Page 2 of 19 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #11
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    2. Tiếng Do Thái
    Tiếng Do Thái (Hebrew) cổ, phiên âm sang tiếng Việt là tiếng Hê-brơ, Híp-ri hay Hy bá lai, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 10 tCN.
    Vào khoảng năm 200 sCN, tiếng Do Thái không c̣n là một ngôn ngữ nói hàng ngày ở Do Thái cổ và chỉ c̣n là ngôn ngữ của phụng vụ trong Do Thái giáo và văn học.
    Sau đó, vào thế kỷ 19, tiếng Do Thái đă được hồi sinh như một ngôn ngữ nói và văn học. Tiếng Do Thái hiện đại bây giờ là ngôn ngữ của 9 triệu người trên toàn thế giới, trong đó 7 triệu là từ Israel. Hoa Kỳ có dân số nói tiếng Do Thái, lớn thứ hai, với khoảng 221.593 người nói thông thạo, chủ yếu là từ Israel.

    Chúng ta cần phân biệt có hai loại tiếng Do Thái: tiếng Do Thái cổ và tiếng Do Thái hiện đại. Tiếng Do Thái hiện đại là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Israel (ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng Ả Rập), trong khi tiếng Do Thái cổ, được sử dụng để cầu nguyện, học tập trong cộng đồng Do Thái trên thế giới hiện nay.


    Tiếng Do Thái cổ được dùng để viết Kinh Thánh Cựu ước. Như một ngoại ngữ, tiếng Do Thái cổ ngày nay được nghiên cứu chủ yếu là do người Do Thái và sinh viên của Do Thái giáo và Israel. Tiếng Do Thái cổ cũng được nghiên cứu chủ yếu bởi các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học chuyên về Trung Đông và nền văn minh của nó, cũng như của các nhà thần học, và trong các chủng viện Thiên chúa giáo.

    3. Tiếng Aram
    Tiếng Aramaic (Aramaic language), hay tiếng Aram, là tiếng mẹ đẻ của những người Arameans. Vào thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age, 3300–1200 tCN) và Đồ Sắt (Iron Age, 1200 – 500 tCN), người Arameans là những người có nguồn gốc từ những người Syria. V́ lư do này mà nhiều người c̣n gọi Aram là tiếng Syria thời cổ. Nhiều nhóm lớn người Arameans đă di cư đến vùng Lưỡng Hà, nơi họ ḥa lẫn với người bản xứ Tân Át-xua (Assyria) và Babylon, tạo thành một sắc dân rất đông đảo nói tiếng Aram. Người bản xứ Assyria, đôi khi được gọi là người Syriacs, là một dân tộc có nguồn gốc nằm ở phía bắc vùng Lưỡng Hà cổ. Người Assyria nói, đọc, và viết tiếng địa phương riêng biệt của họ là tiếng Aramaic. Babylon thuộc nước Iraq ngày nay. Vùng Lưỡng Hà là tên đặt cho khu vực của hệ thống hai sông Tigris-Euphrates, tương ứng với khu vực ngày nay nằm trong các nước Iraq, Kuwait, phần đông bắc của Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền tây nam Iran.


    Những người Arameans chưa bao giờ có một quốc gia thống nhất; họ được chia thành những vương quốc độc lập nhỏ kéo dài khắp các vùng Cận Đông (Near East), đặc biệt là ở trong các vùng bây giờ là Syria và Jordan. Các vương quốc Arameans độc lập nhỏ vào lúc đó là Aram-Zobah (nam Syria), Aram-Damascus (ở vùng Damascus, Syria), Aram Rehob (ở Liban) và Paddan Aram hay Padan-aram (ở vùng Lưỡng Hà).

    Trong hơn 3.000 năm lịch sử của ḿnh, tiếng Aramaic đă được dùng như một ngôn ngữ của chính quyền của các đế quốc và như là một ngôn ngữ trong thờ phượng Thiên Chúa. Tiếng Aramaic là “lingua franca”, có nghĩa là ngôn ngữ để trao đổi, mua bán và ngoại giao của các đế quốc Tân Assyria, đế quốc Tân Babylon và đế quốc Ba Tư.

    Aram là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Người sử dụng nhiều nhất và là ngôn ngữ chính của Giáo hội Chính thống Syria và Giáo Hội Maronite. Tiếng Aram đă dùng trong Kinh Thánh và tiếng Aram được Chúa Giêsu và các môn đệ Người dùng là tiếng Aram Cổ (Old Aramic, 1100 tCN- 200sCN). Tiếng Aram của Giáo hội Chính thống Syria và Giáo Hội Maronite dùng là tiếng Aram Trung Cổ (Middle Aramaic, 200 sCN–1200 sCN).

    Một số ngôn ngữ Aramaic được biết đến dưới tên gọi khác nhau; ví dụ, Syriac là từ được sử dụng để mô tả tiếng Aramaic của cộng đồng Kitô giáo bản địa ở Iraq, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông bắc Syria, phía tây bắc Iran và Saint Thomas Kitô hữu ở Ấn Độ.

    Tiếng Aramaic có nhiều loại tùy theo thời điểm và vị trí địa lư: tiếng Aramaic mà Chúa Giêsu và người Do Thái thời Chúa Giêsu ở Giu-đê (Judea) dùng, khác cả h́nh thức lẫn ngữ pháp với tiếng Aramaic ở phía đông sông Euphrates cùng một thời gian.

    Theo lịch sử, năm 587 tCN Vương quốc Giu-đa bị vua Nebuchadnezzar II của đế quốc Tân Babylon đánh chiếm và Nebuchadnezzar II bắt ép triều đ́nh vua Do Thái của Vương quốc Giu-đa và nhiều người Do Thái về thành Babylon, nay thuộc Iraq, và đày ải họ ở đó.
    Vào năm 538 tCN, Hoàng đế Cyrus Đại Đế của Đế quốc Ba Tư (First Persian Empire, 550–330 tCN) tiến hành chinh phạt đế quốc Tân Babylon và đế quốc Tân Babylon đă bị sụp đổ. Đế quốc Ba Tư là một đế quốc tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh.
    Sau thắng lợi vang dội này, Cyrus Đại Đế liền ban bố thánh chỉ ban tự do không những cho dân Do Thái mà cho tất cả các dân tộc bị tù đày ở Babylon đều được trở về cố hương.

    Trong khi bị lưu đày ở Babylon người Do Thái cổ đă dùng tiếng Aram, là tiếng phổ thông trong đế quốc Tân Babylon. Trong khoảng gần 50 năm, (587-538 tCN), bị lưu đày ở Babylon, người Do Thái đă quên tiếng Do Thái cổ. Nên khi được Cyrus Đại Đế cho tự do trở về Do Thái, những người Do Thái này chỉ hiểu và nói tiếng Aram.

    Thật khó xác định được thời điểm mà tiếng Do Thái cổ đă được thay thế bằng tiếng Aramaic trong ngôn ngữ nói hằng ngày. Tuy nhiên vào khoảng thế kỷ 1 sCN, tiếng Aramaic trong ngôn ngữ nói hằng ngày đă được xác định một cách rơ rệt ở Do Thái cổ, mặc dù tiếng Do Thái vẫn được duy tŕ trong ngôn ngữ văn học và phụng vụ.

    Tiếng Aram cũng giống giống như tiếng Do Thái cổ, chỉ khác nhiều về ngữ vựng và văn phạm. Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Aram so với tiếng Do Thái cổ cũng giống tiếng Tây Ban Nha so với tiếng Pháp hay tiếng Quảng Đông (Cantonese) so với tiếng Quan Thoại (Mandarin) của Trung Hoa.

    Thánh Kinh Cựu Ước hầu hết được viết bằng tiếng Do Thái cổ, chỉ có một phần rất nhỏ được viết bằng tiếng Aram: sách Ét-ra (Ezra) từ chương 4 câu 8 đến chương 6 câu 18 rồi đến chương 7 từ câu 12 đến câu 26, sách Đa-ni-en (Daniel) từ chương 2 câu 4b đến chương 7 câu 28 và sách Giê-rê-mi-a (Jeremiah) chương 10 câu 11.
    Có một ít sách trong Thánh Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp. Các sách Khôn ngoan (Wisdom of Solomon), 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees) và Ba-rúc (Baruch) được viết hoàn toàn bằng tiếng Hy Lạp; một số câu trong sách Đa-ni-en (Daniel) (3,24-50.51-59 ; 13,1-64 ; 14,1-22.23-42) được viết bằng tiếng Hy Lạp.
    Sách Đa-ni-en (Daniel) là sách đặc biệt nhất về phương diện ngôn ngữ trong Cựu Ước v́ sách Đa-ni-en được viết bằng ba thứ tiếng Do Thái, Aram và Hy Lạp.

    4. Tiếng Hy Lạp
    Tiếng Hy Lạp nói ở đây là tiếng Hy Lạp cổ (Koine Greek), khác với tiếng Hy Lạp hiện đại. Tiếng Hy Lạp cổ là tiếng Hy Lạp được sử dụng trong khoảng từ thế kỷ 9 tCN đến thế kỷ 6 sCN. Tiếng Hy Lạp cổ là tiếng được dùng để viết đa số các sách Tân Ước.


    Năm 328 tCN Alexandros Đại Đế (Alexander the Great), vua của vương quốc (kingdom) Macedonia đôi khi cũng được gọi là đế quốc Macedonia (Macedonian Empire, 808–168 tCN), là một xứ phía Bắc Hy-lạp, đánh bại Hoàng đế Darius III của Đế quốc Ba Tư và sau đó Alexandros Đại đế đă chinh phục hầu hết các nước lớn trên thế giới, bắt đầu h́nh thành Thời kỳ Hy Lạp hoá trong lịch sử Hy Lạp.

    Alexandros Đại đế mong muốn biến tiếng Hy Lạp cổ trở thành ngôn ngữ chính thức trên khắp đế chế của ḿnh. Như là một hệ quả từ các cuộc chinh phục của Alexandros, ngôn ngữ Hy Lạp đă trở thành ngôn ngữ chung ở khu vực quanh phía đông Địa Trung Hải và ở Tiểu Á, trong đó có Do Thái cổ.

    Do Thái cổ bị Alexandros Đại Đế chinh phục vào năm 332 tCN. Từ đó tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ của chính quyền và dần dần tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ trong thương mại và trong học thuật.

    Đến năm 168 tCN, đế quốc La Mă (Roman Empire: 27 tCN – 476 sCN, Tây và 330–1453, Đông) đánh thắng Macedonia. Năm 63 tCN đế quốc La Mă tiến chiếm Do Thái cổ và sau đó Do Thái cổ trở thành một tỉnh của đế quốc La Mă.
    Ngôn ngữ của người La Mă là tiếng La-tinh. Về ngôn ngữ, đế quốc La Mă có hai vùng ngôn ngữ rơ rệt: phía Tây bán đảo Balkan dùng tiếng La-tinh nhưng phía Đông bán đảo Balkan lại dùng tiếng Hy Lạp cổ. Do Thái cổ nằm về phía Đông bán đảo Balkan nên dùng tiếng Hy Lạp cổ.
    Bán đảo Balkan là một vùng địa lư thuộc phía đông-nam châu Âu. Các quốc gia sau đây thường được xem là thuộc bán đảo Balkan: Albania, Bosna và Hercegovina, Bungary, Croatia, Montenegro, Hy Lạp, Cộng ḥa Macedonia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ (phần châu Âu).
    Đế quốc La Mă không có chủ trương biến tiếng La-tinh thành ngôn ngữ chính thức trên khắp đế chế của ḿnh như Macedonia đă mong muốn và đă làm với tiếng Hy Lạp cổ. Những người La Mă mà được nhận một nền giáo dục ưu tú, th́ lại học tiếng Hy Lạp như là một ngôn ngữ thơ ca, và hầu hết những người thuộc chính quyền đều có thể nói tiếng Hy Lạp.

    Thời Chúa Giêsu sinh sống tại miền Judea của Palestine là thời đế quốc La Mă cai trị Do Thái. Hy Lạp vẫn là ngôn ngữ học thuật của Do Thái trong những năm đế quốc La Mă cai trị Do Thái cổ.
    Đây là lư do v́ sao toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước đều được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trừ Phúc Âm Mát-thêu (Matthew) có một bản được viết bằng tiếng Aram, tuy trong thời gian Thánh Kinh Tân Ước được viết, từ năm 50 đến 100 sCN, Do Thái cổ bị đế quốc La Mă cai trị.

    5. Tiếng La-tinh
    Latinh, Latin (hay c̣n được viết là La Tinh hay La-tinh) là ngôn ngữ được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (c̣n gọi là La Mă). Nó có tầm quan trọng đặc biệt v́ là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mă. Tất cả các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman đều có nguồn gốc từ Latinh, và nhiều từ trong các ngôn ngữ hiện đại ngày nay như tiếng Anh đều dựa trên Latinh. Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có tính học thuật đều bắt nguồn từ Latinh (trong đa số trường hợp là thông qua tiếng Pháp). Hơn nữa, ở phương Tây, Latinh là một ngôn ngữ quốc tế (tiếng Ư: lingua franca), thứ tiếng dùng trong khoa học và chính trị trong suốt hơn một ngh́n năm, và cuối cùng bị thay thế bởi tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 18 và tiếng Anh vào cuối thế kỷ thứ 19. Latinh giáo hội vẫn c̣n là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma cho đến ngày nay, khiến nó trở thành ngôn ngữ quốc gia của nhà nước Vatican. Nhà thờ đă sử dụng Latinh làm ngôn ngữ nghi thức chính đến tận những năm 1960. Latinh cũng vẫn được dùng (chủ yếu lấy từ các gốc trong tiếng Hy Lạp) để đặt tên trong việc phân loại khoa học các vật thể sống.”

    Vào thời Thánh Jerome dịch bản Phổ Thông (405 sCN), bảng chữ cái của tiếng La-tinh chỉ có 23 mẫu tự sau đây:
    A B C D E F G H I K L M N O P Q R S T V X Y Z

    Từ thế kỷ V đến XV sCN, ba mẫu tự J, U và W mới được thêm vào. Đến cuối thế kỷ XV sCN, bảng chữ cái của tiếng La-tinh mới có 26 mẫu tự như sau:
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

    (C̣n tiếp)

  2. #12
    Member Dong Khanh 6's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    168

    Chúa Giêsu nói tiếng Aram?

    Trong phần viết về tiếng Aram, đăng trên post # 11, bác Truc Vo đă viết: “Aram là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Người sử dụng nhiều nhất…”

    Như mọi người đều biết Chúa Giêsu là một người Do Thái. Xin bác Truc Vo cho biết dựa vào tài liệu nào bác đă viết như đă nêu ở trên?

  3. #13
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Chúa Giêsu nói tiếng ǵ?

    Quote Originally Posted by Dong Khanh 6 View Post
    Trong phần viết về tiếng Aram, đăng trên post # 11, bác Truc Vo đă viết: “Aram là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Người sử dụng nhiều nhất…”

    Như mọi người đều biết Chúa Giêsu là một người Do Thái. Xin bác Truc Vo cho biết dựa vào tài liệu nào bác đă viết như đă nêu ở trên?
    Cám ơn T/V Đồng Khánh 6 đă nêu thắc mắc.
    Chắc bác đă quên nhấp chuột vào các chữ có màu xanh nhạt “Aram được Chúa Giêsu và các môn đệ Người dùng” trong phần nói về tiếng Aram trong post # 11 ở trên.

    Có nhiều nghiên cứu nêu rơ Chúa Giêsu nói tiếng Aram. Xin bác đọc bài viết “Language of Jesus” đăng trên bách khoa từ điển Ẃkipedia sau đây:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Language_of_Jesus

    (Link này đă được ẩn trong cụm từ “Aram được Chúa Giêsu và các môn đệ Người dùng” nói trên. Trong chủ đề này có rất nhiều links ẩn trong các cụm từ. Khi nào bác thấy có các chữ nào có màu như màu này th́ bác nhấp chuột vào cụm từ có màu lạ lạ đó để mở tài liệu tham khảo liên hệ.)

    Ngoài ra, trong ngày 26 tháng 5/2014 khi được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đă khẳng định Chúa Giêsu nói tiếng Aramaic, tức là tiếng Aram, như bài tường thuật sau đây đă nói rơ:

    Chúa Giêsu nói tiếng ǵ? Hebrew hay Aramaic?

    Wed, 28/05/2014 - 22:50
    Tác giả: Jos. Tú Nạc, NMS



    Hôm thứ Hai, 26 tháng 5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có cuộc trao đổi với Đức Thánh Cha Phanxicô về việc Chúa Jesus có thể đă nói ngôn ngữ nào cách đây 2 thiên niên kỷ.

    “Chúa Giêsu đă ở đây, ở vùng đất này. Người nói tiếng Hebrew,” ông Netanyahu nói với Đức Thánh Cha Phanxicô Phanxicô, tại một cuộc họp công khai ở Jerusalem mà vị nguyên thủ của Israel đă đưa ra một sự liên đới chặt chẽ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo.

    “Aramaic,” Đức Thánh Cha cắt ngang.

    “Người nói tiếng Aramaic, nhưng Người biết tiếng Do Thái,” ông Netanyahu phản bác lại.

    Sự tồn tại của Chúa Jesus đă được thừa nhận rộng răi, mặc dù các chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Người vẫn c̣n gây nhiều tranh căi.

    Câu trả lời là:

    Aramaic có thể là ngôn ngữ mẹ đẻ của Chúa Jesus.

    Tiếng Hebrew được dùng trong các câu hỏi học thuật.

    Chúa Giêsu có thể biết một chút tiếng Hy Lạp, nhưng có lẽ không thông thạo lắm.

    Giáo sư ngôn ngữ học Israel Ghil'ad Zuckermann nói với Reuters rằng cả hai, ông Netanyahu, con trai của một sử gia Do Thái phân biệt, và Đức Thánh Cha, lănh đạo tinh thần của 1,2 tỷ người Công giáo trên thế giới, cùng có một điểm.

    “Chúa Giêsu là người nói tiếng Aramaic bản địa,” ông nói về ngôn ngữ Semitic phần lớn không c̣n tồn tại liên quan chặt chẽ với tiếng Hebrew. “Tuy nhiên, Người biết tiếng Do Thái, v́ có tác phẩm tôn giáo hiện c̣n bằng tiếng Do Thái.”

    Cả Đức Thánh Cha và Thủ tướng Israel đều đúng, Tiến sỹ Sebastian Brock, chuyên gia về tiếng Aramaic tại Đại học Oxford, nói.

    Tuy thế, việc ông Netanyahu làm rơ thông tin cũng rất quan trọng. Hebrew là ngôn ngữ của giới học giả và kinh sách, nhưng ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của Chúa Giêsu có lẽ là Aramaic.

    Zuckermann nói rằng trong thời Chúa Giêsu, tiếng Do Thái được nói bởi các tầng lớp thấp hơn – “Tầng lớp mà Chúa Giêsu phục vụ.”

    Tú Nạc

    Nguồn bài viết “Chúa Giêsu nói tiếng ǵ? Hebrew hay Aramaic?”:
    http://www.thanhlinh.net/node/71003

    Đài BBC cũng đă tường thuật về việc trao đổi giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề “Chúa Jesus nói tiếng ǵ?” ở đây:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...jesus_language

  4. #14
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    II. Các bản dịch cổ của Thánh Kinh Do Thái
    Bản chính của Thánh kinh Cựu Ước đă mất từ đời nào không rơ, người ta nói rằng đă bị cháy khi đền thờ Giêrusalem, First Temple, bị vua Nebuchadnezzar II của đế quốc Tân Babylon đốt cháy vào năm 587 tCN.

    1.Nguyên bản tiếng Do Thái của Thánh Kinh và bản Masoretic Text
    Nguyên văn các bản Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ đầu tiên đă được viết chỉ với 22 kư tự của bản chữ cái tiếng Do Thái cổ, và chỉ gồm có các phụ âm. Sau đây là h́nh chụp một trang Kinh Thánh Nguyên Ngữ Do Thái trong trang mạng của Thánh Kinh Việt Ngữ (Xin nhớ trong khung chữ nhật bên phải hăy đổi từ “Hiệu Đính” sang “Nguyên Ngữ”):


    Sách Sáng Thế Kư, chương 1, từ câu 1 đến câu 10 trong Kinh Thánh nguyên ngữ Do Thái.

    V́ không có nguyên âm bao gồm trong nguyên văn, người Do Thái phải ghi nhớ cách đọc và ư nghĩa của mỗi câu. Người đọc phải có kiến thức và kinh nghiệm th́ mới đọc đúng ư bản văn Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ.
    Cũng giống tiếng Việt khi không có dấu th́ khó mà đọc và đọc đúng ư người viết muốn nói. Khi bỏ thêm các dấu hỏi, ngă, sắc, huyền, nặng và thêm các nguyên âm ô, ơ, ư, ă, â, ê v.v… th́ cách đọc và ư nghĩa của câu viết tiếng Việt mới được xác định rơ ràng, không thể nhầm lẫn!

    Sau đây là kư tự của 22 chữ cái, chỉ là các phụ âm, trong bảng chữ cái tiếng Do Thái cổ:


    Để thống nhất cách đọc Kinh Thánh, các học giả Do Thái giáo được gọi là Masorites (do chữ massora có nghĩa là truyền thống) tạo ra một hệ thống nguyên âm gồm các dấu chấm và dấu gạch ngang, và thêm các nguyên âm này vào các bản văn Kinh Thánh tiếng Do Thái nguyên bản. Các nguyên âm được dùng để hệ thống hóa cách phát âm, tức cách đọc bản văn Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ.

    Kư tự của 12 nguyên âm được dùng để hệ thống hóa cách phát âm Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ theo các Masorites như sau:


    Sau đây là một câu Kinh Thánh, câu 9 chương 1 của sách Sáng thế, (Genesis 1:9): “And God said: ‘Let the waters under the heaven be gathered together unto one place, and let the dry land appear.’ And it was so." theo bản Masoretic Text với đầy đủ nguyên âm, phụ âm và điểm nhấn nhá theo cách làm của các Masorites:


    Câu (Genesis 1:9) của bản Masoretic Text với các phụ âm, nguyên âm và các điểm nhấn nhá.

    Nếu bạn đọc so sánh với câu số 9 chương 1 của sách Sáng thế trong Kinh Thánh Nguyên Ngữ Do Thái (đă cho trong trang mạng của Thánh Kinh Việt Ngữ ở trên), bạn đọc sẽ nhận thấy có sự khác biệt giữa bản văn nguyên ngữ Do Thái và bản văn Masoretic Text rất rơ rệt.

    Xin lưu ư là tiếng Do Thái được đọc từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Lấy ra bốn chữ đầu, bên trái kề sát với số 9, của câu (Genesis 1:9) theo bản văn Masoretic Text ở trên để phân biệt cho rơ như sau:


    Các chữ màu đen là các phụ âm trong nguyên bản, các chấm tṛn và vạch ngang màu đỏ là các nguyên âm được thêm vào bên trên, bên dưới hay bên trong các phụ âm, các kư hiệu màu xanh là các điểm nhấn nhá lên bổng xuống trầm để dùng khi ngâm đọc (cantillation) Kinh Thánh trong các hội đường.

    Bản văn đă được các Masorites chọn lựa rồi thêm các nguyên âm và các điểm nhấn nhá được gọi là bản Masoretic Text, kư hiệu là MT.
    Bản Masoretic Text này được bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ VI sCN và hoàn thành vào thế kỷ thứ X sCN do các học giả Do Thái giáo tại các học viện Talmudic, hay Tamud, ở Babylon và Jerusalem, trong một nỗ lực t́m cách nhuận sắc và tiêu chuẩn hóa các bản văn Kinh Thánh tiếng Do Thái nguyên bản.

    Các học viện Talmudic là những trung tâm học thuật của người Do Thái ở Babylon trong khoảng 589 - 1038 sCN. Mục đích của họ không phải để giải thích ư nghĩa của Kinh Thánh, nhưng để truyền cho các thế hệ tương lai nguyên văn lời đích thực của Thiên Chúa. Để đạt mục đích này họ tập hợp các bản thảo viết tay và bất cứ điều ǵ được truyền khẩu bằng miệng có sẵn cho họ vào lúc bấy giờ. Các Masorites so sánh tất cả văn bản Kinh Thánh họ có trong tay trong nỗ lực tạo lập một bản văn chuẩn và đồng nhất. Trong bản Masoretic Text, các Masorites tỉ mỉ tập hợp, hệ thống hóa, và thêm vào các nguyên âm để giúp phát âm chính xác. Ngoài ra, dấu hiệu nhấn nhá và tạm dừng cũng đă được thêm vào bản văn Kinh Thánh để tạo điều kiện đọc sách Kinh Thánh chính xác nơi các hội đường. Trong số các Masorites, có công nhiều nhất trong việc xây dựng bản Masoretic Text là Aaron ben Moses ben Asher, là người đă viết bản Aleppo Codex, sẽ được nói đến trong Bài 4, “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh”.

    “Khi hệ thống hóa cuối cùng của mỗi đoạn đă được hoàn tất, các Masoretes không chỉ đếm và ghi tổng số câu, từ, và chữ cái trong mỗi đoạn mà c̣n ghi thêm trong mỗi từ chữ cái nào là chữ ở giữa từ, trong mỗi câu từ nào là từ ở giữa câu, và trong mỗi đoạn câu nào là câu ở giữa đoạn. Bằng cách ghi chép cẩn thận như thế, bất kỳ sự sửa đổi nào xảy ra trong tương lai cũng có thể được phát hiện.” (Trích từ Masoretic Text – Encyclopedia Britannica)

    Do cách làm như trên nên các trang bản thảo của bản Masoretic Text có rất nhiều ghi chú.


    Bản Masoretic là kết quả của công việc của các Masorites cho thấy rằng mỗi từ và mỗi chữ cái trong Kinh Thánh đă được kiểm tra cẩn thận.

    Bản Masoretic Text chỉ chứa các sách Thánh Kinh Cựu Ước và chỉ có 39 sách sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Samuel, 2 Samuel, 1 Kings, 2 Kings, 1 Chronicles, 2 Chronicles, Ezra, Nehemiah, Esther, Job, Psalms, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Songs, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah và Malachi.

    Bản Masoretic Text được công nhận là bản quy điển Kinh Thánh của Do Thái giáo.

    Sau đây là h́nh chụp 10 câu đầu chương 1 của sách Sáng Thế, (Ge 1:1-10), theo bản văn Masoretic Text có bản dịch Anh ngữ đi kèm ở bên trái:

    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bản văn Masoretic Text có bản dịch Anh ngữ đi kèm ở đây. Bản văn Masoretic Text này đă được trích câu số 9 (Ge 1:9) và 10 câu (Ge 1:1-10) ở trên. Xin nhớ xử dụng các nút dùng để lật trang bên góc phải dưới cùng.


    2. Các bản thông dịch bằng tiếng Aram: Targum
    Như ở trên đă nói nhiều người Do Thái đă quên tiếng Do Thái sau khi từ nơi lưu đày Babylon về sau năm 538 tCN. Để cho số người Do Thái đă quên tiếng Do Thái này hiểu được Thánh Kinh Cựu Ước, trong các buổi lể phụng vụ, vị chủ tế đọc Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái và có người “thông dịch” chuyên nghiệp dịch ra tiếng Aram để mọi người đều hiểu. Cách dịch bằng miệng Thánh Kinh từ tiếng Do Thái sang tiếng Aram này được gọi là Targum. Từ Targum, số nhiều là Targumim, ám chỉ đến dịch và lập luận hay giải thích. Thay v́ dịch sát từng chữ th́ người thông dịch dịch rộng ra theo nghĩa mà người ta hiểu lúc đó, vừa dịch vừa giải thích những đoạn và những từ khó hiểu. Người “thông dịch” phải là người thuộc hội đoàn có tên là meturgeman, có nghĩa là “translator”, người thông dịch.

    Sách Nơ-khe-mi-a (Nehemiah) trong Cựu Ước, chương 8 từ câu 1 đến câu 8, (Nkm 8,1-8), đă mô tả một buổi lể phụng vụ có Targum như sau, phần tên tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn () là do chúng tôi thêm vào để bạn đọc tiện theo dơi:
    “1 Bấy giờ, muôn người như một, tụ họp ở quảng trường trước cửa Nước. Họ xin ông Ét-ra (Ezra) là kinh sư đem sách Luật Mô-sê (Moses) ra. Đó là Luật Đức Chúa đă truyền cho Ít-ra-en. 2 Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đă tới tuổi khôn. 3 Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đă tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật.
    4 Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đă đóng sẵn để dùng vào việc này. Bên cạnh ông, phía tay mặt, có các ông: Mát-tít-gia (Mattithiah), Se-ma (Shema), A-na-gia (Anaiah), U-ri-gia (Uriah), Khin-ki-gia (Hilkiah) và Ma-a-xê-gia (Maaseiah); phía tay trái, có các ông: Pơ-đa-gia (Pedaiah), Mi-sa-ên (Mishael), Man-ki-gia (Malchijah), Kha-sum (Hashum), Khát-bát-đa-na (Hashbaddanah), Dơ-khác-gia (Zechariah), Mơ-su-lam (Meshullam. 5 Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, v́ ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra th́ mọi người đứng dậy. 6 Bấy giờ ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: "A-men! A-men!" Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa. 7Các thầy Lê-vi là Giêsu-a (Jeshua), Ba-niv (Bani), Sê-rếp-gia (Sherebiah), Gia-min (Jamin), Ắc-cúp (Akkub), Sáp-thai (Shabbethai), Hô-đi-gia (Hodiah), Ma-a-xê-gia (Maaseiah), Cơ-li-ta (Kelita), A-dác-gia (Azariah), Giô-da-vát (Jozabad), Kha-nan (Hanan), Pơ-la-gia (Pelaiah), giải thích Lề Luật cho dân, trong khi dân vẫn đứng tại chỗ. 8 Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rơ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những ǵ các ông đọc.”


    Lúc đầu các Targumim không được phép chép thành bản văn. Về sau cách dịch bằng miệng này kéo dài một thời gian lâu dài rồi sau đó do được lập đi lập lại nhiều lần nên các h́nh thức bằng lời nói nhất định và các cụm từ nhất định đă trở thành cố định và cuối cùng được phép chép thành bản văn.
    Một số bản văn Targumim chép tay đă được xuất hiện sớm nhất là vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất sCN. Targumim được phép chép thành bản văn chỉ được công nhận một cách chính thức vào khoảng thế kỷ thứ 5 sCN.
    T́nh trạng và ảnh hưởng của các Targumim trở thành rơ rệt khoảng 70 sCN, khi các hội đường (synagogues) Do Thái là nơi thi hành phụng vụ thay thế cho The Second Temple (Ngôi Đền Thứ Hai, được xây dựng từ 538-515 tCN rồi vua Hê-rô-đê I xây lại 20sCN-64 sCN và bị đế quốc La Mă phá hủy vào năm 70 sCN.).

    Có một số Targumim c̣n được lưu truyền cho tới ngày nay; trong đó có hai Targumim nổi tiếng hơn cả là Targum Onkelous và Targum Jonathan Ben Uzziel.

    a. Targum Onḳelos hay Babylonian Targum: Targum về Ngũ Thư, tức các sách Sáng thế (Genesis), Xuất hành (Exodus), Lê-vi (Leviticus), Dân số (Numbers) và Đệ nhị luật (Deuteronomy) được chép đầu tiên là của tác giả Onkelous, bắt đầu chép trong thế kỷ thứ 2 sCN và được duy tŕ đến hết thế kỷ thứ 3 sCN.
    Targum Onkelous này có nguồn gốc từ Palestine, sau đó được chuyển qua Babylon tại đây nó được sửa lại và được nổi danh. Sau đó, có lẻ sau thế kỷ thứ 9 sCN, Targum này lại được đưa về Palestine để thay thế các Targumim tại đó. Targum Onkelous thông dịch Ngũ Thư theo nguyên ư rất đúng và rơ để người thường có thể hiểu được.

    b. Targum Jonathan Ben Uzziel: Targum có nguồn gốc từ Palestine về các sách tiên tri, tức Giô-suê (Joshua), Thủ lănh (Judges), Sa-mu-en (Samuel), Vua (Kings), I-sai-a (Isaiah), Giê-rê-mi-a (Jeremiah), Ê-dê-ki-en (Ezekiel) và 12 sách tiên tri nhỏ, được gọi là Targum của Jonathan Ben Uzziel, học tṛ của Hillel. Targum nầy được hoàn thành độ vào giữa Targum của Onkelos và các Targumim theo sau, nhưng cách giải nghĩa và mở rộng th́ không đúng ư bằng Targum Onkelous và không có sự tưởng tượng bằng các Targumim sau.
    Ngoài hai Targumim chính yếu nói trên c̣n có Pseudo-Jonathan Targum và the Samaritan Targum.

    Hiện nay, chỉ có người Do Thái ở nước cộng ḥa Yemen tiếp tục sử dụng Targumim trong phụng vụ và ngoài ra các Targumim này chỉ được một số rất ít các nhà nghiên cứu Thánh Kinh chuyên nghiệp t́m hiểu để xem vào thời cổ đại giới meturgeman đă giải thích Thánh Kinh như thế nào.

    Bạn đọc có thể đọc bản dịch Anh ngữ của Targum Onkelous và Targum Pseudo-Jonathan cho Ngũ Thư ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc bản dịch Anh ngữ của Targum Jonathan Ben Uzziel riêng cho sách Sáng thế (Genesis) ở đây.
    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 31-03-2015 at 01:08 AM.

  5. #15
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    3. Các bản dịch sang tiếng Hy Lạp: Bản Bảy Mươi
    Bản dịch sang tiếng Hy Lạp, Septuagint, tiếng Việt gọi là “Bản Bảy Mươi” hay bản LXX. Septuagint có gốc từ tiếng La-tinh “septuaginta” có nghĩa là bảy mươi.

    Trong thời vua của đế quốc Macedonia là Alexander Đại Đế và về sau, vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, tiếng Hy Lạp đă trở nên thông dụng trong khắp miền Địa Trung Hải (Mediterranean Sea). Rất nhiều cộng đồng Do Thái sống trong vùng nói tiếng Hy Lạp không c̣n đọc được nguyên văn Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Do Thái, đưa đến nhu cầu dịch Kinh Thánh ra tiếng Hy Lạp.

    Bản Septuagint lần đầu tiên được đề cập đến trong một bức thư của Aristeas (Letter of Aristeas) gởi anh trai của ḿnh là Philocrates vào khoảng thế kỷ thứ 2 tCN. Đây thực chất là những ǵ chúng ta được đọc về nguồn gốc của bản dịch Septuagint.

    Ptolemy II Philadelphus, là một ông vua Ai Cập (trị v́ 284-246 sCN) nổi tiếng trong việc bảo trợ văn học vào lúc ấy, đă thành lập một thư viện tại Alexandria là thư viện lớn nhất thế giới vào lúc đó. Demetrius, người thành Phalerum, thư viện trưởng thư viện Alexandria, đă thuyết phục vua Ptolemy II của Ai Cập làm phong phú thư viện với một bản sao của bộ sách thiêng liêng của người Do Thái, bộ Ngũ Thư, tức năm quyển sách thánh đầu tiên trong Cựu Ước mà người Do Thái gọi là “Torah” hay Lề Luật. Để tranh thủ sự chiếu cố của những người Do Thái, theo lời khuyên của Aristeas, một sĩ quan cận vệ hoàng gia, một người sinh ra tại Ai Cập và là một người vô thần, Ptolemy đă giải phóng 100.000 nô lệ Do Thái ở các nơi khác nhau của vương quốc Ai Cập của ḿnh. Sau đó ông đă gửi các đại biểu, trong đó có Aristeas, đến Giêrusalem để xin hỏi Eleazar, vị giáo chủ cao cấp nhất của người Do Thái ở Giêrusalem, cho ông một bản sao của bộ Ngũ Thư bằng tiếng Do Thái, và những người Do Thái có khả năng dịch sách này sang tiếng Hy Lạp.

    Sứ vụ đă thành công: một bản sao bộ Ngũ Thư tiếng Do Thái chép bằng chữ vàng trên các sách cuộn (scroll) bằng da tuyệt đẹp cùng với bảy mươi hai học giả người Do Thái, sáu từ mỗi bộ lạc trong 12 bộ lạc (xin xem bản đồ “Mười hai bộ lạc của Do Thái thời lập quốc”), đă đến Ai Cập để thực hiện mong muốn của nhà vua. Các học giả người Do Thái này được nhà vua chiêu đăi trọng thể. Bảy mươi hai học giả người Do Thái đă nhận được vinh dự lớn lao và trong thời gian bảy ngày tất cả mọi người Ai Cập ngạc nhiên bởi sự khôn ngoan họ đă thể hiện khi trả lời bảy mươi hai câu hỏi mà họ đă được hỏi.

    Vua Ptolemy II đưa họ vào ở biệt lập trên đảo Pharos (một ḥn đảo nổi tiếng nhờ chiếc hải đăng của nó), nơi họ bắt đầu công việc dịch Ngũ Thư, giúp nhau và so sánh lẫn nhau bản dịch của ḿnh.

    Vào cuối bảy mươi hai ngày, việc dịch thuật của họ đă được hoàn thành. Bản dịch này được đọc với sự hiện diện của các giáo sĩ Do Thái, các hoàng tử, và nhiều người tụ tập tại Alexandria, tất cả những người này công nhận và khen ngợi bản dịch phù hợp hoàn hảo với bản gốc Ngũ Thư tiếng Do Thái. Nhà vua rất hài ḷng với công tŕnh dịch thuật này và đă đưa bộ Ngũ Thư bằng tiếng Hy Lạp này vào thư mục của thư viện Alexandria.

    Các dịch giả này sau đó được cho là đă nhận được nhiều phần thưởng phong phú từ vua Ptolemy II, và những người dịch giả Do Thái được ghi nhận đă yêu cầu cho họ quyền có được bản sao của phiên bản họ đă dịch.

    Sau bộ Ngũ Thư (Torah), các sách khác trong Cựu Ước cũng được dịch sang tiếng Hy Lạp qua 2-3 thế kỷ tiếp theo. Không phải là hoàn toàn rơ ràng các sách khác này đă được dịch khi nào, hoặc nơi nào, một số thậm chí có thể đă được dịch hai lần, vào các phiên bản khác nhau, và sau đó sửa đổi. Bản dịch các sách khác trong Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp này về sau cũng được gọi chung là bản Bảy Mươi.

    Các bản dịch Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp bắt đầu vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và được hoàn thành khoảng 132 tCN, ban đầu ở Alexandria, nhưng trong khoảng thời gian đó việc dịch thuật cũng đă xăy ra ở nhiều nơi khác nữa.

    Bản Bảy Mươi là cơ sở cho các bản dịch Old La-tinh, Slave, Syriac, Old Armenia, Gruzia và phiên bản Old Coptic của Kitô giáo Cựu Ước sau này.

    Bản Bảy Mươi Septuagint chỉ chứa các sách Thánh Kinh Cựu Ước và có 55 sách sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, Kings (Samuel) I, Kings (Samuel) II, Kings III, Kings IV, Paralipomenon (Chronicles) I, Paralipomenon (Chronicles) II, Esdras I, Esdras II (Ezra), Nehemiah, Psalms of David, Prayer of Manasseh, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Solomon, Job, Wisdom of Solomon, Wisdom of the Son of Sirach, Esther, Judith, Tobit, Hosea, Amos, Micah, Joel, Obadiah, Jonah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah, Malachi, Isaiah, Jeremiah, Baruch, Lamentations of Jeremiah, Epistles of Jeremiah, Ezekial, Daniel, Song of the Three Children, Susanna, Bel and the Dragon, I Maccabees, II Maccabees, III Maccabees, IV Maccabees và Psalms of Solomon.

    Sau đây là h́nh chụp 5 câu đầu chương 1 của sách Sáng Thế, (ΓΕΝΕΣΙΣ 1:1-5), theo Bản Bảy Mươi:

    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bản văn Septuagint có bản dịch Anh ngữ đi kèm ở đây.

    4. Các bản dịch sang tiếng Syriac - Bản Peshitta
    Như đă nói ở trên tiếng Syriac là từ được dùng để mô tả tiếng Aram của các cộng đồng Kitô giáo bản địa ở phía đông bắc Syria, Iraq, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây bắc Iran và Saint Thomas Kitô hữu ở Ấn Độ vào thời Cựu và Tân Ước. Các bản dịch sang tiếng Syriac cần lưu ư gồm bản Diatessaron, các bản Syriac cổ và bản Peshitta.

    a. Bản Diatessaron
    Diatessaron, là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "thông qua bốn Tin Mừng”; bản Diatessaron là một tổng hợp của 4 sách Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an. Nói cách khác chỉ có 4 sách Tin Mừng trên hợp chung lại thành một sách duy nhất là Diatessaron. Diatessaron được dịch bởi Tatian, một nhà thần học người gốc Syria, khoảng năm 170 sCN. Đây là bản dịch cổ nhất trong các bản dịch sang tiếng Syriac. Bản văn bản gốc của Diatessaron đă bị mất; chỉ c̣n các trích dẩn của Thánh Ephrem, một vị thánh gốc Syria.

    b. Các bản Syriac cổ
    Các bản Syriac cổ (Old Syriac) c̣n được gọi theo tiếng Syriac là Evangelion Dampharshe, có nghĩa là "Tin Mừng của các PhúcÂm riêng rẽ" (Không phải là một tổng hợp của 4 sách Tin Mừng, như Diatessaron). Evangelion Dampharshe chỉ chứa bốn sách Phúc âm. Các bản Syriac cổ đă được thực hiện khoảng giữa cuối thế kỷ thứ hai và đầu thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên do một số dịch giả. Thay v́ là các bản dịch sát theo nghĩa đen, đây là các bản dịch thoát theo ư từ tiếng Hy Lạp. Bản văn gốc của bản Syriac cổ đă bị mất; tuy nhiên ngày nay vẫn c̣n lại 2 bản sao chép tay là bản Sinaiticus và bản Curetonianus; cả hai hiện đang được lưu giử tại Thư Viện Anh Quốc.

    c. Bản Peshitta
    Từ Peshitta có nghĩa là “đơn giản” hoặc “rơ ràng”. Peshitta không phải là một bản dịch mới; nó chỉ là bản hiệu đính của các bản Syriac cổ. Đây là một "phiên bản tiêu chuẩn" trong bối cảnh có nhiều bản văn Syria cổ khá khác biệt.

    Peshitta do Giám mục Rabbula ở thành phố cổ Edessa (nay là Şanlıurfa hay Urfa, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ) thực hiện vào khoảng đầu thế kỷ 5 sCN.

    Khác với các bản Syriac cổ chỉ chứa có 4 sách Tin Mừng, lúc đầu Peshitta chỉ chứa 22 sách Tân Ước có trong quy điển của Công giáo. Peshitta chỉ không có 5 sách: 2 Phê-rô, 2 Gio-an, 3 Gio-an, Giu-đa và Khải huyền như Công giáo. Về sau 5 sách thiếu này được Thomas of Harqel thêm vào trong bản Harklean Version (616 sCN). Peshitta chứa đầy đủ các sách Cựu Ước, có cả các sách đệ nhị quy điển.

    Ngày nay vẫn c̣n 350 bản chép tay Peshitta gốc và Giáo hội Chính Thống Syria vẫn c̣n dùng sách này trong phụng vụ.

    “Bản Sy-ri” là từ mà Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đôi lúc tham chiếu trong các chú thích của các sách Thánh Kinh là bản Peshitta này.

    Bản Peshitta (tiếng Syriac, hay Aram), bản Septuagint (tiếng Hy Lạp) và bản Vulgate (tiếng La-tinh) là ba bản dịch nổi tiếng và xưa nhất của Thánh Kinh.

    Sau đây là h́nh chụp 4 câu đầu chương 1 của Phúc âm theo Thánh Mát-thêu, (Mathew 1,1-4), theo bản Syriac Peshitta:

    Bạn đọc có thể “xem” 27 sách Tân Ước theo bản Syriac Peshitta ở đây.

    Bạn đọc có thể “xem” và đọc Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, chương 28 từ câu 1 đến câu 20, (Mát-thêu 28,1-20), theo bản “Aramaic Peshitta” của Chính Thống Giáo Đông Phương, bản “King James Version” của Anh Giáo và “Vietnamese (1934)” của Tin Lành Việt Nam, theo đường link sau đây:
    http://newchristianbiblestudy.org/bi...34/matthew/28/


    Trích ra từ bản so sánh Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, chương 28 từ câu 19 đến câu 20 theo 3 bản “Aramaic Peshitta”, bản “King James Version” và bản “Vietnamese (1934)” nêu ở trên:

    (Mat-thêu 28, 19-20) theo bản Aramaic Peshitta:
    (19) ܙܠܘ ܗܟܝܠ ܬܠܡܕܘ ܟܠܗܘܢ ܥܡܡܐ ܘܐܥܡܕܘ ܐܢܘܢ ܒܫܡ ܐܒܐ ܘܒܪܐ ܘܪܘܚܐ ܕܩܘܕܫܐ ܀
    (20) ܘܐܠܦܘ ܐܢܘܢ ܕܢܛܪܘܢ ܟܠ ܡܐ ܕܦܩܕܬܟܘܢ ܘܗܐ ܐܢܐ ܥܡܟܘܢ ܐܢܐ ܟܠܗܘܢ ܝܘܡܬܐ ܥܕܡܐ ܠܫܘܠܡܗ ܕܥܠܡܐ ܐܡܝܢ ܀ ܀ ܀

    (Mat-thêu 28, 19-20) theo bản King James Version:
    (19) Go ye therefore, and teach all nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Ghost:
    (20) Teaching them to observe all things whatsoever I have commanded you: and, lo, I am with you alway, even unto the end of the world. Amen.


    (Mat-thêu 28, 19-20) theo bản Vietnamese (1934):
    (19) Vậy, hăy đi dạy dỗ muôn dân, hăy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ,
    (20) và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đă truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.


    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 02-04-2015 at 09:36 AM.

  6. #16
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    5. Các bản dịch sang tiếng La-tinh - Bản Vulgate
    a. Bản Vetus Latina
    Kinh Thánh bắt đầu được dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La-tinh dường như vào thế kỷ thứ hai sCN ở Bắc Phi.
    “Không có bản chép tay trọn bộ nào bằng tiếng La-tinh c̣n tồn tại đến ngày nay. Nhiều phần riêng lẻ của Kinh Thánh được dịch ra tiếng La-tinh, gọi là bản Vetus Latina, hoặc bản dịch tiếng La-tinh cổ. Dựa vào những phần c̣n lưu giữ, cũng như các phần trích của nhiều nhà văn thời xưa, người ta nhận thấy dường như đây không phải là một bản dịch Kinh Thánh trọn bộ, mà là bản dịch của một số dịch giả độc lập vào những thời điểm và nơi chốn khác nhau. V́ vậy, bản Vetus Latina không phải là một bản dịch trọn bộ, nhưng đúng hơn là tập hợp các bản dịch từ tiếng Hy Lạp”. (Trích từ “Ngôn ngữ có thể chết nhưng Kinh Thánh vẫn sống”.)
    Bản Vetus Latina được dịch theo bản Hy Lạp Septuagint.

    Trong bài viết “Kinh Thánh” ở mục “VIII. Bản La-tinh”, Nguyễn Thiên Ư viết:
    “Bản Tân Cựu Ước Bắc Phi dùng ngôn ngữ địa phương của các tỉnh nhỏ nên những người nói tiếng La-tinh ở tại kinh thành La-mă đều không hiểu. V́ vậy, trong thế kỷ IV, bản này được sửa lại ở Ư-đại-lợi nên gọi là bản Itala.”.

    b. Bản Phổ Thông của Thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome)
    Bản Phổ Thông Vulgata, hay Vulgate, là bản dịch Kinh Thánh sang tiếng La-tinh của Thánh Jerome.

    Trong bài viết “Nên đọc bản dịch Kinh Thánh nào?” ở phần “Bản Dịch Tiếng La-tinh”, LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng viết:
    “Trong thời đế quốc La Mă (Roman Empire) tiếng La-tinh đă là ngôn ngữ thông dụng. Một vài sách trong Kinh Thánh đă được dịch qua tiếng La-tinh, nhưng thiếu đồng nhất và nhiều sơ sót. Do đó, năm 382, Đức Giáo Hoàng Damasus I đă “sai” Thánh Jerome, (tiếng Việt có người phiên âm là Giê-rô-ni-mô, có lẽ theo tiếng Tây Ban Nha) nghiên cứu và dịch toàn bộ Kinh Thánh qua tiếng La-tinh.
    Thánh Jerome đă phải làm việc ṛng ră trong hơn 20 năm. Tương truyền rằng có khi ngài đă xử dụng một căn hầm ngay dưới nền nhà thờ nơi Chúa sinh ra ở Bethlehem để dịch thuật. Thánh nhân đă xử dụng bản Cựu Ước tiếng Do Thái, bản Hi Lạp Septuagint, những bản đă được dịch qua tiếng La-tinh. Phần Tân Ước, Ngài đă dịch từ nguyên bản tiếng Hi Lạp.
    Công tŕnh dịch thuật của Thánh Jerome đă hoàn tất vào năm 405 và bản dịch này được gọi là Vulgata, “the Common Version” (Bản dịch Thông Dụng). Kể từ đó bộ Kinh Thánh Vulgata đă được xử dụng chính thức trong giáo hội Công Giáo. Năm 1546, trước những cao trào cải cách (Reformation) và dịch thuật Kinh Thánh khác, các nghị phụ trong công đồng Trent đă tuyên dương Thánh Jerome và tái xác định sự chính thức của bộ Vulgata trong giáo hội Công Giáo Roma”.


    Với phần Cựu Ước, Thánh Jerome dịch trực tiếp từ 39 sách trong Kinh Thánh nguyên ngữ Do Thái sang tiếng La-tinh. Với các sách Cựu Ước không có trong bản nguyên ngữ Do Thái, Thánh Jerome dịch Tobit và Judith từ các bản tiếng Aramaic và dịch phần thêm vào cho sách Esther từ bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp. Từ bản Theodotion bằng tiếng Hy Lạp, Thánh Jerome dịch cho phần thêm vào cho sách Daniel. Những sách khác trong Cựu Ước như Baruch, Wisdom of Solomon, Ecclesiasticus, 1 Maccabees và 2 Maccabees, 3 Esdras và 4 Esdras, lời nguyện của Manasses, Thánh Vịnh 151, và Laodiceans, Thánh Jerome dùng lại các sách trong Vetus Latina sau khi đă được Ngài hiệu chỉnh.

    Bản Vulgate chứa 46 sách Thánh Kinh theo Quy Điển Cựu Ước của Giáo Hội Công Giáo La Mă sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Samuel, 2 Samuel, 1 Kings, 2 Kings, 1 Chronicles, 2 Chronicles, Ezra, Nehemiah, Tobit, Judith, Esther, Job, Psalms, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Solomon, Wisdom, Ecclesiasticus, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Baruch, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah, Malachi, 1 Maccabees và 2 Maccabees.

    Trong phần phụ lục Bản Phổ Thông c̣n có 7 sách là 3 Esdras, 4 Esdras, The Rest of Esther, Song of the Three Holy Children, History of Susanna, Bel and the Dragon và Prayer of Manasses; các sách này được giáo hội Công Giáo liệt vào các ngụy thư (apocrypha) của Cựu Ước. Thực ra trong phần phụ lục Bản Phổ Thông có 14 sách: 7 sách ngụy thư vừa nêu và 7 sách Đệ Nhị Quy Điển (Deuterocanonical books) là Tobit, Judith, Wisdom, Ecclesiasticus, Baruch, 1 Maccabees và 2 Maccabees. Các sách Đệ Nhị Quy Điển này về sau được đưa vào Quy Điển do Công Đồng Tren-tô (Trent 1545 -1563).

    Bản Vulgate c̣n chứa 27 sách Thánh Kinh theo Quy Điển Tân Ước của Giáo Hội Công Giáo La Mă sau đây: Matthew, Mark, Luke, John, Acts, Romans, 1 Corinthians, 2 Corinthians, Galatians, Ephesians, Philippians, Colossians, 1 Thessalonians, 2 Thessalonians, 1 Timothy, 2 Timothy, Titus, Philemon, Hebrews, James, 1 Peter, 2 Peter, 1 John, 2 John, 3 John, Jude và Revelation.

    Như đă viết trong phần tiếng Hy Lạp, các bản gốc của toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước đều được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trừ Phúc Âm Mát-thêu (Matthew) có một bản được viết bằng tiếng Aram, tuy trong thời gian Thánh Kinh Tân Ước được viết, từ năm 50 đến 100 sCN, Do Thái cổ bị đế quốc La Mă cai trị. Thánh Jerome đă dịch Thánh Kinh Tân Ước sang tiếng La-tinh trực tiếp từ các bản gốc tiếng Hy Lạp này.

    Sau đây là 5 câu đầu chương 1 của sách Sáng Thế, (Genesis 1:1-5), theo Bản Vulgate bằng tiếng La-tinh:

    (1) In principio creavit Deus caelum et terram
    (2) Terra autem erat inanis et vacua et tenebrae super faciem abyssi et spiritus Dei ferebatur super aquas
    (3) Dixitque Deus fiat lux et facta est lux
    (4) Et vidit Deus lucem quod esset bona et divisit lucem ac tenebras
    (5) Appellavitque lucem diem et tenebras noctem factumque est vespere et mane dies unus


    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bản văn Vulgate bằng tiếng La-tinh có bản dịch Anh ngữ đi kèm: Cựu Ước ở đâyTân Ước ở đây.

    c. Bản Sixtine Clementine
    Công Đồng Trent tuy thừa nhận bản Phổ Thông của Thánh Jerome, nhưng cùng lúc ấy, Công Đồng cũng đề nghị chỉnh sửa bản dịch này. Năm 1590, bản chỉnh sửa của chính Giáo hoàng Sixtus V bắt đầu được in. Bản Sixtus có quá nhiều lỗi và không được cho phép lưu hành.
    Năm 1592 dưới thời Giáo hoàng Clement VIII, bản Phổ Thông của Thánh Jerome lại được chỉnh sửa một lần nữa, gọi là bản Sixtine Clementine. Bản Sixtine Clementine Vulgate vẫn là văn bản Kinh Thánh La-tinh chính thức của Giáo hội Công giáo La Mă cho đến cuối thế kỷ 20, khi bản Nova Vulgata đă được ban hành.


    Sixtine Clementine Vulgate, ấn bản 1714.

    d. Bản Tân Phổ Thông
    Năm 1965 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm một ủy ban để xem xét lại các bản Vulgate.
    Năm 1979, sau nhiều thập kỷ chuẩn bị, bản Tân Phổ Thông (Nova Vulgata) đă được công bố và ban hành như là phiên bản tiếng La-tinh chính thức của Giáo hội Công giáo theo Tông hiến Scripturarum Thesaurus do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành.

    “Lần hiệu đính quan trọng mới đây (xuất bản năm 1979) đă thay đổi khá nhiều bản văn này, dựa trên những thành quả mới nhất của khoa phê b́nh bản văn, nhằm t́m lại dạng văn gần nhất với bản văn đă được biên soạn (việc sao chép trong quá khứ đă cho ra nhiều dị bản). Và bản hiệu đính mới này (Nova Vulgata) được dùng làm cơ sở để soạn lại các sách phụng vụ.”, (Trích từ ”Cách phiên âm của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ” - Nguyễn thị Sang.)

    Năm 2001, Giáo hội Công giáo La Mă thông báo rằng Nova Vulgata là bản Kinh Thánh chính thức của Giáo hội.

    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bản văn Nova Vulgata bằng tiếng La-tinh: Cựu Ước ở đâyTân Ước ở đây.

    (C̣n tiếp)

  7. #17
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    III. Các bản dịch Anh ngữ của Thánh Kinh
    Theo tự điển bách khoa Wikipedia th́ từ năm 1380 đến năm 2014 có tất cả 101 bản dịch Anh ngữ trọn bộ Kinh Thánh, gồm cả Cựu Ước và Tân Ước. Trong tài liệu này chúng tôi chỉ xin tŕnh bày sơ lược 7 bản dịch Anh ngữ nổi tiếng nhất, gồm 3 bản dịch của Tin Lành và 4 bản dịch của Công Giáo.

    1. Các bản dịch Anh ngữ của Hội Thánh Tin Lành
    a. Bản dịch của John Wycliffe (1382)
    John Wycliffe là một nhà triết học người Anh, là nhà thần học, nhà giảng đạo. Ông tốt nghiệp ở Oxford và sau đó giảng dạy thần học ở đại học Oxford vào năm ông 30 tuổi. Ông sinh khoảng năm 1320 và mất năm 1384.

    Trước năm 1382, là năm bản dịch Kinh Thánh của John Wycliffe xuất hiện, tuyệt đại đa số người nói tiếng Anh ở Anh cũng như ở Mỹ đều không đọc được Kinh Thánh, v́ vào lúc bấy giờ chỉ có bản dịch Kinh Thánh viết bằng tiếng La-tinh của Thánh Jerome là được phép lưu hành và tiếng La-tinh th́ chỉ có các giáo sĩ mới biết đọc. John Wycliffe chủ trương mọi người phải có cơ hội tự ḿnh đọc được Kinh Thánh nên ông và các cọng sự dịch bản Kinh Thánh viết bằng tiếng La-tinh của Thánh Jerome sang tiếng Anh. John Wycliffe, vốn là người theo Thiên Chúa Giáo La Mă, nhưng lại chủ trương tách rời quyền lực thế tục và tôn giáo, không công nhận quyền lănh đạo của Giáo Hoàng. Wycliffe thường được gọi là Sao Mai của Cải Cách, "The Morning Star of the Reformation", bởi những giáo lư cải cách của ông là thách thức lớn đầu tiên với Giáo hội Công giáo La Mă, nó đă làm dấy lên phong trào Lollard, một trong những tiền thân của Tin Lành.

    John Wycliffe và những người bạn lập ra một nhóm để dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh. Công việc này mất khoảng 20 năm. John Wycliffe đă hoàn thành bản dịch của ông trực tiếp từ bản Phổ Thông Vulgate sang tiếng tiếng Anh, nay được gọi là Kinh Thánh Wycliffe (Wycliffe’s Bible). Có thể là cá nhân ông dịch các sách Phúc Âm của Mát-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark), Lu-ca (Luke) và Gio-an (John). Có thể ông đă dịch toàn bộ Tân Ước, trong khi các cộng sự của ông như Nicholas of Hereford, John Purvey và John Trevisa đă dịch Cựu Ước. Khoảng năm 1382, trước khi ông Wycliffe qua đời (năm1384) hai năm, bản dịch trọn bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Anh đă được nhóm Wycliffe phát hành.

    Sau khi John Wycliffe mất, nhóm của ông như John Purvey, Nicholas of Hereford và John Trevisa đă cho phát hành các phiên bản bổ sung có cập nhật vào các năm 1388 và 1395.
    Năm 1731 bản in đầu tiên in bằng máy in của bản dịch Kinh Thánh của John Wycliffe đă được thực hiện bởi John Lewis, nhưng chỉ có phần Tân Ưóc. Năm 2001 bản in của toàn bộ Kinh Thánh của John Wycliffe đă được thực hiện bởi Terence P. Noble.

    Vào khoảng năm 1382, máy in chưa được phát minh (Gutenberg 1398-1468, người Đức, phát minh ra máy in vào những năm 1450), nên mỗi bản Kinh Thánh Wycliffe được sao chép tỉ mỉ bằng tay, công việc này có thể mất mười tháng cho mỗi bản Kinh Thánh!
    Năm 1534, vua Anh Quốc là Henry VIII đă đưa nước Anh tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mă và thành lập Anh Giáo. Từ đó những người theo Anh Giáo muốn dịch Kinh Thánh được tự do phổ biến các bản dịch của họ mà không cần phải xin phép (dấu ấn Nihil Obstat, không có trở ngại về tín lư, và Imprimatur, được phép in) của Giáo Hội Công Giáo La Mă.

    Như ở trên đă nói, John Wycliffe là Sao Mai của Cải Cách do những giáo lư cải cách của ông là thách thức lớn đầu tiên với Giáo hội Công giáo La Mă. Thêm vào đó, Kinh Thánh của John Wycliffe đă phát hành mà không được duyệt xét Nihil Obstat và Imprimatur của Giáo Hội Công giáo La Mă, nên Giáo hội kết án John Wycliffe. Ngày 4 tháng 5 năm 1415, Công Đồng Constance (1414 đến 1418) kết tội John Wycliffe là người dị giáo (heretic), ra lệnh tịch thu toàn bộ Kinh Thánh của John Wycliffe đem đi đốt và hài cốt của ông sẽ bị khai quật và đem đi đốt. Năm 1428 hài cốt của John Wycliffe đă bị khai quật, được đốt và tro của hài cốt của ông đă được răi xuống sông Swift, chảy qua thành phố Lutterworth của Anh quốc.

    Kinh Thánh Wycliffe tuy bị cấm đoán, bị tịch thu đem đốt, nhưng được một số người ưa chuộng cất dấu và bản chép tay Thánh Kinh Tân Ước của Wycliffe là thứ cực kỳ quư hiếm v́ nó là biểu tượng quan trọng nhất của trào lưu Tin lành ở Anh. Năm 2007 một bản chép tay Thánh Kinh Tân Ước của Wycliffe đă được rao bán với giá là 2.75 triệu đô la.


    Từ chữ I có màu xanh (khoảng giữa trang) trở xuống, các chữ có nghĩa như sau, theo English ở thế kỷ 14:
    (1) In the bigynnyng was the word, and the word was at God, and God was the word.
    (2) This was in the bigynnyng at God.
    (3) Alle thingis weren maad bi hym, and withouten (hym was maad no thing, that thing that was maad); phần in nghiêng trong () không có trong trang trên.

    Ấn bản New American Bible, Revised Edition (NABRE) 2011 dịch (Jn 1:1-3) như sau, theo English ở thế kỷ 21:
    (1) In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was God.
    (2) He was in the beginning with God.
    (3) All things came to be through him, and without him (nothing came to be).

    Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch các câu đầu của Tin Mừng theo Thánh Gio-an như sau:
    “(1) Lúc khởi đầu đă có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
    (2) Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
    (3) Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, (th́ chẳng có ǵ được tạo thành).”

    Việc làm sai trái của Giáo Hội Công Giáo La Mă đối với Wycliffe là một vết đen của của Giáo Hội. Thuở sinh tiền, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II (John Paul II) đă nhiều lần đưa ra các lời xin lỗi về các lỗi lầm của Giáo Hội Công Giáo La Mă với các việc làm của các Ṭa án Dị Giáo (Roman Inquisition) của Giáo Hội và nhiều lỗi lầm khác. Xin xem “List of apologies made by Pope John Paul II”.

    Kinh Thánh theo bản dịch của Wycliffe dựa theo bản viết tay năm 1382 chứa 48 sách Cựu Ước sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Kings, 2 Kings, 3 Kings, 4 Kings, 1 Paralipomenon, 2 Paralipomenon, 1 Esdras, 2 Esdras, 3 Esdras, Tobit, Judith, Esther, Job, Psalms, Proverbs, Ecclesiastes, Songes of Songes, Wisdom, Syrach, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Preier of Jeremye, Baruk, Ezechiel, Daniel, Osee, Joel, Amos, Abdias, Jonas, Mychee, Naum, Abacuk, Sofonye, Aggey, Sacarie, Malachie, 1 Machabeis và 2 Machabeis.

    Kinh Thánh theo bản dịch của Wycliffe dựa theo bản viết tay năm 1382 chứa 28 sách Tân Ước sau đây: Matheu, Mark, Luke, John, Dedis of Apostlis, Romaynes, 1 Corinthis, 2 Corinthis, Galathies, Effesies, Filipensis, Colosencis, 1 Thessalonycensis, 2 Thessalonycensis, 1 Tymothe, 2 Tymothe, Tite, Filemon, Ebrews, James, 1 Petre, 2 Petre, 1 Joon, 2 Joon, 3 Joon, Judas, Apocalips và Laodicensis.

    Kinh Thánh theo bản dịch của Wycliffe dựa theo bản in năm 2001 chứa 39 sách Cựu Ước sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Samuel, 2 Samuel, 1 Kings, 2 Kings, 1 Chronicles, 2 Chronicles, Ezra, Nehemiah, Esther, Job, Psalm, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Solomon, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah và Malachi.

    Kinh Thánh theo bản dịch của Wycliffe dựa theo bản in năm 2001 chứa 27 sách Tân Ước sau đây: Matthew, Mark, Luke, John, Acts, Romans, 1 Corinthians, 2 Corinthians, Galatians, Ephesians, Philippians, Colossians, 1 Thessalonians, 2 Thessalonians, 1 Timothy, 2 Timothy, Titus, Philemon, Hebrews, James, 1 Peter, 2 Peter, 1 John, 2 John, 3 John, Jude và Revelation.

    Bản dịch Kinh Thánh của Wycliffe dựa theo bản viết tay năm 1382 ở đây.
    Bản dịch Kinh Thánh của Wycliffe dựa theo bản in năm 2001 ở đây.

    b. King James Version (1611)
    Ấn bản King James Version (KJV), thường được gọi là Phiên Bản Ủy Quyền (Authorized Version) hoặc Kinh Thánh Vua James (King James Bible), là một bản dịch tiếng Anh của Kinh Thánh cho Anh Giáo được bắt đầu từ năm 1604 và hoàn thành vào năm 1611. Được xuất bản bởi King's Printer Robert Barker, đây là bản dịch sang tiếng Anh thứ ba đă được sự chấp thuận của Anh Giáo. Hai bản dịch khác cũng được Anh Giáo chấp thuận là ấn bản Great Bible xuất bản năm 1535 dưới thời vua Henry VIII và ấn bản Bishops' Bible xuất bản năm 1568.

    Năm 1604, vua James VI và I đă triệu tập Hội nghị Hampton Court nơi đă h́nh thành ư tưởng cho một phiên bản tiếng Anh mới để đáp ứng với các vấn đề về nhận thức của các bản dịch trước đó mà những người Thanh giáo (Puritans), một thành phần trong Anh Giáo, đă phát hiện và nêu ra. Vua James VI và I (sinh: 1566 - mất: 1625) là vua James VI (trị v́: 1567-1625) của Scotland và cũng là vua James I (trị v́: 1603-1625) của Anh (England) và Ai-len (Ireland). Vương quốc Anh (United Kingdom) ngày nay là liên hiệp gồm ba xứ nhỏ vào thời ấy là Scotland, Ireland và England.

    Vua James đă cho triệu tập 54 người để thành lập một ban dịch thuật, nhưng chỉ có bốn mươi bảy người tham dự vào dự án này; đa số các người này là các học giả của hai đại học Oxford và Cambridge và họ đều là các giáo sĩ của Anh Giáo.
    Ban dịch thuật được chia làm 6 nhóm: 2 nhóm cho đại học Oxford, 2 nhóm cho đại học Cambridge và 2 nhóm cho tu viện Westminster. Phần của mỗi dịch giả sẽ được chỉnh sửa bởi các thành viên khác trong nhóm, sau đó phần của mỗi dịch giả sẽ được thông qua trong các nhóm khác, và như vậy, cho đến khi một phiên bản hoàn chỉnh được chấp nhận.

    Về Tân Ước, bản dịch King James Version dựa chủ yếu vào các tài liệu được gọi là “văn bản được công nhận” (Textus Receptus). Textus Receptus là tên gọi chung của một số ấn bản Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp (printed Greek New Testament) xuất bản từ năm 1516 đến 1641 sau đây:
    Desiderius Erasmus (1466 – 1536) người Ḥa Lan với 5 ấn bản: 1516, 1519, 1522, 1527 và 1535.
    Robert Stephanus (1503 – 1559) hay Robert Estienne, người Pháp với 4 ấn bản: 1546, 1549, 1550 và 1551.
    Theodore de Beza (1519 – 1605) người Pháp với 4 ấn bản khổ trung 1565, 1582, 1588, 1598 và 5 ấn bản khổ nhỏ 1565, 1567, 1580, 1590 và 1604.
    Bonaventure Elzevir (1583–1652) và cháu Abraham Elzevir (1592 — 1652) người Ḥa Lan với 3 ấn bản 1624, 1633 và 1641.
    Ấn bản 1598 của Beza và hai ấn bản 1550 và 1551 của Stephanus là nguồn chính của bản dịch King James Version 1611. Một số bài đọc trong King James dựa vào bản Phổ Thông Vulgate của Thánh Jerome.

    Về Cựu Ước, bản dịch King James Version dựa chủ yếu vào bản Masoretic Text (MT) và bản Bảy Mươi (LXX).
    Các Ẩn Kinh (Apocrypha) của King James Version dựa vào bản Bảy Mươi và bản Phổ Thông Vulgate.


    King James Version lúc phát hành vào năm 1611 có hai ấn bản được gọi là ấn bản ‘He’ ('He' Version) và ấn bản ‘She” ('She' Version). Trong đợt phát hành năm đó chỉ có khoảng ít hơn 50 ấn bản ‘He’ và ít hơn 150 ấn bản ‘She’ đă được in; các ấn bản ‘He’ được in trước các ấn bản ‘She’. Năm 2001 hăng đấu giá danh tiếng thế giới Sotheby đă bán đấu giá 1 ấn bản ‘He’ trong đợt in đầu tiên năm 1611 với giá $400,000.00!

    Chỗ để phân biệt hai ấn bản này là câu 15 chương 3 trong sách Rút (Ruth). Câu 15 này chỉ nói đến 2 nhân vật sau đây: cô Rút và ông Bô-át (Boaz).
    Cô Rút, nhân vật chính của sách Rút, một goá phụ vào lúc đó, người đang mót lúa trên ruộng của ông Bô-át (Boaz).
    Ông Bô-át là một thân nhân bên họ nhà chồng của mẹ người chồng đă chết của cô Rút. Ông Bô-át lúc đó đang ở sân phơi lúa ngoài đồng để canh giữ lúa khỏi bị trộm cắp.

    Trong tác phẩm “Bible: The Story of the King James Version 1611-2011” do Oxford University Press xuất bản năm 2010, Gordon Campbell đă viết rằng: “The difficulty is that the Hebrew text has ‘he’, but the sense of the passage demands that Ruth rather than Boaz go into the city”. “Cái khó là bản văn tiếng Do Thái dùng từ 'ông', nhưng theo nghĩa của đoạn văn đ̣i hỏi th́ cô Rút, chứ không phải là ông Bô-át, đi vào thành phố”.
    Các dịch giả muốn dịch sát bản văn gốc theo tiếng Do Thái th́ dịch là ‘He’; các dịch giả muốn dịch theo ư của đoạn văn theo tiếng Do Thái th́ dịch là ‘She’.

    Bản văn King James, ấn bản ‘He’ 1611, dịch:
    15“Also he said, Bring the vaile that thou hast vpon thee, and holde it. And when she helde it, he measured sixe measures of barley, and laide it on her: and he went into the citie”.
    “He” trong câu vừa nêu là ông Bô-át và “her” hay “she” là cô Rút.

    New American Bible, Revised Edition 2011 dịch:
    15 “Then he said to her, “Take off the shawl you are wearing; hold it firmly.” When she did so, he poured out six measures of barley and helped her lift the bundle; then he himself left for the town”.

    Bản văn Standard King James 1769 dịch;
    15 “Also he said, Bring the vail that thou hast upon thee, and hold it. And when she held it, he measured six measures of barley, and laid it on her: and she went into the city”.

    Thánh Kinh ấn bản 2011 của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch:
    15“Ông nói: "Hăy đưa vạt áo choàng của con ra, và cầm chắc lấy." Nàng cầm chắc rồi, th́ ông đong cho nàng sáu đấu lúa mạch, rồi đặt lên vai nàng. Sau đó, nàng đi vào thành”. (R3,15 )

    Nhiều bản viết tay Do Thái, Syryac và bản Phổ thông viết “she”; bản Masoretic Text, Septuagint và Targum viết “he”.

    Kinh Thánh Vua James có cấp độ đọc (reading level) là Trung Học Đệ Nhất Cấp (các lớp 8-10 hệ 12 năm) nên rất dễ hiểu. Ấn bản King James Version nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho những người Tin Lành nói tiếng Anh. Với lời văn hoa mỹ và lối văn xuôi có nhịp điệu, bản dịch King James Version đă trở thành một áng văn tuyệt tác trong kho tàng văn chương của nước Anh và đă có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Anh trong hơn 400 năm qua.


    Vào khoảng giữa thế kỷ 18, do có nhiều thay đổi trong các bản văn khác nhau trên các bản in của các bản văn King James Version, kết hợp với sự khác biệt do các lỗi in ấn, hai trường đại học Oxford và Cambridge đă t́m cách tạo ra một bản văn tiêu chuẩn. Năm 1760, sau hai mươi năm làm việc, đại học Cambridge đă cho phát hành ấn bản mới. Ấn bản 1760 này đă được tái bản trong các năm 1762 và 1763. Năm 1769 đại học Oxford đă cho phát hành ấn bản mới được gọi là bản văn tiêu chuẩn 1769 (Standard text of 1769), c̣n được gọi là Standard King James Version. So với bản văn 1760 của Cambridge, bản văn tiêu chuẩn 1769 của Oxford không khác biệt nhau mấy. Các bản in sau này của King James Version đều dựa vào bản văn tiêu chuẩn 1769 của Oxford.

    Từ năm 1975 nhà xuất bản Thomas Nelson, Inc đă ủy quyền cho một ban dịch thuật gồm 130 học giả Kinh Thánh, mục sư, và các nhà thần học hợp tác làm việc trong 7 năm. Mục đích của các dịch giả là để cập nhật các từ vựng và ngữ pháp của bản King James, trong khi vẫn giữ phong cách cổ điển và vẻ đẹp văn chương của bản gốc phiên bản King James Version 1611. Năm 1982 nhà xuất bản Thomas Nelson, Inc phát hành ấn bản New King James Version, cũng c̣n được gọi là ấn bản Revised Authorized Version.

    Bản văn King James, ấn bản ‘He’ 1611, trên internet ở đây.
    Bản văn Standard King James 1769 trên internet ở đây.
    Bản văn New King James Version 1982 trên internet ở đây.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 05-04-2015 at 09:23 PM.

  8. #18
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    c. Revised Standard Version – RSV (1952)
    Con đường từ King James Version (1611) đi đến Revised Standard Version (1952) qua nhiều giai đoạn có liên hệ chặt chẽ với nhau:
    c1. English Revised Version – ERV (1885)
    c2. American Standard Version – ASV (1901)
    c3. Revised Standard Version – RSV (1952)

    Các bản văn đề cập trong c1, c2 và c3 chỉ chứa 39 sách trong Cựu Ước sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Samuel, 2 Samuel, 1 Kings, 2 Kings, 1 Chronicles, 2 Chronicles, Ezra, Nehemiah, Esther, Job, Psalm, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Solomon, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah và Malachi.

    Các bản văn đề cập trong c1, c2 và c3 chỉ chứa 27 sách trong Tân Ước sau đây: Matthew, Mark, Luke, John, Acts, Romans, 1 Corinthians, 2 Corinthians, Galatians, Ephesians, Philippians, Colossians, 1 Thessalonians, 2 Thessalonians, 1 Timothy, 2 Timothy, Titus, Philemon, Hebrews, James, 1 Peter, 2 Peter, 1 John, 2 John, 3 John, Jude và Revelation.

    c1. English Revised Version – ERV (1885)
    Tuy King James Version đă được nhiều người đón nhận nồng nhiệt, người ta nhận thấy King James Version ấn bản 1611 có nhiều khuyết điểm. Các bản sao viết tay bằng tiếng Do Thái và Hy Lạp nỗi tiếng đă được t́m thấy ở Dead Sea Scrolls từ năm 1947 đến năm 1956 và các codices khác như Codex Sinaiticus, Codex Alexandrinus đă không được 47 học giả, tác giả của bản King James biết đến. Các bản sao viết tay đă được t́m thấy sau năm 1611 cho thấy rơ ràng King James Version 1611 có những sai sót quan trọng.

    Sự kiện trên làm cho Anh Giáo quyết định vào năm 1870 chỉnh sửa lại King James Version ấn bản 1611. Ấn bản chỉnh sửa của bản James Version 1611 được in vào năm 1881, phần Tân Ước, và in vào năm 1885, phần Cựu Ước; ấn bản chỉnh sửa này được gọi là Bản dịch Tu Chính Anh Ngữ (English Revised Version - ERV).

    Các bản văn Hy Lạp đă được sử dụng để dịch Tân Ước trong EVR có độ tin cậy cao hơn so với các bản văn Textus Receptus đă được sử dụng trong KJV - hơn 30.000 thay đổi đă được thực hiện trong EVR so với KJV, trong đó hơn 5.000 thay đổi dựa trên cơ sở những ǵ được coi là do dùng các bản thảo Hy Lạp tốt hơn. Nhờ đó EVR được coi là chính xác hơn bản King James KJV trong một số câu.

    Bản văn English Revised Version trên internet ở đây.

    c2. American Standard Version – ASV (1901)
    Ủy ban soạn thảo English Revised Version - ERV chỉ bao gồm các học giả trong Anh giáo nên phiên bản này đă không được chấp nhận bởi đa số các giáo hội địa phương khác, như Mỹ, và người dân thường, những người đă chào đón nồng nhiệt bản King James 1611.
    Do không hài ḷng với phiên bản tiếng Anh mới sửa đổi, bản English Revised Version, đă dẫn các học giả ở Mỹ một lần nữa cố gắng phát hành một bản dịch tiếng Anh dựa trên phiên bản tiếng Anh sửa đổi ERV này. Các học giả Hoa Kỳ, đă hợp tác với những người hiệu đính của bản ERV, thực hiện các sửa đổi trong phiên bản tiếng Anh và công bố ấn bản mới vào năm 1901, gọi đó là Bản dịch Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ (American Standard Version - ASV).

    Về Tân Ước, bản dịch ASV dựa chủ yếu vào ấn bản Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp có tên là “The New Testament in the Original Greek” phát hành năm 1881. Ấn bản này c̣n được gọi là bản văn Westcott và Hort, tên được đặt theo hai tác giả là các nhà nghiên cứu các bản văn Tân Ước bắng tiếng Hy Lạp là Brooke Foss Westcott (1825–1901) và Fenton John Anthony Hort (1828–1892) là người Anh và Ái Nhỉ Lan theo thứ tự.

    Về Cựu Ước, cũng như ấn bản King James 1611, bản dịch ASV 1901 cũng dựa chủ yếu vào bản văn Masoretic Text và một phần dựa trên bản Bảy Mươi Septuagint.

    Bản văn American Standard Version trên internet ở đây, hay ở đây

    c3. Revised Standard Version – RSV (1952)
    Từ năm 1885, năm ấn bản English Revised Version phát hành trọn bộ, đến năm 1901, năm ấn bản American Standard Version phát hành, nhiều người nhận thấy cả hai ấn bản vừa nói không làm hài ḷng tất cả mọi người. Do đó năm 1937, Hội đồng Quốc tế Giáo dục Tôn giáo (International Council of Religious Education) bổ nhiệm một ủy ban gồm nhiều học giả nghiên cứu ấn bản American Standard Version để sửa đổi thêm. Ủy ban này nghiên cứu ấn bản American Standard Version trong 2 năm và kết luận rằng ấn bản American Standard Version 1901 cần được cập nhật sửa đổi để phù hợp với các bản sao viết tay nỗi tiếng đă được t́m thấy và phù hợp với Anh ngữ hiện đại.

    “Hội đồng Quốc tế Giáo dục Tôn giáo” là tiền thân của “Hội đồng Quốc gia của các Giáo Hội của Chúa Kitô tại Hoa Kỳ” (The National Council of the Churches of Christ in the USA), thường được gọi là “Hội đồng Quốc gia các Giáo Hội” (National Council of Churches - NCC), là một hiệp hội liên tôn của 37 nhóm đức tin Kitô giáo tại Hoa Kỳ, gồm các giáo phái như Mainline Protestant, Orthodox, African American, Evangelical vv... Thiên Chúa Giáo không phải là thành viên của Hội đồng NCC này.

    Một ủy ban được gọi là Ủy Ban Kinh Thánh Tiêu Chuẩn (Standard Bible Committee) gồm 32 học giả được bổ nhiệm với một ban cố vấn gồm 50 đại diện của các giáo phái trong Hội đồng NCC để làm nhiệm vụ hiệu đính bản American Standard Version 1901. Sau khoảng 10 năm làm việc, ủy ban đă cho ra đời Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính (Revised Standard Version - RSV). Tân Ước của phiên bản này đă được in lần đầu tiên vào năm 1946. Cựu Ước đă được in lần đầu tiên vào 1952. Năm 1962 Ấn Bản Sửa Đổi (Modified edition) của toàn bộ Tân Ước và Cựu Ước của RSV đă được phát hành. Có khoảng 85 thay đổi đă được đưa vào trong Ấn Bản Sửa Đổi 1962 này.
    Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính (Revised Standard Version - RSV) cũng c̣n được gọi là Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính, ấn bản Tin Lành (Revised Standard Version - Protestant Edition, RSV-PE).

    Về Tân Ước, bản dịch RSV dựa chủ yếu vào các ấn bản mới của Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp có tên bằng tiếng La-tinh là “Novum Testamentum Graece” phát hành lần đầu tiên năm 1898. Ấn bản này c̣n được gọi là các ấn bản Nestle-Aland, tên được đặt theo các tác giả là các nhà nghiên cứu các bản văn Tân Ước bắng tiếng Hy Lạp là Eberhard Nestle (1851– 1913), người con Erwin Nestle (1883– 1972) sau đó kế nghiệp cha, và Kurt Aland (1915 – 1994) đều là người Đức. Ấn bản Nestle-Aland mới nhất được kư hiệu là NA28 (Nestle-Aland tái bản lần thứ 28) phát hành năm 2012.

    Về Cựu Ước, khác với ấn bản King James 1611 dựa chủ yếu vào bản Masoretic Text và bản Bảy Mươi, bản dịch RSV 1952 dựa chủ yếu vào phiên bản mới hơn của bản văn Masoretic Text có tên là Biblia Hebraica Stuttgartensia (BHS) và có cập nhật một phần dựa trên các Dead Sea Scrolls. BHS là một phiên bản mới của bản văn Masoretic Text của Kinh Thánh tiếng Do Thái được xuất bản bởi Deutsche Bibelgesellschaft (Hội Kinh Thánh Đức) tại Stuttgart, Đức. Ấn bản đầu tiên của Biblia Hebraica Stuttgartensia được phát hành năm 1977. Phiên bản thứ tư của BHS đă được sửa đổi và được phát hành năm 1997.

    Bản văn RSV trên internet ở đây, hay ở đây.

    Trong những năm sau đó, Revised Standard Version được dùng làm cơ sở để hiệu đính thành hai phiên bản khác - Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính Mới (New Revised Standard Version, NRSV) phát hành năm 1989, và Bản dịch Tiêu Chuẩn Anh Ngữ (English Standard Version, ESV) phát hành năm 2001.


    Bản văn New Revised Standard Version trên internet ở đây.
    Bản văn English Standard Version trên internet ở đây.

    (C̣n tiếp)

  9. #19
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    2. Các bản dịch Anh ngữ của Giáo hội Công Giáo
    Các bản dịch Anh ngữ của Giáo hội Công Giáo đề cập trong các mục 2a, 2b, 2c và 2d đều chứa 46 sách trong Cựu Ước sau đây: Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy, Joshua, Judges, Ruth, 1 Samuel, 2 Samuel, 1 Kings, 2 Kings, 1 Chronicles, 2 Chronicles, Ezra, Nehemiah, Tobit, Judith, Esther, Job, Psalms, Proverbs, Ecclesiastes, Song of Solomon, Wisdom, Ecclesiasticus, Isaiah, Jeremiah, Lamentations, Baruch, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggai, Zechariah, Malachi, 1 Maccabees và 2 Maccabees.

    Các bản dịch Anh ngữ của Giáo hội Công Giáo đề cập trong các mục 2a, 2b, 2c và 2d đều chứa 27 sách trong Tân Ước sau đây: Matthew, Mark, Luke, John, Acts, Romans, 1 Corinthians, 2 Corinthians, Galatians, Ephesians, Philippians, Colossians, 1 Thessalonians, 2 Thessalonians, 1 Timothy, 2 Timothy, Titus, Philemon, Hebrews, James, 1 Peter, 2 Peter, 1 John, 2 John, 3 John, Jude và Revelation.

    a. Douay–Rheims Bible (1582)
    Bản dịch Douay–Rheims, c̣n gọi là Kinh Thánh Douay–Rheims (Douay–Rheims Bible), là bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên sang Anh ngữ của Giáo hội Công Giáo La Mă (Roman Catholic Church). Bản dịch này được thực hiện bởi các thành viên của Trường Cao đẳng tiếng Anh (English College), ở Douai, Pháp, để phục vụ Giáo Hội Công Giáo. Douay–Rheims được dịch theo bản La-tinh Phổ Thông Vulgate. Douai viết theo tiếng Anh là Douay.

    Trường English College ở Douay là một chủng viện Công giáo được thành lập năm 1568, liên kết với trường Đại học Douay (University of Douay), Pháp. Năm 1578, do khó khăn về chính trị, trường English College đă được tạm thời chuyển từ Douay đến Rheims, Pháp, và trong thời gian lưu trú ở Rheims, năm 1582, Tân Ước đă được xuất bản, và do đó bản dịch Tân Ước được gọi là "Tân Ước Rheims", với rất nhiều chú thích (notes) và chú giải (commentaries).

    Phần Cựu Ước gồm hai tập đă được phát hành ba mươi năm sau tại Đại học Douay. Tập I, bao gồm các sách từ Sáng thế (Genesis) đến Gióp (Job), được xuất bản năm 1609; Tập II được xuất bản vào năm 1610, bao gồm các sách từ Thánh Vịnh đến 2 Machabees, cộng với các ngụy kinh theo bản Clementine Vulgate. Vào thời điểm này trường English College đă dời về lại Douay.
    Mục đích của phiên bản Douay–Rheims, cả bản văn và ghi chú, là để động viên nâng cao truyền thống Công giáo trước phong trào Cải Cách của Tin Lành rất thịnh hành vào lúc bấy giờ. Như vậy phiên bản Douay–Rheims là một nỗ lực ấn tượng của người Công giáo nói tiếng Anh để hỗ trợ phong trào chống lại Phong trào Cải Cách của Tin Lành (Protestant Reformation).

    Phần Tân Ước đă được tái bản vào năm 1600, 1621 và 1633. Phần Cựu Ước đă được tái bản năm 1635.


    Do dịch theo bản La-tinh Phổ Thông nên các ấn bản 1582/1610 của Douay–Rheims chứa rất nhiều từ có gốc La-tinh làm cho nhiều chổ khó hiểu. V́ lư do này mà ĐGM Challoner, một Giám mục người Anh theo Công Giáo La Mă, đă tu chính Douay–Rheims để cho dễ hiễu hơn. Các chú thích đă được chính ĐGM Challoner viết.
    Phần Tân Ước do ĐGM Challoner tu chính đă được ấn hành vào các năm 1749, 1750, và 1752; phần Cựu Ước được ấn hành vào năm 1750. John Murphy Company ở Baltimore, bang Maryland Mỹ, có phát hành ấn bản mới năm 1899 được gọi là Douay-Rheims American Edition.

    Bản văn Douay–Rheims Edition với các chú thích của ĐGM Challoner trên internet ở đây, hay ấn bản mới năm 1899 ở đây.

    b. Jerusalem Bible (1966)
    Năm 1943, Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành Thông Điệp “Divino Afflante Spiritu”, Thần Linh Thiên Chúa, khuyến khích người Công giáo La Mă dịch Kinh Thánh từ bản văn tiếng Do Thái và từ các bản văn Hy Lạp, chứ không phải từ bản La-tinh Vulgate của Thánh Jerome. Kết quả là, một số tu sĩ Đa Minh và các học giả khác tại trường École Biblique ở Jerusalem dịch Kinh Thánh sang tiếng Pháp từ bản văn tiếng Do Thái và từ các bản văn Hy Lạp. Sản phẩm “La Bible de Jerusalem” xuất bản vào năm 1956 là kết quả của những nỗ lực này.

    Trường Kinh Thánh École Biblique ở Jerusalem, Do Thái, là một cơ sở giảng dạy bằng tiếng Pháp tại Jerusalem, được thành lập bởi ḍng Đa Minh (Dominicans), và chuyên về khảo cổ học và khoa chú giải Kinh Thánh.

    Bản dịch tiếng Pháp này là động lực cho bản dịch tiếng Anh, Jerusalem Bible, được xuất bản năm 1966 bởi nhà xuất bản Darton, Longman & Todd. Đối với phần lớn các sách trong Jerusalem Bible, bản dịch tiếng Anh được dịch trực tiếp từ bản văn tiếng Do Thái và các bản văn tiếng Hy Lạp; các chú thích và các lời giới thiệu các cuốn sách trong Jerusalem Bible được dịch từ bản dịch tiếng Pháp La Bible de Jerusalem.

    Các lời giới thiệu, chú thích, và thậm chí cả bản dịch chính phản ánh cách tiếp cận học thuật hiện đại và kết luận của các học giả đă sử dụng Phương Pháp Phê B́nh Lịch Sử (Historical-Critical Method) trong nghiên cứu Thánh Kinh. Ví dụ: trong lời giới thiệu Ngũ Kinh, Jerusalem Bible từ chối Moses là tác giả của bộ Ngũ Kinh, cũng như từ chối vua Solomon là tác giả Sách Khôn Ngoan. Điều này trái với truyền thống của anh em Tin Lành vẫn cho Moses là tác giả của bộ Ngũ Kinh và vua Solomon là tác giả Sách Khôn Ngoan. Phương pháp phê b́nh lịch sử là một chi nhánh của phê b́nh văn học theo đó người ta điều tra nguồn gốc của các bản văn cổ xưa để t́m ra bản văn gần với bản văn gốc nhất.

    Jerusalem Bible là bản dịch tiếng Anh của Thánh Kinh đă được Công giáo La Mă chấp nhận rộng răi kể từ sau bản dịch Douay-Rheims của thế kỷ 17.
    Năm 1973, bản dịch tiếng Pháp La Bible de Jerusalem đă được cập nhật. Một ấn bản tiếng Pháp thứ ba được xuất bản vào năm 1998.


    Bản văn Jerusalem Bible, Cựu Ước, trên internet ở đây.
    Bản văn Jerusalem Bible, Tân Ước, trên internet ở đây.

    Về sau Jerusalem Bible có ấn bản hiệu đính mới là New Jerusalem Bible (1985). Khi bản tiếng Pháp đă được cập nhật vào năm 1973, những thay đổi trong ấn bản tiếng Pháp 1973 cũng đă được sử dụng để sửa đổi Jerusalem Bible thành ra New Jerusalem Bible, được xuất bản năm 1985 do nhà xuất bản Darton, Longman & Todd và Les Editions du Cerf. New Jerusalem Bible được dịch trực tiếp từ các bản văn tiếng Do Thái, Hy Lạp và Aram, cọng với những sửa đổi trong ấn bản tiếng Pháp 1973. Lời giới thiệu và chú thích, dịch gần như hoàn toàn từ bản tiếng Pháp, cũng đă được sửa đổi triệt để và mở rộng, làm cho New Jerusalem Bible là một trong những phiên bản học thuật nhất của Kinh Thánh.

    Bản văn New Jerusalem Bible trên internet ở đây hay ở đây.

    (C̣n tiếp)

  10. #20
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    c. Revised Standard Version - Catholic Edition, RSV-CE (1966)
    Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính, ấn bản Công giáo (Revised Standard Version - Catholic Edition, RSV-CE) là bản dịch dựa trên Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính, ấn bản Tin Lành (Revised Standard Version - Protestant Edition, RSV-PE) có thích nghi để người Công giáo sử dụng. Ấn bản RSV-CE c̣n được gọi là Ignatius Bible. Ignatius do từ Ignatius Press, tên một nhà xuất bản sách Công Giáo được thành lập năm 1978 ở San Francisco, California, USA. Ignatius Press được đặt tên theo thánh Ignatius of Loyola, người Tây Ban Nha đă sáng lập ra Ḍng Tên (Jesuits).

    Sau một năm đàm phán, năm 1954 Ủy ban Kinh Thánh Tiêu Chuẩn (Standard Bible Committee) cho phép hiệp hội Catholic Biblical Association of Great Britain ấn hành bản RSV-CE.

    Ban đầu, RSV-CE phần Tân Ước dự trù được ban hành vào đầu năm 1956, nhưng đức Hồng Y Griffin, người đă phê duyệt kế hoạch, đă chết trước khi ông có thể cung cấp cho RSV-CE một ấn phép cho in Imprimatur. Gần 10 năm sau, năm 1965, đức Tổng Giám Mục Gray của giáo phận St. Andrews & Edinburgh đă xét duyệt cho phép in, Imprimatur, và vào năm 1965, RSV-CE phần Tân Ước đă được xuất bản. Năm 1966, RSV-CE toàn bộ Kinh Thánh đă được công bố, với các sách Đệ Nhị Quy Điển được đưa vào phần Cựu Ước.


    RSV-CE dựa trên Revised Standard Version - Protestant Edition, RSV-PE 1952 và Ấn Bản Sửa Đổi (Modified edition) in năm 1962. Các biên tập viên của phiên bản Công Giáo đă không thay đổi các bản văn Cựu Ước; tất cả họ làm là đưa vào thêm bảy sách Đệ Nhị Quy Điển (Deuterocanonical). Ngoài ra ở cuối mỗi Sách Thánh, họ thêm vào phần phụ lục của chú thích và giải nghĩa. Trong sách Thánh Vịnh, họ lưu giữ cách đánh số của các ấn bản Tin Lành (giống hệ thống đánh số của Do Thái), nhưng họ đặt hệ thống đánh số của Công Giáo trong dấu ngoặc đơn (brackets), hệ thống đánh số này dựa trên các bản Hy Lạp Bảy Mươi và bản La-tinh Vulgate.

    Bản văn Revised Standard Version Catholic Edition trên internet ở đây.

    Năm 2006, Revised Standard Version - Catholic Edition, có ấn bản phát hành lần thứ hai, được gọi là Revised Standard Version – Second Catholic Edition 2006 (RSV-SCE).

    Bản văn Revised Standard Version – Second Catholic Edition 2006 trên internet ở đây.

    Năm 1989, Revised Standard Version - Catholic Edition có ấn bản hiệu đính mới được gọi là Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính Mới, ấn bản Công giáo 1989 (New Revised Standard Version - Catholic Edition, NRSV-CE). NRSV-CE là bản dịch dựa trên ấn bản New Revised Standard Version NRSV, ấn bản Tin Lành, có thích nghi để người Công giáo sử dụng.
    Để phù hợp với Bộ Giáo Luật (Code of Canon Law), điều 825, đoạn 1, ngày 12 tháng 9 năm 1991 Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, National Conference of Catholic Bishops (USA) đă xét duyệt cho phép in, Imprimatur, và ấn bản NRSV-CE đă được phát hành năm 1989, sau đó được tái bản vào các năm 1993 và 1995.

    Bộ Giáo Luật điều 825, đoạn (1), viết như sau: “Cần phải có sự phê chuẩn của Ṭa Thánh hay của Hội Đồng Giám Mục mới được ấn hành các sách Thánh Kinh. Để ấn hành các bản dịch Thánh Kinh ra tiếng địa phương, cần phải được sự phê chuẩn như trên, và đồng thời phải có những chú giải đầy đủ và cần thiết.”


    Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính Mới, ấn bản Công giáo 1989, NRSV-CE, đă được Ṭa Thánh La Mă dùng làm sách Thánh Kinh tham chiếu dùng trong sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo (Catechism Of The Catholic Church) ban hành ngày 11 tháng 10 năm 1992.

    Bản văn NRSV-CE trên internet ở đây.

    d. New American Bible (1970)
    Bản Kinh Thánh Mới của Giáo hội Công giáo Hoa kỳ (New American Bible) được xuất bản lần đầu vào năm 1970. New American Bible là một trong ba Thánh Kinh Công Giáo đă được phê duyệt để sử dụng trong phụng vụ, và là bản dịch chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Trước năm 2002, hai ấn bản khác cũng được phép dùng trong phụng vụ là New Jerusalem Bible và New Revised Standard Version - Catholic Edition. Kể từ ngày 19 Tháng năm 2002, chỉ c̣n có New American Bible, Revised Edition” (NABRE) là được dùng trong phụng vụ trong Thánh Lễ trong các giáo phận của Hoa Kỳ, ngoại trừ với các Thánh Lễ dành cho trẻ em vẫn dùng Kinh Thánh ấn bản Contemporary English Version do the American Bible Society phát hành trong các năm1991, 1992 &1995.

    Được phép dùng trong phụng vụ có nghĩa là các ấn bản Thánh Kinh này có thể dùng trong các bài đọc 1, 2 và 3 của các thánh lễ và trong các nghi thức Phụng Vụ.

    New American Bible là bản dịch Kinh Thánh phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. V́ cấp đọc (reading level) của New American Bible là cấp trung học (high school) nên sách rất dễ đọc, dễ dàng cho sử dụng hàng ngày.
    Các bản văn của các ấn bản đầu tiên của New American Bible gồm có:
    • Tân Ước được dịch trực tiếp từ tiếng Hy Lạp, xuất hiện từng phần từ năm 1964 và phát hành trọn bộ vào năm 1970.
    • Cựu Ước (trừ sách Sáng thế, Genesis): gồm các bản văn Kinh Thánh do Confraternity dịch trong giai đoạn giữa năm 1952 và 1969 từ các ngôn ngữ gốc Do Thái, Hy Lạp và Aramaic, với các tu chính nhỏ cho các bản văn và ghi chú cho bản in năm 1970.
    • Genesis mới được dịch năm 1970 từ tiếng Do Thái, thay thế cho bản dịch năm 1948.
    Các tài liệu Dead Sea Scrolls mới t́m được từ năm 1947 ở Qumran xứ Jordan cũng đă được dùng để bổ túc cho những bản văn đă có.

    Phần dịch thuật do The Confraternity of Christian Doctrine, Hội đoàn Học thuyết Thiên Chúa giáo, thực hiện. Hội đoàn Học thuyết Thiên Chúa giáo là một hiệp hội được thành lập ở Rome năm 1562 với mục đích giáo dục tôn giáo cho các trẻ em.
    Bản in lần thứ nh́ của New American Bible phát hành năm 1986 và bản in lần thứ ba phát hành năm 1991.

    Năm 2011, New American Bible có bản hiệu đính mới có tên là Bản Kinh Thánh Mới, Bản hiệu đính 2011, của Giáo hội Công giáo Hoa kỳ (New American Bible, Revised Edition, NABRE 2011). Ấn bản NABRE 2011 bao gồm các phiên bản năm 1986 của Tân Ước và một phiên bản hiệu đính của Cựu Ước, đă được phát hành ngày 9 tháng 3 năm 2011. The New American Bible, Revised Edition cũng được tài trợ bởi The Confraternity of Christian Doctrine.


    Theo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bản hiệu đính NABRE “là đỉnh cao của gần 20 năm làm việc của một nhóm gần 100 học giả và các nhà thần học, bao gồm các giám mục, hiệu đính viên và biên tập viên. NABRE bao gồm một bản dịch mới được sửa đổi của toàn bộ Cựu Ước (bao gồm cả sách Thánh Vịnh) cùng với phiên bản năm 1986 của Tân Ước.”

    Bản NABRE đă được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dùng trong website của ḿnh để làm tài liệu học hỏi Thánh Kinh.

    Bản văn NABRE trên internet ở đây.

    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •