Page 14 of 19 FirstFirst ... 4101112131415161718 ... LastLast
Results 131 to 140 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #131
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [29]. Sách I-sai-a (Isaiah)
    Các sách chú giải Thanh Kinh đều cho rằng sách I-sai-a (Is) gồm có ba phần riêng biệt:
    A). I-sai-a I: Chương 1-39;
    B). I-sai-a II: Chương 40-55 và
    B). I-sai-a III: Chương 56-66.
    Trong Phần Dẫn Nhập sách I-sai-a, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:

    “Những lời rao giảng trong I-sai-a nhằm nâng đỡ ḷng tin của dân Chúa trong ba thời kỳ quyết liệt của lịch sử :
    1. Thời kỳ đế quốc Át-sua bắt đầu bành trướng, tức là đời các vua A-khát và Khít-ki-gia-hu của xứ Giu-đa, Is 1-39 kêu gọi từ vua chí dân tin tưởng vào Thiên Chúa, ăn năn trở lại để duy tŕ nhà Đa-vít và thành thánh Giê-ru-sa-lem.
    2. Thời kỳ lưu đày Ba-by-lon (587-539), Is 40-55 khích lệ dân Chúa vững tin chờ ngày giải thoát.
    3. Thời kỳ khó khăn lúc mới hồi hương (537-500), Is 56-66 khích lệ dân Chúa vững tin vào việc Thiên Chúa sẽ cho họ tái thiết Giê-ru-sa-lem và sẽ làm cho Giê-ru-sa-lem trở thành trung tâm ơn cứu độ cho muôn dân.
    …..
    Qua các bài giảng và các thư, thánh Phao-lô cho thấy đây là cuốn sách ưa thích nhất của ngài trong các sách Cựu Ước. Chính khi viết cuốn giảng luận về I-sai-a, thánh Giê-rô-ni-mô đă viết câu nổi tiếng: “Không biết Sách Thánh là không biết Đức Ki-tô.””

    Sách I-sai-a được nhiều người viết:
    I-sai-a I: hầu hết do ngôn sứ I-sai-a viết ở thế kỷ VIII tCN;
    I-sai-a II: do một thi sĩ ẩn danh viết trong thời lưu đày ở thế kỷ VI tCN và
    I-sai-a II: do những người chịu ảnh hưởng nhiều từ ngôn sứ I-sai-a viết sau thời lưu đày ở thế kỷ V tCN.

    Nội dung sách I-sai-a có thể được chia ra ba phần lớn A, B, C với các phần nhỏ như sau:

    A). I-sai-a I, (Is 1-39):

    I. I. Bộ sưu tập các sấm ngôn từ các giai đoạn khác nhau trong sứ vụ của ngôn sứ I-sai-a, (Is 1,1-31):
    1. Tiêu đề của cuốn sách, (Is 1,1).
    2. Thiên Chúa hạch tội dân bội bạc, (Is 1, 2-9).
    3. Thiên Chúa hạch tội dân giả h́nh, (Is 1, 10-15).
    4. Thiên Chúa kêu gọi dân Ít-ra-en (Israel) ăn năn hoán cải (Is 1, 16-20).
    5. Thanh tẩy Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), (Is 1, 21-28).
    6. Tội ác và h́nh phạt, (Is 1, 29-31).

    II. Các sấm ngôn liên quan đến Giu-đa (Judah) và Ít-ra-en, phần một. (Is 2,1-5,30):
    1. Núi Xi-on (Zion) và nền hoà b́nh vĩnh cửu cho tương lai, (Is 2, 2-5).
    2. Ngày Thiên Chúa phán xét dân của Người, (Is 2, 6-22).
    3. Sự tan ră của lănh đạo và dân chúng ở Giê-ru-sa-lem và Giu-đa khi bị lưu đày, (Is 3, 1-12).
    4. Số phận của các phụ nữ của giai cấp cầm quyền ở Giê-ru-sa-lem, (Is 3, 16-26).
    5. Số sót (Remnant) là niềm hy vọng cho tương lai, (Is 4, 1-6).
    6. Bài ca về một vườn nho, (Is 5, 1-7).
    7. Các lời nguyền rủa, (Is 5, 8-24).
    8. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa ra tay phạt dân Người, (Is 5, 25).
    9. Lời tiên tri cho cuộc xâm lược của Át-xua (Assyria), dụng cụ của Thiên Chúa dùng để trừng phạt Giu-đa, (Is 5, 26-30).

    III. Kư sự (Memoirs) của I-sai-a, (Is 6,1-8,23):
    1. Ơn gọi của ngôn sứ I-sai-a (Isaiah), (Is 6, 1-13).
    2. Sứ điệp của Thiên Chúa cho vua A-khát (Ahaz) của Giu-đa, (Is 7, 1-9).
    3. Lời tiên tri về đấng Em-ma-nu-en (Emmanuel), (có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta), (Is 7, 10-17).
    4. Giu-đa sẽ bị kẻ thù (liên quân Ít-ra-en và Xy-ri, Syria) đánh phá, (Is 7, 18-25).
    5. Ông I-sai-a sinh một con trai, dấu hiệu cho biết Đa-mát (Damascus của Xy-ri) và Sa-ma-ri (Samaria, của Ít-ra-en) bị Át-xua tàn phá, (Is 8, 1-4).
    6. Loan báo Giu-đa bị Át-xua xâm lược, (Is 8, 5-8).
    7. Sứ mạng của I-sai-a: đứng về phía Thiên Chúa, (Is 8, 9-23)

    IV. Các sấm ngôn liên quan đến Giu-đa và Ít-ra-en, phần hai. (Is 9,1-12,6):
    1. Ơn giải thoát vào thời của Em-ma-nu-en, (Is 9,1-6).
    Các thử thách của vương quốc miền Bắc (Ít-ra-en), (Is 9,7 -10,4).
    2. Át-sua sẽ bị trừng trị, (Is 10, 5-19).
    3. Ít-ra-en sẽ bị trừng phạt nhưng sẽ có một số sống sót trở về, (Is 10, 20-23).
    4. Tin tưởng vào Thiên Chúa và đừng sợ Át-sua, (Is 10, 24-27).
    5. Cuộc xâm lăng của Át-sua, (Is 10, 28-34).
    6. Vị minh quân ḍng dơi vua Đa-vít (David) sẽ đến, (Is 11, 1-15).
    7. Những người bị phân tán sẽ trở về, (Is 11, 10-16).
    8. Thánh vịnh tạ ơn, (Is 12,1-6).

    V. Các lời tiên tri chống lại các nước ngoài, (Is 13,1-23,18):
    1. Thiên Chúa sẽ trừng phạt Ba-by-lon (Babylon), (Is 13, 1-22).
    2. Chấm dứt thời lưu đày. Cái chết của vua Ba-by-lon. Hạch tội Át-sua. Hạch tội người Phi-li-tinh (Philistines), (Is 14,1-32).
    3. Thiên Chúa sẽ trừng phạt Mô-áp (Moab), (Is 15, 1-9).
    4. Dân Mô-áp thỉnh cầu và than văn, (Is 16,1-14).
    5. Hạch tội Đa-mát (Damas) và Ít-ra-en (Israel), (Is 17,1-14).
    6. Thiên Chúa sẽ trừng phạt dân Cút (Kush), hay Ethiopia, (Is 18,1-7).
    7. Hạch tội Ai-cập - Ai-cập hối cải, (Is 19,1-25).
    8. Át-sua hạ thành Át-đốt (Ashdod, một thành phố của Philistia), (Is 20,1-6).
    9. Lời sấm về Ba-by-lon sụp đổ. Hạch tội người Ả Rập, (Is 21,1-17).
    Thiên Chúa cảnh báo Giê-ru-sa-lem và cảnh báo Sép-na (Shebna), tể tướng của triều đ́nh Giu-đa, (Is 22, 1-25).
    10. Lời sấm về Tia (Tyre, thành phố vùng Phê-ni-xi (Phoenican), nay thuộc Li-băng, hay Lebanon) và Xi-đôn (Sidon, nay gọi là Saida, thành phố lớn thứ ba của Li-băng), (Is 23, 1-18).

    VI. Khải huyền (Apocalypse) của I-sai-a, (Is 24,1 – 27,13):
    1. Thiên Chúa sẽ phán xét thế giới và đăng quang trên núi Xi-on, (Is 24,1 – 23).
    2. Thánh thi tạ ơn, tiệc cánh chung* - Phán xét Mô-áp. (Is 25,1 – 12).
    3. Giu-đa ca ngợi và cầu nguyện xin được Giải Thoát. (Is 26,1-19).
    4. Đáp ứng Thiên Chúa, (Is 26, 20-21).
    5. Vườn nho của Đức Chúa. Ít-ra-en sẽ được giải thoát. (Is 27,1 – 13).

    VII. Các lời tiên tri trong thời cai trị của vua Khít-ki-gia (Hezekiah), (Is 28,1-33,24):
    1. Lời sấm chống Sa-ma-ri (thủ đô vương quốc Ít-ra-en) - Lời sấm chống tư tế và ngôn sứ giả - Chống cố vấn sai lầm - Dụ ngôn về Ơn Cứu độ. (Is 28,1-29).
    2. Lời sấm về Giê-ru-sa-lem– Lời tiên tri về Ơn Cứu độ – Công lư chiến thắng: Ơn cứu thoát sẽ đảo ngược các vai tṛ. (Is 29,1-29).
    3. Chống đoàn sứ giả được vua Giu-đa phái qua Ai-cập tạo liên minh chống Át-sua, (Is 30:1–17).
    4. Sự giải thoát trong tương lai của Xi-on, (Is 30,18-26).
    5. Thiên Chúa trừng phạt Át-sua, (Is 30, 27–33).
    6. Lời sấm chống liên minh với Ai-cập - Lời sấm chống Át-sua, (Is 31, 1–33).
    7. Vị vua công chính và vương quốc lư tưởng, (Is 32, 1–5).
    8. Cách hành xử của kẻ ngu xuẩn và của người cao thượng, (Is 32, 6–8).
    9. Cảnh cáo đàn bà Giê-ru-sa-lem, (Is 32, 9–14).
    10. Đổ tràn thần khí, (Is 32, 15–20).
    11. Ơn cứu độ người người mong đợi, (Is 33, 1–16).
    12. H́nh ảnh Giê-ru-sa-lem tương lai khi Thiên Chúa làm vua ngự trị tại đây, (Is 33, 17–24).

    VIII. Ngày phán xét Ê-đôm (Edom) và niềm vui được cứu chuộc, (Is 34, 1-35,10):
    1. Lời sấm xử tội Ê-đôm, (Is 34, 1-17).
    2. Giê-ru-sa-lem toàn thắng: Dân thánh trở về, (Is 35, 1-10).

    IX. Chuyện kể về ngôn sứ I-sai-a và vua Khít-ki-gia (Hezekiah), (Is 36,1-39,8):
    1. Cuộc xâm lăng Giu-đa của Xan-khê-ríp (Sennacherib), vua của Át-sua, (Is 36,1-22).
    2. Vua Khít-ki-gia cầu cứu ngôn sứ I-sai-a. Ngôn sứ tiên báo Át-sua sẽ thất bại và Xan-khê-ríp sẽ bị giết chết, (Is 37,1-38).
    3. Vua Khít-ki-gia lâm bệnh và được khỏi, (Is 38,1-8).
    4. Bài ca của vua Khít-ki-gia cảm tạ Thiên Chúa cho khỏi bệnh, (Is 38,9-20).
    5. Phái đoàn do Mơ-rô-đác Ba-la-đan (Merodach-baladan), vua Ba-by-lon, sai đến thăm vua Khít-ki-gia. I-sai-a tiên báo hoàng cung vua Khít-ki-gia sẽ bị Ba-by-lon cướp sạch. (Is 39,1-8).

    B). I-sai-a II: An ủi dân Ít-ra-en trong khi lưu đày, (Is 40-55).

    I. Cuộc giải thoát khỏi cảnh lưu đày Ba-by-lon, (Is 40-48):
    1. Loan báo ngày Thiên Chúa giải thoát Giê-ru-sa-lem, (Is 40,1-11).
    2. Quyền năng của Thiên Chúa và sự vô dụng của các ngẫu tượng, (Is 40,12-31).
    3. Vua Ky-rô (Cyrus) của Ba-tư là khí cụ của Thiên Chúa dùng để giải thoát Ít-ra-en, (Is 41,1-7).
    4. Thiên Chúa tuyển chọn và phù hộ Ít-ra-en, (Is 41,8-20).
    5. Các tượng tà thần là hư vô, (Is 41,21-29).
    6. Bài ca người Tôi Trung của Thiên Chúa - Bài thứ nhất, (Is 42,1-9).
    7. Mục đích của Thiên Chúa dành cho Ít-ra-en, (Is 42,10-25).
    8. Những lời hứa cho sự cứu rỗi và sự hồi phục Ít-ra-en, (Is 43,1-28).
    9. Thiên Chúa giáng phúc cho Ít-ra-en - Thiên Chúa đích thực và các tà thần, (Is 44,1-23).
    10. Vua Ky-rô, khí cụ của Thiên Chúa, (Is 44,24-45, 25).
    11. Ba-by-lon thất thủ: Các tà thần của Ba-by-lon bất lực, (Is 46,1-13).
    12. Khúc ai ca khóc Ba-by-lon sụp đổ, (Is 47,1-15).
    13. Thời lưu đày sẽ chấm dứt, (Is 48,1-22).

