Page 5 of 19 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #41
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    “8. Lănh đạo chấp nhận. Đa số các nhà lănh đạo và nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử đă khẳng định sự thật và tầm ảnh hưởng của Kinh Thánh. "Tôi tin rằng Kinh Thánh là món quà tốt nhất mà Thiên Chúa đă ban cho con người từ xưa đến nay. Tất cả những điều tốt đẹp từ Đấng Cứu Chuộc của thế giới đă được truyền đạt cho chúng ta qua cuốn sách này. Nhưng đối với nó, chúng ta không thể biết phải trái." Abraham Lincoln”.

    Tiến sĩ Phan Như Ngọc, nguyên Giáo sư Triết học duy vật, thành viên Viện Khoa Học Vật Lư, Viện Khoa Học Việt Nam, trong bài viết “Con Nay Trở Về”, đăng trên Facebook ngày 26/12/2014, đă trích dẫn lời của

    Ngài Isaac Newton (Anh, 1642-1727), nhà khoa học mà tôi đầy ḷng khâm phục, đă kết luận: "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực trong hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó”.

    Và Tiến sĩ Phan Như Ngọc cũng đă trích dẫn lời của Albert Einstein (Đức, 1879-1955), nhà vật lư được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, như sau:

    "Tôn giáo của tôi là sự hạ ḿnh chiêm ngưỡng Đấng vốn thần linh, tối cao, vô hạn, đă tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ, để cho chúng ta, bằng tư duy thiểm cận tầm thường của ḿnh, cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và ḱ diệu, đă đem đến cho tôi niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của một Đấng quyền năng tối thượng đă sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lănh hội được bằng lư trí của ḿnh. Đấng đó chính là Đức Chúa Trời của tôi" (Barnett Lincoln): “The Universe and Dr Einstein”, p.95). Ông cũng tuyên bố : "Tôi sẽ đi nhà thờ, lấy những lời dạy của Chúa Giêsu làm tin điều của ḿnh" (“Knights Treasure of Illustration” p.217).

    “9. Ảnh hưởng toàn cầu. Kinh Thánh đă có một ảnh hưởng lớn trên pháp luật, nghệ thuật, đạo đức, âm nhạc và văn học của văn minh thế giới hơn bất kỳ cuốn sách nào khác trong lịch sử.”

    ”10. Thay đổi nhiều cuộc đời. Từ St. Augustine đến Martin Luther đến Joni Eareckson Tada cho đến vô số những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em hàng ngày, những lời của Kinh Thánh đă biến đổi cuộc sống không thể nhầm lẫn và măi măi. "Quần chúng vô danh của các Kitô hữu qua các thời đại đă chỉ cho chúng ta rằng Kinh Thánh là nơi đáng tin cậy nhất để t́m kiếm ch́a khóa cho một cuộc sống cho t́nh yêu và các công việc tốt.” Trích sách “The Case for the Bible” của TM Moore.”

    Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, hiện nay có 2.400.000.000 người trên khắp thế giới, chiếm tỷ lệ 33% dân số, đang tin theo Kinh Thánh của những lời Chúa Giêsu đă rao giảng trực tiếp hay gián tiếp và mỗi ngày có khỏang 15.400 người mới nhập đạo của Chúa Giêsu.

    Sau đây là sự phân bố toàn cầu của các Kitô hữu. Các nước có màu sẫm hơn có một tỷ lệ % cao hơn của các Kitô hữu.


    (Hết Bài 4)
    ***

    Các bài viết sẽ đăng:
    Bài 5: Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.
    Bài 6: Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?
    Bài 7: Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh.
    Bài 8: Tóm tắt các điểm quan trọng của 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước trong Giáo hội Công Giáo.

  2. #42
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này
    ***
    I. Các tôn giáo khởi nguồn từ Áp-ra-ham (Abraham)

    II. Nguồn gốc Do thái giáo
    1. Từ đa thần (Polytheism) đến độc thần (Monotheism).
    2. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram (Abram).
    a. Ḍng dơi ông Áp-ram, (về sau được đổi tên là Áp-ra-ham, Abraham).
    b. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram: Do Thái giáo ra đời.
    3. Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Israel qua trung gian Áp-ra-ham.
    a. Giao ước và phép cắt b́.
    b. Phép cắt b́ và Do Thái giáo.
    4. Dân tộc Do Thái và Do Thái giáo.
    5. Tín hữu Do thái giáo tin ǵ?
    6. 613 điều răn của Do Thái giáo suy ra từ Ngũ Kinh trong Cựu Ước.

    III. Nguồn gốc Kitô giáo
    1. Từ Do thái giáo đến Kitô giáo.
    a. Phả hệ của Chúa Giêsu kể từ Áp-ra-ham.
    b. Chúa Giêsu từng là một tín hữu của Do Thái giáo.
    c. V́ sao Chúa Giêsu không phát triễn Do Thái giáo mà lại thành lập Kitô giáo?
    2. Kitô giáo được thành lập
    a. Ngày Kitô giáo chính thức ra đời: Ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống năm 29 sCN.
    b. Ngày Kitô giáo tách rời khỏi Do Thái giáo: Công đồng Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) năm 50 sCN.
    3. Tín hữu Giáo Hội Công Giáo La Mă tin ǵ?
    4. Các điều răn của Giáo Hội Công Giáo La Mă:
    a. Mười điều răn của Đức Chúa Trời.
    b. Năm điều răn của Hội Thánh Công Giáo La Mă.
    5. So sánh vài điểm trong Cựu Ước của Do Thái giáo và Tân Ước của Kitô giáo
    a. Vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa.
    b. Thái độ đối với kẻ thù.
    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.

    III. Nguồn gốc Hồi giáo
    1. Hồi giáo có gốc từ Áp-ra-ham.
    d. Phả hệ của Muhammad kể từ Áp-ra-ham.
    e. Hồi giáo tin và nhắc tới các nhân vật chính trong Do Thái giáo và Kitô giáo.
    2. Hồi giáo được thành lập.
    c. Theo Hồi giáo, Muhammad là Thiên sứ cuối cùng của Allah hay Thiên Chúa.
    d. Các Kinh Sách của Hồi giáo: Kinh Koran, Hadith và Sunah.
    3. Tín hữu Hồi giáo tin ǵ?
    4. Điều răn của Hồi giáo:
    a. “Mười điều răn” của Hồi giáo.
    b. 195 điều răn của Hồi giáo suy ra từ kinh Koran.
    c. Hàng ngàn giáo luật từ các Hadith.
    5. So sánh vài điểm trong Cựu Ước của Do Thái giáo và trong Kinh Koran của Hồi giáo.
    a. Thái độ đối với Thiên Chúa.
    b. Thái độ đối với kẻ thù.
    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.

    IV. Nguồn gốc các tôn giáo tách ra từ Kitô giáo
    1. Nguồn gốc Chính Thống giáo Đông Phương.
    2. Nguồn gốc Tin Lành.
    3. Nguồn gốc Anh giáo.
    4. Sự khác biệt căn bản giữa: Công Giáo La Mă, Chính Thống giáo và Tin Lành.

    V. Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa
    ***
    Last edited by Truc Vo; 17-05-2015 at 04:45 AM.

  3. #43
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    I. Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tiếng Việt, nói về “Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham” như sau:

    Các tôn giáo Abrahamic (hay các tôn giáo Semit) là các tôn giáo độc thần (monotheistic) tới từ Tây Á cổ xưa, nhấn mạnh và có nguồn gốc chung từ Abraham, hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông, là người được miêu tả trong Kinh Torah, Kinh Thánh và Kinh Qur'an. Trong ngành so sánh tôn giáo, đây là một trong các nhóm tôn giáo chính cùng với các tôn giáo Ấn Độ và các tôn giáo Đông Á. Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samaria giáo, Bahá'í giáo, Druze giáo, Mandae giáo, Sikh giáo và phong trào Rastafari.
    Trong tiếng Việt, cách gọi
    Thiên Chúa giáo thường được dùng để chỉ Công giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) nói chung nhưng xét về mặt ngữ nghĩa th́ có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu áp dụng cách gọi đó cho các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo độc thần nói chung.

    Trong bài này chúng tôi sẽ nói đến nguồn gốc ba tôn giáo lớn thờ kính Thiên Chúa là Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo và cũng sẽ nói đến các tôn giáo có gốc từ Kitô giáo như Công Giáo La Mă, Chính thống giáo Đông phương, Tin Lành và Anh giáo. Chúng tôi chỉ chú trọng đến thời gian lập đạo lúc ban đầu, các tín điều, giới răn và so sánh một vài điểm về Thánh Kinh.

    II. Nguồn gốc Do thái giáo
    1. Từ đa thần (Polytheism) đến độc thần (Monotheism)

    Đa Thần giáo, như Đa Thần giáo La Mă hay Hy Lạp, dùng để chỉ việc thờ phượng hoặc niềm tin vào nhiều vị thần thường được thờ chung trong một đền thờ các vị thần và nữ thần, cùng với các tôn giáo và các nghi lễ riêng của họ. Trong hầu hết các tôn giáo mà chấp nhận tín ngưỡng đa thần, các vị thần khác nhau là đại diện của các lực lượng của thiên nhiên, như thần gió, thần mưa, thần t́nh yêu v.v… hay các nguyên tắc của tổ tiên.

    Độc thần giáo được định nghĩa là tôn giáo tin vào sự tồn tại của một vị thần duy nhất hoặc của Thiên Chúa duy nhất.

    Theo truyền thống Do Thái, Áp-ra-ham (Abraham) được sinh ra dưới tên Áp-ram (Abram) ở thành phố Ur ở Babylon (Thời Cựu Ước thành Ur là của người Can-đê (Chaldeans), ở miền Lưởng Hà (Mesopotamia); nay là thành phố Tell el-Muqayyar thuộc tỉnh Dhi Qar ở miền nam Iraq) vào khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Ông là con trai của Te-ra (Terah), một người thờ đa thần và là một thương gia chuyên mua bán các ngẫu tượng (idols), hay tượng của các thần, cho những người thờ đa thần. Abram về sau được Thiên Chúa đổi tên là Áp-ra-ham (Abraham).
    Từ thời thơ ấu, Abram luôn đặt câu hỏi về đức tin của cha ḿnh và t́m kiếm sự thật. Ông Abram bắt đầu tin rằng toàn bộ vũ trụ là công tŕnh của một Đấng Tạo Hóa duy nhất, và ông bắt đầu truyền đạt niềm tin này cho những người khác.
    Abram đă cố gắng thuyết phục cha ḿnh, Terah, về sự điên rồ trong việc thờ các ngẫu tượng. Một ngày nọ, khi Abram c̣n lại một ḿnh để trông coi cửa hàng của cha, ông lấy một cái búa và đập vỡ tất cả các ngẫu tượng, trừ ngẫu tượng lớn nhất. Xong việc đập phá, Abram đặt chiếc búa trong tay của ngẫu tượng lớn nhất. Khi cha của ông trở về và hỏi những ǵ đă xảy ra, Abram nói, "Các ngẫu tượng đă đánh lẫn nhau, và một trong những ngẫu tượng lớn nhất đập tan tất cả những ngẫu tượng khác." Cha ông nói, "Đừng có lố bịch. Những ngẫu tượng không có sự sống hay quyền lực. Họ không thể làm bất cứ điều ǵ." Abram trả lời: "Vậy tại sao cha thờ họ?"

    2. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram (Abram): Do Thái giáo ra đời
    a. Ḍng dơi ông Áp-ram
    , (Sáng thế 11, 27-31):

    “Đây là gia đ́nh ông Te-ra (Terah): Ông Te-ra sinh ra Áp-ram (Abram), Na-kho (Nahor) và Ha-ran (Haran). Ha-ran sinh ra Lót (Lot). Ha-ran chết trước mặt cha ḿnh là Te-ra, tại thành Ua (Ur) của người Can-đê (Chaldeans), quê hương ông. Ông Áp-ram và ông Na-kho lấy vợ; vợ ông Áp-ram tên là Xa-rai (Sarai), vợ ông Na-kho tên là Min-ca (Milcah), con gái ông Ha-ran; ông này là cha của bà Min-ca và bà Gít-ca (Iscah). Bà Xa-rai hiếm hoi, không có con.
    Ông Te-ra đem theo con trai là Áp-ram, cháu nội là Lót, con ông Ha-ran, con dâu là Xa-rai, vợ ông Áp-ram, con của ông; họ cùng với ông ra khỏi Ua của người Can-đê, để đi tới đất Ca-na-an (Canaan). Họ đến Kha-ran (Haran) và ở lại đó”
    .

    Kha-ran (Haran) thời Cựu Ước thuộc Syria, nay thuộc tỉnh Şanlıurfa ở Thổ Nhỉ Kỳ.


    b. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram: Do Thái giáo ra đời.
    Thiên Chúa mà Áp-ram thờ phụng đă đề nghị với Áp-ram: nếu ông “rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi” th́ Thiên Chúa sẽ biến ông “thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ông”. Áp-ram nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa, theo sách Sáng thế trong Cựu Ước, chương 12, từ câu 1 đến câu 9, (Sáng thế 12,1-9):

    "Đức Chúa phán với ông Áp-ram: "Hăy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành.
    Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; Ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc."
    Ông Áp-ram ra đi, như Đức Chúa đă phán với ông. Ông Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời Kha-ran (Haran). Ông Áp-ram đem theo vợ là bà Xa-rai, cháu là ông Lót, và mọi tài sản họ đă gầy dựng được, cùng với gia nhân họ đă có tại Kha-ran. Họ ra đi về phía đất Ca-na-an và đă tới đất đó.
    Ông Áp-ram đi qua đất ấy, đến nơi gọi là Si-khem (Shechem), đến cây Sồi Mô-re (the oak of Moreh). Thời bấy giờ, người Ca-na-an đang ở trong đất ấy. Đức Chúa hiện ra với ông Áp-ram và phán: "Ta sẽ ban đất này cho ḍng dơi ngươi." Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa, Đấng đă hiện ra với ông. Từ chỗ ấy, ông sang miền núi, ở phía đông Bết Ên (Bethel). Ông cắm lều giữa Bết Ên ở phía tây và Ai (Ai) ở phía đông. Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa và ông kêu cầu danh Đức Chúa. Rồi ông đi từ chặng nọ qua chặng kia đến miền Ne-ghép" (Negev hay Negeb)
    .

    2. Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Israel qua trung gian Abraham:
    a. Giao ước và phép cắt b́.

    Trong khi cư ngụ ở đất Canaan, Thiên Chúa hiện ra với ông Abraham và “kư kết” giao ước với dân tộc Do Thái qua trung gian là ông Abraham, (St 15, 7-21):

    "Người phán với ông: "Ta là Đức Chúa, Đấng đă đưa ngươi ra khỏi thành Ua của người Can-đê, để ban cho ngươi đất này làm sở hữu." Ông thưa: "Lạy Đức Chúa, làm sao mà biết là con sẽ được đất này làm sở hữu?" Người phán với ông: "Đi kiếm cho Ta một con ḅ cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy và một bồ câu non." Ông kiếm cho Người tất cả những con vật ấy, xẻ đôi ra, và đặt nửa này đối diện với nửa kia; c̣n chim th́ ông không xẻ. Mănh cầm sà xuống trên các con vật bị giết, nhưng ông Áp-ram đuổi chúng đi.
    Lúc mặt trời gần lặn, th́ một giấc ngủ mê ập xuống trên ông Áp-ram; một nỗi kinh hoàng, một bóng tối dày đặc bỗng ập xuống trên ông. Người phán với ông: "Ngươi phải biết rằng: ḍng dơi ngươi sẽ trú ngụ trong một đất không phải của chúng. Chúng sẽ làm tôi người ta và người ta sẽ hành hạ chúng bốn trăm năm. Nhưng Ta sẽ xét xử dân tộc chúng phải làm tôi, và sau đó chúng sẽ ra đi với nhiều tài sản. C̣n ngươi sẽ về với cha ông ngươi b́nh an, và sẽ được chôn cất sau khi hưởng tuổi già hạnh phúc. Đến đời thứ bốn, chúng sẽ trở về đây, v́ sự gian ác của người E-mô-ri (Amorites) chưa đủ mức."
    Khi mặt trời đă lặn và màn đêm bao phủ, th́ bỗng có một ḷ nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực đi qua giữa các con vật đă bị xẻ đôi. Hôm đó, Đức Chúa lập giao ước với ông Áp-ram như sau:
    "Ta ban cho ḍng dơi ngươi đất này, từ sông Ai-cập (Egypt) đến Sông Cả (Great River), tức sông Êu-phơ-rát (Euphrates), đất của những người Kê-ni (Kenites), Cơ-nát (Kenizzites), Cát-môn (Kadmonites), Khết (Hittites), Pơ-rít-di (Perizzites), Ra-pha (Rephaim), E-mô-ri (Amorites), Ca-na-an (Canaanites), Ghia-ga-si (Girgashites) và Giơ-vút (Jebusites)".


    Điều kiện để người dân Do Thái tuân theo giao ước của Thiên Chúa kư kết với ông Áp-ra-ham là phải chịu phép cắt b́, (St 17, 9-14):

    "Thiên Chúa phán với ông Áp-ra-ham: "Phần ngươi, hăy giữ giao ước của Ta, ngươi và ḍng dơi ngươi sau này, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đây là giao ước của Ta mà các ngươi phải giữ, giao ước giữa Ta với các ngươi, với ḍng dơi ngươi sau này: mọi đàn ông con trai của các ngươi sẽ phải chịu cắt b́. Các ngươi phải chịu cắt b́ nơi bao quy đầu: đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với các ngươi. Sinh được tám ngày, mọi con trai của các ngươi sẽ phải chịu cắt b́, từ thế hệ này qua thế hệ khác, kể cả nô lệ sinh trong nhà, hay nô lệ các ngươi dùng bạc mà mua của bất cứ người ngoại bang nào không thuộc ḍng dơi các ngươi. Buộc phải cắt b́ nô lệ sinh trong nhà cũng như nô lệ mua bằng bạc. Giao ước của Ta ghi dấu trong xác thịt các ngươi, sẽ thành giao ước vĩnh cửu. Kẻ không được cắt b́, người đàn ông con trai không được cắt b́ nơi bao quy đầu, sẽ bị khai trừ khỏi ḍng họ: nó đă phá vỡ giao ước của Ta”".

    b. Phép cắt b́ và Do Thái giáo
    Đối với Do Thái giáo, phép cắt b́ là điều đầu tiên tín hữu Do Thái giáo phải thực hiện kể từ thời Abraham cho đến ngày nay. Tín hữu thuộc các tôn giáo khác muốn cải đạo sang Do Thái giáo, điều đầu tiên phải thực hiện là phép cắt b́, nếu ở tuổi vị thành niên. Nếu ở tuổi trưởng thành th́ được phép tùy chọn cắt b́ hay không. Phép cắt b́ trong Do Thái giáo là một nghi thức tôn giáo, được gọi là Brit Milah. Phẩu thuật cắt bao quy đầu do các bác sĩ thực hiện để giữ vệ sinh cho nam giới không được kể là phép cắt b́ trong Do Thái giáo. Chịu phép cắt b́ là dấu chỉ (sign) tuân giữ giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và cộng đồng hậu duệ của Abraham. Theo Do Thái giáo, người Do Thái nào không chịu phép cắt b́ sẽ bị loại ra khỏi Cộng Đồng Do Thái và bị h́nh phạt “kareit", tức sẽ không được vào Nước Trời (Olam Ha-Ba: World to Come) sau khi chết.
    Phép cắt b́ là điều bắt buộc để trở thành tín hữu Do Thái giáo, cũng tương tợ như bí tích Rửa Tội là điều bắt buộc để trở thành tín hữu của Công Giáo La Mă.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 17-05-2015 at 08:37 PM.

  4. #44
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này
    ***
    (Trong post # 42 chúng tôi đă đánh số không đúng các nội dung chính của Bài 5 – Xin đăng lại với các số thứ tự của các nội dung chính chính xác hơn – TV)

    I. Các tôn giáo khởi nguồn từ Áp-ra-ham (Abraham)

    II. Nguồn gốc Do thái giáo
    1. Từ đa thần (Polytheism) đến độc thần (Monotheism).
    2. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram (Abram).
    a. Ḍng dơi ông Áp-ram, (về sau được đổi tên là Áp-ra-ham, Abraham).
    b. Thiên Chúa gọi ông Áp-ram: Do Thái giáo ra đời.
    3. Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Israel qua trung gian Áp-ra-ham.
    a. Giao ước và phép cắt b́.
    b. Phép cắt b́ và Do Thái giáo.
    4. Dân tộc Do Thái và Do Thái giáo.
    5. Tín hữu Do thái giáo tin ǵ?
    6. 613 điều răn của Do Thái giáo suy ra từ Ngũ Kinh trong Cựu Ước.

    III. Nguồn gốc Kitô giáo
    1. Từ Do thái giáo đến Kitô giáo.
    a. Phả hệ của Chúa Giêsu kể từ Áp-ra-ham.
    b. Chúa Giêsu từng là một tín hữu của Do Thái giáo.
    c. V́ sao Chúa Giêsu không phát triễn Do Thái giáo mà lại thành lập Kitô giáo?
    2. Kitô giáo được thành lập
    a. Ngày Kitô giáo chính thức ra đời: Ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống năm 29 sCN.
    b. Ngày Kitô giáo tách rời khỏi Do Thái giáo: Công đồng Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) năm 50 sCN.
    3. Tín hữu Giáo Hội Công Giáo La Mă tin ǵ?
    4. Các điều răn của Giáo Hội Công Giáo La Mă:
    a. Mười điều răn của Đức Chúa Trời.
    b. Năm điều răn của Hội Thánh Công Giáo La Mă.
    5. So sánh vài điểm trong Cựu Ước của Do Thái giáo và Tân Ước của Kitô giáo
    a. Vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa.
    b. Thái độ đối với kẻ thù.
    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.

    IV. Nguồn gốc Hồi giáo
    1. Hồi giáo có gốc từ Áp-ra-ham.
    d. Phả hệ của Muhammad kể từ Áp-ra-ham.
    e. Hồi giáo tin và nhắc tới các nhân vật chính trong Do Thái giáo và Kitô giáo.
    2. Hồi giáo được thành lập.
    c. Theo Hồi giáo, Muhammad là Thiên sứ cuối cùng của Allah hay Thiên Chúa.
    d. Các Kinh Sách của Hồi giáo: Kinh Koran, Hadith và Sunah.
    3. Tín hữu Hồi giáo tin ǵ?
    4. Điều răn của Hồi giáo:
    a. “Mười điều răn” của Hồi giáo.
    b. 195 điều răn của Hồi giáo suy ra từ kinh Koran.
    c. Hàng ngàn giáo luật từ các Hadith.
    5. So sánh vài điểm trong Cựu Ước của Do Thái giáo và trong Kinh Koran của Hồi giáo.
    a. Thái độ đối với Thiên Chúa.
    b. Thái độ đối với kẻ thù.
    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.

    V. Nguồn gốc các tôn giáo tách ra từ Kitô giáo
    1. Nguồn gốc Chính Thống giáo Đông Phương.
    2. Nguồn gốc Tin Lành.
    3. Nguồn gốc Anh giáo.
    4. Sự khác biệt căn bản giữa: Công Giáo La Mă, Chính Thống giáo và Tin Lành.

    VI. Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa

  5. #45
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    4. Dân tộc Do Thái và Do Thái giáo
    Năm Abram được 86 tuổi, Ha-ga (Hagar) vốn là người hầu gốc Ai Cập của Xa-rai (Sarai) là vợ của Abram, sinh cho Abram đứa con trai đầu ḷng Ít-ma-ên (Ishmael), (St 16, 15-16). Ishmael là ông tổ của dân tộc Ả-rập và cũng là ông tổ của Thiên Sứ Muhammad, người sáng lập ra Hồi Giáo.

    Năm Abram được 99 tuổi Thiên Chúa đổi tên ông, Áp-ram (Abram), ra Áp-ra-ham (Abraham) và đổi tên vợ ông, Xa-rai (Sarai), ra Xa-ra (Sarah). Cũng ở tuổi 99 này, Abraham và toàn bộ gia đ́nh ông chịu phép cắt b́. (St 17, 1-27).

    Năm Abraham được 100 tuổi, Xa-ra (Sarah) vợ chính của Abraham, sinh cho Abraham đứa con trai thứ hai là I-xa-ác (Isaac), (St 21,5). Về sau Isaac lấy Rê-bê-ca (Rebecca) có được 2 con: Ê-xau (Esau) và Gia-cóp (Jacob), (St 25,20-26).

    Jacob có 12 con trai và một con gái tên Đi-na (Dinah) với 4 người vợ là Lê-a (Leah), Din-pa (Zilpah), Bin-ha (Bilhah) và Ra-khen (Rachel), (St 35,22-26). Từ các con trai của Jacob về sau trở thành 12 chi tộc của dân tộc Do Thái. (Xin xem post # 10, “Lịch sử vắn tắt nước Do Thái cổ” trong Bài 3, “Các bản dịch của Thánh Kinh”).


    Abraham qua đời ở tuổi 175, được Ishmael và Isaac chôn cất ở trong nghĩa trang của gia đ́nh Abraham là hang của cánh đồng Mác-pê-la (Machpelah), đối diện với Mam-rê (Mamre), tức là Khép-rôn (Hebron), tại đất Ca-na-an (Canaan). (St 25, 7-10).

    Abraham là ông tổ, c̣n gọi là tổ phụ, của dân tộc Do Thái và cũng là ông tổ của Chúa Giêsu, người sáng lập ra Kitô giáo. Abraham cũng là ông tổ của Muhammad, người sáng lập ra Hồi Giáo.

    Chưa xét đến phương diện thần học, như ở trên ta đă thấy chỉ riêng về phương diện huyết thống người ta gọi các tôn giáo độc thần Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo là các tôn giáo có nguồn gốc từ Abraham.

    Qua giao ước nêu ở trên giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái qua trung gian Abraham và qua giao ước Xi-nai, (xin xem post # 6, Giao Ước Xi-nai (Sinai), hay Giao Ước Cũ), qua trung gian Mô-sê (Moses), dân tộc Do Thái, hậu duệ của Abraham, được chọn làm con riêng của Thiên Chúa và hầu hết đều là tín hữu của Do Thái giáo vào thời Cựu Ước. Nói cách khác Do Thái giáo là tôn giáo của tuyệt đại đa số dân tộc Do Thái vào thời Cựu Ước.

    Ngày nay th́ khác. Hơn một nửa trong số tất cả những người Do Thái ở Israel ngày nay tự gọi ḿnh là người "thế tục" (secular), và không tin vào Thiên Chúa hoặc bất kỳ các niềm tin tôn giáo nào của Do Thái giáo.

    Theo bài viết “Judaism” trên bách khoa toàn thư Wikipedia, các giáo phái chính của Do Thái giáo hiện nay là Do Thái giáo Chính Thống (Orthodox Judaism), Do Thái giao Bảo Thủ (Conservative Judaism) và Do Thái giáo Cải Cách (Reform Judaism). Các giáo phái chính hầu hết chỉ xảy ra ở bên ngoài Israel; bên trong Israel t́nh h́nh khác hẳn.
    Do Thái giáo Chính Thống cho rằng Ngũ Kinh, cả sách viết và truyền khẩu Torah được Thiên Chúa mạc khải cho Mô-sê, và rằng các luật trong Ngũ Kinh có tính bắt buộc và không thay đổi.
    Do Thái giao Bảo Thủ cho rằng các luật lệ trong sách viết và truyền khẩu Torah có thể được giải thích bởi các giáo sĩ Do Thái để phản ánh sự nhạy cảm hiện đại và phù hợp với điều kiện hiện đại.
    Do Thái giáo Cải Cách định nghĩa Do Thái giáo là một tôn giáo chứ không phải là một chủng tộc hay một nền văn hóa, họ bác bỏ hầu hết các nghi thức và nghi lễ của các luật lệ từ Ngũ Kinh.

    5. Tín hữu Do Thái giáo tin ǵ?
    Giáo lư đức tin của tín hữu Do Thái giáo được tóm tắt trong 13 nguyên tắc của đức tin sau đây:
    1. Đức Chúa Trời luôn hiện hữu.
    2. Đức Chúa Trời chỉ có một và duy nhất.
    3. Đức Chúa Trời là vô h́nh.
    4. Đức Chúa Trời là vĩnh hằng.
    5. Chỉ cầu nguyện với một ḿnh Đức Chúa Trời và không cầu nguyện với ai khác.
    6. Những lời của các tiên tri, hay ngôn sứ, là chân thật.
    7. Lời của tiên tri Moses là thật, và Moses là nhà tiên tri vĩ đại nhất.
    8. Bộ Kinh Thánh Torah được ghi chép thành văn tự (Ngũ Thư trong bộ Cựu Ước 39 quyển theo quy điển của Do Thái giáo) và bộ Torah truyền khẩu (về sau được chép lại thành bộ Talmud) đều do Đức Chúa Trời phán truyền cho Moses.
    9. Sẽ không có bộ Kinh Thánh nào khác (ngoài bộ Cựu Ước 39 quyển theo quy điển của Do Thái giáo).
    10. Đức Chúa Trời biết hết các ư tưởng và việc làm của loài người.
    11. Đức Chúa Trời sẽ thưởng người tốt và phạt người xấu.
    12. Đấng Cứu Thế Messiah sẽ đến trong tương lai.
    13. Người chết sẽ được sống lại.

    Bảng 13 nguyên tắc của đức tin nêu ở trên do Maimonides biên soạn. Maimonides c̣n được gọi là Rambam. Ông là chuyên gia về Kinh Torah, triết gia, nhà thiên văn và là một y sĩ. Ông là người quan trọng nhất, có ảnh hường nhiều nhất trên lịch sử Do Thái giáo. Ông sinh năm 1135 ở Córdoba, Almoravid Empire (ngày nay là Tây Ban Nha) và mất năm 1204 tại Cairo, Ai Cập.

    6. Danh sách 613 điều răn (commandments) của Do Thái giáo
    Để tuân giữ giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái qua trung gian Abraham, dân Do Thái phải thực hiện phép cắt b́. Để tuân giữ giao ước Xi-nai giữa Thiên Chúa và dân Do Thái qua trung gian Mô-sê, dân Do Thái hay tín hữu Do Thái giáo, phải tuân giữ các điều răn theo Lề Luật mà Thiên Chúa truyền đạt lại cho ông Moses. Có tất cả 613 điều răn tín hữu Do Thái giáo phải tuân giữ. Bạn đọc có thể đọc tất cả 613 điều răn của Do Thái giáo ở đây.

    Danh sách đầu tiên 613 điều răn của Do Thái giáo cũng do Maimonides biên soạn. Danh sách do Maimonides biên soạn có lẽ là danh sách được chấp nhận rộng răi nhất, nhưng nó không phải là danh sách duy nhất.

    Mười Điều Răn nói trong chương 20 sách Xuất hành của Cựu Ước, (Xh 20, 2-17), được Do Thái giáo quan niệm là 10 phân loại tổng quát của 613 điều răn này.

    613 điều răn của Do Thái giáo đều dựa vào các Lề Luật trong Ngũ Thư của Cựu Ước. Trong bảng danh sách 613 điều răn này, chữ viết tắt CCA có nghĩa là điều nên làm (affirmative commandments), CCN có nghĩa là điều không nên làm (negative commandments) và CCI có nghĩa là chỉ áp dụng bên trong nước Do Thái.

    Cần lưu ư là tín hữu Do Thái giáo kiêng kị viết God hay Lord, họ viết G-d hay L-rd thay cho God hay Lord. Điều này được nói đến trong điều răn thứ 5 trong 613 điều răn của Do Thái giáo: “Không được xúc phạm đến Thánh danh Thiên Chúa”. Việc húy kị Thánh danh Thiên Chúa trong điều răn thứ 5 cũng giống như thời phong kiến ở nước ta, các sĩ tử khi đi thi không được viết thẳng tên các vua trong các bài thi, v́ các tên này được coi là thiêng liêng; ai “phạm húy” không những sẽ bị đánh rớt mà c̣n có thể bị trị tội rất nặng.

    Theo điều răn thứ 22 trong 613 điều răn của Do Thái giáo, tín hữu Do Thái giáo phải đọc lời nguyện Shema vào mỗi buổi sáng và tối, dựa vào câu 7, chương 6 sách Đệ Nhị Luật.
    Lời nguyện Shema chính là câu (Đnl 6,4): “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất” ("Hear, O Israel: the LORD is our God, the LORD is One.")
    Câu (Đnl 6,7) nói về lời nguyện Shema như sau “Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy”.

    Cách thức cầu nguyện của các hệ phái Do Thái giáo có khác nhau. Nói chung th́ tín hữu Do Thái giáo cầu nguyện ba lần mỗi ngày và bốn lần trong ngày lễ Shabbat (ngày Thứ Bảy= Saturday) hoặc các ngày lễ khác của Do Thái giáo.

    Ngày nay tín hữu Do Thái giáo vẫn không được ăn thịt heo là do điều răn thứ 144 trong 613 điều răn của Do Thái giáo: “Không ăn thịt các thú vật ô uế”. Sách Lê-vi, chương 11 câu 2-3, (Lv 11,2-3) phân biệt “Hăy nói với con cái Ít-ra-en: Trong tất cả các loài vật sống trên đất, đây là những loài các ngươi được ăn: Mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại, th́ các ngươi được ăn”. Tín hữu Do Thái giáo không được ăn thịt heo, theo (Đnl 14,8), “con heo, v́ nó có móng chẻ hai, nhưng không nhai lại: anh em phải coi nó là loài ô uế. Thịt của chúng, anh em không được ăn, xác chết của chúng, anh em không được đụng đến”.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 19-05-2015 at 09:52 PM.

  6. #46
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    III. Nguồn gốc Kitô giáo
    1. Từ Do thái giáo đến Kitô giáo
    a. Phả hệ của Chúa Giêsu kể từ Abraham

    Theo Tin mừng của Thánh Mát-thêu, (Mt 1, 1-17), Chúa Giêsu (Jesus) là hậu duệ đời thứ 41 kể từ tổ phụ Abraham của dân Do Thái:


    Theo phả hệ trên, vua Da-vít (David) là hậu duệ đời thứ 14 kể từ tổ phụ Abraham. Kể từ vua Da-vít đến Chúa Giêsu có cả thảy 28 đời.

    Gốc tích Đức Giêsu theo Tin Mừng của Thánh Mát-thêu, (Mt 1,18-25):

    “Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô (Jesus Christ): bà Ma-ri-a (Mary), mẹ Người, đă thành hôn với ông Giu-se (Joseph). Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đă có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, th́ ḱa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít (David), đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, v́ người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, v́ chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”

    Sứ thần Gáp-ri-en (Gabriel) loan báo cùng Mẹ Ma-ri-a ở Na-da-rét (Nazareth) “bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su (Jesus)”, theo Tin Mừng Thánh Luca, (Lc1,26-35):

    “Bà Ê-li-sa-bét (Elizabeth) có thai được sáu tháng, th́ Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê (Galilee), gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đă thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc ḍng dơi vua Đa-vít (David). Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
    Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa ǵ.
    Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị v́ nhà Gia-cóp (Jacob) đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
    Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng !"
    Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.”



    Do việc kiểm tra dân số nên gia đ́nh Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a, rời thành Na-da-rét lên Bê-lem, miền Giu-đê, và Chúa Giêsu ra đời tại Bê-lem, (Lc2,1-7):

    “Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô (Caesar Augustus) ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô (Quirinius) làm tổng trấn xứ Xy-ri (Syria). Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê (Galilee) lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê (Judea), v́ ông thuộc gia đ́nh ḍng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đă thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, th́ bà Ma-ri-a đă tới ngày măn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu ḷng, lấy tă bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, v́ hai ông bà không t́m được chỗ trong nhà trọ.”

    Chúa Giêsu được sinh vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 khoảng năm thứ 3 tCN tại hang Bê Lem, miền Giu Đê, thời vua Hê-rô đê. Theo từ điển Bách Khoa của Thiên Chúa giáo (General Chronology, Catholic Encyclopedia) th́ “It is supposed by many that the calculation of Dionysius was incorrect, and that the birth of Christ really occurred three years earlier than he placed it, or in the year of Rome 750 which he styles 3 B.C.”. Xin lược dịch: “Nhiều người cho rằng việc tính toán của Dionysius là không chính xác, và cho rằng sự ra đời của Chúa Kitô thực sự xảy ra sớm hơn 3 năm so với năm ông Dionysius nói, hay trong năm tính theo gốc Rome 750 mà ông tính là năm 3 tCN.”

    Vua Hêrôđê (Herod) lo sợ mất ngôi nên ḍ la tin tức về Chúa Giêsu để t́m cách giết, (Mt 2, 1-6):

    “Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị v́, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: "Đức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đă thấy v́ sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bêlem, miền Giuđê, v́ trong sách ngôn sứ, có chép rằng:
    Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, v́ ngươi là nơi vị lănh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời".”


    Sứ thần Thiên Chúa báo mộng cho Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a đưa Chúa Giêsu trốn sang Ai cập, (Mt 2, 13-15):

    “Khi các nhà chiêm tinh đă ra về, th́ ḱa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, v́ vua Hêrôđê sắp t́m giết Hài Nhi đấy!" Ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đă gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.

    b. Chúa Giêsu từng là một tín hữu của Do Thái giáo
    • Chúa Giêsu chịu phép cắt b́

    Như ở phần trước chúng ta đă biết, tuyệt đại đa số dân Do Thái vào cuối thời Cựu Ước là tín hữu Do Thái giáo.

    Lúc mới sinh ra, Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đều là tín hữu Do Thái giáo. Tuân theo lề luật của Do Thái giáo, khi được 8 ngày tuổi, Đức Giêsu chịu phép cắt b́, tức cắt bao quy đầu, như đă ghi trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca chương 2 câu 21, (Lc 2,21):

    “Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt b́, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đă đặt, trước khi Người được thụ thai trong ḷng mẹ.”

    Phép cắt b́ là dấu chỉ (sign) của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do Thái qua trung gian là ông Áp-ra-ham (Abraham). Đối với Do Thái giáo, phép cắt b́ là điều đầu tiên tín hữu Do Thái giáo phải thực hiện.

    • Chúa Giêsu và các môn đệ của Người thường xuyên sinh hoạt trong Đền Thờ và các hội đường Do Thái giáo như là các tín hữu của Do Thái giáo. Đền Thờ và các hội đường là nơi tín hữu Do Thái giáo đến để thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giêsu c̣n chữa lành những kẻ mù ḷa, què quặt và giảng dạy trong Đền Thờ, (Mt 21, 14-16):

    “Có những kẻ mù ḷa, què quặt đến với Người trong Đền Thờ, và Người đă chữa họ lành. Nhưng các thượng tế và kinh sư thấy những việc lạ lùng Người đă làm và thấy lũ trẻ reo ḥ trong Đền Thờ: "Hoan hô Con vua Đavít!", th́ tức tối và nói với Người rằng: "Ông có nghe chúng nói ǵ không?" Đức Giêsu đáp: "Có; nhưng c̣n lời này, các ông chưa bao giờ đọc sao: Ta sẽ cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen?”

    c. V́ sao Chúa thành lập Kitô giáo mà không phát triễn Do Thái giáo

    Theo 13 nguyên tắc đức tin của Do Thái giáo, tín hữu Do Thái giáo cho đến hôm nay vẫn mong đợi Đấng Messiah sẽ đến.
    Vào lúc bấy giờ dân Do Thái quan niệm đấng Messiah là đấng được xức dầu. Mà đă được xức dầu th́ phải là vua trần thế. Họ mong có đấng Messiah đến làm vua (trần thế) nước Do Thái và giải thoát họ khỏi ách thống trị của đế quốc La Mă.

    Dân Do Thái không nhận Chúa Giêsu là Messiah v́ họ cho rằng Chúa Giêsu chỉ là một người như mọi người; Do Thái giáo không nhận Chúa Giêsu được sống lại và không nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

    Tin Mừng theo Thánh Gio-an, chương 8, từ câu 54 đến câu 59, (Ga 8, 54-59) tường thuật một cuộc trao đổi ngắn giữa Chúa Giêsu và người Do thái:

    "Nếu tôi tôn vinh chính ḿnh, vinh quang của tôi chẳng là ǵ cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông.
    Các ông không biết Người; c̣n tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, th́ tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người.
    Ông Ápraham là cha các ông đă hớn hở vui mừng v́ hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đă thấy và đă mừng rỡ".
    Người Do thái nói: "Ông chưa được năm mươi tuổi mà đă thấy ông Ápraham!" Đức Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Ápraham, th́ tôi, Tôi Hằng Hữu!"
    Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.”


    Các giới chức cao cấp trong Do Thái giáo không những không nghe theo Chúa Giêsu mà c̣n muốn giết Người, trong khi toàn dân say mê nghe Chúa Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ, (Lc 19,47):

    “Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư t́m cách giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không biết phải làm sao, v́ toàn dân say mê nghe Người”.

    Thượng tế và kinh sư đều là các chức sắc cao cấp trong Do Thái giáo. Vào thời Chúa Giêsu, về mặt tôn giáo do Thượng Hội Đồng Do thái điều hành. Đứng đầu Thượng Hội Đồng này là vị thượng tế.

    Chúa Giêsu bị Thượng Hội Đồng Do thái giáo xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ Moses thời đó. Người cũng bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử h́nh bởi chính quyền La Mă vào năm Chúa Giêsu được 33 tuổi.

    Chúa Giêsu thành lập Kitô giáo mà không phát triễn Do Thái giáo là do Thượng Hội Đồng Do thái giáo không những không nhận Người là Đấng Messiah mà c̣n tạo áp lực trên chính quyền La Mă giết chết Người. Họ ra những chỉ thị gắt gao và dùng mọi phương tiện ngăn ngừa dân chúng cải đạo sang Kitô giáo.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 22-05-2015 at 08:59 PM.

  7. #47
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    2. Chúa Giêsu thành lập Kitô giáo (Christianity).
    a. Chúa Giêsu chịu phép phép rửa, chọn 12 tông đồ và rao giảng về Kitô Giáo

    Để chu toàn thánh ư Thiên Chúa, khi được 27 tuổi, Đức Giê-su tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gio-an, dành cho những người tội lỗi. Đức Giêsu chịu phép rửa, tức bí tích Rửa Tội, theo Tin Mừng Theo Thánh Mát-thêu, chương 4, từ câu 13 đến câu 17, (Mt 3,13-15):

    “Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho ḿnh. Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!" Nhưng Đức Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đă, V́ chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính". Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ư Người”.

    Bí tích Rửa Tội là bí tích đầu tiên trong 7 phép bí tích của Giáo Hội Công Giáo La Mă. Mọi tín hữu của Giáo Hội Công Giáo La Mă đều phải chịu Bí tích Rửa Tội.


    Đức Giêsu chọn 12 tông đồ và rao giảng về Kitô Giáo. Đức Giêsu hứa xây dựng Giáo hội trên Phêrô, và ám chỉ tới nhiệm vụ Giáo Hoàng đầu tiên của Phêrô trong Giáo hội ấy, (Mt 16,18):

    “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”

    Sau khi chịu chết trên Thánh Giá và phục sinh, Chúa Giêsu trao sứ mạng cho các tông đồ, (Mt 28, 19-20):

    “Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."

    b. Kitô giáo chính thức ra đời
    Ngày Kitô giáo chính thức ra đời không phải là ngày sinh của Chúa Giêsu, mà là ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống năm 29 sCN.

    Ngày Kitô giáo chính thức ra đời, hay là ngày khai sinh của Giáo hội Công giáo, theo từ điển Bách Khoa của Thiên Chúa giáo (Catholic Encyclopedia), là Ngày lễ Ngủ Tuần năm 29 sCN: “According to the accepted chronology, these began their mission on the day of Pentecost, A.D. 29, which day is regarded, accordingly, as the birthday of the Christian Church.” Xin lược dịch theo ngữ cảnh của câu đi trước: "Theo gốc thời gian đă được chấp nhận, các môn đồ theo Chúa Giêsu đă bắt đầu sứ mạng rao giảng của ḿnh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, năm 29 sCN, ngày được coi là ngày ra đời của Giáo Hội Kitô giáo." (Trích trong Christianity, Catholic Encyclopedia).

    Ngày lễ Ngủ Tuần năm 29 sCN được sách Công Vụ Tông Đồ trong Tân Ước tường thuật như sau, (Cv 2, 1-11):

    Khi đến ngày lễ Ngữ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những h́nh lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.
    Lúc đó, tại Giêrusalem, có những người Dothái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc v́ ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của ḿnh. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pácthia (Parthians), Mêđia (Medes), Êlam (Elamites), Mêxôpôtamia (Mesopotamia), Giuđê (Judea), Capađôkia (Cappadocia), Pontô (Pontus), và Axia (Asia), có người là dân Phygia (Phrygia), Pamphylia (Pamphylia), Aicập (Egypt), và những vùng Libya (Libya) giáp giới Kyrênê (Cyrene); nào là những người từ Rôma (Rome) đến đây; nào là người Dothái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Kêta (Cretans) hay người Arập (Arabs), vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!"


    Trong Ngày lễ Ngủ Tuần năm 29 sCN, thánh Phêrô đă giảng bài giảng đầu tiên cho dân chúng và sau bài giảng có khoảng ba ngàn người chịu phép rửa, theo đạo, (Cv 2, 41):
    “Vậy những ai đă đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đă có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.”

    Trong Do Thái giáo, lễ Ngủ Tuần là lễ tổ chức sau năm mươi ngày kể từ lễ Vượt Qua (Passover). Về sau Lễ Ngủ Tuần (Pentecost) trong Do Thái giáo được Kitô giáo gọi là lễ Thánh Thần Hiện Xuống (dùng cùng tên Pentecost, v́ “ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần”), lễ này được tổ chức sau lễ Phục Sinh (Easter) năm mươi ngày.

    Sau ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống năm 29 sCN Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới cho đến ngày nay. Chính tại giáo đoàn ở An-ti-ô-khi-a (Antioch ở Syria lúc đó; nay là thành phố Antakya, tỉnh Hatay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) mà lần đầu tiên các tín hữu theo Chúa Giêsu (Jesus Christ) được gọi là Kitô hữu (Christians), (Cv 11, 26): “Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu”. Danh xưng Kitô giáo xuất phát từ giáo đoàn Antioch.

    c. Kitô giáo tách rời khỏi Do Thái giáo.
    Khoảng năm 50 sCN có một cuộc tranh luận tại cộng đoàn Giê-ru-sa-lem khi, (Cv 15,5-6): “Có những người thuộc phái Pharisêu đă trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm phép cắt b́ cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Môsê." Các Tông Đồ và các kỳ mục bèn họp nhau để xem xét vụ này”.

    Pharisêu là nhóm người Do Thái gồm đa số là dân thường thuộc giai cấp trung lưu. Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và quyết tâm tuân giữ tỉ mỉ mọi khoản luật trong Kinh Thánh. “Có những người thuộc phái Pharisêu đă trở thành tín hữu” có ư muốn nói nhóm người Pharisêu Do Thái giáo đă cải đạo sang Kitô giáo.

    Năm 50 sCN, “Công Đồng Giê-ru-sa-lem”, “Công Đồng” đầu tiên của Kitô giáo, bàn về việc có phải làm phép cắt b́ và giữ luật Môsê cho những người ngoại (Gentile, người không phải là dân Do Thái hay không phải là tín hữu Do Thái giáo) muốn theo Kitô giáo hay không, vấn đề mà những người Pharisêu đă nêu ra ở trên.
    Công Đồng Giê-ru-sa-lem đă tuyên bố, (Cv15, 28-29):

    “(28) Thánh Thần và chúng tôi đă quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này; (29) là kiêng ăn đồ đă cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm.Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.”,

    Câu (28) có nghĩa là sẽ bỏ phép cắt b́ và chỉ c̣n tuân giữ 4 điều nhỏ, như đă nêu trong câu (29), trong hơn 600 điều răn của luật Moses. Hiển nhiên 10 Điều Răn của Đức Chúa Trời, là luật của Thiên Chúa, không phải luật từ Moses, nên buộc phải luôn luôn tuân giữ.

    Về sau, các điều “kiêng ăn tiết (như tiết canh Vịt), ăn thịt loài vật không cắt tiết (như ăn thịt cầy)” cũng đă được băi bỏ, nhưng không rơ đă được bỏ vào lúc nào, chỉ biết ngày nay các tín hữu Công giáo không c̣n giữ các luật này.

    Để hiểu rơ hơn về giáo đoàn và Công Đồng Giê-ru-sa-lem, bạn đọc có thể đọc toàn bộ chương 15 sách Công Vụ Tông Đồ trong Tân Ước ở đây.

    Trong bài “Timeline of the Catholic Church” đăng trên bách khoa toàn thư Wikipedia có viết “c. 50: Council of Jerusalem determines that Gentile converts to Christianity do not have to abide by Mosaic Laws. This begins the separation between Christianity and Judaism”, xin lược dịch “vào khoảng năm 50 sCN: Công Đồng Giêrusalem xác định rằng dân ngoại khi trở thành tín hữu Kitô giáo không phải tuân theo các Luật Lệ Mosaic. Điều này bắt đầu sự chia tách giữa Kitô giáo và Do Thái giáo”.

    Wikipedia đă quên nhắc đến việc Công Đồng Giêrusalem hủy bỏ phép cắt b́ cho những ai tin theo Kitô giáo.

    Sau Công Đồng Giê-ru-sa-lem năm 50 sCN, Kitô giáo đă tách rời khỏi Do Thái giáo v́ những ai theo Kitô giáo không phải chịu phép cắt b́ và không phải tuân theo hầu hết các Luật Lệ Mosaic của Do Thái giáo.

    Trong thực tế sự kiện Kitô giáo tách rời khỏi Do Thái giáo đă diễn ra trong các thế kỷ đầu của công nguyên. Theo Wikipedia, sự kiện này thường được quy cho một số sự kiện, bao gồm cả việc từ chối và đóng đinh Chúa Giêsu (năm 33), Công Đồng Giêrusalem (năm 50), sự tàn phá của Đền Thờ II, tổ chức thu thuế người Do Thái trong đế quốc La Mă sau khi Đền Thờ II và Giêrusalem bị phá hủy năm 70 sCN, sự mặc nhiên công nhận Công Đồng Jamnia của Do Thái giáo thiết lập quy điển Kinh Thánh của Do Thái giáo giáo năm 90 sCN, và cuộc khởi nghĩa của Bar Kokhba chống lại Đế quốc La Mă trong các năm 132-135.

    Chúng ta thấy có nhiều sự kiện thể hiện sự việc Kitô giáo tách rời khỏi Do Thái giáo, cái mốc Công Đồng Giê-ru-sa-lem năm 50 là một chọn lựa có dựa vào Kinh Thánh, (sách Công Vụ Tông Đồ, chương 15 câu 28-29 như đă nói ở trên), chỉ là một chọn lựa tiêu biểu có ư nghĩa về phương diện thần học nhất.

    (C̣n tiếp)

  8. #48
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    3. Tín hữu Giáo Hội Công Giáo La Mă tin ǵ?
    Kitô giáo về sau tách ra thành Giáo Hội Công Giáo La Mă, Chính Thống giáo Đông Phuơng và Tin Lành. Phần V của Bài 5 này sẽ trở lại về vấn đề này.
    Giờ đây xin t́m hiểu về Giáo Hội Công Giáo La Mă, thay v́ Kitô giáo, trong các vấn đề tổng quát như tín lư và giới răn.

    Chúng ta đă biết tín hữu Do Thái giáo có 13 nguyên tắc của đức tin đă được nói đến trong mục “Tín hữu Do Thái giáo tin ǵ?” Với Giáo Hội Công Giáo La Mă th́ tín hữu tin ǵ?

    Tất cả Giáo lư Đức tin của Giáo Hội Công Giáo La Mă được nói rơ trong Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo, viết tắt là SGLHTCG, (Catechism Of The Catholic Church). Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 11 tháng 10 năm 1992, nhân kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo có 2865 điều, gồm 4 phần:
    Phần I: Tuyên xưng đức tin, Kinh Tin Kính.
    Phần II: Phụng Vụ, đặc biệt là 7 phép bí tích.
    Phần III: Luân Lư Ki-tô giáo, được tŕnh bày dựa trên các giới răn.
    Phần IV: Kinh Nguyện của tín hữu. Kinh Lạy Cha.

    Các tín lư quan trọng nhất mà tín hữu Công Giáo phải tin đều nằm trong Kinh Tin Kính sau đây:

    “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
    Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
    Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần; tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công; tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.”


    Kinh Tin Kính luôn luôn được đọc trong các thánh lễ của Công Giáo.

    Phần I, Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă dành 881 điều, từ điều 185 đến điều 1065, để giải thích rất rơ về Kinh Tin Kính này.

    Kinh Tin Kính nói trên là “Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ” (The Apostles’ Creed), hơi khác chút ít về lời văn với Kinh Tin Kính Công đồng Ni-xê-a (Nicea năm 325)-Con-tan-ti-no-po-li (Constantinople năm 381). SGLHTCG gọi Kinh Tin Kính Công đồng Nicea-Constantinople là “KINH TIN KÍNH CÔNG ĐỒNG NIXÊ CON-TAN-TI-NÔ-PÔ-LI”, xin xem ở đây.

    “Kinh Tin Kính của các Tông đồ: gọi như thế, v́ bản này được xem như bản tóm lược trung thành đức tin của các Tông đồ. Đây là "tín biểu" rất cổ, được Giáo Hội Rô-ma sử dụng trong Bí tích Thánh Tẩy. Hội Thánh coi trọng bản này, v́ "đây là tín biểu được bảo tồn trong Giáo Hội Rô-ma, nơi thánh Phê-rô, thủ lănh các tông đồ, đă đặt tông ṭa và đă đem lại sự nhất trí trong toàn Hội Thánh", (SGLHTCG, điều 194).

    “Kinh Tin Kính Công đồng Ni-xê-a Con-tan-ti-no- po-li được coi trọng v́ phát xuất từ hai Công đồng đầu tiên (325 và 381). Cho đến nay, bản này vẫn c̣n là bản chung cho tất cả các Giáo Hội lớn của Phương Đông và Phương Tây”. (SGLHTCG, điều 195).

    Nguồn gốc Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ hơi lờ mờ, xin đọc ở đây, hay ở đây. Trong khi đó, nguồn gốc Kinh Tin Kính Ni-xê-a-Con-tan-ti-no-po-li th́ rơ ràng hơn, xin đọc ở đây.

    4. Điều răn của Giáo Hội Công Giáo La Mă
    Như chúng ta đă biết tín hữu Do Thái giáo có tất cả 613 điều răn phải tuân giữ.
    Tín hữu Công Giáo La Mă không c̣n phải tuân giữ quá nhiều điều răn như thế! Có thể nói vắn tắt là tín hữu Công Giáo La Mă chỉ có các điều răn quan trọng nhất sau đây: Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời và Năm Điều Răn của Hội Thánh.

    a. Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời
    Trước năm 1975, khi c̣n ở trong nước, trong các thánh đường Công Giáo tôi thường nghe các giáo dân đọc Kinh Mười Điều Răn như sau:

    “Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
    Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
    Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
    Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
    Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
    Thứ năm: Chớ giết người.
    Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
    Thứ bảy: Chớ lấy của người.
    Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
    Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
    Thứ mười: Chớ tham của người.
    Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như ḿnh ta vậy. Amen.”


    Từ khi qua Mỹ, tôi ít khi nghe thấy kinh này được đọc trong các giáo đường, tuy giáo dân Công Giáo vẫn tuân giữ nghiêm túc Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời.

    Nguồn gốc của kinh này là từ Kinh Thánh, từ sách Xuất Hành, chương 20, từ câu 2 đến câu 17, (Xh 20, 2-17) và sách Đệ nhị luật, chương 5, từ câu 6 đến câu 21, (Đnl 5, 6-21).

    Từ 16 câu trong (Xh 20, 2-17), Giáo Hội Công Giáo đă gom lại thành 10 điều trong Kinh Mười Điều Răn đă nêu ở trên. Một số tín hữu Tin lành cho rằng Giáo Hội Công Giáo đă “Cắt Bỏ Điều Răn Thứ Hai” trong Kinh Mười Điều Răn. Để giải thích sự ngộ nhận vừa nêu, bạn đọc có thể đọc bài viết “Giáo Hội Công Giáo Có Cắt Bỏ Điều Răn Thứ Hai Và Sửa Đổi Một Vài Điều Răn Khác Hay Không?” của Lm. Trần Minh Thực ở đây.

    Ư nghĩa của Kinh Mười Điều Răn được tŕnh bày rất rơ với 506 điều, từ điều 2052 cho đến điều 2557, trong Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo.

    b. Các Điều Răn của Hội Thánh
    Ngoài Kinh Mười Điều Răn ở trên, trước năm 1992, Kinh “Hội Thánh Có Sáu Điều Răn” cũng thường được đọc trong các thánh đường:

    “Hội Thánh Có Sáu Điều Răn
    Thứ nhất: Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
    Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
    Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
    Thứ bốn: Chịu Ḿnh Thánh Đức Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh.
    Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
    Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.”


    Sau khi Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo được phát hành năm 1992, Kinh “Hội Thánh Có Sáu Điều Răn” được cập nhật theo điều 2041-2043 trong SGLHTCG, thành “Hội Thánh Có Năm Điều Răn” như sau:

    “Thứ nhất: Tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng như các ngày lễ buộc, kiêng việc xác và những hoạt động có thể cản trở việc thánh hóa những ngày đó.
    Thứ hai: Xưng tội ít là mỗi năm một lần.
    Thứ ba: Rước lễ ít là trong mùa Phục Sinh.
    Thứ tư: Kiêng thịt và giữ chay trong những ngày Hội Thánh quy định.
    Thứ năm: Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh.”


    (Điều răn thứ 409 trong 613 điều răng của Do Thái giáo quy định “Dành một phần mười của các sản phẩm thu được cho các thầy Lê-vi”, dựa theo (Lv 27,30) và (Đnl 18,24). Ngày nay một số giáo phái của anh em Tin Lành quy định trích nộp 10% thu nhập dành cho Hội Thánh Tin Lành.)

    Về điều răn thứ tư, “Kiêng thịt và giữ chay trong những ngày Hội Thánh quy định”: Được Bộ Giáo Luật 1983 quy định rơ trong các điều 1250, 1251, 1252 và nhất là 1253 sau đây:
    “Điều 1253: Hội Đồng Giám Mục có thể xác định rơ rệt hơn việc giữ chay và kiêng thịt, cũng như thay thế chúng cách toàn phần, hay từng phần bằng những h́nh thức thống hối khác, nhất là bằng những việc từ thiện và việc đạo đức’.

    Tại giáo phận San Jose, California, Hội Đồng Giám Mục quy định: chỉ kiêng thịt các ngày thứ sáu trong Mùa Chay và giữ chay (cọng với kiêng thịt) mỗi năm 2 ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, gồm 6 Chúa Nhật, khởi đầu từ Thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ năm Tuần Thánh.

    Ngoài Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và Năm Điều Răn của Hội Thánh, giáo hữu Công Giáo La Mă không c̣n tuân giữ khoảng 600 điều răn theo Luật Moses như tín hữu Do Thái Giáo vẫn tuân giữ ngày nay!

    Trong việc cầu nguyện mỗi ngày, tín hữu Do Thái giáo mỗi ngày cầu nguyện 3 lần, ngày thứ bảy và các ngày lễ th́ bốn lần. Tín hữu Giáo Hội Công Giáo La Mă không bị ràng buộc trong việc đọc kinh cầu nguyện mỗi ngày, việc này do tín hữu tự nguyện.

    Danh sách một số kinh đọc cần thiết hàng ngày của tín hữu Giáo Hội Công Giáo ở đây.

    (Nội dung các lời cầu nguyện (prayers) và chúc lành (blessings) của các tín hữu Do Thái giáo ở đây.)

    Ngoài SGLHTCG 1992, Giáo Hội Công Giáo La Mă c̣n có Bộ Giáo Luật 1983 (Code of Canon Law) được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983.

    Bộ Giáo Luật 1983 có 1752 điều, và chia ra làm 7 quyển:
    Quyển 1: Tổng tắc (Denormis generalibus): điều 1-203
    Quyển 2: Dân Chúa (De Populo Dei): điều 204-746
    Quyển 3: Nhiệm vụ giáo huấn của Giáo Hội (De Ecclesiae munere docendi): điều 747-833
    Quyển 4: Nhiệm vụ thánh hóa của Giáo Hội (De Ecclesiae munere sanctificandi): điều 834-1253
    Quyển 5: Tài sản của Giáo Hội (De bonis Ecclesiae temporalibus): điều 1254-1310
    Quyển 6: Chế tài trong Giáo Hội (De sanctionibus in Ecclesia): điều 1311-1399
    Quyển 7: Tố tụng (De processibus): điều 1400-1752

    1752 điều luật trong Bộ Giáo Luật 1983 có liên quan đến việc tổ chức của Giáo hội là chính; các cá nhân tín hữu thường không có, hay có rất ít, dính dáng đến các điều luật trong Bộ Giáo Luật 1983.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 26-05-2015 at 01:35 AM.

  9. #49
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    5. So sánh tính cách của Lề Luật trong Do Thái giáo và trong Kitô giáo
    Do Thái giáo chỉ tin Cựu Ước mà thôi; Do Thái giáo không tin dùng Tân Ước như Kitô giáo. Kitô giáo vẫn dùng Cựu Ước, nhưng Tân Ước mới là quan trọng đối với Kitô giáo. Xét theo phương diện thần học, điều khác nhau căn bản giữa Do Thái giáo và Kitô giáo là niềm tin vào Thiên Chúa. Do Thái giáo tin rằng Thiên Chúa chỉ có một và là duy nhất, trong khi đó Kitô giáo tin vào mầu nhiệm “Thiên Chúa nhất thể tam vị”, hay Thiên Chúa là duy nhất nhưng có ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ có trong Tân Ước mới nói đến “Thiên Chúa Ba Ngôi”, cho nên có thể nói Tân Ước mới đích thực là Kinh Thánh của Kitô giáo.

    Chúng ta đă biết 613 Lề Luật hay “điều răn” của Do Thái giáo đều từ Cựu Ước mà ra.
    Với Kitô giáo Lề Luật trong Tân Ước mới là quan trọng, v́ các Lề Luật mới này là do Giao Ước Mới do Chúa Giê-su lập nên mà có.

    Ngoại trừ Mười Điều Răn là thiên luật, v́ do Thiên Chúa thiết định, Kitô giáo có nhiệm vụ bảo toàn và thi hành, chứ không thể thay thế hoặc hủy bỏ. Các Lề Luật do Mô-se qui định th́ khác. Hầu hết các Lề Luật do Mô-se qui định trong Do Thái giáo đă không c̣n là Lề Luật trong Kitô giáo nữa.

    Để thấy rơ tính cách của Lề Luật trong Do Thái giáo khác với tính cách của Lề Luật trong Kitô giáo, hay nói cách khác tính cách Luân Lư trong Cựu Ước khác với tính cách Luân Lư trong Tân Ước, chúng ta hăy xét đến Lề Luật, hay luân lư, trong ba trường hợp cụ thể sau đây:
    a. Vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa.
    b. Thái độ đối với kẻ thù.
    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.
    Ở đây chúng tôi chỉ chọn ba trường hợp nêu ở trên làm các ví dụ điển h́nh mà thôi.

    5a. Vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa.
    Theo Lề Luật trong Cựu Ước của Do Thái giáo, dân Do Thái không được phép đến gần các nơi cực thánh như Nhà Tạm (Tabernacle), Ḥm Bia Giao Ước (Art of the Covenant). Đến gần hay đụng vào các vật thánh sẽ bị chết. Nhà Tạm là thánh điện di động của dân Do Thái khi họ rời Ai Cập đi trong sa mạc về Đất Hứa Canaan. Nhà Tạm là lều vải bên trong đặt Ḥm Bia Giao Ước, khi đoàn quân dừng chân. Người Do-thái coi Ḥm Bia Giao Ước là vật chí thánh, v́ họ tin đó là nơi Thiên Chúa ngự. Trong Ḥm Bia Giao Ước có chứa hai bia đá trên đó chính Thiên Chúa đă khắc Mười Điều Răn của Giao Ước Sinai.

    Sách Dân số, chương 1 câu 51 ghi, (Ds 1,51):
    “Khi dời Nhà Tạm, các thầy Lê-vi sẽ hạ Nhà Tạm xuống, và lúc Nhà Tạm dừng lại th́ họ sẽ dựng Nhà Tạm lên. C̣n ai khác mà tới gần sẽ phải chết.

    Ngay cả với các thầy Lê-vi chuyên lo phục vụ Đền Thờ cũng không được tới gần các vật thánh cũng như bàn thờ, theo như Sách Dân số, chương 18 câu 2-3 ghi, (Ds 18,2-3):

    ĐỨC CHÚA phán với ông A-ha-ron: Ngươi hăy đưa cả các anh em ngươi, thuộc chi tộc Lê-vi, chi tộc của cha ngươi đến với ngươi để chúng trợ lực và phục vụ ngươi, ngươi và con cái ngươi, trước Lều Chứng Ước (the tent of the covenant). Chúng sẽ lo phục vụ ngươi và phục vụ tất cả Lều, nhưng không được tới gần các vật thánh cũng như bàn thờ, kẻo cả chúng lẫn các ngươi phải chết.

    Khi vua Da-vít (David) rước Ḥm Bia Giao Ước, hay Ḥm Bia Thiên Chúa, từ nhà ông A-vi-na-đáp (Abinadab) về Giê-ru-sa-lem, người ta đặt Ḥm Bia Thiên Chúa lên một cỗ xe mới do ḅ kéo. Các con ông A-vi-na-đáp là Út-da (Uzzah) và Ác-giô (Ahio) điều khiển cỗ xe mới. Ḅ kéo xe chở Ḥm Bia Thiên Chúa bị trợt chân, nên xe bị nghiêng và Ḥm Bia Giao Ước sắp ngă. Thấy Ḥm Bia Giao Ước sắp ngă, ông Út-da giơ tay ra đở nên đụng tay vào Ḥm Bia. Ông liền bị Thiên Chúa đánh phạt chết tại chỗ, (2Sm 6,6-7):

    “Khi đoàn người tới sân lúa Na-khôn (Nachon), th́ ông Út-da giơ tay ra về phía Ḥm Bia Thiên Chúa và giữ lại, v́ ḅ trượt chân. ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với ông Út-da, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ v́ lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên Ḥm Bia Thiên Chúa.”

    Vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa trong Tân Ước của Kitô giáo không quá khắt khe như thế: với chính Ḿnh Thánh Chúa, tín hữu không những được “rước”, được phép cầm trên tay, đưa vào miệng nhai và nuốt, theo như lời tuyên bố của Chúa Giê-su trong bữa Tiệc Ly khi thành lập Bí Tích Thánh Thể trước khi Chúa Giê-su Ki-tô bị bắt, (Mt 26,26-28):

    “Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là ḿnh Thầy". Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hăy uống chén này, v́ đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.

    Bí Tích Thánh Thể nói riêng và 7 phép Bí Tích nói chung đều do Chúa Giêsu lập ra.

    Trong các thánh lễ hằng ngày, tín hữu Công Giáo La Mă ngày nay vẫn được phép rước Ḿnh Thánh Chúa và uống Máu Thánh Chúa vào ḷng, điều mà Giáo Hội Công Giáo luôn luôn khuyến khích.

    Ḥm Bia Giao Ước chỉ là nơi Thiên Chúa ngự, chưa phải là chính Ḿnh và Máu Thánh Thiên Chúa. Từ chỗ chỉ v́ đụng vào Ḥm Bia Giao Ước là phải chết đến chỗ được phép rước chính Ḿnh và Máu Thiên Chúa vào người là một sự khác biệt vô cùng lớn lao.

    Theo Giáo hội Công Giáo La Mă, Thiên Chúa trong Cựu Ước và Thiên Chúa trong Tân Ước chỉ là một. Từ lúc nào và nhờ đâu mà Thiên Chúa đă thay đổi từ thái độ nghiêm cấm giao tiếp trong Cựu Ước đến thái độ “cận nhân t́nh” trong Tân Ước đến như vậy?

    Đây là một vấn đề thần học không dễ giải thích. Các nhà chú giải Thánh Kinh đă giải thích hiện tượng này bằng cách dựa vào câu 51, chương 27 theo sách Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, (Mt 27, 50-51):

    “(50) Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.
    (51) Và ḱa, bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ”
    .

    Trong chú giải c của câu 51, chương 27 sách Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ giải thích câu 51 như sau:

    “Từ Hy-lạp dùng ở đây Katape’tasma, theo Xh 26,31, chỉ bức trướng phân chia Nơi Thánh với Nơi Cực Thánh trong Đền Thờ. Chỉ có thượng tế được vào Nơi Cực Thánh mỗi năm môt lần vào ngày lễ Xá Tội. Sự việc này ám chỉ rằng chức tư tế và nền phụng tự cũ đă bị huỷ bỏ và từ đây Chúa Ki-tô đă mở ngỏ lối vào cánh chung, cung thánh trên trời(Hr 9, 12; 10,19-20)”.

    Nơi Cực Thánh trong Đền Thờ là nơi chứa Ḥm Bia Giao Ước. Ngoài thượng tế là người duy nhất được vào Nơi Cực Thánh mỗi năm một lần vào ngày lễ Xá Tội, mọi người vào Nơi Cực Thánh sẽ bị chết.

    Trong lời chú giải cho các câu 51-53 trong chương 27 sách Matthew, New American Bible của Giáo hội Công Giáo Hoa kỳ viết:
    “The meaning of the scene may be that now, because of Jesus’ death, all people have access to the presence of God, or that the temple, its holiest part standing exposed, is now profaned and will soon be destroyed”. Xin lược dịch:

    “Ư nghĩa của bức trướng (bị xé hai) có thể là bây giờ, v́ (nhờ) cái chết Chúa Jesus, tất cả mọi người được phép tiếp cận đến nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, hoặc phần linh thiêng nhất của Đền Thờ (Nơi Cực Thánh) đă được mở ra, và giờ đây Đền Thờ đă bị làm cho ô uế và sẽ sớm bị phá hủy”.

    Trong bài giảng ở “Tuần 94: Tin Mừng theo Thánh Matthêu (Chương 26-28)”, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Khảm (nay là Giám Mục cai quản địa phận Mỹ Tho, Việt Nam) có viết rơ hơn về câu 51 như sau:

    “Cái chết của Chúa được tiếp nối bằng nhiều dấu chỉ nói lên ư nghĩa và giá trị của cái chết đó. Trước hết, bức màn trong Đền thờ Giêrusalem bị xé ra làm hai (câu 51), cho thấy sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và loài người đă chấm dứt, hoặc sự kết thúc giao ước cũ”.

    Nói tóm lại nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Giêsu với Giao Ước Mới mà Thiên Chúa đă thay đổi thái độ từ nghiêm khắc đến “cận nhân t́nh” trong vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa cũng như “thái độ đối với kẻ thù” và “thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh” sau đây.

    5b. Thái độ đối với kẻ thù.
    Điều răn thứ 601 và 602 (“Not to keep alive any individual of the seven Canaanite nations. To exterminate the seven Canaanite nations from the land of Israel”) trong 613 điều răn của Do Thái giáo nhắc nhở dân Do Thái luôn luôn tận diệt bảy dân tộc ở Canaan. Các điều răn 601 và 602 nêu trên đều dựa theo các câu 16-18, chương 20 sách Đệ Nhị Luật, (Đnl 20,16-18):

    “Chỉ có những thành của các dân tộc này, mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) làm gia nghiệp, th́ anh (em) sẽ không để cho một sinh vật nào được sống. Thật vậy, anh (em) sẽ phải loại trừ chúng hoàn toàn: người Khết (Hittites) và người E-mô-ri (Amorites), người Ca-na-an (Canaanites) và người Pơ-rít-di (Perizzites), người Khi-vi (Hivites) và người Giơ-vút (Jebusites), như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đă truyền cho anh (em); như thế, chúng sẽ không dạy anh em học đ̣i mọi điều ghê tởm chúng làm để kính các thần của chúng, khiến anh em phạm tội nghịch cùng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em”.

    Trong (Đnl 20,16-18) ở trên chỉ nêu tên 6 dân tộc. Dân tộc thứ 7 luôn luôn là kẻ thù của dân Do Thái là dân tộc A-ma-lếch (Amalek). Điều răn thứ 611, 612 và 613 (“Always to remember what Amalek did. That the evil done to us by Amalek shall not be forgotten. To destroy the seed of Amalek”) nhắc nhở dân Do Thái phải “luôn nhớ những điều xấu xa mà A-ma-lếch đă làm cho Do Thái và hăy tận diệt các hạt giống của dân A-ma-lếch”. Các điều răn 611, 612 và 613 đều dựa theo (Đnl 25, 17-19):

    “Anh (em) hăy nhớ A-ma-lếch đă xử thế nào với anh (em) trên đường, khi anh em ra khỏi Ai-cập: nó đă đón đường anh (em) và đánh tập hậu mọi kẻ lết theo sau, trong khi anh (em) mệt lả và kiệt sức; nó đă không kính sợ Thiên Chúa. Vậy khi ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), cho anh (em) được thảnh thơi mọi bề, không c̣n thù địch nào nữa, trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) làm gia nghiệp để anh (em) chiếm hữu, th́ anh (em) sẽ xoá hẳn tên tuổi A-ma-lếch, khiến cho dưới gầm trời, không c̣n ai nhớ đến nó nữa: anh (em) đừng quên!"

    Theo Cựu Ước của Do Thái giáo, đối với 7 dân tộc kẻ thù nói trên thường là dân Do Thái phải tru hiến tất cả “từ đàn ông đến đàn bà, từ nhi đồng đến trẻ con đang bú, từ ḅ đến chiên dê, từ lạc đà đến lừa."

    Khi vua Sa-un (Saul), vị vua đầu tiên của dân Do Thái tiến đánh dân A-ma-lếch (Amalek), thủ lănh Sa-mu-en (Samuel) nói với vua Sa-un, (1 Sm 15,1-3):

    "Tôi đă được Đức Chúa sai đến xức dầu tấn phong ngài làm vua cai trị dân Người là Ít-ra-en. Giờ đây ngài hăy nghe những lời Đức Chúa phán. Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Ta sắp hạch tội A-ma-lếch về cách nó đă đối xử với Ít-ra-en khi chặn đường Ít-ra-en đang từ Ai-cập lên. Giờ đây, ngươi hăy đi đánh A-ma-lếch. Các ngươi phải tru hiến tất cả những ǵ thuộc về nó. Ngươi không được tha chết cho nó. Ngươi phải giết từ đàn ông đến đàn bà, từ nhi đồng đến trẻ con đang bú, từ ḅ đến chiên dê, từ lạc đà đến lừa."

    Trong Tân Ước của Kitô giáo, đối với kẻ thù, Chúa Giêsu không khuyên bảo như thế; Chúa Giêsu dạy ngược lại: “Phải yêu kẻ thù”, (Mt 5,43-48):

    "Anh em đă nghe Luật dạy rằng: Hăy yêu đồng loại và hăy ghét kẻ thù. C̣n Thầy, Thầy bảo anh em: hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, v́ Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. V́ nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương ḿnh, th́ anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em ḿnh thôi, th́ anh em có làm ǵ lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hăy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”

    Chúa Giêsu không chỉ dạy suông mà Người c̣n làm gương: khi chịu đóng đinh vào thập giá, Chúa Giêsu cầu nguyện cho kẻ thù của Người, (Lc 23,33-34):

    “Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ" (Skull), họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm".

    5c. Với người đàn bà ngoại t́nh.
    Theo sách Lê-vi trong Cựu Ước của Do Thái giáo, h́nh phạt đối với đàn bà ngoại t́nh là phải bị xử tử, (Lv 20,10):

    “Khi người đàn ông nào ngoại t́nh với đàn bà có chồng, ngoại t́nh với vợ người đồng loại, th́ cả đàn ông ngoại t́nh lẫn đàn bà ngoại t́nh phải bị xử tử”.

    Con gái khi đi lấy chồng mà không c̣n trinh tiết th́ phải bị ném đá cho chết, theo sách Đệ Nhị Luật trong Cựu Ước của Do Thái giáo, (Đnl 22, 20-21):

    “Nhưng nếu điều đó có thật, nếu người ta không t́m thấy nơi cô gái những dấu chứng tỏ cô c̣n trinh, th́ họ sẽ lôi cô gái ra cửa nhà cha nàng; người trong thành của nàng sẽ ném đá nàng cho chết và nàng sẽ phải chết, v́ nàng đă làm điều đồi bại trong Ít-ra-en, khi làm điếm trong nhà cha ḿnh. Anh (em) phải khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh (em)”.

    Trong Tân Ước của Kitô giáo, đối với đàn bà ngoại t́nh, Chúa Giêsu không dành cho án phạt ghê gớm như thế; Chúa Giêsu chỉ khuyên bảo người đàn bà ngoại t́nh “từ nay đừng phạm tội nữa”. Theo sách Tin Mừng theo Thánh Gio-an, chương 8 từ câu 3 đến câu 11, (Ga 8, 3-11):

    “Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại t́nh. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại t́nh. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. C̣n Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. V́ họ cứ hỏi măi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : "Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ c̣n lại một ḿnh Đức Giê-su, và người phụ nữ th́ đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói : "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp : "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói : "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"

    Qua ba trường hợp cụ thể đă nêu ở trên (vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa, thái độ đối với kẻ thù và thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh) chúng ta thấy Lề Luật trong Cựu Ước của Do Thái Giáo rất khắc khe, ngược với Lề Luật trong Tân Ước của Kitô Giáo rất nhân bản. Nói rộng ra, Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo với Lề Luật rất nghiêm khắc, khác với Kinh Thánh Tân Ước của Kitô Giáo với Lề Luật đầy t́nh yêu và hoà b́nh.

    Toàn bộ luật Tin Mừng của Tân Ước thu gọn trong điều răn mới của Đức Giê-su, (Ga 13,34):
    “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau; anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em”.

    Chúa Giê-su c̣n nói rơ thêm, (1 Ga 4,8):
    “Ai không yêu thương, th́ không biết Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu.”

    Và Chúa Giê-su cũng đă truyền lại một nghệ thuật ứng xử tuyệt vời, (Lc 6,31):
    “Anh em muốn người ta làm ǵ cho ḿnh, th́ cũng hăy làm cho người ta như vậy”.

    Khoảng 460 năm trước khi Chúa Giê-su ra đời, Đức Khổng Tử (551-479 tCN) cũng đă để lại một câu thời danh có ư nghĩa tương tợ: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái ǵ mà ta không muốn th́ đừng làm cho người khác".

    (C̣n tiếp)

  10. #50
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    III. Nguồn gốc Hồi giáo
    1. Hồi giáo có gốc từ Abraham

    Chúng ta đă biết có ba tôn giáo độc thần có nguồn gốc từ Abraham là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nguồn gốc ở đây có thể được hiểu theo ư nghĩa huyết thống và tín lư hay thần học. Người sáng lập ra Hồi giáo là Muhammad, sinh năm 570 tại
    Mecca (Makkah), Arabia (nay là Saudi Arabia) và mất ngày 8 năm 632 tại Yathrib, Arabia (nay là Medina, Hejaz, Saudi Arabia). Danh từ riêng Muhammad có nghĩa là "người được ca ngợi" trong tiếng Ả Rập. Muhammad c̣n được gọi là Mohammad, Mohammed, Muhammed và đôi khi là Mahomet. Theo Hồi giáo, Muhammad là Thiên sứ cuối cùng của Allah, hay Thượng Đế, hay Thiên Chúa của Hồi giáo.

    a. Phả hệ của Muhammad kể từ Abraham.
    Sau đây là phả hệ của Muhammad kể từ Ishmael và Abraham; Ishmael là con trai đầu ḷng của Abraham với ngưới hầu gái Hagar, người Ai cập, của bà vợ chính Sarah của Abraham:


    Theo phả hệ trên, Muhammad là hậu duệ đời thứ 63 kể từ tổ phụ Abraham của dân tộc Do Thái.

    Ngoài liên hệ huyết thống như đă thấy trong h́nh trên, giáo điều của Hồi giáo cũng có liên hệ ít nhiều đến Do Thái giáo và Kitô giáo.

    b. Hồi giáo có nhắc tới sự kiện và các nhân vật chính trong Do Thái giáo và Kitô giáo.
    Những giáo điều căn bản của Hồi giáo trong buổi ban đầu là hăy noi gương các vị thánh đời trước trong Do Thái giáo và Kitô giáo như Adam, Noah (Nuh), Abraham (Ibrahim), Moses (Musa), David (Dawood), Jesus (Isa, Giê-su), v.v.... Các tên trong các dấu ngoặc () là các tên được phiên âm theo tiếng Ả Rập, các tên này được các văn bản của Hồi giáo dùng.

    Nhiều sự kiện chính trong Do Thái giáo và Kitô giáo đă được Kinh Koran nêu lại. Sau đây xin nêu ra một số sự kiện trong Do Thái giáo và Kitô giáo đă được Kinh Koran nêu lại.

    Sự tích vợ chồng ông A-dong (Adam) và bà E-và (Eve) sống trong vườn địa đàng (Eden) được nói đến trong chương 2 sách Sáng Thế của Cựu Ước, (Ge 2:7-25), đă được Kinh Koran nói lại vắn tắt trong chương 2, đoạn 35, (Koran 2,35):

    “Và TA (Allah) phán: “Này Adam! Ngươi và vợ ngươi hăy ở trong Thiên đàng và tha hồ ăn (hoa quả) bất cứ nơi nào tùy hai ngươi muốn, nhưng chớ đến gần cái 'Cây' này; nếu không nghe th́ hai ngươi sẽ trở thành những kẻ phạm giới.”

    Chúng ta đă biết Thiên Chúa đă kư kết nhiều giao ước, được gọi là các Giao Ước cũ, với dân tộc Israel. Kinh Koran cũng có nói đến Giao Ước của Thiên Chúa với dân tộc Israel, (Koran 2,40):

    “Hỡi con cháu Israel ! Hăy nhớ Ân huệ mà TA (Allah) đă ban cho các người và hăy làm tṛn Lời Giao ước của các người với TA và TA sẽ làm tṛn Lời Giao Ước của TA với các người và chỉ sợ riêng TA thôi”.

    Sự kiện dân thờ con bê bằng vàng (Golden Calf) nói trong chương 32, từ câu 1 đến câu 20 trong sách Xuất Hành của Cựu Ước, (Ex 32:1-20), cũng được Kinh Koran nói đến trong chương 2, đoạn 51, (Koran 2,51):

    “Và hăy nhớ khi TA đă hẹn gặp Musa (Môi-se) trong bốn mươi đêm rồi trong thời gian Người vắng mặt, các người đă mang con ḅ con (đúc) ra thờ và các người đă làm một điều hết sức sai quấy”.

    Khi dân Do thái rời bỏ Ai cập về miền đất hứa Canaan, khoảng 50000 dân Do thái đă đi trong sa mạc ṛng ră 40 năm. Do đi trong sa mạc nên nhiều khi dân không có ǵ để ăn, để uống. Thiên Chúa đă cho họ chim cút (Quail) và man-na (Manna) làm thức ăn, như đă nói trong chương 16 trong sách Xuất Hành của Cựu Ước, (Ex16: 1-35).

    Đoạn 57, chương 2 Kinh Koran cũng có nhắc đến vấn đề này, (Koran 2,57):

    “Và TA đă đưa lùm mây đến che mát các người (nơi sa mạc) và đă ban Manna và Chim cút xuống cho các người (và phán): ”Hăy ăn những món tốt và sạch mà TA cung cấp cho các người.” (Nhưng họ không bằng ḷng). Và (việc bất măn của) họ không làm thiệt hại TA; ngược lại, nó chỉ làm thiệt hại bản thân của họ mà thôi”.

    Sách Xuất Hành của Cựu Ước, chương 17 từ câu 1 đến câu 6, có nói đến việc Thiên Chúa đă ban cho dân Do thái nước từ tảng đá (Rock) khi họ khác nước trong sa mạc, (Ex 17,1-6).
    Kinh Koran cũng có nhắc đến vấn đề nước từ tảng đá này, (Koran 2,60):

    “Và hăy nhớ khi Musa cầu xin nước uống cho người dân của Người. TA (Allah) phán: “Hăy dùng chiếc gậy của Ngươi mà đánh lên tảng đá.” Thế là từ đó phun ra mười hai mạch nước suối (cho mười hai bộ lạc của Israel ). Mỗi bộ lạc đều biết điểm nước của họ. Hăy ăn (thực phẩm) và uống (nước) do Allah ban cho và chớ làm điều thối nát trên trái đất”.

    Trong Tân Ước, sách Tin Mừng theo thánh Luca, chương 1 từ câu 30 đến câu 33 có nói đến việc Thiên thần báo tin cho Đức Ma-ri-a về việc mang thai Chúa Giêsu, (Lk 1,30-33).
    Đoạn 45, chương 3 Kinh Koran cũng có nhắc đến vấn đề truyền tin cho Maryam (Đức Mẹ Ma-ri-a), (Koran 3,45):

    “Hăy nhớ khi các Thiên thần bảo: “Hỡi Maryam! Quả thật, Allah báo cho Nàng tin mừng về một Lời phán từ Ngài: Tên của Người là Masih 'Isa (Giê-su), con trai của Maryam, sẽ được vinh danh ở đời này và Đời sau và sẽ thuộc thành phần của những người kế cận Allah”.

    Chúng ta cũng nên biết là Hồi giáo vẫn tin một số sách của Cựu Ước (Ngũ Kinh và các Thánh Vịnh) và các sách Tin Mừng trong Tân Ước.

    Kinh Koran đề cập đến tên của 28 tiên tri (Prophets), hay thiên sứ, được coi là tiên tri lớn trong Hồi giáo, trong đó có 21 vị thuộc Do Thái giáo và 3 vị thuộc Ki Tô giáo.

    Kinh Koran có nhắc đến tên Adam 36 lần, Moses 208 lần, Abraham 94 lần, Chúa Giêsu 49 lần, Đức Mẹ Maria (Maryam) 38 lần.

    (C̣n tiếp)

    (P/S: Do đường link Kinh Thánh trong Giáo Phận Vĩnh Long bị trục trặc, nên post này sẽ cho các đường link Cựu Ước và Tân Ước theo New American Bible, Revised Edition 2011 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.)
    Last edited by Truc Vo; 30-05-2015 at 07:29 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •