I.


Trong những buổi chiều vào các trang mạng đọc tin, có nhiều lần tôi đă phải lặng lẽ, ngồi bất động, rồi nước mắt đă lăn dài chỉ sau mấy ḍng chữ. Những ḍng chữ mà tôi tin rằng có nhiều bạn đă từng đọc qua. Hoặc giả, là chứng nhân của những ḍng chữ ấy. Như thế, theo bạn, quê hương Việt Nam của chúng ta bây giờ ra sao? Ở đó có là yên vui, có là hạnh phúc? Hay sau 40 năm, từ khi những “đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ” và những “chiếc mũ tai bèo phủ kín tương lai” tung hoành bá đạo, quê hương ta đă mất dấu, đă hoàn toàn đổi thay?

Đổi từ diện mạo đến con người. Đổi từ hạnh phúc sang đau thương. Đổi từ yêu thương ra thù hận. Từ nụ cười dấu ái ra nước mắt đắng cay? Đổi từ sự trung thành ra phản bội, từ thuần lương ra gian trá, để tất cả cuốn theo ḍng thác cách mạng Việt cộng, tạo nên mọi loại tội ác, nhấn ch́m cuộc sống hiền lương của xă hội. Để ở đó, nước mắt của những “thiên thần” chưa kịp nhỏ xuống để khóc thương cho một đất nước không c̣n lẽ sống, không c̣n nhân bản, đạo nghĩa th́ đă phải ĺa đời. Ở đó, người chưa kịp cất tiếng khóc cho một Việt Nam đang bị Tàu hóa và lấn chiếm th́ đă mất cuộc sống. Ở đó, có biết bao nhiêu là “thiên thần”, có thể là những tài hoa của đất nước, chưa một lần nh́n thấy mặt cha mẹ th́ đă bị đẩy vào đáy huyệt trong nền văn hóa của sự chết. Là nền văn hóa không c̣n lương tri để biết phân biệt thiện ác. Là nền văn hóa chỉ duy có ác tính là tồn tại và lên ngôi với những giáo điều đa trá và bội phản của cộng sản.

Theo đó, bài viết này không phải là mới mẻ. Trái lại chỉ là sự góp nhặt một số câu chuyện, một số bài viết trên các trang mạng mà thôi. Nó được góp nhặt lại để cho thấy xă hội của chúng ta đă bị tàn phá ra sao dưới chế độ cộng sản. Để hỏi bạn xem, chúng ta phải làm ǵ, ngơ hầu, có thể giảm bớt được phần nào những đau thương. Đau thương như tội ác đang mỗi ngày nhấn ch́m, xóa sổ yêu thương ở trên quê hương mến yêu của chúng ta. Đau thương v́ ở đó, con người hầu như đang mất dần ư niệm về tội ác!: “Có bầu lần 2 với bạn, T. lại đi phá thai chui để giải quyết "hậu quả" đă được 18 tuần tuổi với suy nghĩ "thai chưa lớn mấy, phá có sao đâu, với lại bọn em còn đi học, (trích)."!.

Cha ông ta, từ xưa quan niệm rằng, đời người là một cuộc sống được chuyển hóa qua bốn gian đoạn: Sinh, Bệnh, Lăo, Tử. Và luôn gắn bó với những Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Quả thật, cuộc đời của mỗi người dù dài hay ngắn đều trải qua bốn giai đoạn này. Bệnh tật th́ đến với con người nhiều lần trong đời, nhưng không ai có hai lần sinh và hai lần chết! Từ đó, cuộc sinh, sự sống là ân huệ đặc biệt của Tạo Hóa trao ban. Ngày nay, không phải quan niệm của cha ông ta đă sai đi. Nhưng xem ra, nó đă bị làm cho sai đi trong rất rất nhiều trường hợp. Đặc biệt, dưới chế độ cộng sản, khi đời sống con người được tổ chức và điều hành theo thuyết Tam Vô th́ chữ sai kia càng lúc càng lớn dần. Nó lớn dần với cấp số cộng theo từng ngày tháng nó tồn tại. Hoặc giả, tăng theo một cấp số nhân đáng sợ hăi. Nhưng c̣n tồi tệ hơn cả cái cấp số kia là tỷ lệ phá thai gia tăng rất nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Đă thế, nó c̣n tăng song hành với những loại tội đại ác trong gia đ́nh, trong xă hội và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy là nó sẽ đảo chiều hay ngừng lại!.

I. Những chứng từ đau thương của thời đại.

Dưới đây là một số những trích đoạn, ghi nhận thực tế theo nhiều bài viết rải rác trên các trang mạng như Tin Mới (online), "Ở cùng một thành phố, nếu như ngày ngày bác sỹ C. miệt mài trong công việc nạo, vét, phá thai… th́ có một phụ nữ nghèo ngày ngày lui tới các pḥng khám, xin những thai nhi bị bỏ rơi, bị giết ấy về chôn cất ngay trong mảnh đất nhà ḿnh. Người phụ nữ ấy là bà là Nguyễn thị Nhiệm, 53 tuổi trú tại xóm Đồi Cốc, Sóc Sơn."

Theo những câu chuyện đă đăng tải trên mạng, nghĩa trang này mỗi ngày nhận khoảng 20 thai nhi. Vào những ngày cuối tuần, con số có thể lên đến 50-70 thai nhi một ngày. Theo lời bà Nhiệm “Có lần lên đến đỉnh điểm, 3 cái xe cải tiến đầy thai nhi. Ai nh́n thấy cũng phải xót xa, đứt ruột”! Ngoài việc tự đi thu lượm thai nhi, bà Nhiệm c̣n tiếp nhận hàng trăm thai nhi từ nhóm Thiện Nguyện đi thu, lượm về từ các pḥng nạo, hút thai trên địa bàn Hà Nội. “Những sinh linh vô tội này được bà tắm rửa, khâm liệm với sự phụ giúp của ông Nguyễn văn Thạo, chồng bà. Tất cả cùng được mai táng chung với hàng ngh́n thai nhi khác” Cũng theo lời bà và những nhân viên thiện nguyện khác th́: “hầu hết hài nhi v́ bị phá bỏ, nên khi về đến đây hầu như tất cả không c̣n nguyên vẹn. Có cháu bị cắt ra, làm nát ra để đưa ra cho dễ dàng…” Nhưng dù thai nhi có bị bể nát cách nào chăng nữa, khi tẩm liệm, Bà Nhiệm không bao giờ quên đặt cho mỗi một cháu bé một tên Thánh. Đặt một lần và có khi cũng chẳng có dịp gọi lại.

Chuyện được kể là, khi mới khởi đầu, những cuộc chôn cất thai nhi ở Đồi Cốc thường được tổ chức riêng rẽ, hay theo từng nhóm nhỏ. Đến thời gian gần đây, v́ nhiều lư do, các thai nhi mang về Đồi Cốc không được chôn cất riêng rẽ. Trái lại, “sau khi đă được tắm rửa và khâm liệm, các thai nhi được bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1000, bà Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi xây một ngôi mộ lớn để mai táng chung một lần.” Theo lời cô Lập, một trong bảy người đàn bà đầu tiên phụ giúp bà Nhiệm làm công việc tắm rửa thai nhi, vừa lau nước mắt vừa kể: "Có trường hợp em lớn, hôm trước mang về một nửa, hôm sau nửa kia mới được mang về. Chúng tôi lại phải ngồi ghép các tay, chân, mặt… các cháu cho đầy đủ rồi mới đem khâm liệm, chôn cất. Các em bốn, năm tháng là thành h́nh, có tay, có chân đầy đủ, thậm chí phân biệt được trai hay gái rồi. Có em bị tiêm thuốc, người tím đen lại. Có em khi ra phải làm thủ thuật, không c̣n lành lặn nữa. Đau xót nữa là trường hợp các em bảy, tám tháng, khi về đây vẫn c̣n nóng hổi, bế trên tay vẫn c̣n thoi thóp thở, vẫn c̣n nấc nấc. Nhưng bệnh viện họ đă tiêm thuốc rồi, không cứu được nữa”. Về các trường hợp phá thai được nhận định chung như sau: “Đa số là v́ nợ lầm, nhưng dă man hơn, có trường hợp cả bố mẹ đẻ đưa con gái đi phá thai v́ sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đ́nh”.

Tưởng cũng nên ghi lại đôi ḍng về bà Nguyễn thị Nhiệm. Bà là người Công Giáo ở Đồi Cốc. Lúc đầu, khi mới tự làm công việc chôn cất các thai nhi bị vất vào xọt rác, bị bỏ trên lề đường, bờ lau, bụi cỏ, bà Nhiệm gặp phải sự dèm pha của nhiều người trong làng. Khen ít chê nhiều. Đi đâu trong làng cũng thấy người ta bàn tán về câu chuyện của bà: “Họ bảo tôi tâm thần, gàn dở, nên mới làm việc này. Ai đời tự dưng lại vác thêm một cái nghĩa trang về làng, người lành lặn th́ không sao, biết đâu có những em bé bố mẹ nhiễm bệnh, hóa ra là mang bệnh về, rồi c̣n gây ô nhiễm môi trường chung”. Dù biết những người chung quanh chẳng có nhiều thiện cảm với công việc của ḿnh, lại c̣n phải chuốc lấy những lời lẽ không hay từ những người chung quanh. Nhưng bà kể, "mỗi lần nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng bị vứt vào thùng rác, bị thú nuôi tha đi khắp nơi, bà lại không cầm được nước mắt". Rồi vượt lên trên tất cả những lời dị nghị, bà quyết tâm làm thật tốt công việc này.

Măi sau này, người ta mới nhận ra công việc của bà là một việc làm tử tể, tốt bụng, cần phải làm. Nếu như không muốn nói là đầy tính nhân bản và ḷng thương người theo tinh thần của tôn giáo. Những lời ong tiếng ve mất dần, không c̣n. Thay vào đó là một nhóm những người có ḷng nhân hậu trong xóm gặp nhau. Trước tiên, nước mắt họ bắt đầu rơi xuống trên những h́nh hài vô tri chết đau thương, cô quạnh. Kế đến, họ cùng xắn tay áo lên, phụ làm công việc tắm rửa, chôn cất các thai nhi với bà Nhiệm. Khi làm công việc này, họ không lập hội hè với biên bản gian trá như nhà nước Việt cộng. Trái lại, cùng chung ḷng, chung sức bên nhau theo khả năng của mỗi người để xây dựng lại tinh thần nhân nghĩa, đạo hạnh cho đời. Kết quả, một nhóm có tên gọi “Bảo vệ sự Sống” đă ra đời. Họ hoạt động bằng tấm ḷng nhân ái, bằng bàn tay, bằng công sức của họ từ ngày này qua ngày khác mà không một đ̣i hỏi bất cứ một chút lợi nhuận nào, dù nhỏ.

Cũng theo câu chuyện, các bài viết. Lúc đầu nghĩa trang chỉ có một nửa sào ruộng được trích ra từ ruộng đất của bà Nhiệm, đến nay nghĩa trang đă rộng hơn nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Bà cho biết: “Đất của nhà tôi bỏ ra, cộng với số đất của làng cho thêm, tổng diện tích nghĩa trang này hiện rộng ngót 2 sào. Chúng tôi cũng sắp phải cơi nới thêm ra bởi nó đă chật lắm rồi”. Phải đất đă chật lắm rồi và những giọt nước mắt của người không ngừng rơi xuống trên những thai nhi. Ai cũng đau xót, nhưng xem ra công việc tẩm liệm thai nhi của bà mỗi ngày một thêm nhiều hơn. Lư do, nhà nước Việt cộng đă không có bất cứ một phương cách nào để có thể làm giảm bớt số thai nhi bị vất bỏ bên lề đường, bụi cỏ, thùng rác hay cho chạy vào ống cống, bồn cầu. Trái lại, tập thể cộng sản này, ngày càng đẩy mạnh việc thi hành chính sách vô đạo, bất nhân bất nghĩa bằng cách thúc dục mọi giới, mọi cấp, học tập theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” là một thứ đạo đức giết vợ đợ con, một thứ đạo đức đặt nền tảng trên cơ sở phản luân lư, phản nhân tính của con người. Với lối giáo dục này, chúng muốn triệt phá đời sống căn bản của các gia đ́nh, lôi trẻ ra khỏi gia đ́nh. Đẩy chúng vào đoàn thiếu nhi “bác hồ”, vào đoàn vào đảng, rồi cùng nhau tiêu diệt nền luân lư và đạo đức xă hội. Kết quả càng ngày càng có nhiều thai nhi phải chết trước khi được sinh ra.

Theo câu chuyện được kể lại, bà Nhiệm không biết đi xe máy nên chồng bà, ông Nguyễn văn Thạo, sau này đă thay vợ đi thu gom các bé về để mai táng. Ông kể: "Mỗi lần đỡ các bé ra khỏi các túi ni lon, bà đều xúc động tới mức chưa thể đem chôn ngay được, cứ đứng lặng người ngắm các bé rồi nước mắt giọt ngắn giọt dài." Tuy nhiên, dù trời nắng trời mưa, thậm chí băo bùng, bà Nhiệm vẫn động viên chồng đi gom các cháu về đều đặn. Bà ngậm ngùi: "Mỗi ngày có hàng bao nhiêu cháu cần được chôn cất, ḿnh mà không đi để các cháu phơi ngoài trời, sương gió, cho chó cắn mèo tha, ruồi bu kiến đậu… tôi không đành ḷng". Phần ông Thạo, cũng có tấm ḷng thật quảng đại với những thân phận thai nhi xấu số. Ông kể: "Có những đêm ông không ngủ được. Những cái tên ông bà đặt cho trẻ, những h́nh ảnh của các hài nhi cứ ám ảnh ông. Có những đêm mưa, đêm tăng sao, tôi nghe như có tiếng trẻ con gọi văng vẳng trong tai, tôi ngồi bật dậy, tôi khóc khi nghĩ đến chúng…"

Ở Hà Nội, không phải chỉ có Đồi Cốc, một nghĩa trang mà hôm nay có lẽ con số đă lên đến cả 100,000 thai nhi. Gần đó, xă Liên Châu, Thanh Oai, cũng có một người tên Nguyễn Văn Nho, ông Sinh, cô Ất… nhiều năm qua cũng tự nguyện làm công việc thật lạ đời. Đầu tiên, ông Nho một ḿnh đến các bệnh viện, pḥng khám tư để xin xác hài nhi mang về chôn cất. Sau này thêm những người từ tâm thiện nguyện trợ giúp. Sau mấy năm, ngôi mộ ông mới xây ngày nào giờ đă là nơi yên nghỉ cho hàng vạn “thiên thần bè nhỏ” xấu số. Ông bấm ngón tay và bảo "gần 25 ngh́n hài nhi được chúng tôi và anh em thiện nguyện đi thu gom khắp các pḥng phá thai, bệnh viện trên địa bàn Hà Nội trong 6 năm trời, đưa về chôn cất và hương khói tại một ngôi mộ tập thể. Đây là nơi chôn cất những hài nhi vô tội bị tước đoạt sự sống, quyền làm người từ khi c̣n trong bụng me". Những con số này làm chúng ta kinh hoàng ư? Thật ra, chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những bào thai bị phá bỏ và được những người hảo tâm thu nhặt về để chôn cất mà thôi. Phần lớn, đều được bác sỹ của nhà nước Việt cộng và bệnh viện, cơ sở cạo, nạo hút chính thức do nhà nước này điều hành đă cho giật nước cầu tiêu để đưa thai nhi vào đường cống thải, sau khi đă dùng thủ thuật để phá thai cho các khách hàng

Về đây, nếu gặp, ông Sinh, cô Ất, bạn sẽ được nghe những câu chuyện đứt cả ruột gan: "Có những hôm trời mưa như trút nước, chúng tôi tưởng chừng không thể mang các em về được nơi chôn cất. Chiếc túi nilon màu đen đựng thi thể các em cũng lơng bơng nước mưa…". "Cũng có trường hợp, khi tôi mở túi ra, th́ bên trong vẫn có những hài nhi c̣n thoi thóp thở như đang cố gắng níu lại chút hơi thở yếu đuối, cố gắng để được nh́n thấy ánh sáng mặt trời và hi vọng ḿnh cũng sẽ có cơ hội làm người. Thế nhưng... chúng tôi vẫn chậm, cơn mưa cùng với sự vô tâm của một số người đă cướp đi quyền làm người của các em."

Cách Hà Nội không xa là Nghĩa Thắng, một trong những xă nghèo miền biển thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ở đó có xóm đạo nhỏ bé mang tên Quần Vinh. Người dân ở đây làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Có nhiều gia đ́nh bươn chải, vật lộn với sóng biển, gió cát để mưu sinh. Nhưng về Quần Vinh, hỏi gia đ́nh ông Bao th́ ai cũng biết. Người trong vùng gọi ông bằng cái tên rất đặc biệt "người cứu rỗi những linh hồn". Ông Vũ ngọc Bao, nay đă 60 ngoài, khiêm cung trong công việc bé nhỏ mỗi ngày. Ông kể: "Đời cư dân biển chẳng khác nào con nước ṛng, nước lớn. Đối với ngư dân đánh cá, họ phải luôn đối chọi với băo tố ập đến bất cứ lúc nào. Có nhà cũng đă phải bán ghe để t́m nghề khác kiếm sống”. Nhưng v́ lư do nào ông bỏ nghề biển, có phải v́ ông: "muốn cứu rồi những linh hồn" không? Không. Không phải thế!

Sau nhiều năm lênh đênh trên biển, ông đă từ giă cái thuyền và chuyển sang nghề cải táng mộ. Khi bước vào nghề mới, ông bắt gặp cảnh ngộ, không nguy hiểm như đi biển, mà là đầy nước mắt. Ông nói “tôi thấy những hài nhi xấu số bị bỏ trong những túi nilong, hoặc quấn vải thả xuống nước, nhưng lại không trôi ra biển mà cứ mắc lại, trôi dạt vào bờ sông và cồn cát. Tự nhiên, nước mắt rơi. Vậy là hàng ngày, ông đi gom lại, tự làm nghi thức chôn cất của người Công Giáo cho xác thai nhi và chôn cất em.” Theo ông, những hài nhi này phần nhiều là từ cơ sở nạo phá thai tư nhân, hay của nhà nước tại xă thải ra theo đường ống cống. Nó đă không theo ḍng sông trôi ra bể, nhưng lại vướng vào bụi cỏ, bờ cát…

Lúc đầu ông chỉ chôn cất những thai nhi bên bờ lau bụi cỏ, cồn cát. Nhưng về sau, ông đă trực tiếp đến những cơ sở này xin những hài nhi xấu số bị các bà mẹ bỏ rơi, đem về chôn cất ở một góc của nghĩa trang xứ Quần Vinh. Tính đến nay, khoảng 5000 hài nhi xấu số đă được ông khâm liệm, chôn cất. "Tôi gom những hài nhi đó, rồi đi xin những bát hương nhỏ, cho vào đó, gắn xi măng lại, đánh số theo ngày và đem chôn. Những ngày đầu, tôi giấu vợ con và đi chôn vào ban đêm. Nhưng rồi khi làm những nghi thức chôn cất ở một băi đất trống của nhà ḍng thuộc xứ, những người dân xung quanh cũng không đồng ư, vậy là tôi đem về nhà",

Dĩ nhiên, câu chuyện về các nghĩa trang Thai Nhi không phải chỉ có bấy nhiêu. Trái lại chỉ là một phần nhỏ, khá nhỏ trong tổng số thật hiện hữu. Bởi v́, trải đều khắp trên mọi phần đất nước. Không có một nơi nào, tỉnh nào, thành phố nào mà không có những Thai Nhi bị bỏ bên đường cho chó mèo, cắn tha, lôi đi. Không nơi nào mà không có những người dân nhân hậu tốt bụng đem những Hài Nhi ấy vào ḷng đất trong nỗi niềm xót thương. Và không một nơi nào trên b́nh diện cả nước mà không có những pḥng nạo, cạo, hút thai của nhà nước cũng như của những tên "phù thuỷ tư", cũng là những nhân viên y tế của nhà nước vô đạo CS làm thêm giờ, thi nhau mọc lên để phục vụ cho công tác giết người.

Nhưng có một điều rất đặc biệt và đáng chú ư cần ghi nhận ngay nơi đây là. Trong số tất cả những người tốt bụng làm công việc tẩm liệm, thu lượm những Hài nhi bị bỏ đi để đem về tắm rửa, tẩm liệm, rồi t́m cho chúng có một nơi an nghỉ th́ đă không có bất cứ một người nào ở trong hàng ngũ quan cán, hay là cựu đoàn đảng viên, là cán bộ cộng sản, là những kẻ tham ô, lắm tiền nhiều đất, hoặc giả là thân nhân của họ. Trái lại, chỉ toàn là những người dân nghèo khó mà thôi. Lạ không? Thật ra, chẳng có ǵ lạ. Trong ḷng người dân th́ có t́nh thương mến, tính nhân hậu. Trong ḷng đảng viên chỉ có mă tấu và dối trá. Dối trá th́ giết người và nhân hậu th́ bao che cuộc sống. Đó cũng là lư do t́nh cờ tôi gặp được một người đang nuôi cô nhi. "Cháu" là cháu ngoại của một viên tướng khá thời danh trong hàng ngũ cán cộng hôm nay. Người mẹ đă “lỡ lầm” trong lúc là một sinh viên theo học tại một trường đại học tại miền Nam, “hai người”, một bên đi làm công tác từ thiện, một bên th́ đi phá thai gặp nhau. Cuộc gặp t́nh cờ nhưng có lẽ là cái duyên sống của đứa trẻ. Kết quả, bà mẹ trẻ nghe lời khuyên nài, giữ lại bào thai. "Cháu" được cứu sống và nay đă hơn 5 tuổi! Bà mẹ trẻ lúc trước thỉnh thoảng có thư thăm hỏi người nuôi cháu. Nhưng đứa trẻ vĩnh viễn là trẻ mồ côi.

Về Nha Trang, miền quê hương cát trắng thơ mộng của một miền Nam trù phú xưa kia với Nhà Thờ Đá, với con đường Độc Lập dẫn ra biển với hàng thùy dương như mộng như mơ, nay đă không c̣n. Thay vào đó là những ô cắm dùi, rào ngăn chắn, đất đai bờ biền bị chiếm để dành riêng cho các quan cán cộng và những tên quan thày Tầu, Nga trú ngụ. Người dân đă không c̣n được thả những bước chân thong thả đến bờ thùy dương năm xưa nữa. Nhưng đau xót hơn, cách TP Nha Trang khoảng 10km là một nghĩa trang chôn cuộc sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra. Đó là nơi an nghỉ của hơn 10.000 hài nhi xấu số, không có cơ hội làm người. Nhưng để có một nơi tạm dung này cho các em là hoàn toàn nhờ vào ḷng từ tâm của anh Tống Phước Phúc! Người đàn ông “kỳ lạ” tên Tống Phước Phúc đă tự bỏ tiền túi ra mua khu đất nằm bên sườn núi để làm nơi trú ngụ cho linh hồn của các hài nhi. Ông Phước kể "Bước qua cái tuổi tứ tuần rồi, tôi nghĩ đến khi chết tôi cũng chỉ làm một việc làm gom xác hài nhi thôi, những h́nh hài vô tội đó đối với tôi như một duyên phận, giờ muốn dứt ra cũng không được". Đó là lời tâm sự của anh Tống Phước Phúc, số nhà 45, đường Phương Sài, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥa.

Vẫn theo những câu chuyện được viết và kể lại, suốt hơn mười năm nay, anh Phúc không chỉ lặng lẽ đi nhặt xác hài nhi, mà anh c̣n cưu mang nhiều số phận lỡ làng. Đứng trước 10.250 nấm mộ vô danh là những hài nhi xấu số do chính ḿnh lượm lặt, mang về chôn cất, người thợ hồ nhỏ thó có đôi mắt thật hiền hậu, lặng lẽ đốt lên từng nén nhang như muốn sưởi ấm cho những linh hồn thơ ngây bé bỏng lạnh giá. Sau ánh mắt nh́n xa vắng, anh bặm môi như nuốt nước mắt vào trong ḷng, anh tâm sự: “tôi cũng không ngờ số lượng lại tăng nhanh đến thế, mỗi lần chôn thêm một hài nhi là một lần đau đớn dù chẳng phải ruột thịt ǵ”. Với anh, anh cho rằng, số phận của những Hài Nhi (thai nhi) là vô cùng đen đủi, dẫu như chúng chẳng có một cái tội ǵ, Có chăng là do xă hội, do tổ chức của nhà nước vô lương đă tạo ra một nền giáo dục vô đạo và đẩy xă hội vào những ngày đen tối. Ở đó con người thật khó mà tránh thoát khỏi kiếp nạn. Nên anh tự bảo ḷng là “Hăy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đă qua đời, khi chưa được cất một tiếng khóc đă bị vứt bỏ bởi có thể những đứa trẻ tội nghiệp ấy đă gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian, những nặng nợ kiếp người, những hằn thù nhỏ nhen”.

Khi lên cao nguyên, không ai không nghe biết đến nghĩa trang Đồng Nhi, Pleiku. Trong nghĩa trang TP Pleiku, có nghĩa trang Đồng Nhi, tên mà những người thu gom thai nhi đem về đây chôn cất đặt cho khu vực riêng biệt này. Chuyện kể là, ở đây là nơi chôn cất hơn 15.000 hài nhi bị chối bỏ trong mấy năm qua. Tất cả hài nhi ở nghĩa trang Đồng Nhi Pleiku (Gia Lai) có chung số phận là bị cha mẹ chối bỏ. Nhiều thi thể em bé khi được phát hiện đă khô hay bị kiến cắn mất một phần. Hàng ngh́n ngôi mộ chỉ gắn mấy ḍng chữ ghi tên những nhà hảo tâm đă xây nên nơi yên nghỉ này. Năm 1992, Linh Mục Nguyễn Vân Đông (nhà thờ Thăng Thiên, thành phố Pleiku) lập nên nghĩa trang này để các hài nhi bị vứt bỏ có chốn yên nghỉ. Sau này, sức khỏe yếu, cha Đông bàn giao lại cho nhóm 3 người hảo tâm là anh Phụng, anh Lễ và cụ Tâm. Họ đă gắn bó với công việc này hơn mười năm. Họ đă chung t́nh thương dành cho các sinh linh nhỏ bé, ngày ngày những con người này cùng nhau đi gom nhặt những thai nhi bị chối bỏ, đem về chôn cất. Ba người tự bỏ tiền cá nhân mua quan quách, vật dụng tẩm liệm cho các cháu. Ôi những tấm ḷng vàng hiếm hoi!


Xem tiếp phần 2