Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Gác xép

  1. #11
    Member người cũ's Avatar
    Join Date
    18-10-2016
    Posts
    115
    .



    Trời hừng sáng. Đủ loại chim rừng hót rộ trên cây. Chúng tôi nh́n nhau, thấy lạ. Màu chàm ngụy trang trên mặt cho tiệp với màu xanh cây lá, đă đă làm mặt người đổi khác. Tôi trải tấm bản đồ, chỉ cho cả toán biết điểm tập trung trong ngày, nếu chẳng may thất lạc.

    Lại dặn ḍ hạ sĩ Nhiêu: “Mày đi đầu, không cần phải theo đúng phương giác địa bàn. Tùy theo địa thế mà đi. Phải hết sức cẩn thận.”


    Theo đội h́nh hàng dọc, Nhiêu là khinh binh đi đầu, kế là tôi…, và thằng Sử toán phó, đi sau cùng. ( Chú thích từ Đ344: Nguyên tắc trưởng toán đi thứ nh́ sau khinh binh, toán phó thường là ThS hay ThS1, ít nhất củng là TrS1 phải đi sau cùng để xoá dấu )


    Đồn điền Choup. Những cây cao su được trồng ngay hàng thẳng lối. Thân cây già cỗi, to đến cả người ôm. Tàn lá rợp, che bóng mặt trời. Thời kỳ chiến tranh, đồn điền bị bỏ hoang nhiều năm. Gai mắc cở là đà ngang đầu gối. Cỏ dại gần lút đầu người. Những loài cây tạp cũng chen nhau, vươn lên cùng với cao su. Lợi dụng địa h́nh che khuất, quân Bắc Việt đă vào đây trú ẩn.


    Gần đứng trưa. Thằng Nhiêu dừng lại, nép vào gốc cao su, ngoắc tay gọi tôi lên.

    Nó nói nhỏ: “Lắng nghe.”

    Trên trời có tiếng ŕ ŕ như tiếng của con ong bay qua.

    Tôi nói: “Con đầm già L19, bay quan sát.”

    Nó lắc đầu, chỉ tay về phía trước. Có tiếng nói văng vẳng, vọng lại từ xa. Thỉnh thoảng có tiếng động, h́nh như tiếng chặt cây.


    Tôi ngó về phía sau, làm thủ hiệu cho anh em bố trí tại chỗ. Tôi và thằng Nhiêu len lỏi ṃ lên. Không dám tới quá gần v́ sợ bị lộ, nhưng tôi cũng ghi nhận được những dữ kiện cần thiết để ước đoán t́nh h́nh. Khi quay lại chỗ cũ, tôi mở máy báo về trung tâm hành quân. Thuận Phong Nhĩ tức tốc gọi Đại Bàng Già đến ngay đầu máy.


    Tiếng Đại Bàng Già: “Tao đưa mục tiêu lên “lưới”. Chồn Đầu Bạc xáp lại gần, quan sát, điều khiển “thiên lôi” làm việc, và cho biết kết quả. Hết.”


    Trời đất! Phi pháo dội xuống mục tiêu. Quân địch như ổ kiến lửa, bị động sẽ bung tràn lan ra ngoài. Đại Bàng Già bảo xáp lại gần. Ông tưởng bọn tôi có thể tàng h́nh trước con mắt địch quân hay sao?

    Tôi bảo mấy thằng trong toán: “Lệnh là thế. Nhưng tụi ḿnh phải “dọt” khỏi chỗ này cho xa.”

    Chúng tôi đổi phương giác. Né tránh mục tiêu. Chừng mười lăm phút sau, pháo nổ ầm ầm dữ dội. Dứt đợt pháo, phản lực cơ bắt đầu gầm thét và thả bom Napalm, đốt cháy một khu vực đồn điền.

    Đang di chuyển, tôi nghe tiếng Đại Bàng Già hỏi, tốt không, có cần điều chỉnh ǵ không?


    Nh́n về phía mục tiêu, tôi nói tốt rồi. Đâu biết phi pháo dội có chính xác hay không. Tôi nghĩ, dù sao cũng phải lo cho mạng sống của bảy thằng chúng tôi trước. Bỗng có tiếng súng AK nổ ḍn, bên hông trái đội h́nh. Tiếp theo, nhiều loạt súng khác nổ ran.


    Trời ơi! Né tránh chỗ đóng quân, lại đâm đầu vào “chốt” tiền đồn của địch. Tôi la lên trong máy: “Đụng rồi.” Và bấm cái nút báo động đỏ. Máy siêu tần số trang bị đặc biệt cho Viễn Thám, khi bấm nút đỏ, sẽ tự động báo nguy về máy trung tâm bằng những tiếng “cạp… cạp… cạp…” liên tục, như tiếng vịt kêu hoảng hốt.


    Chúng tôi vừa bắn trả, vừa tạt về bên phải. Chạy! Tiếng súng đuổi nà theo sau lưng. Phi pháo vẫn hoành hành ngút khói tại mục tiêu chính.


    Chạy trối chết ra khỏi đồn điền, chúng tôi lủi nhanh vào rừng rậm, nơi đă dặn ḍ điểm tập trung. Kiểm lại quân số. Không thấy thằng Nhiêu. Những cặp mắt tởn thần mở lớn, chưa hết nỗi kinh hoàng. Địch quân đang truy lùng khắp khu vực. Tôi liên lạc về trung tâm, báo tổn thất của ta, và ước đoán thiệt hại của địch.

    Lệnh của Đại Bàng Già: “Tung tích đă bị lộ. Lo dọn băi đáp. Trực thăng bốc về.”


    Trong khi ẩn trốn, chờ thằng Nhiêu, tôi mệt mỏi nằm gối đầu trên chiếc ba lô. Đến chiều vẫn không thấy tăm hơi. Có thể nó đă gục ngă ngay đợt nổ súng đầu tiên. Nếu tính cái giá hơn thua bằng xác chết, th́ mất một thằng Nhiêu, đổi lại bao nhiêu sinh mạng địch quân trong trận oanh kích vừa qua. Nhưng t́nh cảm con người, không đơn giản như đơn vị đo lường. Chúng tôi buồn thảm nh́n nhau. Tự dối ḷng, biết đâu thằng Nhiêu vẫn c̣n thất lạc đâu đó.


    Ngày thứ ba, kể từ khi vào đất Kampu chia. Không thể xuyên qua đồn điền để về điểm hẹn tại biên giới Việt Nam. Chúng tôi đi ngược về phía rừng già, t́m băi bốc trực thăng. Nhưng trực thăng không xuống được. Những con chuồn chuồn vừa lảng vảng vào khu vực, đă bị pḥng không từ dưới đất bắn lên. Đành phải bay về. Địch quyết phong toả vùng trời, để chận bắt cho được chúng tôi. Liên tiếp hai ngày sau, vẫn thế.

    (c̣n tiếp)

    Ảnh: đụng độ cận chiến với Việt Cộng. Trong bức ảnh hiếm hoi này, Việt Cộng flanked VNCH (phía xa) không c̣n đường thoát, điều này có nghĩa là đơn vị VNCH bị VC xóa sổ.
    Nhiếp ảnh gia: Hoang Mai

  2. #12
    Member người cũ's Avatar
    Join Date
    18-10-2016
    Posts
    115



    Lương thực mang theo đă cạn. Chúng tôi bắt đầu mở túi mưu sinh. Túi này chỉ trang bị đặc biệt cho Viễn Thám. Những chàng phi công phải mang dù khi cất cánh, đề pḥng bất trắc. C̣n chúng tôi được trang bị túi mưu sinh, pḥng khi gặp khó khăn không trở về đúng thời hạn. Trong túi chứa đủ thứ lỉnh kỉnh. Thuốc tăng sức, dùng khi có biến phải chạy thoát thân. Chẳng biết đây có phải là thứ thuốc chích cho ngựa chạy trường đua hay không. Dẫu sao điều này cũng không thực tế. V́ khi gấp rút chạy bán mạng, th́ giờ đâu mà mở túi mưu sinh để lấy thuốc? Thuốc chống buồn ngủ, dùng ban đêm, lúc cần phải tỉnh thức canh chừng. Thuốc muỗi thoa ngoài da. Thuốc lọc nước, có công hiệu sát trùng rất mạnh. Sáu cái bánh mặn, theo chỉ dẫn, mỗi ngày chỉ dùng hai cái. Những viên thịt ḅ khô màu nâu, mỗi viên làm ngọt nước một tô canh. Một chùm lưỡi câu, lớn bé đủ loại. Một cuộn dây cước màu xanh nhạt, làm dây câu cá. Và sau cùng là quyển sách nhỏ, in h́nh một số cây lá trong rừng, cùng những lời giải thích để phân biệt loại nào có thể, và không thể ăn.


    Có túi mưu sinh, chúng tôi vẫn bị đói. Không t́m được cây, lá, củ, trái nào giống như trong sách chỉ dẫn. Có lần, moi được củ khoai, như một loại khoai mỡ, ruột màu vàng nhạt. Thằng Năng bảo khoai nần. Muốn ăn phải xắt lát, ngâm nước vài ngày cho ra hết chất độc, sau đó phơi cho thật khô, rồi mới luộc. Nhưng thằng Sử cắn một miếng nếm thử. Nó khẳng quyết đây là một trong những loại khoai mỡ, và muốn lên lửa để nấu.


    Tôi nói: “Muốn chết hả? Nếu địch quân nh́n thấy khói, dù bọn ḿnh có mọc cánh cũng bay không thoát.”

    Sau chừng mười phút, bàn ra tán vào về cái củ khoai lạ, môi miệng thằng Sử bị ngứa và sưng vều lên. Mọi người đều hoảng. Cũng may, nó chỉ nếm thử, chứ chưa nuốt.


    Chúng tôi xuống sức v́ đói. Đêm nằm trong vùng đất ẩm, lại bị vắt hút máu. Mặt người phờ phạc. Tinh thần khủng hoảng. Tôi thường xuyên kêu cứu về trung tâm. Nhưng mỗi lần trực thăng vào vùng lại bị pḥng không. Địch biết chúng tôi chưa ra khỏi vùng, báo động khắp nơi. Chúng tôi lẩn vô rừng già. Đi về hướng Bắc, nơi có lữ đoàn Dù đang hoạt động ở Dambert. Hy vọng đi gần về phía quân bạn, sẽ bớt được áp lực của địch.


    Tiết trời nóng nực, mà rừng rú vẫn xanh um cây lá. Tiếng ve buồn râm ran mùa hạ. Như những con thú hốt hoảng, chúng tôi sợ hăi bất cứ tiếng động nào. Sợ nhất là những con chim “tắc cọ”. Loài chim quái ác! Mỗi khi thấy có người đi, nó sẽ lượn theo măi ở trên đầu, và la “tắc cọ… tắc cọ…” vang cả rừng. Gặp trường hợp này, phải dừng lại ngồi im trong lùm, không dám động. Kêu một hồi không thấy ai, nó sẽ chán, và bay nơi khác. Ngược lại, cũng nhờ chim “tắc cọ” báo động, mà chúng tôi biết địch đang di chuyển từ xa, để kịp thời tránh né. Lính hành quân trong rừng, gọi loài chim này theo cái tên nhà binh: “chim tiền sát”.


    Chúng tôi lại chạm địch lần thứ hai. Hoả lực địch rất hùng hậu. Tôi biết ngay đây là một đơn vị lớn, không phải “chốt” tiền đồn. Chúng tôi thối lui, đồng thời ném những trái mini lựu đạn về phía sau, nhưng không cản được bước địch. Súng nổ rát bên mang tai. Địch đuổi theo, truy bức. Tôi thấy thằng Năng chạy cà nhắc. Một chân nó đă bị đạn. Tôi lướt tới, kè thằng Năng bằng cách nắm cánh tay của nó choàng qua vai ḿnh, lôi bừa.


    Năng lắc đầu tuyệt vọng: “Thôi, chạy đi.”

    Tôi hét: “Ráng!”

    Nó xô tôi ra: “Không được.” Và sà xuống một gốc cây, xả súng bắn ngược về phía sau cản địch, cho những thằng c̣n lại thoát thân.


    Từ hai ngày trước, tôi yếu sức v́ đói. Nhưng bây giờ, tôi chạy rất khoẻ. Đôi chân nhanh nhẹn lạ thường. Tuôn qua những gai góc, phóng qua những lùm bụi dễ dàng. Thân thể tôi dường nhẹ tênh, lướt như bay qua những chướng ngại. Những thằng kia cũng nhanh không kém. Nó chạy mà không cần biết anh em có theo kịp hay không. Nhờ thằng Năng cản địch, chúng tôi bỏ tiếng súng xa dần. Lúc dừng lại, tôi hấp tấp báo về trung tâm hành quân. Tiếng nói đứt quảng. Vừa nói vừa thở hổn hển như sắp đứt hơi. Bây giờ, tôi mới để ư đến tôi, và thấy mệt như chưa bao giờ mệt đến thế.


    Bom và trọng pháo lại dội tan tành xuống mục tiêu. Đại Bàng già quyết định, bằng mọi cách phải mang chúng tôi về. Trong khi địch đang bị sấm sét, lợi dụng cơ hội này, trực thăng lao vào vùng, thả dây cấp cứu. Năm thằng chúng tôi ôm nhau thành một khối, treo ṭn ten phía dưới trực thăng. Gió ù ù rát mặt. Từ trên cao nh́n xuống, tôi thấy một vùng khói mù. Oanh tạc cơ vẫn c̣n tiếp tục thả bom. Giữa ngàn xanh mênh mông u uất dưới kia, có thằng Nhiêu, thằng Năng vĩnh viễn nằm lại đất Kampuchia.


    Tôi xin ra khỏi Viễn Thám từ dạo ấy. Đời lính vẫn thường chứng kiến nhiều thương đau mất mát của anh em đồng đội. Thế nhưng, những đêm nằm rừng, nghe tiếng súng xa xa, tôi lại nghĩ đến hai thằng em trong toán của tôi, nhất là thằng Năng. Tội nghiệp, sau cái đêm động pḥng với vợ, nó đi luôn không bao giờ về nữa.


    Lâm Chương

    Nguồn: http://batkhuat.net/tl-vientham.htm

    Ảnh: Một thủy quân lục chiến VNCH bị thương nặng trong trận phục kích của VC tại một ruộng mía tại Đức Ḥa, cách Sài G̣n khoảng 20 dặm, ngày 5 tháng 8, 1963. (AP Photo/Horst Faas)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •