Results 1 to 4 of 4

Thread: T́m Hiểu Ư Nghĩa Lễ Giáng Sinh

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    T́m Hiểu Ư Nghĩa Lễ Giáng Sinh



    Giáng sinh đang đến gần, tiết trời cũng bớt se lạnh khi trận mưa đông cuối mùa sắp dứt.
    Nh́n người người nô nức chuẩn bị, khiến ḷng hằng mơ ước, mùa yêu thương vĩnh cửu sẽ luôn tới với mọi người, để xin Chúa Hài Đồng ban b́nh an thật sự cho nhân loại
    . Hàng khối quà tặng giữa những tấm thiệp chúc tụng bay như bươm bướm và các tiệc yến linh đ́nh , biến tuần lễ cuối tháng 12 Dương lịch , thành mùa lễ nhộn nhịp và quan trọng nhất trong năm.
    Có một sự lạ lùng mà ít người để ư tới. Đó là khi những cơn gió mùa đông bắt đầu thổi về lành lạnh, chỉ đủ làm ửng hồng những đôi má đẹp hay làm rạng rỡ thêm mấy chiếc áo len hương ấm.
    Cũng là lúc có một loài hoa , đang âm thầm chuyển mấy cánh lá noăn , từ xanh ra màu đỏ.
    Mọi người bảo đó là Hoa Giáng Sinh và ngoài kia Hoa cũng đang rực rỡ , báo hiệu một mùa giáng sinh sắp tới.
    1-Đi t́m tung tích của các danh từ, liên hệ tới Giáng Sinh :
    Xưa nay nhiều người hay lẩn lộn về nguồn gốc của các danh từ ngoại quốc liên hệ tới ngày lễ Giáng sinh như Noel hay Christmas.
    Trước hết “ Noel” là Pháp ngữ, thoát thai từ tiếng La Tinh “ Natalis “.,chứ không phải là tiếng Do Thái cổ.
    Sự lầm lẫn trên, phần lớn là do bản gốc của Kinh Thánh, trong phần Cựu Ước, hoàn toàn được viết bằng chữ Do Thái Cổ. Về sau mới được dịch ra tiếng Hy Lạp và La Tinh.
    Theo từ nguyên, chữ “ Natalis dies “ của latin, có nghĩa là Ngày sinh nhật hay Sự ra đời.
    Về sau, để tiện gọn, các nhà Ngôn ngữ học, đả bỏ bớt chữ “ Dies “, mà nói tắt là “ Natalis “, để chỉ ngày sinh.
    H́nh thức nói tắt này, chính là nguồn gốc (Étymon) của danh từ “ Noel” mà ta dùng tới ngày nay.
    Đây là Luật biến đổi ngữ âm, của văn phạm La Tinh, dùng hoán chuyển các tiếng gốc sang Pháp ngữ ngày xưa, chẳng hạn như Natalis ố Nael ố Noel..
    Từ tiếng gốc có nghĩa chung là “ Sinh Nhật “, dần dần người ta viết hoa chữ Noel, đồng thời bỏ thêm hai chấm trên đầu chữ E, một h́nh thức phủ nhận chữ e này không thể kết hợp với chữ O đứng trước, để trở thành một Nhi Trùng Âm (Diphtongne), như các chữ thông thường khác. Dụng ư của người xưa là vậy.
    Từ đó chữ Noel, trên đầu có hai chấm, viết hoa, chỉ dùng để chỉ ngày sinh của Chúa Jesus mà thôi.
    Riêng chữ Christmas cũng là một tiếng Anh cổ, được kết hợp bởi hai thành tố : Christ chỉ Chúa Jesus, c̣n “ Mas “ , qua biến thể của chữ Mass cổ, có nghĩa là Lễ của Nhà Thờ hay Lễ Hội
    . H́nh thức của Mas (mass), một thứ tiếng Anh cổ, cũng có gốc từ chữ Latin là Missa với nghĩa “ Lễ nhà thờ
    “.Trong tiếng Pháp , cũng có chữ “ Messe”, được Việt hoá thành “ Misa”, cũng có nghĩa là Lễ Nhà Thờ.
    Cuối cùng là vấn đề biến dạng từ chữ “ Christmas “ sang “ Xmas “.Như ta biết, danh từ Christ tuy là tiếng Anh nhưng có từ nguyên là tiếng La Tinh “ Christus “ mà ra
    Nhưng chữ La Tinh này lại được mượn từ tiếng Hy Lạp “ Khrislos “ , có nghĩa là Người được xức dầu thành, chỉ Chúa Jesus. Do các quy luật phức tạp chuyển ngữ các chữ cái, giữa hai ngôn ngữ trên, nên mới có biến thể từ Christmas sang Xmas, nhưng khi đọc, vẫn là Christmas, chứ không bao giờ là Xmas.
    Nói chung dù các chữ Noel, Christmas, Xmas xuất phát từ đâu chăng nửa, th́ tựu trung đều có nghĩa, chỉ ngày giáng sinh của Chúa Jésus,mà theo truyền thuyết nhằm ngày 25-12 năm 1 tại Bethleem, cách thành phố Jerusalem của Do Thái, độ 9 km.
    Riêng chữ Advento của La Tinh, mà các tín đồ Thiên Chúa giáo quen gọi là mùa Vọng, một nghi thức truyền thống, cũng được cử hành riêng biệt tuỳ theo tập quán của các nhà thờ.
    Theo đó qua thánh lễ lâu đời, trước một tháng lễ sinh nhật, có tục đặt bốn cây nến, tượng trưng cho sự trong lành của Thiên Chúa, soi sáng nhân loại.
    Cũng trong mùa Vọng, giáo đồ không hát kinh GLORIA, cũng như khi cử hành thánh lễ, các linh mục và bốn cây nến mùa vọng, đều mang màu tím , là một biểu tượng của sự sám hối , đối với người theo đạo Ky Tô.
    2-Những Tập Tục Trong Đêm Giáng Sinh :
    Trải qua 200 năm đầu của Tây Lịch, theo sử liệu cho biết các nhà thờ lúc đó đang kiểm soát gắt gao đạo Thiên Chúa, đă không tổ chức Lễ Giáng Sinh.
    Lư do là lúc đó, không có ai biết được một cách chính xác, ngày sinh của Chúa Jésus, ngay cả trong bốn “ Sách Tin Mừng “, cũng không hề nhắc tới.
    Do trên các Giáo hôi lúc đó, chỉ để ư tới Cuộc Tử Nạn và Mùa Phục Sinh của Chúa mà thôi.
    Từ sau năm 201, mới bắt đầu có tổ chức mừng sinh nhật Chúa Hài Đồng. Tuy vậy giữa hai Gíao Hội Ky Tô tại La Mă và Đông Phương, cũng không thống nhất.
    Nói chung, các nước lúc đó thường tổ chức Lễ Giáng Sinh vào các ngày 6-1, 25-3 và 25-12.. tùy theo tập quán lễ hội của quốc gia ḿnh. Phải đợi tới giữa thế kỷ thứ 4, năm 335 sau Tây Lịch, cả hai Giáo Hội Thiên Chúa La Mă và Đông Phương, mới nhất thống, cử hành Lễ Giáng sinh vào đêm 25-12 hằng năm, cho tới bây giờ.
    LỄ GIÁNG SINH :
    Mùa Giáng Sinh được người Đức gọi là “ Weihnachten”, tức là những đêm Thánh vô cùng. Riêng những danh từ “ Natale “ của Y’, “ Noel “ của Pháp, “ Natividad “ Tây Ban Nha hay “ Christmas của Anh, Mỹ, Canda.. đều có nghĩa là Sinh Nhật Chúa.
    Đây là một lễ hội, được gắn liền với nhiều tục lệ cổ truyền, đă có từ ngàn năm trước nhưng tới nay vẫn được chấp nhận
    . Nhờ đó đă giúp cho lễ Giáng Sinh đầy ư nghĩa và thêm vui nhộn.
    Lễ này bắt đầu từ các lễ hội dân gian truyền thống hằng năm của các dân tộc Âu Châu.
    Năm 335, Hoàng Đế La Mă là Constantin khởi xướng, lấy ngày 25-12 làm sinh nhật Chúa Jésus và đă trở thành ngày sinh nhật hằng năm của Đấng Cứu Thế.
    Thật ra lư do chọn ngày 25-12 rất hợp lư, nhất là đối với các dân tộc sống bên hai bờ Địa Trung Hải như Ai Cập, Syrie, Hy Lap, La Mă.. v́ đây cũng là ngày kỷ niệm Vị Thánh Bổn Mạng của Họ, tức là Vị Thần Mặt Trời Chiến Thắng Sol Invictus.
    C̣n đối với các xứ Bắc Âu, sau khi đă trải qua một mùa đông giá băng lạnh cóng, suốt những ngày thu phân cho tới 25-12. Đây là thời điểm sắp giao mùa, giữa đông sang xuân, ngày dài đêm ngắn, mà ai cũng thích, nên họ mở hội ăn mừng.
    Ngay người Ba Tư tận Nam Á, cũng có phong tục mừng sinh nhật của Thần Ánh Sáng Mithras vào đúng vào ngày 25-12 hằng năm. Nhưng lư so chính, khiến cho Hoàng Đế La Mă Constantin, cũng như nhân loại, đă hân hoan chọn ngày trên làm ngày sinh nhật Chúa, nguyên do v́ năm đó, có ngôi sao Bethlehem đầu tiên, đă xuất hiện rực rỡ giữa bầu trời đông băng giá.
    - TỤC KÉO CỦI VÀ ĂN ĐẦU HEO :
    Trong đêm Giáng Sinh, người Bắc Âu sẽ cùng nhau kéo một khúc gỗ sồi , được mang từ rừng về, gây nên cảnh tượng rất vui nhộn khi mọi người gặp nhau đều ngả nón hay cười vui chào hỏi.
    Tại nhà, khúc củi được đốt lên bằng mồi lửa được giữ từ tro than năm ngoái. Khúc lửa này sẽ được chủ nhân giữ trọn năm, v́ mọi người đều tin rằng lửa sẽ giữ được cho ngôi nhà của họ quanh năm được ấm cúng hạnh phúc, tránh được tật bệnh thiên tai từ bên ngoài đem tới.
    Cũng ở Bắc Âu ngày xưa, người ta tin rằng Vị Thần Điều Khiển Ngũ Cốc cư ngụ ở trong đầu heo, nên cứ đến ngày lễ Giáng Sinh, lại có tục giết heo làm thịt ăn, với hy vọng mùa màng thêm trúng.
    Ngày nay vùng này, trong đêm lễ, chiếc đầu heo thật được thay bằng những ổ bánh h́nh con heo.
    HOA GIÁNG SINH :
    Tại VN, người ta gọi nó là hoa Trạng Nguyên, theo truyền thuyết từ một câu chuyện cổ tích diễm t́nh. Ngày xưa có một sĩ tử trên đường vào kinh đô ứng thí, đă nh́n thấy một giống cây lá xanh, mọc tha thướt bên vệ đường.
    Khoa đó ông đỗ trạng nguyên và trên đường về vinh quy bái tổ, bất chợt gặp lại cây lá xanh bên đường hôm nào. Nhưng hôm đó nó đă biến đổi một cách kỳ diệu, v́ những cánh lá xanh nơn nường trên ngọn, nay trở thành màu đỏ thắm, như đang đồng điệu với thế nhân, chúc người thi đổ.
    Cảm khái, ông đă không ngần ngại ban cho giống hoa t́nh nghĩa trên một mỹ danh “ Hoa Trạng Nguyên “ và được lưu giữ tới ngày nay.Đây chính là giống cây, mà hằng năm trên thế giới, người ta dùng trang trí trong ngày sinh nhật và họ gọi là Hoa Giáng sinh (Christmas Flower).
    Đây là một loại hoa rất đặc biệt, v́ hoa cũng là lá và lá cũng là hoa với một cụm lá màu đỏ ở trên đỉnh, được bao quanh bởi đám lá xanh. Ở Đông phương, giống hoa này cũng rất được yêu thích và được gọi bằng những cái tên khả ái như “ Nhất Phẩm Hồng “ (Trung Hoa) hay “ Tinh Tinh Mộc “ (Nhật Bản ).
    Nhưng dù mọc ở đâu hay được gọi bằng một cái tên nào chăng nửa, nó vẫn là biểu tượng của sự cao quư, dịu dàng và mộc mạc, rất phù hợp với tâm lư của người đàn bà VN.
    Có lẽ vậy, nên ở miền quê, hoa này thường được trồng trước ngơ hay trên rào giậu như dâm bụt, với ngụ ư chào mừng khách quư. Là giống cây thân mềm,lá xanh ẻo lă rất giống các thiên kim tiểu thư và chỉ chuyển đổi màu lá từ xanh sang đỏ, trong thời gian nhất định, giữa tuần lễ từ Giáng Sinh tới Tết Nguyên Đán mà thôi. Ngoài ra, thời tiết càng lạnh lẻo, th́ hoa càng có màu sắc rực rỡ.
    Theo truyền thuyết của phương tây, th́ hoa này có liên hệ với Chúa Jésus,bởi chúng được tạo thành từ những giọt máu cuối cùng của Ngài, khi bị đóng đinh trên cây thập giá.
    Chính màu máu tươi đă nhuộm màu lá xanh thành đỏ thắm và chính giữa có những nhụy vàng.
    Cũng do tính chất thần thánh trên, mà hầu hết các thiệp chúc và bánh giáng sinh, gần như đều có in h́nh cánh hoa truyền thống

    NHỮNG BỨC TRANH VÔ GIÁ VẼ MẸ MARIA VÀ CHÚA JÉSUS :
    Ngoài người Ai Cập, La Mă và Trung Hoa, dân tộc Hy Lạp cũng mang tính nghệ sĩ độc đáo qua mọi thời đại và đă đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật ngay từ thế kỷ thứ 5 trước TL.
    Nhưnng từ khi Ky Tô giáo từ vùng cận đông du nhập vào Âu Châu, đă làm có nhiều thay đổi quan trọng trong nghệ thuật, suót thời trung cổ, kéo dài từ thế kỷ thứ V ố XV sau TL.
    Đây cũng là giai đoạn các nhà nghệ sĩ đă chuyển từ chủ nghĩa Duy Nhiên sang vẽ Bích và Minh Họa các vị Thánh, đạt tới mức hoàn mỹ.
    Tuy nhiên v́ các đề tài đều do đơn đặt hàng của Ṭa Thánh hay nhà thờ, cho nên hầu hết đều mang tính ước lệ , kiểu mẫu từ h́nh thức cho tới nội dung.
    Sau thời trung cổ, nhờ các họa sư người Ư như Giotto, Leonard de Vinci, Raphael Santi.. đă có công lớn trong việc làm sống đọng nghệ thuật Ky Tô giáo, từ thời phục hưng cho tới ngày nay, qua các họa phẩm về Mẹ Maria, Chúa Jésus,bằng cách mượn ngay h́nh ảnh của người b́nh thường, để làm mẫu vẽ.
    Với Leonard de Vinci, ông đă thành công tuyệt mỹ , qua bức tranh “ Đức Mẹ Thành Benoir “ , khi mượn h́nh ảnh hiền dịu khả ái của một thiếu phụ trẻ, đang mỉm cười nh́n cánh hoa đang hé nở trong tay đứa bé.
    Toàn bộ bức tranh thật linh hoạt sống đọng, qua h́nh ảnh người thiếu phụ tượng trưng cho mẹ Maria.
    Nhưng ư nghĩa nhất vẫn là đôi mắt của Chúa Hài Đồng, lúc chăm chú nh́n vào cánh hoa, đồng thời đưa một ngón tay khẻ chạm vào nó, như sợ vuôt mắt niềm tin quư báu. Bức tranh này về sau được gọi
    “ Tranh Đức Mẹ Với Cành Hoa “, khác biệt với những tranh mẫu trước thời phục hưng.
    Ngoài ra Vinci c̣n sáng tạo nhiều tuyệt tác phẩm khác như “ Đức Mẹ Lita, Đức Mẹ và Thánh Ana “ , tới nay cũng vẫn c̣n là đỉnh cao của nghệ thuật.
    Đồng thời với Leonard De Vinci, c̣n có họa sư Raphael Santi, cũng là người Ư và cũng sáng tạo chung một đề tài về Đức Mẹ và Chúa Jésus.
    Tuy nhiên phong thái của hai người hoàn toàn khác biệt, do tính chất nghệ sĩ cá nhân của mỗi người.
    Trong lúc Vinci sống nơi phố phường đô hội, trái lại Raphael th́ sinh và trưởng thành tại Urbino, một miền quê thơ mộng và xinh đẹp của miền Bắc Ư.
    V́ vậy sau này dù ở tại các thành phố lớn như Florence hay Rome, ông vẫn lấy khung cảnh đồng quê để hoàn thành các tuyệt tác phẩm như Đức Mẹ Cadatempi, Đức Mẹ với Hài Nhi, , Cậu Bé Jean Baptist và Người Mẹ Elizabeth.
    . Bức họa nào cũng tuyệt đẹp và thơ mộng, qua cảnh vườn cây băi cỏ xanh mượt, chen lẫn giữa muôn hoa. Nhưng nổi bật hơn hết, vẫn là h́nh ảnh của tháp chuông nhà thờ cao ṿi vọi, đứng im ĺm soi bóng trên mặt hồ phẳng lặng.
    Năm 37 tuổi sắp qua đời, ông lại hoàn thành một tác phẩm vĩ đại lưu danh thiên cổ, đó là “ Đức Mẹ Ở Sixtine “
    . Đây là một nghệ thuật độc đáo, đă dung ḥa được tinh thần nhân văn, thời phục hưng và truyền thống cổ.
    3-Đêm Thánh Vô Cùng Khắp Thế Giới :
    Theo sử liệu, cách đây hơn 2000 năm, vào một đêm đông lạnh lẻo, Chúa Jésus đă được sinh trong một máng cỏ, nơi cánh đồng cô quạnh. Nguyên do là bà Maria tuy sắp tới ngày sinh đẻ nhưng v́ có lệnh kiểm tra dân số của chính quyền La Mă, nên phải rời thành phố đang ở là Nazareth, về quê hương tận Bethlehem, v́ vậy đă sinh Chúa giữa đồng


  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tuy nhiên tới năm 350 sau TL, nhân loại mới thống nhất được 25-12 là ngày lễ giáng sinh chung, tuy rằng mỗi nước mỗi địa phương đều có những tục lệ khác biệt, theo tập quán phong tục riêng của họ.
    Từ thời trung cổ về sau, nhất là tại Âu Châu, lễ giáng sinh được tổ chức rất long trọng và vĩ dại. Trong mùa lễ, khắp nơi đều có lập những sân khấu lộ thiên , để các đoàn văn nghệ của giáo hội, tŕnh diễn các tiết mục của thánh kinh
    Nhờ vậy,nghệ thuật diễn tuồng , kịch của Âu Châu được phát huy và quảng bá rộng rải. Tinh thần Noel trên kéo dài tới cuối thế kỷ XVIII mới bị băi bỏ.
    Dù vậy tới nay vẫn c̣n nhiều phong tục xa xưa được chấp nhận như niềm tin rằng, trong đêm giáng sinh, ma quỷ và các phù thuỷ không thể nào hăm hại được ai, ví đó là đêm b́nh an, hoan lạc của thế nhân.
    Ngoài ra nếu đêm giáng sinh trúng vào mùa trăng non, th́ năm tới dân chúng làm ăn phát đạt trúng mùa.
    Ngày giáng sinh gặp nắng ráo th́ cả năm tới mưa thuận gío ḥa. Trong đêm giáng sinh, nam nữ rủ nhau đi hái lộc non của các cây nguyệt quế, trường xuân, đào kim chướng, chùm gởi.. qua niềm tin lộc sẽ mang tới hạnh phúc cho họ.
    Trong lúc đó th́ mọi nhà, kể cả kẻ ngoại đạo, đều có tiệc tùng rất vui vẽ. Từ sau đệ nhị thế chiến, bánh Buche de Noel, đă trở thành một thực đơn quen thuộc, không thể thiếu trong bữa tiệc của đêm giáng sinh.
    Riêng lư do bánh có h́nh khúc củi , cũng từ tập tục có từ thời trung cổ truyền lại, để con cháu nhớ lại thuở xưa khắp Âu Châu, mọi người đều phải dùng củi để đốt ḷ sưởi, trong dịp sinh nhật Chúa.
    Đây cũng là thời kỳ lạnh nhất trong năm, nên mọi ngựi vừa đốt củi để sưởi, vừa ngồi quanh lửa hồng để cầu xin ơn trên ban phước lành.
    Ngoài ra c̣n phải kể tới món Gà lôi hay Gà tây, được mang từ Tân Thế Giới về Tây Ban Nha, từ thế kỷ thứ XVI, và theo thời gian đă trở thành món ăn quen thuôc hằng ngày nhưng cũng là đặc sản trong đêm sinh nhật Chúa.
    Tuy cũng thuộc Âu Châu nhưng nước Nga với lănh thổ rộng nhất hoàn cầu, chạy dài từ Âu sang Á, nên khí hậu có tính cách đại lục. Mùa đông ở đây cũng khác biệt với những lớp tuyết trắng phủ đầy , từ mặt đất lên cả mái nhà, c̣n mắt trời th́ giống như ngái ngủ , làm cho cả cảnh vật khắp nơi buồn hiu quạnh quẻ.
    Trước đây người Nga theo Chính thống giáo và lịch riêng của ḿnh, nên hằng năm đón giàng sinh vào ngày 6-7/1
    . Hiện Liên Bang Nga đă xài lịch Gregorian, nên đón giáng sinh cũng như các nước khác..
    Theo truyền thống, người Nga có tục kiêng cữ ăn uống trước đêm giáng sinh, trong đó có rượu Vodka và đường bị cấm tuyệt. Thời gian này, mọi người chỉ ăn bánh Sochniki làm bằng đậu, được chiên bằng dầu thảo mộc và uống nước lạnh
    . Rồi vào lúc 7 giờ tối đêm giáng sinh, khi mà khắp nước Nga, mọi người nh́n thấy một ngôi sao nhỏ, xuất hiện trên bầu trời xám đục , lập tức mọi người cầu nguyện .
    Sau đó quay quần bên bữa tiệc giáng sinh, sau kỳ ăn kiêng, mà người Nga coi như một biểu tượng của 40 năm, Moses đă dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc mịt mù.
    Thời kỳ này, người Nga nào cũng đều làm việc từ thiện. Tại Canada thời tiết cũng lạnh lẽo như bên Nga nhưng tuyết có rơi cũng chỉ là lất phất vừa đủ rắc một vài lớp đá mỏng lên trên vạn vật, rồi dần tan ngay khi có ánh nắng mặt trời.
    Bởi vậy khách du phương khi tới đây gặp mùa giáng sinh, bổng thấy ḿnh vô t́nh lạc vào cơi thần tiên, giữa rừng cây hằng xanh, của các pho truyện cổ tích, mà các nghệ sĩ Âu Mỹ thường ca tụng là Pine, holly,mitlatoe.
    Tại đây đâu đâu cũng tràn ngập hàng hóa dành cho ngày giáng sinh, tất cả đều rạng rỡ dưới màu sắc của mọi màu. Đêm giáng sinh tại đây thật an b́nh, mọi người sau khi dự lễ nhà thờ về, đều quay quần bên bàn tiệc với gia đ́nh, bè bạn, trong ánh lửa bập bùng của ḷ sưởi và các đèn màu mờ ảo từ các cánh thông nơi góc nhà.
    Ai cũng vui vẻ hạnh phúc,nâng ly chúc tụng lẫn nhau, mặc cho ngoài trời giá lạnh căm căm và tuyết rơi như mưa bụi, nhưng vẫn có những kẻ không nhà hay lỡ bước lang thang.
    Thánh địa của Thiên Chúa giáo là vương quốc Vatican , tuy lănh thổ nằm trong kinh đô Rome của Ư Đại Lợi nhưng từ năm 1929, đă đă được Musolini kư lênh công nhận là một quốc gia độc lập, bất khả xâm phạm.
    Tại đây, từ đầu thế kỷ thứ IV sau TL, ṭa thánh La Mă đă xây Đại giáo dường ST.Peter giữa kinh thành Rome và quảng trường Thánh Phêrô, có sức chứa hằng trăm ngàn người.
    Tất cả đều uy nghi tráng lệ và vĩ đại, không nơi nào có thể sánh kịp, từ trước tới nay.
    Trong đêm giáng sinh, người Ư cũng như các tín đồ hành hương ngoại quốc, đều tụ tập về đây
    . Lễ hội kéo dài suốt đêm , mọi người vừa hành lễ, vừa vui mừng chúc tụng, ăn uống, nhảy múa ca hát.
    Đồng thời với nhiều chương tŕnh ca nhạc được diễn ra khắp nơi tại Via, đồi Aventine, nhà nguyện Sixtine, quảng trường Campitelli.. với các ban nhạc trứ danh bất hủ của Villa Lobos, Beethoven, Brahms, Ravel, Janacer và Stravinsky.
    Ở Anh hầu hết các chuyến tàu điện , tàu điện ngầm, các loại xe chuyên chở công cộng ,đều luôn đầy nghẹt người suốt ngày đêm 24/12, v́ ai cũng hối hả về đoàn tụ với gia đ́nh trong đêm giáng sinh, một lễ hội quan trọng nhất trong năm, hơn cả ngày tết dương lịch
    . Theo tập quán lâu đời tại Anh, th́ ngày chủ nhật trước lễ giáng sinh, mọi người tụ tập tại các nhà thờ để hát thánh ca. Trong lúc đó có nhiều người đi hát dạo trên đường phố cũng như ở nhà quê, để quyên tuyền giúp cho các cơ quan từ thiện.
    Tại Hoa Kỳ, những người di dân Anh đầu tiên đă mang lễ hội giáng sinh vào đây và được tổ chức lần đầu vào năm 1686 tại Boston nhưng tới năm 1856 mới được quốc hội công nhận là quốc lễ.
    Tuy nhiên tất cả các kỷ lục liên quan tới lễ giáng sinh đều phát hiện tại Mỹ, cũng như là nước đứng đầu sử dụng cành thông trong mùa lễ.
    NewYork chẳng những là trung tâm kinh tế số 1 của Mỹ, mà c̣n là kho hàng bách hóa khổng lồ, đường phố cửa tiệm buôn bán suót ngày đêm, với sản phẩm mới, hàng thời trang và đồ chơi trẻ con tràn ngập thị trường.
    Trong lúc đó các chương tŕnh ḥa tấu, văn nghệ dành cho mùa Noel được tŕnh diễn liên tục , khắp các trung tâm buôn bán Rockefeller, Radio Music Hall, Carnegie Hall.
    . Ở đây đêm giáng sinh cũng như giao thừa, mọi người tụ tập tại các nơi công cộng như đại lộ Madison, đường số 5 , các đại vũ trường trong khách sạn Plaza, Rockerfeller, Waldorf, Astoria, Time Square.. dễ ăn uống, nhậu nhẹt, khiêu vũ ca hát suốt đêm.
    Trong nhà, ngoài phố nơi nào cũng trang hoàng cây giáng sinh với những gói quà tặng. Ở Á Châu, Nhật là quốc gia tuy 90 % theo Phật giáo nhưng lại hưởng ứng nồng nhiệt lễ giáng sinh
    . Với các gia đ́nh theo đạo Thiên Chúa, bữa tiệc nửa đêm được tổ chúc rất long trọng, ngại món gà tây nhồi thịt, c̣n có ṣ và ngổng, uống với rượu Ské hâm nóng.
    Gợi lại những h́nh ảnh củ mới của mùa giáng sinh, đang nở rộ khắp vạn nẻo đường thế giới, bổng xót xa nghĩ nhớ những mùa giáng sinh năm xưa ở quê nhà
    Xứ người mấy chục năm qua, đêm giáng sinh nào cũng nghe lại được những bài hát Đêm Đông, Đêm Thánh Vô Cùng, Mừng Chúa Giáng Sinh.. khiến cho hồn thêm bâng khuâng cô quạnh, rồi tự hỏi :
    Đêm nay giáng sinh lại về, ta kẻ ngoại đạo một ḿnh lang thang trên phố vắng người.
    Trên lầu cao, nhà ai tràn ngập ánh đèn màu và chập chùng tiếng nhạc giáng sinh thánh thoát, quyện theo gió xa đưa mùi hương huệ trắng thơm ngát ngào ngạt.
    Ôi đêm thánh vô cùng khắp trần gian, ta đón mừng với giọt nước mắt ly hương, lầm lũi trong đêm lạnh. :

    “ Ta đă khóc dù hồn đâu có muốn
    nh́n ḍng đời hờ hững nhớ quê hương ..”

    HỒ ĐINH

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Giai Thoại Truyện :" Cô bé bán diêm. "-Hans Andersen

    Truyện "Cô Bé Bán Diêm" của văn hào người Đan Mạch - Andersen được rất nhiều người biết đến.
    Song ít người biết rằng cô bé ấy thật sự đă có mặt trên đời này và đă từng đi qua cuộc đời Andersen
    Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhagne - Danmark
    - Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm !
    Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai Andersen. Đằng kia, trước mặt chàng hơn mươi bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo.
    Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con.
    Hẳn nó đă phát ra những lời vừa rồi.
    - Tối lắm rồi sao cháu c̣n chưa về nhà ngủ ?
    Andersen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu.
    Vai áo rách để lộ đôi vai gày c̣m. Nh́n gương mặt hốc hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.
    - Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm !
    - Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài- Cả ngày cháu chẳng bán được ǵ, cũng chẳng ai bố thí cho cháu đồng nào.
    Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân h́nh tiều tụy ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.
    - Thế sao ? Andersen động ḷng.
    Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé.
    - Gia đ́nh cháu đâu cả rồi ?
    Không ai lo cho cháu sao ?
    Cô bé buồn bă lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi c̣n sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh.
    Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đ́nh em phải ĺa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
    - Không có tiền cháu đâu dám về nhà v́ bố sẽ đánh chết thôi !
    Cô bé nh́n Andersen, đôi mắt cầu khẩn.
    Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn ǵ.
    Hai cha con chen với nhau trên một gác xếp tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đă bít kín những lỗ thủng trên vách.
    Lúc này, đôi chân cô bé đă lạnh cóng, em mang đôi giầy vải ṃn cũ do mẹ em để lại.
    - Cháu đừng lo !
    Andersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em
    - C̣n bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất.Ôi, lạy Chúa !
    Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng - Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no.
    Nhưng... cô bé bỗng đăm chiêu..
    . Nếu chú cho cháu hết th́ tiền đâu chú sống, hở chú ?
    - Sao cháu khéo lo thế ?
    Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu - Chú sẽ c̣n cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.
    Ồ, thích quá ! C̣n cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên ǵ nhỉ ?
    - Chú là Andersen
    - Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé - Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa ?
    - Tên chú nghe quen lắm - Cô bé nh́n đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng
    - Chú có phải là thợ mộc không ?
    - Không phải ! Andersen mỉm cười lắc đầu.
    - Thợ may ?
    - Cũng không.
    - Hay chú là bác sĩ ?
    - Ồ, không phải đâu. Thế này này...
    Chàng đưa ngón tay trỏ viết viêt vào không khí, vẻ hơi đùa cợt.
    A ! Cô bé reo lên
    - Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút !
    Andersen chỉ tủm tỉm cười. Chàng thấy yêu cô bé quá. Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của ḿnh và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua.
    Là con một trong gia đ́nh nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc ǵ ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên.
    Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứn run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương. ...
    Sau đó Andersen đi du lịch đâu đó... và chàng đă quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm.
    Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách ḿnh đă quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm.
    Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...
    Và Andersen sau những lần ḍ hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết :
    - Con bé chết rồi c̣n đâu. Ngày đầu năm mới người ta nh́n thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa hai ngôi nhà.
    Cái chết cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đă đốt hết nhẳn.
    Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai mà nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười.
    - À này, ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của Andersen, khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật ǵ giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm.
    Hẳn nó để dành tặng ai, v́ trên chiếc quản bút có ghi ḍng chữ : tặng chú Andersen.
    Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của ḿnh với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu.
    Hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đă nghe tim ḿnh thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch.
    Phải chăng Andersen đă viết câu chuyện ấy như một món quà để tặng hương hồn cô bé bán diêm ?
    theo sưutam ,net

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Chúc Mừng Giáng Sinh Với Nhiều Thứ Tiếng

    Afrikaan - Een Plesierige Kerfees
    Albanais - Gezur Krislinjden
    Allemand - Froehliche Weihnachten
    Anglais - Merry Christmas
    Arabe - Idah Saidan Wa Sanah Jadidah
    Armenian - Shenoraavor Nor Dari yev Pari Gaghand
    Basque - Zorionak eta Urte Berri On
    Bohemian - Vesele Vanoce
    Brésilien - Boas Festas e Feliz Ano Novo
    Breton - Nedeleg laouen na bloavezh mat
    Bulgare - Chestita Koleda
    Catalan - Bon Nadal i un Bon Any Nou
    Chili - Feliz Navidad
    Chinois (Cantonais) - Gun Tso Sun Tan'Gung Haw Sun
    Chinois (Mandarin) - Kung His Hsin Nien bing Chu Shen Tan
    Colombien - Feliz Navidad y Próspero Año Nuevo
    Corrén - Sung Tan Chuk Ha
    Corse - Pace e salute
    Croate - Sretan Bozic
    Danois - Glaedelig Jul
    Eskimo (inupik) - Jutdlime pivdluarit ukiortame pivdluaritlo
    Espagnol - Feliz Navidad
    Esperanto - Gajan Kristnaskon
    Esthonien - Roomsaid Joulu Puhi
    Finlandais - Iloista Joulua
    Grec Kala - Christouyenna

    Hollandais - Vrolijk Kerstfeest ou Zalige Kerst
    Hawaiien - Mele Kalikimaka
    Hébreu - Mo'adim Lesimkha. Chena tova
    Hindou - Shub Naya Baras
    Hongrois - Kellemes karacsonyi unnepeket
    Indonésien - Selamat Hari Natal
    Italien - Buone Feste Natalizie
    Irlandais - Nodlaig mhaith chugnat
    Japonais - Shinnen omedeto. Kurisumasu Omedeto
    Latin - Natale hilare et Annum Faustum
    Letton - Priecigus Ziemassvetkus
    Lithuanien - Linksmu Kaledu
    Maori - Meri Kirihimete
    Norvégien - Gledelig Jul
    Polonais - Wesolych Swiat
    Portuguais - Boas Festas
    Roumain - Sarbatori vesele
    Russe - Pozdrevlyayu s prazdnikom Rozhdestva is Novim Godom
    Serbien - Hristos se rodi
    Slovakien - Sretan Bozic
    Suèdois - God Jul
    Tchécoslovaque - Prejeme Vam Vesele Vanoce a stastny Novy Rok
    Turc - Noeliniz Ve Yeni Yiliniz Kutlu Olsun
    Ukrainien - Srozhdestvom Kristovym
    Vietnamien - Chung Mung Giang Sinh
    Welsh - Nadolig Llawen
    Yougoslave - Cestitamo Bozic

    yahoo.news.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nghĩ về niềm tin nhân ngày lễ giáng sinh
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 05-01-2012, 06:39 AM
  2. Mùa Lễ Giáng Sinh đi thăm Toà Thánh Vatican
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 07-12-2011, 10:02 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 31-12-2010, 06:27 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 26-12-2010, 04:18 AM
  5. Đêm Giáng Sinh- Nguyễn Mỹ Hạnh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 1
    Last Post: 14-12-2010, 05:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •