<audio controls="controls"> <br>
<source src="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-most-censo-countr-in-wlrd-04212015111032.html/04212015-vn-most-censo-countr-in-wlrd.mp3" type="audio/mpeg"><br>
</audio>

<iframe width="640" height="390" src="https://www.youtube.com/embed/7hIzraayqpU" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="640" height="390" src="https://www.youtube.com/embed/0sncWpN5MdA" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="640" height="390" src="https://www.youtube.com/embed/LhJjcTmLMO4" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="640" height="390" src="https://www.youtube.com/embed/i999mVzv-J8" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Ngày 21 tháng 4 năm nay, Ủy ban bảo vệ Kư giả (CPJ) có trụ sở tại Ḥa Kỳ, công bố danh sách 10 nước bị coi là kiểm duyệt nhiều nhất thế giới. Việt Nam là một trong 10 nước có tên trong danh sách. Việt Hà phỏng vấn nhà báo Shawn Crispin, phóng viên cao cấp khu vực Đông Nam Á, đại diện cho CPJ trong khu vực về báo cáo này.

Trước hết nói về những tiêu chí mà CPJ sử dụng để quyết định đưa một nước vào danh sách những nước có kiểm duyệt nhiều nhất, nhà báo Shawn Crispin cho biết:

Shawn Crispin: Danh sách những nước kiểm duyệt nhiều nhất dựa trên một loạt các tiêu chí khác nhau bao gồm sự thiếu vắng của truyền thông độc lập, liệu chính phủ có chặn các trang web hay không, có các hạn chế đối với những ghi âm và phát tán thông tin điện tử hay không, liệu có những giấy phép cho phép hành nghề báo chí không, có những hạn chế trong việc đi lại của phóng viên không, giới chức có giám sát một số những phóng viên và blogger nhất định ở Việt Nam hay không, liệu giới chức có cấm các phóng viên nước ngoài vào đưa tin không.

Đó là những loại tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá những nước nằm trong danh sách, và trong trường hợp Việt Nam th́ đă có một loạt những vi phạm đối với một loạt những tiêu chí này. Điều này đă xảy ra trong một thời gian. Khi chúng tôi làm công tác đánh giá, chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng.

Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam có thiếu sót trên một loạt các tiêu chí này. Điều này đă khiến Việt Nam bị đưa vào danh sách.

Việt Hà: Vấn đề đàn áp tự do thông tin báo chí tại Việt nam đă được đề cập từ nhiều năm nay. Vậy trong báo cáo lần này, CPJ thấy có những điểm ǵ đáng chú ư tại Việt Nam so với trước đó?

...Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam

Shawn Crispin: Điều mà chúng tôi đang có quan ngại gia tăng là việc chính phủ Việt Nam sử dụng điều 258 bộ luật h́nh sự cho phép việc bắt bỏ tù những phóng viên và blogger v́ cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Chúng tôi để ư thấy đây là luật chống lại nhà nước và đă được sử dụng ngày càng nhiều đối với các nhà báo và blogger để bóp nghẹt và đe dọa họ với những án tù. Đă có những blogger bị bỏ tù theo điều luật này, với án tù lên đến 7 năm.

Đây là một xu hướng đáng ngại đang gia tăng. Trước đó th́ chính phủ hay sử dụng điều 79 bộ luật h́nh sự đối với nhà báo v́ cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước. Bây giờ họ sử dụng điều luât mới và nó cũng không rơ ràng, với mục đích để bóp nghẹt các nhà báo độc lập trong nước muốn chỉ trích. Nó được sử dụng ngày một nhiều đối với những blogger dũng cảm dám viết những bài mà truyền thông chính thống không viết. Đây là một xu hướng đáng lo ngại hơn theo như nghiên cứu của chúng tôi.

Việt Hà: theo báo cáo mới của CPJ, Việt Nam là một trong những nước bỏ tù nhà báo tồi tệ nhất thế giới với ít nhất 16 nhà báo đang bị giam giữ. Theo ông những biện pháp đàn áp gay gắt với tự do báo chí và các nhà báo như vậy của chính phủ có ảnh hưởng thế nào tới việc tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam hiện nay?

Shawn Crispin: bất chấp những đàn áp mạnh mẽ đối với các blogger độc lập và một số nhà báo làm cho truyền thông chính thống nhưng muốn lên tiếng vượt qua giới hạn, bất chấp con số cao những nhà báo bị bỏ tù, vẫn có những blogger dũng cảm muốn dấn thân. Chúng tôi để ư thấy sự xuất hiện của một số các blog như Dân Làm Báo chẳng hạn đưa các tin về chính trị, nhân quyền và các vấn đề khác mà truyền thông chính thống tránh.

Mặc dù chính phủ chặn trang web này trong nước nhưng người dân vẫn t́m được cách truy cập. Nhiều trang blog bị hạn chế mà người dân vẫn vào được. Cho nên rơ ràng đây là một công việc đầy nguy hiểm nhưng dường như những trang blog này đang cung cấp các phân tích và chỉ trích về chính trị vẫn đang thu hút được ngày càng đông độc giả, bất chấp những ngăn chặn từ chính phủ.

Việt Hà: với việc Việt Nam hội nhập với thế giới, gia nhập các diễn đàn, và chính Thủ tướng Việt Nam gần đây cũng đề cập đến quyền tiếp cận thông tin của người dân, đă có suy nghĩ cho rằng có thể đó là những dấu hiệu tích cực cho việc cởi mở hơn đối với vấn đề tự do thông tin và báo chí tại Việt Nam trong tương lai. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

Shawn Crispin: đó đă là một mong muốn trong một thời gian. Việt nam đang dần dần hội nhập vào cộng đồng thương mại quốc tế trong 2 thập niên gần đây. Nhưng điều mà chúng tôi thấy là bất chấp sự mở cửa về kinh tế gia tăng, chính phủ do đảng cộng sản lănh đạo vẫn duy tŕ sự kiểm soát chặt chẽ thông tin. Tự do dân chủ đă không đi đôi với tự do kinh tế.

Tôi nghĩ nhiều người trước đó đă có hy vọng khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), ḥa nhập hơn vào thương mại toàn cầu th́ sẽ dẫn đến sự tự do thông tin hơn trong nước nhưng nó đă không xảy ra. Dường như Việt Nam đang ngày càng theo chân Trung Quốc, tức là mở cửa kinh tế nhưng vẫn đàn áp thông tin. Việt nam đang theo chân Trung Quốc là nước cũng nằm trong danh sách 10 nước kiểm duyệt nhiều nhất thế giới và là nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất trên thế giới vào năm ngoái.

Việt Hà: với việc đưa ra báo cáo lần này về Việt Nam, CPJ mong muốn đạt được điều ǵ trong việc giúp Việt Nam hướng tới con đường tự do báo chí và thông tin hơn?

Shawn Crispin: chúng tôi đă gióng lên tiếng chuông báo động về t́nh trạng đàn áp báo chí ở Việt Nam trong nhiều năm. Hy vọng của chúng tôi là bằng việc tiếp tục chiếu rọi ánh sáng vào sự đàn áp của chính quyền th́ cuối cùng họ sẽ thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhiều chính phủ phương tây, cố gắng cho họ thấy sự cần thiết phải khiến Việt Nam phải có tiến bộ trong tự do báo chí.

Đây là điều mà chúng tôi đă làm công khai và không công khai. Hy vọng là với việc tiếp tục cất tiếng nói về vấn đề đàn áp tự do báo chí, cuối cùng Việt Nam sẽ thay đổi. Nhưng rất tiếc cho đến lúc này những nỗ lực này đối với Việt Nam vẫn chỉ có những ảnh hưởng rất hạn chế.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đă dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

* Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-most-censo-countr-in-wlrd-04212015111032.html

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube trên