Chuyện Biển Đông thành chuyện biển động, thật ra, không lạ và cũng không phải đến hôm nay mới có. Trái lại đă có tư thời Việt Nam lập quốc. Tuy nhiên, mỗi thời có một cách động khác nhau. Vào thời Đức Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, sóng vươn từ ḍng Bạch Đằng đă làm rúng động cả biển đông v́ ở đó đă lấp ngập xác quân nhà Tống, Hán. Đến thời đức Quang Trung, chỉ một lần Ngài chuyển binh qua sông Hồng, sóng vỡ Biển Đông để Hứa thế Hanh, Sầm nghi Đống thắt cổ, Tôn sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật.

Trải qua thời lặng sóng, máu và nước mắt người dân Việt lại tràn Biển Đông khi Trung cộng đưa chiến thuyền xuôi nam theo điềm chỉ của Việt cộng. Lực tuy bất ṭng tâm, Thiếu tá Ngụy văn Thà và đoàn chiến binh miền Nam đă lấy máu hồng viết trang sử nối tiếp của nhà Nam. Trong khi đó, vào cùng ngày 17-1-1974, toàn bộ nhà nước và đoàn đảng viên, cán bộ Việt gian cộng sản từ miền bắc, từ bưng biền đă reo ḥ mừng rỡ khi quân Trung cộng chiếm được Hoàng Sa từ trong tay của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Họ reo mừng chung vui với TC v́ bản công hàm do Việt cộng Phạm văn Đồng, bí mật kư giao bán chủ quyền Trương Sa và Hoàng Sa là máu thịt, đất đai của Việt Nam cho Trung cộng vào ngày 19-8-1958, măi đến nay mới có cơ hội thực hiện. Từ đó, đau thương luôn tràn xuống trên biển khổ, không vơi cạn.

Khởi đầu là chuyện người dân Việt chạy trốn những vùng đất vừa bị cộng sản chiếm đóng từ Cao Nguyên đến Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng, Cam Ranh… những tưởng gồng gánh, bế bồng con cháu ra đi là sẻ đến được bến bờ tự do như chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954. Ai ngờ, tàu về Nam chưa cập bến, người đi chưa hết âu lo, hàng ngàn, hàng vạn đạn pháo của Việt gian cộng sản đă ầm ầm “ Thế Ma Gọi Hồn”. Sau trận mưa pháo, chen lấn giữa tiếng khóc nghẹn trong đau thương xé ḷng của cha ǵa mất con, vợ mất chồng rồi thân nhân … đi không áo quan, là những tiếng cười man rợ rít qua khe hở của những hàm răng hô, lởm chởm như bồ cào trên khuôn mặt gầy trơ xương của lớp người rừng mới tới. Tiếng cười rợn lạnh chưa dứt, biển động mạnh, những cơn sóng đỏ vươn cao đem theo những thân xác ngươi miền nam không toàn thây nhấp nhô đùa với sóng. Rồi sóng vỗ tạt vào bờ là những em bé mất đầu, cụt chân tay v́ mă tấu dép râu, tạo nên một cảnh kinh hoàng chưa từng thấy bên bờ cát hiền ḥa ở miền nam. Qủa thật, cuộc chiến “ta đánh chiếm miền nam là đánh cho Trung cộng, Liên xô” (Lê Duẫn) do CS thực hiện, nên cũng có những công đoạn khác thuờng. Tuy thế, câu chuyện chưa dừng ở đó.

Sau ngày 30-4- 1975, ngày màu cờ Vàng của Tổ Quốc khuất bóng trên sông nước Việt, những cơn đau ập đến không phải chỉ dành cho người, mà đá cũng nhỏ lệ, tang thương. Bởi v́, dưới màu cờ đỏ Phúc Kiến lơ láo là Biển Đông của nhà Nam chưa lúc nào yên. Hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi. Sóng cao gío lớn kia đă vùi lấp bao nhiêu mạng người vào ḷng biển khổ? Rồi bao nhiêu thân xác em bé trơ ḿnh trên băi cạn? Phần nội địa, đến cây cỏ cũng không ngừng bị dẫm đạp, tàn phá bởi gót chân của kẻ thù từ phương bắc.

Trước tiên là cuộc tràn bờ biên giới vào năm 1979. Đây phải được kể là một mối nguy báo trước. Tuy nhiên, tập đoàn bán nước này như không có mắt. Hàng chục ngàn người lính chiến đă chết oan khiên, chúng vẫn thi nhau ngủ vùi trong u mê, t́m hoan lạc trong làn thuốc độc từ phương bắc để níu kéo, giữ lấy cái đảng cộng bất lương. Bất lương v́ trong lúc chiến binh Việt Nam đi giữ biên cương, người chết không có chỗ chôn thây. Kẻ sống th́ lê lết ” đầu đường đại tá vá ( lốp) xe, cuối thôn thiếu tá cụt, qùe xin ăn”, th́ hàng quan cán lănh đạo của nhà nước VC lại thi nhau lập công dâng đất, bỏ tiền xây đài, dựng tượng làm nghĩa trang hoành tráng cho “ liệt sỹ” Trung cộng ngay trên đất nước ḿnh. Đă thế, c̣n chia phiên nhau giữ phận cúng tế hương khói đủ bốn mùa.

Với cái tài qùy lạy đó, việc có 64 người con biên pḥng Việt Nam giữ đảo Gạc Ma bị chết tức tuởi với cái lệnh cấm nổ súng của những “thiên tài mù” theo gót Hồ chí Minh như Lê đức Anh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh… vào tháng 3-1988 là điều buộc phải đến. Có khóc, có thương là khóc thương cho người chiến binh Việt Nam đă sinh ra trong thời Việt cộng! Binh lính là thế, nói chi đến phận dân đen. Tàu thuyền ra khơi theo con nước tầm sinh nhai, chẳng mấy ngày không có máu đổ lệ rơi v́ hải tặc bắc phương. Bạn tôi bảo: Xem ra, trong thời Việt cộng, máu xương người dân Việt qúa rẻ, nên chỉ được dùng để lót đường cho cán cộng vui mùa đục nước, lập công dâng Măn thôi!

Ở một chiều khác, có người ví von cho rằng. Câu chuyện biển đông là rất lớn với dân ta, với người yêu dân nước Việt. Nhưng với đôi mắt của một con chuột đói, đă bị con mèo hoang vờn cho nhừ tử, đang nằm thoi thóp trong ṿng tay của nó trên cái sân kia th́ cũng chẳng có ư nghĩa ǵ. Bởi v́, dù nó mở mắt ra hay khép lại th́ cũng chỉ thấy một mảnh trời không sáng! Nên chúng phải chọn giải pháp. “Nó” để cho sống ngày nào th́ im mồm đi mà sống cho qua ngày đó! Nếu được “ nó” cho bám vào mà kiếm ăn th́ bám cho chặt, kẻo thằng khác nó dành mất chỗ. Khi ấy, đă chẳng được ǵ, mà cái mạng cũng khó giữ! Theo đó, chuyện bám vào TC, thành một triết lư của nhà Chuột! Lạ! Nói lạ!

Lạ ǵ? Bạn không tin ư? Hăy nh́n con chuột nhắt ướt xũng nước đang co ro trong ṿng tay của con mèo trước sân kia, bạn sẽ thấy được toàn cảnh bĩ cực không ngày thái lai của nó. Này nhá, sau cơn mê hoảng, nó bàng hoàng mở mắt ra. Đôi mắt của con chuột sắp chết chẳng thấy ǵ ngoài cảnh trời đất quay cuồng. Khi trước nó đă thề không cha, không mẹ, không bạn bè, không người thân, chỉ có đông chí theo lời đảng, lời “bác”. Nay nh́n đâu cũng ra kẻ thù. Thấy gío lay cành lá lại tưởng là những oan hồn đến đ̣i nợ. Nghe tiếng động nhỏ mà ngỡ là giáo mác của đồng chí đến trả thù hay xin tư huyết của vợ con. Mở mắt ra trời vẫn tối, nhắm lại càng thêm đen. Muốn nhắc cánh tay lên cho đỡ mỏi, đưa lên không nổi. Muốn trợn mắt, há mồm ra thét dọa, ta c̣n sống, ta c̣n quyền lực đây, cũng đều bị chúng nh́n khinh bạc, mỉa mai. Không bám lạy “nó” là chết, phải chết! Nó biết thân làm nô lệ c̣n khốn nạn hơn là chết, mà không dám chết!

Lỡ có lần nó lén nghểnh cổ nh́n ra ngoài nắng. Xa xa như có cánh phượng hoàng bay lượn giữa trời, hay thấy con chó kiểu thong thà vô tư lự đi lại trên sân làm nó thèm. Máu chuột nổi lên. Trong cơn uất, nó hít lấy một làn hơi mạnh rồi chụm bốn chân lại, cố rướn cái thân mềm nhũn lên khỏi mặt đất. Phen này tao nhất định bỏ đảng, bỏ Tàu. Chết cũng bỏ! Hỡi ơi, cái đầu nó nặng làm sao! Kế đến là toàn thân ê ẩm với ánh mắt thất thần, và cơi ḷng hoảng loạn. Chợt, có tiếng meo meo, nó run rẩy, qùy phục xuống theo cái thân phận nhà Chuột, làm Chuột. Một đời lấp ló trong hang, chui rúc trong bóng tối, ŕnh rập kiếm sống, nay chỉ v́ dăm ba hột gạo mà giờ thân tàn ma dại trong ṿng tay của con mèo ác độc. Sống không ra sống, chết không chết. Nó hận nó? Nó hận kiếp chuột?

Trong toan tính, nó ngửa mặt lên. Không thấy nắng, chỉ thấy cái cổ con mèo hoang đè gần xát mặt và cái đầu của nó che lấp khung trời. Vỡ mật, ư chí của loài chuột tiêu tán. Nó xoay mặt vào trong, trời tối như mực, ngay cái màu của con mèo hoang nó cũng không nhận ra được. Cố trở ḿnh, lén nh́n ra ngoài lần nũa. Lạ, sáng ở đâu tràn vào đây? Nó chợt hiểu, đó là chút sáng từ bên ngoài hắt vào theo khe hở giữa khoảng cách từ cái đầu của con mèo đang nằm rửa mặt, đến cái cánh tay của nó vươn dài như dăy núi sải ra trước mặt. Với khoảng cách nhỏ bé này, làm sao nó có thể thoát ra ngoài cái bóng cao nhớn kia? Nó ngao ngán với chính nó, một kẻ vẫn tự hào là có tay nghề xảo trá và tồi bại nhất trên đời, nay xem ra không t́m được phương cách để lừa con mèo cho nó ra ngoài dạo chơi vài phút! Cùng khổ, nó đánh rơi thân xác trở lại, nằm co rúm thân h́nh trên mặt đất, bất động.

Thế đấy, nó nhắm nghiền đôi mắt lại. Nó nghĩ đến con đường hầm Củ Chi hoang tưởng lừa dối xưa kia. Nó muốn gỉa chết để t́m cách đào ngạch chui ra ngoài. Nó ước được ngắm nh́n, được đến gần đàn chó kiểu. Nó ước được nh́n thấy cánh chim giang rộng giửa trời. Nó hăm hở nghĩ tới con đường hầm. Khốn nạn chưa, khi vừa nghĩ đến chuyện đào hầm t́m lối thoát, nó lại rơi vào tuyệt vọng. Bởi, nó mà đào đường hầm ở dươi cánh tay kia để đi ra ngoài, là nguy. Đại nguy! Hầm đào chưa xong, đă xập. Hầm bị xập, một phần v́ sức nặng từ cánh tay con mèo đè xuống, phần v́ cái thói tráo trở chuyên làm cột chống bằng xi măng cốt chuối của nó! Ấy là chưa kể đến chuyện cái tai con mèo rất thính. Chưa đào hầm nó đă biết trước ngày khởi công. Nếu thế là chết không toàn thây. Kế đào hầm không có ánh sáng, nó run rẩy, sợ hăi, nằm gục mặt xuống nghĩ quẩn đến cái chết của vợ con nó. Thôi, đă vậy, nó chấp nhận nằm chờ từng cái vả mạnh, nhẹ, của con mèo để có được miếng ăn mà sống, c̣n hơn là nghĩ đến việc bỏ bám, trốn đi!
- Chuyện bi đát như thế ư?
- Tôi sợ c̣n tệ hơn thế!


Bảo Giang