    II. Công việc khôi phục Xi-on, (Is 49-55):
    1. Bài ca người Tôi Trung - Bài thứ hai - Vui ngày trở về, (Is 49,1-26).
    2. Trừng phạt Ít-ra-en - Bài ca người Tôi Trung - Bài thứ ba, (Is 50,1-11).
    3. Lời kêu gọi hăy trông cậy vào Thiên Chúa - Giê-ru-sa-lem thức dậy, (Is 51,1-23).
    4. Giê-ru-sa-lem được giải thoát - Tiên báo ơn cứu độ, (Is 52,1-12).
    5. Bài ca người Tôi Trung - Bài thứ tư, (Is 52,13-53,12).
    6. Giê-ru-sa-lem được phục hồi - Giê-ru-sa-lem mới, (Is 54,1-17).
    7. Lời mời gọi cuối cùng - Kết luận chung cho Phần Thứ Hai Sách I-sai-a, (Is 55,1-13).

    C). I-sai-a III: Những vấn đề của cộng đồng Do thái thời hậu lưu đày, (Is 56 -66):

    1. Lời hứa dành cho người ngoại bang - Các thủ lănh bất xứng, (Is 56,1-12).
    2. Kẻ nghèo hèn được ơn cứu độ, (Is 57,1-21).
    3. Cách ăn chay đẹp ḷng Thiên Chúa - Ngày sa-bát, (Is 58,1-14).
    4. Thánh vịnh sám hối - Sấm ngôn, (Is 59,1-21).
    5. Vẻ huy hoàng của Giê-ru-sa-lem, (Is 60,1-22).
    6. Ơn gọi của ngôn sứ - Tạ ơn, (Is 61,1-11).
    7. Vẻ huy hoàng của Giê-ru-sa-lem - Kết thúc, (Is 62,1-12).
    8. Xét xử các dân tộc, (Is 63,1-6).
    9. Suy niệm về lịch sử Ít-ra-en, (Is 63,7-64,11).
    10. Cuộc xét xử tương lai, (Is 65,1-25).
    11. Sấm ngôn về Đền Thờ - Phán quyết về Giê-ru-sa-lem - Diễn từ cánh chung, (Is 66,1-24).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Chú thích: Cánh chung là “bốn Điều Cuối Cùng: chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục”. Nói nôm na cánh chung là ngày phán xét cuối cùng, ngày tận thế. Bạn đọc có thể đọc thêm về cánh chung ở đây.

    Bản văn sách I-sai-a:
    Sách I-sai-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách I-sai-a hay Ysaya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách I-sai-a hay Isaiah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Ngôn sứ Isaiah…


    Isaiah - Tranh của đại danh họa Michelangelo, (c. 1508–1512, Sistine Chapel ceiling,Vatican City)



    “Chính người đă bị đâm v́ chúng ta phạm tội…"



    “Chính người đă bị đâm
    v́ chúng ta phạm tội,
    bị nghiền nát
    v́ chúng ta lỗi lầm ;
    người đă chịu sửa trị
    để chúng ta được b́nh an,
    đă phải mang thương tích
    cho chúng ta được chữa lành.” (Is 53, 5)

    Câu (Is 53, 5) đă được viết vào thời kỳ lưu đày Ba-by-lon (587-539 tCN). Khoảng 600 năm sau, để cứu chuộc nhân loại, năm 33 sCN, Chúa Giê-su đă chịu h́nh phạt đúng như câu (Is 53, 5) đă tiên báo!
    Last edited by Truc Vo; 28-02-2016 at 12:24 AM.

  2. #132
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [30]. Sách Giê-rê-mi-a (Jeremiah)
    Sách Giê-rê-mi-a (Gr) là sách kết hợp các lời tiên tri, tiểu sử và lịch sử. Giê-rê-mi-a thực hành chức vụ ngôn sứ qua 5 triều đại vua sau cùng của vương quốc Giu-đa (Judah) là Giô-si-gia (Josiah, 640-609 tCN), Giơ-hô-a-khát (Jehoahaz, 609 tCN), Giơ-hô-gia-kim (Jehoiakim, 609-598 tCN), Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin, 598 tCN) và Xít-ki-gia-hu (Zedekiah, 598 -587 tCN).
    Sau khi nhà vua có tinh thần cải cách Giô-si-gia chết, t́nh h́nh sống đạo của dân Giu-đa thời bấy giờ rất xuống dốc. Họ bỏ Chúa thờ ngẫu tượng, sống gian dối, ăn chơi sa đọa … Trước t́nh trạng này, Thiên Chúa gọi tiên tri Giê-rê-mi-a để kêu gọi dân Giu-đa bất tín bất trung hối cải trở về với Chúa. Từ dưới thời vua Giô-si-gia, 640-609 tCN, Giê-rê-mi-a đă tiên báo về ngày Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) bị tàn phá, những gian nan đau khổ của dân Giu-đa phải chịu cảnh lưu đày và sự chiếm đóng của kẻ thù Ba-by-lon (Babylon); xin xem (Gr 4,5-6,30). Lời tiên báo đă được ứng nghiệm vào năm 587 CN, (Gr 52,1-30).

    Sách Giê-rê-mi-a được viết vào khoảng cuối thế kỷ VI tCN hay mới hơn. Các phần liên quan đến tiểu sử của Giê-rê-mi-a là do Ba-rúc (Baruch), môn đệ và là thơ kư của Giê-rê-mi-a, viết.

    Sách Giê-rê-mi-a có thể chia ra làm 7 phần chính như sau:
    I. Tiêu đề của cuốn sách, (Gr 1,1-3).

    II. Các sấm ngôn lên án Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, (Gr 1,4-25,13a):
    1. Ơn gọi của ngôn sứ Giê-rê-mi-a, (Gr 1,4-19).

    2. Các sấm ngôn đầu tiên dưới thời vua Giô-si-gia-hu (Josiah) của Giu-đa, (Gr 2,1-6,30):
    a. Sự phản bội của dân tộc Ít-ra-en (Israel), (Gr 2,1-37).
    b. Dân tộc Ít-ra-en trở về với Thiên Chúa - Kêu gọi vương quốc Ít-ra-en trở về với vương quốc Giu-đa - Các điều kiện để dân tộc Ít-ra-en được tha thứ, (Gr 3,1-4,4).
    c. Cuộc xâm lăng vương quốc Giu-đa ở miền Nam sẽ đến từ phương Bắc - Lư do đưa đến cuộc xâm lăng: tất cả đều tham nhũng - Cách Thiên Chúa sửa trị - Nhân một nạn đói - Lại nói về cuộc xâm lăng. (Gr 4,5-6,30).

    3. Các sấm ngôn, đặc biệt dưới thời vua Giơ-hô-gia-kim (Jehoiakim) của Giu-đa, (Gr 7,1-20,18):
    a. Bài giảng về Đền Thờ - Đả kích Đền Thờ - Lạm dụng trong phụng tự - Nền phụng tự đích thực, (Gr 7,1-8,3).
    b. Đe doạ, than văn, nhắn nhủ vương quốc Ít-ra-en lầm lạc - vương quốc Giu-đa là cây nho bị đe doạ - Ngôn sứ than văn v́ nạn đói ở Giu-đa, (Gr 8,4-23).
    c. Đời sống luân lư ở Giu-đa suy sụp - Buồn thay cho Xi-on (Zion) - Vinh quang thật sự - Cắt b́, một bảo đảm giả tạo, (Gr 9,1-25).
    d. Ngẫu tượng và Thiên Chúa thật - Nỗi kinh hoàng trong xứ sở Giu-đa; Lời nguyện cầu của Giê-rê-mi-a. (Gr 10,1-25).
    e. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a và những lời giao ước - Khiển trách những kẻ năng lui tới Đền Thờ mà không có đời sống đạo thật sự - Ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị âm mưu hăm hại ở A-na-thốt (Anathoth). (Gr 11,1-23).
    f. Hạnh phúc của kẻ gian ác - Đức Chúa than phiền về cơ nghiệp bị xâm chiếm - Xét xử và cứu độ các dân tộc lân bang tàn phá Giu-đa. (Gr 12,1-17).
    g. Sự mục nát của Giu-đa - Các ṿ rượu va chạm vào nhau - Cảnh báo viễn ảnh lưu đày – Cảnh cáo vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin) - Cảnh cáo Giê-ru-sa-lem không chịu sám hối. (Gr 13,1-27).
    h. Nạn đại hạn hán - Ngôn sứ Giê-rê-mi-a nhân danh dân cầu nguyện, nhưng Thiên Chúa từ chối, (Gr 14,1-15,4).
    i. Tai hoạ chiến tranh - Giê-rê-mi-a lại than trách. (Gr 15,5-21).
    j. Cuộc đời ngôn sứ Giê-rê-mi-a như dấu chỉ cảnh báo - Dân Ít-ra-en bị lưu đày trở về - Loan báo cuộc xâm lược Giu-đa của Ba-by-lon (Babylon) năm 598 tCN- Các nước trở lại với Đức Chúa. (Gr 16,1-21).
    k. Tội lỗi của Giu-đa và sự trừng phạt - Châm ngôn dạy khôn ngoan - Tin tưởng vào Đền Thờ và Đức Chúa: nguồn gốc của cuộc sống - Xin báo thù những kẻ bách hại con - Tuân giữ ngày sa-bát (Sabbath). (Gr 17,1-27).
    l. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a ở nhà người thợ gốm - Dân tộc Ít-ra-en lăng quên Đức Chúa - Ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị mưu hại. (Gr 18,1-23).
    m. Giê-rê-mi-a đập vỡ b́nh ở lối vào cửa Gốm (Potsherd Gate). Tranh căi với ông Pát-khua (Pashhur). (Gr 19,1-20,6).
    n. Khủng hoảng nội tâm của ngôn sứ Giê-rê-mi-a, (Gr 20,7-18).

    4. Các sấm ngôn, đặc biệt sấm ngôn sau triều đại vua Giơ-hô-gia-kim của Giu-đa, (Gr 21,1-24,10):
    a. Số phận của vua Xít-ki-gia-hu (Zedekiah) và Giê-ru-sa-lem, (Gr 21,1-10)
    b. Ngỏ lời với hoàng gia Giu-đa, (Gr 21,11-22,9).
    c. Các sấm ngôn lên án các vua Giu-đa - Lên án vua Sa-lum (Shallum tức vua Jehoahaz, Giơ-hô-a-khát) - Lên án vua Giơ-hô-gia-kim - Lên án vua Giơ-hô-gia-khin. (Gr 22,10- 30).
    d. Lời sấm loan báo Đấng Cứu Thế - Vị vua tương lai. (Gr 23,1-8).
    e. Các ngôn sứ giả, (Gr 23,9-40).
    f. Thị kiến hai thúng vả (fig), (Gr 24,1-10).

    5. 70 năm lưu đày ở Ba-by-lon (Babylon), tai ương Thiên Chúa gửi đến, (Gr 25,1-13a).

    III. Mở đầu các lời sấm lên án các dân ngoại - Thị kiến cái chén rượu. (Gr 25,13b-38).

    IV. Các lời tuyên sấm báo phúc, (Gr 26,1-35,19):
    1. Mở đầu - Ông Giê-rê-mi-a là ngôn sứ thật - Ông Giê-rê-mi-a bị bắt và bị xét xử. Số phận của ngôn sứ U-ri-gia-hu (Uriah). (Gr 26,1-24).

    2. Tập sách nhỏ gửi dân lưu đày, (Gr 27,1-29,32):
    a. Ư nghĩa tượng trưng của cái ách (yoke) - Sứ điệp gửi các vua phương Đông, (Gr 27,1-22).
    b. Tranh căi với ngôn sứ giả Kha-nan-gia (Hananiah), (Gr 28,1-17).
    c. Thư gửi người lưu đày ở Babylon - Lời sấm lên án ngôn sứ giả Sơ-ma-gia-hu (Shemaiah), (Gr 29,1-32).

    3. Sách an ủi, (Gr 30,1-31,40):
    a. Lời hứa phục hồi Ít-ra-en - Lời hứa phục hồi Giu-đa. (Gr 30,1-31,26).
    b. Ít-ra-en và Giu-đa - Thưởng phạt mỗi người - Giao Ước Mới - Ít-ra-en sẽ tồn tại măi - Giê-ru-sa-lem huy hoàng sau khi được tái thiết. (Gr 31,27-40).

    4. Phụ thêm vào sách an ủi, (Gr 32,1-33,26):
    a. Bảo chứng của sự hồi phục, (Gr 32,1-44).
    b. Sự hồi phục của Giê-ru-sa-lem, (Gr 33,1-26).

    5. Mấy sự kiện riêng lẻ, (Gr 34,1-35,19):
    a. Số phận của vua Xít-ki-gia-hu – Giao ước giải phóng nô lệ đă bị vi phạm. (Gr 34,1-22).
    b. Gương trung thành của con cháu Rê-kháp (Rechab), (Gr 35,1-19).

    V. Những nỗi thống khổ của ngôn sứ Giê-rê-mi-a, (Gr 36,1-45,5):
    1. Cuộn sách năm 605 – 604: ngôn sứ Giê-rê-mi-a nhờ Ba-rúc viết, (Gr 36,1-32).
    2. Nhận định tổng quát về triều Xít-ki-gia-hu - Vua Xít-ki-gia-hu thỉnh vấn ngôn sứ Giê-rê-mi-a trong cuộc giải vây Giê-ru-sa-lem, năm 588 - Ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị trưởng đồn canh của bộ lạc Ben-gia-min (Benjamin) tên là Giếc-i-gia (Irijah) bắt, nhưng lại gặp may. (Gr 37,1-21).
    3. Ông Giê-rê-mi-a ở trong hầm nước được thái giám E-vét Me-léc (Ebed-melech), người E-thi-óp (Ethiopian) can thiệp - Cuộc hội kiến cuối cùng giữa ông Giê-rê-mi-a với vua Xít-ki-gia-hu. (Gr 38,1-28).
    4. Số phận của ngôn sứ Giê-rê-mi-a lúc Giê-ru-sa-lem thất thủ - Sấm ngôn về E-vét Me-léc. (Gr 39,1-18).
    5. Số phận của ngôn sứ Giê-rê-mi-a - Tổng trấn Gơ-đan-gia (Gedaliah) do Ba-by-lon cử đến cai trị Giu-đa bị ám sát. (Gr 40,1-41,18).
    6. Giê-rê-mi-a trốn sang Ai-cập (Egypt), (Gr 42,1-43, 7).
    7. Giê-rê-mi-a ở Ai-cập - Giê-rê-mi-a báo tin Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar), vua Ba-by-lon, xâm lăng Ai-cập. (Gr 43, 8-13).
    8. Sứ mạng cuối cùng của ông Giê-rê-mi-a - Người Giu-đa ở Ai-cập dâng hương kính thần Thiên Nữ Hoàng (Queen of Heaven). (Gr 44, 1-30).
    9. Lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a an ủi ông Ba-rúc (Baruch), (Gr 45, 1-5).

    VI. Những sấm ngôn lên án các dân tộc, (Gr 46,1-51,64):
    1. Những lời sấm lên án Ai-cập - Ai-cập thua trận tại Các-cơ-mít (Carchemish) - Ai-cập bị xâm lăng. (Gr 46,1-28).
    2. Lời sấm lên án người Phi-li-tinh (Philistines), (Gr 47,1-7).
    3. Các lời sấm lên án Mô-áp (Moab), (Gr 48,1-47).
    4. Lời sấm lên án Am-mon (Ammon), Ê-đôm (Edom), các thành xứ Xy-ri (Syria), các chi tộc Ả-rập (Arabia) và Ê-lam (Elam). (Gr 49,1-39).
    5. Lời sấm thứ nhất lên án Ba-by-lon. Ba-by-lon sụp đổ. Ít-ra-en được giải thoát. (Gr 50,1-46).
    6. Lời sấm thứ hai lên án Ba-by-lon. Ba-by-lon bị hũy diệt. (Gr 51,1-58).
    7. Lời sấm được ném xuống sông Êu-phơ-rát (Euphrates), để gởi cho Ba-by-lon, (Gr 51,59-64).

    VII. Phụ lục thuộc về sử học, (Gr 52,1-34):
    1. Sấm ngôn của Giê-rê-mi-a đă được ứng nghiệm: Giê-ru-sa-lem bị Ba-by-lon vây hăm từ năm 589 tCN và bị hũy diệt năm 587 tCN. (Gr 52,1-30).
    2. Ân huệ của vua Ba-by-lon là E-vin Mơ-rô-đác (Evil-Merodach, kế vị Nebuchadnezzar) dành cho vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin, bị đày ở Ba-by-lon trong 37 năm, từ năm 598 tCN) của Giu-đa: được ân xá và được đưa ra khỏi nhà tù năm 561 tCN, được cấp dưỡng cho đến khi vua chết. (Gr 52,31-34).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Giê-rê-mi-a:
    Sách Giê-rê-mi-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giê-rê-mi-a hay Yêrêmya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giê-rê-mi-a hay Jeremiah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Giê-rê-mi-a trốn sang Ai-cập (Egypt), đến Tác-pan-khết (Tahpanhes), (Gr 42,1-43, 7).



    Jeremiah dưới nét vẽ của Michelangelo


    Jeremiah - Tranh của đại danh họa Michelangelo, (c. 1508–1512, Sistine Chapel ceiling, Vatican City)


    Jeremiah xót xa cho sự hủy diệt của Jerusalem



    "V́ chính Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi …, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng".


    “V́ chính Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi –sấm ngôn của ĐỨC CHÚA–, kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng”. (Gr 29,11)
    Last edited by Truc Vo; 02-03-2016 at 03:11 AM.

  3. #133
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [31]. Sách Ai ca (Lamentations)
    Trong phần Dẫn Nhập Sách Ai Ca (Ac), Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:

    “Bản Bảy Mươi và truyền thống rất cổ xưa cho rằng ngôn sứ Giê-rê-mi-a đă viết những khúc Ai ca này. Lập trường này dựa vào 2 Sb 35,25 mà quả quyết ngôn sứ Giê-rê-mi-a soạn bài điếu văn khóc thương vua Giô-si-gia-hu băng hà. Người ta lầm lẫn tưởng Ac 4,20 liên quan đến vua Giô-si-gia-hu nên phải nói sách Ai ca là của ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
    Từ thế kỷ XVIII, các học giả đă thay đổi truyền thống này và đều nhất trí phủ nhận ngôn sứ Giê-rê-mi-a là tác giả sách Ai ca. Chứng cứ về văn thể và từ vựng chưa phải là yếu tố mạnh, chính nội dung Ai ca khiến các nhà phê b́nh không công nhận ngôn sứ Giê-rê-mi-a là tác giả sách Ai ca.
    ……
    Năm 587 tCN, ngày mồng 7 (2 V 25,8-9) hay mồng 10 (Gr 52,12) tháng thứ năm, tức là tháng Áp (khoảng tháng 7, 8 của chúng ta hiện nay), người Ba-by-lon đă phá huỷ thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ, cùng bắt phần lớn dân cư đi đày, chỉ chừa lại những người nghèo và người bệnh tật (2 V 24,8 – 25,30 ; Gr 39,52). Những bài thơ trong Ai ca được soạn ra để tưởng nhớ biến cố bi thương này và nói đến những khủng hoảng trong đời sống chính trị, tôn giáo, xă hội.
    Không biết rơ tác giả, người ta cũng không thể xác định xuất xứ và thời điểm bản văn được soạn thảo. Hầu như chắc chắn Ai ca được soạn ở xứ Pa-lét-tin. Có người cho rằng Ai ca được soạn vào cuối thời lưu đày trước khi dân được phóng thích năm 538. Dựa vào những yếu tố t́nh cảm và tôn giáo, có người nghĩ sách Ai ca được viết ra ngay sau biến cố năm 587, hoặc sớm hơn 10 năm, tức là vào lúc dân Giu-đa đi đày lần thứ nhất năm 597, ít ra bài thứ nhất được viết vào sau biến cố này.
    Như đă nói trên, các bài thơ này được soạn vào những thời điểm khác nhau, nhưng được một người thu tập và nhuận sắc thành một tác phẩm duy nhất, chúng ta đang đọc ngày nay.”


    Sách Ai Ca gồm 5 bài thơ trong đó 4 bài thơ đầu được viết theo thể Thơ Ghép Chữ Đầu Câu (Acrostic)

    Mẫu tự, hay 22 chữ cái (Alphabet) theo tiếng Do thái là A-lép, Bết, Ghi-men, Đa-lét, Hê, Vau, Da-in, Khết, Tết, Giốt, Cáp, La-mét, Mêm, Nun, Xa-méc, A-in, Pê, Xa-đê, Cốp, Rết, Sin và Tau.

    Từ đầu tiên của các câu thơ trong 4 bài thơ đầu là một từ có mẫu tự đầu tiên thuộc mẫu tự Do thái theo thứ tự. Bài thơ thứ 5 được viết tự do, không theo thể Thơ Ghép Chữ Đầu Câu, nhưng cũng chỉ có 22 câu phù hợp với số 22 chữ cái theo tiếng Do thái.

    Cách chua thêm 22 chữ cái như cách làm trong các bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ và của Lm. Nguyễn Thế Thuấn có thể làm cho độc giả thêm bối rối, nếu không biết rơ các bài thơ này viết theo thể Thơ Ghép Chữ Đầu Câu. Bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ không có chua thêm 22 chữ cái theo tiếng Do thái.


    Bố cục sách Ai ca theo Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (Kinh Thánh ấn bản 2011, Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2011, trang 1774) và (The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition, trang 560) gồm có năm phần như sau:

    I. Bài ca thứ nhất: Xi-on* bị tàn phá, (Ac 1,1-22):
    1. Tác giả khóc than cho số phận Xi-on, (Ac 1,1-11).
    2. Xi-on tự khóc than cho số phận của ḿnh, (Ac 1,12-22).

    II. Bài ca thứ hai: Ngày thịnh nộ của Đức Chúa, (Ac 2,1-22):
    1. Ngày thịnh nộ của Chúa, (Ac 2,1-10).
    2. Tác giả và Xi-on bộc lộ cơi ḷng, (Ac 2,11-22).

    III. Bài ca thứ ba: Từ vực thẳm con kêu lên, (Ac 3,1-66):
    1. Nỗi cô đơn, (Ac 3,1-18).
    2. Hoài niệm và suy tư, (Ac 3,19-39).
    3. Kinh nghiệm về sống kết hợp với Chúa, (Ac 3,40-66).

    IV. Bài ca thứ tư: Thành lại được viếng thăm, (Ac 4,1-22):
    1. Nỗi đau buồn của Thành, (Ac 4,1-16).
    2. Hy vọng hăo huyền, (Ac 4,17-22).

    V. Bài ca thứ năm: Lời cầu nguyện của dân Chúa, (Ac 5,1-22):
    1. Nỗi khốn khổ mất sản nghiệp, (Ac 5,1-10).
    2. Niềm đau xót v́ toàn dân phải ô nhục, (Ac 5,11-16).
    3. Kêu cầu Chúa cho trở về, (Ac 5,17-22).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Ai ca:
    Sách Ai ca theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ai ca theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ai ca hay Lamentations theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Chú thích về Xi-on (Zion) *
    Xi-on* trong Bài Ca Thứ Nhất có ư nghĩa là Giê-ru-sa-lem.
    Danh từ Xi-on được đề cập hơn 150 lần trong Kinh Thánh.

    Lúc đầu Zion chỉ là tên của một pháo đài (Fortress) của người Giơ-vút (Jebusites) là dân bản xứ Canaanite.
    Sau khi lên ngôi vua, Đa-vít dẫn quân đánh chiếm Giê-ru-sa-lem của người Giơ-vút. Trước khi vua Đa-vít và người của vua tiến về Giê-ru-sa-lem, vua Đa-vít phải triệt hạ pháo đài Zion của người Giơ-vút nằm trên đồi (Hill) Zion. Sau khi đánh chiếm được đồn luỹ Xi-on, vua Đa-vít đổi tên Xi-on là Thành vua Đa-vít (City of David).

    Kinh Thánh đề cập đến từ Zion lần đầu tiên trong câu (2 Samuel 5: 7 và 9):
    “7 Vua Đa-vít đă chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít ….9Vua Đa-vít đóng tại đồn luỹ và gọi đó là Thành vua Đa-vít.”

    Như vậy lúc đầu Xi-on có nghĩa là Thành vua Đa-vít. Về sau danh từ Zion mang nhiều ư nghĩa khác nhau.

    Khi vua Solomon xây dựng Đền Thờ tại Jerusalem, ư nghĩa của Zion tiếp tục mở rộng để bao gồm các khu vực Đền Thờ, gọi là Núi Đền Thờ (Temple Mount). Xin xem các câu trong Thánh Vịnh 2: 6; 48: 2, 11-12; 132: 13. Đây là ư nghĩa được t́m thấy trong các lời tiên tri của Giêrêmia, như câu (Giêrêmia 31: 6):
    “6 V́ có ngày trên núi Ép-ra-im, người canh gác sẽ hô lớn:
    “Đứng lên nào, chúng ta lên Xi-on, đến cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta!””


    Trong Cựu Ước, Zion được sử dụng như một danh từ để chỉ thành phố Jerusalem hay đất Giu-đa (Judah) hay các vương quốc của Israel như một toàn thể:

    1. Zion để chỉ thành phố Jerusalem, ví dụ (Isaiah 40: 9):
    “9Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hăy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hăy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hăy bảo các thành miền Giu-đa rằng: “Ḱa Thiên Chúa các ngươi!””

    2. Zion để chỉ đất Giu-đa, ví dụ (Jeremiah 31:12):
    “12Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA.
    Nào lúa thơm rượu mới dầu tươi, nào ḅ bê cùng với chiên cừu.
    Ḷng thoả thuê như vườn cây tưới nước, họ chẳng c̣n mỏi mệt héo hon.”


    3. Zion để chỉ các vương quốc của Israel như một toàn thể, ví dụ (Zechariah 9:13):
    “13V́ Ta đă trương Giu-đa làm cung nỏ, lấy Ép-ra-imb làm tên bắn; hỡi Xi-on, Ta sẽ kích động con cái ngươi chống lại con cái Gia-vanc; Ta sẽ biến ngươi thành lưỡi gươm tráng sĩ.”

    (Chú giải b của NPDCGKPV: Giu-đa miền nam, Ép-ra-im miền bắc: toàn thể Ít-ra-en.
    Chú giải c của NPDCGKPV: Gia-van tượng trưng các dân thù nghịch với Ít-ra-en. Ở đây hiểu là người Hy-lạp.)

    Ngoài Zion, c̣n có danh từ Mount Zion cũng cần phân biệt rơ.

    Về địa lư, Mount Zion là Núi Zion, nằm bên ngoài thành cổ Giê-ru-sa-lem, sát với cổng Zion (Zion Gate). Xin xem Bản đồ 1 và 3 bên dưới.
    Đồn Zion của người Giơ-vút nằm trên đồi Zion, ở về phía đông bắc của Mount Zion.

    Trong Kinh Thánh, Mount Zion có thể được hiểu theo 3 vị trí sau đây:
    City of David, Thành vua Đa-vít, hay Lower Eastern Hill của Giê-ru-sa-lem;
    Temple Mount, Núi Đền Thờ, hay Upper Eastern Hill của Giê-ru-sa-lem và
    Mount Zion, Núi Zion, hay Western Hill của Giê-ru-sa-lem.

    Theo ư nghĩa tôn giáo, Mount Zion có thể được hiểu là Vương Quốc của Thiên Chúa (Kingdom Of God).


    Bản đồ 1: Thành cổ Giê-ru-sa-lem với 4 khu vực dành cho 4 tôn giáo lớn hiện nay :


    The Dome of the Rock được Hồi giáo xây dựng từ thế kỷ VII sCN (nằm trên nền cũ của các Đền Thờ I và II) thuộc khu vực của Do Thái.

    Vương Cung Thánh Đường Cathedral of the Holy Sepulchre của Chính Thống Giáo Armenie nằm trong khu vực của Thiên Chúa giáo. Vương Cung Thánh Đường Cathedral of the Holy Sepulchre là nơi Chúa Giê-su chịu đóng đinh và là nơi có ngôi mộ trống, nơi Chúa Giê su được chôn trong 3 ngày và đă sống lại.

    Vương Cung Thánh Đường Cathedral of St. James của Chính Thống Giáo Armenie nằm trong khu vực của Chính Thống Giáo Armenie.

    The Wailing Wall hay Western Wall, Bức Tường Than Khóc, là nơi linh thiêng nhất mà người Do thái có thể cầu nguyện trong cổ thành Giê-ru-sa-lem.


    Bản đồ 2: Vị trí Thành Của Vua David (City Of David, trong h́nh ellipse, bên phải dưới cùng) bên ngoài thành cổ Giê-ru-sa-lem hiện nay.


    Độc giả muốn biết ư nghĩa của các kư hiệu A, B, C, … AAA, BBB… trong bản đồ trên xin nhấp chuột vào đây.


    Bản đồ 3: Vị trí của Thành Của Vua David (City of David), Núi Đền (Temple Mount) và Núi Xi-on (Mount Zion) trên bản đồ của Google hiện nay.


  4. #134
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [32]. Sách Ba-rúc (Baruch)
    (Sách này không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)


    Ngôn sứ Giê-rê-mi-a (Jeremiah) có người môn đệ, cũng là thơ kư, tên là Ba-rúc. Khi ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị đưa sang Ai-cập, (Gr 43,6- 7), Ba-rúc cùng đi với thầy. Ông Ba-rúc này chưa hề bị đi lưu đày ở Ba-by-lon (Babylon).

    Ba-rúc, tác gỉả sách Ba-rúc (Br 1,1–9), không phải là ông Ba-rúc, thơ kư của ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Tác gỉả sách Ba-rúc là những người vô danh. Người biên tập sau cùng đă sắp xếp lại từ những nguồn khác nhau thành tác phẩm như chúng ta có ngày nay và đă muợn tên Ba-rúc, môn đệ ngôn sứ Giê-rê-mi-a, làm tác giả.
    Sách Ba-rúc (Br) được soạn sau thời lưu đày (587-538 tCN) và trước cuộc khởi nghĩa (167-134 tCN) của anh em nhà Ma-ca-bê (Maccabees).

    Sách Ba-rúc viết cho dân Do thái bị đi lưu đày khắp nơi (Diaspora), cố gắng giải thích những vết thương của dân bị lưu đày theo chu kỳ: tội lỗi, trừng phạt, sự ăn năn và trở lại.
    Sách Ba-rúc cũng khuyên dân bị lưu đày t́m Đức Khôn Ngoan trong các sách Lề Luật (Torah) và động viên họ là sẽ có ngày trở về.

    Sách Ba-rúc có thể được chia ra bốn phần chính như sau:

    I. Thư gởi Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), (Br 1,1–3,8):
    1. Lịch sử giả định của tác giả sách Ba-rúc, (Br 1,1–9).
    “Phần nhập đề này đưa độc giả tới nghe dân Chúa xưng thú tội lỗi và cầu khẩn. Tác giả xác định thân thế của ḿnh, cho biết nơi chốn, thời điểm viết sách, nhân vật lịch sử, Đền Thờ, trả lại đồ vật của Đền Thờ bị tịch thu ... Tất cả đều phi lịch sử! Có lẽ tác giả nhắm đến phương diện tôn giáo hơn là lịch sử. Tác giả cho thấy dân Chúa bị lưu đày luôn hướng về Đền Thờ như động lực duy nhất để giúp họ giữ vững niềm tin.” (Trích chú giải a của NPDCGKPV, đầu chương I, sách Ba-rúc.)

    2. Lời thú nhận tội lỗi của những người lưu đày cho biết lư do dân Chúa bị lưu đày, (Br 1,10–2,10).
    3. Lời dân Chúa bị lưu đày cầu nguyện xin ơn giải thoát, (Br 2,11–3,8)

    II. Ca ngợi Đức Khôn Ngoan (Wisdom), (Br 3,9-4,4):
    1. Tầm quan trọng của Đức Khôn Ngoan, (Br 3,9-23).
    2. Không ai có thể t́m thấy Đức Khôn Ngoan, (Br 3,24-36).
    3. Đức Khôn Ngoan là chính Lề Luật, (Br 3,37-4,4).

    III. Bài Thơ An Ủi (Poem of Consolation) của ông Ba-rúc, (Br 4,5–5,9):
    1. Ba-rúc nói với dân Do Thái lưu đày khắp thế giới, (Br 4,5-9a).
    2. Giê-ru-sa-lem nói với các thành lân cận, (Br 4,9b-16).
    3. Giê-ru-sa-lem ngỏ lời với dân Do Thái lưu đày khắp thế giới, (Br 4,17-29).
    4. Ba-rúc nói với Giê-ru-sa-lem, (Br 4,30-5,9).

    IV. “Thư” của ngôn sứ Giê-rê-mi-a gửi những người Do thái sắp bị lưu đày sang Ba-by-lon, (Br 6,1–72):
    Không giống như thư gửi người lưu đày ở Ba-by-lon trong (Gr 29,1-32), ở đây “thư” của ngôn sứ Giê-rê-mi-a là một bài luận chiến (Polemic) cảnh báo họ về các ngẫu tượng (Idols) và việc tôn thờ các ngẫu tượng (idolatry), (Br 6,1–72).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Ba-rúc:
    Sách Ba-rúc theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ba-rúc hay Baruk theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ba-rúc hay Baruch theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
    Last edited by Truc Vo; 07-03-2016 at 07:40 AM.

  5. #135
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [33]. Sách Ê-dê-ki-en (Ezekiel)
    Năm 598 tCN, vua Ba-by-lon (Babylon) là Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) tiến đánh Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), đày vua Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin) của Giu-đa (Judah), mẹ vua, các cung phi, các thái giám, các binh lính với tất cả khoảng 8000 người sang Ba-by-lon. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ezekiel) cũng bị đi đày trong đợt này. Đây là cuộc lưu đày sang Ba-by-lon lần thứ nhất.

    Nơi đất lưu đày Ba-by-lon, Ê-dê-ki-en đă thực hành chức vụ ngôn sứ trong 22 năm, từ năm 592 tCN đến năm 570 tCN.

    Nội dung rao giảng Lời Chúa của ngôn sứ Ê-dê-ki-en bị ảnh hưởng bởi biến cố Đền Thờ và Giê-ru-sa-lem bị Ba-by-lon tàn phá năm 587 tCN và có thể phân biệt ra hai giai đoạn trong sứ vụ của ngôn sứ Ê-dê-ki-en:
    - Giai đoạn trước khi Đền Thờ bị quân Ba-by-lon phá huỷ năm 587 tCN. Trong giai đoạn này, ngôn sứ cảnh báo dân lưu đày và tiên báo Đền Thờ sẽ bị phá huỷ do tội lỗi của dân Do Thái gây nên. Ngôn sứ cũng hạch tội các dân tộc khác v́ đồng loă hoặc xúi giục dân Ít-ra-en bất trung với Thiên Chúa.
    - Giai đoạn sau khi Đền Thờ bị quân Ba-by-lon phá huỷ. Trong giai đoạn này, ngôn sứ
    yên ủi dân lưu đày và loan báo một tương lai tốt đẹp hơn cùng với một Đền Thờ Mới sẽ được xây dựng trong tương lai.

    Sách Ê-dê-ki-en (Ed) có thể được chia ra làm 5 phần chính như sau:

    I. Ơn gọi của Ê-dê-ki-en, (Ed 1,1-3,27):
    1. Giới thiệu tác giả sách Ê-dê-ki-en, (Ed 1,1-3).
    2. Thị kiến về xa giá của Đức Chúa, (Ed 1,4-28a).
    3. Thị kiến về “ăn” cuốn sách: Ơn gọi của Ê-dê-ki-en, (Ed 1,28b-3,11).
    4. Ngôn sứ, người canh gác, (Ed 3,12-21).
    5. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en được dành riêng để phục vụ Lời Chúa, (Ed 3,22-27).

    II. Đe dọa và trách cứ Ít-ra-en (Israel) trước khi Giê-ru-sa-lem bị vây hăm, (Ed 4,1- 24,27):
    1. Các hành động biểu tượng (Symbolic actions) cho việc bị vây hăm (Siege) và lưu đày, (Ed 4,1-5,4):
    a. Ba hành động biểu tượng nhằm loan báo Lời Chúa bằng những hành động cụ thể, (Ed 4,1-5,4):
    • Nằm nghiêng bên trái rồi nghiêng bên phải, tượng trưng số ngày vương quốc Ít-ra-en và vương quốc Giu-đa sẽ bị lưu đày, (Ed 4,1-8).
    • Ăn bánh ô uế, tượng trưng cho sự đói khát khi Giê-ru-sa-lem bị vây hăm, (Ed 4,9-17).
    • Cạo râu và tóc, tượng trưng cho cái chết và những nỗi nhọc nhằn dân lưu đày sẽ phải chịu khi ở trong tay kẻ thù Ba-by-lon, (Ed 5,1-4).

    b. Các sấm ngôn cho sự phán xét (judgement), (Ed 5,5-7,27):
    • Sấm ngôn hạch tội Giê-ru-sa-lem, (Ed 5,5-17).
    • Sấm ngôn hạch tội núi đồi của Ít-ra-en, (Ed 6,1-14).
    • Sắp đến giờ tận số của Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, (Ed 7,1-14).
    • Tội lỗi của Ít-ra-en gây nên tai họa cho Ít-ra-en, (Ed 7,15-27).

    2. Thị kiến về ngày tàn của Đền Thờ, (Ed 8,1-11,25):
    a. Thị kiến về những hành động đồi bại, đáng xấu hổ bên trong Đền Thờ, (Ed 8,1-18).
    b. H́nh phạt dành cho các cư dân tội lỗi tôn thờ ngẫu tượng (Idolaters) của Giê-ru-sa-lem, (Ed 9,1-10,17).
    c. Vinh quang Đức Chúa rời bỏ Đền Thờ, (Ed 10,18-22).
    d. Tội lỗi của Giê-ru-sa-lem, (Ed 11,1-13).
    e. Giao ước mới cho những kẻ lưu đày, (Ed 11,14-21).
    f. Vinh quang Đức Chúa rời bỏ Giê-ru-sa-lem, (Ed 11, 22-25).

    3. Kết án tất cả: Dân chúng và lănh đạo, (Ed 12,1-14,23):
    a. Biểu tượng các hành động của cuộc lưu đày, (Ed 12,1-20).
    b. Những câu châm ngôn b́nh dân và lời tiên tri bị nhạo báng, (Ed 12,21-28).
    c. Hạch tội các ngôn sứ giả, (Ed 13,1-16).
    d. Hạch tội các nữ ngôn sứ giả, (Ed 13,17-23).
    e. Hạch tội tôn thờ ngẫu tượng, (Ed 14,1-11).
    f. Trách nhiệm cá nhân, (Ed 14,12-23).

    4. Biểu tượng và ẩn dụ (Metaphors) của sự phán xét (Judgement), (Ed 15,1-19,14):
    a. Dụ ngôn (Parable) cây nho Giê-ru-sa-lem, (Ed 15,1-8).
    b. Dụ ngôn về Ít-ra-en là người vợ bất trung với Đức Chúa, (Ed 16,1-63).
    c. Phúng dụ (Allegory) về chim phượng hoàng Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar), (Ed 17,1-24).The Eagles and the Vine 1-24
    d. Trách nhiệm cá nhân, (Ed 18,1-32).
    e. Bài ca khóc số phận bi thương các vua Giơ-hô-a-khát (Jehoahaz) và Giơ-hô-gia-khin (Jehoiachin) của Giu-đa, khóc thương dân Giu-đa phải đi lưu đày, (Ed 19,1-14).

    5. Bản cáo trạng (Indictment) và sự kết tội, (Ed 20,1- 24,27):
    a. Lịch sữ bất trung của Ít-ra-en, (Ed 20,1-44).
    b. Các sấm ngôn về thanh gươm của Đức Chúa, (Ed 21, 1-37):
    • Thanh gươm của Đức Chúa, (Ed 21,1-22).
    • Thanh gươm của Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, (Ed 21,23-32).
    • Thanh gươm để trừng phạt Am-môn (Ammon), (Ed 21,33-37).

    c. Tội ác của Giê-ru-sa-lem, (Ed 22,1-31).
    d. Câu chuyện ngụ ngôn về hai chị em đàng điếm O-ho-la (Oholah) và em là O-ho-li-va (Oholibah), tượng trưng cho Sa-ma-ri (Samaria, thủ đô vương quốc Ít-ra-en phía bắc) và Giê-ru-sa-lem (thủ đô vương quốc Giu-đa phía nam) theo thứ tự, (Ed 23,1-49).
    e. Phúng dụ báo trước cuộc vây hăm Giê-ru-sa-lem, (Ed 24,1-14).
    f. Ngôn sứ gặp thử thách: phu nhân Ê-dê-ki-en qua đời, (Ed 24,15-27).

    III. Những sấm ngôn hạch tội các dân tộc khác v́ đồng loă hoặc xúi giục dân Ít-ra-en bất trung với Thiên Chúa, (Ed 25,1-32,32):
    1. Các sấm ngôn hạch tội các dân tộc nhỏ, (Ed 25,1-25,17):
    a. Hạch tội dân Am-mon, (Ed 25,1-7).
    b. Hạch tội Mô-áp (Moab), (Ed 25,8-11).
    c. Hạch tội Ê-đôm (Edom), (Ed 25,12-14).
    d. Hạch tội Phi-li-tinh (Philistines), (Ed 25,15-17).

    2. Các sấm ngôn hạch tội Tia (Tyre), (Ed 26,1-28,19):
    a. Ba-by-lon tàn phá Tia - Bài ai ca khóc thành Tia, (Ed 26,1-21).
    b. Bài ai ca thứ hai khóc thành Tia sụp đổ, (Ed 27,1-36).
    c. Hạch tội vua Tia, (Ed 28,1-10).
    d. Vua Tia bị lật nhào, (Ed 28,11-19).

    3. Sấm ngôn hạch tội Xi-đôn (Sidon), (Ed 28,20-26).

    4. Các sấm ngôn hạch tội Ai-cập (Egypt), (Ed 29,1-32,32):
    a. Kết tội vua Ai-cập Hóp-ra (Hophra, hay Apries, 589-570 tCN), (Ed 29,1-16).
    b. Trả công cho Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, (Ed 29,17-21).
    c. Ngày Đức Chúa trừng phạt Ai-cập, (Ed 30,1-26).
    d. Phúng dụ về cây bách hương (Cedar), (Ed 31,1-18).
    e. Than khóc (Lament) cho vua Ai-cập, (Ed 32,1-32).

    IV. Niềm hi vọng cho tương lai sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ, (Ed 33,1-38,29):
    1. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en, người canh gác dân Ít-ra-en, (Ed 33,1-9).
    2. Trách nhiệm cá nhân của người nghe, (Ed 33,10-20).
    3. Những người sống sót từ Giê-ru-sa-lem thất thủ, (Ed 33,21-22).
    4. Hạch tội những người sống sót ở Giu-đa, (Ed 33,23-29).
    5. Tính nông nổi của những người lưu đày, (Ed 33,30-33).
    6. Dụ ngôn về mục tử (Shepherds) và đàn chiên (Sheep), (Ed 34,1-31).
    7. Sấm ngôn hạch tội các núi Ê-đôm, (Ed 35,1-15).
    8. Các lời sấm chúc phúc cho núi non và con dân Ít-ra-en, (Ed 36,1-38).
    9. Thị kiến về những bộ xương khô: Cộng đoàn Ít-ra-en sẽ được phục hưng, (Ed 37,1-14).
    10. Giu-đa và Ít-ra-en sẽ lại thành một Vương Quốc Thống Nhất, (Ed 37,15-28).
    11. Hạch tội nhân vật giả tưởng Gốc (Gog), vua của Ma-gốc (Magog) - Lời kết về vua Gốc, (Ed 38,1-39,29).

    V. Thị kiến về Đền Thờ trong tương lai và sự phục hồi đời sống chính trị và tôn giáo của Ít-ra-en Mới (New Israel), một khi dân Do Thái được trở về quê cũ, (Ed 40,1- 48,35):
    1. Mô tả về Đền Thờ trong tương lai, (Ed 40,1-43,27):
    b. Các kích thước bên ngoài của Đền Thờ trong tương lai, (Ed 40,1-47).
    c. Mô tả về Đền Thánh, (Ed 40,48-41,26).
    d. Các pḥng của các tư tế, (Ed 42,1-20).
    e. Đức Chúa trở lại Đền Thờ, (Ed 43,1-12).

    2. Quy định đối với các việc phụng tự, (Ed 43,13-46,24):
    a. Bàn thờ lễ vật toàn thiêu, (Ed 43,13-27).
    b. Quy tắc để được vào Đền Thờ - Các thầy Lê-vi, các tư tế. (Ed 44,1-31).
    c. Phân chia và cách xử dụng đất đai, (Ed 45,1-17).
    d. Quy định đối với các ngày lễ, (Ed 45,18-46,24).

    3. Thị kiến về Con Suối từ Đền Thờ chảy ra, (Ed 47,1-12).

    4. Ranh giới của Ít-ra-en Mới, (Ed 47,13-48,35):
    a. Ranh giới của đất đai, (Ed 47,13-20).
    b. Các phần ở phía Bắc, (Ed 47, 21-48, 7).
    c. Vùng Đất Thiêng, (Ed 48, 8-22).
    d. Các phần ở phía Nam, (Ed 48, 23-29).
    e. Các cổng thành Giê-ru-sa-lem mới, (Ed 48,30-35).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Ê-dê-ki-en:
    Sách Ê-dê-ki-en theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ê-dê-ki-en hay Êzêkiel theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ê-dê-ki-en hay Ezekiel theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Ngôn sứ Ezekiel dưới nét vẽ của danh họa Peter Paul Rubens



    Sinh vật bốn mặt kéo xe trong thị kiến về xa giá của Đức Chúa, (Ed 1,10).


    Truyền thống Thiên Chúa giáo gán gương 4 mặt này cho các thánh sử (evangelists): Sư tử cho Mác-cô (Mark), ḅ rừng cho Lu-ca (Luke), phượng hoàng cho Gio-an (John) và mặt người cho Mát-thêu (Matthew). Xin xem ghi chú của câu (Ed 1:10), gần cuối Chapter 1.


    Các dân ngoại bị ngôn sứ Ê-dê-ki-en hạch tội v́ đồng loă hoặc xúi giục dân Ít-ra-en bất trung với Thiên Chúa



    Thế giới của ngôn sứ Jeremiah và Ezekiel


    Nước Magog nói trong (Ed 38,1-39,29) có thể nằm trên các nước Georgia và Azerbaijan hiện nay, xin xem bản đồ bên dưới.


    Bản đồ Google hiện nay, dùng để so sánh vị trí các nước thời ngôn sứ Jeremiah và Ezekiel trong bản đồ bên trên

    Last edited by Truc Vo; 11-03-2016 at 10:38 AM.

  6. #136
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [34]. Sách Đa-ni-en (Daniel)
    (67 câu, từ câu 24* đến câu 90* trong chương 3, và toàn bộ hai chương 13 và 14 không có trong quy điển Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành.)

    Đa-ni-en không phải là tên tác giả sách Đa-ni-en (Đn); tác giả là vô danh. Đa-ni-en chỉ là nhân vật chính của sách và theo nội dung sách, Đa-ni-en thuộc những người bị vua Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar) đưa từ Giu-đa qua Ba-by-lon (Babylon) lưu đày đầu tiên từ năm 605 tCN, năm ông khoảng 14 tưổi, và ông sống trong triều đ́nh Ba-by-lon cho đến năm 538 tCN.

    Đa-ni-en c̣n có 3 người bạn cùng trạt tuổi là Kha-na-ni-a (Hananiah), Mi-sa-ên (Mishael) và A-da-ri-a (Azariah) cùng đến Ba-by-lon để được huấn luyện phục vụ trong triều đ́nh. Về sau quan đứng đầu các thái giám đổi tên cho họ theo thứ tự là Bên-tơ-sát-xa (Belteshazzar), Sát-rác (Shadrach), Mê-sác (Meshach) và A-vết Nơ-gô (Abednego).

    Theo nhiều học giả, sách Đa-ni-en được viết khoảng giữa các năm 167 tCN và năm 164 tCN, là năm vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê (Antiochus IV Epiphanes) qua đời.
    Vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê nổi tiếng trong việc bách hại Do Thái giáo ở Giu-đa.
    Sách Đa-ni-en có mục đích động viên dân Do Thái ở Giu-đa giữ vững đức tin vào Thiên Chúa trước các đàn áp của Vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê.
    Sách Đa-ni-en có thể được chia làm 3 phần chính như sau:

    I. Sáu câu chuyện của Đa-ni-en và ba người bạn tại triều đ́nh Ba-by-lon, (Đn 1,1-6,29):
    1. Chuyện Đa-ni-en và 3 người bạn bị thử thách về thực phẩm tại triều đ́nh vua Na-bu-cô-đô-nô-xo, họ từ chối thức ăn và rượu do vua ban v́ chúng có chứa các thức ăn ô uế theo Luật Môi Se. (Đn 1,1-21).

    2. Chuyện Đa-ni-en giải mộng cho vua Na-bu-cô-đô-nô-xo, (Đn 2,1-49):
    a. Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo chiêm bao thấy một pho tượng kỳ quái. Nhà vua ra lệnh cho các thầy pháp sư kể lại cho vua biết vua đă chiêm bao những ǵ và giải thích ư nghĩa giấc mộng cho vua. Nhiều nhà khôn ngoan ở Ba-by-lon đă bị giết chết v́ đă không làm được việc vua yêu cầu. (Đn 2,1-13).
    b. Đa-ni-en xuất hiện, rồi kể lại cho vua biết vua đă chiêm bao những ǵ và cũng giải thích ư nghĩa giấc mộng của vua, nhờ Thiên Chúa đă cho Đa-ni-en biết trước. (Đn 2,14-45).
    c. Vua tuyên xưng ḷng tin với Thiên Chúa của Đa-ni-en, (Đn 2,46-49).

    3. Chuyện về pho tượng khổng lồ do vua Na-bu-cô-đô-nô-xo dựng, (Đn 3,1-97).
    a. Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo dựng tượng vàng và ra lệnh mọi người phải thờ lạy tượng đó, (Đn 3,1-7).
    b. Ba người bạn của Đa-ni-en không thờ lạy tượng đó nên bị ném vào ḷ lửa và được Thiên Chúa che chở, (Đn 3,8-23).
    c. Thánh ca của A-da-ri-a (Azariah, hay Abednego) trong ḷ lửa, (Đn 3,24*-50*).
    d. Thánh ca của ba thanh niên trong ḷ lửa, (Đn 3,51*-90*).
    e. Vua nh́n nhận phép lạ Thiên Chúa đă che chở ba người bạn của Đa-ni-en trong ḷ lửa, (Đn 3,24-30).

    4. Chuyện về giấc mộng của vua Na-bu-cô-đô-nô-xo, (Đn 4,1-34):
    a. Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo kể lại giấc chiêm bao về một thân cây vĩ đại. Vua truyền lệnh phải đưa tất cả các nhà thông thái của Ba-by-lon đến để họ cho vua biết ư nghĩa của giấc chiêm bao, nhưng họ đă không giải thích được. (Đn 4,1-15).
    b. Ông Đa-ni-en đă giải thích được giấc chiêm bao của vua, (Đn 4,16-24).
    c. Giấc mơ của vua đă thành hiện thực đúng như Đa-ni-en đă giải thích, (Đn 4,25-34).

    5. Chuyện về những chữ lạ trên tường trong pḥng tiệc của Bên-sát-xa (Belshazzar), “vua Ba-by-lon”. (Đn 5,1-6,1):
    a. Bên-sát-xa phạm thánh khi lấy những chén vàng và bạc mà vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đă lấy từ Đền Thờ Giêrusalem về để uống rượu vui chơi. (Đn 5,1-5).
    b. Ngay lập tức, những chữ lạ xuất hiện trên tường. Vua bối rối, triệu các nhà thông thái đến giải thích, nhưng họ tỏ ra bất lực không đọc được, cũng không giải nghĩa được. (Đn 5,6-9).
    c. Đa-ni-en đă đọc được và giải thích được ư nghĩa của những chữ lạ đó. (Đn 5,10-29).
    d. Những chữ lạ được ứng nghiệm với h́nh phạt dành cho vua Bên-sát-xa: ông bị giết chết ngay đêm hôm ấy. (Đn 5,30-6,1).

    6. Chuyện vua Đa-ri-ô (Darius) ra lệnh ném Đa-ni-en vào hầm sư tử, (Đn 6,2-29):
    a. Ḷng ganh tị của các thống đốc đối với tể tướng Đa-ni-en làm họ âm mưu hăm hại ông bằng cách xin vua Đa-ri-ô ra lệnh “trong ba mươi ngày sắp tới, bất cứ ai cầu xin thần nào hay người nào ngoài đức vua th́ sẽ bị quăng vào hầm sư tử.” (Đn 6,2-10).
    b. Đa-ni-en cầu nguyện với Chúa, nên vi phạm lệnh cấm của vua. (Đn 6,11-16).
    c. Đa-ni-en bị quăng vào hầm sư tử nhưng được Chúa ǵn giữ và cứu thoát, (Đn 6,17-25).
    d. Lời tuyên xưng đức tin của vua Đa-ri-ô, sau khi thấy phép lạ Chúa đă cứu Đa-ni-en. (Đn 6,26-29).

    II. Bốn thị kiến có tính khải huyền (Apocalyptic) của ngôn sứ Đa-ni-en, (Đn 7,1-12,13):
    1. Thị kiến về bốn con thú, (Đn 7,1-28):
    Thị kiến này xảy ra vào năm thứ nhất đời Bên-sát-xa “làm vua xứ Ba-by-lon”.
    a. Cảnh thứ nhất: bốn con thú với những h́nh dạng kỳ lạ xuất hiện từ biển:


    (The four beast of Daniel – Tranh của ThornErose)

    • Con thú thứ tư (bên phải) có 10 sừng, về sau 1 sừng nhỏ xuất hiện và 3 trong 10 sừng có lúc đầu bị nhổ đi; sừng nhỏ có mắt người và miệng nói những lời ngạo mạn. (Đn 7,2-8).

    b. Cảnh thứ hai: cảnh xử án trên trời với:
    • Đấng Lăo Thành (Ancient of Days) ngự trên ngai lửa. Bốn con thú bị đem ra xử, và con thú thứ tư bị xử phân thây. Ba con thú c̣n lại bị mất quyền thống trị, nhưng được cho sống thêm một thời gian.
    • Một vị giống như Con Người (Son of Man), ngự trên đám mây mà đến. Vị này được Đấng Lăo Thành trao cho quyền thống trị. (Đn7, 9-12).

    c. Đaniel được một trong những vị đứng túc trực (có thể là một Thiên Thần) giải thích như sau:
    • Bốn con thú tượng trưng theo thứ tự cho 4 đế quốc Ba-by-lon, Mê-đi-a (Media), Ba-tư (Persia) và Hy lạp (Greece);
    • 10 sừng trên con thú thứ tư tượng trưng cho đế quốc Hy lạp của A-lê-xan-đê Đại Đế (Alexander the Great) bị phân chia;
    • Cái sừng nhỏ mới xuất hiện trên con thú thứ tư tượng trưng cho vua An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê của nhà Xê-lêu-cô (Seleucus hay Seleucid), người đă ra tay ngược đăi những người theo đạo Do-thái ở Giu-đa từ năm 168 đến năm 165 tCN.
    • Con Người tượng trưng cho Dân Riêng của Thiên Chúa (God’ own people) sẽ chiến thắng trong tương lai. Bốn đế quốc nêu trên rồi sẽ qua đi.

    2. Thị kiến về cừu đực (Ram) và dê đực (He-goat); thị kiến này xảy ra vào năm thứ ba triều vua Bên-sát-xa, (Đn 8,1-27):
    a. Thị kiến kể lại cuộc chiến giữa con cừu hai sừng (Mê-đi-a và Ba-tư) và con dê đực (A-lê-xan-đê Đại Đế), thị kiến này tuy có dùng các biểu tượng khác nhưng cũng nói đến diễn tiến lịch sử tương tự như trong chương 7. (Đn 8,1-14).
    b. Thiên sứ Gáp-ri-en (Gabriel) giải thích thị kiến, (Đn 8,15-27).

    3. Thị kiến về thiên sứ Gáp-ri-en và 70 tuần năm (Seventy Weeks of Years); thị kiến này xảy ra vào năm thứ nhất đời vua Đa-ri-ô, (Đn 9,1-27):
    a. Lời cầu nguyện của ông Đa-ni-en phát xuất từ việc suy niệm các lời của ngôn sứ Giê-rê-mi-a (Jeremiah) trong (Gr 25,11;29,10):
    • (Gr 25,11):“Tất cả xứ này sẽ nên chốn điêu tàn đổ nát và các dân ấy sẽ phải làm tôi vua Ba-by-lon trong bảy mươi năm”.
    • (Gr 29,10):“Quả thế, ĐỨC CHÚA phán như sau: Khi măn bảy mươi năm dành cho Ba-by-lon, Ta sẽ thăm viếng các ngươi và sẽ thực hiện lời báo phúc cho các ngươi là đưa các ngươi trở lại chốn này”. (Đn 9,1-19).
    b. Thiên sứ Gáp-ri-en cắt nghĩa cho Đa-ni-en các lời tiên tri (Gr 25,11;29,10) của ngôn sứ Giê-rê-mi-a (Jeremiah): Ở đây 70 năm là 70 tuần năm nghĩa là 70x7 = 490 năm, với một tuần năm là 7 năm. (Đn 9,20-27).

    4. Thị kiến về các cuộc chiến tranh Hi Lạp; thị kiến này xảy ra vào năm thứ ba đời vua Ky-rô (Cyrus) nước Ba-tư, (Đn 10,1 – 12,13):
    a. Nhập đề (Đn 10,1-11,1):
    • Thị kiến về người mặc áo vải gai, (Đn 10,2-8).
    • Thiên sứ hiện ra, (Đn 10,9-19).
    • Lời báo trước cho biết điều đă ghi trong sách sự thật, (Đn 10,21 – 11,1).
    b. Lịch sử vương quốc Ba-tư (Persia) cho đến A-lê-xan-đê Đại Đế (Hy Lạp), (Đn 11,2-4).
    c. Thời sau triều đại A-lê-xan-đê Đại Đế, thời đại Hy lạp hoá (Hellenistic Age). (Đn 11,5 – 12,4):
    • Cuộc chiến giữa nhà Xê-lêu-cô (Seleucus, Xy-ri) và nhà La-gô (Lagus), hay nhà Pơ-tô-lê-mít (Ptolemaics, Ai-cập). (Đn 11,5-20).
    • Cái chết của bạo chúa An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê của nhà Xê-lêu-cô, (Đn 11,21-45).
    • Cao điểm trong cơn khủng hoảng và thời giải thoát (Đn 12,1-4);
    d. Lời sấm được niêm phong (Đn 12,5-13).

    III. Phụ Trương, (Đn 13,1-14,42):
    Phụ Trương gồm ba câu chuyện có tính cách giáo huấn: hăy đặt niềm tin trọn vẹn vào Thiên Chúa.
    1. Ông Đa-ni-en giải oan và cứu bà Su-san-na (Susanna) khỏi án tử h́nh:
    Hai kỳ mục kiêm thẩm phán v́ mê bà Su-san-na nhưng không lạm dụng được bà nên làm chứng gian, kết tội bà là gian dâm. Ông Đa-ni-en chứng minh trước ṭa bà Su-san-na vô tội và chính 2 thẩm phán bị lên án là đă có ư gian tà và đă làm chứng gian. (Đn 13,1-64).
    2. Ông Đa-ni-en và các tư tế của thần Ben (Bel) của dân ngoại đạo:
    Đa-ni-en đă chứng minh một cách cụ thể cho vua Ky-rô thấy: thần Ben không ăn uống các của cúng mỗi ngày, mà chính là các tư tế của thần Ben và gia đ́nh họ đă ăn uống các lễ vật; thần Ben không phải là một vị thần hằng sống như vua Ky-rô tưởng, (Đn 14,1-22).
    3. Ông Đa-ni-en giết con rắn (Dragon):
    Dân Ba-by-lon và vua Ky-rô sùng bái một con rắn lớn (Dragon, con rồng) như thần. Đa-ni-en chứng minh cho vua thấy con rắn chỉ là một sinh vật, không phải là một vị thần và xin phép vua Ky-rô giết con rắn mà chẳng cần gươm đao hay gậy gộc. Điều này cho thấy con rắn không phải là một vị thần hằng sống! (Đn 14,23-30).
    4. Ông Đa-ni-en trong hầm sư tử:
    V́ ông Đa-ni-en, tượng thần Ben đă bị phá huỷ và con rắn thần bị giết, nên dân Ba-by-lon phẫn nộ và buộc vua Ky-rô phải nộp ông cho dân và dân đă đẩy ông vào hầm sư tử.
    Nhờ có Thiên Chúa che chở nên sư tử không ăn thịt Đa-ni-en và ngôn sứ Kha-ba-cúc (Habakkuk) đang ở Giu-đê (Judea, hay Judah) đă được Thiên sứ của Đức Chúa đưa ông đến hầm sư tử để nuôi ăn ông Đa-ni-en.
    Cuối cùng, vua kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của Đa-ni-en, Ngài là Đấng Cao Cả. Ngoài Ngài ra, chẳng có thần nào khác!” (Đn 14,31-42).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Đa-ni-en:
    Sách Đa-ni-en theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Đa-ni-en hay Đaniel theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Đa-ni-en hay Daniel theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Các vua của đế quốc New-Babylon, Persian, Greek và nhà Seleucid theo lịch sữ.


    Các vua (có mũi tên đỏ) được nói đến, hay ám chỉ, trong sách Daniel. Nhân vật Bên-sát-xa (Belshazzar) chỉ là con của vua Nabodinus; ông Belshazzar không làm vua Babylon theo lịch sữ.
    (Nguồn: The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition, trang 407.)


    Bà Su-san-na và hai kỳ mục, (Đn 13,1-20)


    Susanna-And-The-Elders tranh của Sebastiano Ricci (1659-1734).


    Đa-ni-en trong hầm sư tử, (Đn 14,31-42)


    Daniel in the Lion's Den, 1615 - Tranh của Pieter Paul Rubens.


    Mộ của Đa-ni-en ở thành phố Susa, Iran

    Có sáu thành phố tuyên bố có mộ của Đa-ni-en: 3 ở Iraq (Babylon, Kirkuk và Muqdadiyah), 2 ở Iran (Susa và Malamir), và 1 ở Uzbekistan (Samarkand). Nổi tiếng nhất là mộ ở Susa, Iran.
    Last edited by Truc Vo; 18-03-2016 at 04:16 AM.

  7. #137
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [35]. Sách Hô-sê (Hosea)
    Ngôn sứ Hô-sê (Hosea) sống ở Vương Quốc Phía Bắc (Northern Kingdom), hay vương quốc Ít-ra-en (Israel hay Ephraim, Ép-ra-im) gồm 10 bộ lạc ở phía bắc, vào thời suy tàn của vương quốc này. Hô-sê thực hành sứ mệnh ngôn sứ của ḿnh hầu hết ở vương quốc Ít-ra-en trong các năm 750-725 tCN, trước khi vương quốc Ít-ra-en bị đế quốc Tân Át-sua, (Neo-Assyrian Empire, 911–605 tCN) tiêu diệt năm 721 tCN.

    Ba chương đầu sách Hô-sê (Hs) kể về cuộc hôn nhân của Hô-sê với Gô-me (Gomer), “một người đàn bà làm điếm” (A woman of prostitution). Kết hôn rồi có con xong, Gô-me lại ngựa quen đường cũ, trở lại nghề xưa. Tuy bị phản bội, nhưng Hô-sê lại chuộc bà về sống với ḿnh. Cuôc hôn nhân này chỉ là một ẩn dụ của t́nh yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho dân Ít-ra-en phản bội.
    Qua cảm nghiệm của bản thân, với t́nh yêu vẫn dành cho người vợ đang ngoại t́nh, Hô-sê đă thấy được t́nh yêu của Thiên Chúa là t́nh yêu bao la dành cho phàm nhân tội lỗi chúng ta.

    Trong các chương (Hs 4-14), các sấm ngôn của Hô-sê xoay quanh vào t́nh yêu bất tận của Thiên Chúa đối với một Ít-ra-en tội lỗi. Cuối sách, Hô-sê hy vọng Ít-ra-en sẽ hối cải và Thiên Chúa sẽ đưa Ít-ra-en tội lỗi trở về với Chúa.

    Sách Hô-sê được viết vào khoảng 750 đến 732 tCN. Sách Hô-sê thuộc loại bị hư hỏng nhiều nhất trong các sách Cựu Ước. V́ thế, có nhiều đoạn được hiểu và dịch khác nhau, (xin xem chú thích trong ví dụ câu (Hs 12,1) bên dưới).

    Sách Hô-sê có thể được chia ra ba phần chính sau đây:

    Tựa Đề, (Hs 1,1).

    I. Hôn nhân của ông Hô-sê: Một biểu tượng, (Hs 1,2-3,5):
    1. Hôn nhân của ông Hô-sê và bà Gô-me, (Hs 1,2-9).
    2. Viễn ảnh tương lai của Ít-ra-en và Giu-đa (Judah), (Hs 2,1-3).
    3. Đức Chúa và hôn thê thất tín của Người là Ít-ra-en, (Hs 2,4-25).
    4. Ông Hô-sê chuộc lại bà Gô-me không chung thuỷ và thử thách bà. Ư nghĩa của biểu tượng, (Hs 3,1-5).

    II. Ít-ra-en phạm tội và bị trừng phạt, (Hs 4,1-14,1):
    1. Hô-sê lên án các giới chức đương thời, (Hs 4,1-9,9):
    a. T́nh trạng đồi bại chung, (Hs 4,1-3).
    b. Lên án hàng tư tế, (Hs 4,4-10).
    c. Phụng tự của Ít-ra-en: thờ ngẫu tượng và sống sa đoạ, (Hs 4,11-14).
    d. Cảnh cáo Giu-đa và Ít-ra-en, (Hs 4,15-19).
    e. Tư tế và vua chúa quan quyền đưa dân tới suy vong, (Hs 5,1-7).
    f. Cảnh huynh đệ tương tàn giữa Giu-đa và Ít-ra-en, (Hs 5,8-12).
    g. Giao ước với ngoại bang chỉ là hư ảo, (Hs 5,13-15).
    h. Trở về với Đức Chúa, nhưng không thật ḷng, (Hs 6,1-6).
    i. Tội ác của Ít-ra-en xưa và nay, (Hs 6,7-7,7).
    j. Ít-ra-en điêu tàn v́ cầu cứu ngoại bang, (Hs 7,8-12).
    k. Ít-ra-en bị trừng phạt v́ vô ơn, (Hs 7,13-16).
    l. Báo động cho Ít-ra-en, (Hs 8,1-3).
    m. Xă hội hỗn loạn v́ dân Chúa thờ ngẫu tượng, (Hs 8,4-7).
    n. Ít-ra-en bị tiêu diệt v́ cầu cứu ngoại bang, (Hs 8,8-10).
    o. Chống nền phụng tự vụ h́nh thức của Ít-ra-en, (Hs 8,11-14).
    p. Ít-ra-en sầu khổ chốn lưu đày, (Hs 9,1-6).
    q. Ngôn sứ bị khủng bố v́ loan báo cuộc trừng phạt Ít-ra-en, (Hs 9,7-9).

    2. Tội lỗi và lịch sử của vương quốc Ít-ra-en, (Hs 9,10-14,1):
    a. Trừng phạt tội ác của Ít-ra-en tại Ba-an Pơ-o (Baal-peor), (Hs 9,10-14).
    b. Trừng phạt tội ác của Ít-ra-en tại Ghin-gan (Gilgal), (Hs 9,15-17).
    c. Ngẫu tượng Ít-ra-en thờ sẽ bị phá huỷ, (Hs 10,1-10).
    d. Ít-ra-en đă không đáp ứng điều Đức Chúa chờ đợi, (Hs 10,11-15).
    e. Đức Chúa báo oán cho t́nh yêu bị Ít-ra-en khước từ, (Hs 11,1-6).
    f. Nhưng Đức Chúa lại tha thứ Ít-ra-en, (Hs 11,7-9).
    g. Ít-ra-en trở về từ chốn lưu đày, (Hs 11,10-11).
    h. Vương quốc Ít-ra-en lụn bại về tôn giáo và chính trị trong khi vương quốc Giu-đa vẫn trung thành với Thiên Chúa của ḿnh, (Hs 12,1-2).
    i. Lên án Gia-cóp (ông Jacob, sau đổi tên là Israel) và Ép-ra-im (Ephraim, hay vương quốc Ít-ra-en), (Hs 12,3-9).
    j. Viễn ảnh Ít-ra-en hoà giải với Thiên Chúa, (Hs 12,10-11).
    k. Những lời đe doạ mới cho Ít-ra-en, (Hs 12,12-15).
    l. Trừng phạt Ít-ra-en tội thờ ngẫu tượng, (Hs 13,1-3).
    m. Trừng phạt Ít-ra-en tội vô ơn bạc nghĩa, (Hs 13,4-8).
    n. Vương quyền Ít-ra-en chấm dứt, (Hs 13,911).
    o. Ít-ra-en: Sụp đổ không tránh được, (Hs 13,12-14,1).

    III. Ít-ra-en hối cải và được Chúa thương, (Hs 14,2-10):
    1. Ít-ra-en thành tâm trở về với Đức Chúa, (Hs 14,2-9).
    2. Lời căn dặn cuối cùng cho đọc giả sách Hô-sê, (Hs 14,10):
    “10 Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này, đủ thông minh để biết được điều ấy? Quả thật đường lối ĐỨC CHÚA rất mực thẳng ngay. Trên con đường này, người công chính sẽ hiên ngang tiến bước, c̣n kẻ gian ác sẽ phải té nhào.”

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Chú thích: So sánh câu 1 chương 12 trong các bản dịch của:
    • Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
    “Ép-ra-im lấy giả dối, và nhà Ít-ra-en dùng lừa đảo mà bao bọc Ta. Giu-đa vẫn đi với Thiên Chúa, vẫn trung thành với Đấng Thánh của ḿnh.”
    • Lm. Nguyễn Thế Thuấn:
    “Ephraim đă bao vây Ta bằng dối láo, Nhà Israel bằng bịp bợm. (Nhưng Yuđa vẫn c̣n dơi bước theo Thiên Chúa, vẫn c̣n trung tín với Đấng Thánh).”
    • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
    “Ephraim has surrounded me with lies, the house of Israel, with deceit; Judah still wanders about with gods, and is faithful to holy ones.*”

    Xin bạn đọc lưu ư trong câu trên, “gods” số nhiều và được viết với chữ thường, không viết hoa.

    Chú giải câu [12:1] trong bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau: “An attack on the idolatry of both kingdoms, Israel and Judah. Holy ones: subordinate gods, members of the divine council.”

    Xin tạm dịch chú giải câu [12:1] ở trên: “Một cuộc tấn công vào việc tôn thờ các ngẫu tượng của cả hai vương quốc, Ít-ra-en và Giu-đa. Các thần: các thần cấp dưới, các thành viên của hội đồng thần thánh.”

    Theo dẫn chứng trên, phần nói về Giu-đa ở câu 1, chương 1, trong bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có ư nghĩa hoàn toàn khác, có thể nói là trái ngược, với ư nghĩa trong các bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ và của Lm. Nguyễn Thế Thuấn.


    Bản văn sách Hô-sê:
    Sách Hô-sê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Hô-sê hay Hôsê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Hô-sê hay Hosea theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Hai vương quốc Israel và Judah thời ngôn sứ Hosea



    Ngôn sứ Hosea


    The Prophet Hosea - (khoảng 1309-1311), tranh của Duccio di Buoninsegna, trong Vương Cung Thánh Đường Siena Cathedral ở Ư.


    Bà Gomer và phu quân Hosea



    Ẩn dụ của t́nh yêu Hosea dành cho Gomer


    (Hô-sê 3,1): ĐỨC CHÚA phán với tôi: “Một lần nữa, ngươi cứ đi yêu người đàn bà đang có t́nh nhân và đang ngoại t́nh, cũng như ĐỨC CHÚA yêu thương con cái Ít-ra-en, trong khi chúng lại quay lưng đi theo các thần khác và thích bánh nho.”

  8. #138
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [36]. Sách Giô-en (Joel)
    Theo các nhà nghiên cứu Thánh Kinh, ngôn sứ Giô-en (Joel) sống ở vương quốc phía nam của Do-thái, hay vương quốc Giu-đa (Judah), và sách Giô-en (Ge) đă được viết vào khoảng năm 400 tCN, sau khi dân Ít-ra-en (Israel) hồi hương trở về từ Ba-by-lon năm 538 tCN.

    Sau năm 721 tCN và trước năm 141 tCN, khi nói Ít-ra-en chúng ta phải hiểu là vương quốc Giu-đa; ngược lại khi nói Giu-đa, chúng ta phải hiểu là Ít-ra-en.
    Năm 721 tCN là năm vương quốc Ít-ra-en ở phía bắc bị đế quốc Tân Át-sua, (Neo-Assyrian Empire, 911–605 tCN) tiêu diệt và năm 141 tCN, là năm anh em Ma-ca-bê (Maccabees) đă khôi phục lănh thổ của vương quốc Ít-ra-en ở phía bắc và thành lập Vương quốc Hát-mo-nê (Hasmonean) ở Israel cho cả phía nam lẫn phía bắc.

    Sách Giô-en mô tả một số các sự kiện khủng khiếp tấn công Do-thái như nạn châu chấu, hạn hán làm cho toàn dân sám hối và cầu nguyện v́ họ nghỉ các tai ương này là h́nh phạt của Thiên Chúa do tội lỗi của Do-thái. Nhờ có sám hối và cầu nguyện, Thiên Chúa đă nghe lời cầu nguyện của họ và cứu giúp họ vượt qua các tai ương.
    Trong Ngày của Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban quyền năng Thánh Thần, hay Thần Khí, cho tất cả mọi người. Thiên Chúa sẽ trừng phạt các quốc gia đă tấn công Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) v́ Thiên Chúa luôn che chở cho dân của Người.

    Sách Giô-en có thể được chia ra hai phần chính như sau:

    Tựa đề, (Ge 1,1).
    I. Nạn châu chấu và hạn hán, (Ge 1,2- 2,27):
    1. Toàn dân sám hối và cầu nguyện, (Ge 1,2-2,17):
    a. Than văn v́ đất nước hoang tàn do nạn châu chấu và hạn hán (Ge 1,2-12).
    b. Ngôn sứ Giô-en kêu gọi toàn dân sám hối và cầu nguyện, (Ge 1,13-20).
    c. Báo động về Ngày của Đức Chúa (The Day of The Lord), (Ge 2,1-2).
    d. Lại nói về nạn châu chấu hoành hành, (Ge 2,3-9).
    e. Thị kiến các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ đánh dấu Ngày của Đức Chúa, (Ge 2,10-11).
    f. Ngôn sứ Giô-en lại kêu gọi toàn dân sám hối trở về với Chúa, (Ge 2,12-17).

    2. Đức Chúa động ḷng thương, (Ge 2,18-27):
    a. Chấm dứt các tai ương nhờ Thiên Chúa cứu độ - Thị kiến về thời phồn vinh của Giu-đa, (Ge 2,18-26).
    b. Mục đích của tai ương là giúp dân Do Thái nhận biết Thiên Chúa cứu độ luôn hiện diện nơi Dân Người, (Ge 2,27).

    II. Ngày của Đức Chúa và thời mới của Ít-ra-en, (Ge 3,1-4,21):
    1. Ngày của Đức Chúa, (Ge 3,1-5):
    a. Đức Chúa sẽ đổ thần khí của Người trên hết thảy người phàm, (Ge 3,1-2).
    b. Những hiện tượng trong vũ trụ loan báo Ngày của Đức Chúa, (Ge 3, 3-4).
    c. Trên núi Xi-on (Zion) và tại Giê-ru-sa-lem, những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu, (Ge 3,5).

    2. Các dân tộc sẽ bị xét xử, (Ge 4,1-17):
    a. Xét xử các dân tộc nói chung ở cánh đồng có tên tượng trưng là Giô-sa-phát (Jehoshaphat, có nghĩa là Đức Chúa xét xử), (Ge 4,1-3).
    b. Xét xử người Phê-ni-xi (Phoenicia, có các thành phố Tia, Tyre, và Xi-đôn, Sidon) và người Phi-li-tinh (Philistines) về tội cướp của và buôn bán các nô lệ Do-thái cho người Hy-lạp (Greeks), (Ge 4, 4-7).
    c. Tập hợp các dân tộc ở cánh đồng Giô-sa-phát để họ nghe bản án của Thiên Chúa kết tội họ, (Ge 4, 8-13).
    d. Miêu tả Ngày của Đức Chúa, Ngày Người đến tuyên án kết tội các dân tộc, nhưng sẽ bảo vệ che chở dân Ít-ra-en, (Ge 4,14-17).

    3. Thời kỳ cực thịnh của Ít-ra-en phục hưng sau khi các nước bị xét xử, Ge 4,18-21).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Giô-en:
    Sách Giô-en theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giô-en hay Yôel theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giô-en hay Joel theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vương quốc Judah thời ngôn sứ Joel


    Vào thời ngôn sứ Joel, đất nước Israel chỉ c̣n lại Judah và vương quốc Judah là Israel.


    Ngôn sứ Joel qua nét vẽ của Michelangelo


    The Prophet Joel, h́nh vẽ trên tường của Michelangelo (Sistine Chapel Ceiling, 1508–1512)

  9. #139
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [37]. Sách A-mốt (Amos)
    Tiên tri A-mốt là một người chăn cừu ở vương quốc Giu-đa (Judah) phía nam. Tuy có gốc ở Giu-đa nhưng các thuyết giáo chính của ông hầu hết được thực hiện ở Bết Ên (Bethel), trung tâm tôn thờ ngẫu tượng của vương quốc Ít-ra-en phía bắc lúc bấy giờ. Ông thuyết giáo trong khoảng thời gian 764-755 tCN, trước khi vương quốc Ít-ra-en bị đế quốc Tân Át-sua, (Neo-Assyrian Empire, 911–605 tCN) tiêu diệt năm 721 tCN.
    Ông là tiên tri đầu tiên trong Cựu Ước có các sấm ngôn được ghi lại thành sách ở thế kỷ VIII tCN.

    Sách A-mốt (Am) ghi lại các lời tiên tri kết án các nước quanh Giu-đa, Giu-đa và chính Ít-ra-en trong thời gian sách đuợc viết. Sách cũng ghi lại các lời kết án các giới lănh đạo Do Thái như các vua, các tư tế, các nhà lănh đạo và các mệnh phụ của vương quốc Ít-ra-en. Sách cũng ghi lại năm thị kiến mà Thiên Chúa truyền đạt cho A-mốt. Cuốn sách kết thúc với lời hứa long trọng của Thiên Chúa phục hồi sự vẻ vang của triều đại nhà Đa-vít (David), sự thịnh vượng kỳ diệu của đất nước tinh khiết. Sách được chia ra bốn phần chính với phần Tựa và khai đề như sau:

    Tựa và khai đề, (Am 1,1-2):
    1. Tựa đề: Giới thiệu tác giả và thị kiến liên quan đến Ít-ra-en xảy ra trong các thời vua Út-di-gia, hay Út-di-gia-hu (Uzziah, trị v́ 783-742 tCN) của Giu-đa, và Gia-róp-am II (Jeroboam II, trị v́ 786-746 tCN) của Ít-ra-en, (Am 1,1).
    2. Khai đề: Bốn câu thơ mô tả quyền năng của Thiên Chúa trên đất nước Do thái, (Am 1, 2):

    “Từ Xi-on, ĐỨC CHÚA gầm lên,
    và từ Giê-ru-sa-lem, Người lên tiếng;
    đồng cỏ của mục tử nhuốm màu tang tóc,
    đỉnh núi Các-men nay đă héo tàn.”

    (Đỉnh núi Các-men (Carmel) là một trong những vùng đất màu mỡ nhất của xứ Pa-lét-tin, hay Do thái.)

    I. Các sấm ngôn tố cáo và trừng phạt các nước láng giềng, Giu-đa và chính Ít-ra-en, (Am 1,3-2,16):
    1. Đa-mát (Damascus), (Am 1,3-5).
    2. Ga-da (Gaza) và Phi-li-tinh (Philistia), (Am 1,6-8).
    3. Tia (Tyre) và Phê-ni-xi (Phoenicia), (Am 1,9-10).
    4. Ê-đôm (Edom), (Am 1,11-12).
    5. Am-mon (Ammon), (Am 1,13-15).
    6. Mô-áp (Moab), (Am 2,1-3).
    7. Giu-đa, (Am 2,4-5).
    8. Ít-ra-en, (Am 2,6-16).

    II. Cảnh cáo và đe dọa Ít-ra-en, (Am 3,1-6,14):
    1. Ba lệnh triệu tập (Summonses) để nghe lời Chúa, (Am 3,1-5,17):
    a. Gởi cho dân Ít-ra-en, (Am 3,1-15):
    • Con cái Ít-ra-en được tuyển chọn và sẽ bị hạch hỏi về mọi tội đă phạm để trừng phạt, (Am 3,1-2).
    • Không cưỡng lại được ơn gọi ngôn sứ từ Đức Chúa, (Am 3,3-8).
    • Sa-ma-ri (Samaria, thủ đô của vương quốc Ít-ra-en phía Bắc) đồi truỵ sẽ bị diệt vong, (Am 3,9-12).
    • Chống Bết Ên và những toà nhà sang trọng, (Am 3,13-15).
    b. Gởi cho các mệnh phụ vùng Sa-ma-ri, (Am 4,1-13):
    • Tố cáo các mệnh phụ vùng Sa-ma-ri bóc lột người nghèo, (Am 4,1-3).
    • Ít-ra-en vẫn ảo tưởng, không chịu sám hối nên bị trừng phạt, (Am 4,4-12).
    • Vinh tụng ca (Hymn) ca ngợi Thiên Chúa là Tạo Hoá muôn vật, muôn loài, (Am 4,13).
    c. Gởi cho triều đ́nh của Ít-ra-en, (Am 5,1-17):
    • Than khóc Ít-ra-en, (Am 5,1-3).
    • Không hoán cải th́ không thể được cứu độ, (Am 5,4-7).
    • Vinh tụng ca ca ngợi Thiên Chúa trong quyền năng sáng tạo vũ trụ, có quyền trừng phạt và tiêu diệt, (Am 5,8-9).

    2. Ba lời cảnh báo (Warnings), (Am 5,10-6,14):
    a. Lời cảnh báo thứ nhất, (Am 5,10-17):
    • Cảnh báo những kẻ áp bức người công chính, đ̣i quà hối lộ và ức hiếp kẻ nghèo hèn, (Am 5,10-13).
    • Khuyến cáo: Hăy t́m điều lành chứ đừng t́m điều dữ, (Am 5,14-15).
    • H́nh phạt những kẻ tội lỗi gần kề, (Am 5,16-17).
    b. Lời cảnh báo thứ hai, (Am 5,18-27):
    • Cảnh báo những ai mong ngày của Đức Chúa (The day of the LORD) đến, (Am 5,18-20).
    • Chống lại kiểu phụng tự h́nh thức, (Am 5,21-27).
    c. Lời cảnh báo thứ ba, (Am 6,1-14):
    • Cuộc sống an toàn giả tạo của những người cầm quyền Ít-ra-en, (Am 6,1-7).
    • H́nh phạt kinh hồn cho dân Ít-ra-en, (Am 6,8-14).

    III. Năm thị kiến (Visions), (Am 7,1-9,10):
    1. Thị kiến thứ nhất: châu chấu, (Am 7,1-3).
    2. Thị kiến thứ hai: lửa, (Am 7,4-6).
    3. Thị kiến thứ ba: dây dọi (Plummet), (Am 7,7-9).
    4. Một tŕnh thuật có tính lịch sử: Ông A-mốt xung đột với A-mát-gia (Amaziah), tư tế đền thờ Bết Ên. Ông A-mốt bị trục xuất khỏi Bết Ên, (Am 7,10-17).
    5. Thị kiến thứ tư: giỏ trái cây mùa hạ, (Am 8,1-3).
    6. Chống bọn người gian lận và đầu cơ, (Am 8,4-8).
    7. Báo trước h́nh phạt: ngày tăm tối và tang thương, (Am 8,9-10).
    8. Sắp đến những ngày đói khát lời của Chúa, (Am 8,11-12).
    9. Lại báo trước h́nh phạt, (Am 8,13-14).
    10. Thị kiến thứ năm: Đền Thờ ở Bết Ên bị tàn phá, (Am 9,1-4).
    11. Vinh tụng ca ca tụng Đức Chúa, (Am 9,5-6).
    12. Mọi người tội lỗi sẽ phải chết, (Am 9,7-10).

    IV. Viễn tượng phục hưng và phồn thịnh thời Thiên Sai, hay Trời Sai, (Messiah), (Am 9,11-15):
    Lời hứa long trọng của Thiên Chúa phục hồi sự vẻ vang của triều đại nhà Đa-vít, sự thịnh vượng kỳ diệu của đất nước tinh khiết.

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách A-mốt:
    Sách A-mốt theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách A-mốt hay Amos theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách A-mốt hay Amos theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Ngôn sứ A-mốt


    Ngôn sứ A-mốt “là một trong những người chăn cừu tại Tơ-cô-a”(Tekoa), (Am 1,1).


    Sinh quán và nơi rao giảng của ngôn sứ A-mốt


    Samaria là thủ đô của Vương Quốc Israel phía Bắc.
    Jerusalem là thủ đô của Vương Quốc Judah phía Nam.
    Tekoa là sinh quán của ngôn sứ Amos. Tekoa cách Jerusalem chừng 20 km về phía nam.
    Bethel là nơi Amos thi hành sứ mệnh ngôn sứ. Bethel cách Jerusalem khoảng18 km về phía bắc.
    (Vua Gia-róp-am I (Jeroboam I, 931-910 tCN) đă xây ở Bethel một đền thờ cho toàn vương quốc Israel phía Bắc, để dành ảnh hưởng với đền thờ Jerusalem của Judah phía Nam; vua Gia-róp-am I làm hai tượng con ḅ mộng bằng vàng, đặt một tượng ở Bết Ên (Bethel), c̣n tượng kia ở Đan (Dan), xin xem (1Kgs 12: 26-31) hay (1Vua 12, 26-31). Vào thời ngôn sứ Amos, Bethel và Gilgal là hai thành phố tôn thờ ngẫu tượng. Gilgal cách Bethel 30 km về phía đông nam.)


    Các sấm ngôn tố cáo và trừng phạt các nước láng giềng của ngôn sứ A-mốt, (Am 1,3-2,16).


    Vị trí các nước bị tố cáo và các sấm ngôn tương ứng trong (Am 1,3-2,16).


    Thị kiến dây dọi của ngôn sứ A-mốt, (Am 7,7-9).


    (Dây dọi là dụng cụ của các thợ xây dựng dùng để kiểm tra độ thẳng đứng của các vật được xây, như vách tường, cột …)


    Hăy t́m điều lành chứ đừng t́m điều dữ …, (Am 5,14)


    Câu (Amos 5:14) hay (Am 5,14), theo các bản dịch của:
    Standard King James Version, 1769:
    “Seek good, and not evil, that ye may live: and so the LORD, the God of hosts, shall be with you, as ye have spoken”.
    The New American Bible, Revised Edition (NABRE), 2011:
    “Seek good and not evil, that you may live; Then truly the LORD, the God of hosts, will be with you as you claim”.
    Lm. Nguyễn Thế Thuấn:
    “Hăy t́m sự lành, chứ đừng (t́m) sự dữ ngơ hầu các ngươi được sống.
    Ước ǵ, như thế, Yavê Thiên Chúa các cơ binh ở với các ngươi,
    như các ngươi đă nói.”
    Last edited by Truc Vo; 26-03-2016 at 05:11 AM.

  10. #140
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [38]. Sách Ô-va-đi-a (Obadiah)
    Sách Ô-va-đi-a (Ôv) là sách ngắn nhất trong các sách Cựu Ước; sách chỉ có 21 câu. Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, sách có thể được viết sau năm 587 tCN (năm vương quốc Giu-đa (Judah) bị Ba-by-lon (Babylon) đánh chiếm và cướp bóc) và trước năm 312 tCN (năm Ê-đôm (Edom) bị người Nabateans, một sắc dân Ả rập thuộc hậu duệ của Ít-ma-ên (Ishmael, con của Abram, hay Abraham, và Hagar), chiếm đóng).

    Về tiểu sử của ngôn sứ Ô-va-đi-a, các nhà chú giải Thánh Kinh không biết nhiều về ông, do sách Ô-va-đi-a không nói đến. Các tôn giáo khác nhau như Do thái giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành v.v…có nhiều ư kiến khác nhau về tiểu sử của ngôn sứ Ô-va-đi-a.

    Tổ tiên của dân Ê-đôm (Edom) là ông Ê-xau (Esau) và tổ tiên của dân Do-thái là ông Gia-cóp (Jacob, về sau được Chúa đổi tên là Israel). Ông Ê-xau và ông Gia-cóp là hai anh em sinh đôi, vốn thù nghịch nhau ngay từ khi c̣n nằm trong bụng mẹ là bà Rê-bê-ca (Rebecca), vợ ông I-xa-ác (Isaac); I-xa-ác là con của ông Áp-ra-ham (Abraham). (Xin xem chú giải bên dưới)

    Khi Ba-by-lon đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, Ê-đôm không cứu giúp Giu-đa mà c̣n hùa gió bẻ măng, giúp Ba-by-lon cướp bóc Giê-ru-sa-lem. Chính v́ việc làm này nên Thiên Chúa trừng phạt Ê-đôm.
    Nỗi niềm cay đắng của Giu-đa bị người anh em Ê-đôm phản bội được diễn tả trong sách Ô-va-đi-a. Tác giả muốn an ủi dân Do-thái đang bị lưu đày ở Ba-by-lon và nói cho họ biết Thiên Chúa sẽ giải thoát họ.

    Sách Ô-va-đi-a có thể được chia ra ba phần chính như sau:
    I. Tên sách và lời tựa (Ôv 1,1ac).

    II. Các sấm ngôn chống lại Ê-đôm, (Ôv 1, 1b-15):
    1. Ḷng kiêu ngạo và sự hủy diệt của Ê-đôm, (Ôv 1, 1b- 9).
    2. Các hành động phản bội của Ê-đôm đối với Giu-đa, (Ôv 1, 10-14).
    3. Nợ ân oán sẽ đổ xuống đầu Ê-đôm, (Ôv 1, 15).

    III. Các sấm ngôn về Ngày của ĐỨC CHÚA (The Day of the Lord), (Ôv 1, 16-21):
    1. Ngày phán xét mọi dân tộc, (Ôv 1, 16).
    2. Ê-đôm sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và Giu-đa được phục hồi, (Ôv 1, 17-18).
    3. Ít-ra-en mới (Ôv1, 19-21).

    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Chú giải về hai anh em sinh đôi Ê-xau và Gia-cóp:
    Theo sách Sáng thế chương 25 từ câu 19 đến câu 26, (Gn 25:19-26) hay (St 25,19-26) theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

    “19 Đây là gia đ́nh ông I-xa-ác, con ông Áp-ra-ham. Ông Áp-ra-ham sinh ra ông I-xa-ác.20 Ông I-xa-ác được bốn mươi tuổi, khi ông lấy bà Rê-bê-ca làm vợ; bà này là con ông Bơ-thu-ên, người A-ram ở Pát-đan A-ram, và là em ông La-ban, người A-ram.21 Ông I-xa-ác khẩn cầu ĐỨC CHÚA cho vợ ông, v́ bà hiếm hoi. ĐỨC CHÚA nhậm lời ông, và bà Rê-bê-ca vợ ông có thai.

    22 Các đứa con đụng nhau trong ḷng bà, nên bà kêu lên: “Nếu vậy th́ tại sao tôi thế này?” Bà thỉnh ư ĐỨC CHÚA.23 ĐỨC CHÚA phán với bà:
    “Có hai dân tộc trong ḷng ngươi,
    hai dân từ dạ ngươi sinh ra và sẽ chia rẽ nhau.
    Dân này sẽ mạnh hơn dân kia, đứa lớn sẽ làm tôi đứa bé[l].”

    24 Khi đến ngày sinh nở th́ quả là bà đă mang hai đứa con trong ḷng.25Đứa ra trước đỏ hoe, toàn thân như một chiếc áo choàng bằng lông: người ta đặt tên cho nó là Ê-xau.26 Sau đó, đứa em ra, tay nắm gót chân của Ê-xau: người ta đặt tên cho nó là Gia-cóp. Ông I-xa-ác được sáu mươi tuổi khi chúng sinh ra.”


    Chú thích [l] trong câu 23 của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ như sau:
    “Hai trẻ quậy nhau ngay trong ḷng mẹ là điềm báo sự ḱnh địch giữa hai dân tộc sau này, với kết cuộc là đứa lớn (Ê-xau / Ê-đôm) phải phục quyền đứa bé (Gia-cóp / Ít-ra-en). Các tŕnh thuật tiếp theo, nhất là 27,29.40, sẽ nhắm vào đề tài đó. Lịch sử sẽ cho thấy những cuộc chiến diễn ra thế nào (x. 2 Sm 8,13-14 ; 2 V 8,20-22 ; v.v.).”


    Bản văn sách Ô-va-đi-a:
    Sách Ô-va-đi-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ô-va-đi-a hay Abđya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ô-va-đi-a hay Obadiah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

    Vương quốc Judah thời ngôn sứ Obadiah


    Vào thời ngôn sứ Obadiah, v́ vương quốc Israel đă bị đế quốc Tân Át-sua (Neo-Assyrian Empire, 911–605 tCN) tiêu diệt năm 721 tCN, nên đất nước Israel chỉ c̣n lại Judah và vương quốc Judah là Israel.
    Idumaea là tên gọi của Edom khoảng năm 600 tCN.


    Ngôn sứ Obadiah


    Obadiah the prophet, Thế kỷ XVIII, Tu viện Kizhi, Karelia, bắc Russia.
    Last edited by Truc Vo; 28-03-2016 at 11:49 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •