vua Đê-mết-ri-ô I (Demetrius I Soter) bị Giu-đa Ma-ca-bê giết chết năm 161 tCN, các sự kiện được mô tả trong sách Ma-ca-bê II kéo dài trong khoảng 18 năm.

    Sách Ma-ca-bê II là do một tác giả vô danh tóm lược 5 sách do Gia-son (Jason) người Ky-rê-nê (Cyrene) viết về chuyện của anh em Ma-ca-bê vào khoảng sau năm 160 tCN (năm ông Giu-đa qua đời) và trước năm 63 tCN (năm tướng Pompey của Rome chiếm Giêrusalem).

    Sách Ma-ca-bê II, (2 Mcb), có thể được chia ra 5 phần như sau:

    I. Dẩn nhập, (2 Mcb 1,1-2,32):
    1. Hai thư mở đầu sách Ma-ca-bê II, (2 Mcb 1,1-29):
    a. Thư thứ nhất, gởi đi năm 124 tCN, của những người Do-thái miền Giu-đa (Judah) gởi cho những người Do Thái đang lưu vong trên đất Ai Cập nhắc nhở họ hàng năm phải mừng lễ Lều, lễ Cung Hiến Đền Thờ. (2 Mcb 1,1-10).
    b. Thư thứ hai, (gởi năm 164* tCN), của những người Do-thái ở miền Giu-đa, Hội đồng kỳ mục và ông Giu-đa gởi cho A-rít-tô-bu-lô (Aristobulus), quốc sử của vua Pơ-tô-lê-mai (Ptolemy VI Philometor, trị v́ 180-145 tCN ở Ptolemaic Empire) và đồng gửi đến những người Do-thái ở Ai-cập. Thư nhắc lại vua An-ti-ô-khô III (Antiochus III the Great, trị v́ 223–187 tCN) của nhà Xê-lêu-xít (Seleucid Empire) trong khi cướp ngôi đền nữ thần Na-nai-a (Nanea) ở Ba-tư bị ném đá chết năm 187 tCN. Thư cũng nhắc đến một số nhân vật và sự kiện trong Cựu Ước. (2 Mcb 1,11-2,18).

    2. Lời tựa của tác giả sách Ma-ca-bê II: Tác giả chỉ là người tóm tắt lại thành một cuốn duy nhất, sách Ma-ca-bê II, từ năm cuốn sách do ông Gia-xon, người Ky-rê-nê, đă viết về anh em Ma-ca-bê. (2 Mcb 2,19-32).

    II. Truyện về quan Hê-li-ô-đô-rô, (2 Mcb 3,1-40):
    1. Quan Hê-li-ô-đô-rô được vua Xê-lêu-cô IV Phi-lô-pa-to phái đến Giê-ru-sa-lem khoảng năm 178 tCN, (2 Mcb 3,1-12).
    2. Hê-li-ô-đô-rô định cướp phá Đền Thờ II, thành phố xáo trộn, (2 Mcb 3,13-23).
    3. Thiên Chúa bảo vệ Đền Thờ II, (2 Mcb 3, 24-28).
    4. Ông Hê-li-ô-đô-rô bị trừng phạt và được ơn trở lại và làm chứng cho mọi người về những việc Thiên Chúa đă làm. (2 Mcb 3,29-40).

    III. Việc truyền bá văn hóa Hy-Lạp. Cuộc bách hại dưới triều An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê (Antiochus IV Epiphanes), (2 Mcb 4,1-7,42):
    1. Sự suy thoái của giới chức thượng tế, (2 Mcb 4,1-5,27):
    a. Si-môn (Simon), quản lư Đền Thờ II, âm mưu hăm hại thượng tế Ô-ni-a (Onias), (2 Mcb 4, 1-6).
    b. Gia-xon (Jason), em của Ô-ni-a, nhờ hối lộ được làm thượng tế; Gia-xon du nhập văn hoá Hy-lạp vào Giu-đa. (2 Mcb 4, 7-22).
    c. Ông Mê-nê-la-ô (Menelaus), em ông Si-môn, nhờ hối lộ được vua An-ti-ô-khô IV cho làm thượng tế, (2 Mcb 4, 23-29).
    d. Thượng tế Ô-ni-a bị người của Mê-nê-la-ô ám sát, (2 Mcb 4, 30-38).
    e. Thêm nhiều nỗi lăng nhục dưới thời thượng tế Mê-nê-la-ô, (2 Mcb 4, 39-50).
    f. Ông Gia-xon nổi dậy tấn công Giê-ru-sa-lem, nhân có tin đồn là vua An-ti-ô-khô IV băng hà. Cuối cùng Gia-xon phải phiêu bạt và bỏ xác ở Ai-cập, (2 Mcb 5, 1-14).
    g. Sự trả thù của An-ti-ô-khô IV: tấn công Giê-ru-sa-lem, cướp phá Đền Thờ II, (2 Mcb 5, 15-23).
    h. Vua An-ti-ô-khô IV phái tướng A-pô-lô-ni-ô tấn công người Do-thái trong ngày sa-bát. Ông Giu-đa Ma-ca-bê rút vào sa mạc. (2 Mcb 5, 24-27).

    2. An-ti-ô-khô IV áp đặt văn hoá Hy-lạp vào Giu-đa, (2 Mcb 6,1-7,42):
    a. Thiết lập nền phụng tự ngoại giáo: Vua An-ti-ô-khô IV sai một trưởng lăo người A-thê-na (Athenian senator) đến bắt người Do-thái phải từ bỏ những luật pháp của cha ông, không được sống theo luật Thiên Chúa. Ông ta đổi Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem thành nơi kính thần Dớt Ô-lim-pi-ô (Olympian Zeus). Dân ngoại du nhập vào Đền Thờ II những thói đồi bại, những cảnh chè chén say sưa; chúng đú đởn với bọn điếm, đi lại với đàn bà tại tiền đường Nơi Thánh và c̣n đem cả những điều trái luật vào tận bên trong. (2 Mcb 6,1-11).
    b. Ư nghĩa cuộc bách hại: Mục đích của Thiên Chúa, “Người có dùng tai hoạ để giáo dục dân Người, th́ cuối cùng Người vẫn không bỏ rơi”. (2 Mcb 6,12-17).
    c. Ông E-la-da (Eleazar) tử đạo, (2 Mcb 6,18-31).
    d. Cuộc tử đạo của bảy anh em và người mẹ trước mặt vua An-ti-ô-khô IV. (2 Mcb 7, 1-42).

    IV. Do-thái giáo thắng thế. Kẻ bắt đạo phải chết. Đền Thờ II được thanh tẩy. (2 Mcb 8,1- 10,8):
    1. Ông Giu-đa Ma-ca-bê vào mật khu, (2 Mcb 8, 1-7).
    2. Giu-đa chiến thắng Ni-ca-no** và Goóc-ghi-át (Gorgias), (2 Mcb 8, 8-29).
    3. Giu-đa đánh bại các tướng Ti-mô-thê (Timothy) và Bắc-khi-đê (Bacchides), (2 Mcb 8, 30-33).
    4. Tướng Ni-ca-no chạy trốn và tuyên bố có Thiên Chúa, (2 Mcb 8, 34-36).
    5. Vua An-ti-ô-khô IV bị Thiên Chúa trừng phạt: “Khắp thân ḿnh kẻ vô đạo ấy, gịi bọ cứ nhung nhúc. Và tuy vua c̣n sống, thịt cứ rữa ra từng mảng làm cho vua đau đớn vô cùng. Mùi hôi thối xông lên khiến cả đạo quân không sao chịu được”. (2 Mcb 9,1-17).
    6. An-ti-ô-khô IV gửi thư cho người Do-thái trước khi chết, (2 Mcb 9,18-29).
    7. Ông Giu-đa cho thanh tẩy Đền Thờ II, (2 Mcb 10,1-8).

    V. Những cuộc chiến đấu tiếp theo của ông Giu-đa Ma-ca-bê, (2 Mcb 10, 10-15, 39):
    1. An-ti-ô-khô V Êu-pa-to (Antiochus V Eupator) lên ngôi vua thay An-ti-ô-khô IV. Ông Pơ-tô-lê-mai Mác-rôn (Ptolemy Macron) bị thất sủng và tự vẫn. (2 Mcb 10, 10-13).
    2. Ông Giu-đa chiến thắng các thành tŕ xứ I-đu-mê (Idumeans), (2 Mcb 10, 14-23).
    3. Ông Giu-đa chiến thắng tướng Ti-mô-thê và chiếm Ghe-de (Gazara), (2 Mcb 10, 24-38).
    4. Giu-đa đánh bại tướng Ly-xi-a (Lysias) ở Bết Xua (Beth-zur), (2 Mcb 11, 1-12).
    5. Ông Ly-xi-a và vua An-ti-ô-khô V hoà ước với người Do-thái. Bốn lá thư liên quan đến hoà ước. (2 Mcb 11, 13-38).
    6. Các sự cố ở Gia-phô (Joppa) và Giam-ni-a (Jamnia), (2 Mcb 12, 1-9).
    7. Các chiến thắng khác của Giu-đa, (2 Mcb 12, 10-37).
    8. Lễ tế cầu cho các chiến sĩ trận vong, (2 Mcb 12, 38-46).
    9. Cuộc chinh phạt xứ Giu-đê của vua An-ti-ô-khô V và tướng Ly-xi-a. An-ti-ô-khô V tử h́nh Mê-nê-la-ô. (2 Mcb 13, 1-8).
    10. Người Do-thái cầu nguyện và đă thành công khi họ tấn công vào doanh trại của vua An-ti-ô-khô V, giết được khoảng hai ngàn tên địch. (2 Mcb 13, 9-17).
    11. Vua An-ti-ô-khô V thương thuyết với người Do-thái, (2 Mcb 13, 18-26).
    12. Vua Đê-mết-ri-ô I lên ngôi sau khi giết chết An-ti-ô-khô V và tướng Ly-xi-a, (2 Mcb 14,1-2).
    13. Thượng tế An-ki-mô (Alcimus) xúi vua Đê-mết-ri-ô I tiến đánh người Do thái. Ni-ca-no** được vua Đê-mết-ri-ô I cho làm tổng trấn xứ Giu-đê. (2 Mcb 14,3-14).
    14. Ni-ca-no giảng hoà và kết thân với Giu-đa, (2 Mcb 14,15-25).
    15. An-ki-mô lấy một bản sao hoà ước giữa Ni-ca-no và Giu-đa đến yết kiến vua Đê-mết-ri-ô I và xúi vua ra lệnh Ni-ca-no tiến đánh Giu-đê. Ni-ca-no đe doạ Đền Thờ II, (2 Mcb 14, 26-36).
    16. Cái chết v́ đạo của ông Ra-dít (Razis), một kỳ mục ở Giê-ru-sa-lem. (2 Mcb 14, 37-46).
    17. Ni-ca-no bị Giu-đa đánh bại và giết chết, (2 Mcb 15, 21-36).
    18. Lời kết của người tóm lược sách Ma-ca-bê II: “Kể từ thời kỳ ấy, người Híp-ri (Hebrews) hoàn toàn làm chủ thành Giê-ru-sa-lem. Tôi cũng xin kết thúc tác phẩm ở đây”. (2 Mcb 15,37-39).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Chú thích:
    1). Về 164* tCN, năm thư thứ hai được cho là gởi đi. Sách 2 Ma-ca-bê không nói trực tiếp đến năm 164 tCN, chỉ các sách chú giải nói đến năm 164 tCN.

    a. Trong chú thích l, câu 10, chương 1, sách 2 Ma-ca-bê theo bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Lá thư thứ hai này, tuy không ghi niên biểu, nhưng thường được coi là có trước khi thanh tẩy Đền Thờ ít lâu, nghĩa là vào năm 164 tCN (x. 1,18;2,16), năm An-ti-ô-khô IV qua đời”.

    b. Sách “The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition” viết ở trang 441: The second letter (1:10b-2:1). This letter, written in 164 ….”

    2). Về nhân vật Ni-ca-no**: Ni-ca-no trong câu (2Mcb 12, 2) khác với Ni-ca-no trong câu (2 Mcb 14,12), tuy theo lịch sữ th́ Nicanor (/naɪˈkeɪnər/; died 161 BC) was a Syrian-Seleucid General under Antiochus Epiphanes and Demetrius Soter”. Xin xem chi tiết ở đây.


    Bản văn sách 2 Ma-ca-bê:
    Sách 2 Ma-ca-bê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách 2 Ma-ca-bê hay Sách Macabê II theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách 1 Ma-ca-bê hay 2 Maccabees theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Cyrene: Quê hương của Jason, người viết 5 sách về Maccabees



    Ông Eleazar tử đạo, (2 Mcb 6,18-31).



    Cuộc tử đạo của bảy anh em. (2 Mcb 7, 1-42).


  3. #123
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:

    [22]. Sách Gióp (Job)
    Sách Gióp nêu lên một vấn đề có thể rất nhiều người thắc mắc: sự đau khổ của những người vô tội. V́ sao người sống đạo đức, công chính lại gặp tai ương hoạn nạn?

    Ông Gióp, một người công chính, có lẽ sống ở Ê-đôm (Edom).
    Khi bị thách thức bởi câu hỏi của Satan về sự trung thành của ông Gióp đối với Thiên Chúa, Thiên Chúa cho phép Xa-tan thử thách ông Gióp: Toàn bộ cơ nghiệp, của cải và các con cái của ông Gióp bị tiêu tan trong giây lát; ông Gióp c̣n gặp nhiều tai ương hoạn nạn khác nữa.

    Sau khi nghe ông Gióp than thở về số phận hẩm hiu của ḿnh, ba người bạn của ông là Ê-li-phát (Eliphaz), Bin-đát (Bildad) và Xô-pha (Zophar) dùng lư lẽ an ủi ông. Họ lên tiếng biện hộ cho Chúa và nói với ông Gióp rằng ông gặp tai ương hoạn nạn có thể v́ ông đă phạm tội và tai ương hoạn nạn là lời mời gọi của Thiên Chúa để ông ăn năn. Một người ngoài cuộc trẻ tuổi là Ê-li-hu (Elihu) ủng hộ các quan điểm của ba người bạn ông Gióp. Ông Job bác bỏ lời giải thích của họ và cầu xin Thiên Chúa giải đáp vấn đề của ông.
    Đáp ứng lời cầu xin của Gióp, Thiên Chúa cho ông được phép nh́n thấy Chúa và nghe trực tiếp giáo huấn của Người.

    Sách Gióp không trả lời dứt khoát vấn đề nguồn gốc của sự đau khổ của những người vô tội, nhưng thách thức người đọc hăy tự t́m hiểu với sự hiểu biết của ḿnh. Trừ đoạn mở đầu và lời kết được viết bằng văn xuôi, phần c̣n lại được viết bằng thơ.

    Sách Gióp được viết trong khoảng thế kỷ VI-IV tCN và cho đến nay cũng chưa biết được tác giả là ai.
    Sách Gióp (G) có thể được chia ra 9 phần chính như sau:

    I. Lời Mở Đầu (G1, 1-2, 13):
    1. Thiên Chúa cho phép Satan thử thách ông Gióp với các tai ương hoạn nạn; Gióp không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa. (G1,1-22).
    2. Xa-tan thử thách ông Gióp với chứng ung nhọt ác tính từ khắp người. Ba người bạn của Gióp là Ê-li-phát, Bin-đát và Xô-pha an ủi ông. (G2,1-13).

    II. Ṿng đối thoại đầu tiên (G3, 1-14, 22):
    1. Ông Gióp nguyền rủa ngày ông chào đời, ước chi đă chết khi mới sinh ra.(G3,1-26).
    2. Ông Ê-li-phát trách ông Gióp thiếu kiên nhẫn; Ê-li-phát tŕnh bày quan niệm cổ truyền về thưởng phạt, cho rằng Thiên Chúa không bao giờ tấn công người vô tội. (G4, 1-5,27).
    3. Ông Gióp trả lời Ê-li-phát: Ông Gióp thắc mắc không hiểu ḿnh đă phạm tội ǵ mà phải chịu cay đắng như vậy; Gióp cho rằng đời người luôn có khổ đau, nhưng ông ủy thác đời ḿnh cho Chúa, xin Chúa buông tha cho ḿnh. (G6,1 – 7,21).
    4. Ông Bin-đát cho rằng ông Gióp và con cái ông đă đắc tội với Chúa, nên mới chịu h́nh phạt. Ông Bin-đát khuyên ông Gióp học hỏi về đức công chính của Thiên Chúa. (G8,1-22).
    5. Ông Gióp trả lời ông Bin-đát: Gióp thừa nhận đức công chính của Thiên Chúa vượt trên tất cả, mặc dù Ngài thường tấn công những người vô tội. Gióp lại than cho số phận hẩm hiu của ḿnh. (G9, 1-10, 22).
    6. Ông Xô-pha khiển trách Gióp biện minh cho chính ḿnh. Nếu Thiên Chúa lên tiếng, Người sẽ chỉ cho ông Gióp nhận ra lỗi lầm của ông. Xô-pha mời gọi ông Gióp ăn năn tội. (G11, 1-20).
    7. Ông Gióp trả lời cho ba người bạn, phủ nhận những ǵ họ nói. Ông ca ngợi sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Theo ông, thân phận con người khá thảm thương và cuộc đời khá vắn vỏi, nên ước ǵ Thiên Chúa cho con người an vui trước khi chết. Gióp tuyên xưng niềm tin của ḿnh về sự sống lại. (G12,1-14,22).

    III. Ṿng đối thoại thứ hai, (G 15,1-21,34):
    1. Ông Ê-li-phát cho rằng Gióp tự kết án bằng những lời lẽ của ông, chê trách ông Gióp thiếu kính trọng Thiên Chúa. Ê-li-phát khuyên Gióp hăy nh́n vào t́nh trạng tồi tệ của những kẻ ác mà đón nhận những lời chỉ dạy của tiền nhân. (G15,1-35).
    2. Ông Gióp tức tối v́ những kết tội của Ê-li-phát. Gióp vạch ra hỗ sai trái của bạn bè và mong đợi sự phán xét của Thiên Chúa. Ông Gióp hy vọng nơi Thiên Chúa và ông mong an nghĩ trong cái chết. (G16,1-17, 16).
    3. Ông Bin-đát quả quyết Gióp phải là người có tội và mô tả những khổ đau của kẻ ác, (G18,1-21).
    4. Ông Gióp xác tín Thiên Chúa là bạn thật, là người bào chữa cho ông. Bị Thiên Chúa và con người bỏ rơi, nhưng ông Gióp vẫn tin vào Thiên Chúa, tin về sự sống lại trong tương lai. (G19,1-29).
    5. Ông Xô-pha tái khẳng định giáo lư cổ truyền về sự thịnh vượng qua mau của kẻ ác và sự suy sụp đột ngột của họ. Thiên Chúa công chính không miễn trừ ai. (G20,1-29).
    6. Ông Gióp trả lời Xô-pha: Thực tế không phải vậy. Theo ông Gióp, Thiên chúa không thưởng phạt ngay từ đời này: kẻ ác không bất hạnh, người công chính lại gặp đau khổ. Thiện hay ác sẽ được phán xét ở đời sau. Ông Gióp kết luận những lời an ủi của các bạn là giả dối. (G21,1-34).

    IV. Ṿng đối thoại thứ ba (22, 1-27, 23):
    1. Ông Ê-li-phát cho rằng Gióp là kẻ có tội lại dấu tội, ông Gióp bị phạt v́ muôn vàn tội lỗi của ḿnh. Thiên Chúa trừng phạt nhân danh công lư. Ông Ê-li-phát kêu gọi Gióp sám hối hầu nhận lại được sự thịnh vượng. (G22,1-30).
    2. Ông Gióp trả lời các bạn: Thiên Chúa không can thiệp để trừng phạt kẻ ác, cũng chẳng cứu người bị áp bức. Thiên Chúa để kẻ dữ lộng hành, nhưng số phận kẻ dữ sẽ bị phán xét ở kiếp sau. Ông Gióp mong muốn được xét xử tại ṭa án của Thiên Chúa . (G23,1-24, 25).
    3. Ông Bin-đát ca tụng quyền năng của Thiên Chúa, (G25,1-6).
    4. Ông Gióp châm biếm Bin-đát là người nói vu vơ. Ông Gióp quả qưyết và thề ḿnh hoàn toàn vô tội và nh́n nhận đức khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa. (G26,1-27,12).
    5. Ông Xô-pha nói đến các tai ương của Thiên Chúa dành kẻ gian ác, (G27,13-23).

    V. Bài thơ ca tụng Đức Khôn Ngoan, (28, 1-28)
    Bài thơ ca tụng sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Loài người không thể tự ḿnh đạt được sự khôn ngoan; Sự khôn ngoan đích thực là do Thiên Chúa dạy dỗ mà có. (G28,1-28).

    VI. Ông Gióp độc thoại, tóm tắt các nguyên nhân đau khổ của ông, (29, 1-31, 40):
    1. Ông Gióp nhớ lại những ngày hạnh phúc xa xưa, (G29,1-20).
    2. Ông Gióp nghĩ đến cơn khốn cùng hiện tại: bị bạn bè ít tuổi hơn cười nhạo, Thiên Chúa thù nghịch bỏ rơi (G30,1-31).
    3. Lời tự biện hộ của ông Gióp: ông thề ḿnh không phạm những tội mà các bạn ông đă kết tội ông. Ông vô tội, nhưng tại sao lại gặp hoạn nạn, đau khổ? (G31,1-40).

    VII. Lời phát biểu của Ê-li-hu, (G32, 1-37, 24):
    1. Giới thiệu ông Ê-li-hu và lời mở đầu của ông. Ông Ê-li-hu trách các người bạn không bắt bẻ được ông Gióp. (G32,1-22).
    2. Ông Ê-li-hu khuyên bảo ông Gióp: Bệnh tật là phương thuốc Thiên Chúa dùng để giáo dục con người, giúp con người nhận ra tội lỗi của ḿnh. (G33,1-33).
    3. Ông Ê-li-hu chỉ trích Gióp phạm thượng và Ê-li-hu nêu ra sức mạnh và công lư của Thiên Chúa. (G34,1-37).
    4. Ông Ê-li-hu tuyên bố: Thiên Chúa không dửng dưng trước công việc của con người. (G35,1-16).
    5. Ông Ê-li-hu khuyên ông Gióp tin tưởng sẽ được Chúa giải thoát khỏi cảnh khốn cùng. Ê-li-hu kêu gọi ông Gióp ca ngợi sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa qua các kỳ công của Người. (G36,1- 37,24).

    VIII. Thiên Chúa và ông Gióp gặp nhau. Lời Thiên Chúa phán dạy (38, 1-42, 6):
    Thiên Chúa không trả lời trực tiếp các vấn nạn của ông Gióp, mà trả lời gián tiếp qua các câu hỏi Thiên Chúa dành cho ông về các công tŕnh của Người trong vũ trụ, thể hiện sự khôn ngoan của Người. “Ta sẽ tra hỏi ngươi và ngươi hăy trả lời” (38,3;40,2):

    1. Các câu hỏi về các công tŕnh sáng tạo của Thiên Chúa, các công tŕnh đă làm ông Gióp ngỡ ngàng. Thiên Chúa nêu ra và tỏ cho thấy qua những điều Ngài đă làm, ông Gióp không thể hiểu được sức mạnh và sự khôn ngoan của Người. (G38, 1-40, 5).
    2. Các câu hỏi về việc Thiên Chúa chế ngự sức mạnh của sự dữ, qua 2 con vật tượng trưng là con Bơ-hê-mốt (Behemoth*) và con Giao Long (Leviathan*). (G40,6-41, 26).
    3. Câu trả lời cuối cùng của ông Gióp:
    Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại,
    nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.
    V́ thế, điều đă nói ra, con xin rút lại,
    trên tro bụi, con sấp ḿnh thống hối ăn năn
    ”. (G42, 1-6)

    IX. Lời kết, (G42, 7-17):
    1. Thiên Chúa quở trách ba nhà khôn ngoan đă không nói đúng đắn về Thiên Chúa, Người đ̣i họ dâng lễ toàn thiêu và nhờ ông Gióp chuyển cầu cho. (G42,7-9).
    2. Thiên Chúa phục hồi các tài sản đă mất của ông Gióp, kể cả cho ông có lại đủ số con mà ông đă mất. (G42, 10-17)

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Chú thích về con Behemoth* và Giao Long (Leviathan*):
    Theo nhiều sách chú giải Kinh Thánh: Có lẽ con thú Bơ-hê-mốt là con hà mă (hippopotamus) và con Giao Long là cá sấu (crocodile).


    Bản văn sách Gióp:
    Sách Gióp theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Gióp hay Sách Yob theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Gióp hay Job theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đất Út (The Land of Uz), quê hương của ông Gióp


    Quê hương của ông Gióp trên bản đồ Google ngày nay


    Ông Gióp trong cơn hoạn nạn


    Job on the Ash Heap”, thế kỷ XVII – Tranh của Jusepe de Ribera


    Ông Gióp và những người bạn


    Job with his friends”, tranh của Gerard Seghers


    Ông Gióp được phục hồi tài sản và sinh lại số con đă mất


  4. #124
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [23]. Sách Thánh vịnh (Psalms)
    Thánh vịnh là ǵ? “Thánh” có ư nói về Thiên Chúa. “Vịnh” có nghĩa là ngâm lên, đọc to lên có vần, có điệu, lên bổng xuống trầm; vịnh cũng có nghĩa là kể truyện bằng thi văn. Thánh vịnh là các bài thơ, loại thơ của Do Thái, dùng để hát hay ngâm nga trong thờ phượng Thiên Chúa của người Do Thái từ thời Cựu Ước.

    Sách Thánh vịnh (Tv) trong Hội Thánh Công Giáo chứa bộ sưu tập gồm 150 bài thơ, hay Thánh ca của Ít-ra-en (Israel), dùng trong việc phụng tự Thiên Chúa.

    Sách Thánh vịnh là sách được phổ nhạc nhiều nhất trong số các Sách Thánh. Trong các thánh lễ Chúa Nhật, sau Bài Đọc I, các ca đoàn thường hay hát các thánh ca phổ nhạc từ sách Thánh vịnh.

    Năm tập trong sách Thánh vịnh:
    Các Tv trong sách Thánh vịnh được chia làm 5 tập, theo truyền thống Do thái:

    – Tập I: Tv 1 – 41 (kết thúc với vinh tụng ca (doxology) Tv 41,14:
    14 Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en,
    từ muôn thuở cho đến muôn đời. A-men. A-men.
    )

    – Tập II: Tv 42 – 72 (kết thúc với vinh tụng ca Tv 72,18-19:
    18 Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en,
    chỉ có Ngài làm nên những công tŕnh kỳ diệu.
    19 Muôn muôn đời xin chúc tụng danh Chúa hiển vinh,
    ước ǵ vinh quang Chúa chiếu toả khắp hoàn cầu! A-men. A-men.
    )

    – Tập III: Tv 73 – 89 (kết thúc với vinh tụng ca Tv 89,53:
    53 Chúc tụng CHÚA đến muôn đời. A-men. A-men.)

    – Tập IV: Tv 90 – 106 (kết thúc với vinh tụng ca Tv 106,48:
    48 Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en
    từ muôn thuở cho đến muôn đời.
    Toàn dân hăy hô lớn: A-men! A-men!
    )

    – Tập V: Tv 107 – 150 (kết thúc với vinh tụng ca Tv 150:
    1 Ha-lê-lui-a!
    Ca tụng Chúa đi, trong đền thánh Chúa,
    ca tụng Người chốn cao thẳm uy linh.
    2 Ca tụng Chúa v́ công tŕnh hùng vĩ,
    ca tụng Người lẫm liệt uy phong.
    3 Ca tụng Chúa đi, rập theo tiếng tù và,
    ca tụng Người, hoạ tiếng cầm tiếng sắt.
    4 Ca tụng Chúa, bằng vũ điệu trống đưa,
    ca tụng Người, theo cung đàn nhịp sáo.
    5 Ca tụng Chúa đi, với chũm choẹ vang rền,
    ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi.
    6 Hỡi toàn thể chúng sinh, ca tụng CHÚA đi nào!
    Ha-lê-lui-a!
    )

    Tv 1 là Tv dẫn vào sách Tv.
    Tv 150 vừa là vinh tụng ca của tập V, vừa kết thúc sách Tv.

    Tác giả của các Thánh vịnh và thời điểm sáng tác:
    Tác giả của các Thánh vịnh là vua Đa-vít (David) và nhiều người khác. Thời gian sáng tác gồm nhiều giai đoạn: trong khoảng 950-586 tCN và sau 440 tCN.

    Phân loại nội dung 150 bài Thánh vịnh:
    Nội dung 150 bài Thánh vịnh rất đa dạng. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ phân loại các Thánh vịnh theo 12 loại cho trong bảng sau:


    Số của Thánh vịnh cho trong bảng trên là số theo cách đánh số theo thứ tự.
    Sau đây là cách đánh số các Thánh vịnh trong sách Thánh vịnh theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ:


    Từ Thánh vịnh 9 đến 147 theo số thứ tự, các số trong ngoặc đơn, ( ), là số theo bản của Hy lạp và số kia, bên trái số theo bản của Hy lạp, là số theo bản của Do thái. Ví dụ: Tv 12 (11).

    Nguyên do có sự đánh số khác nhau này là ở Tv 9 nguyên thủy [= Tv (9A) + Tv (9B)], bản của Do thái lại chia Tv 9 nguyên thủy làm hai Tv 9 và Tv 10. Sự phân chia này tạo ra sự sai biệt trong cách đánh số giữa bản của Do thái và bản của Hy lạp từ Thánh vịnh 9 đến 147.

    Sau đây là một số ví dụ của các loại Thánh vịnh:
    1. Ai ca, hay lời cầu xin, than van của cá nhân:
    a. Tv 22 (21): Gặp đau khổ, người lành cầu cứu, và Đức Chúa đă nhậm lời.
    b. Tv 41 (40): Lời cầu của bệnh nhân.
    c. Tv 51 (50): Lạy Thiên Chúa, xin xót thương con.
    d. Tv 86 (85): Người khó nghèo cầu nguyện trong cơn quẫn bách.
    e. Tv 120 (119): Ước mong được sống b́nh an.
    f. Tv 130 (129): Tiếng kêu từ vực thẳm.

    2. Ai ca, hay lời cầu xin, than van của tập thể:
    a. Tv 60 (59): Lời cầu nguyện sau khi bại trận.
    b. Tv 79 (78): Lời than văn về thành thánh Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ bị phá huỷ.
    c. Tv 85 (84): Xin ơn b́nh an và cứu độ.
    d. Tv 123 (122): Dân Ít-ra-en bị áp bức đặt hy vọng nơi Thiên Chúa.

    3. Thánh thi là các Thánh vịnh ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa:
    a. Tv 8: Oai phong Đức Chúa và phẩm giá con người.
    b. Tv 33 (32): Ca ngợi Đức Chúa là Đấng toàn năng, biết hết mọi sự và là Đấng cứu độ duy nhất.
    c. Tv 103 (102): Đức Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
    d. Tv 135 (134): Ca tụng Chúa đă thực hiện bao kỳ công.
    e. Tv 150 (149): Ca tụng Chúa đi.

    4. Vương quyền của Thiên Chúa, ca tụng Thiên Chúa là vua cai trị và xét xử Ít-ra-en:
    a. Tv 93 (92): Đức Chúa là Vua vũ trụ.
    b. Tv 98 (97): Đức Chúa, Đấng toàn thắng và xét xử muôn dân.

    5. Thành Xi-on, người Do thái khi cùng nhau tiến lên Đền Thờ thường đọc các Thánh vịnh này:
    a. Tv 87 (86): Thành Xi-on là mẹ muôn dân.
    b. Tv 137 (136): Trên bờ sông Ba-by-lon.

    6A. Tạ ơn của cá nhân:
    a. Tv 30 (29): Tạ ơn Đức Chúa đă cứu khỏi chết.
    b. Tv 138 (137): Lời cảm tạ.

    6B. Tạ ơn của tập thể:
    a. Tv 67 (66): Muôn dân nước hăy cảm tạ Thiên Chúa.
    b. Tv 118 (117): Tạ ơn sau cuộc chiến thắng.

    7. Vua, Mê-si-a: các Thánh vịnh có liên quan đến các vua Do thái và Mê-si-a là Vua chiến thắng:
    a. Tv 2: Đấng Mê-si-a là Vua chiến thắng.
    b. Tv 89 (88): Ḷng nhân nghĩa của Đức Chúa đối với nhà Đa-vít.
    c. Tv 101 (100): Chân dung của nhà vua lư tưởng.

    8. Giáo huấn, các Thánh vịnh có tính cách khuyên răn, dạy dỗ:
    a. Tv 1: Hai con đường.
    b. Tv 37 (36): Số phận người lành kẻ dữ.
    c. Tv 49 (48): Của đời phù vân.
    d. Tv 112 (111): Hạnh phúc thay người công chính.
    e. Tv 128 (127): Hạnh phúc thay kẻ kính sợ Chúa.
    f. Tv 133 (132): Anh em thuận hoà th́ tốt đẹp biết bao.

    9. Lịch sử:
    a. Tv 78 (77): Lịch sử Ít-ra-en cho thấy Thiên Chúa nhân từ mà dân Chúa lại bội bạc.
    b. Tv 106 (105): Chúa nhân từ đối với Ít-ra-en luôn bất trung.

    10. Ngôn sứ, các Thánh vịnh có chứa sấm ngôn của các ngôn sứ:
    c. Tv 81 (80): Long trọng nhắc lại lời giao ước.
    d. Tv 95 (94): Lời mời gọi reo ḥ mừng Đức Chúa.

    11. Hỗn hợp của các loại trên:
    a. Tv 9 (9A): Tạ ơn Đức Chúa sau khi chiến thắng.
    b. Tv 24 (23): Đức Chúa ngự vào đền thánh.
    c. Tv 34 (33): Đức Chúa là nơi người lành ẩn náu.
    d. Tv 66 (65): Ca khúc tạ ơn.
    e. Tv 94 (93): Đức Chúa xử công minh cho người lành.
    f. Tv 139 (138): Đức Chúa ở khắp mọi nơi biết hết mọi sự.

    12. Tín nhiệm vào Thiên Chúa:
    a. Tv 11 (10): Đức Chúa là Đấng kẻ lành tin tưởng.
    b. Tv 23 (22): Mục tử nhân hậu.
    c. Tv 129 (128): Bị hà hiếp dân Chúa vẫn một niềm tin tưởng.

    Tv 22 (21): “Gặp đau khổ, người lành cầu cứu, và ĐỨC CHÚA đă nhậm lời”, một Thánh vịnh than văn rất đặc biệt.
    Xin bạn đọc nghe đoạn băng ghi âm “2. Tổng quát về sách Thánh Vịnh” từ phút (00:10:25) đến phút (00:11:12). ĐGM Nguyễn Văn Khảm đă nói về (Tv 22) trong đoạn băng trên như sau:
    ….Và khi t́m hiểu Thánh vịnh này th́ xin các anh chị giữ ở trong tâm trí ḿnh h́nh ảnh Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thánh giá. Và Chúa đă dùng chính Thánh vịnh này để cầu nguyện với Chúa Cha.….

    Nhiều sách chú giải Thánh Kinh cũng có các chú giải tương tợ.

    “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước” - Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, in năm 1999, ở trang 1633, chú giải (Tv 22) như sau:
    ….Trên thập giá Đức Giê-su đă đọc phần đầu (Mt 27,46 ss)….

    “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người” - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, in năm 2012, ở trang 863, viết về (Tv 22) như sau:
    …. Chính Đức Giê-su đă tự áp dụng cho ḿnh thánh vịnh này khi, trên thập giá, Người kêu lên: Lạy Chúa, Ngài nỡ ḷng ruồng bỏ con sao?

    Bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chú giải (Tv 22) như sau:
    The Psalm is important in the New Testament. Its opening words occur on the lips of the crucified Jesus (Mk 15:34; Mt 27:46), and several other verses are quoted, or at least alluded to, in the accounts of Jesus’ passion (Mt 27:35, 43; Jn 19:24)….

    Sách “Harper’s Bible Commentary” viết như sau nơi trang 443:
    Consecrated by the dying breath of Jesus on the cross and frequently chosen by NT writers to communicate better the mystery of the cross (thirteen times, nine in the account of the Passion), Psalm 22 has equally deep roots in OT religious life…..

    Sách “The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition” viết ở trang 530 như sau:
    40 Ps 22. An individual lament, whose opening words occur on the lips of the crucified Jesus (Matt 27:46; Mark 15:34)…..

    Sách “The International Bible Commentary, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century” viết ở trang 798 như sau:
    This psalm, according to the gospels of Matthew and Mark, is Jesus’s dying prayer (Matt 27:46; Mark 15:34).
    ….

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Thánh vịnh:
    Sách Thánh vịnh theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thánh vịnh theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thánh vịnh hay Psalms theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Các địa danh dùng trong sách Thánh vịnh




  5. #125
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [24]. Sách Châm Ngôn (Proverbs)
    Châm Ngôn là ǵ? “Châm” có nghĩa là khuyên răn; “Ngôn” có nghĩa là lời nói. Châm Ngôn có nghĩa là lời nói dùng để khuyên răn.

    Sách Châm Ngôn (Cn) là một bộ sưu tập các châm ngôn viết về khôn ngoan, đa số là của vua Sa-lô-môn (Solomon) của Do thái, và của vài hiền nhân bên ngoài Do thái như các ông A-gua (Agur) và Lơ-mu-ên (Lemuel), người Ma-xa (Massa) bắc Ả-rập (Arabia). Các châm ngôn này dạy lẽ nhân đức, khôn ngoan theo nghĩa sống sao cho phù hợp với thánh ư Thiên Chúa.
    Sách Châm Ngôn dạy chúng ta phải tôn kính Thiên Chúa. Đây là bài học quan trọng nhất về sự khôn ngoan. Sách cũng có nhiều châm ngôn về các vấn đề đạo làm người nói chung. Sách Châm ngôn được viết với 915 câu thơ (verse), trong đó có hơn 600 câu châm ngôn (proverb). Trong bài tóm lược này chúng tôi chỉ nêu một số ít, rất ít, châm ngôn làm ví dụ.

    Sách Châm Ngôn được vua Sa-lô-môn và nhiều người khác viết trong các thế kỷ VI-V tCN.

    Sách Châm ngôn có thể được chia ra 9 phần và phần “Đề Tựa và dẫn nhập tổng quát” như sau:

    Đề Tựa và dẫn nhập tổng quát, (Cn1,1-7):
    Mục đích của cuốn sách là giáo dục người c̣n thơ dại biết cách sống đúng đắn và giúp người hiểu biết tăng thêm kiến thức:
    (Cn 1,4): “Các châm ngôn này
    cũng nhằm giúp cho kẻ ngây thơ nên sáng suốt,
    cho giới trẻ thêm hiểu biết và thận trọng.”

    (Cn 1,6): “Người khôn ngoan hăy nghe để được thêm kiến thức;
    người hiểu biết hăy nghe, và sẽ t́m được lời hướng dẫn.”

    I. Hướng dẫn của cha mẹ và của Đức Khôn Ngoan, (Cn1,8-9,18):
    Sách Châm Ngôn bắt đầu với lời khuyên của Sa-lô-môn cho con trai ông. Sa-lô-môn giải thích sự lựa chọn giữa hành vi khôn ngoan và hành vi dại dột. Người tốt là khôn ngoan bởi v́ họ tôn trọng Thiên Chúa. Nhưng người ác là kẻ ngu. Thiên Chúa sẽ trừng phạt kẻ ác. V́ vậy, Sa-lô-môn khuyên con trai của ḿnh học tập khôn ngoan.
    (Cn 1,8): “Người khôn tránh bạn xấu
    Này con, giáo huấn của cha, con hăy nghe,
    lời dạy của mẹ, con đừng gạt bỏ.”

    (Cn 1,10): “Này con, nếu bọn người tội lỗi có rủ rê con,
    con chớ bao giờ ưng thuận.”

    1. Những phúc lành do khôn ngoan ban tặng:
    (Cn 2,6): “V́ chính Đức Chúa ban tặng khôn ngoan;
    tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.”

    (Cn 2,9): “Bấy giờ con sẽ hiểu thế nào là công b́nh,
    thế nào là chính trực công minh :
    đó là đường đưa tới hạnh phúc.”

    2. Thái độ đối với Đức Chúa:
    (Cn 3,5): “Hăy hết ḷng tin tưởng vào Đức Chúa,
    chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con”.

    3. Để cho Đức Khôn Ngoan hướng dẫn:
    (Cn 4,27): “Đừng quanh bên phải, chớ quẹo bên trái,
    cố giữ chân con khỏi điều xấu xa”.

    4. Xa lánh người đàn bà trắc nết - Sống chung thuỷ:
    (Cn 5,3-4): “Quả thật, môi người đàn bà trắc nết tiết ra mật ngọt,
    miệng của nó trơn tru hơn dầu.
    Nhưng cuối cùng, nó vẫn đắng như khổ ngải,
    bén như gươm hai lưỡi”.

    (Cn 5,18): “Ước ǵ nguồn nước của con được Chúa chúc lành.
    Hăy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.”

    5. Sự bảo lănh thiếu khôn ngoan:
    (Cn 6,6): “Hỡi người biếng nhác, hăy đến xem loài kiến sống thế nào
    và nhờ đó mà trở nên khôn.”

    (Cn 6,32): “Đàn ông ngoại t́nh th́ mất hết lư trí,
    người phạm tội ấy tự huỷ hoại đời ḿnh.”

    6. Đức Khôn Ngoan tiếp tục kêu gọi:
    (Cn 8,11): “Khôn ngoan đáng quư hơn cả trân châu,
    không báu vật nào so sánh nổi."

    7. Đức Khôn Ngoan mở tiệc đăi khách:
    (Cn 9,10): “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của khôn ngoan;
    biết Đấng Chí Thánh mới là hiểu biết thật.”

    II. Bộ sưu tập thứ nhất các châm ngôn của vua Sa-lô-môn, (Cn10, 1-22,16):
    Vua Sa-lô-môn có bộ sưu tập 3000 câu châm ngôn (1V 5,12). Trong các chương (Cn10-22), có 375 câu châm ngôn ở trong bộ sưu tập đó.
    (Cn 10,19): “Người năng nói năng lỗi,
    ai dè giữ lời nói mới là người khôn.”

    (Cn 11,22): “Phụ nữ đẹp người mà không đẹp nết
    khác chi khuyên vàng đem xỏ mũi heo”.

    (Cn 12,4): “Có vợ đảm đang như được mang ngọc miện,
    có vợ hư hỏng như bị bệnh mục xương”.

    (Cn 13,20): “Đi với người khôn, ắt sẽ nên khôn,
    chơi cùng kẻ dại, sẽ mang lấy hoạ”.

    (Cn 14,20): “Kẻ nghèo khó, láng giềng cũng ghét bỏ,
    người giàu sang có vô số bạn bè”.

    (Cn 15,3): “Mắt Đức Chúa ở mọi nơi mọi chỗ
    hằng dơi theo kẻ dữ người lành”.

    (Cn 16,30): “Nháy mắt mím môi, nghĩ ra điều dối trá
    là làm sự ác rồi”.

    (Cn 17,27): “Người nói năng dè dặt là người hiểu biết,
    kẻ giữ được điềm tĩnh là kẻ khôn ngoan”.

    (Cn 18,1):”Kẻ ích kỷ chạy theo dục vọng,
    và nổi giận trước mọi lời khuyên”.

    (Cn 19,2): “Nhiệt t́nh mà thiếu suy xét nào có ích chi,
    bước vội vàng ắt có khi lầm lỡ”.

    (Cn 20,1): “Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào,
    kẻ nào vướng vào đó, đâu c̣n là người khôn”.

    (Cn 21,3): “Thực thi điều công minh chính trực
    th́ đẹp ḷng Đức Chúa hơn là dâng hy lễ”.

    (Cn 22,1): “Lắm của cải đâu quư bằng danh thơm tiếng tốt,
    vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương”.

    III. Sưu tập những lời của các bậc khôn ngoan, (Cn22,17-24, 22):
    (Cn23, 13-14): “Đừng ngại ǵ khi phải phạt trẻ con,
    nếu con đánh nó bằng roi, nó đâu có chết.
    Lấy roi đánh nó là cứu nó khỏi âm ty”.

    (Cn23, 35): "Bị người đánh, tôi chẳng biết đau,
    bị người đập, tôi đâu cảm thấy.
    Đến bao giờ mới tỉnh rượu đây
    để tôi lại kiếm thêm ly nữa?"

    IV. Sưu tập những lời khác của các nhà khôn ngoan, (Cn24,23-34):
    (Cn24,29): “Con đừng nói: "Hắn đối xử với tôi ra sao, tôi xử lại với hắn như vậy.
    Tôi trả báo từng người theo việc họ làm."”

    V. Bộ sưu tập thứ hai các châm ngôn của vua Sa-lô-môn, (Cn25,1-29, 27):
    (Cn25,20): “Ca hát khi người khác khổ đau
    th́ như lột áo lúc trời lạnh
    hay đổ thêm giấm vào nước chanh”.

    (Cn26,7): “Đứa dốt mở miệng nói khôn nói ngoan
    th́ cũng như anh què đi khập khiễng”.

    (Cn27,15): “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa”.

    (Cn29,7): “Người công chính quan tâm đến quyền lợi kẻ nghèo,
    điều đó, ác nhân sao hiểu nổi”!

    VI. Lời của ông A-gua, người Ma-xa, (Cn30,1-14):
    (Cn 30,5-6): “Mọi lời Thiên Chúa phán đều được chứng nghiệm.
    Người là khiên thuẫn cho ai t́m ẩn náu nơi Người.
    Đừng thêm thắt chi vào lời Người phán dạy
    kẻo bị Người quở trách, và con thành kẻ nói dối nói gian”.

    VII. Châm ngôn có số, (Cn30,15-33):
    Châm ngôn có số là loại châm ngôn bí ẩn kích thích tính ṭ ṃ t́m hiểu, khi gợi ra một nhận xét hay một sự so sánh. Loại châm ngôn này có khi chứa các con số, như “ba”, “bốn”.
    (Cn 30,18-19): “Có ba điều quá kỳ diệu đối với tôi,
    và bốn chuyện tôi không sao hiểu nổi,
    đó là đường diều hâu bay lượn trên trời,
    đường rắn ḅ trên đá,
    đường thuyền bè đi lại giữa biển khơi,
    và đường của chàng thanh niên t́m đến cô thiếu nữ”.

    VIII. Lời của Lơ-mu-ên, vua xứ Ma-xa, (Cn31,1-9):
    (Cn 31,4-5): “Hỡi Lơ-mu-ên,
    đă làm vua th́ đừng nên uống rượu,
    làm người lănh đạo th́ đừng thích chất men,
    kẻo uống vào rồi th́ quên cả luật pháp,
    và coi thường quyền lợi của mọi kẻ khốn cùng.”

    IX. Bài thơ về người vợ đảm đang, (Cn31,10-31):
    (Cn 31,10-12): “T́m đâu ra một người vợ đảm đang?
    Nàng quư giá vượt xa châu ngọc.
    Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng,
    chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc.
    Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc
    chứ không gây tai hoạ cho chồng.”

    (Cn 31, 15): “Nàng thức dậy khi trời c̣n tối,
    cung cấp phần ăn cho cả nhà, và sai bảo con ăn đứa ở.”

    (Cn 31, 27): “Nàng để mắt trông nom mọi việc trong nhà,
    bánh nàng ăn là do mồ hôi nước mắt nàng làm ra”.

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Châm Ngôn:
    Sách Châm Ngôn theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Châm Ngôn hay sách Cách Ngôn theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.
    (Cách có nghĩa là đổi mới; ví dụ: cách mạng)

    Sách Châm Ngôn hay Proverbs theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Sách cuộn Châm Ngôn


    Sách Châm Ngôn dạng cuộn, dạng sách Do Thái giáo dùng trong các hội đường (synagogue)


    Vua Salomon viết Châm Ngôn


    Solomon writing Proverbs”, thế kỷ XIX – Tranh của Gustave Doré, (1832-1883)


    (Châm Ngôn 3,5-6)


    Hai câu châm ngôn (Proverb 3:5,6) được treo trong phi trường Portland International Jetport ở Portland, Maine, USA.

    “Hăy hết ḷng tin tưởng vào ĐỨC CHÚA,
    chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con.
    Hăy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước,
    Người sẽ san bằng đường nẻo con đi”. (Cn 3,5-6)


    (Châm Ngôn 16, 3)


    “Hăy kư thác việc bạn làm cho ĐỨC CHÚA,
    dự tính của bạn ắt sẽ thành công”. (Cn 16,3)

  6. #126
    Truc-Vo
    Khách

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [25]. Sách Giảng Viên (Ecclesiastes)
    Tựa đề bản gốc tiếng Do thái của sách này là Cô-he-lét (Koheleth), có nghĩa là quy tụ, tụ họp. Bản tiếng Hy lạp dịch gần đúng là ‘Ekklêsiastes, có nghĩa là Giáo hội. Từ bản dịch Hy lạp, thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome) chuyển qua mẫu tự La tinh là Ecclesiastes. Từ Ecclesiastes, Giáo Hội Tin Lành Việt Nam dịch sang tiếng Việt là Truyền đạo, Giáo Huấn hay Giảng sư; dịch giả Công giáo dịch là Giảng Viên, có nghĩa là người cắt nghĩa, hay giảng giải, về một vấn đề.

    Cô-he-lét không phải là tên của tác giả, tuy trong lời giới thiệu sách có viết: “1,1 Đây là lời ông Cô-he-lét, làm vua ngự tại Giê-ru-sa-lem. Ông là con vua Đa-vít”. Chúng ta không biết rơ ai đă viết sách Giảng Viên. Nhiều người nghĩ rằng tác giả của sách là vua Sa-lô-môn (Solomon, 972-933 tCN). Điều này không hợp lư v́ sách Giảng Viên được viết vào khoảng giữa thế kỷ III tCN. Trong cuốn sách, tác giả chỉ đơn giản tự gọi ḿnh là Cô-he-lét.

    Trong sách Giảng Viên (Gv), tác giả tâm sự không biết mục đích cuộc sống là ǵ, ông thấy “1,2 Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”. Rồi tác giả đă đưa ra ư kiến và lời khuyên cho một số vấn đề và đạo làm người.

    Trong bài viết này, các câu trích từ sách Gv sẽ được viết trong ngoặc kép, “”, và trước mỗi câu có ghi chương, câu.

    Sách Giảng Viên có thể được chia ra 4 phần như sau:

    I. Lời tựa, (Gv 1,1-11):
    1. Lời giới thiệu về tác giả, (Gv 1,1):
    “1,1 Đây là lời ông Cô-he-lét, làm vua ngự tại Giê-ru-sa-lem. Ông là con vua Đa-vít”.

    2. Bài thơ mở đầu về tính phù vân của kiếp người, (Gv 1,2-11):
    "1,2 Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.

    “1,9 Điều đă có, rồi ra sẽ có,
    chuyện đă làm, rồi lại sẽ làm ra:
    dưới ánh mặt trời,
    nào có chi mới lạ?”

    II. Cô-he-lét suy ngẫm về ư nghĩa cuộc đời và các lời khuyên của ông, (Gv 1,12-6, 9):
    1. Suy ngẫm qua cuộc sống của vua Sa-lô-môn, (Gv 1,12-2,11):
    “1,15 Cái ǵ đă cong, uốn làm sao nổi, cái ǵ đă thiếu, đếm thế nào ra?”

    “1,18 Càng nhiều khôn ngoan,
    càng nhiều phiền muộn,
    càng thêm hiểu biết,
    càng thêm khổ đau.”

    “2,11 Bấy giờ nh́n vào hết mọi việc do chính tôi làm, và bao gian lao vất vả tôi phải chịu, tôi nhận thấy: tất cả chỉ là phù vân, chỉ là công dă tràng xe cát; dưới bầu trời, có lợi lộc ǵ đâu!”

    2. Suy nghĩ về cái khôn và cái dại, (Gv 2,12-26):
    “2,14 Người khôn biết mở mắt nh́n,
    kẻ dại bước đi trong tăm tối.
    C̣n tôi, tôi biết: cả hai sẽ cùng chung một số phận.”

    “2,15 Và tôi tự nhủ: “Số phận của kẻ dại làm sao, th́ số phận của tôi cũng như thế. Vậy tôi khôn cho lắm để làm ǵ?” Tôi lại tự nhủ: đó cũng chỉ là phù vân.”

    “2,24 Đối với con người, không có ǵ tốt hơn là ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc ḿnh làm ra! Nhưng chính tôi đă thấy là điều đó cũng do Thiên Chúa mà đến.”

    3. Suy ngẫm về cái chết, (Gv 3,1-22):
    “3,8 Một thời để yêu thương, một thời để thù ghét; một thời để gây chiến, một thời để làm hoà”. “3,9 Làm lụng vất vả th́ được lợi lộc ǵ?”. “3,19 Con người và thú vật đều cùng chung một số phận: bên này chết, bên kia cũng chết” “3,12 Tôi nhận ra rằng đối với con người, không có hạnh phúc nào hơn là hưởng thú vui và sống thoải mái”.

    4. Suy ngẫm về đời sống tập thể, (Gv 4,1-5,8):
    “4,1 Mọi chuyện áp bức diễn ra dưới ánh mặt trời: ḱa những người bị áp bức đang khóc than mà không người an ủi”.
    “4,9 Hai người th́ hơn một, v́ hai người làm việc cực khổ sẽ thu nhập khá hơn.10 Người này ngă đă có người kia nâng dậy”.
    “4,17 Hăy cẩn thận khi bạn đưa chân tiến về nhà Thiên Chúa. Đến mà nghe hơn là dâng hy lễ theo kiểu của đứa ngu chỉ biết làm điều xấu”.
    “5,4 Không khấn hứa th́ tốt hơn khấn hứa mà chẳng giữ”.

    5. Suy ngẫm về tiền bạc, (Gv 5,9-6,9):
    “5,9 Người thích tiền bạc có bao nhiêu cũng không lấy làm đủ; kẻ bo bo giữ của chẳng thu được lợi lộc ǵ. Điều ấy cũng chỉ là phù vân!”. “5,11 Làm việc vất vả th́ ngủ ngon: ăn ít hay nhiều th́ cũng vậy; lắm bạc nhiều tiền đâu được ngủ yên”! “6,6 Giả như người ấy có sống được hai ngàn năm đi nữa, mà vẫn không cảm thấy hạnh phúc, th́ sống để làm ǵ. Chẳng phải hết mọi người đều cùng đi về một chỗ đó sao?” “5,17 Điều tốt lành và thích hợp cho con người là ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc ḿnh làm ra dưới ánh mặt trời trong suốt cuộc sống Thiên Chúa ban cho ḿnh”.

    III: Các kết luận của Cô-he-lét, sau những suy ngẫm về ư nghĩa cuộc sống và các lời khuyên của ông, (Gv 6, 10-11, 6):
    1. Lời giới thiệu, (Gv 6,10-12):
    “6,12 Và nào ai biết được điều ǵ tốt nhất cho con người trong cuộc sống, trong chuỗi ngày của kiếp phù du, trong cuộc đời qua mau như chiếc bóng? Nào có ai cho con người biết điều ǵ sẽ xảy ra dưới ánh mặt trời sau khi ḿnh nhắm mắt xuôi tay?”

    2. Phê b́nh của các thánh nhân về nghịch cảnh, (Gv 7, 1-14):
    “7,2 Đi đám tang th́ tốt hơn đi đám tiệc, v́ đó là điểm kết thúc của mọi người, người c̣n sống phải để tâm suy nghĩ”. “7,14 Ngày gặp may mắn, hăy cứ vui hưởng. Ngày bị rủi ro, hăy gẫm mà xem: Ngày nào cũng do Thiên Chúa làm nên, v́ thế con người không thể khám phá những ǵ sẽ xảy ra sau khi ḿnh nhắm mắt xuôi tay”.

    3. Xét lại quan điểm truyền thống về sự thưởng phạt, (Gv 7, 15-8,15):
    “7,15 Trong cuộc đời phù du của tôi, tôi đă thấy hết cả: có người công chính bị tiêu vong dầu đă sống công chính, có kẻ gian ác lại được sống lâu dầu đă làm điều ác”.
    “8,15 Tôi bèn ca ngợi sự vui vẻ sung sướng: dưới ánh mặt trời, chẳng có ǵ tốt cho con người hơn là ăn, là uống và vui vẻ thoải mái”.

    4. Số phận, tất cả là việc Thiên Chúa làm, (Gv 8,16-9,12):
    “9,2 Mọi người đều như nhau, cùng chung một số phận:
    người công chính cũng như đứa gian tà,
    người tốt cũng như kẻ xấu,
    người thanh sạch cũng như kẻ ô uế,
    người dâng của lễ cũng như kẻ không dâng,
    người tốt lành cũng như kẻ tội lỗi,
    người thề hứa cũng như kẻ sợ không dám thề hứa”.

    5. Khôn ngoan và ngu dại, (Gv 9,13- 11, 6):
    “10,2 Ḷng người khôn hướng theo lẽ phải, tâm người dại ngả về đường trái”. “10,12 Miệng người khôn thốt ra lời đáng mến; môi kẻ dại làm nó phải diệt vong, 13 nó mở đầu câu chuyện với những lời ngu xuẩn, và kết thúc bằng những lời gian ác ngông cuồng; 14 nó toàn nói chuyện huyên thuyên. Con người đâu biết được điều ǵ sẽ xảy đến, và ai tỏ cho nó hay sẽ có chuyện ǵ sau khi nó chết?”

    IV. Lời kết, (Gv11,7 - 12,14):
    1. Bài thơ kết thúc nói đến tuổi thanh niên và tuổi già, (Gv 11, 7-12, 8):
    “12,1 Giữa tuổi thanh xuân, bạn hăy tưởng nhớ Đấng đă dựng nên ḿnh”. “12,7 Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất, khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đă ban cho ḿnh”.

    2. Lời bạt, (Gv 12, 9-14):
    “12,13 Hăy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người, 14 v́ Thiên Chúa sẽ đưa ra xét xử tất cả mọi hành vi, kể cả những điều tiềm ẩn, tốt cũng như xấu ”.


    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Giảng Viên:
    Sách Giảng Viên theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giảng Viên theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giảng Viên hay Ecclesiastes theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Câu văn nổi tiếng của sách Giảng viên
    Sách Giảng viên, bản dịch của NDPDCGKPV, chương 1, câu 2:
    “Ông Cô-he-lét nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân.””

    Bản Tân Phổ Thông bằng tiếng La-tinh, (Nova Vulgata 1:2):
    Vanitas vanitatum, dixit Ecclesiastes, vanitas vanitatum et omnia vanitas”.


    Vanitas vanitatum (Phù vân, quả là phù vân)


    Vanitas, 1627 – Tranh của Pieter Claesz


    Vanitas vanitatum (Phù vân, quả là phù vân)


    Vanitas, (1632 - 1636) – Tranh của Antonio de Pereda y Salgado


    Omina Vanitas (Tất cả chỉ là phù vân)


    "Omina Vanitas", 1848 – Tranh của William Dyce


    Hai người th́ hơn một


    “Hai người th́ hơn một, v́ hai người làm việc cực khổ sẽ thu nhập khá hơn. Người này ngă đă có người kia nâng dậy. Nhưng khi chỉ có một ḿnh mà bị ngă th́ thật là khốn, v́ chẳng có ai nâng dậy cả!” (Gv 4,9-10).


    Núp bóng khôn ngoan


    “Quả thật, núp bóng khôn ngoan khác nào núp bóng tiền bạc:
    nhưng khôn ngoan hiểu biết th́ có lợi hơn,
    v́ sự khôn ngoan làm cho người khôn được sống”. (Gv 7,12)


    Hăy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền


    “Hăy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người.” (Gv 12,13)

  7. #127
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [26]. Sách Diễm Ca (Song of songs)
    Sách Diễm Ca được các dịch giả Tin Lành dịch là Nhă Ca, hay T́nh Ca. Tựa đề tiếng Anh là Song of Songs, Song of Solomon, Canticle of Canticles, hay đơn giản là Canticles.

    Diễm Ca là một bài thơ về t́nh yêu của một đôi trai gái. Chàng là một người chăn cừu, có lúc dưới h́nh ảnh của vua Sa-lô-môn; nàng là một cô gái Su-la-mi (Shulammite, ở vùng Shulam, hay Shunem, của Do thái). Họ yêu nhau một cách sâu sắc và cuối cùng th́ họ kết hôn với nhau.

    Nhiều người đă từng thắc mắc: V́ sao một bài thơ chỉ nói về t́nh yêu, không thấy nhắc ǵ đến Thiên Chúa trong bài thơ, lại được liệt vào quy điển của Kinh Thánh? Trong suốt cuốn sách chỉ có 2 từ “thần thiêng” là nói xa xôi đến Thiên Chúa, (xin xem chú thích [1] bên dưới).

    Sách Diễm Ca (Dc) được chấp nhận vào quy điển của Kinh Thánh Do Thái giáo là nhờ công lao của Rabbi Akiva, hay Akiva ben Joseph (khoảng 40 – 137 sCN); Akiva cho rằng Diễm Ca diễn tả t́nh yêu giữa Thiên Chúa và Dân của Người tuyển chọn.
    Các tác giả Kitô giáo, đặc biệt là Origen và St. Bernard of Clairvaux, đă giải thích Diễm ca là sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội và là sự kết hợp giữa Chúa Kitô và linh hồn mỗi người.

    Câu đầu tiên sách Diễm Ca ghi “Bài ca tuyệt diệu của Sa-lô-môn”. Lối ghi như vậy là dựa vào danh tiếng của Sa-lô-môn mà gán ghép cho ông là tác giả. Theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, sách Diễm Ca là một tập hợp của nhiều bài thơ ngắn (ba mươi bài!) của rất nhiều tác giả và soạn giả cuối cùng đă đúc kết các bài thơ ngắn này lại thành sách Diễm Ca khoảng giữa thế kỷ V tCN, sau thời lưu đày.

    V́ là tập hợp của nhiều bài thơ ngắn nên sách Diễm Ca khó hiểu, khó đến nỗi khoảng năm 400 sCN[2], các bản thảo của Hy Lạp ghi thêm các ghi chú cho biết các nhân vật nào đọc các bài thơ nào. Bản dịch của NPDCGKPV ghi các nhân vật này là Nàng, Chàng, ĐỒNG CA, SONG CA và Thi nhân. Bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ghi là W, M và D, thay cho Woman, Man và Daughters of Jerusalem theo thứ tự. Cách ghi có khác nhau trong mỗi bản dịch, tùy theo cảm nhận của nhà chú giải.

    Trong bài viết này, các câu trích từ sách Diễm Ca sẽ được in nghiêng trong ngoặc kép, “”, và trước mỗi câu có ghi chương, câu.

    Diễm Ca có thể được chia ra 9 phần và hai phần nhỏ “Đề tựa cho bài thơ” và “Phụ lục” như sau:

    Đề tựa cho bài thơ, (Dc 1,1):
    1,1 Bài ca tuyệt diệu của Sa-lô-môn”.
    I. Nàng giới thiệu về ḿnh, (Dc 1,2-6):
    Nàng nói về ước mơ của nàng:
    1,2 Ước ǵ chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng!
    Ân ái của anh c̣n ngọt ngào hơn rượu
    ”.

    Nàng tự giới thiệu về nàng, về các anh nàng với các cô gái của Giê-ru-sa-lem:
    1,6 Xin đừng để ư đến da tôi rám nắng: mặt trời đă làm cháy da tôi.
    Đám con trai của mẹ tôi hằn học với tôi:
    họ cắt đặt tôi canh giữ các vườn nho,
    nhưng vườn nho của tôi, tôi lại không canh giữ
    ”!

    II. Đối thoại giữa những người yêu nhau, khen ngợi lẫn nhau, (Dc 1,7-2,7):
    Chàng khen sắc đẹp của nàng:
    1,15 Nàng đẹp quá, bạn t́nh ơi, đẹp quá!
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu
    ”.

    Nàng khen sắc đẹp của Chàng:
    1,16 Người yêu hỡi, anh đẹp, anh tuấn tú làm sao”!

    Nàng nói với các cô gái của Giê-ru-sa-lem không nên khuấy lên t́nh yêu như nàng cho đến khi t́nh yêu đă sẵn sàng:
    2,7 Này các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, tôi van nài các bạn:
    v́ đàn linh dương với bầy nai ngoài đồng,
    xin đừng lay vội, đừng đánh thức t́nh yêu,
    cho đến khi t́nh yêu ưng thuận
    ”.

    III. Hồi tưởng của nàng, (Dc 2,8-17):
    Nàng nhớ lại một chuyến thăm của người yêu trong mùa xuân:
    2,8-9 Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, ḱa chàng đang tới,
    nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi.
    Người yêu của tôi chẳng khác ǵ linh dương,
    tựa hồ chú nai nhỏ
    ”.

    Nàng mong chàng lại đến thăm nàng:
    2,17 Trước khi ngày tàn và khí trời mát dịu,
    và trước khi bóng chiều buông xuống,
    hăy quay về, hỡi người yêu của em,
    hăy làm linh dương, làm nai nhỏ trên dăy núi Be-the (Bether)
    ”!

    IV. Hăy t́m rồi sẽ gặp, (Dc 3,1-5):
    Đêm đến nàng nhớ chàng rồi đi t́m chàng nhưng không gặp:
    3,1 Suốt đêm, trên giường ngủ, tôi t́m người ḷng tôi yêu dấu.
    Tôi đi t́m chàng mà đâu có gặp
    ”!

    Cuối cùng nàng đă gặp chàng và dẩn chàng về giới thiệu với thân mẫu:
    3,4 Vừa rời họ mà đi, tôi đă gặp người ḷng tôi yêu dấu.
    Tôi vội níu lấy chàng
    và chẳng chịu buông ra
    cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu,
    tới khuê pḥng người đă cưu mang tôi
    ”.

    V. Đám cưới của Sa-lô-môn, (Dc 3,6-11):
    Các cô gái của Giê-ru-sa-lem được mời xem đám cưới của hoàng gia, của vua Sa-lô-môn và nàng:
    3,11 Thiếu nữ Xi-on hỡi, hăy ra chiêm ngưỡng vua Sa-lô-môn:
    người đội triều thiên
    hoàng thái hậu đă đội cho người ngày hôn lễ,
    ngày vui nhất của ḷng người
    ”.

    VI. Đối thoại giữa những người yêu nhau, sau hôn nhân, (Dc 4,1-5,1):
    Lời của chàng:
    4,10 Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,
    ân ái của em dịu ngọt dường nào,
    ân ái của em nồng nàn biết mấy, nồng nàn hơn cả rượu
    ”!

    Lời của nàng mời gọi người yêu sau hôn nhân:
    4,16 Gió bấc nổi lên đi, gió nam hăy ùa tới
    thổi mát vườn của tôi, cho hương thơm lan toả!
    Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng
    mà thưởng thức hoa thơm trái tốt
    ”.

    Thi nhân ca ngợi t́nh yêu của họ:
    5,1 Hăy ăn đi, này đôi bạn chí thiết,
    uống cho say, hỡi những kẻ si t́nh
    ”!

    VII. Đối thoại giữa nàng và các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, (Dc 5,2-6,3):
    Nàng kể cho các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem về một giấc mơ khác, chàng đến gỏ cửa nhà nàng:
    5,2 Tôi ngủ, nhưng ḷng tôi chợt thức;
    có tiếng người tôi yêu gơ cửa:
    "Mở cửa cho anh vào, hỡi em gái, người bạn t́nh của anh,
    hỡi bồ câu, ôi mười phân vẹn mười”!


    Nàng ra mở cửa, nhưng chàng đă đi rồi:
    5,6 Tôi mở cửa cho người tôi yêu,
    nhưng chàng đă quay đi khuất dạng.
    Chàng đi rồi, hồn tôi như đă mất
    ”.

    Nàng nhờ các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem giúp t́m chàng:
    5,8 Này thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, tôi van nài các bạn:
    gặp người tôi yêu dấu, các bạn sẽ cho biết tin ǵ?
    Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư
    ”.

    VIII. Chàng lại ca ngợi vẻ đẹp của nàng, (Dc 6,4-12):
    "6,10 Ḱa bà nào xuất hiện như rạng đông,
    diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương,
    oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?"
    “ 6,12 Đâu ngờ t́nh đượm say sưa,
    bước lên xa giá ngọc ngà chúa tôi
    ”.

    IX. Nàng rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân, chàng nhắn nhủ các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, (Dc 7,1-8,4):
    Nàng rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân:
    7,11 Tôi thuộc trọn về người tôi yêu,
    cho ḷng chàng cháy rực lửa thèm muốn
    ”.

    Chàng lại nhắn nhủ các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem:
    8,4 Này các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, tôi van nài các bạn:
    xin đừng lay vội, đừng đánh thức t́nh yêu,
    cho đến khi t́nh yêu ưng thuận
    ”.

    Phụ lục: T́nh yêu là vĩ đại, tiền tài không thể mua được t́nh yêu, (Dc 8,5-14):
    Nàng ca ngợi t́nh yêu mănh liệt như tử thần, dữ dội như âm phủ:
    8,6 Phải, t́nh yêu mănh liệt như tử thần,
    cơn đam mê dữ dội như âm phủ.
    Lửa t́nh là ngọn lửa bừng cháy,
    một ngọn lửa thần thiêng[1]
    ”.

    Nếu dùng tiền tài để mua t́nh yêu ắt sẽ bị người đời khinh dể:
    8,7 Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy t́nh yêu,
    ắt sẽ bị người đời khinh dể
    ”.

    Nàng gợi ư với chàng hăy t́m nơi vắng vẻ hưởng thụ t́nh yêu:
    8,14 Chạy trốn mau, người yêu hỡi,
    hăy làm linh dương, làm nai nhỏ của em
    tung tăng trên núi đồi cỏ thơm bát ngát
    ”.

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Chú thích:
    [1]: Chú thích “s” trong câu (Dc 8,6) của NPDCGKPV: “Dịch sát: Ngọn lửa của Đức Chúa. Đây là lần duy nhất Thánh Danh (theo cách viết ngắn ở dạng tiếp vĩ ngữ) được nhắc tới trong Diễm Ca…”

    [2]: BERGANT, Dianne, (Ed.), The Collegeville Bible Commentary, Old Testament, (Based on the New American Bible), Collegeville (Minnesota), The Liturgical Press, 1992. Trang 789.


    Bản văn sách Diễm Ca:
    Sách Diễm Ca theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Diễm Ca hay Diệu Ca theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Diễm Ca hay Song of Songs theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Các địa danh dùng trong sách Diễm Ca






    Vị hôn thê của đêm (C̣n được gọi là The Song of Songs)


    The fiancee of the night (Also known as The Song of Songs)”, 1892 – Tranh của Gustave Moreau.


    The Song of Songs


    The Song of Songs”, 1853 - Tranh của Gustave Moreau.

    Đang tuần tiễu trong thành, bọn lính gác gặp tôi.
    kChúng đánh tôi đến mang thương tích;
    quân gác đồn cướp cả áo choàng tôi.
    ” (Dc 5,7)
    (Chú giăi k của NPDCGKPV: Cô nàng ra đi hấp tấp, vội khoác một chiếc áo choàng, nên có thể bị nhận lầm là một cô gái giang hồ, do đó bị ngược đăi.)


    The Song of Songs


    The Song of Songs” - Tranh của William Russell Flint (1880-1969).

  8. #128
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [27]. Sách Khôn Ngoan (Wisdom or Book of Wisdom, Wisdom of Solomon)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Tự điển Nôm Dictionary định nghĩa Khôn và Ngoan như sau:
    Khôn có nghĩa là “Hiểu biết nhiều: Khôn ba năm dại một giờ; Khôn đâu có trẻ, khoẻ đâu có già; Khôn nhà dại chợ (ra xă hội lớn sẽ thấy nhiều người khôn hơn ḿnh); Khôn sống mống chết.
    Ngoan có nghĩa là “Dễ bảo: Ngoan đạo; Ngoan ngoăn.

    Sách Khôn Ngoan (Kn) dạy về đức khôn ngoan theo quan điểm của Thiên Chúa giáo, không theo quan điểm của người phàm:

    Quả vậy, biết Ngài tường tận là đạt được công chính hoàn hảo,
    nh́n nhận quyền năng Ngài là đạt được nguồn ơn bất tử.
    ” (Kn 15, 3).

    Tự điển bách khoa toàn thư tiếng Việt viết về sách Khôn Ngoan như sau:

    Sách Khôn Ngoan là cuốn sách ra đời muộn nhất trong số các sách của Cựu Ước. Được biên soạn bằng tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, tác giả Sách Khôn Ngoan là một người Do Thái khuyết danh sống ở Alexandria nhưng lại đặt sách này dưới danh nghĩa và sự bảo trợ của vua Solomon, mượn thế giá của vua này để nói.
    Thời đó, người Do Thái bị người dân ngoại đạo ngược đăi và lôi kéo theo ngoại giáo. Tác giả viết sách này để giúp họ khôn ngoan hiểu biết về đạo ḿnh và kiên tŕ trong đức tin. Theo quan điểm người viết, ông cho rằng sự khôn ngoan đích thực chỉ xuất phát từ Thiên Chúa khiến cho ai có được nó đều hạnh phúc, nhưng để có được khôn ngoan th́ phải cầu nguyện.”

    Sách Khôn Ngoan có thể được chia ra ba phần chính như sau:

    I. Trường sinh bất tử là phần thưởng của khôn ngoan, (Kn 1,1 – 6,21):
    1. Lời khuyên t́m kiếm Thiên Chúa và tránh xa tội lỗi, (Kn 1,1 – 15).
    2. Số phận của những người công chính và của phường vô đạo, (Kn 1,16 – 2,24).

    3. Những lời khuyên ẩn kín của Thiên Chúa, (Kn 3,1-4,19):
    a. Về sự đau khổ: Đối với những người công chính, đau khổ không phải là sự trừng phạt mà là sự tinh luyện và là cơ hội thể hiện sự trung thành, trong khi đối với phường gian ác, đau khổ thực sự là một sự trừng phạt. (Kn 3,1-12).
    b. Về sự vô sinh (Childlessness): Hoa quả thực sự của cuộc sống không phải là các con cái nhưng là đức hạnh, điều sẽ đưa đến sự bất tử. Nhiều con của phường gian ác sẽ là các hoa trái đáng thất vọng. (Kn 3,13-4,6).
    c. Về việc chết sớm: Chết sớm không phải là một sự trừng phạt cho những người công chính v́ nếu họ chết già, tuổi già thể hiện họ đă đạt được sự hoàn hảo; và nếu họ chết sớm th́ đó là để bảo toàn cho họ khỏi bị hư hỏng. Tuổi già và cái chết của phường gian ác sẽ không có danh dự. (Kn 4,7-19).

    4. Ngày phán xét – Phát ngôn của phường vô đạo, (Kn 4,20-5,23).
    5. Lời khuyên t́m kiếm Đức Khôn Ngoan dành cho các bậc vua chúa, (Kn 6,1-21).

    II. Bản chất của Đức Khôn Ngoan. Vua Sa-lô-môn ca tụng và t́m kiếm Đức Khôn Ngoan, (Kn 6,22-11,1):
    1. Lời mở đầu:
    22 Đức Khôn Ngoan là ǵ, đă sinh thành ra sao,
    tôi xin giăi bày hết, không giấu giếm chư vị một bí mật nào,
    nhưng sẽ lần theo từng dấu vết từ thuở khai thiên lập địa
    mà phô bày ra ánh sáng mọi hiểu biết về Đức Khôn Ngoan.
    Tôi sẽ không rời xa sự thật.
    23 Tôi cũng chẳng chung lối chung đường
    với thói ghen tuông độc hại,
    bởi thói này chẳng phù hợp với Đức Khôn Ngoan.
    24 Có nhiều người khôn ngoan, thế giới được cứu thoát;
    nhờ một vị minh quân, cả thần dân được an cư lạc nghiệp.
    25 Vậy chư vị hăy nghe tôi chỉ giáo,
    mà hưởng phần ích lợi nơi lời lẽ của tôi.
    ” (Kn 6,22-25).

    2. Diễn từ của vua Sa-lô-môn, (Kn 7,1-8,21):
    a. Vua Sa-lô-môn cũng chỉ là phàm nhân, (Kn 7,1-6).
    b. Vua Sa-lô-môn cầu nguyện rồi Đức Khôn Ngoan và sự giàu có đă đến với ông, (Kn 7,7-12).
    c. Vua Sa-lô-môn cầu nguyện xin được giúp đở để nói về Đức Khôn Ngoan, (Kn 7,13-22a).
    d. Bản chất của Đức Khôn Ngoan, (Kn 7,22b-8,1).
    e. Sa-lô-môn t́m kiếm đức khôn ngoan, nguồn gốc của kiến thức của ông, (Kn 8,2-8).
    f. Sa-lô-môn t́m kiếm đức khôn ngoan như là cố vấn và nguồn an ủi của ông, (Kn 8,9-16).
    g. Vua Sa-lô-môn nhận ra Đức Khôn Ngoan là món quà của Thiên Chúa, (Kn 8,17-21).

    3. Lời cầu nguyện của Sa-lô-môn xin cho được Đức Khôn Ngoan, (Kn 9,1-18).
    4. Các hoạt động của Đức Khôn Ngoan trong lịch sử: Từ ông A-đam tới ông Mô-sê, (Kn 10,1-11,1).

    III. Thiên Chúa trung thành với dân của Người trong cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai cập, (Kn 11,2-19,22):
    1. Giới thiệu:
    Họ băng qua sa mạc hoang vu,
    dựng lều trại giữa nơi thanh vắng.
    Họ đương đầu với quân thù, và đẩy lui địch thủ.
    Họ khát nước, họ đă kêu cầu:
    từ vách đá, Ngài cho nước chảy tuôn;
    từ đá cứng, nước trào ra cứu mọi người khỏi khát.
    ” (Kn 11,2-4)

    2. Chủ đề phần III:
    Vậy là sự vật Chúa dùng để trừng phạt quân thù
    lại mang điều lành tới cho dân khi họ gặp khó khăn cùng quẫn.
    ” (Kn 11,5).
    “Quân thù” ở đây là Ai cập và “dân” là Ít-ra-en.

    3. Các ví dụ minh họa cho chủ đề, (Kn11,6-19,22):
    a. Ví dụ thứ nhất: nước uống từ tảng đá cho Ít-ra-en và nước độc cho dân Ai cập, (Kn11, 6-14).
    b. Ví dụ thứ hai: Thiên Chúa đă dùng rắn rết, cóc nhái, mà trừng phạt Ai cập. Trong khi đó Thiên Chúa đă dùng các loài vật như chim cút làm của ăn cho Ít-ra-en trong hành tŕnh qua sa mạc. (Kn 11, 15-16).

    a) Phần nghị luận ngoài chủ đề (Digression) về quyền năng và ḷng Chúa thương xót, (Kn 11, 17-12,22).

    c. Tiếp theo ví dụ thứ hai, (Kn 12, 23-27).

    b) Phần nghị luận ngoài chủ đề về việc thờ ngẫu tượng, (Kn 13:1–15:17):
    • Kết án việc thờ phượng thiên nhiên, như thờ lửa và gió, tinh tú và bầu trời, sông nước hay mặt trời, mặt trăng... (Kn13,1-9).
    • Kết án việc thờ ngẫu tượng do con người làm ra như thờ ḅ vàng, (Kn13,10 – 14,11).
    • Nguồn gốc và hậu quả của việc tôn thờ ngẫu tượng, (Kn 14, 12-15,17).

    d. Phần kết của ví dụ thứ hai, (Kn 15,18-16,4).
    c) Phần nghị luận ngoài chủ đề về các con rắn trong sa mạc, (Kn 16, 5-15).

    e. Ví dụ thứ ba: mưa đá và man-na, (Kn 16,16-29).
    f. Ví dụ thứ bốn: bóng tối cho người Ai Cập và ánh sáng cho người Ít-ra-en, (Kn17,1 – 18,4).
    g. Ví dụ thứ năm: cái chết của các con trai đầu ḷng Ai cập và tai ương của Ai cập trong lúc dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ (Kn18,5 – 19,22).


    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Khôn Ngoan:
    Sách Khôn Ngoan theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Khôn Ngoan theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Khôn Ngoan hay Wisdom theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Giấc mơ của Solomon - Thiên Chúa hứa ban cho Solomon ơn Khôn Ngoan


    Dream of Solomon – God promises Solomon Wisdom”, khoảng năm 1693 – Tranh của Luca Giordano.

  9. #129
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    …..
    [28]. Sách Huấn Ca (Sirach)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Tựa đề của sách Huấn Ca (Hc) theo tiếng Anh là Sirach, Wisdom of Sirach, hay Wisdom of Ben Sira, và Ecclesiasticus. Ecclesiasticus có nghĩa là (sách) thuộc về Giáo Hội. (Cần phân biệt: Ecclesiasticus, sách Huấn Ca, với Ecclesiastes, sách Giảng viên).

    Sách Huấn Ca được viết bằng tiếng Do thái trong khoảng từ năm 198 tCN đến năm 175 tCN. Tác giả là một kinh sư (Scribe) người Jerusalem có tên được ghi trong sách là “Yeshua Ben Eleazar Ben Sira”, (Sir 50:27), hay “Giê-su, con ông Xi-ra, cháu ông E-la-da”, theo bản dịch của NPDCGKPV. Tên vắn tắt của tác giả là Ben Sira. “Ben” có nghĩa là con của (ông). “Sira” theo tiếng Hy lạp là “Sirach”.

    Sau năm 117 tCN, sách được cháu nội của tác giả dịch sang tiếng Hy lạp ở Ai cập.

    Sách được viết vào lúc nhà Xê-lêu-xít (Seleucide) cai trị Do thái (từ 198 tCN đến 141 tCN) và muốn Hy lạp hóa Do thái trên nhiều lănh vực văn hóa, ngôn ngữ, nhất là tôn giáo. Sách được viết với đa số là các châm ngôn có mục đích khuyên nhủ người Do Thái duy tŕ văn hoá và đạo đức của Do thái theo truyền thống Luật Mô-sê, chống lại văn hoá Hy lạp thờ đa thần.
    Sách Huấn Ca có thể được chia ra bốn phần chính sau đây:

    Lời tựa của dịch giả, cháu nội của Ben Sira: Lời tựa này không ở trong quy điển của sách Huấn Ca.

    I. Nguồn gốc của khôn ngoan - Tin tưởng nơi Thiên Chúa, (Hc 1,1-4,10):
    1. Nguồn gốc của khôn ngoan, (Hc 1,1-10).
    1,5 Nguồn mạch khôn ngoan là lời Thiên Chúa trên cơi trời. Đường đi nước bước của khôn ngoan là các luật lệ muôn đời.

    2. Kính sợ Thiên Chúa là sự khôn ngoan của con người, (Hc 1,11-30):
    1,12 Kính sợ Đức Chúa khiến tâm hồn sung sướng,
    cho con người được hoan hỷ mừng vui
    và an khang trường thọ.


    1,14 Bước đầu của khôn ngoan là kính sợ Đức Chúa,
    ngay từ lúc thành h́nh trong ḷng mẹ,
    các tín hữu đă được ơn khôn ngoan.


    3. Tin tưởng nơi Thiên Chúa, (Hc 2,1-18):
    2, 6 Hăy tin vào Người, th́ Người sẽ nâng đỡ con.
    Đường con đi, hăy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người.


    2, 18 Chúng ta hăy phó ḿnh trong tay Đức Chúa,
    chứ đừng phó ḿnh trong tay phàm nhân,
    bởi v́ Người cao cả thế nào
    th́ cũng lân tuất như vậy.


    II. Mười đề tài lớn của các châm ngôn, (Hc 3,1-43,33):
    Sách Huấn Ca nêu rất nhiều châm ngôn về 116[1] đề tài khác nhau. Sách The New Oxford Annotated Bible[2] xếp loại các châm ngôn này theo 10 đề tài lớn sau đây:

    1. Sáng tạo (Hc 16,24-17,24; 18,1-14; 33,7-15; 39,12-35; 42,15-43,33);
    43,2 Vừa ló dạng lúc hừng đông, mặt trời liền công bố:
    “Công tŕnh của Đấng Tối Cao kỳ diệu dường nào!”


    2. Cái chết (Hc 11,26-28; 22,11-12; 38,16-23; và 41,1-13);
    41,3 Con đừng sợ án chết.
    Hăy nhớ rằng: có những kẻ đă đi trước con,
    và sẽ có những người theo sau.


    3. T́nh bạn (Hc 6,5-17; 9,10-16, 19,13-17; 22,19-26, 27,16-21; 36,23-37,15);
    9,10 Đừng bỏ rơi người bạn cố tri:
    người mới đâu có giá bằng người cũ.
    Rượu mới thế nào, th́ bạn mới cũng vậy;
    để lâu rồi uống, mới thấy ngon.


    4. Hạnh phúc (Hc 25,1-11; 30,14-25; 40,1-30);
    25,8 Phúc thay kẻ được chung sống với người vợ thông minh,
    kẻ không lỗi lầm trong lời ăn tiếng nói
    và kẻ không phải làm tôi người chẳng xứng với ḿnh.


    5. Danh dự và sự xấu hổ (Hc 4,20-6,4; 10,19-11,6; 41,14-42,8);
    4,25 Đừng nói trái sự thật,
    và phải biết xấu hổ v́ sự thiếu học của con.


    6. Vấn đề tiền bạc (Hc 3,30-4,10; 11,7-28; 13,1-14,19; 29,1-28; 31,1-11);
    31,5 Đă ham tiền không sao công chính được,
    chạy theo lợi lộc ắt sẽ lỗi lầm.


    7. Tội lỗi (Hc 7,1-17; 15,11-20; 16,1-17,32; 18,30-19,3; 21,1-10; 22,27-23,27; 26,28-28,7);
    7,8 Đừng để tội nào trói buộc con đến hai lần,
    v́ một lần thôi cũng đủ để bị phạt.


    8. Sự công bằng xă hội (Hc 4,1-10; 34,21-26; và 35,14-24);
    34,21 Người túng nghèo c̣n chút bánh độ thân,
    ai lấy đi là kẻ hút máu.


    9. Lời nói (Hc 5,9-15; 18,15-29; 19,4-17; 20,1-31; 23,7-15; 27,4-7; 27,11-15; 28,8-26);
    5,13 Vinh hay nhục đều ở lời nói cả,
    và cái lưỡi chính là mối hoạ cho con người.


    10. Đàn bà (Hc 9,1-9; 23,22-27; 25,13-26,27; 36,26-31; 42,9-14).

    9,2 Đừng phó mặc hồn con cho một người đàn bà,
    kẻo bị nó đè đầu đè cổ.


    9,8 Hăy tránh đừng nh́n người phụ nữ nhan sắc,
    cũng đừng ngắm nghía một giai nhân xa lạ.
    V́ sắc đẹp đàn bà mà bao kẻ đảo điên,
    cũng v́ thế mà ái t́nh bừng lên như lửa.


    III - Vinh quang của Thiên Chúa qua thiên nhiên và lịch sử, (Hc 43-51):
    1. Ca ngợi Thiên Chúa là đấng sáng tạo mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, cầu vồng… (Hc 43,1-33).

    2. Vinh quang của Thiên Chúa qua các tổ phụ Ít-ra-ên, (Hc 44,1-50,24):
    a. Ca ngợi các bậc tổ phụ Ít-ra-ên, (Hc 44,1-23).
    b. Mô-sê (Moses), thượng tế A-ha-ron (Aaron), Pin-khát (Phinehas), (Hc 45,1-26).
    c. Giô-suê (Joshua), Ca-lếp (Caleb), Các thủ lănh, Sa-mu-en (Samuel), (Hc 46,1-20).
    d. Ngôn sứ Na-than (Nathan), vua Đa-vít (David), vua Sa-lô-môn (Solomon), (Hc 47,1-22).
    e. Vua Rơ-kháp-am (Rehoboam), vua Gia-róp-am (Jeroboam). (Hc 47,23-25).
    f. Ngôn sứ Ê-li-a (Elijah), Ê-li-sa (Elisha), (Hc 48,1-14).
    g. Vua Khít-ki-gia (Hezekiah), ngôn sứ I-sai-a (Isaiah), (Hc 48,15-25).
    h. Vua Giô-si-gia (Josiah), các ông Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel), Giê-su-a (Jeshua), Nơ-khe-mi-a (Nehemiah) và Giu-se (Joseph). (Hc 49,1-16).
    i. Thượng tế Si-môn (Simeon), (Hc 50,1-21).

    IV. Kết luận, (Hc 50,22-51,30):
    1. Ba dân tộc bị giận ghét, (Hc 50,22-29).
    2. Thánh thi tạ ơn của Ben Sira, (Hc 51,1-12).
    3. Thánh thi về việc t́m kiếm Đức Khôn Ngoan, (Hc 51,13-30).


    Ghi chú:
    [1]: 116 đề tài khác nhau được sách Huấn Ca đề cập với các châm ngôn:
    Ăn nhờ ở đậu, Ăn xin, Bác ái đối với người nghèo, Bạn bè giả dối, Bạn thật bạn giả, Bảo lănh, Biện phân hay dở, Bố thí, Các hy lễ, Các ngôi sao, Các thứ tội, Các tư tế, Cách thức trao tặng, Căi cọ, Cái lưỡi, Cân nhắc và đắn đo, Cẩn thận, Cảnh giác, Cầu cho Ít-ra-en được giải thoát và phục hưng, Cầu vồng, Cha mẹ, Chắc chắn có thưởng phạt, Châm ngôn, Chết, Cho vay mượn, Chống thói ba hoa, Chống tính kiêu ngạo, Cố vấn, Coi chừng người gian ác, Con cái, Con người chẳng là ǵ, Con người trong công tŕnh tạo dựng, Công việc tay chân, Của cải, Cương quyết và tự chủ, Đàn bà, Đàn bà con gái, Diễn từ của Đức Khôn Ngoan, Đố kỵ và hà tiện, Đối xử với người ta, Đức Khôn Ngoan và Lề Luật, Đừng xem mặt bắt h́nh dong, E lệ và cả nể, Giả h́nh, Gian dối, Giáo dục, Giàu sang và tự đắc, Hạnh phúc của người khôn ngoan, Hạnh phúc thật, Hổ thẹn, Hoàn cảnh chênh, lệch, Học tập khôn ngoan, Kẻ gian ác bị nguyền rủa, Kẻ lười biếng, Kén vợ, Kêu gọi sám hối, Khiêm tốn, Khôn ngoan thật- khôn ngoan giả, Khôn ngoan và ngu dại, Kiểm chứng điều nghe nói, Kiếp người khốn khổ, Kiêu ngạo, Kính sợ Thiên Chúa, Kinh sư, Làm ơn- làm phúc, Lề Luật và hy lễ, Lời mời gọi ngợi khen Thiên Chúa, Lời nói, Mặt trăng, Mặt trời, Mộng mơ, Một ngày đàng- một sàng khôn, Một số lời khuyên, Một số ngạn ngữ, Nên nói hay làm thinh, Nghề thuốc và bệnh tật, Nghĩa vụ đối với cha mẹ, Người đàn bà ngoại t́nh, Người già, Người khôn kẻ dại, Những chuyện đáng buồn, Những điều bí mật, Những điều hạnh phúc, Những điều nghịch lư, Những đứa con hư, Những kẻ nghèo và người đau khổ, Những lời nói khiếm nhă, Những người đáng trọng, Những nỗi lo của người cha đối với con gái, Niềm vui, Nô lệ, Rượu, Số phận phường gian ác, Sống tiết độ, Sống tự lập, Sự công chính, Sức khoẻ, Suy nghĩ và tiên liệu, Tang chế, Thận trọng th́ suy đi nghĩ lại, Thề thốt, Thiên Chúa cao cả, Thiên Chúa công minh, Thiên Chúa là thẩm phán, Thù hận, Tiệc tùng, Tin cậy vào một ḿnh Thiên Chúa, T́nh bạn, Tránh ăn nói vụng về, Truyền thống, Tự chủ, Tự do của con người, Về sự khôn ngoan, Việc buôn bán, Việc cai trị, và Với đồng trang đồng lứa.

    [2]: Daniel J. Harrington (2001). Michael Coogan, ed. The New Oxford Annotated Bible: With the Apocryphal/Deuterocanonical Books New York, pp. 99–101 (4th ed.). New York, USA: Oxford University Press. pp. 99–101.

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Huấn Ca:
    Sách Huấn Ca [1] theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ ở đâyHuấn Ca [2] ở đây.

    Xin xem bản dịch đầy đủ nhất ở đây. (Có nhiều câu chỉ có trong các chú thích của bản dịch, do bản dịch La tinh (bản dịch dùng để đánh số) có nhiều câu hơn bản dịch Hy lạp, là bản dịch mà NPDCGKPV dựa vào).

    Sách Huấn Ca theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Huấn Ca hay Sirach theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
    (Bản dịch của HĐGM Hoa Kỳ dựa vào bản văn Do thái, nên cách đánh số có khác chút ít với bản dịch của NPDCGKPV, vốn dựa vào bản dịch Hy lạp.)


    Yeshua Ben Sirach dạy đức khôn ngoan


    Yeshua Ben Sirach teaching wisdom.
    “Children, listen to me, your father;
    act accordingly, that you may be safe.” (Sir 3:1)
    “Hỡi các con, hăy nghe cha đây,
    và làm thế nào để các con được cứu độ.” (Hc 3,1)

    Nếu con muốn phụng sự Đức Chúa, hăy chuẩn bị đón chịu thử thách.


    My child, if you come forward to serve the Lord, prepare yourself for temptation. (Sir 2:1)

    “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa,
    th́ con hăy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.” (Hc 2,1).

  10. #130
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:

    DẪN NHẬP TỔNG QUÁT CÁC SÁCH NGÔN SỨ

    I. Vài danh từ cần hiểu rơ
    Trước khi t́m hiểu các sách ngôn sứ, chúng ta cần hiểu rơ một số danh từ như ngôn sứ, tiên tri, sấm ngôn và thị kiến.

    1. Ngôn sứ hay tiên tri (Prophet)
    Ngôn có nghĩa là nói; sứ có nghĩa là người vâng lệnh cấp trên đi làm một việc ǵ. Trong các sách Thánh Kinh, ngôn sứ “là người được sai đi để thay mặt Chúa (sứ) nói lên lời (ngôn) của Chúa”. Thường th́ thông qua các thị kiến Thiên Chúa truyền đạt cho các ngôn sứ điều mà Thiên Chúa muốn các ngôn sứ rao giảng lại cho dân Chúa. Nói theo từ ngữ hiện nay th́ “ngôn sứ” là “phát ngôn viên” của Thiên Chúa.
    Tiên có nghĩa là sớm, trước; tri có nghĩa là biết, nhận ra. Trong các sách Thánh Kinh, tiên tri là người nói ra điều đă được biết trước đó qua thị kiến, hay nhờ Thiên Chúa linh ứng, với niềm tin rằng lời mà tiên tri loan báo sẽ được thực hiện. Trong tài liệu này “tiên tri” được hiểu cùng một nghĩa như “ngôn sứ”.

    2. Lời sấm, hay sấm ngôn (Oracle): Lời tiên báo của ngôn sứ, hay tiên tri, truyền đạt cho dân của Chúa theo ư định của Thiên Chúa.

    3. Thị kiến (Vision)
    Theo ư nghĩa tổng quát, thị kiến là điều ǵ đó được nh́n thấy trong một giấc mơ, hay trong một trạng thái xuất thần, hoặc một trạng thái nhập định trong tôn giáo, đặc biệt là có sự xuất hiện của siêu nhiên để truyền đạt một sự mặc khải. Thị kiến có thể xảy ra trong giấc mơ, nhưng thường có sự rơ ràng hơn là những giấc mơ, hoặc xảy ra khi đang thức tỉnh.
    Trong các sách Thánh Kinh, thị kiến là một trong những cách thức Thiên Chúa truyền đạt lời của Người cho ngôn sứ, hay tiên tri, để ngôn sứ rao giảng lại cho dân của Chúa. Nói nôm na thị kiến là tận mắt thấy Thiên Chúa hiện ra, trong giấc mơ hay khi thức tỉnh, truyền đạt một điều mặc khải nào đó cho ngôn sứ. Các ngôn sứ, hay tiên tri, chỉ nói lại lời của Thiên Chúa đă truyền đạt cho họ thông qua các thị kiến. Các ngôn sứ, hay tiên tri trong các sách Thánh Kinh, không nói trước tương lai dựa vào những điều họ tự trực giác thấy được, theo kiểu như Sấm Trạng Tŕnh hay sấm của Nostradamus tiên đoán tương lai.
    Ngoài thị kiến, Thiên Chúa c̣n truyền đạt các thông điệp cho ngôn sứ bằng h́nh thức ban ơn linh hứng, hay ơn soi sáng của Thiên Chúa ban cho ngôn sứ để họ biết điều Thiên Chúa muốn truyền đạt.

    II. Các mốc thời gian quan trọng có dính dáng đến nước Do thái cổ:
    • Khoảng thế kỷ 11 tCN, 12 bộ lạc Do Thái đă hiệp nhất lại tạo thành Vương Quốc Do Thái Thống Nhất (United Kingdom of Israel).
    • Khoảng năm 930 tCN, Vương Quốc Do Thái Thống Nhất đă tách ra làm hai: Vương quốc Ít-ra-en (Israel), hay Sa-ma-ri (Samaria), phía bắc, có thủ đô là Samaria và Vương quốc Giu-đa (Judah), phía nam, có thủ đô là Giê-ru-sa-lem.
    • Năm 721 tCN, vương quốc Israel phía bắc bị đế quốc Át-sua (Assyria) tiêu diệt. Hầu hết người Do thái ở Vương quốc Israel ở phía bắc bị đế quốc Assyria bắt đi đày trong nhiều đợt đến các nước trong đế quốc Assyria vào lúc đó là các nước Syria, Liban, Iraq, Iran ngày nay. Sau năm 721 tCN, v́ vương quốc Israel phía bắc không c̣n nữa cho nên khi nói Israel tức là nói Giu-đa (Judah) hay Giu-đê (Judea), hay ngược lại nói Judah tức là nói Israel.
    • Năm 598 tCN, vua Ba-by-lon (Babylon) là Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) đánh Giê-ru-sa-lem, đày vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin) của Judah, mẹ vua, các cung phi, các thái giám và tất cả các binh lính sang Ba-by-lon. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ezekiel) cũng bị đi đày trong đợt này. Đây là cuộc lưu đày sang Ba-by-lon lần thứ nhất.
    • Năm 587 tCN, Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ I bị Ba-by-lon cướp và phá hủy. Dân Giu-đa lại bị lưu đày sang Ba-by-lon lần thứ hai.
    • Năm 538 tCN đế quốc Ba Tư đánh chiếm Judah và hoàng đế Ky-rô (Cyrus) của Ba Tư ban tự do cho tất cả người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lon được trở về cố hương Judah.
    • Từ năm 587 tCN đến năm 538 tCN: Thời gian người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lon.
    • Từ năm 538 tCN đến năm 515 tCN: Người Do Thái hồi hương xây dựng Đền Thờ II.
    • Từ 198 tCN đến 141 tCN: Nhà Xê-lêu-xít (Seleucides) cai trị Israel.
    • Từ 167 tCN đến 134 tCN: anh em Ma-ca-bê (Maccabees) kháng chiến chống lại nhà Xê-lêu-xít đang cai trị Israel.
    • Từ 141 tCN đến 37 tCN: Vương quốc Hát-mo-nê (Hasmonean) ở Israel được thành lập bởi ḍng họ Ma-ca-bê, Israel được tự trị, nhưng sau 63 tCN đế quốc La Mă là quyền tối cao (Supremacy) của Israel.
    • Năm 70 stCN, Đền Thờ II bị quân của đế quốc La Mă phá hủy.

    III. Các ngôn sứ rao giảng ở Vương Quốc Judah phía nam và Vương Quốc Israel phía bắc
    1. Tổng số các ngôn sứ
    Nếu chỉ kể các ngôn sứ được dùng làm tựa đề cho các sách Thánh kinh mà chúng ta sẽ tóm lược sau này th́ Do-thái có 16 gồm:
    4 ngôn sứ lớn là I-sai-a (Isaiah), Giê-rê-mi-a (Jeremiah), Ê-dê-ki-en (Ezekiel) và Đa-ni-en (Daniel);
    12 ngôn sứ nhỏ là Hô-sê (Hosea), Giô-en (Joel), A-mốt (Amos), Ô-va-đi-a (Obadiah), Giô-na (Jonah), Mi-kha (Micah), Na-khum (Nahum), Kha-ba-cúc (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zephaniah), Khác-gai (Haggai), Da-ca-ri-a (Zechariah) và Ma-la-khi (Malachi).

    Lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào độ dài của sách: Sách Isaiah của “ngôn sứ lớn nhất” có 66 chương và 149,947 chữ, hay kư tự (characters). Sách Obadiah của “ngôn sứ nhỏ nhất” chỉ có 1 chương và 2,602 chữ.

    2. Sinh quán của các ngôn sứ
    Sinh quán của các ngôn sứ được ghi trong bản đồ sau đây:


    Xin lưu ư là ngôn sứ Amos tuy sinh ở Vương quốc Judah, nhưng lại rao giảng ở Vương quốc Israel.
    Theo bản đồ trên, ngôn sứ Habakkuk được ghi sinh ở Israel, nhưng theo nhiều sách chú giải Thánh Kinh, Habakkuk được cho là người miền Judah.
    Ngoài ngôn sứ Habakkuk, tiểu sử của một số ngôn sứ cũng không được rơ ràng, ví dụ như ngôn sứ Obadiah, Joel.

    Sách “The International Bible Commentary, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century” ở trang 951 có in bản đồ “The Prophets of Israel and Judah” với các ngôn sứ có nơi sinh trưởng được biết tương đối rơ ràng như sau:



    The Prophets of Israel and Judah.
    FARMER, W. R., (Ed.), The International Bible Commentary, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century, Collegeville (Minnesota), The Liturgical Press, 1998, trang 951.

    3. Thời gian rao giảng của các ngôn sứ tương ứng với các vua trị v́ Do thái
    Sau đây là thời gian rao giảng của các ngôn sứ tương ứng với các vua trị v́ các Vương quốc Judah và Vương quốc Israel:



    4. Các lời tiên báo chính của các ngôn sứ
    Nội dung các lời tiên báo chính của các ngôn sứ sau đây được trích từ bài viết “PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU KINH THÁNH” của Lm. Joakim Hà Ngọc Phú, CSsR.

    I-sai-a: Những lời tiên báo về Đấng Ki-tô và vương quốc của Ngài.
    Giê-rê-mi-a: Những lời tiên báo về ngày thất thủ của Giu-đa, những gian nan đau khổ của dân và sự chiếm đóng của kẻ thù.
    Ê-dê-ki-en: Những sứ điệp cảnh báo và an ủi cho dân trong cảnh lưu đày.
    Đa-ni-en: Vài chuyện xảy ra trong cảnh lưu đày và những lời tiên báo liên quan đến Đấng Ki-tô.
    Hô-sê: Những lời tiên báo liên quan đến Đấng Ki-tô và những ngày muộn thời.
    Giô-en: Báo trước tai ương trên nhà Giu-đa và ân huệ Thiên Chúa ban cho dân biết sám hối.
    A-mốt: Tiên báo Israel và các quốc gia lân cận sẽ bị trừng phạt từ các kẻ xâm lăng phương Bắc cũng như sự thành toàn của vương quốc của Đấng Mê-si-a.
    Ô-va-đi-a: Tiên báo về ngày tàn của Ê-đom.
    Giô-na: Tiên báo về thành Ni-ni-vê.
    Mi-kha: Tiên báo cuộc xâm lăng của ngoại bang; lưu đày Ba-by-lon; thiết lập vương quốc thần quyền tại Giê-ru-sa-lem và tiên báo sự sinh hạ của Đấng Mê-si-a tại Bê-lem.
    Na-khum: Tiên báo sự sụp đổ của Át-sua.
    Kha-ba-cúc: Tiên báo về ngày tàn của Can-đê.
    Xô-phô-ni-a: Tiên báo về việc tái thiết Đền thờ và về Đấng Mê-si-a.
    Khác-gai: Kêu gọi dân chúng tái thiết Đền thờ và phục hưng vương triều Đa-vít.
    Da-ca-ri-a: Nhấn mạnh vai tṛ quan trọng của Giê-ru-sa-lem và sự cần thiết phải thay đổi tâm hồn để xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa.
    Ma-la-khi: Tiên báo về ơn gọi của Dân ngoại và về việc Đấng Mê-si-a ngự đến.”


    5. Do thái và các nước láng giềng thời các ngôn sứ



    6. Ni-ni-vê (Nineveh) và xứ Can-đê (Chaldea)


    Ni-ni-vê (Nineveh, bên dưới từ Assyria trong bản đồ) là thủ đô của đế quốc Át-sua (Assyria).
    Nineveh bị phá hủy năm 612 tCN do liên minh của những người Babylon, Medes, Persians, Chaldeans, Scythia và Cimmerians.

    Can-đê (Chaldea) là vùng ở Đông Nam Babylonia giữa thế kỷ IX và thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.

    *
    **
    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •