Trong lịch sử có những biến cố chỉ diễn ra ngắn ngủi rồi bị dập tắt nhanh chóng, nhưng đánh dấu một chuyển biến quan trọng, lâu dài trong xă hội. Thí dụ như cuộc biểu t́nh ngày 4 Tháng Năm năm 1919 của sinh viên tại Bắc Kinh chống thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền Trung Quốc nhượng bộ Nhật Bản. Cuộc biểu t́nh đă bị đàn áp, chính quyền vẫn đứng vững. Nhưng sau đó, tất cả nước Tàu thức dậy, đứng lên. Một phong trào cách mệnh đă bùng lên trong giới trí thức, thanh niên Trung Hoa, được gọi là “Cuộc vận động ngày 4 tháng 5.” Ngũ Tứ Vận Động trở thành một phong trào văn hóa, xă hội, tạo ra những động lực thay đổi toàn diện nước Trung Hoa từ đó.

Cuộc biểu t́nh của một số sinh viên, thanh niên Việt Nam trước ṭa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội và ṭa tổng lănh sự của họ ở Sài G̣n trước đây 2 năm cũng thay đổi người Việt Nam một cách sâu xa và rộng răi, đánh thức giới trí thức và thanh niên ở trong nước cũng như ở bên ngoài. Nhiều người bắt đầu lên tiếng về vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc, và đánh thức những người khác. Thái độ của người dân đối với đảng Cộng Sản cầm quyền đă thay đổi, trước đây người ta đă hết sợ, nay người ta càng coi khinh. Và người dân đă bạo dạn hơn, không c̣n e dè khi muốn phát biểu ư kiến, khiến cho chế độ độc tài phải ra tay đàn áp mạnh hơn. Có thể nói những trí thức và sinh viên Việt Nam biểu t́nh chống Trung Quốc trong vụ thành lập huyện Tam Sa đă thắp lên một ngọn lửa có ảnh hưởng đang lan ra mỗi ngày một rộng hơn và mạnh mẽ hơn. Trong hai năm qua, ngọn lửa tinh thần thắp lên ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2007 vẫn tiếp tục âm ỷ cháy!
Năm 2007, sau khi cho Hạm đội Nam Hải tập trận ở vùng biển Hoàng Sa, Bắc Kinh lập ra một huyện mới thuộc tỉnh Hải Nam, lấy tên là Tam Sa, trong đó có hai vùng của nước ta là Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là quần đảo Tây Sa) và Trường Sa (họ gọi là quần đảo Nam Sa) cùng với quần đảo Trung Sa ở gần Phi Luật Tân. Người Việt Nam nào cũng phải coi đó là một hành động nhục mạ cả lịch sử nước ta. Sau khi tờ báo Tuổi Trẻ ở Sài G̣n được lệnh phải chấm dứt các bài có ư kiến phản đối chính phủ Trung Quốc về vụ này, các cuộc biểu t́nh đă bùng ra. “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam” – lời khẳng định đó trở thành “tiếng gọi đàn” trong những cuộc biểu t́nh sau đó, có khi chỉ được viết thành một biểu ngữ đơn độc trương lên ở nhiều thành phố trước khi bị công an Cộng Sản xé bỏ.

Tại sao chúng ta dễ bị xúc động trước một quyết định hành chánh của chính quyền Trung Quốc? Đồng bào ta đă sôi sục trong ḷng v́ nhớ lại hàng ngàn năm dân ta từng bị dân phương Bắc chiếm đóng, đàn áp và bóc lột. Và cả nước cũng phẫn uất v́ thái độ hèn nhát của đảng Cộng Sản Việt Nam, khi họ không dám phản đối Cộng Sản Trung Quốc một cách công khai, mạnh bạo.

Các bạn sinh viên đại học ở Sài G̣n và Hà Nội đi biểu t́nh hô các khẩu hiệu khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam” với tất cả tấm ḷng yêu nước. Người Việt ở khắp thế giới cũng rạo rực trong ḷng khi nghe họ cất tiếng. Đồng bào ta đều nghĩ tới các chiến sĩ anh hùng đă xả thân bảo vệ Hoàng Sa, trong trận hải chiến sau cùng giữa người Việt và người Trung Quốc, năm 1974.

Sài G̣nSáng ngày 19 Tháng Giêng năm đó, 15 chiến sĩ Việt Nam trên chiến hạm Lư Thường Kiệt khi thấy chiến hạm Trung Quốc trúng đạn, họ đă cùng hát lên bài “Việt Nam! Việt Nam!” Sau cùng, các chiến sĩ đó đă hy sinh, nhưng người Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Những người trẻ tuổi đi biểu t́nh chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, v́ toàn thể mọi người Việt Nam náo nức muốn tỏ thái độ phẫn uất. Nhà văn Hoàng Tiến nói, hơn 50 năm nay mới thấy một cuộc biểu t́nh phát xuất từ ư nguyện của người dân Việt Nam!

Điều khiến giới trẻ Việt Nam tức giận là sau khi họ biểu t́nh, chính quyền Bắc Kinh đă lên giọng dậy dỗ và đe dọa các đồng chí Cộng Sản của họ tại Hà Nội. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Tần Cương (Qin Gang) nhấn mạnh rằng bang giao giữa hai nước sẽ bị thiệt hại nếu Cộng Sản Việt Nam không “tỏ ra có trách nhiệm và có những biện pháp hiệu quả” ngăn cấm thanh niên Việt Nam biểu t́nh. Chưa chắc!!! Ông Tần Cương nhắc lại “lănh đạo hai nước đă trao đổi quan điểm nhiều lần” về vấn đề này, ngầm bảo rằng dân Việt Nam không được góp thêm ư kiến. Nhưng SỰ THẬT là Trung Quốc vẫn luôn lấn lướt Việt Nam!

Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có vẻ đồng ư với Bắc Kinh. Các cuộc biểu t́nh bị dẹp, những người biểu t́nh bị bắt giữ, sách nhiễu, bỏ tù. Năm nay, họ ra lệnh đ́nh bản tạp chí Du Lịch 3 tháng v́, trong số báo Xuân Mậu Tư, kư giả Trung Bảo ca ngợi ḷng yêu nước của những thanh niên và trí thức tham dự các cuộc biểu t́nh. Nhưng hành động này chỉ giúp các người viết lịch sử sau này ghi nhận rằng giới trí thức Việt Nam, mặc dù báo chí đều bị kiểm soát, vẫn can đảm lên tiếng. Trong mạng lưới Sài G̣n Tiếp Thị, sau đó kư giả Phạm Hoàng Quân c̣n nhắc nhở mọi người Việt rằng ngay cả trong thời nước Việt Nam bị Pháp đô hộ, sang thời Việt Nam Cộng Ḥa, các chính quyền đều bảo vệ chủ quyền trên các quần đảo đó. Phạm Hoàng Quân c̣n can đảm nhắc tới lời tuyên bố của Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng đoàn đại biểu chính phủ Bảo Đại tại hội nghị San Francisco năm 1951, của Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Ḥa Vũ Văn Mẫu tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1956. Phạm Hoàng Quân cũng thuật lại trận hải chiến năm 1974, “Hạm Trưởng Nguyễn Văn Thà cùng hơn 50 binh sĩ đă hy sinh.”

Các nhà báo ở nước ta đă chứng tỏ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc rất đáng ca ngợi. Họ dám phá rào, viết những điều bị chế độ cấm đoán mặc dù biết sẽ phải hy sinh những quyền lợi vật chất của chính ḿnh. Thái độ can đảm đó được truyền đi, người ta không c̣n sợ hăi như trước nữa. Giới trí thức và đồng bào ta đă công khai tỏ ḷng phẫn nộ về những vụ khai thác Bô xít gây nguy hại về kinh tế và môi trường sống. Mạng lưới chống bô xít của học giả Nguyễn Huệ Chi đă thu hút được hàng trăm ngàn người, ở trong nước cũng như hải ngoại. Những nhà khoa học, các nhà văn đă tham gia vào “cuộc biểu t́nh trên mạng” này chứng tỏ người Việt Nam bây giờ đă dám lên tiếng, không c̣n sợ hăi như Nguyễn Tuân ngày xưa

Trong không khí đó, những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ càng thêm vững niềm tin. Những Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Xuân Nghĩa, vân vân, có thể tự hào đóng vai xung phong trên mặt trận dân chủ. Họ đă trông thấy nền tảng của chế độ độc tài đảng trị đang rạn nứt. Đây chính là lúc giới trí thức, thanh niên cùng toàn thể đồng bào đứng lên đ̣i những quyền tự do căn bản của con người.

Đến cả những đại biểu Quốc Hội Cộng Sản, xưa nay vẫn im lặng vâng lời đảng chỉ đạo, nay cũng thêm can đảm. Ông Dương Trung Quốc ngầm ủng hộ các cuộc biểu t́nh của giới thanh niên, trí thức ngày 9 Tháng Giêng năm 2007, khi nói rằng, Tuy ngoại giao, quốc pḥng quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là ḷng yêu nước và tinh thần quyết tử của người dân cho sự quyết sinh của tổ quốc. Ông ngầm nhắc tới bức thư ô nhục của Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, khi nói, “bài học lịch sử cho thấy, chỉ một sai sót của chính phủ, dân tộc phải chịu đựng hậu quả lâu dài.”

Chúng ta đă thấy trong hai năm qua tinh thần ngày 9 Tháng Mười Hai vẫn được nuôi dưỡng, nhờ các nhà báo, các văn nghệ sĩ, giới trí thức can đảm công khai bày tỏ thái độ bất b́nh đối với đảng Cộng Sản Việt Nam. Có những vụ bày tỏ thái độ phản kháng một cách thầm lặng như hành động tự giải tán của Viện Nghiên Cứu Phát Triển, nhưng đó cũng là một hiện tượng chưa bao giờ xẩy ra trong giới trí thức nước ta trong chế độ Cộng Sản. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, người đă từng dịch Karl Popper, cho thấy một người trí thức không thể chỉ ngồi yên nghiên cứu triết lư và khoa học mà nhắm mắt trước sự chà đạp tự do và những bất công đầy rẫy trong xă hội. Tâm lư người dân Việt Nam đang thay đổi, thái độ của người ta đối với bọn cầm quyền đă thay đổi. Một nhóm tăng ni phần lớn trên dưới 20 tuổi ở Tu Viện Bát Nhă đă thản nhiên và quyết tâm tu học đạo Phật mặc dù bị cả guồng máy công an đe dọa và đàn áp. Cuộc đối đầu của gần 400 thanh niên này với cả chế độ toàn trị muốn kiểm soát tất cả các tôn giáo cho thấy con người Việt Nam đă tự tin, tự làm chủ ḿnh, không thể bắt cả dân tộc cúi đầu nghe các tín điều Mác xít trong một chế độ Stalin được nữa!

Sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở các nước Đông Âu không phải chỉ do sự thất bại của hệ thống kinh tế Xô Viết, mà đă được khơi nguồn từ nhiều năm trước. Nhiều phong trào thay đổi tâm lư xă hội dân chúng các nước này đă bắt đầu từ giới trí thức, trong các đại học, các linh mục trong giáo hội Công Giáo, truyền tới giai cấp công nhân. Khi ḷng dân muốn thay đổi đă chín mùi, ngay cả các cán bộ trung kiên của đảng Cộng Sản cũng phải ngả theo. Động cơ cuộc cách mạng ở Đông Âu là tự do, công bằng xă hội, và ḷng yêu nước. Mảnh đất Việt Nam chúng ta hiện nay cũng đang sẵn sàng được gieo rắc những hạt giống tương lai đó. Xă hội đầy bất công. Người dân bị cướp đất, trí thức bị đàn áp. Và chủ quyền đất nước, ḷng tự hào dân tộc đang bị xúc phạm. Các bạn trẻ đi biểu t́nh những năm 2007, 2008 đă đánh thức mọi người cùng nh́n thấy t́nh trạng đó rơ hơn.

Chúng ta sẽ tiếp tục giữ ǵn ngọn lửa do các sinh viên, trí thức Việt Nam đă thắp lên từ hai năm trước. Lịch sử sẽ ghi nhận ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2007 như một biến cố quan trọng vào bậc nhất, đánh dấu sự biến chuyển tâm tư trong xă hội Việt Nam, báo trước ngày chế độ Cộng Sản cáo chung. Cáo chung là ǵ???

Nguồn: ht*p://muoisau.wordpress.co m/2009/12/
__._,_.___


Một sinh viên Việt Nam tuy được công an mời ra khỏi hàng nhưng vẫn khôn khéo giương khẩu hiệu THS của VN cho phóng viên AP. chụp.


Một sinh viên Việt Nam tuy được công an mời ra khỏi hàng nhưng vẫn khôn khéo giương khẩu hiệu THS của VN cho phóng viên AP. chụp.


Yểm trợ cho quốc nội từ hải ngoại- San Francisco- đ̣an biểu t́nh trong 1 ngày mưa băo.


Song Chi, Điếu Cày và các bạn Bloggers. Chúng ta cùng hẹn nhau tại nhà hát lớn, giương cao khẩu hiệu phản đối tàu khựa xâm chiếm đất, lănh hải. Nhửng ngọn lửa yêu nước, yêu tổ quốc nồng nàn đă thắp lên từ đấy.