Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 28

Thread: Albums t́nh ca chọn lọc ( có lời và không lời )

  1. #1
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28

    Albums t́nh ca chọn lọc ( có lời và không lời )



    những bài hát hay nhất của 2 nhạc sĩ t́nh ca nổi tiếng
    Ngô Thuỵ Miên và Từ Công Phụng qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Tuấn Ngọc

  2. #2
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Từ Công Phụng do chính tác giả tŕnh bày

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    Những T́nh khúc bất hủ của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên

  4. #4
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975.
    Một số bút hiệu khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông),
    Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đă tử trận), Thanh Trân Trần Thị.
    Ông c̣n là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"),
    ba người c̣n lại là: Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh.

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế, sinh tại Nha Trang-Khánh Ḥa. Theo gia phả hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 5 đời của Vua Minh Mạng.
    Ông học nhạc từ năm 14 tuổi ở trường "Gagelin" (Quy Nhơn), sau đó du học ở trường "École Universelle" (Pháp).
    Tác phẩm đầu tay của ông là bài Chị Hằng viết năm 1949.
    -Năm 1957 ông vào định cư tại Sài G̣n. Năm 1959, ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng.
    Chức vụ cuối cùng trước 30/4/1975 là đại uư cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà.
    -Sau 30 tháng 4, 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo và bị chết v́ lựu đạn vào khuya ngày 31 tháng 8, 1975 trong trại An Dưỡng, Biên Ḥa.

  6. #6
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    Trịnh Lâm Ngân là một nhóm nhạc sĩ thành lập năm 1962 và hoạt động đến năm 1975, tên lấy từ nghệ danh ghép của các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Lâm Đệ (không tham gia việc sáng tác) và Nhật Ngân.
    -Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân (24 tháng 11 năm 1942 – 21 tháng 1 năm 2012), là một nhạc sĩ người Việt.
    Ông được biết đến nhiều qua một số tác phẩm nổi tiếng trước 1975 như "Tôi đưa em sang sông" (đồng tác giả Y Vũ), "Xuân này con không về", "Qua cơn mê", "Đêm nay ai đưa em về" và "Một mai giă từ vũ khí".
    Một số bút hiệu khác của ông là Trịnh Lâm Ngân (khi viết chung với Trần Trịnh), Ngân Khánh, Song An.Ông là con út trong gia đ́nh có 6 anh chị em.
    Nguyên quán ông ở Hoàng Kim, Thanh Hóa, nhưng hầu hết cuộc đời ông sống ở Huế, Đà Nẵng và Sài G̣n

    -Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng sinh ra tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội.
    Ông theo gia đ́nh vào Sài G̣n năm lên 9 tuổi, theo học Trường Trung học Lasan Taberd.
    Thuở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thầy dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của ḿnh với họ của thầy để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.
    Ư tưởng sáng tác đầu tiên của ông (xuất hiện năm 14 tuổi nhưng chỉ viết nhạc và 3 năm sau mới hoàn tất phần lời) là bài "Cung đàn muôn điệu" được nhiều ca sĩ hát, và nhà xuất bản An Phú phát hành.

    Sau đó, bài "Cung đàn muôn điệu" c̣n được sử dụng làm nhạc chuyển mục trong một chương tŕnh tân nhạc cùng với một sáng tác nữa của Trần Trịnh, là bài "Chuyến xe về Nam".
    Năm 1958, sau khi giă từ quân ngũ, nhạc sĩ Trần Trịnh trở lại, theo học hoàn toàn về nhạc với thầy Rémi.
    Buổi tối, ông đi biểu diễn piano tại các pḥng trà và vũ trường.
    Ông cũng t́nh nguyện tham gia ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung để có dịp ủy lạo binh sĩ.
    Tại đây, Trần Trịnh gặp nhạc sĩ Nhật Ngân tại ban Văn nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung.
    Từ đó hai nhạc sĩ này - dưới cái tên ghép lại là Trịnh Lâm Ngân - đă sáng tác nhiều bài hát mang âm hưởng quê hương và đă có nhiều bài trở nên nổi tiếng.

    Cũng trong năm này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại ḥa tấu và hợp xướng Đống Đa trên đài truyền h́nh THVN.
    Năm 1968, Trần Trịnh được gặp nhà thơ Hà Huyền Chi. Hà Huyền Chi đă nhận viết lời cho một nhạc phẩm của Trần Trịnh: "Lệ đá".
    Bài hát tức khắc được mọi người yêu thích, và có số bản nhạc in phá kỷ lục.
    Đến năm 1971 th́ đạo diễn Vơ Doăn Châu lấy tên "Lệ đá" đặt cho cuốn phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài "Lệ đá" do Khánh Ly hát.

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    NS Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam.
    Lớn lên ở miền Nam, Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1949.
    Sau đó ông lên Sài G̣n tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ.

    Năm 1966, Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, thuộc Cục Tâm lư chiến thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị Quân lực Việt Nam Cộng ḥa.
    Thời gian này ông viết các bản nhạc về lính Quân Lực Việt Nam Cộng ḥa như: "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho".
    Sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Trầm Tử Thiêng viết bài "Chuyện một chiếc cầu đă găy" nói về cầu Trường Tiền trên sông Hương bị giật sập.
    Năm 1970 ông viết "Tôn Nữ c̣n buồn" về trận băo tàn phá miền Nam. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào phong trào Du ca Việt Nam.

    Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bị tù cải tạo một thời gian.
    Sau đó, ông đến Hoa Kỳ và định cư tại Little Saigon, tiểu bang California năm 1985.
    Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Kư giả Việt Nam Hải ngoại 2 nhiệm kỳ 1996 - 2000.
    Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Trầm Tử Thiêng qua đời
    Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon.

  8. #8
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28


    Châu Kỳ (1923 - 2008) là một nhạc sĩ Việt Nam thành danh với kho tàng tác phẩm gồm gần 200 ca khúc trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
    - Nhạc của ông đă được nhiều thế hệ ca sĩ từ trước 1975 đến nay thể hiện ở Việt Nam và hải ngoại

  9. #9
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28
    Nhạc sĩ Anh Bằng (tên thật là Trần An Bường (5/5/1926 - 12/11/2015)
    Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng ḍng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 t́nh khúc để lại cho đời.
    Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu ḍng của ḍng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đă sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.

    Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng c̣n là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.
    Anh Bằng sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xă Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh B́nh, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam.
    Năm 1935, ông xa gia đ́nh để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội.
    V́ gia đ́nh anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lư Bá Sơ.
    Các anh em ông bị tuyên án tử h́nh nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu.
    Ông theo gia đ́nh di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài G̣n cho đến năm 1975.

    Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc.
    Các tác phẩm như "Nỗi ḷng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam),
    "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học tṛ (Bây giờ c̣n nhớ hay không)",
    "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đă được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.



    Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng ḥa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lư trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 th́ giải ngũ.
    Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào B́nh Định.
    Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi.
    Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng ḥa.
    Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan.
    Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.
    Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài G̣n, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lư nhà xuất bản và hăng đĩa Sóng Nhạc.
    Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài G̣n cũng do ông kinh doanh.
    Năm 1975, ông cùng gia đ́nh di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990).
    Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia.
    Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh c̣n nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lư", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

    Trung tâm Asia đă thực hiện một số chương tŕnh ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15:
    T́nh ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Ḍng nhạc lưu vong (2011), Asia 77: Ḍng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015).
    Ông mất ngày 12 / 11 / 2015 tại tư gia ở quận Cam, California,vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương),hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đă chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.

  10. #10
    Member
    Join Date
    30-08-2016
    Posts
    28
    Nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương (1929 – 1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của ḍng nhạc tiền chiến và là một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam.
    Ngoài ra ông c̣n là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc.
    Phạm Đ́nh Chương sinh ngày 14 / 11 /1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây.

    Xuất thân trong một gia đ́nh truyền thống âm nhạc, cha của Phạm Đ́nh Chương là ông Phạm Đ́nh Phụng.
    Người vợ đầu của ông Phụng sinh được hai người con trai: Phạm Đ́nh Sỹ và Phạm Đ́nh Viêm.
    Phạm Đ́nh Sỹ lập gia đ́nh với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. C̣n Phạm Đ́nh Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

    Người vợ sau của ông Phạm Đ́nh Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy.
    Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
    Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lư nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến,
    Phạm Đ́nh Chương cùng các anh em Phạm Đ́nh Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

    Phạm Đ́nh Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, nhưng phần nhiều những nhạc phẩm của ông thường được xếp vào ḍng tiền chiến bởi mang phong cách trữ t́nh lăng mạn.
    Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Ḥ leo núi... có không khí hùng kháng, tươi trẻ.

    Năm 1951 ông và gia đ́nh chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng.
    Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của ḿnh: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài...
    Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân...

    Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác t́nh ca.
    Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc t́nh da diết, đau nhức, buốt giá tâm can:
    Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.
    Có thể nói Phạm Đ́nh Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đă trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như:
    Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài G̣n (thơ Du Tử Lê)...
    Phạm Đ́nh Chương cũng đóng góp cho tân nhạc một bản trường ca bất hủ Hội trùng dương viết về ba con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 29-09-2012, 12:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •