71 người Việt Nam đă đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng – ông Đào Tấn Bằng, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho hay tại cuộc họp Thành ủy Đà Nẵng diễn ra vào sáng ngày 4/12, theo báo Pháp luật TP.HCM đưa tin.






Các lô đất này tập trung ở vùng ven biển, trên đường Vơ Nguyên Giáp. Đây được cho là khu vực rất nhạy cảm với vị trí nằm sát sân bay Nước Mặn (một căn cứ quân sự của QK5).

Trước đó vào cuối tháng 9, tại Hội nghị thành ủy Đà Nẵng lần thứ 24, ông Nguyễn Điểu – Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng đă cảnh báo các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đang có sự chuyển dịch, mua bán đất đai rất lớn có yếu tố người nước ngoài, mà ở đây là người Trung Quốc.

“Việc người nước ngoài giấu mặt mua đất tôi nêu ra để cảnh báo, các lực lượng khác như an ninh có thể vào cuộc kiểm tra. Họ mua đất đúng thủ tục nên ḿnh chưa thể ngăn chặn. Đây là việc hết sức nhạy cảm, nếu công khai sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TP nên tôi không thể phát ngôn ǵ thêm”, ông Điểu trả lời PV báo Người Lao Động.

“Người Trung Quốc chủ yếu mua các lô đất khoảng 100-200 m2 để làm nhà ở kết hợp kinh doanh”, ông Điểu cho biết thêm hôm 4/12 vừa qua.
Theo cơ quan chức năng, những người Việt đứng tên mua đất cho người Trung Quốc đều là người quen hoặc có mối quan hệ vợ chồng với người Trung Quốc.

Ngoài việc mua đất, tại địa bàn P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn có gần 20 căn nhà, khách sạn loại 1-2 sao, một số người Trung Quốc thuê trọn căn nhà để cho công nhân, kỹ sư ở, làm việc, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ.

Điều này cho thấy vấn đề quản lư cư trú đối với người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động người Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Riêng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, trong năm nay đă có 109.879 lượt người nước ngoài, trong đó có tới 59.175 người Trung Quốc đến lưu trú, tạm trú, báo Pháp Luật TP.HCM cho hay.

Trong tổng số 23 dự án ven biển tại quận Ngũ Hành Sơn, có 10 dự án đang hoạt động với cơ cấu người lao động gồm 350 lao động Trung Quốc và 100 người ở các nước khác.

Vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng đă xảy ra vụ việc ông Li Mu Zi (31 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị một người lạ mặt bắn tử vong vào sáng 26/11 ở quận Sơn Trà.

Ông Đào Tấn Bằng, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho hay, từ đầu năm tới nay, quận Ngũ Hành Sơn đă xử lư 11 vụ việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự, trong đó có một số vụ liên quan đến tai nạn, lừa đảo. Trong vụ lừa đảo có số tiền lên đến 20.000 USD, người lừa đảo đă trốn về Trung Quốc.

Luật Đất đai 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) quy định người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam (Điều 186).
Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015), chỉ cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam với thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm (Điều 161, Khoản 2, mục c).

“Bán đất cho người Việt Nam nhưng đứng sau cuộc mua bán lại là người nước ngoài là việc rất nguy hiểm, phải lưu ư vấn đề này”, ông Trần Thọ – bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay hôm 24/9, theo báo Pháp Luật TP Saigon. Phan A tổng hợp/ ĐKN

***

Cần ngăn chặn người Trung Quốc mua đất đai ở Việt Nam

Ủy ban rà soát đầu tư nước ngoài của Úc mới đây đă có một động thái khiến thế giới giật ḿnh: Ngăn chặn hai công ty Trung Quốc mua một lô đất lớn thuộc sở hữu của một công ty tư nhân Úc. Việc làm này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh thế giới về sự nguy hiểm của chiến thuật “xâm lăng mềm” của Trung Quốc.

Trông người mà ngẫm đến ta. Với vị trí địa lư sát nách Trung Quốc, chúng ta đă làm ǵ để cảnh giác đối với vấn đề nhạy cảm này? Hơn 100 lô đất thuộc khu vực nhạy cảm ở Đà Nẵng mà người Trung Quốc nhờ người Việt Nam đứng tên mua vừa bị phát giác đă khiến chúng ta giật ḿnh hay chưa? Tôi nghĩ có lẽ tảng băng này đang c̣n ch́m khá sâu dưới mặt nước, phần nổi lên chỉ bé téo tẹo.

Bao nhiêu năm qua chúng ta chưa hề nghĩ đến vấn đề phức tạp này, nên bây giờ chúng ta đang rơi vào thế bị động. Chắc chắn chúng ta không thể nắm rơ thực tế có bao nhiêu khu đất mà người Trung Quốc nhờ người Việt Nam đứng tên mua trên đất nước chúng ta, bao nhiêu ha đất rừng ở những vị trí xung yếu mà người Trung Quốc mua trá h́nh bằng tên người thân quen có quốc tịch Việt Nam, bao nhiêu diện tích mặt biển, mặt sông, hải đảo mà người Việt Nam đứng tên giùm người Trung Quốc? Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ giật ḿnh khi thấy nhiều đất đai ở Việt Nam bỗng nhiên thuộc quyền sử dụng của người Trung Quốc th́ đă quá muộn.

Từ việc nhờ người quen, người thân đứng tên mua đất, đến việc làm chủ thực sự khi chúng ta nới lỏng luật về đất đai không phải là khoảng cách quá xa. Với các dự án nhận đất rừng, đất biển, đất hải đảo lại càng nguy hiểm hơn. Nắm đất đai trước, đưa người qua làm việc, sinh sống sau, dần dần h́nh thành những “khu Trung Quốc” lọt vào giữa những vùng đất xung yếu, là một thế cờ vô cùng hiểm hóc cho chúng ta.

Tôi nghĩ đă đến lúc chúng ta cần đưa vấn đề này trở thành vấn đề quốc gia đại sự. Ngay cả một nước có sự ổn định lâu dài như Úc mà người ta c̣n cảnh giác cao độ, huống ǵ Việt Nam, một đất nước c̣n quá nhiều bất cập, kẽ hở trong các quy định pháp luật.

Tôi không rơ ở Việt Nam có một cơ quan nào tương tự như Ủy ban rà soát đầu tư nước ngoài của Úc hay không? Nếu chưa có th́ chúng ta phải thành lập ngay để giám sát các vấn đề liên quan như đă nói, nếu có rồi th́ cần tăng cường hoạt động, v́ lâu nay tôi chưa bao giờ thấy báo chí nhắc đến hoạt động của cơ quan này.

Về vấn đề mua bán đất đai trá h́nh, để về sau hợp thức hóa khi luật đất đai thay đổi theo chiều hướng thoáng hơn, chúng ta cũng cần phải khẩn cấp suy nghĩ t́m giải pháp thích hợp. Tôi nghĩ rằng, kỳ họp Quốc hội tới, nhất thiết phải đưa vấn đề ra thảo luận. Hăy bắt đầu trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Trần Đ́nh Thu

http://www.bacaytruc.com/index.php?o...c-gi&Itemid=53