Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 34

Thread: Hồ sơ sông Cửu Long

  1. #21
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Dân quê rủ nhau đi bán thận, 250 đến 500 đôla, để đổi đời

    Ôi Đồng Bằng Cửu Long ngày xưa vườn ruộng trù phú chỉ cần 2 vụ lúa mỗi năm. Ngày nay , làm 3 vụ lúa vẫn nghèo , dân đi bán thận.

    http://vietq.vn/can-tho-nong-dan-keo...en-d31883.html

  2. #22
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sự bùng nổ sản xuất hải sản của Việt Nam : tăng trưởng kinh tế làm nghèo thêm ?

    Bải này là kết quả của một cuộc điều tra sâu rộng về t́nh trạng ngành sản xuất hải sản ở Việt Nam, đặc biệt vùng Cà Mâu.

    'Vietnam’s seafood boom: Economic growth with impoverishment'
    Melissa Marschke and Gordon Betcherm

    Abstract: By 2050 most seafood will be sourced through aquaculture, with a range of production intensities being required to sustain livelihoods and to meet future needs from seafood. This makes Vietnam a particularly insightful case, since Vietnam is at the fore- front of the trend toward greater aquaculture production. Our aim in this paper is to examine the social-ecological sustainability of small producer livelihoods contributing to Vietnam’s seafood boom. This paper uses original survey data to understand the range of fishery-based livelihoods that have contributed to Vietnam being a leading global exporter of seafood. We investigate the kinds of fishery-based livelihood activities that households are engaged in, consider the type and amount (kilograms) of species caught or farmed annually, and examine household perceptions’ of change in species quantity. We find that Vietnam’s seafood sector is facing real sustainability challenges: Nearly 30 % of small producers—fishers and fish farmers—within our sample rest at or below Vietnam’s rural poverty line. Ecological decline and disease in farmed fish is perceived to be a serious issue for all fishers. In this context, policy and management interventions need to better reflect social and ecological variability, adopt an integrated coastal systems perspective across fisheries and aquaculture, and consider the most impact-effective poverty interventions.

    Environ Dev Sustain (2016) 18:1129–1150 DOI 10.1007/s10668-015-9692-4

  3. #23
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Dừa xiêm dây siêu trái

    Đầu năm, tôi về vùng Bến Tre có được uống loại dừa xiêm dây. Hương vị khá đặc biệt, giá ngoài thị trường gấp 2 gấp 3 lần loại dừa thường vả rất khó kiếm. Nhân đọc bài đề cập đến đặc sản miền quê này, tôi giới thiệu các bác.

    Dừa siêu trái, lăi cao: quảng cáo quá lời

    Bà Nguyễn Thị Thủy, giám đốc Trung tâm dừa Đồng G̣ thuộc Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, cho biết loại “dừa xiêm dây siêu trái” hiện đang được quảng cáo tràn lan trên thị trường có nhiều tên gọi khác nhau.
    Tuy nhiên, phần lớn người dân xứ dừa Bến Tre và Trung tâm dừa Đồng G̣ gọi là “dừa ẻo xanh”. Loại dừa này xuất hiện cách đây khoảng 5 - 6 năm trên thị trường và trong các hội chợ triển lăm các sản phẩm dừa.
    Tuy nhiên theo bà Thủy, dừa ẻo xanh là loại dừa cho trái rất sai nhưng hiệu quả kinh tế không cao do trái nhỏ và có thể tích nước ít (chỉ khoảng 150 - 200ml trong khi loại dừa uống nước thường có thể tích nước từ 200 - 300ml, thậm chí 350ml nước) nên rất khó bán. Do đó người dân Bến Tre rất ít trồng loại dừa này.

    http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/thi-tr...oi/964695.html

  4. #24
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Nước dừa Bến Tre bước ra thế giới

    Nhờ đầu tư công nghệ, nước dừa đóng hộp của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre Betrimex đă chinh phục được người tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, EU...

    Với t́nh trạng nước mặn xâm nhập vào ruộng đất, người dân đổi qua trồng dừa. Có nhiều cái lợi như nhân công thấp, thu nhập cao nhưng cũng có mặt trái. Để có năng xuất cao, họ sử dụng nhiều phân bón. Và ở đâu ra phân bón ? Nhập cảng.

    http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/201608...ioi/1147027.ht

  5. #25
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Những trại nuôi tôm ở ĐBSCL không đáp ứng đủ ngành chế biến thủy sản

    ( vậy chứ tôi đă đọc đâu đó mấy chủ nhân các hăng chế biến thủy sản là bọn đang phất lên. Chứng tỏ t́nh trạng không đen tối cho mọi người)

    Tôm là một trong mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng để có thể đáp ứng đơn hàng, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu ngày càng nhiều nguyên liệu do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm giảm, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu, giá tôm tăng nên nhiều nhà máy chỉ hoạt động 50-60% công suất. Dự báo 6 tháng cuối năm, không chỉ tôm nguyên liệu mà cả cá tra cũng sẽ thiếu hụt mà nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi trong nửa đầu năm nay.

    Ngoài lư do dịch bệnh, c̣n có một nguyên nhân khác là giá tôm nguyên liệu nhập khẩu luôn thấp hơn giá tôm nguyên liệu trong nước khoảng 1-2 đô la Mỹ/kg, tương đương 22.000-44.000 đồng/kg nên trên khía cạnh kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chọn nhập khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của ḿnh trên thị trường xuất khẩu.

    Những năm qua, theo phía doanh nghiệp, nguồn tôm nguyên liệu được nhập về chủ yếu là Ấn Độ, c̣n cá ngừ đại dương là từ Philippines, Indonesia…

    http://www.thesaigontimes.vn/149587/...uyen-lieu.html

  6. #26
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Lào xây đập Don Sahong 'gây hại cho Mekong'

    Dự án thủy điện Lào vừa khởi công "có khả năng cản đường cá đi", gây tác động xấu tới nguồn cá và hệ sinh thái ḍng chảy sông Mekong, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về nghiên cứu biến đổi khí hậu nói với BBC Tiếng Việt.

    Dự án Don Sahong chính thức khởi công tại tỉnh Champassak hôm 16/8, Thông tấn xă Lào KPL tường thuật.
    Giới khoa học gia cho rằng đập thủy điện Lào đang xây trên một trong những nhánh chính của sông Mekong sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và sinh thái các quốc gia ở hạ lưu như Campuchia và Việt Nam.

    "Vị trí Don Sahong cách Campuchia chỉ 2km hoặc ít hơn một chút. Đó là tuyến đường cá đi và sinh sản hàng năm và điều đó khiến nhiều nhà môi trường và thủy học quan tâm. Cá đi ngược lên sông Mekong qua tuyến đó. Khi làm một cái đập chắn ngang như vậy, có khả năng nó sẽ cản đường cá đi," Phó Viện trường Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ b́nh luận.
    "Các nhà làm môi trường ở Campuchia và Việt Nam cũng phản đối dự án này.”

    http://www.bbc.com/vietnamese/vietna...ahong_kick_off

  7. #27
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sông Tiền, sông Hậu mỗi ngày mỗi sâu thêm

    Các nhà khoa học cảnh báo sông Tiền (dài 250km) và sông Hậu (dài 200km) ngày càng bị sâu thêm, thay v́ được bồi lắng như trước đây. Trong khoảng 10 năm gần đây hai sông này sâu thêm từ 5-7m.

    Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia sinh thái ĐBSCL, có hai nguyên nhân chính là do khai thác cát sông quá mức và tác động tiêu cực từ hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong.
    Theo nghiên cứu của GS Bravard (ĐH Lyon, Pháp)và TS Goichot, từ năm 1998-2008 sông Tiền mất khoảng 90 triệu tấn vật liệu đáy sông. C̣n sông Hậu mất 110 triệu tấn.

    Nhưng giai đoạn 2008-2012 tốc độ khai thác tăng vọt lên 57 triệu tấn/năm, gấp 20 lần lượng cát vận chuyển hằng năm của sông Mekong, tính tại Kratie (Campuchia).

    Việc khai thác cát quá mức tạo ra những hố sâu đến 15m trên sông thuộc địa phận Campuchia. C̣n ở phía VN ghi nhận nhiều hố sâu hàng chục mét, có nơi sâu đến 45m tính từ đáy sông tự nhiên.
    “Cát thô và cát trung b́nh từ thượng nguồn sông Mekong đổ về vốn đă ít lại bị mắc kẹt ở những hố khổng lồ đó mà không di chuyển về phía hạ nguồn được” - ông Thiện nói.

    Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện là trưởng nhóm chuyên gia VN thực hiện công tŕnh Đánh giá môi trường chiến lược 11 đập thủy điện ḍng chính Mekong năm 2010 theo ủy nhiệm của Ủy hội Mekong quốc tế.
    Theo ông Thiện, các đập thủy điện ở Trung Quốc làm giảm 50% lượng phù sa mịn đến ĐBSCL. Trong khi các địa phương đang khai thác ḷng sông vô tội vạ.

    Sắp tới khi tất cả 11 dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong ở Lào và Campuchia được thực hiện th́ toàn bộ 100% lượng vật liệu di chuyển ở đáy sông (cát, sỏi) sẽ không thể về tới ĐBSCL.


    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-h...g/1155532.html

  8. #28
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Khai thác nước ngầm vô tội vạ và hệ quả

    (Các bác sống bên Cali biết quá vấn nạn khai thác quá mức nguồn nước ngầm, thành có thể nhẩy qua nhiều đoạn trong bài này)



    Công tác quản trị nguồn nước là nhiệm vụ khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào; thế nhưng trong trường hợp hai nước Việt Nam và Kampuchia th́ công tác này càng khó khăn hơn khi mà hoạt động sử dụng nước của nước ngày sẽ gây tác động đến nguồn nước của nước kia.

    Vấn đề không chỉ là nguồn nước mặt mà cả hệ thống nước ngầm dưới ḷng đất. Một khi nước ngầm chỗ này bị khai thác quá mức th́ chỗ khác cũng bị xuống thấp, bất kể thuộc lănh thổ quốc gia nào. Khi mà tầng ngậm nước giảm sút th́ chính ḍng sông Mê kong cũng bị suy giảm v́ tầng đó là một trong những nguồn cung cấp nước cho sông.

    Theo đánh giá th́ đặc biệt là nông dân ở cả hai quốc gia đều đang bơm nước ngầm lên để tưới lúa; thế nhưng biện pháp quản lư của hai nước đều không có. Đó chính là nguồn cơn của quan ngại ngày càng gia tăng.

    Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Đại học Cần Thơ, có đánh giá về t́nh trạng nước ngầm tại khu vực này như sau:
    Theo một số dữ liệu mà chúng tôi có được th́ nguồn nước ngầm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang có xu thế giảm dần. Tức mực nước ngầm sâu hơn, bị hạ xuống do khai thác nước ngầm càng ngày càng nhiều lên.

    Lư giải cho t́nh trạng này như sau: trong những năm gần đây vào mùa khô Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối diện với t́nh trạng thiếu nước và mặn vào sâu trong đất liền. Người dân ở vùng ven biển không c̣n nguồn nước nào khác nên họ phải gia tăng khai thác nước ngầm.

    Việc làm đó dẫn đến hệ quả là nước ngầm sụt sâu xuống làm cho mặt đất cũng bị ảnh hưởng. Và hiện nay tại nhiều vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mặt đất đang bị lún xuống.


    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...016142945.html

  9. #29
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Nước nổi không về: ''Nghiêm trọng' với dân nghèo

    Năm nay , mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không về khiến nhóm dân cư ở vùng ngập sâu bị “ảnh hưởng nghiêm trọng”. Đây là năm thứ ba liên tiếp mực nước lũ tại miền Tây Việt Nam thấp kỷ lục.

    Theo tiến sỹ Dương Văn Ni từ Đại học Cần Thơ nhận định việc lũ nhỏ hoặc không có lũ sẽ ảnh hưởng khác nhau tại ba khu vực :
    1. Vùng duyên hải giáp với Biển Đông lệ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ngọt, "không có lũ là không có nước ngọt".
    2. Vùng tiếp giáp duyên hải
    [I]"Thiếu nước ngọt nghĩa là nước mặn xâm nhập sâu vào. Vùng này cây trái ảnh hưởng rất lớn. Cây ăn trái phải trồng 5 năm đến cả chục năm mới cho cây trái. Mặn xâm nhập ảnh hưởng sẽ làm thiệt hại rất lớn. Các khu vực này nhiều nhất là Vĩnh Long, Cần Thơ, và có một phần Hậu Giang, Tiền Giang.”[/]
    3. Vùng “ngập sâu”
    An Giang, Đồng Tháp và một phần Long An, khu vực tiếp giáp Campuchia sẽ bị “ảnh hưởng nghiêm trọng”.
    "Không có lũ người sản xuất nông nghiệp trồng lúa th́ nhẹ lo, không phải làm đê. Đây là vùng đa số người dân nghèo tại đây có ít đất sống dựa vào đánh bắt tự nhiên th́ mùa nước nổi có thể xem như là mùa cho thu nhập chính trong năm.
    “Những gia đ́nh nghèo không có đất đai, mùa khô đi cắt lúa mướn, làm thuê. Họ bắt được cua, ốc, cá và bán được nhiều tiền. Nhóm cư dân này trong ba năm nay bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.”


    http://www.bbc.com/vietnamese/vietna...a_annual_flood

  10. #30
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sửa chữa sai lầm 20 năm ở ĐBSCL

    Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu B́nh (Nguyễn Công B́nh) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:

    – Trồng những cây ǵ thế kia?

    Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:

    – Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ.

    Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:

    – Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!

    (Lê Phú Khải, Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).
    Theo đề xuất của nhóm chuyên gia khoa học, chấm dứt việc đẩy lũ ra biển Tây, giảm lúa vụ ba nếu chưa dứt hẳn th́ cũng đă giải quyết một phần nhu cầu thiếu nước ngọt. Đồng thời thiết lập những khu trữ lũ qua bảo tồn khu vực chưa có đê bao ở Đồng Tháp Mười, khi có nước về có nơi sẵn sàng để trữ nước th́ khả năng đẩy mặn, giữ ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long là hiện thực.

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...016095844.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 282
    Last Post: 19-05-2015, 09:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-05-2014, 06:42 AM
  3. Xe khách rơi xuống sông, 34 người tử vong
    By Trungthuc5 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 18-05-2012, 11:30 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 05-10-2011, 12:29 AM
  5. Replies: 13
    Last Post: 13-10-2010, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •