Page 25 of 27 FirstFirst ... 1521222324252627 LastLast
Results 241 to 250 of 264

Thread: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ

  1. #241
    tran truong
    Khách

    Giải khăn sô cho Huế

    Một lát sau, trong nhà có tiếng chân nhẹ đi ra cửa. Bên trong căn nhà c̣n tối mờ. Bóng một người đàn ông thận trọng ḍ từng bước một. Anh ta tiến đến nơi cái sập gỗ. Một xác người đang nằm đắp chiếu ở đó. Anh giở chiếu lên gọi nhỏ:

    “Ông nội, ông nội.”

    Một người đàn bà nữa đi ra đứng sau lưng người đàn ông. Người đàn ông đưa tay vuốt mắt ông già đang mở trừng trừng, rồi nói với người đàn bà:

    “Ông đi rồi.”

    Người đàn bà bước lùi một bước rồi ̣a khóc. Nhưng rồi chợt nhớ ra, bà đưa tay tự bịt kín miệng ḿnh lại, hai mắt bà ta cũng mở trừng trừng nh́n người đàn ông, vẻ hốt hoảng mê sảng. Người đàn ông đưa tay lên quệt nước mắt rồi cũng bịt chặt miệng ḿnh lại. Cả hai đi vào căn pḥng nhỏ phía trong. Có tiếng th́ thầm trong bóng tối nhạt mờ, nhiều đầu người nằm ngồi lổm chổm:

    “Răng con, ngoài yên chưa?”

    “Suỵt. Hỏi dỏ hỏ, không nghe nó vừa gơ cửa đó răng!”

    “Con, ôn con ra răng rồi?”

    Người đàn ông kéo người đàn bà ngồi xuống:

    “Ḿnh ngồi xuống đi, đừng có đứng nữa.”

    Người đàn ông cũng ngồi xuống cạnh vợ. Giọng anh ta nghẹn ngào:

    “Mạ, ông đi rồi.”

    Nhiều tiếng khóc muốn bật ra rồi gượng lại kịp. Tiếng thút thít của người lớn rồi trẻ con tấm tức. Người đàn ông lại đứng dậy:

    “Thôi đừng khóc. Họ nghe họ vô chừ. Mạ, mạ đừng có khóc.”

    Nhưng nói xong người đàn ông cũng nấc lên một tiếng nhỏ. Anh ta đi ra ngoài nhà, anh ḍm qua khe cửa. Một tốp đàn ông đàn bà đang đi vào trong sân. Anh ta nhè nhẹ trở vô. Căn nhà hoàn toàn im lặng.

    Tiếng gơ cửa nổi lên ban đầu c̣n thưa, rồi trở nên cấp bách. Có giọng đàn ông người miệt ngoài cất lên:

    “Mở cửa, mở cửa, quân giải phóng đến.”

    Bên trong căn pḥng nhỏ, người đàn bà cầm chặt lấy tay người đàn ông. Bàn tay của người mẹ bịt chặt miệng đứa cháu, sợ nó la khóc. Tiếng đập cửa bên ngoài mạnh hơn:

    “Mở cửa. Mở cửa không chúng tôi bắn.”

    Có tiếng người đàn ông trẻ tuổi:

    “Hồi năy tôi gơ măi mà không có ai. Chắc họ chạy hết rồi.”

    “Vô lư, đêm mà chạy đi đâu. Chưa ai chạy khỏi nhà hết.”

    Rồi một giọng khác dơng dạc:

    “Tôi đếm từ một tới ba mà không mở cửa là tôi bắn. Có ai trong nhà không? Một…”

    Người đàn bà xô người đàn ông ra cửa, chị lẩy bẩy thế nào mà gây một tiếng động nhỏ. Bên ngoài có tiếng cười gằn rồi tiếng hô tiếp:

    “Hai.”

    Người đàn ông đă ra tới cửa, anh giơ hai tay lên khỏi đầu:

    “Dạ lạy các ông, lạy các ông tui mở, dạ để tui mở…”

    “À, biết ngay mà. Mở cửa.”

    Người đàn ông lẩy bẩy một lúc mới mở được cánh cửa. Toán người ùa vào nhà. Họ có khoảng chừng mười người, kẻ vác súng trường người xách bị rết. Người đàn ông lớn tuổi nhất, có đôi mắt thật to nhưng vẻ mặt xanh xao, nh́n một lượt khắp nhà:

    “Các đồng chí canh gác cửa ngơ.”

    Vài người đi vào các phía cửa sổ. Người đàn ông chủ nhà mặt tái xanh tay chân run cầm cập nói không ra tiếng:

    “Lạy các ông chúng tôi là người lương thiện.”

    “Hừ, tại sao gọi cửa hoài không mở hả. Mở đường cho ngụy chạy phải không?”

    “Lạy các ông, con sợ quá.”

    “Không có các ông nào ở đây hết. Chúng tôi là quân giải phóng.”

    “Dạ.”

    “Có bao nhiêu người trong nhà gọi ra hết đi. Mau.”

    Rồi ông quay đi:

    “Các đồng chí. Mở cửa sổ ra.”

    Ánh sáng lùa vào căn pḥng, soi rơ khuôn mặt của ông già nằm trên sập gụ. Chiếc chiếu đă được mở ra từ trước, tấm chăn đắp trên người ông loang đầy máu, đă sệt khô. Người đàn ông lớn tuổi bước tới một bước nh́n vào mặt người chết, rồi la ồ lên một tiếng:

    “Ông chết rồi hả!”

    “Dạ.”

    “Bị tự bao giờ?”

    “Dạ thưa ông… ông giải phóng, dạ bị tự lúc một giờ sáng, máu ra nhiều quá.”

    “Các đồng chí cho đem xác ra ngoài vườn giùm đi.”

    Mấy người đàn ông định xúm tới. Người đàn bà run lập cập:

    “Lạy các ông, dạ lạy các ông giải phóng, dạ để chúng con xin được chôn cất.”

    “Để đó.”

    Mấy người đang đi đến tấm sập gụ dừng lại. Người đàn ông lừ mắt vào pḥng trong:

    “Gọi hết cả nhà ra đây. Đi ra hết. Ai c̣n ở trong chúng tôi bắn.”

    Mấy đứa trẻ con ra trước rồi một người đàn bà đứng tuổi, mấy cô con gái, một chị đàn bà bế đứa con nhỏ. Mặt người nào người đó tái xanh. Người đàn ông lớn tuổi nạt:

    “Đứng cả vào một góc nhà.”

    Cả nhà líu ríu đứng về phía sập gụ, bên cạnh xác chết của ông già. Có tiếng động nhỏ phía trong. Người đàn ông lớn tuổi lắng tai nghe. Một nữ cán bộ dợm tới một bước, chĩa súng vào căn pḥng nhỏ:

    “Ai trong đó xin mời ra.”

    Bên trong vẫn im như tờ. Nhưng người đàn ông lớn tuổi đă lừ mắt ra hiệu.

    Hai ba người khác bước tới. Cánh cửa phía bên buồng trong bỗng bật mở sáng. Một bóng người lao ra ngoài. Một tiếng chóc khô, lạnh, vang lên. Có tiếng kêu ở bên ngoài cửa sổ và tiếng rú của mấy người đàn bà. Người đàn ông đứng tuổi lại cười gằn:

    “Coi lục soát kỹ nhà này.”

    “Tuân lệnh.”

    Mọi người chia nhau đi lục soát, người đàn bà già và thiếu phụ bồng con ôm mặt khóc nức nở. Mấy cô gái mặt tái xanh, cắt không c̣n hột máu. Người đàn ông ôm chặt một đứa nhỏ đang đu lên người ông. Đám người lục soát một hồi trở ra, một người nói:

    “Không có ǵ nữa cả.”

    Người đàn ông đứng tuổi hất hàm:

    “Ra coi tên đó chết chưa!”

    “Dạ, đă xem, chết rồi.”

    Nhiều tiếng khóc cùng bật lên một lúc. Mấy cô nữ cán bộ xúm lại, vẻ hung hăng lúc đầu biến mất. Một cô làm thân với thiếu phụ:

    “Chị đừng buồn, đừng sợ. Chúng tôi chỉ xử những người có tội, c̣n những người dân th́ chúng tôi có bổn phận phải bảo vệ.”

    Thiếu phụ chùi nước mắt:

    “Nó là em tui mà. Nó có tội t́nh chi mô.”

    “Tại anh ấy bỏ chạy. Trong hoàn cảnh chúng tôi, chúng tôi phải tự vệ.”

    Người đàn ông đứng tuổi nh́n một lượt những khuôn mặt đang run rẩy, tái xanh. Giọng hắn chầm chậm, đều đều:

    “Mẹ và chị đừng sợ. Chúng tôi đến đây là để giải phóng cho đồng bào…”

    Người thiếu phụ đang khóc bỗng nín bặt, ngơ ngác. Mấy đứa con gái nép sát vào nhau. Có tiếng chân người chạy từ ngoài cổng vào. Hai giải phóng quân khác đi vào. Họ có quàng khăn xanh ở cổ, người đàn ông đứng tuổi hỏi:

    “Có chuyện ǵ vậy?”

    Một người nói nho nhỏ vào tai người đàn ông lớn tuổi. Hắn gật gật đầu, quay lại nói với các nữ cán bộ và mấy người giải phóng:

    “Các đồng chí ở lại đây. C̣n tôi với đồng chí Thu đi lên xóm Chùa.”

    Tiếng chân đi ra cổng. Một nữ cán bộ giơ tay:

    “Các đồng chí, chúng ta ở lại đây, sửa soạn cơm nước rồi phụ bạn tải thương, tiếp vận.”

    “Đồng chí Xuân nói phải. Lát nữa chắc có tiếp vận tới.”

    Người nữ cán bộ mang tên Xuân mỉm cười, vỗ vai thiếu phụ thân mật nói:

    “Bây giờ để tôi nhờ các đồng chí phụ với ông nhà lo chôn hai xác chết. Thưa chị, đây là…”

    Xuân chỉ vào xác chết ông già. Người mẹ vội vă trả lời thay con dâu:

    “Dạ thưa cô, đây là ông nội của tụi nó.”

    Người nữ cán bộ xua tay:

    “Chết, mẹ giải phóng, con xin mẹ đừng gọi con là cô. Con xin được làm con mẹ như các chị các anh ở đây.”

    Cô nói xong quay lại đồng bạn:

    “Bây giờ nhờ đồng chí Tiến, đồng chí B́nh lo chôn giùm hai xác người, cụ và anh đang ở ngoài vườn.”

    Rồi đổi khuôn mặt buồn rầu, người nữ cán bộ tên Xuân quay lại phía gia chủ:

    “Thật đáng tiếc, trường hợp ngoài ư muốn, xin chia buồn với mẹ và các anh các chị.”

    Người đàn ông quay mặt đi giấu hai giọt lệ đang lăn xuống. Xác chết của ông già và người thanh niên được bó trong hai chiếc chiếu rồi đem vùi nông ở góc vườn. Một lát sau, mấy cô nữ cán bộ làm thân với mấy cô gái, các người lính giải phóng th́ chia nhau gác góc vườn và lo đi liên lạc, Xuân nói với người đàn bà già:

    “Thưa mẹ, nhà ta c̣n gạo không?”

    Bà già thật thà:

    “Gạo c̣n hai bao. Tết mà cô. C̣n cả bánh tét và mứt nữa cô.”

    “Ấy, xin mẹ đừng gọi con bằng cô nữa. Mẹ gọi con là con như gọi các anh các chị đây.”

    Cô lại cười, nói tiếp:

    “Có lẽ vài ba bữa nữa bộ đội mới tiếp lương thực tới. Mẹ cho chúng con vay hai tạ gạo. Vài ba hôm lấy xong thành phố Huế, Bác Hồ vào thăm, con sẽ thưa trường hợp của mẹ. Bây giờ xin mẹ kư vào cuốn sổ vàng của Bác Hồ.”

    Cô quay lại gọi:

    “Đồng chí Nữ đâu, đem sổ ra đây.”

    Người nữ cán bộ tên Nữ là một cô gái mập mạp, nhưng nước da vẫn tái xanh, cô ta nhanh nhẩu rút trong áo ra một cuốn tập, ch́a tới bên bà già:

    “Thưa mẹ đây, xin mẹ kư.”

    Người đàn bà già run run:

    “Dạ tui có biết chữ chi mô mà kư.”

    Cô gái lại cười, hỏi mấy cô gái Huế đang đứng dồn với nhau một góc.

    “Thôi các chị biên tên rồi kư giùm. À mà để tôi biên tên cho cũng được…”

    “Dạ thưa mẹ, mẹ tên chi. Dạ xong rồi. Xin chị kư.”

    Cô gái nhỏ run run viết một chữ kư nguệch ngoạc lên trang giấy. Nữ đưa cuốn sổ cho Xuân. Người đàn bà lặng lẽ chùi nước mắt. Mấy cô gái vẫn đứng dồn một góc, nắm chặt tay nhau, trong lúc cô nữ cán bộ tên Xuân cười:

    “Trưa nay chúng ta ăn mừng chiến thắng.”

    Những mảnh mặt trời vỡ vụn đang dần dần tụ lại, vẫn dật dờ lẩn khuất bên trên bầu trời đầy mây mù và gió lạnh.

    Những đốm máu cùng xương vương trên cỏ đă khô để lại những vết tím bầm. Trong những khu vườn nhiều dấu đất mới. Tất cả những người bị thương đều được khiêng lên một ngôi chùa và các nữ cứu thương đang trổ tài băng bó. Vẻ vui tươi buổi sáng biến mất trên khuôn mặt họ; những đồng chí giải phóng đi đi lại lại , gác các đầu đường hoặc chia nhau tràn vào các nhà dân.



    Hue - 1968 by manhhai, on Flickr
    Hue - 1968
    quân Bắc Việt tiến vào thành nội Huế tết Mậu Thân 1968 .



    Nơi ngă ba, trong một quán nhỏ bỏ trống, mấy người đàn ông bị thương nhẹ đang ngồi rờ rịt vết thương. Anh lính trẻ tên Thu đang bồng súng đứng gác ở góc đường. Cạnh đám cỏ anh ngồi, một vũng máu của ai đă khô, mấy con ruồi xanh bay vật vờ, thỉnh thoảng vài con chờn vờn trước mũi anh, muốn bám vào mặt anh, anh đưa tay xua với dáng điệu hết sức lơ đăng.

    Một vài nhà, cửa mở toang, người ta thấy các anh giải phóng, các cô cán bộ đi vào. Thỉnh thoảng có một vài đứa nhỏ chạy ra sân, tức th́ có một người lớn chạy ra bế bổng đứa bé lên hốt hoảng chạy vào nhà, mất hút. Không khí hoàn toàn yên tĩnh.
    Vừa mới đêm qua, tiếng súng xé màn trời, rung đổ nhà cửa, bây giờ tất cả sự ồn ào đó , đă lẩn mất cùng bóng đêm, để lại một mặt trời vỡ với những kinh hoàng c̣n bám chặt trên mặt đất đầy máu, trên những cành cây găy đổ, trên những ngọn lá xanh rụng đầy vườn.

    Tất cả mọi nhà, mọi người đều ngồi chụm vào một đám. Họ e dè nh́n những anh lính miền Bắc mà họ được phép gọi là quân giải phóng, đi lui đi tới, nét mặt đôi khi phấn khởi đôi khi nghiêm nghị bí ẩn. Họ không dám trả lời một câu hỏi nào của đám người lạ mặt.

    Dân trong xóm cũng ngạc nhiên không ít khi thấy vài người láng giềng mới hôm qua c̣n chúc tết nhau, sáng nay đă thấy họ cầm súng trong tay, cũng quấn khăn xanh khăn đỏ nơi cổ và nh́n họ bằng ánh mắt đe dọa, kiêu ngạo. Những người này công khai đi thăm hàng xóm. Một ông thợ ḷ rèn mới tối qua say rượu lè nhè chửi nhau với mấy cô gánh nước ngoài giếng, nay cũng xách súng đi thăm từng nhà. Gặp ai anh cũng nở nụ cười thật tươi, huênh hoang nói:

    “Đồng bào yên chí đi, bà con yên chí đi. Vài ba hôm nữa cụ Hồ vô, tha hồ mà liên hoan.”

    “Bác không biết đó chớ. Tui theo quân giải phóng lâu rồi. Tui nằm vùng mà.”

    Mọi người nh́n anh ta với khuôn mặt xanh lè. Ai cũng sợ, thường ngày anh chỉ là thợ rèn hiền lành, chiều chiều say rượu hay nói bậy, gây gổ với trẻ con, với các cô ở ... đi gánh nước. Nhưng biết đâu anh không chuốc oán mua hờn với nhiều người trong xóm. Mấy đứa con trai con của một bà bán thịt heo ở chợ cũng nô nức xách súng theo giải phóng.

    Một ông già ăn mày thường ngày ngồi trước mấy quán nước, hôm nay mặt mày cũng rạng rỡ hẳn, ông ta đi khắp các nhà tuyên truyền ầm ĩ:

    “Quân giải phóng tới rồi nghe, rồi đây ḿnh sướng lắm. Tui nói thiệt chớ ai làm cái chi ở đây mà tui không biết.”

    Câu nói như một lời đe dọa, người ta đưa mắt nh́n nhau, vẻ lo lắng buồn rầu không thể nào che dấu được nữa.


    Đến khoảng trưa th́ quân giải phóng đến thúc mọi người ra hết ngoài sân. Họ kêu gọi những thanh niên đi tải đạn, những thanh nữ đi tải thương. Mười lăm tuổi trở lên là phải đi hết, chỉ các bà mẹ mà họ gọi là mẹ giải phóng, các sản phụ, các bà mang thai mà họ gọi là chị giải phóng, th́ ở nhà giúp đỡ các anh giải phóng cơm nước.
    Một số người bị thương chịu không nổi đau đớn đă trút hơi thở. Nhưng quân giải phóng không đem chôn trong vườn nữa, họ chở đi theo với đoàn bị thương lên miệt trên. Đó là những con đường dẫn lên Tây Thiên, lên ḍng Thiên An, lên các lăng tẩm. Giữa trưa, những ngôi nhà buồn tẻ im lặng cũng có hơi khói, dấu hiệu của buổi cơm.

    Nhiều tiếng khóc bật lên thảm thiết. Trong nhiều ngôi nhà cũng có nhiều người dân chết v́ vết thương không đủ thuốc thang băng bó. Người lính trẻ tuổi đang gác ở ngă ba lắng tai nghe rồi châm một điếu thuốc hút. Mấy người trong quán hỏi vọng ra:

    “Ai khóc ở đâu vậy?”

    “Trong mấy nhà kia ḱa.”

    “Chắc có người chết!”

    “Dân mà, quân ḿnh chở đi hết rồi.”

    Anh ta lại nh́n vào một ngôi nhà nằm khuất trong một vườn cây, hỏi:

    “Biết đây là ǵ không?”

    “Nhà thờ cụ Phan đó.”

    “Một vị anh hùng, một người cách mạng hả?”

    “Ừ.”

    Người trong quán hỏi tiếp:

    “Lấy xong mấy đồn chưa?”

    “Chưa có tin ǵ hết.”

    Người lính trẻ lại im lặng. Tiếng khóc trong nhiều căn nhà nổi lên, anh ta châm một điếu thuốc nữa rồi cau mày. Anh ngập ngừng rồi mạnh dạn đi vào một nhà gần nhất.

    Đó là một ngôi nhà tranh nằm ngay mặt đường gần ngă ba nơi anh lính đứng gác. Anh ghé cửa nh́n vào, bên trong ngôi nhà, giữa bộ ván gỗ, một xác chết nằm ngửa, cả một gia đ́nh bu quanh kêu khóc. Một bà già, một người đàn bà bế đứa con và hai đứa trẻ đang xúm quanh xác chết: Con ơi là con ơi, anh ơi là anh ơi. Ba ơi là ba, ba ơi. Tiếng người mẹ, người vợ, tiếng những đứa con thơ làm năo ruột người nghe. Anh lính Bắc Việt tần ngần đưa tay đập nhẹ cửa.

    Cánh cửa không đóng, anh chỉ mới đưa tay gơ đă tự động đẩy ra. Luôn đà anh đi thẳng vào nhà. Hai người đàn bà hốt hoảng nh́n ra, mấy đứa trẻ con nín khóc. Anh đi tới gần nh́n xác chết, không phải một mà là hai xác chết. Phía trong xác của người đàn ông c̣n xác một đứa trẻ khoảng lên ba, mặt mày tím bầm và c̣n dính đầy máu. Người đàn bà già chen tới trước mặt anh như che chở cho mấy xác chết, đôi mắt bà nh́n người lính giải phóng với vẻ van nài cầu khẩn:

    “Ông ơi, chết hết rồi, không c̣n ai nữa mà bắt đi.”

    Bà chỉ vào người đàn bà đang bế đứa nhỏ:

    “Con nó một nách ba đứa con dại, ông tha cho mẹ con tui…”

    Người đàn bà già nói xong bật khóc, cô con dâu và mấy đứa nhỏ lại khóc theo. Người lính nh́n quanh gian nhà, đồ đạc thật nghèo nàn, ở giữa nhà kê bộ ngựa gơ, bên chái trên là bộ bàn ghế, đằng sau bộ bàn ghế là một bàn thờ nhỏ, phía bên trái kê chiếc giường tre. Trên bàn thờ c̣n nguyên mấy đ̣n bánh tét, mấy đĩa mứt bánh. Trên chiếc bàn gỗ phủ mảnh vải ny lông hoa ḥe , c̣n chiếc b́nh bông cắm một cành mai vàng. Mấy cái tách, mấy cái ly úp trên một cái khay bằng nhôm. Anh dịu giọng hỏi bà già:

    “Nhà này của mẹ?”

    “Dạ, c̣n đây là con cháu tui.”

    Bà chỉ cả người chết lẫn người sống. Người lính Bắc Việt mở cái khăn quàng cổ của ḿnh đắp lên mặt người đàn ông, rồi rút khăn mùi xoa lau bớt máu dính đặc trên mặt đứa bé. Anh kéo cái chăn đắp kín mặt mày thằng nhỏ. Vừa lúc đó có tiếng động dưới bếp, tiếng đập cửa rồi một khuôn mặt đàn bà đầu rối bù ló lên:

    “Bà Bổng ơi, có chút dầu mô cho tui một chút. Có chút thuốc đỏ cho tui một chút. Nó sắp chết rồi bà Bổng ơi.”

    Người đàn bà lật đật đi lên nhà, thấy hai xác chết nằm sơng sượt trên ván gỗ, bà ta lùi lại:

    “Ối trời ơi, mần răng ri ń. Mần răng ri ń trời.”

    Bà đưa mắt nh́n khắp mặt mọi người, đến khi chạm phải anh lính giải phóng. Bà đưa tay lên miệng, khuôn mặt đă tái xanh bây giờ xám ngoét.

    Bà già xô vai chị đàn bà:

    “Chị Trùm đi về đi. Đừng có chạy qua chạy lại nữa.”

    Người đàn bà tên Trùm run lẩy bẩy:

    “Bà Bổng làm ơn làm phước cho tui xin chút thuốc rịt vết thương cho con Bê, máu ra nhiều quá, nó xỉu rồi.”

    “Con Bê há? Nó bị thương?”

    “Nó bị thương hồi gần sáng. Trời đất quỷ thần ôi, khổ cho gia đ́nh tui, hồi trước tới chừ ăn ở có răng mô mà trời bắt tan tành như ri rứa trời.”

    Rồi nh́n hai xác chết, bà gượng lại:

    “Trời đất hỡi, c̣n thằng Tanh với thằng cu em răng mà ra thân thể ri ń trời!”
    Nghe tiếng than của người hàng xóm, người vợ bật khóc nấc lên, bà già bế lấy đứa cháu trên tay con dâu, cũng mếu máo:

    “Thôi con ơi, đi ra mà nấu chén cơm, đặt bát nhang lên cho tụi nó, răng mà khổ ri trời, nhang tàn khói lạnh…”

    “Ai bắn ai giết nó đó?”

    “Biết mô mà lần, chị Trùm ơi, chỉ biết là con ḿnh, cháu ḿnh chết.”

    Chị Trùm nh́n người lính giải phóng và chợt nhớ là ḿnh vừa nói một câu hớ có thể nguy hiểm, chị nín thinh. Nhưng người lính vẫn lơ đăng nh́n về phía bàn thờ. Những chân nhang đă tàn, hai ngọn nến cháy gần lụi được thổi tắt từ lúc nào. Một lát, thấy người đàn bà lật đật đi xuống bếp, anh nói theo:

    “Có ai bị thương đem qua bên chùa, quân cứu thương băng bó cho.”

    “Có, tui đă đem qua rồi, họ nói thuốc chưa đủ cho quân giải phóng.”

    Chị đàn bà đă khuất sau bếp. Tiếng chân đi ṿng ra phía hẻm… Người lính giải phóng nh́n xác chết một lần nữa rồi nói với bà già:

    “Thôi mẹ, mẹ đừng khóc nữa, phải có người hy sinh cho chúng ta chiến thắng.”

    Người đàn bà già không hiểu. Người vợ đưa tay quệt nước mắt:

    “Trời ơi là trời, mạ con tui biết sống với ai ri ń trời.”


    Mai tiếp ...

  2. #242
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Mieenf Trung thuowng nhows;.. giair khăn sô cho Huế.. tôi theo đọc hằng ngày....

    ngày 20 - 08 - 2018... trời lị kéo mây...

    cảm ơn Tv Tran Truong đă đang lên cuốn truyện lịch sử về nhưng đau thương mát mát của miền Trung nghèo khó..
    nhưng cuốn truyện này đă phơi bày lên màn h́nh và người đọc nếu đă có một lần dến Huế.. chắc ai cũng mủi ḷng thương cảm.. tiếp theo sau là cuốn truyện;... ngàn giọt lệ rơi...

    Hôm nay lại có truyện đáng nói là;

    VN đang họp hội nghị về Giáo dục nhằm xoá bỏ môn Sử kư , lấy lư do là học sinh thời nay không ưa thích môn lịch sử..

    Riềng người Việt tỵ nạn , người Việt quốc gia, đa phần cố gắng ǵn giữ Lịch sử để cho cháu chắt, hậu sinh c̣n biết đến tổ tông gịng họ của Lạc Việt.
    Diễn đàn cũng nên t́m đến những bộ Sử Kư Việt Nam xa xưa.. đem về đăng lên mạng để cho dân Viêt, người người.. được đoc.. đọc đẻ mà nhớ đến nguồn gốc của gịng dơi, biết đến mảnh đất quê hương cũng đă có.... một thời vang bóng..

    Đôi gịng góp ư cùng ban Điều hành và bạn đọc trang mạng ; Ydan.org .
    Cảm ơn ban Đièu hành. nmq

  3. #243
    tran truong
    Khách

    Giải khăn sô cho Huế

    Vài hàng gởi cụ Quốc . Lịch sử đối với cộng sản là cái gai phải nhổ , nhổ càng sớm càng tốt . Lịch sử của cộng sản là những trang bóp méo sự thật .... mà bóp méo sự thật lúc này , thời kỳ vi tính , quả muôn vàn khó khăn !!! Những bế văn đàn , những lê văn tám , võ thị sáu ..... toàn là những khủng sử , thêu dệt , phịa sử ...

    Nếu lịch sử còn , thì chừng nào mới kết hợp với Trung cộng ... để tiến tới thế giới đại đồng ??? Thế nên môn lịc sử là môn học phản động nhất , chống chủ nghĩa xã hội nhất ... bỏ là vừa .....


    .................... .............


    Có tiếng súng nổ, chỉ một tiếng một rồi nín hẳn. Anh lính giải phóng chạy ra ngă ba nh́n ngơ ngác. Một anh lính giải phóng đang gác trước một cửa nhà cách chừng mười thước giơ tay chỉ vào một bụi cây bên đường. Người lính trẻ nh́n theo một thanh niên đang cố ḅ ra mặt đường, anh ta đă trúng đạn, máu lết từng vệt dài trên mặt đất.
    Người lính trẻ chạy lại. Bàn tay người thanh niên đưa ra , muốn được nâng đỡ nhưng anh cũng không c̣n đủ sức nữa, cánh tay rơi bịch xuống đất, miệng anh mấp máy một hai câu ǵ đó rồi anh nằm lật ngửa, bất động. Người lính giải phóng đứng sững lại. Tiếng người bạn đằng xa hỏi:

    “Chết rồi hả?”

    Người lính trẻ gật đầu. Anh ta đưa tay lên cổ như muốn sờ vào chiếc khăn, anh ta đụng vào cổ áo và cầm chặt lại. Phía đằng sau lưng có hai chị nữ cán bộ đi tới, thấy anh đang đứng như trời trồng, họ cười phá ra:

    “Đồng chí Thu làm ǵ đứng đó. Chỗ anh đứng gác đằng ngă ba kia mà. Thôi ráng gác đi, có lẽ tối nay bộ đội ḿnh rút lên phía núi.”

    Một cô nh́n xác chết:

    “Sao vậy? Ai bắn đó? Đồng chí hả?”

    “Không.”

    Người bạn đứng đằng kia la lớn:

    “Nó muốn chạy trốn, thấy nó lui cui sau bụi cây, tôi nổ súng đó.”

    Một cô nh́n xác chết, cười khinh bỉ:

    “Thứ này béo tốt dữ, ăn bơ sữa của Mỹ đây mà.”

    Người lính trẻ đưa hai bàn tay của anh ra nh́n, anh đi trở lại chỗ gác của ḿnh. Trong một căn nhà khác lại có tiếng kêu khóc:

    “Cứu tôi với, bớ làng nước ơi, con tui, con tui…”

    Chắc lại có một người nữa vừa mới chết. Mấy cái đầu tḥ ra:

    “Đằng nhà đó có chuyện ǵ vậy?”

    “Người chết.”

    “Mấy người?’

    Anh đưa hai ngón tay làm dấu, rồi chợt nhớ ra, anh lật đật đưa thêm một ngón nữa. Trong quán có tiếng nói lớn:

    “Vào đây ăn bánh chưng. Bánh chưng Huế đây. Đồng chí nào ra thay dùm đồng chí Thu.”

    Anh lính trẻ lắc đầu nói:

    “Thôi khỏi.”

    Có tiếng chân chạy, phía xác chết đang nằm tênh hênh bên đường có hai ba người chạy tới, toàn đàn bà và con nít:

    “Con ôi là con ôi, đi ra mần chi cho họ bắn chết con ôi ” . Giọng người mẹ kêu la thảm thiết. Anh lính giải phóng đi tới hỏi:

    “Con bà?”

    “Dạ, con tui.”

    “Tại sao không ở nhà mà đi ra đường làm ǵ giờ này?”

    “Con em gái nó bị thương, nó đi kiếm đọt lá chuối về rịt.”

    “Thế à!”

    Người lính đi về chỗ. Mấy người đàn bà, mấy đứa con nít xúm lại ôm xác người thanh niên đi khuất vào một ngơ nhỏ. Người bạn đứng gác đằng kia bước lại gần phía anh lính tên Thu:

    “Đồng chí cần phải đề cao cảnh giác. Cấp trên ra lệnh không được lân la nói chuyện bừa băi, tụi nó đều là tay sai Mỹ ngụy hết.”

    Cả hai người đều trở lại vị trí cũ. Phía dưới cầu, một đoàn người đi lên, họ đang tải thương. Mấy cô gái Huế c̣n nhỏ mặt mũi xanh lè đằng sau là mấy anh giải phóng và mấy cô nữ cán bộ. Họ đi thật nhanh, mặt lầm lỳ. Các cô gái Huế hiện rơ vẻ sợ hăi và mệt đừ, những người nằm trên băng ca máu me đầy ḿnh. Anh lính trẻ đi ra phía đường nh́n từng khuôn mặt người bị thương đi qua. Đến người cuối cùng anh ta níu cáng lại:

    “Mịch.”

    Người thanh niên ở trên băng ca bằng vải trắng mở đôi mắt lờ đờ nh́n mặt người gọi. Người lính tên Thu cúi xuống:

    “Mày bị rồi.”

    Người bị thương nhếch môi đau đớn:

    “Chắc tao không sống nổi. Thu có về Bắc được nhớ cho thầy me tao biết.”

    Anh ra dấu cho bạn tháo cái giây bạc đeo ở cổ, thều thào:

    “Nhớ đưa cho đẻ tôi. Thu.”

    Thu vội buông tay bạn. Cô nữ cán bộ trong đội cứu thương đă lên tiếng gọi hai cô gái Huế ỳ ạch khiêng chiếc băng ca lật đật đi lên. Người bị thương cố nhướng mắt nh́n bạn và cố đưa bàn tay lên vẫy mà không c̣n đủ sức nữa.

    Anh lính tên Thu sững sờ nh́n bạn bị khiêng đi xa dần. Tay anh c̣n cầm chặt sợi dây bằng bạc. Mịch. Anh gọi lớn. Nhưng chiếc băng ca đă khiêng đi xa, c̣n lại một tay, anh đưa tay dụi mắt ḿnh mà như là vuốt mắt cho bạn. Phía dưới cầu lại một tốp khác đi lên, họ cũng tải thương. Anh vẫn cầm chặt sợi dây bạc trong tay, sững sờ nh́n từng chiếc băng ca khiêng qua mặt ḿnh. Nhưng anh không nh́n từng người bị thương nữa.

    Ngang qua mũi súng của anh, mấy cô gái Huế càng bước mau, như sợ vô t́nh một viên đạn có thể bay ra ghim vào người ḿnh. Anh ta để cho mũi súng chúc xuống đất.
    Trong một cánh cửa sổ từ một ngôi nhà phía ngă ba, nằm trong một khu đất rộng và trong cây cối, anh ta bắt gặp một đôi mắt thập tḥ nh́n. Anh không dám nh́n lại, sợ đôi mắt đó sẽ biến đi. Đó là đôi mắt của một cô gái nhỏ khoảng mười lăm mười sáu tuổi. Phía sau lưng cô gái có một bàn tay chộp lấy vai áo:

    “Đừng có nh́n mà.”

    Một người đàn bà khoảng ba mươi tuổi kéo tuột cô gái vào, giọng th́ thầm:

    “Đừng có ngó. Tụi nó vừa bắn chết một người gần ngă ba tề.”

    Cô gái rụt đầu… le lưỡi:

    “Chị, có một tên Việt cộng đẹp trai ghê đi chị. Nó gác ở ngă ba đó tề.”

    Người đàn bà lôi tuột cô em nhỏ vào trong mắng:

    “Nói tào lao. Đi vô.”

    Cô gái nhỏ đi vào. Người đàn bà bế xốc đứa bé gái đang đứng ở cửa buồng, nói vọng vào trong:

    “Mệ, từ rạng sáng tới chừ chở nhiều xác chết, nhiều người bị thương quá mệ ơi.”

    Tiếng người đàn bà già run run:

    “Nhỏ nhỏ cái miệng, vô trong ni mà nói.”

    Cả nhà xúm vào buồng. Thiếu phụ nói nhỏ vào tai bà già:

    “Chắc họ sắp rút lên trên tê hết rồi.”

    “Tao cũng mong rứa.”

    “Hồi hôm họ chết nhiều rứa thê mệ.”

    “Chắc sáng quân đội ḿnh đă lên rồi, chắc họ chuẩn bị rút lui rồi đó hỉ?”

    “Chắc rứa.”

    “Răng ôn mi chưa thấy lên?”

    “Kẹt dưới đó rồi.”

    Cô gái lại bỏ đi ra ngoài. Bên trong người đàn bà nói giọng thiệt nhỏ:

    “Đừng cho thằng Hợi nó xuống. Chút nữa mệ lấy cơm vắt lên cho nó ăn không nó xỉu.”

    “Khi hồi có mấy tên đi vô nhà, cứ ngó lên trần, tao sợ bắt chết.”

    Bên ngoài, nơi cô gái nhỏ nh́n ra, anh lính Bắc Việt c̣n đang đứng nh́n theo mấy cô nữ cán bộ tập xe đạp, đẩy xe Honda. Các cô bím tóc, quần xắn đến quá đầu gối.

    Cô gái nhỏ nh́n hai cô đẩy theo một cô ngồi trên xe , tuy có hai người giữ hai bên mà chiếc ghi đông vẫn quẹo qua quẹo lại.
    Mấy cô cười đùa thiệt vui , nhưng anh lính trẻ không cười. Mặt anh lầm lầm ĺ ĺ nh́n xuống con dốc đang có mấy người đàn bà chạy ra đường kêu cứu:

    “Cứu con tui với, bớ làng nước ơi. Cứu chồng tui cứu cha tui.”

    Mấy cô nữ cán bộ lướt qua mặt anh, cười cười nói nói:

    “Trong này nhiều xe quá, thắng lợi rồi ḿnh có xe đi.”

    Một cô nói lớn:

    “Đồng chí Thu tích cực quá hỉ!”

    Cô ta nhại giọng Huế rất khó nghe. Anh lính trẻ cau mày. Anh liếc vô trong căn nhà trước mặt. Cô gái nhỏ vội thụt đầu vào. Không hiểu bực tức hay buồn bă chuyện ǵ, anh ta đưa súng lên nhắm thân cây trước mặt như muốn bắn. Không có tiếng đạn nổ. Mấy cô nữ cán bộ cười x̣a, thoáng cái họ đă xuống tới lưng chừng dốc.

    Một con chó ḿnh mẩy dính máu khô từ trong một bụi cây lết ra, anh lính giải phóng lượm một ḥn đá ném mạnh. C̣n chó c̣n đủ sức để chạy bằng ba chân, nhưng chỉ được một quăng, nó ḅ lết rồi nằm bẹp một chỗ.
    Anh lính đi tới gần đưa súng lên đầu con vật nhắm bắn, nhưng cũng không tiếng nổ, con chó le lưỡi, miệng đầy nước dăi, mắt ngước nh́n người đứng trước mặt, ánh mắt con vật làm người lính vội quay đi, rồi trở về chỗ cũ. Mấy cô nữ cán bộ đă ṿng trở lên, ngang qua mặt anh, mấy cô vẫn ỳ ạch đẩy và người nữ cán bộ ngồi trên xe , trán đă lấm tấm mồ hôi nhưng khuôn mặt lại hết sức tươi tắn.



    1965-1975 Another Vietnam: Unseen images of the war from the winning side. Một Việt Nam khác: Những h́nh ảnh chưa được thấy về cuộc chiến từ bên thắng cuộc by manhhai, on Flickr



    Chưa bao giờ thành phố Huế sống trong một không khí đầy chết chóc, hoang mang như thế. Tất cả những xác chết cũng như những cán binh bị thương đều đă được đưa lên ngả núi. Nhưng trong mỗi xóm, cứ vài giờ là có một vài người bị thương , không được đầy đủ thuốc men ngă ra chết. Từ sáng tới chiều, tiếng khóc bật lên từ nhà này tới nhà nọ.
    Tiếng khóc như một bệnh dịch truyền nhiễm rất nhanh. Bên cạnh những sự chết chóc đau buồn, c̣n phải nhắc tới cái bệnh dịch hân hoan của các anh giải phóng. Buổi sáng họ c̣n e dè với người dân, nhưng tới trưa tới chiều, một nội lệnh được truyền tai rất nhanh, họ thay đổi thái độ thành những chiến sĩ rất nhũn nhặn thương dân sống ḥa hợp với dân dễ dàng.

    Những bao gạo từ trong các ngôi nhà cùng với bánh tét bánh chưng, mứt bánh đầy ứ trong mấy ngày tết được mang ra sân chất lên những chuyến xe vận tải để chở lên miệt trên, mà theo các anh giải phóng th́ họ mượn tạm cho quân đội giải phóng. Vài hôm nữa, khi ổn định xong thành phố, gạo sẽ rẻ vô cùng, không có cắt cổ như Mỹ ngụy mà bán một bao tới mấy ngh́n đồng.
    Họ cũng hô hào nhà ai có “cờ ba que” (cờ ba que là cờ VN màu vàng có ba sọc đỏ) th́ phải đem ra đốt đi để thay bằng lá cờ giải phóng, cờ bác Hồ. Những ai c̣n gạo, c̣n bánh th́ phải đem ra tŕnh với quân giải phóng, họ làm những cuốn sổ ghi tài sản của dân để vài hôm nữa, khi cụ Hồ vào sẽ đền ơn xứng đáng.

    Họ cũng kêu gọi những thanh niên đừng lẩn trốn mà phải ra tŕnh diện để nhận lănh sự khoan hồng. Mấy nhà ḥm nên hy sinh giúp đồng bào hoạn nạn lo chôn cất những người dân bị chết, nhưng tất cả những khu vực đều không được đi. Trong mỗi vườn nhà đều chôn mộ người thân. Họ cũng đề cao cảnh giác, dân chúng không được ra đường, không được tụ họp trừ khi được giấy của quân giải phóng mời đi học tập.
    Suốt ngày những cô cán bộ lân la vào nhà này nhà nọ hỏi thăm t́nh cảnh của dân, làm thân với các bà, các cô, các anh các chị. Những bà già mới nh́n họ như nh́n những vị hung thần, bây giờ họ phong lên làm mẹ giải phóng, các thiếu phụ được làm chị giải phóng. Những người lớn tuổi đều tiếp đón họ bằng ánh mắt nghi ngờ, đề pḥng nhưng trẻ con th́ có vẻ khoái lắm.

    Chỉ mới từ sáng tới chiều, chúng đă tụ xung quanh các cô nữ cán bộ, các anh bộ đội. Chúng vui thích theo dơi các cuộc tập xe đạp của các cô nữ cán bộ hoặc chúng bu quanh các anh giải phóng. Nhà nào cũng có quân giải phóng tới thăm hỏi, họ nấu cơm hay ăn uống ngay trong nhà. Các cô gái khỏe mạnh được mượn đi nấu cơm cho bộ đội.
    Những thanh niên, những cậu trai mười bốn mười lăm được mượn đi tải súng đạn, hoặc được phát súng, được chia toán để giúp các anh bộ đội sắp tổ chức những buổi học tập. Mới ngày đầu, nhiều thanh niên đàn ông trốn chui nhủi trong xó buồng, trên trần nhà. Nhưng tới ngày thứ hai, nhiều người nghe các anh giải phóng kêu gọi đă ra tŕnh diện: Ai ở nhà đó, chúng tôi không bao giờ dám động tới một người dân, chúng tôi là bạn dân mà.



    Another Vietnam - A forensic analysis has determined that smoke was added to this photo. by manhhai, on Flickr



    Đó là câu nói thuộc ḷng của mấy anh giải phóng. Mặc dù các khu vực đều cấm liên lạc với nhau, mấy nhà chung quanh chỉ được hỏi han dăm ba điều mà có nhiều tin đồn lắm. Chẳng hạn như buổi trưa ngày thứ hai, nhiều người được tin là chiếc xe sang trọng nhất của cố vấn Mỹ ở Huế bị trưng dụng, một cấp chỉ huy của Việt cộng đă lái đi khắp thành phố. Một tin khác lại nói rằng nhiều xe nhà binh do các anh giải phóng lái chở đầy nhóc bánh chưng bánh tét và gạo chạy qua các ngả đường. Các anh lính giải phóng vui vẻ hơn, họ hỏi han dân, và khi có người đàn bà nào nhắc tới những tin đồn th́ họ cười tin tưởng:

    “Quân giải phóng đă chiếm được Huế, bây giờ cố giữ để văn hồi trật tự, chờ cho các tỉnh đánh xong là ḥa b́nh.”

    Nhiều người ngơ ngác v́ sự phát giác trên. Họ nghe ra dô nhưng nhà nào có ra dô đều bị các anh giải phóng trưng dụng hết. Họ tịch thu và nói rằng, trong lúc này, đồng bào chỉ nên nghe lời của quân giải phóng, có thể Mỹ ngụy tung những tin sai lầm , làm dân chúng hoang mang.

    Nhiều người dấu được ra dô nhưng không dám mở ra nghe nữa. Những nhà có người thân chết đă t́m ra được vải để chít khăn tang, một vài nhà có mùi hương khói bay ra trước con mắt nh́n hết sức dửng dưng của các cán bộ giải phóng. Họ ăn uống thả cửa. Ngày tết gia đ́nh nào cũng dự trữ đủ thức ăn.

    Nhưng qua ngày thứ hai thứ ba hết thịt, một vài nhà lén làm thịt heo thịt gà, quân giải phóng len lỏi t́m kiếm được mua lại của dân bằng một giá rẻ mạt. Rồi họ tổ chức tập họp vào ngày thứ ba. Buổi sáng cho thanh nữ, buổi chiều cho thanh niên. Đồng thời họ rút quân tập trung vào một vài nơi, tạm rời nhà dân chúng, nhưng lúc nào các cán bộ cũng len lỏi từng nhà lấy cớ là đi thăm hỏi.

    Buổi học đầu tiên được tổ chức trong một ngôi chùa rộng, hoặc các trường học. Người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy xóm này xuất hiện một người đại diện cho dân, rồi xóm khác một người đại diện. Những người này mới hôm qua là anh đạp xích lô hay ông già say rượu , sống lây lất đầu xóm.
    Dân chúng cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy tiếng cười vang ở một vài người mới mấy hôm trước có vẻ lù đù nhất, bây giờ trở thành những nhân vật hết sức kích động, họ đi lối xóm hô hào, tuyên truyền cho quân giải phóng.

    Ngay chiều thứ hai, mồng ba tết, có một vài vùng đă được chứng kiến cảnh xử tội. Một vài nhân vật trong xóm bị bắt kết tội là theo quân Mỹ ngụy. Họ bị đưa vào một trường học, các thanh niên nam nữ được nhóm lại.
    Những bộ mặt quen thuộc nằm vùng là người đủ thẩm quyền kể ra nhiều tội trạng của bị cáo nhất. Những bản án được kết thúc vội vàng. Nhiều kẻ bị dẫn đi, rồi ngay buổi chiều hôm đó , nhiều tin đồn có người đă bị xử tử. Mọi người chưa tỉnh hồn bởi một đêm mồng một súng nổ ghê hồn, một buổi sáng mở mắt dậy thấy đầy máu me xác chết, th́ đă bắt đầu lo sợ v́ những cuộc t́m bắt xử án của quân giải phóng.

    Mặc dù ngoài mặt họ tỏ ra rất tử tế với dân chúng, nhưng đồng thời những vụ bắt bớ, xử tội đă bắt đầu; trường học, nơi của trẻ thơ, chùa chiền nhà thờ, nơi của đạo giáo, bỗng trở thành nơi hội họp, nơi ṭa án nhân dân thành lập.

    Thỉnh thoảng có vài tiếng súng lẻ tẻ hoặc một tràng. Mọi người như những con chim bị thương vội vàng nằm xuống đất, kẻ chui tọt dưới gầm bàn, gầm phản. Trẻ con cũng đă quen với không khí căng thẳng sợ hăi, đă nh́n thấy máu me chết chóc, hễ cứ nghe thấy tiếng súng là không cần đợi ai nhắc nhủ, cứ chạy t́m ôm chặt người lớn, hoặc sát mặt xuống nền đất. Nhưng tiếng súng chỉ lẻ tẻ rồi im lặng kéo dài, không có ǵ thêm ngoài tiếng cười nói của các anh giải phóng ở ngoài đường , ngoài tiệm.

    Đêm đến, trong bầu không khí im lặng đến ngộp thở, người ta nghe tiếng cú rúc. Tiếng cú rúc đầy khắp thành phố. Người ta hồ nghi, giữa bom đạn, giữa không khí sặc mùi tử khí hôi hám, lũ cú dám ṃ về làm náo loạn cả thành phố đang tê liệt. Tiếng cú hay tiếng người làm mật hiệu rú trong đêm? Người ta nín thở và chờ đợi, không biết chờ đợi cái ǵ sẽ đến, nhưng linh tính sẽ c̣n nhiều điều xui xẻo, tang thương. Những người chồng bỗng nh́n vợ tŕu mến hơn, những bà mẹ ôm con thơ như sợ chúng sắp biến mất. Cỏ cây, nhà cửa, người, súc vật bỗng như cảm thấy một sự gần gụi khó tả.

    Người ta không thể biết thêm ǵ ngoài những tin tức do các nữ cán bộ, những anh giải phóng tuyên truyền. Trong những buổi họp, nhiều cụ già lên tường tŕnh về những tin tức. Những cô gái đi họp về kể lại rằng một ông già bán cháo ḷng được bầu lên làm chủ tịch buổi học tập, mở đầu buổi họp, ông thường lên nói về t́nh h́nh chiến cuộc trong nước.
    Đă dốt chữ lại không quen nói, ông thường gọi trật tên các đài phát thanh và dùng sai danh từ nhưng chả ai dám sửa đổi hoặc cười. Ông bàn về tin tức chiến sự và luôn luôn mở đầu bằng câu: Theo đài a, bê, xê th́ quân giải phóng đă chiếm được Sài G̣n và các thành phố, các tỉnh khác. Quân giải phóng hoàn toàn làm chủ t́nh thế.

    Buổi họp nào ông cũng nhai đi nhai lại câu đó. Các cậu sinh viên bấm nhau. Các thiếu nữ nh́n nhau ngẩn ngơ. B́nh thường chả mấy khi được nghe một câu chọc cười đă như thế, nhưng lúc này chả ai c̣n dám cười được nữa. Những buổi họp gần như bị bắt buộc nhưng họ vẫn rỉ tai nhau, làm thế nào để những thanh niên, đàn ông tránh mặt bớt, đừng để cho các anh cán bộ nh́n thấy.

    Đến chiều ngày thứ hai th́ không khí hân hoan của các đồng chí giải phóng bớt sôi nổi. Sau khi một ông thợ may bị t́nh nghi là liên lạc viên của Mỹ ngụy bị giết, xác vất ở một ngă ba, sau khi hai thanh niên trong một cái hầm nhỏ bị bắn v́ mang tội trốn tránh quân giải phóng, các nữ cán bộ đă rút hẳn vào những địa điểm được chỉ định sẵn, không lui tới thăm viếng thường trực các nhà dân nữa.

    Cho đến hôm đó tiếng súng lẻ tẻ bắt đầu nổ ở các miệt xa, về hữu ngạn.



    Mai tiếp ....

  4. #244
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Các anh giải phóng nói với nhau là xe tăng của Mỹ có lên thám thính miệt quốc lộ, có thể xảy ra ác chiến. Nhưng nguồn tin đó không chắc chắn ǵ, ở một vài vùng đă có các anh giải phóng đi rao:

    “Các thanh niên, đàn ông lo chuẩn bị mười lăm ngày gạo để đi dự một lớp học về đường lối của quân giải phóng.”

    Họ đào hầm, hố cá nhân, tải vũ khí. Không khí căng thẳng hẳn lên. Ngoài đường, trong vườn, ở các đầu hẻm vang tiếng xẻng cuốc của các anh giải phóng đào hầm.

    Thanh niên, đàn ông bắt đầu t́m chỗ trốn. Từ các cánh cửa sổ hé mở, những khuôn mặt già trẻ ló ra nh́n những anh giải phóng đào hầm, mày mặt lầm ĺ, không ai dám hỏi thăm vui vẻ như mấy giờ qua nữa.

    Đến đêm thứ ba th́ cả thành phố bỗng bật dậy v́ hỏa châu, v́ đại bác. Các anh bộ đội, các cô nữ cán bộ không c̣n thấy ở đâu nữa, họ như bóng ma lẩn vào đêm tối. Người ta chỉ nghe thấy tiếng kêu khóc quen thuộc của đêm mồng một tái hiện. Chưa ai kịp đào hầm để tránh bom, đêm hôm đó các miệt Từ Đàm, Thành Nội, Gia Hội, Kim Long là những miệt ăn chịu đại bác nặng nề nhất.

    Buổi sáng hôm sau, người ta vội vă đào hầm. Hầm đào ngay trong sân, trong vườn, hoặc đào ngay trong nhà. Các anh giải phóng chỉ c̣n gác lẻ tẻ ở các góc đường. Dân chúng tràn ra đường, hỏi thăm nhà này nhà nọ. Có vài gia đ́nh lục đục đi tản cư, nhưng các anh giải phóng đứng gác các ngả đường ra hiệu không cho ai được đi hết. Người ta đào hầm vội vàng, tất cả các cửa sổ, cổng sắt đều được dỡ xuống để làm hầm. Có nhà không đủ vật liệu, họ ra trại mộc, hoặc chặt tre.

    Vài trại mộc chỉ thoáng cái là không c̣n một tấm ván. Hết ván, người ta bê cả ḥm, nắp ḥm về để chống đỡ nắp hầm bằng đất. Có nhà đào được hầm rồi cả nhà xuống núp thấy chật chội quá lại phá ra làm lại. Đến trưa th́ đại bác lại câu lên, đang ăn cơm có kẻ bỏ cả cơm nước chui xuống hầm. Các anh giải phóng chui xuống hố cá nhân. Họ không ở trong nhà dân nữa, nhưng khi có tiếng súng, họ ở đâu không biết, tràn vào các vườn, các đường, đen kín các hố cá nhân.

    Khi tiếng súng tạm dừng, cảnh đào hầm lại tái diễn. Vài đám căi nhau chửi nhau v́ tranh nhau ván ở trại mộc hoặc đất cát. Cuộc pháo kích bất th́nh ĺnh làm một số dân chúng và một số quân giải phóng chết hay bị thương. Họ lại vào từng nhà bắt thanh niên thanh nữ đi tải lên miệt núi. Người ta nhốn nháo đồn đại với nhau là họ đặt bộ chỉ huy trên đó. Về phía bên tả ngạn, bộ chỉ huy đặt ở phường Gia Hội.



    Hue 1968 - Vietnamese Woman Mourning Her Son by manhhai, on Flickr


    Hue 1968 - Vietnamese Woman Mourning Her Son by manhhai, on Flickr



    Ở vùng này hoạt động hăng hơn, mặc dù đại bác câu lên đều, họ vẫn tổ chức những buổi họp, học tập. Trong thành nội, quân giải phóng hoàn toàn chiếm hết. Có những cán bộ nằm vùng, những thanh niên mất tích từ lâu, bỗng thấy xuất hiện. Họ đeo băng, họ cầm đầu, họ đi lùng từng nhà hỏi tội. Vài cuộc rượt bắt, vài người bị bắn gục ngă giữa đường, xác người để đó không ai dám đem đi chôn, có xác đă bắt đầu có mùi, máu khô đọng, sặc mùi tanh và ruồi nhặng bu đầy, trông hết sức kinh khủng.

    Bắt đầu những ngày Huế mở cửa địa ngục.


    Qua một chuyến đ̣


    Tôi góp nhặt được nhiều mảnh chuyện vụn vặt, mỗi người kể mỗi khác nhau về mấy ngày đầu tiên quân giải phóng đến Huế. Góp một ít khi ở nhà thờ, một ít khi vừa mới tới cung An Định. Tưởng đến cung An Định th́ đoạn đường gian nan đă bớt một nửa, v́ khi vừa đặt chân tới đó, tôi đă nghe nhiều người kháo nhau:

    "Có máy bay của quân đội ḿnh rồi. Họ kêu gọi dân chúng cố di chuyển về hữu ngạn."

    "Hữu ngạn là đây ń."

    "Nghe nói bên ḿnh cho máy bay lên thám thính bị chúng bắn lên như mưa, máy bay phải bay cao tít."

    "Mà thiệt chị có nghe trên máy bay người ta kêu rứa không?"

    "Nghe chớ. Bà con không thấy đó răng, người ta chạy rần rần về phía hữu ngạn hết ń. Các vùng khác kẹt lắm. Phía trên Phủ Cam, Bến Ngự, Từ Đàm, không ai về được hết."

    "Qua cầu Tràng Tiền được không?"

    "Mô được, họ đóng đầy ở nhà dây thép mà."

    Mỗi người mỗi chuyện, tôi lơ mơ biết được t́nh h́nh chung của thành phố. Tôi nói với má tôi, chú tôi là ḿnh ở phía hữu ngạn chắc yên rồi. Nhưng khi t́m được chỗ ngồi, chưa kịp dỡ vắt cơm mang từ nhà qua, th́ súng lại nổ, chúng tôi lọt vào giữa trận chiến. Trong lúc tôi nằm xuống chân bàn, đầy hơi người hơi chó và chờ chết. Tôi nghĩ là chắc chắn chết, căn nhà lầu sẽ bị sập, sẽ chôn vùi chúng tôi trong đám gạch vụn, th́ bỗng tiếng súng im rơ một vài phút.

    Sống rồi. Một tiếng nào kêu lớn trong đầu tôi, dội ngược ra và mở mắt nh́n từng người chung quanh. Họ ngồi rột dậy ngơ ngác, bụi cát c̣n bay mù mịt, các cửa kính vỡ chưa hết rung. Nh́n lên chiếc sập "ngài ngự" thấy c̣n lại cơi trầu bằng đồng chạm rồng phượng và cái chăn nhiều màu. Ngài đă được cơng đi rồi. Không biết có sống thoát được không! Chưa kịp nói với ai một lời nào th́ một tiếng B40 lao vút trên mái ngói.



    1968-hue-the-imperial-city-in-more-glorious-days-the-once-stately by manhhai, on Flickr



    Ầm, một mảng mái nhà sập, bụi bay mù, mọi người rụt đầu, thu ḿnh nhỏ lại. Cánh cửa sổ chỉ c̣n dính vài mảnh kính, sắt nhọn bỗng như bị va mạnh, rồi một bóng người nhảy vụt vào. Vài tiếng la bật lên, vài tiếng ú ớ không ra lời. Họ tràn vào rồi. Vài người úp mặt vào hai bàn tay. Tôi mở nh́n sững, không phải lính quốc gia hay quân giải phóng mà là Thái. Ḿnh nó đầy máu. Nó nhớn nhác nh́n t́m rồi lôi má tôi, lay chú tôi và cả nhà dậy:

    "Chạy, chạy bác, chạy chị."

    Tôi kéo nó nằm xuống, hét:

    "Em, làm người ta hết hồn. Chạy đi mô, chết hết bây chừ đó."

    Thái dựng thẳng tôi ngồi dậy. Lúc này tôi mới thấy bên hông ḿnh ướt sũng. Máu, máu c̣n tươi rói chảy dọc xuống dưới chân. Tôi bị thương rồi. Bị thương sao chẳng thấy đau đớn ǵ hết. Tôi quay vụt lại:

    "Má."

    Má tôi mở mắt nh́n tôi lờ đờ. Tôi bật khóc chồm tới kéo má tôi:

    "Má, má bị rồi."

    Má tôi lắc đầu. Thái bỗng lôi tuột tôi chúi vào người nó:

    "Dang ra, dang ra."

    Tôi nép hẳn vào vai cậu em. Lúc này tôi mới định thần nh́n kỹ con chó to lớn mới đây chui rúc bên hông tôi đă bị thương nặng. Có lẽ nó chết rồi cũng nên. Tôi không thấy nó nhúc nhích cục cựa ǵ nữa, nhưng nơi vết thương máu vẫn c̣n rỉ rả chảy. Thái nói nhỏ vào tai tôi:

    "Chị nói bác chạy gấp đi, họ đang siết ṿng vây ở ngoài. Không lừa lúc này chạy ... là chết."

    Không lừa lúc này chạy là chết. Tiếng chết như một sợi dây bắn ngược tôi tới cửa sổ, rồi nhanh như cắt, tôi lao đầu ra ngoài, mặc cửa sổ cao thấp thế nào chưa biết. Tôi rơi tọt ra ngoài cùng lúc cánh cửa chính mở, Thái và Bé thấy tôi chạy cũng hốt hoảng chạy theo. Chúng không kịp nhảy qua cửa sổ mà húc vào cánh cửa lớn. Vài miếng kính c̣n dính lại tiếp tục rơi loảng xoảng.
    Chú tôi, má tôi, vợ Bé, Thu và mấy đứa nhỏ cũng hốt hoảng chạy ra theo. Tôi nh́n quanh. Tuyệt nhiên không có một bóng người nào. Nhưng rơ ràng họ đang gờm nhau, đang bắn nhau. Lúc ở trong cung An Định, tôi nghe như tiếng súng bắn đi từ phía cửa, hay chính từ bên trong bắn ra nữa. Vậy mà tôi không nh́n thấy ai hết. Thấy tôi ngơ ngác, Thái lại kéo tay tôi chạy. H́nh như nhiều người khác cũng vừa theo chúng tôi chạy ra nữa.

    Bờ sông chắn trước mặt. Chúng tôi đă bỏ xa cung An Định một khoảng dài.

    Tiếng súng đằng sau lại nổi lên, dữ dội, ác liệt hơn. Nhưng tiếng súng kéo dần tới phía trước đồng, bên phía nhà thờ. Chúng tôi xa dần nơi nguy hiểm. Một đoàn người từ phía cầu chạy xuống. Thái hỏi:

    "Qua cầu được không?"

    Mấy cái đầu cùng lúc lắc một lượt. Tôi kêu lớn:

    "Đừng chạy tới phía đó, họ đang đánh nhau."

    Nhưng đoàn người như không nghe, họ vẫn cắm đầu chạy. Mấy đứa trẻ con vấp ngă, khóc ré lên rồi lại lồm cồm ngồi dậy chạy tiếp. Vợ Bé lúc này mới kêu lên:

    "Bỏ hết đồ lại ở trên nớ rồi."

    Bé la lên:

    "Bỏ hết, chết chưa lo, lo ba cái đồ..."

    Vợ Bé mếu máo:

    "C̣n mấy vắt cơm không mang đi, chút nữa cũng chết đói "

    Lúc này tôi chạy lúp xúp sau Thái. Tôi bỗng hoảng kinh khi thấy máu ở cổ nó đang chảy gịng xuống vai. Tôi kéo tay nó:

    "Thái, em bị thương rồi."

    Nó vừa chạy vừa thở:

    "Cả cái mái ngói đổ xuống đầu em. Như ri là nhẹ, không răng mô chị."

    Một bến sông nữa hiện ra, Thái reo lên:

    "Có đ̣, có đ̣, ḿnh qua sông được rồi."

    Khúc sông ở đây sao yên lành quá, cây sung bên bến sông vẫn xanh um, mặt nước vẫn lặng lờ và mấy ḥn đá đặt trên bến vẫn sạch sẽ, nhẵn bóng. Tôi bàng hoàng như nh́n thấy một cảnh nào ở trong cơn mộng hoặc mắt ḿnh đă hoa lên rồi. Chúng tôi vừa dừng lại bến th́ đằng sau cũng có vài người khác chạy đến. Thái hỏi:

    "Chạy ở mô tới?"

    "Ở bên nhà thờ."

    "Ở cung An Định."

    "Thấy chi không?"

    "Chắc sập hết rồi, bắn dữ lắm."

    Thu chạy xuống bến. Mấy con đ̣ như bỏ hoang không người ở. Chúng tôi gọi măi mới có một chị đàn bà ló ra.

    "Cái chi rứa?"

    "Cho chúng tui qua sông với bà ơi."

    Người đàn bà lắc đầu:

    "Không được mô. Đang đánh nhau dưới nớ, ra giữa sông lỡ đạn trúng mần răng."

    "Chị ở đây cũng trúng rứa."

    "Thà tui chết một ḿnh. Tui c̣n một ḿnh mà."

    Giọng chị lạnh như đồng. Thái năn nỉ:

    Chị làm phước cho tụi tui qua bên nớ. Bên nớ có nhà quen .... không tụi tui chết hết ở đây."

    "Đông rứa răng mà chở nổi."

    Má tôi nói khó:

    "Chị làm phước cho mấy chuyến. Thời buổi giặc giă , ở có đức để lại cho con cái."

    "Tui một ḿnh chớ có ai mà đong phúc. Tui chưa đi mà ở đây chờ coi ông dôn tui có nổi lên ở khúc sông ni không."

    Chúng tôi đă đoán ra lờ mờ câu chuyện. Chắc chồng chị ta vừa mới chết, và chị ta đang dở điên dở khùng. Chúng tôi lại nói khó. Chị đàn bà bằng ḷng chở mấy chuyến. Qua khỏi khúc sông ngắn có mấy thước, Thái đưa tiền và buộc chị đàn bà phải lấy. Chị cầm tiền và trở mũi qua đưa những người khác đang đợi bên kia bến.

    Tiếng súng ở bên phía cung An Định, bên phía đồng có vẻ êm hơn. Khi chúng tôi lên đường cái th́ không c̣n sức để nghe ngóng nữa. Khu này yên tĩnh quá. Chưa một nhà nào bị hư hại ǵ hết. Bé nói:

    "Ḿnh t́m nhà quen ở , để rồi mai ḿnh về nhà. Chắc khu ḿnh gần quốc lộ họ rút hết rồi."

    Thái căi:

    "Rút chi nổi. Đừng có lầm mà chết."

    "Xe Mỹ ở quốc lộ chạy lên đồn An Cựu mà mi c̣n căi nữa..."

    "Xe Mỹ lên là nghe tiếng súng rồi, không thấy hay răng."

    Chúng tôi tiếp tục chạy. Tôi hỏi Bé đây là miệt nào. Bỏ Huế lâu quá, tôi quên gần hết đường sá. Bé nói đây là đường lên Tân Lăng, lên chút là có chùa.

    Nghe đến chùa, má tôi mừng rỡ:

    "Ḿnh vô chùa xin ở nhờ. Chắc họ không dám phá chùa mô."

    Thái nói:

    "Nhà thờ c̣n bắn sập , huống ǵ chùa họ nể. Mà cứ thử coi."

    Tôi mệt lả , không đi được nữa. Lúc này tôi mới thấy chân nhức buốt. Tôi đă bỏ mất dép, chân tôi lại bị một mảnh kính cắt, máu c̣n rỉ rả chảy. Tôi ngồi bệt xuống đất:

    "Con không đi được nữa."

    Má tôi dỗ dành:

    "Ráng chút nghe con, ráng đi chút con. Gần tới rồi."

    Nhưng má tôi cũng mệt quá. Lúc này nh́n lại má tôi, tôi thấy bà vẫn c̣n xách cái xách áo quần nơi tay. Sự sợ hăi đă làm má tôi quên cái xách tay nặng nề. Thái vẫn ôm chiếc cặp da của tôi. Má tôi vừa nói vừa ngồi xuống bên cạnh tôi. Thu cũng ngồi theo, mấy đứa nhỏ cũng ngồi bệt xuống đất. Có mấy nhà mở cửa hé , nh́n chúng tôi rồi vội đóng cửa lại. Tôi không hy vọng ǵ họ giúp chúng tôi lúc này. Thái và Bé quay lại, thấy chúng tôi ngồi bệt cả xuống đất và chú tôi nửa muốn ngồi nửa muốn đi th́ giơ tay cản:

    "Thôi, để tụi con tới chùa coi răng."

    Nhưng đi được một quăng, chúng quay lại. Lúc này chúng mới để ư đến những đoàn người chạy loạn, đoàn này đi tới trước, đoàn kia chạy ngược lại. Hỏi họ th́ ra phía nào cũng có đánh nhau hết. Vợ Bé đang ngồi bỗng đứng rột dậy:

    "Quên rồi, ở xóm ni ḿnh có chị U, ḿnh vô tạm rồi sai con Thu về nhà coi ra răng."

    Tôi cũng mong có chỗ ngồi nghỉ, uống một ngụm nước. Từ sáng đến giờ tôi chưa có miếng cơm, chưa uống được một giọt nước. Bé hăng hái dẫn đầu. Chúng tôi đi vào một xóm nhỏ toàn nhà tranh. Bé gơ cửa măi mới thấy người ra mở cửa: Chị U.

    Bé kêu mừng rỡ:

    "Tưởng chị đi tản cư rồi chớ. Không can chi há?"

    "Can chi. Ở đây mấy bữa ni có chi mô. Không ai đi hết."

    "Không có mọt chê câu tới hả?"

    "Không, xóm trong bị rồi. Mà ngoài ni đào hầm hết rồi. Can chi mà sợ."

    Rồi chợt nhận thấy một đoàn người đông đúc đứng đàng sau lưng Bé, người đàn bà hỏi:

    "Bà con hết há?"

    "Dạ bác em ń chị. Chị em. Bác, đây là bà chị vợ của con."

    "Vô, vô nhà hết đi, đừng đứng đây lộn xộn họ ḍm ngó."

    Cả đoàn kéo vô nhà. Nhà nhỏ, chật hẹp. Thái lót cái chăn dưới nền đất để nằm đỡ. Má tôi, vợ Bé mới sanh và mấy đứa nhỏ được chủ nhà nhường cho cái giường nhỏ, nằm sát vào nhau, chỉ trở ḿnh nhẹ là có thể rớt xuống đất.
    Tôi, Thu và Thái phải nằm dưới đất. Trời bắt đầu mưa phùn, lạnh căm da. Vừa sợ, vừa lạnh lại thêm cái đói dày ṿ, tôi run lập cập. Người chủ nhà lấy cho tôi một bát cơm nguội ăn với x́ dầu. Tôi ăn như chưa có bữa cao lương mỹ vị nào ngon lành đến thế. Ăn xong th́ trời đă chiều. Thái hỏi ḍ người đàn bà xem ở đây có quân giải phóng không. Người đàn bà cười tươi tỉnh:

    "Không răng mô. Họ về hoài, họ đi ngoài đường kệ họ. Họ tử tế lắm mà."

    "Họ có soát nhà không?"

    "Mấy bữa đầu thôi. Mấy hôm đầu họ nhờ mấy con nhỏ đi tải đạn, tải thương. Bữa ni hết rồi. Họ cũng là người chớ chi mà sợ. Họ tử tế lắm mà."

    "Bà có nói chuyện với họ không?"

    "Nói hoài. Có răng mô."

    Người đàn bà ở với bà già chồng gần bảy mươi tuổi và một đứa con trai út mười bảy tuổi. Người chồng bỏ đi thời kháng chiến cũ không thấy tin tức. Khi biết ra điều đó, tôi không c̣n lấy làm lạ về cảm t́nh của bà ta đối với mấy anh giải phóng nữa.

    Buổi tối, chúng tôi không dám ngủ trên nhà mà xuống ngủ dưới hầm đào ở trước sân. Chú tôi, Thái và Bé vào ngủ ở nhà thờ của một ḍng họ lớn trong xóm. Nhà thờ xây kiểu xưa, đá lớn chắc chắn lắm. Tôi, và những người đàn bà khác cùng trẻ con xuống hết dưới hầm. Chiếc hầm nhỏ quá mà phải chứa tới hơn mười mạng người, chúng tôi không c̣n chỗ đặt lưng.

    Khoảng gần mười giờ là đại bác từ Phú Bài bắt đầu câu vào thành phố. Hỏa châu soi sáng rực cả bầu trời. Tiếng máy bay gần rồi xa. Không khí báo hiệu một cuộc đụng độ lớn. Cả thành phố như đều ch́m trong điềm gở sắp bị tàn diệt. Tôi ôm chặt lấy má tôi, dựa đầu vào vai bà mà ngủ. Má tôi không ngớt lời cầu nguyện: Cầu cho con tôi tai qua nạn khỏi. Cho con tôi sống.

    Tôi biết má tôi đang lo cho tôi nhiều nhất. Chồng con tôi ở Sài G̣n chắc đang bấn ruột bấn gan v́ tôi. Nhưng tại sao tôi tin được chồng tôi c̣n rỗi răi để lo cho tôi. Tin tức đồn đăi cả Sài G̣n và các tỉnh đă mất. Vậy chồng con tôi đă lưu lạc tới nơi nào rồi.


    Mai tiếp ....

  5. #245
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Tôi muốn nói: má ơi, con sợ quá. Nhưng tôi phải tỏ ra can đảm hơn để má tôi yên ḷng đôi chút. Tôi nói:

    "Đánh nhau lớn chắc sắp yên rồi."

    Tiếng nói của tôi thật nhỏ nhưng trong hầm kín mọi người đều nghe hết. Một cô gái mập ú đang ngồi sát bên tôi lên tiếng:

    "Họ đông lắm chị."

    Tiếng người con trai bà chủ nhà nói theo:

    "Con ni nó đi khiêng xác đó chị, chết bất loạn."

    Tôi hỏi:

    "Khiêng đi mô."

    "Khiêng lên tận trên núi. Họ chết nhiều lắm đếm không hết."

    "Chị khiêng như vậy mà không sợ à?"

    "Sợ bắt chết. Vừa khiêng vừa run. Trời lại lạnh nữa, hai đầu gối ḿnh như muốn sụm luôn. Gớm bắt chết. Xác nào cũng dính đầy máu. C̣n người bị thương th́ chất lên xe như sắp cá rứa, người ni chồng lên người nọ, không biết mần răng mà sống cho được."

    "Toàn là quân giải phóng hết?"

    "Chơ răng. Họ chớ ai vô đó nữa."

    "Khiêng xong họ cho về?"

    "Họ c̣n bắt đi khiêng đạn chớ, mà tui trốn. Túi ni chắc trong họ cũng về bắt đi nữa. Tui trốn ra đây ngủ nhờ. Trong đó có mọt chê câu tới rồi đó."

    Tôi không hỏi nữa, nhưng cô gái có đà, cứ nói tiếp:

    "Nơi vườn cạnh nhà tui họ chôn người dễ sợ quá, ḷi mấy cái chân."

    "Nói dóc đi, bà nội."

    Nghe cậu bé con bà chủ nhà nói móc, cô gái nổi sùng:

    "Đồ con trai chui dưới hầm cả ngày cả đêm biết chi. Ra ngoài mà coi thử. Sau chùa tề, họ chôn ḷi tay ḷi chân coi dễ sợ bắt chết. Ń, mi biết thằng Tư hớt tóc không?"

    "Biết."

    "Ờ. Hắn bị bắt ra ngoài vườn đào hố chôn xác chết, mà chôn sau vườn hắn mới ghê chớ. Hắn trốn đi được rồi."

    "Tao ghét thằng đó lắm, cho họ bắt luôn."

    "Mày ăn nói đoản hậu chi rứa. Răng mà ghét người ta?" Có tiếng người đàn bà tên là chị U gắt khẽ.

    Một trái hỏa châu rơi thật gần và lửng lơ hạ xuống. Ánh sáng soi rơ cả vào miệng hầm. Tôi nh́n ra được mặt cô gái. Má tôi kéo manh chiếu rách che bớt miệng hầm lại. Đêm hôm đó chúng tôi ngồi suốt đêm. Đại bác bắn ́nh ́nh vào các miệt, nhưng may mắn không có quả nào rơi vào xóm chúng tôi trú ẩn. Tiếng đại bác không ngớt, dội cả mặt đất. Mắt tôi như tá hỏa theo mỗi tiếng nổ, và cứ thế, cả đêm, trái tim đập liên hồi, nỗi lo sợ đặc quánh cho tới gần sáng.

    Lại thêm một lần được may mắn nữa. Đến gần sáng tiếng đại bác thưa dần chỉ c̣n nổ ì ầm ở miệt xa, như trên núi. Chờ thêm một tiếng đồng hồ nữa chúng tôi mới lên khỏi miệng hầm. Súc miệng bằng muối hột và rửa mặt bằng nước mưa. Trời vẫn c̣n mưa bay và lạnh giá, tôi khoác chiếc áo măng tô của ba tôi để lại trên người, cùng với Thái đi dần ra ngơ.

    Dần dần bạo dạn, hai chị em ra tới miệt sông. Từ các phía vẫn c̣n những toán người tản cư lẻ tẻ. Thái đón lại hỏi, có người cho biết họ ở đồng An Cựu, hoặc ngã chợ An Cựu. Có người cho biết họ ở bên nhà thờ chạy qua. Cầu An Cựu c̣n không? Người trả lời c̣n, người trả lời bị sập. Không biết tin ở ai nữa. Thái nói với tôi là ḿnh đă hết sức may mắn, đêm qua bên nhà thờ, Việt cộng đă tràn vào bắt hết đàn ông, công chức mang đi. Nó kể lại mà mặt nó tái xanh cắt không ra giọt máu.

    Phía đường rầy vẫn có người đi. Thái chỉ cho tôi thấy những đoàn người xuôi ngược phía trên đường rầy, ẩn hiện sau những bụi cây thấp.

    Khi hai chị em trở vào, Thái chợt nh́n lên ngọn điện cao. Nơi ngọn điện có tháp cây tre và trên cây tre một lá cờ hai mầu đỏ và xanh lá mạ bay phất phới. Chiều qua, khi đi ngang qua đây, khi nh́n lên cột điện này để coi trên trời có máy bay không, tôi đâu có nh́n thấy ǵ. Thái đem chuyện đó vào kể cho mọi người nghe, chả ai lấy làm lạ hết:

    "Họ treo hoài. Họ treo cả trong chùa, nơi ngă ba nữa..."

    Nhưng đến trưa hôm đó th́ cả xóm nhỏ này không ai c̣n đủ b́nh tĩnh nữa. Đại bác đă câu tới nơi. Tiếng máy bay như gầm, xé nát bầu trời ảm đạm, xám ngoét. Giữa trưa, chúng tôi phải chui xuống hầm. Một số khác vào nhà thờ họ. Những tiếng nổ rất gần, có lúc như dội ngay đầu. C̣n nghe tiếng nổ là chưa chết. Thái bấm vào tay tôi:

    "Chị bịt chặt hai tai lại, nằm sát cho đỡ tức ngực."

    Một vài nhà có tiếng kêu khóc như ri. Nằm trong hầm chật quá, ngột không thở được, Thái chờ ngớt tiếng đại bác, kéo tôi chạy tọt vào nhà thờ. Từ trưa tới chiều tối hôm đó, đại bác không ngừng nữa, nhưng độ bắn đă đi xa hơn.

    Buổi chiều, chúng tôi ra được ngoài trời khoảng chừng mười giây rồi lại chui vào hầm. Đêm, tôi không vào hầm nữa mà ngủ dưới gầm một cái kệ trong nhà thờ họ. Mấy đêm liền không ngủ, tôi đă mệt nhoài người. Mặc súng, mặc đạn, mặc sống, mặc chết, tôi lăn ra ngủ. Nửa đêm, tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng máy bay, tiếng đạn réo, nhưng rồi âm thanh đó cũng ch́m đi, cơn buồn ngủ đè nặng lên tất cả. Cho tới sáng hôm sau, Thái phải dựng cổ tôi dậy:

    "Đêm qua chị biết có chuyện ǵ không?"

    "Chuyện ǵ?"

    "Họ về đầy ở đây. Họ gơ cửa nhưng không thấy động tĩnh chi hết họ đi rồi."

    Má tôi rầu rĩ:

    "Điệu này chắc chết quá. Con Vân, túi qua ngủ dữ quá không biết chi hết há. Nổ gần lắm, chắc nhà cửa ḿnh tan hết rồi."

    Má tôi lại khóc. Vợ Bé ḅ ra khỏi bệ thờ, rồi tới lượt chú tôi cũng trở dậy:

    "Chắc phải chạy nữa quá. Ở đây nguy rồi."

    Chú tôi nói giọng lo lắng. Má tôi bảo Bé và Thu đi nấu cơm nhưng nhớ ra gạo chỉ c̣n một ít, má tôi nói:

    "Nấu cháo ăn đỡ."

    Chú tôi phàn nàn ở nhà c̣n nửa tạ gạo mà con Thu hôm qua về không tới nhà được để lấy đem đi. Con Thu về gần tới xóm thấy xóm vắng tanh nó lại sợ, bỏ đi trở về.

    Nhưng nồi cháo chưa chín th́ chúng tôi lại nghe tiếng máy bay đến, rồi đại bác dưới Phú Bài lại câu lên. Cả nhà lại vào hầm , nhưng lát sau thấy tiếng súng không nhắm vào khu vực này, tôi và Thái lại ḅ ra v́ ngột ngạt quá. Hai chị em chạy qua nhà chị U rồi lần ra ngơ. Có tiếng súng nhỏ bắn như mưa ở miệt Phủ Cam. Chắc chúng bắn máy bay, Thái th́ thầm. Ngọn cờ màu máu mạ vẫn phất phới bay trên ngọn tre tháp vào cột điện.
    Vẫn c̣n người chạy loạn ở ngoài đường, chúng tôi đón lại hỏi nhưng không ai buồn trả lời, họ vừa khóc vừa chạy. Một đoàn người có vơ trang từ phía cầu kéo lên Phủ Cam, Thái kêu tôi chạy vào một cái quán bỏ hoang. Đoàn người đi ngang qua đường, mặt mày lầm ĺ, họ vác súng, tay đeo băng, áo quần hỗn độn, Thái th́ thầm: Quân Bắc Việt đó. Tôi cố nh́n để phân biệt xem họ có khác ǵ , mà Thái nhận ra được, tôi chịu nhưng không dám hỏi Thái.



    A North Vietnamese soldier atop his foxhole - Photo by Catherine Leroy - Một chiến binh Bắc Việt trong trận đánh Huế 1968 by manhhai, on Flickr



    Đoàn người đi lên một lúc, chúng tôi định chạy ra khỏi quán để về nhà, nhưng từ phía Phủ Cam, tiếng chân, tiếng kêu khóc bỗng vang dội. Rồi một đoàn người nữa xuất hiện trước khi tiếng súng ṛn ră nổ như mưa, tiếng máy bay gầm như xé trời và đại bác không kịp thở. Đoàn người đến gần dần, Thái sửng sốt:

    "Trời ơi, dân, dân chạy loạn."

    Đoàn người có đến cả trăm người, dẫn đầu là mấy ông cha, một hai ông sư. Họ cầm cờ trắng, làm bằng đủ thứ vải tơi tả, lá cờ hàng phục, lá cờ sợ hăi. Họ vừa đi, vừa chạy như những con lật đật. Phía sau những lá cờ trắng, những người dẫn đầu, dân chúng bồng bế nhau. Kẻ gánh người gồng chạy lúp xúp.

    Thái đứng hẳn ra vệ đường giơ tay đón:

    "Thưa cha, trên rứa răng?"

    Ông cha lắc đầu, miệng như đang sùi bọt mép. Một tu sĩ bế một đứa bé bị thương máu chảy nhỏ giọt trên đường, đưa tay xua xua tỏ dấu bảo chúng tôi chạy theo, đừng đứng nguy hiểm. Nhưng ông cũng không nói nổi ra thành tiếng nữa. Đoàn người cứ thế , chạy qua mặt chúng tôi, đàn bà bế con, đàn ông gánh gồng, trẻ con chạy lúp xúp. Họ khiêng cả kẻ bị thương nữa.
    Một người đàn ông bị thương ở chân chạy khập khà khập khễnh, thỉnh thoảng té xuống đất rồi gượng dậy. Có kẻ một cánh tay đang đong đưa chỉ c̣n dính chút thịt da. Kẻ u đầu, người bể trán, những giọt máu rỏ ... đuổi theo mấy miếng vải trắng làm cờ đi t́m b́nh yên đang phe phất dẫn đầu. Đoàn người vừa chạy vừa kêu khóc vừa cầu kinh, kẻ đọc kinh cầu Chúa, kẻ kêu trời gọi Phật.




    Mơ ngày tàn chinh chiến, thay vì theo đúng hiệp định Paris . Việt cộng ngưng cướp bóc miền Nam . Tàn chinh chiến kiểu 30/4/75 , kiểu Dương văn minh , thà chết còn hơn .... hậu quả là Việt Nam ngày nay bệ rạc , tụt hậu ... thua kém cả Cờ , Lờ , Mờ ( Cao miên , Lào , Miến Điện được đọc bởi thủ tướng csVN Nguyễn xuân Phúc )!!!!!



    Đoàn người chạy lêu bêu xuống cầu ... rồi bỗng chạy ngược trở lại, rồi đang chạy ngược bỗng trở lui, tiếp tục về phía trước. Tiếng súng từ phía Phủ Cam vẫn như mưa, vài kẻ yếu đuối chạy cuối cùng cách đoàn người khá xa, họ kêu gào như đang tuyệt vọng sắp chết đến rồi:

    "Cha ơi, chờ con. Cha ơi, cứu chúng con. Chúa ôi, quỷ đuổi chúng con..."

    Tôi đỡ một người đàn bà vừa ngă sấp xuống mặt đường:

    "Lên đây nghỉ đă chị, ở đây chưa đánh nhau, vô đây."

    Người đàn bà đă bị thương ở đùi, máu ra nhiều lắm, nhưng vẫn gượng dậy lắc đầu:

    "Tui chạy theo cha, chồng tui con tui trong đó mà."

    Bà lại chạy. Thái chạy theo:

    "Trên nớ c̣n chi không?"

    "Hết cả, hết cả. Ờ, mà c̣n, c̣n nhiều người kẹt lại, c̣n hơn trăm thanh niên đang bị vây không chạy được."

    "Họ bị vây?"

    "Họ bắn lại, họ bắn lại... Cha ơi, chờ con với cha ơi."

    Người đàn bà lại chạy, nhưng đoàn người đă bỏ cách xa bà ta quá. Một tiếng nổ lớn. Tôi lóa mắt. Thái ôm chặt lấy tôi:

    "Chạy, chạy chị. Cầm tay em ń."

    Thái kéo tay tôi lọt vào xóm. Đoàn người như tan tác ở đằng xa, rồi qua lớp khói bụi, tôi lại thấy họ chạy tiếp tục.

    Khi tôi vào tới nhà thờ họ , th́ má tôi đang nằm ở mé cửa chờ. Bà nạt tôi một hồi , rồi kéo tôi dúi xuống bệ. Như ngày xưa, má tưởng con như ngày xưa c̣n bé. Tôi chui tọt vào bên trong t́m một chỗ dựa đầu mà không có. Má tôi nằm phía ngoài hỏi vọng lại:

    "Nằm yên, con Vân mô rồi. Đừng có nằm phía ngoài nghe."

    Má tôi nói vậy mà bà nằm phía ngoài. Con Thu rỉ nhỏ bên tai tôi:

    "Nồi cháo cháy rồi."

    Lúc đó tôi không thấy tiếc ǵ nồi cháo nữa, dù trước đó tôi đă đói cồn cào. Thu lại nói:

    "Chị đi đâu ? làm bác cứ đ̣i chạy ra t́m, em phải ôm bác lại."

    Tôi muốn khóc quá, tôi đưa tay cầm chặt gióng tre kê dưới bệ thờ, chỉ có một khoảng cách ngắn, tôi ao ước cầm bàn tay má tôi mà không được. Trong bóng tối lờ mờ, tôi thấy có đốm lửa nhỏ lóe lên. Chắc Thái đă t́m đâu được điếu thuốc. Nó nói với tôi:

    "Hỏi bác hút thuốc không."

    Tôi hỏi t́m ở đâu đó th́ nó nói:

    "Cả bao đầy lận. Em lượm được khi đoàn người đi qua rồi. Chắc ai rớt."

    Tôi nghĩ tới những giọt máu rơi văi ở dọc đường, những giọt máu đó đang kéo dài đến đâu rồi. Bất giác tôi rùng ḿnh. Thu hỏi:

    "Chị lạnh hả?"

    Tôi lắc đầu, nhưng chắc Thu chả trông thấy ǵ đâu. Thái đưa cho tôi một điếu thuốc và nói với tôi đưa cho bác hút đỡ lạnh. Điếu thuốc chưa kịp đưa đi đă rơi khỏi tay tôi lúc nào. Sợ gây tiếng động, tôi không dám đưa tay sờ soạng nữa.
    Từ lúc đó tới trưa, chúng tôi không c̣n dám mở mắt nh́n thấy ánh sáng bên ngoài nữa. Đại bác câu vào như không c̣n tính khoảng cách. Trên đầu tôi, xung quanh tôi, tiếng nổ dội như vỡ tung lồng ngực, như bể đôi cái đầu.

    Má tôi hô mọi người nằm rạp xuống đất. Nằm rạp xuống đất hết rồi cũng chưa được, ôm chặt lấy nhau để có chết cùng chết một đống. Nhưng không, tôi không thể chết một đống được, tôi phải sống để c̣n trở về với con tôi và dù Sàigon c̣n hay mất, các con tôi cũng phải sống để chờ tôi về nữa. Đừng có chết. Cho tôi sống.

    Tiếng nổ như bưng tôi vất trong lửa đỏ. Một tiếng, hai tiếng, tiếng nữa. Lạy trời lạy Phật, chưa trúng. Thêm tiếng nữa, quả tim cứ nhảy loạn xạ, cứ muốn tung ra. Ầm, tôi nghe có tiếng nổ lớn mà. Vậy ai kêu chết tôi rồi vậy? Ai khóc như ri ngoài kia vậy? Ầm nữa. Cả mái nhà như sập xuống đầu tôi rồi. Ngực tôi bể rồi, máu tôi đang trổ ṿi chảy. Tôi lăn qua lăn lại. Không, tôi chưa bị, tôi c̣n sống mà. Tiếng khóc bật lên:

    "Vân, Vân mô rồi con."

    "Chị, chị mô rồi chị."

    Cánh tay Thái rồi cánh tay má tôi nữa. Cát bụi trên mái nhà vẫn tiếp tục rơi xuống. Tôi không mở được một tiếng nào. Lần này chắc chết quá rồi, đại bác vẫn không chừa khoảng cách. Người tôi sau tiếng nổ đă không c̣n sức để run. Thôi, cả nhà chúng tôi, cả mọi người trong ngôi nhà thờ họ này nằm chờ chết.

    Nhưng rồi phút kinh hăi đó lại qua. Tiếng súng đă ngưng và rải rác đưa lên các phía xa. Tiếng súng vừa ngưng là có tiếng la khóc. Tôi vụt chạy ra ngoài, má tôi níu lại:

    "Con ơi, đừng, đừng đi."

    Nhưng Thái cũng ra đến sân rồi, cực chẳng đă, tôi thập tḥ ở cửa.

    Bên ngoài cây cối xác xơ, gạch ngói rơi tứ tung ở sân. Trước mặt khu nhà thờ họ, một mảnh đạn xoáy một hố đất lớn. Mấy cửa kính vỡ toang, tấm b́nh phong che phía trước bị vạt một góc. Vừa lúc đó Thái chạy vào mặt mày tái mét:

    "May quá chị ơi, nhà thờ chỉ bị một mảnh bom phía sau góc, nơi cây đu đủ. Cây đu đủ găy rụi rồi."

    Thái đưa tay chỉ lên mép tường phía sau, ở đó tường đă lở những mảng lớn và ngói trụi hết, lộ một khoảng trời màu xám ch́. Sự sống thật tuyệt vời, nếu mảnh bom rơi chếch vào một tí nữa chắc chúng tôi đă xong.
    Thái kể cho chúng tôi nghe, ở đàng sau, cách hai ba căn nhà bị nguyên vẹn một quả bom rơi trúng. Mấy mái tôn văng ra xa, có tấm văng lên chém gẫy một đọt dừa. Hai ba căn nhà bị sập, mấy người chết.
    Từ lúc đó tới chiều, chúng tôi không dám bước ra khỏi bệ thờ nữa. Vợ Bé bạo dạn đi nấu được nồi cơm, nhưng tới chiều tối, chúng tôi mới ngồi ăn. Đang ăn cơm th́ nghe có nhiều người chạy loạn từ phía Bến Ngự về, Thái chạy nhanh ra sân.

    Đoàn người từ Bến Ngự về chạy thẳng măi trên miệt đường rầy, duy có hai cha con đói lả không đi được, ngồi bệt xuống vệ đường. Mọi người đưa vào nhà. Người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, đứa con gái cỡ mười lăm. Sau khi được ăn mỗi người một bát cơm lót ḷng, hai cha con tỉnh người lại. Đứa con gái ngồi nép vào góc bệ thờ, mở đôi mắt như thất thần nh́n ra phía cửa. Một tiếng động nhỏ cũng làm cho con bé ôm chặt lấy cha.

    Chờ cho người đàn ông tỉnh táo, má tôi mới hỏi ḍ:

    ""Ông ở Bến Ngự về?"

    "Dạ, tui ở Bến Ngự."

    "Rứa trên Từ Đàm có ai chạy được không?"

    Người đàn ông chưa kịp trả lời, má tôi đă nóng ruột:

    "Con trai, con dâu, con gái với một bầy cháu kẹt trên đó."

    Người đàn ông nói mà đôi môi vẫn c̣n lắp bắp:

    "Tui ở phía dưới cầu, sát bờ sông lận. Trên Từ Đàm th́ chịu, họ canh gác dữ lắm."

    "Không ai chạy được hết?"

    "Chắc không."

    Tôi nghe tiếng thở dài đầy vẻ tuyệt vọng của má tôi. Người đàn ông vẫn c̣n ấp a ấp úng, môi vẫn run lập cập:

    "Nhà tui không c̣n một miếng ngói."

    Thái hỏi:

    "Mần răng bác chạy xuống đây được?"

    "Nhà tui chưa trúng đạn cậu, mà tiếng dội cũng bay hết ngói. Hai cha con tui núp trong hầm cả ngày, rứa là nhịn đói gần ba hôm rồi. Khi ngớt tiếng súng, tui ḅ lên miệng hầm. Ghê quá, dễ sợ quá. Nhà cửa xung quanh sập hết, không c̣n một bóng người. Vậy là tôi xuống hầm kéo con gái chạy như điên ra khỏi nhà. Tôi đạp không biết bao nhiêu xác người, tôi nghe không biết bao nhiêu lời rên trong đám gạch. Kệ, cha con tui chạy bán sống bán chết tới nơi ni th́ hết sức , đành ngồi đại xuống đường."

    "Rứa giữa đường không gặp họ răng?"

    "Thiếu giống. Họ mắc đào hầm, mắc chở người bị thương, nhờ rứa mà ḿnh chạy được. Con nhỏ của tui hắn sợ quá hắn té xuống đường mấy lần, nằm run như lên kinh phong, tui phải kéo đại nó, tay chân nó trợt hết trơn trọi."

    "Ông chỉ có hai cha con thôi hà?" Một người nào đó hỏi trong bóng tối.

    "Dạ tui c̣n vợ với thêm mấy đứa nhỏ nữa. Ngày mồng một, mạ con nó về dưới Bao Vinh rồi, về dưới quê. Khổ quá bà con ơi, không biết dưới đó có răng không, vợ con tui mắc kẹt dưới đó rồi."

    "Ôi, ai có sức nấy lo. Biết ḿnh có sống không mà lo nữa chớ."

    Má tôi hỏi con bé:

    "Cháu c̣n đói không?"

    Không nghe tiếng con bé trả lời, người đàn ông nói:

    "Bà hỏi răng con không nói? Dạ thưa bà nó sợ quá rồi như khùng. Mấy ngày nằm dưới hầm vừa đói vừa sợ, nó như bị điếc rồi rứa. Thôi, chuyến ni th́ chết hết chả c̣n chi nữa bà con ôi. Tui đi mà đạp lên bao nhiêu xác chết. Đạn đằng sau, trước mặt. Tui tưởng không tới đây nổi trông thấy bà con."

    Người đàn ông như nghẹn ngào muốn khóc. Có tiếng trẻ con khóc, tiếng người đàn bà trẻ cằn nhằn:

    "Thôi để tui ngủ ngoài hầm cho rộng, vô đây chật quá thằng nhỏ chịu mô có được."

    Tiếng người đàn ông:

    "Mả cha mi, chết tới nơi c̣n căi. Cha mạ con cái ở một chỗ hết. Có chết chết cả gia đ́nh cho trọn chớ người sống kẻ chết thêm tội."

    Người đàn bà thút thít khóc. Bên ngoài, ánh hỏa châu thả sáng cả ṿm trời. Tiếng súng lại bắt đầu nổ. Không biết đánh ở miệt nào nữa, v́ tôi nghe như miệt nào cũng có súng. Đêm có tiếng chân đi sàn sạt bên ngoài, mọi người nín thở. Đứa con gái với người đàn ông vừa tản cư tới ban chiều không có chỗ nào, hai cha con dựa lưng vào bệ xây. Đứa con gái thỉnh thoảng kêu: Ba ơi, con sợ quá. Người đàn ông vỗ về: Đừng sợ, không răng mô.

    Có tiếng kêu cứu rồi tiếng súng nổ. Thái cầm chặt tay tôi th́ thầm:

    "Nó ám sát."

    Tôi nhớ lại khuôn mặt anh lính giải phóng gác nơi cầu khi chúng tôi đi qua. Một anh lính Bắc Việt ngờ nghệch, anh nh́n ai cũng ra bọn Mỹ Ngụy hết. Anh la hét, cấm đoán rồi cuối cùng mọi người cũng chạy được hết qua cầu.
    Tôi nghĩ chắc anh không trông thấy ǵ ngoài đàn ông, đàn bà, con nít chạy loạn, c̣n bọn Mỹ Ngụy chỉ một đêm nổ súng là chết hết rồi. Tôi nhớ tới một đồn binh trống trơn không một người lính gác.
    Tôi cũng không nh́n thấy một xác nào vắt ngang hàng rào. Như thế là nghĩa lư ǵ, đêm đầu tiên không nổ súng không tấn công đồn là ǵ? Vô lư, bao nhiêu lính trong thành phố đều chết. Người đàn ông tản cư tới hồi chiều vừa cho biết là Việt cộng vẫn chưa lấy được một đồn binh nào, nhưng đồn binh nào cũng bỏ không.


    Mai tiếp ....

  6. #246
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Người đàn ông c̣n cho biết quân giải phóng như bóng ma, họ ẩn đó hiện ra đó, và trong ba đêm nằm dưới hầm anh tưởng tượng như trên hầm lúc nào cũng có người đi qua đi lại, nhưng khi anh liều chạy lên th́ ngôi nhà đổ nát của anh như đă hoang vắng từ lâu lắm.

    Đêm đến, không khí nặng nề đến ngột thở. Thêm một vài người tản cư tới và căn nhà thờ họ như hết cả không khí. Mùi súng đạn đă lan tràn tới nơi. Mà tiếng súng khắp nơi đang dồn về thật.
    Nửa đêm, vài tiếng kêu thất thanh ngoài ngơ, ngoài bờ sông. Tiếng chân chạy th́nh thịch. Có cả tiếng đào đất nữa. Tôi không c̣n biết sợ những xác chết banh đầu cụt tay cụt chân nữa, nhưng trong chút không khí chia sớt nhau trong căn nhà thờ họ tối tăm, tôi có cảm tưởng như mùi tử khí đang lấn dần và nếu ở lại thêm một vài ngày nữa, chúng tôi sẽ chết v́ ngộp thở, v́ bịnh hoạn.

    Đến sáng hôm sau th́ khu xóm này hoàn toàn ngập tràn tiếng súng. Đạn đại bác câu tới nơi, rồi súng lớn, súng nhỏ. Nằm dưới bệ thờ chúng tôi nghe cả tiếng xe hơi chạy ngoài đường nữa. Thái áp tai xuống đất, cố t́m coi miệt nào đánh nhau. Một vài gốc cây ở ngoài sân bị trúng đạn, ngă gục. Thái đoán chắc đang đánh nhau ở miệt chợ. Có thể đánh ở bên kia sông rồi. Nó bàn đi bàn lại là phải chạy. Có thể đêm nay họ đánh tới khu xóm Tân Lăng này. Má tôi nghe nói th́ run lẩy bẩy , ôm chặt lấy tôi:

    "Mần răng chừ. Má chết đă đành, c̣n con, con c̣n hai đứa con, ai nuôi nó con ơi."

    Tôi cắn chặt hai hàm răng lại. Trong thành phố này đă bao nhiêu người chết rồi, bao nhiêu trẻ con, người lớn, bao nhiêu bà mẹ bỏ ra đi để con bơ vơ. Nhưng những đứa trẻ đó biết có sống được đến khi dứt trận giặc?
    Khi ở trong nhà thờ, tôi đă nh́n thấy một số trẻ con cha mẹ bị đạn chết, chạy theo đoàn người di cư. Chúng chạy qua chạy lại ngơ ngác, bị người này nạt, người kia la. Đói quá, chúng cướp giật của người khác. Nếu tôi chết đi hay nếu tôi không chết mà mất luôn chúng nó?

    H́nh ảnh người đàn bà ôm xác chết của con đă śnh thúi trong ngôi nhà thờ nơi tôi chạy tới mấy ngày đầu đă làm tôi tan nát ruột gan.


    Một giờ đồng hồ sau, đợi cho tiếng súng im giây lát là chúng tôi chạy ra khỏi ngôi nhà thờ, mỗi người ôm theo những thứ c̣n sót lại, xách quần áo, cái chăn Bé lấy được khi ở cung An Định. Thái chạy ra trước tiên, chúng tôi chạy ra sau.
    Mấy ngày liền mới trông thấy ánh sáng, dù ánh sáng đă bị ngộp trong làn mưa bụi tẻ lạnh. Khi chúng tôi tràn ra khỏi nhà th́ một số người khác cũng tràn ra theo. Hai cha con người đàn ông chạy ra phía bờ sông, Thái vẫy chúng tôi lên miệt đường rầy. Nhưng vừa ra khỏi nhà một đoạn, chúng tôi lại bị vây hăm giữa tiếng súng nổ ran bốn mặt.

    Lại đánh nhau. Thái hô mọi người nằm xuống đường. Cứ lăn vào bụi cây, vào mé đường. Chúng tôi nằm dồn đống lại với nhau. Hai cha con người đàn ông nằm xuống. Đại bác lại câu lên, ́nh ́nh khắp bốn mặt. Tiếng súng cũng như vây tṛn theo chúng tôi vào giữa. Một ngôi nhà trúng đạn lửa bốc cháy. Trẻ con, người lớn từ trong nhà chạy ra. Lửa cháy lan sang nhiều căn nhà khác, nhiều người nữa chạy ra. Tiếng la tiếng khóc như ri.
    Phía trước , bụi súng mù mịt, phía sau , người đàn ông cho biết là đang đụng độ lớn. Chỉ c̣n nước xuyên qua hẻm, t́m lấy một chỗ núp khá yên ổn hơn. Một quả đại bác nổ ́nh cách chúng tôi vài chục thước. Chúng tôi như bị chôn trong mảnh đạn và bụi mù. Lạy trời phật, không ai bị hết. Khi khói đă tan, chúng tôi không nh́n thấy hai cha con người đàn ông nữa. Họ đă chạy trước khi quả đạn nổ hay trong khi khói đạn đang bốc mù rồi. Thái hô lớn:

    "Cứ chạy đại lại hố đại bác vừa nổ mà nằm."

    Người tôi run lên cầm cập, chạy không vững nữa. Kệ. Thái đẩy tôi, tôi đẩy má tôi, má tôi đẩy Bé, và cứ đẩy đằng sau đằng trước. Thái cũng dí chúng tôi xuống hố đất bị đào sâu, c̣n bốc mịt mờ bụi khói và thuốc súng.

    "Nằm đây. Không thể có hai quả rơi một chỗ mô bác. Tụi con đi trận tụi con biết mà."

    Câu nói của Thái giúp tôi yên tâm được đôi chút. Nhưng sao người tôi vẫn cứ run lên cầm cập. Gần một tuần lễ. Bộ quần áo vẫn chưa được thay, chiếc áo mặc ngoài đầy những vết máu khô và bắt đầu hôi. Thái lăn người sát cạnh tôi:

    "Chị đừng run, chị phải b́nh tĩnh cho bác đỡ sợ."

    Má tôi mở đôi mắt lờ đờ nh́n tôi. Đôi mắt của sợ hăi, của tuyệt vọng và sự lo lắng thương mến tôi vô bờ. Tôi bật lên khóc. Lúc này tôi bớt sợ chết thật. Tôi có má bên cạnh, có chết má con tôi cũng nh́n thấy mặt nhau. Có tiếng khóc lóc từ phía xa vọng tới. Tôi mở mắt hé nh́n. Từ trong đám khói lửa, trong tiếng bom đạn ở đằng trước, một người đàn bà và một đứa bé đang đẩy cái xe ḅ đi đến. Bà vừa đi vừa khóc vừa kêu gào:

    "Chúa ở mô. Phật ở mô. Trời ơi."

    Trên xe, xác một người đàn ông máu me bê bết đă chết cứng, mắt c̣n mở trừng. Xác chết không kiếm được một chiếc áo để đắp. Thái nhảy lên khỏi miệng hầm, nó cổi cái áo khoác ngoài màu nỉ sọc đỏ đắp lên mặt người đàn ông. Người đàn bà và đứa nhỏ cứ thế h́ hục đẩy chiếc xe về phía trước mặt cũng đang rền vang đạn lửa. Tôi nắm chặt lấy tay má tôi:

    "Má."

    Tôi chỉ kêu lên được có một tiếng rồi nghẹn ngào. Má tôi vẫn nh́n tôi với đôi mắt lờ đờ đó. Thái nhảy xuống hố, chùi hai tay vào quần:

    "Bà đó mần răng cũng chết. Dưới nớ đánh nhau dữ lắm."

    Tiếng đại bác vẫn câu lên đều đều. Tôi đoán được một vài tràng súng ở trong những khu vườn bắn ra. Thái đề nghị:

    "Chắc lại sắp đánh nhau tới phía ni rồi. Chạy, chạy gấp bác."

    Nói xong là Thái nhảy đại lên miệng hầm. Bé bế con cho vợ nhảy lên theo. Thây kệ đồ đoàng, nhiều thứ bị vất lại dưới hố bom. Thái dẫn đầu, Bé đi cuối để ḍ đường. Chú tôi dắt tay đứa con gái lớn của Bé. Con nhỏ sợ quá đái cả ra quần, hai ống quần sát vào nhau, nó bước không được bị lôi đi sềnh sệch.
    Thái một tay xách cái xách quần áo của má tôi, lưng cơng thêm thằng con trai lên ba của Bé. Má tôi ôm cái mền trước ngực ... như muốn che chở tấm thân gầy ốm của bà. Tôi đi trước má tôi, đằng sau lưng Thái. Chú tôi đi gần sau cùng, vừa đi vừa cằn nhằn. Ông vừa đói vừa sợ chết lại vừa thèm rượu:

    "Đi tụm lại như ri nguy hiểm lắm. Chạy mau t́m chỗ núp. Họ tràn tới nơi rồi."

    Ở trong các khu vườn, tôi nh́n thấy có đầu người lố nhố. Chắc họ núp dưới hố cá nhân. Những họng súng hờm sẵn trên miệng hố. Những bụi cây sột soạt. Có tiếng nạt nộ ở trong một bức thành đổ nát:

    "Chạy mau, chết đến nơi rồi đó."

    Lại một giọng nói lơ lớ miệt ngoài. Tôi như bị ma đuổi, chạy bỏ cách khoảng má tôi tới mấy chục bước.
    Nhưng không kịp nữa rồi, trận chiến đă kéo tới nơi. Tiếng súng bắn như mưa, chúng tôi bị kẹt giữa hai làn đạn.

    "Chạy."

    Thái hô lớn. Chúng tôi chạy.

    "Nằm xuống "

    Chúng tôi lại nằm xuống. Người tôi không c̣n tự chủ được nữa mà bị điều khiển theo tiếng hô của Thái. Trong trí tôi hầu như đă hoàn toàn trống trơn, sẵn sàng tuân lệnh bất cứ lời sai khiến nào.

    "Không xong rồi."

    Thái đẩy má tôi, chú tôi, gia đ́nh Bé và Thu vào một ngôi nhà. Nhưng người núp bên trong không chịu mở cửa. Chúng tôi lại chạy, chạy lạc từ khu đang đánh nhau này qua khu đang đánh nhau khác ... và tôi không c̣n trí nhớ để nhận ra nơi ḿnh đến là vùng nào nữa.
    Tiếng súng gần quá, trở lại đằng sau cũng không được, tiến tới nữa cũng không được. Đoàn người đi trước có nhiều người bị thương đang nằm dẫy chết giữa đường, cạnh những xác chết cũ đă śnh to, muốn búng nước.
    Tôi phải nhảy vào một bụi cây để tránh xác một người đàn bà chết bên cạnh đôi thúng gióng và chiếc đ̣n gánh c̣n nằm tựa bên vai. Vũng máu đă khô , bong từng miếng trộn với cát bẩn. Bên cạnh những xác người bị banh ngực, bể đầu, cụt tay chân, những cánh tay , khúc chân mất biệt ... như có ai đến đánh cắp.

    Tôi nghĩ đến đàn chó hoang mấy ngày nay lang thang trong thành phố, nhưng tôi không c̣n đủ sức để sợ hăi nữa. Bây giờ phải chạy để thoát đă. Một vài người bị thương đang nằm rên rỉ, những cánh tay chờn vờn đưa theo níu lấy ống quần, vạt áo. Những tiếng kêu xin:

    "Đem tôi theo với. Cứu cho với, trời ơi."

    Nhưng tôi vẫn đạp qua họ mà đi, nhiều người khác cũng đạp qua họ mà đi. Tôi bị một bàn tay níu lấy ống chân quần. Tôi giựt mạnh, tiếng vải rách soạt. Mặc kệ, tôi phải sống trước đă, dù sống thêm một giây, một giờ hay mấy giờ đồng hồ nữa.

    "Chỗ ni nguy hiểm lắm, chắc họ sắp đụng nhau tới nơi rồi."

    Thái nói chưa dứt câu đă nghe những tiếng chóc chóc từ trong các khu vườn nă xuống phía bờ sông. Phía sông, từng loạt tiểu liên đại liên nă lên dữ dội. Thái không kịp thêm ư kiến ǵ nữa. Nó nhảy phóc lên khỏi hố bom:

    "Chạy."

    Chúng tôi chạy theo. Tiếng đạn từ các vườn dưới mặt sông bắn loạn xạ. Không thể chạy nổi nữa, chúng tôi ḅ lăn dưới đất.

    "Cứ ḅ tới, cứ lăn lăn tṛn, lăn theo con ń."

    Thái hô lớn nhưng nghe tiếng được tiếng mất:

    "Bác chạy nơi chỗ nớ tề. Chạy ra đằng sau bức tường đó."

    Thái cầm chặt tay tôi lại:

    "Để bác chạy trước chị."

    Chú tôi, má tôi, vợ chồng Bé, mấy đứa nhỏ vùng dậy chạy thoát ra phía bức tường. Thái kéo tôi: Chạy mau. Nhưng chóc chóc, h́nh như một lằn đạn từ sau bức tường bắn tới. Nằm xuống. Thái kéo tay tôi, hai chị em lăn đại xuống đất. Cố ḅ tới, cái cửa nhà tề. Giữa bom đạn, giữa khói súng, ngôi nhà gạch c̣n đứng vững, h́nh như chưa bị một vết đạn nào. Ngôi nhà sừng sững như một phép lạ. Thái khom người giơ chân đá vào cánh cửa. Cánh cửa bật mở dễ dàng. Tôi lao người vào.

    Nhưng cái ǵ thế kia? Tôi nhảy một bước vào bên trong rồi hai chân như bị keo dính chặt, không tài nào cất lên nổi nữa. Tôi đưa tay lên miệng, tôi há mồm muốn kêu. Nhưng tôi như đă chết đứng rồi.

    Trước mắt tôi, xung quanh tôi đầy xác chết. Người nằm sấp, kẻ lật ngửa. Người co rúm lại, kẻ đang trợn trừng mắt , tay chân khẳng khiu. Những miếng thịt, những vũng máu bê bết khắp nền nhà. Chân tôi không thể bước tới mà cũng không c̣n chỗ bước lui được nữa.

    Không biết nhờ đâu tôi c̣n được sự phản ứng khi mới bước chân vào nhà. H́nh như khi bước chân tôi chưa chạm đất, mắt tôi đă chạm phải cảnh hăi hùng bên trong căn nhà, và một sức mạnh nào đó đă đưa bàn chân tôi bước tránh được những vũng máu. Chỗ đó h́nh như cũng chỉ vừa cho một bàn chân. C̣n một bàn chân chỉ dính hờ xuống chạm gót.

    Tôi muốn kêu rú lên, muốn ngă vật xuống ngất xỉu. Nhưng không, tôi c̣n nhận ra được những vũng máu, những cánh tay, khúc chân, tôi phải cố đứng.

    Rồi sự kinh hăi nén chặt quá, dồn từ chân lên đỉnh đầu, từ đỉnh đầu xuống chân, bật dùm tôi được một tiếng kêu lớn. Thái đă đứng sẵn sau lưng tôi rồi. Người tôi bị xốc nổi lên, và Thái vác tôi lên vai, mặc súng đạn, mặc nguy hiểm, chạy như bay ra khỏi căn nhà ghê rợn.

    Khi tôi tỉnh dần lại th́ Thái cũng vừa đặt tôi xuống đất. Những vũng máu của ai vẫn c̣n vương vất trước mắt tôi. Không, không phải, tôi dụi mắt, máu thật, máu thành giọt, máu đọng vũng quanh mấy xác chết c̣n tươi.


    "Bác đâu?"

    Tôi hỏi Thái. Nó đưa tay lên chùi mặt, vừa nói:

    "Góc tường đàng nớ tề."

    Má tôi, chú tôi, và Bé chạy lại.

    "Trời ơi. Tưởng chị với Thái lạc mất rồi chớ."

    Má tôi chụp lấy vai tôi:

    "Ngồi xuống, ngồi xuống con."

    Mắt tôi hoa lên, tôi thấy những tàng lá xanh trước mặt lây lất rồi xoay tít. Giữa những ṿng xoay tít mù đó, như có những giọt máu, những cánh tay, khúc chân ai quay theo nữa.
    Nhiều tiếng đạn bay, nhiều tiếng nhà đổ. Tôi nằm lăn ra đất. Cách chỗ tôi khoảng mươi thước, một người đàn ông đang ḅ tới gần.

    "Cứu tôi với, cứu tôi với bà con ơi."

    Ngực và cánh tay ông ta máu chảy ṛng ṛng ; tôi lăn sát vào Thu. Thu rú lên. Chú tôi bịt miệng nó lại. Người đàn ông lết tới gần dần. Miệng ông không ngớt kêu la. Ông đưa cánh tay đầy máu của ông lên mút, miệng ông đỏ ḷm, hai mắt ông trợn trừng. Tôi thấy ông lăn tṛn một ṿng rồi dẫy đành đạch. Mắt tôi lại hoa lên. Tôi bấm vào tay ḿnh thật chặt rồi úp mặt xuống đất.

    Tiếng súng xa dần được một quăng, rồi có tiếng chân chạy th́nh thịch, tiếng hô lớn. Tiếng chân dội vào tai tôi, như bước cả qua đầu tôi nữa. Tiếp theo những tiếng nổ lách cách, mặt tôi nóng rực. Thái dựng tôi dậy:

    "Chạy gấp, không chết cháy chừ."

    Tôi níu áo Thái, đạp bừa lên người chết, người sống. Tôi gọi má ơi má hỡi. Tôi nghe tiếng gọi của tôi như tiếng gọi cuối cùng của một con người sắp chết.

    "Má đây con ơi."

    Tôi nghe tiếng má tôi trả lời, tiếng má tôi khóc nữa. Tôi chưa chết. Tôi vẫn c̣n nghe, c̣n thấy, c̣n sống hẳn hoi mà. Tôi lại tiếp tục chạy.
    Tiếng súng bỗng thưa dần. Chúng tôi vẫn chạy. Tôi cứ nhắm sau lưng Thái mà chạy theo. Nhiều bàn tay dưới đất vươn lên với tôi, nhiều tiếng van xin cầu cứu. Tôi cũng muốn la to:

    "Ai cứu tôi với đây. Tôi c̣n sức lực ǵ nữa."

    Cho tới khi tôi xô vào lưng Thái và dừng lại th́ cả gia đ́nh tôi đă ngồi xuống bên đường. Tiếng súng đă thưa lắm rồi. Đại bác cũng ngưng. Tôi mở bừng mắt. Tôi không c̣n cảm thấy mắt ḿnh hoa lên nữa. Như vậy là lúc nào ḿnh có cảm tưởng sắp chết đến nơi mắt mới hoa. Bây giờ tôi yên tâm sống rồi.
    Chúng tôi đang ngồi bên đường rầy xe hỏa. Mấy đứa nhỏ vẫn c̣n nguyên lành đó sao? Tôi ngạc nhiên đếm tới đếm lui. Chừng đó mạng người trong cơn lửa đạn mà vẫn c̣n đầy đủ. Nước mắt tôi trào ra, nước mắt chú tôi, má tôi, vợ chồng Bé cũng trào ra. Con Thu ôm chặt thằng Cu vào ḷng, thằng nhỏ muốn thiếp đi v́ sợ hăi. Thái vuốt ve con đường sắt cũ nói:

    "Ḿnh theo đường rầy đi về nhà. Đánh nhau khắp nơi rồi, về nhà đi bác."

    "Về nhà họ đánh tới mần răng?"

    "Chừ ở mô cũng rứa, ăn thua may rủi bác ơi."

    "Liệu nhà có c̣n không hay tan hoang rồi."

    Không ai trả lời được câu này hết. Nhưng chiều hôm đó, trước khi trời tối, chúng tôi cũng lần ṃ t́m được đường về nhà. Thái nói nhà tôi ở sát quốc lộ dễ xảy ra đụng độ lắm. Cuối cùng, chúng tôi dọn lên nhà chú tôi ở sau đường rầy, gần sát mấy ngọn đồi nhỏ phía chân núi Tam Thái.

    Trước đó, để tránh những cuộc pháo kích, Bé đă đào một cái hầm sâu dưới đất, phía trong nhà để trú ẩn. Khi chúng tôi vô, cái hầm được sửa sang lại. Thái và Bé lo đào đất để đổ thêm vào bao chất lên miệng hầm.

    Tất cả các ngôi nhà kế cận vẫn im lặng một cách lạ thường. Ngôi nhà sát nhà chú tôi bị một trái hỏa tiễn ngay từ sáng hôm mồng một sập mất một nửa, mấy cây tre ở sau vườn ngả nghiêng sập cả lên sườn nhà.

    Chắc không c̣n ai ở trong xóm hết, tôi nghĩ thế. Nhưng tối hôm đó, Thu phát giác ra có nhiều nhà c̣n người ở. Nó khám phá ra những chấm đèn dầu nhỏ , hoặc những tiếng động nhỏ bé sợ sệt. Cả đêm đầu tiên ngủ trong hầm, chúng tôi nín thở, không dám phát ra tiếng động. Thái nghi những dấu hiệu để báo động, có người trong nhiều nhà chưa chắc là dân chúng trong vùng. Đôi khi là "họ" cũng nên.
    Chúng tôi thường dùng tiếng họ để chỉ Việt cộng và để tránh tiếng giải phóng. Thật không ǵ mỉa mai tàn tệ bằng tiếng "giải phóng" khi nh́n cảnh đau thương tan tành trong thành phố như thế này. Lúc vô con hẻm dẫn vào nhà chú tôi, tôi cũng c̣n nh́n thấy lá cờ giải phóng rách bươm treo trên một cây ổi trước một ngôi nhà sụp đổ.

    Cả đêm, chúng tôi nghe tiếng cú rúc liên hồi. Tiếng cú như tràn khắp bốn mặt như chất chứa một vẻ ǵ thất thường. Mỗi lần tiếng cú kêu, tôi có cảm tưởng như lưỡi hái của tử thần từ trên bầu trời đen đúa ... đang chém xuống sẵn sàng trúng bất kỳ ai, đồ vật ǵ.

    Gần về sáng, tôi nghe có tiếng chân người ngoài vườn. Tiếng chân rất khẽ, khi gần khi xa. Chúng tôi bấu chặt tay nhau. Bé sẵn sàng đặt tay lên miệng đứa bé nhỏ nhất mới sinh hơn tháng, để sẵn sàng bịt chặt lấy miệng đứa bé lỡ nó la khóc.

    Nh́n bàn tay to lớn của đứa em bịt hờ trên miệng đứa bé, ḷng tôi bất nhẫn đến đau xót. Chỉ một tiếng chân dừng lại trên miệng hầm, chỉ một lóe đèn pin chiếu xuống và đứa bé chưa kịp ré lên th́ bàn tay đă chặt cứng miệng nó. Chỉ vài cái dẫy dụa rồi thôi. Đêm nay có bao hầm sâu câm nín tiếng khóc trẻ em ? Đă có bàn tay nào bóp mạnh miệng một đứa bé chưa? Và những bộ mặt người lớn vừa xót thương ḿnh vừa bất nhẫn trong một không khí độc địa như sẵn sàng quật chết tươi người.

    Nhưng rồi một đêm nữa cũng qua, chúng tôi ngạc nhiên thấy ḿnh c̣n sống , giữa một xóm vắng hiu. Nhưng chúng tôi đă lầm, c̣n vài nhà có người ở, họ là những ông già, bà già không chạy theo con cháu được, hoặc một vài gia đ́nh sợ quá ở ĺ.

    Sáng hôm sau, tôi nghe nhiều tiếng động, nhiều khuôn mặt ló ra. Đợi tiếng súng thưa, một bà lăo ḅ sang thăm chúng tôi rồi không dám về nữa. Nhờ bà lăo, tôi biết thêm trong xóm mấy hôm nay đầy quân giải phóng và hiện giờ họ đang đào hầm đào hố ở chân núi.

    Trong khi sát đó, đồn Trường Bia vẫn đầy lính Quốc gia và nơi ngọn núi sau đồn đă nă đi những trái đại bác lên miền Long Thọ, Kim Long. Má tôi kêu trời là dại quá mới về gần họ. Thái kéo tuột bà lăo xuống hầm:

    "Đừng để họ biết ḿnh về."

    Nhưng bà lăo cả quyết rằng ban ngày họ lên sau đồn hết, họ không biết được. Bà dặn thêm: tuyệt đối không thắp đèn.
    Buổi trưa, một gia đ́nh trong xóm t́m về, căn nhà của họ đă sập, họ xin đào hầm ngay trong nhà chú tôi. Bà lăo ở măi cho tới chiều, có đứa cháu nhỏ chạy qua đón về, nhà bà lăo chỉ cách nhà chú tôi một cái sân và con đường hẻm hẹp.

    Các trận đánh vẫn diễn ra ở xung quanh. Đêm đến, chúng tôi lại nín thở dưới hầm. Chúng tôi chờ đợi điều may rủi, nhưng điều may thật mong manh, cả nhà đều đói lả nhưng cũng chẳng c̣n ai đủ sức than thở nữa.

    C̣n một sự chờ đợi đầy kinh hoàng nữa. Một tiếng nổ mà chúng tôi không kịp nghe, không kịp hay biết ǵ hết.




    Nhạc miền Nam tự do



    Nhạc miền Bắc XHCN


    Mai tiếp ...

  7. #247
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Người ở Từ Đàm về kể chuyện

    Bốn ngày liền, tôi nằm dưới hầm tối và trong bốn ngày, tôi đă phải nhịn ăn hết hai. Sáng hôm nay, đứa em gái ḅ lên khỏi hầm lục lọi đâu được khúc bánh tét đă mốc meo. Nó ḅ xuống, lột lá và cứ đút từ miệng người này cắn một miếng tới miệng người khác.

    Tôi đă chán ngán tuyệt vọng lắm rồi. Trước đó vài tiếng đồng hồ, tôi có cảm tưởng cứ nhịn đói như thế này cho tới lúc mệt lả, thiếp đi, rồi đi vào một giấc ngủ vĩnh viễn th́ thật là sung sướng. Dù sao cũng sung sướng hơn cơi sống mà chúng tôi đang hứng chịu. Nhưng khi nghe mùi thơm của nếp, mùi mốc của lá, và miếng bánh tét đưa đến gần, miệng tôi bỗng mở ra toác hoác, một niềm sung sướng đến hoan lạc, một hạnh phúc chất ngất khi miếng bánh đă nằm trong miệng.

    Nước miếng trào ra và cứ quấn quít ve văn quanh mùi nếp mịn và thơm ngát đến lịm người.

    Không, cái chết thật là tàn nhẫn, không làm cho người ta sung sướng như tôi tưởng. Mặc kệ những tiếng nổ ́nh ́nh bên ngoài, mặc kệ tiếng đào xới ngay trên đất, như trên đầu ḿnh, mặc kệ cái ám ảnh anh lính giải phóng trẻ tuổi gác trước cổng nhà luôn luôn đưa mũi súng nhắm quanh sẵn sàng nhả đạn.
    Miếng bánh trong miệng tôi như một hạnh phúc tuyệt đối mà chỉ có người may mắn nhất, hy hữu nhất, mới được bắt gặp trong đời ḿnh một lần. Miếng bánh càng nhỏ đi, nước miếng trong miệng càng tưới chảy và không dừng được hoan lạc, ham hố, tôi nhai ngấu nghiến. Lúc đó, tôi tỉnh lại đôi chút, tôi nói như rên lên:

    "C̣n miếng mô nữa không, cho tui miếng nữa."

    Cô em gái c̣n miếng bánh chót định đưa lên miệng, nghe tiếng nói của tôi liền ngừng lại:

    "Anh ăn đi."

    Tôi nh́n thấy đôi mắt nó hết sức buồn rầu qua ánh nến thắp tít trong góc hầm.

    "Ăn đi chứ."

    Tôi không kịp đưa tay ra lấy mà chỉ há miệng. Một miếng bánh nữa, một hạnh phúc tuyệt vời nữa tới. Tôi thật sung sướng quá, hai lần hạnh phúc tới chỉ cách nhau trong giây phút.

    Lúc này th́ tôi tỉnh người lại rồi. Tôi vươn vai, mới biết là xương sống ḿnh nhức mỏi một cách kỳ lạ. Nhưng cùng lúc đó tôi bỗng nghe thấy tiếng đàn hát vọng xuống. Tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt và có cả tiếng ngâm thơ nữa.

    "Ai đó hỉ?"

    Em gái tôi th́ thầm:

    "Ôn Vơ Thành Minh đó."

    Vơ Thành Minh, con người trào lưu cũ, của thời Phan Bội Châu, Kỳ ngoại hầu Cường Để, c̣n lưu lạc lại giữa thời đại này để chịu chung số phận với thành phố, đă làm ǵ vậy? H́nh như hôm qua, em gái tôi cũng đă th́ thầm kể cho cả nhà đang ở dưới hầm nghe về nhân vật kỳ lạ này, nhưng tôi đói lả, tôi có nghe ǵ đâu. Tiếng đàn lúc này nổi lên thật rơ dù tiếng đại bác vẫn ầm ầm nổ khắp nơi và mọi người trong hầm ôm chặt lấy nhau. Con em gái tôi đeo cứng ở một bên vai tôi và run lập cập:

    "Kêu con Trúc xuống chớ má."

    Má tôi lắc đầu:

    "Kệ nó, ai mà nói nổi."

    Tiếng hát tiếng đàn, tiếng ngâm thơ ngưng bặt sau một vài tiếng nổ gần đến nỗi như ngay trên mái nhà, trên đầu ḿnh. Nhiều tiếng hô lớn:

    "Xuống hầm."

    Đám người trong hầm nhích chật lại, vài người trườn xuống. Má tôi hỏi nhỏ:

    "Con Trúc có đó không?"

    Tiếng con Trúc trả lời:

    "Con đây ń má."

    Tôi nghe tiếng Trúc th́ thầm với con Oanh:

    "Thằng đó chạy núp trong nhà ḿnh, chắc nó t́m chị."

    Con Oanh làm thinh. Tôi đoán con Trúc ám chỉ tên lính Việt cộng gác ở trước nhà. Mỗi lần đại bác câu tới, hắn thường núp trong nhà chớ ít khi xuống hố cá nhân như đồng đội. Ngay khu nhà này có một tổ ba người coi gác và h́nh như hắn là tổ trưởng. Một người nào đó gắt:

    "Khỉ, đừng x́ xầm nữa."

    Mọi người im lặng, nín thở, những giây phút căng thẳng tột cùng này, chúng tôi đă chịu đựng rất nhiều giờ qua.
    Tôi biết ông Minh không xuống hầm chúng tôi. Tôi đoán ông đang núp ở một hầm nào khác. Có tiếng đàn bà khóc. Trúc th́ thầm:

    "Bà giáo sư Lê Văn Hảo đó. Anh ń, bà nói với em ông chồng bà biết có đánh nhau, trước Tết dặn bà mua mấy tạ gạo để sẵn."

    Oanh gắt:

    "Kệ mụ, cứ khóc trù trù. Răng ông chồng đi cổ động la hét cho quân giải phóng mà để vợ con chết sợ trong hầm ni rứa. Nghe nói thêm ghét."


    Nhưng tôi không ác như Oanh, tiếng khóc của người đàn bà làm tôi càng thương hại. Mấy ngày tôi không dám ra khỏi hầm, sợ mấy anh lính giải phóng biết tôi núp trong hầm này. Kệ, ai bảo tôi hèn th́ bảo, tôi lo lấy mạng sống của tôi trước đă.

    Tuy kẹt cứng dưới hầm, nhưng chuyện xảy ra trên mặt đất tôi đều được hai cô em gái tường thuật đầy đủ. Nhà bên bác Bảy đă sập, trường tiểu học bỏ không, lính Xây dựng Nông thôn về canh gác mấy bữa Tết đă quăng súng mà chạy. Ở ngă ba nào có cờ giải phóng treo. Ông thợ may già trong xóm bị giết, xác vùi nông trong khu đất trường tiểu học Cộng đồng.

    Bà Hảo, vợ ông giáo sư đang vang danh với cuộc giải phóng cố đô Huế, vẫn cả ngày khóc lóc, đi đứng không vững, đeo lấy áo ông Vơ Thành Minh. Cả đến lũ con, bà cũng không đủ sức săn sóc nữa. Bao nhiêu hào hùng, bao nhiêu gan dạ, can đảm trong một người đàn bà đă bị ông chồng hút hết rồi chăng. Dù nghĩ vậy, tôi cũng không giận bà.

    Khi tiếng súng thưa bớt, tôi lại nghe tiếng đánh máy chữ trên miệng hầm lóc cóc. Chắc mấy anh bộ đội vớ được máy chữ, làm ra điều quan trọng, đánh tờ tŕnh hoặc báo cáo chăng? Không phải, tôi nghe tiếng người già ho húng hắng, rồi tiếng ông Minh gọi:

    "Con Oanh mô rồi, lên đây ông nhờ chút mi."

    Oanh chui lên khỏi miệng hầm, má tôi kéo lại:

    "Đừng có lên."

    Nhưng con bé cứng đầu:

    "Hết bắn rồi mà mạ sợ chi."

    Nói xong nó đă khuất dạng. Tôi ló đầu lên theo. Má tôi gh́ đầu tôi lại:

    "Tui lạy anh, anh chui xuống cho."

    Nhưng tôi vẫn cứ ló đầu ra khỏi miệng hầm. Bốn ngày, tôi đâu nh́n thấy mặt trời. Tôi thèm một chút không khí bên ngoài, và ao ước được nh́n thấy một ngọn lá cây lay động để c̣n biết được ḿnh chưa bị cách biệt với sự sống, với cỏ cây, với mọi hơi thở. Dù ao ước vậy, tôi vẫn chả trông thấy ǵ hết, căn nhà thờ tối lù mù, một ngọn nến nhỏ bị che khuất sau một cái cột lớn. Oanh, cô em của tôi đă ḅ tới tận góc nhà, nơi ngọn nến lung lay sáng.

    Tôi phải dụi mắt hai ba lần mới nh́n quen được mọi vật trong khu nhà thờ. Ông Vơ Thành Minh đang ngồi trên một cái ghế bông, trước mặt là một cái ghế thấp kê bàn máy đánh chữ. Ông không đánh máy mà có vẻ ngồi ngẫm nghĩ. Oanh ghé sát mặt đọc ǵ trên tờ giấy. Tôi cố nh́n ra phía cửa sổ, nhưng không thấy ǵ hết. Cánh cửa sổ đóng kín mít. Tôi muốn ḅ lên ghê lắm nhưng tay má tôi vẫn túm lấy vai áo sẵn sàng kéo tôi trở vào.

    Có tiếng la thét ở ngoài. Tiếng đập cửa khẩn cấp. Lúc này không đợi má tôi kéo nữa, người tôi chui xuống hầm rất nhanh, rồi chui vào cái kẹt riêng dành cho tôi. Có cái ngách nhỏ này, nếu họ rọi đèn pin xuống hầm cũng khó kiếm thấy tôi. Má tôi nhất định bắt tôi trốn, không để họ trông thấy.

    Có tiếng mở cửa ở bên trên, nhiều tiếng chân vào nhà. Con Oanh chui xuống, nó lết lại phía tôi, th́ thầm:

    "Họ vô đầy nhà."

    "Họ có hố cá nhân, vô mần chi?"

    "Hết bắn rồi, họ vô nhà lục soát."

    Oanh nói chưa hết câu th́ tiếng chân đă đi tới miệng hầm. Một ánh đèn pin chiếu xuống, Oanh vói dúi tôi vào vách, kéo mép chiếu trải hầm che lại rồi ngồi tựa lưng vào. Tiếng người ở trên hầm vọng xuống:

    "Lên hết trên nhà để kiểm soát."

    Tiếng ông Vơ Thành Minh hết sức b́nh tĩnh:

    "Cả nhà lên hết đi. Toàn đàn bà con nít mà sợ chi. Lẹ lên đi."

    Má tôi chui ra trước, rồi trẻ con, người lớn, bà già đều lên theo. Oanh lên cuối cùng, ánh đèn pin quét qua quét lại mấy lượt. Tim tôi như ngừng đập. Tiếng người trên hầm dơng dạc:

    "C̣n ai nữa, lên hết đi."

    Giọng má tôi run run:

    "Dạ hết rồi."

    Tiếng ông Vơ Thành Minh:

    "Không tin mấy anh cứ xuống mà soát. Sợ hơn th́ bắn vào một loạt đạn cho ăn chắc."

    Tôi lạnh cả người, tay chân cố giữ mà vẫn run lập cập. Nhỡ nó bắn vào thật th́ làm sao. Tôi muốn kêu thét lên nhưng tay tôi đă tự bịt kín lấy miệng ḿnh.

    "Má ơi, má ơi."

    Tiếng kêu thầm trong đầu tôi đầy rẫy tuyệt vọng. Nhưng tiếng cười trên miệng hầm đă giúp tôi yên tâm đôi chút:

    "Thôi, đứng sắp hàng lại đi. Anh em ai đó mở giùm cửa sổ cho sáng."

    Tôi thở phào, nhưng ngực c̣n nặng như bị đè bởi tảng đá ngh́n cân. Chưa thoát đâu. Tôi nép sát vào ngách hầm. Hơi đất lạnh ngấm vào người tôi buốt giá. Tiếng nhiều người trên nhà lao xao.

    "Đàn bà con nít hết hả. Bà ni răng khóc dữ rứa?"

    "Dạ, tui bị lạc mất chồng tui."

    "Đi họp hả?"

    "Dạ chồng tui là ông giáo sư Hảo."

    Giọng ông Vơ Thành Minh:

    "Chồng chị ni đi lập mặt trận Liên Minh Dân Tộc hay Ḥa B́nh ḥa biếc chi đó mà không chịu đi đón vợ con. Các đồng chí có gặp th́ nhắn ông ta về rước vợ rước con để vinh nhục cùng chịu chớ. Ông ham làm cách mệnh chi mà vợ con chết sống không biết rứa."

    Giọng tên tổ trưởng nói có vẻ dịu hơn trước:

    "A. Vậy ra gia đ́nh này là của giải phóng rồi. Đồng chí cả mà. Vậy có ǵ giúp đỡ cho quân giải phóng không?"

    "C̣n ǵ, chúng tôi đă đói từ mấy hôm nay rồi."

    "C̣n gạo không?"

    "Các ông t́m mà lấy."

    Tiếng một người khác nói:

    "Báo cáo đồng chí tổ trưởng, ở góc kia hai bao gạo c̣n nguyên."

    "Anh ghi có mượn ở nhà này hai bao gạo. Ghi vào sổ về sau trả lại và tuyên dương công trạng với mặt trận."

    Im lặng vài giây, tôi nghe giọng quen thuộc đó nói tiếp:

    "C̣n hai cô này phải đi họp, chiều nay hai giờ họp ở Chùa nghe. Đàn ông xóm này phải đi học tập hết rồi, phụ nữ cũng nên học tập đường lối của mặt trận."

    "Chúng nó sợ quá rút gân rồi mần răng đi."

    "À, c̣n cụ. Xin mời cụ đi gặp cấp chỉ huy chúng tôi."

    "Cấp chỉ huy mô?"

    "Cấp chỉ huy vùng này. Tôi chỉ là tổ trưởng của nhóm ba anh em chúng tôi canh gác quanh khu vực nhà này."

    "Rứa hỉ!"

    "Cụ đi với chúng tôi. Xin cụ mang theo mười lăm lon gạo."

    "Đem gạo mần chi rứa?"

    "Đem gạo để ăn. Học tập trong ba hôm rồi về."

    "Cái chi mà phải học với tập?"

    "Lấy cái bị hay cái túi mà đựng gạo. Đem theo dư ra càng tốt."

    "Họp chi mới được chớ?"

    "Học tập, đă nói là học tập mà. Mời ông đi theo."

    "Tao không đi."

    Giọng chắc nịch bất ngờ của ông Minh làm tôi chưng hửng. Chắc từ hôm quân giải phóng tới Huế tới giờ chưa ai dám nói một câu như thế. Tôi thầm lo cho tính mệnh ông. Thấy không ai để ư đến chiếc hầm này nữa, tôi rời khỏi cái ngách nhỏ, ngồi tựa vào thành hầm. Tôi không nh́n rơ mặt tên tổ trưởng nhưng tôi nghe được tiếng hắn cười gằn:

    "Ông làm chi cho địch?"

    "Địch nào?"

    "Mỹ Ngụy."

    Giọng ông Vơ Thành Minh ngạo nghễ:

    "Nói ǵ tầm bậy vậy! Tao mà theo Mỹ, mi về hỏi ông Hồ Chí Minh nhà mi đă dám nói với tao giọng đó chưa. Tao không đi nghe không. Muốn mời tao họp phải có giấy Hồ chủ tịch chớ cái mặt trận giải phóng của tụi bây mà ăn nhằm ǵ. Tụi bây biết tao là ai không?"

    Có lẽ tên tổ trưởng nể ông già gân thật, tôi không nghe hắn nói thêm ǵ hết. Một giọng khác đỡ lời:

    "Bác đi theo chúng cháu tới gặp cấp chỉ huy. Gần đây là bộ chỉ huy mà bác."

    "Không đi, muốn nói ǵ th́ kêu cấp chỉ huy của bay lại. Tao ở đây, đây là nhà thờ cụ Phan, tui bây lạ chi mà không biết. Tao sẽ tuyệt thực, xuống ngồi dưới cầu Bến Ngự phản đối lối giải phóng của tụi bay. Tao chống cả Mỹ, cả cộng sản."

    Tôi đợi một lúc mới nghe giọng ông nói tiếp:

    "C̣n bà Hảo, có nhắn chi cho chồng th́ nhắn. Nên nhắn hắn về mang đi mà hưởng vinh quang nghe."

    Tiếng người đàn bà khóc sụt sùi. Tiếng mấy người giải phóng chào và tiếng chân đi ra. Oanh và Trúc chui xuống hầm trước. Nó ghé sát tai tôi:

    "Sợ không?"

    Tôi không trả lời, dĩ nhiên là chúng đă đoán được tôi sợ hay không rồi. Dù tôi đă nghe hết cuộc đối đáp ở trên nhưng tôi vẫn cứ bắt Oanh kể lại. Trúc cười nhỏ nói có tên giải phóng mê chị Oanh, hắn nh́n chị chằm chằm. Mấy ngày rồi mà hắn lơ không bắt chị Oanh đi học tập. Việt cộng mà cũng biết mê gái rứa tề.

    Trúc cười. Má tôi mắng:

    "Đồ con quỷ sứ. Mi cười chi rứa? Chết tới nơi mà không lo."

    Như sực nhớ tới hoàn cảnh, Trúc nín bặt. Oanh kể cho tôi nghe chuyện ông Minh. Nó nói:

    "Khi em lên em thấy ôn thắp đèn đánh máy. Ôn viết thư gửi ông Hồ Chí Minh, gửi tổng thống Mỹ, yêu cầu ngưng chiến. Ôn viết : Nhà thờ Phan tiên sinh ngày... tháng... năm... Khi tôi viết thư này gửi tới các ông th́ trên đầu tôi máy bay rền rĩ, súng đạn gầm thét long trời lở đất, thành phố Huế ch́m trong tiếng khóc than oán hận... Ôn viết rồi ôn xé, ôn đọc cho em nghe, ôn nói ôn kêu gọi cả thế giới nữa..."

    "Lúc b́nh thường không kêu gọi, bây chừ gọi ai nghe..."

    Oanh tin tưởng:

    "Ê, đừng nói bậy. Ôn định kêu gọi thanh niên sinh viên xuống cầu ngồi tuyệt thực phản đối nữa."

    "Phản đối ai?"

    "Th́ phản đối chiến tranh là vô nhân đạo, là tàn ác, không có chính nghĩa nào ở chiến tranh hết."

    Câu nói của cô em gái thật b́nh dị, ngớ ngẩn như làm tim tôi thắt lại. Mấy hôm nay thành phố có bao nhiêu người chết, bao nhiêu kẻ bị thương. Xác chết śnh thúi trong nhà, phơi ngoài đường không ai chôn cất. Rồi những người đi học tập đợt đầu chưa thấy ai về hết. Họ c̣n sống hay đă chết rồi?
    Tôi nghĩ mà thương cho ông già thổi sáo bên bờ hồ Genève ngày nào. Ông phản đối việc chia da chẻ thịt cắt đất nước Việt Nam. Nhưng rồi chỉ một ḿnh ông, tiếng kêu trở nên nhỏ bé. Bây giờ tiếng kêu ấy lại cất lên c̣n yếu ớt thêm biết bao nhiêu nữa!

    Một lúc sau tôi lại nghe tiếng lóc cóc đánh máy. Suốt cả ngày, mặc bom đạn, mặc đói khát, ông vẫn cứ ngồi bên bàn máy đánh chữ với ngọn nến mù mờ. Buổi chiều có mấy thanh niên chạy tới trú ẩn, ông cùng với họ đào hầm.


    Tiếng cuốc đất th́nh thịch, tiếng máy bay liệng trên bầu trời. Khi tiếng máy bay vừa đi xa th́ lại tiếng đại bác câu tới.






    Mai tiếp ....

  8. #248
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Cứ mỗi lần nghe có tiếng máy bay nào bay tới gần là súng trường, súng tiểu liên, đại liên lại bắn như mưa lên bầu trời. Các anh giải phóng núp ở hố cá nhân kháo nhau là hạ được nhiều máy bay lắm, nhưng kỳ thực tôi chả nghe tiếng động nào gần khu vực tôi ở , để có thể tưởng ra có một chiếc máy bay rớt.

    Buổi tối, mặc bên ngoài súng bắn như mưa, súng lớn nhỏ nhắm bắn máy bay, mặc trời mưa tí tách lạnh buốt, mặc bom đạn, mặc hỏa châu, ông Minh gọi hết thanh niên lên nhà, ngồi đánh đờn và ca hát. Tôi mặc má tôi năn nỉ khóc lóc cũng chui lên khỏi hầm nhập bọn. Ông Minh thật giỏi, không biết ông thổi được nồi cơm từ lúc nào. Ăn cơm với nước mắm kho mặn , mà sao ngon thế, tưởng cả đời ḿnh chưa có bữa cơm nào ngon hơn. Giọng ông Minh vẫn tin tưởng:

    "Ḿnh cứ kêu gọi ḥa b́nh, cứ kêu gọi thế giới. Ngày mai tao viết thư gửi nữa. Tao tổ chức tuyệt thực phản đối Mỹ, phản đối Việt cộng, đứa nào dám theo không?"

    Mọi người ngồi nh́n nhau, nửa muốn hưởng ứng v́ thấy giọng ông đầy hăng hái, nửa muốn ph́ cười v́ đầy tính chất mỉa mai khôi hài. C̣n tôi, lúc đó chỉ muốn được yên thân, quốc gia hay cộng sản lúc này chả có tư nghĩa lư ǵ hết nếu tôi không sống được.

    Cả thành phố Huế đang dẫy chết, đang kêu than. Cả thành phố bụi mù bom đạn. Vậy mà những buổi học tập của các anh giải phóng, theo lời các em tôi kể lại th́ không c̣n màn tŕnh diễn nào khôi hài tài t́nh hơn. Học tập về đường lối đảng, về ḥa b́nh trong lúc bên ngoài sân, sau vườn đầy tiếng kể tội, tiếng hô giết bỏ, thủ tiêu, tiếng rú năo nùng của người dân vô tội. Hắn làm công chức? Hắn làm bồi sở Mỹ. Tội nặng chất ngất mây xanh. Giết. Một loạt súng, những xác người dăy dụa với bao nhiêu tội lỗi mà không hiểu, không nhắm mắt được.

    Thấy chúng tôi tần ngần nh́n nhau, ông Minh lại nói:

    "Tụi bây không đi, tao đi một ḿnh. Tao đi đánh lại cái đơn "

    Nhưng rồi ông chưa đánh đơn lại vội. Ông lại bày tṛ ca hát, đánh đờn. Sợ mà tới khi chết cũng chết. Cứ ca hát, ngâm thơ cho đỡ sợ hăi. Rồi ông lại đề nghị:

    "Đứa nào có ống sáo không? Tao thổi lại bài hồi xưa tao thổi bên bờ hồ Lơ Man ở hội nghị Giơ Neo."

    Chả có anh nào dám ṃ đi lấy ống sáo cho ông thổi. Cả bọn ngồi sát góc tường dày nhất sát miệng hầm , để nhỡ có ǵ th́ chui xuống hầm cho nhanh. Trời bên ngoài mưa rả rích, chúng tôi ngồi sát nhau mà vẫn thấy lạnh run.
    Đại bác vẫn câu lên đều đều. Có tiếng anh chàng giải phóng trẻ tuổi hỏi vọng vào:

    "Sao không chui xuống hầm mà đàn hát ồn ào thế? Địch nó biết nó thả bom xuống đó."

    Chỉ có ông Minh dám trả lời:

    "Cả thành phố chỗ nào mà chẳng có bom đạn. Chú em có muốn sống mấy phút cuối cho vui th́ quăng súng đi, vô đây ca hát chơi."

    Anh chàng giải phóng bên ngoài im bặt. Mấy sinh viên kể chuyện th́ thầm về anh chàng này, cho biết mấy hôm nay hắn có vẻ trầm tư lắm. Chắc hắn đă nh́n thấy cảnh máu đổ thịt rơi và động ḷng chăng. Ông Minh cười:

    "Con người cộng sản làm ǵ có t́nh cảm. Chúng nó chỉ có mục đích là thắng, diệt, tiến tới. Tao ở với chúng nó lâu rồi tao biết."

    Ông nói thêm:

    "Phải nh́n nhận chúng nó tổ chức giỏi nhưng về mặt t́nh cảm th́ bết lắm."

    "Vậy ông là người quốc gia rồi."

    "Tao không ủng hộ Mỹ, tao không chịu cộng sản. Tao chống lung tung hết."

    "Ông chống một ḿnh."

    Dưới ánh nến, khuôn mặt ông Minh rắn chắc lại và nổi lên nhiều đường nhăn, ông nh́n về phía bệ thờ cụ Phan. Tiếng súng bên ngoài lại nổ. Họ tấn công chăng? Đánh nhau chăng? Thà đánh nhau khốc liệt đi ; để hoặc chúng tôi sống hoặc chết. Cứ ngồi dưới hầm, nghe các em nghe mạ tôi kể lại những người chết bên ngoài , tôi như ngồi trên đống lửa đỏ. Tôi cũng không cần biết sự trốn tránh chui nhủi như thế này có hèn không nữa.

    Có tiếng động ở cửa hầm, bà Hảo lại ḅ ra nh́n ông Minh, khóc:

    "Ôn ơi, đêm ni coi bộ dễ sợ quá."

    Một giọng th́ thầm bên tai tôi:

    "Không biết ông giáo sư của chúng ta lúc này đang làm ǵ. Chắc đang họp cách mệnh với cách miệng."

    "Ông mà bắt được mày chắc ông chả nhớ t́nh thầy tṛ nữa đâu."

    Ông Minh dỗ cho người đàn bà đi xuống hầm. Tôi lần ṃ ra tới cửa nh́n ra ngoài bóng đêm. Bóng đêm nặng nề dầy đặc những bí mật, những đe dọa chết chóc, u uất tử khí. Nhưng tôi cũng h́nh dung ra được ở góc nào là cái bể nước, ở góc nào là hàng chè tàu, góc nào là khóm mía.
    Những lá cây đen bóng lung linh như kêu gọi tôi tưởng tượng đến đủ thứ. Giá lúc này tôi được ḥa ḿnh vào bầu trời đêm, được đứng trước sân ngẩng mặt lên trời hứng những giọt mưa đầu xuân mát rượi, ngọt lịm. Giá tôi được đi dạo trong khu vườn rộng này một ḿnh như những tối mới trước Tết đây, dạo trong vườn và ngửa mặt nh́n bầu trời đêm để tưởng tượng ra khuôn mặt người yêu.

    Có tiếng động ở ngoài vườn. Tiếng chân người di chuyển. Chắc các anh giải phóng đang liên lạc với nhau. Khu vườn đất mịn màng trải đầy lá cây khô c̣n đâu nữa. Tất cả đă bị đào xới thành những hầm hố, hoặc bị cày nát từ lâu v́ những mảnh đạn. Một thân cây nào đó trong vườn gẫy ... mắc qua mắt tôi. Cây vú sữa, cây măng cầu hay cây nhăn lồng ǵ đó. Tôi đoán ra sự không c̣n nguyên vẹn của khu vườn, và ao ước một buổi sáng c̣n sống để đi ra vườn, đi ra cổng nh́n con đường, nhà cửa quen thuộc.

    "Ngày mai tao không thể ở nhà được nữa. Người chết nhiều rồi, tao phải đi tải thương, đi cứu trợ. Tụi bây đi với tao hí."

    Tôi không nghe tiếng một cậu nào trả lời hết. Có mấy thanh niên ở trong nhà này, nhờ sự bướng bỉnh cứng rắn của ông Minh mà chưa bị họ bắt đi. Tôi nghĩ tại vùng này vẫn c̣n ở trong sự kiểm soát của họ, sinh mạng người dân c̣n chặt trong tay họ, họ chưa ra tay đó thôi. Em tôi kể: họ đem rất nhiều người ở xóm khác về rồi tuyên án thủ tiêu, xử tử ngay tại đây. Những xác chết được vùi lấp vội vàng không có một tấm chiếu để gói.

    Đă đến giờ cú rúc. Tôi đi lùi lại. Ông Minh nói thôi giải tán rồi thổi phựt ngọn đèn. Các thanh niên sinh viên khác về hầm ngủ. Chỉ có ông Minh không chịu ngủ hầm. Tôi thận trọng ḅ vào hầm, ḅ qua má tôi, các em tôi rồi nhiều chân người khác nữa mới tới cái ngách hầm, nơi trú ẩn mà đối với tôi lúc này là an toàn nhất. Tôi vừa mệt mỏi, vừa chán nản nên đặt ḿnh xuống là ngủ ngay.

    Sáng ngày ra, tôi nghe tiếng lao xao trên miệng hầm. Mọi người đă ra ngoài hầm hết. Tôi định chui ra nhưng má tôi la: Khoan đă. Trúc chui vào báo cho tôi biết từ sáng tới giờ không thấy đại bác câu tới nữa. Quân giải phóng cũng rút lên phía nghĩa địa, chỉ c̣n một số canh giữ từ dưới cầu lên khỏi dốc thôi.

    Ông Minh nói chuyện rất lớn giọng:

    "Chắc chúng nó đi tập hợp ǵ đó."

    Một lúc sau Trúc xới cho tôi một bát cơm và dặn đừng có lên. Bên kia trường học, mấy thanh niên bị họ bắt lên trên đó hết rồi. Tôi hỏi mấy thanh niên sinh viên bên kia hầm th́ sao. Trúc cho biết họ đă tản mát hết, ông Minh đă lo sẵn chỗ núp cho họ.
    Tôi nghĩ tới tiếng đàn tiếng hát giữa trưa, giữa đêm. Mấy anh giải phóng gác ở bên ngoài biết tê đi là bên trong nhà thờ họ , có thanh niên trú ẩn. Nhưng tôi cũng chẳng lo lắng lâu hơn nữa v́ tôi nghe thấy tiếng lợn kêu và tiếng mọi người lao xao. Một con lợn bị giết. Bữa cơm trưa này chắc sẽ có món ăn ngon. Giữa lúc này mà có một miếng thịt lợn th́ thật là may mắn, món ăn cao lương mỹ vị sang trọng quá chừng.

    Tôi nhấp nhỏm ở miệng hầm:

    "Má, ai mần thịt heo rứa?"

    "Khỉ, vô trong đi."

    "Thịt heo há má?"

    "Bên nhà chị Tính, ôn Tôn mần heo đó. Chút nữa chia một ít kho để dành ăn."

    Tôi reo như trẻ con:

    "Má nhớ lấy phần ít mỡ kho mặn nghe má."

    "Thôi khỉ, vô đi, chết đến nơi mà không lo, ăn với uống."

    Tuy nói vậy nhưng má tôi cũng lần ṃ sang nhà bên cạnh để chia một phần thịt heo. Trưa hôm đó tôi nằm dưới hầm ... ngửi mùi thịt kho thơm phức muốn ngạt cả mũi. Tôi quên hết mọi khổ ải, mọi lo sợ. Cứ thế này chắc sắp yên ổn rồi. Từ sáng tới giờ thỉnh thoảng có vài tiếng đại bác câu rất xa, như ở phía Trúc Lâm, Tây Thiên ǵ đó. Xa lắm mà.

    Nồi thịt như thấm mặn thật lâu, sự chờ đợi làm tôi bồn chồn cả ruột gan , nhưng cũng làm cho tôi thêm phần sung sướng. Trúc hích tôi:

    "Anh ngửi mùi thịt mê chưa? Em nghĩ tới lúc miếng thịt... ngon lắm hỉ?"

    Tôi chưa kịp phát biểu ư kiến th́ Oanh tḥ đầu vào:

    "Ê, họ về đông lắm. Họ đào thêm hầm hố và chia giữ các ngă đường, các vườn."

    Trúc trầm ngâm:

    "Sáng họ rút rồi mà."

    "Họ mang theo nhiều súng đạn lắm. Có cả xe ḅ chở đạn nữa. Đậu ngoài ngơ ḿnh a tề."

    Rồi giọng nó run run:

    "Dễ sợ lắm anh ơi, khi hồi em chui qua nhà ông Tôn coi chia thịt heo với má, thấy có con chó tha khúc tay hay chân chi của trẻ con, nó gặm thịt sống. Thấy rứa em sợ thịt heo quá trời."

    Trúc kêu lên:

    "Dễ sợ "

    Rồi nó co người lại:

    "Rứa mà chị cứ chạy qua ôn Tôn được."

    "Mô có. Tao sợ quá , tao nhảy lùi lại. Nghe tiếng động, tên lính giải phóng canh ở ngoài chạy vô bồng súng định bắn. Tao sợ quá la lên. Hắn thấy con chó đang nằm gặm xương, hằm hè nh́n, hắn nhăn răng cười rồi hỏi có muốn qua bên đó tui dẹp đường cho. Tao sợ quá làm thinh. Hắn nói: Cô đừng sợ, chắc con chó tha ở đâu đến đó. Rồi hắn cầm đá liệng con chó cong đuôi chạy mất, cái khúc thịt đó ... c̣n ở nơi bụi đó, dễ sợ quá chừng."

    "Hắn noái chi với chị nữa khôn?"

    "Hắn nh́n chị. Chị vừa sợ vừa dị. Dị ̣m rứa thê. Rồi hắn noái: Cô sợ tui lắm hả? Tao phải noái: Dạ sợ chi mà sợ. Không biết mần răng hắn cũng mần thinh luôn. Rồi lủi đi ra cửa lại. Tao chạy một mạch vô nhà. Khi hồi má bắt tao xắt thịt heo để kho, tao buồn mửa mấy lần "

    Oanh vừa nói vừa đưa tay che miệng muốn oẹ. Mùi thịt kho vẫn bay vào quyện lấy mũi tôi, hết sức hấp dẫn. Câu chuyện của Oanh , chả làm tôi gớm sợ mùi thịt kho chút nào. Đă lâu rồi, không ngày nào tôi được ăn no, có ngày nhịn đói nữa.

    Oanh cầm tay tôi nói:

    "Anh nghe cho coi, họ đào hầm đó."

    Tôi nghe tiếng cuốc đất, tiếng chân người đi lại. Tiếng mệ Khái nói đóng hết cửa ngơ. Tôi nghĩ thầm, đóng kín cửa để che người nhưng đâu có che mùi thịt kho. Dám mấy anh giải phóng vào thăm v́ mùi thịt kho lắm. Tôi cũng không nghe tiếng ông Minh nữa. Em tôi cho biết ông đă tải cái bị gạo leo xe đạp đi từ hồi sáng rồi. Chúng nói ông đi phát gạo. Một lúc có tiếng người ở ngoài vọng vào:

    "Các mẹ giải phóng làm ơn tắt giùm bếp, sợ khói máy bay nó biết nó bắn."

    Má tôi cũng là mẹ giải phóng rồi đó. Bếp tắt cái rụp nhưng mùi thịt kho đâu có tắt nổi. Tôi tưởng tượng ra nhiều cái miệng đang nuốt nước bọt xuống cổ. Tôi lại ló đầu ra:

    "Má, chín thịt rồi chớ má?"

    "Khỉ, vô đi. Để cho nó thấm chút đă nào. Con Trúc mô rồi, ra lấy nồi cơm nguội khi hôm ra đây hâm lại mà ăn."

    Trúc vừa dợm dậy th́ có tiếng hô to ở bên ngoài:

    "Xuống hầm hết, máy bay tới."

    Khi tiếng hô vừa mới gióng lên tôi vẫn thấy bầu trời êm tịnh, vậy mà liền đó đă có tiếng máy bay ào tới, phút chốc đă ở trên đầu rồi lượn ṿng. Chỉ mấy phút sau rốc két bắn xuống như mưa. Mọi người tràn xuống hầm hết. Một con chó mực mắt xanh lè cứ hầm hè muốn chui xuống hầm. Mệ Khái phải cầm con dao liệng kêu cái kẻng, con chó mới chịu chạy ra lối khác.

    Tiếng rốc két bắn như mưa, đạn như đang trút xuống đầu chúng tôi vậy. Chúng tôi ôm chặt nhau, người này sát vào người kia như t́m thêm ở nhau chút nương tựa. Có tiếng sụp đổ phía trước, phía sau, có tiếng kêu khóc ở nhà bên cạnh, tiếng hô của các anh giải phóng, cả tiếng thét lên như bị cắt họng nữa. Lúc nẫy, con heo bị chọc tiết cũng kêu lên bi thảm như thế, sao tôi chả thấy ǵ cả.

    Ầm một tiếng. Có nhiều miếng ngói lở, rồi tiếng bụi cát rơi rào rào. Tiếng hô, tiếng gọi nhau của mấy anh giải phóng ở ngoài vườn. Tôi nghĩ chắc họ có nhiều người bị thương lắm. Một lát sau, tiếng súng dưới đất bắn trả kịch liệt. Tiếng đạn từ trên trời trút xuống cấp bách hơn. Tôi ch́m đi, tai ù, ngực như nghẹt thở và cứ nằm bẹp dí ở góc hầm, tay chân không c̣n cất lên được nữa.

    Độ hai phút sau th́ tiếng súng trên trời thưa dần , máy bay cũng đi mất, chỉ c̣n tiếng súng dưới đất bắn lên th́ vẫn đ́ đẹt nổ thêm vài phút nữa, cho tới khi có lệnh truyền:

    "Ngưng."

    Tiếng ngưng đi từ góc vườn này qua góc vườn khác, vang vang trên mặt đất và tiếng súng cũng tắt dần, dồn về vài tiếng lẻ , trước khi ngưng hẳn. Má tôi dặn không được đứa nào trồi lên miệng hầm hết. Có tiếng đấm cửa:

    "Có ai trong nhà ra công tác giùm."

    Tôi đoán chắc lại bắt đi khiêng xác chết, xác bị thương. Má tôi ra dấu cho mọi người im lặng. Nhưng không được, cánh cửa bị báng súng dọng mở toang, nhiều tiếng chân đi vô nhà:

    "Tất cả lên khỏi hầm hết."

    Má tôi lên trước, rồi tới mấy bà già, mấy chị đàn bà ôm con. Trúc ở lại với tôi, c̣n Oanh cực chẳng đă phải chuồi lên. Một bà già đưa cho nó đứa nhỏ mới đầy năm, mẹ nó đă chết từ hôm tiếng súng đầu tiên nổ. Oanh bọc kín đứa nhỏ trong tấm khăn bông, run rẩy lên khỏi miệng hầm. Tôi nghe tiếng đàn ông hỏi:

    "Ai không có con dại?"

    H́nh như vài chị đàn bà phải đi. Có tiếng anh chàng giải phóng trẻ tuổi vẫn gác ngoài ngơ nói:

    "Cô này mới đẻ dậy, đang yếu."

    Vậy là thoát được rồi. Hú hồn cho con Oanh. Một lát sau tôi thấy nó bế đứa nhỏ xuống, tay chân nó vẫn như c̣n run rẩy. Tôi đỡ đứa bé cho nó và mừng thầm là đứa nhỏ đă ngoan ngoăn không khóc. Tôi nào ngờ nó thiếu sữa, đói lả, không c̣n sức để khóc nữa. Bởi lẽ ấy, đêm đêm, nhiều khi tôi nghe tiếng trẻ khóc nhỏ, yếu ớt như tiếng mèo kêu.
    Tôi hỏi Oanh:

    "Chúng nó bắt những ai?"

    Giọng tôi hỏi thật nhỏ, nhưng Oanh đưa tay ra dấu ngăn tôi lại. Tiếng chân đi ra khỏi nhà. Vừa lúc đó, tôi nghe như có tiếng xe đạp đỗ ở ngoài sân, rồi giọng ông Minh vào gần dần:

    "Răng? Ở nhà có ai bị chi không? Tao lo quá."

    Tiếng người đàn bà vợ ông giáo sư Hảo khóc thút thít. Tiếng má tôi tường thuật lại chuyện nhà. Giọng ông Minh vẫn rổn rảng:

    "Coi, xuống hầm hết đi, máy bay tới chừ đó. Các nơi nát hết rồi. Chắc quân bên này đang dàn trận vào thành phố."

    Tôi lắng tai nghe. Giọng ông Minh hơi nhỏ xuống:

    "Tởm lắm. Tao đi từ dưới đường lên đây mà gặp đầy xác chết. Tụi họ không rứa bây. Chết trong hố, chết bên cạnh tường, chết nằm sấp mặt xuống đường. Tao đi từ ngoài ngơ vô đây mà thấy đầy máu. Tao cứ kêu trời: Ôi thôi, xong rồi, ở nhà c̣n chi nữa. Khi vô nhà, thấy tụi nó đi ra theo lối sau vườn. Răng, không có ai bị thương chớ?"

    Tôi ló đầu lên, hỏi:

    "Ôn, t́nh h́nh bên ngoài ra răng?"

    "Tao gặp bọn chỉ huy của chúng nó rồi."

    Ông cười, móc ra cái giấy:

    "Nó rủ tao ghê lắm, nhưng tao bảo tao chống lung tung hết. Tao không sợ bên nào. Mục đích của tao lúc này là đi cứu thương, đi phát gạo, cứu được ai th́ cứu. Cái thằng chỉ huy vùng ni, nó có vẻ khôn lanh lắm. Nó cấp cho tao cái giấy đi đường, đi trong vùng họ kiểm soát lúc mô cũng được. Đây ń..."

    Ông đưa cái giấy về phía tôi. Nhưng má tôi đă nạt:

    "Thằng ni thiệt, xuống dưới nớ ngồi không mi? Thôi ôn ơi, hay ho chi giấy tờ quỉ nớ mà khoe. Có nó thêm mệt."

    Ông Minh cười đôn hậu:

    "Tau đă noái tau là người quốc tế mà. Cộng sản cũng không làm chi được tau, tụi bây thấy khôn?"

    Tôi ṭ ṃ muốn đọc tờ giấy đó lắm nhưng má tôi đă nh́n tôi gằm gằm. Sợ bà buồn tôi vội chui xuống hầm. Oanh lại tḥ đầu lên:

    "Ôn mần rằng mà tải thương đó ôn?"

    "Tau đặt họ lên xe đạp đẩy đi. Nhà thương bỏ hoang rồi, tau đưa đại họ vô mấy trạm cứu thương bắt băng bó. À này Oanh, mi t́m cho tau mấy thằng sinh viên y khoa. Quanh mấy nhà này, tau biết tụi nó trốn thiếu chi. Mi đi liên lạc dùm hỉ?"

    "Ông nội con cũng không dám. Ra ngoài cho bị đạn chết hả?"

    "Con ni nhát quá, thôi để tau lo."

    Tiếng má tôi bỗng la lên thảng thốt:

    "Thôi rồi..."

    "Chi rứa?"

    "Thôi rồi, chết rồi..."

    Giọng Oanh hốt hoảng:

    "Chi rứa má?"

    "Trách thịt kho..."

    Tôi không dằn được, tranh với Oanh tḥ đầu lên khỏi miệng hầm:

    "Răng má?"

    "Đổ bể hết rồi, c̣n chi nữa..."

    Tôi nh́n lại phía bếp dầu, ngay trên trần nhà, một mảng ngói bị vỡ, trách thịt bằng đất cũng vỡ, những miếng thịt trộn lẫn với gạch cát nằm lăn lóc. Từ năy giờ măi căng thẳng v́ nhiều biến cố dồn dập, tôi cũng quên mất hẳn nồi thịt kho. Đến bây giờ th́ thôi hết rồi. Thấy mấy mẹ con tôi tiếc ngẩn ngơ, ông Minh cười:

    "Ôi, tiếc chi mấy chút đó. Tau có hái về mấy trái su đây ń. Tau lên thấu trên rẫy chớ chơi mô."

    "Ôn lên thấu trên đó. Trời, trên đó ra răng ôn?"

    "Th́ ai vẫn ở yên nhà đó. Họ đóng hẳn trong nhà dân à nghe. Có mấy cái nhà dưới độn bỏ không, tau thấy mấy dàn su ngon quá. Tau hái được nhiều lắm, phát hết rồi, c̣n mấy trái đứa mô lấy th́ lấy."

    Oanh reo lên:

    "Đẹp quá. Trái su đẹp quá."

    Tôi chả thấy trái su đẹp đẽ ǵ. Nồi thịt đă vỡ, nhưng mùi thịt kho vẫn c̣n phảng phất. Tôi nuốt nước miếng và buồn bă chui xuống.

    "Anh tiếc nồi thịt lắm hả?"

    "Ờ "

    "Em th́ chỉ thích yên cho rồi. Mấy bữa, họ nói chỉ ở chơi với dân một tuần lễ, răng họ ở lâu rứa?"

    "Ai biết đâu đó, con nhỏ này thật tin người."

    Oanh lại nói tiếp:

    "Mấy ngày đầu, mấy cô cán bộ tập xe đạp vui quá, mà họ chả biết chi hết anh hí, đồng đội của họ chết rần rần mà họ cứ giỡn hớt vui chơi như không. Mấy hôm đầu, mấy cô nói với em sẽ tổ chức văn nghệ liên hoan nữa, rồi họ tổ chức chi mô!"

    "Bắn nhau như mưa ... rứa mà liên hoan chi."

    "Mà họ xử tử người ghê quá anh. Em thấy họ bắn hai học sinh hay sinh viên chi đó trong vườn bác Bốn tề. Để em kể cho nghe. Chính cái tổ trong vườn ḿnh bắn chứ ai. Em nghe cái thằng nho nhỏ ngoài cổng hay nh́n em đó, nó noái có xử th́ để cấp chỉ huy hay ṭa án nhân dân xử, đừng có thủ tiêu. Mấy tên kia nói , đồng chí chỉ có tinh thần chủ bại. Rồi họ bắn. Trời ơi, em nhắm mắt."

    Oanh nói ǵ th́ nói, tôi vẫn c̣n tiếc nồi thịt kho. Gần tuần lễ , ăn kham khổ bữa đói bữa no, bao tử tôi như đă teo lại. Tôi nằm mọp xuống chiếu miệng sùi bọt mép. Cơn đói lại kéo tới hành hạ làm tôi khổ sở điêu đứng. Con gái nhịn đói thật tài, Oanh và Trúc bữa ăn bữa không mà vẫn tỉnh như sáo sậu. C̣n tôi sắp phải thiếp đi rồi đây.





    Vì sao dân Nam phải chịu cảnh chia ly , tan tác ? Giọt buồn không tên hay Giọt buồn có tên ... mà không dám nói ra ?


    Mai tiếp ...

  9. #249
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    Buổi chiều, khi tỉnh dậy, thấy xung quanh ḿnh vắng ngắt. Mọi người đă bỏ tôi để tản cư đi hết chỗ khác rồi phải không? Tôi hốt hoảng đưa tay sờ soạng, phải lâu lắm tôi mới nh́n thấy chút ánh sáng từ miệng hầm hắt vào, lần lần tôi nh́n rơ bàn tay tôi. Nhưng tôi chưa dám lên tiếng gọi hay ḅ ra miệng hầm mà yên lặng nghe ngóng.
    H́nh như trên nhà có tiếng bát đũa khua rổn rảng, nhưng không có một tiếng người. Cả tiếng động ngoài vườn ngoài sân cũng vắng nữa. Cố gắng măi để tập trung thính giác, tôi mới nhận ra tiếng va chạm của đũa bát, chắc cả nhà đang ăn cơm ở trên hầm. Sao không ai đánh thức tôi dậy? Sao cả nhà nỡ để tôi cùng quẫn với cơn đói lả. Không, tôi phải ḅ lên để cho cả nhà biết là tôi được quyền góp mặt trong bữa cơm gia đ́nh. Tôi mệt lả nhưng cố gượng để ḅ lên miệng hầm. Tiếng va chạm bát đũa, tiếng nhai nuốt chứng tỏ những kẻ đang ăn uống hết sức thô lỗ. Chắc đă yên rồi và cả nhà đang sung sướng với bữa cơm no nê. Tôi cố bám vào hai bên mép thành đất, ló đầu ra ngoài.

    Tôi có nằm mơ chăng? Tôi c̣n sống hay đă chết đói? Không, tôi không phải là con ma đói, tôi c̣n sống đàng hoàng mà. Mâm cơm nào bày ra với những khuôn mặt lạ hoắc vậy? Tôi mở lớn mắt nh́n rồi ngă rơi đánh bịch xuống đáy hầm. Tiếng động của chính ḿnh làm tôi sợ hăi tột độ. Họ đă nghe, họ sẽ vào lôi cổ tôi ra và một phát súng sẽ nổ.
    Cơn đói của tôi tiêu tan đâu hết. Mâm cơm đúng là chén bát của gia đ́nh tôi, nhưng tất cả gia đ́nh tôi và những người trú ẩn trong nhà thờ đang ngồi ở góc nhà, ủ rũ, lo sợ. Năm sáu anh giải phóng đang ngồi ăn cơm ngon lành, không ai nói với ai một lời, họ ăn hối hả như người sắp chết đói vớ được bữa cơm. Tôi nằm lặng đi một lúc không thấy động tĩnh ǵ th́ lại hồn trở lại. Nhưng vừa lúc đó, tiếng máy bay lại ào đến, rồi đại bác câu tới. Tiếng chân của mấy anh giải phóng chạy ra khỏi nhà: Cám ơn mẹ giải phóng. Tiếng một người đàn ông vọng vào rồi ch́m trong tiếng đạn rốc kết bắt đầu bắn xuống. Mọi người tràn vào hầm. Trúc lấn gần lại phía tôi:

    "Anh mô rồi?"

    Tôi trả lời yếu ớt. Oanh nhét cho tôi nắm cơm vắt nói:

    "Khi hồi xới cơm cho họ, em lén vắt một vắt dấu trong áo cho anh ń."

    Tôi không c̣n đủ sức để đưa tay ra cầm nữa. Trúc rứt từng miếng cơm đút vào miệng, tôi nhai nuốt vội vàng cùng đống nước bọt c̣n đầy ứ trong miệng. Dù sao một vắt cơm nhỏ lúc này đối với tôi cũng quư hơn mọi món ăn cao lương mỹ vị ở trên đời. Má tôi lầm bầm:

    "Đang dọn cơm định xuống đánh thức con dậy ăn th́ họ vô. May mà con chưa lên. Rứa là phải mời, họ ăn liền."

    Oanh kêu nhỏ:

    "Ăn rồi cám ơn rối rít, mẹ giải phóng tốt, chị giải phóng tốt, tốt hoài kiểu này chắc chết quá."

    Nhưng Trúc bênh:

    "Th́ ở mô cũng có người tốt người xấu. Cái anh giải phóng trẻ tuổi chả đem cho ḿnh chục lon gạo là chi. Anh lấy mô rứa hè?"

    Không ai trả lời thắc mắc cho Trúc. Rốc kết như ném ngay trên đầu. Má tôi đoán chừng:

    "Bắn ở đây chắc đạn trút xuống ở Bến Ngự."

    "Chắc dưới chợ."

    "Dưới đường rầy."

    "X́, hơi mô mà căi, tới phiên Từ Đàm bây chừ đó."

    "Dưới cầu họ vẫn c̣n đóng. Khi trưa tui thấy mấy nhà đi tản cư , bị họ đuổi lên ... vừa chạy vừa khóc. Xóm ḿnh có nhiều người bị thương lắm nghe."

    "Ôn Minh đi mô hỉ?"

    "Ôn lại đi phát gạo, đi tải thương rồi."

    "Cái ôn chi thiệt khùng, thời buổi ni, ai có thân nấy lo."

    Tôi nằm im nghe máu thấm trong từng mạch nhỏ. Mắt tôi đă hết hoa, tay chân tôi đă hết run rẩy. Tôi bớt sợ rốc kết hơn, nhưng đồng thời tôi cũng hiểu rằng mọi thứ chết súng đạn, hay chết đói khát đều kinh khủng như nhau. Mà gạo trong nhà, mấy anh giải phóng đă mượn khuân đi hết. T́nh trạng này kéo dài thêm vài tuần nữa chắc là chúng tôi chết đói hết. Má tôi than thầm với một bà bạn:

    "Thời buổi như ri mà ôn Minh c̣n vác về mấy cậu sinh viên. Có đàn ông trong nhà phiền ghê lắm."

    Chắc má tôi lại lo sợ cho tôi. Mọi khi, tôi giận má tôi ghê lắm nếu nghe má tôi phàn nàn như thế, nhưng lúc này, tôi thấy bà nói hợp lư. Oanh th́ thầm:

    "Ôn đem mấy anh nớ về để đi băng bó cứu thương."

    Tôi càu nhàu:

    "Họ bắt giết hết cho coi."

    Oanh tin tưởng:

    "Ôn có giấy của mặt trận để đi đường mà. C̣n ôn th́ khỏi sợ đi."

    Đúng lúc đó, có tiếng đập cửa. Không biết ai đập cửa mà tim mọi người như ngừng đập. Tiếng rốc kết bên ngoài vẫn ṛn ră như mưa. Tiếng đạn từ dưới đất bắn lên vẫn rào rào. Phía này chóc chóc, phía kia tạch tạch. Đủ các cỡ súng chĩa lên trời. Tiếng đập cửa càng gấp rút hơn, rồi có tiếng la nữa, nhưng chúng tôi không thể nào nhận ra tiếng của ai. Oanh nhấp nhỏm:

    "Hay ôn Minh về."

    "Suỵt đừng noái. Kệ ai th́ ai. Im hết đi, trời ơi."

    Tiếng đập cửa vẫn liên tục, rồi có tiếng dộng cửa th́nh thịch. Trúc cương quyết:

    "Ôn Minh về rồi đó, chắc chắn mà."

    Không nói thêm một tiếng, nó tuôn chạy ra khỏi hầm. Má tôi níu theo mà không kịp. Bà chỉ biết kêu trời kêu đất. Tiếng mở cửa rồi tiếng chân hai ba người kéo vào, rồi tiếng Trúc kêu rú lên. Tôi hốt hoảng chụp vai má tôi:

    "Chết rồi."

    Má tôi vùng chạy ra khỏi hầm quên hết mọi nguy hiểm. Nhưng cùng lúc đó, tôi nghe tiếng ôn Minh:

    "Mau đem thuốc, đem băng ra đây."

    Tiếng Trúc:

    "Mần chi c̣n băng. Kêu mấy anh y khoa hỉ?"

    "Mau lên."

    Nhiều người nữa đi ra khỏi hầm. Tôi cũng ṭ ṃ ngóc đầu lên miệng hầm để nh́n. Trong ánh sáng lờ mờ hắt từ ngoài bầu trời ảm đạm vào, tôi nh́n thấy hai người đàn ông máu me bê bết. Một người mắt c̣n mở lờ đờ, một người mắt khép như đă chết rồi, anh ta để lộ một mảnh đầu trắng hếu như ḷi năo.

    Tôi hỏi Trúc:

    "Ai đó?"

    Trúc lắc đầu. Mặt nó tái xanh. Nhưng rồi nó cũng phụ với mọi người băng bó cho hai kẻ bị thương. Máu chảy đọng vũng giữa nhà. Trúc vừa che mặt vừa xé cái áo cánh trắng để làm băng. Ngoài đường, ngoài vườn lại có nhiều tiếng hét lớn. Chắc lại có kẻ bị thương rồi.

    Ôn Minh ngoắc tôi lên:

    "Lên đây, mắc đánh nhau, họ không vô bắt mô mi sợ."

    Tôi lên đứng cạnh hai người đàn ông bị thương. Tiếng rốc kết đă thưa dần, nhưng máy bay vẫn c̣n lượn thêm nhiều ṿng ở trên trời. Tiếng đạn dưới đất bắn lên cũng thưa thớt hơn. Rồi một toán hàng xóm xông vô nhà, họ kêu khóc như ri:

    "Nhà tui cháy rồi bà con ơi."

    "Thằng con tui chết không mang đi được."

    "Ôn Minh ơi, sang đem thằng con nhỏ của tôi qua với. Nó bị kẹt giữa đống gạch rồi."

    Đám đông kêu khóc như ri. Má tôi lại hỏi thăm tin tức bên ngoài. Ôn Minh giao hai người bị thương cho chúng tôi rồi băng ra ngoài cửa. Tôi chỉ kịp kêu một tiếng:

    "Ôn..."

    Một loạt súng nổ ṛn ngay đầu cổng. Thôi rồi, chắc ôn Minh đă bị thương. Oanh đẩy cửa: Ôn ơi, ôn ơi. Nó chạy ra nhưng má tôi đă ngăn kịp. Tiếng ôn Minh nạt nộ ai ở đầu ngơ. Oanh vừa quay vào th́ có tiếng đẩy cửa. Người lính giải phóng trẻ tuổi gác trước cổng nhà đi vào. Hắn ôm một cánh tay. Má tôi vội đẩy tôi xuống hầm trước khi hắn nh́n ra kịp.

    "Răng rứa, ôn."

    "Cháu bị thương. Mẹ giải phóng cho cháu xin chút băng băng lại."

    Oanh nhanh nhẩu:

    "Hết băng. Mấy hôm ni áo xé băng c̣n không đủ."

    "Coi giùm c̣n chút thuốc nào không."

    Oanh cay chua:

    "Vậy các đồng chí cứu thương mô rồi. Các cô nữ cán bộ cứu thương mô rồi. Mấy ngày ni tụi tui chờ họ tới để xin thuốc mà chẳng thấy họ mô hết."

    Tôi không nh́n mặt anh giải phóng, nhưng biết hắn đang xúc động hoặc đau đớn lắm v́ giọng hắn run run:

    "Tôi bị nhẹ, có kẻ bị nặng hơn tôi."

    Vừa lúc đó tôi nghe giọng ôn Minh. Ôn bế vào một đứa bé th́ phải, tôi nghe giọng trẻ con khóc.

    "Con Oanh, con Trúc, lấy áo ra mần băng mau lên."

    Tiếng chân Oanh chạy đi. Tiếng ôn Minh nói:

    "Ủa, đồng chí cũng bị thương hả? Vô đây chi vậy?"

    "Xin ông một chút thuốc, xin miếng vải băng lại."

    "Nặng hay nhẹ?"

    "Nhẹ thôi mà."

    "Khỏi, lấy vôi mà bôi vô cũng sát trùng rồi. Mần chi có thuốc, c̣n chút thuốc để cứu người khẩn cấp. B́nh vôi nơi góc nhà a tề."

    Vẫn giọng ôn Minh:

    "Nơi góc nhà có đồng chí của anh đó. Tôi đă băng bó xong, anh coi sáng yên th́ đem họ về bộ chỉ huy để chăm sóc. Coi khó sống đó."

    Th́ ra hai người ôn Minh vừa vác về, có một người là Việt cộng. Ôn Minh không phân biệt ǵ hết, ông chỉ cứu người bị thương. Tôi nghe giọng anh lính trẻ cố thản nhiên nhưng che giấu nhiều cảm động:

    "Cám ơn cụ. Bác và Đảng sẽ nhớ ơn cụ."

    "Tao hả? Tao không cần Đảng, không cần Bác. Tao chỉ biết hắn là người, hắn đau th́ tao cứu. Mả cha nó bắn nhau, giết nhau, chỉ có dân khổ."

    Anh lính giải phóng e dè:

    "Trong khu nầy có nhiều loại cán bộ, cụ không nên ra ngoài nhiều, lỡ họ hiểu lầm th́ phiền lắm."

    "Tao hả? Tao người quốc tế mà. Ông Hồ cũng phải nể tao, ông tổng thống Mỹ cũng nể tao, v́ tao có chính nghĩa."

    Ôn vẫn tiếp tục cười gằn. Tôi không nghe tên lính giải phóng nói thêm ǵ hết. Trúc ḅ xuống cạnh tôi:

    "Hết bắn nhau rồi anh."

    "Ừ."

    "Chết bất loạn. Đầu ngơ ḿnh cũng có tề. Anh sợ khôn?"

    "Tao thấy chi mà sợ."

    "Chắc ḿnh phải tản cư. Ở đây mần răng cũng chết."

    Tôi không ừ hử. Tôi lắng nghe tiếng động trên miệng hầm. Tiếng mấy người bị thương rên hừ hừ. Tiếng người đàn ông lạ yếu ớt:

    "Đồng chí ở tổ nào?"

    "Tổ bốn chín."

    "Đem tôi về bộ chỉ huy được không. Tôi muốn gặp người quen để nhắn ra Bắc."

    "Đồng chí nhắn đi, tôi gửi giúp cho."

    Giọng người đàn ông yếu hơn:

    "Không, tôi chưa chết. Tôi chưa thể chết được. Đem tôi về... Tôi muốn..."

    Tiếng nói cắt đứt nửa chừng. Ngoài cửa, có nhiều tiếng chân rồi tiếng người lao xao. Tải thương. Giọng ôn Minh: Có cứu mấy người đang bị thương không, tui gửi với.

    "Không, chỉ tải thương quân giải phóng."

    Tiếng đại bác lại câu lên. Nhưng công việc tải thương vẫn tiếp tục. Thanh niên thiếu nữ bị bắt đi làm công tác. May mắn làm sao, Oanh và Trúc vẫn trốn được. Ôn Minh nhất định không đi, h́nh như ôn có đưa cái giấy di chuyển trong vùng kiểm soát của quân giải phóng ra dọa. Một lát họ rút đi hết, ôn Minh ra lệnh cho mọi người mới đến tị nạn t́m chỗ dựng hầm. Hết chỗ đào xuống đất, họ dựng hầm nổi. Những cánh cửa được tháo xuống.

    Chúng tôi cũng nhất định sửa sang lại căn hầm. Mặc tiếng máy bay, mặc đại bác, trẻ con người lớn ra sân đào đất đem vào đổ cho đầy trên hầm, càng dày càng tốt. Có mấy người bị thương chết, những xác này được đem ra sân chôn, nhưng cứ vừa ra đào là máy bay đến, thấy bóng người dưới đất là rốc kết bắn xuống. Mọi người chạy tán loạn. Mấy anh giải phóng trong các hố cá nhân nguyền rủa om ṣm. Họ nổi sùng bắn luôn mấy tràng đạn băng qua đầu đám người đang chạy tán loạn. Không ai nghĩ tới việc chôn xác chết nữa, và cũng không ai c̣n đủ sức sợ sống bên cạnh những xác người đang bốc mùi, dù có thể chết v́ nhiễm độc.

    Anh lính giải phóng trẻ đă được băng bó cánh tay. Hắn vẫn gác trước cổng. Ít khi vào nhà, vẻ mặt nghiêm trang. Tôi cảm tưởng cũng nhờ hắn mà Oanh với Trúc khỏi đi tải thương, khiêng đạn.

    Quả như lời Oanh đoán, mấy ngày sau không ngày nào là không có máy bay, rốc kết bắn xuống như mưa. Đại bác mỗi ngày mỗi nhiều. Mấy hôm đầu, buổi sáng, mọi người c̣n lên được miệng hầm để lấy đồ hoặc chạy ra xách nước. Về sau không ai dám ra ngoài sân, ḅ lên miệng hầm đă là một điều quá can đảm. Cứ t́nh trạng này, trong vài hôm nữa, chúng tôi sẽ hết nước và thức ăn khô cũng sẽ hết. Tội nghiệp má tôi, b́nh thường bà là người gặp chuyện ǵ cũng quưnh quáng, sợ vỡ mật, vậy mà đến lúc tuyệt vọng bà lại can đảm hơn ai hết. Mặc bom, mặc đạn, má tôi cứ chuồi lên miệng hầm t́m gạo, nấu cơm. Nhiều mảnh đại bác văng vào tường, nhiều mảnh bom chơm rơi xuống mái ngói, chui tọt vào nhà. Má tôi vừa run vừa lết vô hầm. Nhưng rồi sau đó lại ḅ ra. Má tôi chỉ c̣n biết sống phút nào hay phút đó để tận lực lo cho con cái.

    Ôn Minh đi suốt ngày, thỉnh thoảng ghé về với một ít thức ăn khô chia đều cho các hầm. Ngoài việc tiếp cứu cho mọi người, ôn cũng không quên những người trú ngụ trong ngôi nhà thờ cụ Phan.

    Nhiều đêm, chúng tôi bàn đến chuyện tản cư. Má tôi sang hầm bên cạnh, có gia đ́nh ông hiệu trưởng. Ông này ngày đầu đă dám liều lĩnh chở hai đứa con nhỏ và cô em gái từ An Cựu trở về Từ Đàm. Vợ ông bị kẹt ở đây. Ông suốt ngày cũng chui trong hầm không dám ra ngoài, sợ bị bắt. Mấy ngày đầu, các cô cán bộ hay vô lân la thăm hỏi, nói chuyện với bà vợ. Gia đ́nh này c̣n một nửa kẹt ở An Cựu và em gái dám đi với ôn Minh, t́m đường ḍ về phía đó, nhưng không đi lọt.
    Má tôi bàn với gia đ́nh đó, liệu có cách nào tản cư không. Nhưng cũng như chúng tôi, họ cũng đang ở thế tuyệt vọng. Người vợ ôm đứa con nhỏ khóc rấm rứt. Người chồng hết lo cho số phận ḿnh, lại lo cho bà mẹ và một số người thân kẹt lại ở An Cựu. Tin tức ôn Minh đem về mỗi ngày một bi quan hơn.

    Nhiều đêm, tôi đă nằm mơ thấy ḿnh có mặt trong đoàn người tản cư. Để t́m một sự sống, chúng tôi cầm chặt áo nhau, đi từng đoàn dài. Chúng tôi qua cầu. Xác chết c̣n śnh thúi đầy đường. Phía bên kia là quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, phía bên này là giải phóng. Không ai ngăn cản chúng tôi hết. Chúng tôi đi giữa súng đạn, giữa tiếng la thét, rồi cây cầu sập, cả đoàn người theo nhau rớt hết xuống dưới gịng sông.
    Nhưng cũng không thoát được, dưới ḷng sông có bao nhiêu chiếc miệng đỏ hoét của thủy quái há ra, chực nuốt cả đoàn người vào bụng. Tôi hốt hoảng hét lên rồi thức giấc. Mặc dù trời bên ngoài lạnh buốt, cả người tôi mồ hôi vă ra như tắm. Mồ hôi v́ sợ hăi, v́ mệt và cũng có lẽ v́ đói nữa. Nhiều lúc, tôi như đứa trẻ nhỏ đưa ngón tay vào miệng mà nút. Tôi nút hoài trong bóng đêm, thấy ngón tay của ḿnh nhạt dần mùi vị. Mùi vị đó tôi biết, mồ hôi và đất bẩn trộn lẫn.

    Một ngày rồi một ngày nữa trôi qua. Tai chúng tôi ù đi v́ súng, mắt mờ đi v́ đói và đầu óc tê liệt v́ những tiếng nổ dội ́nh ́nh, chung quanh. Nhưng lạ lùng, chúng tôi vẫn chưa ai chết cả. Gạo đă cạn, ôn Minh đem đâu về được mấy bịch cơm khô chia đều cho mỗi gia đ́nh một ít. Chúng tôi nhai cơm khô mà cũng phải hết sức dè xẻn. Khát nước quá, một vài người ra sân lấy nước ở bể cạn. Một vài người chạy không kịp bị mảnh đạn ghim vào người, nhưng may thay, không một ai chết hết.

    Chúng tôi không c̣n ai nhắc tới chuyện tản cư nữa. Ra khỏi miệng hầm là có thể chết rồi, huống chi ra tới sân, tới đường.

    Nhưng rồi có một buổi sáng, không biết buổi sáng ngày thứ mười mấy nữa, có tiếng gọi tên tôi ngoài cửa. Mới đầu má tôi gh́ đầu tôi xuống, bịt miệng không cho tôi thưa. Nhưng về sau, Oanh nhận ra được tiếng của Bảo, một người em con chú, ṃ qua nhà tôi được. Oanh lên mở cửa rồi lôi Bảo vô hầm, Bảo nói:

    "Răng không chạy đi, họ đi hết rồi mà."

    "Răng mi gan rứa. Đại bác câu như mưa rứa mà qua đây được."

    "Th́ ḿnh cứ đi liều. Ń, trốn không?"

    "Mần răng trốn?"

    "Ở đây rồi nó cũng bắt đi. Đi với tôi."

    "Đi mô?"

    "Ḿnh đi trong vườn, tụi hắn không biết. Ḿnh đi ngă chùa rồi ṿng qua phía lầu Đua ra. Ḿnh về dưới. Chắc được mà."

    Má tôi run lẩy bẩy:

    "Không được. Đừng có mạo hiểm."

    Nhưng tôi bỗng lóe lên một ư định. Có ở đây th́ cũng sẽ chết, liều đi như thế, may ra c̣n đường sống. Tôi dặn nhỏ Bảo:

    "Được, đợi tao với."

    Tôi an ủi má tôi gần nửa tiếng bà mới chịu để cho đi. Nhưng khi tôi lên miệng hầm với Bảo th́ nghe tiếng má tôi khóc thảm thiết như đưa đám ma. Tôi rợn cả người. Bên ngoài là ánh sáng, nhưng tôi có cảm tưởng như bóng tử thần cũng lảng vảng ở đó, đang nô giỡn, thông đồng với những tiếng nổ, những tràng đạn bắn lẻ tẻ khắp vùng. Tiếng khóc của má tôi làm đầu gối tôi muốn xụm xuống. Tôi muốn lao lại vào hầm, nằm gục bên má tôi để có chết cùng chết , có sống cùng sống.






    Mai tiếp ....

  10. #250
    tran truong
    Khách

    Giải Khăn Sô Cho Huế

    BE020418 by manhhai, on Flickr
    07 Feb 1968, Hue, South Vietnam --- Residents of Hue, South Vietnam sift through the rubble of their destroyed homes after a week of fighting in the Vietnam War.



    Nhưng Bảo đă kéo tay tôi. Cánh cửa hé mở và chúng tôi lách ra ngoài. Ánh sáng làm tôi chói mắt. Nhưng tôi đứng sững lại, nơi chiếc bể cạn, cây mai đă gẫy hết nhánh, chắc một quả đại bác đă rơi gần đâu đó, nhưng những cánh hoa vàng vẫn tiếp tục, bên cạnh những cành gẫy, những gạch ngói, những bông mai vàng như những đốm hy vọng gây cho ḷng tôi bao t́nh cảm thiết tha, ham sống.

    "Coi chừng!"

    Ầm. Một tiếng nổ thật gần. Bảo kéo tôi nằm xuống. Rồi tôi bị Bảo kéo bật dậy, tôi đang chạy theo Bảo hay bị Bảo lôi đi cũng vậy. Khi ngoảnh lại, ngă ba đường Chùa và nhà thờ cụ Phan đă bị che khuất. Nước mắt tôi trào ra. Vài giọt mưa lất phất lạnh buốt bám vào mặt. Bảo vừa lôi kéo tôi vừa thở:

    "Mau lên."

    "Ngă mô?"

    "Lầu Đua ra."

    Tôi không c̣n th́ giờ mà ngắm cỏ cây, nhà cửa đường sá nữa, đại bác câu tới càng dày. Tiếng nổ ́nh đàng trước, đàng sau, bên hông. Cứ chạy một quăng, cả hai lại nằm xuống. Nằm xuống rồi đứng dậy tiếp tục chạy. Tôi không biết mặt mũi tôi ra sao, nhưng mặt mũi Bảo th́ tôi không c̣n nh́n ra nữa. Quần áo chúng tôi bị đất cát, bụi gai xước rách từng đường dài. Tôi vừa chạy vừa kêu lên:

    "Đi là chết. Chắc chết."

    Lầu Đua ra đă hiện ra. Chúng tôi chạy bừa tới, tôi vấp phải nhiều xác chết, nhiều lúc suưt bổ nhào. Chạy c̣n cách lầu Đua ra vài chục thước, chúng tôi lại bị bao vây vào giữa tiếng súng lớn nhỏ. Hai bên nổ súng giao chiến. Cố gắng măi chúng tôi mới vào được lầu Đua ra. Mắt cá chân chúng tôi ngập máu. Trong nhà toàn xác người. Xác mới có cũ có, xác quốc gia có, việt cộng có.



    0000405530-003 by manhhai, on Flickr
    25 Feb 1968, Hue, Vietnam --- Corpses in Rubble



    Ngay ở trước nhà, tôi nh́n thấy xác hai người Mỹ trương to bằng con ḅ. Có điều lạ lùng là hai xác người Mỹ mặc đồ đen như đồ cán bộ xây dựng nông thôn. Nhưng tôi chưa kịp t́m hiểu thêm th́ Bảo đă lôi tuột tôi vào trong. Vừa lúc đó có tiếng súng bắn tới. Bảo nhào vào một góc, người Bảo nhuộm đầy máu tươi máu khô. Tôi cũng lăn một ṿng và nằm đằng sau mấy xác chết đă śnh hôi. Tôi lấy tay che kín mắt, đạn bắn vèo vèo đi qua đầu. Hai bên giao tranh thật ác liệt một hồi rồi lại im. Nhiều tiếng chân đi vào lầu Đua ra. Tôi nghe có giọng nói:

    "Thấy có hai tên chạy vô đây mà."

    "Đồng chí có thấy rơ ràng không đấy?"

    "Chắc chắn. Hai tên c̣n nhỏ. Chắc là liên lạc viên của Mỹ Ngụy. Chúng vừa vô th́ súng nổ."

    Tim tôi như ngưng đập. Tôi nằm sấp mặt xuống vũng máu khô đầy ruồi nhặng. Mặc, tôi cần đám xác chết này che chở. Có tiếng chân bước qua mấy xác người, rồi tiếng cười gằn:

    "Hừ, mấy tuổi ranh đă phản quốc."

    Một tiếng súng nổ. Tôi nghe tiếng Bảo la lên. Vai tôi bỗng nhiên cũng đau nhói. Tôi c̣n kịp nghe một tràng đạn quét ngang ḿnh trước khi ngất đi nữa.

    ........

    "Bây giờ ông đi đâu?"

    "Tui cũng không biết nữa. Tui chạy đại."

    Người con trai vừa kể câu chuyện trên , nh́n ra phía đường sắt. Tôi hỏi tiếp:

    "Anh được tin tức chi trên Từ Đàm không?"

    "Tui bị thương ở lầu Đua ra, tưởng họ bắt được. May mà tui ngất đi họ tưởng tui chết. Khi tui tỉnh dậy th́ Bảo, bạn tui đă bị họ bắt đi rồi. Những xác chết c̣n ngổn ngang nhưng nơi cửa có treo cờ giải phóng. Tui phải cố gắng măi mới ḅ ra khỏi những xác chết. Tui thấy bốn bề im lặng, bên quốc gia cũng không có ai, mà cộng sản cũng không có ai. Tui lần ṃ xuống Phú Cam. Nhà cửa bỏ trống, dân chúng chạy hết rồi, tui chỉ gặp toàn người chết. Tui theo lối đường rầy mà về đây."

    Tôi tưởng gặp người con trai này ở Từ Đàm về, sẽ biết được tin tức gia đ́nh anh tôi ở trên đó, nhưng rồi cũng mù tịt. Tôi khuyên:

    "Giờ anh nên kiếm xóm nào c̣n người ... mà ở với họ. Chúng tôi sắp tản cư nữa rồi."

    "Chắc tui qua bên nhà thờ. Nghe nói bên nớ họ tỵ nạn đông lắm."

    "Ư đừng qua, họ lục soát bắt hết rồi."

    "Thôi tui cứ chạy đại. Nhưng tui phải ở trong thành phố, gia đ́nh tui c̣n mắc kẹt ở trên nớ. Hai đứa em gái tui nữa."

    "C̣n ôn Minh ra răng?" Má tôi hỏi.

    "Dạ cháu không biết ǵ nữa."

    Chúng tôi nh́n theo người con trai đi trở lui phía đường rầy. Cả đoạn đường vắng tanh không có bóng cả một con vật. Anh đi tới đằng xa rồi mà không quay lại. Tôi hốt hoảng khi nghe tiếng nổ gần mạn đó. Tôi kêu lên, nhưng người con trai đă đi xuống một cái dốc ngắn và khuất sau những bụi cây rậm rạp.



    BE052677 by manhhai, on Flickr
    10 Feb 1968, Hue, South Vietnam --- 2/10/1968-Hue, South Vietnam- A sobbing Vietnamese girl hobbles down a Hue Street after being treated for wounds she suffered when her home came under fire in battle between well-entrenched communist forces and US Marines trying to root them out



    U1584006 Photo by Kyoichi Sawada by manhhai, on Flickr
    11 Feb 1968, Hue, South Vietnam --- South Vietnamese Woman Carrying Her Wounded Son



    Má tôi thở dài:

    "Ở đây chắc chết. Ḿnh phải chạy, trong xóm chạy hết rồi."

    Chú tôi chen vào:

    "Họ chạy về phía dưới Phú Lương, nghe nói dưới đó yên lắm."

    "Phú Lương là phía nào?"

    Chưa ai kịp trả lời th́ tiếng súng đă tới gần. Tiếng xe chạy rần rần ở phía quốc lộ.

    Thái reo lên:

    "Quân ḿnh tiến vô thành phố tiếp viện đó."

    Bé rành rẽ:

    "Cứ ngày tới, đêm rút về Phú Bài. Đêm họ lại về chiếm, thành thử như không."

    Má tôi khoát tay:

    "Th́ vô hầm đă , rồi tính chi th́ tính."

    Một lát sau thấy có người gồng gánh chạy vô nhà. Thu ḅ lên hầm rồi kêu:

    "Chú Địch, không đi được hả?"

    "Sang bên kiểu mẫu mà đường không đi được. Bắn nhau dữ quá."

    "Chú, chú định đi mô?"

    "Về Phú Lương."

    Sắp xếp cho gia đ́nh ngồi vào một góc nhà, người đàn ông chủ gia đ́nh hàng xóm chui xuống hầm kể chuyện. Ông ta nói rằng ở bên thành nội họ hoàn toàn chiếm đóng. Có vài người trốn về bên ni được, họ đi bằng đ̣, nhưng số đi chạy nạn liều lĩnh đó chết hết hai phần ba, đi mười người may ra c̣n một hai người sống sót. Ông cho biết đang đánh nhau ở Bưu điện. Má tôi hốt hoảng:

    "Đánh bưu điện rồi sắp đánh về bên ni, làm răng chừ hở trời!"

    Vậy là đợi cho tiếng súng thưa bớt, cả nhà chúng tôi chui lên khỏi miệng hầm bồng bế nhau đi chạy loạn. Về nhà chú tôi mấy hôm, từ nhà chú tới nhà chúng tôi cũng ở trong khu vực An Cựu, cách nhau có mấy trăm thước mà chúng tôi không dám về qua nhà thăm. Mấy ngày liền ở trong hầm tối, Thái phân chia mọi người lo công việc. Lấy được ít gạo ít nước mắm trong nhà chú tôi th́ Thái lănh những thứ đó.
    Má tôi vẫn khư khư giữ xách quần áo mà hết một nửa là quần áo của ba tôi, khi chết không liệm hết được. Tôi giữ một xách nhỏ và cái cặp đồ. Vợ Bé gánh một gánh đầy nồi niêu, bát đĩa, gạo cơm. Mỗi người đều có việc đầy tay đầy chân hết , và trẻ con th́ được dặn ḍ là cứ bấu theo áo người lớn mà chạy.



    Vietnam War - Hue 1968 - Vietcong attack. Refugees flee down battle-scarred street after US Marines moved into a section of the city, to battle invading Vietcong. by manhhai, on Flickr



    Chúng tôi chạy xuống ngả mù u. Ban đầu ai nấy chạy hăng lắm v́ tiếng đạn nổi lên ở đằng sau và tiếng máy bay vào thành phố. Nhưng khi đă bỏ xa được tiếng động kinh hoàng đó rồi, chân tôi cơ hồ bước không vững nữa. Má tôi ngồi bệt xuống đường.

    Một thanh niên từ phía dưới phóng xe Honda đi lên. Thái vẫy lại:

    "Anh đi mô rứa?"

    "Nghe nói trên ni có nhiều đồng bào tản cư, tui đi lên coi có ai cần chi giúp đỡ."

    Thái vui vẻ:

    "Chúng tôi đang cần giúp đỡ. Dưới đó yên không?"

    "Yên chớ. Dưới nớ họ chỉ tràn vô ban đêm. Ban ngày ai lo chuyện nấy, có chi mô."

    Thái mừng rỡ:

    "Vậy bạn chở bác tui một đoạn. Chở rồi bỏ nơi chợ Thùy Dương một, tụi tui xuống bây chừ."

    Má tôi vội vàng trèo lên đằng sau xe.

    "Bác ôm cho chặt."

    Anh thanh niên phóng như bay, chỉ một thoáng má tôi khuất dạng đằng xa. Tôi gắng gượng đứng dậy tiếp tục theo Thái. Dọc đường, tôi gặp không biết bao nhiêu đoàn người đang đi tản cư.

    Họ bồng bế nhau, gồng gánh, vừa đi vừa chạy vừa ngoái lại nh́n về phía sau, thành phố đầy tiếng nổ lớn nhỏ. Một người đàn bà vừa đi vừa khóc:

    "Tui thoát được ḿnh tui, tui chạy được tới đây rứa c̣n chồng con tui sống chết ra răng hả trời? Ra răng đây ông trời?"

    Bà nh́n lui thành phố , nh́n lên ông trời. Ông trời vẫn một màu ch́, sẵn sàng chảy thành nước mà không đủ sức chảy. Một chiếc xe ḅ khác đi lẹt đẹt sau một đám người khoảng chừng mười mấy người. Chiếc xe ḅ do hai người đàn bà đẩy, trên xe có hai người nằm, họ được đắp bằng chiếc chiếu cũ.

    Tôi nh́n thấy bốn cái chân thơng xuống, ḷi ra ngoài chiếu, bốn chân đều dính bê bết máu. Chiếc xe không thể đẩy nhanh hơn v́ sức lực hai người đàn bà đă hầu kiệt. Một người đàn ông trên vai vác một đứa nhỏ, đứa nhỏ bị thương máu ra gần hết, nét mặt xanh xao đang gục trên vai người đàn ông, ánh mắt mở lờ đờ nh́n theo đoàn người đang chạy đằng sau, như lấy h́nh ảnh để canh chừng sự sống.
    Những giọt máu rơi văi trên mặt đường, những bàn chân khác tràn tới làm nḥe đi hoặc xóa bỏ. Tôi nhớ lại đoàn người cầm cờ trắng đi trong thành phố đạn lửa, đoàn người từ Phủ Cam đi xuống, cha có , sư có, người lành lặn d́u người bị thương, người sống c̣n gắng gượng cởi áo ḿnh đắp cho người chết. Đoàn người đó lưu lạc về đâu rồi, liệu họ có t́m được con đường để về Phú Lương, Phú Bài như chúng tôi không?

    Bất chợt tôi cũng quay lưng lại nh́n thành phố.

    Tôi nh́n thấy những ống khói cao mù. Tiếng súng xa dần nhưng hết sức khốc liệt. Tiếng đại bác nổ ́nh ́nh, thỉnh thoảng có trái sai tọa độ rớt thật gần đoàn người chạy loạn. Họ nằm cả xuống, c̣n tôi, tôi bị Thái xô ngă xuống đường:

    "Chạy đi chớ chị."

    "Chạy th́ chạy."

    Chạy. Phải chạy. T́m một con đường thoát.


    Đi về trong lửa đạn

    Chúng tôi chạy qua mấy cánh đồng bỏ không, ngập nước, qua vài khoảng đất trống cây cỏ mọc hoang vu th́ dẫn tới một xóm nhỏ. Vài mái nhà thưa thớt ven đường. Thái mừng rỡ kêu lên:

    “Có quân đội ḿnh đóng đây rồi.”

    Thấp thoáng sau đoàn người chạy loạn, tôi nhận ra bóng một vài quân nhân đang đeo súng đứng lấp ló trước một cổng rào. Thôi, thế là thoát nạn, chúng tôi đă đến vùng b́nh yên. Má tôi trong một cái quán chạy ra:

    “Má đây ń, má đây ń.”

    Thái kéo tôi vào hàng hiên của cái quán. Quán bỏ không, ở giữa quán một cái hầm cát to tướng, choán hết cả gian nhà. Bên cạnh chiếc quán là một cái nhà gạch bỏ không, lính Mỹ và lính Việt đang gác ở đó. Người lính Mỹ và hai anh lính Cộng Ḥa đi soát giấy từng người. Tôi không nhớ là cái thẻ căn cước để ở đâu nữa, nhưng rồi cũng t́m ra.

    Vợ Bé đặt gánh xuống, ngồi ôm đứa con nhỏ thở dốc:

    “Thôi, sống rồi.”

    Nhưng Thái và Bé vẫn có vẻ e dè lắm. Một toán người dừng lại ở quán, họ khiêng theo một người đàn bà bị thương, đạn phá tung cả nửa mảnh ngực, chỉ c̣n thoi thóp thở. Mấy anh lính chạy tới, rồi một người Mỹ khác chạy tới dỡ chiếc chăn đắp kín người đàn bà ... và lắc đầu.
    Tuy nhiên người Mỹ cũng vội vă đi trở ra, nói cho xe chở. Mấy người lính Mỹ khác lắc đầu, đưa tay ra dấu tuyệt vọng. Chiếc xe ḅ chở hai người bị thương cũng đă tới nơi. Một người đă chết, một người ngắc ngoải. Người đàn bà vật ḿnh vật mẩy khóc lóc. Bà ôm lấy xác chết, bà ḅ lê dưới đất:

    “Ông ơi, con chết, cháu chết, tui c̣n ḿnh ông, ông cũng bỏ tui ông đi.”

    Người đàn bà cùng đẩy xe ḅ với người kia cũng khóc:

    “Ông ơi, ông khoan chết, ông chết răng cho đành ông ơi.”

    Bà ta mở chiếu, sờ tay vào đầu kẻ hấp hối, mở banh đôi mắt lờ đờ đă khép kín, cứng lại:

    “Đừng ông ơi, ông đừng bỏ tui.”

    Hai tiếng khóc, một của người tuyệt vọng, một của người c̣n bám lấy chút hy vọng mong manh bật lên, người này cố gào lớn hơn người kia. Cuối cùng, một trong hai người đàn bà chạy tới cầm tay một trong mấy người lính đứng coi cùng mấy người Mỹ, lạy lục:

    “Lạy anh, anh mần ơn chở chồng tôi xuống dưới Phú Bài.”

    “Không có xe. Xe mô mà chạy qua đồng dưới nó là họ bắn liền. Chịu.”

    “Cứu giùm chồng tôi ông ơi. ”

    Bà ta lại nắm tay một người Mỹ. Người Mỹ lắc đầu. Thái cũng lăng xăng:

    “Hay có thuốc chi đem rịt vết thương cho họ may ra...”

    Người lính người Việt, như đă quen với không khí này lâu lắm:

    “Ôi, công cốc. Không kịp mô mà làm...”

    “Th́ kệ...”

    “Mà mần chi có thuốc. Thuốc tiên lúc ni cũng chịu...”

    Người đàn bà xô người Mỹ ra rồi chạy lại chiếc xe. Bà dở chiếc chiếu, rồi trợn mắt, nghiến răng và ngă vật xuống:

    “Thôi rồi...”

    Bà đập đầu xuống đất, bà đập tay xuống đất, bà ngẩng mặt lên trời:

    “Trời cao, đất dày ń, chồng tui... trời cao đất dày ń...”

    Bà lăn lộn, rồi bà lại chồm dậy:

    “Thôi đi, thôi đi đi mụ Tứ. Ḿnh lên thành phố lại.”

    Người đàn bà nọ đang khóc lóc muốn ngất đi, nghe tiếng gọi, lau gịng nước mắt:

    “Đi lên phố hỉ?”

    “Đi lên trên nớ chết chung với nhà với cửa, với chồng với con luôn. Sống mần chi nữa trời.”

    Mọi người đổ lại khuyên can. Nhưng không làm lay chuyển được ḷng hai người đàn bà đă tuyệt vọng đến cùng cực. Họ nh́n về phía súng nổ, lửa cháy, chỉ tay la hét:

    “Cháy hết. Cháy hết đi. Tui căm gan tím ruột rồi đây. Trời ơi là trời.”

    “Đi đi. Họ không thương ḿnh mô. Ai mà thương ḿnh lúc ni, hả trời...”

    Ông trời cũng đă động ḷng, sụt sùi. Những hạt mưa bay lất phất, bầu trời lam ch́ đă chảy nước.

    Hai người đàn bà vừa đẩy xe trở lại thành phố vừa khóc lóc. Họ không nh́n lui nhưng tiếng khóc của họ c̣n quyện măi trong làn mưa, trong không khí căng tràn buồn thảm. Chiếc xe ḅ xa dần, hai bóng người ỳ ạch đẩy xe nhỏ dần trên đường dài, tiến măi với vùng lửa đạn. Một người lính nói theo:

    “Mấy mụ đó điên mất rồi.”

    Không ai phê b́nh ǵ nữa. Hai người đàn ông khiêng cái cáng có người bị thương chợt hỏi một người lính:

    “Trong làng có trạm cứu thương không?”

    “Chở vô đi, có dân vệ trong nớ.”

    Hai người đàn ông vội vă đứng dậy khiêng cáng đi. Một đứa nhỏ chạy lúp xúp theo. Một người đàn ông nói:

    “Mai, đi cháu.”

    Thằng nhỏ không trả lời, nó cắm cúi chạy. Một giọng đàn bà cất lên:

    “Chắc con của người đàn bà đó.”

    “Thằng nhỏ chưa biết ǵ hết, tội ghê.”

    Thái họp cả gia đ́nh lại bàn chuyện ăn ở. Vợ chồng Bé nói sẽ đi bộ xuống Phù Lương nhưng Thái ngăn lại. Trời chiều rồi, đi cũng không kịp nữa. Đoàn người dừng chân bên quán cũng đă tản mát vào trong xóm hết. Tôi hỏi Thái đây là đâu, Thái nói vô trong một chút nữa là thôn Thủy Dương Hạ. Vợ chồng Bé điều đ́nh với chủ quán xin ở đậu một hôm. Người chủ quán nói:

    “Ở đây th́ nằm ngoài hè chớ hầm chật rồi.”

    Bé sực nhớ có người quen. Thái nói:

    “Em cũng có người quen, thôi ḿnh chia ra làm hai để bớt phiền họ phần nào.”

    Thái có ông cậu, ông anh của má nó. Vậy là má tôi, chú tôi, tôi với Thái tách ra để đến nhà cậu Giáo. Vừa thấy mặt chúng tôi, cậu Giáo đă chạy ào ra:

    “Trời đất ơi, răng chạy được về dưới ni rồi. Nam mô A Di Đà Phật. Phước đức may mắn quá. Vô đây, vô đây đă chị...”

    Má tôi bật khóc:

    “Tưởng chết hết rồi chớ mô nữa anh ơi. Chuyến ni là hết rồi...”

    “Ôi người c̣n là được. Chị vô đây, vô đây đă...”

    Tôi hỏi:

    “Cậu, dưới ni yên không?”

    “Ôi, có chi mà không yên. Mấy bữa ni, họ về dưới ni biết cơ man mô mà noái cho hết. Họ chạy ngang đây rồi họ về Phù Lương hết. Về dưới Phù Lương, Phú Bài nghe yên lắm.”

    Má tôi lại đổi ư:

    “Hay ḿnh về Phù Lương.”

    Thái can:

    “Không được, phải ở đây để ḍ tin tức của anh Lễ, mần răng cũng có người ở Từ Đàm về. Họ về tới là ḿnh chận hỏi thăm liền. Bác để con.”

    Chúng tôi vừa ngồi yên ở bộ phản th́ bỗng có tiếng nổ ́nh long trời lở đất. Không ai bảo ai, má tôi, chú tôi, tôi và Thái cũng nhào xuống đất. Nhưng ḱa, mọi người vẫn ngồi im. Cậu Giáo cười:

    “Chi rứa. Trên đồi họ bắn đi đó mà.”

    Tôi chợt hiểu, ngọn núi phía trong ở bên kia đường là nơi đặt đại bác bắn vào thành phố. Những quả đại bác bắn đi ở đây đă gây bao nhiêu chết chóc ở trong thành phố kia. Nhưng tôi cũng hiểu là không c̣n làm thế nào hơn được. Tôi leo lên phản gỗ ngồi mà vẫn chưa hết run.


    Mai tiếp ....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •