Page 7 of 19 FirstFirst ... 3456789101117 ... LastLast
Results 61 to 70 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #61
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    B23. Tranh chấp quyền tối thượng giữa hoàng đế và giáo hoàng qua vụ Photius và Ignatius.

    Năm 858 Ignatios bị Bardas và hoàng đế Michael III của đế quốc Đông La Mă buộc phải từ chức thượng phụ Constantinople do Ignatios không ủng hộ Bardas và hoàng đế Michael trong việc lật đổ nữ hoàng Theodora năm 856. Ignatios không chịu từ chức.
    Để điền vào chổ trống trong chức vụ thượng phụ Constantinople, hoàng đế Michael đưa Photios lên thay Ignatios. Photios vốn là một thường dân, nên hoàng đế Michael cho Photios chịu chức phó tế, linh mục rồi giám mục trong ṿng 4 ngày để nhậm chức thượng phụ Constantinople.

    Việc buộc Ignatios phải từ chức và việc lên chức đột ngột của Photios đă gây ra vụ chia rẽ giữa Giáo hoàng La Mă Nicolas I và giáo hội Chính thống Đông Phương. Năm 863 Giáo hoàng Nicolas I triệu tập thượng hội đồng tại Rome và xét thấy diễn tiến phong chức cho Photios không phù hợp với giáo luật nên phục chức thượng phụ cho Ignatios làm giáo chủ Constantinople và ra vạ tuyệt thông đối với Photios.

    Năm 867, một công đồng ở Constantinople của Chính thống giáo Đông Phương đă ra vạ tuyệt thông đối với Giáo hoàng Nicholas I.
    Một công đồng ở Constantinople, công đồng Constantinople IV, 869-870, (Công giáo) được triệu tập bởi hoàng đế Basil I và Giáo hoàng Adrian II đă lên án phái Phá Hủy Ảnh Thánh và truất quyền Thượng phụ Giáo chủ Photius.
    Năm 879-880 công đồng Constantinople IV, (Chính thống giáo Đông Phương) được triệu tập bởi hoàng đế Basil II. Công đồng này băi bỏ các Công đồng ở Rôma và Constantinople đă kết án Thượng Phụ Photius.
    Tóm lại việc tranh chấp giữa Ignatios và Photius đă làm chia rẽ giữa Giáo hội Công giáo La Mă và Chính thống giáo Đông Phương thêm trầm trọng, nhất là về phương diện thẩm quyền của Giáo hội trên các giáo phận địa phương.

    Bạn đọc có thể đọc thêm về “Tranh chấp quyền tối thượng giữa hoàng đế và giáo hoàng” ở đây.

    B3. Cuộc đổ vỡ năm 1054
    “Giáo chủ Michael Cerularius nhận chức (1043-58), không báo cho Roma như thông lệ, lại c̣n mở chiến dịch đả kích các nghi lễ và kỷ luật Tây phương nữa. Thế nhưng v́ hoàng đế Constantinus IX và đức Lêo IX đang cùng nỗ lực ḥa giải hai phe Đông-Tây trước kẻ thù chung là Normand, nên Cerularius phải viết thư giao hảo với Roma. Mọi người đều thấy nhu cầu thống nhất về tôn giáo, tiếc rằng hai nhân vật đứng ra ḥa giải không phải là mẫu người cần thiết.
    Hồng y Humbertô dẫn đầu phái đoàn của Roma đến Constantinople vào tháng 3-1054 và ở lại bốn tháng để tranh căi, sửa bảo và phê b́nh. Ngày 16-7-1054 tại thánh đường Sophia hồng y đặt lên bàn thờ bản vạ tuyệt thông M. Cerularius, rồi phủi bụi chân ra đi ngay hôm sau. Bản văn của Humberto chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của tác giả. Nhiều điều kết án không có nền tảng, gán cho đối phương đủ thứ tội như mại thánh, Nicolaism, Manikeism ... Tác giả không hiểu nổi "Maranatha" là Lạy Chúa xin hăy đến, ông xử dụng như lời chúc dữ (Có lẽ Humberto căn cứ theo ICr. 16,22 : "nếu ai không yêu mến Chúa, kẻ ấy bị nguyền rủa, Maranatha"). Hơn nữa hồng y Humberto không có thực quyền đại diện v́ đức Lêo IX đă băng hà ngày 19-4.
    M. Cerularius liền chộp lấy thời cơ. Dân chúng Byzantin sẵn sàng bênh vực giáo chủ ḿnh. Bản sao tờ vạ tuyệt thông được đem đốt (cất lại bản chính). Ngày 24-7, Cerularius và 12 giám mục Đông phương họp công đồng kết án Giáo hội Roma, tuyên bố Giáo hội Chính Thống là Giáo hội qui tụ quanh hoàng đế và Giáo chủ Constantinople. Thế nhưng, năm 1058, hoàng đế Isaac e ngại uy thế của Giáo chủ đă ra lệnh bắt giam và kết án lưu đày. Ngài qua đời trước khi bản án thi hành.”
    (Trích từ “Chương 7: Bối Cảnh Phát Sinh Chính Thống Giáo” - Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo. Do Lm Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu, OP.)

    Sau đây là một đoạn của bản văn do Hồng y Humbertô soạn năm 1054 kết án Giáo hội Chính Thống với vạ tuyệt thông:
    “... C̣n về Michael, kẻ tiếm quyền giáo chủ và những kẻ thông đồng với cơn điên rổ của y, quả là đầu mối gieo rắc mỗi ngày các thứ lạc thuyết tại Constantinople. Như kẻ mại thánh, họ buôn bán ơn Chúa... Như nhóm Nicolaisme, họ cho các thừa tác viên bàn thánh cưới vợ... Như nhóm chống lại Thánh Linh, họ chối Thánh Linh nhiệm xuất bởi Chúa Con. Như bè Manikê, họ tuyên bố bánh có men mới có sinh khí ... Hơn nữa họ cho linh mục để tóc để râu, từ chối hiệp thông với thói quen tại Roma cạo râu và hớt tóc.
    V́ thế, không thể chịu nỗi những sỉ nhục vô lư đối với đệ nhất tông ṭa ... chúng tôi kư bản vạ tuyệt thông cho Michael và đồng đảng. Vạ do thánh giáo hoàng tuyên bố chống lại họ, nếu họ không hối cải, rằng: Michael, kẻ chiếm nhậm chức vị giáo chủ...và những ai theo y trong các tội kể trên đều bị vạ tuyệt thông, maranatha (?) với bọn mại thánh. Amen. Amen. Amen.”


    Thái độ của hồng y Humberto đại diện giáo hoàng Lêo IX và thượng phụ Michael Cerularius, giáo chủ của Constantinople, đă dẫn đến ly giáo dứt khoát giữa Hội Công Giáo La Mă và Chính Thống giáo từ năm 1054 cho đến nay.

    B4. Những nỗ lực ḥa giải
    “Từ bao thế kỷ nay, nhiều cố gắng đă được thực hiện để mong hiệp nhất hai Giáo Hội . Kết quả tốt đẹp đầu tiên đă đạt được là năm 1964 hai Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống đă tha vạ tuyệt thông cho nhau do nỗ lực đại kết của Đức Thánh Cha Phaolô VI. Ngài đă sang gặp Thương Phụ Giáo Chủ Constantinople và hai vị đă trao đổi cái hôn b́nh an, chấm dứt t́nh trạng thù nghịch giữa hai Giáo Hội anh em từ năm 1054. Tuy nhiên, con đường đi đến hiệp thông hoàn toàn (full communion) c̣n xa v́ Giáo Hội Chính Thống vẫn không công nhận Đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phêrô trong vai tṛ và trách nhiệm lănh đạo toàn Giáo Hội của Chúa Kitô trên trần thế. Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống được coi là “Giáo Hoàng” của Giáo Hội này. Toà Thượng Phụ Constantinople được coi là Toà Thánh La Mă mới (The New Rome See) của Giáo Hội Chính Thống. Ngoài Constantinople, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương c̣n có mặt ở Hy Lạp , Nga, Roumania, Tiệp Khắc, BaLan, Latvia, Finland và Lithuania. Nhưng các Giáo Hội này đều tự trị mặc dù Toà Thượng Phụ Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ được coi là thủ lănh của các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương chưa hiệp thông với Toà Thánh La Mă. Tổng số giáo dân chính thống có vào khoảng 300 triệu người. Từ năm 1964 đến này, bang giao giữa Toà Thánh và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đă có nhiều cải thiện. Khi Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II qua đời (năm 2005, ghi chú của TV) Đức Thượng phụ Bathôlômêô I của Constantinople đă sang dự tang lễ (trừ Thượng Phụ Chính Thống Nga) và lần này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă đến thăm Đức Thượng Phụ nhân cuộc viếng thăm của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11 vừa qua” (năm 2006, ghi chú của TV). (Trích từ “Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Chính Thống Và Giáo Hội Công Giáo La Mă” - LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.)

    (C̣n tiếp)

  2. #62
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    2. Nguồn gốc Tin Lành.
    Nguồn gốc Tin Lành là do Phong Trào Cải Cách của Tin Lành mà có. Martin Luther là người có công lớn trong Phong Trào Cải Cách này. Trước khi nói đến Giáo hội Tin Lành, chúng ta cần biết rơ Phong Trào Cải Cách của Tin Lành và công đóng góp của Martin Luther cho Phong Trào Cải Cách này.
    Công việc nổi bật nhất của Martin Luther cho Phong Trào Cải Cách của Tin Lành là “95 luận đề của Martin Luther”.

    A. 95 luận đề (Theses) của Martin Luther và thư ân xá (Letters Of Indulgence)
    A1. 95 luận đề của Martin Luther

    Ngày 31 tháng 10 năm 1517, giáo sư thần học người Đức Martin Luther và là một linh mục Công giáo Ḍng Thánh Augustinô (Augustine), đă niêm yết 95 Luận Đề (Theses) nơi cửa Thánh đường Castle hay Thánh đường Các Thánh, vốn là nơi dán các thông báo của trường đại học Wittenberg nơi Martin Luther đang dạy. Biến cố nầy là yếu tố then chốt đă tạo nên Phong Trào Cải Cách của Tin Lành (Protestant Reformation), đưa đến việc thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran và các giáo phái (Denominations) Tin Lành khác.

    Nguyên văn 95 Luận Đề của Martin Luther được viết bằng tiếng La tinh. Bạn đọc có thể đọc bản dịch ra tiếng Việt 95 Luận Đề của Martin Luther ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc bản dịch ra tiếng Anh 95 Luận Đề của Martin Luther ở đây.

    Trong số 95 luận đề, Martin Luther đă dành ra 41 luận đề để nói về Đức Giáo Hoàng, đa số là để công kích. Martin Luther cũng đă dành ra 14 luận đề để nói và chống đối việc bán Thư Ân Xá (Letters of Indulgence) vào lúc bấy giờ.

    Theo bài viết “What did Luther actually say in the 95 Theses?”, chủ đề chính của 95 Luận Đề của Martin Luther nằm trong hai luận đề 1 và 2 sau đây:

    1. When our Lord and Master Jesus Christ said, ``Repent'' (Mt 4:17), he willed the entire life of believers to be one of repentance.
    2. This word cannot be understood as referring to the sacrament of penance, that is, confession and satisfaction, as administered by the clergy.

    Xin lược dịch như sau:
    1. Khi Chúa Giê-su và là Chúa chúng ta nói, “Hăy ăn năn” (Mt 4:17), Ngài muốn toàn bộ cuộc sống của các tín hữu phải là một sự ăn năn.
    2. Từ ăn năn này không thể được hiểu là đề cập đến bí tích giải tội, đó là, xưng tội (confession) và làm việc đền tội (satisfaction), như được các linh mục cho thi hành.

    Câu 17, chương 4 theo Phúc âm Thánh Matthêu được Martin Luther trích dẩn là câu,
    (Mt 4:17): “Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: "Anh em hăy sám hối, v́ Nước Trời đă đến gần.”"

    Cũng trong bài viết nói trên các luận đề quan trọng nhất trong 95 luận đề của Martin Luther là 13 luận đề sau đây 1, 2, 27, 32, 36, 37, 45, 51, 81, 82, 90, 94 và 95 (theo bản dịch của Tường Hân):

    “1. Khi Chúa Giê-xu Christ và là Chúa của chúng ta nói rằng “Poenitentiam agite” tức: Các ngươi hăy ăn-năn, th́ Ngài muốn rằng suốt cả cuộc đời của người tin Chúa là một sự ăn-năn.
    2. Từ-ngữ này không thể được hiểu như là nghi-thức (bí-tích) giải-tội của Công-giáo, tức là sự xưng-tội và đọc kinh giải-tội như cách mà các linh-mục đă làm.
    27. Người ta đă giảng-dậy rằng ngay khi những đồng tiền rơi leng-keng vào trong hộp tiền dâng, th́ các linh-hồn sẽ bay ra khỏi [ngục luyện-tội]
    32. Họ sẽ bị rủa-sả đời-đời cùng với các thầy giáo của họ, là những người tin rằng chính họ cảm thấy chắc-chắn về sự cứu-rỗi của ḿnh bởi v́ họ có thư ân-xá.
    36. Mọi Cơ-đốc-nhân nào mà thực-sự ăn-năn đều có quyền được tha các h́nh-phạt và xóa-tội hoàn-toàn, ngay cả khi họ không có thư ân-xá.
    37. Mọi Cơ-đốc-nhân thật, dù c̣n sống hay đă chết, đều được dự-phần trong mọi ơn-phước của Chúa Giê-xu Christ và của Hội-thánh; và điều này được chính Đức Chúa Trời ban cho, ngay cả khi họ không có thư ân-xá.
    45. Cơ-đốc-nhân phải được dạy-dỗ rằng ai thấy người khác đang có nhu-cầu nhưng bỏ tránh xa và dùng [tiền của ḿnh] mua sự ân-xá, th́ người ấy không phải mua được bùa giải-tội của vị Giáo-hoàng, nhưng mua lấy sự thạnh-nộ của Đức Chúa Trời.
    51. Cơ-đốc-nhân cần được dạy-dỗ rằng điều mà vị Giáo-hoàng ước-muốn , và đồng thời cũng chính là bổn-phận của người, là phải đem tiền của chính ḿnh đi cho rất nhiều người khác mà trước đây đă bị những kẻ rao bán sự ân-xá dụ-dỗ tiền-bạc, cho dù người phải bán đi ngôi vương-cung thánh-đường St. Peter để làm việc ấy.
    81. Sự giảng-dạy không hạn-chế về thư ân-xá này khiến cho sự việc trở nên không dễ-dàng, cho ngay cả những người giầu kiến-thức, để có thể cứu-văn sự tôn-kính mà vị Giáo-hoàng đáng được hưởng khỏi bị hoen-ố, kể cả việc cứu-văn khỏi những câu hỏi tinh-tế của hàng giáo-dân.
    82. Tức họ nói rằng :” Tại sao vị Giáo-hoàng lại không đại-phóng-thích ngục luyện-tội v́ cớ t́nh yêu-thương, và v́ nhu-cầu cấp-bách của những linh-hồn hiện đang ở đó, mà lại cứu vô-số kể những linh-hồn để được những món tiền đáng thương, rồi dùng tiền đó để xây thánh-đường ? Những lư-do đầu thật công-b́nh, c̣n những lư-do sau th́ thật là vụn-vặt.”
    90. Nếu chỉ dùng sức mạnh để bắt-phục những sự tranh-luận và ngờ-vực của hàng giáo-dân, mà không giải-quyết bằng cách tŕnh-bày lư-lẽ, tức là phơi-bày Hội-thánh và vị Giáo-hoàng cho kẻ thù bêu-riếu, và làm cho các Cơ-đốc-nhân buồn ḷng.
    94. Cơ-đốc-nhân phải được thúc-dục rằng họ cần phải bền-đỗ trong việc theo Đấng Christ, là Đầu của họ, để vượt qua những h́nh-phạt, sự chết, và địa-ngục:
    95. Và v́ thế, họ sẽ trở nên tin-quyết về việc vào thiên-đàng qua nhiều sự khổ-nạn, hơn là qua sự bảo-đảm b́nh-an.”


    Trong bài viết này chúng tôi không dám lạm bàn về 41 luận đề đề cập đến Đức Giáo Hoàng, chúng tôi chỉ mạn phép nói đến Thư Ân Xá (Letters of Indulgence), một vấn đề mà có thể làm cho ngay cả các bạn là giáo dân Công giáo cũng có thể chưa hiểu rơ tường tận.
    Trước khi nói đến Thư Ân Xá chúng ta cần ôn lại Ân xá là ǵ?

    (C̣n tiếp)

  3. #63
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    A2. Ân xá là ǵ?
    Trước khi nói đến ân xá là ǵ chúng ta cần ôn lại một số điều căn bản liên quan đến ân xá.
    Trước hết là sau khi chết chúng ta sẽ về đâu? Công giáo La Mă tin rằng sau khi chết có 3 nơi chúng ta có thể về: Thiên đàng, Hỏa ngục và Luyện ngục.
    Trong post # 53, chúng ta đă được biết Thiên đàng, Hỏa ngục và Luyện ngục là ǵ theo Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo.

    Nói vắn tắt Thiên đàng là nơi có t́nh trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc, là nơi Thiên Chúa và các thánh hiện diện. Hỏa ngục là nơi đau khổ và đau đớn, nơi ma quỹ ở. Luyện ngục là nơi thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng.

    Một người lúc qua đời mà c̣n mắc phải tội trọng th́ sẽ “xuống” Hỏa ngục và ở măi muôn đời trong đó. Đây là h́nh phạt đời đời (eternal punishment). Ngược lại một người lúc qua đời không mắc phải tội trọng cũng như tội nhẹ và không c̣n án phạt hữu hạn nào do các tội lúc c̣n sống gây tác hại tạo nên th́ sẽ được “lên” thẳng Thiên Đàng và ở măi muôn đời trên đó.

    H́nh phạt hữu hạn (temporal punishment) là ǵ?
    Mỗi khi chúng ta phạm tội, dù nhẹ hay nặng, mà đến ṭa giải tội xưng tội, th́ nhờ bí tích Giải tội, hay c̣n gọi là bí tích Ḥa giải hay bí tích Giao ḥa, mọi tội mà chúng ta phạm đều được tha. Tuy tội đă được tha sau khi chúng ta xưng tội, nhưng c̣n có án phạt do tội gây hậu quả để lại trong tâm hồn ḿnh. Đây là h́nh phạt hữu hạn (temporal punishment) hay h́nh phạt tạm. Sau khi chúng ta xưng tội, tội đă được tha, nhưng chúng ta c̣n cần phải làm việc đền tội để xóa đi một phần của h́nh phạt hữu hạn. Làm việc đền tội chỉ làm giảm bớt h́nh phạt hữu hạn, không xóa hết h́nh phạt hữu hạn được. Phần c̣n lại của h́nh phạt hữu hạn sẽ được thực hiện trong Luyện ngục, sau khi chúng ta chết. Bí tích Giao ḥa xóa bỏ 100% h́nh phạt đời đời, nhưng Bí tích Giao ḥa tuy tha thứ tội lỗi dù nặng hay nhẹ, nhưng không xóa bỏ hết những hậu quả xấu do tội gây nên, không xóa bỏ 100% tất cả h́nh phạt tạm. Một người lúc qua đời không mắc phải tội trọng cũng như tội nhẹ, nhưng v́ hậu quả do tội c̣n để lại trong tâm hồn ḿnh nên người đó c̣n có án phạt hữu hạn, hay h́nh phạt tạm, (chưa được trả hết tuy có làm việc đền tội) và sẽ phải vào Luyện ngục để trả cho hết h́nh phạt tạm (phần c̣n lại, sau khi trừ đi phần do làm việc đền tội lúc c̣n sống mà có) do tội c̣n để lại trong tâm hồn ḿnh.

    Ân xá (Indulgence) theo Công giáo La Mă là ǵ?
    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo dành ra 9 điều, từ điều 1471 đến điều 1479, nói về
    Ân xá. Xin trích ra các điều quan trọng 1471,1472,1473,1478 và 1479 sau đây:

    1471 Giáo lư về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Ḥa.
    "Ân xá là tha những h́nh phạt tạm do tội gây nên, dù tội đă được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Ki-tô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh".
    "Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ h́nh phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (Phao-lô VI, Tông hiến "Giáo lư về ḷng khoan dung", 1-3)."Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời".
    1472 (1861 1031) Để hiểu giáo lư và cách thực hành của Hội Thánh, chúng ta phải biết tội có hai hậu quả. Tội nặng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này gọi là "h́nh phạt đời đời". Ngoài ra, tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy hoặc ngay đời này hoặc sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi "h́nh phạt tạm". Những h́nh phạt này không thể được coi như h́nh thức báo thù Thiên Chúa giáng xuống trên chúng ta, mà phải coi là xuất phát từ bản chất của tội. Nếu tội nhân hoán cải do đức mến thiết tha thúc đẩy, họ có thể được thanh luyện hoàn toàn đến độ không cần một h́nh phạt nào nữa (x. CĐ Trentô : DS 1712-1713; 1820).
    1473 (2447) Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các h́nh phạt đời đời do tội. Nhưng những h́nh phạt tạm vẫn c̣n. Người ki-tô hữu phải cố gắng đón nhận các h́nh phạt tạm này như một ân sủng, bằng cách nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thử thách đủ loại, ngay cả cái chết. Họ phải cởi bỏ hoàn toàn "con người cũ" và mặc lấy "con người mới" (x. Ep 4,24), nhờ làm những việc từ bi và bác ái cũng như nhờ cầu nguyện và sám hối.
    1478 (981) Chính Hội Thánh ban phát ân xá. Nhờ quyền cầm buộc và tháo cởi do Đức Ki-tô ban, Hội Thánh chuyển cầu cho người ki-tô hữu và mở cho họ kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh để Chúa Cha nhân từ tha cho họ những h́nh phạt tạm phải chịu v́ tội. Như thế, Hội Thánh chẳng những muốn nâng đỡ người tín hữu, mà c̣n khuyến khích họ làm những việc đạo đức, thống hối và bác ái" (x. Phao-lô VI, sđd 8; CĐ Trentô: DS 1835).
    1479 (1032) V́ những tín hữu đă qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các h́nh phạt tạm thời trong luyện ngục.

    Để đọc được các điều ở trên xin nhấp chuột ở đây rồi chọn “Bí tích Thống Hối và Giao Ḥa” theo đề mục sau đây:
    ĐOẠN THỨ HAI: BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH/Chương hai: Các bí tích chữa lành/Mục 4: Bí tích Thống Hối và Giao Ḥa.

    Bạn đọc muốn hiểu rơ thêm về ân xá, tiểu xá và đại xá (hay toàn xá) và điều kiện để được hưởng ân xá, xin đọc thêm ở đây hay ở đây.

    Điểm cần lưu ư là ân xá chỉ tha một phần (Partial Indulgences, tiểu xá) hay tha hết (Plenary Indulgences, đại xá hay toàn xá) h́nh phạt hữu hạn hay h́nh phạt tạm mà thôi; ân xá không thể tha h́nh phạt đời đời được.

    (C̣n tiếp)

  4. #64
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    A3. Thư Ân Xá (Letter of Indulgence)
    Theo nghĩa đen thư ân xá là một loại giấy chứng nhận người chủ sở hữu thư ân xá đă mua sự ân xá bằng tiền.



    Việc bỏ tiền ra mua sự ân xá đă xảy ra từ năm 1095 dưới thời Giáo Hoàng Urban II. Tại Công đồng Clermont (1095) Giáo Hoàng Urban II tuyên bố những ai tham dự Thập Tự Chinh I để giải phóng thánh địa Giêrusalem (Jerusalem) khỏi sự chiếm đóng của Hồi giáo sẽ được ơn toàn xá. Về sau Giáo Hoàng Urban II cho phép những ai không thể tham dự thánh chiến chống Hồi giáo, nhưng nếu đóng góp tiền bạc cho công cuộc Thập Tự Chinh I th́ cũng sẽ được ơn đại xá.

    Năm 1411 Giáo hoàng đối cử (antipope) John XXIII đă cho bán thư ân xá để quyên tiền
    cho cuộc chiến tranh chống lại vua Ladislaus của Naples, là người ủng hộ Giáo hoàng đối thủ Pope Gregory XII.

    Ngày 12 Tháng Tư năm 1451, để giúp bảo vệ Síp (Cyprus) chống lại một cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Giáo Hoàng Nicholas V cho phép John II, vua của Síp, được phép quyên tiền bằng cách bán thư ân xá.

    Năm 1514 do nhu cầu cần tiền để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Rome, đức Giáo Hoàng Leo X cho phép bán thư ân xá để quyên tiền.

    Vào lúc đó Tổng Giám mục Magdeburg (1513-1545) và Mainz (1514-1545) là Albert of Brandenburg (tên theo tiếng Đức là Albrecht von Brandenburg) do c̣n đang nợ nần nên xin phép Giáo Hoàng Leo X được bán thư ân xá trong giáo phận của ḿnh để có tiền trả nợ. Giáo Hoàng Leo X chấp thuận yêu cầu của Albert với thỏa thuận là số tiền thu được sẽ dành một nửa cho việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Năm 1517, Giáo hoàng Leo X cử Johann Tetzel, một tu sĩ Ḍng Dominican, làm người ủy quyền bán các thư ân xá cho toàn nước Đức. Johann Tetzel được Albert of Brandenburg cho đi khắp giáo phận của Albert bán thư ân xá, và Tetzel đă tỏ ra rất thành công trong công việc được giao.
    Chính Johann Tetzel đă sáng tác ra câu thơ mà Martin Luther đă nói đến trong luận đề 27:

    “as soon as the coin in the coffer rings, the soul from purgatory springs”.
    (Xin tạm dịch: “ngay khi những đồng tiền rơi leng keng vào trong hộp đựng tiền, th́ các linh hồn sẽ bay ra khỏi luyện ngục”.

    Albert of Brandenburg đă quảng cáo rằng các thư ân xá của ông (do Đức Giáo Hoàng cho phép) có thể làm giảm hoàn toàn tội lỗi cho người c̣n sống. Hơn nữa, Albert c̣n tuyên bố, người mua thư ân xá có thể sử dụng chúng để giải thoát những người thân yêu đă chết khỏi những cơn đau đớn của luyện ngục mà anh ta hoặc cô ta hiện nay có thể đang trải qua.
    Giá bán cho một thư ân xá vào lúc đó dao động từ 25 florins vàng (gold florins) nếu bán cho vua và hoàng hậu, ba florins cho các thương gia và chỉ một phần tư florins cho những tín hữu nghèo nhất. (Florins là tiền Ư; hiện nay giá 1 US dollar = 1.79 florins).

    Bạn đọc có thể đọc nội dung thư ân xá do Albert of Brandenburg phát hành năm 1515 ở đây.

    Luther đă viết thư cho giám mục của ḿnh, Albert của giáo phận Mainz, phản đối việc bán các thư ân xá. Ông kèm trong thư của ḿnh một bản sao của bài viết "Tranh luận của Martin Luther về Quyền năng và Hiệu lực của Thư Ân Xá’ ("Disputation of Martin Luther on the Power and Efficacy of Indulgences"), bài viết này chính là 95 Luận đề của Martin Luther đă được Martin Luther dán trên cửa thánh đường Castle.

    Đức Tổng Giám mục Albert của Magdeburg và Mainz đă không trả lời lá thư có chứa 95 luận đề của Luther. Ông cho người kiểm tra xem các luận đề này có tính cách dị giáo (heresy) hay không và tháng 12 năm 1517 ông đă chuyển tiếp lá thư của Luther đến Rome.

    Ngày 15 tháng 6 năm 1520, với sắc chỉ (Papal bull) “Exsurge Domine” (Arise O Lord) Giáo hoàng Leo X cảnh cáo Luther có thể bị vạ tuyệt thông nếu trong ṿng 60 ngày không chịu rút lại 41 luận đề trong 95 luận đề có đề cập đến Giáo hoàng.

    Khước từ vâng phục mệnh lệnh của Giáo hoàng, Linh mục Công giáo Luther vào lúc đó đă công khai đốt sắc chỉ và giáo lệnh của Giáo hoàng tại Wittenberg ngày 10 tháng 12 năm 1520.

    Ngày 3 tháng 1 năm 1521, Martin Luther bị Giáo hoàng Leo X với sắc chỉ ““Decet Romanum Pontificem” (It Pleases the Roman Pontiff) ra vạ tuyệt thông, có nghĩa là khai trừ ra khỏi giáo hội Công giáo La mă.

    Từ ngày 28 tháng giêng đến ngày 25 tháng năm năm 1521, Nghị viện ở Worms (Diet of Worms) do hoàng đế Charles V của đế quốc La Mă Thần Thánh (Holy Roman Empire, 962–1806) triệu tập cuối cùng đă tuyên bố Martin Luther bị đặt ngoài ṿng pháp luật, cấm các tác phẩm của ông, và yêu cầu bắt giữ ông: “Chúng tôi muốn anh ta bị bắt và bị trừng phạt như là một kẻ dị giáo xấu xa”. Bất cứ ai ở Đức chấp chứa hay cấp dưỡng cho Luther đều là tội phạm. Bất cứ ai giết Luther sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Khi ra khỏi Nghị viện ở Worms, Martin Luther đă được Vương hầu Frederick cứu thoát nên không bị bắt.

    Từ sau Nghị viện ở Worms, Martin Luther trú ẩn ở lâu đài Wartburg, dịch Tân Ước ra tiếng Đức và thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran.
    Có thể nói 95 luận đề của Martin Luther đă châm ng̣i cho Phong Trào Cải Cách của Tin Lành trên khắp Châu âu trong những thế kỷ XVI-XVII.

    (C̣n tiếp)

  5. #65
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    A4. Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo La Mă về thư ân xá
    Martin Luther không phải là người đầu tiên chống đối việc bán thư ân xá của Giáo hội Công giáo La Mă. Truớc Martin Luther c̣n có John WycliffeJan Hus cũng đă lên án việc mua bán thư ân xá.
    Trong quyển sách đầu tiên của ḿnh, John Wycliffe đă coi việc mua bán thư ân xá là dịch vụ mại thánh (simony). John Wycliffe cũng cho rằng thật ngớ ngẩn khi tin vào các thư ân xá của các Giáo hoàng và Giám mục.
    Năm 1412, Jan Hus cũng đă chống đối việc bán thư ân xá của Giáo hoàng đối cử (antipope) John XXIII để quyên tiền cho cuộc chiến tranh chống lại vua Ladislaus của Naples; Jan Hus cho rằng chỉ qua thống hối thật sự, chứ không phải nhờ tiền bạc, th́ người phạm tội mới đạt được sự tha thứ.

    Về vấn đề có liên quan đến thư ân xá do Martin Luther nêu ra trong 95 luận đề, các Công Đồng Constance (1414–1418) và Công Đồng Trent (1545–63) cũng đă có ư kiến rơ ràng.

    Công Đồng Constance đă lên án Wycliff trong số các lỗi lầm của Wycliff với lời tuyên bố: "Thật ngớ ngẩn khi tin vào những ân xá do Đức giáo hoàng và các Giám mục ban cho" (Bài viết, article, số 42 trong số 45 articles bị kết án của Wycliff).

    Bạn đọc có thể đọc nội dung Công Đồng Constance kết án Wycliff trong phiên họp thứ 8 ngày 4 tháng 5 năm 1415 (Session 8—4 May 1415) ở đây.

    Trong sắc chỉ "Exsurge Domine", ngày 15 tháng 6 năm 1520, Đức giáo hoàng Leo X đă lên án các khẳng định của Luther cho rằng "Ân Xá là hành vi gian lận đạo đức của các tín hữu"; và cho rằng "Ân Xá không giúp ích ǵ cho những người thực sự đạt được sự ân xá để được miễn giảm h́nh phạt do tội lỗi thực tế trong cách nh́n theo công lư của Thiên Chúa".
    Công Đồng Trent (Phiên họp XXV, ngày 3-4, Tháng Mười Hai, năm 1563) tuyên bố: "Kể từ khi sức mạnh của ân xá đă được Chúa Kitô ban cho Giáo Hội, và kể từ khi Giáo Hội từ thời xa xưa đă sử dụng các cách thiêng liêng này dành cho quyền lực, các thượng hội đồng đă dạy và quy định rằng việc sử dụng các ân xá, ân xá sẽ được giữ lại trong Giáo Hội do các bổ ích giúp cho các Kitô hữu và đă được phê duyệt bởi thẩm quyền của các Công Đồng.
    Và Công Đồng ra vạ tuyệt thông đối với những người hoặc là tuyên bố ân xá là vô ích hoặc phủ nhận rằng Giáo Hội có quyền cấp ân xá. Do đó ân xá là một tín lư phải tin:
    • Giáo Hội đă nhận được từ Chúa Kitô quyền cấp ân xá, và
    • Rằng việc sử dụng các ân xá là bổ ích cho các tín hữu.

    [Trích dịch từ bài viết “Indulgences” (Ân xá), đoạn “Authoritative teaching of the Church” (Giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội), của Từ điển Bách Khoa của Thiên Chúa giáo].

    Công Đồng Trent cũng quyết định tất cả các việc mua bán bất luơng thư ân xá theo lối ma quỹ, theo đó việc mua bán thư ân xá đă trở thành một nguồn sung măn nhất của sự lạm dụng các tín hữu phải được hoàn toàn bị băi bỏ.
    Công Đồng cũng quyết định các Giám mục phải lưu ư theo dỏi đến việc có ai mua bán thư ân xá trong giáo phận của ḿnh th́ phải thông báo cho các kỳ họp Hội Đồng Giám mục kế đến và phải tức khắc thông báo cho Giáo hoàng rơ để những lợi ích của phép ân xá linh thiêng được phân phát cho tất cả các tín hữu ngoan đạo, thánh thiện và không có tham nhũng.

    Bạn đọc có thể đọc bản văn Sắc lệnh (Decree) liên quan đến vấn đề thư ân xá của Công Đồng Trent ở đây: “Continuation Of The Session On The Fourth Day Of December Decree Concerning Indulgences”.

    Ngày nay việc mua bán thư ân xá đă bị cấm, nhưng việc xin ân xá cho người c̣n sống và những kẻ đă chết vẫn c̣n đang được cho phép dưới h́nh thức “xin lễ”. Sau đây là một số bài đọc thêm bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rơ vấn đề hơn:

    Ích lợi của việc xin lễ cầu cho các linh hồn luyện ngục và cho ḿnh” - Lm. Mark, CMC.
    Nguồn gốc của việc cầu nguyện cho các đẳng linh hồn nơi luyện ngục
    Nói thêm về việc xin lễ và cầu nguyện cho các Linh Hồn” - Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
    Tại sao lại xin lễ cho người đă qua đời?” - Lm Khất Tuệ.
    Xin Lễ Và Bổng Lễ” - Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
    T́m hiểu về Phép Lành Ṭa Thánh” - Lm. G. Trần Đức Anh OP.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 10-07-2015 at 10:30 PM.

  6. #66
    Member
    Join Date
    26-06-2015
    Location
    Khệnh khạng giữa đời tṛn quá nửa- T́nh ơi sao rót măi ch&#4
    Posts
    34
    Bài viết được tác giả viết theo kiểu biên khảo. Được tác giả tŕnh bày có lớp lang và bài bản, chứng tỏ công sức khảo cứu ko hề nhỏ.Anh Khệnh mới đọc lần đầu và ko phải là người CG nhưng anh cảm nhận là dễ đọc, dễ hiểu.

  7. #67
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    B. Phong Trào Cải Cách của Tin Lành
    Trong phần trước chúng ta đa thấy Martin Luther đă châm ng̣i nổ cho Phong Trào Cải Cách của Tin Lành từ năm 1517 với “95 Luận Đề”. Giờ đây chúng ta cũng nên biết các nguyên do căn bản cuộc cải cách Tin Lành là ǵ và nội dung của các cuộc cải cách đó là ǵ.

    B1. Những Nguyên Do Căn Bản Cuộc Cải Cách Tin Lành.
    “Có những bùng nổ thức tỉnh tâm linh vào cuối thời Trung Cổ, nhưng thảm kịch dẫn đến cuộc Cải Cách là sự cải tổ và canh tân tâm linh ấy không ảnh hưởng ǵ đến ḍng sinh lực của Giáo Hội Công Giáo. Từ các giáo hoàng cho đến thường dân đều có những hành động cản trở sự canh tân. Các giáo hoàng phải đương đầu với sự phát sinh của chủ nghĩa dân tộc và phải đối phó với các thái tử, là những người chỉ cho phép Giáo Hội địa phương được thi hành sự cải tổ với một giá nào đó. Các giáo hoàng buộc phải kư kết các thoả ước với các quốc gia, và các nhà cầm quyền đạt được nhiều lợi nhuận trong việc thao túng Giáo Hội. Khi t́nh h́nh tài chánh của đức giáo hoàng ngày càng tệ hại, họ đă nghĩ ra các phương cách gia tăng lợi tức cho đức giáo hoàng và đă đưa đến các hậu quả thật xấu xa. Trong thời kỳ này, nhiều nhà cầm quyền thế tục cũng trở nên giám mục hay tu viện trưởng nhằm kiểm soát Giáo Hội và kiếm lợi tức. Các giáo hoàng t́m cách lấy lại tài chánh từ các nhà cầm quyền thế tục bằng cách gia tăng tiền thuế nộp cho đức giáo hoàng về các chức vụ trong giáo hội. Nếu các thái tử muốn kiểm soát Giáo Hội th́ ít nhất họ phải trả một giá nào đó. Thói buôn thần bán thánh này luôn luôn bị kết án là trái với luân lư. Một số nhà cầm quyền dân sự mua đến hai ba chức vụ trong Giáo Hội (pluralism) và họ không màng ǵ đến việc chăm sóc giáo dân nhưng họ thuê mướn người khác làm công việc này (absenteeism). Do đó, các giám mục trong Giáo Hội thường là những người giầu có hoặc thuộc giới quư tộc, họ không lo lắng ǵ đến Giáo Hội nhưng dùng chức vụ này để được lợi lộc cho ḿnh. Khi cần tài chánh, họ gia tăng lệ phí các trung tâm hành hương hoặc bán các ân xá. Ân xá được Giáo Hội ban phát như một đảm bảo cho người tín hữu khỏi phải chịu hậu quả của tội lỗi (tỉ như, h́nh phạt nơi luyện tội) sau khi chết. Lẽ ra ân xá được ban phát như để nh́n nhận đời sống tốt lành của người tín hữu, nhưng vào cuối thời Trung Cổ, ân xá được buôn bán như một món hàng. Tetzel là một tu sĩ ḍng Đa Minh chuyên môn bán ân xá đến độ Luther phải nổi nóng và chống đối Giáo Hội. Tetzel thường rêu rao rằng: "Khi đồng tiền leng keng rơi vào kho bạc th́ một linh hồn lại dzọt vào thiên đàng."

    Hàng linh mục và phó tế của Giáo Hội Công Giáo cũng trở nên tồi tệ v́ thiếu giáo dục và thối nát khắp nơi. Nhiều tu sĩ nghèo và hủ hóa đă ăn ở với các phụ nữ bất kể luật độc thân của Giáo Hội. Ngay cả các ḍng Khất Thực cũng mất nhiệt huyết và trở nên chủ đề cho người đời châm biếm, các tu sĩ này bị mỉa mai là đối thủ của phường trộm cướp, và là các người ăn mày có chính nghĩa khi họ chỉ thích xin tiền chứ không muốn xin thực phẩm.
    Giáo dân Công Giáo cũng không màng đến việc canh tân trong Giáo Hội. Đời sống đạo đức của họ là việc sùng kính bề ngoài đối với các thánh và Đức Maria, thích đi hành hương để được ân xá mà không cần hiểu biết chân lư căn bản của đức tin Kitô Giáo. Nếu các giám mục và linh mục lười biếng trong việc giảng dạy th́ không thể đổ lỗi cho người giáo dân là thiếu hiểu biết.

    Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể cải tổ trong một t́nh trạng đáng buồn như vậy? Các giáo hoàng th́ bận tâm với vấn đề chính trị, và hầu hết các giáo hoàng từ giữa thế kỷ mười lăm trở đi, đều lưu tâm đến việc hỗ trợ phong trào Phục Hưng, là một làn sóng văn hóa và học thuật đang càn quét Âu Châu. Trong một khía cạnh nào đó, đây là điều rất tốt. Các giáo hoàng thời Phục Hưng muốn chứng tỏ rằng Giáo Hội luôn hậu thuẫn cho sự học hỏi, nghệ thuật, âm nhạc, và văn chương. Đức Giáo Hoàng Julius II đặt viên đá đầu tiên cho Đền Thánh Phêrô ở Rôma và thuê Bernini, Raphael, và Michaelangelo -- những nghệ nhân vĩ đại của thế giới thời ấy -- cung cấp các tác phẩm điêu khắc, hội họa, kiến trúc cho thánh đường. Tuy nhiên, phí tổn lớn lao này đă khiến các giáo hoàng không c̣n lưu tâm đến t́nh h́nh tâm linh kiệt quệ của Giáo Hội.

    Một vài giáo sĩ và thái tử thúc giục các giáo hoàng tổ chức công đồng để canh tân Giáo Hội. Sau nhiều lần do dự, v́ sợ rằng công đồng sẽ cướp quyền của đức giáo hoàng hoặc sợ bị nhà cầm quyền dân sự kiểm soát, sau cùng Đức Giáo Hoàng Julius II đă triệu tập Công Đồng Latêranô V ở Rôma năm 1512. Công đồng chấm dứt năm 1517, dưới thời Đức Giáo Hoàng Lêô X, ngay khi sự Cải Cách Tin Lành bắt đầu nhen nhúm. Công đồng đă phê chuẩn nhiều sắc lệnh canh tân có thể ngăn chặn được cuộc Cải Cách Tin Lành, nhưng v́ sự thiển cận và tính cách trần tục của Đức Lêô X (làm giáo hoàng từ 1513 đến 1521) nên hầu hết các sắc lệnh cải tổ của công đồng đă không được thi hành. Ngoài ra, một số giám mục của Giáo Hội cũng không màng ǵ đến chuyện canh tân.

    Chúng ta có thể tự hỏi tại sao không có người Công Giáo nào dám lên tiếng, đ̣i hỏi Giáo Hội phải cải tổ. Chắc chắn là có. Ngoài những người khởi đầu cuộc canh tân tâm linh và cải tổ ḍng tu, c̣n có một tổ chức Kitô Giáo được gọi là Humanist (Nhân Bản). Được dẫn đầu bởi học giả Erasmus ở Rotterdam (1465-1536), các thành viên Humanist là những trí thức Công Giáo, họ buồn v́ sự suy sụp của thần học Kinh Viện và sự gia tăng của phái Nominalist (hữu danh vô thực). Họ quyết định khôi phục tư duy Công Giáo đặt nền tảng trên Phúc Âm và văn bản của các Giáo Phụ. Erasmus sáng tác rất nhiều trong lănh vực này, cũng như cực lực châm biếm lối sống sai lạc của người Công Giáo. Tuy nhiên, sự trào phúng và châm biếm cũng như sự lỗi lạc của Erasmus không đủ để canh tân Giáo Hội. T́nh trạng Giáo Hội thời bấy giờ đă đến lúc mà chỉ có tính khí nóng nẩy và cực kỳ nghiêm trọng của Martin Luther mới khích động được việc cải tổ đến độ lung lay và chia cắt Kitô Giáo”
    . (Trích từ “Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo / CHƯƠNG 4: CUỐI THỜI TRUNG CỔ, PHONG TRÀO CẢI CÁCH & PHẢN CẢI CÁCH (1300-1650) / Cuối Thời Trung Cổ (1300-1500) /5. Những Nguyên Do Căn Bản Cuộc Cải Cách Tin Lành”. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo được chuyển dịch từ cuốn "The Compact History of the Catholic Church" của Alan Schreck, giáo sư thần học của Đại Học Steubenville thuộc ḍng Phanxicô ở Ohio. Bản dịch của Người Tín Hữu.)

    Chúng tôi muốn thêm vào các nguyên nhân trên một nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất theo ư của ĐGM Nguyễn Văn Khảm là vào đầu thế kỷ XVI đời sống đạo đức của một số rất ít giáo hoàng, cụ thể là Giáo hoàng Alexander VI (1492-1503), và các giới chức cao cấp của Giáo hội thật là … kinh khủng! Theo ĐGM Nguyễn Văn Khảm, đây là một vết nhơ trong lịch sử Giáo hội.

    Xin bạn đọc hăy nghe bài giảng của ĐGM Nguyễn Văn Khảm “1. Giải đáp: Giáo hoàng Alexandre VI - Vết nhơ trong lịch sử Giáo hội” ở đây, từ phút 1:30. (Theo ĐGM Nguyễn Văn Khảm, t́nh trạng cực kỳ bê bối của thời Giáo hoàng Alexander VI là do việc đem chính trị vào tôn giáo. Nhân tiện, với các bạn cổ xúy cho việc đem chính trị vào tôn giáo, xin các bạn nghe tiếp bài “2. Bài học từ sự kiện giao quyền chính trị”. Hai bài này ĐGM Nguyễn Văn Khảm viết khi c̣n là GM Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài G̣n, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xă hội (2010 – 2013) thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nay ĐGM Nguyễn Văn Khảm là giám mục Chánh ṭa của Giáo phận Mỹ Tho, kiêm chức Phó Tổng thư kư của Ban Thường vụ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2016).

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 14-07-2015 at 10:49 AM.

  8. #68
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    B2. Các nhà cải cách có ảnh hưởng lớn nhất trên Phong Trào Cải Cách Tin Lành
    Có rất nhiều người đóng góp công sức vào Phong Trào Cải Cách Tin Lành. Sau đây là 5 nhà cải cách có ảnh hưởng lớn nhất trên Phong Trào Cải Cách Tin Lành. (Phần này được trích từ “Giáo Hội trong t́nh hiệp thông, III. Các Giáo Hội Cải Cách” của tác giả Louis Nguyễn Phúc Kim).

    John Wycliff (K. 1320-1384): linh mục và học giả người Anh, đề xướng một trong những ư tưởng cải cách quan trọng gần 200 năm trước Martin Luther, ông cho rằng chỉ một ḿnh Thánh Kinh là chuẩn mực đầy đủ của đức tin. Nhưng John Wycliff chỉ có ảnh hưởng gián tiếp trên phong trào cải cách vào thế kỷ XVI. Ủng hộ niềm tin vào một tín ngưỡng thực tiễn và hướng nội, ông phủ nhận thẩm quyền của giáo hoàng và của các giám mục trong Giáo Hội. Ông cũng phủ nhận sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, ông chống lại bí tích Hoà giải và chống lại giáo thuyết về ân xá. Gần 20 đề nghị của ông đă bị Đức Giáo hoàng Gregorius XI kết án vào năm 1377. Các sách vở của ông bị cấm phổ biến rộng răi bởi Công đồng Constance vào năm 1415. Ảnh hưởng của ông mạnh nhất ở Bohemia và Trung Âu.

    John Hus (K. 1369-1415): linh mục miền Bohemia và là một nhà giảng thuyết cải cách, đă đưa ra 30 đề nghị và bị Công đồng Constance lên án. Ông bị vạ tuyệt thông vào khoảng năm 1411 hay 1412, và bị thiêu sống vào năm 1415. Những sai lầm lớn nhất của ông liên quan đến bản chất của Giáo Hội và nguồn gốc của quyền bính giáo hoàng. Ông phổ biến một số ư tưởng của Wycliff, nhưng không chấp nhận quan điểm cho rằng chỉ một ḿnh đức tin là điều kiện để được công chính hoá và được cứu độ. Ông không nhận chỉ một ḿnh Thánh Kinh là đủ làm luật cho đức tin, sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể và hệ thống bí tích. Vào năm 1457, một số trong các môn đệ của ông đă thành lập Giáo hội Huynh Đệ, được xem như cơ chế Tin Lành độc lập cổ xưa nhất.

    Martin Luther (1483-1546): linh mục ḍng Augustinô và tiến sĩ thần học, là nhân vật chủ chốt của phong trào Cải Cách. Năm 1517, ông xuất bản tại Wittenberg 95 luận điểm liên quan đến những vấn đề về niềm tin và thực hành của Công giáo. Năm 1520, Đức Giáo hoàng Leo X kết án 41 tuyên bố của ông. V́ từ chối rút lại ư kiến, Luther bị vạ tuyệt thông trong năm sau đó. Luận điểm của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thần học gia theo ông sau này. Những tuyên bố về đức tin trong luận điểm của ông được t́m thấy trong cuốn Sách Thoả Ước (1580).
    Học thuyết của Luther bao gồm những điều như sau: Tội của Adam làm hư hỏng bản tính con người một cách triệt để (nhưng không phải một cách trọn vẹn về bản chất), đă ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của con người. Sự công chính hoá, được hiểu như là sự thứ tha các tội lỗi và t́nh trạng trở nên công chính là do ân sủng của Đức Kitô qua đức tin. Đức tin không chỉ liên can đến sự chấp nhận trong lư trí mà c̣n là một hành động đầy tin tưởng của ư chí. Các việc lành là những điểm thiết yếu đi kèm theo đức tin, nhưng không lập nên công trạng đáng hưởng ơn cứu độ. Về các bí tích, Luther vẫn giữ phép Rửa tội, Sám hối, và Thánh Thể như những phương tiện hữu hiệu của ơn Chúa Thánh Thần. Ông chủ trương rằng trong việc hiệp lễ Thánh Thể, bánh và rượu được truyền phép chính là Ḿnh và Máu Chúa Kitô. Quy luật của đức tin là mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Ông bác bỏ luyện ngục, các ân xá, và việc khẩn cầu các thánh, và ông chủ trương rằng việc cầu nguyện cho người chết chẳng có hiệu quả ǵ. Các chủ trương của Luther không hợp với giáo thuyết Công giáo và đă bị lên án bởi Công đồng Trent.

    Ulrich Zwingli (1484-1531): linh mục khởi xướng phong trào Cải Cách ở Thuỵ Sĩ với một loạt những bài giảng về Tân Ước vào năm 1519, với những cuộc tranh luận sau đó và với những hoạt động khác nữa. Ông chủ trương rằng Tin Mừng là căn bản duy nhất của chân lư. Ông bác bỏ thánh lễ, bí tích Sám hối và các bí tích khác. Ông phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng, phủ nhận giáo thuyết liên quan đến luyện ngục và đến việc khẩn cầu các thánh. Ông phủ nhận đời sống độc thân, đời sống đan tu và nhiều thực hành đạo đức truyền thống khác. Quan điểm của ông về hy tế Thánh Thể, vốn rất khác biệt đối với Công giáo, cũng gây ra sự đối kháng không thể hoà giải được với Luther và các môn đệ của Luther. Zwingli bị giết trong một trận chiến giữa các lực lượng của Tin Lành và Công giáo ở Thuỵ Sĩ.

    John Calvin (1509-1564): nhà lănh đạo Pháp của phong trào Cải Cách ở Thuỵ Sĩ. Chủ trương chính yếu của ông là sự tiền định tuyệt đối của một số người được hưởng phúc thiên đàng và một số người khác phải sa hoả ngục. Ông bác bỏ giáo thuyết Công giáo vào năm 1533 sau khi tự xác tín rằng ḿnh có sứ mạng cải cách Giáo Hội. Năm 1536, ông xuất bản lần đầu tiên quyển Những Cơ chế Kitô giáo, một sự tŕnh bày có hệ thống về học thuyết của ông, sau này trở thành kinh điển của thần học Cải Cách để phân biệt với thần học Luther. Thêm vào với các luận điểm cốt lơi của Luther, ông bổ sung sự tiền định tuyệt đối, sự chắc chắn của ơn cứu độ đối với những người đă được chọn, và t́nh trạng không thể đánh mất ơn cứu độ của những người này. Lư thuyết của ông về Thánh Thể không thể dung hoà được cuộc xung đột giữa Zwingli và Luther và rất khác biệt đối với giáo thuyết Công giáo”
    . (Các link ẩn trong tên các nhà cải cách là do chúng tôi thêm vào - Ghi chú của TV.)

    Chúng ta cần lưu ư là trong số 5 nhà cải cách có ảnh hưởng lớn nhất trên phong trào cải cách Tin Lành có 4 vị vốn là các linh mục thuộc Giáo Hội Công giáo La Mă; chỉ có một vị, John Calvin, vốn là một tín hữu cũng thuộc Giáo Hội Công giáo.

    Phong trào cải cách của Tin Lành đă cải cách những ǵ trong Giáo Hội Công giáo La Mă?

    (C̣n tiếp)

  9. #69
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    B3. Nội dung các cải cách của Tin Lành
    So với Công giáo, các cải cách của Tin Lành tạo nên nhiều thay đổi, nhất là trong các lănh vực thần học, bí tích và phụng vụ.
    Sau đây là các cải cách chính của Tin Lành đă cải cách những ǵ đă có trong Giáo Hội Công giáo.
    Trước hết là về thần học hay tín lư.

    a. Sự công chính hóa
    Đối với anh em Tin Lành, sự công chính hóa (Justification) là chỉ do đức tin (Faith) của chúng ta mà có. Sự xưng công chính ấy là sự ban cho từ Thiên Chúa, không phải bởi công đức của chúng ta. Tín lư này anh em Tin Lành gọi là “Duy Đức Tin” (Sola fide).

    Với Giáo Hội Công giáo, sự công chính hóa là do ân điển nhưng không (Free grace), hay ân sủng miễn phí, từ Thiên Chúa, thông qua đức tin kết hợp với các việc làm lành (Good works) của chúng ta mà có.

    Sự công chính hóa có thể được hiểu nôm na là được tha thứ tội lỗi, được ơn cứu độ, được thánh hóa.

    Sự công chính hóa là một khái niệm không hề đơn giản để t́m hiểu, v́ đó là vấn đề thần học.
    Trong Tự Điển Thánh Kinh (của Tin Lành), Mục sư Tin Lành Wm. C. Cadman, người có công lớn trong việc dịch “Kinh Thánh Việt ngữ 1926 - Bản Truyền Thống” của Hội Thánh Tin Lành, đă nói về sự công chính hóa, anh em Tin Lành gọi là “Sự xưng công b́nh”, trong bài viết “Sự Xưng Công B́nh - Justification” ở đây.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo dành 43 điều, từ điều 1987 đến điều 2029, nói về “Ân Sủng Và Sự Công Chính Hóa” ở đây.

    b. Về luyện ngục
    Công Giáo tin có luyện ngục, nhưng anh em Tin Lành th́ không. Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă dành ra 3 điều, từ điều 1030 đến điều 1032, nói về Luyện Ngục ở đây.

    c. Về các Bí Tích
    Bí tích có thể được hiểu là một nghi lễ do Chúa Giê-su thiết lập để ban các ơn thánh cho tín hữu.
    Công Giáo có 7 bí tích, đó là:
    [1]. Bí tích Rửa tội nhằm rửa sạch tội tổ tông (do ông Adong (Adam) truyền lại), các tội do bản thân phạm phải và tha hết mọi h́nh phạt hữu hạn do các tội ấy gây ra;
    [2].Bí tích Thêm Sức có mục đích tăng thêm đức tin nhờ được đầy tràn sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần;
    [3]. Bí tích Thánh thể: được thực hiện bằng các thánh lễ. Bí tích Thánh Thể được cử hành gồm hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa gồm lắng nghe Lời Chúa (Cựu Ước và Tân Ước) và Phụng vụ Thánh Thể gồm việc làm phép biến bánh ḿ, rượu nho thành Ḿnh và Máu Thánh Chúa và hiệp lễ. Hiệp lễ là rước ḿnh Thánh Chúa (Bánh lễ) và máu Thánh Chúa (Rượu lễ) trong các thánh lễ để hiệp thông thiêng liêng với Thiên Chúa;
    [4]. Bí tích Thống Hối và Giao Ḥa hay Ḥa giải, để tha các tội riêng chúng ta đă phạm qua quyền hành Chúa ban cho các linh mục, cùng giao ḥa chúng ta với Thiên Chúa và Hội Thánh. Bí tích Ḥa giải không tha hết mọi h́nh phạt hữu hạn do các tội gây ra, như bí tích Rửa tội đă tha;
    [5]. Bí tích Truyền Chức thánh: Ban quyền cho các Linh mục hay Giám mục, những người được ơn gọi đặc biệt, ban ơn thánh để họ ăn ở xứng đáng, chu toàn chức vụ cứu rỗi loài người và phục vụ dân Chúa;
    [6]. Bí tích Hôn Phối: Kết hợp một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh và ban ơn đặc biệt để giúp họ sống chu toàn nghĩa vụ vợ chồng, và
    [7]. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân: Ban ơn nâng đở sức mạnh phần hồn và phần xác cho những người đang yếu liệt nặng v́ lư do bệnh tật, thương tích hay tuổi già. Thường những người sắp chết xin lănh nhận bí tích này.

    Các links ẩn trong tên 7 bí tích nói trên, được lấy từ Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo, cho chúng ta biết cặn kẽ quan điểm của Công giáo về các bí tích này.

    Đa số các giáo phái anh em Tin Lành chỉ công nhận Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh thể (anh em Tin Lành gọi là Lễ Báp-têmLễ Tiệc Thánh), nhưng không gọi đấy là những Bí Tích.

    Các links ẩn trong Lễ Báp-têm và Lễ Tiệc Thánh được lấy từ Tự Điển Thánh Kinh của Tin Lành, cho chúng ta biết quan điểm của anh em Tin Lành về các lễ này.

    Trong việc sống đạo hằng ngày, anh em Tin Lành có những khác biệt với Công giáo sau đây.

    d. Về các ảnh tượng của Đức Mẹ Maria và các thánh
    Với tín lư Duy Chúa Giê-su (Solus Christus) và Duy Thiên Chúa được tôn vinh (Soli Deo gloria) anh em Tin Lành không dùng các ảnh tượng của Đức Mẹ Maria và các thánh để cầu nguyện như Công giáo. Anh em Tin Lành chỉ cầu nguyện với Thiên Chúa. Anh em Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa, không xưng tội với các Mục sư.
    Công giáo có 4 tín điều về Đức Mẹ, đó là Vô nhiễm nguyên tội, Trọn đời đồng trinh, hồn xác lên trời, và là Mẹ Thiên Chúa.
    Công giáo chỉ tôn kính (nhưng không thờ phượng) các ảnh tượng của Đức Mẹ Maria và các thánh và cầu nguyện xin Đức Mẹ Maria và các thánh cầu bàu (nói xin giúp) cho những điều ḿnh xin với Thiên Chúa.
    Tín hữu Công Giáo xưng tội với các linh mục, là những người đă được phép của Giáo Hội, đại diện cho Giáo Hội và Thiên Chúa để làm việc này.

    e. Thẩm quyền của Giáo hoàng
    Công giáo được tổ chức thành một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Ṭa Thánh Vatican ở Rome, Ư. Giáo Hoàng là người đứng đầu của Công giáo theo truyền thống Thánh Phêrô (Peter) là người đứng đầu của Hội Thánh khi mới thành lập lúc ban đầu.

    Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất mà gồm nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

    V́ lí do này mà anh em Tin Lành không công nhận thẩm quyền của Giáo Hoàng trên các vấn đề về tín lư. Ngoài ra anh em Tin Lành không công nhận Giáo Hoàng được ơn “vô ngộ”, tức là không có sai lầm (infallible) khi tuyên bố các tín lư hay luân lư một cách long trọng với tư cách chủ chăn của Giáo Hội và là đấng kế vị Thánh Phêrô.

    f. Quyền giải thích Thánh Kinh
    Trong Công giáo, quyền giải thích Thánh Kinh chỉ được ủy thác cho Giáo hoàng và các Ǵám mục hiệp thông với Ngài:
    “Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho Huấn Quyền, tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các Giám Mục hiệp thông với Người.” (Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo, điều 100).

    Huấn quyền (Magisterium) là thẩm quyền giảng dạy đặc biệt của Công giáo, trong đó có quyền giải thích Thánh Kinh. “Bài 6: Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?” sẽ nói nhiều về Huấn quyền trong Công giáo.

    Anh em Tin Lành, với tín lư Duy Thánh Kinh (Sola scriptura), cho rằng mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh. Thường anh em Tin Lành dùng Kinh Thánh để giải thích Thánh Kinh. Nhiều người cho rằng do chủ trương mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh nên anh em Tin Lành đă tạo ra hàng ngàn giáo phái (Denominations).

    g. Các ḍng tu
    Công giáo có trên 168 ḍng tu dành cho nam và nữ. Các Linh mục Công Giáo được đào tạo trong các ḍng tu hay trong các chủng viện.
    Anh em Tin Lành không tổ chức 1 ḍng tu nào. Các Mục sư Tin Lành được đào tạo trong các trung tâm đặc biệt, chú trọng rất nhiều đến Thánh Kinh.

    h. T́nh trạng độc thân hay có gia đ́nh của các tu sĩ
    Linh mục Công giáo sống đời sống độc thân. Khi thụ phong chức Linh Mục, các linh mục Công giáo phải tuyên thệ sống độc thân.
    Mục sư Tin Lành có gia đ́nh. Anh em Tin Lành lư luận rằng, trong 12 Tông đồ đầu tiên của Chúa Giê-su, trừ Thánh Phao-lô (Paul), số c̣n lại đều có gia đ́nh.
    Theo en.wikipedia.org, việc Martin Luther lấy Katherina von Bora làm vợ là tiền lệ cho việc các mục sư Tin Lành có gia đ́nh: “His marriage to Katharina von Bora set a model for the practice of clerical marriage, allowing Protestant priests to marry”. Trong danh mục Martin Luther, vi.wikipedia.org dịch là “Cuộc hôn nhân của ông với Katherina von Bora vào năm 1525 đă khởi đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách kết hôn”.

    Cộng đồng Kháng Cách là 1 tên gọi khác của Tin Lành. Katherina von Bora, trước khi lấy Martin Luther, là một nữ tu của tu viện Biển Đức ở Brehna nước Đức.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 17-07-2015 at 09:08 PM.

  10. #70
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    C. Hội Thánh Tin Lành
    C1. Danh xưng của Hội Thánh Tin Lành

    “Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Ḍng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo La Mă, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương.

    Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Tin Lành. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải Truyền thống thánh hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội[1]) là nguồn chân lư duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lư Duy nhất”.

    C2. Năm Tín lư Duy nhất của Hội Thánh Tin Lành
    Năm Tín lư Duy nhất (Five solae) là năm mệnh đề bằng tiếng Latin xuất hiện trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách hầu tóm lược năm tín lư căn bản của những nhà cải cách, và nhấn mạnh đến những dị biệt đối với giáo huấn của Giáo hội Công giáo Rôma thời ấy.

    Sola gratia (Duy Ân điển)
    Chỉ bởi ân điển mà con người nhận lănh sự cứu rỗi, không phải bởi công đức. Như thế, cứu rỗi là sự ban cho đến từ Thiên Chúa, không phải từ nỗ lực của con người. Tín lư này đi ngược với giáo lư công đức của Công giáo.
    Sola fide (Duy Đức tin)
    Con người được xưng công chính (nghĩa là trở nên vô tội trong mắt Thiên Chúa) chỉ bởi đức tin, không phải bởi việc lành. Theo giáo huấn Kháng Cách, đức tin dẫn đến sự cứu rỗi luôn luôn sản sinh các việc lành. Giáo lư này có thể được tóm lược trong mệnh đề sau "Đức tin dẫn đến sự xưng công chính và việc lành", trái với xác tín của Công giáo "Đức tin và việc lành dẫn đến sự xưng công chính". Tín lư này đôi khi được xem là nguyên lư nền tảng h́nh thành cuộc cải cách do vai tṛ trọng tâm của nó trong học thuyết Martin Luther.
    Sola scriptura (Duy Thánh Kinh)
    Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa, là thẩm quyền và mặc khải duy nhất đến từ Thiên Chúa được ban cho mọi người (nghĩa là mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh). Học thuyết này đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội Công giáo cho rằng Kinh Thánh chỉ nên được giải thích theo Truyền thống Tông đồ thánh bởi Magisterium (gồm có Giáo hoàng và các giám mục tại các công đồng của giáo hội). Sola scriptura đôi khi được gọi là nguyên lư h́nh thái của cuộc cải cách bởi v́ nó giúp củng cố tín lư sola fide (duy đức tin).
    Solus Christus hoặc Solo Christo (Duy Chúa Cơ Đốc)
    Chúa Cơ Đốc là Đấng Trung bảo duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Không phải Mary (Maria hoặc Ma-ri), hoặc các thánh, cũng không phải linh mục (hoặc bất kỳ ai khác ngoài Chúa Cơ Đốc) có thể hành xử như là đấng trung bảo để đem sự cứu chuộc đến cho loài người. Tín lư này là bất đồng với giáo lư Công giáo về sự cầu nguyện thay của các thánh và về chức năng của linh mục.
    Soli Deo gloria (Duy Thiên Chúa được tôn vinh)
    Mọi vinh hiển đều dành cho Thiên Chúa, v́ sự cứu rỗi là công việc bởi tay Ngài làm – không chỉ là sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu trên thập tự giá, nhưng c̣n là sự ban cho đức tin hầu con người được cứu rỗi bởi sự chuộc tội ấy. Những nhà cải cách tin rằng con người (như các thánh và giáo hoàng của Giáo hội Công giáo) và tổ chức (Giáo hội) không xứng hiệp để nhận sự tôn vinh ấy”.

    C3. Các giáo phái (Denominations) trong Hội Thánh Tin Lành
    Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Protestantism, hiện có hơn 950 triệu tín hữu Tin Lành trên toàn thế giới, trong số khoảng 2,4 tỷ tín hữu Kitô giáo. Số tín hữu bao gồm 300 triệu ở Châu Phi, 260 triệu ở châu Mỹ, 140 triệu trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, 100 triệu ở châu Âu và 2 triệu ở Trung Đông-Bắc Phi. Tin Lành chiếm gần bốn mươi phần trăm của các Kitô hữu trên toàn thế giới và hơn một phần mười tổng số dân số của con người.

    Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tin_l%C3%A0nh, khó có được con số chính xác, nhưng ước tính hiện có khoảng "33 000 giáo phái hiện diện trên 238 quốc gia".

    Con số khoảng 33 000 là một con số c̣n nhiều tranh cải. Một tác giả khác cho rằng thực sự chỉ có 8196 giáo phái Tin Lành. Thật khó mà có được con số chính xác, nhưng tựu trung th́ có rất nhiều giáo phái trong Hội Thánh Tin Lành. Sự kiện này là do tín lư Sola Scriptura (Duy Thánh Kinh) mà ra: Mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh; mỗi cách giải thích Kinh Thánh có thể sẽ tạo ra một giáo phái riêng rẽ.

    Sau đây là một số giáo phái lớn và quan trọng nhất trong Hội Thánh Tin Lành theo bài viết “Các Giáo Hội Cải Cách” của tác giả Louis Nguyễn Phúc Kim:

    “CƠ ĐỐC PHỤC LÂM (Adventists): gắn liền với niềm tin rằng cuộc trở lại của Đức Kitô sắp xảy ra cho triều đại 1.000 năm công chính. Cùng với chiến thắng của các lực lượng đại diện cho điều lành trên sự dữ trong trận cuối cùng tại Armageddon. Triều đại này sẽ bắt đầu với sự sống lại của những người được chọn và sẽ chấm dứt với sự sống lại của tất cả mọi người khác, và việc khử trừ hoàn toàn sự dữ. Sau đó, người công chính sẽ sống măi măi trong trời mới đất mới. Một giấc ngủ của linh hồn diễn ra giữa lúc người ta chết và ngày xét xử. Không có luyện ngục. Thánh Kinh được hiểu theo sát chữ và là quy luật duy nhất của đức tin và việc thực hành đức tin đó.

    Phái TÁI THANH TẨY (Ana-baptism): xuất phát ở Saxony hồi đầu thế kỷ XVI và lan nhanh khắp miền Nam nước Đức. Tin rằng phép Rửa chỉ dành cho người lớn mà thôi, phép Rửa của trẻ em không có hiệu lực. Học thuyết về sự soi sáng bên trong của phái này, tức sự hướng dẫn trực tiếp của Thánh Thần trên tín hữu, bao hàm việc bác bỏ giáo thuyết Công giáo về các bí tích và về bản chất của Giáo Hội.

    Phái ARMINO (Arminianism): do Jacob Arminius (1560-1609) khởi xướng. Điều chỉnh thuyết tiền định quá cứng nhắc của Calvin. Có ảnh hưởng lớn trên một số hệ phái Calvin.

    Phái BÁPTÍT (Baptism): mang danh xưng này v́ học thuyết có liên hệ đến phép Rửa. Phái này từ chối làm phép Rửa cho trẻ con và chỉ thực hành phép Rửa bằng h́nh thức d́m trong nước. Các lănh đạo là John Smith (+ 1612) ở Anh và Roger William (+ 1683) ở Hoa Kỳ.

    Phái CÔNG HỘI (Congregationalists) : đề cao sự tự do cá nhân trong các vấn đề tôn giáo; không đ̣i hỏi sự chấp nhận Kinh Tin Kính như là điều kiện để hiệp thông, quan niệm rằng mỗi cộng đoàn đều tự quản và tự trị. Rogert Browne đă ảnh hưởng mạnh mẽ lên phái này.

    Phái MÔN ĐỆ (Disciples): xuất phát từ một phong trào của thế kỷ XIX và mang khát vọng thống nhất các Giáo hội Kitô giáo. Những nhà thờ của phái này đón nhận mọi người làm thành viên, cử hành Thánh Thể mỗi ngày Chủ nhật, chỉ làm phép Rửa cho người lớn.

    Phái METHODISTS: một nhóm tách rời khỏi Liên hiệp Anh giáo dưới sự lănh đạo của John Wesley (1703 – 1791), dù vẫn giữ một số niềm tin Anh giáo.

    Phái NGŨ TUẦN (Pentecostals): phát triển sau năm 1906, gắn liền với hiện tượng nói các tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ XIX, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả Giáo hội Công giáo.

    Phái THANH GIÁO (Puritans): những người cố t́m kiếm sự cải cách Giáo Hội theo khuynh hướng chặt chẽ của Calvin.

    Phái TRƯỞNG LĂO (Presbyterians): chủ yếu theo học thuyết Calvin. Gọi là Trưởng Lăo, v́ tổ chức các giáo hội tập trung quanh Hội đồng các Trưởng Lăo. John Knox (K. 1513-1572) lập ra ở Scotland.

    Phái HỮU NGHỊ (Quakers): niềm tin đặt chủ yếu vào sự soi sáng thần linh bên trong như là nguồn duy nhất của chân lư và linh hứng. George Fox (1624-1691) là một trong các nhà lănh đạo của Giáo hội này ở Anh.

    Phái THẦN NHẤT VỊ (Unitarianism): một học thuyết của thế kỷ XVI từ chối Ba Ngôi và từ chối thần tính của Đức Kitô. Chủ trương Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị. Faustus Socinus là một trong các lănh đạo của phong trào.

    Phái PHỔ ĐỘ (Universalism): một kết quả của chủ trương Tin Lành tự do hồi thế kỷ XVIII ở Anh. Chủ trương rằng cuối cùng, tất cả mọi người đều sẽ được cứu độ.”

    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •