Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Gia đ́nh gốc Việt trúng xổ số 85.7 triệu đôla tại Hoa Kỳ

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,690

    Gia đ́nh gốc Việt trúng xổ số 85.7 triệu đôla tại Hoa Kỳ


    Luật sư George Bayhi nhận tiền thay cho 11 thành viên của gia đ́nh ông Hieu.

    (AP) - Một gia đ́nh người Mỹ gốc Việt hôm thứ Năm 26-8 đă may mắn trúng xổ số Powerball với số tiền thưởng rất lớn trị giá 85.7 triệu đôla.

    Công ty xổ số Louisiana cho hay những người trúng giải là gia đ́nh ông Nguyen Van Hieu tại Baton Rouge, bang Louisiana sau khi mua sổ xố hôm 31-7.

    Luật sư George Bayhi của gia đ́nh cho hay các thành viên gia đ́nh ông Nguyen Van Hieu chọn phương án nhận tiền luôn 1 lần, v́ vậy họ sẽ nhận được tổng số tiền 45.77 triệu đôla trước thuế. Đây là số tiền trúng xổ số lớn thứ 2 trong lịch sử tại Louisiana.

    Gia đ́nh gốc Việt bao gồm 11 thành viên, với một số là các chủ doanh nghiệp địa phương, một số là những người có tay nghề và một số là sinh viên đại học.

    Gia đ́nh đă thành lập một quỹ mang tên H&N Family Partnership để quản lư số tiền trên. Các thành viên gia đ́nh đă thỏa thuận rằng ông Hieu - người mua và kư xổ số - sẽ nhận được toàn bộ số tiền c̣n lại sau khi 10 thành viên khác nhận mỗi người 750,000 đôla.

    Luật sư Bayhi cho hay gia đ́nh ông Hieu đă sống tại Baton Rouge khoảng 20 năm nay và họ đều là các công dân Hoa Kỳ.

    “Họ rất vui sướng, hồi hộp và không biết phải làm ǵ. Họ mừng tới nỗi hầu như không ngủ được kể từ khi biết tin trúng số”, ông Bayhi nói.

    Cũng theo luật sư, các thành viên gia đ́nh dự định dùng số tiền trúng thưởng để xây nhà mới và tặng cho các quỹ từ thiện.

    Người trúng xổ số Powerball lớn nhất tại bang Louisiana từ trước tới nay là Carl Hunter, ở Metairie, thắng giải thưởng trị giá 97 triệu đôla năm 2008.

    * Source: http://www.vietvungvinh.org/index.ph...ong&Itemid=122

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nước Chảy Chỗ Trũng

    Gia đ́nh này đă khá giả , lại giầu thêm .
    Đúng là nước chảy chỗ trũng !

    Tigon

  3. #3
    Administrator Thương Dân's Avatar
    Join Date
    30-07-2010
    Posts
    898
    Ước ǵ ḿnh làm rể bác Hiếu! :rolleyes:

  4. #4
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    Quote Originally Posted by Quốc Dân View Post
    Ước ǵ ḿnh làm rể bác Hiếu! :rolleyes:
    Anh Quốc Dân à! ... làm rể bác Hiếu th́ chỉ làm giầu thêm cho bác Hiếu thôi!
    Ước làm sao "được cả ch́ lẫn chài" mới nên ước ;)

    Phú Yên

  5. #5
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    May Mắn hay Hăi Hùng?

    Người Mỹ thường hay nói: "Easy come, easy go".
    Người Việt có câu ca dao: "Của trời trời lại lấy đi,
    giương hai mắt ếch làm chi được Trời."

    Từ trước đến nay cũng có rất nhiều nguời đă trúng số độc đắc trở thành triệu phú (đô la), nhưng thống kê đă có đề cập đến số phận của những người trúng số độc đắc chẳng được hạnh phúc tốt lành cho mấy.

    Tác giả Bankrate.com đă viết:

    Đa số chúng ta cho rằng trúng số độc đắc là một giấc mơ của người Mỹ. Nhưng đối với nhiều người đă trúng giải độc đắc th́ thật ra giống như một cơn ác mộng.

    -"Trúng số độc đắc không luôn luôn là điều sung sướng", ông Evelyn Adams đă nói như thế; chính ông là người đă trúng số New Jersey không chỉ một lần, mà 2 lần, vào năm 1985 và năm 1986 với số tiền thưởng lên đến $5.4 triệu. Ngày nay số tiền kia đă hết sạch và Adams sống trong một chiếc "trailer".

    -Trong một trường hợp khác, William "Bud" Post đă trúng số độc đắc Pennsylvania 16.2 triệu Mỹ kim vào năm 1988, nhưng giờ đây anh ta sống nhờ vào đồng tiền An Sinh Xă Hội.
    Anh ta nói rằng: "Tôi ước sao trúng số đừng bao giờ xẩy ra. Nó quả là một cơn ác mộng đầy hăi hùng".
    Anh Post cho biết thêm: Sau khi tin Post trúng số độc đắc được loan tải, cô bạn gái ngày xưa đă thưa Post ra ṭa để đ̣i chia phần trong số tiền may mắn ấy. Cô bạn gái cũ đă thắng kiện. Rồi, một người em của anh đă bị bắt v́ tội đă thuê mướn một kẻ sát thủ để giết Post, hy vọng sẽ thừa hưởng trọn số tiền trúng số của Post...

    Một điều chắc chắn là khi nhắm mắt, hai bàn tay cũng buông suôi!

    Phú Yên
    Last edited by Phú Yên; 03-09-2010 at 07:13 AM.

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Có May Mắn Thật Không ?

    Đồng ư với anh Phú Yên .
    Mấy năm trước, Tigon có đọc một bài tường tŕnh trên nguyệt san Reader .
    Bài tường tŕnh nói về những người trúng số độc đắc , bất ngờ trở thành triệu phú ( U S Dollar , không phải tiền Hồ âm phủ ), chưa thấy ai thực sự may mắn cả . Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng , nhưng ḿnh không nhớ cặn kẽ .
    Tuy nhiên , dựa theo tôn giáo , nếu ḿnh dùng tiền đó vào việc công ích , việc thiện ( không phải mấy " công ty từ thiện của VC " ), th́ ḿnh sẽ được thêm phước lành .
    C̣n nếu dùng tiền đo' về VN du hi' , t́m đào nhí , phá tan hạnh phúc gia đ́nh , th́ họa xui thế nào cũng đến gơ cửa .
    Mong rằng gia đ́nh tân triệu phú này không quên các anh em Thương Phế Binh c̣n kẹt lại nơi quê nhà . Những anh em này đă hy sinh một phần thân thể , để giữ yên vui cho chúng ta trong suốt thời gian VC quấy phá miền Nam .
    Người VN trúng số mấy năm trước mà Tigon biết , việc đầu tiên ông ta làm là về VN du hí .
    Hậu quả th́ chắc quư vị đă đoán ra , khỏi cần nói tới .

    Tigon

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    264
    Tiền trúng số nếu biết xử dụng, th́ đồng tiền sẽ tạo nên cuộc sống thoải mái hơn, và tạo thêm đưọc thêm được giá trị tinh thần và vật chất, và tạo thêm quyền thế.

    Nhưng có một điều chắc chắn, không cần phải nhiều tiền, mà có thể tạo được cuộc sống an b́nh, và danh dự được bảo tồn, đó là vào ngày 2 tháng 11 tới muốn có cuộc sống an b́nh trong CDVNTNcs, mỗi người dân chỉ cần bỏ phiếu cho UCV xứng đáng. V́ chỉ có 2 UCVs nên với 2 UCVs th́ việc chọn lựa như sau:

    1, UCV MD
    2, UCV MN(hay bỏ phiếu trắng)

    Kính

    Trần Bài

  8. #8
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Vi-ci biết tin càng nên cẩn trọng ...

    Gia đ́nh người Mỹ gốc Việt trúng số độc đắc Powerball với số tiền là 85.7 triệu đô la. Tin này đă "bay" đến tại bọn vẹm và báo chí "lề phải" đă đăng tải như tờ bướm. Chỉ xin nhắn một điều với gia đ́nh người trúng số độc đắc Powerball, có dự định đi nghỉ mát hoặc đầu tư, hoặc làm từ thiện th́ nên tránh xa lũ vẹm hủi. Lọt vào ṿng vây của bọn chúng, tiền sẽ mất, tật sẽ mang!

    Phú Yên

  9. #9
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    C̣n Chuyện Trúng Số Độc Đắc ở Bên Âu Châu Th́ Sao?

    Tôi đă kể cho bạn nghe về những mẩu chuyện của người trúng số độc đắc ở bên Hoa Kỳ, c̣n ở bên Âu Châu th́ sao?

    Vâng, báo chí Anh và Ái Nhĩ Lan (Ireland) đă tường tŕnh lại những mẩu chuyện của người trúng số độc đắc trong những năm gần đây, tỉ dụ như trường hợp của cô gái trẻ tuổi, cô tên là C.Rogers. Vào năm 2003, cô Rogers đă trúng 3,4 triệu US Dollars. Sau khi nhận tiền trúng số, cô Rogers đă thay chiếc xe lăn cũ kỹ của mẹ bằng một chiếc xe lăn mới và bản thân cô vẫn tiếp tục sống cuộc đời b́nh dị.

    -Cô H.Grange là một bệnh nhân ung thư, ngay khi cô biết ḿnh trúng số độc đắc 8,4 triệu US Dollars, cô tuyên bố sẽ trích ra một phần trong khỏan tiền ấy để hiến tặng cho một tổ chức nghiên cứu về ung thư và tiểu đường. Cô Grange đi du lịch đến Maldives và sắm cho cô một chiếc xe hơi mới.

    Nhưng không hẳn những người trúng số độc đắc đều thực hiện giấc mơ đời ḿnh dựa vào suy nghĩ b́nh dị như hai cô Rogers và Grange. Một chàng trai 20 tuổi, tên M.Carroll, trúng số độc đắc 17 triệu USD vào năm 2003. Cuộc đời của Carroll bước qua một bước ngoặt mới: Ly dị vợ, sống vui chơi thỏa thích trong sa hoa, dần dà trở thành nghiện ngập rượu chè, hút chích, để rồi vướng vào ṿng lao lư với tội danh oa trữ á phiện (cocaine).

    -Cô Viv Nicholson trở thành "nổi tiếng" sa hoa sau khi cô nhận được món tiền thưởng 152 ngàn Bảng Anh vào năm 1961, khỏang 5,3 triệu US Dollars. Nicholson đă sắm nhiều món hàng đắt tiền như ngựa đua, xe Cadillac đặc biệt mầu hồng và thay chồng như thay áo ... Cuối cùng cô Nicholson lại trở về với cuộc đời của người sống nhờ vào trợ cấp xă hội.

    Đâu chỉ có bấy nhiêu cơn ác mộng xẩy ra cho người trúng số độc đắc, c̣n rất nhiều sững sờ trong cuộc đời của người được cầm trên tay tấm vé số trúng lô độc đắc; thế nhưng ai trong chúng ta có thể bỏ qua điều mong ước được trúng số.

    Phú Yên
    (Viết dựa theo tin tức từ BBC)
    Last edited by Phú Yên; 04-09-2010 at 05:21 AM.

  10. #10
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    Sau khi nói chuyện trúng số độc đắc, và t́m hiểu về cuộc sống của người trúng số được sung sướng vượt bực hay hóa thành cơn ác mộng?...

    Bây giờ xin các bạn đọc chút thời gian đọc bài viết "Chuyện Người Vô Gia Cư tại Mỹ", dưới đây mà tôi lượm lặt được bằng cách "google":

    Chuyện người vô gia cư tại Mỹ

    26/05/2009

    Ở Mỹ, khi lái xe đến đèn đỏ ở những ngă tư, người ta dễ thấy một người đàn ông cầm tấm biển có ghi một ḍng chữ "Thất nghiệp, vô gia cư, xin cứu giúp" đi dọc theo dăy xe. Có người tḥ tay ra cửa với tờ bạc trên tay. Người đó đến, cầm tờ bạc, nói lời cảm ơn, lại c̣n thêm "Xin Chúa phù hộ ông!".
    Không rơ cảnh sát có bắt những người đi xin như thế không, nhưng khi có đèn xanh, xe chạy th́ ông ta cũng lặn mất để rồi tái xuất hiện khi có đèn đỏ. Có thể cảnh sát thông cảm ngó lơ, cũng có thể cảnh sát không bắt được, v́ khi có đèn đỏ th́ xe đậu cả dọc, làm sao chạy xe đến bắt?

    Người đi ăn xin không có nhà. Dễ nhận biết nhất là thỉnh thoảng thấy trên đường phố có người mang trên vai một cái bọc to tướng, cúi đầu đi không phải v́ mặc cảm, mà v́ không thèm nh́n thiên hạ. Cái bọc bự trên vai là tài sản gồm túi ngủ, vài cái áo quần và vật cần dùng. Tối đến, họ t́m một chỗ trong công viên, hiên nhà hay dưới tàu điện ngầm rồi chui vào túi ngủ.

    Cuộc sống của người vô gia cư

    Hiện nay, toàn nước Mỹ có 754.000 ngựi không nhà cửa. Khoảng 60% là người thiểu số trong đó hơn một nửa là người da đen.


    Một chỗ trú ngụ ven đường


    Vậy những người vô gia cư là ai? Một số có vấn đề về tâm thần, nhưng hiền lành, bỏ gia đ́nh đi hoang. Một số khác cũng có vấn đề tâm thần, nhưng là những cựu chiến binh. Bị khủng hoảng trên chiến trường sau khi giải ngũ, ám ảnh của chiến tranh khiến họ trở nên bất thường. Đa số thuộc thành phần này là cựu chiến binh đă tham chiến tại Việt Nam.

    Người lính Mỹ khi về xứ, giải ngũ, được hưởng đầy đủ quyền lợi của người cựu chiến binh. Nhưng tiền lương chỉ đủ cho mấy ngày cùng bạn bè say bí tỉ. Hầu như họ say suốt ngày, say để xua đi ám ảnh chiến tranh. Họ tự biết, gia đ́nh có thương yêu bao nhiêu, họ vẫn chỉ là gánh nặng cho người thân, nên họ bỏ nhà đi lang thang, không làm phiền ai. Khi không có tiền, họ đến các ngă tư xin tiền để mua rượu uống, say rồi chui vào túi ngủ đánh một giấc.

    Cựu chiến binh có rất nhiều ở Washington DC. Họ từ các bang tụ họp về đây, nơi có bức tường tưởng niệm, ghi danh gần sáu chục ngàn lính Mỹ chết ở Việt Nam.

    Thỉnh thoảng họ đến đấy t́m tên đồng đội. Bức tường đá đen, mài láng. Người cựu binh thấy h́nh ḿnh thấp thoáng trong bức tường đó, tưởng như bạn ḿnh hiện về, đang đối diện với anh ta. Chỉ có t́nh đồng đội là nguồn an ủi duy nhất cho anh ta trong những ngày c̣n lại của kiếp người. Rồi hoặc anh ta đứng lặng hoặc th́ thầm tṛ chuyện với hồn người bạn xưa.

    Mùa đông tới, tuyết phủ khắp nơi, gió thổi lạnh buốt. Những người vô gia cư được mời về các nơi tạm trú có sẵn của chính phủ. Họ chỉ ở tạm, trời hơi ấm lên là lại ra đi. Họ thích lang thang hơn là có chỗ ở đàng hoàng. Những ngày lễ mùa đông như Thanks Giving, Christmas, New Year, họ được mời những món ăn truyền thống như gà tây, gà quay...


    Chó cưng cũng vô gia cư theo chủ


    Nhiều người không thuộc diện vô gia cư cũng kéo cả gia đ́nh đến chung vui với họ. Có lần trên tivi, một bà người châu Á, giống người Việt, đem mấy đứa con đến, ăn uống vui vẻ lắm. Các món ăn rất ngon, nếu ở tiệm ắt phải trả nhiều tiền mà không đựoc ăn thoải mái như ở đó.

    Mùa đông, nhiều người thiện nguyện lái xe đi khắp nơi, thấy ai lang thang ngoài đường hoặc nằm co ro trên hiên nhà th́ đón họ về các nơi tạm trú. Ở đó có sẵn giường nệm, có máy sưởi, có nhà vệ sinh tắm rửa, có áo quần sạch sẽ và nhất là lúc nào cũng có thức ăn nóng, vậy mà nhiều người không thích vào đó.

    Tờ Washinton Post vừa rồi có đăng h́nh một người Mỹ da đen, tuổi cỡ 40, mặc áo da, quần jeans, đội mũ trùm đầu, đi giày nằm ở lề đường, có cái mền bên cạnh, dưới tấm h́nh ghi: "Anh ta nhận mền và phiếu uống cà phê miễn phí nhưng không chịu vào nhà tạm trú". Trên trang khác có h́nh chụp mấy lều vài trong một công viên đầy tuyết phủ, những người trong đó đốt lửa, để sưởi, nấu nướng, ăn uống với nhau chứ nhất định không vào nhà tạm trú.

    Người vô gia cư gốc Việt

    Có người Việt Nam nào vô gia cư không? Có! Báo đăng ở California có bà mẹ từ Việt Nam qua Mỹ t́m con. Con bà sang Mỹ đă vài chục năm mà không tin tức. Bà đến bang California, đi lang thang, gặp ai cũng đưa tấm ảnh con ra hỏi. Có người cho biết rằng anh ta bị bệnh tâm thần, đưa vào bệnh viện th́ trốn ra đi lang thang, ai cho ǵ ăn nấy hoặc moi thùng rác kiếm ăn. Bà mẹ ráng t́m gặp được con và đă khóc hết nước mắt.


    Bữa tiệc giáng sinh trong một trại tạm trú


    Ở San Francisco (cũng thuộc bang California), có mấy người Việt vào rừng căng lều sống với nhau. Buổi sáng, họ ra một chỗ hẹn nào đó, có xe của bạn đón đi làm việc cắt cỏ, phụ xây dựng, dọn nhà, chuyển đồ đạc... kiếm chút tiền công, chiều về lều nấu nướng, nhậu nhẹt với nhau. Nghe nói thỉnh thoảng có vài cô bạn Mỹ đến tạm trú chung vài bữa rồi đi.

    Thực ra, họ cũng có gia đ́nh, nhưng thích sống như vậy. Họ chẳng phải triết gia, chẳng phải người lập dị, cũng không tu hành. Họ là những người rất b́nh thường, nhưng họ không thể sống trong nhà v́ quen ngủ lề đường từ thuở nhỏ. Ở nhà, bị mấy bức tường vây kín chung quanh, mở mắt ra mà thấy trần nhà là họ ngủ không được v́ cảm thấy bất an.

    Đó là những cậu bé Mỹ lai, xưa kia không gia đ́nh, lang thang kiếm sống ở các bến xe miền Tây, miền Đông Sài G̣n, tối ngủ lề đường. Khi có chương tŕnh con lai, họ được một người nào đó nhận làm con. Đến Mỹ, họ lại tiếp tục ngủ ngoài trời, sống kiểu không nhà.

    Người Mỹ nhận thức được nỗi đau

    Có một người Việt tên là Nguyễn Duy An, là người Á châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch National Geographic - tổ chức văn hoá, khoa học lớn nhất thế giới có trụ sở ở Washington DC.

    Một buổi sáng, ông An đi tàu điện ngầm đến nhiệm sở. Lúc ra khỏi trạm Favagut West, ông ta nghe tiếng kèn saxophone do một người Mỹ thổi bài Hạ trắng của Trịnh Công Sơn. Giống như những người nghe khác, ông An bỏ vào mũ người nghệ sĩ mười đô la. Sau bản nhạc, họ quen nhau. Đây là một anh chàng Mỹ vô gia cư, thường ra đó thổi kèn kiềm tiền. Anh ta mặc quân phục có bảng tên Norman Walker, trên túi áo có gắn một số huy chương.

    Anh ta kể bằng tiếng Việt rằng đă chiến đấu tám năm ở Việt Nam, hiện sống với một số cựu chiến binh vô gia cư khác ở Washington DC. Ông An và anh ta thường đi ăn trưa trong giờ nghỉ. Một hôm, Walker xin ông An một số vé xem phim Inside the Viet Nam War do cơ quan của ông An chiếu duyệt trước ngay tại trụ sở National Geographic.

    Ông An kể rằng: "Để giữ thể diện cho tôi, cả ba người bạn cựu chiến binh đều mặc tươm tất, đầu tóc gọn gàng, đứng chờ ngoài hành lang Explorer Hall cả giờ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim. Tôi đă liên lạc nhờ mấy người của cơ quan sắp xếp cho chỗ ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị tai to mặt lớn từ Bộ Quốc pḥng, Bộ Cựu chiến binh, Quốc hội và Chính phủ".


    Người làm việc thiện nguyện của tổ chức Vision House
    đang phát bánh mỳ cho người vô gia cư

    Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, phim bắt đầu chiếu. Những người cựu chiến binh chăm chú xem, mắt ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén những xúc động đang trào dâng.

    Thỉnh thoảng có vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên đâu đó trong hội trường. Ba người bạn yên lặng chăm chú theo dơi từng bước chân, từng tiếng súng, từng câu nói, từng tiếng khóc của những nhân vật trên màn ảnh... Đến đoạn phim chiếu cảnh những người lính trở về từ Việt Nam bị dân Mỹ và có khi cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, anh chàng tên Bob bật khóc thật lớn, rồi đến Bernie, Norman và những người chung quanh cùng khóc theo.

    Ai đó đă lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Ông An vội xin lỗi mọi người rồi kéo ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững bước đi như người không hồn.

    Mấy ngày sau, ông An nhận được điện thoại từ nhóm thực hiện bộ phim tài liệu ấy nhờ sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa ba người cựu chiến binh trên cùng những bạn bè họ với các viên chức Bộ Quốc Pḥng, Bộ Cựu chiến binh và Chính phủ.

    Đă đến lúc người Mỹ phải nhận thức được những món nợ phải trả...


    Nguồn: Phạm Thành Châu
    ---------
    Phú Yên

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 16
    Last Post: 30-07-2012, 02:12 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-03-2012, 09:00 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 17-08-2011, 10:21 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2011, 10:59 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 06-02-2011, 03:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •