Results 1 to 3 of 3

Thread: Tập Cận B́nh chủ trương độc chiếm Biển Đông

  1. #1
    VNN
    Khách

    Tập Cận B́nh chủ trương độc chiếm Biển Đông

    Trần Trung Đạo

    Người viết xin lỗi sẽ dùng chữ La Tinh ‘status quo’ nhiều lần trong bài viết chỉ v́ mục đích chính là để bàn về khái niệm này trong chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Tập Cận B́nh. ‘Status quo’ chỉ t́nh trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.


    Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ t́nh trạng ḥa b́nh trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lănh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một ‘status quo’ và đôi khi c̣n được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc. Khi hai bên đồng ư duy tŕ ‘status quo’ có nghĩa là hai bên chấp nhận t́nh trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lư, xă hội hay chính trị.


    ‘Status quo’ về lănh thổ trong hai cuộc chiến tranh thế giới


    Việc chấp nhận ‘status quo’ thường diễn ra trong các cuộc tranh chấp lănh thổ. Lư do, các bên tranh chấp đều muốn phần lợi về ḿnh nhưng đều không đủ bằng chứng thuyết phục bên kia hay quốc tế và cuối cùng chấp nhận t́nh trạng thực tế và chỉ thảo luận vào các điểm mới thôi.


    Trong thế kỷ hai mươi, trải dài suốt hai thế chiến, ‘status quo’ được sử dụng nhiều nhất trong tranh chấp lănh thổ tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia bại trận trong đó có Đức mất phần lớn lănh thổ chiếm được trong các cuộc chiến tranh trước đó, bao gồm chiến tranh Pháp Phổ. Sau khi lên nắm quyền, mục đích đầu tiên của Hitler là phục hồi lănh thổ mà ông ta cho rằng vốn thuộc Đức.


    Các nước mạnh, tự ḿnh hay qua h́nh thức liên minh, đều nhắm tới việc hủy bỏ các ‘status quo’ và thiết lập các ‘status quo’ mới có lợi cho họ. Đức chiếm Tiệp Khắc. Ư chiếm Albany. Liên Xô t́m cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng phía Tây. Hiệp ước bí mật Bất Tương Xâm (German-USSR Non-Aggression Pact) giữa Đức Quốc Xă và Liên Xô năm 1939 âm mưu chấm dứt ‘status quo’ lănh thổ và xẻ châu Âu làm hai, mỗi bên chiếm một phần. Đức chiếm Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô chiếm một phần Ba Lan và các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania). Sau Thế chiến Thứ hai, Stalin lẽ ra phải bị xử như một tội phạm chiến tranh, tuy nhiên, kẻ thắng trận bao giờ cũng đóng vai quan ṭa và tội ác của quan ṭa thường bị bỏ qua hay che lấp.


    Anh và Pháp muốn bảo vệ ‘status quo’ của Châu Âu nên đă nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Đức, Ư khi vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền lănh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp, ngoài những lời tuyên bố và biểu dương lực lượng qua vài cuộc tập trận nhỏ, không có một hành động quân sự cụ thể nào chứng tỏ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng lănh thổ Châu Âu như đă phân định trong hiệp ước Versaille.


    Chính sách của các lănh đạo CSTQ trước Tập Cận B́nh


    Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông không thể tranh căi của Trung Cộng và đă chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử, giới lănh đạo CSTQ cũng biết những lư luận đó chỉ để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan ṭa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một ṭa án quốc tế.


    Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines chính thức đệ tŕnh hồ sơ kiện Trung Cộng trước Ṭa Án Quốc Tế. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi ḅ chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng từ chối tranh tụng trước ṭa.


    Chính sách truyền thống của Trung Cộng là gặm nhắm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng.


    Tập Cận B́nh chủ trương độc chiếm Biển Đông


    - Tập trung quyền lực


    Nhà b́nh luận Doug Bandow của Newsweek đưa ra câu hỏi liệu Tập Cận B́nh sẽ trở thành một Mao thứ hai không phải là không có lư do. Khác với các lănh tụ CSTQ sau Mao, Tập Cận B́nh là nhà độc tài đầy tham vọng quyền lực. Nạn sùng bái cá nhân tại Trung Cộng tạm lắng trong ba chục năm qua đă bắt đầu tái phát. Bộ máy tuyên truyền CSTQ đang đánh bóng họ Tập như một lănh tụ có quyền hạn tối thượng và tuyệt đối trong tập thể lănh đạo Trung Cộng. Báo chi bắt đầu gọi y là ‘Lănh tụ Trung tâm’ (The CORE), một danh hiệu chỉ dành để chỉ Đặng Tiểu B́nh.


    Trong một bài b́nh luận đầu tháng Hai năm 2016 trên New York Times, nhà b́nh luận Chris Buckley nhắc đến sự kiện ngày càng đông các lănh đạo địa phương tuyên bố trung thành với họ Tập. Vai tṛ lănh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Thường trực Bộ Chính trị bị đặt qua bên. Lănh đạo mới được hiểu theo h́nh tháp và trên đỉnh là duy nhất Tập Cận B́nh giống như trước đây chỉ có Mao.


    Quách Kim Long (Guo Jinlong) tân bí thư thành ủy Bắc Kinh vừa tuyên bố một câu đầy đe dọa trên Bắc Kinh Nhật Báo “Trật tự thế giới mà chúng ta sống đang tiến hành một sự điều chỉnh và về đối nội, đây là giai đoạn quan trọng của những thay đổi sâu sắc. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần một lănh đạo tối cao”. Cho đến nay, ít nhất 14 trong số các lănh đạo cao cấp của đảng tuyên thệ trung thành trước họ Tập.


    Việc các viên chức cao cấp Trung Cộng tuyên thệ trung thành, thoạt nh́n chỉ là chuyện nội bộ của Trung Cộng, tuy nhiên, điều này cũng nhắc lại sự kiện các viên chức cao cấp và tướng lănh Đức phải tuyên thệ trung thành với Hitler khi ông ta vừa nhậm chức Quốc Trưởng Đức và sau đó phát động chiến tranh thế giới. Không phải nhân dân Trung Hoa mà nhân dân các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Philippines sẽ là những nạn nhân đầu tiên của ‘Lănh tụ Trung tâm’ này.


    Giống như ư định của Mao khi gởi một triệu quân sang Triều Tiên năm 1950 hay của Đặng Tiểu B́nh khi xua gần nửa triệu sang xâm lăng Việt Nam năm 1979, Tập Cận B́nh cũng đang cố t́nh tạo một không khí chiến tranh chống kẻ thù của Trung Cộng để củng cố quyền lực nội địa.


    - Quân sự hóa Biển Đông


    Việc Trung Cộng quân sự hóa những vùng chiếm được trên Biển Đông đă quá rơ ràng. Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Tư Lịnh Thái B́nh Dương của Mỹ xác nhận ‘Điều đó quá rơ, trừ phi bạn nghĩ rằng trái đất nầy là một mặt bằng, bạn mới nói là là không’. Đô Đốc Harry Harris cũng tin rằng Trung Cộng đă đặt các giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Woody (Phú Lâm). Sau hỏa tiễn, Trung Cộng phối trí các phi cơ chiến đấu cũng trên đảo Phú Lâm. Khác với những lần trước, lần này có vẻ các chiến đấu cơ này sẽ là phần của căn cứ không quân thường trực.


    Sự hiện diện quân sự của Trung Cộng hiện nay trên Biển Đông chưa phải là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh và quyền tự do hàng hải của Mỹ. Với sự chênh lệch c̣n quá xa về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Mỹ, nếu một xung đột quân sự xảy ra, những giàn hỏa tiễn và vài chiến đấu cơ đó sẽ nằm trong đáy biển trong ṿng vài phút.


    Tuy nhiên, với các quốc gia nhỏ trong vùng sự hiện diện của chúng là những đe dọa trực tiếp. Sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế thương mại vô cùng sâu sắc và phức tạp giữa các cường quốc trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khả năng rất thấp để Mỹ có thể can thiệp vào các xung đột giữa hai nước.


    Biết điều đó nên lập trường giải quyết xung đột của Trung Cộng từ trước đến nay vẫn là giải quyết song phương thay v́ đa phương để nếu có leo thang cũng chỉ leo thang giữa hai nước. Không có liên minh quân sự, Việt Nam hay Philippines đều không phải là đối thủ của Trung Cộng.

    - Thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông


    Theo Andrew Chubb trong một phân tích khá chi tiết trên The Diplomat, The South China Sea: Defining the 'Status Quo', trước 2013, khái niệm ‘status quo’ rất ít được sử dụng. Phía Trung Cộng chẳng những không dùng mà c̣n kết án.


    Lư do? Trong t́nh trạng hiện nay của quần đảo Trường Sa, số lượng đơn vị đảo do Trung Cộng chiếm (5 đơn vị) vẫn c̣n ít hơn số đảo Việt Nam đang giữ (21 đơn vị). Đơn vị được xác định theo tiêu chuẩn đảo, vùng đá nổi hay vùng đá ch́m. Nếu một ‘status quo’ chỉ dựa trong t́nh trạng hiện nay, chắc chắn không phải là một hiện trạng mà Trung Cộng muốn.


    Trung Cộng có ư định phá vỡ ‘status quo’ đang có để thiết lập một ‘status quo’ mới phù hợp với quan điểm bành trướng đă phác họa trong’đường lưỡi ḅ 9 đoạn’ và sau đó vào tháng 6 năm 2014 lại tự ư bổ sung thêm một đoạn nữa. Trung Cộng tuyên bố khoảng 90% Biển Đông thuộc về Trung Cộng và đó cũng là ‘status quo’ mới mà Tập Cận B́nh đang nhắm tới.


    Để thiết lập được ‘status quo’ mới đó, Tập Cận B́nh đưa ra chủ trương gồm hai mặt. Mặt đối ngoại, Tập Cận B́nh kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện ḥa b́nh; mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đă chiếm được.


    Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận ḥa b́nh mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn. Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hổ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp khó có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng.


    Tập Cận B́nh thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà c̣n qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công tŕnh dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lănh đạo Trung Cộng lư luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lănh thổ’ Trung Quốc như họ đă làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lănh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác.


    Kết luận


    Đáp lai những phê b́nh của Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nói rằng việc Trung Quốc phối trí quân sự trên Biển Đông cũng không khác ǵ Mỹ phối trí quân sự trong khu vực Hawaii. Câu nói ngang ngược và ngu xuẩn v́ không có nước nào tranh chấp chủ quyền với một tiểu bang của Mỹ, nhưng phản ảnh chủ trương của Tập Cận B́nh không chỉ lấn chiếm mà c̣n dân sự hóa, quân sự hóa lâu dài, nói rơ hơn để thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông và đặt không chỉ riêng Mỹ mà cả thế giới trước một t́nh trạng đă rồi.


    Rất tiếc, như lịch sử thế giới đă chứng minh, các thay đổi ‘status quo’ về lănh thổ đều dẫn đến chiến tranh. Con đường thoát duy nhất mà một nước nhỏ, trong trường hợp này là Việt Nam, phải chọn là thực hiện cho bằng được các điểm mà Trung Cộng né tránh và khai thác tối đa các điểm yếu của Trung Cộng, trong đó có (1) dân chủ và hiện đại hóa đất nước, (2) tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc, (3) nhanh chóng chiến lược hóa vị trí Việt Nam, (4) liên kết với các nước bất đồng quyền lợi với Trung Cộng, và (5) chuẩn bị chiến tranh bảo vệ tổ quốc.


    27.02.2016

    http://danlambaovn.blogspot.ca/2016/...hiem-bien.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Nếu VN mạnh như Nhật, Hàn th́ Tàu làm sao dám chiếm biển Đông!!! Tàu thiếu đất, biển mà các nước ở phía Nam th́ hèn, yếu, kém phát triển thành Tàu muốn bành trướng về phía đó là đúng rồi. Sẽ không có thế chiến xảy ra nếu Tàu khôn khéo biết chia sẻ quyền lợi với Mỹ, Nhật, Hàn. Nếu không được th́ Tàu sẽ chờ 10, 20 năm nữa chứ không dại dột gây chiến tranh lớn.

    "Ai có sức mạnh th́ có lẽ phải" luôn luôn đúng. Ngu dốt hèn yếu th́ suốt đời làm nô lệ.

  3. #3
    Trần Đại Việt
    Khách

    VN không thành nô lệ chệt mới là chuyện lạ

    VN bây giờ như cá nằm trên thớt: Ngoài biển th́ bị chệt bao vây, không cho đánh bắt cá. Trong bờ th́ bị chệt cúp nước, không cho sản xuất lương thực. Điện th́ bị nó lừa, kư hợp đồng mua với giá cắt cổ, chưa kể nó muốn cúp lúc nào là nó cúp... Kiểu này là chỉ ba tới sáu tháng nữa là VN sẽ bắt đầu xuất hiện người chết v́ đói. Nghĩ thấy đau ḷng quá!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 03-12-2014, 12:44 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 10:28 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 13-11-2014, 09:16 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 09-11-2014, 10:36 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 25-01-2012, 10:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •