Page 8 of 19 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #71
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này (Ti

    (Tiếp theo Bài 5)

    3. Nguồn gốc Anh giáo
    A. Lịch sử Anh giáo

    Vương quốc Anh (Great Britain hay United Kingdom) bao gồm bốn xứ, hay nước nhỏ: Anh (England), Scotland, Wales, và Bắc Aí Nhĩ Lan (Northern Ireland).


    Vương quốc Anh gồm 4 xứ Anh (England), Wales, Scotland và Nothern Ireland.

    Nếu chỉ xét ở bên trong nước Anh (England) chúng ta cần phân biệt Giáo hội Anh giáo của nước Anh (The Church of England) và Giáo Hội Công Giáo của nước Anh và xứ Wales (Catholic Church in England and Wales).

    Giáo hội Anh giáo của nước Anh là nhóm Kitô Giáo đă tách khỏi Công Giáo La Mă trong thế kỷ 16 do vua Henry VIII khởi xướng; Henry đă tuyên bố ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mă và tự phong làm thủ lănh nhánh ly khai này.
    Giáo hội Anh giáo của nước Anh c̣n được gọi vắn tắt là Anh giáo.

    Giáo Hội Công Giáo của nước Anh và xứ Wales là Giáo Hội Công Giáo bên trong nước Anh và xứ Wales, Giáo Hội này hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo La Mă dưới sự lănh đạo của Đức Giáo Hoàng.

    Theo điều tra dân số năm 2001, có 41 triệu tín hữu Kitô giáo ở Vương quốc Anh, chiếm gần ba phần tư dân số khoảng 60 triệu (72%). Trong số 41 triệu này có khoảng 26 triệu tín hữu Anh giáo và khoảng trên 4 triệu tín hữu Công Giáo La Mă trong nước Anh và xứ Wales và khoảng 695,000 tín hữu Công Giáo La Mă ở Scotland.

    Anh giáo về sau lan rộng ra 165 nước khắp thế giới với khoảng 85 triệu tín hữu, tạo thành Liên Hiệp Anh Giáo (Anglican Communion). Liên Hiệp Anh Giáo là một hiệp hội quốc tế của các Giáo hội bao gồm Giáo hội Anh giáo của nước Anh và các Giáo hội Anh giáo của quốc gia và khu vực có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Anh giáo của nước Anh. Liên Hiệp Anh Giáo cũng c̣n được một số nơi gọi là Cộng đồng Anh giáo hay Khối Hiệp thông Anh giáo.

    Trong bài viết này chúng ta chỉ nói vắn tắt về Anh Giáo mà thôi.

    Sau đây là một phần của bài viết về lịch sử của Giáo hội Anh giáo của nước Anh theo bài viết Anh giáo trên http://xuanha.net/


    Lịch sử: Anh giáo có từ năm 1534. Nói tới Anh giáo là phải nói tới vua Henri 8.

    Vua Henri 8 (sinh 1509- tử 1547) cai trị Nước Anh (England) vào thế kỉ 16. Khi mới lên ngôi vua, ông tỏ ra rất trung thành với Giáo hội Công giáo. Ông đă ngăn cấm làn sóng Tin lành Luther từ nước Đức không cho tràn vào nước Anh, nên Đức Thánh cha Lêô 10 đă tặng ông tước hiệu "người Bảo vệ đức tin". Nhưng khốn thay, chỉ v́ vấn đề "vợ con" mà ông đă chống lại Đức Thánh cha, bỏ Giáo hội, lập ra Anh giáo, gây đổ máu cho biết bao người. Cho tới ngày nay, tuy Anh giáo có nhiều quan điểm gần với Công giáo, nhưng cũng chưa sao hợp nhất với nhau được.

    Đầu tiên, Vua kết hôn với bà Catherine Aragon, bà này là vợ của ông Arthur, là anh ruột Henri, đă qua đời. Hôn phối này được phép chuẩn v́ vướng họ kết bạn. Rất tiếc, bà Catherine Aragon sinh được 5 con, nhưng chỉ có một người con gái c̣n sống (công Chúa Mary Tudor). Bà không sinh thêm được nữa. Vua Henri lo ngại không có người nối ngôi. Do đó, ông quay ra chiều chuộng nàng Anna Boleyn (người hầu của vợ ḿnh). Nịnh bợ, các quan xúi vua bỏ vợ để cưới Anna Boleyn.
    V́ hôn phối với bà Catherine Aragon đă thành, nên Ṭa thánh không thể tháo gỡ để vua lấy bà Boleyn. Tức ḿnh, ông viết thư đe dọa đức Thánh cha và ông chuẩn bị hành động. Tháng 1 năm 1531 đức Thánh cha trả lời cấm Henry tái giá trước khi có quyết định của Ṭa thánh. Nhưng lúc ấy vua đă nhất định li dị bà vợ Catherine Aragon, đồng thời ly khai với Giáo hội Công giáo Rôma.

    Khi biết Boleyn đă có thai, và các nhà chiêm tinh nói là con trai, ngày 25-1-1533 Henry đă bí mật cưới Boleyn làm vợ. Sau đó ông tuyên bố thành lập một Giáo hội tự trị cho nước Anh do ông làm đầu, cắt đút mọi liên lạc với Rôma. Toàn dân phải theo ông, ai c̣n trung thành với Rôma là phản quốc, sẽ bị xử tử.
    Tưởng mọi sự tốt đẹp như ư vua, nhưng hôn nhân Henry-Boleyn cũng chẳng được bền lâu. Chỉ 3 năm sau, (1536) Boleyn bị Henry đưa lên máy chém v́ tội theo phe đảng phản vua và tội gian dâm với quan cận thần. Sau đó, trong 11 năm, Henry cưới thêm 4 vợ nữa trước khi băng hà ngày 27-1-1547.

    Số nạn nhân bị giết trong cuộc ly giáo gồm có: 2 hồng y, 18 giám mục, 13 bề trên ḍng tu, 575 linh mục, 50 tiến sĩ, 12 nghị sĩ, 20 hiệp sĩ, 335 người quí tộc, 124 người trưởng giả, và 110 bà quí phái. Trong số những người bị giết này có 2 vị nổi tiếng được Giáo hội Công giáo phong thánh là thánh Thomas More và thánh John Fisher.

    Henry chết để lại 3 người con: Mary Tudor (con bà vợ cả Catherine Aragon), Elisabeth (con của Anne Boleyn) và Edward (con của vợ thứ ba).

    Mary Tudor khi lên cầm quyền đă cố gắng đưa Anh giáo về hiệp nhất với Rôma nhưng không xong. Khi Mary Tudor mất, Elisabeth lên thay (1558-1603) bà lại đưa nước Anh trở lại với Anh giáo cho tới ngày nay.


    Số nạn nhân bị giết là do không tuân theo các cải cách của Henry VIII và Elisabeth; Xin xem Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, “IV Henry VIII Và Anh Giáo”.

    (C̣n tiếp)

  2. #72
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    B. Sách Cầu Nguyện Chung và bản Ba Mươi Chín Tín Điều
    Anh Giáo có nền thần học và phụng vụ trung dung giữa Giáo hội Công giáo La mă và Hội thánh Tin Lành. Họ có hai văn kiện thần học nổi tiếng là "Sách Cầu Nguyện Chung" và bản "Ba Mươi Chín Tín Điều". Bên trong Anh Giáo có hai khuynh hướng: Khuynh hướng thiên về Công giáo La mă chú trọng nhiều đến "Sách Cầu Nguyện Chung" và khuynh hướng thiên về Tin Lành chú trọng nhiều đến bản "Ba Mươi Chín Tín Điều".

    B1. Sách Cầu Nguyện Chung
    Sách Cầu Nguyện Chung (The Book of Common Prayer) là cuốn sách phụng vụ được tất cả các nhà thờ của Liên Hiệp Anh Giáo sử dụng. Sách được Giáo hội Anh giáo của nước Anh (The Church of England) phát hành lần đầu tiên năm 1549; 15 năm kể từ khi Anh giáo được thành lập năm 1534.

    Bao hàm trong sách cầu nguyện là những nguyên lư của thần học Anh giáo: Bản Tín điều các Sứ đồ, bản Tín điều Nicene, và bản Tín điều Athanasian (dù bản tín điều này không c̣n được sử dụng rộng răi), Kinh Thánh (qua nghi thức đọc Kinh Thánh trong lễ thờ phượng), các thánh lễ, cầu nguyện hằng ngày, sách dạy giáo lư, và quyền kế thừa các sứ đồ”.

    Bạn đọc có thể đọc nội dung Sách Cầu Nguyện Chung ở đây.

    "Sách Cầu Nguyện Chung" không phải là một ư tưởng mới mẻ trong phụng vụ. Từ thế kỷ thứ V sau Công Nguyên, Giáo hội Công giáo La mă đă có sách Kinh Nhật Tụng Rô-ma (Roman Breviary) với nội dung tương tự như nội dung Sách Cầu Nguyện Chung.

    Kinh Nhật Tụng Rô-ma đă được hiệu đính rất nhiều lần. Sau Công đồng Vatican II (1962-1965), Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI, vào ngày 1-11-1970, đă ban hành một bản Kinh Nhật Tụng Rô-ma mới, thường được gọi là Các Giờ Kinh Phụng Vụ (Liturgy of the Hours; tiếng Latinh là Liturgia Horarum).

    Bạn đọc có thể đọc nội dung Liturgy of the Hours ở đây.

    Năm 1995, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đă dịch và cho phát hành bản dịch bộ Liturgia Horarum theo ấn bản 1987. Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ có tên là “Các Giờ Kinh Phụng Vụ” gồm 4 quyển.

    Bạn đọc có thể đọc chi tiết bản dịch bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ tiếng Việt ở đây.

    Cũng cần biết là bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ thường chỉ dành cho các tu sĩ trong các ḍng tu đọc. Các tín hữu không đi tu ít ai có đủ ḷng sốt sắng để đọc sách này: Mỗi ngày đọc kinh theo sách này từ 7 đến 8 lần, theo những giờ giấc có quy định trong sách.

    B2. Ba Mươi Chín Tín Điều
    Hợp cùng với Sách Cầu Nguyện Chung, Ba Mươi Chín Tín Điều (Thirty-nine Articles, 1563) tạo nên nền tảng phụng vụ và thần học của Anh Giáo. Ba Mươi Chín Tín Điều được phát triển từ Bốn Mươi Hai Tín Điều (Fourty Two Articles) do Đức Tổng Giám mục Thomas Cranmer của Canterbury viết trong năm 1553.

    Từ năm 1604, tất cả chức sắc Anh giáo phải tuyên bố tuân giữ bản tín điều này. Ngày nay, bản tín điều chỉ c̣n được xem là một văn kiện lịch sử, dù từng có thời là nhân tố chủ chốt trong việc định h́nh bản sắc Anh giáo. Các tín điều được nh́n nhận từ những góc độ khác nhau. Lấy thí dụ, khi xem xét giáo lư xưng công chính, những người Công giáo Anh cho rằng cần có đức tin, việc lành, và các thánh lễ; c̣n người theo khuynh hướng Tin Lành tin rằng chỉ có đức tin vào Chúa Giê-xu chúng ta có thể nhận lănh sự tha thứ của Thiên Chúa, và việc lành là hệ quả tất yếu của một con người đă được thay đổi bởi ân điển.
    …..
    Tuy nhiên, giáo huấn nổi bật nhất của bản tín điều thể hiện ở Điều VI về "sự trọn vẹn của Kinh Thánh", tuyên bố rằng Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi: v́ vậy bất cứ điều ǵ không được viết, không được chứng thực trong Kinh Thánh, th́ không ai có nghĩa vụ phải tin như là một phần của Đức tin, hoặc phải xem đó là cần thiết cho sự cứu rỗi. Điều VI đă có ảnh hưởng trên sự luận giải và giảng luận Kinh Thánh của Anh giáo từ lúc ban đầu cho đến nay”.


    Ư tưởng trong Điều VI trong bản Ba Mươi Chín Tín Điều cho ta thấy rất gần với tín lư Sola Scriptura (Duy Kinh Thánh) của anh em Tin Lành. Điều VI cũng đă xác định quy điển Thánh Kinh của Anh Giáo. Điều này sẽ được nói rơ hơn trong phần “VI. Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa” trong Bài 5 này.

    Bạn đọc có thể đọc nội dung bản Ba Mươi Chín Tín Điều của Anh Giáo ở đây.

    C. Những Khác Biệt Giữa Công Giáo Và Anh Giáo
    Trong bài “Anh giáo – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo”, Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng đă viết:

    “Trong thời gian sắp tới chắc chắn Đức Thánh Cha và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lơi của niềm tin...
    Sau đây chúng ta đề ra một số những điểm khác biệt mà với thời gian hai giáo hội đă có nhiều khác biệt về thần học. Trong thế kỷ 20, hai giáo hội cũng đưa ra những qui định khác nhau đặc biệt về vấn đề liên quan tới đời sống luân lư. Sau đây là một số những khác biệt:
    - Công giáo tin có luyện ngục để được thanh tẩy sau khi chết, c̣n Anh giáo th́ không.
    - Công giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành ḿnh máu Chúa thật trong Thánh Thể, c̣n Anh giáo th́ không.
    - Công giáo tin tưởng Đức Thánh Cha có quyền trên ṭan Giáo hội, c̣n Đức Tổng Giám Mục Anh giáo George Cary cho rằng ngài không có vấn đề với tư tưởng một quyền tối thượng "phổ cập", nhưng quyền đó phải được xét lại về bản chất và năng quyền.
    - Chỉ có Giáo hội Công giáo tin vào ơn bất khả ngộ của Đức Thánh Cha. Ngài không sai lầm khi Ngài giảng dậy nhân danh quyền kế vị và tuyên phàn từ ngai ṭa thánh Phêrô về các lănh vực đức tin và luân lư.
    - Đức Thánh Cha có quyền tối cao trong Giáo hội Công giáo La mă. C̣n trong Anh giáo th́ những quyết định cần có sự đồng thuận của tín hữu, của giáo sĩ và các giám mục.
    - Anh giáo không tin vào t́n điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không nhận là Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Họ cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.
    - Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đ́nh, c̣n giám mục th́ không được có gia đ́nh.
    - Trong Công giáo phụ nữ không được quyền làm linh mục. Đức Thánh Cha đă khẳng quyết về điều này và không c̣n bàn căi nữa. Trái lại vào năm 2003, Anh giáo đă truyền chức cho hai linh mục nữ giới ở Hồng Kông và một trong hai vị đă được tấn phong giám mục. Sau đó nhiều giáo hội Anh giáo khác cũng đă truyền chức cho nữ giới.
    - Một số giáo hội Anh giáo đă chấp nhận cho nữ giới được tấn phong làm giám mục.
    - Công giáo th́ không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo th́ được phép.
    - Trong Công giáo th́ việc ngừa thai nhân tạo bị cấm, mặc dầu nhiều người xử dụng phương pháp này. Với Anh giáo th́ đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không c̣n là vấn đề của tôn giáo nữa.
    - Công giáo cấm phá thai c̣n Anh giáo th́ cho với điều kiện...
    - Năm 2001, Giáo phận tân Westminster, ở Columbia thuộc giáo hội Anh giáo Canada bầu phiếu tán đồng cho phép làm đám cuới cho những người đồng tính luyến ái. Và tháng 1/2003-JAN, Rowan Williams được bầu làm Tổng Giám Mục Canterbury, Ngài ủng hộ việc b́nh đẳng cho phép lập gia đ́nh khác phái cũng như cùng phái. Cũng năm 2003 Đại hội của Giáo hội Episcopal ở Hoa kỳ tấn phong giám mục cho Gene Robinson làm Giám Mục giáo phận New Hampshire. Vị giám mục này đă ly dị vợ và hiện nay sống đồng tính luyến ái với một người đàn ông khác.”


    Bạn đọc có thể thắc mắc câu “Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đ́nh, c̣n giám mục th́ không được có gia đ́nh”. Để hiểu rơ vấn đề này, xin bạn đọc đọc bài viết “Linh Mục và Luật Độc thân” của Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy ở đây.

    (C̣n tiếp)

  3. #73
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    4. Sự khác biệt căn bản giữa: Công Giáo La Mă, Chính Thống giáo và Tin Lành
    Đến đây chúng ta cần có sự phân biệt căn bản giữa các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa.
    Trước hết là "KHÁC BIỆT GIỮA CHÍNH THỐNG, TIN LÀNH VÀ CÔNG GIÁO":





    Các nhận định cho trong bảng ở trên là của một mục sư Tin Lành. Quan điểm của Giáo Hội Công giáo La Mă có thể hơi khác với các nhận định cho trong bảng ở trên, nhất là về các đề tài Mẹ Mary (Công giáo không thờ phượng Đức Mẹ, chỉ tôn kính), Thờ Phượng (Công giáo chỉ tôn kính, nhưng không thờ phượng các ảnh tượng của Đức Mẹ và các thánh; Công giáo chỉ cầu bàu, nhờ xin giúp, nhưng không cầu xin Đức Mẹ và các thánh)… Riêng đề tài về Kinh Thánh, trong phần sau của bài 5 này, chúng ta sẽ nói rơ với nhiều chi tiết hơn về sự khác biệt trong các sách Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa. Về đề tài Giáo Hoàng và ơn vô ngộ, “Bài 6: Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?” sẽ nói rơ chi tiết hơn.

    Sau đây là các bảng so sánh các phân biệt căn bản giữa các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa, bằng Anh ngữ, theo trang mạng www.diffen.com:

    So sánh Kitô giáo và Do Thái giáo (Christianity vs. Judaism)

    So sánh Công giáo La Mă và Hồi giáo (Catholicism vs. Islam)

    So sánh Kitô giáo và Chính Thống giáo (Christianity vs. Orthodox Christianity)

    So sánh Công giáo La Mă và Tin Lành (Catholic vs. Protestant)

    So sánh Công giáo La Mă và Anh giáo (Catholicism vs. Episcopalianism). Episcopal Church là một nhánh lớn của Liên Hiệp Anh giáo (Anglican Communion).

    (C̣n tiếp)

  4. #74
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    VI. Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa
    1. So sánh Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa

    Quy điển Kinh thánh là một danh sách các sách Kinh Thánh được xác nhận bởi thẩm quyền của một cộng đồng tôn giáo là đă có ơn linh hứng từ Thiên Chúa. Quy điển Kinh Thánh của một số tôn giáo lớn thờ kính Thiên Chúa được cho trong bảng sau đây:





    Bảng so sánh Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa

    Bản dịch Kinh Thánh thường dùng cho trong bảng trên chỉ là bản dịch chính. Trong thực tế các bản dịch Kinh Thánh thường dùng trong các tôn giáo lớn là các bản dịch hiệu đính từ các bản chính cho ở trên.

    2. Một số điểm chính về sự khác biệt của quy điển Thánh Kinh của các tôn giáo
    a. Do Thái giáo không có các sách Tân Ước: Do Thái giáo chỉ xem Chúa Giêsu là người b́nh thường, nên họ không nhận các sách Tân Ước là các Sách Thánh. Cho đến hôm nay Do Thái giáo vẫn c̣n đang mong đợi một Chúa Cứu Thế sẽ đến.

    b. Cựu Ước Tin Lành chỉ có 39 sách, trong khi Cựu Ước Công Giáo có 46 quyển. Thánh Kinh Tin Lành chịu nhiều ảnh hưởng của bộ Thánh Kinh do Martin Luther dịch sang tiếng Đức năm 1534. Khi Martin Luther dịch bộ Thánh Kinh sang tiếng Đức, ông dựa chủ yếu vào bộ Thánh Kinh của Do Thái, bộ Masoretic Text / MT, là chính và dựa vào Bản Bảy Mươi Septuagint, hay LXX, là phụ. Ông đă loại ra 7 cuốn có trong bản Phổ Thông Vulgate của Công Giáo là các cuốn Tô-bi-a (Tobit), Giu-đi-tha (Judith), 1 Ma-ca-bê (1 Maccabees), 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees), Khôn ngoan (Wisdom, or Wisdom of Solomon), Huấn ca (Sirach, or Wisdom of Ben Sira, or Ecclesiasticus) và Ba-rúc (Baruch) v́ ông cho rằng 7 cuốn này không phù hợp với Năm Tín Lư Duy Nhất của Tin Lành. Xin xem thêm bài viết “Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Tin Lành: Nguyên Nhân Và Nguồn Gốc Của Sự Khác Biệt” - Học viện Đa Minh.

    c. Các Giáo hội Chính Thống v́ dựa chủ yếu vào Bản Bảy Mươi Septuagint nên một số giáo hội có thêm các sách như 1 Ét-ra (1 Ezra) hay [3 Esdras], 2 Ét-ra (2 Ezra) hay [4 Esdras], Thánh vịnh 151 và 3 Ma-ca-bê (3 Maccabees) mà Cựu Ước Công Giáo không có.

    3. Các ghi chú về các sách đặc biệt cho trong bảng “So sánh Kinh Thánh của các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa”
    a. Các sách Ét-ra

    Bản Phổ Thông Vulgate có 4 sách Ét-ra (Ezra) có các tựa đề Esdras, (trong bài viết này chúng tôi xin để bên trong các dấu ngoặc ôm, [], để tiện phân biệt) như sau: [1 Esdras], [2 Esdras], [3 Esdras] và [4 Esdras]. Trong đó [1 Esdras], [2 Esdras] được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là Ét-ra và Nơ-khe-mi-a theo thứ tự. Các bản dịch của Giáo hội Công giáo La Mă không có [3 Esdras] và [4 Esdras]. Hai sách [3 Esdras] và [4 Esdras], chỉ có trong Phụ Lục của sách Phổ Thông Vulgate, được Công Đồng Tren-tô (Trent 1545 -1563) xếp vào loại Ngụy Thư Cựu Ước (Old Testament Apocrypha).

    Các bản dịch Anh ngữ khác trong Hội Thánh Tin Lành như King James Version (KJV), Revised Standard Version (RSV), New Revised Standard Version (NRSV), New English Bible (NEB), Revised English Bible (REB), Good News Bible (GNB)… dùng các tựa đề của 4 sách Ét-ra theo thứ tự là Ezra, Nehemiah, (1 Ezra) và (2 Ezra), (trong bài viết này chúng tôi xin để bên trong các dấu ngoặc () để tiện phân biệt), trong đó nội dung của (1 Ezra) và (2 Ezra) là nội dung của [3 Esdras] và [4 Esdras] theo thứ tự. Các bản dịch Anh ngữ trong Hội Thánh Tin Lành không có (1 Ezra) và (2 Ezra).

    Trong bảng cho ở trên, một số giáo hội Chính Thống giáo có dùng các bản dịch (1 Ezra) và (2 Ezra), tương đương với các bản [3 Esdras] và [4 Esdras] trong Phụ Lục của sách Phổ Thông Vulgate.

    b. Các câu thêm vào sách Esther (Additions to Esther)
    Có tất cả 108 câu thêm vào sách Esther, theo bản dịch Bản Phổ Thông Vulgate của thánh Jerome. Các câu cho trong bảng sau đây được đánh số theo các đánh số trong bản Hy Lạp Septuagint / LXX.


    c. Sách 3 Maccabees
    Sách 3 Maccabees không có trong quy điển Thánh Kinh của Do Thái Giáo, Công Giáo La Mă, Tin Lành và Anh Giáo. Sách này chỉ có trong một số giáo hội Chính Thống và Cảnh Giáo. Sách 3 Maccabeescó 7 chương gồm 228 câu. Bạn đọc có thể đọc nội dung sách 3 Maccabees ở đây.

    d. Thánh Vịnh 151 (Psalm 151)
    Thánh Vịnh 151 chỉ được một số giáo hội Chính Thống giáo xem như là quy điển. Thánh Vịnh 151 chỉ có 7 câu sau đây:

    1 Little was I among my brethren:
    A younger brother in my father's house.
    2 My hands, they made an instrument of music:
    My fingers, they prepared a psaltery.
    3 And who shall bring back tidings to my master?
    The Lord Himself, Himself gives ear.
    4 Himself sent forth His messenger:
    And took me from among my father's sheep;
    And with the oil of His annointing He annointed me.
    5 Comely my brethren were and tall:
    And yet they found not favour with the Lord.
    6 But I, I sallied forth to meet the alien:
    And he reviled me by all his idols.
    7 But I drew forth the sword that was beside him:
    I cut his head off with it,
    And from the sons of Israel removed reproach.

    e. Các câu thêm vào sách Daniel (Additions to Daniel)
    Có tất cả 174 câu thêm vào sách Daniel, theo bản dịch Bản Phổ Thông Vulgate của thánh Jerome. Các câu cho sau đây được đánh số theo các đánh số trong bản Hy Lạp.

    Chương 3: Các câu (24-90); sau câu 23. Số câu thêm: 67.
    Chương 13: Các câu (1-65); trọn bộ Chương 13. Số câu thêm: 65.
    Chương 14: Các câu (1-42); trọn bộ Chương 14. Số câu thêm: 42.
    Tổng số câu thêm vào sách Daniel là 174 câu.

    f. Lời cầu nguyện của Mơ-na-se (Prayer of Manasses)
    Sách “Lời cầu nguyện của vua Mơ-na-se” không cho trong bảng nói trên, tuy nhiên cũng nên biết qua chút ít về sách này. Trong phần phụ lục Bản Phổ Thông Vulgate của thánh Jerome có sách này, nhưng sách này bị Do Thái giáo, Công giáo La Mă và Tin Lành xếp vào loại ngụy thư. Mơ-na-se (Manasseh) là vua cai trị vương quốc Giu-đa trong 46 năm, 687-642 tCN. Có tài liệu nói rằng sách này có trong các bản dịch Thánh Kinh của các giáo hội ở Syria cổ (Cảnh giáo), Old Slavonic (như Chính Thống giáo Đông Phương Nga), Chính
    Thống giáo cổ Đông Phương Ethiopia và Armenia. Sách này chỉ có 15 câu sau đây, trích trong phần Ngụy Thư trong sách King James Version 1661:

    Chapter 1
    1 O Lord, Almighty God of our fathers, Abraham, Isaac, and Jacob, and of their righteous seed;
    2 who hast made heaven and earth, with all the ornament thereof;
    3 who hast bound the sea by the word of thy commandment; who hast shut up the deep, and sealed it by thy terrible and glorious name;
    4 whom all men fear, and tremble before thy power;
    5 for the majesty of thy glory cannot be borne, and thine angry threatening toward sinners is importable:
    6 but thy merciful promise is unmeasurable and unsearchable;
    7 for thou art the most high Lord, of great compassion, longsuffering, very merciful, and repentest of the evils of men. Thou, O Lord, according to thy great goodness hast promised repentance and forgiveness to them that have sinned against thee: and of thine infinite mercies hast appointed repentance unto sinners, that they may be saved.
    8 Thou therefore, O Lord, that art the God of the just, hast not appointed repentance to the just, as to Abraham, and Isaac, and Jacob, which have not sinned against thee; but thou hast appointed repentance unto me that am a sinner:
    9 for I have sinned above the number of the sands of the sea. My transgressions, O Lord, are multiplied: my transgressions are multiplied, and I am not worthy to behold and see the height of heaven for the multitude of mine iniquities.
    10 I am bowed down with many iron bands, that I cannot lift up mine head, neither have any release: for I have provoked thy wrath, and done evil before thee: I did not thy will, neither kept I thy commandments: I have set up abominations, and have multiplied offences.
    11 Now therefore I bow the knee of mine heart, beseeching thee of grace.
    12 I have sinned, O Lord, I have sinned, and I acknowledge mine iniquities:
    13 wherefore, I humbly beseech thee, forgive me, O Lord, forgive me, and destroy me not with mine iniquities. Be not angry with me for ever, by reserving evil for me; neither condemn me to the lower parts of the earth. For thou art the God, even the God of them that repent;
    14 and in me thou wilt shew all thy goodness: for thou wilt save me, that am unworthy, according to thy great mercy.
    15 Therefore I will praise thee for ever all the days of my life: for all the powers of the heavens do praise thee, and thine is the glory for ever and ever. Amen.

    (C̣n tiếp)

  5. #75
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    4. Đính chính về các sách trong phụ lục Bản Phổ Thông của thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome)
    Trong Post # 7, “Bài 2: Thánh Kinh đại cương”, mục “(18). Ngụy thư Cựu Ước (Old Testament Apocrypha)”, chúng tôi đă viết:

    “Ngoài ra trong phần phụ lục Bản Phổ Thông, thánh Jerome có dịch thêm 14 sách Cựu Ước từ Bản Bảy Mươi (Septuagint): 3 Esdras, 4 Esdras, The Rest of Esther, Song of the Three Holy Children, History of Susanna, Bel and the Dragon, Prayer of Manasses, Tobit, Judith, Wisdom hay Wisdom of Solomon, Sirach, Baruch, 1 Maccabees, và 2 Maccabees. Như vậy Bản Phổ Thông của thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome) có cả thảy là 80 sách, nếu kể luôn 14 sách trong phụ lục.

    Công Đồng Tren-tô (Trent 1545 -1563) đă đưa 7 sách Cựu Ước trong phần phụ lục Bản Phổ Thông là Tô-bi-a (Tobit), Giu-đi-tha (Judith), Khôn ngoan (Wisdom hay Wisdom of Solomon), Huấn ca (Sirach), Ba-rúc (Baruch), 1 Ma-ca-bê (1 Maccabees), và 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees) vào quy điển (Biblical canon) của Sách Thánh trong Giáo Hội Công Giáo La Mă và gọi 7 sách này là Đệ Nhị Quy Điển (Deuterocanonical books). Anh em Tin Lành không công nhận 7 sách vừa nói có ơn linh hứng và gọi tất cả 14 sách Cựu Ước trong phần phụ lục Bản Phổ Thông là ngụy thư.

    Bảy sách c̣n lại trong phần phụ lục Bản Phổ Thông là 3 Esdras, 4 Esdras, The Rest of Esther, Song of the Three Holy Children, History of Susanna, Bel and the Dragon và Prayer of Manasses được giáo hội Công Giáo liệt vào các ngụy thư (apocrypha) của Cựu Ước.”


    Trong Post # 16, “Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh”, trong phần “b. Bản Phổ Thông của Thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome)”, chúng tôi đă viết:

    “Trong phần phụ lục Bản Phổ Thông c̣n có 7 sách là 3 Esdras, 4 Esdras, The Rest of Esther, Song of the Three Holy Children, History of Susanna, Bel and the Dragon và Prayer of Manasses; các sách này được giáo hội Công Giáo liệt vào các ngụy thư (apocrypha) của Cựu Ước. Thực ra trong phần phụ lục Bản Phổ Thông có 14 sách: 7 sách ngụy thư vừa nêu và 7 sách Đệ Nhị Quy Điển (Deuterocanonical books) là Tobit, Judith, Wisdom, Ecclesiasticus, Baruch, 1 Maccabees và 2 Maccabees. Các sách Đệ Nhị Quy Điển này về sau được đưa vào Quy Điển do Công Đồng Tren-tô (Trent 1545 -1563)”.

    Nay sau khi t́m hiểu kỹ chúng tôi xin đính chính là trong phần phụ lục Bản Phổ Thông Vulgate, thánh Jerome có dịch thêm 14 sách Cựu Ước từ Bản Bảy Mươi (Septuagint): [3 Esdras], [4 Esdras], The Rest of Esther, Song of the Three Holy Children, History of Susanna, Bel and the Dragon, Prayer of Manasses, Tobit, Judith, Wisdom hay Wisdom of Solomon, Sirach, Baruch, 1 Maccabees, và 2 Maccabees.

    Về sau sách “The Rest of Esther” hay “Additions to Esther” nhập chung với sách Esther, và 3 sách “Song of the Three Holy Children”, “History of Susanna”, “Bel and the Dragon” hay “Additions to Daniel” nhập chung với sách Daniel. Công Đồng Tren-tô (Trent 1545 -1563) xác nhận các phần thêm này, “Additions to Esther” và “Additions to Daniel”, và 7 sách Tobit, Judith, Wisdom hay Wisdom of Solomon, Sirach, Baruch, 1 Maccabees, và 2 Maccabees vào Quy Điển Thứ hay Đệ Nhị Quy Điển (Deuterocanonical) của Thánh Kinh Công Giáo. Công Đồng Tren-tô chỉ c̣n coi 3 sách [3 Esdras], [4 Esdras] và Prayer of Manasses là Ngụy Thư (Apocrypha) của Cựu Ước.

    Xin nói thêm về phần thêm vào sách Daniel như sau:
    Chương 3: Các câu (Dn 3: 24-90). Phần này chính là “Song of the Three Holy Children”.

    Chương 13: Các câu (Dn 13: 1-64); trọn bộ Chương 13. Phần này chính là “History of Susanna”.

    Chương 14: Các câu (Dn 14: 1-42); trọn bộ Chương 14. Phần này chính là “Bel and the Dragon”.

    Bạn đọc có thể đọc sách [3 Esdras] hay 1 Esdras, trích trong phần Ngụy Thư (Apocrypha) của bản New Revised Standard Version (NRSV) 1989 ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc sách [4 Esdras] hay 2 Esdras, trích trong phần Ngụy Thư (Apocrypha) của bản New Revised Standard Version (NRSV) 1989 ở đây.

    (Hết Bài 5)

  6. #76
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    I. Tín hữu Giáo hội Công Giáo La Mă có được quyền tự do giải thích Thánh Kinh theo ư riêng của ḿnh không?

    II. Huấn Quyền (Magisterium) trong Giáo hội Công Giáo La Mă là ǵ?

    1. Định nghĩa của Huấn Quyền.
    2. Giáo hội Công Giáo La Mă đă đề cập đến Huấn Quyền ở đâu và trong các văn kiện nào?
    3. Nền tảng và xuất xứ của Huấn Quyền theo Thánh Kinh.
    4. Mục đích của Huấn Quyền.
    5. Nội dung của Huấn Quyền.

    III. Huấn Quyền được ủy thác cho ai trong Giáo hội Công Giáo La Mă?

    IV. Huấn Quyền và Ơn Vô Ngộ của Giáo Hoàng (Papal Infallibility) trong Giáo hội Công Giáo La Mă.

    V. Linh mục, Phó tế và Giáo lư viên có được quyền giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn riêng của ḿnh, ra ngoài Giáo Huấn của Giáo Hội không?

  7. #77
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    I. Tín hữu Giáo hội Công Giáo La Mă có được quyền tự do giải thích Thánh Kinh theo ư riêng của ḿnh không?
    Trên Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số 271 của Chi Ḍng Đồng Công Missouri, Hoa Kỳ, có đăng một câu hỏi của một giáo dân về đề tài “Giáo dân có được giải thích Kinh Thánh không?”; câu hỏi như sau:

    “Thưa Cha giáo hội vẫn nguyên thủy, và con hiểu rằng hàng giám mục, linh mục, phó tế mà thường gọi là thày Sáu là các vị đă học xong Triết và Thần, có quyền giải thích Kinh Thánh. C̣n Thừa tác viên vĩnh viễn (con chưa biết đă học xong Triết và Thần chưa) và giáo dân học xong chương tŕnh lớp 12 có được giải thích Kinh Thánh không? Con xin cha giải thích – để khỏi bị lạm dụng. (Con, Q.,TX)”

    Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ là Lm. Francis Lương Minh Tri đă trả lời như sau:

    “Kính chào ông Q.,
    Giải thích Thánh Kinh là công việc của Hội Thánh. Chỉ có Giáo Hội mới nắm trọn quyền giải thích Thánh Kinh. Người giáo dân có hai điều cần về Thánh Kinh.
    Điều thứ nhất là đọc Thánh Kinh, cầu nguyện với Thánh Kinh. Điều này được Công đồng Vatican II nhấn mạnh trong Hiến Chế Mặc Khải, “Công đồng tha thiết kêu mời mọi Kitô hữu siêng năng đọc Kinh Thánh để học biết môn học siêu việt về Chúa Giêsu Kitô (Phil 3:8). Quả vậy, không biết Kinh Thánh là không biết về Chúa Kitô. V́ thế các tín hữu nên trực tiếp đọc Lời Chúa trong Kinh Thánh hoặc đón nghe lời Người trong các lễ nghi phụng vụ, các khóa học hỏi hay các phương tiện truyền thông khác. Ngoài ra cũng đừng quên rằng cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Kinh Thánh để trở thành cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người, v́ chúng ta nói với Thiên Chúa khi cầu nguyện, chúng ta nghe Người khi đọc các lời sấm thần linh…

    Chớ ǵ các tín hữu được dạy cho biết cách đọc Sách Thánh, nhất là bộ Tân Ước và đặc biệt các sách Tin Mừng trong các bản dịch có lời dẫn nhập và chú giải vừa đủ và cần thiết, để con cái Hội Thánh nhờ làm quen với Kinh Thánh một cách bảo đảm và hữu ích cũng được thấm nhuần tinh thần Kinh Thánh.” (số 25).

    Chúa không phải như nhà lập hiến: viết một bản hiến pháp rồi bảo cứ làm theo những ǵ trong đó. Không, Chúa Giêsu làm ngược lại’ ngài chọn một nhóm môn đệ ban cho họ quyền hành và bổn phận làm cho mọi người nhận biết Chúa. Các ngài đi rao giảng và ghi chép một số những lời giảng dạy đó trong Tân Ước. Thánh Kinh quả quyết Giáo Hội là nền tảng và cột trụ của chân lư (1 Pr). Kinh Thánh chỉ có thể hiểu được trong Giáo Hội. Nên người ta phải nắm chắc những ǵ Giáo Hội dạy và tin để hiểu Thánh Kinh. Chính Giáo Hội chỉ định sách nào thuộc Thánh Kinh sách nào không.

    Đọc Thánh Kinh và học thuộc ḷng là điều tốt nhưng không phải cái để huênh hoang. Ma quỉ nó c̣n thuộc hơn bất cứ ai. Nhiều ông Tin lành cũng thuộc lắm. Thánh kinh không phải chuyện để giải thích theo ư ḿnh. Một giáo sư Thánh kinh có nói nếu chỉ chứng minh bằng vài câu Thánh Kinh ông có thể bênh vực bất cứ điều ǵ. Đây không phải chuyện Kiều để lúc hứng lẩy một đôi câu tùy thích.

    Thánh Kinh phải được hiểu trong toàn thể trong cả văn bản và văn mạch. Không thể lấy vài câu để chứng minh này nọ. Chính những người đọc Thánh Kinh kiểu này đă chối bỏ mầu nhiệm Ba Ngôi, Thánh Thể … Nhờ chứng minh bằng Kinh Thánh kiểu ấy, chúng ta thấy những người chủ trương phá thai, chủ trương ngừa thai, đồng tính luyến ái đă thấy ḿnh có lư v́ t́m được những câu thích hợp cho chủ trương của họ. Đó là chủ trương “Chỉ có Thánh Kinh” mà Luther đă khởi xướng Tin Lành. Nhờ chủ thuyết “chỉ có Thánh Kinh” hằng năm có thêm vài trăm hệ phái Tin Lành mới. Nhưng ngày nay chính trong phong trào Tin Lành nhiều người nhận ra Thánh Kinh không bao giờ nói “chỉ có Thánh Kinh”. Những năm gần đây, Giáo hội vui mừng đón nhận những đứa con đă từng mạt sát, chửi rủa Giáo Hội.”


    Câu hỏi và câu trả lời này đă được trang mạng của Chi Ḍng Đồng Công Missouri, Hoa Kỳ, lưu lại theo đường link ở đây.

    (Các link ẩn trong (Phil 3:8) và (1 Pr) là do chúng tôi thêm vào – Ghi chú của TV)
    (số 25) có nghĩa là điều 25 của Hiến chế tín lư về Mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum).

    Trên website “Nhóm Phaolo mới” của các Linh mục Giuse Trịnh Ngọc Danh, Phaolo Trịnh Minh Thái, Phero Nguyễn Văn Tường và Giuse Đinh Quang Thịnh cũng có đăng một bài suy niệm với nhan đề “Hội Thánh Công Giáo Mới Có Quyền Giải Thích Kinh Thánh” với lời mở đầu bằng câu như sau:

    2Pr1, 20-21: Thánh Phêrô dạy: Không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ư muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đă nói theo lệnh của Thiên Chúa.”

    Câu kết của bài suy niệm như sau:

    “V́ thế, trong xă hội nói chung, cộng đoàn người tin Chúa nói riêng phải nghe Đức Giáo hoàng lên tiếng về Đức Tin và luân lư đạo đức, th́ mới có b́nh an hạnh phúc thật! Do đó Đức Giêsu chỉ cầu nguyện riêng cho ông Phêrô (vị Giáo ḥang), chỉ có ông mới được Chúa trao nhiệm vụ củng cố Đức Tin của cộng đoàn (xem Lc 22,31-32).”

    (Các link ẩn trong 2Pr1, 20-21 và Lc 22,31-32 là do chúng tôi thêm vào – Ghi chú của TV)

    Các bài viết nêu trên có dính dáng đến một vấn đề rất đặc biệt của Giáo hội Công Giáo La Mă, đó là Huấn Quyền.

    II. Huấn Quyền trong Giáo hội Công Giáo La Mă là ǵ?
    1. Định nghĩa của Huấn Quyền
    (Magisterium)
    Theo tự điển Merriam Webster, Huấn quyền là thẩm quyền giảng dạy đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo La Mă (Magisterium: teaching authority especially of the Roman Catholic Church). Cũng theo tự điển này th́ danh từ magisterium đă được dùng lần đầu tiên vào năm 1866.

    Theo từ nguyên học (Etymology) Magisterium có nguồn gốc từ “magister”, tiếng Latinh, có nghĩa là giảng dạy, hướng dẫn, cố vấn hay văn pḥng của một tổng thống, giám đốc, vv.

    Nói vắn tắt Huấn quyền là thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo giảng dạy về Kinh Thánh, đức tin, giáo lư, luân lư và phụng vụ đối với các tín hữu của ḿnh.

    2. Giáo hội Công Giáo La Mă đă đề cập đến Huấn Quyền ở đâu và trong các văn kiện nào?
    Huấn Quyền đă được đề cập đến trong các Công Đồng và trong các văn kiện của Giáo Hội Công Giáo La Mă.

    a. Công đồng thứ 19, Trent (hay Tren-tô, 1545 -1563), do Giáo hoàng Phaolô III triệu tập, chưa xử dụng từ Magisterium, nhưng cũng có bàn về huấn quyền của Giáo hội một cách tổng quát nhằm phản ứng lại phong trào Cải Cách của Tin Lành vào lúc đó.
    Trong phiên họp thứ IV (ngày 8 tháng 4/1546) Công Đồng có ra một sắc lệnh (decree) về quy điển của Kinh Thánh và một sắc lệnh về các bản in các Sách Thánh, cách xử dụng của Sách Thánh.

    Trong “Sắc lệnh liên quan đến quy điển của Kinh Thánh” (Decree Concerning The Canonical Scriptures), Công Đồng Trent đă tái khẳng định quy điển của toàn bộ Kinh Thánh gồm 46 quyển của Cựu Ước và 27 quyển của Tân Ước như danh sách chúng ta đă biết.

    Trong “Sắc lệnh liên quan đến các ấn bản in, và việc sử dụng, các sách thánh” (Decree Concerning The Edition, And The Use, Of The Sacred Books), Công Đồng Trent đă ra sắc lệnh là không ai được quyền giải nghĩa Kinh Thánh theo ư của ḿnh, trái với ư nghĩa đích thực mà Mẹ Giáo hội đă giải nghĩa.

    Về các bản in các Sách Thánh, Công Đồng Trent đă ra sắc lệnh là các bản in phải được sự chấp thuận của cấp trên trong Giáo Hội (Ecclesiastical superiors). Có thể từ sắc lệnh này mà cho đến ngày nay các sách Thánh hay các sách có dính dáng đến tín lư của Giáo Hội Công Giáo La Mă, dù là do các linh mục hay tu sĩ viết, luôn luôn phải có xác nhận Nihil Obstat (không có trở ngại về tín lư) của một giám mục và phải có sự chấp thuận Imprimatur (được phép in) của một giám mục khác. Xin xem thêm Bộ Giáo Luật, điều 823 và 825.

    b. Công Đồng thứ 20, Vatican I (hay Va-ti-ca-nô I, 1869-1870), trong Công Đồng này Đức Giáo Hoàng Piô IX là Đức Giáo Hoàng đầu tiên đă xử dụng lần đầu tiên từ Huấn quyền (Magisterium).

    Trong phiên họp thứ ba (Session 3) ngày 24 tháng 4 năm 1870, Chương 3 (Chapter 3 On Faith), mục 8, Công Đồng Va-ti-ca-nô I đă phân biệt 2 loại huấn quyền: huấn quyền long trọng (solemn magisterium) và huấn quyền thông thường và phổ quát (ordinary and universal magisterium).

    c. Công Đồng thứ 21, Vatican II (hay Va-ti-ca-nô II, 1962-1965), được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập năm 1962 và Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc năm 1965. Trong 16 văn kiện của Vatican II, Hiến chế tín lư về Mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) là 1 Hiến chế quan trọng nhất trong 4 Hiến chế của Công Đồng Vatican II.

    Hiến chế tín lư về Mặc khải của Thiên Chúa, (Dei Verbum), viết tắc là DV, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, xác định phương cách dùng Kinh Thánh và Truyền thống như các bày tỏ chính yếu của mặc khải Kitô giáo.

    (C̣n tiếp)

  8. #78
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    (Tiếp theo Bài 6)

    Ngoài ba Công Đồng trên đă có nói về Huấn Quyền, Huấn Quyền cũng được đề cập đến trong các văn kiện của Giáo Hội Công Giáo La Mă như bộ Giáo Luật và Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo.

    d. Bộ Giáo Luật 1983 – (Code of Canon Law)
    Bộ Giáo Luật hiện hành được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983, hai mươi bốn năm sau khi vị tiền nhiệm, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố quyết định tu chính Bộ Giáo Luật cũ do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV ban hành ngày 27 tháng 5 năm 1917.

    Bộ Giáo Luật 1983 có 1752 điều (có tài liệu dùng từ “số”, thay cho “điều”), mỗi điều có thể có nhiều đoạn và mỗi đoạn có thể có nhiều câu, được viết tắt như sau:
    (BGL 750): Bộ Giáo Luật điều 750.

    Bộ Giáo Luật 1983 đề cập đến từ Magisterium tất cả 18 lần.

    e. Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo (Catechism Of The Catholic Church)
    Quyết định xuất bản sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă được quyết định tại kỳ họp bất thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục được triệu tập bởi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 25 Tháng Một năm 1985 để kỷ niệm 20 năm kết thúc Công Đồng Vatican II, và vào năm 1986, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II lập một ủy ban gồm 12 giám mục và hồng y phụ trách dự án. Ủy ban này đă được sự trợ giúp bởi một ủy ban khác gồm bảy thành viên là các giám mục giáo phận và các chuyên gia về thần học và về giáo lư.

    Sau 6 năm làm việc, sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 11 tháng 10 năm 1992, kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II, với Tông Hiến (Apostolic Constitution) “Kho Tàng Đức Tin” (Fidei depositum).

    Tông Hiến và Hiến Chế Tín Lư (Dogmatic Constitution) là các sắc lệnh (Decree) cao nhất của Giáo hoàng buộc các tín hữu phải tin và tuân giữ.
    Khi Giáo hoàng ban hành một văn kiện nào đó có Tông Hiến hay Hiến Chế Tín Lư đi kèm th́ điều này buộc các tín hữu phải tin và tuân giữ các nội dung trong văn kiện đó.

    “Mục tiêu của bộ sách giáo lư này là tŕnh bày một cách có tổ chức và tổng hợp những nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lư công giáo về mặt đức tin cũng như luân lư, dưới ánh sáng Công Đồng Va-ti-ca-nô II và toàn bộ Thánh Truyền. Nguồn tư liệu chính của bộ sách là Thánh Kinh, các giáo phụ, phụng vụ và huấn quyền của Hội Thánh. Sách được dùng "như bản quy chiếu cho các sách giáo lư cũng như toát yếu được soạn ra trong các nước"”(THĐGM 1985). (GLHTCG 11)

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo có 2865 điều, được viết tắt như sau:
    (GLHTCG 11): Điều 11 của sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đề cập đến từ Magisterium tất cả 32 lần.

    3. Nền tảng và xuất xứ của Huấn Quyền theo Thánh Kinh
    Nền tảng và xuất xứ của Huấn Quyền trong Giáo hội Công Giáo La Mă đều dựa vào Thánh Kinh, theo những lời truyền dạy của Thiên Chúa với các Tông Đồ hay với các tín hữu.

    a. Nhiệm vụ của các Tông Đồ trong sứ mệnh giảng dạy lời Chúa
    Tin Mừng theo thánh Gio-an (John) ghi lại lời cầu nguyện của Đức Giê-su với Đức Chúa Cha cầu xin cho các Tông Đồ, (Ga 17,17-19):

    “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đă sai con đến thế gian, th́ con cũng sai họ đến thế gian. V́ họ, con xin thánh hiến chính ḿnh con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.”

    Do một số trang mạng đă lấy xuống bản văn Kinh Thánh nên các đường dẫn trực tiếp (link) không hoạt động được. Xin bạn đọc nhấp chuột vào đây để t́m các đoạn trích dẫn tương ứng trong Tân Ước. Xin lưu ư danh sách các sách Kinh Thánh ở cột bên trái; chọn sách rồi chọn chương để đến các câu muốn t́m.

    Cũng trong Tin Mừng theo thánh Gio-an, Chúa Giê-su nói với môn đệ Người, (Ga 15,16):

    “Không phải anh em đă chọn Thầy, nhưng chính Thầy đă chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những ǵ anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, th́ Người ban cho anh em.”

    Trong Tin Mừng theo thánh Mát–thêu (Matthew), Chúa Giê-su nói với Mát–thêu, thủ lănh các Tông Đồ, (Mt 16, 18-19):

    “C̣n Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh ch́a khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều ǵ, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều ǵ, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

    Trong sự rao giảng Lời Chúa của các Tông Đồ, Chúa Thánh Thần luôn luôn trợ giúp các Ngài, (Mt 10, 19-20):

    “Khi người ta nộp anh em, th́ anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói ǵ, v́ trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói ǵ: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.”

    Sau khi phục sinh và trước khi về Trời, Chúa Giê-su tuyên bố trao sứ mệnh giảng dạy cho các Tông Đồ trong Hội Thánh Chúa. Bốn thánh sử đều ghi lại việc trao sứ mệnh giảng dạy này cho các Tông Đồ, theo các lời tường thuật sau đây:

    Tin Mừng theo thánh Lu-ca (Luke), (Lc 24,45-48):
    “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ h́nh, rồi ngày thứ ba, từ cơi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”

    Tin Mừng theo thánh Gio-an, (Ga 20,21-23):
    “Người lại nói với các ông: “B́nh an cho anh em ! Như Chúa Cha đă sai Thầy, th́ Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ.”

    Tin Mừng theo thánh Mác-cô (Mark), (Mc 16,15-16):
    “Người nói với các ông: “Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; c̣n ai không tin, th́ sẽ bị kết án.”

    Tin Mừng theo thánh Mát–thêu, (Mt 28,18-20):
    “Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

    Chúng ta cũng cần nhớ là các Giám Mục ngày nay có chức vụ tương đương với các Tông Đồ thời Chúa Giê-su.

    b. Bổn phận của các tín hữu trong huấn quyền
    Ngoài những lời truyền dạy của Thiên Chúa với các Tông Đồ đă nói ở trên, Thiên Chúa c̣n nhắn nhủ với các tín hữu, qua các thánh sử.

    Trong sách Công Vụ Tông Đồ, (Cv), thánh sử Lu-ca mô tả các tín hữu trong cộng đồng Ki-tô giáo đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem luôn luôn lắng nghe lời các Tông Đồ giảng dạy, (Cv 2, 42):

    “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.”

    Trong thư gởi tín hữu Do Thái, Híp-ri (Hebrews), tác giả khuyên các tín hữu vâng phục các vị lănh đạo tinh thần, (Hr 13,17):

    “Anh em hăy vâng lời những người lănh đạo anh em và hăy phục tùng họ, v́ họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa. Như thế, họ sẽ vui vẻ thi hành phận sự của ḿnh mà không than thở, bởi v́ điều đó chẳng ích ǵ cho anh em.”

    Theo tường thuật trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, Chúa Giê-su nói với bảy mươi hai môn đệ khi Người sai họ đi rao giảng Lời Chúa, (Lc 10,16):

    “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đă sai Thầy.”

    “Ai” trong câu (Lc 10,16) trên ám chỉ các thính giả nghe lời rao giảng của các môn đệ. Các thính giả có thể là tín hữu Kitô giáo hay dân ngoại (Gentiles).

    (C̣n tiếp)

  9. #79
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    (Tiếp theo Bài 6)

    4- Mục đích của Huấn Quyền
    Huấn Quyền có các mục đích chính yếu gồm giải thích Thánh Kinh đúng điều Thiên Chúa muốn diễn tả, bảo vệ đức tin và nội dung đức tin của Giáo Hội, chống lại những giáo thuyết sai lạc và bảo vệ luân lư xă hội phù hợp với thần học của Ki-tô giáo.

    a. Giải thích Thánh Kinh đúng điều Thiên Chúa muốn diễn tả.
    Vài tṛ của huấn quyền trước tiên là để giải thích Lời Chúa, hay Thánh Kinh, đúng điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ các thánh sử, hay thánh kư, (GLHTCG 77-78):

    "Để Tin Mừng luôn luôn được ǵn giữ nguyên vẹn và sống động trong Hội Thánh, các tông đồ đă đặt các Giám Mục làm người kế nhiệm, và trao lại cho họ"trách nhiệm giáo huấn của các ngài". V́ vậy, "những lời giảng dạy của các tông đồ được đặc biệt ghi lại trong các sách linh hứng, phải được bảo tồn và liên tục lưu truyền cho đến tận thế”, (GLHTCG 77).

    “Được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, cách lưu truyền sống động này được gọi là Thánh Truyền, phân biệt với Thánh Kinh, dù có liên hệ chặt chẽ với Thánh Kinh. Nhờ Thánh Truyền, "Hội Thánh qua giáo lư, đời sống và việc phượng tự của ḿnh, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của ḿnh và tất cả những ǵ ḿnh tin" (DV 8). "Giáo huấn của các thánh giáo phụ chứng thực sự hiện diện tác sinh của Thánh Truyền ấy mà sự phong phú đă thâm nhập vào nếp sống đạo của Hội Thánh hằng tin tưởng và cầu nguyện" (DV 8), (GLHTCG 78).

    (DV 8) là Điều 8, “Thánh Truyền”, trong “Hiến chế tín lư về Mặc khải của Thiên Chúa” (Dei Verbum).

    b. Bảo vệ đức tin và nội dung đức tin, chống lại những giáo thuyết sai lạc.
    Huấn quyền cũng được Giáo Hội dùng để bảo vệ đức tin và nội dung đức tin, chống lại những lối giải thích sai lạc:

    “Sứ mạng của Huấn Quyền gắn liền với đặc tính chung cuộc của Giao Ước do Thiên Chúa lập trong Đức Ki-tô với Dân Người. Huấn Quyền bảo vệ Dân Chúa khỏi những sai lạc và khiếm khuyết, đồng thời bảo đảm cho Dân Chúa khả năng khách quan để tuyên xưng không sai lầm đức tin chân chính. Như thế, trách nhiệm mục vụ của Huấn Quyền là giữ ǵn Dân Chúa luôn trung thành với chân lư giải phóng. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Chúa Ki-tô đă ban cho các mục tử đặc sủng không sai lầm về đức tin và phong hóa. Đặc sủng này có thể được hành xử dưới nhiều dạng khác nhau”. (GLHTCG 890)

    c. Bảo vệ luân lư xă hội của các tín hữu phù hợp với thần học của Ki-tô giáo.
    Xă hội luôn có những vấn đề mới, như vấn đề tự do chọn lựa phá thai hay giữ thai, vấn đề đồng tính và hôn đồng tính v.v… Trước những vấn đề luân lư xă hội mới mẻ này, Giáo Hội Công Giáo thường có những ư kiến để hướng dẩn giáo dân phải sống như thế nào để phù hợp với thần học của Ki-tô giáo.

    “Đường của Đức Ki-tô "dẫn đến sự sống", trong khi con đường đối nghịch "đưa đến diệt vong" (Mt 7,13) ( x. Đnl 30,15-20). Dụ ngôn Tin Mừng về hai con đường luôn luôn hiện diện trong huấn giáo của Hội Thánh. Nó cho thấy những quyết định luân lư quan trọng thế nào đối với phần rỗi của chúng ta. "Có hai con đường, một dẫn đến sự sống, một dẫn đến sự chết: hai bên khác nhau một trời một vực (Didaché 1,1 )". (GLHTCG 1696)

    “Trong mọi thời và mọi nơi, Giáo Hội có thẩm quyền công bố các nguyên tắc luân lư, cả khi liên hệ đến trật tự xă hội. Lại nữa, Giáo Hội có quyền phán quyết về tất cả các vấn đề nhân sinh, mỗi khi những quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi của các linh hồn đ̣i hỏi”. (BGL 747,2)

    Cũng nhờ có Huấn Quyền mà Giáo Hội Công Giáo đă tương đối giữ vững trong một khối thống nhất từ thế kỷ XVII cho đến ngày nay. Điều này cũng chính là mục đích tổng quát của Huấn Quyền.

    5- Nội dung của Huấn Quyền.
    Nội dung của Huấn Quyền hay nội dung của các lănh vực giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo La Mă rất rộng và sâu. Tựu trung nội dung của các lănh vực giáo huấn này nằm trong năm lănh vực chính yếu sau đây: đức tin, giáo lư, luân lư, phụng vụ và Kinh Thánh.

    Thường th́ quyền giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo được thể hiện qua các Sắc lệnh (Decrees) và các Hiến chế (Apostolic Constitutions = Tông Hiến, hay Dogmatic Constitutions = Hiến chế Tín lư) của các Công Đồng.

    Chỉ xét đến ba Công Đồng gần đây nhất, số Sắc lệnh và Hiến chế, cũng đă khá nhiều:

    Bạn đọc có thể đọc danh sách các Sắc lệnh của Công Đồng Trent (1545 -1563) ở đây.
    Bạn đọc có thể đọc danh sách các Hiến chế và Giáo luật (Canons) của Công Đồng Vatican I (1869-1870) ở đây.
    Bạn đọc có thể đọc danh sách các Sắc lệnh và Hiến chế của Công Đồng Vatican II (1962-1965) ở đây.
    Ngoài ra bạn đọc có thể đọc danh sách tất cả các văn kiện của các Giáo Hoàng ở đây.

    Trước khi nói đến việc giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo La Mă về Kinh Thánh, nội dung liên quan đến bài 6 này, xin nói về Huấn Quyền trong các lănh vực đức tin, giáo lư, luân lư và phụng vụ.

    a. Huấn Quyền và đức tin.
    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo luôn luôn bảo vệ đức tin của các tín hữu phù hợp với thần học của Hội Thánh Công Giáo.

    Chúng ta đă biết khoảng năm 431, Nestorius, giáo chủ Constantinopolis chủ trương rằng: "Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa".

    Do chủ trương của Nestorius trái với tín lư của Công giáo, nên Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo đă tổ chức Công Đồng Êphêsô (Ephesus) năm 431 và Công Đồng Êphêsô đă xác định Chúa Giêsu có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị duy nhất là Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Giêsu nên mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa.

    Khoảng năm 451, viện phụ Eutychès ở Constantinople cho rằng nơi Đức Kitô, Thiên tính bao trùm Nhân tính đến độ chỉ c̣n một bản tính duy nhất là Thiên tính (monophysite). Chủ trương của Eutychès trái với tín lư Công giáo, nên Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo đă tổ chức Công Đồng Chalcédoine (451).

    Công Đồng Chalcedon đă khẳng định Đức Giêsu Kitô có hai bản tính, Nhân tính và Thiên tính, hai bản tính này kết hiệp trong cùng một chủ thể có ngôi vị là Thiên Chúa Ngôi Lời. Về Thiên tính, Ngôi Lời Chúa Con được Chúa Cha sinh ra từ thuở đời đời; c̣n về Nhân tính, Đức Giêsu được thụ thai và sinh hạ bởi Mẹ Maria.

    Nhằm bảo vệ đức tin và để ngăn ngừa tầm ảnh hưởng của lạc giáo (Heresy), đặc biệt là do những người truyền bá như John Wycliff ở Anh và John Hus ở vương quốc Bohemia (nay là Cọng Hoà Séc, Czech Republic), Công Đồng Constance (1414-1418) đă được thành lập để kết án các vị lạc giáo này. Bạn đọc có thể đọc nội dung Công Đồng Constance kết án Wycliff và John Hus trong các phiên họp (Sessions) 8 và 15 trong các ngày 4 tháng 5 năm 1415 và ngày 6 tháng 7 năm 1415 ở đây.

    "Đức Giáo Hoàng và các giám mục là những thầy dạy đích thực, nghĩa là có uy quyền của Đức Ki-tô, rao giảng cho dân được trao phó cho các ngài, những điều phải tin và phải áp dụng vào đời sống". (GLHTCG 2034)

    b. Huấn Quyền và giáo lư.
    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo là bộ phận nêu ra các giáo lư buộc các tín hữu phải tin và tuân giữ.

    Chúng ta đă biết sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo đă được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành với Tông Hiến “Kho Tàng Đức Tin” (Fidei depositum). Khi Giáo hoàng ban hành một văn kiện nào đó có Tông Hiến hay Hiến Chế Tín Lư đi kèm th́ điều này buộc các tín hữu phải tin và tuân giữ các nội dung trong văn kiện đó. Điều này có nghĩa là tín hữu Công Giáo phải tin và tuân giữ các nội dung trong sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo. Như chúng ta đă biết hầu như toàn bộ Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo đều nằm trong sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo. Chúng ta cũng đă đề cập nhiều lần đến nội dung sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo trong các post trước đây.

    (C̣n tiếp)

  10. #80
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 6 - Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?

    (Tiếp theo Bài 6)

    c. Huấn Quyền và luân lư
    Nhiều vấn đề luân lư xă hội đă được Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo hướng dẫn cụ thể qua sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo và Bộ Giáo Luật.

    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo quan niệm về hôn nhân:
    “Người kư kết giao ước hôn nhân phải là một người nam và một người nữ đă rửa tội, tự do để kết hôn và công khai bày tỏ sự ưng thuận kết hôn. "Tự do" nghĩa là:
    • không bị ép buộc;
    • không bị ngăn trở theo luật tự nhiên hay giáo
    luật.”(GLHTCH 1625).

    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo không chấp nhận hôn nhân Đồng tính, v́ theo Huấn Quyền các hành vi đồng tính không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào:
    “Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều h́nh thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: "Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn" (x. CDF, décl "persona humana" VIII). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên v́ loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về t́nh cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLHTCH 2357).
    (x. CDF, décl "persona humana" VIII) có nghĩa là xem “Congrégation pour la doctrine de la foi”, hay “Sacred Congregation For The Doctrine Of The Faith”, “Persona Humana”, tức là Thánh bộ Giáo Lư Đức Tin về Persona Humana, mục VIII.

    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo không chấp nhận ly dị trong hôn nhân:
    “Hôn phối thành nhận và hoàn hợp không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào, ngoài sự chết.”(BGL 1141).

    “Đặc tính chính yếu của hôn nhân là đơn nhất, bất khả phân ly và đón nhận con cái. Tục đa thê nghịch lại tính đơn nhất của hôn nhân. Ly dị là phân ly điều Thiên Chúa phối hợp. Từ chối sinh sản, đời sống hôn nhân mất đi "hồng ân cao quư nhất" là con cái (x. GS 50,1)”. (GLHTCH 1664).

    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo quan niệm về vấn đề phá thai:
    “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đă xác định phá thai là một tội ác. Giáo huấn ấy bất biến, không hề thay đổi. Trực tiếp phá thai, dù là mục đích hay phương tiện, đều vi phạm nghiêm trọng luật luân lư”. (GLHTCH 2271).

    “Ngay từ lúc mới được thành thai, đứa bé đă có quyền sống. Trực tiếp phá thai, như là mục đích hay phương tiện đều là "một hành vi ô nhục" (x. GS 27, 3) vi phạm nghiêm trọng luật luân lư. Hội Thánh ra vạ tuyệt thông cho kẻ phạm tội này.” (GLHTCH 2322).
    (x. GS 27, 3) có nghĩa là xem (x.) Điều 27, “Tôn trọng nhân vị”, đoạn 3, trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium Et Spes).

    “Cộng tác vào chính việc phá thai là một lỗi nặng. Theo giáo luật, Hội Thánh ra vạ tuyệt thông cho kẻ phạm tội này. "Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, th́ mắc vạ tuyệt thông tiền kết" (x. CIC, can. 1398), "do chính hành vi phạm tội" (x. CIC, can, 1314) và theo những điều kiện đă được giáo luật dự liệu (x. CIC, can. 1323-1324)”.(GLHTCH 2272)

    (x. CIC, can. 1398) có nghĩa là xem CIC (Codex Iuris Canonici), hay Bộ Giáo Luật theo Lễ Qui Rôma (Roman Rite) tức Bộ Giáo Luật năm 1983; can. 1398 là canon 1398, hay luật số 1398, hay điều 1398. Bộ Giáo Luật năm 1983 là Bộ Giáo Luật chúng ta đă nói đến trong post # 78 ở trên.
    (CIC, can. 1398) = “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết”.

    (CIC, can. 1314) = “Nói chung, h́nh phạt là hậu kết (ferendae sententiae), nghĩa là chỉ ràng buộc phạm nhân sau khi đă tuyên án; c̣n h́nh phạt là tiền kết (latae sententiae), nghĩa là đương nhiên mắc h́nh phạt do chính việc phạm tội, khi nào luật pháp hay mệnh lệnh đă ấn định rơ ràng như vậy” và (CIC, can. 1323-1324).

    Tín hữu nào phạm tội phá thai hay cộng tác vào việc phá thai, ngoài việc phải xưng tội phá thai hay cộng tác vào việc phá thai với linh mục, c̣n phải viết thư cho Giám mục của giáo phận ḿnh xin xóa vạ tuyệt thông tiền kết.

    d. Huấn Quyền và phụng vụ
    Huấn Quyền của Hội Thánh Công Giáo là bộ phận nêu ra các nghi thức phụng vụ, tức các nghi lễ trong việc thờ phượng Thiên Chúa, buộc các tín hữu phải thi hành.

    Trước đây 50 năm, các thánh lễ trên toàn thế giới trong Hội Thánh Công Giáo đều thực hiện bằng tiếng Latinh. Tín hữu lúc đó không biết linh mục đọc và nói những ǵ khi dâng thánh lễ.

    Với Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium), một trong 4 Hiến Chế của Công Đồng Vatican II, được Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, các thánh lễ trên toàn thế giới được thực hiện bằng tiếng địa phương.


    Mở đầu thánh lễ hôm ấy vị Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đă nói:
    “Hôm nay chúng tôi khai mạc h́nh thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người”
    .

    Việc dâng thánh lễ bằng tiếng địa phương được nói đến trong các điều 36, “Việc dùng Latinh và việc dùng tiếng bản quốc”, và điều 54, “La ngữ và tiếng bản quốc”, trong Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh.

    Ngày nay khi cử hành thánh lễ các linh mục luôn hướng về phía giáo dân. Việc này cũng do Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh nêu ra; trước năm 1965 khi cử hành thánh lễ, các linh mục luôn quay lưng về phía giáo dân.

    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •