Page 21 of 27 FirstFirst ... 11171819202122232425 ... LastLast
Results 201 to 210 of 264

Thread: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ

  1. #201
    Tran Truong
    Khách

    NGÀY TA BỎ NÚI _ Vương mộng Long , khoá 20 VBĐL

    Tôi cho lệnh đốt quận đường rồi giựt ḿn phá hủy cái cống bắc ngang suối Nhơn-Cơ. Sau đó tôi cho quân rút lên đỉnh dốc giữa đường Nhơn-Cơ, Gia-Nghĩa. Nửa tiểu đoàn quây quanh khu vườn rộng sau cái miếu Thổ Địa nơi đầu dốc. Bốn khẩu 105 ly Biên Pḥng hướng về phía tây sẵn sàng đạn chống tank. Tôi lái xe ngược chiều về xưởng cưa thăm vị trí của ông Hoàn. Có tiếng động cơ xe từ hướng Kiến-Đức vọng về. Tôi quyết định cho cánh quân của Đại Úy tiểu đoàn phó rút qua mặt tiểu đoàn và ngủ đêm bên bờ con sông hướng bắc trục lộ, cách tôi độ nửa cây số. Tôi xuống xe đi bộ cùng với ông Hoàn. Khi đi ngang xóm nhà của khu dinh điền Nhơn-Cơ, nơi TĐ 81 BĐQ và địch đă giao chiến suốt đêm 18 và sáng 19 tháng Ba, chúng tôi nghe mấy người lính đi bên trái báo có thương binh bạn nằm bên lề đường.

    Một Biệt Động Quân mang phù hiệu TĐ 81 BĐQ nằm trên bờ cỏ sát suối. Ruột gan anh đổ trên mặt cát. Đầu mặt, tay chân anh máu đă khô. Kiến lửa và ruồi nhặng lúc nhúc bu trên người anh. Người chiến sĩ BĐQ chỉ c̣n thoi thóp nhẹ. Tôi lần tay vào c̣ khẩu súng Colt. Tôi nghĩ tới viên đạn giải thoát cho bạn ḿnh.Tay tôi run run. Tôi không đủ can đảm làm việc này! Tôi chợt nghĩ, anh chiến sĩ đă hôn mê; chắc anh ta không c̣n biết đau đớn là ǵ nữa cả. Chắc anh không cần đến viên đạn giải thoát của tôi. Tôi và Đại Úy Hoàn lấy một cái poncho phủ lên người anh. Hai chúng tôi đứng nghiêm chào vĩnh biệt người bạn trẻ cùng binh chủng. Cách chỗ anh BĐQ nằm chừng năm chục mét trên dốc là hai cái xác Việt-Cộng đă śnh. Hai cái xác trương to như hai con ḅ, áo quần căng cứng. Nắng hầm hập. Một vùng ngập ch́m trong tử khí.

    Trưa 25/3/75, khói đen bốc lên hướng thị xă Gia- Nghĩa. Trung Tá liên đoàn trưởng báo cho tôi biết tin Tiểu khu Quảng Đức đang bắt đầu rút về BLao. Bộ chỉ huy liên đoàn và hai tiểu đoàn 63 & 81 BĐQ đang án binh chờ tôi về rồi mới tính sau. Tôi lên xe chạy về Gia-Nghĩa. Gặp lại Trung Tá Thanh, tôi cùng ông duyệt lại t́nh h́nh Quảng-Đức. Chúng tôi thấy những ngày trước đó, quân ta chưa có ǵ sứt mẻ. Tinh thần c̣n vững vàng. Tiếp liệu c̣n đầy kho. Chỉ có Kiến-Đức là nóng bỏng. Chúng tôi c̣n đứng vững, chưa cần tới tiếp viện. Tôi không hiểu v́ sao ông tỉnh trưởng bắt chúng tôi lui binh từ từ, bỏ hết điểm này tới điểm nọ.

    Bây giờ ông ta lại bỏ cả tỉnh lỵ khi địch chưa tỏ ư định đánh chiếm nó. Kho tàng đă bị đốt hết. Chúng tôi có tử thủ cũng chỉ vài ngày là hết đạn, hết cơm. Chúng tôi không rút cũng không được. Tôi vội kêu Trung úy Đăng giao Đại đội 2/82 lại cho Chuẩn úy Gấm rồi lên gặp tôi. Tôi dặn ḍ anh dùng xe GMC đi theo bộ chỉ huy tiểu khu. Tới BLao, anh chuẩn bị lương thực tiếp tế sẵn cho đơn vị. Ra khỏi liên đoàn, tôi ghé chợ Gia-Nghĩa. Chợ quán thưa vắng. Tôi vào khu bán chạp phô. Tôi mua hai kư tép khô. Giá ba trăm đồng một kư. Tôi đưa cho chị bán hàng tờ giấy một ngh́n, không nhận tiền thối lại.

    -“Sao bà con c̣n nấn ná ở đây? Người ta đi hết rồi!”

    -“Biết đi đâu bây giờ Thiếu Tá ơi! Con th́ nhỏ, đường th́ xa. Em sợ tên bay đạn lạc. Thôi ở lại đây có chết cũng đành!” Chị bán tép sụt sịt,

    Tôi buồn bă nói với bà con đôi lời từ giă. Lúc đó có tiếng ồn ào nơi khu phố đối diện. Cửa hàng bên phải có tiếng khóc than. Cửa hàng bên trái có bóng đi ra đi vô của một bộ quần áo rằn ri. Tôi hỏi chị bán tép chuyện ǵ huyên náo, chị nói,

    “Cướp, có hai anh lính Biệt Động Quân ăn cướp! Họ ném lựu đạn vào tiệm bên phải, cướp vàng. Họ đang khảo tra chủ tiệm bên trái.”

    Tôi ra xe phất tay cho Trung sĩ Nguyễn Chi và Hạ sĩ Mom Son sẵn sàng. Hai người này và anh tài xế đă rơ câu chuyện ăn cướp. Họ thủ thế chờ lệnh. Tôi đứng trước đầu xe hét to,

    “Ê! Hai anh kia đi ra không tôi bắn!”

    Một tên tóc tai dài lượt thượt ló đầu ra cửa. Hắn giơ tay lên nhứ nhứ quả M 26. Tôi ra lệnh, “Bắn!” Hai viên M16 trúng sọ thằng ăn cướp. Nó nằm giăy tê tê trước bục cửa ra vào. Quả lựu đạn chưa mở chốt văng trước thềm. Thằng thứ nh́ cũng mặc quân phục Biệt Động Quân từ trong nhà chạy ra, trên tay cũng có hai trái M 26. Tôi hét lớn,

    -“Ném hai quả lựu đạn ra sau nhà!”

    Tên cướp ném hai trái M26 ra sân cỏ sau nhà. Chỉ một trái đă bị rút chốt an toàn. Một tiếng “ùm!” làm bay tấm tôle trên mái sau. Tôi ra lệnh tiếp,

    -“Nằm úp mặt xuống đất, hai tay dang ra!”

    Hắn riu ríu làm theo lệnh.

    -“C̣n ai trong nhà nữa không? Ra hết đi!”

    Một cặp vợ chồng già run lập cập nắm áo nhau chạy ra ngoài lộ. Ba thày tṛ tôi tiến lên chổ tên cướp đang run như cầy sấy.

    -“Mày ở đơn vị nào?”

    -“Dạ em là lao công của Sư đoàn 23 Bộ Binh chạy lạc về đây!”

    -“Quần áo Biệt Động Quân tụi mày lấy ở đâu ra?” Tôi hỏi vặn,

    -“Dạ nhiều lắm! Trong tiệm giặt ủi đàng kia!”

    Tôi co chân đá vào mặt thằng ăn cướp một cái. Miệng nó phun máu. Tôi ra hiệu cho chú Chi lục túi nó và túi thằng đă chết, gom tang vật lại rồi gọi nạn nhân ra trao cho họ. Gia chủ căn nhà bên phải chạy ra nhận lại số vàng. Họ vừa khóc vừa cám ơn. Tôi đá liên tiếp vào mặt thằng ăn cướp mấy cái nữa, nó ôm mặt lăn lộn trên mặt đường khóc lóc xin tha mạng. Tôi quát, “Cút đi!” Nó lồm cồm ḅ dậy, chạy một mạch xuống triền đồi khuất dạng. Tôi phân trần với dân phố đang bu quanh,

    -“Tụi này là lính giả. Chúng nó là quân phạm chứ không phải Biệt Động Quân. Biệt Động Quân không có những hạng người đốn mạt như tụi này!”

    Nói xong câu đó, tôi nghĩ tới ngày mai, chúng tôi không c̣n hiện diện ở nơi đây nữa. Ai sẽ thanh minh cho chúng tôi những sự mạo nhận như thế? Tôi buồn bă lên xe hướng về bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Đức. Ṭa hành chánh bị đốt hư hại nhẹ. Khói từ các cửa sổ ăn loang lổ tường vôi. Khu Trung-Tâm Yểm-Trợ Tiếp-Vận chỉ có kho xăng đă cháy, vài căn nhà chứa lương thực và đạn dược bị đốt lam nham. Những chỗ khác vẫn c̣n nguyên vẹn. Trên mặt đất, quân trang, quân dụng, lương thực vương văi khắp nơi. Tôi quay xe xuống đồi. Tôi hẹn với Trung Tá liên đoàn trưởng, sáng mai tôi sẽ rút quân thẳng về bờ sông Kinh-Đà chờ bộ chỉ huy và hai tiểu đoàn. Điểm vượt sông tôi sẽ định sau.

    Sáng 26/3/75, tôi ra lệnh phá hủy bốn khẩu 105 ly ngay trên sân miếu thổ thần sau khi bắn hết gần một ngàn viên đạn về hướng Kiến-Đức. Khẩu 106 ly được ném xuống ḍng sông bên đường sau khi đạn đă được gởi hết qua bờ nam đập nước. Mười giờ sáng, đại đội đi đầu ra tới bờ sông. Trước khi tới bờ sông, tôi gặp một trạm gác của Nghĩa Quân Khiêm-Đức. Tôi thấy một Nghĩa Quân ngồi trên cḥi gác giặc. Anh lính đang chăm chú quan sát khu rừng rậm dưới dốc. Tôi hỏi anh lính,

    -“Sao em c̣n ngồi đây? Người ta đi hết rồi!”

    -“Ủa! chứ người ta đi đâu Thiếu Tá?” Anh lính ngơ ngác,

    -“Người ta rút về BLao hết rồi! Em đi đi!”

    Anh Nghĩa Quân nh́n tôi bán tin bán nghi. Đến lúc thấy quân lính theo tôi đông ngời ngời, anh phát hoảng, co gị chạy về hướng thị xă. Tôi cho tiểu đoàn đi song song với bờ tây của sông Đa-Dung, xuôi về hướng nam chừng nửa cây số th́ dừng lại. Càng xa những đường lộ chính hay đường xe be, càng đỡ lo chuyện rủi ro trên bờ đối diện. Tôi quyết định vượt sông nơi vắng vẻ đ́u hiu nhất. Tôi chọn hai anh lính gốc dân chài cùng tôi bơi qua sông làm đầu cầu. Ba khẩu M16, ba băng đạn, ba cuộn dây nylon, ba thày tṛ tôi bu theo ba cái phao poncho độn bằng cành lá. Chỉ có tôi và một anh lính tới bờ b́nh yên. Người lính bơi trên thượng nguồn bên trái tôi ch́m nghỉm giữa ḍng, sau một tiếng “Ối!” thất thanh. Đa-Dung nổi tiếng là sông nhiều cá sấu!


    Còn tiếp ...

  2. #202
    Tran Truong
    Khách

    NGÀY TA BỎ NÚI _ Vương mộng Long , khoá 20 VBĐL

    Qua tới bờ đông, tôi thủ thế khẩu M16 gác giặc để anh BĐQ bạn yên tâm cột giây cho các toán viễn thám của tiểu đoàn theo chân nhau qua sông. Sau đó các đại đội được lệnh chặt tre làm mảng. Ai biết bơi th́ chỉ cần ôm một khúc tre lồ ô là có thể nương theo ḍng chảy, tới bờ đối diện không khó khăn lắm. Lúc này cả một khúc sông ồn ào như cái chợ. Nếu có con cá sấu nào bơi gần đó chắc cũng thất kinh hồn vía lo t́m đường tẩu thoát. Tiểu đoàn tôi hoàn tất cuộc vượt sông với một thời gian rất ngắn. Khi bộ chỉ huy liên đoàn bắt đầu xuống mảng th́ Tiểu đoàn 82 BĐQ cũng bắt đầu di chuyển. Tôi cho đơn vị đi ngược về bắc, hướng tới một ngọn đồi xanh khá cao. Cách băi vượt sông chưa tới hai trăm mét là một băi śnh rộng.

    Cả chục con cá sấu lớn nhỏ đang nằm phơi ḿnh dưới nắng. Thấy đoàn người đi tới gần, chúng hoảng sợ lao ḿnh xuống nước, lội ngược ḍng về thượng nguồn. Ngọn đồi xanh mà chúng tôi đang chiếm lĩnh là một rừng tre. Tôi cho quân vượt cái yên ngựa, bố trí trên đỉnh bắc của yên ngựa, nhường cái đuôi yên ngựa cho những đơn vị lên sau. Dưới bờ sông có tiếng lựu đạn nổ. Truyền tin báo Trung Tá Thanh liên đoàn trưởng, Trung úy Minh sĩ quan truyền tin liên đoàn và ba người khác bị thương. Ơ hờ khi sưởi ấm đă gây ra tai nạn lựu đạn nổ. Lựu đạn nổ v́ sợi giây thun cột mỏ vịt lựu đạn bị cháy trong lúc kíp an toàn đă bị tháo mất rồi. Trung Tá liên đoàn trưởng bị mảnh lựu đạn văng trúng ngực và trán. Sau khi băng bó,Trung Tá Thanh và những người bị thương được cáng lên chỗ tôi đóng quân.

    Sáng 27/3/75, trực thăng từ Đà-Lạt tới bốc những quân nhân bị thương. Cùng đi trên chuyến tải thương này c̣n có Thiếu Tá Hoàng Đ́nh Mẫn, tiểu đoàn trưởng TĐ81 BĐQ. Ông Mẫn bị sốt rét cấp tính. Như vậy là chỉ trong ṿng hai mươi bốn giờ sau khi rời Quảng-Đức, hai vị sĩ quan chỉ huy của liên đoàn đă ra khỏi vùng. Tôi thấy mới ra quân mà đă bỏ phí hai ngày đường, nên sau khi tải thương xong, tôi cho lệnh đơn vị gấp rút đổ dốc hướng về phía đông. Chiều đó đang đi trên một lối ṃn, chúng tôi nghe tiếng gà nhà gáy trong rừng. Vậy là có mật khu VC gần đâu đây?

    Tôi báo cáo t́nh h́nh cho Trung Tá Đào Đức Châu (k12 VB) liên đoàn phó, lúc này đang Xử Lư Thường Vụ chức liên đoàn trưởng Liên đoàn 24 Biệt Động Quân. Tôi đề nghị ông cho những cánh quân theo sau tôi dừng lại để tôi tập kích cái mật khu trước mặt. Cái khu sản xuất của Thượng Cộng nhỏ tí, với hai chú du kích Thượng đang ngồi ngậm ống vố, không đáng cho một cú xung phong của một đại đội Biệt Động Quân. Hai tên du kích chưa kịp đứng dậy cầm súng đă bị bắn vỡ óc, nằm thẳng cẳng bên ḷ lửa than nghi ngút khói, dưới chân một cái nhà sàn. Tối đó chúng tôi dừng quân ngay trong mật khu địch.

    Khoảng bảy giờ đêm, tôi nghe tiếng người cười đùa huyên náo trong rừng, khu Đại đội 3/82. Tôi và Binh nh́ Thọ lần bước về chỗ tiếng cười nói ồn ào. Trung úy Trần văn Phước (ĐĐT3/82) và cả chục BĐQ dưới quyền anh đang quây quần bên một ṿ rượu cần, ṿ rượu chiến lợi phẩm. Trự nào cũng xiêu vẹo bước tới, bước lui. Trự nào cũng lè nhè, la hét ồn ào. Tiếng họ cười nói oang oang giữa rừng khuya. Với tôi, th́ uống rượu không là một cái lỗi; nhưng say rượu trong khi hành quân th́ tôi không tha; dù người đó thân cận như chú Phước. Tôi rút súng bắn tan ṿ rượu. Những ma men tỉnh rượu ngay lập tức.

    -“Cuốn lều! Đại đội 3 cuốn lều! Hướng một ngàn sáu trăm zu lu! Làm ngay!”

    Trung úy Phước và “ṭng phạm” riu ríu thi hành lệnh. Mười phút sau một khoảng rộng lớn trên tuyến pḥng thủ của tiểu đoàn bị bỏ trống. Đại đội 3/82 bị phạt phải dạ hành mở đường. Măi nửa giờ sau tôi mới bớt giận. Tôi ra lệnh cho Đại đội 3/82 dừng lại tấp vào rừng ngủ. Trong tiểu đoàn này Trung úy Trần văn Phước là người thân cận nhất của tôi. Tháng 11/1972 tôi bàn giao căn cứ Đức-Cơ và Tiểu đoàn 81 BĐQ cho Thiếu Tá Hoàng đ́nh Mẫn để về giữ chức trưởng pḥng 2/BCH BĐQ QK2 th́ Chuẩn úy Trần văn Phước mới măn khoá T́nh-Báo Cây-Mai. Đă có lần tôi gởi Chuẩn úy Phước vào Plei M’rong làm ban 2 cho Thiếu Tá Phạm duy Ánh, tiểu đoàn trưởng TĐ63 BĐQ (1973). Thiếu Tá Ánh chịu không thấu cái tật rượu vào là rút súng của Chuẩn úy Phước. Cuối cùng Phước lại khăn gói quả mướp về tŕnh diện tôi.

    Chỉ có ḿnh tôi là biết cách kiềm chế con ngựa chứng này. Chú Phước ở với tôi từ đó cho tới cuối 1973 th́ thày tṛ tôi vào Plei-Me. Chú Phước và chú Minh (sĩ quan truyền tin LĐ24 BĐQ sau này) là hai sĩ quan sau cùng c̣n ở lại bên tôi, rồi bảo vệ tôi thoát hiểm trong kẽ tóc đường tơ, khi Tiểu đoàn 82/ BĐQ bị tràn ngập trưa 15 tháng Tư năm 1974 trên căn cứ 711. Rồi cũng chính Thiếu úy Trần văn Phước là người đầu tiên cùng tôi đặt chân trở lại trên căn cứ 711 sau khi chúng tôi vất vả hai ngày phản công tái chiếm căn cứ này. Trận đó tiểu đoàn của chúng tôi bị sáu tiểu đoàn của SĐ 320 Điện Biên xa luân chiến. Trong hai năm sau cùng của cuộc chiến, không có trận đánh nào mà không có mặt Phước bên cạnh tôi. Sau trận Plei-Me, Thiếu úy Trần văn Phước được đặc thăng trung úy. Lên trung úy, chú Phước bỏ nghề quân báo, trở lại đời tác chiến làm đại đội trưởng. Đây là lần đầu, tôi nặng tay với Phước. Tôi vào máy gọi cho Phước. Đầu máy bên kia, tôi nghe tiếng người đàn em sụt sịt,

    -“Em xin lỗi Thái Sơn! Em xin lỗi anh Hai!”

    -“Thôi! Ngủ đi! Chờ mai anh lên với chú!” Tôi cũng thấy mủi ḷng, xốn xang,

    Tôi lấy điếu Lucky ra hút. Tiếng muỗi đêm vo ve bên tai. Tiếng suối reo ŕ rào trong khe. Tiếng gió lùa ù ù sau đồi. Trên poncho, lá cây rơi lộp độp. Quanh tôi đủ loại tiếng rừng. Chưa lần nào tôi cảm thấy rừng đêm buồn như thế!

    Trăng sáng như ban ngày. Gần chín giờ đêm, trung tá liên đoàn phó cho người tới lều mời tôi lên gặp riêng. Ông Châu nhờ tôi xin trực thăng tản thương cho ông ta ra khỏi vùng. Đại Úy Trần dân Chủ, ban 3 liên đoàn cũng xin phép tôi để đi theo trung tá liên đoàn phó. Tháp tùng Trung Tá Châu, ngoài Đại Úy Chủ c̣n hai hạ sĩ quan truyền tin liên đoàn.

    Sáng 28/3/75, khi hai sĩ quan và hai hạ sĩ quan của bộ chỉ huy liên đoàn vừa yên chỗ trên sàn trực thăng th́ dưới băi bốc xảy ra cảnh lộn xộn, ồn ào. Có một người đàn bà nhất định không chịu lên máy bay. Chị ta vừa khóc thút thít vừa co rụt người lại khi mấy anh lính an ninh băi đáp t́m cách đẩy chị ta lên cửa trực thăng.

    -“Em không về đâu! Em không nỡ bỏ anh ấy giữa rừng!”

    Người đàn bà này đă theo đoàn quân của TĐ 81/BĐQ từ ngày đầu di tản. Chị không chịu bỏ người thân. Tay chân chị giăy giụa, miệng chị la bài hải,

    – “Em không sợ chết đâu! Cho em ở lại đi! Các anh ơi!”

    Cuối cùng, toán giữ trật tự băi đáp đành chịu thua người đàn bà. Chợt không ai bảo ai, tất cả Biệt Động Quân có mặt trên băi bốc ngày hôm ấy đă đồng loạt vỗ tay hoan hô người phụ nữ can đảm. Chờ một lúc không thấy ai lên máy bay nữa, tôi ra dấu cho chiếc trực thăng cất cánh.


    Còn tiếp ...

  3. #203
    Tran Truong
    Khách

    NGÀY TA BỎ NÚI _ Vương mộng Long , khoá 20 VBĐL

    Chiều đó, khi dừng quân, tôi nhận được một công điện từ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 Hành Quân chỉ định Thiếu Tá Hiện Dịch Vương mộng Long khóa 20 Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam tạm thời giữ chức vụ liên đoàn trưởng Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân. Tôi mời Thiếu Tá Đàng và Thiếu Tá Tài lên gặp tôi để phân nhiệm. Theo đó, Tiểu đoàn 82 BĐQ sẽ mở đường, Tiểu đoàn 81 BĐQ đi giữa, Tiểu đoàn 63 BĐQ có nhiệm vụ đoạn hậu. Đối với Thiếu Tá Nguyễn hữu Tài, tôi không gặp trở ngại ǵ về vấn đề chỉ huy, v́ anh Tài là tiểu đoàn phó của tôi trước khi thuyên chuyển qua Tiểu đoàn 81 BĐQ.

    Anh Trần đ́nh Đàng xuất thân khóa 15 Vơ-Bị và phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân từ những năm binh chủng mới được khai sinh. So với Thiếu Tá Đàng, tôi là đàn em rất xa, về cả hai xuất xứ, Biệt Động Quân cũng như Vơ-Bị (tôi xuất thân từ k20). Tôi xin ư kiến của người Niên Trưởng dễ mến này về việc tôi được chỉ định chỉ huy liên đoàn. Tôi hỏi anh có trở ngại ǵ khi anh phải nằm dưới sự chỉ huy của tôi không? Anh Đàng trả lời một cách khẳng khái:

    -“Chú chỉ huy là phải rồi! Chú thông thuộc địa thế Vùng 2. Chú được cấp trên, cấp dưới tín nhiệm. Anh sẽ nghe theo lệnh của chú. Yên chí đi!”

    -“Cám ơn Niên Trưởng!” Tôi xiết tay anh Đàng thật chặt. Trong cơn nguy khốn, chúng tôi thấy thương nhau hơn. Trong hoạn nạn, chúng tôi thấy gần nhau hơn.

    Những ngày tiếp theo, dưới quyền chỉ huy của tôi, liên đoàn tiếp tục cuộc hành tŕnh theo dự trù. Cứ theo hướng 1600 ly giác, chúng tôi băng rừng lội suối nhắm về thị trấn BLao. Trên đường chúng tôi đi qua chỉ có tre, mây và lau sậy; trên đường chỉ có dấu chân voi. Địa thế ở đây tôi quen lắm. Thời 1968 tôi đă lặn lội, lùng sục không sót một ngọn đồi nào trong vùng này. Đă bao lần, tôi qua lại trên dải đất từ bờ đông sông Đa-Dung qua Quốc lộ 20 tới cao nguyên Gia-Bắc giáp giới quận Thiện-Giáo, B́nh-Thuận.

    Ngày đó, Trung Tá Bùi văn Sâm LĐT LĐ2 BĐQ đă biệt phái TĐ11 BĐQ của Đại Úy Hồ khắc Đàm (k16VB) cho Task Force South của Tướng Trương quang Ân, Tư Lệnh Sư đoàn 23/Bộ Binh. Tôi lúc đó là đại đội trưởng ĐĐ1 TĐ11 BĐQ dưới quyền anh Đàm. Chúng tôi được trực thăng Hoa-Kỳ tải vào rừng. T́m mục tiêu, diệt địch. Leo hết ngọn đồi này tới ngọn đồi khác. Mười ngày sau chui ra băi trống nhận tiếp tế gạo mắm. Rồi lại leo lên trực thăng, đổ xuống băi khác. Lại t́m mục tiêu. Lại leo hết đồi này tới đồi khác. Lại tiếp tế… Cứ thế, mỗi đợt cả tháng trường, chúng tôi lần ṃ trong núi. Chỉ những anh bị thương hay sốt rét là có dịp nh́n thấy phố …

    Bảy năm sau, tôi lại lội trên những con đường ṃn ngày xưa tôi đă dẫn quân đi qua. Bảy năm sau, tôi vẫn nhớ đường nào lên Đại-Nga, hướng nào về Tân-Bùi, ngả nào qua Tân-Rai. Lương thực của chúng tôi đă gần cạn. Giầy vớ, áo quần bắt đầu te tua. 30/3/75, mặt trời vừa lên, trong máy nội bộ của TĐ82/BĐQ đă có tiếng người trên trực thăng hối thúc,

    -“Yêu cầu Thái Sơn kiếm băi đáp nhận chỉ thị gấp!”

    Lúc đó chúng tôi đang ở gần một băi ngô cũ. Chiếc trực thăng sà xuống. Người phi công quơ tay ngoắc tôi lia lịa. Tôi bước lên càng máy bay để nghe anh ta nói,

    -“Tôi được lệnh Quân đoàn lên đón Thiếu Tá về Đà-Lạt. Thiếu Tá lên tàu mau đi!”

    -“Thế c̣n liên đoàn th́ sao?”

    -“Chúng tôi chỉ ‘rescue’ một ḿnh Thiếu Tá thôi! Những người khác, bỏ!”

    -“Thôi! Nếu thế th́ tôi không đi đâu! Tôi đang chỉ huy cả ngàn người. Tôi không mặt mũi nào bỏ đi một ḿnh. Anh về báo với Quân đoàn cố gắng bốc tất cả liên đoàn giùm tôi.” Tôi xua tay,

    Nói xong câu đó, tôi bước xuống đất định quay đi th́ người phi công cởi giây đai, mở cửa phi cơ. Anh nhảy xuống đất đứng nghiêm trước mặt tôi. Giơ tay chào tôi, anh nói lớn,

    -“Tôi không ngờ giờ này quân đội ta c̣n một vị chỉ huy đáng nể như Thiếu Tá! Thiếu Tá cho phép tôi chào kính phục ông và nói lời vĩnh biệt ông.”

    Người phi công nắm tay tôi lắc lắc mấy cái rồi anh buông tay tôi ra, leo lên buồng lái. Cả phi hành đoàn giơ tay vẫy vẫy giă từ. Tôi cũng giơ cái bản đồ vẫy lại. Chiếc trực thăng cuối cùng của Vùng 2 khuất dần ở chân mây.

    Binh nhất Y Don Near mang máy truyền tin nội bộ của tôi lúc nào cũng đi sát bên tôi. Don đă nghe tất cả những lời tôi và viên phi công đối đáp với nhau. Chắc nó đă kể lại chuyện này cho bạn bè. Trưa hôm đó, lúc dừng quân nghỉ chân, vài anh lính Rhadé, Jarai đă đến xúm quanh người chỉ huy của họ,

    -“Ông Thiếu Tá ơi! Đừng bỏ tụi em, tội nghiệp!”

    – “Ừ! Thiếu Tá không bỏ các em đâu! Thiếu Tá lúc nào cũng ở bên các em. Chúng ḿnh sống chết có nhau!” Nh́n những giọt nước mắt theo nhau lăn trên những g̣ má đen đủi của thuộc cấp, tôi thấy ḷng ḿnh ấm lại.

    Chúng tôi đă cạn hết lương thực. Trên đường đi, chúng tôi phải tấp vào những nương rẫy cũ kiếm rau tàu bay, củ chuối, nấu ăn cho đỡ đói. Răng người nào cũng đen thui v́ nhựa chuối rừng. Điều khổ nhất phải chịu đựng là, sau khi ăn hoa chuối, cây chuối hay củ chuối th́ chất sơ của chuối làm cho chúng tôi mắc bệnh táo bón. Mỗi khi đi tiêu, chúng tôi phải ngồi ngâm hậu môn xuống nước, lấy cây cạy phân ra. Hậu môn đau rát lắm. Đi tiêu xong người nào cũng bước cà-náng, hai hàng. Buổi trưa, tôi đang ngồi bên đường chờ bát canh rau tàu bay của chú Bích th́ Thiếu úy Học rón rén tới gần. Học th́ thầm,

    -“Có con gấu to lắm, trên cây. Thái Sơn cho phép bắn làm thịt nghe?”

    -“Ừ! Bắn đi!” Tôi sáng mắt lên,

    Học vui vẻ phóng về hướng rừng. Lát sau chú quay lại, mặt tiu nguỷu,

    -“Thằng lính gác muốn bắn nhưng lại sợ Thái Sơn la. Đợi khi em xin phép xong th́ con gấu đă chạy mất tiêu rồi!”


    Còn tiếp ...

  4. #204
    Tran Truong
    Khách

    NGÀY TA BỎ NÚI _ Vương mộng Long , khoá 20 VBĐL

    Tôi th́ buồn vui lẫn lộn. Buồn v́ mất ăn một bữa thịt gấu. Vui v́ tới giờ phút này, tinh thần kỷ luật của đơn vị tôi vẫn chưa bị lung lay. Chúng tôi đang ở bên bờ một con suối lớn. Dưới nước, những con cá đuổi nhau có ngời. Tôi chợt nghĩ ra một ư lạ: Đốt cá! Tôi gọi Thiếu Tá Tài và Thiếu Tá Đàng sẵn sàng. Tôi ra lệnh cho ba tiểu đoàn tản xa theo ḍng nước. Mỗi tiểu đoàn trấn giữ một khúc suối. Nơi đầu nguồn của mỗi đơn vị chỉ cần đốt ba quả lựu đạn M26 là liên đoàn có một bữa cá no nê. Tôi học được cách đốt cá từ khi c̣n ở Đại đội Trinh-Sát Liên đoàn 2. Vặn phần đầu của quả lựu đạn ra, vứt đi. Bẻ đầu một viên đạn M16 lấy thuốc súng đổ vào lỗ kích hỏa của trái lựu đạn. Đốt thuốc súng cho lửa xanh phụt lên. Quơ qua, quơ lại quả lựu đạn cháy trong ḷng nước. Hơi cay làm cho thủy tộc bị đui. Cá đen, cá trắng, lươn, cua, rùa, rắn, ếch, nhái, vân vân, con ǵ trong nước cũng nổ con ngươi nổi lên mặt nước. Buổi chiều chúng tôi mỗi người được chia một lon Guigoz cá tươi. Sáng mai chúng tôi lại có sức để lên đường.

    Chúng tôi đang ở trên một ngọn đồi cách Bảo Lộc trên dưới hai chục cây số. Từ trên đỉnh, chúng tôi nh́n thấy thung lũng dưới chân đồi là một mật khu trù phú. Kế hoạch đặt ra như sau: Đại đội 3/82 sẽ tiến sát, rồi bất thần đột kích khu doanh trại chính; mỗi tiểu đoàn sẽ cắt hai chục người tải lương thực về. Kế hoạch đă được thi hành như dự liệu và không có ǵ trục trặc xảy ra. Đại đội 3/82 thanh toán mục tiêu rất nhanh. Một cán bộ VC quần áo bảnh bao đang ngồi bên bàn chờ ly cà phê phin nhỏ giọt th́ bị một viên M16 ghim vào ngực. Hai cán bộ đang cho lợn ăn trưa cũng bị mỗi tên một viên M16 vào ngực. Mấy anh cán binh đang tưới cây trong vườn cũng bị mỗi anh một viên M16 vào ngực. Cái mật khu dưới kia là một trung tâm huấn luyện của Tỉnh-Đội Lâm-Đồng Việt-Cộng.

    Trung tâm có khoảng trên ba trăm khẩu súng gỗ và cả chục khẩu súng thật. Có một khẩu cối 82 ly với một kho đạn. Tên VC đang chờ uống cà phê có vẻ là cấp chỉ huy. Những tên khác có lẽ là bọn lo công tác hậu cần. Bọn bộ đội bảo vệ trung tâm đă xuất trại vắng. Quân ta làm chủ t́nh h́nh một cách lẹ làng. Có một tai nạn lúc xung phong: Hạ sĩ Nguyễn Ba trong toán tà-lọt của tôi đă lủi đầu vào một bụi tre. Một cọng tre khô xuyên vào mắt trái của hạ sĩ. Đói quá, quên đau, hạ sĩ xung phong bắt được một con gà và một gốc sắn rồi mới chịu lấy khăn tay bịt một mắt rút lui lên đồi. Ăn xong bữa thịt gà hạ sĩ mới nhận ra con mắt bị thương đang hành hạ anh ta.

    Cái cọng tre c̣n ḷi ra khỏi hốc mắt Hạ sĩ Ba cả tấc. Quân y liên đoàn không dám rút cọng tre khỏi mắt Ba v́ không đủ phương tiện cứu chữa. Họ chỉ dùng ḱm cắt cọng tre ngắn đi cho đỡ vướng. Vốn là một tay viễn thám gan lỳ, người tà-lọt của tôi cắn răng chịu đau, không rên, không khóc. Những ngày sau đó, hạ sĩ đành quàng súng lên vai, hai tay luân phiên che mắt đi theo đoàn tùy tùng của Đại Úy Hoàn. Tôi cũng quên dặn ḍ các cánh quân coi chừng bắn gà, bắn heo có thể gây đạn lạc trúng quân ta. Kết quả, đạn của Đại đội 3/82 đă sượt qua cổ một anh BĐQ TĐ63 BĐQ thay v́ trúng đầu một con gà. Người trúng đạn bị thương nhẹ.

    Toán tải lương thực sau cùng của liên đoàn đă rút lui an toàn. Mới vài ngày trước, tôi đă chứng kiến cảnh BĐQ hoan hô người đàn bà can đảm của TĐ81 BĐQ trên băi trực thăng, v́ thế tôi không ngạc nhiên khi thấy chị ta cũng có mặt trong đoàn người mặt mày hí hửng đang từ dưới chân đồi h́ hục leo lên. Tôi không cho lệnh đốt khu doanh trại v́ ngại khói đen bốc cao có thể thu hút sự chú ư của các đơn vị Việt-Cộng ở xa. Tôi không muốn đụng đầu với quân cứu viện của chúng lúc này. Khi rút lui, Trung úy Phước đă sơ ư không phá cơ bẩm khẩu súng cối. Vài giờ sau khi chúng tôi rút đi th́ đạn cối 82 ly bắt đầu câu theo đít quân ta. Chúng tôi nhanh chân vượt qua hai ngọn đồi rồi chui vào sâu trong rừng lau sậy. Trời vừa tối. Tôi cho lệnh dừng quân căng lều. Rừng bao la, đạn cối của Việt- Cộng “ùm! ùm!” rơi bâng quơ trong núi.

    1/4/75 Lên đường! Sáng nay mọi người đều no bụng. Đoàn quân t́m lại được cái vẻ oai phong, khí thế ngày nào! Đội h́nh một hàng dọc! Thứ tự như cũ! Cứ theo hướng mặt trời mọc mà đi! Binh nh́ viễn thám viên Triệu Tân mở đường. N gười thứ nh́ là Thiếu úy Học. Người thứ ba là tôi. Sau tôi là thằng Don. Sau thằng Don… là đoàn rồng rắn lên mây, cả liên đoàn hàng dọc. Đường độc đạo, hai bên là lau sậy và gai mắc cỡ. Nếu cứ tính lộ không trung b́nh mỗi người cách nhau 3 mét, th́ toán đi đầu của tôi cách toán đi chót của Thiếu Tá Đàng phải trên 2 cây số. Tới chiều th́ chúng tôi bắt đầu đi lên một cái dốc khá cao. T́nh h́nh vẫn yên tĩnh! Trời đẹp quá! Trên không mây trắng vài sợi bay lờ lững. Gió nhẹ như ru. Thông ngàn reo vi vu. Chim chóc hót vang lừng. Nếu là thuở thanh b́nh th́ cảnh này thật lư tưởng cho các thi nhân lang thang đi t́m ư thơ…

    “Choác!” Thằng Tân té ngửa! Tôi và Thiếu úy Học khựng lại. Một giây sau tôi và chú Học mới bóp được c̣ hai khẩu M16 theo phản xạ, nhắm về hướng bụi cây um tùm bên phải dốc. Đạn trúng tảng đá trong bụi rậm. Đạn văng ngược ra đường xoáy trong không khí, kêu “Tăng! Tăng!… Tằng! Tằng!…” rồi… “Xèo!” chui xuống cỏ. Toán viễn thám của Binh nhất Tuấn phóng nhanh lên dốc, vừa chạy vừa bắn. Toán viễn thám chiếm được đỉnh dốc, nhưng tên bắn tỉa đă cao bay. Viên đạn súng trường Nga trúng ngay giữa trán Triệu Tân. Cái nón sắt vỡ. Cái vỏ đạn bằng đồng đỏ c̣n nóng hổi, nằm trên mặt đất sau tảng đá. Chỉ với một viên đạn, Thượng Cộng đă loại ra ngoài ṿng chiến một viễn thám viên lợi hại của đơn vị tôi.

    Khi đại đội của Thiếu úy Học đă bố trí an ninh xong, chúng tôi tạm dừng để an táng BĐQ Triệu Tân. Thêm một cái thẻ bài mất chủ bị cất trong ba lô của Thiếu úy Hoàng, ĐĐTĐại đội Công Vụ của TĐ 82 BĐQ. Tôi cho liên đoàn chiếm lĩnh ngọn đồi để nghỉ qua đêm. Đêm đó toán viễn thám của Binh nhất Tuấn âm thầm lên đường. Điểm tới là triền dốc cuối ngọn đồi, cách chỗ chúng tôi dừng quân gần hai cây số. Mờ sáng hôm sau một quả Claymore nổ. Tên Thượng Cộng đang nửa đường lên dốc lănh nguyên trái ḿn cơ động, khẩu súng trường bá đỏ văng trên băi cỏ bên đường: Có vay có trả!

    Sáng 2/4/75, vừa xuống tới chân dốc, tôi báo cho hai tiểu đoàn đi sau chuẩn bị đánh lạc hướng địch. Mười năm phục vụ ở Vùng 2, tôi đă hướng dẫn nhiều quân nhân dưới quyền thành thạo nghệ thuật xóa dấu vết khi di chuyển trong rừng. Hôm nay liên đoàn bị một phen vất vả. Đoàn quân đang đi hàng dọc th́ được lệnh dừng lại, chuyển thành hàng ngang, đâm thẳng xuống suối. Tới suối lại được lệnh lội hàng dọc trong ḷng suối. Lội được khoảng nửa cây số lại có lệnh chuyển hàng ngang leo lên đỉnh. Khi lên tới đỉnh, đoàn quân lại chuyển thành hàng dọc. Phải ma mănh như thế mới đánh lạc được sự theo dơi của Thượng Cộng. V́ di chuyển ṿng vo tránh vùng địch hiện diện nên chúng tôi dạt về hướng nam hơi xa. Buổi trưa, tôi thấy đồn Tân-Rai sừng sững bên phải trục tiến quân của ḿnh. Trên ngọn cột, lá cờ vàng ba sọc đỏ c̣n bay, nhưng đồn Tân-Rai đă bị bỏ trống. Chúng tôi chỉ đứng xa mà ngó chứ không dám leo lên. Ḿn bẫy ai mà lường cho được!

    Tôi chuyển hướng về đông bắc. Xế chiều chúng tôi đă ở trên một đỉnh đồi nằm về hướng tây phi trường Con Hinh Đa. Thành phố BLao nằm dưới kia, ngay trước mặt! Từ trong phố vẳng lại tiếng trống múa lân “thùng! thùng!” Trước cửa vài ngôi nhà lác đác cờ bay, cờ nửa xanh, nửa đỏ, sao vàng. BLao đă rơi vào tay giặc! Chúng tôi đành quay sang hướng bắc, t́m đường lên Đức-Trọng, Liên-Khương. Không biết t́nh h́nh Đà-Lạt ra sao? Thôi th́, nước c̣n, ta cứ tát! Hi vọng, có c̣n hơn không!

    Trưa 3/4/75, cánh quân đầu của tôi tới sát Liên tỉnh lộ 8B. Nơi này cách quận lỵ Di-Linh chừng năm cây số. Bên kia lộ là vườn trà. Trà bạt ngàn. Hướng nam con lộ là rừng tre. Chúng tôi núp trong rừng tre. Ngoài đường cơ giới địch chạy ầm ầm. Chờ tới gần tối, tôi đem theo Thiếu úy Học và một toán cận vệ xuống thám sát con đường. Khi chúng tôi đang kẹt giữa đường th́ một chiếc xe tải đi tới. Toán cận vệ BĐQ bắn đại vào đầu xe. Chiếc xe bể máy, xẹp lốp ngừng ngay giữa đường. Hai tên VC ngồi ghế trước chết ngay tại chỗ. Chúng tôi chưa kịp kiểm soát trên xe chứa ǵ th́ nghe tiếng đàn bà và trẻ con khóc ré lên trong xe. Xe chở toàn đàn bà và con nít! Tôi không biết v́ sao trong chiếc xe Zin của VC lại đầy con nít, đàn bà? Tôi gọi anh em rút êm về hướng cũ. Chúng tôi nhanh chân lui lại hướng nam chừng một cây số, ngủ trong rừng trà. Từ radio, đài BBC loan tin thành phố Đà-Lạt mất. Bây giờ chúng tôi chỉ c̣n cách bỏ núi, t́m đường ra biển.

    Ngày 4/4/75, chúng tôi di chuyển thật chậm trong rừng thông và rừng cỏ hôi. Vùng này nằm giữa Di-Linh và Bảo-Lộc. Hướng tiến bây giờ là 1600 ly giác. Tôi hy vọng t́m được đường tới Liên-Đầm. Rồi từ Liên-Đầm lủi trong rừng tre chuồn về Gia-Bắc, xuống Thiện-Giáo. Trưa đó toán đi đầu của tôi mới ló đầu ra một trảng trống th́ nghe tiếng súng trường Nga bắn “tắc! bụp!” Có người đi săn gần đây! Vừa quẹo qua một cái cua đường ṃn, Binh nhất Yan đi đầu chạm trán một cán binh Việt-Cộng ngồi câu cá trên một cái cầu ván bắc ngang con rạch nhỏ. Tên Việt-Cộng không ngờ trong rừng c̣n có quân lính Việt-Nam Cộng-Hoà! Y há hốc mồm nh́n sững cái phù hiệu đầu cọp nhe nanh trên mũ sắt của Binh nhất Yan. “Đoàng!” thằng VC rớt xuống rạch.

    Nước trong rạch không sâu lắm, cỡ đầu người. Chúng tôi núp trong lùm tre nh́n về hướng đồn điền trà trước mặt. Trời! Việt-Cộng đâu mà nhiều thế! Lều bạt, xe cộ, pḥng không, đại bác, xe tank, xe xích kéo pháo và tải đạn, đậu sát rạt nhau theo các đường phân lô trà. Bóng người qua lại lố nhố. Đơn vị CSBV này cũng cỡ một E pháo (trung đoàn). Như vậy gần đây cũng phải có ít nhất là một E bộ binh yểm trợ cho cái E pháo nặng trước mắt tôi! Trên cái đồn điền trà bát ngát đó, chỗ nào cũng có bộ đội. Chúng nói chuyện ồn ào huyên náo tự nhiên như đang ở giữa Hà-Nội. Chẳng đứa nào để ư tới tiếng súng của Binh nhất Yan. Chắc chúng tưởng đó là tiếng súng bắn chim trời, gà rừng của đồng bọn? Trong t́nh cảnh đó, tôi thấy chỉ có cách áp dụng chước thứ ba mươi sáu trong tam thập lục kế là tốt nhất.

    Tôi ra dấu cho mọi người đánh bài tẩu mă. Anh Thiếu Tá Đàng đi đoạn hậu, c̣n ở tít đằng sau xa, chẳng hiểu ất giáp ǵ. Thấy tôi hối hả ra lệnh chém vè về nam càng nhanh càng tốt, anh cũng cho đàn em vắt gị lên cổ chạy theo tụi tôi. Sau đó, nương theo rừng thông, chúng tôi từ từ di chuyển ngược về nam. Tôi dự trù sẽ lấy Quốc lộ 20 làm chuẩn. Nếu thuận tiện chúng tôi đổ dốc xuống Thiện-Giáo. Nếu có trở ngại, chúng tôi sẽ cặp quốc lộ để về Gia-Kiệm. Đêm đó chúng tôi nghỉ chân trên một khu đồi thông. Hướng nam của chúng tôi là những rặng đồi cuối cùng của cao nguyên Bảo-Lộc. Tôi biết chắc chắn rằng bên trái những rặng đồi xanh đó là Đèo Chuối. Rừng chuối, rừng tre vùng này th́, eo ơi! vắt nhiều không đâu bằng!

    Trưa 5/4/75, tôi đang suy tính làm cách nào an toàn đưa liên đoàn băng qua Quốc lộ 20 th́ trong tần số 47.70 có người gọi Thái Sơn. Tần số 47.70 là tần số đặc biệt của tôi, chỉ có tôi và Trung Tá Hoàng kim Thanh LĐT/LĐ24/BĐQ biết. Tần số này chỉ dùng trong trường hợp nguy biến hay bị thất lạc. Một chiếc L19 đang bay ở hướng đông. Chiếc L19 trực thuộc Quân đoàn 3. Trên tàu là Trung Tá BĐQ Nguyễn khoa Lộc (k18 VB); anh đang đi t́m tôi và liên đoàn. Anh Lộc cho tôi biết rằng Trung Tá Thanh đă về tới Sài-G̣n. Trước khi nhập viện chữa vết thương, Trung Tá Thanh đă tới tŕnh diện Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư Lệnh Quân khu 3 để báo cáo với ông Tướng rằng Thiếu Tá Vương mộng Long đang hướng dẫn Liên đoàn 24 BĐQ trên đường t́m về với quân bạn.

    Tướng Toàn ra lệnh cho Trung Tá Lộc đi t́m bốc chúng tôi về. Tôi loan báo tin này cho anh Đàng và anh Tài. Cả liên đoàn như hồi sinh. Sau khi anh Lộc bay đi, tôi cho quân tấp vào b́a rừng nghỉ qua đêm chờ mai ra băi bốc. Đêm đó là lần đầu tôi, anh Tài và anh Đàng đóng quân chung. Đó cũng là lần đầu chúng tôi có thời giờ kiểm điểm lại quân số một cách kỹ càng sau gần nửa tháng vất vả, gian nan. Tôi cám ơn Niên Trưởng Trần đ́nh Đàng đă phụ giúp tôi một cách rất đắc lực trong vai tṛ đoạn hậu vô cùng khó khăn. Với những đức tính can đảm, kiên nhẫn, chịu đựng, và khiêm nhường, Thiếu Tá Đàng là tấm gương tốt cho những người khác nh́n vào, noi theo. Quân số Liên đoàn 24 Biệt Động Quân c̣n duy tŕ toàn vẹn, phần lớn nhờ vào công lao của Niên Trưởng Trần đ́nh Đàng khóa 15 Vơ-Bị.

    Ngày 6/4/75, Tiểu đoàn 82 BĐQ được Chinook của Quân đoàn 3 bốc ra phi trường Phan-Thiết. Đổ xăng xong, trực thăng chở thẳng chúng tôi về Xuân-Lộc tăng phái cho Tướng Lê minh Đảo (k10 VB), Tư Lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh. Hôm sau, hai tiểu đoàn 81 BĐQ và 63 BĐQ cũng được bốc ra Phan-Thiết và đặt thuộc quyền chỉ huy của Tiểu Khu B́nh Thuận.

    Khoảng năm giờ chiều ngày 6 tháng Tư 1975, tôi đặt chân xuống phi trường Long-Khánh. Một cuộc lui binh nghiệt ngă đă đưa tôi tới chốn này. Quanh đây, tôi chỉ thấy một dải b́nh nguyên ngút ngàn đồng cỏ. T́m đâu những rặng Chư-Prong, Chư-Gô suốt mùa sương phủ, mây che? Tôi đă thực sự ĺa rừng, xa núi. TỪ NAY VĨNH BIỆT PLEIME!

    Tôi hiểu rằng chiến trận không dừng ở đây. V́ tôi biết một tướng hàng đầu Cộng-Sản đă tuyên bố: “Muốn giải phóng Miền Nam, trước hết phải đặt bàn chân phải lên Tây-Nguyên, sau đó đặt bàn chân trái lên Duyên-Hải” (Vơ nguyên Giáp) Chúng tôi đă b́nh thản đợi chờ những trận đánh mới.

    Tháng Tư 1975, những người lính của Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân gốc Kinh, Thượng Rhadé, Jarai, Bana của căn cứ Biên Pḥng Plei-Me đă chiến đấu một cách tuyệt vọng, nhưng với một phong cách thật tuyệt vời. Chúng tôi đă không bỏ nhau. Theo chân nhau, chúng tôi đă ngă xuống, từng ngày. Máu chúng tôi đă tưới đẫm từng ngọn đồi, từng đoạn đường, từng khu phố để ngăn bước giặc tràn vào Xuân Lộc, Đồng Nai, Sài G̣n.

  5. #205
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Bây giờ là tháng Tư, trong kư ức tôi những kỷ niệm ba mươi năm trước lại hiện về, rơ mồn một như thể là nó mới xảy ra ngày hôm qua, hôm kia.

    Bây giờ là tháng Tư, tôi lại nhớ đến trận đánh oai hùng cuối cùng của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa, trận Xuân-Lộc!

    Tôi bùi ngùi hồi tưởng những giây phút vinh quang của chiến thắng để đời này, cùng những tủi nhục tiếp theo sau đó, khi quê hương nát tan. Những ḍng viết lên sau đây là để tưởng niệm những thuộc cấp của tôi đă ngủ yên giấc tháng Tư, bên con suối Rét (Xuân-Lộc), trên một ngọn đồi không tên ở Long-Thành, và trong đường phố Hố-Nai (Biên-Ḥa).

    Đầu tháng Tư năm 1975, Quân Đoàn II không c̣n nữa. V́ liên đoàn trưởng và liên đoàn phó vắng mặt, nên tôi được chỉ định nhận nhiệm vụ chỉ huy và hướng dẫn Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân từ Quảng-Đức t́m đường ra biển để bắt tay với quân bạn. Khi liên đoàn được trực thăng vận về Phan-Thiết th́ Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân được đưa thẳng về sân bay Long-Khánh đặt thuộc quyền xử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh.

    Ngày đầu đặt chân xuống phi trường Xuân-Lộc (6/4/1975) tôi không hề có ư nghĩ rằng tại nơi này chỉ mấy hôm sau, đơn vị tôi lại có dịp tham dự vào một trận đánh long trời lở đất.

    Ngày xưa tôi rất mê Rommel, tôi đă t́m đọc nhiều sách viết về “Con Cáo Sa- Mạc” này và tôi mơ tưởng có ngày được đánh những trận thần sầu như Rommel đă làm. Trận Xuân-Lộc là lần đầu trong đời lính, tôi được thỏa măn ước vọng đọ sức so tài với một địch thủ nặng cân hơn về vũ khí, đồ sộ hơn về quân số. Với tôi, trận Long-Khánh là một trận đánh “để đời” cho những tay cầm quân chuyên nghịêp. Trong trận đánh này, mũi dùi tiến công chính bằng cơ giới của Cộng-Quân nhằm đánh chiếm Ṭa Hành-Chánh Tỉnh Long-Khánh đă bị Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân bẻ găy hoàn toàn. Trong khu vực trách nhiệm của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đă có ít nhứt là bảy chiến xa Cộng-Sản bị bắn cháy, và một trung đoàn bộ binh địch bị loại ra khỏi ṿng chiến.

    Rạng đông 9/4/1975 trận Long-Khánh bắt đầu. Súng nổ như bắp rang khắp nơi trong thành phố, ngoài ṿng đai. Đủ loại đại bác thét gầm, đạn xé gió ào ào tới tấp tưới trên mục tiêu của cả hai phía.

    Những đám cháy không người chữa, lửa càng lúc càng cao, thần hỏa tự do tung hoành. Máy truyền tin ơi ới gọi nhau. Những thân h́nh ngă xuống, những tiếng hô xung phong nghe rợn tóc gáy.

    Những cánh F 5 thét gào, lên, xuống, thả hết đợt bom này tới đợt bom khác lên đầu địch. Những chiếc Khủng-Long AC 119 bao vùng cả ngày lẫn đêm với những họng đại bác 20 ly gầm rú từng hồi. Đáp lại, địch cũng trả đ̣n bằng những chùm 100 ly và 37 ly pḥng không nở hoa trên mây. Những chiếc T 54 hung hăn khạc đạn không ngừng, những cái lô cốt ngả nghiêng v́ trúng đạn đại bác 100 ly của xe tank địch.

    Trong những ngày đầu tháng Tư ở Long-Khánh, một góc địa cầu đă rung rinh v́ bom đạn!

    Địch đông gấp ba, bốn lần quân bạn, được T 54 trang bị đại bác 100 ly dẫn đường. Pháo yểm của Cộng-Sản gồm đủ loại hạng nặng: đại bác 130 ly, 122 ly ṇng dài, 105 ly, 75 ly sơn pháo, cối 120 ly, cối 82 ly, và pḥng không 100 ly, 37 ly. Thậm chí trong ba ngày đầu địch dùng cả pḥng không 37 ly để bắn trực xạ vào Trại 181 Pháo Binh của Sư Đoàn 18, nơi tôi đặt Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân.

    Ấy vậy mà qua hàng chục đợt xung phong, đoàn chiến xa của “Con Cháu Bác” cũng không làm cách nào vượt nổi khúc xương khó nuốt là cái doanh trại bé tí teo đó để xông thẳng vào Ṭa Hành-Chánh tỉnh, nơi ông Đại Tá BĐQ Phạm Văn Phúc (K10 VB) tỉnh trưởng, đang trợn tṛn con mắt theo dơi tên đàn em về từ Pleime chơi tṛ ú tim với xe tank địch.

    Khi bánh xích của chiếc chiến xa đầu tiên vướng vào cuộn kẽm gai ṿng nơi góc rào tây bắc của Trại Pháo Binh 181 th́ cũng là lúc đoàn quân xâm lăng khựng lại, hoảng hồn bởi những tiếng thét,

    “Biệt Động! Sát! ” … “Biệt Động! Sát!”

    Lũ giặc hung hăng không ngờ Biệt Động Quân đang có mặt nơi đây! Một quả M 72 làm cho chiếc PT 76 xấu số cháy bùng; những cán binh Bắc-Việt tùng thiết vội vàng chạy trối chết về hướng rừng lau.

    Như thế là, chúng tôi đă ra mặt đương đầu với đoàn chiến xa Cộng-Sản Bắc-Việt ngay từ khi trận đánh mới mở màn. “Biệt Động! Sát!”, “Biệt Động! Sát!” tiếng hô vang dậy một góc trời! Có cả một giang sơn hướng đông nam thị xă cho chúng tôi mặc sức tung hoành !

    Ngày nào cũng như này nấy, sau những màn pháo kích như mưa, T 54 có bộ binh tùng thiết, lại từng đợt, từng đợt ào ào xung phong vào vị trí tử thủ của chúng tôi. Nhưng những tổ chống tank ba người của TĐ 82 BĐQ ẩn hiện như ma trơi, sau ô mối, sau gốc xoài, trong bụi chuối, cứ từ từ rang hết con cua T 54 này đến con cua T 54 khác.

    Yên chí v́ có chỗ dựa lưng là lực lượng bạn ở phía sau, tiểu đoàn tôi đánh vùi với chiến xa địch cả tuần lễ không biết mệt. Toán diệt tank này bị loại, toán khác lên thay. Chúng tôi đă làm cho địch tổn hại nặng nề. Chúng tôi đă đánh cho chúng nó “tà đầu” như ư của Chuẩn Tướng Tư Lệnh mặt trận.

    Săn đánh xe tank là cả một nghệ thuật, nó c̣n là một cái thú nữa, cái thú vui chết người! Hơ hỏng một chút thôi là mất mạng như chơi. Trong số mười hai Biệt Động Quân Pleime tử trận ở Long-Khánh tháng Tư 1975 đă có bảy người chết trong khi săn đuổi xe tank CSBV. Mỗi chiến cụ, mỗi vũ khí đều có chỗ yếu của nó. Cái bộ phận phun khói của xe tank là cái “Gót chân Achilles” của xe tank CSBV. Tất cả những chiếc tank địch bị TĐ 82 BĐQ tiêu diệt trong trận Xuân-Lộc đều bị bắn từ phía sau đuôi, nơi phun khói.

    Đánh tank cũng có qui luật. Việc đầu tiên là “tỉa” tên xạ thủ 12,8 ly, nó là tai mắt của chiếc tank, nó có một chân trái hoặc phải bị khóa vào dây xích trên ghế pḥng không. Việc thứ nh́ là “bung” một trái lựu đạn khói hoặc lân tinh làm màn chắn che mắt cái tank bạn của nó ở cách nó không xa; cây pḥng không trên chiếc tank thứ nh́ là tử thần gọi chết. Việc thứ ba thật là giản dị, cứ đứng xổng lưng bóp c̣ cây M 72 nhắm ngay phần phun khói sau đít cái tank mục tiêu, đây là phần mỏng nhất, dễ bắn thủng nhất của chiến xa. Một tiếng “bùm!” rồi tiếp sau đó là xăng và đạn trong xe cháy nổ “lóc! tóc! ùm! ùm!” ngọn lửa dâng cao, khói dâng cao. Xong !

    Mỗi lần một chiếc PT 76 hay T 54 bị bắn cháy, cột khói chưa lên cao khỏi ngọn cây th́ người Anh Cả của chiến trường đă có mặt trên vùng.

    “Tiên Giao đây Hằng Minh gọi!”

    “Hằng Minh, Tiên Giao nghe!”

    “Come on! Gắng lên nghe em! Đánh cho nó tà đầu hết cục cựa! Okay?”

    “Vâng, tôi nghe 5, đánh cho nó tà đầu hết cục cựa!”

    “Okay! You’re a man! Don’t let ‘em run away! Okay?”

    “Vâng, không cho nó ôm đầu mà chạy!”

    “Kill ‘em! Kill ‘em! Okay!”

    “Vâng! Đây là cái tank thứ (2) (3)… đó nghe Hằng Minh! Nó vào cái nào, tôi hạ cái nấy nhé!”

    “Okay! I like the way you fight!”

    “Vâng, tôi nghe rơ 5!”

    “You’re great! You’re excellent!”

    Sau khi thị sát trận địa và khích lệ tinh thần tôi, người Anh Cả bay sang mặt trận hướng tây thị xă, trên đường bay, ông liên tục đối thoại với vị chỉ huy trưởng pḥng thủ Xuân-Lộc, Đại Tá Lê Xuân Hiếu (K10 VB) Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh cũng bằng ngôn ngữ nửa Việt nửa Mỹ.

    Người Anh Cả của mặt trận này là Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo (K10 VB) Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Ông lấy danh hiệu đàm thoại là Hằng Minh, tên người em ruột của ông, Trung Tá Lê Hằng Minh là người hùng TQLC, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 (Trâu Điên) năm xưa đă tử trận trên chiến trường Thừa-Thiên. Tiên Giao là tên đứa con gái áp út của tôi, cũng là danh xưng truyền tin tôi chọn cho ḿnh trong trận đánh này.

    Một ngày giữa tháng Tư năm 1975, ngoài ṿng đai pḥng thủ, một chiếc T 54 chạy lạc loài. Cái ống khói của nó lănh trọn một quả M 72 của toán diệt tank của Đại Đội 1/ TĐ 82 BĐQ. Anh binh nh́ Phan Thọ trong toán hộ tống của TĐT 82 BĐQ cùng với ông phóng viên nhà báo lao vụt về hướng súng nổ. Ít phút sau tôi nghe choang choác, tiếng pḥng không 12,8 ly nổ ḍn ngoài xa. Trong máy PRC 25 tiếng Th/úy Đặng Thành Học, ĐĐT 1/82 BĐQ báo cáo, thằng Thọ bị thương nặng, xin tản thương.

    Th́ ra anh B2 Thọ gan dạ này thấy chiếc T 54 đă nằm bất động; anh leo lên gỡ khẩu pḥng không đem về cho thầy. Không ngờ c̣n một chiếc chiến xa T 54 khác nằm ẩn trong bụi lau cách đó không xa. Thấy anh đứng nghênh ngang sau pháo tháp, nó quạt cho anh một tràng 12,8 ly. Anh rơi xuống đất như con chim bị ná. Ruột anh đổ ra ḷng tḥng, máu tuôn như xối.


    Còn tiếp ...

  6. #206
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Anh phóng viên và một người lính trong toán diệt tank khiêng Thọ về sân bay. Trung Sĩ 1 Chiến, y tá của tiểu đoàn phải dùng cả một tấm băng lá to bằng hai bàn tay x̣e để che cho ruột của Thọ khỏi pḥi ra.

    Mặt Thọ tái xanh, môi run run,

    -Thiếu Tá đừng la em nhé! Em thấy cây súng dễ ăn quá, không ngờ tụi nó bắn lén em!

    Tôi an ủi Thọ,

    – Ừ! Thiếu Tá không la em đâu, nằm im đó chờ xe, Hoàng Long sẽ đem em đi tản thương!

    Hoàng Long là danh xưng của Đại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân.

    Tôi một mặt lo xin pháo binh trong ṿng đai trực xạ vào vị trí chiếc xe tank c̣n lại, một mặt điều động ĐĐ1/TĐ3/Trung Đoàn 43 BB đánh bọc bên phải tiếp tay cho Thiếu Úy Học ĐĐ1/82 có th́ giờ dùng kẽm gai concertina quây quanh chiếc xe mới bị bắn cháy. Chỉ có concertina mới ngăn cản hữu hiệu được bước tiến của chiến xa địch. Con đường độc nhất để tiến quân bằng xe tank của địch nhắm vào sân bay Long-Khánh đă bị đan chằng chịt kẽm gai ṿng.

    Chiếc tank mới bị cháy nằm hơi xa ngoài hàng rào và nó là chiếc T 54 thứ tư bị sơn lên pháo tháp ḍng chữ “Tiểu Đoàn 82 BĐQ diệt tank”. Năm 1981 tại Trại Cải Tạo Z30 C Hàm-Tân, có một thiếu úy thuộc LĐ 81/ BCND tên là Nguyễn Văn Vinh t́m gặp tôi, anh nói: “Tháng 5 năm 1975 em bị nhốt ở Long-Khánh, em ở trong toán tù binh bị bắt đi chùi những chữ ‘Tiểu Đoàn 82 BĐQ diệt tank’ viết trên bốn cái tank T 54 và một cái lội nước PT 76 ở b́a rào pḥng thủ Xuân-Lộc. Công nhận tiểu đoàn anh đánh tank tuyệt quá!”

    Chiếc xe tản thương của Trung Đoàn 43 đă đưa B2 Phan Thọ về ngă ba Tân-Phong; tháp tùng có Đại Úy Hoàn, anh phóng viên nhà báo và Trung Sĩ 1 Chiến, y tá Biệt Động Quân. Khi quay trở về vị trí pḥng thủ, ông Đại Úy Tiểu Đoàn Phó kể lại chuyện dưới đây.

    Xe tới BTL/SĐ 18 /HQ th́ Thọ rất mệt v́ máu ra đă nhiều, anh xuống xe ngồi dựa lưng vào một gốc xoài, chờ Đại Úy Hoàn đi t́m sĩ quan quân y sư đoàn xin tải thương. Bất ngờ Tướng Tư Lệnh từ trong lều bước ra; thấy Thọ, ông hỏi:

    – Em là lính của ai? Bệnh ǵ? Muốn về Sài-G̣n hả?

    Thọ im lặng mở tấm băng lá cho Tư Lệnh thấy vết thương của ḿnh; bất ngờ bộ ruột của anh trào ra khỏi miệng vết thương, máu anh tuôn xối xả.

    Anh y tá vội thưa:

    – Tŕnh Thiếu Tướng, anh này là lính Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, ảnh bị pḥng không bắn khi đang gỡ khẩu 12,8 ly trên cái chiến xa vừa bị bắn cháy. Thiếu Tá em cho phép ảnh được tản thương về Sài-G̣n đó Thiếu Tướng.

    Tư Lệnh la lớn:

    – Quân y đâu băng bó cho chú em ngay!

    Ông quỳ xuống tự tay ấn từng đoạn ruột của người lính vào bụng của anh ta. Người y tá vội vàng làm phận sự của ḿnh tiếp tay với Tư Lệnh. Đại Úy Hoàn vừa quay lại chưa kịp chào tŕnh diện, th́ Tư Lệnh đă lớn tiếng:

    – Phi hành đoàn C&C đưa gấp chú em này về Cộng-Ḥa cho tôi.

    Quay qua Thọ, Tướng nhẹ giọng:

    – Em là lính của Thiếu Tá Long, em can đảm lắm, qua sẽ cứu em!

    Thọ lí nhí:

    – Cám ơn Thiếu Tướng!

    Rồi nó quay qua Đại Úy Hoàn:

    – Cho em điếu thuốc đi Đại Úy.

    Đại Úy Hoàn chưa kịp móc túi lấy thuốc cho Thọ th́ Tướng đă có sẵn điếu thuốc lá đưa vào môi người lính can trường. Ông một tay che gió, một tay bật lửa mồi thuốc cho Thọ.

    Mặt Thọ tái xanh, những thớ thịt trên má bắt đầu co giật. Thọ hút một hơi thuốc dài, mắt Thọ long lanh. Chợt anh ngoác miệng cười:

    – Khẩu pḥng không c̣n mới cáo cạnh, nước thép xanh biếc thấy mê luôn Đại Úy ơi!

    Ông Đại Úy Hoàn an ủi:

    – Giờ này chắc tụi nó đă mang khẩu súng ấy về nộp cho Thiếu Tá rồi. Mày nói đúng đó, nó c̣n mới cáo cạnh, hèn nào mày không mê nó đến đổ ruột luôn!

    Thọ cúi đầu cười xẻn lẻn. Cái bảng nhôm sơn đỏ có sao trắng được lật mặt ra đàng sau trở thành cái bảng nhôm màu trắng thanh khiết bên hông chiếc C&C. Không bảng sao, cái trực thăng chỉ huy trở thành giản dị b́nh thường như ngàn vạn chiếc tàu khác. Trước khi lên máy bay, Thọ c̣n ra dấu cho Đại Úy Hoàn lại gần để anh nhắn nhủ một điều ǵ quan trọng lắm:

    – Em đi rồi không có ai pha cà phê sáng cho Thiếu Tá. Đại Úy nhớ nhắc thằng Bích khi pha cà phê cho Thiếu Tá th́ cho ít đường thôi! Thiếu Tá không thích uống ngọt lắm đâu. Nhờ Đại Úy nhắn với Thiếu Tá rằng, khỏi bịnh, xuất viện là em lên với Thiếu Tá ngay. Thôi em đi đây!

    Không rơ Tư Lệnh có nghe lời nhắn của anh lính Biệt Động Quân gởi cho thầy của anh ta không, nhưng rơ ràng đôi mắt Tư Lệnh rưng rưng. Chiếc trực thăng khuất trong ṿm mây từ lâu mà cánh tay Tư Lệnh c̣n vẫy theo chưa hạ xuống.

    Đây không phải là lần đầu cái can trường của thuộc cấp làm tôi cúi đầu kính phục. Mà đă nhiều lần trong quá khứ, dưới quyền tôi không thiếu những người lính dũng cảm như thế. Thời 1966 vùng triền sơn Quảng-Nam đầy rẫy những họng súng bắn tỉa. Cứ nghe tiếng “tắc cù!” là chú Hạ Sĩ Nguyễn Hồng Phong lại đưa cái thân cao ngỏng c̣ng queo của chú che cho tôi, chú nói:

    – Em phải che cho Thiếu Úy, em trúng đạn có ḿnh em chết, Thiếu Úy trúng đạn cả chục người chết theo.

    Rồi cũng có lần chú bị bắn toác nón sắt v́ đưa thân che chở cho tôi, khi đại đội tôi chạm địch gần ga Hương- An, Tam- Kỳ. Năm 1969 trong trận B́nh-Tây 48 dưới chân đỉnh Chư-Pa, Đại Đội 1/TĐ11 BĐQ của tôi đánh cứu viện cho Đại Đội 4/ TĐ11 BĐQ của Tr/ Úy Nguyễn Lạn (K20 VB). Trận này quân nhân đơn vị của tôi và Lạn bị thương khá nhiều.

    Từ đầu trận, người lính mang đồ ngủ của tôi, anh B1 Trung đă bị bắn bể hông phải. Đă có nhiều chuyến tải thương đi mà Trung vẫn c̣n ngồi chờ trên băi đáp. Tôi hỏi tại sao anh không lên máy bay về bịnh viện, anh phân bua:

    – Em chờ xem có ai bàn giao đồ ngủ của Trung Úy xong, em mới yên ḷng đi về.

    Tôi ngỡ ngàng kêu lên:

    – Trời ơi! Sao mày khờ thế! Cứ quăng đại cho ông thường vụ! Lên tàu ngay! Luẩn quẩn ở đây đến chiều, hết tàu tản thương. Qua đêm máu ra hết th́ chết!

    Trung giao đồ ngủ của thầy anh ta cho ông thường vụ đại đội, bàn giao kỹ lưỡng nhiệm vụ của ḿnh rồi mới chịu lên chuyến tải thương cuối cùng về Quân Y Viện Pleiku. Vết thương của anh nặng lắm, sau ngày lành bệnh, anh B1 Trung đă được giải ngũ lănh tàn phế 100%.

    Những người lính của tôi dễ thương như thế ấy! Họ chỉ biết vâng lời người chỉ huy ḿnh, bất kể đúng hay sai. Cấp chỉ huy ra lệnh tử thủ, họ tử thủ; cấp chỉ huy ra lệnh rút lui, họ rút lui; không ư kiến, không bàn căi phán xét mà chỉ có tuân lệnh thi hành. Họ đă cùng tôi bao tháng ngày đồng hành qua những chiến trường rực lửa, từ Pleime qua Kiến-Đức tới Lâm-Đồng rồi về Xuân-Lộc. Những người lính của tôi không màng đến vinh quang, mà chỉ phụng sự cho cái vinh quang của người chỉ huy ḿnh. Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ, nợ với tổ quốc, nợ với đồng bào, và nợ với thuộc cấp của ḿnh, những người đă hi sinh cho cái vinh quang mà ḿnh đă một thời nhận được. Là người cầm quân, vinh quang là cứu cánh, vinh quang là ư nghĩa của cuộc sống.


    Còn tiếp ...

  7. #207
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Tôi không có dịp tham dự vào cuộc phản công tái chiếm chợ Xuân-Lộc, khách sạn Long-Khánh và Cua Heo cũng như những cuộc giao tranh trong khu trung tâm thị xă. Tin tức liên quan đến mặt trận hướng tây tôi hoàn toàn mù tịt. Suốt mười ngày dầu sôi lửa bỏng tháng Tư Long-Khánh 1975, TĐ 82 BĐQ chỉ biết có mặt trận đông nam thị xă mà thôi.

    Bên hướng đông suối Rét là Lữ đoàn 1 Dù của Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh (K15 VB) làm búa. Bên hướng tây suối Rét là cái đe do Thiếu Tá Vương Mộng Long (K20 VB) chỉ huy, gồm TĐ 82 BĐQ tăng cường thêm một đại đội của TĐ3/ 43 BB, một đại đội Địa Phương Quân của Tiểu-Khu Long-An và một đại đội Điạ Phương Quân từ B́nh-Long di tản về.

    Làm đe th́ đỡ công di chuyển, đỡ mệt thân xác, dễ kiểm soát đội h́nh, quân số. Nhưng làm đe cho Dù th́ quả là mất mạng như chơi ! Pháo Dù nó tưới như mưa, làm đe bị lănh tản đạn là thường. Trong trận này có ba người lính Thượng của tôi thiệt mạng v́ tản đạn của pháo Dù. Tháng Tư 1975 tôi đă chôn họ ngay bên ḍng suối Rét. Tôi đă cầu nguyện cho linh hồn họ yên vui trên đường phiêu du về nguyên quán Pleiku.

    Từ ngày đầu chiến dịch, một anh phóng viên chiến trường của một tờ báo ở Sài-G̣n, đă có mặt bên tôi không rời. Anh có dáng ḷng kḥng dong dỏng như một triết nhân. Anh mặc đồ trận, đội nón sắt, nhưng không trang bị súng ống. Anh chỉ có cái máy ảnh, quyển sổ tay, và cây bút làm hành trang. Ngày mà đạn pháo Dù bao trùm suối Rét cái lều của anh nhà báo rách toang. Cũng may anh thoát chết v́ lúc đó anh đang ở với ĐĐ1/TĐ 82 BĐQ của Th/Úy Học, anh bận chụp h́nh cái tank cháy ngày hôm trước nơi hàng rào bắc của Trại PB 181.

    Giữa tháng Tư, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tung ra nhiều đợt tấn công mănh liệt nhắm vào một trung đoàn Cộng -Sản Bắc-Việt trong đồn điền chôm chôm hướng đông nam suối Rét. Chúng tôi ở bên này bờ, hào hứng quan sát pháo Dù nổ rền trời phía bờ bên kia.

    Từ nơi đồn điền Thống Tướng Tỵ, cán binh CSBV từng tốp chạy túa ra b́a rừng, nhảy ùm xuống suối Rét. Những tay súng Pleime nhả đạn từ từ và chính xác. Những người lính Bắc-Việt bật lên khỏi mặt nước như những con cá trắm cỏ, quẫy mạnh một lần rồi ch́m luôn …

    Những tiếng hô “Biệt Động! Sát!” ḥa lẫn tiếng súng M 16, M 60 làm cho một số cán binh CSBV vừa ló đầu ra trảng trống đă vội chạy ngược lại phía b́a rừng. Rồi cũng có người cầm cờ trắng chạy từ trong b́a rừng ra bờ suối, súng AK dơ lên cao khỏi đầu: Thế là họ đầu hàng !

    – Thôi! Vứt súng xuống suối rồi lội sang đây! Vứt súng xuống suối! Dơ tay lên cao khỏi đầu, lội sang đây! Nghe rơ chưa?

    – Dạ cháu nghe rơ ạ!

    Tôi và người phóng viên nhà báo mồi cho ba anh cán binh CSBV ba điếu thuốc lá. Họ c̣n rất trẻ, chỉ độ mười lăm. Bơ phờ mất ngủ, mắt quầng thâm.

    – Cậu mấy tuổi rồi?

    – Dạ thưa thủ trưởng, cháu lên mười sáu ạ!

    – Sao đi bộ đội sớm thế? Mới mười sáu mà đă đi lính rồi à?

    – Cháu là thanh niên xung phong. Thủ trưởng của cháu nói rằng Miền Nam giải phóng rồi, chúng cháu chỉ vào để tiếp thu thôi ạ!

    – Thế đánh nhau mấy ngày nay cậu thấy thế nào?

    – Thưa thủ trưởng, nhà cháu sợ lắm ạ !

    – Thôi đừng sợ, chốc nữa có người đưa cậu về Sài-G̣n. Hết chết rồi, đừng sợ !

    – Thủ trưởng có nói thật không hử thủ trưởng? Nhà cháu sợ chết lắm thủ trưởng ơi!

    Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngáo. Ngón tay cậu bé run run cầm điếu thuốc thơm đưa lên môi, chỉ sợ nó rơi … Th́ ra thế! Những cậu bé này được đưa vào đây là để … tiếp thu Miền Nam !

    Một hôm, Đại Tá Hiếu gọi tôi vào máy để “check fire”. Tôi liếc qua nơi cần hỏa tập. Ồ! Cái tọa độ ấy chẳng liên hệ ǵ tới quân bạn, không trở ngại ! Rồi Đại Tá Hiếu lại gọi tôi vào máy để “check fire”. Rồi tôi lại trả lời, “không trở ngại!” Cứ vậy, ba bốn lần hỏi qua, đáp lại. Chiều hôm ấy tôi nghe một tiếng “ùm!” âm vang hướng đông bắc.

    Tôi đă từng nghe B 52 đánh cận pḥng nhiều lần trên chiến trường Cao-Nguyên Vùng 2. Tôi đă nghe quen tiếng những trái bom 500 cân Anh, 300 cân Anh thun thút từ trên mây xanh, những tiếng “ủn!… ủn!” theo đuôi nhau chui trong không khí kiếm mục tiêu. Nghe tiếng bom nổ chùm, tôi có thể phân biệt được đó là Box 3km x 1km, Box 2km x 1km, hoặc Box 1km x 1km.

    Tiếng “ùm!” lần này có vẻ như âm vang của một Box B 52 đánh gọn ô vuông mỗi chiều 1km x 1km ngày nào? Tôi thấy một cột bụi đỏ dâng cao dần dần tới mây. Trời cao và mây xanh ngắt. Có một chiếc C 130 c̣n lượn trên vùng. Tôi nghĩ, chắc chiếc C 130 là tác giả cú “ùm!” vừa qua.

    Măi sau này tôi mới biết tiếng “ùm!” đó là một trong hai trái CBU 55 (hay CBU 85) được xử dụng trong trận Xuân-Lộc. Một trái được thả xuống vùng Suối Tre hướng Tây Bắc Long-Khánh, tôi không nghe báo, trái thứ nh́ th́ được thả xuống chận đường kẻ thù đang nhắm tiến vào khu vực pḥng thủ của Trung Đoàn 43/ SĐ18 BB trong đó có TĐ 82 BĐQ tăng cường.

    Mặt trận tạm yên th́ phái đoàn Thượng Hạ Viện từ Sài-G̣n đă bay ra tới tận cuối sân bay Long-Khánh để ủy lạo những người lính Vùng 2 đang đổ máu bảo vệ mảnh đất c̣n lại của quê hương nơi Vùng 3. Những gói quà, những cái bắt tay, những lời hứa hẹn khen thưởng làm ấm ḷng người chiến sĩ.

    Tôi nằm trên vơng dưới tàn cây điều lộn hột, ḷng buồn nhớ thương vợ con tôi không rơ giờ này ra sao. Những người lính dưới quyền tôi cũng vậy, mặt người nào cũng không vui, thân nhân chúng tôi đă rơi vào tay địch nơi chân trời cũ xa xôi Ban-mê-Thuột, Pleiku … Một sớm mai, từ hướng đông, chiến xa địch dàn hàng tiến về ṿng đai pḥng thủ Xuân-Lộc. Đại Tá Hiếu gọi tôi và cho biết lần này bộ binh tùng thiết của CSBV có vẻ đông hơn những đợt tấn công trước đây nhiều.

    Pháo binh bạn đă bắn tối đa để chận địch. Tôi thấy vài cột khói bốc lên từ những chiếc tank bị cháy. Có một chiếc T 54 bị bắn đứt xích cách ṿng rào trại PB 181 không xa lắm. Chúng tôi nghe tiếng búa của bộ đội CSBV gơ trên thành xe, chúng đang sửa cái xe tank bị đứt xích !

    Pháo binh từ trong ṿng đai liên tiếp trực xạ hướng vào chiếc T 54 bị thương. Địch không phản ứng. Tiếng búa chạm sắt cũng im. Họ án binh chờ lệnh? Rồi bên quân bạn cũng không thấy ai yêu cầu tác xạ thêm, pháo binh của ta cũng tạm ngưng.

    Từ trưa tới chiều chạng vạng, mặt trận yên tĩnh lạ lùng. Khi mặt trời vừa lặn, pháo địch từ nhiều hướng khác nhau tập trung trên thành phố Xuân-Lộc, đủ loại súng nặng, bắn thẳng, cầu vồng, có điều khác lạ là tất cả đều là pháo tầm xa (?) Pháo địch kéo dài cỡ một giờ đồng hồ rồi im hơi.


    Còn tiếp ...

  8. #208
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Màn đêm buông xuống, tôi nghe tiếng động cơ chiến xa nổ rộ, rồi nghe tiếng bánh sắt chạm đường đất đá, âm vang kéo dài từ gần rồi xa dần. Toán tiền thám BĐQ ngoài ṿng đai báo cáo, chiếc T 54 bị đứt xích đă được kéo đi và cả đoàn chiến xa dàn hàng ngang ngoài ṿng đai pḥng thủ cũng đang rút đi (?) Tôi báo cáo sự việc này cho Đại Tá Hiếu, ông cũng ngạc nhiên không hiểu v́ lư do ǵ, địch đang chuẩn bị một cuộc sống mái th́ đột nhiên đổi hướng.

    Những ngày sau đó t́nh h́nh im ắng như tờ, những con ve sầu trên ngọn điều lộn hột cất tiếng ḥa ca điệu cuối Xuân trong khung cảnh thật là tĩnh mịch êm ả đồng quê. Những cây chuối trên đồi rủ lá. Những sợi khói lam từ mái rạ bay cao. Khoảng ba giờ chiều ngày 20/04/1975 Đại Tá Hiếu cho xe ra sân bay đón tôi vào họp hành quân. Ông rầu rầu:

    – Ông Toàn ra lệnh cho chúng ta bỏ Long-Khánh rút về Bà-Rịa, ông Đảo vừa được lệnh và cho tôi biết. Tôi đón chú vào cho chú hay để mà chuẩn bị, chút nữa ông Đảo họp với ông Toàn xong trở về sẽ có lệnh chi tiết sau.

    Tôi ngồi với Đại Tá Hiếu một lúc th́ có điện thoại của Tư Lệnh, đại khái ông cho biết, lệnh bỏ Long-Khánh là từ Tổng Thống. Địch không vây Long-Khánh nữa mà đi bọc về đánh Biên-Ḥa và thủ đô Sài-G̣n nên quân ta phải bỏ Xuân-Lộc, về bảo vệ Thủ-Đô. Tướng Đảo cực lực phản đối vụ triệt thoái này nhưng Tổng Thống và Tướng Toàn đă quyết định cắt tiếp ứng, tiếp tế, yểm trợ cho SĐ 18 để ép sư đoàn này thi hành lệnh lui binh. Tôi được lệnh rút TĐ 82 BĐQ về ngă ba Tân-Phong trước tám giờ đêm chờ lệnh.

    Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân cuốn lều, lấp hầm hố pḥng thủ khi đêm rơi. Cuối tháng Ba năm 1975 chúng tôi đă làm việc này ở Kiến-Đức, chúng tôi đă bỏ lại sau lưng một trận địa, một kẻ địch kinh hoàng đến độ hai ba ngày sau mới dám mon men vào điểm trú quân đă bỏ trống của đơn vị Biệt Động Quân một thời ngang dọc Vùng 2. Tôi đă rút đi, theo lệnh, để lại Kiến-Đức hàng chục nấm mồ thuộc cấp của ḿnh bên QL 14. Quận Kiến-Đức và Đồn Pleime cách nhau không bao xa, cũng c̣n là trong lănh thổ Vùng 2!

    Lần này mười hai người lính của Pleime ngủ lại bên bờ suối Rét, lạ lẫm quê người, quanh đây chỉ có điều lộn hột, chuối, xoài và đồng cỏ mênh mông. Nơi này thật xa những ngọn núi hùng vĩ Chư Gô, Chư Don, thật xa con sông mơ màng Ia Meur lững lờ quanh năm. Công lao khó nhọc dặm trường nửa đường đứt gánh.

    Đơn vị tôi vừa di chuyển ngang cổng Ṭa Hành-Chánh tỉnh Long-Khánh th́ Đại Tá Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng đă chờ ở đó, Đại Tá yêu cầu tôi cho Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đi với đoàn quân của Tiểu-Khu Long-Khánh, và ông xin được tháp tùng tôi trong cuộc rút lui. Tôi từ chối với lư do, “Đại Tá có cả một tiểu khu, Đại Tá phải chỉ huy họ, là cấp chỉ huy của họ, Đại Tá không thể đi theo tôi mà để họ không người chỉ huy.”

    Đại Tá, hiểu ra, cám ơn tôi đă có lời nhắc nhở nhiệm vụ của ông. Chúng tôi bắt tay từ biệt. Măi tới năm 1979 tôi mới gặp lại Đại Tá Phúc trong Trại Cải Tạo Nam-Hà A ngoài Bắc. Trong cuộc rút binh, Đại Tá Phúc đă bị bắt khi đi được nửa đường Xuân-Lộc, Bà-Rịa và bị giữ trong trại tù từ ngày đó.

    Ra tới QL 1 tôi phải cho quân đi hàng một và cách lề trái đường vài chục mét. Khi đến ngă ba Tân-Phong tôi được lệnh ngừng lại chờ lệnh. Trên QL 1 những chiếc xe cam nhông chở đầy ắp lính ngồi hai hàng, xe chạy như bay, chiếc này bám đuôi chiếc khác. Xe mở đèn pha sáng choang. Có những người lính bộ binh lưng mang nặng ba lô, súng đeo vai đi sát hai bên đường.

    Một anh lính bộ binh chạy từ bên phải sang bên trái đường, bị trượt chân té, văng nón sắt. Chiếc xe cam nhông chạy qua, đè ngang hai chân anh. Anh lính la hét đau đớn được một câu th́ chiếc xe cam nhông thứ hai đă đè đủ năm chiếc bánh bên trái qua người anh ta. Tôi nghe rơ tiếng “rốp!” khi bánh xe lăn qua đầu anh. Cái xác dẹp lép của người lính cách chân tôi khoảng hai mét. Tôi kéo xác anh vào lề đường. Cái căn cước quân nhân cho tôi biết tên người xấu số là Nguyễn Thành Long, sinh quán Long-An.

    Hai bên đường, người đi như chảy hội, giữa đường, xe cứ nối đuôi nhau. Tôi chờ khoảng mười phút th́ Đại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 cùng người liên lạc truyền tin của ông tới gặp tôi. Tháp tùng Đại Tá Hiếu c̣n có ông Trung Tá Linh, Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân của Trung Đoàn 43. Đại Tá Hiếu cho tôi biết, Chuẩn Tướng Đảo chọn TĐ 82 BĐQ làm lực lượng bảo vệ Bộ Tư Lệnh di chuyển.

    Không lâu sau đó, một chiếc Jeep trờ tới, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo cùng bốn Quân Cảnh nhảy xuống, chiếc xe chạy đi ngay. Chúng tôi xác định nhiệm vụ, trao đổi tần số rồi lên đường.

    Nhiệm vụ được phân chia rơ ràng: Tướng Tư Lệnh chỉ huy toàn thể trận điạ. Đại tá Hiếu chỉ huy cánh quân của TĐ 82 BĐQ và TĐ1/43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Khắc Tung (K20 VB) đi theo sau. TĐ 82 BĐQ chịu trách nhiệm bảo vệ Chuẩn Tướng Tư Lệnh trên đường di chuyển. TĐ 3/43 BB tùng thiết, được đặt dưới quyền Trung Tá Nô, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ-Binh. Riêng TĐ 2/43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế đóng quân trên núi Thị phải gánh chịu nhiệm vụ nặng nề nhất của cuộc triệt thoái, làm lực lượng đoạn hậu của SĐ 18 BB.

    Đường Liên Tỉnh Lộ Long- Khánh, Bà- Rịa nhỏ và hẹp. Ra khỏi ngă ba Tân-Phong một đỗi, tôi thấy những bành đạn pháo binh xếp dọc lề đường, đây là băi tiếp tế của sư đoàn, xa về hướng nam để đánh lạc pháo địch. Tuy vậy mới chiều hôm ấy địch đă phát giác băi này, và pháo binh CSBV đă đánh phá đoạn đường này cả giờ.
    Chúng tôi đi bên trái đường, thỉnh thoảng chân tôi đá phải những xác người nằm chết rải rác đó đây, những người dân chạy giặc, trúng đạn pháo chết oan, những cái xác c̣n mềm, có cái c̣n toàn thân, có cái chỉ c̣n một phần h́nh hài con người.

    Tôi đi ngang qua đồn điền Michelin vào lúc công nhân ở đây đă lên xe chạy từ lâu. Những gia đ́nh chậm chân th́ khăn gói tất tả, vợ chồng con cái hối hả lên đường. Có những bé thơ chừng năm, bảy tuổi, chân bó áo bó quần từng cục vải to. Tội nghiệp cho bé, chân non đường dài !
    Tôi chạnh nhớ đến ba đứa con tôi ở Ban-Mê-Thuột, đứa lớn nhất mới bốn tuổi, vợ tôi lại đang mang bầu. Ban-Mê-Thuột đă rơi vào tay giặc từ đầu tháng Ba năm 1975. Gia đ́nh tôi đă rơi vào tay giặc khi tôi gắng sức bảo vệ gia đ́nh những người khác ở Quảng-Đức.

    Đầu tháng Ba, khi có tin địch sắp đánh Ban-Mê-Thuột, tôi đă gởi một cái điện khẩn cấp cho BCH/BĐQ/QK2 và BTL/QĐII cho phép tiểu đoàn tôi về pḥng thủ thị xă này. Không ai trả lời cái điện cầu xin trên. Đây là nỗi ân hận sâu xa nhất trong đời lính chiến của tôi, đó cũng là nỗi buồn ám ảnh suốt đoạn đời c̣n lại của người chỉ huy trực tiếp của tôi, Chuẩn Tướng BĐQ Phạm Duy Tất.

    Đoạn đường vài chục cây số từ Tân-Phong đi B́nh- Ba, Bà- Rịa thực ra không có ǵ là đáng ngại đối với những người lính sơn cước của TĐ 82 BĐQ. Nhưng cái nhiệm vụ nặng nề bảo vệ Tư Lệnh Hành Quân đă làm tốc độ tiến quân của chúng tôi giảm đi nhiều so với khả năng.
    Đi chừng nửa giờ tôi lại phải cho đơn vị dừng quân bố trí chờ đơn vị theo sau. Quân nhân của những đơn vị khác đi hàng một trên đường, vậy mà vẫn chậm hơn nhiều so với đội h́nh tác chiến một hàng dọc của TĐ 82 BĐQ đi sâu gần b́a rừng trái trục lộ. Có lúc hỏa châu soi khi ngừng quân, Tư Lệnh quan sát bên đường một lúc rồi hỏi tôi:

    – Quân của Long đâu sao qua không thấy?

    Tôi phải giải thích với ông rằng đơn vị tôi đă được tập luyện thành thói quen, bất cứ lúc nào dừng quân, mỗi người lính tự động núp vào bụi cây, g̣ đất, nếu không có ǵ ẩn nấp, họ phải ngồi thủ thế, súng trên tay sẵn sàng tác xạ. Hỏa châu không đủ soi sáng đội h́nh, nên Tư Lệnh không thấy rơ họ.

    Nghe tôi giải thích có lư, Tướng gật đầu:

    – Well well, very good!

    Tới một cái cầu nơi con suối sâu, nước chảy ào ào, đoàn quân qua cầu hàng dọc, rồi chuyển sang hàng ngang tiến sâu về hướng b́a rừng, khi an ninh đă sẵn sàng, tôi mới mời Tư Lệnh và Đại Tá Hiếu rời vị trí ẩn nấp tiếp tục lên đường. Chúng tôi đến giữa cầu th́ nghe từ đầu dốc phía sau, tiếng chuông xe đạp, “kính coong! kính coong!”

    Rồi một người đàn bà la lớn,“Ê các cha! Xe tui không có thắng, tránh xa! Tránh xa! ”

    Thế là tụi tôi và Tư Lệnh đứng nép một bên cầu, cầu không có lan can, chỉ sợ người đi xe đạp lao vào ḿnh th́ chắc ḿnh sẽ rớt xuống sông tŕnh diện Hà-Bá! Khi người đi xe lướt qua trước mặt, nhờ ánh hỏa châu soi, chúng tôi thấy rơ mặt người vừa la, một bà trung niên rất béo, cưỡi chiếc xe đàn ông loại để thồ đang vèo vèo lao xuống dốc.

    Chợt chiếc xe vướng cục đá, tưng lên, trệch hướng, và lao xuống ḍng nước trắng xóa đang réo ầm ầm dưới kia. Chúng tôi nghe tiếng thét của người đàn bà ấy ngân dài trong thung lũng:

    “Á !…Á !…Á !…”

    Rồi th́ … “Ùm!”

    Sau dư âm của tiếng “Ùm!” cảnh vật lại trở về b́nh yên. Tôi rọi đèn xuống để quan sát t́nh trạng người bị nạn th́ chỉ thấy một khối đen trôi theo ḍng nước cuốn nhanh.

    Đoàn quân vẫn tiếp tục hành tŕnh. Tư Lệnh vừa đi vừa đàm thoại với những cánh quân ở xa. V́ cùng tần số, tôi biết Trung Tá Trần Minh Công Trung Đoàn 48/SĐ 18 BB, Đại Tá Ngô Kỳ Dũng Trung Đoàn 52/SĐ 18 BB đang ở nơi nào.

    Khi đến gần ngă ba Xà-Bang th́ cánh quân của tôi đă bỏ đơn vị theo sau một đoạn hơi xa. Trong b́a rừng sâu tôi nghe tiếng súng báo động của địch. Những tiếng “Tắc!Tắc!…Tắc!…” hai ngắn, một dài, từ hướng Xuân-Lộc tiến dần từng chặng về hướng Nam . Rơ ràng địch đang âm mưu ǵ đây!

    Đại Tá Hiếu th́ cứ luôn bận tâm đến đứa con đi đoạn hậu, TĐ 2/43, đơn vị này bắt đầu rời núi Thị. Tôi rất khâm phục cái trầm tĩnh và sức chịu đựng của người sĩ quan đàn anh này. Chân ông c̣n tháp một mảnh platinum v́ chiến thương, vậy mà ông cố theo bén gót những người lính miền núi mà không để hé chút dấu hiệu mệt nhọc nào, quả là một sự cố gắng phi thường.

    Sắp đến ngă ba Xà-Bang, tôi thấy một cái xe Citroẽn dân sự bị bắn xẹp bánh, nằm giữa đường. Khi tôi rọi đèn pin vào trong xe th́ thấy hai ghế trước bỏ trống, trên ghế sau là xác một bà cụ già. Trên tay bà cụ c̣n ôm một cái cơi trầu. Cái cơi trầu bung nắp, những lá trầu đẫm máu nằm rải rác trên nệm xe. Tư Lệnh xúc động bùi ngùi nh́n cái xác người dân nằm đó, người dân bỏ cuộc giữa đường dẫn tới chốn b́nh an. Buồn rầu đóng cửa chiếc xe Citroẽn lại, tôi nhủ thầm,“Lỗi tại chúng tôi! Lỗi tại chúng tôi!”

    Rồi tôi lâm râm đôi lời cầu nguyện cho người nạn nhân chiến cuộc. Đến ngă ba Xà-Bang th́ Tướng Tư Lệnh mệt lắm rồi, ông đề nghị:

    – Long ơi! Có nên cho anh em nghỉ một chút được không?

    – Địch nó đă phát giác ra cuộc rút quân của chúng ta rồi, chắc chắn có bôn tập truy kích. Vị trí này rất nguy hiểm không dừng quân được đâu Thiếu Tướng. Nhất là ban đêm, đang đi mà ngừng lại nằm xuống là bị ngủ mê ngay, rất khó dậy nổi mà đi tiếp. Gắng vài giờ nữa là tới chỗ an toàn. Cố lên đi Thiếu Tướng!

    Tôi vừa từ chối, vừa kéo tay Tư Lệnh tiến lên. Tôi huưt gió bài “The Longest Day” Tư Lệnh huưt gió theo, và chúng tôi tiếp tục bước đi. Hướng Xuân-Lộc vẫn ́ ầm tiếng đại bác. Hỏa châu lập ḷe phía chân trời xa.

    Vừa lúc ấy trên máy liên lạc của Trung Đoàn 43 BB, Thiếu Tá Dư, TĐT 3/43 BB báo cáo rằng đoàn cơ giới của anh và Trung Tá Nô Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đă gặp quân Dù án ngữ ngơ vào B́nh-Ba, họ đang chờ xác nhận của cấp trên rồi mới cho phép quân Xuân-Lộc tiến vào. Tướng Tư Lệnh thở phào nhẹ nhơm, thế là chuyện “link-up” với quân bạn đă xong, bây giờ chỉ c̣n chuyện theo dơi an nguy của đoàn hậu quân là Tiểu-Khu Long-Khánh, Lữ Đoàn 1 Dù và Tiểu Đoàn 2/43 BB.

    Chúng tôi dấn bước tiến nhanh về phía trước, xa xa vọng lại tiếng gà gáy sớm. Khi chúng tôi nh́n thấy ánh đèn dầu của xóm thôn le lói, cũng là lúc máy truyền tin của Tiểu- Khu Long-Khánh báo tin cho Tư Lệnh rơ rằng họ đang chạm địch. Rồi đến tin tức Lữ Đoàn Dù chạm địch. Những khẩu pháo Dù đặt bên đường đầu xóm bắt đầu tác xạ từng tràng yểm trợ cho quân bạn.


    Còn tiếp ...

  9. #209
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Mặt trời hừng đông, một chiếc xe Jeep chạy đến đón Tướng Tư Lệnh và tùy tùng của ông. Chiếc xe thứ hai đến đón Đại Tá Hiếu, Trung Tá Linh và anh lính truyền tin Trung Đoàn 43 BB. Tôi cho đơn vị đi sâu vào hướng làng xă rồi dừng quân dưới một bụi tre làng. Tôi cho các đại đội bố quân, cắt người canh gác. Đầu dựa ba lô, mắt tôi nhíp lại rất nhanh.

    Mặt trời lên cao khỏi ngọn cây, tôi thức dậy bởi tiếng động cơ của một cái trực thăng chỉ huy đáp bên căn cứ hỏa lực của Dù. Ba người cao lớn nhảy xuống, chiếc tàu bay đi. Không rơ những người vừa xuống máy bay là ai, chỉ thấy sau khi trao đổi vài lời ǵ đó với những pháo thủ Dù, họ quay sang tiến về phía TĐ 82 BĐQ.

    Khi họ đến gần th́ tôi nhận ra Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Úy Đức tùy viên của ông, và một anh lính mang máy truyền tin. Tôi ra lệnh cho tiểu đoàn tập họp năm đại đội dàn chào. Sau khi bắt tay tôi, Tướng Toàn đi một ṿng, bắt tay từng người lính đứng trong hàng. Ông chỉ vắn tắt, lặp đi, lặp lại, có một câu:

    “Good! Giỏi! Tiểu đoàn ni giỏi lắm!”

    Rồi ông quay qua tôi nhỏ giọng:

    -Thôi cho anh em giải tán đi Long, ở đây sát nách căn cứ Mây-Tào, tụi nó pháo bất cứ lúc nào, nguy hiểm.

    Tôi cười:

    – Pleime tứ bề là địch, vậy mà Trung Tướng xuống thăm, tụi tôi vẫn đội h́nh đàng hoàng dàn chào; c̣n ở đây th́ có cái ǵ đáng ngán mà bỏ lễ nghi quân cách?

    Tướng Toàn cũng cười theo:

    – Ừ, nhắc Pleime tức là chú mi nhắc khéo ta c̣n nợ cái lon trung tá của chú mi trận đó có phải không? Thôi về Long-B́nh kỳ này ta đền cho! Chịu chưa?

    Rồi Trung Tướng Toàn bắt tay tôi từ giă, có xe chờ đưa ông vào Hội Đồng Xă B́nh-Ba họp với Tướng Đảo. Tướng Toàn không lạ ǵ chúng tôi, chúng tôi cũng chẳng lạ ǵ Tướng Toàn. Trong thời gian Tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II, ông thường ghé thăm Pleime và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. Tướng Toàn đă chứng kiến khả năng đơn vị này qua những trận đánh lẫy lừng, Căn Cứ 711, Pleime, Đạo Trung.

    Trong năm 1974 Tướng Toàn đă hai lần gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu lên hiệu kỳ tiểu đoàn này. Sau đó ông thuyên chuyển về làm Tư Lệnh Quân Khu 3. Tháng 4/ 1975 Quân đoàn II tan ră. Khi được tin báo rằng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân c̣n đang lặn lội trong rừng già Bảo-Lộc, chính Tướng Nguyễn Văn Toàn đă ra lệnh cho Không Quân Vùng 3 Chiến Thuật cứu tiểu đoàn này về Long-Khánh chiều ngày 6/4/1975.

    Chiều hôm đó, tại sân bay Long-Khánh, Tướng cũng chỉ ngắn gọn một câu:

    “Good! Giỏi! Tiểu đoàn ni giỏi lắm!”

    Chúng tôi đă đáp lại lời khen của ông bằng những chiếc T 54 cháy bên rào Trại 181 PB, và bằng những khẩu pḥng không nước thép c̣n xanh biếc được trưng bày ở sân bay Long-Khánh.

    Trưa hôm đó tôi vào gặp Chuẩn Tướng Đảo trong Hội Đồng Xă B́nh-Ba, ông cho biết Lữ Đoàn 1 Dù đă thành công diệt xong những con chốt chặn và đang trên đường tập trung vùng bắc xă B́nh-Ba. Riêng tin tức liên quan đến Tiểu Khu Long-Khánh th́ c̣n mù mờ. Trung Tá Đ́nh (K10 VB) Tiểu Khu Phó đă tử trận v́ một quả B 40 trúng ngay xe ông. Số phận Đại Tá Phúc, Tỉnh Trưởng th́ chưa rơ rệt, c̣n đang phối kiểm.

    Tôi mượn xe và tài xế của Chuẩn Tướng Đảo để ra Bà-Rịa, vào trung tâm tiếp cư, ḍ tên gia đ́nh vợ con tôi trên danh sách nạn nhân chiến cuộc, nhưng không thấy tin tức ǵ của Ban-Mê-Thuột cả.

    Khi tôi về lại Hội Đồng Xă B́nh-Ba th́ Đại Tá Hiếu cho tôi biết địch đă bôn tập truy kích đúng như dự đoán của tôi. Chúng chặn đánh quân bạn ngay tại ngă ba Xà-Bang, Trung Tá Đ́nh chết ở đây, Đại Tá Phúc cũng bị địch bắt ở địa điểm này. TĐ 2/43 BB của Th/Tá Chế th́ đang bị xe tank CSBV truy lùng, phải lẩn trốn trong rừng cao su để t́m đường rút về hướng Long-Thành.

    Ngày hôm đó Tổng Thống Thiệu từ chức trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương. Tiểu đoàn tôi rút vào nhà dân ngủ qua đêm. Sáng hôm sau chúng tôi rút về Long-B́nh, đơn vị tôi xuất phái từ Sư Đoàn 18 và được trả về cho Biệt Động Quân. Từ ngày về Long-B́nh tôi mải lo đi t́m tin tức vợ con, không màng tới việc gặp Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III để “đ̣i nợ” cái lon trung tá.

    Ngày 28/4/1975 Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân được lệnh vào vùng hành quân phía sau lưng Trường Bộ Binh Long-Thành. V́ lệnh đến bất ngờ do đó 1/3 quân số đơn vị xuất trại về không kịp giờ di chuyển nên tiểu đoàn vào vùng với quân số 161 người, thiếu vắng Thiếu Úy Đặng Thành Học, người sĩ quan đại đội trưởng ưu tú nhất của tôi.

    Tiểu đoàn có nhiệm vụ ngăn chặn địch từ hướng bắc tiến về, đồng thời hỗ trợ cho một đơn vị bạn (?) tái chiếm trường Bộ Binh Long-Thành. Ngọn đồi chúng tôi pḥng thủ là một cái tiền đồn cũ, có ba cái lô cốt nhỏ, không hầm hố địa đạo, không có hàng rào. Chúng tôi chỉ chất sơ sài những viên đá tổ ong thành một chiến lũy cấp thời.

    Tối hôm đó, từng đoàn xe vận tải của CSBV đă đổ hàng trăm bộ đội xuống khu rừng hướng bắc ngọn đồi trọc mà chúng tôi trấn giữ. Khoảng tám giờ tối, đoàn xe bật đèn rọi đường cho bộ binh theo sau T 54, dàn hàng ngang xung phong biển người vào tuyến pḥng ngự của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. Ngay loạt đạn 100 ly mở màn, ba cái lô cốt đă bị bắn sập. Đại Úy Hoàn và anh lính truyền tin của ông là những người chết đầu tiên. Tôi ḅ sang hố của ông, quấn tấm thân đầy máu của ông bằng tấm mền poncho line.

    Khi tôi di chuyển sang kiểm soát vị trí pḥng ngự của Thiếu Úy Thủy, ĐĐT/ ĐĐ 4 th́ bộ binh địch bắt đầu hô “Xung phong! ” Chúng tôi phải dùng lựu đạn M 26 để chặn bước tiến của giặc. Những trái M 72 bắn xéo qua xéo lại từ đỉnh đồi đă khiến cho chiến xa CSBV thoái lui. Dọc theo sườn đồi có bốn, năm chiếc T 54 bị hạ nằm bất động. Hai khẩu M 60 bắn chéo cánh sẻ đă vô hiệu hoá đợt sóng biển người đầu tiên của địch.

    Tôi gọi cho Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân xin không yểm và pháo yểm nhưng đơn xin yểm trợ không có ai trả lời ! Chợt đèn xe vụt tắt, tiếng động cơ chiến xa rú lên. Khoảng năm sáu chiếc T 54 tắt đèn và mở hết tốc lực chạy lên đồi. Chúng đảo một ṿng chữ “C” trên vị trí đóng quân của Biệt Động Quân, xích xe đè nát thân thể những người không kịp tránh né rồi chạy đi. Sự kiện này thật là bất ngờ !

    Chúng tôi chưa kịp phản ứng th́ chiến xa địch đă chạy khuất xuống chân đồi. Ông Thượng Sĩ Phạm Hoa, thường vụ tiểu đoàn bị xích xe tank nghiến nát ngực chết cùng với anh B1 Bích, người nấu cơm cho tôi. Khẩu cối 81 bị đè găy càng bất khiển dụng. Chuẩn Úy Thiều, trung đội trưởng trung đội súng nặng ngồi ôm xác thượng sĩ Hoa khóc rưng rức. Cả tiểu đoàn đều biết Chuẩn Úy Thiều là ứng cử viên rể quư của “Thượng Sĩ Tía”. Ái nữ của thượng sĩ thường vụ đang là hoa khôi lớp 11 trường Trung Học Minh-Đức Pleiku.

    Tôi chưa kịp chấn chỉnh lại đội h́nh th́ đạn 100 ly lại ầm ầm dội trên đỉnh đồi, rồi đèn xe lại bật sáng soi đường bộ binh địch mở đợt biển người tiếp theo. Lần này chúng tôi ngăn chúng từ xa bằng những quả lựu đạn M 67 nổ chậm. Chúng tôi ném hết sức thẳng tay những quả M 67 xuống chân đồi. Đèn xe soi rơ những thân h́nh cán binh Cộng-Sản loạng choạng ngă chúi xuống đất v́ trúng mảnh lựu đạn. Hai khẩu M 60 vẫn đan cánh sẻ. Những xác người chết đè lên nhau, những tiếng thét đau đớn vang lên man rợ trong đêm đen.

    Đèn xe lại tắt, tiếng chiến xa lại hú. Những ṇng M 72 đă sẵn sàng phóng đạn. Hai khẩu M 60 được nâng cao lên nhằm vào những xạ thủ pḥng không trên tank. Vài chiếc tank bị trúng đạn, nằm lại giữa triền đồi, nhưng có hai chiếc đă lọt được vào vị trí pḥng ngự của Biệt Động Quân. Xạ thủ 12,8 ly trên xe đă chết, cái dây xích c̣n móc vào chân xạ thủ, treo ṭn ten cái xác xạ thủ đung đưa bên hông chiến xa.

    Trong khi chiếc tank hướng đông đă xoay sang trái chạy xuống đồi th́ chiếc thứ nh́ c̣n đang trở đầu ở khoảng đất giữa hai cái lô cốt. Có một Biệt Động Quân đứng xổng lưng giữa đồi chờ đợi cái xe tank đó. Chiếc xe nhằm anh lao tới, anh tránh sang một bên, rồi nắm sợi xích treo cái xác bên hông xe đu lên pháo tháp. Một quả lựu đạn ném gọn vào ḷng xe, quả thứ hai, quả thứ ba… bùng! bùng ! bùng! chiếc xe loạng choạng rồi ngừng trên đỉnh đồi.

    Người Biệt Động Quân nhảy xuống xe, anh xả một băng M 16 vào cái thây ma cán binh Cộng-Sản, xạ thủ pḥng không. Hết đạn, anh thay băng đạn khác, nhả đạn tiếp tục, cái thây ma toe tua từng mảnh. Rồi anh ngồi bệt xuống đất ôm mặt khóc rống lên. Người ấy là Chuẩn Úy Thiều!

    Tôi cứ để cho người sĩ quan trẻ khóc, khóc cho vơi hận thù, cho vơi nỗi thương tâm.

    Khoảng nửa đêm, đèn xe lại rọi sáng, đạn 100 ly lại cày xới ngọn đồi không tên. Tôi không thể nắm vững được con số tổn thất của quân bạn là bao nhiêu. Chúng tôi đă xử dụng đến những ống M 72 cuối cùng. Tôi gọi Thiếu Úy Thủy và cho lệnh anh đi gom góp lựu đạn của những người đă tử trận về chia cho những người c̣n sống để đánh địch lần chót.

    Dưới ánh đèn xe, những người lính xâm lăng trong đợt xung phong này h́nh như không c̣n hăng hái như hai đợt trước; họ bắt đầu ḅ lên, nương theo những mô đá nhấp nhô. Như vậy là địch đă mất tinh thần! Khi những quả lựu đạn vừa bật mỏ vịt nổ “Ùm!” th́ những anh bộ đội Cộng-Sản cũng quay lưng chạy thục mạng ngược về hướng rừng.

    Thế là đèn pha vụt tắt. Dưới chân đồi có tiếng rên la của lính CSBV bị thương. Hai khẩu M 60 tưới đạn không thương tiếc về hướng có những tiếng rên la đau đớn ấy.

    Chừng mười phút sau đoàn xe tank lại ào ạt tiến lên đồi lần thứ ba. Lần này chúng theo đội h́nh hai hàng dọc, đâm thẳng lên đỉnh đồi rồi đồng loạt pha đèn, chia hai ngả, trái, phải giày xéo vị trí trú quân của chúng tôi. Trên thành xe không có tên xạ thủ pḥng không nào! Những đứa nạp đạn đại bác th́ tḥ đầu lên hụp đầu xuống ném những trái thủ pháo xuống những cái lều poncho và những hố cá nhân.

    Chúng tôi giờ này như những con thú bị thương, miệng la, “A !…A!… A!… Biệt Động!…Sát!” tay bóp c̣ M 16 nhắm những cái đầu địch nhấp nhô trên pháo tháp.

    Một trái thủ pháo ném trúng lưng tôi, tôi chụp nó ném đi hướng khác, trái thủ pháo nổ trên trời, thủ pháo Cộng-Sản nổ chậm hơn lựu đạn M 26 của ta, sát thương cũng không bằng M 26 của ta. Bây giờ chúng tôi đă mất trí, không c̣n biết sợ chết nữa! Chúng tôi trở thành những tay giác đấu, gắng sức leo lên lưng những con quái vật T 54 để đánh quả lựu đạn sau cùng.

    Tôi đă leo lên đến cái pháo tháp, tôi lần tay t́m trên sợi dây ba chạc, c̣n một quả mini và một quả lân tinh! Tay tôi chưa kịp mở chốt quả mini th́ một cái đầu địch nhô lên, nó đập một trái thủ pháo trên mũ sắt của tôi rồi ra sức xô tôi xuống xe. Hai con vật giằng co, quả mini tụt tay tôi rơi mất! Tôi gỡ cái nón sắt ra, thẳng tay choảng vào đầu thằng giặc, đầu nó ngúc ngoắc, rồi nó thụp vào ḷng xe. Tôi đang cố gỡ trái lân tinh móc trên dây ba chạc th́ cái pháo tháp xoay tṛn, tôi bị gạt rơi xuống xe. Tôi lăn sang sau một ụ đá, chiếc xe đảo một ṿng, xích sắt cày sâu trên đất, cát bụi tưới rát mặt, tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc !

    Chúng tôi giờ này như những con cọp bị thương, bị dồn vào đường cùng! Chúng tôi chạy bộ đuổi theo đoàn chiến xa đang rút đi. Trong đám bụi mù, một Biệt Động Quân đă bỏ được một trái M 26 vào trong ḷng chiếc T 54 hướng ĐĐ 4/TĐ 82 khiến nó quưnh quáng đâm vào hông một chiếc khác rồi lật nhào xuống triền đồi bốc cháy. Chiếc xe bị đâm trúng th́ đứt xích, từ trên xe, bốn tên CSBV nhảy xuống, chúng chưa đứng vững th́ năm sáu họng M 16 đă nhả hàng trăm viên đạn trên người chúng, bọn xâm lăng chết không kịp than tiếng nào.

    Có vài Biệt Động Quân c̣n bám trên pháo tháp những chiếc tank đang đổ dốc, họ cố chúi mũi M 16 vào miệng pháo tháp bóp c̣ vô vọng. Pháo tháp xoay tṛn, họ rơi xuống đất. Chiếc xe chạy sau đè lên thân họ. Đoàn xe biến dạng trong đêm. Đêm ấy tôi đă sống sót sau một trận chiến đấu đẫm máu và dă man nhất trong cuộc đời mười năm trận mạc. Cái lều của tôi bẹp dí. Chiếc máy PRC 25 của tôi cũng bẹp dí. Chiến xa địch đă rút xa, tôi c̣n đứng sững trên đỉnh đồi nh́n theo chúng. Tay tôi c̣n cầm chắc quả lựu đạn lân tinh cuối cùng, tiếc rẻ.

    Tôi bước rảo quanh ngọn đồi trọc đă xác xơ. Thuộc cấp của tôi chết phơi thây trên miệng hố, la liệt đó đây. Không c̣n khẩu M 72 nào, lựu đạn cũng cạn, pháo yểm không có, không yểm cũng không có. Tôi quyết định cho đơn vị rút lui.

    Một trái ḿn cóc nổ dưới chân Chuẩn Úy Trung, người sĩ quan trẻ theo sau lưng tôi đi kiểm tra trận chiến, bàn chân trái của Trung toe ra như miếng bă trầu đẫm máu. Tôi d́u Trung vào cái lều sập của Đại Úy Hoàn, cái xác Đại Úy Tiểu Đoàn Phó đă bị pháo 100 ly xẻ thành từng mảnh, đầu văng một nơi, tay chân văng một ngả. Tôi chụp cái máy PRC 25 của ông ra lệnh cho Trung Úy Trần Văn Phước ĐĐT/ĐĐ 3 cho người d́u Chuẩn Úy Trung xuống đồi. Rồi tuần tự, các Đại Đội 3,4,2,1 rút lui qua con suối dưới chân đồi.

    Trên đồi, những anh hùng Pleime vừa tử trận, nằm phơi thân trên miệng hố cá nhân. Không có tiếng rên la nào cả, tất cả đă ra đi êm ả, tất cả đă ra đi kiêu hùng. Đêm 28/4/1975 máu chúng tôi, máu những người Biệt Động c̣n tưới ướt đẫm một ngọn đồi không tên của quê hương.


    Còn tiếp ...

  10. #210
    Tran Truong
    Khách

    THÁNG TƯ LẠI VỀ (Vương Mộng Long – K20)

    Khi chúng tôi xuống tới vườn cam dưới chân đồi th́ xe tank địch ào ạt lên đồi lần thứ tư. Những trái đạn 100 ly bắn dài, vượt qua đỉnh đồi, bay trên đầu chúng tôi rồi rơi bên bờ suối. Đất đá bụi mù sau lưng chúng tôi. Trong đêm tối, tôi cho quân lội nhanh qua bờ bên kia.

    Đêm 28/4/1975, chợ chiều rồi! Không ai đáp ứng lời xin tác xạ yểm trợ. Không ai đáp ứng lời tôi xin một trái hỏa châu! Qua suối, tôi cho đơn vị dấu đội h́nh trong băi mía. Từ đây, sáng hôm sau tôi nh́n lại bên kia bờ, ngọn đồi trọc đẫm máu không một bóng người, những chiếc xe tank bị phá hủy đêm qua đă được kéo đi. Không thấy bóng dáng quân thù, không nghe tiếng động cơ chiến xa. Ngọn đồi nằm phơi dưới nắng mai im ắng. Vào lúc này, bên trái cái lô cốt hướng bắc, cạnh một gốc bằng lăng, Đại Úy Hoàn TĐP/TĐ 82 BĐQ thoải mái nằm ngủ yên trên đó, đầu một nơi, thân một ngả. Có cả chục người lính can trường yên nghỉ trên ngọn đồi này cùng ông. Gió ngàn lồng lộng, hoa mía bay lồng lộng…

    Sáng 29/4/1975 tôi nh́n về hướng căn cứ Long-B́nh, có vài cột khói đen bốc lên từ nóc các nhà ṿm. Người ta lại đốt gia tài, người ta lại rút đi rồi ! Người ta rút đi đâu? Tôi vẫn c̣n ở sát địch quân, vậy mà người ta lại nỡ bỏ tôi mà đi, như ở Quảng-Đức, Blao! Kiểm điểm lại quân số, cả tiểu đoàn c̣n được 107 người!

    Tôi lấy cái PRC 25 rà những tần số quen. Tôi bắt được giọng nói của Hằng Minh và Đại Tá Hiếu, Sư Đoàn 18 đang lún càng tại Trảng-Bom ! Khi biết điểm đứng của tôi, Đại Tá Hiếu hẹn gặp nhau tại cổng số 10 Căn Cứ Long-B́nh. Muốn đi về Long-B́nh tôi phải tạt qua ngă Hố-Nai. Pháo hai bên Quốc Cộng đều tập trung trên vùng này.

    Vậy là, đội pháo ta đi! Chúng tôi đi như những cái thân robot, đạn nổ đằng trước, đạn nổ đàng sau, đạn nổ bên hông, đạn nổ chụp trên đầu. Chúng tôi không nghe ǵ cả, cứ thế mà đi, hướng Long-B́nh, Okay! Tiến lên!

    Nơi ô cửa sổ hai bên đường, có những họng súng AK chĩa vào đoàn quân đang di chuyển; chúng tôi không màng tới chúng; chúng tôi cứ đi trong mưa pháo; pháo bạn từ hướng tây dội tới; pháo địch từ hướng đông câu sang. Pháo cứ rơi; những người trúng đạn ngă xuống; những người chưa trúng đạn cứ bước đi; những bước đi không hồn; đường phố đầy hố đạn, đường phố đầy xác người …

    Tôi vào tới ṿng rào Căn Cứ Long-B́nh vào lúc buổi chiều. Tôi là dân Vùng 2 không biết cái căn cứ này có bao nhiêu cổng, đi t́m cái cổng số 10 th́ biết nó ở đâu? Tôi thấy một doanh trại có cái bảng Bộ Chỉ Huy/ Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân bỏ trống, vậy là thày tṛ tôi nhào vào đấy hạ trại. Đếm đầu thuộc cấp trong sân, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân giờ ấy c̣n 67 người ! Như thế là chẵn 40 người chết rải rác trên đoạn đường mưa pháo từ Hố-Nai về tới Long-B́nh !

    Cơm nước xong th́ trời đă tối. Chúng tôi ngủ như chết. Đến ba giờ sáng 30/4/ 1975 Trung Úy Trâm, Sĩ Quan Truyền Tin Tiểu Đoàn dựng tôi dậy:

    – Có tin từ liên đoàn ra lệnh cho chúng ta rút về Sài-G̣n!

    Tôi uể oải ngồi dậy:

    – Mẹ kiếp! Về Sài-G̣n! Về Sài-G̣n làm cái con mẹ ǵ đây!

    Xa cuối trời, hỏa châu le lói hướng Sài-G̣n.

    Tôi ra lệnh cho tiểu đoàn (!) chuẩn bị lên đường. Tới ngă ba Tam-Hiệp chúng tôi gặp một bộ phận của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, cùng là dân Vùng 2 mất đất, thấy thương nhau, tay dơ vẫy vẫy … Cầu xa lộ đă bị xe tank CSBV chận đường, chúng tôi rẽ vào thành phố Biên-Ḥa. Thành phố vắng lạnh buồn thiu. Tôi cho đơn vị đi dọc theo đường xe lửa, ngang qua những căn nhà tôle ổ chuột, một vài khuôn mặt buôn phấn bán hương tḥ ra, ánh đèn vàng hiu hắt, đôi câu vọng cổ vang theo sau lưng người chiến bại:

    “Anh ơi! Bỏ gươm đao, bỏ mộng khanh tướng công hầu mà về với em đi! Chiến cuộc đă tàn rồi! Anh ơi! Anh ơi! ”

    Chúng tôi cúi đầu lầm lũi mà đi. Chúng tôi đi qua cầu Đôi rồi đến cầu Hang, tôi cho đơn vị dừng lại tấp vào những cái quán bỏ trống bên đường. Từng đoàn quân xa, chiến xa có Biệt Động Quân và lính Dù tùng thiết đi qua mặt chúng tôi, hướng về Sài-G̣n. Khoảng 8 giờ sáng th́ không c̣n chiếc xe nào đi qua đó nữa. Lúc này trong ngôi chùa bên kia đường tàu, những nhà sư áo vàng đang chất đồ đạc lên xe, xe hướng về Sài-G̣n. Ít lâu sau xe của họ lại quay trở lại chùa không hiểu v́ lư do ǵ.

    Tôi cho quân tiếp tục lên đường. Khi c̣n cách Thủ-Đức chừng vài cây số người lính có radio loan tin Tổng Thống Dương Văn Minh đang kêu gọi đầu hàng! Tôi cho quân dừng lại, tạt vào một quán cà phê bên đường. Bà chủ quán thấy tôi, ái ngại vặn nhỏ volume cái máy thu thanh.

    “Hết rồi! Chị cứ mở lớn cho tôi nghe với! Hết rồi! Chị ơi!”

    Bà chủ quán mở radio lớn hơn, và tôi nghe rơ từng lời kêu gọi của ông Tổng Thống, ông tân Tổng Thống nước Việt-Nam Cộng-Ḥa mà tôi không rơ ông ta đă lên ngôi lúc nào!

    Ngoài cổng có cái xe Jeep từ hướng Sài-G̣n chạy lên, một người trông dáng như Tư Lệnh bước xuống hỏi anh Biệt Động Quân trước ngơ điều ǵ đó, rồi chiếc xe trở đầu phóng đi. Khi tôi ra ngoài đường th́ người lính nói có Thiếu Tướng Đảo hỏi tin Thiếu Tá, v́ anh ta mới từ phía sau đoàn quân di chuyển lên đây, nên anh không rơ tôi ngồi trong quán nước, anh nói với Thiếu Tướng rằng anh không biết ông tiểu đoàn trưởng ở chỗ nào cả, xin Thiếu Tướng chờ một lát để anh ta đi kiếm, nhưng Thiếu Tướng Đảo đă vội vă ra đi.

    Ngày 10 tháng 5 năm 1975, tôi đang ngồi uống cà phê trước cửa nhà ông chiêm tinh gia Trần Cẩm số 144 đường Nhật-Tảo, Chợ-Lớn th́ bên kia đường một người tóc húi cao, vừa xuống yên chiếc xe đạp thể thao.

    Tôi gọi:

    – Tư Lệnh! Tư Lệnh!

    Tướng Đảo ngơ ngác một lúc rồi nhận ra tôi, ông bước sang nhập bàn với tôi và chú Trung Úy Phước, con trai bác Cẩm. Tư Lệnh nói hôm 30 tháng Tư ông có quay lại t́m tôi ở cái quán cà phê bên đường để rủ tôi đem quân trốn về Vùng 4, nhưng không thấy tôi, nên dự định không thành. Tôi nh́n vào mắt Tư Lệnh, an ủi ông:

    – Số mệnh mà Tư Lệnh ơi!

    Chúng tôi xiết tay nhau cảm thông. Vinh quang đành bỏ lại sau lưng, đau ḷng mà bỏ lại sau lưng! Trước mặt chúng tôi, những ngày sầu thảm bắt đầu …

    Tháng Ba năm 1979 tôi được đưa từ Trại Cải Tạo Phú-Sơn 4, Thái-Nguyên về Trại Nam-Hà A, Phủ-Lư. Tôi là thành phần của toán bốn mươi người có tiền tích trốn trại, nên bị giải về đây với cái c̣ng trên tay. Khi chúng tôi nhập trại, những người tù trẻ tuổi can tội Vượt Biên và Phục-Quốc chào đón chúng tôi, những kẻ mang c̣ng, bằng những đợt vỗ tay hoan hô tưng bừng.

    Hôm sau có người nhắn với tôi rằng Chủ Nhật tới Thiếu Tướng Đảo chờ mời tôi ăn cơm ở buồng số 1. Trưa Chủ Nhật đó tôi tới buồng 1 gặp người chỉ huy cũ, ông ở đội lao động cùng Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 KQ, Đại Tá Phúc Tỉnh Trưởng Long-Khánh, và Đại Tá Khoái CHT/BĐQ/QK1. Thời gian qua đă mấy năm không gặp, tôi rất vui khi bắt tay Tư Lệnh.

    Bữa cơm ấy có tôi, Tư Lệnh, Tướng Sang và một người quen của Tướng Sang. Tư Lệnh cầm tay tôi, giọng nói đầy hưng phấn:

    – Những bạn trẻ như em đă làm qua tỉnh ngộ, xét lại ḿnh. Từ nay qua sẽ sống xứng đáng hơn!

    Tôi chẳng hiểu ư Tư Lệnh muốn ǵ, nhưng tôi tin chắc có điều lạ đang chuyển biến trong tâm tư Tư Lệnh (?) Những buổi chiều sau đó, mỗi khi đi lao động về, chúng tôi đều tụ tập bên bờ giếng trước buồng 7 để nghe Thiếu Tướng Đảo, Đại Tá Trí, Đại Tá Quy, và Đại Tá Minh ḥa nhạc. Họ là những nhạc sĩ siêu quần, tiếng đàn của họ có thể ví với tiếng đàn của một siêu “Band”, nhất là cây măng đô lin của Đại Tá Minh.

    Chuyện tụ tập đàn ca đến tai ban chỉ huy trại. Thằng “chèo” Lực xuống yêu cầu ban nhạc và khán giả giải tán. (Ở trại Nam-Hà A chúng tôi gọi những tên công an coi tù là “chèo”, hay “phường chèo”). Những người trẻ tuổi hô to:

    – Đả đảo “chèo” Lực!

    Lời qua tiếng lại, lũ “chèo” ùn ùn kéo xuống vây quanh đám đông. Tướng Đảo lớn tiếng:

    – Anh không đủ tư cách nói chuyện với tôi! Anh về gọi Trung Tá Xuyên, trại trưởng xuống đây nói chuyện với tôi!

    Trung Tá Xuyên không xuống, mà đoàn vệ binh th́ càng lúc càng đông hơn. Chúng lùa tù về buồng, khóa cửa lại, khóa cả cửa ra sân lớn, không cho các buồng giao thiệp với nhau. Sáng hôm sau một cái xe Molotova bít bùng đến trại Nam-Hà A đem Tướng Đảo và vài ông tướng khác đi mất biệt. Sau khi chia tay nhau ngày ấy ở Trại Cải Tạo Nam-Hà A, tôi và Tư Lệnh chưa có dịp gặp lại nhau.

    Tam nhân đồng hành trên Liên Tỉnh Lộ Long-Khánh, Bà- Rịa tháng Tư năm xưa th́ có hai người bị giữ trong trại tù 13 năm là tôi và Đại Tá Hiếu, người thứ ba là Thiếu Tướng Đảo th́ bị nhốt lâu hơn. Ông và ba vị tướng nữa của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa là những người sau cùng của chế độ được tha khỏi gông cùm 17 năm sau khi Miền Nam sụp đổ.

    Bây giờ là tháng Tư! Ba mươi năm đă trôi qua. Bao nhiêu lần kỷ niệm xưa hiện về. Tháng Tư nào cũng chở đầy nỗi buồn !

    “Hằng Minh đây Tiên Giao gọi! Tháng Tư lại về rồi Hằng Minh ơi!”


    VML

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •