Trưởng lăo Thích Thông Lạc, người chứng quả giải thoát vô thượng, có trí tuệ nh́n rơ nghiệp báo, đă tiên đoán về chiến tranh Việt Nam trong tương lai.

Think tank của Mĩ không cản được sự trỗi dậy của Trung Hoa trong quá khứ và hiện tại. Thời Đức Phật tại thế cũng không cứu gia tộc Thích Ca khỏi hoạ diệt vong, bởi v́ nhân quả nghiệp báo là định luật tối cao chi phối toàn thế giới. Nay người Mĩ với khoa học kĩ thuật liệu có thay đổi được nhân quả? Hay chính hành động của họ là một phần của tiến tŕnh nhân quả? Khi c̣n trong vô minh, người ta tưởng rằng đang cố thay đổi nhân quả nhưng ḱ thực lại đang tiếp tay cho nó xảy ra, đó chính là chỗ vi diệu của nghiệp báo.

Tôi tin rằng khi một bậc thánh giác ngộ đă báo trước như vậy th́ điều đó chắc chắn phải xảy ra. Tất nhiên những người làm chính sách họ sẽ không tin, hoặc kể cả ai đó có tin họ cũng không dám thể hiện ra, bởi v́ nếu một người thể hiện niềm tin tôn giáo khi hoạch định chính sách sẽ bị coi là vớ vẩn, điên khùng, mê tín và sẽ bị mất điểm trầm trọng với đồng nghiệp hoặc cấp trên. Đó cũng là cái nghiệp u mê của các chính quyền hiện nay thế gian, mong lấy sự tính toán bằng trí tuệ hữu hạn của con người mà chống lại sức mạnh nhân quả của tự nhiên.

Trưởng lăo có nói nhân quả có thể thay đổi được, nhưng đó là cách nói tùy thời khích lệ con người, ví như quả khổ đến th́ dù chết vẫn không động tâm, đó là cách thay đổi nhân quả. Chắc chắn người thế gian không bao giờ chấp nhận cách đó, họ muốn tránh quả khổ của nhân đă trồng, chứ không bao giờ muốn bất động tâm khi quả báo đau khổ xảy ra. Hơn nữa thay đổi nhân quả như vậy chỉ có ư nghĩa giải thoát cá nhân là chính. Đó là chưa kể nhân quả của một cộng đồng mạnh hơn cá nhân rất nhiều nên rất khó thay đổi.

Tất nhiên người u mê th́ họ sẽ hiểu lời dạy trên theo nghĩa khác hẳn, họ hiểu rằng nhân quả có thể thay đổi được nghĩa là họ vẫn có thể dùng sự tính toán trí thông minh bày mưu tính kế để tránh né nhân quả hoặc đẩy lùi quả khổ về sau. Hiểu như vậy là sai hoàn toàn lời dạy của thánh nhân, nhưng đó lại là điều người trần mong muốn... Thôi th́ ai muốn tin sao th́ tin, tự do tín ngưỡng mà.

Tuy nhiên có dấu hiệu đáng mừng là trưởng lăo nói "c̣n một trận khổ nữa". Tại sao lại chỉ là một trận khổ nữa mà không phải là hai, ba hay nhiều hơn theo chu ḱ? Phải chăng sau trận khổ đó th́ thiên hạ thái b́nh lâu dài nên không c̣n trận khổ nào khác? Nếu vậy th́ cố sống sót qua trận khổ đó cũng đáng giá đó, chỉ không biết là bao giờ nó mới xảy ra, 5 năm, 10 năm hay 50 năm nữa? Nếu mà 50 năm nữa điều đó mới xảy ra th́ có thể yên tâm ăn chơi được...

Money + Power + Science vs Nature, which side will win?

PS: Lưu ư quí vị nào đọc lời dạy của bậc giác ngộ th́ không nên phán xét theo lẽ đời. Thứ nhất là bậc giác ngộ tùy thuận thế gian, nên lời nói có sự cân nhắc, tránh né. Thứ hai là cách nh́n của bậc giác ngộ khác người thế gian, họ nh́n bằng tâm giác ngộ chứ không phải bằng sự suy luận, nên có thể có sự khác biệt về cách diễn đạt.


...

Cho nên chúng ta chung nhau một đất nước, một quê hương. Mà khi v́ bị danh lợi chúng ta chia ra làm 2 nhóm, nhóm này theo Tây, nhóm này theo Mỹ, … nhóm này theo bên đây, nhóm này theo bên kia, hai bên. Rồi người Việt với người Việt cũng giết nhau, đánh đập nhau, đau đớn lắm mấy con.

Cho nên đứng trước cảnh đau khổ của chiến tranh rồi, cho nên v́ vậy mà Thầy chỉ mong sao nền đạo đức dựng lại cho không phải riêng đất nước Việt Nam đâu, mà cả thế giới, đừng có chiến tranh nữa. V́ đạo đức không làm khổ ḿnh khổ người đă thấm nhuần th́ người ta không c̣n chiến tranh nữa. Nếu không th́ luôn luôn lúc nào cũng có chiến tranh, không nước này cũng nước khác.

Rồi ngày mai đất nước chúng ta cũng chiến tranh nữa. Là v́, các con thấy lịch sử nó có bao giờ kéo dài yên lâu đâu. Nó không yên lâu đâu. Lịch sử đă chứng minh điều đó mà. Đất nước chúng ta trải biết bao nhiêu đời vua chưa, đâu có lúc nào mà nó yên ổn đâu mấy con. Cho nên v́ vậy mà con cháu chúng ta sau này c̣n một trận khổ nữa. Ví dụ như trong cái thời nhà Minh - Lê Lợi th́ coi như con cháu của chúng ta , ừm, ông bà của chúng ta trong cái giai đoạn đó rất là khổ, chết biết bao nhiêu người. Rồi tới cái giai đoạn mà đất nước ta bị Pháp cai trị, ông cha chúng ta chết. Rồi kế đó tới giờ phút Thầy lớn lên, từ cái tuổi nhỏ trong giai đoạn đất nước ḿnh đang bị cai trị, lớn lên tiếp nối ông cha của ḿnh chiến đấu. Cuối cùng biết bao nhiêu thanh niên cỡ như Thầy mất ở trên đất nước này, các con biết không. Ghê gớm, nhiều lắm chứ không phải một người đâu. Quá nhiều. Rồi đến hôm nay th́ chiến tranh chấm dứt, nhưng ầm ỳ ở trong đó nó cũng chưa yên đâu mấy con. Cho nên nếu mà đạo đức không sớm được hướng dẫn con người th́ chắc chắn c̣n khổ đau vô cùng. Chúng ta thấy rơ ràng mà. Chỉ cần một vài trăm ngàn thôi, đang chạy xe người ta vẫn giựt. Một cái điện thoại di động thôi, người ta vẫn giựt, người ta không tha thứ chút nào. Người ta coi mạng sống con người không ra ǵ. Cái tâm tham lam của người ta đến mức độ như vậy th́ mấy con thấy làm sao mà chúng ta đem được cái nền đạo đức cho sớm chừng nào, tốt chừng nấy. Hạn chế được cái sự tham để giết hại biết bao nhiêu sinh mạng của con người

...