Page 15 of 23 FirstFirst ... 5111213141516171819 ... LastLast
Results 141 to 150 of 229

Thread: Mái Vú Làng Tôi Ơi...

  1. #141
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Sáng thứ hai có xe, tôi lên Sơn Tây. Tôi sống trong một tâm trạng bồn chồn, lo lắng, không yên. Trước sau tôi cũng bị. Thằng Trác cố tránh tôi. Tôi hoàn toàn không biết là thời gian tôi ở bệnh viện E2, va ly của tôi đă bị lục soát. Và thằng Trác chủ mưu trong việc này. (Lúc tôi về E2 tôi gửi ch́a khóa va ly cho hắn).
    Vài ngày sau đó tôi t́m cách đốt mấy tập nhật kư của tôi rất dày, khoảng 4, 5 tập vở một trăm trang viết hai mặt. Việc đốt tập nhật kư rất khó. Tôi đă đốt và làm như việc đốt giấy loại. Có khi tôi đốt trước mặt mọi người, nhưng không ai để ư. Có khi nhân chuyện làm vệ sinh đốt rác, tôi xé nhỏ các tập vở lấp rác lên rồi đốt. Tôi làm như một kẻ không có việc chi làm , lấy chuyện đốt rác nh́n lửa cháy khói bay cho vui.

    Và bây giờ đây , tôi đang bị tra tấn trong cái pḥng của căn nhà C này.

    – Từ ngày ra Bắc đến nay anh đă làm ǵ? Hăy khai đi, khai cho thật.

    Bây giờ cái ông tên Lai mặt đỏ láng này không nói “hăy nói” nữa mà “hăy khai đi”. Những người chung quanh tôi mặt mày lạnh tanh. Tôi có cảm tưởng họ bất động. Tôi nói:

    – Tôi không biết các anh muốn tôi khai cái ǵ?

    Cái ông Lai đó ngó căm vào tôi:

    – Anh khai hết tất cả những việc mà anh đă làm từ ngày ra Bắc đến nay.

    – Nhưng mà việc ǵ mới khai được chứ? Tại sao tôi lại phải khai? Tôi không biết các anh muốn ǵ?

    Những người chung quanh tôi động đậy. Có người cầm tách nước lên uống; có người đổi thế ngồi; có người phịp phịp trong miệng. Ông tên Lai trề môi dưới, gật gật cái đầu, dim mắt nh́n tôi. Ông ta hừ trong miệng một tiếng:

    – Anh đừng có giả vờ. Anh tưởng anh qua mặt được chúng tôi hả? Chúng tôi biết hết anh rồi. Anh thành thật đi cho rồi.

    Đến lúc này , thành thật mà nói tôi không hiểu họ muốn ǵ ở tôi. Tôi nói:

    – Tôi ra Bắc làm ǵ các anh đều đă biết.

    Có tiếng “hử” và tiếng khịt mũi.

    – Này, tôi nói cho anh biết. Anh không dấu được chúng tôi đâu. Tất cả những việc làm của anh chúng tôi đă biết và có đầy đủ tài liệu làm bằng cớ. Anh thành khẩn sẽ được khoan hồng.

    Cũng cái ông tên Lai đó nói. Đă đến nước này, tôi bực lắm rồi:

    – Tôi không hiểu các anh muốn tôi nói ǵ. Tôi ra Bắc nằm ở E2, lên E1 và bây giờ ở K65. Những việc đó các anh đă biết rồi.

    – Anh ngoan cố, không chịu thành khẩn.

    Ông Lai đó hất hàm cho một người trong bọn. Ông này khoảng dưới bốn mươi tuổi. Ông ta thủng thẳng hỏi tôi:

    – Anh Đính, chúng tôi gặp anh hôm nay là tạo cho anh một cơ hội để anh sớm thức tỉnh, đừng đi sâu thêm nữa vào con đường tội lỗi của anh. Anh nên thành thật khai hết những việc làm của anh.

    Ông ta nghỉ một lát, rồi nói tiếp:

    – Khi ra Bắc, ai giao nhiệm vụ cho anh. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ ǵ? Anh đă gặp ai, ở đâu, bao giờ? Anh đă tổ chức họ như thế nào? Công việc của anh hiện nay đă tiến hành đến đâu? Anh phải nói thật, nói hết, không được giấu giếm. Sinh mạng của anh là do nơi sự thành khẩn của anh quyết định đó.

    Đợi cho ông này nói xong, một ông khác một tay dựa lên thành ghế, một tay đặt trên bàn, nghiêng người về phía tôi, nó thêm vào:

    – Chúng tôi biết hết những việc anh làm, nhưng chúng tôi muốn tự anh nói ra hết. V́ chỉ có như thế, anh mới hưởng được lượng khoan hồng của Đảng.

    A, th́ ra như thế. Bây giờ th́ tôi hiểu ra rồi, họ nói tôi là CIA. Như thế tôi chẳng cần ǵ phải đối phó ǵ với họ về điều này nữa. Tôi dựa ngửa người ra và hút thuốc. Thái độ của tôi làm cho họ bực tức. Tôi nói:

    – Tôi đau dạ dày và bị thương. Tôi được Thành ủy Huế cho ra Bắc chữa bệnh.

    Ông tên Lai đó chồm người ra phía trước, cùi tay chống lên bàn, rung rung ngón tay trỏ chỉ vào tôi, lần này ông ta nói to, dằn từng tiếng một:

    – Đến lúc này mà anh vẫn c̣n ngoan cố. Được, chúng tôi có cách để cho anh phải khai thật, nhưng chúng tôi vẫn muốn chính anh thành thật khai báo để cho anh có cơ hội được hưởng khoan hồng của đảng. Anh nghe chưa?

    – Tôi có ǵ mà ngoan cố. Tôi được Thành Ủy Huế cho ra Bắc chữa bệnh. Tôi có làm ǵ đâu mà các anh bảo tôi phải khai báo.

    – Thôi được. Anh không nói, nhưng rồi anh cũng phải nói.

    Cái ông độ dưới bốn mươi tuổi mở cặp ra, cái cặp da rất to màu đen, loại cặp đựng sách vở của học tṛ (loại cặp bấy giờ khó thấy có ở miền Bắc). Bây giờ tôi mới để ư người nào trong bọn họ cũng có cặp xách riêng. Một hai người có cặp to, c̣n phần đông là xách. Ông này lấy trong cặp ra một cái cặp b́a cứng dày to , đựng toàn giấy. Ông ta lật lật giấy tờ. Trong lúc đó, ông tên Lai vẫn cái giọng dữ tợn hỏi tôi:

    – Anh đă viết ǵ trong nhật kư?

    Hỏi chi lạ. Tôi nói:

    – Tôi không thể nhớ hết được.

    – Được rồi, anh phải nhớ.

    Cái ông dưới bốn mươi tuổi đó để hai tay lên cặp giấy mở ra trước mặt, nói:

    – Anh Đính, tất nhiên đă gọi anh đến đây để làm việc, chúng tôi phải có đầy đủ hồ sơ và bằng chứng về anh. Anh đừng tưởng là tôi nói thế để dọa anh đâu, cũng không phải nói thế để lừa anh. Chúng tôi chỉ muốn cứu anh. Một người có học như anh tôi chắc anh hiểu được những hậu quả của việc làm của ḿnh lâu nay.

    Tôi uống nước và ngó ra ngoài cửa sổ. Trời khô và lạnh. Không khí bắt đầu căng thẳng. Trên mặt của họ đă lộ vẻ căm tức. Họ không c̣n như bất động nữa. Tiếng giày dép kéo trên sàn nhà; tiếng áo quần xát trên ghế; chân ghế đụng chân bàn. Bọn họ xoay người, nghiêng, ngửa, đổi thế ngồi, chống tay lên cằm, cắn môi, cắn ngón tay, đẩy gương sát vào mắt, đẩy tách nước ra xa, bẻ ngón tay.

    Ông tên Lai, chắc ông ta là trưởng đoàn của đoàn người tra khảo tôi, nói, nói nhanh:

    – Tôi biết hiện nay anh đang nghĩ ǵ về chúng tôi. Tôi biết những ǵ đang chứa trong đầu óc của anh. Tôi nói thẳng anh là một tên phản động, chống Đảng. Anh căm thù chúng tôi, căm thù chủ nghĩa xă hội, căm thù chế độ này. Anh đang âm mưu lật đổ chế độ này. Có phải chính anh đă kêu gọi biểu t́nh, viết báo chữ to lật đổ chế độ này hay không? Anh sợ? Anh chối à? Nói đi, nói đi, có phải không?

    Ông ta chồm người ra trước dằn giọng:

    – Đây, đây này, anh đ̣i bắn, đ̣i treo cổ tất cả bọn chúng nó; đă đến lúc phải biểu t́nh, viết báo chữ to tố cáo tội ác của chúng nó.

    Ông ta dừng lại, bỏ kính xuống bàn nghe cạch:

    – Có phải anh đă viết trong nhật kư như thế không?

    – Tôi không nhớ.

    – Anh viết mà anh lại không nhớ à?

    – Làm sao tôi nhớ hết những ǵ tôi viết.

    Cái ông trẻ dưới bốn mươi tuổi đứng dậy, xoay người ra phía sau lấy cái cặp da để đứng dưới sàn nhà. Cái cặp đă mở sẵn. Ông ta xây lưng về phía tôi. Ông rút ra một tờ giấy đưa ra trước mặt tôi:

    – Cái ǵ đây? Có phải chữ của anh không?

    – Phải?

    Đó là bức ảnh chụp một trang nhật kư của tôi, khổ bằng tờ giấy kẻ ngang. Đến lúc này tôi mới biết là toàn bộ nhật kư của tôi đă bị chụp ảnh trong thời gian tôi về bệnh viện E2 để kiểm tra sức khỏe, và bây giờ tôi mới biết việc tôi đi E2 kiểm tra sức khỏe là một sự xếp đặt của Ban Thống Nhất Trung ương, Cục đón tiếp cán bộ B và Cục 78.

    Ông Lai nói:

    – Anh hết chối chưa?

    Mọi người ở đây đều đă biết trước sự việc sẽ diễn tiến ra sao rồi. Tối hôm qua họ đă họp với nhau bàn kế hoạch.

    – Tại sao anh lại đ̣i bắn, đ̣i treo cổ? Bắn ai, treo cổ ai? Nói đi!

    Tôi nói:

    – Tôi đ̣i bắn tất cả những kẻ nào, người nào đă ăn đường, sữa, tă lót của trẻ con, ăn ḥm, vải liệm của người chết, những kẻ đă đẩy con dân vào chiến trường c̣n con cháu họ th́ qua Liên Xô, Bungari, Hungari…

    – Anh đ̣i bắn cả Trung ương Đảng kia mà.

    – Nếu trong Trung ương Đảng, trong Chính phủ có người nào đă ăn như thế, theo tôi, đều đem bắn được hết.

    – Anh lại c̣n kêu gọi biểu t́nh?

    – Tôi đâu có kêu gọi ai. Tôi nói là đă đến lúc phải làm như thế.

    – V́ sao lại viết báo chữ to?

    – Viết báo chữ to để mọi người đều biết.

    – Mọi người là ai?

    – Nhân dân.

    – Nhân dân, hừ ...

    Một ông chỉ vào mặt tôi :

    - Nhân dân! Anh làm ǵ có nhân dân. Nhân dân theo Đảng làm cách mạng, đổ xương, đổ máu để có được như ngày nay. Nhân dân của anh là nhân dân kiểu Mỹ Ngụy. Anh là kẻ thù của nhân dân th́ có.

    Giọng ông ta mỗi lúc một to, mỗi lúc mỗi gấp :

    – Anh là một tên gian dối. Anh khai lư lịch không thật. Anh bảo anh thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị. Anh tưởng anh qua mặt được tổ chức à? Dân nghèo thành thị dưới chế độ Mỹ Ngụy mà học hành được như anh à, mà lại lên được đại học như anh à? Không phải là tư sản th́ gia đ́nh anh cũng thuộc tầng lớp tay sai Mỹ Ngụy. Đúng là Mỹ Ngụy đă đào tạo anh không uổng. Anh chui rúc vào tổ chức cách mạng cũng khá sâu, anh Đính.

    Ông ta dừng lại. Một vài người trong đám người này gật gật đầu tán thưởng ư kiến của ông ta. Một vài người ghé đầu vào nhau to nhỏ. Ông ta nói tiếp vừa nói vừa nh́n xuống cuốn sổ:

    – Theo tôi, tất cả những tư tưởng phản động của anh trong nhật kư, trong thơ không phải chỉ là lẻ tẻ, ngây thơ, không phải là do nhận thức bị hạn chế. Tất cả đều có hệ thống, đều nằm trong một hệ thống, từ văn chương đến triết học, chế độ xă hội chủ nghĩa, Quốc hội, chuyên chính vô sản, sự lănh đạo của Đảng, các tổ chức quần chúng, hạn chế sinh đẻ, sinh hoạt xă hội, chiến tranh, các đồng chí lănh tụ, thậm chí cái áo, cái quần, loon sữa miếng đường, rác rưởi đều có trong nhật kư của anh, đều bị anh xuyên tạc, nói xấu.
    Anh xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta hiện nay là máu, là chết chóc. Anh không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc. Anh lên án tất cả mọi cuộc chiến tranh, cho chiến tranh là ghê tởm.

    Cái ông dưới 40 tuổi lại ch́a ra một bức ảnh:

    – Có phải như thế không?

    Đó là bức ảnh chụp một trang nhật kư của tôi, trong đó có đoạn tôi nói về chiến tranh. Tôi không nhớ nguyên văn, đại ư tôi cho rằng tất cả mọi cuộc chiến tranh đều là thảm họa, đều là máu và xác chết. Tôi ghê tởm và sợ chiến tranh.
    H́nh như tôi có dẫn lời của một người nào đó nói về trận đánh ở Nam Lào: “Đó là một chiến thắng vĩ đại, nhưng hết sức đau ḷng, v́ có quá nhiều người chết mà đều là người Việt Nam”.

    – Vậy là anh đă không phân biệt địch và ta, tức là anh đứng về phía kẻ thù. Anh ghê tởm cuộc chiến tranh này, tức là anh chấp nhận cuộc chiến tranh xâm lược, anh cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là chính nghĩa.

    Một ông khoảng 57, 58 tuổi mặc áo đại cán màu nâu, ngồi đối diện với tôi ở cuối hai cái bàn đâu lại, từ năy giờ không nói, bây giờ vươn hai tay ra trước và nh́n vào xấp giấy để trên bàn, nói:

    – Đây này, anh viết bằng tiếng Pháp, đại ư: “Chiến tranh là thế đấy con hăy nh́n và nhớ lấy, vâng, chiến tranh là thế đấy, là chết chóc, hận thù, hủy diệt, là làm cho con người quên tất cả những t́nh cảm nhân loại”.
    Hừ, nhân loại, nhân dân! Nhân loại, nhân dân của anh là nhân loại, nhân dân của bọn tư sản, đế quốc. Chủ nghĩa của bọn thực dân đă làm cho anh trở nên ngu đần.


    Tôi nhớ tôi có ghi lại trong nhật kư lần tôi, Nguyễn Hữu Ngô, Hồ Tính T́nh đi thăm ông Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm và bà Nguyễn Đ́nh Chi ở phố Nguyễn Du, Hà Nội. Lúc đó những người này ở trong Mặt trận Liên Minh thành phố Huế ra Hà Nội cư trú. Ông Đóa là thầy dạy Pháp văn, ông Tiềm là thầy dạy quốc văn của tôi năm đệ tứ ở trường Bồ Đề Huế.
    Tôi nói với thầy Đóa: “Thưa thầy, con nhớ măi câu mà thầy dạy bọn con năm học đệ tứ ở Bồ Đề”. Tôi đọc câu nói về chiến tranh đó bằng tiếng Pháp. Thầy Đóa xua tay: “Thôi, thôi…..”. Tôi biết lúc đó, trong hoàn cảnh đó thầy ngại.


    Còn tiếp ...

  2. #142
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !


    .................... ..


    Cái ông trẻ dưới 40 này (thôi cứ tạm gọi ông ta tên Thanh) nói tiếp theo liền:

    – Rơ ràng đây anh Đính này. Anh viết: “Đâm mũi chông vào ngực kẻ thù, tôi tự do và trở thành thi sĩ”.

    Ông ta đọc thêm một số câu trích trong bài “Những con đường đă đi qua và những con đường sẽ đi tới” của tôi viết khoảng đầu năm 1968 lúc c̣n ở trong rừng, trong đó có những câu nói về những bàn tay rướm máu v́ kéo thép gai (tôi không nhớ rơ nguyên văn). H́nh như ông ta có đọc câu: “hàng cờ bay trên đống thịt người” th́ phải.

    Ông mặc áo đại cán màu nâu giải thích thêm:

    – Kẻ thù? Hừ! Anh đă để lộ rơ con người thật của anh rồi. Kẻ thù ở đây, thưa các đồng chí, là kẻ thù của anh ta, là cách mạng, là chúng ta ngồi ở đây. Anh ta đâm vào cách mạng, vào đảng để anh được tự do và trở thành nhà thơ. Kinh thật! C̣n những người kéo thép gai tay rướm máu, đó là anh muốn ám chỉ các chiến sĩ giải phóng phải sống cuộc sống đọa đày… chớ ǵ nữa.

    Tôi không căi ǵ thêm mệt. Khoảng tháng 11-1968, tôi có làm bài thơ tưởng niệm Trần Quang Long (hy sinh tháng 10-1968 tại chiến trường Tây Ninh) và dán trên tờ báo tường của Chi đoàn Thanh niên thuộc cơ quan Thanh vận Thành Uỷ Huế (C90). Tôi nhớ mấy câu của Trần Quang Long trong bài “Thưa mẹ trái tim”:
    Con sẽ vót nhọn thơ thành chông
    Xuyên vào gan lũ giặc
    ………

    Và tôi viết: Đâm mũi chông vào ngực kẻ thù , tôi tự do và trở thành thi sĩ

    Tôi chỉ nói:

    – Chỉ có ta mới dùng chông chứ địch không dùng chông. C̣n những bàn tay kéo thép gai rướm máu là tôi nói đến những người sống trong vùng địch bị bắt đi xây đồn đắp lũy.

    Cái ông 57, 58 tuổi mặc đại cán màu nâu, xoay sang hỏi tôi:

    – Trong nhật kư anh có viết mấy chữ tắt C.C, nghĩa là ǵ

    – Comité Central

    – V́ sao anh lại viết tắt mà không viết thẳng ra là Trung ương Đảng.

    – Đó là thói quen ghi chép của tôi. Tôi viết cho tôi.

    – Anh cố ư che mắt những người nào đó t́nh cờ đọc nhật kư của anh chứ ǵ nữa? Đây, anh viết…

    Ông ta ch́a cho tôi một tấm ảnh khác.

    – Một câu tiếng Pháp có nghĩa như thế này: “Cách mạng cần lao muôn năm!” Anh có dấu ư đồ của anh ở đâu cho được. Anh vẫn nuôi mộng bắc tiến của bọn Cần lao nhân vị Ngô Đ́nh Diệm.

    Tôi cầm bức ảnh đọc và nói:

    – Không phải như thế. Tôi viết thế này: “Vive la révolution prolétarienne!”, nghĩa là “cách mạng vô sản muôn năm!”. Đó không phải tôi nói, câu đó là của Lênine.

    Tôi biết đây là một sự cố t́nh xuyên tạc của ông ta. Ông ta có lẽ là người duy nhất trong đoàn khảo tra tôi biết tiếng Pháp. Ông ta là người tra vấn tôi về những đoạn ghi chép, trích dẫn của tôi bằng tiếng Pháp. Nhưng từ đó, người ta vẫn cứ buộc tôi là một tên CIA-Cần-lao-nhân-vị-tay-sai-Mỹ-Ngụy, “muốn phục hồi một chế độ đă từng lê máy chém khắp miền Nam , sát hại nhân dân, tiêu diệt cách mạng, một chế độ mà ngay nhân dân miền Nam đă đạp đổ từ năm 1963”.

    Ông này nói tiếp, ông coi như không có những lời của tôi nói vừa rồi.

    – Cho nên tôi nói thẳng cho anh biết rằng trong máu anh đă có sẵn máu phản động chống Cộng rồi. Những tư tưởng suy nghĩ như thế sẽ dẫn anh đến hành động chống đối, làm loạn.

    Rồi ông ta chuyển sang vấn đề khác:

    – Trường Nguyễn Ái Quốc là một trường đảng nổi tiếng khắp thế giới mà anh cũng không trừ ra. Anh cho trường Nguyễn Ái Quốc chỉ đào tạo những mẫu người trung thành với chế độ, với Đảng mà không có đầu óc suy nghĩ độc lập, thậm chí anh c̣n nói là có những người mới học có lớp bốn trên danh nghĩa, chữ viết c̣n sai chính tả mà cũng học lớp trung cấp, cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

    Trong nhật kư tôi có ghi lại lần Nguyễn Hữu Ngô, Hồ Tính T́nh và tôi gặp ông Phạm Như Cương với ông Tịnh và một bà nào đó (h́nh như tên Quỳ th́ phải) tại Viện Triết học ở Hà Nội. Trong câu chuyện tôi có nói đại ư: trường Nguyễn Ái Quốc đă đào tạo được những cán bộ trung thành với đường lối và chủ trương của Đảng, nhưng không đào tạo được những con người có đầu óc phản tỉnh, suy nghĩ độc lập, nhất là về mặt tư tưởng triết học. H́nh như ít có người (hay là không có người) sau khi học xong có thể viết được một bài ngắn về triết học Mác-Lênin, một vài ḍng về bản tuyên ngôn Đảng Cộng Sản…

    Nguyễn Hữu Ngô, Hồ Tính T́nh nói: “Những thứ mà các anh gọi là triết học đă dạy ở các trường Đảng chỉ là một thứ triết học hành chính, mà hết chữ cho nên phải dùng hai chữ triết học đó…”.

    Tôi có nói: “Theo tôi, tinh thần triết học trước hết là đối thoại. Đối với triết học MácLênin th́ không có đối thoại. V́ chủ nghĩa Mác-Lênin là vô địch, là bách chiến bách thắng, là muôn năm. Đối thoại ở đây là vô ích mà c̣n bị… tù nữa là khác. Bởi v́ các anh hăy cất khẩu súng trong hộc bàn đi khi nói chuyện triết học, văn chương với người khác…
    Đối với các anh, chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao tuyệt vời nhất của nhân loại, và xưa nay, chỉ có tư tưởng, triết học Mác-Lênin là triết học chân chính, duy nhất vĩ đại. Thậm chí, trong các bài giảng, sách vở của các anh, các anh đă khinh bỉ Hegel. Các anh cố t́m xem trong nhân loại xưa nay, có ai có tư tưởng duy vật hay không. Và nếu có ai, na ná như thế, hoặc các anh tự gán ép na ná như thế, và kết luận: một thứ chủ nghĩa duy vật ngây thơ, tự phát… và những người đó, các anh cho là… tiến bộ… c̣n toàn thể là duy tâm phản động…”.

    Tôi nói, thằng Ngô nói, thằng T́nh nói… Ông Phạm Như Cương (tôi không nhớ lúc đó có phải ông ta là Viện trường Viện triết học hay không) vẫn để tay trên cuốn sách mở ra làm như đang đọc nữa chừng: Les Problèmes de la dialectique dans le Capital de Karl Marx của Rosenthal (bản dịch từ tiếng Nga, cuốn này đă có bản dịch tiếng Việt). Sau này khi nghe tin tôi là một tên phản động, ông ta nói: “CIA giỏi thật, cài anh ta vào sâu đến như thế”.

    Ông tên Lai nói tiếp:

    – Đối với anh ta , chỉ có triết học duy tâm phản động của bọn đế quốc tư bản mới là triết học. Đúng anh ta là một tên phản động nguy hiểm. Đây, nhật kư của anh ta đây. Anh đă nói ǵ về Quốc hội, về Đảng… Anh ta tỏ ra khinh bỉ giới trí thức miền Bắc, anh cho đó chỉ là những kẻ nói theo đuôi , đảng dạy ǵ nói nấy, không có đầu óc suy nghĩ độc lập, sợ̣.
    Trí thức, học giả được phân sách ǵ, tài liệu ǵ để đọc là phân theo tiêu chuẩn thịt, đường, sữa. Người này tiêu chuẩn một tháng một lạng thịt th́ chỉ được đọc sách này, người kia năm lạng một cân th́ đọc sách này. Anh nói ǵ mà vô học thế. Nhưng người viết phê b́nh văn học… th́ chỉ biết trích dẫn Nghị quyết, phê b́nh văn học miền Nam th́ cái ǵ cũng Mỹ Ngụy hết. Đối với anh ta chỉ có bọn Nhân văn giai phẩm phản động chống đảng mới là nhà văn thực sự.

    Tôi nói:

    – Tôi nói điều này cho rơ. C̣n chữ viết của tôi đó. Trong nhật kư tôi có nhắc lại một lần trong cuộc nói chuyện với bạn bè ở Huế khoảng 1961, 1962 ǵ đó, một người bạn tôi tên là Lê Văn Mỹ (tôi cầm bức ảnh chụp những trang nhật kư của tôi đưa ra trước mặt họ), có nói: “ở miền Bắc của mi chỉ có nhóm Nhân văn giai phẩm là có tư cách của người cầm bút” (Đại ư như thế tôi không nhớ rơ nguyên văn).

    Ông Lai không để cho tôi nói nữa, ông ta gằn giọng:

    – C̣n văn chương chữ nghĩa của anh th́ thế nào? Tôi nói cho anh biết: Mỹ Ngụy đă nhồi nhét vào đầu óc anh những tư tưởng phản động, chống đối. Nó làm cho anh trở nên mù quáng, phản động.

    - Bác Hồ ...

    Giọng ông ta chậm lại và đằm thắm hết gắt gỏng :

    - Bác Hồ là một vị lănh tụ của nhân dân ta, của Đảng ta, cả thế giới đều kính phục, ngay cả kẻ thù, bọn Mỹ Ngụy cũng phải kính phục. Thế mà anh ... anh ...

    Ông ta la to lên :

    - Chính anh đă nói xấu Bác. Đây này, đây này, thơ anh đây này.

    Ông dưới 40 tuổi tên Thanh , cầm một tờ giấy lên nói:

    – Trong bài “Sân khấu II” anh ta viết ...
    Một tập sách giấy hồng
    Ghi lời thánh
    Ông thánh già đă chết ...

    - Bác Hồ chứ c̣n ai nữa? Ở một chỗ khác, cũng trong bài này:
    A ha , tôi là một tên hề
    Một tên hề không có râu
    Một tên hề không có bánh ḿ mà ăn ...

    - Anh ta nói đến Bác Tôn Đức Thắng đấy

    Quay sang tôi ông ta gắt với vẻ dọa nạt:

    – Có phải anh đă viết ra đó không? Anh căm thù chế độ này, Anh nói xấu Bác Hồ. Anh hết rồi. Bác mà anh cũng nói như thế th́ c̣n ǵ nữa.

    Giọng ông này trầm dần lại. H́nh như có một lúc những người xung quanh tôi xúc động. Có một người Việt Nam đă xúc phạm Bác Hồ. Bác Hồ không ai được đụng đến, không ai được nói xấu, không ai được nói khác về Bác những ǵ đảng đă cho phép. Bác là vĩ đại, nên phải ngợi ca và chỉ được ngợi ca, mà có ngợi ca cũng chỉ được phép trong khuôn phép của Đảng.
    p
    Chung quanh tôi có những tiếng động lạo xạo, giấy, quần áo, cặp da, túi xách nhựa, giày dép, chén uống nước, lạo xạo, lạo xạo. Mọi người đều xúc động và nổi điên v́ tôi đă xúc phạm đến Bác Hồ.

    Tôi nói:

    – Tôi làm thơ, c̣n việc hiểu thơ tôi như thế nào đó là quyền của người đọc. Tôi là tác giả, tôi không nói ǵ thêm (thật ra lúc này tôi dám nói ǵ). Nhưng không lư, bác Tôn Đức Thắng lại không có bánh ḿ mà ăn.

    Một người khác lớn tiếng chỉ vào mặt tôi:

    – Thế ông thánh già là ai? Anh ám chỉ Hồ Chủ Tịch chứ ǵ nữa? Hả, hả.

    Tôi nói:

    – Thánh thần phật th́ nhiều, tôi chưa nghe ai gọi Bác Hồ là thánh cả, mà chỉ nghe nói Bác Hồ cũng chỉ là một người như mọi người…

    – Ngoan cố! Ngoan cố! Anh đừng lấp lửng vô ích. Chính trong đoạn ghi chép đây này.

    Ông ta ch́a ra cho tôi một bức ảnh :

    - Anh viết… tên Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… Các lănh tụ đáng kính của Đảng ta, của nhân dân ta mà anh gọi bằng “tên”. Anh phản động thật. Hăy nói đi bọn địch cài anh vào tổ chức cách mạng với nhiệm vụ ǵ? Nói đi!

    Tôi đă là kẻ đối địch với họ, họ coi tôi là kẻ thù và ngày mai sẽ là kẻ tử thù. Tôi cầm tấm ảnh, nói:

    – Tôi viết thế này c̣n đây: “Hễ mỗi lần những nhà nghiên cứu, phê b́nh văn học lúng túng không t́m ra lối thoát th́ họ lại dẫn ra những tên Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… và chỉ thị, nghị quyết của Đảng ra làm bằng cớ và bùa phép. V́ không ai dám căi lại…”. Chữ tên ở đây có nghĩa là tên tuổi, chứ không phải như các anh hiểu…

    – Lấp lửng.

    – Có ǵ mà lấp lửng. Tôi viết cho tôi kia mà, có phải viết cho các anh đọc đâu mà lấp lửng.

    Ông tên Lai gầm mặt nh́n tôi:

    – Chúng tôi không cần anh phải biện bạch, giải thích ǵ hết. Vô ích. Tất cả những điều anh viết ra đó , đă nói lên hết con người của anh là thế nào rồi. Điều mà chúng tôi muốn chính anh nói ra là ai đă tổ chức anh? Từ ngày ra miền Bắc anh đă làm ǵ, liên hệ với ai, công việc đă tiến hành tới đâu? Anh đừng để chúng tôi dẫn ra bằng cớ.

    Lúc này tinh thần tôi căng thẳng. Đă có dấu hiệu của những cơn dạ dày hành hạ. Nhưng tôi không sợ ǵ hết, thành thật mà nói như vậy. Cái thất sách của họ là nói tôi là CIA.

    Ông Lai tiếp, giọng khi không , có dịu bớt và chậm lại:

    – Anh Đính, anh có thương mẹ anh không?

    Mới nghe nói như thế là tôi đă lộn ruột lên rồi. Đồ mất dạy.

    – Nếu anh thương mẹ anh, chắc anh nghĩ rằng sẽ có ngày anh về gặp lại mẹ anh. Anh hăy khai thật đi, khai hết đi, chỉ có như thế anh mới hy vọng có cơ hội gặp lại mẹ anh.

    Thằng Trác, cả thằng Vấn nữa, là những thằng bẩn thỉu, vô lương, mất dạy. Tôi thường nói chuyện với chúng về mẹ tôi, và chính trong nhật kư tôi viết rất nhiều về mẹ tôi. Đối với tôi, trên đời này , tôi chỉ c̣n có mẹ tôi.
    Cả hai thằng này đă mách nước cho bọn này cách tra khảo tôi. Tôi chợt nghĩ, nếu lúc này mẹ tôi ở miền Bắc, chắc bọn người này sẽ bảo tôi: “Hăy khai thật đi, không thôi tao bắn mẹ mày”.
    Những người đang ngồi bao vây tôi ở đây không thể hiểu câu hỏi: “Anh có thương mẹ anh không?” đă làm cho tôi khinh bỉ và ghê tởm họ, và đă làm cho tôi b́nh tĩnh hơn, mặc dù lúc đó cái dạ dày của tôi đang lên cơn. Hạ sách tàn tệ đó của họ đă đặt tôi vào thế đối thủ, kẻ thù với họ.

    – Thế các anh có thương cha mẹ của các anh không mà các anh lại hỏi tôi câu đó.

    Tôi nh́n từng mặt người một, không phải để ghi nhớ v́ cho đến bây giờ tôi có nhớ ai đâu, mà, đối với tôi tất cả bọn họ cũng chỉ là một; cũng không phải để ḍ xem họ sẽ xử tôi như thế nào, v́ làm sao tôi biết được những âm mưu của họ.

    Tôi nh́n họ để nói với họ rằng đến nước này các người muốn làm chi tôi th́ làm, tôi trơ ra rồi. Họ tức tối. Họ cúi đầu vào nhau th́ thầm. Một hai người lánh ra ngoài hội ư, rồi đi vào gật gật cái đầu. Những cảnh đó cứ lập đi lập lại măi suốt thời gian họ tra khảo tôi.


    Còn tiếp ...

  3. #143
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi không c̣n nhớ rơ những diễn biến của cuộc khảo tra này nữa. Hai mươi năm rồi. Đây là một cuộc khảo tra, ở đây tôi không được xem như một người đối thoại. Kể cả tư cách một bị cáo trong một phiên ṭa, tôi cũng không có.
    Tôi là kẻ phản động thù địch, một tên chống đảng, chống chế độ, xúc phạm lănh tụ. Tất cả mọi người đều có quyền xỉ vả tôi và coi tôi như một con chó ghẻ tởm lợm. Một ông ở trong cuộc khảo tra này đă nói giữa chừng cuộc: “Anh đừng tưởng anh ngồi đây với tư cách của người tham dự một buổi họp. Anh phải hiểu như thế để ăn nói cho đàng hoàng”.

    Tôi nhớ h́nh như đă gần 11 giờ 30. Ông Lai đứng dậy đi ra cửa, chỉ tay vào mặt tôi nói:

    – Bây giờ anh về pḥng, mang hết lên đây tất cả va ly, quần áo, sách vở, tư trang, tất cả những ǵ mà anh có, mang lên đây hết. Nhờ đồng chí (…) và đồng chí (…) theo anh Đính kiểm tra.

    Tôi xuống thang gác, mệt mỏi, chán nản. Dạ dày tôi lên từng cơn. Đă đến giờ ăn, nhiều người đang cầm chén đũa đi xuống nhà ăn. Người ta nh́n tôi. Tôi đoán họ đă biết hết những ǵ đă xảy ra trên gác khỉ nhà C. Những con mắt họ nh́n tôi không b́nh thường nữa.

    Tôi sắp xếp đồ đạc vào va ly. Sách tôi bỏ vào cái thùng các-tông. Hai ông đi theo kiểm tra lật hết mùng mền, giường chiếu, rủ từng cái xem tôi có giấu tài liệu ǵ không. Một vài tờ giấy loại , lót trên vạt giường, mảnh báo cũ… họ đều lấy hết. Bức chân dung Karl Marx tôi vẽ trên giấy khổ rộng bằng mực Cửu Long xanh đen họ cũng giật xuống.
    Họ mở cả cánh cửa ra vào giữa hai pḥng mở khép sát tường, sục mắt vào. Tôi mang sách vở đồ đạc đi. Tôi phải đi hai chuyến, qua về, hai ông đó cứ lẽo đẽo theo. Giữa đường có rớt một vài thứ lặt vặt, tôi để va ly xuống, lượm lên.

    Tôi bước vào pḥng, lúc này mọi người ngồi, đứng hút thuốc, uống nước nói chuyện cười vui. Ông Lai ra lệnh cho tôi:

    – Anh để tất cả ở đây.

    Tôi để mọi thứ lên bàn.

    – Anh ngồi xuống đó.

    Tôi lấy thuốc ra hút. Lúc để đồ đạc lên bàn, tôi có mở va ly ra lấy mấy gói Tam Đảo bỏ vào túi áo bông. Có một ông khi thấy tôi bật nắp va ly, định sấn lại, nhưng thấy tôi lấy thuốc, ông bỏ hai tay lên thành ghế, đứng lại.

    Ông Lai hỏi:

    – Anh mang tất cả lên đây rồi chứ?

    – Vâng

    Một trong hai cái ông theo kiểm tra tôi nói:

    – Hết cả rồi.

    Tôi ngồi xuống, uống một hớp nước. Mọi người đă ngồi vào chỗ của ḿnh. Một hai người c̣n đứng ở ngoài. Lúc đó thằng Nguyễn Viết Trác nhăn mặt, mệt nhọc xách va ly bước vào. Hắn ngó tôi vẻ thiểu năo. Con c… họ. Tôi chửi trong bụng. Bọn chúng giả vờ làm như thằng Trác chơi với tôi nên bị liên lụy. Hắn cũng bị lục soát va li.

    Nhưng suốt trong thời gian tôi bị khảo tra không bao giờ người ta hỏi tôi về hắn.

    Chính hắn đă nhúng tay vào việc tổ chức cuộc tra khảo tôi hôm nay. Hắn có công. Lúc tôi quay ra ngoài hành lang lượm một vài cuốn sách th́ gặp hắn, mặt mày trân đi, xách va li một cách nặng nhọc đi tới. Hắn ngó tôi, nói:

    – Mi làm khổ tao.

    Mả cha cái thằng con nhà không ai răn dạy. Cái mặt hắn nhăn nhó v́ giả đ̣ như hắn thường giả đ̣ lên cơn suyễn. Không có một vẻ xúc động hay thay đổi nào trên cái mặt của hắn hết.


    Tôi có nói với hắn:

    – Mi cố sống, sau này gặp nhau.

    Hắn đặt va li xuống sàn nhà. Ông Lai nói:

    – Thôi cho anh Trác về

    Hắn bực nhọc như cố lê bước đi ra.
    Thằng Trác quen tôi là t́nh cờ. Hắn đến chơi với thằng Lê Ngọc Từ nằm cùng pḥng với tôi ở khoa ngoại B1 bệnh viện E2 khoảng giữa năm 1970. Lúc đó hắn cũng đang chữa bệnh và nằm ở khoa khác. Hắn mượn tôi sách báo. Sau đó hắn cho tôi mượn quyển Larousse. Tôi nói chuyện với hắn nhiều lần về chủ nghĩa Marx-Lénine, về Đảng, về nền kinh tế ở miền Bắc, về t́nh trạng xă hội…

    Tôi có đọc cho hắn nghe nhiều đoạn trong nhật kư của tôi và đưa thơ tôi cho hắn đọc. Lúc gặp hắn ở bệnh viện E1 (Thạch Thất – Hà Tây) tôi đă đọc bản đề cương của tôi về nền chuyên chính vô sản và sự lănh đạo của Đảng. Khi nói chuyện, hắn cứ ngó quanh quất làm như có ai lảng vảng đâu đó.
    Hắn nói: “Nói nhỏ nhỏ a”. Suốt thời gian nói chuyện, tôi nói nhiều hơn hắn nói, hắn không tỏ vẻ phản đối hoặc đồng ư những suy nghĩ của tôi. Hắn chỉ ầm ừ, miệng ngậm khít, mắt mở trừng. Hắn biết tư tưởng và suy nghĩ của tôi. Hắn báo cáo Ban bảo vệ đảng biết. Hắn cùng Ban bảo vệ đảng đề mưu sắp lớp , lục va ly tôi và chụp ảnh nhật kư của tôi. Hắn gặp thằng Trần Nguyên Vấn lúc đó mới ra Bắc ở khu tập thể số 2 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội, toa rập với nhau bàn với ông Sự cách trị tôi.

    Và bây giờ th́ hắn giả bộ đau khổ, v́ chơi với tôi mà phải liên lụy. Hắn giả vờ sợ sệt một cách tội nghiệp, thảm năo.

    Đă quá giờ ăn trưa, người ta cho tôi về. Tôi về pḥng. Mọi người đă đi ăn cơm. Một bát miến và một hộp sữa đă để sẵn trên bàn. Cô Chanh y tá bước vào nói:

    – Anh Đính, anh ăn ở đây, đừng xuống nhà ăn nữa.

    Tôi có báo ăn miến đâu. Người ta biết tôi bị căng thẳng và sẽ bị dạ dày hành nên cho tôi ăn miến và sữa để có sức tiếp tục chịu đựng cuộc tra vấn.
    Ăn xong tôi nằm nghỉ. Những người trong pḥng đă về; cả pḥng trong và pḥng ngoài có khoảng sáu bảy người. Tôi ở pḥng trong, ba người. Người ta vẫn nói chuyện, nhưng khác với mọi ngày không ồn ào. Tôi biết phận ḿnh, tôi nằm. Chỉ có ông già Tuyết, người Quảng Ngăi cùng pḥng với tôi, hỏi tôi:

    – Không đi ăn hả mày?

    – Dạ ăn rồi…

    Ông nh́n lên bàn rồi “à” một tiếng.

    Không biết chúng c̣n giở tṛ ǵ nữa với tôi đây. Đầu tôi nóng bừng. Trời lạnh tanh. Bây giờ mà có một cơn mưa. Một giờ rưỡi chiều, một ông trong đoàn khảo tra vào báo tôi:

    – Anh lên làm việc tiếp.

    Vẫn những người cũ: đầy đủ những ông trong đoàn khảo tra, bí thư đảng ủy, bốn bí thư chi bộ bốn khoa bệnh nhân, chủ tịch hội đồng bệnh nhân…, bí thư chi bộ K65, không có mặt ông Điềm, bác sĩ trưởng K. Người ta cho biết anh Điềm bận chuyên môn không dự được. Tất cả sách vở, giấy tờ của tôi đă được xếp chồng để trên cái giường sau lưng những người ngồi đối diện với tôi. Trước mặt ông tên Lai mặt đỏ láng , là những chồng giấy tờ, vở ghi chép của tôi.

    – Ta làm việc thôi, các đồng chí ạ.

    Ông Lai nói, rồi nh́n tôi, tiếp:

    – Bây giờ vẫn chưa muộn đâu anh Đính ạ. Anh nên nói ra tất cả những suy nghĩ của anh, những công việc của anh từ ngày ra Bắc, nói hết, nói thật…

    Tôi biết họ nghi tôi là gián điệp của Mỹ Ngụy cài vào tổ chức cách mạng để phá hoại, và họ muốn tôi thú nhận điều đó. Họ muốn tôi phải đầu hàng họ như một tên gián điệp đầu hàng cách mạng. Tôi không c̣n sợ ǵ nữa. Họ không thể lấy điều này để trấn áp tôi được. Cái đáng phải sợ là t́m cách che dấu những việc ḿnh làm. Tôi không làm ǵ hết th́ việc ǵ mà phải t́m cách đối phó. Nhật kư của tôi họ đă chụp ảnh, sách vở ghi chép, các tập thơ của tôi đó. Tôi không che dấu ǵ cả. Chắc chắn họ chỉ c̣n một cách là truy bức tôi về mặt tư tưởng.

    Ông già mặc đại cán màu nâu chỉ đống sách của tôi nói:

    – Anh đọc nhiều đấy. Có lẽ chúng tôi ở đây không ai đọc bằng anh đâu. Nhưng vô ích anh Đính ạ. Anh đọc để anh xuyên tạc, anh đọc để anh chống đối.

    Ông dưới 40 tuổi, tạm gọi là tên Thanh, hỏi tôi:

    – Anh đă mang tất cả sách vở, tài liệu ghi chép, sổ sách của anh lên đây rồi chứ? Có c̣n cái ǵ cất giấu ở đâu không?

    – Tất cả của tôi là ở đó.

    – Thế bản đề cương về chuyên chính vô sản của anh đâu?

    – Tôi đốt rồi?

    – Cả nhật kư nữa?

    – Tôi cũng đốt rồi.

    – Tại sao anh đốt?

    – Viết xong không thích th́ đốt hay xé đi là chuyện thường.

    – Anh sợ à?

    Tôi không trả lời câu này.

    – Trong bản đề cương đó anh viết ǵ

    – Tôi ghi lại những suy nghĩ của tôi về sự lănh đạo của Đảng và nền chuyên chính vô sản.

    – Anh nói cụ thể xem!

    – Tôi tŕnh bày hai phần. Phần một, những quan niệm kinh điển của Lénine và Staline về chuyên chính vô sản và sự lănh đạo của Đảng; phần hai, mối quan hệ giữa sự lănh đạo của Đảng và nền chuyên chính vô sản trong thực tế ở miền Bắc.
    Tôi cho rằng hiện nay ở miền Bắc mối quan hệ giữa chuyên chính vô sản và sự lănh đạo của Đảng không đúng như sách vở của Lénine và Staline đă nói. Chỉ có đảng là trên hết, là tuyệt đối. Không những đảng đă nhúng tay quá sâu vào chính quyền mà đảng đă lấn áp cả chính quyền. Chỗ nào cũng là đảng hết cả. Ở miền Bắc không có chính quyền, không có Nhà nước chỉ có Đảng. Ông chủ tịch Hội đồng bệnh nhân cũng là phó bí thư đảng ủy, ông trưởng Khối bệnh nhân cũng là phó bí thư chi bộ hay chi ủy viên. Ông trưởng K là bí thư chi bộ hoặc phó bí thư. Các cơ quan, các tỉnh, trung ương…

    – Tại sao anh lại bảo ở miền Bắc không có tổ tiên, không có ông bà , chỉ có đảng?

    Ông Lai nổi tức:

    – Xuyên tạc và phản động như thế là cùng. Các lập luận như thế chỉ có địch… Anh không hiểu thật hay là cố t́nh xuyên tạc?

    Và ông ta dạy cho tôi một bài về sự lănh đạo của Đảng: Đảng là bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân, Đảng là người lănh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đảng là vĩ đại, là tuyệt đối… Trên thế giới, có đảng nào vĩ đại như đảng ta đâu v.v… Tôi nghe quá mệt.

    H́nh như họ chỉ nghe thằng Trác nói lại về bản đề cương của tôi nên tôi đă chỉ nói cho có và tránh hai điểm. Một là nhân dân làm nên lịch sử, nhưng chỉ có đảng, đứng đầu là Ban chấp hành trung ương, hiểu và nắm được quy luật của lịch sử. Làm sao một thiểu số người lại có thể nắm và hiểu được quy luật lịch sử mà lại hiểu đúng và vận dụng đúng? Hai là, nhân dân đâu có bầu ra đảng và ban chấp hành trung ương mà đảng lại bắt nhân dân phải tuyệt đối trung thành và tin tưởng đảng? Tôi cho là quá vô lư.

    Một ông nào đó dằn giọng:

    – Anh có tin đảng không? Anh nói đi, nói đi!

    – Lúc này tôi có trả lời thế nào , các anh cũng không tin tôi nói thật. V́ không lư tôi lại dám nói là tôi không tin.

    Ông ta hừ một tiếng.

    – Tôi nói cho anh biết. Cuộc họp này chấm dứt sớm hay kéo dài là tùy theo thái độ của anh. Và tôi cũng nói cho anh rơ là anh ngồi đây không phải với tư cách như trước nay của anh trong các buổi họp đâu. Rất may cho anh là chúng tôi đă không để cho anh đi sâu hơn nữa vào con đường phản động của anh.
    Chúng tôi muốn cứu anh, muốn anh sớm tỉnh ngộ. Anh c̣n trẻ. Anh hiểu chưa? Anh nói láo, anh không tin đảng. Anh không tin ǵ ở chủ nghĩa xă hội cả. Anh có quan điểm lập trường của anh, đó là lập trường và quan điểm của bọn tư sản phản động tay sai của đế quốc Mỹ. Những thứ đó đă có sẵn trong con người anh, nó có từ lúc anh ở trong vùng địch. Cho nên nói thẳng ra, lập trường quan điểm của anh là chống cộng.

    Một người khác nói chen vào:

    – Chống cộng có hệ thống! Không phải anh ta chỉ chê chế độ miền Bắc, mà anh chống đối chế độ xă hội chủ nghĩa, anh ta cho là một chế độ bế môn tỏa cảng, do đó mà chỉ thấy trời bằng cái vung. Tri thức th́ bế môn tỏa cảng, dân chúng th́ cấm làm giàu. Đó không chỉ là luận điệu tư sản phản động mà chính là của bọn xúi làm loạn.

    Một ông khác chĩa vào:

    – Anh cho là miền Bắc không có chủ nghĩa xă hội. Quan hệ xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc chỉ có trong nghị quyết, chỉ thị. C̣n về mặt hiện thực th́ chỉ là một sự áp đặt, làm lấy được của những người lănh đạo, của trung ương đảng.

    – Tôi không thể nhớ hết được…

    – Đây này, cả trang nhật kư và cả trong các ghi chép của anh, đây, đây này!

    – Không nhớ, th́ đây.

    Một ông khác nữa ném một tấm ảnh và quyển vở ghi chép của tôi đă lật sẵn và có đánh dấu.

    - Này, anh Đính ngẩng mặt lên, nh́n đây.

    Ông ta ngó tôi qua khoảng trống giữa sống mũi và cặp kính. Ông ta vừa đọc vừa nói xen vào:

    – Anh nói thế này. Những điểm ưu việt của chủ nghĩa xă hội chỉ có trong sách vở, trong nghị quyết, kinh điển. Chủ nghĩa xă hội chỉ có trong đầu óc của những người lănh đạo. Miền Bắc không có cái chủ nghĩa xă hội như sách vở và các nghị quyết đă nói.
    Cái quan hệ xă hội chủ nghĩa trong sản xuất cũng như giữa người và người trong xă hội hiện nay chỉ là một sự áp đặt , hoàn toàn không có nội dung hiện thực. C̣n nếu cái hiện thực xă hội ở miền Bắc hiện nay là xă hội chủ nghĩa như sách vở đă nói , th́ cần phải xem lại cái chủ nghĩa xă hội đó.

    Ông dừng lại, rồi nói tiếp:

    – Này, anh Đính, chính trong nhật kư anh đă nói rằng không có cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện nay th́ xă hội miền Bắc chỉ là một vũng bùn lộn cứt… Không có đánh nhau với Mỹ th́ cái chủ nghĩa xă hội và đảng là tiêu dên rồi. Phải không? Phải không?

    – Phải, tôi có nói.


    Ông Lai:

    – Đấy, các đồng chí thấy không, anh ta đang ngồi đây với chúng ta, và lâu nay ta gọi anh ta là đồng chí và anh ta gọi chúng ta là đồng chí. Chúng ta sơ hở và thiếu cảnh giác…

    Ông quặt sang hỏi tôi:

    – Anh nói là thủ đô Hà Nội có năm nhứt thế giới, là… nhứt trộm cướp, nhớp nhứt… phải không?

    – Tôi nói Hà Nội có ba nhất: cây xanh nhiều nhất, xe đạp nhiều nhất và nhớp nhất.

    – Chắc chỉ có Sài G̣n, thủ đô của bọn Mỹ Ngụy của anh mới tốt đẹp chớ ǵ? Những ǵ phồn vinh giả tạo của Mỹ Ngụy th́ anh cho là tốt đẹp. Những ǵ ưu việt của chế độ ta th́ anh chê bai đủ điều. Anh chê cả các nếp sống văn minh của chế độ ta nữa.
    Anh cho sắp hàng ở miền Bắc không phải là một nếp sống của người văn minh mà do thiếu thốn. Cái ǵ cũng sắp hàng, mua gạo sổ, mua thịt cá, bánh ḿ theo tem phiếu, mua cà phê, bát bún, tô phở… cũng sắp hàng.

    Rồi, bữa ăn của cán bộ công nhân viên ở các nhà ăn tập thể tại Hà Nội anh cho là quá tồi tàn. Anh nghi trong nhật kư: “Con mừng được chiếc áo hoa, nhờ tiền tiết kiệm mẹ cha để dành”. Anh mở ṿng đơn (trên tấm áp phích ở đầu thị xă Sơn Tây phía từ Hà Nội vào). Anh viết thêm: đó là chủ nghĩa xă hội!. Hừm, cả nước đang đánh Mỹ. Miền Bắc là hậu phương lớn, miền Bắc phải chi viện cho miền Nam, người, của cải vật chất… phải thắt lưng, buộc bụng… chắc anh cũng đă học tập những điều đó chứ? Tại sao anh cho câu đó là bi đát?

    Tôi làm thinh. Ông ta gơ tay xuống bàn nhắc lại:

    – Anh nói đi.

    Tôi nói:

    – Một cá nhân th́ không kể, nhưng kêu gọi cả toàn xă hội mà là một xă hội xă hội chủ nghĩa ưu việt phải như thế, tôi cho là bi đát.

    Chung quanh tôi mọi người đều tức giận, hầm hừ. Có một khoảng im lặng, chỉ nghe tiếng giấy tờ lạo xạo. C̣n tôi, cái dạ dày lên cơn. Tôi hút thuốc liên tục. Cái ông mặc dại cán màu nâu chậm răi thuyết giảng cho tôi một bài triết học về thế nào là hiện tượng, thế nào là bản chất.

    Từ đó ông chuyển sang giảng thêm cho tôi hiểu về bản chất của chế độ ta và bản chất của chế độ địch. Ưu việt và tốt đẹp là bản chất của chế độ xă hội chủ nghĩa; độc ác, bóc lột, xâm lược là bản chất của chế độ tư bản.
    Những cái ǵ chưa hoàn thiện mà tôi thấy hàng ngày ở miền Bắc chỉ là hiện tượng, có tính nhất thời; c̣n những ǵ tốt đẹp của bọn tư bản, đó chỉ là cái bề ngoài, cái phồn vinh giả tạo, cái hiện tượng. Tất cả những cái đó đă che lấp cái bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản v.v…

    Lúc này nghe những thứ lộn xộn như thế tôi cũng mệt. Đầu óc tôi chỉ lùng bùng những tiếng bản chất, hiện tượng, chủ nghĩa xă hội, đế quốc, tư bản, xâm lược, bóc lột, Marx, Lénine, Hồ Chủ Tịch… lẫn trong tiếng người lao xao, tiếng sắt thép gỗ chạm nhau lóc cóc, lách cách… ở xa ngoài thị xă chen vào..

    Trước mắt tôi bây giờ là những cái đầu, những con mắt nh́n chằm hăm tôi. Đầu cúi, ngẩng, lắc lư; mắt ngó thẳng, ngó xiên, ngó xéo, mở trừng, mở to, lim dim; có những con mắt nhắm lại.
    Tôi hút thuốc, tôi uống nước, nước hơi nguội. Nước máy lại chảy ộc ộc dưới nhà. Tiếng đàn bà la to, lấy nước rồi không chịu khóa lại. Khóa sao được. Nhiều lần tôi phải lấy một cục đá chận lên cái robinet nước mới không chảy. Có hai ba hộ ở dưới đó, và một hộ ở đằng kia gần pḥng tôi đều lấy nước ở đây. Tôi nghe tiếng nước chảy ào một cái rồi tắt luôn.


    Còn tiếp ....

  4. #144
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Có tiếng đằng hắng, tiếng nước rót vào b́nh trà.

    – Đảng có đối xử ǵ anh khác biệt đâu, mà c̣n ưu đăi anh nữa là đằng khác. Ra Bắc anh được hưởng mọi tiêu chuẩn mà một cán bộ miền Bắc không thể có được. Anh bất măn cái ǵ? Hay là…. Hay là… à… à… một thanh niên ở vùng địch tham gia cách mạng lâu ngày… như anh… mà không được kết nạp đảng cho nên anh bất măn phải không?

    Tôi không trả lời.

    Khoảng cuối năm 1964 hay đầu 1965, tôi nhận được một lá thư theo đường dây bí mật, từ trên rừng gửi về Huế. Đó là quyết định của thành ủy Huế kết nạp Nguyễn Thiết, Nguyễn Đ́nh Hương và tôi vào đảng, viết dưới h́nh thức một bức thư do đồng chí Hà, tức Lén, bí thư Thành ủy kư. Anh Đàm, tức Văn Nhạc, được cử làm bí thư chi bộ dự bị.

    Nguyễn Thiết xin hoăn việc kết nạp ḿnh một thời gian, nhưng không nói rơ lư do. Thiết nói với tôi: “vào đảng có những ràng buộc về mặt kỷ luật rất mệt. Tao thích như thế này tự do hơn”. Nguyễn Thiết lúc nhỏ đă học trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An hồi kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, theo lời Thiết kể, Thiết theo đoàn của Ủy hội Quốc tế bảo vệ đ́nh chiến vào Nam.

    Anh Đàm chọn pḥng X Quang ở bệnh viện bài lao để làm lễ kết nạp v́ ở đó đă có cơ sở của ta. Đúng hẹn, một giờ ba mươi chiều, tôi lận tờ giấy đỏ trong áo trước bụng, thằng Hương nhét trong quần lót hai mảnh búa liềm do Lê Minh Trường cắt, đến Viện bài lao. Anh Đàm cho biết không hiểu thế nào tên phó bí thư huyện ủy Phú Lộc đă chiêu hồi lại có mặt hôm đó ở pḥng X quang. Tay này cũng làm việc ở đây, nhưng không phải ở pḥng X quang. Ba chúng tôi đi thẳng luôn ra cửa sau , ṿng tay trái chuồn về ngay.

    Tháng 6-1965, chúng tôi thoát ly lên rừng, không nghe thành ủy nhắc lại chi về chuyện này nữa. Nhất định người ta muốn thử thách chúng tôi. Về sau, tuần tự, Thiết, Hương, Trường đều vào đảng.

    Cái ông già mặc đại cán màu nâu cầm lên một xấp giấy màu vàng đất đưa ra trước mặt tôi hỏi:

    – Đây là bài “Sân khấu II”. Thế Sân khấu I ở đâu?

    – Mất đâu ở trong rừng rồi.

    – Thế c̣n Sân khấu III? Trong nhật kư anh có viết anh sẽ viết Sân khấu III.

    – Tôi chưa viết

    Rồi ông quay lại đàng sau lấy một cuốn sách, lật trang đầu hỏi:

    – Anh có viết một câu tiếng Pháp trong này, đại ư nói là mọi sự rồi sẽ trở nên sáng sủa hơn. Có phải anh có ư tưởng làm loạn không?

    – Câu đó tôi ghi lại lời của một nhân vật ở trang cuối. Ông cứ giở sách ra mà xem.

    Ông ta làm thinh để cuốn sách xuống bàn. Ông ta nh́n tôi một lúc gật gật cái đầu, tay cầm một tập sách khác đưa cao dứ dứ trước mặt tôi:

    – Anh lấy cái này ở đâu? Ai đưa cho anh?

    Đó là tập san H̉M KẼM của một nhóm sinh viên ở Cộng Ḥa Liên Bang Đức, xuất bản năm 1969(?), Nguyễn Hữu Ngô cho tôi mượn. Tôi nói:

    – Tôi mượn ở Đài Giải phóng.

    Ông ta cười ra tiếng, rồi ngậm miệng trề môi dưới ra hứ hứ trong họng. Ông ta cầm tờ báo trên hai tay lật qua lật lại những trang trong:

    – Đây là tờ báo của bọn sinh viên Sài G̣n xuất bản ở Tây Đức. Bọn này được Mỹ Ngụy gửi sang Tây Đức đào tạo để sau này về nước làm công cụ tay sai đắc lực cho chúng, chống lại nhân dân và cách mạng.
    Mà Tây Đức… là một nước tư bản thuộc loại đầu sỏ, kẻ thù của Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa, kẻ đối đầu trực tiếp với Cộng ḥa dân chủ Đức. Toàn bộ nội dung tờ báo này sặc mùi tư sản phản động. Tư tưởng và lập trường của bọn này lập lờ, hai mặt, nhưng nh́n chung, bản chất là chống cộng triệt để.

    Ông ta nh́n thẳng vào mắt tôi:

    – Anh mê những thứ bẩn thỉu này lắm phải không, đồng hội đồng thuyền mà? Anh có biết là anh đă phạm một tội rất nặng là oa trữ và phổ biến tài liệu sách báo của địch không?

    Tôi cũng chịu không biết nói thế nào nữa, mà có nói cũng vô ích. Tôi làm thinh, và họ cứ chửi bới tôi. Cái ông tên Lai , mặt láng , cầm cái thẻ kiểm tra bọc nhựa của tôi bỏ xuống bàn ngay trước mặt ông, nói:

    – Có phải anh giữ cái thẻ kiểm tra mà bọn ngụy quyền đă cấp cho anh đây , để có ngày anh trốn về vùng địch hay không?

    Một ông nào đó nói xen vào:

    – Ngày đó là ngày anh đă hoàn thành nhiệm vụ của Mỹ Ngụy giao cho?

    Chán lắm rồi. Tôi cũng quá mệt. Tôi nói:

    – Cái thẻ kiểm tra đó tôi đem theo đi đường lúc thoát ly và sau đó giữ làm kỷ niệm.

    Có những tiếng đằng hắng và ậm ừ trong họng. Ông Lai nói:

    – Những tư tưởng và lập trường của anh là phản động, chống cộng. Anh hăy nói thật để được hưởng sự khoan hồng của Đảng. CIA mỹ ngụy cài anh vào tổ chức cách mạng từ khi nào, ra Bắc anh đă thực hiện nhiệm vụ của anh tới đâu rồi? Anh móc nối với những ai? Anh nói đi, tôi cần chính anh tự thú nhận. Chúng tôi đă có đầy đủ bằng cớ và tài liệu.

    Một ông khác nói tiếp:

    – Chỉ có anh mới cứu được anh. Anh phải thành khẩn nói thật, khai thật.

    Tôi nói liền:

    – Tôi mà CIA th́ tôi đă không viết nhật kư và làm thơ như thế.

    Không ai nói ǵ cả. Ông Lai nói:

    – Chưa hết đâu, anh Đính ạ. C̣n có nhiều điều, nhiều việc , chúng tôi chưa nói với anh. Chưa hết đâu. Rồi anh sẽ biết hậu quả những hành động của anh.

    Bao giờ họ cũng nói: “những hành động của tôi”. Cái ông trẻ dưới 40 tuổi , tên Thanh hỏi tôi:

    – Anh có cần đọc lại biên bản hay không?

    – Không.

    Một vài người đă đứng dậy để đi ra ngoài. Ông Lai ngă người trên ghế nh́n tôi. Ông Thanh vẫy tôi lại, nói:

    – Anh xem lại và kư vào. Đây là biên bản những ǵ của anh mà chúng tôi tạm giữ để nghiên cứu. Anh kiểm tra lại đi.

    Tôi nói, thôi không cần và kư. Toàn bộ các tập thơ, các tập vở ghi chép, tất cả những giấy tờ ǵ, dù là một tờ rời, một mảnh nhỏ có chữ của tôi đều bị họ tịch thu hết.
    Sách họ trả lại, trừ một vài quyển, trong đó có một quyển tiểu thuyết bằng tiếng Pháp (tôi mua ở nhà sách ngoại văn ở Hà Nội), v́ ở trang đầu cuốn sách này tôi có ghi một câu của một nhân vật trong truyện nói đại ư: mọi sự mọi việc rồi sẽ được sáng sủa và tập san Ḥn Kẽm.

    Một ông ra lệnh cho tôi:

    – Anh mang va ly và đồ dùng cá nhân về pḥng. C̣n sách sáng mai anh sẽ nhận. Tôi xin họ cuốn tự điển Anh-Việt loại bỏ túi của Vơ Lang (quyển này tôi mang từ chiến trường ra), họ đồng ư. Sau này có một ông cho tôi biết việc này làm cho họ nổi tức và không có lợi cho tôi, v́ họ cho đến lúc đó mà tôi vẫn c̣n b́nh tĩnh đọc sách được.

    Tôi trở về pḥng. Một bát miến đă để sẵn như bữa trưa. Ăn xong, tôi ngồi hút thuốc. Cô Lư, y sĩ, bước vào:

    – Anh Đính uống cồn ben-la-don.

    Cô lấy một cái cốc rót nước vào rồi nhỏ mấy giọt cồn ben-la-don vào đưa cho tôi.

    – Anh uống thêm mấy viên ca-vét này nữa.

    – Cảm ơn cô.

    – Khi nào ăn xong anh cứ để chén bát ở đây, sẽ có người đến lấy.

    Mọi người đi vắng hết. Ông già Giác ở pḥng ngoài đi đâu một lúc về , chế trà ngồi uống. Ông gọi tôi:

    – Uống nước anh Đính.

    Tôi uống với ông một chén, rồi rót một chén khác đem về pḥng tôi. Ông già Tuyến, người Quảng Ngăi, bước vào nh́n lên bàn, lên giường tôi nói:

    – Họ lấy sách vở của mầy hết rồi à?

    – Dạ

    Buổi tối tôi thắp một cây đèn dầu , ngồi uống nước hút thuốc một ḿnh. Tôi mệt và chán lắm rồi. Tôi không cần suy nghĩ là ngày mai họ sẽ c̣n làm ǵ tôi nữa. Dạ dày tôi đau quặn lên. Tôi không c̣n ǵ nữa. Họ tịch thu hết rồi. Tôi tiếc và tức, uổng quá, uổng thiệt. Quá dại, đáng ra ḿnh phải gửi trước một ít cho thằng Ngô, thằng T́nh. Bây giờ th́ tay không.

    Độ hai ba hôm sau, t́nh cờ tôi lượm được ở trong góc pḥng dưới đầu giường của thằng Trác cái thư của mẹ tôi gửi cho tôi hồi đầu năm 1968, lúc c̣n ở trong rừng và bài “Nhân dân và tôi” viết trên tờ giấy croquis, cả hai đều bị ṿ cục lại.
    Tôi mừng hết sức. Thằng Trác hơi hoảng và lúng túng. Hắn ở ờ ǵ đó trong cổ rồi nói không ra tiếng: “chắc họ bỏ lộn trong đồ đạc của tao. Tao cũng không để ư…”. Để đánh lạc hướng tôi, đoàn khảo tra tôi đă giả đ̣ bắt hắn mang va ly đến cho họ kiểm soát. Trong lúc cùng với ban bảo vệ đảng lục soát va ly sách vở của tôi , lúc tôi đi vắng, hắn đă bỏ quên những thứ này trong va ly hoặc dưới giường của hắn.


    Còn tiếp ...

  5. #145
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Nhân dân và tôi là bài thơ duy nhất c̣n sót lại của tôi lúc đó và tôi c̣n giữ cho đến bây giờ.

    Nhân dân và tôi


    chúng ta gặp nhau
    mỗi ngày
    như người câm không nói
    chiến tranh đi qua

    đi qua , người vẫn chết
    c̣n chết vô t́nh ở
    Sơn Mỹ Ba Làng
    An Đắc tô Đắc Xiêng

    Đường Chín ở miền Nam miền Bắc
    Cam pu chia
    ai biết
    c̣n chết măi

    Nửa đêm thức dậy nghe tiếng c̣i tàu thở hơi than máy đen
    cùng nỗi mệt mỏi của những khúc gỗ trôi trên sông
    một mùa nước trước đă đi qua
    những chặng rừng không cây cối đất đỏ bom hoang

    khi cuộc biểu t́nh bị đàn áp chúng ta rát cổ hô hào
    dân chủ tự do
    trong mạch máu những con gịi c̣n rúc
    đứng đầy đường đại bác xe tăng

    chúng ta nói chúng ta c̣n lực lượng
    nhân dân ơi
    tôi khóc
    tôi khóc

    em bỏ về một ḿnh
    hai hàng cây xanh
    đường Trưng Trắc
    bao giờ tôi mới được hôn em

    Chúng ta gặp nhau c̣n gặp nhau
    mỗi ngày như nhân dân
    c̣n gặp nhau
    bốn ngàn năm chưa thấy mặt

    Việt Nam
    Nhân dân ơi
    mỗi lon gạo lon bắp
    mỗi củ khoai củ sắn

    trồng trên đất này
    chưa được tự do ăn
    nên c̣n đẩy xe thuê
    làm đĩ

    lượm lon hốt rác
    mỗi ngày
    như mọi đêm
    Nhân dân ơi rất anh hùng

    Nhân dân ơi chúng ta c̣n đông
    nơi mũi chông nhọn
    chúng ta giận dữ
    đ̣i trả thù

    và được ăn no
    Chúng ta gặp nhau
    mỗi ngày thân mật
    như nhân dân c̣n đông lực lượng

    tôi yêu em
    như người lạ
    vô cùng đắng cay
    hôm qua hôm nay

    ngày mai ngày mốt
    người chết người sống
    không nói
    không cười

    không khóc
    ḥn đạn bắn vào đầu
    ḥn đạn đồng thối
    quá khứ như một đống phân

    tương lai treo ngọn cờ đỏ
    nhân dân tôi
    rất độ lượng
    chống đất đứng dậy

    làm anh hùng
    nhân dân ơi
    trong giọt máu này
    của tôi

    da vàng Châu Á
    tháng năm 1970



    Có lẽ bài thơ này tôi viết lúc nằm ở bệnh viện E2 ở Hà Nội. Lúc này tôi cảm thấy trống trải dễ sợ. Mệt mỏi và chán nản thoáng một lúc không c̣n nữa. Tôi cứ ngồi im, ngó hai mắt vào hai cánh cửa sổ đóng trước mặt. Tôi như đờ ra.

    B́nh thường những buổi tối như thế này tôi đọc, tôi làm thơ hoặc viết nhật kư ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cuộc đời này, về cuộc chiến tranh này, về cuộc cách mạng này, về bạn bè, về những ngày c̣n nhỏ của tôi ở Vỹ Dạ… Nhưng tôi biết kể từ nay tôi không thể viết được nữa, tất cả những suy nghĩ, xúc động, tư tưởng… chỉ được nằm trong đầu óc tôi, không thể viết ra trên giấy được. Và, kể từ nay, những sinh hoạt b́nh thường hàng ngày của tôi cũng phải thay đổi.

    Sáng mai như thường lệ tôi dậy sớm, xách phích đi lấy nước uống. Tôi mở hé một một cánh cửa sổ và chế nước ngồi uống. Đối với tôi, sự yên tĩnh của những buổi sớm mai rất tuyệt vời. Tôi để ḿnh lang thang trong trí nhớ trở về với những buổi sớm mai ở Vỹ Dạ. Không biết bây giờ mẹ tôi đi lấy ḷng về chưa.
    Rồi tôi đọc lại những bài thơ mới làm hoặc những đoạn viết dở đêm qua. Bây giờ th́ không được nữa rồi. Khoảng tám giờ, ông Thanh đến gặp tôi, hướng dẫn tôi viết bản kiểm điểm. Một giờ sau, ông ta trở lại, tôi đang nằm trên giường. Ông đứng ngay trước cửa chỉ tay vào tôi hỏi:

    – Anh viết xong chưa?

    – Rồi.

    – Đưa tôi xem.

    Đọc xong bản kiểm điểm của tôi ông nói:

    – Anh viết chưa đạt yêu cầu

    Rồi ông ta bắt tôi thêm chỗ này, bỏ chỗ kia. Có đến mấy lần ông ta lui tới bắt tôi sửa đi sửa lại bản kiểm điểm.

    – Anh nhớ kèm theo bản sơ yếu lư lịch của anh nữa.

    Tôi viết. Ông lại góp ư. Xong xuôi, ông bảo tôi lên lấy sách về. Ông ta hoàn toàn không nói cho tôi biết viết lư lịch và kiểm điểm để làm ǵ, và tôi cũng không hỏi. Tới đâu th́ tới. Chán, mệt và đau đầu lắm rồi.

    Một giờ chiều, hôm đó là ngày 26 tháng 1 năm 1972, ông trẻ tên Thanh này vào bảo tôi:

    – Chiều nay, anh sang hội trường làm việc. Anh sẽ kiểm điểm trước toàn thể cán bộ bệnh nhân K65 về những việc làm của anh. Tuyệt đối anh không được có một thái độ hoặc hành động xúc phạm đối với bất cứ một người nào. Khi nào chúng tôi cho anh nói anh mới được nói. Anh hăy ngồi đây, bao giờ tôi đến báo anh hăy sang hội trường.

    Ông ta c̣n dặn thêm tôi phải thế này thế nọ trước những phản ứng của mọi người. Một giờ rưỡi tôi sang hội trường. Hơn ba trăm con người đă tụ tập ở đó. Tôi bị đấu tố rồi. Sáng nay bốn chi bộ bệnh nhân đă họp để phát động gây căm thù và phân công đấu tố tôi.

    Tôi bước vào. Mọi người xôn xao, th́ thầm. Khẩu hiệu Đảng Lao động Việt Nam muôn năm, tượng Bác Hồ để trên cao. Ba bốn cái bàn dài phủ khăn trắng làm bàn chủ tịch đoàn. Cũng những cái ông khảo tra tôi hôm qua ngồi hết ở đó, có thêm ông bí thư đảng ủy bệnh nhân và ông Điềm, bác sĩ trưởng K. Ông Lai mặt láng ngồi giữa.
    Các cửa đóng kín, trừ cửa ra vào mở rộng. Ông Thanh dẫn tôi đi thẳng lên phía bàn chủ tịch. Một cái ghế đặt sẵn phía bên phải bàn chủ tịch đoàn. Cũng vẫn ông Lai đó đứng dậy chỉ tay vào cái ghế để sẵn đó:

    – Ngồi đó!

    Tôi ngồi xuống, tôi vẫn hút thuốc. Một ông ngồi ở hàng ghế đầu đứng dậy quay mặt lại nói:

    – Đề nghị các đồng chí ổn định.

    Ông Lai đứng dậy:

    – Ta làm việc các đồng chí ạ.

    Thưa các đồng chí, từ ngày ra Bắc đến nay, anh Nguyễn Đính đă phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng về mặt lập trường, quan điểm và tư tưởng. Lát nữa chúng tôi sẽ tóm tắt một số điểm chính cho các đồng chí rơ.
    Hôm nay, chúng ta họp ở đây là để phân tích góp ư cho anh Đính thấy rơ hơn nữa những sai phạm của ḿnh, và để anh có hướng sửa chữa, cải tạo ḿnh tốt hơn. Tôi đề nghị các đồng chí trong lúc góp ư phải b́nh tĩnh, thể hiện bản chất tốt đẹp của người cách mạng, là những người, hơn ai hết, đă góp máu xương của ḿnh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lănh đạo của Đảng.

    Chúng ta phải tỏ cho anh Đính biết Đảng ta rất khoan hồng đối với những người có tội biết ăn năn hối cải. Đây là một cơ hội cho anh Đính làm lại cuộc đời của anh, một cơ hội để anh ăn năn, hối cải. Số phận của anh lúc này đây là do anh quyết định.

    Rồi ông ta đọc sơ yếu lư lịch của tôi và tóm tắt những ǵ mà hôm qua họ đă khảo tra tôi. Tất cả là những lời buộc tội, áp đặt và có kết luận.
    Ông quay sang tôi:

    – Phần anh, anh không được phát biểu ǵ cả khi mọi người góp ư. Khi nào chúng tôi cho phép anh mới được nói. Anh nghe chưa?

    Ông ta quay sang ông Thanh:

    – Đồng chí Thanh làm biên bản buổi họp cho với.

    Một ông khác ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:

    – Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại, đề nghị các đồng chí hăy b́nh tĩnh khi phát biểu ư kiến.

    Ông bí thư đảng ủy khối bệnh nhân ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng lên:

    – Các đồng chí ạ, chúng ta là những cán bộ, đảng viên được Đảng cho ra miền Bắc, hậu phương lớn, chữa bệnh và học tập. Rồi đây tất cả chúng ta sẽ trở lại chiến trường của ḿnh. Hôm nay chúng ta góp ư cho anh Đính là để bảo vệ Đảng, bảo vệ tư cách của những người cán bộ đảng viên của đảng.
    Các đồng chí phải hết sức b́nh tĩnh. Tôi đề nghị các đồng chí khi góp ư, cần phân tích kỹ những sai lầm nghiêm trọng của anh Đính mà các đồng chí ở Cục vừa tŕnh bày. Tôi đề nghị các đồng chí cần vạch rơ thêm những sửa chữa, cải tạo, cụ thể và đúng mức cho anh Đính.

    (số đảng viên ở K65 có trên 80 phần trăm)

    Hội trường im lặng một lúc, rồi gần như tất cả lồng lộn lên, mỗi người một cách, xỉ vả tôi. Người trợn mắt, bậm môi; người nghiến răng chỉ tay thẳng vào mặt tôi; người dong hai tay nắm đấm lên trời đập vào không khí; người chống nạnh dậm chân xuống nền nhà; người bước ra khỏi ghế ngồi vừa nói vừa vung tay tiến về phía tôi; người nói nửa chừng bật lên tiếng khóc…

    Hễ lúc nào không khí có hơi lắng đi, sẽ có người đứng lên gợi ư cho mọi người phát biểu: “tôi thấy chúng ta chưa đi sâu mặt này…”; “tôi thấy điểm kia cần phân tích sâu thêm”; “tôi đề nghị các đồng chí triển khai những điểm này…”


    Còn tiếp ...

  6. #146
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Sau một vài ư kiến, khi cuộc đấu tố bắt đầu có đà, ông Thanh trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:

    – Tôi nói thêm một số điểm để các đồng chí hiểu rơ thêm về anh Đính, và trên cơ sở đó các đồng chí phát biểu ư kiến tập trung hơn.

    Ông ta đọc bài thơ Hồ Chí Minh muôn năm của tôi (bài này in trong tờ Cờ Giải Phóng – Cơ quan của mặt trận dân tộc Giải phóng thành phố Huế, tháng 5-1969, sau đó một tờ báo nào đó ở Hà Nội in lại).

    Tôi chỉ nhớ mấy đoạn:

    Sông mang phù sa đỏ

    Chảy ra biển muôn năm

    Người mang hồn sông đó

    Ḷng như biển vô cùng

    (Mấy câu này tôi viết về mẹ tôi, sau tôi làm đề từ cho bài này)

    Chín chín ngọn Hồng Lĩnh

    Máu đất đà kết tinh

    Đă đem tin điềm lạ Mang tên Hồ chí Minh

    ……

    Nuôi Người bằng sữa đắng

    Nước mắt mẹ lầm than

    Nên tim Người từ đó

    Đau niềm đau Việt Nam

    ………

    Hôm nay đang đánh Mỹ

    Miền Nam chưa ngủ yên …

    Nhớ Người vẫn gọi tên

    ……

    C̣n tôi tên lính nhỏ

    Vác súng đi theo Người

    Mấy năm đà gian khổ

    Tim hồng vẫn đỏ tươi

    (Khi đăng lại tờ báo ở Hà Nội sửa lại câu “c̣n tôi tên lính nhỏ” thành “c̣n tôi người lính nhỏ”)

    Đọc xong bài thơ ông ta nói:

    – Đó là cái bề mặt hay nói cho đúng đó là mặt giả của anh ta. C̣n đây mới là mặt thật, chân tướng và bản chất của anh ta:

    Một tập sách giấy hồng

    Ghi lời thánh

    Ông thánh già đă chết

    ........

    - Các đồng chí có biết anh ta nói ai không? Ông ta nói đến Hồ Chủ Tịch vĩ đại và kính yêu của chúng ta đó.

    A ha ta là một tên hề

    Một tên hề không có râu

    Một tên hề không có bánh ḿ mà ăn

    ........

    - Đó là anh ta nói về bác Tôn.

    Cả hội trường lao nhao. Tôi có cảm tưởng như tất cả mọi người đều gầm thét lên, vung tay sấn đến bao vây lấy tôi. Tôi tức ngực, tôi ngộp thở trong đám người phủ kín tôi đó. Không phải sự sôi động mà là sự tức tối, phẩn uất đă nổi lên.

    Tôi ngồi im. Tôi chịu đựng, cái dạ dày tôi chịu đựng. Tôi ngồi im có khi bất động như một xác chết để ngồi cúi đầu trên ghế. Sau này cô Mộng, một người bạn của tôi nói: “Thấy họ xỉ vả và hành hạ anh, em thấy họ ác quá. Em sợ anh lên cơn dạ dày rồi ngă lăn ra. Em mà như anh lúc đó chắc em chết thôi”.

    Tôi ngồi im, ghi hết những lời họ chửi mắng tôi. Tôi được phép làm việc này, v́ trước khi vào cuộc đấu tố, một ông có dặn tôi đem theo giấy bút ghi chép để sau này có dịp suy ngẫm lại những điều người ta nói về ḿnh. Những tờ ghi chép này tôi c̣n giữ cho đến bây giờ. Tôi chỉ ghi tóm tắt những ư chính của những người phát biểu. Tôi chép lại những lời phát biểu này và chỉ thêm một số câu chữ cho rơ nghĩa ở những chỗ cần thiết. Một gạch đầu ḍng là ư kiến của một người; có người phát biểu nhiều lần.

    Ư kiến tập thể

    – Tên Đính, phải gọi hắn là tên Đính, không phải anh.
    Mỹ Diệm đă cài hắn lại để phá hoại, để chống đối lại nhân dân, chống đối lại chế độ chuyên chính vô sản của ta.
    Tên Đính đă viết những lời giận dữ đả kích đảng, chế độ; đó là kẻ thù, chúng ta không c̣n mơ hồ ǵ nữa.
    Tôi đề nghị: Chính quyền xử trị đúng mức

    – Tên Đính, phải gọi là tên Đính, không anh ǵ cả.
    Tên Đính không phải v́ va chạm quyền lợi, không phải v́ tức tối, mà do suy nghĩ kỹ, mang tính chất phản động chống lại chinh sách, đường lối của đảng ta. Mục đích của hắn là nhằm cái ǵ đây , cho hắn thôi.
    Những suy nghĩ của tên Đính đă đi trái với con người của tôi.

    Hắn đả đảo chiến tranh, đả đảo chiến tranh nào? Hắn đả đảo chiến tranh chống xâm lược chứ ǵ nữa. Như vậy là tên Đính bảo ta phải đi đầu hàng sao?

    Tên Đính là một tên phản động. Không biết có phải hắn do một tổ chức của địch nào đó đưa vào tổ chức của ta để phá hoại? Chúng ta không thể dung thứ hắn được.
    Chúng ta hết sức đau đớn, v́ tên Đính đă phỉ nhổ lănh tụ của chúng ta.

    – Tên Đính là một tên, một tên phản động nói xấu lănh tụ của chúng ta. Hắn không phải là một người sai lầm, ngu dại, hắn là một tên phản động. Hắn có một tổ chức của hắn. Hắn bị địch nhồi sọ. Hắn chui rúc vào tổ chức của ta để cung cấp tài liệu cho địch.

    – Tên Đính đă tham gia cách mạng, là cán bộ tuyên huấn, nhưng hắn lại có chân trong tổ chức Cần lao nhân vị. Hắn phản động rơ ràng. Đúng hắn là một tên phản động chửi bới đảng và lănh tụ. Chúng ta phải thù tên Đính. Chính đầu óc phản động của tên Đính đă tạo cho tên Đính những cái nh́n xấu về miền Bắc. Hắn đă cố t́nh làm một tên phản động, cấu kết với địch.

    – Tên Đính, phải gọi hắn như thế mới đúng. Tên Đính có một tổ chức phản động.
    Đúng, hắn là một tên phản động có tổ chức. Tôi yêu cầu trừng trị tên Đính đúng mức.

    – Tên Đính xuất thân từ gia đ́nh nghèo, đáng ra hắn phải căm thù đế quốc. Chưa căm thù đế quốc hắn đă làm tay sai cho địch. Hắn chửi đảng, chửi nhân dân, chửi lănh tụ. Một tên phản động. Hắn không c̣n học vấn, học vấn của hắn vất xuống hố xí. Học vấn cái ǵ, hắn là một tên phản động.

    – Tên Đính là một kẻ thù của chúng ta. Hắn là một tên phản động, hắn là kẻ thù của nhân loại. Tôi đề nghị: phải làm cho hắn có thái độ thức tỉnh, hối cải, có như thế, hắn sẽ sẵn sàng được hưởng lượng khoan hồng của chúng ta. C̣n nếu hắn ngoan cố, chúng ta sẽ có biện pháp đối với hắn.

    – Tên Đính, một tên tay sai phản động. Tên Đính đă đả kích lănh tụ. Hắn là một tên ngoan cố đắc lực của địch. Chúng ta phải có h́nh phạt xứng đáng đối với hắn, nếu tên Đính c̣n ngoan cố.

    Hắn đă không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Nguy hiểm hơn nữa hắn đă viết thư vào Nam cho bạn bè của hắn xuyên tạc, nói láo về miền Bắc. Thật rất nguy hiểm.

    (Tôi thường hay viết những bức thư trong các tập vở hoặc giấy rời cho những người mà tôi tự đặt ra những cái tên A, B…. nào đó, tŕnh bày những suy nghĩ của tôi về miền Bắc, cảnh vật, sinh hoạt của dân chúng ở những nơi tôi đến, sinh hoạt hàng ngày của tôi, có khi nhắc lại những kỷ niệm của tôi với bạn bè, ở trong rừng, ở Huế, lúc c̣n đi học… Tất nhiên những bức thư này không bao giờ tôi gửi. Viết thư như một cách ghi chép, viết nhật kư của tôi, nhưng dưới h́nh thức đối thoại, nói chuyện. Cách này lâu nay tôi vẫn hay làm. Ông Lai đă dẫn ra một số đoạn trong những bức thư này và cho đó là thư tôi gửi cho bạn bè ở trong Nam)

    – Đó là cách dưỡng gió để bẻ măng của một tên phản động. Tôi nói lên đây tôi rất đau ḷng. Đính là một tay phản động chui vào hàng ngũ của ta để phá hoại. Tôi rất hổ thẹn về con người quê hương của chúng ta như thế (Quê hương đây là Thừa Thiên. Người phát biểu là một người quê ở Thừa Thiên).

    – Nó đă đụng chạm đến t́nh cảm thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta căm thù nó, nhưng vẫn đủ b́nh tĩnh, chúng ta vẫn đủ b́nh tĩnh. Do bản chất giai cấp vô sản của chúng ta, chúng ta vẫn c̣n dùng lời lẽ nói với nó. Chúng ta sẵn sàng khoan hồng cho nó. Nhưng nếu nó ngoan cố th́ chúng ta sẽ có biện pháp xử trị.

    – Anh ta có nói đến giá trị làm người. Giá trị đó là cái ǵ? Động cơ tham gia cách mạng của anh ta là không đúng. Anh ta là tiểu tư sản, là cơ hội. Giá trị làm người của anh Đính là chống Đảng, anh hùng của anh là anh hùng kiểu Mỹ, anh hùng của cao bồi.

    Người ta bị lầm về anh. Anh đọc chủ nghĩa Mác để xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Anh nói đến tự do, anh đ̣i tự do. Anh có đầy đủ mọi tự do của một con người sống ở đất nước này, anh c̣n đ̣i hỏi đến tự do ǵ nữa? Đúng là tên Đính lập luận hai mặt. Cần lao mà tên Đính nói ở đây là Cần lao nhân vị.
    Tất cả lời lẽ của tên Đính đều mang hơi hám của bọn Nhân văn – Giai phẩm và của đài Gươm thiêng ái quốc. Anh học đại học văn khoa của địch, anh ở trong vùng địch nên bị nhồi trong óc nhiều tư tưởng phản động. Chứng tỏ cũng đủ kết án anh rồi. Nhưng tùy anh, anh muốn đi theo con đường nào th́ đi.

    (Người phát biểu này tôi nhớ không rơ tên, là Hoàng Hương Việt hay Hoàng Việt Hương. Anh ta người Quảng Nam, sau này có đi học một lớp báo chí ở trường Tuyên huấn Hà Nội th́ phải. Khi anh ta nói có tiếng x́ xào “anh ǵ mà anh, tên Đính thôi”).

    – Lời lẽ tên Đính là hoàn toàn đả kích đảng, đả kích trung ương, đảng viên. Cho nên tên Đính là một tên trắng trợn phản cách mạng. Phải có biện pháp trừng trị đích đáng. Tên Đính phản cách mạng hoàn toàn.

    – Tôi chưa từng nghe ai dám xúc phạm đến lănh tụ. Tên Đính rơ ràng là phản động. Tên Đính, một tên ngu ngốc. Nhưng chúng ta phải tỏ ra có độ lượng, đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Bản thân tên Đính phải thấy sai lầm của ḿnh.

    – Trần Vàng Sao! Có lạ ǵ với cái tên của anh đâu. Ở trong Nam anh đă từng làm những bài thơ t́nh đăng trong các báo ngụy như Hiện đại, Bách khoa, Mai… (chắc anh ta nhầm tôi với một người nào đó).
    Anh nên đổi tên để khỏi phải nhục. Hay là địch đă đưa anh vào hàng ngũ của ta? Anh bất b́nh với tổ chức, với đảng. Thế kẻ thù của anh là ǵ? Kẻ thù của anh không phải là địch th́ là ta, là cách mạng, là đảng. Anh muốn đi theo con đường nào, con đường của bọn Nhân văn-Giai phẩm hay bọn bồi bút ở Sài g̣n? (anh ta có kể một số tên mà anh ta liệt vào bọn bồi bút ở Sài G̣n. Tôi không ghi lại nên không nhớ). Anh Đính, anh đừng tưởng anh giỏi, anh c̣n kém nhiều và phải học nhiều nữa. Anh phải làm như Trịnh Đ́nh Thảo, Dương Quỳnh Hoa, Tôn Thất Dương Kỵ…

    (Đây là phát biểu của một người tên Hoàng Hương Việt hay Việt Hương ǵ đó).

    – Sự căm giận của tôi cũng giống như của toàn thể các đồng chí ở đây, nhất là các đồng chí ở Trị Thiên. Nguyễn Đính đă đối lập với chúng ta, đă quay mũi súng về phía chúng ta. Những bài viết của Nguyễn Đính khác với những lời đảng đă dạy. Đó là những quan điểm chống cộng đă cũ. Nguyễn Đính có một ư thức khác với ư thức của chúng ta, có một lập trường khác với lập trường của chúng ta.
    Anh phải nh́n rơ kẻ thù hơn. Kẻ thù của Nguyễn Đính là chủ nghĩa Cộng sản, là Trung ương đảng. Chúng ta chẳng bao giờ nhổ nước miếng vào băi phân. Chúng ta cần phân tích, bộc bạch cho nó rơ. Tư tưởng phản động của Nguyễn Đính đă rơ rồi.

    – Anh Đính chống đảng. Thế th́ anh Đính theo cách mạng để làm ǵ? Đúng là tri thức không đáng bằng một cục phân.

    – Văn hóa có tác hại rất lớn. Địch đă tiêm nhiễm văn hóa của chúng vào đầu óc anh Đính. Anh Đính chưa hiểu về chuyên chính vô sản. Đảng ta rất nhân đạo, trấn áp anh th́ không khó, nhưng ta có chính sách.


    Đến đây, một ông trong chủ tịch đoàn đứng lên hướng dẫn, gợi ư, phát động mọi người góp ư:

    – Tóm tắt về anh Đính như thế này: Anh Đính tự cho anh là con người, c̣n chúng ta là những đinh ốc, con vật; anh là người có tri thức, c̣n chúng ta là những người ngu ngốc.
    Như thế anh Đính phải nghĩ đến một cuộc cách mạng nào khác đây? Anh nói xấu lănh tụ, không có lập trường về chiến tranh. Anh cho chế độ miền Bắc là bất công. Toàn bộ nhận thức, quan điểm của anh Đính đều có giấy trắng mực đen. Thực chất bên trong của anh ta là một tên phản động, chống đối đảng, chống đối cách mạng. Anh ta đối lập với chúng ta.

    Giữa anh Đính và chúng ta có một mâu thuẫn đối kháng. Lẽ ra anh Đính không được ngồi ở đây nữa. Nhưng v́ ḷng nhân đạo của ta nên anh Đính c̣n ngồi đây. Chúng ta muốn giáo dục, cải tạo anh Đính.

    – Rồi đây tên Đính nó sẽ có những lời đường mật xin tha, xin khoan hồng. Nhưng ta phải mở cho nó một con đường tốt. Và chúng ta phải có một biện pháp cho tốt, đó là biện pháp chuyên chính vô sản.

    – Thằng Đính phải gọi như thế mới được. Tất cả những người theo cách mạng ở đây không phải là cuồng tín đâu, mà bởi ruộng đồng, quê hương, v́ cha mẹ chết. Nó khinh mẹ nó, v́ mẹ nó đẻ nó ra đâu để cho nó phản động như thế này. Nó không đáng là cục cứt đáng cho ta nhổ nước miếng. Anh em bức xúc quá không nói được.

    – Nói với thằng Đính, chứ không anh ǵ cả, thằng Đính hăy nghe đây. Tôi đề nghị: xét lập trường của nó mà có biện pháp xử trị.

    – Tôi nói với tư cách là K trưởng, một đảng viên, một trí thức. Chúng ta phục vụ cách mạng v́ mục đích thiêng liêng, chứ không phục vụ những đối tượng có đầu óc phản động.

    Tôi đề nghị chúng ta phải đề cao cảnh giác hơn nữa. Anh Đính có những hiện tượng chống đảng, chống lănh tụ, chống chế độ. Lôi Phong tự nguyện làm một đinh ốc của đảng, một đinh ốc ư thức được nhiệm vụ của ḿnh. Tôi hănh diện khi nói tôi là một người Việt Nam, tôi là một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. (ông này tên Điềm, bác sĩ trưởng K, người ở Nghệ An hay Thanh Hóa tôi không rơ).

    – Tôi phát biểu hai điểm về anh Đính.

    Một là, anh Đính đả đảo chiến tranh, anh muốn ḥa b́nh. Anh nói miền Bắc bất công. Nhưng, ai là kẻ gây chiến tranh? Đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa? Rơ ràng anh Đính phản động. Anh Đính đi t́m tự do của Mỹ Ngụy phải không?

    Hai là, theo sơ yếu lư lịch mà anh Đính đă khai với tổ chức, tôi nghi ngờ về lư lịch của anh ta. Nghèo mà đi học được là do địch đỡ đầu, địch không đỡ đầu làm sao mà đi học được. Anh Đính khai chưa đúng lư lịch của ḿnh.

    – Tôi xin phân tích thêm về ư thức và tư tưởng của anh Đính. Anh Đính đă nhiễm độc những hư thối của chế độ Mỹ ngụy. Anh có quan điểm rất mơ hồ về chiến tranh. Anh không phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
    Anh kêu gào tự do cho những người nghèo là thế nào? Anh tiêm nhiễm học thuyết Hế-ghen (Hegel) mà Hê-ghen là kẻ đă từng kêu gọi ném bom nguyên tử hủy diệt nhân loại(!). Cái trường đại học văn khoa ở Huế đă đầu độc anh ta. Bọn cờ đỏ cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính chỉ là một con gịi mang biết bao nhiêu bệnh tật trong người. (Phát biểu của cái anh tên Việt).

    – Năm nay tôi 57 tuổi, hơn 40 năm đi theo con đường của Đảng, bây giờ tên này phản động chống đảng, tôi đau xót vô cùng. Chưa ai dám xúc phạm đến Bác Hồ, nay tên Đính lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Đính là người Việt Nam, người Việt Nam mà lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Tôi muốn đánh gục tư tưởng sai lầm của tên Đính.

    – Tôi đứng trên quan điểm của người đảng viên để nói. Anh Đính là kẻ thù của tôi, v́ anh xúc phạm đến lănh tụ. Hoạt động cách mạng của anh Đính chẳng có chi cả, không đáng là chi cả. Anh Đính đă bộc lộ những tư tưởng phản động. Văn hóa Miền Nam của bọn đế quốc đă xâm nhập vào anh Đính. Tôi đề nghị: phải có biện pháp cương quyết và cứng rắn với anh Đính.

    – Đồ bịp bợm. Tên này là một tên bịp bợm. Nó hô nhân dân muôn năm, nhưng lại chống đảng. Luận điệu của tên Đính giống như luận điệu của Ngô Đ́nh Diệm.

    – Luận điệu của tên Đính là luận điệu của kẻ thù. Chế độ ta là chế độ của chuyên chính, của giai cấp vô sản. Chỗ đứng của tên Đính không phải là chỗ đứng của một người nghèo mà là đường đi của kẻ thù. Tư tưởng sai lầm của tên Đính rất nghiêm trọng. Tên Đính đừng dựa vào các lời nói của các đảng viên và cán bộ ở đây mà kích động.

    – Tay Đính, phản động. Học thức là vô ích. Tôi bóp bụng, tôi chịu đựng, mặc dù tôi hết sức căm thù nó.

    – Đính là một kẻ do địch cấy vào để phá hoại hàng ngũ ta. Đó là một tên phản động tày trời. Bản chất của tên Đính là phản dân hại nước. Mang danh nghĩa cán bộ B (tức cán bộ ở chiến trường miền Nam, NĐ) là nhơ bẩn. Cho tên Đính ăn , hóa ra vô ích. Tôi tức giận. Tôi phát biểu để cởi mở hết sự tức giận của tôi. Phải có biện pháp trừng trị nó.

    – Chúng ta rất tiếc là sự việc này xảy ra trong đơn vị của chúng ta, trong đảng bộ của chúng ta. Anh Đính nói xấu đảng, nói xấu lănh tụ, đảng viên. Thế học thức của anh Đính là ở chỗ nào? Những người b́nh thường như chúng ta nhận ra được con đường đi giáp mặt với kẻ thù, chịu hy sinh thân mạng của ḿnh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc là trí thức. Đó mới là trí thức.

    – Tên Đính phải mở mắt ra mà xem. Cách nh́n về chiến tranh của tên Đính rất phản bội. Chúng ta lên án tư tưởng, hành động này của tên Đính, phải cải tạo nó theo đường lối và chính sách của ta.


    Đến đây, ông Lai đứng dậy:

    – Thưa các đồng chí. Tôi biết các đồng chí c̣n rất nhiều ư kiến muốn phát biểu. Nhưng bây giờ ta phải để cho anh Đính thú nhận tội của ḿnh đă.

    Ông ta quay sang tôi:

    – Anh Đính, đứng dậy. Anh hăy đọc bản kiểm điểm thú tội của anh đi! Đứng đó đọc!

    Tôi mệt mỏi, chán nản và muốn mửa, mấy lần tôi dợn dợn rồi cố nín. Cái dạ dày của tôi rúc rúc. Tôi muốn đưa tay ôm bụng, nhưng tôi đứng dậy. Có một vài cặp mắt ở đàng sau cuối hội trường nh́n tôi rồi quay đi.
    Có những cặp mắt đỏ máu , mở trừng như trân không muốn nhắm ghim vào tôi. Có người nhổ nước miếng, khịt mũi; có người hừ; có người cất điếu thuốc khỏi miệng, phun nước miếng thẳng vào tôi; có người xô ghế đứng dậy nghiến răng; có người mặt lạnh tanh, chỉ hơi dim mắt ngó tôi; có người liếc nghiêng, đầu hất ngược lên mấy cái. “Đồ mất dạy!”, “đồ chó đẻ!”, “bắn được rồi!”, “bắn mẹ hắn đi!”, “để chi cái đồ đó!” “dơ dớp!”, “dơ dáy!”….



    Còn tiếp ...

  7. #147
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi muốn ói ra thật rồi. Tôi nói:

    (Tôi viết lại dưới đây bản kiểm điểm ghi tóm tắt những ư chính, thường gọi là gạch đầu ḍng của tôi đă được hai ba ông trong đoàn khảo tra tôi hướng dẫn từng điểm, từng chữ, sửa lui sửa tới mấy lần).

    “Từ ngày ra Bắc đến nay, tôi đă phạm những sai lầm về ư thức, tư tưởng sau đây:

    Bằng những ghi chép và trong những bài thơ, tôi đă có những suy nghĩ phản động có hại đến thanh danh của đảng:

    Tôi đă chê bai và mạt sát các đảng viên,
    Tôi đă xúc phạm đến uy tín của lănh tụ,
    Tôi đă nói xấu các đồng chí ở trung ương;
    Tôi đă nói xấu chế độ;
    Tôi đă có thái độ bất kính đối với một số tri thức ở miền Bắc (Tôi được hướng dẫn phải thêm vào: v́ tự cao tự đại);
    Những điều tôi đọc ở sách vở chưa thấu đáo nhưng đă vội kết luận;
    Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay (trong một số bài thơ của tôi) tôi đă mất b́nh tĩnh v́ quá lâu mà chưa kết thúc. Tôi nghĩ rằng ta sẽ thắng, nhưng nhân dân sẽ phải chết rất nhiều.
    Những sai lầm của tôi hết sức nghiêm trọng. Đó là những tội phạm của tôi đối với đảng, đối với nhân dân, đối với cách mạng. Tập thể đă căm thù tôi, đă xúc động khi tôi xúc phạm đến uy tín của lănh tụ. Tập thể đă coi tôi như một kẻ thù và yêu cầu xét xử tôi theo pháp luật. Tự bản thân tôi, tôi thấy tội của tôi theo pháp luật là bỏ tù. Tôi mong ở sự độ lượng và khoan hồng của tập thể đối với tôi.

    Xét quá khứ tham gia cách mạng của ḿnh, nay ḿnh lại phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng có tính chất phản động như thế, tự tôi tôi đă xóa bỏ cái quá khứ trước của ḿnh đi.

    Tôi đă thấy rơ những sai lầm của ḿnh. Tôi tin tưởng ở tập thể.

    Tôi phải sống ḥa ḿnh trong lao động, trong tập thể để tự cải tạo ḿnh, để ḿnh trở thành người tốt đối với xă hội.

    Tôi mong sự giúp đỡ của trên, của tập thể. Nhưng chính bản thân tôi, tôi phải tự rèn luyện học tập những anh em đồng chí xung quanh”.

    Tôi đọc xong, ông Lai ngoắc tay ra dấu:

    – Ngồi xuống.

    Mấy cái đầu đội mũ cát trên hàng ghế chủ tịch đoàn cụng vào nhau vừa hút thuốc, vừa uống nước th́ thầm. Ông bí thư đảng ủy bệnh nhân vừa đứng nhỏ to với một ông trong đoàn khảo tra trong góc hội trường vừa vẫy tay một ông khác đến. Tôi dựa người vào thành ghế nh́n thẳng ra cửa ra vào. Mấy ông bí thư chi bộ bệnh nhân đi chen giữa các hàng ghế rỉ tai. Ông tên Lai đứng dậy nói, đại ư:

    – Thưa các đồng chí, anh Đính đă đọc bản kiểm điểm của anh. Chúng tôi biết các đồng chí chúng ta chưa nói hết những ấm ức, phẫn nộ của ḿnh, các đồng chí c̣n rất nhiều điều muốn phát biểu ra ở đây.
    Bây giờ chúng tôi đề nghị các đồng chí hăy đi sâu góp ư kiến về những biện pháp nhằm giúp anh Đính cải tạo ḿnh.

    Ông Lai vừa nói xong, ở cuối hội trường đă có người vừa giong tay vừa đứng dậy:

    – Đối với tên Đính, tôi đề nghị chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh nữa. Đấu tranh để tên Đính thấy rơ những tội phạm của nó, và buộc nó phải thú nhận tất cả những tội phạm của nó.

    – Bây giờ ta xử tên Đính như thế nào? Xét những sai lầm của tên Đính, tôi thấy có mấy nguyên nhân thế này: là đầu óc tiểu tư sản, cái tự do mà tên Đính nói là một thứ tự do cá nhân. Tất cả đều do bị ảnh hưởng văn hóa của địch.

    – Tên Đính phải có một hệ thống, một dây móc nối ở trong Nam, trong vùng địch.

    – Xử lư tên Đính thế nào à? Cho đi cải tạo!

    – Tội của nó đáng lẽ là bắn.

    – Cho đi cải tạo

    – Tên Đính nhận thức và đánh giá những điều mà nó tŕnh bày ra là chưa đúng. Tên Đính tiếp thu chưa đúng đắn và thiếu thành khẩn những ư kiến của chúng ta. Tội của nó rất to lớn đối với toàn dân tộc ta. Phải giáo dục nó, nhưng cũng phải có biện pháp cải tạo nó.

    – Tên Đính chưa thành thật nói hết. Hai là, hắn là một tên phản động, phản động có ư thức chính trị, điều này chúng ta cần chú ư v́ rất quan trọng.

    – Tội trạng rất to, đem bắn ở đây cũng được rồi.

    – Cho nó đi cải tạo dài hay ngắn hạn là tùy mức độ tội trạng sau này ta xét xử.

    Ông tên Lai nói:

    – Tôi biết các đồng chí c̣n có nhiều ư kiến và nhiều đồng chí cũng chưa nói hết những ấm ức, tức giận của ḿnh. Qua sự góp ư, phân tích hết sức sâu sắc và đúng đắn của các đồng chí, đến đây tôi tạm sơ kết, tạm gọi là sơ kết một bước về anh Đính. Thế này các đồng chí ạ. Những tư tưởng phản động trong con người của anh Đính đă có từ năm 1968 (có lẽ ông ta căn cứ vào bài thơ “Những con đường đă đi qua và những con đường sẽ đi tới” của tôi làm năm 1968).
    Tôi nhắc lại từ năm 1968 là lúc mà anh ta c̣n ở trong rừng. Từ năm 1968 đến nay, 1972, là 4 năm; hai năm trong rừng, hai năm ở miền Bắc. Tôi nhắc lại như thế để các đồng chí thấy rơ tác hại của những tư tưởng và hành động phản cách mạng của anh Đính là nguy hiểm tới mức độ nào. Chúng ta phải khẳng định trách nhiệm của Đảng là Đảng ta kiên quyết loại bỏ tất cả những tư tưởng khác và sai trái đối với tư tưởng, lập trường và quan điểm của đảng.

    Hơn nữa, ở đây lại là những tư tưởng phản động, chống phá đảng, chống phá cách mạng th́ phải đánh chứ không phải chỉ loại trừ nữa. Nhưng chúng ta không đánh con người anh Đính, chúng ta đánh là đánh cái tư tưởng, cái hành động phản động của anh ta. V́ chúng ta tin tưởng rằng con người của anh Đính có thể cải tạo được với điều kiện là bản thân anh Đính phải thú nhận một cách thành khẩn và đúng đắn hết những sai phạm của ḿnh trước đảng. Chủ trương của đảng ta luôn luôn kết hợp trừng trị đi đôi với giáo dục, mà giáo dục là chủ yếu.

    Thưa các đồng chí, vấn đề của anh Đính vẫn c̣n tiếp tục. Ngang đây chưa hết. Tôi xin nhắc lại, ngang đây chưa phải là hết. Chúng tôi chưa kết luận về anh Đính như thế nào cả. Chúng tôi đưa ra mấy khẳng định sau: một là, trước đây hai hôm anh Đính là cán bộ tuyên huấn, một người bạn ở K65, nhưng hôm nay bước đầu, tôi nói rơ là chỉ mới bước đầu ta kết luận, con người của Nguyễn Đính có những sai lầm nghiêm trọng chống đối đảng, chống đối chính phủ.
    Tư tưởng của Nguyễn Đính là tư tưởng phản động chống đối đảng ta. Chính phủ ta. Mức độ phản động đến đâu, như thế nào ta chưa kết luận. Nguyễn Đính chưa thú nhận hết những tội lỗi của ḿnh, mặc dầu Đính đă có thú nhận. Do đó chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh với Nguyễn Đính, đấu tranh đến cùng, đấu tranh không khoan nhượng.

    Hai là, tập thể chúng ta đă có nhiều ư kiến về việc xử trị anh Đính, cụ thể là: một là bắn, hai là tiến hành giáo dục, cải tạo một cách nghiêm túc. Thưa các đồng chí, chúng ta chưa quyết định được. Nguyễn Đính phải thấy sự khoan hồng của Đảng, nếu Nguyễn Đính là một tên phản động có nợ máu th́ phải xử lư bằng biện pháp mạnh. Muốn như thế nào đó, cái đó là tùy Nguyễn Đính. Và anh ta phải tự thấy cái đó. Chính sách của đảng ta là luôn luôn độ lượng với những người biết hối cải. Nguyễn Đính vẫn chưa thú hết tội.

    Và chúng ta phải nói cho anh ta biết rằng ngang đây chưa phải là hết đâu.

    Mọi người đă ra khỏi pḥng. Căn pḥng sáng hẳn lên. Tôi vẫn ngồi một chỗ và hút thuốc. Mấy ông trong đoàn khảo tra ngồi trên bàn chủ tịch đă đứng dậy. Họ đang nói chuyện tiếng to và cười vui vẻ.

    Trước mặt tôi ba dăy ghế băng, cái thồi ra, cái thụt vào xô lệch nhau. Một vài cái ghế dựa nghiêng ngửa giữa các lối đi. Ngọn đèn ở ngoài hành lang vừa tắt. Ông thợ điện đang đi thu dây và các bóng bắt thêm trong hội trường. Tối nay điện không bị cắt. Bây giờ chắc khoảng hơn mười một giờ. Các cửa gương đă đóng. Trong pḥng đă hết hơi người, nhưng vẫn c̣n cái mùi ǵ nằng nặng lẫn với khói thuốc lá lảng vảng. Ông Thanh bước lại gần tôi nói:

    – Anh về được rồi đó.

    Tôi đứng dậy bước đi. Ông thợ điện người Nam Bộ khoảng trên 50 tuổi mở một cánh cửa hông nh́n tôi nói:

    – Anh đi ngả này, anh Đính.

    Lạnh, có gió thổi hút vào. Những dăy nhà, những dăy lầu, cửa sổ khép mở, đèn thắp sáng như những toa tàu. Dăy nhà tôi ở phía bên kia đường.

    Các giường ngủ trong pḥng đă mắc mùng. Bốn người c̣n tụm lại uống nước trà, nói chuyện. Họ nh́n tôi rồi lặng thinh. Ông già Giác vẫn ngồi xếp bàn trên giường. Ông đưa hai tay vuốt tóc rồi để yên sau đầu. Thường ngày ông già Giác hay uống nước trà với tôi. Hễ có trà ngon thế nào ông cũng gọi tôi uống.
    Ông hay ướp bông bưởi với trà loại ba hoặc trà bồm để uống. Cho đến sau này, ông Giác, ông Tuyến và anh Khôi là những người ở cùng pḥng với tôi vẫn đối xử tử tế với tôi như thường.

    Tôi bước vào pḥng trong, ông già Tuyến người Quảng Ngăi nằm trong góc đă đi ngủ. H́nh như ông bỏ về trước, không dự hết cuộc đấu tố tôi. Tôi nhai mấy viên Ka vét , rồi để nguyên áo quần đang mặc đi nằm. Tôi mệt và chán. Tôi không muốn suy nghĩ và tính toán ǵ nữa. Tôi cũng chẳng cần t́m cách đối phó như thế nào về sau này nữa, và cũng chẳng cần t́m hiểu xem người ta sẽ xử sự với tôi ra sao nữa. Chán và mệt lắm rồi.

    Cô y tá trực xách cái đèn bao đi vào. Lần này cô không đong đèn nh́n vào giường tôi như mọi khi nữa. Ông già Tuyến trở ḿnh ho, rồi lẹt xẹt mở cửa đi ra ngoài.

    Tôi nhớ mẹ tôi, tôi nhớ nhà, tôi khóc. Năm đó tôi ba mươi tuổi.

    .........

    Tôi nhớ rơ một hay ba ngày sau, khoảng 7 giờ sáng, bà Quy, bác sĩ chủ nhiệm khoa bảo tôi:

    – Anh chuẩn bị sáng nay về Cục. Giấy tờ và thủ tục chúng tôi đă làm xong. Anh cứ đợi đây. Bao giờ tôi vào báo anh sẽ đi.

    Lát sau, bà ta quay trở lại đưa giấy tờ cho tôi:

    – Xe đợi anh ngoài cổng.

    Tôi chào ông già Tuyến. Ông đưa trả tôi mấy cuốn sách, những cuốn b́a đỏ của Mao Trạch Đông bằng tiếng Pháp. Tôi nói:

    – Bác cứ giữ mà đọc . Ông già lắc đầu:

    – Cái thằng…

    Rồi ông hỏi tôi:

    – Mầy đi đâu hả Đính?

    – Dạ, họ nói về Cục.

    Tôi bước ra ngoài pḥng, không có ông già Giác. Tôi không chào ai hết. Mọi người bây giờ coi như không có tôi.
    Tài xế là một thanh niên rất trẻ có râu quai nón. Suốt dọc đường từ Sơn Tây về Hà Nội tôi và anh ta không nói ǵ với nhau. Sau này rất lâu t́nh cờ tôi gặp anh ở Hà Nội.

    Anh ta chào tôi rất vui vẻ. Anh ta nói: “Anh biết không, lúc đưa anh về Hà Nội, trở về Sơn Tây tôi bị mấy ông tra hỏi đủ điều. Họ hỏi tôi trên đường đi anh đă nói ǵ với tôi, và tôi đă nói ǵ với anh. Tôi nói là anh có mời tôi hút thuốc, nhưng tôi lại không hút thuốc”.

    Xe ngang qua nghĩa trang Mai Dịch, tôi chợt nhớ lại trong trận tra vấn tôi có một ông đă hỏi:

    – Anh quá tệ đi anh Đính ạ. Anh nói xấu cả những đồng chí lănh đạo của ta đă chết chôn ở nghĩa trang Mai Dịch nữa.

    – Tôi có nói thế đâu.

    – Anh không bao giờ thành khẩn hết. Đây này, có phải là anh đă viết “…. ở cái chết con người cũng không được b́nh đẳng. Cứ tùy theo tiêu chuẩn bao nhiêu thịt, bao nhiêu đường, bao nhiêu sữa mỗi tháng, mỗi ngày mà kẻ chết đi, người th́ được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch, kẻ th́ ở Văn Điển”. Chắc anh cũng biết nghĩa trang Mai Dịch là nơi dành cho những đồng chí lănh đạo có công lớn với cách mạng với nhân dân với đất nước?

    Đến Cục đón tiếp cán bộ B ở 11 Hoàng Hoa Thám, tôi vào tŕnh giấy tờ. Đến lúc này, tôi cũng không biết người ta sẽ c̣n làm ǵ tôi nữa. Chắc chắn là tôi sẽ bị khảo tra nhiều lần nữa, nhưng không biết bằng cách nào. Tôi có cảm tưởng cơ thể của tôi như bị mất cân bằng. Tôi ở trong trạng thái của một người bị bắt buộc phải làm việc quá nhiều, nhưng các thớ thịt không căng lên mà lại giãn ra, máu lưu thông không đều; tất cả như dồn lại một chỗ trong đầu. Tôi cứ muốn mửa.


    Còn tiếp ...

  8. #148
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi vào pḥng làm việc để tŕnh giấy tờ. Một anh chàng rất trẻ, trắng trẻo ngồi sau bàn giấy sát cửa ra vào, chào tôi:

    – A, anh Đính.

    Anh ta tên Ninh, người Quảng Nam, có quen tôi lúc ở K65. Anh ta bị thương ở trán, phía trên thái dương trái hỏm vào một lỗ bằng đồng bạc kênh năm xu. Nắng mưa ǵ anh ta cũng đội cái mũ cát dạ để giữ ấm đầu và đề pḥng có va chạm. Hầu hết những người làm việc ở Cục đón tiếp cán bộ B này là người miền Nam, trong số này phần đông ở chiến trường ra chữa bệnh hoặc an dưỡng.

    Những người này nhờ quen biết thân thế vận động xin được làm việc ở đây để khỏi vào lại chiến trường và để được hưởng các tiêu chuẩn chế độ của cán bộ miền Nam. Anh chàng này cũng thế. Cha anh ta là một cán bộ cao cấp không muốn cho con trở lại chiến trường nên xin chuyển anh ta về làm việc ở đây.

    Anh ta chỉ cho tôi vào pḥng trong để tŕnh giấy tờ. Pḥng trong chỉ có một người đàn ông đứng tuổi ngồi sau bàn giấy. Những bàn chung quanh đều vắng người. Ông ta cầm xấp giấy tờ của tôi liếc qua rồi cất giọng:

    – Anh tạm ở đây, chờ các anh ở trên giải quyết. Bây giờ anh để đồ đạc và nghỉ ngoài hội trường. Các tiêu chuẩn của anh căng tin sẽ giải quyết. Nếu anh đau, anh ra dăy nhà sau đến pḥng y tế. Cơm trưa của anh tôi đă báo. Tiêu chuẩn ở đây một đồng hai một ngày. Tiền c̣n thừa (bốn hào) sau này anh sẽ truy lănh. Buổi sáng anh phải tự túc, v́ ở đây là cơ quan làm việc.

    Hai ba người bước vào pḥng cười nói, giọng Quảng, giọng Thừa Thiên, giọng Bắc… rồi tiếng máy chữ lóc cóc, tiếng gọi nhau ngoài hành lang, ở pḥng ngoài…

    – Thế mà tôi cứ tưởng anh hy sinh rồi chứ? Đến đây làm ǵ thế? Lại tiêu chuẩn chế độ chứ ǵ hay t́m người chứng để cưới vợ… ha ha… Thôi, thôi, ngồi đây, ngồi đây, uống trà nói chuyện cái đă.

    – Ê, chuẩn bị đi phép phải không? Xuống nhận tiêu chuẩn tế cho rồi.

    Người đàn ông đứng tuổi nh́n tôi nói:

    – Thế này nghe anh Đính. Về đây tạm thời anh không được đi đâu hết, chỉ ở tại đây, chờ ư kiến của các anh. Thôi, anh ra hội trường nghỉ.

    Ở hội trường cũng có một vài người (đều là cán bộ ở chiến trường) ở xa đến liên hệ công tác nằm chờ. Tất cả đều nằm trên ghế băng. Tôi kéo mấy cái ghế băng sát vào nhau gần cửa ra vào và cạnh cửa sổ làm chỗ nằm.
    Tôi chắc thằng ngô, thằng T́nh, bà Ngọc Trai, ông Doăn Triều đă biết chuyện của tôi. Sắp Tết rồi. Chắc chắn những ngày tết tôi phải bó rọ ở đây một ḿnh.

    Hai hôm sau, người ta báo cho tôi chuyển chỗ ngủ. Phía bên kia đường Hoàng Hoa Thám, đối diện với Cục đón tiếp hơi chếch về phía Hà Nội, vào sâu trong hẻm có một dăy nhà mới xây làm nhà khách dành cho những người ở xa đến nghỉ lại. Dăy nhà nhiều pḥng xây trên một cái hồ rau muống mới được lấp đất.
    Nhà mái ngói, phên tre trát vữa, chung quanh c̣n ngổn ngang những ụ đất đá, những đống vôi vữa bỏ dở đọng nước mưa, và tre nứa, gạch ngói vỡ rải khắp sân. Đất chỉ lấp phần nền để làm nhà, vẫn c̣n lại một phần hồ rất rộng, ban đêm ếch nhái kêu um nghe tức ngực.

    Đoạn đường từ con đường hẻm cũ vào nhà phải đổ cát lấp những hố bùn. Hai bên con đường hẻm này có một hai cái nhà nhưng mặt xây ra đường Hoàng Hoa Thám nên không có cửa ngơ. Cuối hẻm là một cái dốc, nhà thằng Ngô Thế Oanh ở sau đó, khuất sau những cây to. Tôi đă ngủ lại nhà thằng Oanh một hai lần rồi.

    Căn pḥng tôi ở có khoảng sáu giường, đi ngoài ngơ vào là pḥng đầu tiên của dăy nhà. Có lẽ tôi là người đầu tiên đến ở đây. Tôi nằm giường ngoài cạnh cửa sổ ngó ra đường. Mưa lất phất và lạnh. Ông gác cổng Cục đón tiếp, người Nam bộ, đưa cho tôi một ổ khóa và dặn tôi khi nào đi ăn cơm nhớ khóa cửa. Ông ta nói với tôi, giọng Nam bộ pha Bắc:

    – Mấy anh dặn tôi nói lại với anh là anh ở đây và không được đi đâu hết. Đến giờ, anh sang bên Cục ăn cơm.

    Tôi bỏ đồ đạc lên giường rồi ra ngồi trên bực cửa. Mùi vôi và xi măng mới hơi khó chịu. Chung quanh nhà không có cây cối ǵ cả. Không có cửa ngơ, chỉ có một băi đất trống rộng mở ra đường, chằng chịt vết bánh ô tô nước đọng thành những vũng dài. Con đường trước mặt thỉnh thoảng lắm mới có người đi qua.

    Không có một thứ tiếng động nào cả, không nghe tiếng người nói, chỉ có tiếng ô tô chạy ngoài đường Hoàng Hoa Thám. Tất cả đều trống không và tôi một ḿnh. Tôi ngồi ngó mưa như rắc bụi trên những vũng nước. Tôi lượm một mảnh ngói ném ra giữa sân, một mảnh rồi hai ba bốn mảnh ngói, vôi vữa chết đóng cục. Không c̣n cái ǵ để làm nữa, tôi cứ ngồi yên ngó ra ngoài.

    Gần một buổi sáng và hết cả ngày, hết ngồi lại nằm, tôi cứ loanh quoanh luẩn quẩn một ḿnh tôi thế này. Ăn cơm xong, trưa chiều, tôi trở về lại đây, mở cái cửa duy nhất của pḥng này, tôi ngồi ngó ra giữa trời đất. Trời c̣n mưa lất phất, tôi mặc thêm cái áo vệ sinh. Cái áo bông vẫn chưa đủ ấm. Buổi chiều lại yên tĩnh và trống trải hơn nữa.
    Tôi trông trời mưa thật to, mưa ào xuống , nước chảy không kịp tràn cả sân và chim, một vài tiếng chim, chim se sẻ vừa nhảy vừa hót trên sân, rồi chợt vụt bay rồi kêu toáng lên v́ có bóng người. Nhưng không có ǵ hết. Một ḿnh tôi, đầu óc tôi mệt mỏi, chán nản. Đêm đến, ngoài ánh sáng của ngọn đèn điện trong pḥng hắt ra sân một vạt và tiếng ếch nhái, c̣n th́ tối đen hết. Tôi thèm một miếng nước trà, nhưng không có nước sôi và ấm chén. Tôi nhai mấy viên Ka vét cho cái bụng đỡ cồn cào. Gần nửa đêm th́ điện cúp.


    Sáng hôm sau, cái ông dưới bốn mươi tuổi tôi tạm đặt tên Thanh cho dễ gọi, cái ông đă khảo tra tôi ở K 65, đến gặp tôi. Ông ta nói:

    – Anh theo tôi lên đây làm việc. Nhớ mang theo giấy bút.

    Tôi theo ông ra đường cái.

    – Anh lên đây tôi lái.

    Ông ta chở tôi về phía Hà Nội. Gần đến vườn bách thú, ông rẽ sang một con đường phía bên phải sát đó (tôi không nhớ tên đường). Đi một đoạn dốc lài lài, ông ta đứng lại trước một dăy nhà một tầng. Ông ta không nói ǵ hết. Ông dắt chiếc xe Phượng Hoàng nam , màu đen lên thang gác. Tôi đi theo sau. Ông ta dựng xe vào lan can hành lang, khóa lại, rồi mở cửa một căn pḥng ở cạnh lối xuống thang gác.

    – Anh vào đây.

    Ông ta bật điện và mở cửa sổ. Một cái bàn với hai cái ghế để sát cửa sổ có màn che bằng vải hoa. Ông ta đi vào trong mang ra một phích nước. Ông ta chế trà.

    – Anh ngồi xuống đi.

    Tôi kéo ghế ngồi xuống. Ông đẩy một tách nước về phía tôi.

    – Anh uống nước.

    Tôi lấy thuốc hút và uống nước. Ông ta vẫn mặc cái áo đại cán bằng nỉ màu đen, khăn quàng cổ ca rô xanh hồng đen trắng. Cái mũ lưỡi trai bằng nỉ kiểu Liên Xô cũng màu đen luôn luôn trên đầu. Ông ta xoa tay, rồi đặt hai bàn tay vào nhau lên kẹp đựng giấy tờ. Ông ta bắt đầu nói, trong lúc tôi dựa ngửa người lên ghế và duỗi chân ra dưới bàn.

    – Chúng tôi đưa anh về đây là để tiếp tục làm việc với anh. Hiện nay quần chúng, cán bộ và đảng viên ở K65 hết sức bức xúc, để anh ở đó chúng tôi xét thấy không có lợi. Số phận và tương lai của anh bây giờ là do anh quyết định đó. Anh chưa nói hết và thành thật với Đảng. Đây là cơ hội cho anh hối cải.
    Anh phải nói hết, nói thật, chỉ có cách đó anh mới cứu được anh. Đánh kẻ chay đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Đảng rất độ lượng, mặc dù anh đă có những thái độ và hành động chống đảng. Chúng tôi biết anh đang ở trong một t́nh trạng hết sức căng thẳng. Chúng tôi tạo điều kiện cho anh suy nghĩ thật đúng đắn về những việc làm của anh trước kia. Chúng tôi tin anh sẽ tỉnh ngộ và phải tỉnh ngộ để được hưởng lượng khoan hồng của đảng.

    Ông ta nói, nói rất nhiều. Ông nói như giảng nghị quyết. Cách mạng miền Nam đang thắng lớn. Miền Bắc vừa đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xă hội, vừa đổ hết sức người sức của chi viện cho miền Nam, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của ḿnh đối với hai nước bạn anh em là Lào và Campuchia. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

    Trước mắt nhân dân ta có những khó khăn nhất định, nhưng thuận lợi là cơ bản. Nhân dân tiến bộ khắp hoàn cầu, kể cả nhân dân lao động tiến bộ Mỹ và các nước tư bản, đều đứng về phía chúng ta. Chúng ta có hai nước hậu phương lớn là Liên Xô và Trung Quốc vĩ đại cùng các nước xă hội chủ nghĩa anh em khác đang hết ḷng hết sức ủng hộ và giúp đỡ chúng ta. Đảng ta vĩ đại, nhân dân ta anh hùng, chúng ta nhất định thắng. Sự thất bại của đế quốc Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai là tất yếu và chỉ c̣n là vấn đề thời gian v.v… Ông ta nói nữa:

    – Những người như anh cách mạng miền Nam đang cần. Tôi tiếc là anh đă phạm những sai lầm quá nghiêm trọng. Nhưng chưa muộn đâu anh Đính ạ. Chúng tôi muốn cứu anh, muốn cho anh trở nên người có ích cho xă hội. Cho nên điều tốt nhất, là anh phải hết sức thành khẩn trong việc khai báo.
    Anh phải nói hết, nói thật, không nên giấu giếm một việc, một điều ǵ hết. Anh phải biết rằng hôm ở K65 có những điều anh nói xấu đảng, các đồng chí lănh đạo và cán bộ đảng viên, chúng tôi đă không cho anh chị em biết. Nếu họ nghe được th́ chưa biết việc ǵ sẽ xảy ra như thế nào đối với anh. Riêng tôi, tôi tin rằng con người anh có thể cải tạo được. Anh phải trở thành một con người tốt.

    Ông ta nói có đến 20 phút, nửa giờ. Ông ta nói lúc nhanh, lúc chậm, lúc như b́nh thản, lúc dằn giọng. Có khi ông ta đứng dậy bậm môi, có khi ông ta nh́n ra ngoài qua khoảng trên tấm màn che cửa sổ.

    – Hằng ngày anh sẽ lên đây làm việc với tôi. Mọi việc sẽ được giải quyết nhanh hay chậm là do anh. Điều mà chúng tôi yêu cầu anh phải nói rơ là về mặt tư tưởng và ư thức, lập trường, anh phải nói hết những suy nghĩ của anh về chế độ, về miền Bắc, về chiến tranh, về Đảng v.v… Thứ hai là những việc làm của anh khi ra miền Bắc.
    Ai đă giao nhiệm vụ này cho anh, những người đó hiện nay ở đâu, đang làm ǵ. Công việc của anh đă tiến hành đến đâu, và trong dự định anh sẽ hành động như thế nào? Thứ ba là mối quan hệ của anh trong những ngày ở miền Bắc. Anh giao tiếp với ai, quan hệ với ai? Anh đă tổ chức họ như thế nào v.v..

    Tôi sẽ nói cụ thể hơn về những vấn đề này lúc làm việc với anh, bây giờ tôi chỉ gợi ư. Trước hết anh viết cho chúng tôi một bản kiểm điểm. Chúng tôi sẽ căn cứ vào bản kiểm điểm của anh để xem xét thái độ của anh có thành khẩn hay không, có trung thực hay không? Chủ yếu trong bản kiểm điểm này có hai điểm quan trọng mà anh phải tŕnh bày rơ là tư tưởng và hành động của anh. Anh nhớ, tự anh phải đề ra một phương hướng sửa chữa những sai lầm của ḿnh. Hằng ngày tôi sẽ đưa anh lên đây làm việc. Anh cứ viết, bao giờ xong chúng tôi sẽ xem lại và góp ư. Mấy ngày cũng được, để cho anh thư thả và có th́ giờ suy nghĩ. Chúng tôi không hạn chế thời gian.

    Ông ta lấy trong cặp giấy ra đưa cho tôi một xấp giấy kẻ ngang màu vàng.

    – Anh có bút rồi chứ? Giấy và mực đây. Buổi trưa, buổi chiều về ăn cơm anh để lại tất cả giấy tờ ở đây. Tôi nhắc lại để anh nhớ. Trong thời gian làm việc với tôi, anh không được đi đâu cả, không được tiếp xúc với bất cứ một người nào. Tôi sẽ đưa anh đến đây và đến giờ ăn tôi sẽ đưa anh về. Anh cần ǵ cứ báo cho tôi hoặc những đồng chí ở Cục biết. Nếu đau ốm anh đến pḥng khám bệnh của Cục, mà ở đây cũng gần Viện E2. Thuốc chữa bệnh anh sẽ được cấp phát đầy đủ.

    Đến trưa ông ta chở tôi về 11 Hoàng Hoa Thám. 1 giờ 30 chiều ông lại đạp xe về chở tôi lên. Đến chiều, tôi nói với ông:

    – Anh để tôi đi bộ cũng được. Đây với đó không xa lắm.

    Ông ta cắn môi, một lát sau bật miệng:

    – Thế cũng được.

    Nhiều buổi ông ta đi đâu chỉ c̣n một ḿnh tôi ngồi trong pḥng. Tôi cũng không biết dăy nhà một tầng này là cơ quan nào, dùng để làm ǵ nữa. Có điều chắc chắn là giữa cái nhà câm lặng này và Cục đón tiếp không có một quan hệ công tác nào cả. Suốt thời gian tôi đến đây ít khi tôi thấy người ra vào. Dăy gác này các cửa pḥng đều đóng kín.

    Thỉnh thoảng có một hai người đi ngang qua pḥng tôi ngồi. Tôi đoán căn pḥng tôi đang ngồi đây là một pḥng vừa ở vừa làm việc. Căn pḥng này nhỏ, chiều rộng hơn 3 mét. Một cái tủ đứng bằng gỗ tạp và một bức màn vải hoa xanh đỏ đă cũ , che không hết phía sau căn pḥng. Phía sau không biết dài rộng bao nhiêu, luôn luôn tối, chắc là chỗ ngủ. Khoảng kê bàn để tiếp khách và làm việc rộng khoảng 7 đến 8 mét vuông.


    Còn tiếp ...

  9. #149
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Trong thời gian ở đây, thỉnh thoảng giữa chừng cuộc tra vấn ông ta mời tôi ăn bánh kẹo uống nước trà và nói chuyện, chuyện nói bao giờ cũng như vừa tâm sự vừa khuyên nhủ.

    – Tôi tiếc cho anh… những người như anh là nằm trong hướng đào tạo của đảng…

    Có khi ông ta trong câu chuyện như t́nh cờ hỏi thăm về gia đ́nh của tôi, anh em nội ngoại, bà con họ hàng hiện nay ở Huế sống ra sao; từ ngày thoát ly đến nay tôi có liên hệ hoặc gặp gỡ họ không, cuộc sống của họ thế nào… Tôi nói hết cho ông ta nghe, và ông ta có lần khi không hỏi:

    – Anh thấy Sài G̣n thế nào?

    Tôi cười:

    – Tôi chưa bao giờ vào Sài G̣n.

    – Thế anh so Huế với Đà Nẵng th́ thế nào?

    – Tôi cũng chưa bao giờ vào Đà Nẵng.

    Tôi biết ông ta không tin, nhưng hơi sức đâu mà nói thêm nữa. Ông ta ậm ừ ǵ đó trong miệng, rồi gật gật cái đầu hỏi nữa:

    – Anh có bà con anh em ǵ ở Sài G̣n hay Đà Nẵng không?

    Tôi cười hứ một cái:

    – Không.

    Ông ta hỏi những câu như thế bao giờ cũng làm như hỏi cho vui để qua th́ giờ trong lúc ngồi uống nước. Có lần ông ta nói là ông ta chưa thấy Huế bao giờ và bảo tôi kể sơ qua về Huế cho ông nghe. Tôi biết qua cách kể và nhận xét của tôi về một thành phố địch tạm chiếm ông ta sẽ đánh giá lập trường và quan điểm của tôi. Đang chừng câu chuyện ông ta hỏi:

    – Bạn bè của anh có ai làm việc cho địch không?

    Tôi không cho câu hỏi này là ngây thơ hay t́nh cờ một chút nào hết. Tôi nói:

    – Bạn bè tôi người nào đă đi làm việc , đều làm việc cho địch hết.

    – Thế có ai là sĩ quan ngụy không?

    – Lính cũng có mà sĩ quan cũng có.

    – Bây giờ chắc có người đă lên đến cấp tá.

    – Hiện nay th́ tôi không biết. Lúc tôi thoát ly, bạn bè tôi có người đă là trung úy.

    – Phần đông họ ở binh chủng nào?

    – Hải lục không quân đều có. Đa số là ở bộ binh.

    Một ngày hai buổi trong khoảng một tuần ngày nào tôi cũng phải leo lên cái thang gác lộ thiên vào ngồi trong căn pḥng này để kiểm điểm với cái ông Thanh này. Khoảng 10 giờ trưa ngày thứ hai, tôi đưa cho ông ta bản kiểm điểm. Ông ta bỏ bản kiểm điểm của tôi vào kẹp giấy.

    – Được , tôi sẽ góp ư và bổ sung thêm. Bây giờ anh có thể về sớm.

    Trời vẫn mưa lâm thâm và lạnh. Tôi uống một chén nước cho ấm bụng. Tôi chưa xuống cầu thang vội, tôi đứng t́ hai tay lên lan can ở hành lang nh́n qua bên kia đường. Khoảng sân của dăy nhà này rộng, không có cây cối. Bên kia đường là vườn bách thú. Một khoảng đất dốc của núi Nùng thấp thoáng sau các tàng lá. Tôi quàng cái áo mưa lên cổ, bước xuống thang gác. Đường Hoàng Hoa Thám thường ít người và ít xe. Nhà ăn chưa có cơm, tôi quay ra cái quán gần ngơ mua diêm th́ gặp anh Doăn Triều:

    – Anh Triều, anh đi đâu đó?

    Anh Triều trong cử chỉ có vẻ vội vă.

    – Về chuyện của mi đây.

    Tôi ngó quanh xem có ai luẩn quẩn không.

    – Mầy thiệt là thằng… Bữa trước tao với bà Trai đă bảo mầy về Trại sáng tác B, mầy không chịu. Mầy nghe tao với bà Trai th́ đâu có chuyện này xảy ra. Thằng Trác hại mày chớ ǵ nữa.

    – Tôi nói thật với anh, tôi muốn trở lại chiến trường. Ra công tác A th́ khó vào lại lắm.

    – Mầy chẳng hiểu ǵ cả. Tao với bà Trai đang t́m cách cứu mày đây. Tao muốn nhân cơ hội này xin cho mầy về Trại sáng tác B. Nhưng họ không đồng ư. Họ bảo cần phải theo dơi mầy một thời gian đă. Mầy thấy khổ chưa. Nghe tao bữa trước là hay rồi.

    – Anh có gặp thằng Ngô, thằng T́nh báo cho chúng nó biết chuyện tôi với.

    – Ở Hội Văn nghệ một số anh em đă biết rồi. Bây giờ tao cũng chưa rơ là họ sẽ đưa mầy đi đâu nữa. Bà Trai và tao sẽ t́m cách cứu mầy. Tao sợ họ đưa mầy đi K3. Mà dám lắm.

    – Tôi bây giờ khó đi đâu và gặp ai hết.

    – Tao biết rồi. Cục 78 đang theo sát mầy. Mầy cứ sống b́nh thường. Trường hợp có chuyện ǵ mầy cố t́m cách báo cho tao và bà Trai biết.

    Trước khi chia tay, anh Triều nói:

    – Nhớ đừng buồn ǵ hết. Phải cố sống như thường. Bà Trai gửi cho mi mấy gói thuốc. Tao cũng đem chừng, chưa chắc gặp mi được.

    Cách đó hơn một hai tháng, anh Triều và chị Trai đă lên K65 nói tôi về công tác ở Trại sáng tác B, mọi thủ tục chuyển tôi đi công tác đă xong. Tôi không đi, tôi muốn vào Nam. Tôi nhớ mẹ tôi quá. Anh em bạn bè c̣n trong đó. Nếu ra công tác A (tức công tác ở miền Bắc), th́ trở vào Nam rất khó. Lúc đó anh Triều có giải thích cho tôi rơ tôi đến công tác ở Trại sáng tác B ở Hà Nội, nhưng vẫn thuộc biên chế cán bộ miền Nam.

    Lúc này tôi không hối tiếc ǵ về việc này. Tự tôi, tôi đă quyết định như thế.

    Suốt thời gian tôi bị tra vấn, thỉnh thoảng có một vài người đến dự cuộc. Những người này đều đă có mặt trong cuộc thẩm vấn tôi ở K65, có khi họ đến giữa buổi, có khi họ đến từ đầu. Có người ngồi yên nghe hoặc chỉ ghi chép; có người th́nh ĺnh trong cuộc đối đáp hỏi chen ngang một câu. Thường những người này đều có thái độ bực tức giận dữ ra mặt. Họ đứng dậy chống tay lên mặt bàn hoặc vừa theo dơi thái độ của tôi, vừa nghếch lên nghếch xuống cái đầu. Giọng lưỡi của họ bao giờ cũng nạt nộ, dọa dẫm.

    – Anh nói không thành thật.

    – Anh c̣n giấu chúng tôi nhiều điều.

    – Không được đâu anh Đính. Anh nên nhớ anh là người có tội. Anh c̣n trẻ, anh phải nghĩ đến tương lai của ḿnh. Đảng không bỏ anh đâu, đảng sẽ khoan hồng, nhưng anh không được giấu đảng. Đảng biết hết rồi.

    – Anh là ai? Anh hăy nói thật đi!

    – Anh đă làm ǵ cho địch?

    – Chúng tôi biết hết, anh không qua mặt được chúng tôi đâu.

    Rồi họ lấy những tấm ảnh chụp nhật kư của tôi, những ghi chép mà họ đă tịch thu của tôi ra, cứ theo cái đà đó, hạch sách, dọa nạt tôi. Thường họ hay kéo nhau ra ngoài hội ư to nhỏ với nhau, rồi sau đó đi vào pḥng họ bảo nhau: “cứ thế… cứ thế… ừ ừ… cứ thế…”

    Ông Lai kẻ chủ cḥm cuộc tra vấn tôi thường đến dự cuộc. Một hôm ông ta đưa cho tôi mấy tờ giấy có chữ đánh máy bảo tôi đọc. Đó là một bài thơ, không ghi tên tác giả, nhan đề là “cảnh tượng”. Tôi chỉ nhớ đại ư man máng : vào một ngày mùa hè nóng dữ dội, một chàng thi sĩ bước vào một vườn hoa, có một bông hoa đỏ rực. Thi sĩ đi khỏi vườn hoa và lạc vào một khu vườn hoang, ở đó có một cây ngọc lan đang ra hoa, nhưng tầm gởi và gai gốc bám đầy. Một con cú quàng khăn đỏ đang đậu trên cành. Thi sĩ đang bàng hoàng th́ một con mèo đen ở đâu đó xuất hiện. Thi sĩ hoảng hốt bỏ chạy…

    Ông Lai hỏi tôi:

    – Anh biết tác giả bài thơ này chứ?

    – Tôi không biết.

    – Anh thấy bài thơ này thế nào?

    – Đó là một bài tả cảnh.

    Và ông ta không hỏi ǵ thêm nữa. Có thể họ tin tôi không biết người làm ra bài thơ này thật. Bài thơ này của Nguyễn Hữu Ngô dán trên báo tường ở Đài Giải phóng (58 Quán Sứ, Hà Nội). Bài này tôi đă đọc lâu rồi.

    Khi tra vấn tôi trong bản kiểm điểm, đến mục quan hệ bạn bè, ông Thanh hỏi:

    – Anh có bạn bè ở Hà Nội không?

    Tôi nói có.

    – Đó là những ai

    – Hồ Thanh (tức Hồ Tính T́nh), Nguyễn Hữu Ngô

    – Họ là người thế nào?

    – Bạn cũ của tôi ở Huế

    – Có phải bạn thân không?

    – Bạn thân

    – Bây giờ họ đang làm ǵ?

    – Công tác tại Đài Giải phóng

    – Anh có hay đến Đài Giải phóng không?

    – Có

    – Tư tưởng của những người đó như thế nào?

    – Tôi không biết.

    – Bạn bè thân với nhau mà anh lại nói không biết.

    – Làm sao tôi biết hết họ được.

    – Thế anh thường trao đổi với họ về những điều mà anh đă viết trong nhật kư không? Cụ thể là thế này, có khi nào anh trao đổi với anh Ngô, anh Thanh và những người khác nữa những suy nghĩ của anh về miền Bắc, về chế độ xă hội chủ nghĩa, về Đảng, về chiến tranh vân vân… Và ư kiến của họ như thế nào? Họ có đồng ư với anh không?

    Tôi nói ngay:

    – Chúng tôi lâu lâu mới gặp nhau và mỗi lần gặp nhau thường nói đủ thứ chuyện. Tất nhiên trong câu chuyện thường cũng hay nói đến những suy nghĩ của ḿnh về miền Bắc, về chủ nghĩa xă hội, về Đảng… và việc đồng ư hoặc không đồng ư với nhau về một điểm nào đó là chuyện thường.

    – Thí dụ họ đă đồng ư với anh về những điều ǵ?

    – Làm sao tôi nhớ hết được.

    Vẻ bực tức và giận dữ của ông Lai lộ ra ngay trong cử chỉ và thái độ. Ông ta hứ một tiếng. Đến nước này tôi chẳng cần phải giữ ư tứ ǵ nữa. Mặc kệ, họ muốn làm ǵ tôi th́ làm.

    Buổi chiều ngày tôi nộp bản kiểm điểm, tôi lên lại căn pḥng này. Lúc đó, ông Thanh vừa mới ngủ dậy. Ông bảo tôi rót nước pha chè uống. Ông lấy mấy tờ Nhân dân, Quân đội Nhân dân để giữa bàn, rồi bảo tôi ông đi có việc một lát sẽ trở về.

    Tiếng mở khóa xe đạp nghe cách một cái, ông ta vác xe xuống thang gác. Giữa chừng thang gác phần lộ thiên một cô gái bước lên. Ông ta dừng lại nói ǵ với cô ta rồi đi xuống. Ông ta đạp xe về ngă Ba Đ́nh. Tôi nghe tiếng dép nhựa lóc cóc trên thang gác, rồi lẹt xẹt ngoài hành lang. Cửa pḥng vẫn mở.
    Cô gái ngó vào như t́nh cờ. Thỉnh thoảng cô lại đi ngang qua pḥng tôi ngồi, khi cầm tờ báo, khi xách phích nước. Tôi cầm mấy tờ báo lật qua lật lại. Dăy nhà này không biết dùng để làm ǵ mà yên tĩnh thật. Thỉnh thoảng mới nghe tiếng người nói ở tầng trệt. Cũng không thấy xe cộ ra vào. Không thấy bóng trẻ con. Tôi hút thuốc, uống nước.

    Có lẽ ông Thanh này chưa bao giờ vào chiến trường. Ông ta tập kết ra Bắc rồi làm việc luôn từ đó đến nay. Chắc ông ta ở ban bảo vệ đảng của Ban Thống Nhất Trung ương. C̣n căn pḥng này, có lẽ ông ta mượn để làm việc với tôi. Ngoài ông ta ra, không bao giờ tôi thấy một người nào ở trong pḥng này. Tôi nh́n lên bức tường trước mặt. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng khoác áo đưa tay chào, phía dưới là những ảnh màu chụp người, nhà cửa, xe cộ cắt từ báo ảnh Liên Xô.

    Anh Triều có nói người ta dám đưa tôi đi K3 lắm. K3 là trại cải tạo những phần tử xấu, phản động ở Quảng B́nh. Tôi cũng chỉ nghe nói thế, nhưng không biết cái K3 này như thế nào? Hồi mới ra Hà Nội, tôi gặp thằng Ngô, thằng T́nh, Út (Ư Nhi) đang đứng trước veranda của Đài Giải phóng ở 58 Quán Sứ, tôi nói với thằng Ngô: “Rứa mà tụi hắn đồn mi bị đưa ra Bắc là để đi cải tạo ở K3 Quảng b́nh”. Thằng Ngô đẩy cái kính cận thị sát mắt: “Thiệt hả mi? Tụi hắn đồn rứa hả mi?”, rồi hắn ngửa mặt lên trời cười ha ha rất sướng.

    Một tiếng đồng hồ sau, ông mà tôi tạm gọi là Thanh này trở lại. Ông ta dắt xe lên thang gác, dựng xe vào lan can ngay trước cửa, khóa lại, cầm túi xách, đi thẳng vào sau pḥng. Ông ta trở ra một tay cầm một cặp giấy, một tay xách cái bót da màu đen. Ông ta để cặp sau lưng ghế, rồi lật cặp giấy, rút bản kiểm điểm của tôi ra để lên bàn.

    – Tôi đă đọc bản kiểm điểm của anh rồi. Anh đă viết theo dàn bài mà tôi gợi ư. Nhưng vẫn c̣n nhiều, rất nhiều chỗ cần phải viết lại. Tôi đă nói với anh nhiều lần, chúng tôi muốn cứu anh. Chúng tôi đă tạo điều kiện cho anh thấy rơ những sai lầm của ḿnh để có phương hướng sửa chữa. Anh nên hiểu rằng đối với những trường hợp như anh thường người ta có ngay biện pháp xử lư.
    Và, chúng tôi chỉ cần thực hiện ư kiến của tập thể anh chị em ở K65 đối với anh là đủ. Nhưng chúng tôi không làm như thế. Chúng tôi tin con người anh có thể cải tạo được. Anh sẽ trở nên một người có ích mà cách mạng miền Nam đang cần.

    Ông ta đưa bản kiểm điểm cho tôi và nói tiếp:

    – Anh viết c̣n thiếu nhiều lắm. Anh chưa thật sự thành khẩn và không cụ thể.

    Ông ta bảo tôi đọc bản kiểm điểm. Trong bản kiểm điểm của tôi, nhiều chỗ bên lề và phần giấy c̣n lại có những chữ ghi chú nhằm sửa sai tôi của ông ta.

    Bản kiểm điểm của tôi có ba phần: A- Tóm tắt lư lịch; B- Phần kiểm điểm; C- Phương hướng sửa chữa. Tôi ghi lại dưới đây bản kiểm điểm của tôi (bản thảo) đă được ông Thanh này góp ư sửa chữa nhiều lần.

    – Tóm tắt lư lịch

    Họ và tên: Nguyễn Đính, tên riêng: Nhân

    Làm thơ lấy tên Trần vàng Sao

    Sinh ngày ………….. tại ……………

    – Phần kiểm điểm

    Sau khi đă được các đồng chí ở Cục đón tiếp cán bộ B (họ là công an, ban bảo vệ đảng, Cục 78… tôi cũng chỉ được và phải viết, như họ đă tự xưng, Cục đón tiếp cán bộ B) và tập thể K65 góp ư kiến và phân tích, tôi đă nhận thấy rơ những sai phạm về ư thức, tư tưởng có tính phản động của ḿnh, tôi tự kiểm điểm ḿnh như sau:

    Bằng nhật kư, những ghi chép khi đọc sách, thư từ và thơ văn, tôi đă biểu lộ những tư tưởng và suy nghĩ (ông Thanh gạch dưới hai chữ suy nghĩ và ghi ngoài lề: hành động) chống đảng, nói xấu các đồng chí lănh đạo ở Trung ương, xúc phạm lănh tụ, mạt sát các đảng viên, xuyên tạc chế độ xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhận thức sai lầm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay; khinh miệt giới văn nghệ sĩ và tri thức miền Bắc.

    1) Đối với chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc

    – Về chuyên chính vô sản

    Một thắc mắc đă có trong đầu óc tôi khi ở miền Bắc là những điều đă nói trong kinh điển về chuyên chính vô sản và sự thực thi chuyên chính vô sản ở miền Bắc là hoàn toàn trái nghịch nhau. Chuyên chính vô sản và sự lănh đạo của Đảng không phải là một. Staline khi đấu tranh chống lại bọn cơ hội trong đảng đă xác định rơ (về mặt lư thuyết) rằng: Nếu như Lénine có lần nói “chuyên chính của đảng” là muốn nói đảng không chia quyền lănh đạo với một phe phái nào khác, v́ chuyên chính vô sản là chuyên chính của giai cấp vô sản đối với các giai cấp phản động chống đối cách mạng.

    C̣n nếu “đảng chuyên chính” th́ chuyên chính với ai, không lẽ lại chuyên chính với giai cấp đang nắm chính quyền là giai cấp vô sản. Staline đă xác định điều đó là sai lầm, không thể coi sự lănh đạo của Đảng và chuyên chính vô sản là một (xin xem Staline toàn tập, tập 6) (ngoài lề đoạn này có ghi chú của ông Thanh: “từ đó mà đă chống đối thế nào, nay nhận thấy sai lầm, v́ sao, phân tích”).

    Khi ở miền Bắc, tôi có cảm nghĩ là miền Bắc đă vi phạm nguyên tắc kinh điển đó. Tôi cho là Đảng đă với tay quá dài ra khỏi quyền lănh đạo của ḿnh để xâm phạm vào quyền chuyên chính của giai cấp vô sản.
    Ở các đảng bộ cơ sở, tôi cảm thấy h́nh như cách làm việc có tính quan liêu, mệnh lệnh của những đồng chí lănh đạo đă thể hiện sự vi phạm nguyên tắc đó.

    Quyền hạn của chi bộ, đảng bộ to quá, lấn áp cả quyền hành chính. Quần chúng muốn được tiếng là tiến bộ th́ không dám phê b́nh thẳng đảng viên, cấp ủy. Như thế, tôi kết luận, ở miền Bắc chỉ có chuyên chính của đảng, chứ không phải là chuyên chính của giai cấp vô sản. Và chuyên chính của đảng đó thực chất là chuyên chính của Trung ương. Giai cấp vô sản, rơ ra là chuyên chính của giai cấp này, không có thực quyền.

    – Về kinh tế

    Tôi cho rằng miền Bắc khó có thể tái sản xuất mở rộng được. Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng bị mất cân đối trầm trọng. Vừa tích lũy vốn dành cho khu vực trên, vừa phải dành cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, lại thêm đất nước có chiến tranh, đó là một vấn đề nan giải.
    Trong lúc đó, bất cứ một quan hệ nào giữa người dân với người dân cũng đều được gọi là quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa. (Ghi chú bên lề của ông Thanh: “từ đó đă xuyên tạc, chống đối ra sao, nay thấy sai lầm chỗ nào, phân tích”). Tôi nghĩ rằng muốn có một quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa, trước hết phải có hai điều kiện cần và đủ là, một là lực lượng sản xuất xă hội chủ nghĩa, hai là khối lượng vật chất tiêu dùng của nhân dân phải có tính xă hội chủ nghĩa. Không có đủ hai điều kiện đó th́ mọi quan hệ trong xă hội gọi là quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa đều là ảo tưởng.

    Miền Bắc chưa có hai điều kiện đó. Ăn mặc thiếu thốn, làm ăn bỏ công bỏ việc mà cứ nói quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa. Tôi cho như thế là chúng ta đă quá chú trọng về phía trước mà bỏ quên hiện tại chúng ta đang có nhiều thiếu thốn khó khăn. Và tôi nghĩ rằng t́nh trạng trộm cắp, gian thương, những cách làm ăn bê bối trong các cửa hàng mậu dịch, hợp tác xă buôn bán, ăn uống… do đó mà ra cả.


    Còn tiếp ...

  10. #150
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..


    Tôi cho là nhân dân th́ thiếu thốn, kẻ giàu người nghèo trong xă hội c̣n nhiều, người có nhiều thịt, kẻ không có thịt mà ăn như thế là không b́nh đẳng. C̣n lâu nhân dân mới thấy chủ nghĩa xă hội thật sự.

    – Về văn học-nghệ thuật

    Tôi có thái độ bất kính đối với một số người làm công tác văn học nghệ thuật ở miền Bắc. Tôi cho họ có tài, nhưng không dám suy nghĩ độc lập, viết lách theo chỉ thị nghị quyết của Đảng; viết một điều ǵ sợ mất lập trường hoặc không đủ luận cứ để tŕnh bày th́ họ lại trích dẫn nghị quyết, lời của các đồng chí lănh đạo.

    Như thế là họ nịnh lănh đạo, làm việc miễn cưỡng, thiếu tự do. Họ có tiếng mà không có miếng. Tôi nghĩ rằng từ cân thịt, lạng đường họ được phân phối th́ cái kiến thức của họ cũng căn cứ vào đó, lấy đó làm cơ sở, mà phân phối. Tôi thắc mắc v́ sao trí thức miền Bắc được Đảng và Chính phủ đào tạo bao nhiêu năm nay lại không viết được một quyển sách nào về kinh tế, chính trị hoặc nghiên cứu về triết học khả dĩ có giá trị mà tất cả đều do các đồng chí ở trung ương.
    Viết về Bác Hồ cũng chỉ có đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Tố Hữu… Cả cái kho tàng lư luận Marx – Lénine đồ sộ như thế mà các nhà nghiên cứu đă có cuốn sách nào cống hiến cho nền lư luận chủ nghĩa Marx-Lénine ở Việt Nam chưa, hay rồi cũng chỉ có Bác Hồ, các đồng chí ở trung ương, như cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng…” của đồng chí Lê Duẩn. Tôi mất tin tưởng ở một số người làm văn nghệ và trí thức ở miền Bắc là v́ thế.

    Do đó mà tôi đă nói:

    “Nếu không có tài đánh giặc th́ miền Bắc chỉ là một vũng nước bùn lộn cứt”.

    Một số cuốn sách và bài báo viết về văn học phản động ở bên Tây hay ở vùng địch tạm chiếm đă làm cho tôi ít tin tưởng ở sự hiểu biết của các tác giả về loại văn học này. Tôi cho họ chưa đủ sức để đối đầu với địch về phương diện này. Tôi nghĩ có chính nghĩa chưa đủ, cần phải có kiến thức. Về hạn chế sinh đẻ, tôi cho đó là tàn nhẫn. Tôi ghê tởm chuyện nạo thai. Hạn chế sinh đẻ, tôi nghĩ, chẳng qua là một cách giải quyết sự thiếu thốn, khó khăn về nhân khẩu.

    Đó là những suy nghĩ và tư tưởng hết sức sai lầm và phản động của tôi. Những điều tôi hiểu trong sách vở chưa thấu đáo, sự liên hệ thực tế của tôi lại có tính cách xuyên tạc, hơn nữa lại hết sức mơ hồ và bản thân tôi không t́m ra một chứng cứ cụ thể. Tôi biết một mà chưa biết hai. Tôi chưa hiểu rơ về sự lănh đạo của Đảng. “Đảng ta là một đảng cầm quyền” (ông Thanh đánh dấu x ở đây và bảo tôi: “anh viết thế này chưa đủ và thiếu thành khẩn”).

    Đối với xă hội miền Bắc, tôi không hiểu hết những đặc điểm của nó. Tôi chỉ thấy khó khăn mà không thấy thuận lợi. Thấy một vài hiện tượng ở bên ngoài xă hội tôi đă vội vàng kết luận đó là thực chất của xă hội.
    Do đó, trong ghi chép, nhật kư, thơ văn của tôi, tôi chỉ nêu lên những khó khăn, đau đớn, thiếu thốn trong xă hội, mà không nêu hết cái tốt, cái ưu việt của xă hội. Những sai lầm đó đă dẫn tôi đến sự mất tin tưởng, bất măn với chế độ. (Hai chữ bất măn là do ông Thanh bảo tôi thêm vào). Từ đó, cái ǵ thật sự là tốt đẹp tôi cũng nói là xấu như vấn đề hạn chế sinh đẻ chẳng hạn.

    Cái óc tiểu tư sản vẫn chưa được gột rửa hết những tư tưởng phản động tiêm nhiễm trong những năm tôi sống trong vùng địch c̣n sót lại, thêm vào, đó là tính tự cao tự đại của tôi, đă làm cho tôi có thái độ khinh miệt một số người làm văn nghệ và tri thức ở miền Bắc và khen bọn Trần Dần, Phùng Quán.
    Từ đó tôi có tư tưởng chống lại đường lối văn nghệ của Đảng. Tôi cho các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Tố Hữu… không phải là những chân lư sống của nghệ thuật. Con người ta có hạn, nghệ thuật th́ lâu dài, không thể căn cứ vào những lời nói của các đồng chí lănh đạo để làm bằng cứ cho chân lư của nghệ thuật được.

    2) Đối với sự lănh đạo của Đảng

    Từ những suy nghĩ về chuyên chính vô sản và nền kinh tế của miền Bắc, tôi đă có thái độ không tin tưởng ở sự lănh đạo của Đảng.

    Tôi cho rằng tất cả những tệ nạn xă hội hiện nay Trung ương đều biết, nhưng Trung ương bất lực không giải quyết nổi. Tôi nghĩ rằng Trung ương đảng chỉ có tài lănh đạo đánh giặc chứ không có kinh nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xă hội, nhất là về kinh tế.

    Tôi cho rằng trong cuộc cách mạng của ta, ta chủ trương xóa bỏ giai cấp, nhưng trong xă hội lại h́nh thành một giai cấp mới, đó là giai cấp lănh đạo mà Trung ương là đứng đầu. Giai cấp lănh đạo này có nhiều đường, nhiều thịt sống trên lưng trên cổ nhân dân, ra chỉ thị, nghị quyết cho những thằng ở dưới.

    Từ chống đối, bất măn đó , có khi tôi đă nói xấu các đồng chí lănh đạo. Tôi gọi Tố Hữu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng là những tên và trong bài thơ Sân Khấu II tôi đă xúc phạm lănh tụ. (Ông Thanh ghi: ai? Nêu rơ; và ở ngoài lề: c̣n kết tội và đả đảo, treo cổ và bắn, xem là kẻ thù như thế nào?
    Tôi có nói với ông Thanh thế này: hôm ở K65 tôi đă có nói cho các anh biết ư của tôi là thế này: hễ mỗi lần những nhà nghiên cứu, phê b́nh văn học lúng túng, t́m không ra lối thoát khi b́nh giải th́ lại trích dẫn ra những tên Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… làm bằng cứ và bùa phép… Tên ở đây có nghĩa là tên tuổi. Ông ta không chịu. Ông ta chỉ nói một cách đơn giản: Anh phải viết theo sự góp ư của tôi).

    Đối với các đảng viên có lần tôi đă chê bai và mạt sát thậm tệ. Tôi đă dùng những lời lẽ hết sức vô lễ, hết sức bẩn thỉu như cái chổi quét nhà, ăn máu tanh đàn bà, cuồng tín để nói về họ. Tôi đă cho đảng đă thành công trong việc biến những đảng viên thành những đinh ốc, bù loong.

    Suy nghĩ như thế, tôi căm tức, tôi cho Trung ương đảng không biết hết những cực khổ, nhọc nhằn của nhân dân. Tôi muốn nhân dân phải biểu t́nh, viết báo chữ to tố cáo những kẻ ngồi trên sung sướng để nhân dân phải cực khổ, nói rơ những nguyện vọng của ḿnh và nổ súng vào bọn đầu trâu mặt ngựa.


    Những tư tưởng của tôi về sự lănh đạo của đảng hết sức phản động. Tôi đă tỏ thái độ căm tức hết sức điên cuồng, không lối thoát. Tôi đă quên mất rằng, chúng ta đang đánh Mỹ, bất cứ một hành động, một suy nghĩ nào có phương hại đến chế độ, đến uy tín của đảng , kẻ thù đều muốn lợi dụng.

    Cuốn La nouvelle classe dirigeante của M. Djilas (một tên xét lại phản động đă từng làm bộ trưởng ngoại giao Nam tư) mà tôi đă biết hồi c̣n ở trong vùng địch đă làm cho tôi có suy nghĩ sai về đảng là “một giai cấp lănh đạo mới”. Sai lầm của một số đảng viên đă làm cho tôi hiểu sai không đúng đắn về đảng viên của đảng. Những lúc suy nghĩ như thế tôi đă quên mất trong bất cứ một cuộc đấu tranh chống xâm lược hoặc trên một lĩnh vực nào, đảng viên là những người đi trước hơn tất cả, là những người đă hy sinh nhiều hơn tất cả.

    Tôi thắc mắc về những va chạm trong đường lối của các đảng anh em trong phong trào cộng sản quốc tế. Mỗi đảng đều có một sách lược riêng, một chiến lược riêng. Ai đúng? Ai sai? Nhưng chính tôi, tôi cũng rất hănh diện về đảng ta đă có một đường lối độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào một đảng nào khác. Chính nhiều khi tôi cũng đă nghĩ con đường từ Mạc Tư Khoa sang Bắc Kinh phải qua Hà Nội.

    Thực tiễn của hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ngày nay phải làm cho tôi hiểu rơ điều đó. Nước ta là nước Việt Nam, đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam, người sáng lập và đứng đầu là Hồ Chủ Tịch, ta có đường lối của ta. Cái tinh túy của chủ nghĩa Marx – Lénine là ở trong cách mạng Việt Nam, được áp dụng một cách sống động và phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

    3) Đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

    Tôi đă mất b́nh tĩnh trước sự kéo dài của chiến tranh. Tôi tin tưởng nhất định ta sẽ thắng, nhưng nhân dân ta sẽ chết rất nhiều. Tôi bị ám ảnh bởi sự chết chóc của chiến tranh gây ra. Cuộc đánh nhau ở Nam Lào đă dằn vặt ư thức tôi. Nam Lào, tôi nghĩ nơi thí điểm của chiến lược Việt Nam hóa của Nixon. Hắn gieo gió ở đó, và những người Việt Nam phải gặt băo, phải chết ở đó.

    Tôi đă có những tư tưởng căm thù và ghê tởm chiến tranh như thế. Tôi đă lên án tất cả các cuộc chiến tranh, không phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa. Và tôi đả đảo chiến tranh.

    Với những ư nghĩ đó ngay trong bản thân tôi, tôi đă thủ tiêu sự đấu tranh rồi. Tôi đă quên mất rằng chính sự chết chóc, tàn phá, nô lệ, tù đày là do đế quốc gây ra. Muốn chấm dứt chết chóc và tàn phá th́ phải đuổi bọn xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cơi nước ta. Muốn thế th́ phải cầm súng để ngăn chặn chiến tranh phi nghĩa. Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu làm nô lệ. Không ǵ quư hơn độc lập, tự do.

    4) Về quan hệ

    Tôi đă trao đổi những thắc mắc, suy nghĩ của tôi để mong có sự đồng t́nh với một số bạn bè hoặc mới quen khi ra Bắc hoặc đă quen từ trước trong chiến trường. Và cũng đă có một số bạn bè như Nguyễn Hữu Ngô, Bùi Đức Mẫn đă có một vài điểm đồng t́nh với tôi. Nguyễn Hữu Ngô đồng ư với tôi về cái nh́n của tôi về chiến tranh và về sự bất lực của lănh đạo trước một vài t́nh trạng xấu của xă hội. Mẫn đồng ư với tôi về nguyên nhân của sự bất b́nh đẳng trong xă hội.

    Trong quan hệ với bạn bè như thế, tôi đă gây ảnh hưởng xấu cho họ. Tôi đă sai trái c̣n làm cho họ sai trái theo tôi.


    C- Phương hướng sửa chữa

    1- Bằng thực tiễn lao động để tự cải tạo ḿnh (ông Thanh ghi thêm: cụ thể?)

    2- Phải t́m hiểu những cái hay cái đẹp của xă hội ta để cải tạo nhận thức.
    – Học hỏi ở các đồng chí chung quanh (ông Thanh ghi học sao?)
    – Đọc sách phải đúng đắn và nghiêm túc hơn nữa. Học tập chủ nghĩa Marx – Lénine để cải tạo tư tưởng ḿnh.

    Nói thật, tôi mệt mỏi và chán lắm rồi, tôi viết cho qua. Suốt ba bốn ngày, ông Thanh này xoay tôi từng chữ, từng câu, từng ư, gạch bỏ, thêm bớt, và làm cái việc gọi là gợi ư cho tôi thêm nhiều đoạn nữa.

    Tôi viết lại bản kiểm điểm, thêm vào những điểm bổ sung, rồi nộp cho ông Thanh.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TA ĐĂ LÀM LĂNG PHÍ ĐỜI NHAU
    By Thanh-Thanh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 24-11-2016, 09:55 AM
  2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HOÀNG THỨ LANG
    By dqtran in forum Thơ Đường luật
    Replies: 25
    Last Post: 04-01-2015, 10:27 PM
  3. Tiên lăng 2
    By zanbiill in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 03:09 AM
  4. Hai tên láng giềng
    By Vinh Phan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 26-06-2011, 05:55 AM
  5. CÔNG LÀNG SEN
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 29-12-2010, 02:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •