Page 17 of 19 FirstFirst ... 713141516171819 LastLast
Results 161 to 170 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #161
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [12]. Thư Cô-lô-xê (Colossians)
    Trong khi thánh Phao-lô (Paul) bị ở tù lần thứ nhất, 60-63 sCN, tại Rô-ma (Rome) ông Ê-páp-ra (Epaphras) đă tới gặp người để tŕnh bày cho người rơ t́nh h́nh bất ổn ở giáo đoàn Cô-lô-xê do một số “thầy dạy giả hiệu” là người Do Thái bảo thủ truyền dạy các giáo lư không giống như giáo lư thánh Phao-lô đă rao giảng.
    Ông Ê-páp-ra, gốc ở Cô-lô-xê, là một môn đệ của thánh Phao-lô và, theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, là người đă thành lập các giáo đoàn ở Cô-lô-xê, Lao-đi-ki-a (Laodicea) và Hi-ê-ra-pô-li (Hierapolis).
    Lúc đó tuy thánh Phao-lô đang bị ở tù nhưng là loại tù theo chế độ Custodia militaris, hay military custody, theo Luật La-mă, (theo sách “Roman Law and History in the New Testament” – Tác giả Septimus Buss, trang 337-339). Theo chế độ này người tù không bị giam trong ngục (như người bị tù theo chế độ Custodia publica, hay public custody), nhưng được tự do thuê nhà ở riêng, muốn gặp bất cứ ai đến thăm cũng được, (Cv 28,30-31), và được tự do rao giảng Tin Mừng, vốn là lư do thánh Phao-lô bị ngồi tù. Điều duy nhất người tù theo chế độ Custodia militaris là tay phải phải bị xiềng vào tay trái của người lính canh giữ, (Cv 28,16).

    Sau khi nghe tin giáo đoàn Cô-lô-xê đang bị đe doạ đời sống đức tin do ông Ê-páp-ra cung cấp, thánh Phao-lô đọc thư này cho ông Ti-mô-thê (Timothy) chép (ở lời chào cuối thư th́ do thánh Phao-lô viết, Cl 4, 18) và giao cho ông Ty-khi-cô (Tychicus) đem thư đến cho giáo đoàn Cô-lô-xê.
    Nội dung chính của Thư Cô-lô-xê, chỉ có 4 chương, gồm hai phần: hai chương đầu tiên nói về giáo lư chân chính và các cảnh báo lạc đạo do các “thầy dạy giả hiệu” rao giảng và hai chương sau cùng là các lời chỉ dẫn cách sống thực tế hằng ngày theo Tin Mừng mà thánh Phao lô đă rao giảng.

    Thư Cô-lô-xê, được viết vào khoảng năm 60 sCN, có cấu trúc và nhiều điểm trong nội dung rất giống như thư gửi các tín hữu Ê-phê-xô (Ephesus), nhưng thư Ê-phê-xô triển khai chi tiết hơn.
    Thư Cô-lô-xê (Cl) có thể được chia làm 6 phần như sau:

    I. Lời mở đầu, (Cl 1, 1-2).

    II. Tạ ơn và cầu xin, (Cl 1, 3-14):
    1. Tạ ơn Thiên Chúa về ḷng Tin, Cậy và Mến của anh em, (Cl 1, 3-8).
    2. Cầu nguyện cho tiếp tục tiến triển, (Cl 1, 9-14).

    III. Tính ưu việt của Chúa Ki-tô, (Cl 1, 15-29):
    1. Thánh thi ca ngợi địa vị tối cao của Chúa Ki-tô; Chúa Ki-tô trong tương quan với Chúa Cha, với công tŕnh sáng tạo và với công tŕnh cứu chuộc, (Cl 1, 15-20).
    2. Người Cô-lô-xê được chung hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su, (Cl 1, 21-23).
    3. Sứ mạng tông đồ của Phao-lô, (Cl 1, 24-29).

    IV. Đề pḥng lạc đạo, (Cl 2, 1-23):
    1. Ông Phao-lô lo lắng cho đức tin của người Cô-lô-xê, (Cl 2, 1-5).
    2. Lời nhắc nhở tổng quát: Sống theo đức tin chân chính chứ không theo những tư tưởng sai lạc, (Cl 2, 6-8).
    3. Đức Giê-su, Thủ Lănh duy nhất của thiên thần và loài người, (Cl 2, 9-15).
    4. Những kiểu thực hành trái với Đức Tin Ki-tô hữu, (Cl 2, 16-23).

    V. Các lời khuyên nhủ, (Cl 3,1-4,6):
    1. “Anh em hăy hướng ḷng trí về những ǵ thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những ǵ thuộc hạ giới”, (Cl 3,1-4).
    2. Các điều xấu xa cần nên tránh, (Cl 3, 5-10).
    3. Các đức hạnh cần noi theo, (Cl 3, 11-17).
    4. Hướng dẫn riêng cho đời sống gia đ́nh Ki-tô hữu, (Cl 3, 18-4,1).
    5. Hăy siêng năng cầu nguyện và cũng hăy cầu nguyện cho thánh Phao-lô nữa. Tinh thần tông đồ. (Cl 4, 2-6).

    VI. Kết luận, (Cl 4, 7-18):
    1. Các cộng sự viên Ty-khi-cô (Tychicus) và Ô-nê-xi-mô (Onesimus) sẽ cho anh em biết tin về thánh Phao-lô, (Cl 4, 7-9).
    2. Lời chào từ các môn đệ và cộng sự viên đang ở cùng thành phố với thánh Phao-lô, trong đó có cả hai thánh sử Mác-cô (Mark, tác giả Tin Mừng Mác-cô) và Lu-ca (Luke, tác giả Tin Mừng Lu-ca), (Cl 4, 10-14).
    3. Gửi lời thăm hỏi và dặn ḍ các tín hữu ở Lao-đi-ki-a, (Cl 4, 15-18).

    (C̣n tiếp)
    *
    **



    Bản văn sách Thư Cô-lô-xê :
    Sách Thư Cô-lô-xê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Cô-lô-xê hay Thư Gửi Tín Hữu Colosê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư Cô-lô-xê hay Colossians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Giáo đoàn ở Colossae là một trong bảy giáo đoàn được thánh Phao-lô gửi thư:


    Giáo đoàn Colossae thuộc tỉnh Phy-ghi-a (Phrygia), vùng Tiểu Á (Asia Minor, nay thuộc Turkey) của đế quốc La-mă ở thế kỷ I sCN.



    Các địa danh được nói đến trong “Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê”:


    Colossae (Cô-lô-xê, Cl 1,1-2), Laodicea (Lao-đi-ki-a, Cl 2,1) và Hierapolis (Hi-ê-ra-pô-li, Cl 4, 13) là 3 địa danh được nói đến trong Thư Cô-lô-xê trên bản đồ thời thánh Phao-lô truyền đạo ở thế kỷ I sCN. Ba giáo đoàn Colossae, Laodicea và Hierapolis không do thánh Phao-lô thành lập, (Cl 1,3-4 ; 2,1), nhưng theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh đều do môn đệ của thánh Phao-lô là Ê-páp-ra (Epaphras), người gốc ở Colossae, thành lập, (Cl 1,7) và (Cl 4, 12-13).



    Colossae, Laodicea và Hierapolis trên bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay:


    Colossae cách Ephesus 100 miles (160 km) về hướng đông, cách Laodicea 12 miles (19 km) và cách Hierapolis 14 miles (23 km).

    Nằm trên con đường thương mại và quân sự, Colossae đă từng là một trong 6 thành phố lớn của tỉnh Phrygia thuộc Tiểu Á (Asia Minor).
    Vào cuối thời Cọng Hoà La Mă, thành phố Laodicea trở nên quan trọng hơn thành phố Colossae cho La Mă về phương diện thương mại và quân sự, nên hệ thống đường xá thay đổi, lấy Laodicea làm trung tâm. Do đó Colossae bị lu mờ.
    Năm 60 sCN một trận động đất phá hủy một phần mười thành phố Colossae.
    Trong thế kỷ XII sCN, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ tàn phá hầu hết thành phố Colossae.
    Sau sự tàn phá của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, số cư dân c̣n sót lại đă di chuyển đến thành phố Chonae, nay là thành phố Honaz, cách Colossae khoảng 2 miles (3.2 km) về phía nam.
    Ngày nay thành phố Colossae chỉ c̣n là vài tàn tích chôn vùi dưới đất hoang. Cho đến năm 2015, thành phố Colossae cổ chưa được khai quật (Excavated), tuy cũng có dự án do nước Úc (Australia) tài trợ.



    Ngày nay thành phố Colossae chỉ c̣n là vài tàn tích chôn vùi dưới đất hoang:


    Thành phố Colossae trên bản đồ vệ tinh của Google. Colossae cách Honaz, tên mới của thanh phố cổ Chonae, khoảng 2 miles (3.2 km).




    Last edited by Truc Vo; 02-07-2016 at 07:05 AM.

  2. #162
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [13]. Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca (1 Thessalonians)
    Trong cuộc hành tŕnh truyền giáo lần thứ hai (50-52), sau khi rao giảng Tin Mừng tại Phi-líp-phê (Philippi) thánh Phao-lô đi ngang qua Am-phi-pô-li (Amphipolis) và A-pô-lô-ni-a (Apollonia) nhưng không dừng chân tại hai nơi này, mà dừng chân và rao giảng Tin Mừng tại Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonica) trong một hội đường của Do thái giáo ít nhất là 3 tuần. Cùng đi với thánh Phao-lô có Xi-la (Silas hay Silvanus) và Ti-mô-thê (Timothy).

    Các buổi rao giảng của thánh Phao-lô tại Thê-xa-lô-ni-ca rất thành công, thành công đến nổi làm cho một số người Do thái ganh ghét. Ngoài ra nội dung giáo lư thánh Phao-lô đă giảng dạy trái với giáo lư của Do thái giáo ở một số điểm làm cho số người Do thái căm ghét và chống đối kịch liệt thánh Phao-lô. Do có sự chống đối nên thánh Phao-lô phải vội vă đến Bê-roi-a (Berea).
    Số người Do thái chống đối thánh Phao-lô lại t́m đến Bê-roi-a quấy rối người làm người phải chạy trốn đến A-then (Athens). Về sau Xi-la và Ti-mô-thê cũng đến A-then với thánh Phao-lô.

    Tại A-then thánh Phao-lô ước ao trở về thăm tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca. Hoàn cảnh không cho phép nên thánh Phao-lô gửi Ti-mô-thê về lại Thê-xa-lô-ni-ca, thay cho ḿnh, để lấy tin tức, thăm hỏi và nâng cao tinh thần tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca. Thánh Phao-lô đi tiếp đến Cô-rin-tô (Corinth) và lưu lại Cô-rin-tô hơn mười tám tháng. Về sau Ti-mô-thê và Xi-la cũng gặp Ngài tại đây sau khi Ti-mô-thê thăm Thê-xa-lô-ni-ca.
    Ti-mô-thê nói lại với thánh Phao-lô t́nh h́nh giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca, tin vui cũng có thắc mắc về giáo lư cũng có. Có một điểm giáo lư liên quan đến ngày Chúa quang lâm tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca muốn hỏi thánh Phao-lô: Số phận các tín hữu đă chết trước ngày Chúa đến lần thứ hai, ngày Chúa quang lâm, sẽ ra sao?
    Báo cáo của Ti-mô-thê về t́nh h́nh giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca là nguyên nhân chính làm cho thánh Phao-lô viết “Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca”.

    Được viết tại Cô-rin-tô khoảng năm 50-51, chỉ sau khi Chúa Giê-su chết và sống lại khoảng 20 năm, Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca là bức thư đầu tiên của thánh Phao-lô và cũng là quyển sách Tân Ước được viết đầu tiên trong các sách sách Tân Ước.

    Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca có 2 phần chính: phần một, các chương 1-3, nói về các vấn đề cá nhân, về mối liên hệ giữa các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca và thánh Phao-lô cùng các cộng sự. Và phần hai, các chương 4-5, nói về giáo lư và các lời khuyên nhủ, trong đó có vấn đề kẻ chết và người sống trong ngày Chúa quang lâm sẽ như thế nào.

    Có thể chia Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca ra 4 phần như sau:

    I. Lời mở đầu, (1 Tx 1, 1-1).

    II. Liên lạc giữa Tông đồ và anh em tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca, (1 Tx 1, 2-3, 13):
    1. Tạ ơn Thiên Chúa và khen ngợi cộng đoàn về ḷng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, (1 Tx 1, 2-10).
    2. Thái độ của ông Phao-lô khi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em ở Thê-xa-lô-ni-ca, (1 Tx 2, 1-12).
    3. Đức tin và ḷng kiên nhẫn của tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca đă đón nhận Tin Mừng, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, (1 Tx 2, 13-16).
    4. Ông Phao-lô lo lắng về cộng đoàn, hứa sẽ cố gắng hơn để lại thấy mặt anh em, (1 Tx 2, 17-20).
    5. Phái ông Ti-mô-thê đi Thê-xa-lô-ni-ca để làm cho anh em được vững mạnh, và khích lệ đức tin của anh em, (1 Tx 3, 1-5).
    6. Tạ ơn Chúa v́ các tin tức nhận được từ anh Ti-mô-thê, sau khi anh đă đến thăm anh em trở về, (1 Tx 3, 6-10).
    7. Xin Thiên Chúa cho anh em được bền tâm vững chí cho đến ngày Đức Giê-su quang lâm cùng với các thánh của Người, (1 Tx 3, 11-13).

    III. Các lời khuyên nhủ và chỉ dẫn, (1 Tx 4, 1-5, 22):
    1. Khuyên cộng đoàn sống thánh thiện và bác ái trong t́nh huynh đệ, (1 Tx 4, 1-12):
    a. Sống thánh thiện, (1 Tx 4, 1-8).
    b. Sống bác ái, (1 Tx 4, 9-12).
    2. Niềm an ủi và hy vọng cho các tín hữu đă qua đời và đang c̣n sống trong ngày Chúa quang lâm, (1 Tx 4, 13-18):
    a. Các tín hữu đă qua đời sẽ sống lại trước tiên trong ngày Chúa quang lâm, (1 Tx 4, 13-16).
    b. Kế đến là các tín hữu đang c̣n sống sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ để nghênh đón Chúa trên không trung, (1 Tx 4, 17-18).
    3. Hăy tỉnh thức chờ ngày Chúa quang lâm, (1 Tx 5, 1-11).
    4. Một vài đ̣i hỏi của Giáo hội đối với đời sống cộng đoàn, (1 Tx 5, 12-22).

    IV. Kết luận: Lời cầu nguyện và lời chào cuối thư, (1 Tx 5, 23-28).

    *
    **


    Bản văn sách Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca :
    Sách Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca hay Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Thessalonikê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca hay 1 Thessalonians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .

    *
    **


    [14]. Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca (2 Thessalonians)
    Trong thư thứ nhất, thánh Phao-lô có viết cho tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca về ngày Chúa quang lâm như sau:
    Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người c̣n lại vào ngày Chúa quang lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đă an giấc ngàn thu đâu. V́ khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lănh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, th́ chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đă chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên; rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người c̣n lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa măi măi.” (1 Tx 4,15-17).

    Tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca dựa vào các câu trên nên nghĩ ngày Chúa quang lâm sắp đến nơi rồi nên họ bỏ bê công ăn việc làm và chỉ mong đợi ngày Chúa lại đến.
    V́ lư do này thánh Phao-lô viết Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca để cho Tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca biết rằng trước ngày Chúa lại đến, sẽ có những báo hiệu như nhiều người bỏ đạo, “tên gian ác” xuất hiện v.v…và khuyên nhủ tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca không nên sống vô kỷ luật mà nên làm ăn b́nh thường và tỉnh thức, luôn luôn sẵn sàng chờ đón Chúa lại đến.

    Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca cũng được viết tại Cô-rin-tô sau Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca vài ba tháng.
    Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca, (2 Tx), có thể được chia làm 5 phần như sau:

    I. Lời mở đầu, (2 Tx 1, 1-2).

    II. Tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện, (2 Tx 1, 3-12):
    1. Tạ ơn Thiên Chúa về anh em, v́ ḷng tin của anh em đang phát triển mạnh, (2 Tx 1, 3-5).
    2. Thiên Chúa sẽ thưởng phạt công minh ngày sau hết, (2 Tx 1, 6-10).
    3. Lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em, (2 Tx 1, 11-12).

    III. Ngày Chúa quang lâm, (2 Tx 2, 1-17):
    1. Ngày Chúa quang lâm và những ǵ xảy ra trước đó (phải có hiện tượng chối đạo, và người ta phải thấy xuất hiện người gian ác), (2 Tx 2, 1-12).
    2. Khuyên nhủ kiên tŕ: anh em hăy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đă dạy cho anh em, (2 Tx 2, 13-17).

    IV. Xin lời cầu nguyện, nhắc nhở phải làm việc và chúc lành, (2 Tx 3, 1-15):
    1. Xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh, (2 Tx 3, 1-5).
    2. Đề pḥng lối sống vô kỷ luật, chẳng làm việc ǵ v́ cơn sốt ngóng chờ quang lâm, (2 Tx 3, 6-15).
    3. Xin Chúa ban cho anh em được b́nh an mọi lúc và về mọi phương diện, (2 Tx 3, 16).

    V. Kết luận: Lời chào cuối thư, (2 Tx 3, 17-18).

    (C̣n tiếp)
    *
    **



    Bản văn sách Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca :
    Sách Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca hay Thư Thứ Hai Gửi Tín Hữu Thessalonikê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca hay 2 Thessalonians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Bài đọc thêm:
    Ngày Chúa quang lâm là chủ đề chính của hai thư Thê-xa-lô-ni-ca. Ngày Chúa quang lâm là Ngày Của Chúa hay ngày Chúa Giê-su lại đến thế gian lần thứ hai trong ngày tận thế để phán xét mọi người theo những việc mỗi người đă làm.
    Ngày Chúa quang lâm cũng c̣n được gọi là Ngày Phán Xét cuối cùng. Bạn đọc có thể đọc thêm về Ngày Phán Xét cuối cùng, hay General Judgment ở đây.

    Ngày Chúa quang lâm là đối tượng nghiên cứu của “Cánh chung luận” trong Thần Học Công Giáo. Bạn đọc có thể đọc thêm về "Cánh Chung Luận Trải Qua Ḍng Lịch Sử Hội Thánh” ở đây.


    Hành tŕnh truyền giáo lần I (45-49) và II (50-52) của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google hiện nay:




    Giáo đoàn ở Thessalonica là một trong bảy giáo đoàn được thánh Phao-lô gửi thư:




    Thessalonica trên bản đồ Hy Lạp (Greece) hiện nay:

    Thành phố hải cảng Thessalonica, c̣n có tên là Thessalonike và Salonica, được thành lập vào khoảng 315 trước Công nguyên bởi vua Cassander của Macedonia, hay Kassandros, trên hoặc gần khu vực của thành phố cổ Therma và 26 làng địa phương khác. Vua Cassander đă đặt tên thành phố theo tên của vợ ông là Thessalonike, chị gái cùng cha khác mẹ của vua Alexander Đại đế (Alexander the Great); công chúa Thessalonike của Macedonia là con gái của vua Philip II (người đă lấy tên ḿnh đặt tên cho thị trấn Crenides là thành phố Philippi năm 356 trước Công Nguyên; Philippi, Phi-líp-phê, cách Thessalonica khoảng 100 miles, hay 160 km, về hướng đông bắc). Dưới vương quốc Macedonia, thành phố Thessalonica được quyền tự chủ với quốc hội riêng. Là thủ phủ của vương quốc, Macedonia là một trong các thành thành phố quan trọng nhất của vương quốc Macedonia.
    Năm 1430 đế quốc Ottoman (Ottoman Empire, 1299-1923), c̣n được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đánh chiếm Thessalonica và ngày 8 November 1912 đế quốc Ottoman đă trao trả Thessalonica cho Hy Lạp ngày nay.
    Thessalonica và vùng phụ cận có dân số 1,104,460 người vào năm 2011.



    Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca trên bản thảo viết tay Minuscule 699:


    Khởi đầu của Thư 1 Thê-xa-lô-ni-ca nơi trang 18 trong tổng số 369 trang trong bản thảo viết tay Minuscule 699 ở thế kỷ XI.




    Last edited by Truc Vo; 06-07-2016 at 09:49 PM.

  3. #163
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [15]. Thư 1 Ti-mô-thê (1 Timothy)
    “Thư 1 Ti-mô-thê” c̣n được gọi là “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”.
    Sau khi đă khuyên Ti-mô-thê ở lại Ê-phê-xô (Ephesus) để trông coi giáo đoàn, thánh Phao-lô đi Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia), (1Tm1,3).

    Cho đến thời điểm đó, Ti-mô-thê chưa từng làm công việc mục vụ tức là tổ chức, điều hành và quản trị một giáo đoàn. Có thể v́ lư do này mà một thời gian sau đó thánh Phao-lô mới viết “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”, gửi cho Ti-mô-thê đang trông coi giáo đoàn Ê-phê-xô với mục đích hướng dẫn ông về cách thức tổ chức, điều hành và quản trị một giáo đoàn, hướng dẫn ông về những đức tính và bổn phận của những người đứng đầu coi sóc cộng đoàn. Vào thời điểm đó thánh Phao-lô cũng nghe có nhiều “thầy dạy giả hiệu”, rao giảng các giáo lư sai lạc, nên thánh Phao-lô cũng muốn nhắc nhở Ti-mô-thê phải bảo vệ giáo lư chân chính và đề pḥng giáo lư sai lạc.

    “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”, “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê” và “Thư gửi Ti-tô (Titus)” được xếp vào loại Thư Mục Vụ (“Pastoral Epistles” hay “Pastoral Letters”). Gọi như thế v́ các thư loại này quan tâm đến công việc của các giới chức có trách nhiệm chăm sóc cho cộng đồng tín hữu hoặc các cộng đồng tín hữu mà họ phụ trách.

    Từ cuối thế kỷ II đến thế kỷ XIX, một số nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng thánh Phao-lô không thực sự là tác giả của 3 thư nói trên (và một số thư khác). Họ có ư kiến tác giả của 3 thư nói trên là của một môn đệ nào đó, v́ giọng văn và lời trong thư có vẻ xa lạ khi so sánh với các thư khác đă biết rơ là của chính thánh Phao-lô viết.

    Theo truyền thống của Giáo hội, chúng ta hăy cứ coi thánh Phao-lô là tác giả của các thư này. Cũng theo truyền thống, “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê” được viết sau khi thánh Phao-lô được trả tự do sau thời gian ở tù lần I, 61-63, tại Rô-ma (Rome); có thể thư được viết vào khoảng năm 65 trong khi thánh Phao-lô đang ở Macedonia.
    “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”, (1Tm), có thể được chia làm 6 phần như sau:

    I. Lời mở đầu, (1 Tm 1, 1-2).

    II. Các chủ đề chính của thư, (1 Tm 1, 3-20):
    1. Ông Phao-lô cắt cử Ti-mô-thê trông coi giáo đoàn ở Ê-phê-xô (Ephesus), (1 Tm 1, 3-5).
    2. Đề pḥng giáo lư sai lạc, (1 Tm 1, 6-11).
    3. Ông Phao-lô biết ơn Ḷng Thương Xót của Thiên Chúa đối với ông, (1 Tm 1, 12-17).
    4. Trách nhiệm của ông Ti-mô-thê: phải xử thế xứng đáng với thiên chức của ḿnh, (1 Tm 1, 18-20).

    III. Những lời căn dặn toàn thể Hội Thánh và những vị có trách nhiệm cai quản Hội Thánh về việc quản trị cộng đoàn, (1 Tm 2, 1-3, 16):
    1. Mọi người cần cầu nguyện cho cho tất cả mọi người, (1 Tm 2, 1-7).
    2. Cách ứng xử cần có của người đàn ông, (1 Tm 2, 8).
    3. Cách ứng xử cần có của người phụ nữ, (1 Tm 2, 9-15).
    4. Phẩm chất cần có của các “giám quản” (Bishop), (1 Tm 3, 1-7).
    5. Phẩm chất cần có của các trợ tá (Deacons), (1 Tm 3, 8-13).
    6. Mầu nhiệm của đạo thánh của chúng ta, (1 Tm 3, 14-16).

    IV. Nhắn nhủ môn đệ Ti-mô-thê phải cư xử thế nào cho đúng cách và hữu hiệu, (1 Tm 4, 1-6, 2):
    1. Các người dạy giáo lư sai lạc của chủ nghĩa khổ hạnh (Asceticism), (1 Tm 4, 1-5).
    2. Lời khuyên dành cho ông Ti-mô-thê: “hăy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và ḷng trong sạch”, (1 Tm 4, 6-16).
    3. Cách cư xử với các hạng người tín hữu nói chung, (1 Tm 5, 1-25):
    a. Cách cư xử với các cụ già, (1 Tm 5, 1-2).
    b. Cách cư xử với các bà góa, (1 Tm 5, 3-16).
    c. Cách cư xử với các kỳ mục, (1 Tm 5, 17-25).

    4. Cách cư xử của các nô lệ, (1 Tm 6, 1-2).

    V. Giáo lư sai lạc và sự giàu có đích thực, (1 Tm 6, 3-19):
    1. Phân biệt người dạy giáo lư chân chính và người dạy giáo lư sai lạc, (1 Tm 6, 3-10).
    2. Lời căn dặn thiết tha dành cho ông Ti-mô-thê: “hăy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu ḷng tin và ḷng mến, hăy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà”, (1 Tm 6, 11-16).
    3. Lời khuyên dành cho người giàu có: “làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng răi, sẵn sàng chia sẻ”, (1 Tm 6, 17-19).

    VI. Lời nhắn nhủ cuối cùng, (1 Tm 6, 20-21):
    Lời nhắn nhủ cuối cùng cho ông Ti-mô-thê: “hăy bảo toàn giáo lư đă được giao phó cho anh”.

    *
    **



    Bản văn sách Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê :
    Sách Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê hay Thư Thứ Nhất Gửi Timôthê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê hay 1 Timothy theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .

    *
    **



    [16]. Thư 2 Ti-mô-thê (2 Timothy)
    “Thư 2 Ti-mô-thê” c̣n được gọi là “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê”.
    Trong các năm 66-67, thánh Phao-lô lại bị bắt giam lần II tại Rô-ma (Rome). Trong cảnh tù tội và có nhiều bạn bè bỏ Rô-ma đi nơi khác, (2Tm 4,10-13), thánh Phao-lô có lúc cảm thấy cô đơn, nhớ môn đệ thân thiết Ti-mô-thê và có lúc thánh Phao-lô cảm thấy đời ḿnh sắp kết thúc, (2Tm 4,6-8), nên viết “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê” thúc giục Ti-mô-thê mau đến thăm, (2Tm 4,9), và coi như viết di chúc cho Ti-mô-thê.

    Trong Thư 2 Ti-mô-thê, thánh Phao-lô khuyên nhủ Ti-mô-thê phải kiên tâm tuyên xưng đức tin, phải trung tín thi hành sứ mệnh tông đồ và cho biết t́nh trạng hiện thời của ḿnh. Thánh Phao-lô cũng mong muốn chóng gặp lại Ti-mô-thê khi thánh Phao-lô cảm thấy đời ḿnh sắp kết thúc.

    “Thư 2 Ti-mô-thê” được viết tại Rô-ma, khoảng năm 67, trước khi thánh Phao-lô bị hoàng đế Nero chém đầu.
    “Thư 2 Ti-mô-thê”, (2Tm), có thể được hia ra làm 5 phần như sau:

    I. Phần mở đầu, (2 Tm 1, 1-5):
    1. Lời mở đầu, (2 Tm 1, 1-2).
    2. Tạ ơn Thiên Chúa “khi tôi không ngừng nhắc nhớ đến anh, trong các lời cầu nguyện của tôi, đêm cũng như ngày”, (2 Tm 1, 3-5).

    II. Phải kiên tâm tuyên xưng đức tin, (2Tm 1, 6-2,13):
    1. Những ơn huệ ông Ti-mô-thê đă nhận được: một Thần Khí khiến được đầy sức mạnh, t́nh thương, và biết tự chủ, (2 Tm 1, 6-11).
    2. Nỗi đau khổ của ông Phao-lô khi bị ở tù lần thứ hai tại Rô-ma, bị một số người bỏ rơi, (2 Tm 1, 12-18).
    3. Ư nghĩa các đau khổ của người tông đồ: “cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đă chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Ki-tô Giê-su, và được hưởng vinh quang muôn đời”. (2 Tm 2, 1-13).

    III. Phải trung tín thi hành sứ mệnh tông đồ, (2Tm 2, 14- 4,8):
    1. Cảnh báo hiểm hoạ gây nên bởi các cuộc tranh luận vô bổ, bởi tà thuyết, bởi những người dạy giáo lư sai lạc, (2 Tm 2, 14-26).
    2. Đề pḥng những người dạy giáo lư sai lạc trong giáo đoàn vào những ngày sau hết, (2 Tm 3, 1-9).
    3. Hăy noi gương tác giả, ông Phao-lô, trong việc rao giảng Lời của Chúa, (2 Tm 3, 10-17).
    4. Lời khuyên nhủ thiết tha: “Hăy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh”, (2 Tm 4, 1-5).
    5. Ông Phao-lô vào cuối đời: “Giờ đây tôi chỉ c̣n đợi ṿng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng c̣n cho tất cả những ai hết t́nh mong đợi Người xuất hiện”. (2 Tm 4, 6-8).

    IV. T́nh trạng hiện thời của thánh Phao-lô và nhu cầu của Người, (2 Tm 4, 9-21):
    1. Mong Ti-mô-thê mau mau đến với thánh Phao-lô, v́ “chỉ c̣n một ḿnh anh Lu-ca ở với tôi”, (2 Tm 4, 9-13).
    2. “Hăy đề pḥng A-lê-xan-đê (Alexander) v́ anh ta mạnh mẽ chống lại lời chúng ta rao giảng”, nhưng “Chúa sẽ c̣n cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc”, (2 Tm 4, 14-18).
    3. Các lời thăm hỏi những người thân quen và bạn bè anh em gửi lời thăm Ti-mô-thê, (2 Tm 4, 19-21).

    V. Phần kết (2Tm4, 22):
    Cuối thư, chúc lành Ti-mô-thê và độc giả: “Chúa ở cùng thần trí anh. Chúc anh em được ân sủng”.

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê :
    Sách Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê hay Thư Thứ Hai Gửi Timôthê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê hay 2 Timothy theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Tượng thánh (Icon) Timothy:


    Thánh Timothy: Giám mục, Tử đạo.

    Thánh Timothy là người gốc ở thành phố Lưt-ra (Lystra), miền Ly-cao-ni-a (Lycaonia) thuộc Tiểu Á (Asia Minor, nay là Thổ Nhĩ Kỳ), được sinh ra khoảng năm 17 sCN.
    Trong chuyến đi truyền giáo đầu tiên, 45-49, khi thánh Phao-lô và Ba-na-ba (Barnabas) đến thăm Lystra, thánh Phao-lô đă chữa lành một người què từ khi sinh ra, (Cv 14,8-20), khiến nhiều cư dân tin theo lời giảng dạy của thánh Phao-lô.

    Trong chuyến đi truyền giáo lần II, 50-52, khi thánh Phao-lô và Xi-la (Silas) đến Lystra th́ Timothy, người mẹ Êu-ni-kê (Eunice) và bà ngoại Lô-ít (Lois) đă là các thành viên đáng kính của cộng đoàn Kitô giáo ở đó. Timothy được cho là đă từng làm quen với Thánh Kinh từ khi c̣n nhỏ.
    Người mẹ Eunice là người Do thái, nhưng cha của Timothy là người Hy-lạp. Tại Lystra, thánh Phao-lô gặp Timothy, cho Timothy chịu phép cắt b́ và nhận Timothy làm đồ đệ, (Cv 16,1-3). Về sau Timothy là người đồng hành với thánh Phao-lô trong các hành tŕnh truyền giáo lần II, 50-52, và lần III, 53-58, và trở thành người cộng tác rất đắc lực trong việc truyền giáo với thánh Phao-lô.

    “Khi đi Ma-kê-đô-ni-a, tôi đă khuyên anh ở lại Ê-phê-xô để anh truyền cho một số người đừng dạy một giáo lư khác” (1Tm1,3). Câu này cho thấy thánh Phao-lô cắt cử Timothy trông coi giáo đoàn ở Ephesus với tư cách như một “giám quản” (Bishop). Eusebius, nhà thần học, sử gia ở thế kỷ thứ 4 và là giám mục (Bishop) ở Caesarea (Xê-da-rê, thuộc Palestine), ghi rằng Timothy trở thành giám mục tiên khởi của Ê-phê-xô.

    Năm 97, khi được 80 tuổi, Giám mục Timothy đă cố gắng ngăn chặn một đám rước tôn vinh nữ thần Diana ở Ephesus bằng cách rao giảng Tin Mừng trong đám rước. Người lương trong đám rước tức giận đánh Timothy, kéo Timothy qua các đường phố và ném đá Giám mục Timothy cho đến chết.

    Thánh Timothy được xem là “Quan thầy của những người đau dạ dày và rối loạn đường ruột”. (“Timothy is the patron invoked against stomach and intestinal disorders”.)



    Các địa danh được nói đến trong “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê”:


    Miền Asia-Minor (Tiểu Á) thời đế quốc La-mă, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Bản đồ nền thuộc thế kỷ IV nên ranh giới các tỉnh không chính xác, nếu xét dưới thời thánh Phao-lô.

    Các thành phố được nói đến trong “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê”, trong các e-líp màu đỏ, gồm: An-ti-ô-khi-a (Antioch, 2 Tm 3,11), I-cô-ni-ô (Iconium, 2 Tm 3,11), Lưt-ra (Lystra, 2 Tm 3,11), Ga-lát (Galatia, 2Tm 4,10), Ê-phê-xô (Ephesus, 2Tm 4,12), Trô-a (Troas, 2 Tm 4,13), Mi-lê-tô (Miletus, 2Tm 4, 20).
    Về Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonica, 2Tm 4,10) và Cô-rin-tô (Corinth, 2Tm 4,10), xin xem “Hành tŕnh truyền giáo lần I (45-49) và II (50-52) của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google hiện nay” trong post # 162 ở trên.
    Về Đan-ma-ti-a (Dalmatia, được nói trong 2Tm 4,10), đó là một phần của Croatia ngày nay.

    Sinh quán của thánh Ti-mô-thê là thành phố Lưt-ra (Lystra), tỉnh Ly-cao-ni-a (Lycaonia), trong các e-líp màu xanh đậm. Lystra ngày nay chỉ c̣n lại vài tàn tích chưa được khai quật và không có trên bản đồ Google. Thành phố sát cạnh Lystra ngày xưa là thành phố Gökyurt ngày nay, thuộc huyện Meram tỉnh Konya, Thổ Nhĩ Kỳ.



    Thánh Timothy lúc c̣n trẻ và thân mẫu Eunice (Êu-ni-kê):


    Eunice và Timothy” – Tranh của Henry Lejeune.



    Thánh Timothy lúc c̣n trẻ và bà ngoại Lois (Lô-ít):


    Timothy and his grandmother”, 1648 – Tranh của Rembrandt.

    Thân mẫu và bà ngoại của thánh Timothy đều là người nổi tiếng sùng đạo ở thành phố Lystra, quê hương của thánh Timothy. Thánh Phao-lô đă viết về 2 vị này trong “Thư 2 gửi môn đệ Timothy” như sau: “Tôi hồi tưởng lại ḷng tin không giả h́nh của anh, ḷng tin đă có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh, cũng như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy”. (2 Tm1, 5).



    Last edited by Truc Vo; 12-07-2016 at 10:03 AM.

  4. #164
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [17]. Thư gửi ông Ti-tô (Titus)
    “Thư gửi ông Ti-tô” c̣n được gọi là “Thư Ti-tô”.
    Lư do thánh Phao-lô viết “Thư gửi ông Ti-tô” cũng tương tự như lư do khi thánh Phao-lô viết “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”: Sau khi cắt cử ông Ti-tô trông coi giáo đoàn ở Crete (Cơ-rê-ta) một thời gian, thánh Phao-lô mới viết “Thư gửi ông Ti-tô” với mục đích hướng dẫn ông về cách thức tổ chức, điều hành và quản trị một giáo đoàn, hướng dẫn ông về những đức tính và bổn phận của những người đứng đầu coi sóc cộng đoàn. Vào thời điểm, đó thánh Phao-lô cũng nghe có nhiều “thầy dạy giả hiệu”, rao giảng các giáo lư sai lạc, nên thánh Phao-lô cũng muốn nhắc nhở ông Ti-tô phải bảo vệ giáo lư chân chính và đề pḥng giáo lư sai lạc.

    Một số nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng “Thư gửi ông Ti-tô” được viết trước “Thư 1 gửi môn đệ Ti-mô-thê”.

    Theo truyền thống của Giáo hội, “Thư gửi ông Ti-tô” được viết sau khi thánh Phao-lô được trả tự do sau thời gian ở tù lần I, 61-63, tại Rô-ma (Rome); có thể thư được viết vào khoảng năm 65 trong khi thánh Phao-lô đang ở Macedonia.
    Thư gửi ông Ti-tô, (Tt), gồm 3 chương, có thể được chia thành 5 phần như sau:

    I. Lời mở đầu và lời chào, (Tt 1, 1-4).

    II. Phẩm chất cần có của các kỳ mục, (Tt 1, 6-16):
    1. Chọn đặt các kỳ mục* (presbyters), phẩm chất cần có của các kỳ mục, (Tt 1, 6-9).
    2. Chống lại những người dạy giáo lư sai lạc, (Tt 1, 10-16).

    III. Cách hành xử cần có của các tín hữu Ki-tô giáo, (Tt 2, 1-15):
    1. Cách hành xử cần có của các tín hữu Ki-tô giáo: cụ ông, cụ bà, thiếu niên nam nữ, nô lệ, (Tt 2, 1-10).
    2. Nền tảng thần học của những đ̣i hỏi trên: Ân sủng của Thiên Chúa dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. (Tt 2, 11-15).

    IV. Lời khuyên chung cho các tín hữu và riêng cho ông Ti-tô, (Tt 3, 1-11):
    1. Bổn phận chung của các tín hữu: “tuân lệnh các nhà chức trách, sẵn sàng làm mọi việc tốt, đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn luôn tỏ ḷng nhân từ với mọi người”. (Tt 3, 1-7).
    2. Lời khuyên riêng cho ông Ti-tô: tránh các cuộc tranh luận vô bổ và những người bè phái, (Tt 3, 8-11).

    V. Phần kết: Dặn ḍ. Lời chào và lời chúc cuối thư, (Tt 3, 12-15).

    (C̣n tiếp)

    *
    **

    Chú thích: Về các từ “kỳ mục”, (Tt 1, 6-9), và “giám quản”, (1 Tm 3, 1-7):
    Các từ “kỳ mục” (“presbyter”) và “giám quản” (“bishop”) theo chú thích của bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ th́ “the terms episkopos and presbyteros (“bishop” and “presbyter”) refer to the same persons” hay 2 từ này cùng chỉ một người, có nghĩa là hai từ “kỳ mục” và “giám quản” đồng nghĩa. Xin xem chú thích các câu (Tt 1,5-9).



    Bản văn sách Thư gửi ông Ti-tô :
    Sách Thư gửi ông Ti-tô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư gửi ông Ti-tô hay Thư Gửi Titô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư gửi ông Ti-tô hay Titus theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .

    *
    **


    Thánh Ti-tô, Giám mục:


    Một đệ tử và là người đồng hành của Thánh Phao-lô mà vị thánh vĩ đại đă gửi một trong những thư mục vụ của ḿnh. Thánh Phao-lô đă gọi Thánh Ti-tô là "người con tôi thực sự sinh ra trong cùng một đức tin chung”, (Tt 1,4).

    Không được đề cập trong sách Công Vụ Tông Đồ, nhưng Ti-tô đă được ghi nhận trong các thư của thánh Phao-lô như: “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô”, (2 Cr 2,13), (2 Cr 7,6-14), (2 Cr 8,6-23), (2 Cr 12,18), “Thư gửi tín hữu Ga-lát”, (Ga 2,1-3), “Thư 2 gửi môn đệ Ti-mô-thê”, (2 Tm 4,10).

    Thánh Ti-tô là người Hy-lạp, có thể gốc ở Antioch, nhờ Thánh Phao-lô mà biết đến Chúa Giê-su. Được Thánh Phao-lô xem như là thông dịch viên và thư kư và cũng được Thánh Phao-lô giao cho nhiều trọng trách khác nhau. Thánh Ti-tô đă tháp tùng Thánh Phao-lô tham dự Công Đồng Jerusalem năm 49.

    Thánh Ti-tô đă được Thánh Phao-lô cử đến Corinth nơi ông làm ḥa thành công mối bất ḥa giữa Cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô và Thánh Phao-lô là người sáng lập Cộng đoàn này, (2 Cr 7,6-16).

    Sau khi ra tù lần I, 61-63, tại Rô-ma (Rome), Thánh Phao-lô có đến giảng đạo tại đảo Crete, Hy Lạp. Do nhiều nơi khác cần đến Thánh Phao-lô nên Thánh Phao-lô cắt cử Thánh Ti-tô ở lại đảo Crete để giúp tổ chức Giáo Hội ở đó.

    Theo Eusebius, nhà thần học, sử gia ở thế kỷ thứ 4 và là giám mục (Bishop) ở Caesarea (Xê-da-rê, thuộc Palestine), th́ Ti-tô trở thành giám mục đầu tiên của đảo Crete (Cơ-rê-ta).

    Trong buổi giảng giáo lư tại Vatican ngày 27 tháng 12/ 2006, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng cho rằng Thánh Phao-lô đă cử Ti-tô ở lại đảo Crete như một Giám mục, khi Ngài nói: “Further information from the Pastoral Letters describes him as Bishop of Crete (cf. Ti 1:5), from which, at Paul's invitation, he joined the Apostle at Nicopolis in Epirus (cf. Ti 3:12). Later, he also went to Dalmatia (cf. II Tm 4:10). We lack any further information on the subsequent movements of Titus or on his death”. (cf. có nghĩa là xem thêm, tiếng la-tinh confer.)
    Xin tạm dịch:
    "Thông tin từ các Thư Mục Vụ mô tả Ti-tô là Giám mục của Crete (xem Tt 1, 5), từ đó, theo lời mời của Thánh Phao-lô, ông gặp lại Tông Đồ (Phao-lô) ở Nicopolis thuộc Epirus (x Tt 3,12). Sau đó, ông Titus cũng đă đến Dalmatia (x. 2 Tm 4,10). Chúng ta không có bất kỳ thông tin ǵ thêm về các hoạt động tiếp theo của Titus hoặc về cái chết của ông ".




    Nhà thờ thánh Ti-tô ở thành phố Heraklion, đảo Crete, Hy Lạp
    :




    Các địa danh được nói đến trong “Thư gửi ông Ti-tô”:


    Bản đồ các thành phố do đế quốc La-mă thành lập ở Hy-lạp (Map of Roman cities founded in Greece).

    Đảo Crete (Cơ-rê-ta), (Tt 1,5), và thành phố Nicopolis (Ni-cô-pô-li), (Tt 3,12), thuộc tỉnh Epire (tiếng Pháp; tiếng Anh là Epirus) được nói đến trong Thư gửi ông Ti-tô.



    Các địa danh được nói đến trong “Thư gửi ông Ti-tô” trên bản đồ Hy Lạp (Greece) hiện nay:


    Ngoài đảo Crete và thành phố Nicopolis (Ni-cô-pô-li) được nói đến trong Thư gửi ông Titus, theo Thư 2 gửi môn đệ Timothy, (2Tm 4,10), thánh Titus c̣n đến hoạt động truyền giáo tại tỉnh Dalmatia thuộc đế quốc La-mă vào thời thánh Phao-lô, nay thuộc một phần của Croatia.
    Last edited by Truc Vo; 16-07-2016 at 07:20 AM.

  5. #165
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [18]. Thư gửi ông Phi-lê-môn (Philemon)
    Ông Phi-lê-môn là một công dân của Cô-lô-xê (Colossae) được Thánh Phao-lô gọi là “cộng sự viên thân mến của chúng tôi”, (Phm 1,1), có lẽ đă được Thánh Phao-lô giúp gia nhập vào Ki-tô giáo trong thời gian Thánh Phao-lô cư trú lâu dài hơn hai năm tại tại Ê-phê-xô (Ephesus) trong chuyến đi truyền giáo lần thứ III, 53-58, v́ Thánh Phao-lô chưa từng ghé qua Cô-lô-xê. Giàu có và cao quư, ông Phi-lê-môn sở hữu nô lệ; nhà ông là một nơi hội họp và thờ phượng cho các tín hữu Ki-tô giáo ở Cô-lô-xê, (Phm 1, 2).

    Ông Phi-lê-môn có một người nô lệ tên là Ô-nê-xi-mô (Onesimus). Ô-nê-xi-mô lấy trộm một vật ǵ đó của chủ là ông Phi-lê-môn và trốn đi. Dưới cảnh huống mà chúng ta không rơ, anh ta t́m gặp Thánh Phao-lô lúc đó đang ngồi tù lần thứ nhất tại Rô-ma (Rome), 60-63.
    Thánh Phao-lô dạy dỗ và rửa tội cho Ô-nê-xi-mô, biến anh thành cộng sự viên thân thiết.
    Sau đó, thánh Phao-lô gửi anh trở về với chủ cũ, kèm với “Thư gửi ông Phi-lê-môn”. Trong thư, Thánh Phao-lô mong Phi-lê-môn nhận lại Ô-nê-xi-mô không phải như một người nô lệ, mà là như một người anh em rất thân mến với t́nh anh em trong Chúa Giê-su.

    “Thư gửi ông Phi-lê-môn” chỉ là một lá thư cá nhân, không có giảng thuyết về giáo lư đặc biệt. Đây là thư ngắn nhất, (chỉ có 25 câu và 677 từ), trong số các thư của Thánh Phao-lô và là “sách” ngắn thứ ba trong số 73 sách của Cựu Ước và Tân Ước, chỉ sau hai Thư II, (13 câu và 429 từ), và Thư III, (15 câu và 442 từ), của Thánh Gioan (John). V́ sao chỉ là một lá thư cá nhân và rất ngắn lại được xếp vào quy điển Kinh Thánh của Giáo hội? Câu hỏi này đă được nêu ra từ thời Thánh Giê-rô-ni-mô (Jerome) dịch bản Phổ Thông (Vulgate) ở thế kỷ IV. Các nhà chú giải Thánh Kinh ngày nay đă cho rằng “Thư gửi ông Phi-lê-môn” sở dĩ được liệt vào quy điển Kinh Thánh của Giáo hội v́ chủ đề chính của thư là quan điểm của Giáo hội về vấn đề nô lệ (Slavery) và thư này tuy Thánh Phao-lô gửi cho ông Phi-lê-môn nhưng Giáo hội muốn tất cả các tín hữu đều đọc thư này để có cái nh́n của Giáo hội về vấn đề nô lệ, vốn rất phổ biến thời Thánh Phao-lô. Thánh Phao-lô không bênh vực hay chống đối vấn đề nô lệ, nhưng Thánh Phao-lô chỉ mong mọi người hăy xem nhau như anh em, với t́nh anh em trong Chúa Giê-su.

    Trong thông điệp, hay c̣n được gọi là thư luân lưu (Encyclical letter), “Spe salvi” (Tiếng Anh là "Saved in Hope", hay dịch sang tiếng Việt là “Được Cứu Độ Nhờ Hy Vọng”), phổ biến ngày 30 tháng 11/2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (Benedict XVI) đă viết về “Thư gửi ông Phi-lê-môn” như sau:

    “This is a very personal letter, which Paul wrote from prison and entrusted to the runaway slave Onesimus for his master, Philemon. Yes, Paul is sending the slave back to the master from whom he had fled, not ordering but asking: “I appeal to you for my child ... whose father I have become in my imprisonment ... I am sending him back to you, sending my very heart ... perhaps this is why he was parted from you for a while, that you might have him back for ever, no longer as a slave but more than a slave, as a beloved brother ...” (Philem 10-16). Those who, as far as their civil status is concerned, stand in relation to one an other as masters and slaves, inasmuch as they are members of the one Church have become brothers and sisters—this is how Christians addressed one another. By virtue of their Baptism they had been reborn, they had been given to drink of the same Spirit and they received the Body of the Lord together, alongside one another. Even if external structures remained unaltered, this changed society from within”. (Điều, hay số 4, “Spe salvi”).

    Đức Giám Mục Nguyễn Văn Khảm đă dịch đoạn trên như sau:
    “Đây là một bức thư cá nhân mà thánh Phaolô đă viết trong tù và giao cho người nô lệ chạy trốn (Onêsimô) gửi đến cho chủ của anh là Philêmon. Thực vậy, Phaolo đă trả người nô lệ này cho chủ, về nơi anh ta đă bỏ trốn, và ngài không truyền lệnh nhưng nài van: “Tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đă sinh ra trong cảnh xiềng xích… tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hăy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi… Nó đă xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó cách vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay v́ một người nô lệ, th́ là một người anh em rất thân mến” ( Plm1,10-16). Những con người vốn quan hệ với nhau như chủ nhân và nô lệ, trong điều kiện xă hội của họ, nhưng nay trong tư cách là thành viên của Giáo Hội duy nhất, họ đă trở nên anh chị em với nhau, đó là cách mà các Kitô hữu xưng hô với nhau. Họ được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, được uống cùng một Thánh Thần, và cùng nhau lănh nhận Ḿnh Thánh Chúa. Dù cho cơ cấu bên ngoài vẫn y nguyên, việc này đă thay đổi xă hội từ bên trong.” (TV in đậm câu sau cùng.)

    Tự Điển Bách Khoa Mở en.wikipedia.org viết về việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI dẩn chứng “Thư gửi ông Phi-lê-môn” trong thông điệp “Spe salvi” như sau:
    “Pope Benedicto XVI refers to this letter in the Encyclic, Spe salvi, highlighting the power of christianism as power of transformation of the society. In fact it will be decisive to virtual desappereance the slavery during the middle age”.

    Xin tạm dịch “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tham chiếu “Thư gửi ông Phi-lê-môn” trong thông điệp Spe salvi có mục đích làm nổi bật sức mạnh của chủ nghĩa Kitô giáo cánh hữu (Christianism) là sức mạnh của sự biến đổi của xă hội. Trong thực tế, nó là yếu tố quyết định làm cho chế độ nô lệ từ từ biến đổi trong thời trung cổ”.

    Về sau các nhân vật chính trong “Thư gửi ông Phi-lê-môn” như ông Phi-lê-môn, vợ ông là bà Áp-phi-a (Apphia), con ông bà là Ác-khíp-pô (Archippus) và người nô lệ Ô-nê-xi-mô (Onesimus) đều được phong thánh.

    “Thư gửi ông Phi-lê-môn”, (Plm), được viết ở Rô-ma khoảng năm 61-63. Chúng ta có thể chia thư này làm 4 phần như sau:

    I. Lời chào thăm, (Plm 1, 1-3):
    1. Người gửi: Thánh Phao-lô và cộng sự viên Ti-mô-thê (Timothy), (Plm 1, 1).
    2. Người nhận: Phi-lê-môn, chị Áp-phi-a (Apphia), anh Ác-khíp-pô (Archippus) và hội thánh họp tại nhà Phi-lê-môn, (Plm 1, 2).
    3. “Chúc anh chị em được đầy tràn ân sủng và b́nh an của Thiên Chúa”, (Plm 1, 3).

    II. Tạ ơn và cầu nguyện, (Plm 1, 4-7):
    1. “Tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về ḷng mến và ḷng tin của anh đối với Chúa Giê-su: ḷng mến và ḷng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh”. (Plm 1, 4-5).
    2. “Chớ ǵ ḷng tin mà anh chia sẻ với chúng tôi trở nên hữu hiệu, giúp anh hiểu biết tất cả những ǵ tốt chúng ta có thể làm để phục vụ Đức Ki-tô”. Đức bác ái của anh đă làm cho ḷng trí các người trong dân thánh được phấn khởi. (Plm 1, 6 -7).

    III. Can thiệp cho Ô-nê-xi-mô, (Plm 1, 8-21):
    1. Thánh Phao-lô kêu gọi ḷng bác ái của Phi-lê-môn, xin Phi-lê-môn hăy đón nhận Ô-nê-xi-mô như người ruột thịt của Thánh Phao-lô, (Plm 1, 8-12).
    2. Thánh Phao-lô gợi ư muốn giữ Ô-nê-xi-mô ở lại giúp Thánh Phao-lô, nhưng chẳng muốn làm ǵ mà không có sự chấp thuận của Phi-lê-môn, nên không muốn Phi-lê-môn làm một cách miễn cưỡng, (Plm 1, 13-14).
    3. Yêu cầu đặc biệt của Thánh Phao-lô: Thánh Phao-lô mong Phi-lê-môn nhận lại Ô-nê-xi-mô không phải như một người nô lệ, mà là như một người anh em rất thân mến với t́nh anh em trong Chúa Giê-su; nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, th́ xin anh hăy đón nhận nó như đón nhận chính tôi. (Plm 1, 15-17).
    4. Thánh Phao-lô xin trả lại các thiệt hại do Ô-nê-xi-mô đă làm với Phi-lê-môn và mong Phi-lê-môn hăy làm cho ḷng trí Thánh Phao-lô được phấn khởi trong Đức Ki-tô. Thánh Phao-lô biết rằng Phi-lê-môn sẽ c̣n làm hơn những ǵ Thánh Phao-lô xin nữa. (Plm 1,18-21).

    IV. Kết luận: Những lời dặn ḍ, thăm hỏi, (Plm 1, 22-25):
    1. Dặn ḍ dọn cho Thánh Phao-lô một chỗ ở; các lời thăm hỏi Phi-lê-môn của Thánh Phao-lô và của 5 cộng sự viên Ê-páp-ra (Epaphras), Mác-cô (Mark), A-rít-ta-khô (Aristarchus), Đê-ma (Demas) và Lu-ca (Luke), (Plm 1, 22-24).
    2. Chúc lành cuối thư: “Cầu chúc anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô. A-men”. (Plm 1, 25).

    (C̣n tiếp)

    *
    **



    Bản văn sách Thư gửi ông Phi-lê-môn :
    Sách Thư gửi ông Phi-lê-môn theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư gửi ông Phi-lê-môn hay Thư Gửi Philêmôn theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư gửi ông Phi-lê-môn hay Philemon theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Gia đ́nh Thánh của Thánh Phi-lê-môn:


    Thánh Phi-lê-môn (Philemon) và vợ, Thánh Áp-phi-a (Apphia) và con của họ, Thánh Ác-khíp-pô (Archippus).



    Thánh Ô-nê-xi-mô (Onesimus):


    “Nó đă xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay v́ một người nô lệ, th́ được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đă vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về t́nh người cũng như về t́nh anh em trong Chúa. Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, th́ xin anh hăy đón nhận nó như đón nhận chính tôi”. (Plm 1, 15-17).

  6. #166
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [19]. Thư gửi tín hữu Híp-ri (Hebrews)
    “Thư gửi tín hữu Híp-ri” c̣n được gọi là “Thư Híp-ri” hay “Thư Do-thái”.

    Vào thời Giáo Hội Công giáo c̣n sơ khai, có hai loại tín hữu Ki-tô giáo: Các tín hữu Ki-tô giáo có nguồn gốc không phải là người Do-thái (Gentile Christians) và các tín hữu Ki-tô giáo có nguồn gốc là người Do-thái (Jewish Christians). Loại tín hữu Ki-tô giáo có nguồn gốc là người Do-thái th́ tuyệt đại đa số họ là những người cải đạo từ Do-thái giáo sang Ki-tô giáo. Điều này có nghĩa là trước khi trở thành Ki-tô hữu, họ là tín hữu Do-thái giáo, là những người rất am tường Cựu Ước và giữ Luật Mô-sê (Moses) rất nghiêm túc. Chính v́ lư do này mà tác giả Thư Do Thái thường xuyên dùng Cựu Ước để giải thích Tân Ước trong Thư Do Thái.
    Đối tượng của “Thư gửi tín hữu Híp-ri” là các tín hữu Ki-tô giáo có nguồn gốc là người Do-thái, có thể họ ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), ở Rô-ma (Rome) hay ở khắp mọi nơi vào lúc bấy ǵờ.

    Tác giả Thư Do Thái, (Hr), đă thấy cộng đồng tín hữu Ki-tô giáo có nguồn gốc là người Do-thái vào lúc bấy giờ có nguy cơ bỏ đạo rất nhiều. Nguy cơ này không do bất kỳ sự bách hại nào từ bên ngoài, nhưng đến từ một sự mệt mỏi với các nhu cầu của đời sống Ki-tô hữu và một sự thờ ơ ngày càng tăng trong cộng đồng Jewish Christians, (Hr 2,1; 4, 14; 6, 1-12; 10, 23-32).

    Trước t́nh trạng hoang mang nao núng và bỏ đạo của nhiều người trong cộng đồng Jewish Christians, tác giả viết thư này nhằm củng cố đức tin cho họ.

    Ngay từ cuối thế kỷ thứ hai, các giáo hội ở Alexandria của Ai Cập chấp nhận tác giả Thư Do Thái là Thánh Phao-lô, và đây cũng là quan điểm của các giáo hội Đông Phương. Thánh Phao-lô có phải là tác giả Thư Do Thái hay không đă được tranh căi ở phương Tây vào thế kỷ IV, nhưng sau đó các giáo hội Tây Phương cũng chấp nhận. Trong thế kỷ XVI nghi ngờ về tác giả Thư Do Thái lại một lần nữa được nêu ra, và sự đồng thuận hiện nay của đa số các nhà chú giải Thánh Kinh là Thư Do Thái đă không được viết bởi Thánh Phao-lô. Xin xem phần Author trong Epistle to the Hebrews ở đây.

    Trong phần “Dẫn Nhập Thư Híp-ri”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    Tựu trung, nhiều nhà chú giải công giáo cũng như ngoài công giáo hiện nay cho rằng thánh Phao-lô không phải là tác giả thư này cùng một mức độ như các thư khác. Có thể là thánh nhân đă ảnh hưởng đến bức thư v́ đă gợi hứng trực tiếp hay gián tiếp cho người ta soạn ra, và như vậy cũng tạm đủ để xếp thư này vào loại thư Phao-lô”. (TV in đậm câu cuối).

    Thư này được viết vào khoảng năm 65-67, trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá huỷ năm 70, và tác giả h́nh như đang ở bên I-ta-li-a (Italy), (Hr 13, 24).
    Thư Do Thái có thể được chia làm 6 phần như sau:

    I. Giới thiệu: Địa vị cao trọng của Con Thiên Chúa làm người, (Hr 1, 1-4).

    II. Con Thiên Chúa cao trọng hơn các Thiên Thần, (Hr 1, 5-2, 18):
    1. Lễ tấn phong Đấng Mê-si-a (Messiah): “Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người”, (Hr 1, 5-14).
    2. Lời khuyên nhủ về ḷng chung thủy: “phải chú tâm hơn nữa vào những lời đă nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất”, (Hr 2, 1-4).
    3. Đức Ki-tô được suy tôn qua việc hạ ḿnh, (Hr 2, 5-18).

    III. Đức Ki-tô, vị thượng tế (High Priest) đích thực và giàu ḷng thương xót, (Hr 3, 1-5, 10):
    1. Đức Ki-tô cao trọng hơn ông Mô-sê, (Hr 3, 1-6).
    2. Lời cảnh báo dựa vào sự bất trung của Ít-ra-en (Israel), (Hr 3, 7-19).
    3. Nghỉ ngơi ngày Sa-bát (Sabbath), (Hr 4, 1-13).
    4. Đức Ki-tô, vị Thượng Tế giàu ḷng thương xót, (Hr 4, 14-5,10).

    IV. Chức vụ Tư Tế đời đời và Hy Lễ đời đời của Đức Ki-tô, (Hr 5, 11-10, 39):
    1. Khích lệ tinh thần để đổi mới tâm linh: Lời hứa của Thiên Chúa không hề thay đổi, (Hr 5, 11-6, 20).
    2. Đức Ki-tô, tư tế (Priest) theo phẩm trật Men-ki-xê-đê (Melchizedek), (Hr 7, 1-28):
    a. Ông Men-ki-xê-đê và chức tư tế của ông theo sách Sáng Thế, (St 14, 17-20), (Hr 7, 1-10).
    b. Từ chức tư tế hữu hạn theo phẩm trật A-ha-ron (Aaron) đến chức tư tế đời đời theo phẩm trật Men-ki-xê-đê, (Hr 7, 11-14).
    c. Một khi chức tư tế thay đổi, th́ nhất thiết phải thay đổi Lề Luật: Băi bỏ Lề Luật cũ cho chức tư tế hữu hạn v́ có nhược điểm và vô ích; lập Lề Luật mới cho phù hợp với chức tư tế đời đời, (Hr 7, 15-19).
    d. Đức Ki-tô là thượng tế đời đời và thập toàn, (Hr 7, 20-28).

    3. Hy lễ (Sacrifice) đời đời, (Hr 8, 1-9,28):
    a. Chức tư tế (Priesthood) mới của Đức Ki-tô và thánh điện mới (Sanctuary) trên trời, (Hr 8, 1-5).
    b. Đức Ki-tô, trung gian của một giao ước mới tốt đẹp hơn giao ước cũ, (Hr 8, 6-13).
    c. Nhà Tạm (Tabernacle, xin xem thêm post #104 ở đây.), Nơi Thánh (Holy Place) và Nơi Cực Thánh (Holy of Holies hay Most Holy Place) trong Giao Ước Cũ (Old Covenant), (Hr 9, 1-6).
    d. Việc tế tự (Worship) trong Giao Ước Cũ, (Hr 9, 6-10).
    e. Hy lễ của Chúa Giê-su trong Giao Ước Mới, (Hr 9, 11-28):
    • Hy lễ trong thánh điện trên trời là chính máu của Chúa Giê-su, (Hr 9, 11-14).
    • Hy lễ của Giao Ước Mới là chính Chúa Giê-su, (Hr 9, 15-22).
    • Hy lễ hoàn hảo, (Hr 9, 23-28).

    4. Hy lễ của Đức Ki-tô cao trọng hơn hy lễ theo luật Mô-sê (Moses), (Hr 10, 1-39):
    a. Một hy lễ thay v́ nhiều hy lễ, (Hr 10, 1-18):
    • Hy lễ theo luật cũ, theo Lề Luật, th́ vô hiệu, (Hr 10, 1-10).
    • Hy lễ mới của Đức Ki-tô (là chính Người) th́ hữu hiệu, (Hr 10, 11-18).

    b. Đức Tin Kiên Tŕ - Nhắc lại quá khứ đáng mừng, (Hr 10, 19-39):
    • Chuyển tiếp: hăy sống với Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, (Hr 10, 19-25).
    • Nguy cơ chối đạo, khốn cho kẻ chối đạo, (Hr 10, 26-31).
    • Lư do để kiên tŕ trong ḷng tin: ḷng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao, (Hr 10, 32-39).

    V. Ví dụ của Đức Tin, sửa dạy của người Cha và tội bất tuân, (Hr 11, 1-12, 29):
    1. Đức tin gương mẫu của các tổ phụ (Ancients): Các ông A-ben (Abel), Kha-nốc (Enoch), Nô-ê (Noah), Áp-ra-ham (Abraham), Mô-sê (Moses); các thủ lănh Ghít-ôn (Gideon), Ba-rắc (Barak), Sam-sôn (Samson), Gíp-tác (Jephthah), Đa-vít (David), Sa-mu-en (Samuel); các ngôn sứ và vô số các vị tử đạo. (Hr 11,1-40).
    2. Thiên Chúa là Cha của chúng ta, (Hr 12, 1-13):
    a. Gương sáng của Đức Ki-tô, (Hr 12, 1-4).
    b. Thiên Chúa lấy t́nh cha mà giáo dục các con, (Hr 12, 5-13).

    3. Các h́nh phạt dành cho tội bất tuân (Disobedience), (Hr 12, 14-29).

    VI. Những chỉ thị cuối cùng và kết luận, (Hr 13,1-25):
    1. Lời nhắn nhủ cuối cùng: sống với đạo lư làm người, (Hr 13, 1-6).
    2. Về ḷng trung thành với giáo lư của Thiên Chúa, (Hr 13, 7-16).
    3. Vâng phục các vị lănh đạo tinh thần. Xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, (Hr 13, 17-19).
    4. Tin tức về anh Ti-mô-thê (Timothy). Lời chào cuối thư, (Hr 13, 20-25).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư gửi tín hữu Híp-ri:
    Sách Thư gửi tín hữu Híp-ri theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư gửi tín hữu Híp-ri hay Thư Gửi Tín Hữu Hipri theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư gửi tín hữu Híp-ri hay Hebrews theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Bản chép tay Papyrus 13:


    Bản chép tay (manuscript) Papyrus 13 chứa các câu trong “Thư gửi tín hữu Híp-ri”, (Hr 2,14-5,5; 10,8-22; 10,29-11,13; 11,28-12,17), được viết ở mặt sau (verso) bằng tiếng Hy-lạp khoảng trong các năm 225-250 trên giấy cói (Papyrus) trong một sách chép tay dạng cuộn (Scroll). Hiện Papyrus 13 được cất giữ ở Thư Viện Anh (British Library) và Viện Bảo Tàng Ai-cập (Egyptian Museum).




    (H́nh lấy ở đây.)

  7. #167
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [20]. Thư Của Thánh Gia-cô-bê (James)
    “Thư của Thánh Gia-cô-bê” là thư đầu tiên trong bảy thư thường được gọi là “Thư chung” (the Catholic letters): “Thư của Thánh Gia-cô-bê”, “Thư 1, 2 Phê-rô”, (Peter), “Thư 1, 2, 3 Gio-an”, (John), và “Thư Giu-đa”, (Jude). Gọi là “Thư chung” v́ các thư này không gửi cho một Giáo Hội riêng biệt nào, như các Thư gửi tín hữu Rô-ma, Thư gửi tín hữu Ê-phê-sô v.v… mà viết chung cho các Ki-tô hữu gốc Do-thái sống rải rác trong các xă hội thuộc thế giới Hy-lạp và La-mă.

    Tác giả “Thư của Thánh Gia-cô-bê” là Thánh Gia-cô-bê “Công Chính” (James the Just) c̣n được gọi là Thánh Gia-cô-bê “anh em của Chúa” (James, the brother of the Lord) (Xin xem chú thích bên dưới h́nh “Thánh Gia-cô-bê Công Chính”, tác giả “Thư Của Thánh Gia-cô-bê” bên dưới); “anh em” ở đây được hiểu là “anh em bà con”, chứ không phải là “anh em ruột thịt”.

    Thánh Gia-cô-bê đă viết thư này với mục đích luân lư đạo đức. Nội dung bao gồm một số các bài giảng, hay giáo huấn, một số dài và một số ngắn. Các bài giảng này có liên hệ rất lỏng lẻo với nhau. Chủ đề chính của Thư của Thánh Gia-cô-bê là đức tin mà không có các hành động thể hiện đức tin là đức tin chết.

    Dàn bài chi tiết được tŕnh bày bên dưới là tổng hợp hầu hết các tiêu đề nhỏ trong bản dịch “Thư Của Thánh Yacôbê” của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR, và các tiêu đề lớn ở bản dịch “James” trong New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

    Thư của Thánh Gia-cô-bê, (Gc), được viết ở Giê-ru-sa-lem, theo truyền thống Giáo hội, trước năm 62 sCN, là năm Thánh Gia-cô-bê mất, và sau năm 57-58, là năm Thư Rô-ma của Thánh Phao-lô được viết tại Cô-rin-tô (Corinth).
    Sách có thể được chia làm 4 phần như sau:

    I. Đề thư:
    “Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giê-su Ki-tô, kính gửi mười hai chi tộc đang sống tản mác khắp nơi. Chúc anh em được an vui mạnh khoẻ”! (Gc 1, 1).

    II. Giá trị của thử thách và sự cám dỗ, (Gc 1, 2-18):
    1. Lợi ích của sự thử thách, (Gc 1, 2-4).
    2. Xin ơn khôn ngoan, (Gc 1, 5-8).
    3. Nghèo khó và giàu có, (Gc 1, 9-11).
    4. Đức kiên nhẩn, (Gc 1, 12).
    5. Sự cám dỗ, (Gc 1, 13-15).
    6. Ơn tái sinh, (Gc 1, 16-18).

    III. Các lời khuyên nhủ và cảnh báo, (Gc 1, 19-5, 12):
    1. Đạo đức chân thật, (Gc 1, 19-25).
    2. Sự thờ phượng thiêng liêng, (Gc 1, 26-27).
    3. Đừng khinh nghèo, chuộng giàu, (Gc 2, 1-13).
    4. Đức tin và việc làm, (Gc 2, 14-26).
    5. Biết làm chủ miệng lưỡi, (Gc 3, 1-12).
    6. Khôn ngoan thật và khôn ngoan giả, (Gc 3, 13-18).
    7. Căi cọ và tranh luận, (Gc 4, 1-12).
    8. Cảnh cáo những kẻ giàu có, (Gc 4, 13-5, 6).
    9. Kiên nhẫn chờ Ngày Quang Lâm phán xét, (Gc 5, 7-11).

    IV. Sức mạnh của sự cầu nguyện, (Gc 5, 12-20):
    1. “Đừng có thề, dù là lấy trời, lấy đất, hay lấy cái ǵ khác mà thề. Nhưng hễ “có” th́ phải nói “có”, “không” th́ phải nói “không”, như thế, anh em sẽ không bị xét xử”. (Gc 5, 12).
    2. Xức dầu cho bệnh nhân, (Gc 5, 13-15).
    3. Xưng tội và cầu bầu (Intercession), (Gc 5, 16-18).
    4. Hoán cải những kẻ tội lỗi, (Gc 5, 19-20).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư Của Thánh Gia-cô-bê:
    Sách Thư Của Thánh Gia-cô-bê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Của Thánh Gia-cô-bê hay Thư Của Thánh Yacôbê theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư Của Thánh Gia-cô-bê hay James theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Bài đọc thêm:
    A. Bạn đọc có thể đọc bài nói chuyện bằng tiếng Anh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (Benedict XVI) nói về Thánh Gia-cô-bê Hậu và Thư Của Thánh Gia-cô-bê trong buổi giảng giáo lư tại Vatican ngày 28 tháng 6 / 2006 ở đây.
    Bài dịch buổi nói chuyện ở trên ra tiếng Việt ở đây.
    Để tiện theo dơi nội dung bài viết, trước khi đọc bài viết nói trên, xin bạn đọc xem chú thích bên dưới h́nh “Thánh Gia-cô-bê Công Chính”, tác giả “Thư Của Thánh Gia-cô-bê”, ở gần cuối bài.

    B. Để phân biệt vai tṛ của đức tin trong ơn công chính hoá theo Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma (Romans) và Thư Ga-lát (Galatians) của Thánh Phao-lô với Thư Của Thánh Gia-cô-bê, (Gc), bạn đọc có thể đọc thêm hai bài viết sau đây:

    1). HAI LOẠI ĐỨC TIN (Gc 2, 18-26) – Gm. Nguyễn Văn Khảm
    “Đoạn văn này làm cho ta có cảm giác thánh Giacôbê đi ngược lại lập luận của thánh Phaolô về mối tương quan giữa đức tin và việc làm. Thánh Phaolô khẳng định rằng người ta được công chính hoá nhờ đức tin chứ không phải nhờ tuân giữ Lề Luật (x. Rm 5), c̣n thánh Giacôbê lại dạy: “Ai bảo rằng ḿnh có đức tin mà lại không hành động theo đức tin th́ có ích lợi ǵ? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?... Đức tin không có hành động quả là đức tin chết” (Gc 2,14-17). Thật ra, hai vị bàn đến hai vấn đề khác nhau ở hai b́nh diện khác nhau. Thánh Phaolô chống lại những người Do thái cho rằng nguyên lư của ơn cứu độ là tuân giữ Lề luật. Khi loan báo Tin Mừng cho dân ngoại, ngài khám phá ra rằng Thiên Chúa không thiên vị dân tộc nào, nhưng mời gọi mọi dân đến với ơn cứu độ khi tin vào Thiên Chúa và vào Đức Giêsu Kitô. Như thế, thánh nhân thấy rằng không phải chỉ có một số ít người biết và giữ Lề luật mới được cứu độ, nhưng tất cả những ai tin vào lời hứa của Thiên Chúa đều được cứu độ. C̣n thánh Giacôbê lại bàn đến một vấn đề khác. Ngài giả thiết là người ta đă được công chính hoá nhờ đức tin rồi, từ đó mới bàn đến hai loại đức tin: đức tin hành động và đức tin chết. Tôn giáo đích thực không chỉ là việc tuyên xưng ngoài môi miệng nhưng là niềm tin vào Thiên Chúa của giao ước và t́nh yêu đối với tha nhân, được thể hiện qua những hành động cụ thể.
    Trong (Gc 2,19), thánh Giacôbê lặp lại công thức truyền thống của Do thái-Kitô giáo về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Tuy nhiên ngài lư luận rằng: cả ma quỷ cũng biết như thế, nhưng chúng không sống theo niềm tin đó. V́ vậy, điều quan trọng không phải là tuyên xưng ngoài môi miệng nhưng là hành động. Tổ phụ Abraham được nhắc đến ở đây v́ ông là chứng nhân sống động cho niềm tin đích thực vào Thiên Chúa. Qua hành động hiến tế Isaac, rơ ràng đức tin của Abraham là đức tin đă được thử thách và tinh luyện qua hành động cụ thể, biểu lộ sự vâng phục và ḷng tín thác vào Thiên Chúa. Do đó, sự tương phản ở đây không phải là tương phản giữa đức tin và việc làm, nhưng là tương phản giữa đức tin kiên tŕ và hành động với thứ đức tin trên môi miệng và chóng qua. Mẫu gương của Rakháp (câu Gc 2, 25) lại nhằm mục đích khác, tức là nhấn mạnh rằng đức tin chân thật sẽ dẫn đến hành động yêu thương. Rakháp đă đón tiếp những người xa lạ, cho họ ăn uống và trú ngụ. Bà là gương mẫu cho những người biết yêu thương phục vụ kẻ mồ côi goá bụa và giúp đỡ những người thiếu thốn (câu Gc 2, 27-28). Như thế, Abraham và Rakháp là hai mẫu gương bổ túc cho nhau để cho thấy đức tin đích thực là đức tin kiên trung và vững bền qua “thử thách, đức tin kèm theo việc làm chứ không chỉ là lời nói suông, đức tin vâng phục và yêu thương.”
    Trích trong “Tuần 105: Thư của Thánh Giacôbê”, Lớp Kinh Thánh 100 tuần.
    (Ghi chú của TV:
    a). Các chữ viết tắt Gc, có nghĩa là “Thư Của Thánh Gia-cô-bê”, là do TV thêm vào cho rơ nghĩa;
    b). Về Rakháp (Rahab), xin xem “ông Giô-suê (Joshua) sai người do thám Giê-ri-khô (Jericho); giao kèo giữa hai người do thám và kỹ nữ (Prostitute, gái bán ḿnh; NPDCGKPV chọn từ “kỹ nữ”) Ra-kháp (Rahab)”, (Gs 2,1-24), trong sách Giô-suê.

    2). Ngoài ra bạn đọc có thể đọc lại bài “Con Người Được Nên Công Chính Nhờ Đức Tin Hay Việc Làm Của Đức Tin?” của Nguyên Phan, MF, đă nêu trong post # 155, ở đây.



    “Thánh Gia-cô-bê Công Chính”, tác giả “Thư Của Thánh Gia-cô-bê”:


    Danh từ riêng “James” (Gia-cô-bê) được dùng cả thảy 42 lần trong Tân Ước. Có bao nhiêu nhân vật riêng biệt trong 42 lần nhắc đến này? Có người cho có 6 nhân vật riêng biệt, có người cho có 5. Ở đây chỉ xin nêu ra 4 vị cùng có tên James mà chúng ta cần quan tâm nhất:

    1.“James, anh em của Chúa” – (James, the brother of the Lord); Thánh Gia-cô-bê "anh em Chúa Giêsu" cũng được gọi là "James the Just" (Thánh “Gia-cô-bê Công Chính”), là tác giả của “Thư của Thánh Gia-cô-bê”.
    Thánh Gia-cô-bê "anh em Chúa Giêsu" không thuộc nhóm 12 Thánh Tông Đồ (not one of the Twelve, xin xem chú thích câu (Gc 1,19)).

    Thánh Gia-cô-bê "anh em Chúa Giêsu" được nói đến 9 lần trong Tân Ước:
    (Matthew 13:55), (Mark 6:3), (Galatians 1:19), (Galatians 2:9), (Galatians 2:12), (Acts 12:17), (Acts 15:13-21), (Acts 21:18); (1 Corinthians 15:7).

    2. James, con trai của Dê-bê-đê, (the son of Zebedee), một trong 12 Thánh Tông Đồ, (Matthew 10:2-3), em trai của Gio-an (John), Thánh Tông Đồ; James, con trai của Dê-bê-đê cũng được gọi là "James the Greater", hay "James the Great". Tiếng Việt của Thánh Tông Đồ James này được gọi là Thánh “Gia-cô-bê Tiền”.
    Được nói đến 20 lần trong Tân Ước, chỉ nêu ra ở đây 4 lần: (Matthew 10:2-3), (Mark 1:19-20), (Luke 5:10) và (Acts 1:13).

    3. James, con trai của An-phê (Alpheus), một trong 12 Thánh Tông Đồ, (Matthew 10:2-3); James, con trai của An-phê chỉ được nói đến 4 lần trong Tân Ước và luôn luôn dùng danh tính “James the son of Alphaeus” trong: (Matthew 10:3); (Mark 3:18); (Luke 6:15) và (Acts 1:13). Tiếng Việt của Thánh Tông Đồ James này được gọi là Thánh “Gia-cô-bê Hậu”.

    Tuyền thống của Giáo hội Công giáo thường đồng hoá “James the son of Alphaeus” với “James the Just”, tác giả Thư của Thánh Gia-cô-bê.

    4. James the Less, con của bà Mary, anh của Joseph (hay Joses), (Matthew 27:56). Bà Mary này có lẻ là bà Mary vợ của ông Cleophas hay Clopas, (John 19:25). James the Less cũng c̣n được gọi là "the Minor", "the Little", "the Lesser", hay "the Younger", tùy theo bản dịch, (Mark 15:40).

    Tuyền thống của Giáo hội Công giáo thường đồng hoá “James the Less” với “James the son of Alphaeus”.

    Trong bài nói chuyện về Thánh Gia-cô-bê Hậu, (James, the Lesser) và Thư Của Thánh Gia-cô-bê trong buổi giảng giáo lư tại Vatican ngày 28 tháng 6 / 2006 (đă nêu trong bài đọc thêm), Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (Benedict XVI) đă đồng hóa “James, con trai của An-phê (Alpheus)”, tức Thánh “Gia-cô-bê Hậu” với “James the Less”, là một, và cho rằng Thánh Tông Đồ “Gia-cô-bê Hậu” là tác giả của “Thư Của Thánh Gia-cô-bê”, tuy Đức Giáo Hoàng có dè dặt khi viết: “He has often been identified with another James, called "the Younger" 3 (cf. Mk15: 40), the son of a Mary (cf. ibid.), possibly "Mary the wife of Clopas", who stood, according to the Fourth Gospel, at the foot of the Cross with the Mother of Jesus (cf. Jn 19: 25)”. Và Đức Giáo Hoàng cũng có viết: “Among experts, the question of the identity of these two figures with the same name, James son of Alphaeus and James "the brother of the Lord", is disputed”.

    Trong phần giới thiệu (Introduction) “Thư Của Thánh Yacôbê”, bản dịch New American Bible Revised Edition, ấn bản năm 2011, của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết:
    “Người được cho là tác giả lá thư này khó có thể là một trong hai thành viên của nhóm Mười Hai Tông Đồ mang tên James (xem Mt 10, 2-3; Mc 3, 17-18; Lc 6, 14-15), v́ trong “Thư Của Thánh Yacôbê”, tác giả không xác định là một tông đồ, nhưng chỉ là “Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giê-su Ki-tô” (Gc 1, 1). Sự lựa chọn danh xưng này có thể được dùng để chỉ một nhân vật có tên James thứ ba trong Tân Ước, một thân nhân của Chúa Giêsu và là người thường được gọi là "anh em của Chúa" (xem Mt 13,55; Mc 6, 3). Ông là nhà lănh đạo của cộng đồng Ki-tô hữu gốc Do Thái ở Jerusalem mà Thánh Phao-lô nhận là một trong những "trụ cột" (Gl 2, 9) của giáo hội. Trong sách Công Vụ Tông Đồ, Cv, ông xuất hiện như là phát ngôn viên đại diện cho cộng đồng Ki-tô hữu gốc Do Thái ở Jerusalem (Cv 12,17; 15, 13-21). Theo sử gia Do Thái Josephus (Antiquities 20, 9, 1 201-203), ông đă bị ném đá đến chết bởi những người Do Thái dưới thời thượng tế Ananus II năm 62 sau Công nguyên”.



  8. #168
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [21]. Thư I của Thánh Phê-rô (1 Peter)
    Thư I của Thánh Phê-rô, hay 1 Thư của Thánh Phê-rô, gửi các Ki-tô hữu ở 5 tỉnh trong vùng Tiểu-Á (Asia Minor) thuộc đế quốc La Mă vào thời Thánh Phê-rô; nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
    Từ cuối thế kỷ thứ hai cho đến thời hiện đại, truyền thống Ki-tô giáo coi Thánh Phê-rô Tông đồ là tác giả của thư này. Nhưng nhiều nhà chú giải Kinh Thánh ngày nay cho rằng Thánh Phê-rô không thể là tác giả của Thư I của Thánh Phê-rô.

    Ngay trước khi nghỉ hưu, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (Benedict XVI) đă có một buổi nói chuyện với một nhóm các chủng sinh ngày 8 tháng 2/2013 tại Vatican, trong đó ông đưa ra những suy nghĩ của riêng ḿnh về tác giả của Thư I của Thánh Phê-rô. Đức Giáo Hoàng đă nói lư do nhiều nhà chú giải Kinh Thánh ngày nay cho rằng Thánh Phê-rô không thể là tác Thư I của Thánh Phê-rô như sau: “ngôn ngữ Hy lạp trong Thư I của Thánh Phê-rô không thể là ngôn ngữ của một người đánh cá ở Biển hồ Galilee như Thánh Phê-rô. Không những là ngôn ngữ - với cú pháp (Syntax) là tuyệt vời – mà những suy nghĩ (Thought) trong thư là khá trưởng thành (Mature), trong đó đức tin (Faith) và sự suy tưởng, suy nghĩ (Reflection) của Giáo Hội đă được tổng hợp lại”.

    Để trả lời các thắc mắc này, ĐGH Biển Đức XVI đă dựa vào câu 12, chương 5 trong Thư I của Thánh Phê-rô: “Nhờ tay anh Xin-va-nô (Silvanus, tên theo tiếng La-tinh; Silas, tên theo tiếng Do thái; được nói đến trong Cv 15,22.40 ; 18,5 ; 2 Cr 1,19 ; 1 Tx 1,1 ; 2 Tx 1,1) mà tôi coi là một người anh em trung tín, tôi viết ít lời để khuyên nhủ anh em”, (1Pr 5,12), và đưa ra 3 giả thiết:
    1. Ông Silas có thể có được xem là sứ giả mang thư đến các nơi nhận;
    2. Ông Silas có thể là thư kư viết lại hay biên tập lại Thư I của Thánh Phê-rô, sữa chữa ngôn ngữ Hy Lạp của Thánh Phê-rô;
    3. Ông Silas có thể là đại diện choThánh Phê-rô, viết lá thư này thay mặt cho Thánh Phê-rô.
    ĐGH Biển Đức XVI đă nghiêng về 2 giả thiết sau và kết luận “Thánh Phê-rô không viết một ḿnh, như là một cá nhân riêng rẽ; ông viết với sự trợ giúp của Giáo Hội, với sự trợ giúp của người đă giúp ông làm sâu sắc thêm đức tin, nhập sâu vào trong tư tưởng của ông, của tính hợp lư của ông, của sự thâm thúy của ông.” (“He does not write alone, as an isolated individual; he writes with the assistance of the Church, of people who help him to deepen the faith, to enter into the depths of his thought, of his rationality, of his profundity.”)

    Với tinh thần đó chúng ta hăy xem Thánh Phê-rô coi như là tác giả Thư I của Thánh Phê-rô.

    Trong khi các Ki-tô hữu tân ṭng đă gặp phải sự áp bức và sự thù địch từ người dân địa phương, tác giả Thư I của Thánh Phê-rô khuyên họ duy tŕ ḷng trung thành với cả tôn giáo của họ và với cả Đế chế La Mă; tác giả khuyên tín hữu vững vàng và kiên tŕ trong đức tin với niềm hy vọng Ki-tô giáo nhờ Đức Giêsu Ki-tô đă từ cơi chết sống lại, khuyên tín hữu chu toàn nhiệm vụ thực tế của một đời sống thánh thiện; tác giả viện dẫn ví dụ của Chúa Ki-tô để khuyến khích ḷng kiên nhẫn và sự thánh thiện và kết thúc với lời khuyên dành cho các mục tử và các tín hữu.

    Thư I của Thánh Phê-rô được viết từ Ba-by-lon (Babylon), (1Pr 5, 13), tức là Rô-ma (Rome), theo văn chương khải huyền của Hội Thánh thời tiên khởi.
    Chúng ta có thể chia Thư I của Thánh Phê-rô làm 5 phần như sau:

    I. Đề thư:
    Lời mở đầu và chào mừng gửi các Ki-tô hữu ở Pon-tô (Pontus), Ga-lát (Galatia), Cáp-pa-đô-ki-a (Cappadocia), A-xi-a (Asia) và Bi-thy-ni-a (Bithynia), (1Pr 1, 1-2).

    II. Ơn cứu rỗi và sống ơn cứu rỗi, (1Pr 1, 3–2,10):
    1. “Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lănh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đă từ cơi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai.” (1Pr 1, 3-12).
    2. Sống đạo v́ đă được ơn tái sinh, (1Pr 1,13-25):
    a. Vâng phục, đừng chiều theo những đam mê, hăy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, (1Pr 1, 13-16).
    b. Hăy đem ḷng kính sợ, nếu anh em gọi Người là Cha, (1Pr 1, 17-21).
    c. Anh em hăy tha thiết yêu mến nhau với tất cả tâm hồn, (1Pr 1, 22-25).
    d. Như trẻ sơ sinh, anh em hăy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, (1Pr 2, 1-3).
    e. Hăy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng là nhà của Thiên Chúa, (1Pr 2, 4-8).
    f. Anh em là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, (1Pr 2, 9-10).

    III. Sống đạo giữa đời, (1Pr 2, 11-4, 19):
    1. Nhiệm vụ của tín hữu Ki-tô đối với dân ngoại: hăy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, (1Pr 2, 11-12).
    2. Bổn phận của một công dân đối với các nhà hữu trách: hăy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra, (1Pr 2, 13-17).
    3. Bổn phận của các tín hữu nô lệ đối với chủ: hăy tuân phục chủ với tất cả ḷng kính sợ, (1Pr 2, 18-25).
    4. Bổn phận của vợ chồng trong đời sống hôn nhân, (1Pr 3,1-7).
    5. Bổn phận của anh em tín hữu Ki-tô đối với nhau trong cộng đoàn, (1Pr 3, 8-12).
    6. Bổn phận của các tín hữu trong cơn bách hại, “Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện?”, (1Pr 3, 13-17).
    7. Đức Ki-tô sống lại và xuống âm phủ rao giảng cho các vong linh bị giam cầm, (1Pr 3, 18-22).
    8. Đoạn tuyệt với tội lỗi, (1Pr 4,1-6).
    9. Đợi chờ ngày Đức Ki-tô quang lâm, “Anh em hăy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được”. “Ơn riêng Thiên Chúa đă ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác”. (1Pr 4, 7-11).
    10. Thử thách trong cơn bách hại: Phúc thay ai cùng chịu đau khổ với Đức Ki-tô, (1Pr 4, 12-19).

    IV. Những lời khuyên thêm, (1Pr 5,1–11):
    1. Những lời khuyên nhủ dành cho các bậc kỳ mục (Presbyters), (1Pr 5, 1-4).
    2. Những lời khuyên nhủ các tín hữu, (1Pr 5, 5-11).

    V. Kết luận, (1Pr 5, 12-14):
    1. Lời khuyên cuối cùng: anh em hăy sống vững vàng trong ân sủng của Thiên Chúa, (1Pr 5, 12).
    2. Lời chào của Hội Thánh ở Rô-ma (dưới tên Ba-by-lon) và của Mác-cô (Mark), (1Pr 5, 13).
    3. Lời chúc cuối thư: “Chúc tất cả anh em, những người đang sống trong Đức Ki-tô, được b́nh an.” (1Pr 5, 14).
    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư I Của Thánh Phê-rô:
    Sách Thư I Của Thánh Phê-rô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư I Của Thánh Phê-rô hay Thư Thứ Nhất Của Thánh Phêrô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư I Của Thánh Phê-rô hay 1 Peter theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Các tỉnh ở vùng Tiểu Á (Asia Minor) thuộc đế quốc La Mă ở thế kỷ I sCN, được nói trong Thư I của Thánh Phê-rô:


    Thư I của Thánh Phê-rô gửi đến các giáo hội thuộc các tỉnh ở vùng Tiểu Á, được nói đến trong (1 Pr 1, 1-2) như sau: “Lời mở đầu và chào mừng gửi các Ki-tô hữu ở Pon-tô (Pontus), Ga-lát (Galatia), Cáp-pa-đô-ki-a (Cappadocia), A-xi-a (Asia) và Bi-thy-ni-a (Bithynia)”. Ngày nay vùng Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey).



    Tượng Thánh Phê-rô:


    Tượng Thánh Phê-rô ở bên trái tiền đường Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô.

    Thánh Phê-rô: Vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo.
    Sinh quán: Bethsaida, gần biển hồ Galilea, Palestine.
    Nghề nghiệp trước khi trở thành Tông đồ: chài lưới (Fishman).
    Mất năm 64 sCN ở tuổi 63 tại Rô-ma; Bị đóng đinh trên thập giá với đầu ở dưới.



    Thánh Phê-rô bị đóng đinh trên thập giá với đầu ở dưới:


    Theo yêu cầu của Thánh Phê-rô, Người bị đóng đinh trên thập giá với đầu ở dưới để không giống với các chết của Chúa Giê-su, v́ Người nghĩ Người không xứng đáng để được chết giống như Chúa Giê-su. Tranh của Caravaggio.

  9. #169
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [22]. Thư II của Thánh Phê-rô (2 Peter)
    Thư II của Thánh Phê-rô c̣n được viết là 2 Thư của Thánh Phê-rô, (2 Pr).
    Trong phần “Dẫn Nhập Thư II Phê-rô”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết như sau: “Tác giả tự giới thiệu “là Si-mê-on Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô” (1,1), “đă được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người” (1,16), nay sắp ĺa bỏ chiếc lều thân xác “như Đức Giê-su Ki-tô đă tỏ cho biết” (1,14).
    Nhưng thư “thứ hai” này (3,1), cho thấy tác giả đă xem các thư của thánh Phao-lô như là Kinh Thánh (3,15), và các Tông Đồ có vẻ đă vào thế hệ cha ông (3,2.4).
    Đàng khác, nội dung giống thư Giu-đa khá nhiều ; văn chương ngôn ngữ cũng khác hẳn thư thứ nhất.
    V́ thế, có thể nói được là tác giả thuộc thế hệ thứ hai, mượn danh nghĩa thánh Phê-rô để trao lại cho hậu thế kho tàng truyền thống của các Tông Đồ”.


    Trong sách “Kinh Thánh Trọn Bộ”, Nhà xuất bản Tôn Giáo – 2007 - nơi trang 547, Lm. Nguyễn Thế Thuấn đă viết:
    “Tác giả Thư thứ hai của thánh Phêrô (2P) cho thấy ḿnh thuộc thế hệ khác thế hệ các Tông đồ (3, 2-6), đă biết đến sưu tập các thư của thánh Phaolô và đặt các thư ấy ngang hàng với các các sách thánh Cựu ước (3,15t), lại đă quen với Ngộ đạo thời sau, và điều thấy được, là đă xử dụng thư của thánh Yuđa (Yđ), nên có lẽ phải đặt thư này vào cuối thời Tân ước (lối cuối thế kỷ I hay đầu thế kỷ II), do một tác giả vô danh”.

    (Ngộ đạo là ǵ? Xin bạn đọc đọc các bài viết về “Ngộ đạo là ǵ?” ở đây, hay “Ngộ đạo là ǵ?” ở đây“Thuyết ngộ đạo” ở đây).

    Thư II của thánh Phê-rô nói về những vấn đề của Hội Thánh miền Tiểu Á thời bấy giờ. Người ta tin rằng thư này, giống như thư thứ nhất, đă được gửi đến các Ki-tô hữu của miền Tiểu Á, phần lớn trong số đó là các tín hữu gốc dân ngoại. Các thầy dạy giả hiệu, những người lạc giáo và lừa gạt, và những kẻ từ chối Ngày quang lâm của Chúa Ki-tô cũng như thời cánh chung, những kẻ t́m cách làm lung lạc niềm tin của các Kitô hữu ở Tiểu Á đă được tác giả nói đến. Tác giả viết thư này để củng cố niềm tin của các tín hữu Ki-tô tân ṭng này.

    Thư II của Thánh Phê-rô được cũng viết từ Rô-ma (Rome) vào đầu thế kỷ II, trước sau năm 125.
    Chúng ta có thể chia Thư II của Thánh Phê-rô làm 4 phần như sau:

    I. Lời mở đầu, (2 Pr 1, 1-2):
    1. “Tôi là Si-mê-ôn Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô, kính gửi những người, nhờ sự công chính của Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta, cũng đă lănh nhận một đức tin quư giá như chúng tôi”. (2 Pr 1, 1).
    2. “Chúc anh em được đầy tràn ân sủng và b́nh an, nhờ được biết Thiên Chúa và Đức Giê-su, Chúa chúng ta”. (2 Pr 1, 2).

    II. Kiên định trong đức tin như các chứng nhân của Chúa Giê-su đă dạy để bảo đảm sự cứu rỗi, (2 Pr 1, 3-21):
    1. Quyền năng của lời Thiên Chúa hứa. Ḷng rộng răi của Thiên Chúa. “Anh em đă được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, th́ hăy cố gắng hết ḿnh, để làm cho các ơn đó nên vững mạnh”. (2 Pr 1, 3-11).
    2. Lời chứng của các Tông Đồ về quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giê-su Ki-tô: “chúng tôi đă được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người”, (2 Pr 1, 12-18).
    3. Lời ngôn sứ như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm; “Không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ư muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đă nói theo lệnh của Thiên Chúa”, (2 Pr 1, 19-21).

    III. Các thầy dạy giả hiệu và h́nh phạt sẽ dành cho họ, (2Pr 2, 1-22):
    1. Các thầy dạy giả hiệu lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong, (2 Pr 2, 1-3).
    2. Các bài học của quá khứ: Thiên Chúa không dung thứ cho các thiên thần có tội, không dung thứ cho thế giới cũ. Người thiêu ra tro các thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra để làm gương cho những kẻ vô luân thời sau, (2 Pr 2, 4-10).
    3. Các thầy dạy giả hiệu sẽ bị lên án, họ sẽ bị tiêu diệt, (2 Pr 2, 11-22).

    IV. Ngày Chúa quang lâm v́ sao đến chậm? (2 Pr 3, 1-18):
    1. Các thầy dạy giả hiệu luôn thắc mắc về Ngày Chúa sẽ quang lâm: “Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm?” Họ không tin vào Ngày của Chúa. (2 Pr 3, 1-7).
    2. Ngày của Chúa đến chậm v́ “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, v́ Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải”. (2 Pr 3, 8-10).
    3. Lời khuyên: Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm, nên luôn chuẩn bị sẵn sàng, mong đợi và làm cho Ngày đó mau đến, (2 Pr 3, 11-18).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư II Của Thánh Phê-rô:
    Sách Thư II Của Thánh Phê-rô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư II Của Thánh Phê-rô hay Thư Thứ Hai Của Thánh Phêrô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư II Của Thánh Phê-rô hay 2 Peter theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô:

    Được khởi công từ năm 1506 và hoàn thành năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, Vương Cung Thánh Đường được khánh thành với 220 m chiều dài, 150 m chiều rộng và 138 m chiều cao với sức chứa trên 60.000 người. Đây là Vương Cung Thánh Đường lớn nhất thế giới trong Ki-tô giáo.



    Quảng trường phía trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô:


    Quảng trường Thánh Phê-rô (St. Peter ‘s square) được xây dựng từ năm 1656 và hoàn thành năm 1667 có sức chứa trên 400,000 người.



    Mặt tiền Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô:


    Tượng Thánh Phê-rô (bên trái, duới cùng) và tượng Thánh Phao-lô (bên phải, duới cùng) ở trước mặt tiền Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô.



    Trướng bên trên bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô:


    Trướng, hay lọng (Baldachin), bằng đồng, bên trên bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô. Được thiết kế và thực hiện bởi nghệ sĩ người Ư Gian Lorenzo Bernini, công tŕnh điêu khắc nghệ thuật này được dùng để đánh dấu nơi ngôi mộ Thánh Phê-rô ở dưới đất, bên dưới.



    Mộ của Thánh Phê-rô, bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô:


    Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô được xây dựng trên nền của hai công tŕnh kiến trúc cũ (đă được phá bỏ để xây công tŕnh kiến trúc mới hơn):
    1. Nero’s Circus (màu đỏ): được xây dựng vào thế kỷ I sCN dưới thời Hoàng đế La Mă Nero. Các Circus La Mă (từ tiếng Latin, "ṿng tṛn") là một loại kiến trúc lớn ở ngoài trời được sử dụng cho các sự kiện công cộng trong đế quốc La Mă cổ đại. Circus ở đây không có nghĩa là gánh xiếc mà là toà nhà (building) bao bọc chung quanh, ở giữa là đất trống.
    2. Basilica of Constantine (màu xanh nhạt), c̣n được gọi là Old St. Peter Basilica, được xây dựng trong thời đại của Hoàng đế La Mă Constantine I Đại đế vào thế kỷ IV sCN và bị phá bỏ ở thế kỷ XV để xây Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô hiện nay.

    Mộ của Thánh Phê-rô nằm trong Vatican Cemetery (màu vàng), nằm bên dưới Vương Cung Thánh Đường, ngay bên dưới trướng bằng đồng của Gian Lorenzo Bernin. Nghĩa trang dưới ḷng đất này chứa trên 100 mộ, trong đó có 91 mộ của các giáo hoàng (trong tổng số 264 giáo hoàng đă qua đời), từ giáo hoàng đầu tiên là Thánh Phê-rô cho đến Thánh Giáo Hoàng John Paul II mất năm 2005.

    Trong năm 1950 có một cuộc khai quật bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII đă tuyên bố không có thánh tích (Relics) nào là của Thánh Tông Đồ Phê-rô một cách chắc chắn.

    Trong những năm 1960, các cuộc khai quật bên dưới nhà thờ Thánh Phê-rô đă được xem xét lại, và bộ xương của một người đàn ông đă được xác định. Một giám định pháp y đă t́m thấy xương của một người đàn ông khoảng 61 tuổi chết từ thế kỷ I. Dựa vào kết quả giám định pháp y này, năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đă thông báo là có nhiều khả năng các thánh tích này là của Thánh Tông Đồ Phê-rô. Vào ngày 24 Tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Francis đă cho trưng bày chín mảnh xương trong bộ thánh tích này cho công chúng chiêm ngưỡng, trong một Thánh Lễ cử hành tại Quảng trường Thánh Phê-rô.

  10. #170
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [23]. Thư I của Thánh Gio-an (1 John)
    Thư I của Thánh Gio-an được viết tắt là (1 Ga).

    Phần dẫn nhập sau đây được trích và phỏng dịch từ “1 John – Introduction” trong bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
    “Truyền thống Ki-tô giáo từ buổi sơ khai đă xác định Thư I của Thánh Gio-an (1 Ga) là một lá thư của Thánh Gio-an (John) Tông đồ. Bởi v́ sự tương đồng của (1 Ga) với Phúc âm thứ tư, hay Tin Mừng theo Thánh Gio-an (Ga), trong văn phong (style), từ vựng (vocabulary), và những ư tưởng, người ta thường đồng ư rằng cả hai sách là sản phẩm của cùng một trường phái của Thánh Gio-an Thiên Chúa giáo (Johannine Christianity). Các thuật ngữ (terminology) và sự hiện diện hay sự vắng mặt của các ư tưởng thần học (theological ideas) trong (1 Ga) cho người ta nghĩ rằng (1 Ga) đă được viết sau (Ga); cũng có thể (1 Ga) đă được cấu tạo như một chuyên luận (treatise) ngắn về những ư tưởng đă được phát triển đầy đủ hơn trong (Ga). Đối với một số người khác, có những bằng chứng cho thấy (1 Ga) được viết sau (Ga) như một phần của một cuộc tranh luận trong việc giải thích đúng đắn về (Ga). Dù mối quan hệ của (1 Ga) với (Ga) như thế nào, Thư I của Thánh Gio-an, (1 Ga), có thể được viết vào cuối thế kỷ I. Không giống như Thư II của Thánh Gio-an (2 Ga) và Thư III của Thánh Gio-an (3 Ga), (1 Ga) thiếu h́nh thức lời chào mở đầu và phần kết của một lá thư. Những tính năng này, phần mở đầu của (1 Ga), và sự nhấn mạnh vào việc giảng dạy giáo lư làm cho (1 Ga) giống như một luận đề thần học (theological treatise) hơn là hầu hết các thư khác trong Tân Ước.
    Mục đích của lá thư là để chống lại những ư tưởng sai lầm, đặc biệt là về Chúa Giê-su, và để làm sâu sắc thêm nhận thức tâm linh (spiritual) và xă hội của cộng đồng Ki-tô hữu (1 Ga 3,17). Một số cựu thành viên (1 Ga 2,19) của cộng đồng từ chối thừa nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô (1 Ga 2,22) và phủ nhận rằng Đức Giê-su là một con người đích thật (1 Ga 4, 2). Dị giáo (Heresy) cụ thể được mô tả trong thư này không thể được xác định một cách chính xác, nhưng nó là một h́nh thức của ảo thân thuyết (Docetism) hoặc thuyết ngộ đạo* (Gnosticism,
    xin xem bài viết về Ngộ Đạo sau ba thư của Thánh Gio-an – ghi chú của TV); “Ảo thân thuyết” (“thuyết” cho rằng “thân” thể của Đức Giê-su là “ảo”) từ chối nhân tính của Chúa Ki-tô để bảo đảm rằng thiên tính của Chúa Ki-tô là không bị ô uế (untainted), và học thuyết ngộ đạo xem sự xuất hiện của Chúa Ki-tô như là một bước đệm đưa đến tri thức cao hơn về Thượng Đế (God). Các sai lầm về thần học này đă được loại bỏ bằng lời mời gọi nh́n vào thực tế và sự liên tục của các nhân chứng là các tông đồ của Chúa Giê-su.”

    Trong phần “Dẫn Nhập Tổng Quát Thư 1, 2, 3 Gio-An”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:

    “1 Gio-an và 2 Gio-an nhằm giúp các tín hữu có thái độ đề pḥng đối với các chủ trương của những người theo thuyết ngộ đạo. Hai thư này c̣n muốn cho thấy những tiêu chuẩn nhờ đó người ta nhận biết các tín hữu thực thụ. Đó là ḷng trung thành với đức tin chân chính của Ki-tô giáo, việc tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn bác ái”.

    Mục đích của các thư 1, 2, 3 Gio-An cũng giống với với mục đích của sách Tin Mừng theo Thánh Gio-an, (Ga), - đó là các tín hữu có thể tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, và khi các tín hữu tin, các tín hữu sẽ có sự sống đời đời nhờ danh của Người:

    “Tôi đă viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời”. (1 Ga 5,13)

    “C̣n những điều đă được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người”. (Ga 20, 31)

    Trong sách “Chống lại các Dị giáo” (Against Heresies III.1), Thánh Irenæus cho rằng các Thư 1, 2, 3 của Thánh Gio-An được viết ở tỉnh Asia, có thể là ở Ephesus, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Các thư này ở dạng thư luân lưu (encyclical letter) gửi đến cho các cộng đồng tín hữu mà Thánh Gio-An đă từng rao giảng Tin Mừng.

    Thư I của Thánh Gio-an có thể được chia ra bốn phần chính như sau:

    I. Lời mở đầu:
    Lời sự sống: Ngôi Lời nhập thể và sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con (1 Ga 1, 1-4).

    II. Thiên Chúa là Ánh Sáng, (1 Ga, 5-3, 10):
    1. Thiên Chúa là Ánh Sáng, (1 Ga 1, 5-7).
    2. Đoạn tuyệt với tội lỗi, (1 Ga 1, 8-10).
    3. Chúa Ki-tô và giới răn của Người, (1 Ga 2, 1-6).
    4. Giới răn mới của Chúa Ki-tô: “Ai yêu thương anh em ḿnh th́ ở lại trong ánh sáng, và nơi người ấy không có ǵ nên cớ vấp phạm”. (1 Ga 2, 7-11).
    5. Các lời viết cho các thành viên của cộng đồng, (1 Ga 2, 12-17).
    6. Chống lại những tên phản Ki-tô (Antichrists) của giờ sau hết, (1 Ga 2, 18-27).
    7. Con cái của Thiên Chúa tự tin trong Ngày Phán Xét, (1 Ga 2, 28-29).
    8. Tránh xa các tội lỗi, (1 Ga 3, 1-10).

    III. Hăy yêu thương nhau, (1 Ga 3, 11-5, 12):
    1. Tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn bác ái, (1 Ga 3, 11-18).
    2. Sự tự tin trước mặt Thiên Chúa: “Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí (Spirits), Thần Khí Người đă ban cho chúng ta”, (1 Ga 3, 19-24).
    3. Phân biệt Thần Khí bởi Thiên Chúa và Thần Khí không bởi Thiên Chúa, (1 Ga 4, 1-6).
    4. Thiên Chúa là T́nh Yêu. T́nh Yêu của Thiên Chúa và đời sống Ki-tô giáo, (1 Ga 4, 7-21).
    5. Đức tin chân chính đă chiến thắng thế gian, (1 Ga 5, 1-12).

    IV. Lời kết, (1 Ga 5, 13-21):
    1. Cầu nguyện cho người tội lỗi, (1 Ga 5, 13-17).
    2. Tóm lược bức thư, (1 Ga 5, 18-21).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư I Của Thánh Gio-an:
    Sách Thư I Của Thánh Phê-rô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư I Của Thánh Gio-an hay Thư Thứ Nhất Của Thánh Yoan theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư I Của Thánh Gio-an hay 1 John theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Tượng Thánh Gio-an ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an ở Lateran, Rome, Italy:


    St. John (1705–11) by Rusconi

    Thánh Gio-an:
    Sinh: Bethsaida, Galilee, Roman Empire - Khoảng năm 6 sCN.
    Mất: Ở Ephesus, tỉnh Asia, Roman Empire - Khoảng năm 100 sCN. Mộ của Thanh Gio-an trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an ở Ephesus (Xin xem post # 153 ở đây).





    [24]. Thư II của Thánh Gio-an (2 John)
    Thư II của Thánh Gio-an được viết tắt là (2 Ga).

    Phần dẫn nhập sau đây được phỏng dịch từ “THE SECOND LETTER OF JOHN” trong bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:

    “Viết để đáp ứng các vấn đề tương tự, các thư thứ hai, (2 Ga), và thứ ba, (3 Ga), của Thánh Gio-an có cùng chiều dài, có lẽ do cần được viết chỉ vào một mảnh giấy cói. Trong mỗi thư, tác giả tự gọi ḿnh là “Kỳ mục” (Presbyter), và tác giả chung của các thư này tiếp tục được chứng minh bởi sự tương đồng trong phong cách và từ ngữ, đặc biệt là trong phần giới thiệu và phần kết luận. Những xem xét văn học cho thấy có mối liên kết giữa (2 Ga) và (3 Ga) và cũng có mối liên kết giữa chúng với Thư Thứ Nhất (1 Ga), và Tin Mừng của Thánh Gio-an (Ga). Các mối quan tâm với "sự thật", Ki-tô học, yêu thương nhau, điều răn mới, những kẻ phản Ki-tô, và sự chinh trực của nhân chứng cho Chúa Giê-su trần thế cho thấy các tác phẩm này là sản phẩm của trường phái của Thánh Gio-an. Danh tính của “Kỳ mục” là có vấn đề. Việc sử dụng danh xưng “Kỳ mục” hàm ư không lưu tâm đến tuổi tác, và chỉ muốn đề cập đến vị trí của ḿnh trong vai tṛ lănh đạo trong Hội Thánh sơ khai. Sự thiếu vắng của một tên tác giả thích hợp chỉ ra rằng tác giả các thư đă nổi tiếng và được thừa nhận trong thẩm quyền của các cộng đồng mà tác giả viết. Mặc dù theo truyền thống các thư này là do Thánh Gio-an tông đồ viết, nhưng các thư này có lẽ đă được viết bởi một đệ tử hoặc người ghi chép (scribe) của Thánh Gio-an tông đồ. Cũng theo truyền thống hai thư này được viết ở Êphêsô (Ephesus) vào cuối thế kỷ thứ nhất.
    Thư thứ hai (2 Ga) được gửi đến "Bà đă được Thiên Chúa tuyển chọn, và con cái Bà". Đây là h́nh ảnh văn học của một cộng đồng Ki-tô hữu phản ánh người nhận cụ thể và mục đích của bức thư. Không giống như (1 Ga), thư ngắn này (2 Ga) không phải là một luận đề thần học, nhưng được đùng để trả lời cho các vấn đề trong giáo hội. Các chủ đề của Thánh Gio-an về t́nh yêu và chân lư được sử dụng để hỗ trợ cho lời khuyên nhủ thiết thực về đời sống Ki-tô hữu. Các “kỳ mục” khuyến khích các thành viên cộng đồng thể hiện tinh thần Ki-tô giáo của họ bằng cách coi trọng giới răn quan trọng nhất là yêu thương lẫn nhau và coi trọng sự thật lịch sử về Chúa Giê-su. Việc giảng dạy sai lạc (của các thầy day giả hiệu) về Thần khí trong Ki-tô học có thể cám dỗ một số thành viên coi nhẹ giáo lư về bản thể làm người và cái chết của Chúa Giê-su Ki-tô; (xem 1 Ga 4: 2). Để bảo vệ tín hữu, các “kỳ mục” cấm giáo dân tỏ ra mến khách đối với các Ki-tô hữu "cấp tiến" để ngăn chặn sự xâm nhập của các thầy day giả hiệu vào trong cộng đồng. Thư Thứ Hai (2 Ga) giữ ǵn mối quan tâm của Thánh Gio-an về độ thuần khiết của giáo lư và t́nh yêu thiết thực dưới h́nh thức tư vấn mục vụ (pastoral advice) cho một cộng đồng tín hữu bị đe dọa.”


    Thư 2 của Thánh Gio-an có thể được chia làm 4 phần như sau:

    1. Lời chào, “Thiên Chúa là Cha và Đức Giê-su Ki-tô là Con Chúa Cha sẽ cho chúng ta được hưởng ân sủng, ḷng thương xót và b́nh an, trong sự thật và t́nh thương”. (2 Ga 1, 1-3).
    2. Điều răn yêu thương nhau. “Yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa. Như anh em đă được nghe từ lúc khởi đầu, điều răn này là: anh em phải sống trong t́nh thương.” (2 Ga 1, 4-6).
    3. Những kẻ phản Ki-tô “là những kẻ không tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đă đến và trở nên người phàm”. “Nếu ai đến với anh em mà không đem theo giáo huấn của Đức Ki-tô, anh em đừng đón vào nhà và cũng đừng chào hỏi người ấy”. (2 Ga 1, 7-11).
    4. Lời tạ từ, “Tôi c̣n có nhiều điều phải viết cho anh em, tôi không muốn dùng giấy mực. Nhưng tôi hy vọng có thể đến với anh em và nói chuyện trực tiếp, để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn”. (2 Ga 1, 12-13).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Thư II Của Thánh Gio-an:
    Sách Thư II Của Thánh Phê-rô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư II Của Thánh Gio-an hay Thư Thứ Hai Của Thánh Yoan theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư II Của Thánh Gio-an hay 2 John theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •