Page 2 of 29 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 283

Thread: Vĩnh biệt: Con Rồng Đen Đồng Bằng Sông Cửu Long,Con Cọp Núi Rừng Cao Nguyên Tướng quân Lư Ṭng Bá 14.11. 1931-22.2.2015

  1. #11
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;406124]


    "Tôi không phải là thần thánh,
    tôi chỉ là một người b́nh thường,
    tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
    một ḷng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc "


    "Nếu quư vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, h́nh ảnh hăi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp c̣n hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam"

    Tổng thống Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam : Ngô Đ́nh Diệm (3.1.1901 -2.11.1963)
    CHÂN DUNG : NGÔ TỔNG THỐNG VIÊT NAM CỘNG HOÀ (January 3, 1901 – November 2, 1963)




    "Chúng ta thuộc về một gia đ́nh mà vận mệnh của nó gắn liền với Quốc gia".

    Cố vấn Tối cao - Kiến trúc sư : Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam :Ngô Đ́nh Nhu 1911-2.11.1963

    CHÂN DUNG : CỐ VẤN TỐI CAO NGÔ Đ̀NH NHU (October 7, 1910 – November 2, 1963) TƯ LỆNH BỘ CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ 1955-1963





    Lieut. Gen. Trịnh Minh Thế
    CỐ TRUNG TƯỚNG TRỊNH MINH THẾ 1922-3.5.1955


    Trịnh Minh Thế, đấng anh hùng cứu quốc
    Đă tung cờ chính nghĩa giữa non sông.
    Cùng hào kiệt đổi trao lời nguyện ước,
    Thề hy sinh để cứu văn giống gịng !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 28-03-2015 at 12:34 PM.

  2. #12
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Các Anh Chị Em Xcafevn thân mến không hiểu sao từ sáng đến giờ Tôi Post Bài không được !

    Phần kế tôi sẽ Post 27 Vị Danh tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong Tổng số 162 Tướng Lănh QLVNCH từ 1955-1975 .

    Trong đó 2 vị Danh Tướng đă mất trước 1965 đó là Trung tướng 3 sao Trịnh Minh Thế 1922-1955 , Thống tướng 5 sao Lê Văn Tỵ 1903-1964 .

    21 Vị Danh Tướng đă Tử trận từ 1968 đến 1975 .

    3 Danh tướng đă mất tại Mỹ : Đại tướng Nguyễn Khánh , Trung tướng Lê Nguyên Khang Tổng tham mưu phó, Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng .

    Chỉ c̣n duy nhất một Vị c̣n sống : Vị Danh tướng đă chiến đấu đến cùng : Việt Nam Cộng Ḥa Giờ Thứ 25 , trải qua 17 năm tù ( 1975-1992 ) , đến Mỹ 1993...

    Đó là Chuẩn tướng Kỵ binh Trần Quang Khôi Tư lệnh Lực lượng Xung Kích Quân đoàn 3 . ( Lữ đoàn 3 Kỵ Binh Thiết Giáp + Liên đoàn Biệt Động Quân + Lữ đoàn Nhẩy Dù + Lữ đoàn Thủy Quân Chiến +3 Tiểu pháo binh ) chiến đấu đến cùng : Việt Nam Cộng Ḥa Giờ Thứ 25.



    Chú thích :
    Đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng QLVNCH 1965-1975 Tuy không phải là Danh tướng nhưng Ông là Vị Tướng có đức độ thương yêu Anh Em binh sĩ , đến cuối đời trước khi mất kêu gọi : các Chiến hữu và Đồng bào hải ngoại đoàn kết yểm trợ đồng bào Quốc nội đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ -Công Lư và Sự thật . Tôi sẽ có bài Vinh Danh Đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng QLVNCH 1965-1975
    .

    Hiện tại Danh Tướng Quân đội nhân dân Phạm Hồng Sơn đă mất 2013 , như vậy trong cuộc Nội Chiến Nam -Bắc chỉ c̣n duy nhất Vị Danh Tướng Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa Trần Quang Khôi là c̣n sống ![/QUOTE]

  3. #13
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Vinh Danh Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa 1965-1975









    HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ






    PHÙ HIỆU BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1965-1975
    (Phù hiệu Bộ Chiến tranh Ngoại lệ 1955-1963)
















    ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN (December 21, 1921 – January 22, 2008) : TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1965-1975.



    Một trong những bức thư cuối cùng của Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên (1921-2008), nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa là bức thư gởi cho Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tiểu bang Washington nhân ngày Quân Lực năm 2006. Dưới đây là trích đoạn chứa đựng tâm tư của Ông gởi cho các Chiến Hữu:

    “Mấy chục năm trôi qua, nhưng tôi biết Anh Chị Em vẫn c̣n ưu tư và suy nghĩ nhiều về quá khứ khi nh́n thấy cuộc chiến đấu chính nghiă của Dân và Quân miền Nam Tự Do đă không kết thúc như ư ta mong muốn.
    Đó chỉ là cái nh́n trên bề mặt nhưng khi nh́n vào chiều sâu của cuộc chiến, tôi xin các Chiến Hữu hăy tự hào và hănh diện: v́ những hy sinh xương máu lớn lao của Quân và Dân ta trong hơn hai thập niên đă giúp ngăn chận được làn sóng đỏ tại Đông Nam Á và góp phần trọng đại vào nổ lực chung của Thế Giới Tự Do làm sụp đổ thành tŕ của Quốc tế Cộng sản và sẽ đưa đến sự cáo chung của chủ nghiă Cộng sản trên thế giới trong một tương lai không xa.
    Lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc Việt Nam từng chứng minh rằng: Đất nước và Nhân dân ta – trải qua bao thời đại – nhiều lần đă phải sống trong lầm than khổ nhục nhưng sau đó đều luôn luôn quật khởi và thoát ra khỏi chốn tối tăm. Lịch sử đang tiếp diễn.
    Các Chiến Hữu hăy vững tin vào tương lai tươi sáng của Đất nước và Chính nghiă Tự do. Hăy kiên tŕ tranh đấu cho đến thắng lợi cuối cùng trong nhiệm vụ quang phục Quê hương.
    Tổ Quốc đang mong chờ nơi các thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại, ở trong nước và ở nơi các Anh Chị Em – một thời – là những người chiến sĩ kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
    Mặc dầu Quân đội ta không c̣n nữa nhưng mỗi năm các Chiến Hữu ở hải ngoại vẫn c̣n tổ chức lễ kỷ niệm, đây là một điều đáng quư.
    Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam đời đời ghi công các Chiến sĩ Anh Hùng và Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Xin đừng quên họ"
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 28-03-2015 at 11:56 AM.

  4. #14
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022


    QUÂN HIỆU KỲ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

    LỄ NHẬP QUAN ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN








    LỄ NHẬP QUAN ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN

    Tại nhà quàn Fairfax Memorial Funeral Home 26.1.2008, lần lượt từng người trong phái đoàn kư sổ tang phân ưu. Trước Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam, Quân kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và Tướng kỳ 4 sao bạc trước linh cửu cố Đại Tướng được phủ cờ Vàng ba sọc đỏ..





    CÔ CAO PHƯƠNG LAN ÁI NỮ CUẢ CỐ ĐẠI TƯỚNG VÀ ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG TIỂU BANG MASSACHUSETTS

    Vị Đại diện Cộng đồng Massachusetts, ông Vũ Hữu Vy đă xúc động nghẹn ngào:

    “Kính xin Đại Tướng, người Anh cả của Quân Lực, yên nghỉ ngh́n thu bên các chiến sĩ Việt Nam Cộng ḥa đă hy sinh v́ đại nghiă. Xin phù hộ cho Dân tộc Việt Nam sớm thoát nạn cộng sản, thật sự được tự do dân chủ và xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường.”



    HỒ SƠ TƯỚNG MẠO QUÂN VỤ ĐẠI TƯỚNG TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ :

    Full Name: Cao Van Vien

    Date and Place of birth: December 11, 1921, Vientiane, Laos

    Family status: Married, four children

    Education:


    - Licentiate of Letters, Faculty of Letters, Saigon University, Saigon

    - Graduate, Command and General Staff College, Forth Leavenworth, USA

    - Vietnamese Parachute Training certificate

    - Vietnamese Pilot Training certificate

    - American Parachute (Advanced Training) certificate

    - American Helicopter Pilot certificate
    Present position: Chief, Joint General Staff, ARVN, October 14, 1965

    Former positions:


    - Second Lieutenant, Cap Saint Jacques Military School, 1949

    - First Lieutenant, Deputy Head of Administrative Section, Defense Ministry, 1951

    - Chief, Press and Information Section, Defense Ministry, 1951

    - Captain, G2 Chief for Hung Yen Field Force, 1953

    - Commander, 10th Battalion, 1953

    - Chief of Staff, Hung Yen Field Force, 1953

    - Major, G2 Chief for III Military Region, 1954

    - G4 Chief for III Military Region, 1954

    - Commander, 56th Battalion, 1954

    - G4 Chief, Joint General Staff, ARVN, 1955

    - Lieutenant Colonel, Chief of Staff, Special Military Staff, Presidency of the Republic, 1956

    - Colonel, Commander, Airborne Brigade, 1960

    - Brigadier General, Chief of Staff, JGS, 1964

    - Commander, III Corps, 1964

    - Major General, Chief, JGS, October 14, 1965

    - Chief of JGS and Minister of Defense, 1967

    - Chief of JGS, 1967 -1975
    Decorations, awards:


    - National Order of Vietnam, 1st class

    - Army Distinguished Service order, 1st class

    - Air Force Order 1st class

    - Navy Distinguished Service Order, 1st class

    - Gallantry Crosses (12 Citations: 8 with Palm, 2 with Silver Star, 2 with Brass Star)

    - Air Gallantry Medal (Golden Wing)

    - Hazardous Service Medal

    - 10 Foreign Medals including three Korean, one Philippine, two Thai, two ROC and two American



    Tên Họ: Cao Văn Viên

    Ngày và Nơi Sinh: 11/12/1921, Vạn Tượng, Lào

    Học Vấn:


    - Cử Nhân Văn Chương Pháp, Đại Học Văn Khoa Sàig̣n

    - Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Forth Leavenworth, Hoa Kỳ

    - Chứng Chỉ Nhảy Dù QLVNCH

    - Chứng Chỉ Phi Công KQVNCH

    - Chứng Chỉ Nhảy Dù QLHK

    - Chứng Chỉ Phi Công Trực Thăng Hoa Kỳ
    Chức vụ hiện tại: Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, 14/10/1965

    Chức vụ quá khứ:


    - Thiếu Úy Vơ Bị Cap Saint Jacques, 1949

    - Trung Úy Phó Trưởng Pḥng Ban Hành Chánh, Bộ Quốc Pḥng 1951

    - Trưởng Pḥng Ban Báo Chí và Thông Tin, Bộ Quốc Pḥng 1951

    - Đại Úy Trưởng Pḥng P2, Lực Lượng Dă Chiến Hưng Yên 1953

    - Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn 10 1953

    - Tham Mưu Trưởng, Lực Lượng Dă Chiến Hưng Yên, 1953

    - Thiếu Tá Trưởng Pḥng P2 Vùng III 1954

    - Trưởng Pḥng P4 Vùng, 1954

    - Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn 56, 1954

    - Trưởng Pḥng P4 Tổng Tham Mưu QLVN 1955

    - Trung Tá Tham Mưu Trưởng Ban Quân Sự Đặc Nhiệm, Phủ Tổng Thống 1956

    - Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù 1960

    - Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu 1964

    - Tư Lệnh Quân Đoàn III, 1964

    - Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng 14/10/1965

    - Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng 1967

    - Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH 1967-1975[/QUOTE]

  5. #15
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    THỐNG TƯỚNG LÊ VĂN TỴ 1903-1964





    Marshal Le Van Ty




    Thống tướng cùng Tổng thống Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam Duyệt Binh




    11/1954 đến 08/1963 Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.
    Đệ I Đẳng Bảo Quốc Huân Chương duy nhất của QLVNCH .
    21/ 10/ 1964 Truy Thăng Thống Tướng.
    8/ 12/1956 Thăng Đại Tướng.
    3/ 5/1955 Thăng Trung Tướng.
    11/1954 Thăng Thiếu Tướng.
    1951 đến 11/1954 Đại Tá Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Khu.
    1949 đến 1951 Trung Tá phục vụ tại Bộ Quốc Pḥng.
    1948 đến 1949 Thiếu Tá chánh văn pḥng Thủ Tướng.
    10/ 1947 đến 1948 Đại Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng.
    1942/1943 Trung Úy TĐT thuộc Trung Đoàn 43 BB Thuộc Địa.
    1923 đến 1930 Cựu Thiếu Sinh Quân Thủ Dầu Một.

    Thống Tướng Lê Văn Tỵ -Marshal Le Van Ty

    Bài viết của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ nguyên Tư lệnh Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng thống 1.11.1963 .

    Khi di cư từ miền Bắc, tôi là đại đội trưởng đại đội 4 - tiểu đoàn 52, sau được đổi về đại đội tổng hành dinh sư đoàn 32. Sư đoàn này sau đổi thành sư đoàn 4 dă chiến, sau lại đổi tên là sư đoàn 7 Bộ binh.
    Ngày mới từ Bắc vào, đơn vị đóng tại Quảng Ngăi, chưa có chiến trận ǵ, binh sĩ chỉ lo sửa sang doanh trại, lau chùi vũ khí và học tập qua loa ngày mấy giờ, nên vui vẻ lắm. Hơn nữa, giá sinh hoạt ở đây quá rẻ, 1 đồng 3 quả trứng, 4 hay 5 đồng một con gà nên anh em ai cũng thừa tiền.

    Khi ấy, tổng tham mưu trưởng là trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Ông này nghịch với thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Tư lệnh sư đoàn 32 là trung tá Nguyễn Hữu Có, cùng phe với trung tướng Hinh. Binh sĩ hoang mang vô cùng, v́ ngày nào cũng nghe đài phát thanh Quân đội chỉ trích thủ tướng. Những binh sĩ ở ngoài Bắc vô, 90% là công giáo và ai cũng ủng hộ thủ tướng Diệm, v́ gia đ́nh họ được Phủ tổng ủy di cư giúp đỡ. Nhiều buổi học tập, anh em đều thắc mắc về t́nh trạng này.

    Tôi bao giờ cũng khuyên anh em b́nh tĩnh và ca tụng thủ tướng, nên được anh em có cảm t́nh.
    Anh em thuộc đại đội tổng hành dinh sư đoàn, ở ngay bộ tư lệnh mà trung tá Có là tư lệnh sư đoàn, và thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi là tham mưu trưởng. Trung tá Có thường vắng mặt ở sư đoàn nên thiếu tá Nghi luôn luôn ở bộ tư lệnh. Ông là người rất kỷ luật và tử tế, chắc ông biết là khi học tập anh em đều có thiện cảm và kính trọng thủ tướng, nhưng ông không có thái độ ǵ, và vẫn quư mến chúng tôi.

    Binh sĩ vào ngày Chủ Nhật đi xem lễ ngồi đầy nhà thờ, và rất có trật tự, nên được cha xứ hài ḷng lắm. Mỗi lần đến thăm cha xứ, ông đều khen ngợi binh sĩ hết lời, và nhiều lần mời tôi ăn cơm. Trong câu chuyện, ông ca ngợi thủ tướng Diệm và ông tin rằng miền Nam sau này sẽ được độc lập, tự do và phồn thịnh. Ông hỏi tôi nghĩ ǵ về thủ tướng, tôi cũng trả lời là tôi ủng hộ thủ tướng hết ḿnh, và rất mừng được di cư vào đây, cả họ nhà tôi đều di cư và được giúp đỡ để định cư yên ổn. Ông kể cho tôi nghe về sự khổ sở của dân chúng ở đây dưới thời cộng sản như thế nào, nhất là những người Công giáo: nhà thờ vắng lặng và bị canh chừng chặt chẽ, cha không được đi đâu, v́ bị theo dơi sát.

    Thấy tôi ủng hộ thủ Tướng, ông mừng lắm. Nhiều lần đi Huế, ông đều rủ tôi đi theo. Ư ông muốn đưa tôi vào thăm ông Ngô Đ́nh Cẩn mà ông thường gọi là cậu Cẩn. Tôi ngạc nhiên hỏi ông, sao gọi là cậu, v́ ông Cẩn đă nhiều tuổi . Ông nói ngoài này, các con quan khi c̣n nhỏ được người ta gọi là cậu. Ông Cẩn v́ chưa có vợ, người ta cứ quen gọi là cậu.

    Tôi hứa với ông là sẽ đi đến thăm ông Cẩn sau. Khi ở Huế về, ông nói là ông có thăm cậu Cẩn, kể cho cậu nghe về tôi, và cậu thích lắm. Cậu nói với cha là Cậu muốn gặp các sĩ quan và hạ sĩ quan trẻ. Theo cậu, các sĩ quan cao cấp đều có liên hệ với Tây nhiều, và hầu hết đều ủng hộ tướng Hinh. Cậu nói nếu tôi chưa về Huế được, th́ sẽ cho người liên lạc với tôi.

    Quả nhiên độ một tuần sau, thiếu tá Nguyễn Văn Châu (sau lên trung tá, giám đốc nha chiến tranh tâm lư) vào thăm tôi, mang cho tôi nhiều tài liệu nói về thân thế và sự nghiệp của thủ tướng Diệm, kể cả những tin về trung tướng Hinh chống đối thủ tướng như thế nào, và cả các giáo phái nữa.
    Tôi quay ronéo các tài liệu này, cho phổ biến, không những ở đơn vị tôi, mà cho cả các đơn vị bạn ở Quảng Ngăi nữa. Anh Châu vui mừng lắm, từ đó gửi tài liệu đều cho tôi phổ biến.

    Một hôm vào khoảng 10 giờ, một anh trung sĩ ở ban mật mă Truyền tin đến cho tôi hay, có một công điện mật của trung tá Có ở Huế gửi về. Nội dung như sau:
    Thủ tướng sẽ đến thăm Quảng Ngăi ngày gần đây chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh

    Tôi hoang mang vô cùng, tại sao công điện không nói rơ là chuẩn bị đón thủ tướng, hay phản đối Tthủ tướng. Tôi liền cho một hạ sĩ quan thân tín, ngay đêm đó về Huế báo cho anh Châu hay. Ở Huế, anh Châu cũng được tin là đại tá Trương Văn Xương, tư lệnh Quân khu II, cũng là người của trung tướng Hinh, có một phiên họp với trung tá Có và mấy sĩ quan cao cấp, để lợi dụng khi thủ tướng đến Quảng Ngăi, th́ chất vấn và phản đối.

    Thế là thủ tướng được đề nghị hủy bỏ chuyến đi thăm Quảng Ngăi. Chỉ đi thăm Qui Nhơn, rồi về Sài G̣n.

    Sau đó ít lâu, trung tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng được thay thế bởi thiếu tướng Lê Văn Tỵ. Trung tá Có cũng rời sư đoàn để đại tá Dương Quư Phan thay thế, và trung tá Hoàng Văn Lạc làm tham mưu trưởng, để lo tiếp thu phần c̣n lại của tỉnh Quảng Ngăi về phía Nam giáp đến Qui Nhơn. Bộ tư lệnh sư đoàn tiền phương ra đóng tại sông Vệ, và hậu cứ vẫn đóng tại thị xă Quảng Ngăi. Tôi là chỉ huy trưởng hậu cứ sư đoàn.

    Đài Quân đội cũng chấm dứt việc đả kích thủ tướng. Anh em binh sĩ vô cùng mừng rỡ, càng ủng hộ thủ tướng hơn. Khi thủ tướng gặp khó khăn với quân B́nh Xuyên, tôi và trung úy Trần Văn Minh bàn nhau tŕnh với tư lệnh sư đoàn đánh điện ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi lên gặp đại tá Phan khoảng 9 giờ tối ở bộ tư lệnh tiền phương, tại xe ngủ của ông (ngày ấy bộ tư lệnh làm việc và ngủ ngay tại lều, riêng tư lệnh ngủ trên xe được cải biến thành pḥng ngủ). Chúng tôi tŕnh ư kiến, được ông chấp thuận ngay, và bảo: th́ hai trung úy thảo ngay công điện hộ tôi. Tôi nhớ đại ư công điện như sau:

    Toàn thể quân nhân thuộc sư đoàn 32 rất bất măn về hành động gây hấn của quân B́nh Xuyên, kính xin thiếu tướng tổng tham mưu trưởng chấp thuận cho sư đoàn 32 về dẹp loạn B́nh Xuyên. Toàn thể sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Sư đoàn 32 nguyện hết ḷng trung thành với thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
    Công điện được gửi về bộ tổng tham mưu ngay đêm ấy, ngày hôm sau được đọc trên đài phát thanh.

    Thiếu tướng Tỵ, tổng tham mưu trưởng đánh điện khen sư đoàn và nói thủ tướng rất hài ḷng. Sau đó,s đoàn 31 của đại tá Tôn Thất Đính, và các tiểu khu ở quân khu II đều theo sư đoàn 32 đánh điện về ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi được đại tá tư lệnh sư đoàn gọi lên khen và cám ơn.

    Sau khi tiếp thu xong, Sư đoàn lại được đổi tên là sư đoàn 4 và đại tá Tôn Thất Xứng làm tư lệnh sư đoàn, thay thế đại tá Dương Quư Phan về coi Quân trấn Sài G̣n.
    Bộ tư lệnh sư đoàn được di chuyển về Biên Ḥa, đóng tại nhà Dù. Bộ chỉ huy trung đoàn 10 và 11đóng tại Tam Hiệp, trung đoàn 12 đóng tại Bà Rịa.

    Trước khi di chuyển vào Nam, bộ tư lệnh sư đoàn 4 đóng tại Đà Nẵng cả mấy tháng, để sắp xếp và đợi tàu. Trong thời gian này, v́ chẳng bận rộn lắm nên những đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh, nhất là Đại đội Công binh, giúp dân chúng sửa đường làm cầu. Binh sĩ rất có kỷ luật nên được dân chúng quư mến lắm.

    Có hạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, là đả tự viên ở văn pḥng, một hôm xin tôi lănh lương trước, để có tiền gửi cho em mới di cư từ Bắc vào cần tiền mua tự điển và sách vở. Tôi xui anh Sao không viết thư xin thiếu tướng Tỵ xem, cứ kể rơ hoàn cảnh, thử xem ông có thương anh em không. Thế là tôi giúp anh ta thảo một thư xin đứng tên hạ sĩ Hùng. Độ 3 tuần sau, sư đoàn nhận được một công điện gọi hạ sĩ Hùng lên tŕnh diện đại tá tư lệnh Quân khu. Anh em trong đơn vị ai cũng ngạc nhiên, riêng tôi và Hùng biết là thư có kết quả.

    Hạ sĩ Hùng được đại tá tư lệnh trao lại quà của thiếu tướng tổng tham mưu trưởng, gồm 2 cuốn tự điển, một viết máy Pilot và nhiều tập vở. Sau đó đại tá c̣n cho đương sự thêm 15 ngày phép để về thăm em.

    Từ đó, anh em ai cũng thích thú về cử chỉ của vị tân tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Đặc biệt ở Đà Nẵng, tôi được dự buổi ra mắt phong trào Cách mạng quốc gia, có ông cố vấn Ngô Đ́nh Cẩn tham dự. Ông mặc áo dài đen, đầu đội khăn đóng, cử chỉ rất khiêm tốn khi được giới thiệu. Sau buổi ra mắt là vở kịch thơ Về Hồ, nói về tâm trạng của Hồ Quư Ly tại sao phải đứng dậy truất phế nhà Trần. Tôi nhớ trong vở kịch có câu thơ do Hồ Quư Ly nói: Vua không ra vua mà quan chẳng ra quan, nên ta buộc ḷng phải hô phế đế. Lúc đó ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n làm thủ tướng và ông Bảo Đại làm quốc trưởng. Sau vào Nam có cuộc bỏ phiếu truất phế Bảo Đại, tôi lại nhớ đến vở kịch Về Hồ đă được xem khi ở Đà Nẵng.

    Ngày ở ngoài trung, tôi được gặp ông Cẩn nhiều lần. Ông tiếp tôi rất ân cần và thân mật, ông coi tôi là cán bộ ṇng cốt của ông và thường gọi tôi là chú. Khi chào ông để vào Nam ông c̣n mời tôi và anh em uống bia và dặn tôi cần ǵ ở ông cứ liên lạc với ông. Đặc biệt ông tiếp tôi và anh em ở nhà khách, nhà gỗ lợp tranh có bộ tràng kỷ rất sơ sài. Sau này, khi tôi đă về phủ tổng thống, năm 1963 đại diện anh em ra chúc tết, ông vẫn tiếp tôi ở ngôi nhà sơ sài đó. Có một chi tiết khiến tôi cảm động, được bầy tỏ qua thái độ ân cần ông dành cho tôi. Tết năm ấy, tôi đem một bó hoa vào chúc tết. Khi tôi đến pḥng đợi, có thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, tư lệnh quân khu I và ông đại biểu chính phủ miền trung đă đợi từ trước ở đó. Được vị sĩ quan tùy viên của ông mời vào trước, tôi vội nói: anh mời thiếu tướng và ông đại biểu vào trước. Anh sĩ quan tùy viên lúng túng thưa, tôi có tŕnh nhưng cậu dạy mời thiếu tá. Tôi không chịu, nhưng thiếu tướng Nghiêm bảo: Duệ vào trước đi, chắc ông cần gặp toi để dặn công việc, vậy toi cứ vào. Gặp ông tôi mừng lắm. Ông trách sao lâu quá tôi không ra thăm ông. Ông vẫn nhớ truyện ngày tôi ở Quảng Ngăi đă hoạt động giúp ông và vẫn gọi tôi là chú. Mẹ tôi bị đau bại một cánh tay, có người mách nếu được cao hổ cốt thật mà uống thế nào cũng đỡ. Biết ông có cao tốt cho cụ cố dùng, tôi nhắn ra xin và ông gửi ngay cho 5 lạng, mẹ tôi uống có hơn 2 lạng đă khỏi. Tôi thấy ông đối với cán bộ của ông thật chân t́nh nên ai gặp cũng quư mến, trái hẳn với những tin đồn nói ông hách dịch quan liêu. Sau đảo chánh, người ta gọi ông là Út Trầu v́ ông hay ăn trầu. Nhưng ông không phải là con út, ông Ngô Đ́nh Luyện mới là con út.

    Khi đóng tại nhà Dù Biên Ḥa, ngay cạnh quốc lộ 1, vào một buổi sáng Chủ nhật, tôi vừa ăn sáng xong th́ thấy ngoài đồn canh nhốn nháo, ồn ào. Tôi vội chạy ra xem, thấy đại tướng tổng Tham mưu trưởng đang nói chuyện với đại tá tư lệnh sư đoàn bằng điện thoại của đồn canh, và binh sĩ đang hối hả động súng để sắp hàng chào. Tôi chào đại tướng, và đứng cạnh khi ông đang nói chuyện với đại tá Tư lệnh.

    - Xứng hả, đại tướng Tỵ đây. Sao mày không dạy bảo lính của mày vậy cà? Tao đi qua đây bao nhiêu lần mà lính gác gặp tao cũng không chào nữa.

    Không biết đại tá Xứng bên kia đầu dây trả lời ra sao, chỉ nghe ông nói:

    - Thôi được, kỳ tới phải dạy tụi nó.

    Nói rồi ông gác máy, quay lại nh́n tôi:

    - Đại úy tên ǵ ?

    - Dạ thưa đại tướng, tôi là đại úy Duệ, chỉ huy tổng hành dinh sư đoàn 4.

    - Tao đi qua đây nhiều lần mà lính gác thấy tao chẳng bao giờ chào cả.

    - Dạ thưa đại tướng, anh em mới đổi từ miền Trung vào nên ít người nhận ra đại tướng. Xin đại tướng tha lỗi. Tôi sẽ nhắc anh em phải chào kính trong những buổi học tập.

    Thế là ông cười vui vẻ ngay và bảo:

    - Thôi được, phải dạy tụi nó, rồi ông hỏi lại tôi Vậy chứ hôm nay Chủ nhật anh không đi chơi à ?

    - Dạ tôi là sĩ quan trực của sư đoàn.

    Khi ông về, lính canh đă sẵn dàn chào, ông vui vẻ lên xe. V́ ông có đồn điền cà phê ở Long Khánh nên ngày nghỉ hay lên thăm. Ông thường đi xe số ẩn tế, mặc áo kaki và quần trận, đội chapeau de Brousse nên anh em không biết là đại tướng.

    Sau tôi vào điếm canh, anh em sợ bị la nên phân trần là ngay khi ông vào điếm canh, anh em cũng không biết ông là ai. Ông hỏi thằng nào là điếm trưởng trung sĩ điếm trưởng trả lời Tôi đây, ông là ai? Gọi dây cho tao nói chuyện với thằng Xứng coi, tao là đại tướng tham mưu trưởng đây. Điếm trưởng hoảng hồn, hô vào hàng phắc lính canh đứng dậy nghiêm trang. Ông cầm điện thoại và cũng bảo tổng đài - Gọi cho tao nói chuyện với thằng Xứng coi. Tổng đài sau báo cáo với tôi, tưởng ai đùa nên la Thôi đừng dỡn cha nội, đụng đến ông thất sừng là ăn củ đó (anh em vẫn đùa gọi đại tá Tôn Thất Xứng là ông Thất Sừng). Ông cũng ph́ cười, và bảo Tao mà đùa à, gọi ngay. Điếm trưởng phải cầm điện thoại bảo tổng đài đúng là đại tướng đó.

    Từ đó, mỗi sáng Chủ nhật, đồn canh phải cắt một binh sĩ có nhiệm vụ đứng xa độ 300 thước, để đón xe đại tướng. Trong này phải giá súng sẵn, khi nghe tiếng c̣i báo hiệu là tức khắc dàn chào.

    Buồn cười nhất là trong sổ gác có mục ghi - binh sĩ X... Gác đại tướng. Tôi đọc cũng thấy buồn cười, nhưng không sửa, để làm kỷ niệm, v́ sổ gác chỉ tŕnh tôi đọc hàng ngày mà thôi. Chắc là đơn vị ở cầu B́nh Lợi cũng bị la như vậy, nên có lần suưt xẩy ra tai nạn. Một hôm xe đại tướng tới cầu, th́ xe lửa cũng sắp đến. Thấy xe đại tướng đến, lính gác sợ quá, vội mở ngay cần chắn xe để xe đại tướng đi. Cùng lúc ấy, xe hỏa chợt đến, thế là xe đại tướng chạy trước, xe hỏa chạy sau. Tài xế sợ muốn chết, may anh cận vệ nhảy xuống lề, mở cây chắn xe bên kia, nên xe đại tướng chạy qua được an toàn.

    Một năm vào ngày Tết, phái đoàn sư đoàn 7 do đại tá Huỳnh Văn Cao hướng dẫn (tôi cũng ở trong phái đoàn) lên chúc tết đại tướng. Ông tiếp rất niềm nở, và kể cho tụi tôi nghe chuyện xẩy ra vào ngày đảo chánh 11 tháng 11 năm 1960. Hôm ấy ông bị trung tá Vương Văn Đông vào văn pḥng ép, nhưng ông vẫn không chịu theo phe đảo chánh, và nói chỉ nhận lệnh của tổng thống mà thôi. Khi ra ngoài, tôi gặp đại tá Nguyễn Hữu Có, là tư lệnh Quân khu I, cũng đến chúc tết đại tướng. Thấy tụi tôi mang hoa, c̣n ông th́ đi tay không, ông vồ lấy bó hoa mà phái đoàn sư đoàn 7 mang đến, rồi cầm vào chúc tết.

    Trước ngày đảo chánh, các tướng lănh và sĩ quan như tụi tôi đối xử với nhau như anh em. Tôi nhớ ngày ở Mỹ Tho, làm trung đoàn trưởng trung đoàn12, tôi lên chúc tết đại tá Cao, sau đó xin phép ông về Sài G̣n thăm cha mẹ tôi. Ông cho tôi chai rượu và hộp bánh, nói để tặng cha mẹ tôi, trong khi tôi đến chúc tết ông tay
    không. Ông c̣n đặc biệt cho tôi ở lại Sài G̣n đến mai mới về.

    Ở trung đoàn tôi có trung úy Loan được đi học tham mưu ở trường đại học Quân sự ở Sài G̣n. Một hôm, trong khi ngồi trên xe GMC đi học, anh em nói chuyện huyên thuyên, và anh Loan nói câu nhất vợ nh́ trời. Anh bạn ngồi cạnh hỏi thế thứ ba là ai ? Anh buột miệng trả lời thứ ba là Ngô tổng thống, anh em cười vang. Thế là nha An ninh gửi công văn về cho tôi để theo dơi, và yêu cầu không cho đương sự giữ nhiệm vụ ǵ quan trọng, không được làm ở bộ tham mưu như đương sự đi học. Tôi làm một văn thư lên Bộ Tổng tham mưu, tŕnh bày đương sự là một sĩ quan có kỷ luật, và khi đương sự thốt ra câu ấy cũng chả có ǵ là vô phép, xin đại tướng xét lại. đại tướng cũng đồng ư.

    Đại tướng gặp tụi nhỏ, hay các sĩ quan cao cấp, đều vui vẻ và mày tao một cách tự nhiên, v́ ông là người cao tuổi và cấp bậc lớn, nên coi mọi người như em út của ông. Ai mà ông gọi bằng cấp bậc một cách nghiêm trang, là ông buồn người đó.

    Tết năm 1963, phái đoàn tướng lănh và sĩ quan cao cấp đến chúc tết tổng thống, tôi cũng được ở trong phái đoàn. Khi tổng thống vào pḥng, có vị tướng nào đội lộn mũ của đại tướng, ông gọi tôi và bảo: "Duệ, mày xem thằng tướng nào dám đội mũ của tao"

    ông vừa nói vừa cười, và nói thêm:

    "Chắc thằng này muốn thay tao quá."

    V́ đại tướng chưa về, nên chưa ai dám về. Tôi phải đi gặp từng vị tướng, để xem lại mũ. Người đội nhầm mũ, là trung tướng Dương Văn Minh. Tôi xin đổi lại mũ, và ông nói:

    - Ừ, moi đội hơi rộng.

    Sau khi phái đoàn tướng tá chúc tết ra về, đại úy Hoàn, sĩ quan tùy viên vẫy tôi, và chỉ vào pḥng tổng thống. Tôi ghé xem, thấy trung tướng Lễ, thiếu tướng Đính, đại tá Mậu, trung tá Hùng, và thiếu tá Xích (tỉnh trưởng Gia Định), đang quỳ một dọc trước bàn của tổng thống. Các vị này nhân danh là con cháu trong nhà, chúc tết riêng một lần nữa.

    Hoàn nói với tôi: "Anh xem chả có tư cách ǵ, mặc quân phục mà quỳ trông chướng quá".

    Tôi cũng nói: "Mấy ông này đặt ông cụ vào chuyện đă rồi, v́ tôi nghĩ ông cụ đâu có thích chuyện này".

    Ngày 1-11-63 các ông Lễ, Đính, Mậu là những người đầu năo trong bộ tham mưu đảo chính, và chính ông Lễ đă xui trung tướng Dương Văn Minh là Nhổ cỏ phải nhổ cả rễ theo như đại tá Nguyễn Văn Quan, phụ tá của tướng Minh kể với tôi.

    Vào tháng 7-1963, đại tướng bị ung thư phổi. Ngày đó, việc chữa trị ung thư ở Việt Nam chưa tốt lắm, tổng thống phải liên lạc nhờ ṭa đại sứ Mỹ lo liệu, để chở đại tướng sang Mỹ chữa trị.

    Hôm đại tướng đến chào tổng thống để xuất ngoại, chính tổng thống ra lệnh cho đội danh dự dàn chào, và tiếp đại tướng lâu lắm. Đó là ngoại lệ, thường th́ đại tướng đến gặp tổng thống hay phó tổng thống cùng các bộ trưởng, chưa có vị nào được đơn vị dàn chào. thiếu tá Cao Tiêu làm ở văn pḥng đại tướng (sau là đại tá Cao Tiêu, cục trưởng cục tâm lư chiến) kể với tôi đại tướng về kể lại: "Ông được tổng thống đón rất trang trọng, và hai người ôn lại chuyện xưa. Đặc biệt, tổng thống nói, đại tướng không c̣n mẹ già như tổng thống, mà ông th́ v́ trọng trách ít có dịp về thăm mẹ nên ông mong sớm được về hưu để phụng dưỡng mẹ già. Ông tháo chuỗi tràng hạt mà ông đang đeo đưa tặng đại tướng, mong đại tướng chóng b́nh phục để về tiếp tục lo cho quân đội." Ông nói chỉ đặt chức quyền tổng tham mưu trưởng mà thôi, ư muốn để đại tướng rơ là ông vẫn mong đại tướng về lại chức vụ cũ. Anh Tiêu nói đại tướng rất cảm động về cử chỉ của tổng thống (đại tá Tiêu hiện ở Orange County, California)

    Đặc biệt có một cử chỉ tôi chưa hề thấy bao giờ, là khi đại tướng ra về, tổng thống tiễn chân đại tướng ra đến tận xe, bắt tay đại tướng, đợi khi đại tướng lên xe, ông c̣n cúi đầu chào trước khi xe lăn bánh. Khi trở lại văn pḥng, ông có vẻ buồn rầu.

    Đại tướng chữa bệnh ở Mỹ lúc đảo chính xảy ra. Sau một thời gian ông về lại, v́ bịnh t́nh không thuyên giảm. Đại tá Trần Vĩnh Đắt là phụ tá của trung tướng Trung, tổng cục trưởng tổng cục Chiến tranh chính trị đặc trách về tù binh, kể với tôi:"Khi đại tướng về, đại tá ra đón, sau luôn đến thăm ông, và ông rất đau xót về việc các tướng lănh đă giết tổng thống. Ông nói: "Mấy thằng tướng này làm sao lănh tụ được mà cũng đ̣i .. có thằng nào chịu phục thằng nào đâu. Tụi nó giết ông cụ th́ sau này tụi nó sẽ hối hận. T́m đâu được người yêu nước và can đảm như ông Diệm, nghĩ đến ông tao muốn khóc".

    Đại tướng c̣n lôi ở trong cổ ra chuỗi tràng hạt do tổng thống tặng, mà ông luôn để trong người (đại tá Đắt đă chết ở Việt Nam)
    Đại tướng được vinh thăng thống tướng (5 sao), vị thống tướng duy nhất của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, trước khi từ trần vào cuối tháng 10-1964. Nghe nói khi mai táng, gia đ́nh đă chôn theo đại tướng cỗ tràng hạt mà tổng thống đă tang


    Đại tá Nguyễn Hữu Duệ
    Tư lệnh Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng thống 1.11.1963
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 28-03-2015 at 11:56 AM.

  6. #16
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;406186]

    21 VỊ DANH TƯỚNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN 1968-1975

    1.Thiếu tướng Trương Quang Ân 1968

    2.Chuẩn tướng Lưu Kim Cương 1968

    3.Chuẩn tướng Nguyễn Bá Liên 1969

    4 .Trung tướng Nguyễn Viết Thanh 1970

    5. Chuẩn tướng Nguyễn Văn Thiện 1970

    6..Đại tướng Đỗ Cao Trí 1971

    7.Thiếu tướng Nguyễn Văn Phước 1971

    8.Trung tướng Trần Thanh Phong 1972

    9.Thiếu tướng Không quân Nguyễn Huy Ánh 1972


    10.Thiếu tướng Phan Đ́nh Soạn 1972

    11.Chuẩn tướng Nguyễn Trọng Bảo 1972


    12,Chuẩn tướng Ngô Hán Đồng 1972

    13.Chuẩn tướng Lê Đức Đạt 1972 ....

    14. Chuẩn tướng Trương Hữu Đức 1972

    15.Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm 1975

    16.Chuẩn tướng Trần Văn Hai 1975

    17.Chuẩn tướng Lê Văn Hưng 1975

    18.Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ 1975

    19.Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu 1975

    20..Thiếu tướng Phạm Văn Phú 1975

    21..Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam 1975




    22 VỊ DANH TƯỚNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN :

    1 ĐẠI TƯỚNG HY SINH 1971

    4 TRUNG TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1955 ,1 VỊ HY SINH 1970 ,1 VỊ HY SINH 1972, 1 VỊ HY SINH 1975 .

    6 THIẾU TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1968 ,1 VỊ HY SINH 1971 , 2 VỊ HY SINH MUÀ HÈ ĐỎ LỮA 1972 , 2 VỊ TUẪN TIẾT 1975 .

    11 CHUẨN TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1968 , 1 VỊ HY SINH 1969, 1 VỊ HY SINH 1970, , 4 VỊ HY SINH MUÀ HÈ ĐỎ LỬA 1972 , 4 VỊ HY SINH VÀ TUẪN TIẾT 1975 .

  7. #17
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022









    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

    Kính Dâng Anh Linh : Ngô Tổng Thống , Ông Cố Vấn Tối Cao Tư Lệnh : Bộ Chiến Tranh Ngoại Lệ , Cùng 22 Vị Danh Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , và trên 300 Ngàn Nam - Nữ Sĩ Quan, Chiến Binh Đă Bỏ Ḿnh V́ Đại Nghĩa


    [/QUOTE]
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 28-03-2015 at 12:43 PM.

  8. #18
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    DANH TƯỚNG THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN (1932-1968 ) VÀ PHU NHÂN THIẾU UƯ NỮ QUÂN NHÂN NHẨY DÙ DƯƠNG THỊ KIM THANH VỊ QUỐC VONG THÂN 8.9.1968






    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG NHẨY DÙ



    Phù hiệu :Sư Đoàn 23 Bộ Binh



    Major Gen. Trương Quang Ân 1932 : 23rd Infantry Division Commander (1970)




    CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN 1932-1968 TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH-QLVNCH VÀ PHU NHÂN : THIẾU UƯ NỮ QUÂN NHÂN NHẨY DÙ : DƯƠNG THỊ KIM THANH 1931-1968 : VỊ QUỐC VONG THÂN 8.9.1968

    Tướng quân Trương Quang Ân là Thủ khoa Khoá 3 của Trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt 1952, Phục vụ trong Binh chủng Nhảy Dù : Đại Đội trưởng , Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù năm 1959 , Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 2 Nhẩy dù 1962-1966 , Tỉnh trưởng Gia Định 1966-1967.

    Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh , Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 1967-1968 .

    Tướng Quân : Trương Quang Ân là một Tướng lănh tài ba của Quân Lực VNCH :


    Sau đây là bài viết của Kư giả Chinh Yên đăng trên báo Tiền Tuyến xuất bản tại Sài g̣n vào tháng 9 năm 1968.

    Viết về

    TƯỚNG QUÂN TRƯƠNG QUANG ÂN

    Một nguồn tin vừa được loan đi đă làm sửng sốt toàn thể chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đặc biệt là các chiến sĩ thuộc Khu 23 Chiến Thuật. Đó là tin Chuẩn Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật tử nạn phi cơ cùng phu nhân và phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật sáng ngày chủ nhật 8-9-1968 vừa qua trên đường tới thăm viếng và tưởng thưởng các chiến sĩ đang hành quân tại Đức Lập.

    Nguồn tin trên quả đă gây xúc động trong toàn thể chiến sĩ chúng ta, v́ không nhiều th́ ít, chúng ta cũng đă được biết về vị Tướng Lănh vốn nổi tiếng về khả năng và kỷ luật gương mẩu nầy. Chuẩn Tướng Trương Quang Ân làm việc siêng năng tận tụy lúc nào cũng một ḷng lo tṛn nhiệm vụ. Trong thời gian vừa qua, Chuẩn Tướng làm việc không có ngày nghỉ; mặc dầu công việc rất bề bộn, Chuẩn Tướng cũng đă dành một ngày chủ nhật để cùng phu nhân và một phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật đáp máy bay đến vùng Đức Lập với mục đích theo dơi cuộc hành quân đang diễn tiến tại vùng Đức Lập và để tưởng thưởng tại chỗ các chiến sĩ xuất sắc.

    Điều này chứng tỏ bất cứ trận chiến nào tại Khu 23 Chiến Thuật cũng đều có sự hiện diện của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân vào đúng lúc sôi động nhất. Bất cứ đơn vị nào thuộc Khu 23 Chiến Thuật, trong lúc hành quân tiêu diệt Cộng sản cũng được chính Chuẩn Tướng Trương Quang Ân đích thân tới tưởng thưởng và uỷ lạo đúng vào lúc hiểm nguy gian khổ nhất. Đó là tất cả những sự kiện chứng tỏ tư cách cao quư của một vị chỉ huy.

    Chúng ta hẳn không quên rằng Chuẩn Tướng Trương Quang Ân là một quân nhân hiện dịch, chọn binh nghiệp làm lẽ sống, tốt nghiệp Thủ khoa Khóa 7 Đà Lạt, về Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, lập những công trạng hiển hách đầu tiên trong đời binh nghiệp với trận đánh lừng lẫy tại bản Hu siu (Lào), năm 1957, làm Trưởng Pḥng Hành Quân của Lữ Đoàn Nhảy Dù, kế đó là các chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù rồi Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù. Sau một thời gian làm Tỉnh Trưởng Gia Định, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 Bộ Binh và cuối cùng, năm 1967 làm Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật.

    Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật từ năm 1967, đặc biệt trong thời gian từ Tết Mậu Thân đến nay, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân cùng toàn thể chiến sĩ Khu 23 Chiến Thuật đă anh dũng đánh tan tất cả nổ lực tấn công của Cộng quân nhằm tạm chiếm một vài thị trấn của miền Cao nguyên heo hút nhưng hiền từ quả cảm này. Cũng trong suốt thời gian Chuẩn Tướng Trương Quang Ân làm Tư Lệnh, các chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh đă tiếp tục tạo lập chiến thắng dồn dập nêu cao danh dự đơn vị cũng như danh dự của toàn thể Quân Đội. Chuẩn Tướng Trương Quang Ân được vinh thăng cấp bậc cuối cùng hiện tại vào ngày Quân Lực 19-6-1968 vừa qua, Chuẩn Tướng đă được tưởng thưởng 30 huy chương đủ loại kể cả Bảo Quốc Huân Chương.

    Suốt trong đời binh nghiệp, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân lúc nào cũng là một sĩ quan nêu gương sáng về kỷ luật, chỉ biết sống cho Quân Đội, chết cho Quân Đội và tuyệt đối vâng phục Quân Đội. Chuẩn Tướng cũng là một sĩ quan dũng cảm có tài chỉ huy, thương yêu thuộc cấp và đặc biệt là một trong những chiến sĩ Dù giỏi nhất về môn nhảy tự động chính xác.

    Trong tai nạn đau buồn nầy, phu nhân của Chuẩn Tướng cũng tử nạn cùng chồng. Phu nhân nhủ danh là Dương Thị Kim Thanh, một nữ Chuẩn Uư phục vụ tại Tổng Y Viện Công Ḥa và là một trong 7 nữ Phụ Tá đầu tiên trong Quân Lực tốt nghiệp bằng Nhảy Dù. Cả gia đ́nh đều phục vụ Quân Đội. Cả Chuẩn Tướng và Phu Nhân trong suốt đời binh nghiệp đă nêu gương phục vụ cho tất cả thuộc cấp.

    Người chiến sĩ dũng cảm và tận tuỵ, con chim đầu đàn của Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Khu 23 Chiến Thuật không c̣n nữa, nhưng tinh thần kỷ luật tuyệt đối và thiện chí phục vụ cao độ của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân sẽ c̣n là tấm gương sáng măi măi cho tất cả chiến sĩ chúng ta. Gắn liền cuộc đời vào binh nghiệp, tuyệt đối vâng phục kỷ luật, phục vụ Quân Đội không mỏi mệt, lúc nào cũng nghĩ tới đồng đội và thương yêu thuộc cấp. Đó là những tính chất của một chiến sĩ lư tưởng và là những yếu tố cao quư tạo thành cuộc đời của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân vậy.[/QUOTE]

  9. #19
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;406997]

    TANG LỄ DANH TƯỚNG CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN THIẾU UƯ NỮ QUÂN NHÂN NHẨY DÙ DƯƠNG THỊ KIM THANH VỊ QUỐC VONG THÂN 8. 9.1968










    BÀN THỜ VÀ QUAN TÀI CUẢ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN : THIẾU UƯ NỮ QUÂN NHÂN NHẨY DÙ DƯƠNG THỊ KIM THANH, TẠI TƯ GIA CƯ XÁ LỮ GIA-LÊ ĐẠI HÀNH-THỦ ĐÔ SÀI G̉N




    ĐỘNG QUAN LINH CỬU CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN RỜI NHÀ










    ĐOÀN XE TANG DI CHUYỂN DƯỚI CƠN MƯA TẦM TĂ CUẢ THỦ ĐÔ SÀI G̉N





    HAI QUAN TÀI SONG SONG TRÊN HUYỆT LẠNH DƯỚI BẦU TRỜI ẢM ĐẠM










    VINH DANH : DANH TƯỚNG THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN NỮ THIẾU ÚY DƯƠNG KIM THANH .






    TƯỚNG QUÂN TRƯƠNG QUANG ÂN


    Bài viết của Nhà văn-Đại úy Nhẩy Dù Phan Nhật Nam


    ... Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.

    Thiếu úy Trương Quang Ân có đủ tất cả điều kiện thuận lợi để được thuyên chuyển đến một văn pḥng b́nh yên tránh nơi lửa đạn, hoặc một đơn vị tham mưu, chuyên môn (mới thật sự đúng với khả năng tham mưu sắc sảo của ông sẽ được chứng thực ở thời gian sau). Nhưng không, ông đă chọn binh chủng Nhảy Dù, đơn vị tổng trừ bị cho những chiến trận lớn nổ rộng suốt miền châu thổ Bắc Việt Nam, nơi những đỉnh núi cao lẫn trong mây vùng bắc Trường sơn dọc biên giới Lào Việt.

    Trận Bản Hiu Siu cuối năm 1953 bùng nổ trên vùng Cánh Đồng Chum nơi cao nguyên Trấn Ninh, vị trí xung trí xung yếu của miền Trung Lào, đầu nguồn sông Nậm Ngung, do tướng Cogny, tư lệnh quân đội Pháp miền bắc Đông Dương chỉ huy có mục đích bẻ găy mũi tiến công của cộng sản có ư tiến về thủ đô Vạn Tượng của Lào (nhưng sau nầy hồ sơ trận liệt giải thích, và giải thích đúng, đấy là ư niệm điều quân của phía bộ đội cộng sản cố đánh lạc hướng, hoặc là cách nhử quân đội Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ)

    Bộ phận địa phương giữ Bản Hiu Siu xin quân tăng viện, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị đầu đời của Thiếu úy Trương Quang Ân nhảy xuống với 2 đại đội của Tiểu đoàn 7 Dù tăng pháị (Lưu ư, tất cả các tiểu đoàn Dù vào giai đoạn nầy mang phiên hiệu BEP hoặc BPC - Battaillon Parachustiste Colonial, thuộc Liên đoàn Không vận số 3 (GAP/3è- Groupe Aeroporté) của quân đội Liên hiệp Pháp; chỉ mỗi Tiểu đoàn 5 Dù nơi miền Nam mới có danh hiệu Tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam (BPVN) Trận đánh không cân sức diễn ra ngay từ phút đầu tiên v́ bộ đội Việt Minh sẵn có ưu thế quân số, chuẩn bị, chọn lựa và chiếm giữ trận địa. Nhưng dần dần thắng lợi nghiêng về phía quân Nhảy Dù bởi sức chiến đấu quá đổi kiên cường. Phản công, giữ vững, kiểm soát được những vị trí xung yếu của vùng Cánh Đồng Chum, đẩy quân đội cộng sản trở về hướng Bặc Thành. Quả chiến trận không phải là điều bất ngờ, bởi Tiểu đoàn 3 Dù là một đơn vị ngoại hạng của 17 tiểu đoàn tổng trừ bị mặt trận phía bắc Việt Nam, như trường hợp một đơn vị bạn khác, Tiểu đoàn 6 Dù (6è BEP) đă từng chận đứng một sư đoàn cộng sản (SĐ/320) để những đồn bót thuộc tả ngạn sông Đà có thời gian triệt thoái trong chiến dịch rút bỏ Na Sản, Nghĩa Lộ (cùng năm 1953) Kết quả trận đánh đồng thời đă chứng minh cho thành phần lănh đạo Pháp Việt thấy rơ một yếu tố mới: những sĩ quan trẻ, những hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt (t́nh nguyện) trong đơn vị chính là nhân tố kết nên thắng lợi.

    Quân đội chỉ mới khai sinh trong vài năm qua (1951) nay đă dần trở nên là đạo quân chính qui của một quốc gia đang trong giai đoạn lịch sử quyết định về bản lănh và giá trị của ḿnh. Chiến sử dài theo những năm sau đă chứng thật đánh giá buổi ban đầu nầy: Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam là một trong những đơn vị đầu tiên của quân đội Cộng Ḥa được tuyên dương Bảo quốc huân chương, kỳ hiệu đơn vị mang dây biểu chương Tam hợp vàng xanh đỏ do công trận chỉ huy bởi những những thiếu úy, trung úy của năm 1953 nầy, những sĩ quan có tên Trương Quang Ân, Phan Trọng Chinh...

    Bộ tư lệnh quân đoàn viễn chinh Pháp với lớp cán bộ nhà nghề cũng đă nhận ra khả năng lănh đạo tiềm ẩn nơi viên thiếu úy trẻ tuổi mà họa hằm lắm mới biểu lộ ra đối với những sĩ quan trẻ tuổi cực kỳ xuất sắc, như những Thiếu úy de Gaulle, de Lattre của học viện quân sự Saint Cyr, những người đă từng nắm giữ vận mệnh quốc gia và quân đội Pháp, nên họ mau chóng đưa Trung úy Ân vào trường tham mưu quân sự tại Pháp vào năm sau, 1954 khi ông vừa được đặc cách vinh thăng trung úy tại mặt trận.

    Những sĩ quan chỉ huy Trường Sĩ Quan Đà Lạt và ở bộ tham mưu Liên đoàn Không vận số 3 quả thật đă không lầm khi đánh giá như trên. Hơn thế nữa, họ c̣n có dự định chọn viên trung úy ngoại hạng nầy vào chức vụ chỉ huy Đại đội xung kích Lê Dương Sen Đầm cho chiến trường Algérie đang bắt đầu có dấu hiệu sôi động. Khóa sĩ quan tham mưu tại Pháp cốt để làm đầu cầu cho dự định nầy. Thêm một lần nữa, ông lại đỗ thủ khoa khóa học, trên cao hơn toàn thể những học viên có 75 quốc tịch của khối Liên hiệp Pháp, đa số là người Tây Âu.

    Trung úy Trương Quang Ân đậu hạng thủ khoa mà không hề có tị hiềm từ những học viên, bởi qua bản tự đánh giá, khóa học đồng ư hầu như toàn thể về người sĩ quan Việt Nam tài năng xuất sắc nầy.

    Sau thất bại Điện Biên Phủ, tháng 5, 1954, bộ tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp cố gắng tập trung những tiểu đoàn Nhảy Dù c̣n lại ở miền Bắc đưa gấp vào Đà Nẵng, Nha Trang, để từ đây có kế hoạch tái trang bị, bổ sung sang chiến trường Bắc Phi. Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù trở nên đơn vị trụ cột đầu tiên của Liên đoàn Nhảy Dù Việt Nam, thành lập ngày 29 tháng 9, 1954, và Trung úy Trương Quang Ân ở lại với quân đội Việt Nam dưới phiên hiệu đơn vị mới như một điều tất nhiên, nhưng cũng do lời kêu gọi từ một Thiếu sinh quân khác, người anh cả của toàn quân, Thiếu tướng Lê văn Tỵ, vị Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, mở đầu kỳ độc lập, tự chủ nơi miền Nam, 29 tháng 11, năm 1954.

    Ngày 1 tháng 1, 1955 bắt đầu năm mới với những biến động chính trị nghiêm trọng xẩy ra tại thủ đô Sài G̣n từ những mầm mống va chạm sẳn có giữa các lực lượng giáo phái, tổ chức vũ trang với chính phủ Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm vừa được thành lập ngày 20 tháng 7, 1954. Chính phủ mới mang đủ tất cả gánh nặng của quá khứ gần 100 năm lệ thuộc người Pháp, t́nh thế quân sự suy sụp hỗn loạn sau thất trận Điện Biên Phủ của quân đội Pháp và công cuộc định cư hơn triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam. Các lực lượng chống đối kết hợp thành Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia yêu cầu Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm giải tán nội các, cải tổ chính phủ và chấp thuận để họ duy tŕ t́nh trạng cát cứ của những tổ chức quân sự tại những địa phương riêng biệt. Chính phủ Sài G̣n giữ nguyên lập trường: thống nhất quân đội trước khi bàn đến những cải tổ chính trị.

    Thành phần mặt trận gồm 3 khuynh hướng: Phe ôn ḥa muốn trở về hợp tác với chính phủ; phe trung lập không có ư kiến và thành phần quá khích nhất quyết tổ chức nổi loạn quân sự. Lực lượng B́nh Xuyên dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Lê văn Viễn (quân hàm do chính phủ Pháp trao gắn theo nguyên tắc đồng hóa) thuộc nhóm thứ ba.

    Ngày 1 tháng 1, 1955 Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đóng cửa các cơ sở kinh tài quan trọng của B́nh Xuyên, ṣng bạc Đại Thế Giới, Kim Chung và nhà chứa B́nh Khang; ngày 26 tháng 4, cách chức tổng giám đốc Cảnh sát và Công an của Lại văn Sang, một người thân tín đắc lực của Thiếu tướng Viễn. Cuối cùng việc phải đến, ngày 28 tháng 4, lực lượng B́nh Xuyên nổ súng tấn công quân chính phủ, nhưng Liên đoàn Nhảy Dù với 4 Tiểu đoàn 1, 3, 5, 6 đă h́nh thành những trụ cột chống đỡ nền móng quốc gia. Chỉ một ngày sau, quân Nhảy Dù đă làm chủ t́nh h́nh toàn bộ đô thành Sài G̣n, Chợ Lớn. Ngày 30 tháng 4 Nhảy Dù và B́nh Xuyên dàn trận đối diện dọc kinh Đôi bên kia cầu chữ Y. Dù đă được người Pháp ngấm ngầm hỗ trợ nhưng B́nh Xuyên không thể nào là địch thủ của những tiểu đoàn Nhảy Dù thiện chiến nên mặt trận Sài G̣n mau chóng kết thúc vào ngày 5 tháng 5, tàn binh B́nh Xuyên rút về Rừng Sát, vùng śnh lầy dọc theo sông Sài G̣n và Đồng Nai lập thế chống cự. Tháng 9, lực lượng chính phủ mở cuộc hành quân Hoàng Diệu truy quét đám phản loạn, cũng với lực lượng Nhảy Dù làm thành phần xung kích. Ngày 24 tháng 10 kết thúc chiến dịch, nơi khuôn viên Dinh Dộc Lập lần đầu tiên diễn ra khung cảnh đại hội ân thưởng toàn quân kể từ ngày mở nước về phương Nam. Cũng là lần đầu tiên, quân, quốc kỳ cùng bay rạng rỡ trên kỳ đài ṭa dinh thự báo hiệu thống nhất quân đội, chủ quyền quốc gia qui về một mối.

    Trung úy Trương Quang Ân đứng hàng đầu giữa những chiến binh của quân đội Cộng Ḥa được tuyên công. Ông được trao gắn một lần hai Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, hiện tượng độc nhất đă xẩy ra trong các quá tŕnh nghi lễ trao gắn huy chương. Cho dù về sau nầy khi chiến trường trở nên nặng độ và có những chiến công lớn lao với những nhân vật xuất chúng khác như Lưu Trọng Kiệt, Hồ Ngọc Cẩn... cũng không hề được lập lại thêm lần thứ hai.

    Năm 1957, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí giữ chức tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù. Đại úy Trương Quang Ân cùng với viên tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Phan Trọng Chinh, rời Tiểu đoàn 3 Dù về bộ tư lệnh với chức vụ mới, trưởng pḥng 3, và tham mưu trưởng Liên đoàn. Bộ tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù với thành phần sĩ quan chỉ huy, tham mưu tài năng mới mẻ nầy đă nhanh chóng canh tân, trở nên một đại đơn vị mẫu mực đối với toàn quân, có phẩm, lượng cao về khả năng hành quân tác chiến lẫn tổ chức tham mưu.

    Một sự kiện quan trọng xẩy ra trong đời sống cá nhân Đại úy Trương Quang Ân, đồng thời cũng là một biểu tượng đặc thù của binh chủng nếu không nói của toàn quân độị Ông làm lễ thành hôn với Chuẩn úy Dương thị Thanh, một trong những nữ quân nhân đầu tiên của binh chủng Nhảy Dù. Cuộc kết ước được chính vị tư lệnh làm chủ hôn, và hôn lễ được thực hiện theo nghi thức thuần túy quân đội: Đại úy Trương Quang Ân trao nhẫn đính hôn cho nữ Chuẩn úy Dương thị Thanh từ nơi cửa máy bay, xong hai người cùng nắm tay điều khiển dù nhảy xuống đất nơi băi đáp Ấp Đồn, Hóc Môn.

    Cảnh tượng cảm xúc trên chắc hẳn không phải là màn tŕnh diễn của đôi vợ chồng trẻ muốn làm nên sự kiện độc đáo ngoạn mục, nhưng đấy là hành vi biểu hiện ḷng sắc son của hai người lính muốn kết hợp lời nguyền hiến dâng đời sống bản thân, gia đ́nh cho Quân Đội và Tổ Quốc. Chúng ta không nói điều ước đoán theo cảm tính, bởi cuộc sống đầy chiến đấu của hai người suốt quăng đời tiếp theo đă hiện thực nghi lễ cao thượng của buổi thanh xuân nầy trong bầu trời và trên mặt đất quê hương.

    Năm 1959, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập, Đại úy Trương Quang Ân nhận lănh chức vụ tiểu đoàn trưởng đầu tiên của đơn vị. Lần xuất quân của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù cũng là dịp phá vỡ huyền thoại về mật khu Bời Lời (vùng tây bắc ven đô nằm dọc sông Sài G̣n), căn cứ địa đă được lực lượng quân sự cộng sản thành h́nh từ chiến tranh 1945-1954, nay đang được củng cố cho cuộc chiến mới với nhiệm vụ chiến thuật quan trọng, từ đây làm khu vực bản lề tiếp vận của 3 tỉnh Gia Định, B́nh Dương, Hậu Nghĩa, h́nh thành đầu cầu để tiến chiếm Sài G̣n (chiến dịch Mậu Thân 1968 chứng thực cho quan điểm chiến thuật nầy) Tiểu đoàn 8 Dù đă truy kích địch dài theo con sông, phá vỡ toàn thể những địa đạo vừa được xây dựng, đánh bật tất cả các cụm, tổ du kích, đuổi sạch đám cán bộ vừa trở lại từ miền Bắc, nay được gài chặt với cơ sở địa phương để h́nh thành lớp cán bộ hạ tầng của Mặt trận giải phóng miền Nam. Công trận nầy cùng lần với những đơn vị quân đội khác đă kiến tạo nên một thời hưng thịnh b́nh yên từ 1954 đến 1960 ở miền Nam. Dân chúng từ Sài G̣n có thể ra đi bất cứ nơi nào trong đêm và trở lại thủ đô vào giờ rạng sáng để làm việc. Có mấy ai trong thuở ấy và sau nầy nhớ lại buổi b́nh an kia để nhắc nhở đến gian khổ của mỗi người lính, những người không ai biết đến tính danh. Người hiến dâng đời sống ḿnh cho quê hương, đồng bào nhưng không hề nói lên lời, dù là lời đơn giản, khiêm nhượng.

    Biến cố 11 tháng 11, 1960 lần đầu tiên đẩy quân đội trực tiếp tham dự vào diễn trường chính trị, Liên đoàn Nhảy Dù lại là thành phần ṇng cốt quyết định để thực hiện việc dứt điểm chế độ và người lănh đạo. Nhưng Đại úy Trương Quang Ân đă vô cùng tinh tế để nhận rơ nguyên do lẫn hậu quả của lần bạo loạn tranh chấp, ông từ nhiệm cáo bịnh lánh mặt khỏi cảnh huống khốc liệt, vị tiểu đoàn phó được chỉ định tạm thời thay thế ông trong t́nh thế khẩn cấp. Cuộc đảo chính 11 tháng 11 thất bại, những giới chức cao cấp của Liên đoàn Dù phải chịu cảnh chạy trốn, lưu vong ra khỏi nước, hoặc bị bắt giữ; các đơn vị phải tái biên chế, xáo trộn, thay đổi cấp chỉ huy. Chỉ riêng Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vẫn giữ nguyên phong độ và khả năng chiến đấu truyền thống bởi Thiếu tá Trương Quang Ân lại trở về, giữ vững đơn vị tồn tại, phát triển sau cơn hỗn loạn.

    Năm 1962, ông di chuyển từ trại Trần Quí Mại của Tiểu đoàn 8, nơi khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa Thám của Lữ đoàn Nhảy Dù trong phi cảng Tân Sơn Nhất về trại Quang Trung, Tam Hiệp, Biên Ḥa, bản doanh Tiểu đoàn 5 Dù, cũng là của Chiến đoàn 2 Dù, đơn vị chỉ huy chiến thuật vừa được thành lập gồm các Tiểu đoàn 5, 6, 7.

    Doanh trại xây trên một ngọn đồi hùng vĩ bên cạnh sông Đồng Nai, và người chỉ huy đầu tiên của đơn vị tân lập đă thực hiện những nền tảng vô cùng kiến hiệu để các tiểu đoàn thuộc quyền có điều kiện thuận lợi khai triển tối đa năng lực chiến đấu với tầm vóc mới. Thiếu tá Trương Quang Ân đă chứng thực một khả năng lănh đạo lớn trong cương vị mới, với kích thước của người chỉ huy tài năng, đạo đức tưởng chừng chỉ có trong những huyền thoại về những con người của lịch sử phương Đông xưa cũ.

  10. #20
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Vào một buổi họp của toàn thể sĩ quan thuộc các tiểu đoàn trực thuộc và bộ tham mưu chiến đoàn, mọi người đă vào ghế ngồi để đợi vị chỉ huy trưởng. Cây kim chỉ phút của chiếc đồng hồ ở pḥng hội sắp sửa chập vào số 12 để chỉ đúng 12 giờ, giờ bắt đầu buổi họp, nhiều người sửa soạn đứng lên để chào đón chiến đoàn trưởng, họ nh́n ra cửa, hướng về phía văn pḥng của Thiếu tá Ân cách hội trường một khoảng đồi khá xa, trống trải nằm phơi dưới nắng hạ chí miền Nam. Bỗng một bóng người xuất hiện từ khung cửa căn pḥng, gỡ chiếc nón đỏ cầm tay và chạy về phía hội trường với tốc độ cực nhanh, Thiếu tá chiến đoàn trưởng Trương Quang Ân bước vào hội trường. Sau khi đội lại chiếc mũ, chào tay trả lại lệnh chào kính của toàn thể sĩ quan. Ông nói gấp:

    - Xin lỗi quí vị sĩ quan, tôi bị trễ gần một phút v́ phải trả lời điện thoại với Đại tá tư lệnh, nên anh em phải ngồi đợi!

    Thiếu tá Ân nh́n lên kim đồng hồ vừa nhếch quá chữ số 12. Tính chính xác, hành vi nghiêm chỉnh, sự kính trọng đối với tất cả các cấp quân đội là cách xử thế thường hằng mà người chỉ huy Trương Quang Ân luôn thực hiện, tổng hợp tấm ḷng của kẻ sĩ khiêm cung, nhân ái và tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm cao của người lính.

    Hàng tháng, nếu không phải bận hành quân, ông soạn lịch tŕnh đến thăm viếng, kiểm soát những tiểu đoàn thuộc quyền. Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù của Thiếu tá Nguyễn văn Minh, người bạn cũ cùng Trường Thiếu Sinh Quân là đơn vị ông lưu tâm nhất v́ ở nơi xa xôi (Vũng Tầu) so với 2 tiểu đoàn 5, 7 cùng trong vùng Biên Ḥa của chiến đoàn.

    Mỗi lần thăm viếng đều được ông chuẩn bị nghiêm chỉnh như một cuộc thanh tra đơn vị, mà bản thân ông là người trước tiên phải hội đủ khả năng, tư cách, phẩm chất của một giới chức chỉ huy, thanh tra. Trước ngày đi, ông nói cùng Đại úy Nguyễn Thái Hợp, nay đă kiêm nhiệm chức vụ tham mưu trưởng chiến đoàn:

    - Đại úy nhớ nhắc nhở, kiểm soát anh em ḿnh phải mang đủ bi đông nước, lương khô để khỏi làm phiền dưới Tiểu đoàn 6 nghe!

    - Nhưng Thiếu tá Minh đă báo cho tôi bằng 106 (máy truyền tin siêu tần số dùng bạch thoại để chuyển những nội dung không cần phải mă hóa) là dưới đó đă chuẩn bị bữa ăn cho chiến đoàn ḿnh rồi Thiếu tá!

    - Đại úy Hợp vội vă trả lời.

    - Cơm thân mật trong tiểu đoàn hay tiệm ngoài phố?

    - Thiếu tá Ân hỏi gấp.

    - Vâng, ở một tiệm nơi Băi Sau!

    - Vậy đại úy phải nói liền với Thiếu tá Minh là tôi không nhận. Ḿnh đi thanh tra tiểu đoàn chứ đâu phải đi Vũng Tàu tắm biển, ăn tiệc!

    Cuối cùng, ông lên xe với nón sắt hai lớp, súng Colt nơi thắt lưng có bi đông nước đầy, gói lương khô, và ngồi thẳng trong suốt chặng đường đi từ Tam Hiệp, Biên Ḥa về đến Tiểu đoàn 6 ở Vũng Tàu.

    - Đường đi xa hơn trăm cây số, Thiếu tá dựa lưng một chút cho đỡ mỏi! - Người tài xế ái ngại nhắc nhở.

    - Không được đâu, ḿnh tới thăm viếng, thanh tra mà lưng áo bị nhăn như thế trông thấy có vẻ thiếu kính trọng đơn vị và anh em! Thiếu tá Ân giải thích với người tài xế, không quên hỏi thêm:

    - Mà anh có đem đủ bi đông nước dùng cho cả ngày và nhớ bỏ thuốc lọc nước vào chưa?

    Cũng liên quan đến người tài xế, chiếc xe, một hôm ông gọi bà vào văn pḥng với vẻ nghiêm trọng, và sau đó có những lời:

    - Ḿnh là sĩ quan nữ quân nhân, ḿnh biết cũng rơ quân kỷ như tôi; thế nên, chiếc Jeep là của chiến đoàn cấp cho chiến đoàn trưởng, chứ không phải cho riêng cá nhân tôi. Vậy khi nào ḿnh đi thăm gia đ́nh binh sĩ với tư cách chủ tịch gia đ́nh binh sĩ Chiến đoàn 2 th́ ḿnh sử dụng và ngồi vào ghế trưởng xa. Nhưng ngoài giờ làm việc, nếu cần chú tài xế đưa đi đâu th́ ḿnh phải ngồi băng sau, v́ xe đó là của quân đội chứ đâu phải của riêng gia đ́nh ḿnh. Tôi đă dặn chú ấy, khi nào không có mặt tôi th́ lưng ghế trưởng xa phải gập xuống, vậy ḿnh đừng bảo chú ấy làm trái lời tôi!

    Bà im lặng nghe, và tuân theo lời ông không một phản ứng nhỏ tị hiềm, khó chịu, dẫu bà chỉ thua ông một cấp bậc.

    Đầu năm 1965 để chuẩn bị đưa ông vào những chức vụ cao hơn, Bộ Tổng tham mưu tuyển chọn Trung tá Ân theo học Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Vào thời điểm nầy, tiếng Anh vẫn c̣n là một ngôn ngữ xa lạ đối với những sĩ quan xuất thân từ quân đội Liên hiệp Pháp, nhưng ông đă vượt qua khỏi trở ngại kia bằng biện pháp: luôn luôn trên tay, trước mặt, trong tầm với, có những sách tự học Anh ngữ. Ông vào Trường Sinh Ngữ Quân Đội với thái độ chuyên cần của một sinh viên chuyên khoa, và sử dụng toàn bộ thời giờ vào công việc đọc, viết, học tài liệu khóa học và tài liệu nghiên cứu. Và cũng như hai mươi năm trước, Trung tá Trương Quang Ân lại tốt nghiệp khóa học với vị thứ thủ khoa kèm lời khen ngợi nồng nhiệt kính phục từ ban giám đốc trường. Đây là học viên tốt nghiệp với số điểm cao nhất từ trước đến naỵ Ông đứng đầu trên 45 sĩ quan cao cấp của quân đội toàn thế giới, kể cả những tướng lănh, cấp tá thuộc quân lực Mỹ.

    Năm 1966, trong buổi tiệc tiễn ông đi làm tỉnh trưởng Gia Định, binh sĩ, hạ sĩ quan của bộ chỉ huy chiến đoàn và sĩ quan của những tiểu đoàn trực thuộc trong vùng Biên Ḥa đều được mời tham dự. Mỗi người có một hộp giấy gồm 2 pâté chaud, 2 bánh ngọt và 1 sandwich; thức uống gồm một chai bia và nước ngọt Quân tiếp vụ. Trung sĩ Đâu, Ban 2 chiến đoàn vốn là tay ưa ăn nhậu, cất tiếng rổn rảng:

    - Trung tá đi làm tỉnh trưởng cái tỉnh to nhất nước mà không cho tụi em uống một bữa cho đă!

    Trung tá Ân nghiêm sắc mặt, nhưng từ tốn nói với Đâu:

    - Trung sĩ Đâu nói như vậy là phụ ḷng tôi, bữa tiệc nầy là do tiền lương tôi xin lănh trước để đăi anh em. Chứ c̣n như trong Chợ Lớn đă có mấy tiệm ăn, tửu lầu ǵ đó, nghe tin tôi về làm tỉnh trưởng, họ đă đưa đề nghị đăi hết người của chiến đoàn ḿnh. Nhưng đó là của họ, ḿnh ăn làm chi anh Đâu!

    Căn pḥng im lặng, lắng xuống, Đâu cười cười:

    - Em nói giỡn cho vui thôi, tụi em biết ông thầy nghèo mà, ông thầy cho uống chi tụi em cũng chịu hết. V́ được ở với ông thầy là vui rồi, nay ông thầy đi tụi em buồn lắm!

    Vô t́nh, Đâu đă nói lời tiễn biệt chính xác, hàm xúc nhất với tấm ḷng đơn giản trung hậu của người lính đối với một cấp chỉ huy hằng sống với đơn vị mà âm hưởng luôn bền chặt tồn tại.

    Nhưng nếu có một lần người chỉ huy Trương Quang Ân phải chịu nhận phần tiêu cực thất bại trong toàn bộ sự nghiệp của ḿnh lại là chính với chức vụ không tiếng súng, tại văn pḥng b́nh yên nơi ṭa tỉnh trưởng Gia Định.

    Vào một ngày của năm 1967, Đại tá tỉnh trưởng Gia Định nhận danh thiếp thiếu tá chánh văn pḥng của vị phu nhân một viên tướng cao cấp nhất của quân lực. Viên thiếu tá đặt lên bàn giấy ông tỉnh trưởng tập hồ sơ thổ trạch đứng tên bà tướng với lời yêu cầu ông phê chuẩn sự hợp thức hóa t́nh trạng sỡ hữu phần đất của bà. Sau khi xem xét kỹ hồ sơ và những qui định hành chánh về thủ tục hợp thức hóa đất đai thuộc phạm vi tỉnh, Đại tá tỉnh trưởng Trương Quang Ân có lời quyết định:

    - Thiếu tá có thể trở về tŕnh với bà tướng như thế nầy: Tôi đă xem xét kỹ càng về thủ tục hợp thức hóa thổ cư, điền thổ theo như các qui định hành chánh cho phép, nhưng lô đất nầy dẫu thuộc về tỉnh Gia Định, cũng là công thổ quốc gia nên tôi không thể hợp thức hóa quyền sỡ hữu của bà đối với phần đất đó được!

    Khoảng một thời gian ngắn sau, viên thiếu tá trở lại với lá thư viết tay của bà tướng cũng với yêu cầu như đă kể với lời lẽ quyết liệt dứt khoát hơn, kèm theo ư nghĩa đe dọa, chức vụ ông có thể bị ảnh hưởng xấu nếu tiếp tục đường lối cũ. Và Đại tá tỉnh trưởng Gia Định cũng trả lời dứt khoát với nội dung minh bạch như đă nói một lần:

    - Công thổ, công điền không thể bị chiếm đoạt, sang nhượng cho bất cứ ai.

    Kết quả Đại tá tỉnh trưởng Gia Định bàn giao chức vụ lại cho một viên đại tá sau nầy phải ra ṭa v́ tội buôn lậu và tham nhũng. Đại tá Trương Quang Ân rời tỉnh Gia Định với luyến tiếc của mọi tầng lớp thân hào, nhân sĩ cùng binh sĩ, đồng bào các quận ven đô. Hăy nghe anh Heo, trung đội trưởng Nghĩa quân ấp Vĩnh Lộc, xă Tân Sơn Nh́, quận Tân B́nh nói với chúng tôi (Tiểu đoàn 9 Dù đang giữ an ninh ṿng đai Biệt khu Thủ đô vào thời điểm 1966-1967):

    - Từ khi có ông tỉnh với mấy anh về đây, ban đêm tui ngủ ở nhà và đi nhậu như ở Sài G̣n!

    Nếu Đại tá tỉnh trưởng Trương Quang Ân c̣n ở Gia Định vị tất các đơn vị Việt cộng có thể ngang nhiên tập trung nơi những chỗ ém quân ở Nhị B́nh, Thạnh Lộc (G̣ Vấp), hoặc Bà Điểm, Bà Hom (Hóc Môn), hay Phú Lâm, An Lạc (B́nh Chánh)... để tấn công vào Sài G̣n trong những ngày đầu năm 1968. Và nếu điều nầy không xẩy ra th́ chắc rằng mặt trận Sài G̣n Chợ Lớn Gia Định ắt sẽ có những h́nh thái khác. Đau thương của dân chúng, sinh mạng người lính hẳn sẽ bớt phần khốc liệt oan khiên hơn. Nhưng bởi người lính đă ra đi. Vị tỉnh trưởng thanh liêm phải rời bỏ nhiệm sở.

    ***

    Phi trường Phụng Dực Ban Mê Thuột hôm ấy có một sinh hoạt khác hơn ngày thường với giàn quân nhạc của Sư đoàn 23 Bộ Binh đứng xếp hàng nhiêm chỉnh. Pḥng khách phi trường được quét dọn sạch sẽ, có mặt gần như đầy đủ thành phần sĩ quan cao cấp của đơn vị và tiểu khu Darlac, đơn vị hành chính cùng có chung một địa bàn hoạt động với Sư đoàn, lực lượng diện địa quan yếu của Khu 23 Chiến thuật. Chiếc máy bay C-47 hàng không quân sự đáp xuống, lố nhố những hành khách quân nhân và gia đ́nh ào ra từ cửa máy bay. Giàn quân nhạc chuẩn bị nhạc cụ, sửa soạn tŕnh tấu khúc Thượng Cấp Vơ; đám sĩ quan vội vă xếp đội h́nh, tất cả chờ đợi viên tân tư lệnh xuất hiện. Họ chờ một tướng lănh mặt trận có uy danh với những chiến công nơi trận địa mà ông đă thu đạt từ binh chủng Nhảy Dù qua những chức vụ sĩ quan chỉ huy những đơn vị tác chiến. Nhưng vị tướng với vóc dáng, y phục, cách thế như chờ đợi ấy đă không xuất hiện. Người ta chỉ thấy một người lính với nón sắt hai lớp, lưới ngụy trang, quân phục tác chiến xanh của bộ binh, vai mang ba lô, tay xách sac marin đi lẫn vào cùng đám quân nhân hành khách.

    - Hay là ông chưa tới? Có thể ông đi máy bay Air Việt Nam để được sạch sẽ, lịch sự hơn chăng?!

    Đám sĩ quan nghi lễ bàn tán.

    Bỗng một người nhác thấy người lính đi hàng cuối mang bảng tên màu trắng kẻ chữ "Ân" đen trên nắp túi áo và ngôi sao huy hiệu cấp tướng màu đen may tiệp vào cổ áo tác chiến. Không một chiếc huy chương ở phần ngực áo. Người nầy vội vă, hốt hoảng:

    - Vào hàng! Vào hàng! Phắc!

    Hành khách quân nhân cuối cùng kia vội đi nhanh đến chỗ viên sĩ quan trưởng toán chào kính, và nói nhanh, dẫu tiếng nhỏ nhưng dứt khoát:

    - Trung tá cho anh em nghỉ, tôi không thể nhận! Và khi đứng hẳn trước đoàn người, tướng Trương Quang Ân khiêm tốn giải thích:

    - Cám ơn anh em đă đón tôi với đủ lễ nghi quân cách, nhưng tôi không được phép nhận v́ chưa bàn giao đơn vị. Vậy chỉ cho tôi một xe Jeep cũng như những sĩ quan vừa đáo nhậm đơn vị mới và chờ cho tôi bàn giao với vị chỉ huy trưởng xong, các anh em hẳn dành cho tôi quân lễ đối với một tân tư lệnh!

    Ông lên một chiếc Jeep trần trụi, sửa lại thế ngồi, bi đông nước, khẩu súng Colt, chiếc nón sắt hai lớp đội thẳng, sát xuống mí mắt đúng quân phong, quân kỷ ấn định.

    Đoàn xe ra khỏi phi trường, hướng khu dân cư nơi đặt những cơ sở quân sự của khu chiến thuật và ṭa tỉnh trưởng. Sau chiếc Jeep cũ kỷ chở vị tân tư lệnh, một chiếc khác bóng loáng mới tinh khôi cắm cờ hiệu cấp tướng không người ngồi, chạy theo giữa bụi mù.




    Ngay sau khi nhậm chức, Tướng quân được dịp chứng nghiệm khả năng chỉ huy vào dịp Tết Mậu Thân, 1968 khi quân cộng sản tổng tấn công miền Nam mà thị xă Ban Mê Thuột với bộ tư lệnh Sư đoàn 23 là mục tiêu đầu tiên bị Trung đoàn 33 Cộng sản Bắc Việt tập trung dứt điểm. Liền sau giờ giao thừa, lúc 1 giờ 35 đêm 29 rạng 30 tháng 1, 1968, 4 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33 tăng cường 2 Tiểu đoàn 401 và 301 Cơ động tỉnh và 4 đại đội địa phương cùng du kích đồng loạt tấn công những mục tiêu của thị xă.

    Sở Hành chánh tài chánh, ṭa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, bộ chỉ huy tiểu khu, Đại đội 514 Vận tải, trại gia binh Đại đội Trinh sát, cư xá sĩ quan và bản doanh bộ tư lệnh sư đoàn là những vị trí phải được chiếm cứ trước hết. Bởi phía chỉ huy quân sự đối phương hiểu rơ rằng, nếu đập vỡ được cơ quan chỉ huy, khống chế được thành phần nhân sự hoặc thân nhân, gia đ́nh của lực lượng trừ bị tiếp ứng (Đại đội Trinh sát, thành phần sĩ quan chỉ huy, tham mưu sư đoàn) th́ cuộc tấn công ắt chiếm giữ phần ưu thắng.

    Nhưng tất cả mũi tấn công đồng bị chận đứng trước cổng các doanh trại và âm mưu lùa dân vào thị xă biểu t́nh thực hiện bước tổng nổi dậy tiếp theo hoàn toàn bị thất bại. Bởi từ bộ tư lệnh Sư đoàn 23, Tướng quân đă điều động ngay trong đêm cuộc phản công với Thiết đoàn 8 Kỵ binh, các Tiểu đoàn 2, và 3 thuộc Trung đoàn 45 Bộ Binh và Đại đội 45 Trinh sát đang hành quân bên ngoài thị xă. Lực lượng tấn công cộng sản hóa thành bị bao vây, chia cắt bởi đoàn quân tiếp ứng. Sáng ngày 30 (mồng một Tết âm lịch) lực lượng thiết kỵ và bộ binh của sư đoàn đă hoàn toàn giữ vững những vị trí, cơ quan quân sự, hành chánh trọng yếu của tỉnh và thị xă.

    Về mặt chiến thuật, chúng ta có thể nói rằng âm mưu tiến chiếm Ban Mê Thuột bị dập tắt từ giờ phút đầu tiên, chỉ trừ những cơ sở như ty ngân khố, Sở Hành chánh tài chánh số 3 c̣n bị những tiểu tổ du kích chiếm đóng mà v́ cốt tránh thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản chung nên phía tiểu khu, bộ tư lệnh sư đoàn chưa cho lệnh phản kích lấy lại.

    Tính đến ngày mồng 6 Tết, mặt trận Ban Mê Thuột hoàn toàn được giải tỏa, Trung đoàn 33 và các đơn vị địa phương, du kích bị đánh bật ra khỏi vành đai thị xă để lại 924 xác trên hiện trường và 143 bị bắt sống.

    Nhưng mỉa mai thay, có một "lạnh nhạt cố ư" rất đáng chê trách: suốt chiến dịch ca ngợi thắng lợi kiên tŕ giữ vững miền Nam sau biến cố lớn lao nầy, công trận thủ thắng ở mặt trận Ban Mê Thuột "h́nh như" được cố ư loại bỏ. Điều nầy càng thấy được cụ thể qua tập quân sử tổng kết "Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Tết Mậu Thân 1968", danh tính vị Tướng quân tư lệnh Sư đoàn 23, Chuẩn tướng Trương Quang Ân hoàn toàn không được nhắc tới một lần, cho dù có h́nh ảnh của người cùng viên tư lệnh Quân khu đi xem xét chiến lợi phẩm sau khi mặt trận im tiếng súng và quân địch đă toàn phần bị đánh bại.

    Khi những người cầm quyền quốc gia, lănh đạo quân đội xem nhẹ kẻ sĩ, bạc đăi chiến sĩ, danh tướng th́ chỉ dấu suy thoái của quốc gia, quân đội đó ắt đă phát hiện. Nếu những người lính mang tên Trương Quang Ân, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Trần văn Hai, Lê văn Hưng nắm quyền thống lĩnh quân đội, trọng trách vận mệnh quốc gia từ thập niên 60, đầu những năm 70, th́ đâu có ngày đau thương oan nghiệt 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải kêu lên tiếng uất hận vỡ trời cùng anh linh Chiến Sĩ - Tướng Quân.

    Một ngày hè giữa năm 1970 sau buổi thuyết tŕnh buổi sáng tại trung tâm hành quân, Chuẩn tướng tư lệnh cùng cố vấn sư đoàn, vị sĩ quan Pḥng 3 ra băi đáp trực thăng cạnh bộ tư lệnh để đi thanh tra, kiểm soát những đơn vị thuộc quyền đang hành quân trong phạm vi quận Đức Lập.

    Theo thường lệ, Tướng quân đi cùng những giới chức trên bằng trực thăng UH-1D của hệ thống cố vấn Mỹ, nhưng bởi sáng nay có bà tháp tùng theo cùng để đến thăm gia đ́nh binh sĩ của đơn vị có hậu cứ tại quận lỵ, nên hai người quyết định sử dụng trực thăng H-34 của Không quân Việt Nam, cũng cốt để chở được nhiều nhu yếu phẩm, quà tặng cho binh sĩ và gia đ́nh của họ.

    Hai vợ chồng Người Lính lớn nhất của đơn vị đi thăm hỏi mỗi gia đ́nh binh sĩ, bà ngồi xuống giữa những người vợ lính, những em bé xao xác do thiếu dinh dưỡng, trú ngụ nơi những lều trại dă chiến mà người lính tạm dựng lên tại tiền trạm vùng hành quân. Bà bối rối, băn khoăn về nỗi khổ của từng người, bà ôm không hết những em nhỏ với nước mắt rưng rưng thương cảm. Ông yên lặng đi đến tại mỗi vị trí pḥng thủ, xem xét những khẩu pháo, hỏi kỹ về nhu cầu của đơn vị và luôn nhắc nhở cán bộ sĩ quan:

    - Phải luôn cố gắng chăm sóc đời sống anh em, họ đă quá thiếu thốn, quá gian khổ, bổn phận của cấp chỉ huy là phải tận tụy hết ḷng với mỗi người lính của ḿnh. Ai cũng có thể có khuyết điểm nhưng cần nhất là biết phục thiện, sửa chữa.

    Buổi thăm viếng đă quá lâu, cố vấn Mỹ, toán sĩ quan tham mưu, cũng như cá nhân tướng tư lệnh phải trở về Ban Mê Thuột; những người vợ binh sĩ vây quanh bà, bà bước đi ngập ngừng. "Về ḿnh ạ, ḿnh c̣n trở lại nhiều lần nữa, ḿnh nói với các chị, các cháu như thế!"

    Ông bắt tay từng sĩ quan, ân cần đáp lại ánh mắt lưu luyến của binh sĩ. Cánh quạt chiếc H-34 bắt đầu quay, Tướng quân đỡ phu nhân, chiến hữu sắc son của Người suốt đời dài binh đao, bước lên cửa máy bay v́ sức gió mạnh xô đẩy. Hai Người Lính nh́n lại những bóng người dưới đất bắt đầu mờ dần do nước mắt của bà đă thấm nḥa cảm xúc.

    Người dưới đất đưa tay ngoắc từ biệt. Bỗng như tia chớp cực mạnh lóe sáng, con tàu bùng vỡ thành khối lửa hung hản ác độc và lao nhanh xuống như một mũi tên. Khu trại gia binh đồng la lớn kinh hoàng:

    - Chết rồi! Chết rồi trời ơi!

    - Ông bà tướng chết rồi trời ơi! Trời ơi là trời ơi!!

    Những người vợ lính bật khóc cùng với những đứa con gào ngất trong tay bởi ánh lửa đỏ rực sáng loáng khoảng trời.

    Tướng quân Trương Quang Ân cùng phu nhân Dương thị Thanh trở về cùng mặt đất quê hương như trong tuổi thanh xuân hai Người Lính đă kết hợp giữa bầu trời Tổ Quốc.

    Trong buổi phát tang nhị liệt vị, sĩ quan nghi lễ kê khai phần tài sản để lại gồm: 53,000 đồng, tiền lương tháng cuối cùng của Tướng quân, và 8 chiếc áo dài nội hóa của phu nhân.

    Chúng ta hôm nay cùng sông núi kính cẩn nghiêng ḿnh trước Anh Linh Người Lính Thanh Cao, Trung Liệt đă vô vàn tận hiến với nước Việt Miền Nam: Thiếu Sinh Quân - Người Lính Cộng Ḥa Trương Quang Ân.

    [I]Phan Nhật Nam [\I]
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 29-03-2015 at 12:54 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 08-12-2012, 11:25 AM
  2. Ai gửi côn đồ tới cướp phá "Quán Cụ Hồ" ?
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 16-11-2011, 06:37 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 16-10-2010, 08:49 PM
  4. Replies: 13
    Last Post: 13-10-2010, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •