Page 16 of 23 FirstFirst ... 6121314151617181920 ... LastLast
Results 151 to 160 of 229

Thread: Mái Vú Làng Tôi Ơi...

  1. #151
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Ông ta bảo tôi đọc cho ông ta nghe. Tôi đọc và không cần để ư đến thái độ của ông ta. Thỉnh thoảng ông ta ngắt tôi và góp ư thêm bớt. Ngay ở đoạn đầu phần kiểm điểm: “Từ ngày ra Bắc, bằng nhật kư, những ghi chép khi đọc sách, thư từ và thơ văn, tôi đă biểu lộ những tư tưởng và suy nghĩ chống đảng…”, ông ta lắc đầu nói to:

    – Tôi đă ghi chú ở ngoài lề là anh phải ghi thêm hai chữ “hành động” vào, “biểu lộ những tư tưởng, suy nghĩ và hành động” nữa chứ.

    Tôi nói liền:

    – Tôi chỉ có tư tưởng, lập trường chống đảng, chứ không có hành động chống đảng.

    Tôi nhất định không làm theo ông ta.

    Ông Thanh nói:

    – Bản kiểm điểm của anh vẫn chưa đầy đủ. Những điều anh đă nói th́ anh không nói hết, và c̣n nhiều vấn đề anh chưa nói. Sự thành khẩn của anh chỉ có mức độ. Chúng tôi chấp nhận ngang đó đă. Không phải anh kiểm điểm như thế là hết đâu. Đó mới chỉ là một bước. Và anh c̣n tiếp tục làm việc với chúng tôi.

    Có người đứng ngoài hành lang. Ông ta đứng dậy đi ra. Hai người to nhỏ một lúc. Ông kia nghiêng đầu nh́n tôi, rồi đi xuống cầu thang. Ông Thanh trở vào:

    – Chiều nay anh tạm nghỉ cái đă. Tôi cũng thông cảm cho anh, kể ra anh cũng căng thẳng. Sáng mai tám giờ anh lại đến gặp tôi.

    Tôi nói:

    – Bây giờ c̣n sớm, anh cho tôi đi ra mua ít tờ báo.

    – Được, anh cứ đi, nhưng không được gặp bất cứ một người nào và không được nói chuyện của anh cho họ biết. Kể từ nay, những ngày ở đây, anh đi đâu, làm ǵ, quan hệ với ai đều phải báo cho chúng tôi biết. Tốt hơn hết là anh không nên giao thiệp với bất cứ người nào ở Hà Nội. Chúng tôi luôn luôn theo dơi sát những hành động và việc làm của anh. Tôi nói thẳng cho biết. Bây giờ anh cứ đi.

    Tôi vừa bước ra khỏi pḥng, ông ta nói theo:

    – Anh nhận đầy đủ các tiêu chuẩn và sinh hoạt phí rồi chứ?

    Tôi nói rồi, rồi xuống cầu thang. Trời tạnh, nhưng c̣n lạnh.
    Cái nhà khách mà tôi ở trong những ngày bị khảo tra thường chỉ có một ḿnh tôi. Lâu lắm mới có một cán bộ miền Nam đến ngủ qua đêm. Chắc tôi là người đầu tiên và duy nhất ở đây lâu ngày. Một buổi chiều khoảng 3 giờ, lúc đó tôi đang ngồi đọc báo ở trên giường, một ông bước vào.

    – Chào anh.

    Ông ta trạc năm mươi tuổi, người cao gầy, hơi đen. Ông ta mặc một bộ đồng phục, áo bốn túi màu vàng đất, đội mũ phớt Liên Xô màu xám. Ông ta là người trong đoàn khảo tra tôi ở K65 và cách đây mấy hôm ông cũng có mặt trong pḥng của ông Thanh nọ. Sau tiếng chào, ông ta nói liền:

    – Tôi đến gặp anh và nói chuyện cho vui, không phải đến làm việc với anh đâu, anh đừng ngại. Tôi biết anh ở Huế và biết nhiều về Huế nên tôi đến hỏi anh một vài chuyện.

    Ông ta tỏ vẻ thành thật. Nhưng đối với tôi lúc này tất cả những người thuộc loại này đều không tin. Ông ta nói ông là người Thừa Thiên, có bà con ở Huế. Chắc ông ta muốn biết tin tức người thân mà biết đâu tôi biết. Ông hỏi tôi về Huế, về cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự, chợ An Cựu…, về sinh hoạt ở Huế, về mức sống của người Huế. Ông nói:

    – Tôi nói thật , tôi tiếc cho anh lắm, anh Đính ạ. Những người như anh, có nhiều điều kiện tiến bộ, tiếc là anh lại vấp vào những chuyện như thế.

    Nói chuyện một hồi, ông ta đứng dậy nh́n cái pḥng to dài chỉ có một ḿnh tôi và một dăy giường trống không có chiếu. Ông nói:

    – Ở đây, anh dễ tự tử lắm. Nhưng anh đừng có dại. Ông bước ra ngoài:

    – Tôi đến nói chuyện với anh cho vui, chứ không có ư ǵ hết. Khi khác sẽ gặp lại anh.

    Ông ngập ngừng ở ngoài cửa dưới mái hiên:

    – Kể ra ở đây một ḿnh cũng buồn thật.

    Tôi ra 11A Hoàng Hoa Thám ăn cơm. Cơm ở đây khác với các K điều dưỡng cho cán bộ miền Nam là có độn ḿ sợi. Lúc này tôi ăn rất nhiều và rất ngon, nhiều khi không thấy no và có vẻ thèm ăn nữa.
    Tôi ăn cơm một ḿnh như mọi người khác. Ai đến trước ăn trước. Người ăn không đông, độ trên mười người, trừ những ngày có khách, nhưng khách lại không đều, trưa năm, sáu người, chiều c̣n một hai, hoặc không có ai, hoặc đông hơn, bất chừng. Tôi là người khách duy nhất thường trực ở đây. Có khi tôi ngồi ăn chung bàn với người gác cổng. Sau bửa ăn, thỉnh thoảng ông mời tôi ra pḥng trực cũng là nhà ở của ông, uống trà hút thuốc nói chuyện.

    Tôi nói với ông:

    – Nếu tôi ở đây th́ vui biết mấy. Có khi thèm uống trà, ở trong đó cũng chịu. Khi có dịp uống nước với ông, thường bao giờ cũng vào buổi chiều, tôi ngồi ở đây cho đến sập tối. Tôi ngồi uống nước, c̣n ông ta th́ lục đục làm một việc ǵ đó.

    – Anh ở đây c̣n lâu không? Ông hỏi tôi.

    – Tôi cũng không biết nữa.

    – Gần Tết rồi. Anh có đi phép không?

    Tôi lắc đầu. Ông nói:

    – Có mấy người quen ở quê ra nhắn tôi gặp nhau một bữa, nhưng chắc là sau tết.

    Ông ta nói giọng Nam bộ hơi pha Bắc.

    – Anh năm nay bao nhiêu tuổi?

    – Dạ, ba mươi.

    – Tết mà ở nhà khách th́ buồn chết.

    Rồi tôi trở lại cái pḥng mà người ta đă sắp xếp cho tôi ở trong một cái hẻm vắng. Một hai ba bốn năm sáu ngày hay mấy nữa tôi cũng không nhớ, một ḿnh, không quen cũng không được, cứ ăn cơm xong tôi trở lại đó, một ḿnh, không buồn không vui, không ǵ hết.
    Tôi cũng không nghĩ , ngày mai người ta sẽ làm ǵ tôi nữa. H́nh như những lúc này tôi không c̣n chán nản, mệt mỏi nữa. Tôi như một người bị liệt từ năo bộ đến cơ bắp. Tôi lừ đừ, một ḿnh, một cơi, ngày như đêm, đêm như ngày, không gặp ai, không thấy ai, không có ai nói chuyện. Chung quanh tôi, người lạ.

    Tôi như chết rồi. Chỉ c̣n một bóng dáng ám ảnh, dày ṿ tôi, đó là mẹ tôi. Và tôi thấy ḿnh c̣n thở.

    Nửa đêm thức giấc, tôi không nhớ ḿnh đâu. Tôi tưởng tôi cứ như thường, tôi thấy ḿnh b́nh yên. Tôi trở dậy, mở toang cửa ra ngồi ngoài thềm hút thuốc. Không biết mấy giờ rồi. Bây giờ mà có trăng, ánh sáng sẽ làm cho không khí bớt nặng và tôi có thể nh́n thấy mọi vật chung quanh, thấy ḿnh bớt vắng lạnh. Nhiều đêm như thế này, tôi bật đèn, mở toang cửa ra, tôi có cảm tưởng cái ánh sáng th́nh ĺnh ào ra ngoài đă làm cho đất đá và các vật ngổn ngang ngoài sân kia vụt thức dậy.

    Tôi đứng sững trước cửa như trời trồng. Bây giờ tôi không c̣n ai nữa, ngoài đất đá và những thứ vô dụng người ta vất bỏ ngoài kia. Tôi cảm thấy chúng cần thiết và thân mật với tôi lúc này đây. Cái cảm giác trống không và không nhớ ǵ hết đă bắt đầu trong tôi từ đây, bây giờ. Rồi đây sẽ có những lúc tôi lang thang giữa phố, trên các đường làng, ngoài đồng, giữa chợ ở những nơi xa lạ, một ḿnh, đầu óc trống không, không nhớ ǵ hết. Chỉ có cơn đau dạ dày làm tôi đặt tay lên bụng và biết rằng ḿnh c̣n sống như thế này và chung quanh có người.

    Tám giờ sáng hôm sau tôi lên pḥng ông Thanh. Tôi ngồi vào cái ghế ở vị trí hàng ngày tôi ngồi. 10, 15 phút, hai ba ông đến, trong đó có ông Lai. Bước vào pḥng họ kéo ghế ngồi liền. Ông Thanh rót nước. Họ nói qua nói lại với nhau những chuyện ǵ đó, coi như không có tôi. Tôi th́ tôi cứ hút thuốc, uống nước. Trà ở đây bao giờ cũng ngon, không Thanh Tâm th́ cũng Thanh Hương, Hồng Đào.

    – Thôi, chúng ta làm việc, anh Lai nhạ!

    Ông Thanh nói. Ông Lai xoa hai tay vào nhau:

    – Trời vẫn c̣n lạnh, khó chịu thật.

    Vừa nói ông ta vừa kéo dịch cái ghế ra. Mấy ông kia, ông nào cũng mở cặp, túi xách lấy sổ sách để trước mặt. Mặt mày họ lạnh tanh. Và bây giờ họ mới nh́n tôi, tất cả đều bằng những cặp mắt chằm hăm; có cặp mắt cúi xuống, ngó trợn qua phía trên gọng kính; có cặp như lim dim theo cái đầu gật lên gật xuống; có cặp mở to ngó thẳng vào hai mắt tôi; trong lúc đó hai cái dùi dưới bàn rung rung… Tôi chẳng chờ đợi cái ǵ cả. Tất cả mọi sự rồi cũng chẳng tốt lành ǵ cho tôi hết. Tôi sẽ bị cải tạo lao động ở K3, bị giam ở Hỏa Ḷ… Ông Lai nói trước:

    – Chúng tôi đă đọc bản kiểm điểm của anh.

    Ông ta cầm chéo mấy tờ giấy kiểm điểm của tôi, ấn mạnh ngón tay cái ở một góc, dứ dứ trước mặt tôi, nói tiếp:

    – Chúng tôi nói thẳng cho anh biết là chúng tôi vẫn chưa tin những điều anh nói ra đây đều là thành thật, nhất là những điều mà anh nhận là ḿnh sai lầm. Những tư tưởng phản động chống đảng của anh có hệ thống và không phải mới có đây, mà đă có từ lâu rồi; tôi chưa cần nói nguồn gốc. Chúng đă thấm sâu trong óc năo máu thịt của anh, và có thể coi như đó là máu thịt của anh, cũng được.
    Cái nh́n của anh về miền Bắc, về chế độ xă hội chủ nghĩa, về đảng… đâu phải giản đơn là cái nh́n của một người lạc hậu, không có tŕnh độ nhận thức, cũng không hẳn là v́ bất măn mà xuyên tạc, nói xấu. Đó là một cách nh́n có hệ thống, có quan điểm lập trường hẳn hoi; nói rơ ra đó là quan điểm, lập trường của giai cấp tư sản, mà đă là tư sản tức là phản động, chống cộng, chống cách mạng, chống nhân dân, chống đảng.

    Thế th́… không lư mới có mấy ngày mà anh lại từ bỏ những quan điểm, lập trường đó một cách dễ dàng và thú nhận chúng sai lầm và phản động. Ở đây, chúng tôi không dọa nạt, không ép buộc anh một điều ǵ cả. Anh cũng không bị tra tấn hoặc hành hung. Nhưng tôi biết anh sợ, anh sợ (những người chung quanh nh́n nhau gật đầu) và anh thú nhận, dù đó là cực chẳng đă.

    Bởi v́ những điều anh thú nhận là ngược với cái lư tưởng phản động mà anh tôn thờ. Anh đă nói ra được một phần tư tưởng và suy nghĩ phản động, sai lầm của ḿnh, nhưng anh chưa nói hết và cũng c̣n thiếu thành thật.

    Ngay từ đầu chúng tôi muốn tự anh nói ra những việc mà từ ngày ra Bắc đến nay anh đă làm. Anh đă hoạt động như thế nào, có bao nhiêu cơ sở, gồm những ai? Và… ai, ai đă giao cho anh nhiệm vụ này. Nói rơ ra CIA hay bọn ngụy Sài G̣n? Không phải chúng tôi không biết nhưng chúng tôi muốn cứu anh, muốn cứu những con người như anh. Chúng tôi muốn anh được hưởng lượng khoan hồng của đảng.

    Nhưng anh vẫn không nói, anh giấu. Vô ích, điều đó chỉ làm cho anh lún sâu vào vũng bùn nhơ của tội lỗi. Đảng rất độ lượng và sẵn sàng khoan hồng, nhưng chỉ với những người biết ăn năn và hối cải, và, và… cũng phải trải qua một quá tŕnh giáo dục và cải tạo.

    Vậy động cơ tham gia cách mạng của anh là ǵ? Anh không thể che mắt được quần chúng. Tập thể K65 đă cho anh một bài học. Họ căm phẫn, nhưng rất sáng suốt. Anh đă chui vào tổ chức của cách mạng để phá hoại.


    Còn tiếp ...

  2. #152
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Mấy tiếng sau ông ta nói đều đều một giọng, dằn từng tiếng một, rồi ngừng, xoay người đổi thế ngồi, vắt một tay lên thành ghế:

    – Anh phải nói rơ ra ở đây những hoạt động của anh từ ngày ra Bắc.

    Tôi không tỏ vẻ ǵ là bực tức, cứ cái giọng điệu đó cứ rề rà kéo dài măi tôi đă chán. Tôi hút một hơi thuốc trả lời:

    – Tôi bị thương và đau dạ dày. Tôi được cho ra Bắc chữa bệnh, rồi vào lại chiến trường.

    Ông giật cái tay để trên thành ghế, chồm người ra phía trước:

    – Chúng tôi c̣n nhiều việc phải làm, không thể mất th́ giờ với anh như thế này được nữa.

    Im lặng một lúc. Một ông nói:

    – Anh Đính ạ, chúng tôi đă đối xử với anh rất tử tế. Cho đến lúc này, anh cũng vẫn là một cán bộ B. Anh vẫn được hưởng đầy đủ tất cả mọi chế độ, tiêu chuẩn của cán bộ B. Anh là người miền Nam. Chúng tôi đây cũng là người miền Nam. Chúng tôi có thể dễ hiểu anh hơn và trong một mức độ nào đó cũng có thể nói là có thể thông cảm với anh. Chúng tôi muốn trường hợp của anh được giải quyết trong nội bộ của chúng ta.

    Ông này nh́n tôi, rồi tiếp:

    – Nhưng anh vẫn không biết điều.

    Một ông khác:

    – Tội của anh là tội ở tù. Nhưng chúng tôi vẫn chưa đưa anh ra pháp luật là v́ thế.

    Tôi nói:

    – Tôi đă nói hết với các anh rồi. Tôi không c̣n ǵ để nói nữa. Những tư tưởng và suy nghĩ của tôi đă được tôi ghi lại, c̣n đó, tôi có giấu ǵ đâu. Có thể có nhiều điều tôi không viết ra trong bản kiểm điểm, bởi v́ tôi không thể nhớ hết được.

    Ông Lai nói:

    – Tôi muốn biết điều mà anh không viết ra.

    – Có nhiều điều tôi nghĩ tôi đă ghi lại. Nhưng làm sao tôi ghi lại hết những suy nghĩ của ḿnh. Các anh nói thế tôi cũng chịu.

    Ông Lai dằn giọng:

    – Anh thừa biết là chúng tôi muốn anh nói ra cho chúng tôi biết những ǵ?

    À, những người này muốn tôi nói thế này: tôi là CIA mà mạng lưới hoạt động của tôi ở miền Bắc là thế này này. Mà thôi, mệt quá, nói qua nói lại với những người này càng thêm căng đầu căng óc. Hơn nữa tôi cũng chẳng biết nói ǵ với họ nữa. Suốt những buổi như thế này họ nói nhiều hơn tôi.
    Tôi ngối đó, nhiều khi lơ đăng nh́n lên mấy tấm h́nh cắt trong báo ảnh Liên Xô dán trên tường, chấm ngón tay vào những giọt nước đổ trên bàn vẽ những ṿng tṛn, những mặt người mặt thú. Cuộc hỏi cung cứ rề rà kiểu này làm tôi chán và mệt. Tôi không muốn nói ǵ nữa. Tôi cũng chẳng lo lắng ǵ nữa. Họ bắt tôi nhận những điều mà tôi không có. Tôi thư thả và không cảm thấy căng thẳng.

    – Thôi tùy anh. Đă thế anh đừng có trách chúng tôi sau này. Ông Lai nói.

    - Anh sẽ c̣n gặp chúng tôi. Bây giờ trước mắt anh ở tạm tại nhà khách của Cục một thời gian cái đă, chưa biết lâu hay mau, chờ trên quyết định. Có ǵ anh cứ gặp anh Thanh đây. Nếu anh Thanh đi vắng, anh gặp các anh ở Cục. Anh có thể ra phố, nhưng tuyệt đối không được gặp một người nào cả, không được nói với bất cứ với ai về chuyện của anh. Chắc anh phải ăn Tết ở đây rồi đó. Kể cũng buồn thật.

    Họ c̣n xúm nhau nói với tôi nhiều điều, nhiều chuyện nữa. Tất nhiên họ chưa buông tha giả dớm (?) tôi đâu. Cái t́nh trạng này vẫn c̣n kéo dài măi, mỗi lúc mỗi khác, mỗi hoàn cảnh mỗi khác vẫn c̣n cho đến lúc tôi viết những ḍng này.

    Khi th́ trực tiếp chạm mặt bằng thường mục hoặc bằng áo mũ công an; khi th́ cho người lẩn vào trong các cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa bạn bè; khi th́ đi ngang qua đường giả đ̣ ngó vào nhà, hay đứng bên gốc ổi, gốc khế nhà bên cạnh ngó trời ngó đất chổng tai, liếc mắt đủ cách, đủ kiểu…

    Tôi lại về nằm dài trong cái pḥng to rộng một ḿnh, gối tay lên đầu ngó mái nhà. Đọc sách cũng ít thích thú, hết ra sân nh́n trời nh́n đất, lại vào ngồi lên bực cửa. Rồi không có việc ǵ làm, một ḿnh, tôi để ư hết tất cả các vật chung quanh: cái cán xẻng găy một nửa, mấy tấm sắt làm trạc dắt đất vất bừa băi ở một góc, những vôi vữa c̣n lại nước mưa chảy xoi thành núi sông ao hồ, những đống gạch vỡ, đường nước giọt dưới mái hiên…
    Nhiều khi tôi loanh quanh luẩn quẩn giữa những đống vật này, đẩy cái cán xẻng găy lún sâu vào đống vữa, dũi chân vào đống cát, ném một viên gạch xuống hồ để nghe tiếng bọt nước sủi tăm…

    Lạ thật, suốt thời gian ở đây tôi không nghe tiếng chó sủa, không thấy một con gà con vịt. Bây giờ mà có một con vật ǵ động đậy chạy qua đây chắc là vui lắm.

    C̣n người?

    Người đi ngoài đường kia, tôi không quen, không biết. Họ thấy tôi cũng như tôi thấy họ, như mọi vật trước mắt có trong con mắt th́ thấy. Người bước vào pḥng này th́ bao giờ họ cũng nh́n tôi , không như nh́n một con người. Mắt, miệng họ bao giờ cũng xiên lệch.

    Đêm như ngày, ngày như đêm, ở trong tối hay ra ngoài sáng, tôi chỉ có ḿnh tôi, không có ai thân thiện, bạn bè. Rồi cũng như sau này, cả ngày thường khi không nói chuyện với ai, cứ như câm như điếc. Vây chung quanh là những bộ mặt nặng nề, khinh khỉnh.

    Tết đến rồi. Ở các pḥng làm việc của Cục đón tiếp cán bộ B người vô ra nhiều hơn. Họ đi từ pḥng này sang pḥng khác, kẻ chạy, người bước mau, vội vàng hấp tấp. Họ lo Tết. Họ chia hàng, nhận tiêu chuẩn. Mặt người nào người nấy cũng vui, cũng cười. Những bàn làm việc có ghế, có giấy tờ sổ sách, có cả thuốc lá, mứt kẹo, trà đường và thịt, nhưng không có người ngồi.
    Tôi ra pḥng khám bệnh xin một ít thuốc dạ dày. Cửa pḥng khám bệnh đóng một cánh. Cô y sĩ đang ở căng tin, bận giúp những người khác phân phối hàng. Một người đang lúi húi nhận thịt nói với tôi:

    – Anh vào nhận tiêu chuẩn đi. Ông nói vói vào trong pḥng:

    – Anh Đính ở K65, cho anh nhận tiêu chuẩn Tết.

    Những ngày tết những người thường ăn cơm ở đây đều đi phép. Các cô phục vụ nhà ăn là người Hà Nội nên ai cũng về nhà. Tôi chưa biết ăn ở đâu. Khoảng 29 Tết, ông Thanh bảo tôi:

    – Những ngày tết anh vẫn ăn cơm ở Cục. May có mấy ông không đi phép… Ông nói tiếp:

    – Anh nhớ là không được tiếp xúc với ai hết. Ra Tết các anh trên sẽ có hướng giải quyết cho anh. Anh đi đâu phải báo cáo cho đồng chí trực ở Cục biết.

    Rồi ông hỏi tôi một câu hỏi mà ông ta đă hỏi tôi nhiều lần:

    – Anh có bà con ở Hà Nội không?

    – Không

    – Anh nhận tiêu chuẩn Tết rồi chứ?

    Tôi gật đầu nói rồi. Tôi cũng chẳng c̣n bụng dạ nào để nghĩ đến Tết với nhứt nữa. Đây là một cái Tết chán ngắt, mệt mỏi và buồn thảm nhất trong đời tôi. Hai mươi bảy, hai mươi tám Tết rồi. Trưa, chiều ra ngoài 11A ăn cơm. Tôi nằm dài, mưa lạnh, tối câm.

    Những ngày Tết trong pḥng ăn chỉ có một ḿnh tôi. Những bữa ăn tẻ ngắt và lạnh. Ông gác cổng và một vài người khác đem cơm về ăn ở pḥng riêng, cô phục vụ hỏi tôi:

    – Tết chắc anh nhớ nhà lắm?

    Tôi cười.

    – Anh không có bà c̣n bạn bè ở Hà Nội à?

    – Không chị ạ .

    Chiều ba mươi, tôi mang gói chè Hồng Đào ra pḥng trực uống nước với ông gác cổng. Tôi nói:

    – Tôi thấy Hồng Đào dễ uống hơn Thanh Hương. Tôi định mở gói chè, ông xua tay:

    – Hồng Đào, Thanh Hương hay Thanh Tâm ǵ th́ cũng một vị, thế thôi, thua Thái Nguyên hết. Tôi có chè Thái Nguyên đây.

    Chúng tôi uống trà. Ông ta nói:

    – Anh thấy không, thua Thái Nguyên hết. Chè này là của một người bạn tôi tự sao lấy và gửi cho tôi đấy. Rồi anh lấy ít ấm về uống cho vui.

    – Tôi không có ấm chén và nước sôi. Thôi, để tôi ra đây uống với Bác cũng được.

    Đêm giao thừa, tôi nằm hút thuốc, trăn qua trở lại. Tôi không nhớ là đêm đó tôi có nghe tiếng pháo hay không nữa. Suốt mấy ngày Tết, tôi không thấy một đứa trẻ con.
    Khoảng chiều này mồng 5 mồng 6 hay mồng 7, mồng 8 ǵ đó, ông Thanh đến gặp tôi ở nhà khách.

    – Anh chuẩn bị sáng mai đi. Sáng mai, bảy giờ, anh mang đồ đạc ra ngoài văn pḥng và lấy giấy tờ.

    Tôi cũng chẳng hỏi đi đâu nữa. Sáng mai, tôi sách va li và đồ đạc ra ngoài Cục. Ông Thanh đưa giấy tờ cho tôi và bảo:

    – Tạm thời, chúng tôi đưa anh trở lại K65. Anh đến đó phải luôn luôn tỏ ra là một kẻ biết phục thiện, biết ăn năn hối cải. Thời gian ở K65 là thời gian thử thách cho anh đó.

    Anh chị em K65 đều biết rơ về anh, nên đó là một môi trường cải tạo tốt đối với anh. C̣n sau này anh sẽ ra sao, điều đó hoàn toàn do anh và ư kiến của tập thể K65. C̣n những việc khác, các anh ở K65 sẽ hướng dẫn. Chúng tôi sẽ gặp anh sau.



    Tôi trở lại K65 tức là trở lại cái thế giới ở đó tôi không được coi là con người.

    Gần giờ ăn trưa, tôi đến K65. Tôi để đồ đạc bên đường. Tôi cảm ơn anh tài xế. Anh ta cười và hút với tôi một điều thuốc, rồi đưa xe vào sân khu nhà A. Tôi cứ đứng bên đường, chưa biết ḿnh đi đâu bây giờ.
    Người ta đă thấy tôi. Người trong các pḥng nháo nhác ngó ra đường. Những cửa sổ trên lầu nhà A, dọc hành lang lầu nhà B đầu người, thân người ló ra, hai bên hai phía, tôi ở giữa. Nhiều người đă ra đứng ngoài hành lang, ngoài sân, nghiêng vai, ghé vào tai nhau. Sau này cô Mộng, một người bạn tuổi suưt soát với tôi, kể cho tôi biết: lúc anh mới lên, người ta x́ xầm rất dữ, có người nhăn mặt, có người nhổ nước miếng:

    – Thằng Đính!

    – Sao lại đưa hắn về đây?

    – Tưởng đă đưa hắn đi cải tạo rồi chứ.

    – Hắn!

    Ông Hà, người Quảng Ngăi khoảng trên 60 tuổi và ông bí thư chi bộ dăy nhà B1, cũng người Quảng Ngăi, tôi không nhớ tên, ra gặp tôi. Ông Hà nói:

    – Anh về lại tổ 3 ở pḥng cũ.

    Hai ông đi trước tôi theo sau. Tôi để bao sách vở và một vài thứ lặt vặt trước cửa pḥng trực, rồi sách va li đi vào. Ông Hà chỉ cho cái giường sát ngay cửa ra vào:

    – Anh nằm đây!

    Ông Hà quay sang ông bí thư chi bộ:

    – Thôi đi ăn cơm đă.

    Rồi ông nói với tôi:

    – Ăn cơm xong chúng tôi sẽ làm việc với anh.

    Mọi người trong pḥng cầm đũa chén đi ăn cơm. Họ coi như không có tôi. Ông già Tuyến ở pḥng trong ra sau cùng. Ông nói với tôi:

    – Đi ăn cơm mầy… mầy thiệt…

    Tôi đă được cho biết là cơm trưa của tôi đă báo rồi.
    Nhà ăn ồn ào. Tôi bước vào. Tiếng nói, tiếng cười bớt dần rồi im hẳn, chỉ c̣n tiếng bát đũa va nhau và tiếng chân ghế sắt kéo trên nền xi măng. Mọi người đều nh́n tôi. Người đứng dậy, người nghểnh cổ, người chỉ liếc qua rồi cứ cúi đầu ăn. Tôi ngó quanh, rồi t́m một bàn chưa có người, kéo ghế ngồi đợi.
    Mấy bà, mấy cô phục vụ đứng ở cuối nhà bếp chỉ chỏ tôi nói th́ thầm. Tôi loáng thoáng nghe một vài tiếng nói nhỏ chung quanh. Những người đến sau t́m một bàn trống khác ngồi đợi. Tiếng ồn chung quanh bắt đầu, nhưng không xáo động như thường ngày. Một người cầm bát đũa đến bàn tôi, ông bí thư chi bộ khu B. Một người nữa đến, ông bí thư đảng ủy. C̣n thiếu một người nữa.

    – A, anh Phước, lại đây.

    Ông Phước, người B́nh Định, đau gan, đang đứng giữa pḥng. Ông bí thư đảng ủy vẫy tay:

    – Lại đây, lai đây anh Phước.

    Tôi ăn rất ngon. Suốt bữa ăn các ông đó có nói chuyện qua lại. Tôi ngồi lại sau cùng. Ăn xong tôi đi rửa chén đũa. Một người đang rửa ở ṿi nước thấy tôi bước đến, bỏ qua ṿi khác ngay. Mặc kệ, tôi cúi xuống rửa. Đến thùng nước uống, cô Mộng đang hứng nước vào bát. Cô vừa rút bát ra, tôi đưa bát vào.
    Đợi bát tôi đầy nước cô Mộng tắt rô bi nê. Một vài người thấy tôi đứng uống nước, lảng ra đi chỗ khác hoặc sang thùng nước bên cạnh. Chị Hoài, người cùng quê Quảng Điền với tôi, đến lấy nước uống. Chị vừa hứng nước, vừa nh́n tôi cười. Rồi chị và cô Mộng cứ đứng bên thùng nước cho đến khi tôi uống xong mới về.

    Bắt đầu từ đây, ở cái K65 này, tôi sống những ngày kinh khủng nhất trong đời ḿnh. Không ai ăn thịt ăn cá chi tôi hết, nhưng quá dễ sợ.
    Tôi vừa bước vào pḥng, ông Hà vào bảo tôi:

    – Anh sang pḥng đảng ủy làm việc.

    Nói xong ông ta bỏ đi ngay. Tôi cất bát đũa, đốt một điếu thuốc rồi đi. Ṿng trong hành lang, tôi gặp thằng Nguyễn Viết Trác vừa mới đi ăn cơm về. Hắn nhăn mặt, khấp khểnh bước, giả đ̣ lên cơn suyễn, nh́n tôi, rồi cúi đầu lê chân bước vào pḥng. (Chỗ hắn ở cách chỗ tôi một bức tường ngay góc khuất của ṭa nhà).

    H́nh như khi nh́n tôi hắn có lắc lắc cái đầu th́ phải. Tôi sang nhà A, và pḥng ông bí thư đảng ủy khối bệnh nhân. (Sau này rất lâu, tôi mới biết là cái ông bí thư đảng ủy này lúc về Từ Hồ học bổ túc văn hóa bị phát hiện là mang khai lư lịch và bị tước đảng tịch). Bên cái bàn đá mài kê sát cửa sổ ngó ra ngoài sân ba bốn ông đủ bộ sậu trong ban lănh đạo đảng và hội đồng bệnh nhân đă ngồi sẵn đó.

    Họ đang uống trà và cười nói. C̣n một cái ghế, ông Hà kéo ngồi. Tôi không có chỗ, tôi ngồi lên giường. Trời tạnh, giữa trưa có hơi nắng, nhưng c̣n lạnh. Một ông trong họ đứng dậy chế nước vào ấm. H́nh như cử chỉ đó thường là để chuẩn bị và ổn định đầu óc của những người chủ tŕ một buổi họp. Ông Hà, Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân nói:

    – Báo cáo các đồng chí, anh Đính đă đến. Quay sang tôi ông tiếp:

    – Hôm nay chúng tôi mời anh đến đây để đảng ủy và hội đồng bệnh nhân làm việc.

    Rồi ông giới thiệu từng người một, mặc dầu ông ta biết là tôi đă biết và quen mặt những người này từ lâu. Chỉ có ông Phước đau gan người B́nh Định, làm bí thư chi bộ khu B1 thay ông bí thư người Quảng Ngăi sắp chuyển đi nơi khác.


    Còn tiếp ...

  3. #153
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Ông bí thư đảng ủy, người Quảng Nam, khoảng trên 40 tuổi, mặt tṛn, trắng, nói:

    – Ban Thống nhất Trung ương và Cục đón tiếp cán bộ B tạm thời đưa anh về đây và giao nhiệm vụ cho chúng tôi giáo dục và theo dơi anh. Đối với anh lúc này, ư kiến của tập thể K65 là hết sức quan trọng. Anh được hưởng mọi tiêu chuẩn như mọi người, nhưng ngoài nội quy và y lệnh anh c̣n phải thực hành những điều sau đây:

    Ông ta nh́n vào cuốn sổ và nói tiếp:

    – Anh nên nhớ là giờ đây anh không phải như anh trước kia nữa. Anh phải nhớ những điều này. Ngoài việc đi ăn cơm, vệ sinh cá nhân trong phạm vi của K65 ra, đi đâu anh phải báo cáo với anh Hà, hoặc với tổ trưởng. Anh không được ra ngoài thị xă mà không xin phép. Ngay ở trong K có tổ chức chiếu bóng vào ban đêm, anh phải xin phép các anh đó mới được đi.
    Anh không được nói chuyện với bất cứ một người nào, kể cả cán bộ bệnh nhân hoặc với những người ở cùng pḥng. Nói rơ ra là anh không được gợi ư gặp , hay nói chuyện với bất cứ một người nào. Những người khác th́ có quyền nói với anh, mà nếu có hỏi, có nói với anh th́ anh mới trả lời, c̣n không th́ thôi. Anh phải tỏ ra có lễ độ với mọi người. Không phải như trước đâu, nói ǵ anh cũng phải thưa dạ.

    Ông ta hớp một hớp nước rồi tiếp:

    – Anh không được tham dự bất cứ một cuộc họp hoặc sinh hoạt nào trong K. Nếu có một cuộc họp nào đó mà anh được cho phép dự, như sinh hoạt tổ chẳng hạn, anh chỉ được ngồi nghe, và cấm không được phát biểu.

    Ông ta dừng lại hút thuốc. Ông phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng bệnh nhân nói:

    – Tuyệt đối, tôi nhắc lại, tuyệt đối anh không được góp ư, phê b́nh bất cứ ai ở K65 này về bất cứ một việc ǵ.

    Ông bí thư đảng ủy tiếp:

    – Anh phải nhớ kỹ điều đó.

    Ông ta nh́n tôi, rồi nói giọng to hơn.

    – Tuyệt đối anh không được nhờ bất cứ ai trong anh chị em cán bộ ở K65 làm một việc ǵ. Không được, tuyệt đối không được. C̣n nếu ai trong anh chị em nhờ anh làm một việc ǵ, anh phải báo cáo cho chúng tôi biết; chúng tôi có đồng ư anh mới được làm. C̣n điều này nữa, tuyệt đối anh không được gặp gỡ bất cứ một người nào, dù là bạn bè hay bà con ở nơi khác đến. Anh nghe chưa?

    Một người khác góp ư:

    – Anh ăn nói với mọi người phải từ tốn, lễ phép. Tốt hơn hết, có ai nói với anh anh mới được nói.

    Ông Chủ tịch hội đồng bệnh nhân nói:

    – Anh Đính ạ, anh là một người có trọng tội. Anh phải biết ăn năn hối cải. Những ngày anh ở đây là bước đầu chúng tôi đánh giá con người anh. Và việc đánh gía của chúng tôi sẽ có quan hệ đến tương lai của anh sau này. Và sau này, anh sẽ ra sao, đi đâu, làm ǵ là do các anh ở trên quyết định. Tạm thời trước mắt anh ở đây đă. Thế thôi các đồng chí nha.

    Ông bí thư đảng ủy nói:

    – Anh có ư kiến ǵ không?

    – Không

    – Thế thôi các đồng chí. Thôi anh về đi.

    Tôi ở căn pḥng cũ, trước ở pḥng trong, nay ở pḥng ngoài. Dăy nhà B này có h́nh chữ U, pḥng tôi ở tầng trệt sát pḥng đấu góc khay. Giường của tôi kê ngay cửa ra vào thông với cửa hành lang ngó sang dăy nhà trệt bốn năm pḥng cách một khoảng sân rộng. Một cái bàn xi măng đá rửa màu xám kê sẵn sát giường.
    Cái bàn này bây giờ với tôi chỉ để vali, tách chén, bát đũa. Lúc này tôi c̣n đọc, viết ǵ được nữa. Nhưng tôi mà đụng vào giấy bút, sách vở th́ chỉ gây thêm cực khổ cho tôi. Người chung quanh thường ḍm ngó tôi, từng cử chỉ, từng lời nói, từng bước đi.

    Đó không phải là nỗi khổ tâm của tôi mà là một sự kinh khủng của tôi: Không viết được, không đọc được. Dần dà về sau, tôi sang pḥng đọc sách báo của K ngồi đọc, rồi mượn báo về pḥng, lúc này tôi chỉ mượn báo mà không mượn sách. Ngồi ở pḥng đọc sách tôi thấy ḿnh thư thả, không bị ai ḍm ngó. Nằm trong pḥng người qua kẻ lại với những bộ mặt khinh khỉnh liếc trừng, tôi quá mệt.

    Tất cả báo chí tôi mượn về đều để trần ra giữa bàn, trên giường. Và người ta cũng biết đó đều là sách báo của đảng và tôi mượn của K. Nhưng thường xuyên họ vẫn ḷ ṃ kiểm tra. Tôi chỉ đọc mà không ghi chép. Tôi tránh việc cầm cây bút trên tay và trước mặt là một quyển vở hay một xấp giấy trắng. Suốt thời gian này tôi không bao giờ khóa va li.

    Không khí ở K65 quá căng thẳng với tôi. Tôi không đi chơi đâu được, không nói chuyện với ai. Căn pḥng tôi ở cũng vẫn là những người cũ h́nh như có một hai người mới đến. Tất cả đều là đảng viên. Trong số này có một anh chàng người Quảng Ngăi trên 40 tuổi, luôn luôn ăn diện, áo quần khi nào cũng thẳng nếp và đắt tiền. (Chắc là anh ta phải ra ngoài thị xă nhờ người quen là áo quần. Thời buổi này mà mặc quần áo là cũng là một kỳ công).

    Anh ta đang có ư định lấy vợ và ở luôn miền Bắc. Trước anh ta rất vui vẻ với tôi, nhưng bây giờ anh ta căm ghét tôi ra mặt, thậm chí anh ta c̣n nhổ nước bọt trước mặt tôi.

    Không khi nào tôi đang đi mà có ai gọi tôi cả. Tôi có đó cũng như không. Người ta gọi tôi là “tên Đính”, “thằng Đính”. “Ê Đính, lại đây nói cái này”. Cũng có người gọi tôi bằng anh, nhưng lúc đó chỉ có tôi và người đó. Và người đó trước khi nói với tôi một điều ǵ đều ngó trước ngó sau, và bao giờ cũng chỉ một câu ngắn, đôi ba tiếng, rồi bỏ đi ngay, để nếu có ai thấy cũng chỉ xem như t́nh cờ người này đi ngang qua mặt tôi.

    (Ba bốn tháng sau tôi được phân công đi mua hàng tiêu chuẩn hàng tháng thuốc lá, sữa, đường… của tổ. Chỉ có lúc đó tôi mới tiếp xúc và nói qua nói lại tự nhiên với mọi người. “Anh c̣n thiếu tôi năm hào”, “bác c̣n thừa một đồng”, “căng tin bảo tháng này không có chè loại một”, “thuốc hút chưa có đủ, nên căng tin tạm ứng mỗi người năm bao”…).

    Tôi vẫn giữ cách sinh hoạt b́nh thường hàng ngày của tôi. Buổi sáng, buổi trưa xách phích xuống nhà bếp lấy nước… Cũng may đó là những việc hằng ngày trước kia của tôi, không th́ bây giờ người ta sẽ bảo tôi là cố phấn đấu để chuộc tội. Có điều là tôi không thức khuya được. Trước kia, tôi có sắm một cây đèn dầu hỏa. Sau chín mười giờ khi mọi người tắt điện đi ngủ, tôi thắp đèn dầu thức, đọc sách và viết.

    Ở gác trên có một anh thanh niên người Quảng Ngăi lớn hơn tôi một hai tuổi, kỹ sư nông nghiệp th́ phải, bị bệnh thần kinh. Anh ta hát rất hay, và thường ngồi trước hành lang đánh đàn hát to một ḿnh. Một hôm đến giờ ăn cơm, tôi gặp anh ta cầm đũa bát từ trên gác đi xuống. Anh ta nói, vừa nói vừa cười hi hi:

    – Sớm quá, sớm quá, ông anh ơi! Ông làm sớm quá!

    Anh ta cười hi hi. Anh ta không dự cuộc đấu tố tôi tại hội trường K65. Tôi chắc là anh ta không bị phê b́nh, dù anh ta là đảng viên, v́ người ta cho là anh ta bị thần kinh.

    Lúc này tôi cũng chỉ có một ḿnh. Tôi quanh quẩn với cái bóng của tôi, khi tôi theo nó, khi nó theo tôi; ban đêm trên vách, ban ngày trên đường. Ở đây không ai đối xử với tôi như một con người. Thà tôi bị đưa đi cải tạo lao động hoặc ở tù c̣n hơn. Dẫu sao ở đó những người chung quanh cùng một hoàn cảnh, dù có ganh ghét nhau, đâm chém nhau cũng c̣n xem nhau là con người.

    C̣n ở đây, người ta đối xử với tôi một cách tệ hại. Người ta kinh tởm tôi, khinh bỉ tôi. Tôi như một tên hủi, một con chó ghẻ dại, hôi hám mà hàng ngày người ta buộc phải chung đụng không thể tránh được.

    Vào một lối hẹp, hay ở một chỗ đông người, tất cả đều tránh không để cho quần áo họ vướng vào quần áo tôi, không để cho người họ đụng vào người tôi. Đến nhà ăn, những con mắt cứ ngó trừng tôi.
    Không ai chịu ngồi ăn với tôi. Nhiều lần, nhiều lần tôi nghĩ chắc trong người tôi có mùi cứt. Một bàn bốn phần ăn, mới chỉ có hai hoặc ba, c̣n thiếu một, hễ tôi kéo ghế ngồi vào là họ cầm bát đũa đứng dậy hầm hầm giận dữ bỏ đi. Cho nên túng thế nhiều khi mấy ông đảng ủy, chi ủy buộc ḷng phải ngồi với tôi.

    Nhưng bữa đó, họ ăn rất mau và bao giờ cũng ra khỏi bàn trước tôi. Có lần, tôi thấy một bàn ăn c̣n thiếu một người, tôi ngồi vào, lập tức ông Phước, đảng ủy viên, người B́nh Định, đứng dậy kéo theo một anh chàng thanh niên ngồi cạnh đi qua bàn khác ngay. Mặt ông ta có vẻ tức giận. Chàng thanh niên đó là con của ông ta, mới ra Bắc, đến thăm ông ta. Ông ta không muốn cho con ḿnh ngồi ăn cùng bàn với một kẻ như tôi.

    Rất nhiều lần ngồi đợi lâu không có ai thèm đến ngồi, tôi nói với mấy bà, mấy cô nhà bếp chia cơm cho tôi ăn. Những người này đă biết t́nh cảnh của tôi, nên thường thấy thế họ đến và nói:

    – Để em chia cơm cho anh ăn.

    C̣n những người khác đến sau, gặp suất ăn cuối cùng không ngần ngại bưng những phần ăn c̣n lại sang bàn trống khác ngồi ăn. C̣n tôi th́ tôi ăn được, bao giờ cũng rất ngon và ăn nhiều.

    Cô Mộng kể cho tôi nghe, nhiều lần đi lấy nước, có người cầm cái gáo đứng sau lưng tôi dứ dứ vào đầu tôi như muốn đánh. “Khi anh đi rồi em mới nói với họ là các anh làm cái ǵ thế. Muốn giết người ta th́ cứ giết đi. Họ trợn em: Cô binh à? Em nói lại: Không binh ǵ hết. Các anh làm rứa tôi ngó không được. Các chi bộ ở đây hồi đó họp đều đề nghị tống cổ anh đi nơi khác cho khuất mắt. Nhưng mấy ông trên bảo cứ để anh ở đây là tốt nhất, để cho ở đây giáo dục và cải tạo anh. Mà em thấy, có giáo dục cải tạo ǵ đâu, họ chỉ hành lạ anh”.

    Dần dần, nói thật, tôi cũng thấy quen đi cái không khí như thế. Một ngày, hai ngày, một tuần, hai tuần, một tháng hai ba tháng, một hai năm, không quen đi, không thấy như thường cũng không được.

    Hơn một tháng tôi không đi ra khỏi chỗ tôi nằm, loanh quanh luẩn quẩn ăn rồi nằm, rồi ngồi, chỉ có tôi với cái bóng của ḿnh. Rồi tôi phải đi hớt tóc, mua một vài thứ lặt vặt ngoài thị xă. Tôi xin họ, họ cho đi. Và mỗi lần như thế, bao giờ cũng có người lẽo đẽo xa gần bên tôi. Và rồi buổi chiều, cũng buồn, tôi xin đi chơi.
    Tôi lang thang khắp thị xă Sơn Tây, đi ṿng quanh hồ, ngồi bên hồ hút thuốc, một ḿnh không có ai nói chuyện, không có ai chơi. Rồi ghé vào mậu dịch ăn uống, ngồi ngoài lan can trên hồ uống một cốc cà phê ngó cây cối lao xao trên cù lao trước mặt. Rồi lững thững đi về, chế nước uống, rồi nằm, nghĩ vẫn vơ. Những lúc đó đầu óc tôi lùng bùng.

    Những lúc đó tôi muốn viết.

    Nhiều buổi chiều ăn cơm xong, tôi ngồi một ḿnh trong pḥng , ngó qua cửa hành lang. Dăy nhà trệt bên kia che mất không thấy trời. Cô Mộng hay một chị nào đó đi qua liếc trước sau dùi vào góc bàn khuất sau bức tường một gói giấy, rồi ra cửa hành lang xuống dăy nhà trệt. Tôi biết đó là một vài gói thuốc hút, một cân đường hay một gói trà….

    Tôi chán, tôi mệt mỏi. Tôi không c̣n muốn ǵ nữa. Tôi không c̣n cố gắng nghĩ xem rồi người ta sẽ làm ǵ tôi. Tôi không cần đề pḥng ǵ hết. Tôi bị hành hạ và đọa đày. Họ muốn làm nhục tôi, muốn cho tôi hiểu rằng họ đă đối xử với tôi không phải như đối xử với một con người. Và tôi phải hiểu rằng họ có quyền làm như thế.
    Họ không coi tôi là một tên tù, họ coi tôi là một con vật, một con chó, một con chó sống giữa một đám người không có chó để làm bạn và không sủa được. (Cho đến sau này năm 1988, có người trên báo Công An B́nh Trị Thiên, khi phê b́nh bài thơ “Người đàn ông 43 tuổi nói về ḿnh” của tôi vẫn c̣n gọi tôi là một con chó, con tô, con mực ǵ đó).


    Còn tiếp ....

  4. #154
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi bị tách khỏi sinh hoạt của con người, được con người cực chẳng đă phải cho ăn, cho uống, cho ngủ, nhưng không được quanh quẩn đến gần con người và nói tiếng người với họ.
    Tôi là một tên địch. Tất cả những người trước vốn quen tôi hay nói chuyện, lui tới với tôi bây giờ đều tránh mặt tôi. Họ sợ liên lụy, họ sợ bị mất lập trường.

    Tôi sống lặng lẽ một thân, một ḿnh. Rồi tôi cứ sống lang thang bằng trí nhớ của ḿnh. Tôi ngồi im với tôi. Dăy nhà trước mặt bên kia hành lang đă che mất trời và cây cối ở xa. Suốt một hai giờ, ba bốn giờ, khi nằm khi ngồi, khi uống nước, khi hút thuốc, không có việc chi làm, không có ai nói chuyện. Người đi ra đi vào. Kệ họ. Hết sức th́ họ giết ḿnh là cùng.

    Cái thằng người Quảng Ngăi lúc đi qua chỗ tôi là nhổ nước miếng xun xoe mặc quần áo tốt, cột thêm cái radio bên hông để kiếm vợ, đang đứng giữa pḥng xức nước hoa, soi mặt vào cái gương nhỏ. Ông già Giác ngồi xếp bàn trên giường ở trong góc hút thuốc. Tôi uống với ông một ly nước trà bồm ướp hương bưởi, rồi ra ngồi lại một ḿnh. Ông Tuyến đi qua nói, không đi chơi hả mầy, Đính, kệ cha, đi cho đầu óc nó khỏe ra, ông cười, tôi dạ.
    Ông quay lại, mầy đau bao tử, hút thuốc ít đi. Căn pḥng cứ vắng dần. Trời im và vẫn c̣n lạnh. Tôi không biết làm ǵ hết và cũng chẳng có việc ǵ để làm. Tôi nhai hai viên ka vét, rồi ngồi dựa đầu vào giường. Lúc này là lúc vắng và im lặng nhất. Chưa biết bao giờ mới hết chiến tranh. Ông già Giác cũng đi chơi rồi.

    Ở dăy nhà trước mặt có tiếng cười nói của con gái và con trai giỡn nhau. Tôi cứ hút thuốc ngó lơ đãng ra phía trước, đầu óc trống không. Có hơn 5 giờ chiều. Và tôi bỗng lặng người đi. Trên bức tường của hành lang có mấy chữ viết bằng gạch vụn, vụng về chữ lên chữ xuống, chữ to chữ nhỏ nghiêng ngả đậm lạt không đều:

    Chú Đính ơi

    Chú Đính

    Tôi xúc động, tôi xúc động vô cùng. Tôi biết người viết rồi. Đó là một thằng bé bảy tám tuổi con của người y sĩ quê ở Thừa Thiên, nhà ở cách pḥng tôi bảy tám mét bằng một khoảng sân rộng. Thằng bé không được b́nh thường. Học đến lớp ba, sau một trận đau nặng, nó mất trí và trở nên tàng tàng. Thằng bé là bạn duy nhất của tôi lúc này. Nó thường đến với tôi và chẳng có ai để ư, nói năng rầy rà hay phê b́nh ǵ về việc nó quan hệ với tôi hết.

    Chú Đính ơi

    Chú Đính

    Tôi là thằng Đính, tên Đính, là nó, là hắn. Có ai gọi tôi bằng anh, bằng chú đâu. Chỉ có nó, một thằng bé bị thần kinh gọi tôi bằng chú. Thằng bé đến, có khi leo lên giường ngồi bỏ hai chân đu qua đu lại, không nói ǵ hết. Có khi nó ngồi xuống thềm nhà bày ra các thứ gạch đá, lá cây chơi một ḿnh. Rồi nó nh́n tôi cười, nói những câu không có đầu không có đuôi. Nhiều khi nghe ba mẹ gọi, nó cũng không về. Tôi phải dắt nó về. Biết ư, tôi chỉ đưa nó đến cửa, rồi quay lại. Sau này tôi thấy dưới cửa sổ nhà nó cũng có mấy chữ viết bằng gạch:

    Chú đính ơi

    Chú Đính



    Mỹ đánh thị xă Sơn Tây. Lần đầu tiên thị xă Sơn Tây bị ném bom. Hai quả bom rớt ngay trung tâm thị xă, có một quả trúng nhà hát nhân dân, sân khấu lộ thiên bị sạt mất một góc. Không có ai chết hay bị thương. T́nh h́nh trở nên căng thẳng. Thị xă thỉnh thoảng đă có tiếng kẻng báo động có máy bay Mỹ.
    Bất cứ một đoàn bệnh nhân nào mới đến K65 đều được ban lănh đạo cho biết t́nh h́nh và đặc điểm của thị xă Sơn Tây. Thị xă Sơn Tây là nơi tập trung nhiều thành phần phản động. Do đó việc quan hệ với người ở ngoài thị xă phải hết sức đề cao cảnh giác, nhất là sau vụ Mỹ tập kích nhà giam tù binh Mỹ. Ở đây có một nhà thờ Thiên chúa giáo. Một đêm Noel trước đây cán bộ miền Nam được lệnh là không ra đường và đến nhà thờ để đảm bảo an ninh. Hơn nữa, bọn phản động có thể lợi dụng việc có nhiều người đến nhà thờ và qua lại đông trên đường trong đêm Noel để củng cố thế lực và tuyên truyền xuyên tạc chế độ ta.

    Khoảng 1 hay 2 tuần sau, các khối bệnh nhân họp khẩn cấp và bất thường. Tất nhiên là tôi không được dự. Sau bữa cơm chiều, mọi người trong pḥng vội vàng sắp xếp đồ đạc gọn gàng. 8 giờ tối, ông tổ trưởng báo cho tôi sắp xếp đồ đạc chuẩn bị sáng mai 6 giờ sơ tán.

    Nơi sơ tán là thôn Cam Đà, xă Cam Thượng, huyện Ba V́, tỉnh Sơn Tây. Tôi cùng với hai người khác được sắp xếp ở nhà chị Hoàng Thị Thuận. Một ông tên Lai, người B́nh Định, tổ trưởng tổ đảng, có nhiệm vụ canh giữ và theo dơi tôi. Và một anh chàng người Vĩnh Linh tên Kiêm. Anh này cũng là đảng viên, người ốm cao, trắng trẻo, khoảng gần 30 tuổi. Trông anh ta bao giờ cũng ngớ ngẩn, nói năng lộn ngược, lộn xuôi khó hiểu. Người ta bảo anh ta bị thần kinh, hậu qủa của một cơn sốt ác tính. Tôi th́ cho là anh ta giả đ̣ đau thần kinh để khỏi trở lại chiến trường. Anh ta có ư định xin đi học bổ túc văn hóa ở Từ Hồ.

    Anh Sinh, một người trong làng dắt tôi đến nhà chị Thuận. Tôi để đồ đạc giữa sân. Một đứa bé gái khoảng sáu tuổi đang đứng dưới mái hiên bước xuống sân chào tôi.

    – Cháu chào chú ạ

    – Chào cháu

    Anh Sinh bước lên nhà nói to:

    – Chị Thuận ơi, cho mấy bác ở nhờ một tí nha!

    Một người đàn bà răng đen, dáng người khỏe mạnh lớn hơn tôi độ 3 tuổi dưới bếp đi lên.

    – Chào các bác. Mời các bác vào nhà xơi nước.

    Dân ở đây coi chuyện cán bộ nhân viên đến ở nhờ trong những ngày sơ tán là chuyện b́nh thường, và họ c̣n mừng nữa, v́ như thế là vùng của họ an toàn, máy bay Mỹ không ném bom. Có điều lần này họ thấy lạ , là những người đến sơ tán đa số là người miền Nam.

    Lâu mới uống chè, ngon quá. Chỉ tiếc là không có gừng. Anh Sinh chào tôi về và nói, nhà của anh ở sau lưng nhà chị Thuận, mời tôi khi nào rảnh sang uống nước chè. Một lát sau ông Lai và anh chàng Kiệm đến. Vừa thấy tôi thằng Kiệm la lên bài băi:

    – Không, không, tôi không phải ở đây tề. Mà… mà… ở bên tê tề… thôi, thôi… Nói rồi hắn xách va li đi ngay. Mọi người đều nghĩ là hắn nhầm chỗ. Chỉ có tôi biết là hắn sợ ở với tôi có thể bị liên lụy những điều không tốt.

    Nhà chị Thuận rộng, cao ráo, kiểu nhà rường, lợp tranh, ba căn hai chái. Căn giữa để bàn thờ và tiếp khách. Bàn thờ sơ sài, một bát nhang, một b́nh sứ để cắm hoa, không có đèn cơi trầu; phía sau là một cái bàn soạn đă tróc hết sơn. Tôi và ông Lai ở căn dưới. Bốn mẹ con chị Thuận ở căn trên và chái trên.
    Cũng như hầu hết nhà ở đây, chung quanh nhà chị Thuận cũng có tường xây bằng gạch sống và một cái cổng nhưng không bao giờ đóng. Nhà có một cái sân rộng lát gạch, một giếng nước rất trong. Trước mặt nhà là một cái ao rộng như một cái hồ, mùa mưa thả bèo nuôi lợn, mùa nắng trồng nếp. Chung quanh ao là những hàng tre bao bọc.

    Chị Thuận có chồng đi bộ đội vào chiến trường từ năm 1968. Mấy năm nay gia đ́nh chị không nhận được tin tức ǵ của anh hết. Suốt ngày chị ở ngoài đồng. Cơm nước do mấy đứa con ở nhà lo. Chị có 3 đứa con, tất cả đều là gái. Đứa đầu tên Xuân học lớp 7, đứa thứ hai tên Thu học lớp 4, đứa út tên Lan học lớp 1.

    Hết buổi học đĩ Xuân ra đồng giúp mẹ để lấy thêm công điểm. Đĩ Thu đi học về là quảy triêng gióng đi hốt phân trâu nộp cho hợp tác xă. Xuân, Thu đứa nào cũng đen nắng, chỉ có đĩ Lan là trắng và mập tṛn. Về nhà chúng nó làm việc không hở tay, đứa nấu cơm, đứa vớt bèo cho lợn, giặt giũ, múc nước vào chum…
    Cũng như hầu hết các gia đ́nh quanh đây, nhà chị Thuận ăn no, nhưng không sướng. Bữa nào cũng chỉ có rau muống hái ở ruộng phần trăm chấm với nước tương. Cá, th́ chỉ có cá vụn cũng kho với tương, nhưng chỉ thỉnh thoảng. Lâu lâu tôi thấy chị Thuận chặt một hai cây tre đem ra chợ Mía những ngày phiên bán được bảy tám đồng. Những ngày đó cả nhà được ăn cá.

    Ở đây, nhà nào cũng có một hoặc hai ba cái chum tương để trước sân. Cứ nh́n chum to chum nhỏ, một chum hay hai ba chum th́ cũng biết nhà đông hay ít người. Tương làm bằng nếp và ngô. Tương bao giờ cũng được dự tính ăn cho đến giáp vụ, ngoài tương, muối và ớt ra, tôi không thấy nhà chị Thuận có thêm một thứ ǵ khác nữa, không có ḿ chính, không có đường, nước mắm…

    Mỡ th́ phải đợi đến Tết. C̣n đường th́ cũng phải đợi đến tết, lễ Quốc khánh 2-9, hợp tác xă mới phân phối cho một nhà một ít mật mía để nấu chè. Trẻ con, trừ một vài nhà có cán bộ làm việc ở thị xă hoặc ở Hà Nội, hầu hết ít khi được ăn kẹo. Chúng để dồn lông vịt hoặc những thứ lặt vặt sắt đồng ǵ đó, thỉnh thoảng đổi cho mấy bà đồng nát lấy một hai que quệt mật mía ăn dẻo như kẹo.

    Bánh ḿ, ngay ở thị xă Sơn Tây , dân cũng không có huống hồ là ở đây. Sáng nào tôi cũng để phân nửa cái bánh ḿ cho mấy đứa nhỏ. Ông Lai thấy thế cũng làm theo. Chị Thuận nói :

    - Chú không để mà ăn, cháu nó đă có cơm, khoai sắn rồi.

    Tôi cười :

    - Tôi uống nước trà quen rồi chị ạ. Chị thấy không, sáng sớm mà tôi cũng một bát chè xanh đậm cũng được.

    Chị Thuận nói :

    - Tôi thấy ít người trẻ mà uống nước chè đặc như chú.

    - Cũng quen thôi chị ạ.

    Tôi thường ngồi nói chuyện với chị Thuận. Ngoài những lúc làm việc mệt nhọc, khi có hơi thư thả, tôi thấy chị buồn buồn.

    – Mỗi lần thấy mấy chú là tôi lại nhớ đến nhà tôi. Nhà tôi đi bộ đội, năm 1968 vào Nam, ở chiến trường Tây Ninh. Một hai năm đầu nhà c̣n nhận được thư. Mấy năm nay th́ không có tin tức ǵ hết. Tôi biết ở chiến trường ác liệt lắm. Anh ấy chắc không c̣n nữa. Chú biết không, mỗi lần nghe trên xă có giấy báo tử gửi về, những người có chồng đi B như tôi, cô Th́n, người cứ như mất hồn, không muốn làm, muốn ăn ǵ nữa. Mấy chị em chỉ c̣n ôm nhau mà khóc thôi.

    Một hôm ăn cơm tối xong, chị Thuận vội vă qua nhà chị Th́n. Một giờ sau chị về, chị nói với tôi: có giấy báo tử gửi về trên xă. Không biết đến phiên ai đây chú ơi. Đêm nay nhà nào cũng có người khóc.

    Những ngày đó không khí trên Cam Đà nặng nề. Chị Th́n qua nhà chị Thuận, chị Thuận đến nhà chị Th́n, qua những nhà khác có người đi Nam ngồi với nhau thút thít, mắt đỏ hoe.

    Năm 1976, cháu Xuân gửi thư từ Cam Đà vào Huế báo cho tôi biết là bố cháu đă hy sinh năm 1968 tại chiến trường Tây Ninh mà đến năm 1976 gia đ́nh mới nhận được giấy báo tử.

    Những ngày sơ tán ở Cam Đà tôi được sống dễ chịu hơn. Từ cái không khí như tù ngục, luôn luôn bị một đám đông, ba bốn trăm con người canh giữ, ŕnh ṃ, thù ghét, khinh bỉ, tôi bỗng có được một không gian rất rộng và những con người chung quanh hiền từ, vui vẻ. Họ cười nói với tôi b́nh thường.
    Họ xem tôi cũng là người như họ. Tôi được họ gọi bằng anh, bằng chú, bằng em. Hàng ngày tôi chỉ chạm mặt với cái đám đông coi tôi là thù địch ở nhà ăn. Ở đó, tôi vẫn ngồi ăn một ḿnh, hoặc chung bàn với các ông bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ… ngay cả ông Lai ở cùng nhà với tôi cũng tránh không ngồi ăn với tôi.

    Bây giờ ăn cơm xong tôi cứ thủng thỉnh đi về nơi ở. Có khi dọc đường nhiều nhà dân c̣n gọi tôi vào uống nước nói chuyện. Ông Lai có nhiệm vụ canh chừng tôi. Trừ đi ăn cơm, đi mua hàng, c̣n đi hớt tóc, đến pḥng đọc sách, ra đồng chơi, tôi đều phải xin phép ông Lai. Ông Lai, người thấp, to bề ngang, hai cằm bạnh ra, vai rộng và gù lên, da mặt có màu ch́. Cặp mắt ông ta bao giờ cũng lừ đừ nh́n tôi. Ít khi ông ta gọi tôi bằng anh, nói với tôi bao giờ ông cũng nói trổng và từng tiếng một rất to như ra lệnh.

    Ông ta thường tránh ngồi chung nói chuyện với tôi. Bất đắc dĩ lắm khi có bà con hàng xóm của chị Thuận đến chơi, buộc ḷng ông phải ngồi với tôi. Nhưng lúc đó ông ta cũng tránh nói với tôi, v́ nói với tôi ông phải gọi tôi bằng anh.

    Sinh hoạt hàng ngày của tôi không c̣n bị bó hẹp quanh quẩn một ḿnh tôi nữa. Tôi cảm thấy ḿnh được nhẹ nhàng hơn. Tôi đi ra, tôi đi vào không có những con mắt trừng trợn, những băi nước miếng đánh bạch dưới đất.
    Tôi cười, tôi nói , được tiếng to. Đám trẻ con thường đến sân nhà chị Thuận đánh thẻ, nhảy dây. Tôi ngồi xem chúng chơi đùa, cười nói. Tôi lấy giấy báo xếp tàu bay, tàu thủy cho chúng chơi, tôi vỗ tay hát ḥ với chúng. Tôi thường sang nhà anh Đại, anh Sinh, nhất là nhà anh Cận, uống nước nói chuyện.

    Anh Đại, trước đi bộ đội bị thương, phục viên về nhà làm ruộng. Anh Sinh th́ đă lớn tuổi, xă viên. Anh Cận trẻ hơn tôi một hai tuổi, đi bộ đội, kém sức khỏe được giải ngũ, bây giờ là cán bộ của một cơ quan nào đó ở thị xă. Anh Cận có vợ và hai con, vợ anh là xă viên, người xinh đẹp. Nhà của họ ở xây lưng nhau, có cửa sau đi băng hoặc đối diện với nhà chị Thuận.

    Tôi chuyện tṛ với họ vui vẻ và khuây khỏa. Mỗi lần uống nước tại nhà anh Cận, thế nào rảnh tay, ông cụ thân sinh của anh Cận cũng đến ngồi góp chuyện. Hai cô em gái, một cô là giáo viên cấp 1, 1 cô tên Thể đang học lớp 10, bỏ dở về làm nông giúp gia đ́nh, thỉnh thoảng ghé lại ngồi nghe.
    Cô chị có khi nói, nhưng cô em th́ không, chỉ ngồi im và cười. Chuyện nói thường là chuyện đời, chuyện vui, chuyện phong tục tập quán xoay quanh điếu thuốc, chén trà. Họ hay hỏi tôi ở Huế, về đời sống của người dân ở Huế. Tôi kể hết với họ những ǵ tôi đă sống và thấy ở Huế, không giấu, không thêm bớt.

    Sống với họ, nói chuyện thành thật với họ, mới hiểu được tấm ḷng của họ. Không phải họ không thích nói chuyện chính trị, nhưng như ông cụ thân sinh anh Cận nói: các bác đó (chỉ những cán bộ miền Nam ở sơ tán) hễ nói chuyện bao giờ cũng tỏ vẻ động viên chúng tôi, lên lớp chúng tôi. Chúng tôi không thích thế. Ngồi với nhau nói chuyện nên ḥa đồng mới vui, có thế uống chén nước hút điếu thuốc mới ngon.

    Ông Lai không bằng ḷng ra mặt khi thấy những người chung quanh thân mật với tôi. Nhưng ông ta cũng chịu. Tôi vẫn sống b́nh thường, không bao giờ tỏ ra là ḿnh cố gắng phấn đấu để lấy ḷng những người như ông ta. Tôi không sợ ǵ cả. Tôi có tư cách của tôi và tôi phải giữ tư cách đó.

    Dần dần, rồi cũng có những cán bộ bệnh nhân K65 đến chơi với tôi. Trong số những người này, bác Nhă là người gần gũi với tôi nhất. Lúc sơ tán về đây, bác ở nhà anh Cận nên tôi hay gặp bác, thành ra thân quen. Bác Nhă là người Nam Định, khoảng gần 60 tuổi. Năm 17, 18 tuổi v́ gia đ́nh quá cực, bác đi phu mộ.

    Trên tàu từ Hải Pḥng vào Nam bác làm quen với một cô gái cùng quê và kết làm vợ chồng ngay. Bác kể, lễ cưới là mấy chai li-mô-nát, vài cây kẹo, quây quần vài thằng bạn cùng quê. Vào Nam, hai vợ chồng làm phu cạo mũ cao su cho đồn điền của một thằng Tây. Một năm sau, vợ bác ốm nặng và chết. Kháng chiến chống Pháp bác đă tham gia làm cơ sở cách mạng, sau đó v́ hay thay đổi chỗ làm việc nên bác mất liên lạc. Đến kháng chiến chống Mỹ bác hoạt động lại, rồi bị lộ, cơ sở vỡ, bác thoát ly ra chiến khu.

    V́ bị bệnh vết thương cũ hồi chín năm tái phát, lại tuổi già, bác được ra miền Bắc chữa bệnh. Đến nay bác vẫn chưa vợ chưa con. Sau một thời gian chữa bệnh, bác xin đi phép về thăm quê. Bác kể, đă mấy mươi năm rồi, trở về quê tôi vẫn nhớ đường và vào đúng nhà của ḿnh. Chị tôi mừng đến tái mặt, không ngờ tôi c̣n sống. Nhưng sau đó, chị tôi bắt đầu nghi ngờ về tôi. Chị tôi hỏi xa hỏi gần tôi về bà con, cô bác xem có phải tôi thật là thằng Hoàng Văn Nhă không.

    Khi biết tôi thật là thằng Nhă rồi, chị tôi và bà con lại nghi tôi là Mỹ ngụy cài ra hoạt động gián điệp. Tôi đoán biết điều đó và đưa giấy đi phép và các thứ giấy tờ khác làm chứng. Bà cũng không tin. Chị tôi lúc đó là bí thư chi bộ xă. Thế là bà nói Ủy ban hành chính xă điện ra K65 hỏi. Khi nhận được điện trả lời của K65 bà mới tin.

    Còn tiếp .....

  5. #155
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Chiều nào cơm nước xong, bác Nhă cũng rũ tôi ra đồng chơi. Bác nói: “Tôi th́ sợ đéo ǵ, thằng cha Nai (Lai) nàm (làm) như anh là tù không bằng. Anh cứ đi chơi với tôi, không sợ ǵ hết”. Từ khi quen bác Nhă, bữa ăn nào bác cũng gọi tôi cùng đi.

    Về sau có 3 người mới chuyển đến thường hay đến gặp tôi nói chuyện. Đó là các anh Linh, Kim và Hiến. Cả ba người đều là người Quảng Nam và là đảng viên. Loáng thoáng tôi đă gặp họ ở nhà ăn. Họ tự động đến ngồi ăn cùng mâm với tôi cười nói vui vẻ. Trong câu chuyện qua lại, họ cho tôi biết tên những người bạn của tôi trước học ở Huế sau vào Đà Nẵng hoạt động cách mạng. Tôi có những người bạn mà họ cũng quen, họ có những người bạn mà tôi cũng quen, người Quảng có, người Huế có.

    Chúng tôi quen biết nhau là như thế. Rồi họ thỉnh thoảng đến chỗ tôi ở nói chuyện, mượn sách báo. Linh có nói: tụi tôi đến chơi với anh, v́ thích anh. Anh đừng nghi là tụi tôi được phân công theo dơi và t́m hiểu anh để báo cáo.

    Năm 1976, tôi hay gặp Hiến ở Huế, lúc đó Hiến học đại học sư phạm sử. Tốt nghiệp xong Hiến đi dạy đâu ở Quảng Nam. Từ đó tôi không được tin ǵ về Hiến. Một người bạn rất thân của Hiến tên Phong có cho tôi biết h́nh như Hiến mất tích ở Campuchia. Kim th́ học đại học mỹ thuật Hà Nội. Sau ngày giải phóng, Kim làm việc ở Đà Nẵng. Trong khi bước giật lùi để ngắm bức tranh đang vẽ ở trên sân thượng của một ṭa nhà cao tầng. Kim đă hụt chân rơi xuống đất chết. C̣n Linh, sau thời gian ở K65, tôi không có dịp gặp lại.

    Những ngày này c̣n có một người thường lui tới với tôi là ông Đặng Kiếm Ba. Ông tên thật là Đặng Ưa, người Phú Yên, trên bốn mươi tuổi. V́ mê nhân vật Đặng Kiếm Ba trong truyện Rừng Thẩm Tuyệt Dày của Trung Quốc nên ông lấy bí danh đó. Tôi đă quen ông ta lúc ở bệnh viện E1 (Thạch Thất, Hà Tây). Hồi đó ông là phó bí thư đảng ủy khối bệnh nhân.
    Lúc K65 chưa sơ tán , c̣n ở thị xă Sơn Tây, ông ta cũng tránh mặt tôi. Về đây, ông lại hay đến gặp tôi, nhờ tôi vẽ cho ông học tiếng Anh. Ông cho tôi cuốn “English Grammar” for Pedagogical Institutes của Liên Xô mà ông ta mua ngày 23.05.1959 ở Hải Pḥng. Cuốn sách này bây giờ tôi vẫn c̣n giữ.

    Ông Ba hay đi Hà Nội, tôi nhờ ông mua giúp mấy tờ báo Liên Xô, Trung Quốc bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Tôi nói với ông Ba: “Tôi muốn xem những tờ báo này để biết thêm tin tức. Nhưng tôi rất ngại. Tôi sợ họ nói tôi đọc báo địch. Nếu có ai hỏi anh cứ nói là anh cho tôi mượn”. Một hôm tôi đi chơi đến 6, 7 giờ tối mới về ; thằng cha Lai nghiêm mặt, gù lưng đứng trên thềm nhà trợn mắt, hai cái môi thâm tím rung lên, mất b́nh tĩnh, hỏi to, lắp bắp từng tiếng:

    – Anh… anh… đi đâu… năy giờ… mới về? Hả… hả…

    – Anh Ba rủ tôi đi chơi.

    Ông ta thuận chân bước xuống thềm, không nói ǵ nữa. Ông Ba lúc đó là ủy viên thường vụ đảng ủy phụ trách thanh niên khối bệnh nhân.

    Tôi bước vào nhà, chị Thuận đang ngồi bên phản đứng dậy ra bàn giữa rót nước, nói :

    – Chú Đính uống nước chè xanh. Cháu nó mới nấu.

    Tôi dạ. Việc người ta đối xử với tôi không giống như người khác, những người dân thường gần gũi với tôi dần dần đă nhận thấy.
    Sau khi về đây khoảng hơn hai tuần, một buổi sáng thứ sáu, cô Mùi và cô Chanh, y tá của K, đem thuốc đến phát cho bệnh nhân. Như thường lệ, tôi đến nhận thuốc, cô Mùi bảo:

    – Hôm nay anh không có thuốc.

    Tôi cứ nghĩ hôm qua cô y sĩ khám bệnh đă quên ghi phần thuốc của tôi. Đến trưa, chiều cũng không thấy ai đến phát thuốc. Sáng thứ 7, cô Mùi, cô Chanh đến phát thuốc. Cô Chanh đưa thuốc cho ông Lai, cô Mùi gấp cuốn sổ phát thuốc lại. Tôi hỏi:

    – C̣n thuốc tôi?

    Cô Mùi lật sổ ra, rà ngón tay trên danh sách bệnh nhân.

    – Thuốc của anh cắt rồi. Anh không có thuốc.

    Tôi biết sau một thời gian điều trị, y bác sĩ cắt hẳn hoặc giảm bớt lượng thuốc cho bệnh nhân để theo dơi tác dụng của thuốc, và sau đó tùy theo t́nh trạng sức khỏe của bệnh nhân mà thay đổi cách điều trị. Thuốc cắt hoặc giảm là thuốc chữa bệnh, c̣n các loại thuốc bổ th́ vẫn giữ. Tôi bây giờ th́ thuốc chữa dạ dày và thuốc bổ đều cắt hết.

    Sáng thứ 5 tuần tới, cô Xiêm y sĩ đến khám bệnh. Khám cho ông Lai xong cô cắp sổ đi. Cô Xiêm xem như tôi biết là kể từ nay tôi không được khám bệnh và phát thuốc nữa.

    Máy bay Mỹ đă ném bom một số vùng chung quanh xă Cam Thượng. Thỉnh thoảng thôn Cam Đài có kẻng báo động. Tôi và ông Lai giúp chị Thuận đào một cái hầm ếch đủ cho 5 ngưới núp dưới bụi tre trên bờ ao. Đất mềm dễ đào, nhưng cũng phải hai ngày mới xong. Chị Thuận nói với tôi:

    – Mới đầu tôi cứ tưởng là chú không làm được việc nặng.

    Tôi ngửa hai bàn tay chỉ cho chị Thuận thấy những dấu chai, nói:

    – Chi chớ đào hầm th́ tôi cũng quen rồi, chị ạ.

    Cứ theo tiếng kẻng báo động mà biết máy bay Mỹ ở gần hay ở xa và đă xuống hầm hay chưa. Ít khi tôi xuống hầm. Tôi cứ ngồi ngoài miệng hoặc ra sân xem tên lửa rượt máy bay Mỹ hay các trận không chiến. Ông Lai cứ ŕnh cơ hội và nặng lời với tôi:

    – Sao không chịu xuống hầm. Xuống hầm đi, ngồi trên đó để làm ǵ? Không sợ dân họ phê b́nh à?

    Tôi không xuống.

    – Nó đánh có điểm rồi.

    Bây giờ chiều chiều đi làm về, cơm nước xong, chị Thuận và đĩ Xuân ngồi đánh mũ rơm và con cúi. Lúc này trẻ con trong thôn đi học đều đội mũ rơm và mang một vành rơm ở sau lưng. Các lớp học đều có thành đất cao một mét vây quanh và giao thông hào dẫn ra ngoài. Tôi vừa nói chuyện với mẹ con chị Thuận, vừa tập đánh mũ rơm cho vui. Chị Thuận nói:

    – Chiến tranh chưa hết, chúng tôi c̣n khổ. Chắc mấy chú, mấy bác ở chiến trường đă quen với bom đạn rồi. Ở đây hễ nghe tiếng máy bay là chúng tôi quá hăi. Ôi, nó mà ném bom xuống đây chắc chết hết thôi.

    Đĩ Xuân hỏi tôi:

    – Ở chiến trường Mỹ nó ném bom dữ lắm phải không chú Đính?

    – Trong đó, không khi nào là không nghe tiếng bom đạn, không khi nào vắng tiếng máy bay. Phút im lặng, lúc không có tiếng bom, không có tiếng máy bay là lúc căng thẳng nhất, là lúc cái chết có thể đến với ḿnh chưa biết khi nào.

    – Sao thế hở chú?

    – Lúc đó sẽ có B52.

    – Hăi quá chú nhĩ! Thế chú có sợ không?

    – Sợ chứ! Nhưng rồi cũng quen đi như ḿnh quen với cái chết bên cạnh ḿnh hàng ngày.

    – Chú nói cái ǵ thế?

    – Lúc mới lên rừng, thấy có người chết, nhất là những người vừa mới ngồi nói chuyện với ḿnh, mới đi mới đứng đó, hay vừa mới gặp ḿnh hôm qua. Chú sợ và ớn. Nhưng rồi, chiến tranh ngày càng ác liệt, ngày nào cũng có người chết, và lâu thành ra quen đi.

    – Chắc chú thù thằng Mỹ lắm, chú Đính nhỉ?

    Chị Thuận cười:

    – Cái con này, không thù sao chú lại tham gia cách mạng.

    Đĩ Xuân:

    – Chúng cháu ghét thằng Mỹ v́ chúng nó ném bom giết nhiều người quá.

    Rồi chị Thuận lại liên tưởng, chị nói:

    – Bố chúng nó đi B từ năm 1968. Mấy năm nay không có tin tức ǵ cả. Chắc không c̣n đâu, chú Đính nhỉ?

    – Nói thế chứ… Có lẽ anh ở chiến trường Nam bộ, đường sá xa xôi, thư từ khó khăn, mà thường lại hay bị thất lạc dọc đường.

    Chị Thuận nh́n tôi:

    – Có mấy người đi bộ đội cũng một lần với anh ấy, người th́ đă chết, người về được th́ thương binh cụt chân, cụt tay… Tôi chỉ mong nhà tôi… miễn c̣n sống là được…

    Chị Thuận bỏ cái nùi rơm đang đánh xuống, đứng dậy đi vào nhà. Tôi nghe có tiếng rót nước vào cốc. Những lúc đó không bao giờ có ông Lai.

    Thỉnh thoảng những cơn đau dạ dày lại hành tôi. Nhiều lần tôi phải chọc cổ mửa để cơn đau dịu bớt. Liên tiếp mấy ngày tôi ăn cơm không được. Một buổi sáng tôi ra ngoài nhà ăn báo cháo. Pḥng trực của y bác sĩ cũng ở trong nhà ăn. Thấy tôi báo cháo, bà Quy, bác sĩ trưởng khoa hỏi:

    – Anh đau à?

    Bà ta hỏi nhưng không cần tôi trả lời. Bà quay sang cô Chanh, y tá, bảo:

    – Tôi đă bảo mấy cô khi nào anh này đau th́ cho anh ít giọt cồn ben la đon.

    Buổi chiều đi ra đồng chơi với bác Nhă, bác nói:

    – Anh đau lắm hay sao mà ăn cháo. Tôi trông anh lúc này hơi xanh đấy.

    Tôi nói là mấy tuần nay tôi không được phát thuốc và khám bệnh nữa.

    – Nàm ǵ tồi thế!

    Hôm sau trên đường ra chợ Mía tôi gặp cô Xiêm, cô y sĩ phụ trách khu vực tôi. Cô Xiêm đi lại gần tôi làm như t́nh cờ đi cùng đường. Không có ai đi cạnh tôi. Cô nói nhỏ và rất nhanh:

    – Bà Quy ra lệnh cho em không khám bệnh và phát thuốc cho anh đấy. Em đang vội, cho em đi trước.

    Chắc là bác Nhă đă nói với cô Xiêm về chuyện tôi đau. Những ngày này tôi đi nằm sớm. Cái bụng cứ đau lâm râm, đến hai ba giờ sáng lại đau thật dữ dội. Tôi nằm co người lại, ép cái chăn bông vào bụng. Một buổi tối, cô Xiêm đi vào, cô để cái đèn băo bên góc nhà. Không có ông Lai. Cô bước lại giường tôi:

    – Anh Đính sao mà đi ngủ sớm thế?

    Cô cúi xuống bên mùng:

    – Anh đau lắm à?

    Cô vén mùng lên, ấn vào tay tôi mấy viên thuốc.

    – Ka vét đấy. Anh uống cho đỡ đau. Thôi, em về.

    Cách một hai hôm sau, buổi chiều, tôi đang ngồi đọc báo trên cái ghế dài giữa sân, cô Xiêm đến. Cô nh́n vào trong nhà:

    – Bác Lai có nhà không anh?

    – Ông ta đi đâu đó.

    Cô ngồi xuống ghế lật tờ báo để bên cạnh bỏ vào một gói giấy nhỏ rồi gấp tờ báo lại.

    – Em xin của mấy ông bệnh nhân đó. Khi nào có Bismuth em sẽ mang lại cho. Anh đừng cho ai biết hết. Chết em đó. Thôi em qua bên bác Nhă cái đă.

    Trước kia mỗi lần khám bệnh, tôi hay nói năm điều ba chuyện với cô Xiêm cho vui. Nay th́ cô ngại. Cô Xiêm có một khuôn mặt tṛn, hai má đầy và một chiếc răng c̣i. Cô sinh ở Thái Lan nên có tên là Xiêm. Bây giờ mỗi lần gặp tôi như thế, cô lại dúi cho tôi vài viên Kavét, vài gói Bismuth, có khi cô nhờ bác Nhă đưa cho tôi.

    Mùa hè ở đây quá nóng. Nhà nào cũng có tường gạch sống bao quanh nên kín gió.

    Buổi trưa không nằm nổi trong nhà, tôi hay ra ngồi trên bờ tre ngoài ao để đọc sách. Lúc này tôi đang đọc dở cuốn Các học thuyết về giá trị thặng dư (phần thứ hai) của Karl Marx. Từ ngày về đây nhờ ở phân tán, ít ai nḥm ngó, tôi thỉnh thoảng lại đọc sách và ghi chép, nhưng chỉ ghi chép hoặc tóm tắt những điều trong sách mà không ghi những suy nghĩ của ḿnh về những điều đang đọc.
    Sách vở của tôi, tôi để ngay ở đầu giường hoặc trên bàn của chị Thuận ở giữa nhà. Thỉnh thoảng tôi lên chỗ cô Minh, người giữ tủ sách của K, mượn sách báo. Cô bảo tôi, cần sách ǵ mà tủ sách ở đây không có, cô sẽ về thư viện thị xă mượn giúp cho.

    Ông Lai, người canh giữ tôi, hết sức khó chịu khi thấy tôi đọc sách, ngay cả lúc tôi cầm tờ Nhân dân trên tay. Mặt ông ta hầm hầm, nhưng không nói ǵ cả. Những lúc đó cái lưng của ông ta gù xuống.


    Còn tiếp ....

  6. #156
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Máy bay Mỹ đánh những vùng chung quanh ngày mỗi căng và dày hơn. 7 giờ sáng báo động xa, 9 giờ báo động gần, 3 giờ chiều báo động, nửa đêm báo động. Nghe tiếng kẻng th́ nghe tiếng người lao xao, chộn rộn, tiếng gọi nhau… rồi im lặng… Không khí như khô đi… rồi vỡ tan trong tiếng máy bay gầm rú và tiếng súng lớn súng nhỏ lụp bụp trên trời dưới đất… rồi báo yên, sinh hoạt lại như thường. Học tṛ đội mũ rơm, mang con cúi sau lưng đi học, xă viên ra đồng, chợ Mía vẫn đông. Nguyễn Hữu Ngô đến thăm tôi trong những ngày này, buổi trưa nắng nóng (khoảng tháng 5 tháng 6 năm 1972).

    Tôi đang ngồi ăn cơm một ḿnh. Nhà ăn đă vắng bớt. Tôi ngó trật lên, thằng Ngô mặt đỏ lù lù ở đâu không biết đang đứng trước mặt tôi. Hắn cười rồi kéo ghế ngồi bên cạnh tôi.

    – Răng rứa mi?

    Tôi cười, ừ. Nhà ăn lại láo xáo. Những người đă cầm bát đũa ra về đứng lại. Mấy ông đảng ủy, chi ủy, hội đồng bệnh nhân nh́n nhau. Những người đang ăn dừng đũa, ngừng nhai, nói nhỏ. Thằng cha Lai với ông Hà, Chủ tịch hội đồng bệnh nhân ghé sát đầu nhau th́ thầm bên thùng nước uống.

    – Răng mi biết tao ở đây?

    – Tao sơ tán gần chùa Tây phương. Hắn đẩy gọng kính sát mũi. Rứa mà tao tưởng mi đi K3 rồi.

    – Thà rứa c̣n hơn.

    Hắn khoanh tay lên bàn nh́n tôi cười, rồi nh́n chung quanh:

    – Họ ngó mi với tao đó.

    Tôi và hết chén cơm đứng dậy:

    – Về chỗ tao nói chuyện.

    Thằng Ngô dắt xe đạp đi theo tôi. Tôi nói:

    – Ở sơ tán có đỡ. Ở dưới thị xă bọn hắn cứ chằm hăm tao.

    Thằng cha Lai gù vai lạch bạch sau lưng bọn tôi cách mười thước.

    Tôi chế một b́nh trà, mang ghế ra sân chỗ có bóng im ngồi nói chuyện với thằng Ngô. 15 phút sau ông Lai đi ṿng ngă sau nhà anh Cận về tới. Thằng Ngô nói:

    – Bà Trai và ông Doăn Triều đă cho bọn tao biết chuyện của mi. Bọn hắn làm dữ lắm phải không. Ông Triều và bà Trai nói là mi bị đấu tố.

    – Cả hàng trăm con người nhảy vào chửi mắng xỉ vả tao.

    – Kinh. Hắn làm thinh rồi tiếp :

    - Nghe bọn hắn đ̣i bắn mi.

    – Thiếu một chút nữa là tao bị xé xác.

    – V́ răng tụi hắn không đưa mi đi K3.

    – Mi ít biết. Tất cả những người ở đây đều coi tao là kẻ thù, là chó. Để tao ở đây là một cách hành hạ tao tốt nhất.

    – Khiếp!

    Tôi hỏi:

    – Thằng Thanh, thằng Sở ra sao rồi?

    – Hai đứa ở Hà Nội. Thỉnh thoảng có về nơi cơ quan sơ tán.

    – Sau vụ của tao, tao nghe mi c̣n đọc trên đài giải phóng buổi phát thanh cho Huế, tao mừng. Tao cứ lo bọn hắn làm khó dễ với mi. Lúc hỏi cung tao, bọn hắn có đưa bài “Cảnh tượng” của mi cho tao đọc và hỏi tao có biết của ai không, bài thơ nói ǵ? Tao bảo tao không biết và nói đó là một bài thơ tả cảnh. Mi có nhớ tờ “Ḥn Kẽm” mi cho tao mượn không? Bọn hắn bảo tao có liên hệ với bọn sinh viên Việt Nam phản động bên Tây Đức.

    Thằng cha Lai cứ lảng vảng vô ra trên thềm nhà, ngoài sân, mắt liếc, mặt hầm hầm. Kẻng báo động có máy bay Mỹ. Tôi với thằng Ngô xuống ngồi dưới hàng tre bên bờ ao. Tôi nói với thằng Ngô:

    – Bọn hắn nghi CIA cài tao vào để phá hoại.

    Chị Thuận và mấy đứa nhỏ xuống hầm. Ông Lai ngồi bên miệng hầm mắt cứ đảo qua hai đứa tôi. Kẻng báo động khẩn cấp. Có tiếng bom nổ xa. Súng nhỏ súng lớn bắn loạn xạ trên trời. Tôi kéo tay thằng Ngô đứng dậy:

    – Lên xem tên lửa rượt máy bay.

    Anh Đại, anh Sinh và những người hàng xóm đều đứng trên sân ngẩng mặt ngó lên trời.Trên trời máy bay Mỹ chao đảo tránh tên lửa.
    Tôi hỏi thằng Ngô:

    – Mi thấy không chiến lần nào chưa?

    – Rồi.

    – Ban đêm thấy đạn đan trên trời mới thú.

    Đĩ Xuân, con chị Thuận cũng chạy lên sân. Tên lửa nổ lụp bụp trên cao. Tôi hỏi đĩ Xuân:

    – Cháu có phân biệt được tên lửa nổ với máy bay cháy không?

    – Khói màu da cam là của tên lửa, khói nâu là máy bay cháy.

    Kẻng báo yên. Thằng Ngô về. Tôi đưa nó một đoạn.

    – Rảnh, tao tới mi chơi.

    Hắn lên pê-đan, đạp xe chậm chậm dưới hàng bạch đàn. Hắn quay đầu ngó lại, đưa tay khoát khoát. Tôi nh́n theo cho đến khi hắn đi khuất.
    Tôi vừa bước chân lên thềm nhà, ông Lai đang ngồi trong nhà đứng dậy hỏi liền:

    – Anh đó là ai thế?

    – Bạn tôi

    – Anh ta ở đâu?

    – Đài giải phóng

    Một lát sau, ngó lui ngó tới tôi không thấy anh ta ở đâu nữa. Chiều ngày hôm sau, bác Nhă cho tôi biết: “Tôi nghe mấy ông trong đảng ủy nói rằng lâu nay chúng nó nằm im, bây giờ đă bắt liên lạc với nhau. Cái anh bạn đến thăm anh đó, họ bảo là đồng bọn với anh đó”. Tôi bảo họ: “Bạn bè lâu ngày không gặp, người ta đến thăm nhau là chuyện thường. Có ǵ đâu”.

    Nửa tháng sau thằng Lê Ích Đề đến thăm tôi. Đề đến vào buổi chiều, hắn đem theo mấy bao Tam Đảo và một gói trà. Hắn nói:

    – Tao ở Viện điều dưỡng gần đây. Người ta nghi tao bị phổi nên chuyển lên đó để điều trị. Vừa rồi có mấy người ở đây chuyển lên chỗ tao. Tao nghe được chuyện của mi. Bửa ni sơ tán về đây, tao đến gặp mi và hỏi cho ra chuyện.

    Tôi kể sơ cho hắn nghe mọi sự của tôi. Hắn ngồi nghe thỉnh thoảng hơi mím môi. Hắn nói:

    – Bọn hắn nói mi dữ lắm. Mi là một tên phản động, một thằng gián điệp, CIA. “Hết ai mà hắn dám nói xấu cả Hồ Chủ Tịch”. Bọn hắn căm thù mi, coi mi là địch, là Mỹ ngụy. Hôm đem mi ra đấu ở hội trường K65 có thằng bảo nếu có súng hắn bắn mi ngay tại chỗ. Bọn hắn cho đảng khoan hồng với mi như thế là quá lắm rồi. Bọn hắn đă đề nghị đưa mi đi cải tạo lao động. Có thằng c̣n nói những thằng như mi không thể cải tạo được, nhưng phải “bỏ tù cho nó biết tay”. Tao nghe cũng ớn.

    Thằng Đề có tật nói là hay thít tha. Hắn nói bao giờ cũng chậm răi, sau một câu, hắn mở miệng ra tưởng như cười. Lê Ích Đề ở trong rừng cũng như ra đây gặp nhiều khó khăn về lư lịch. Và h́nh như v́ lư do đó mà hắn phải ra Bắc. Tổ chức cho là trong gia đ́nh hắn có người liên hệ với bọn Đại Việt. Thằng Đề hỏi sinh hoạt hàng ngày của tôi bây giờ thế nào, tôi nói:

    – Tao coi như bị bắt và sống tù. Đi đâu cũng phải xin phép. Ra khỏi chỗ ở là có người đi theo. Ở đây tao không có bạn bè. Sống như thế này tao nhớ tụi bây quá sức.

    – Mi c̣n ở đây lâu mau nữa?

    – Tao cũng chịu, không biết.

    Tôi chỉ một cái thùng đang nức dở và mấy cái rổ, rá, nia cũ có, mới có chưa nức có, nói:

    – Hàng ngày tôi ngồi nức rổ rá cho vui. Tao lấy thúng mủng trong nhà ra nức lại hết. Có mấy ông già người Quảng Ngăi mới đến thường đến đây đan rổ rá. Họ đan, tao nức giùm.

    – Mi mà cũng biết nức đồ rứa à?

    – Ngó họ làm ḿnh tập th́ biết. Đan th́ tao chịu. Tao không kiên nhẫn vót nan. Nhưng nức và chạy chân rết th́ tao làm rất đẹp. Thôi th́ những nhà chung quanh đây ai có rổ, rá, nia hư tao đều nức lại cho hết. Cũng vui. Cắn chặt cặp vành giữa hai hàm răng rút mạnh sợi mây, nghe kêu rắc rắc… thú vị và sung sướng vô cùng. Có nhiều khi cũng tức v́ nửa chứng đứt mây.

    Thằng Đề cười h́ h́. Tôi kể cho hắn nghe mới đây thôi, tôi đang ngồi dựa cột đọc báo trên thềm nhà, hai ba ông bệnh nhân với mấy người hàng xóm, người đứng người ngồi uống nước chè nói chuyện giữa sân, chị Thuận sửa soạn ǵ đó trong nhà, ông Lai gù vai xuống hậm hực bước lên thềm, không nh́n tôi nói lắp bắp: “Anh… anh nên học đan đát đi. Tôi nói thật, những người như anh sau này không ai dùng đâu”. Tôi nghe tiếng ông già người Quảng Ngăi đang ngồi đan rá ngoài sân: “Mệt qúa, ông Lai ơi! Ǵ đâu không”. Ông Lai hỷ mũi bước nhanh vào nhà.

    Thằng Đề cầm gói thuốc xắt mân mê những sợi thuốc nói:

    – Mi hút thuốc nhiều quá. Tao cũng cố bớt dần. Thuốc này mi kiếm đâu ra đây?

    – Ừ, bây giờ tao chỉ có thuốc với trà. Tao thường ngồi hút thuốc uống trà một ḿnh, ngó trời đất cây cối, xem bọn trẻ con chơi đùa, căi nhau. Thuốc đó tao nhờ bà chủ nhà mua ngoài ḷ sấy. Mua dễ lắm, một xấp có ba bốn hào. Tao chỉ hút được loại 2, loại 3, loại 1 quá nhẹ. Có khi mấy ông xă viên hàng xóm cho cả một bó.

    – Này ...

    Thằng Đề uống một ngụm nước, hai môi chúm lại :

    - Này Đính, lúc hỏi cung mi, bọn hắn có nói chi tao không?

    – Có, có. Bọn nó hỏi tao lúc lên K55 gặp ai. Tao bảo lên thăm ở chơi với mi và thằng Minh mấy ngày.

    Hắn chím môi cười hỏi:

    – Này, tụi Thừa Thiên hắn đối xử với mi ra răng?

    – Ui chào, tụi hắn cho tao làm nhục, bôi xấu quê hương. “Cái đồ nó sống làm chi cho dơ dớp”. Có đứa nhổ nước miếng ngay trước mặt tao. Chẳng có một thằng người Thừa Thiên nào đến chơi với tao hết.

    Thằng Đề ngồi nói chuyện với tôi một lúc nữa rồi về. Hắn đi nhờ xe đạp một người khác cũng đến đây thăm bạn.

    Măi hơn hai năm sau tôi mới có dịp gặp hắn ở Hà Đông. Thằng Đề là một thằng rất lạ. H́nh như hắn có cái ǵ đó hơi rắc rối trong cuộc sống riêng tư và trong gia đ́nh , nên trong cách cư xử với những người khác nhiều khi hắn có vẻ khắc khổ. Sau này về Huế có dạo tôi gặp hắn luôn, rồi biệt đi có hàng tháng hắn mới ló mặt gặp anh em. Hắn cứ vội vàng nhưng xét ra cũng chẳng có việc ǵ đến nổi hắn phải hấp tấp.

    Hàng tuần thường có người từ bệnh viện E2 ở Hà Nội, E1 ở Thạch Thất chuyển đến, và những người ở đây chuyển đi nơi khác. Những người thương tôi cũng dần dần đi hết. Những người mới đến bao giờ cũng được chi bộ cho biết về tôi để cảnh giác và canh chừng. Hôm nào có người mới đến bao giờ ở nhà ăn cũng có người chỉ chỏ tôi th́ thầm: “đó, hắn đó”, “thằng nó đó”. Phần nhiều những người mới đến đối xử với tôi ít căng thẳng, v́ họ là những người không dự cuộc đấu tố tôi. Hơn nữa, do hoàn cảnh sơ tán ít thấy nhau, nên cũng đỡ cho tôi.

    Hôm đó, Lịnh, Kim và Hiếu đến chơi. Lịnh nói:

    – Hôm kia mít tinh bọn tôi không thấy anh. Sáng nay họp chi bộ tôi có hỏi mấy ông: V́ sao không để anh Đính dự mít tinh? Mấy ông trả lời: “Lệnh của Cục bảo vệ đảng của Ban thống nhất Trung ương không cho anh Đính tham dự bất cứ một cuộc họp nào”.

    Có ông nói: “Mít tinh kỷ niệm Quốc khánh(?), thằng Đính không xứng đáng để tham dự”. Tôi không đồng ư: “ở trong tù bọn địch bắt chúng ta phải chào cờ ba que của chúng. Chúng ta phải để cho anh Đính tham dự mít tinh để chào cờ. Mà anh Đính đâu phải địch. Chúng ta không nên quá hẹp ḥi và phải cao thượng. Các đồng chí làm như thế khó mà cảm hóa được người khác”. Có một ông đă nói: “Đối với thằng Đính cho nó sống được như thế này là may cho nó lắm rồi”.

    Tôi nói:

    – Nói thật, lúc này mà tôi phải ngồi giữa đám đông những người ở trong K này, cũng cực cho tôi…

    Kim hỏi:

    – Tôi nghe nói có một người tên Tấu hay Tấn ǵ đó cùng quê với anh nói rằng lúc c̣n ở thị xă Sơn Tây, anh đă đến pḥng của anh ta chơi, trong lúc nói chuyện anh đă kể cho một số người nghe nội dung một cuốn phim Mỹ. Anh ta bảo lúc đó và những người khác không để ư ǵ về chuyện đó. Nhưng sau khi biết về con người anh, anh ta mới thấy anh là một tên nguy hiểm. Anh ta đă báo cáo cho lănh đạo khối bệnh nhân biết nội dung cuốn phim mà anh kể là phản động, đồi trụy.
    Và anh bị kết án là đă t́m cách đầu độc thanh niên bằng phim ảnh của Mỹ ngụy. Các chi đoàn đă họp để vạch trần những tư tưởng phản động chống đảng của anh và phát động trong toàn các chi đoàn một đợt căm thù tội ác của Mỹ ngụy và cảnh giác những âm mưu thâm độc của chúng.

    Tôi mở miệng như cười, rồi thở ra một hơi:

    – Tôi biết anh ta, tên của anh hơi khó nhớ, Tấn, Tấu ǵ đó. Anh ta người cao, ốm, đen, tóc quăn, ít nói, hoặc nói không ra tiếng. Dạo sau này gặp tôi, hắn giả vờ không thấy, rồi lăng đi. Hắn sợ liên lụy. Trước tôi thỉnh thoảng có nói chuyện với hắn. Có một lần đến chơi ở pḥng hắn, tôi có kể cho hắn và một cô bé tên Phương người Quảng Ngăi, cụt cánh tay phải với một hai người nữa nội dung một cuốn phim mà tôi đă xem ở Huế.
    Đó là phim La Strada của một đạo diễn người Ư, Frederico Fellini. Ờ, th́ ngồi với nhau nói chuyện chơi, tôi luôn miệng cũng kể cho vui. Nhiều khi c̣n kể chuyện ma nữa chớ.

    Nói xong tôi cười ra tiếng, Lịnh nói:

    – Người ta cho là anh đă bị nhiễm nặng tư tưởng tư sản phản động, khó mà gột rửa được.

    Rồi Kim hỏi:

    – Chắc anh muốn đi khỏi đây cho đỡ căng thẳng?

    – Đâu cũng thế thôi. Mà tôi đâu có muốn cái ǵ được.

    Tất nhiên tôi không thể nói hết suy nghĩ của ḿnh với những người bạn này. Cũng phải bán tín bán nghi chớ. Lâu ngày quá, tôi cũng quen đi cái không khí của những người chung quanh đối xử với tôi như thế.

    Một hôm ăn cơm xong tôi ngồi trước sân uống nước cho mát. Một ông nào đó tôi không quen mặt, đến kéo ghế ngồi cạnh tôi. Tôi đoán ông ta là cán bộ của Cục đón tiếp cán bộ B. Ông ta nói ngay liền:

    – Tôi tiếc cho anh quá. Nếu anh không phạm những sai lầm nghiêm trọng vừa qua th́ anh đă được đi tham quan ở nước ngoài rồi. Anh Nguyễn Viết Trác cũng đang chuẩn bị đi Hungary đó.

    Ông ta c̣n nói thêm một lúc nữa. Tôi ngồi yên uống nước không nói ǵ hết. Rồi ông ta đứng dậy chào tôi đi.

    Tôi thường hay bị hành hạ bằng những cuộc nói chuyện chán ngắt, nhưng vẫn không đứng dậy đi được, phải ngồi im nghe. Và, những lúc đó, tôi chỉ thấy chung quanh ḿnh, bàn ghế, b́nh chén, đất đá cây cối. Những lúc đó, tôi cứ nh́n chăm chăm một viên sỏi, một cục đất, một rễ cây ở xa, ở ngoài xa, ở ngoài tôi và người tôi đối mặt.

    Một đêm tháng 12.1972, Mỹ đánh B52 Hà Nội. Tôi đang nằm liền vùng dậy chạy ra sân. Lửa chớp sáng rực một dăy dài phía trên nóc nhà chị Thuận. Tiếng nổ xa từng trận không dứt, rầm rầm.

    – B52 rồi!

    Những nhà chung quanh người ta gọi nhau thức dậy. Tôi hỏi anh Đại và anh Sinh, những người hàng xóm của chị Thuận:

    – Hướng đó có phải là Hà Nội không?

    – Đúng là Hà Nội

    Lửa trên trời phía trên Hà Nội cứ chớp liên tục, đỏ ối. Tôi cảm thấy ḿnh như tức thở và trong người xôn xao.

    Mỹ đánh B52 Hà Nội 12 ngày đêm, hiệp định Paris, tôi vẫn ở Cam Đà. Những ngày mùa hè nóng rát da ở đây như vẫn c̣n lại trong trí nhớ của tôi đầy đủ những cảm giác mệt mỏi buồn chán và xúc động. Tôi thường nằm trên đám lá tre khô trên bờ ao sát cánh đồng. Buổi trưa nhiều khi gió rất nhiều.
    Tôi nh́n mấy cây chuối mọc cheo leo bên bờ nhớ lại những ngày c̣n nhỏ của tôi ở Vỹ Dạ. Bây giờ chắc mẹ tôi vẫn c̣n đi bán cháo ở ngoài chợ hay trên Đập Đá, dưới hàng hiên Morin ngoài đường Lê Lợi. Chiều nào cũng thế đi học ở trường Thế Dạ về, tôi nấu cơm rồi in đầy một đọi, xé miếng lá chuối đậy lại, một tay bưng cơm, một tay cầm cây đèn bóng đem ra chợ cho mẹ tôi. Năm lớp nh́, lớp nhất, bốn năm ở Bồ Đề, ba năm ở Quốc Học, công việc đó đối với tôi hàng ngày vẫn cứ đều đặn.

    Cho đến năm 1962, tôi đậu tú tài và đi dạy học ở trường bán công Truồi, thỉnh thoảng lúc nào rảnh tôi mới bới cơm và mang đèn ra chợ cho mẹ tôi. Vào nhà tôi ăn cơm một ḿnh, lấy sách vở ra học bài, rồi đóng cửa lại leo lên ngựa nằm ngủ. Khoảng 10 giờ là sớm nhất, thường khi là 11, 12 giờ, có khi 2, 3 giờ sáng, có tiếng chó sủa ngoài xóm, rồi có tiếng ḥ, rồi một ánh lửa lúc sáng lúc tối, lúc mất lúc c̣n lấp loáng qua hàng chè tàu, mẹ tôi về.

    Tiếng hát vẫn kéo dài mệt mỏi, áo năo cho đến khi mẹ tôi đặt gánh xuống đất, kéo vạt áo lên lau mặt. Những đêm mùa đông mưa to mới thê thảm. Có khi đến 2 giờ sáng mẹ tôi mới về. Lửa trong ḷ vẫn đỏ chập chờn. Cháo c̣n, ḷng c̣n. Mẹ tôi bảo: con với mấy đứa ăn hết cháo đi. C̣n ḷng với thịt th́ cái ni xắt ăn hết, c̣n cái ni luộc lại cho mạ, không thôi thiu.
    Mạ tôi đi nằm. Tôi kêu thằng Bé, thằng Vinh, anh Tân, những người bạn nghèo khổ hàng xóm tới ăn cháo. Cháo lúc đó bao giờ cũng ngon. Bốn năm giờ sáng mẹ tôi dậy đi lấy ḷng. Tôi múc nước đổ vào khương đặt lên bếp, nhen thêm một bếp bắc ấm nước sôi, chế trà. Có mùa mẹ tôi đi bán sớm, có mùa đi bán chiều, mà cũng c̣n tùy cháo ḷng cháo gà hay cháo vịt nữa.

    Những buổi trưa ngồi lặt rau sống, những buổi chiều buổi tối ngồi một ḿnh, mẹ tôi hay hát, khi th́ ḥ mái nh́ mái đẩy, khi th́ ru em, những câu hát buồn đau đớn. Mẹ tôi hát và khóc một ḿnh. Những câu hát đó cứ luẩn quẩn măi trong trí tưởng tôi suốt cả đời.

    Đêm khuya dựa gốc cây ḅng

    Nước chua gió xuống động ḷng em đau


    Còn tiếp ....

  7. #157
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Như lúc này đây tôi đang nằm ở dưới hàng tre ở cái xứ sở xa lạ này, những câu hát đó ṿ xé ruột gan tôi. Những câu hát đó lại chập chờn trong ánh lửa thấp thoáng, và mẹ tôi như một bóng ma, trên vai một gánh cháo mệt mỏi thất thểu giữa đêm khuya mưa gió, rồi thắp một nạm hương ra sân khấn vái trời đất, khấn vái ba tôi phù hộ cho tôi c̣n sống.
    Sau này tôi mới biết, v́ không chịu nổi cái cảnh trống vắng, cô quạnh của cảnh nhà mà nh́n đâu cũng thấy như tôi có ở đó, mẹ tôi đi bán thỉnh thoảng ngủ luôn ngoài chợ Vỹ Dạ.

    Lần khảo tra tôi ở Hà Nội, thằng cha Lai hỏi vặn tôi: “Anh khai man lư lịch, anh nói mẹ anh bán cháo ở chợ Vỹ Dạ là nói láo. Chúng tôi biết là mẹ anh mở một tiệm ăn rất lớn ở Huế”.
    Tôi nói: “Lúc tôi đi, mẹ tôi bán cháo ngoài chợ. Lâu nay tôi không liên lạc được với gia đ́nh, tôi không biết ǵ hết”. Những cái ông này bao giờ cũng muốn cho người ta nghèo khổ măi để cho lư lịch được trong sạch. Có nghèo khổ mới căm thù đế quốc, tư bản, mới trung thành măi măi với họ, với cách mạng.

    Tôi cứ sống âm thầm một ḿnh thế này, hết đọc sách, đọc báo lại quanh quẩn qua các nhà hàng xóm uống nước nói chuyện, ngồi xem mấy đứa trẻ chơi đùa. Tôi kiếm giấy báo cũ xếp tàu bay, tàu thủy cho chúng chơi. Nhiều khi muốn lên chùa Tây Phương xem cho biết, nhưng phải báo cáo, xin xỏ mấy ông lănh đạo, tôi cũng chán nên thôi. Cô Xiêm thỉnh thoảng lén cho tôi Kavet, bismuth.

    Một buổi chiều tôi sang nhà anh Cận chơi. Cụ thân sinh anh Cận và anh đang ngồi uống nước trên bức phản kê sát thềm nhà, thấy tôi ông cụ gọi:

    – Chú Đính vào uống chè.

    Tôi dạ. Chuyện qua lại một lát. Ông cụ hỏi:

    – Chắc mấy bác, mấy chú sắp trở về thị xă rồi chớ ǵ?

    Anh Cận nói:

    – Mỹ hết đánh bom rồi, các anh cũng không c̣n ở đây lâu nữa đâu.

    Ông cụ nói:

    – Chú Đính ạ, tôi cũng như bà con quanh đây, chú Sinh, chú Đại, cô Thuận đều biết t́nh cảm của chú. Chú sống ở đây dễ gần một năm rồi. Có một lần, nói thật với chú, tôi mượn chén rượu làm như t́nh cờ ngồi nói chuyện với bác Lai.
    Tôi nói thế này: bác Lai ạ, việc của mấy bác chúng tôi không dám xen vào, nhưng tôi thấy giữa chú Đính và mấy bác ở đây có một sự khác biệt về cách đối xử. Các bác, các chú cũng là người ở chiến trường ra cả, đối xử với nhau như thế cũng không phải cho lắm, củi đậu mà lại nấu đậu, tôi thấy đau ḷng lắm. Chú Đính có những chuyện ǵ đó chúng tôi không rơ, tôi chỉ xin nói với bác Lai điều này. Thời gian ở đây chú Đính là một người rất tốt, bà con ai cũng thương. Bác Lai với bác Nhă sống gần với chú Đính, sau này xin bác báo cáo lại với tổ chức như thế.

    Nghe tôi nói thế, ông Lai làm thinh, chỉ ậm ừ những ǵ đó rồi nói lảng qua chuyện khác.

    Anh Cận nói:

    – Nhiều lần nói chuyện với anh tôi cũng hiểu được một phần nào hoàn cảnh của anh. Bác Nhă cũng đă nói cho tôi biết một ít về anh. Bà con chung quanh họ thấy chứ. Anh không được đi họp, không được khám bệnh, không được phát thuốc, đi đâu ra khỏi đây cũng có người đi theo. Bọn trẻ con bảo, chúng cháu thấy chỉ có bác Lai là được khám bệnh và phát thuốc không thôi. Mà bác Lai lại hay nói tiếng to và nặng lời với chú Đính. C̣n chú Đính th́ làm thinh. Nói thật với anh, tôi thấy ông Lai thế nào a. Ở đây chẳng có ai có cảm t́nh với ông ấy.

    – Cũng may cho tôi, về ở đây có bớt căng thẳng hơn ở thị xă. Tôi cảm ơn hết sức tấm ḷng của ông cụ, của anh, chị Thuận và bà con… với mấy cháu Xuân, Thu, Lan, đĩ B́nh, đĩ Sinh…

    Viết đến ngang đây, tôi như đang sống những ngày đó ở Cam Đà với những con người mà tôi vừa kể tên, tôi thấy rơ từng nét mặt, h́nh dáng, cửa chỉ, giọng nói của mỗi người…

    Buổi chiều trước khi sáng mai về lại K65 ở thị xă Sơn Tây, tôi nói với ông Lai lấy cơm về ăn chung một bữa với gia đ́nh chị Thuận cho vui. Tối đó, nhà nào cũng mời tôi uống nước nói chuyện. Anh Cận cho tôi một lạng chè và một gói thuốc rê. Chị Thuận cho tôi một bó thuốc lá ngon. Chị nói:

    – Khi nào có ai về Sơn Tây tôi gửi thuốc cho chú. Mà chú hút thuốc nhiều quá.

    Tôi nói với chị, chị thông cảm cho tôi, về thị xă rồi tôi khó có dịp trở lại thăm chị với các cháu.

    – Thôi, khi nào về thị xă, chúng tôi sẽ ghé thăm chú.

    Nói thế, nhưng tôi biết những người ở thôn Cam Đà này có người năm sáu năm chưa khi nào đặt chân đến thị xă. Sáng hôm sau tôi dậy sớm cùng bác Nhă đi từ giă hàng xóm. Anh Cận bắt tay tôi:

    – Chúc anh mạnh khỏe. Tôi mong mọi sự đều tốt đẹp cho anh. Tôi hy vọng sau này có dịp vào Huế.

    Tôi để lại phần bánh ḿ buổi sáng và buổi trưa cho mấy đứa nhỏ. Tôi xoa đầu đĩ Xuân và đĩ Thu, rồi bế đĩ Lan lên:

    – Chú Đính về thị xă nghe. Khi nào có dịp chú lên thăm mấy cháu. Chúc các cháu học thật giỏi.

    Chị Thuận rơm rớm nước mắt:

    – Bác Lai và chú Đính uống một bát chè xanh rồi đi.

    Chị quay vào buồng, rồi trở ra:

    – Tôi phải ra đồng đây. Bác Lai và chú Đính lên đường mạnh khỏe.

    Anh Sinh, anh Đại, anh Cận mang đồ đạc giúp tôi và ông Lai ra xe. Chị Thuận vác cuốc đi theo, đến ngă rẽ ra đồng, chị nói:

    – Chú đi mạnh khỏe, chú Đính nghe. Không lên đây chơi được, chú nhớ viết thư. Mấy đứa nhớ chú lắm đấy.

    H́nh như trước ngày chuyển lên K100 một hai hôm tôi có đuồng theo xe đạp một người nào đó lên Cam Đà thăm bà con.


    Ở K100 thị xă Phú Thọ

    Về lại thị xă, khoảng một tháng sau, ngày 28.03.1973, tôi được chuyển lên K100 ở thị xă Phú Thọ. Một buổi chiều, ăn cơm xong, ông Hà, Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân, chận tôi ở cổng nói:

    – Anh chuẩn bị đồ đạc sáng mai chuyển lên K100.

    Sáng hôm sau, tôi và khoảng 20 người nữa được chuyển lên K100. K100 là nơi dành cho những người bệnh và sức khỏe đă ổn định , ở chờ đi học chính trị hay văn hóa, nghiệp vụ để vào lại chiến trường hay ra công tác A.

    Đối với tôi, việc di chuyển chỗ ở bao giờ cũng thú vị, nhất là ngồi trên xe nh́n những cảnh vật lạ lùng hai bên đường. Suốt dọc đường nhiều khi tôi muốn nói một vài câu với những người bên cạnh cho vui, nhưng tôi ngại là họ sẽ giả lơ, nên thôi. Thỉnh thoảng một vài người trong khi nói chuyện với người khác quay sang tôi nói một câu, tôi chỉ nghe, hoặc chỉ nói lại một vài tiếng.

    Xe chạy thẳng từ thị xă Sơn Tây dọc theo sông Hồng ngược lên Phú Thọ. Ra khỏi thị xă 5 cây số là bắt đầu những khoảng không gian rất rộng đầy cây và đồi, cây xanh từng vùng, từng vạt nhấp nhô, cao thấp theo xe lên xuống trên đường đi. Buổi sáng trời rất mát, gió thơm mùi lá cây rất lạ, mùi tràm mùi chè, mùi bạch đàn và mùi lúa.

    Trên xe chỉ có một người biết rơ những nơi xe đi qua là cô Trai, y sĩ đi theo để săn sóc bệnh nhân và luôn dịp đi phép thăm quê chồng. Và cô là người duy nhất trong chuyến đi này tôi hỏi chuyện. Cô Trai rất vui, mỗi lần nói là cười thành tiếng. Cô có nước da trắng mịn, hai má cứ hồng hồng, mũi hơi thấp một chút. Cô có một đứa con trai c̣n nhỏ, chồng đi bộ đội. Đúng ra là cô phải đến K100 để bàn giao bệnh nhân, nhưng v́ trái đường, nên giữa chừng cô xin xuống xe. Tôi hỏi cô:

    – Gần đến nhà chưa cô Trai?

    – Dạ, c̣n 5 cây số nữa cơ ạ. Em phải đi bộ đây.

    Đời sống của những người làm việc ở các bệnh viện và các K điều dưỡng của cán bộ miền Nam làm tôi xúc động và chua xót. Tôi có cảm tưởng không có một người nào trong họ là giàu hết. Họ chỉ hơn nhau theo bậc lương vài ba đồng. Sự cách biệt lớn nhất giữa họ quyền lực chính trị, người này là đảng viên, người kia là đoàn viên, quần chúng.

    Lương của họ đa số từ 36 đồng đến 50 đồng một tháng; 56 đồng, 64 đồng một tháng là hiếm, chỉ có những người đă lớn tuổi đă tham gia kháng chiến chống Pháp mới có số lương này. Tôi không thấy ai trong họ ăn mặc sang hết, hầu hết là kaki màu bộ đội, vải chéo đen, vải quyến trắng… Những bữa ăn của họ không phải là đạm bạc mà là tồi tệ, như nhau hết, vài miếng đậu phụ ram, mấy đũa rau muống chấm với một thứ nước đen sẫm gọi là magi; thỉnh thoảng loáng thoáng một vài miếng mỡ bằng nửa lóng tay.

    Họ sống, vẫn sống, vẫn vui vẫn cười, vẫn cố gắng phấn đấu từng ngày từng giờ từng phút, trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, từng bước đi, từng cái mỉm cười, liếc mắt… để được là cảm t́nh, đối tượng của đoàn, của đảng, để vào đoàn, vào đảng để trở thành như những người trước kia đă khuyên răn dạy bảo họ, để rồi họ lại sẽ khuyên răn dạy bảo những người chưa được như họ.

    K100 trước kia là trụ sở của Ủy ban hành chính tỉnh Phú Thọ nằm riêng trên một ngọn đồi cao nhất và đẹp nhất thị xă. Từ đây có thể nh́n bao quát cả thị xă.
    Tôi và khoảng mười mấy người ở K65 mới đến, trừ số nữ, được xếp ở trong cái hội trường rộng thênh thang ngay chính giữa trên gác của ṭa nhà một tầng. Khi chúng tôi đến, các pḥng trống không có người ở, chỉ có 32 chiếc giường cá nhân kê sát nhau xếp thành 3 lối. Tôi chọn cái giường sát tường có lối đi thông cả cửa trước cửa sau. Cạnh giường tôi sát cửa sau là giường anh Hoàng Huy Bính, người Thọ Xuân, Thanh Hóa.

    Một ngày sau, tôi đến gặp ông bí thư chi bộ gác tôi ở, nói: tối nay có chiếu phim ngoài thị xă, anh cho tôi đi xem cho vui. Ông ta nói: anh cứ đi, lên đây không phải như ở K65, anh muốn đi đâu th́ đi, như anh em khác.

    Phú Thọ là một thị xă buồn và yên tĩnh, một thị xă có nhiều khoảng rộng trống không, và đồi và cây, màu xanh phủ lên màu đất đỏ của những con đường dốc. Lúc mới đến, xe đi đường sau dọc sông Hồng vào thị xă, tôi hơi sững như cảm giác lúc mới vào thị xă Sơn Tây. Không thấy phố xá, chỉ loáng thoáng một vài mái tranh rải rác hai bên đường. Đường th́ đất đỏ, dốc, nước chảy xói thành rãnh như những khe diếc.

    Ở đây nhà dân, nhà của hợp tác xă hầu hết là tranh tre lá nứa. Nhà ngói là trụ sở của đảng, chính quyền, là cửa hàng mậu dịch, đồn công an. Ở lâu ngày tôi không thấy có chi giàu sang với cái thị xă này hết.

    Những ngày ở đây tôi thường lang thang khắp thị xă, buổi sáng ở ngoài chợ, cửa hàng mậu dịch, trên các con đường yên tĩnh; buổi chiều ngoài sân bay dă chiến bỏ hoang trên các đồi bạch đàn phía sau thị xă, ngoài sân ga.
    Tôi ít khi đi một ḿnh, thường khi nào cũng có thêm một hai người thân quen. Lúc này tôi được tự do đi ra ngoài mà không xin phép, nói chuyện được với những người quen mà không sợ họ tránh né. Nhiều khi tôi ngồi hàng giờ một ḿnh trên sân bay, trên những khối bạch đàn, trên khoảng trống gần sân ga, hay dưới gốc cây cạnh thư viện thị xă bên bờ sông Hồng cho đến tối mới về.

    Nơi tôi ở là một rừng long năo. Long năo ở đây to cao như cổ thụ. Mỗi lần đứng trên gác nh́n ra, thoảng một cơn gió, lá long năo rụng như mưa, lách tách rồi lào rào, lào rào, vang lên vang lên rồi tỏa lan ra; lá rụng đặc một vùng từ trên cây xuống, cả một khoảng không trước mặt tôi trùm hết lá.

    Nhiều khi tôi có cảm tưởng như lá không phải rụng xuống mà từ dưới đất, trên các ngọn cây bay tung lên, bay lên từng lớp tung cao khỏi ngọn cây, ngọn lên, ngọn xuống, ngọn qua ngọn lại, chao đảo rồi xoáy tṛn lăn tăn lan rộng ra. Ở phía xa dưới những trũng thấp, nơi những khoảng trống, lá long năo bay loăng ra từng chiếc một, rung lên, liệng qua liệng lại.
    Dưới mặt đất , lá chạy cuốn như sóng xao, rồi tấp vào gốc cây, dồn đống giữa đường, rải đầy sân những màu vàng úa, màu nâu sẫm, màu vàng đậm lẫn với màu xanh ngọc, ḍn tan.

    Một vùng không gian mùa lá bay. Tôi cảm thấy ḿnh nhẹ tênh trong mùi long năo. Những lúc đó mà đang đi giữa đường, cả người ḿnh, chung quanh trước mặt sau lưng, lá trùm kín hết.


    Còn tiếp ....

  8. #158
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..[/b]


    Ngày 21.05.1975, ở Huế, tôi có ghi:

    Gần 10 giờ đêm

    Khi không tôi nhớ lá cây trong mùa hè ở Phú Thọ. Lá không rũ xuống, lá không động đậy, lá bạc chợt ra. Nắng sáng trắng khô chốc, không có gió. Lá có màu héo. Buổi trưa tôi cố ngủ một tí. Căn pḥng to và rộng, cả giường và chân người, va ly. Lá, lá long năo. Tôi muốn mệt. Tôi cứ nh́n lá hoài. Mơ hồ tôi tưởng như lá cây động đậy. Lá chết hết rồi. Gió cho thật nhiều cho lá động đậy. Tới chiều th́ trời có gió. Lúc đó nắng đă vàng và lá trở lại như thường. Những buổi trưa ở Phú Thọ yên tĩnh thật. Tàu lên dốc ngược Yên Bái, máy móc nặng nề và hồng hộc. Người trong tàu quần áo lộn xộn, mặt mày thừ ra. Tàu chạy không mau được nên không có gió ùa vào.

    Cho đến lúc này tôi cũng không viết được ǵ, ngoài việc ghi chép khi đọc sách. Đó là điều khổ tâm nhất của tôi. Tôi bị dày ṿ trong trạng thái đó.

    Cho đến năm 1974, trong quyển lịch ghi chép tôi chỉ viết được mấy ḍng:

    Ngày 12.04.1974

    Ở Phú Thọ
    Buổi trưa trời nắng như rất xa rất xa nắng tới.

    Ngày 28.07.0974
    Mùa hè ở Phú Thọ thật là tuyệt vời.
    Những buổi trưa đứng bóng, nắng rất to, lá cây như trong suốt trong ánh sáng trắng của mặt trời.
    Buổi chiều hăy đến một nơi rất rộng cho có thật nhiều gió để nh́n núi ở xa, nơi đó yên tĩnh là vô cùng, yên tĩnh là một cơi.

    Cuộc sống của tôi ở K100 dễ thở hơn, tuy thế hàng ngày tôi vẫn bị nḥm ngó rất kỹ. Ở K100, người ta cho tôi dự các cuộc họp, các buổi mít tinh. Tôi được đi nội trong thị xă mà không cần xin phép. Nhưng tôi vẫn không được yên. Ngoài ông Thụ, bí thư chi bộ ra, một số đảng viên ở trong pḥng có nhiệm vụ theo dơi tôi. Không bao giờ tôi khóa va li. Sách vở tôi để cả lên giường.

    Một hôm, vào buổi chiều lúc đó mọi người đă đi chơi hết, trong pḥng chỉ c̣n có tôi và anh Sâm. Anh Sâm, đảng viên, người Phong Điền, da đen sậm có lẽ v́ bệnh gan. Anh nói:

    – Anh Đính, tôi nói cho anh biết, mỗi lần anh đi dự mít tinh hay họp hành, đều có người đến lục va li của anh đó. Chỗ anh em tôi nói cho anh biết để coi chừng.

    Anh Sâm chỉ nói chừng đó rồi lảng sang chuyện khác.
    Tôi cũng vẫn phải sống trong dè chừng như thế. Riêng ở pḥng tôi ở hầu hết là những người ở K65 lên, nhưng dần dần họ cũng đi bớt, số người mới khác lại đến.
    Phần đông đều xa lạ với tôi. Tất nhiên trong nội bộ đảng họ cũng đă báo cho nhau biết về trường hợp của tôi, nhưng ít ai để ư, xem chừng ǵ tôi cho mệt. Nhưng tôi phải biết phận ḿnh. Ai đến chơi, nói chuyện với tôi th́ tôi nói. Tôi không tự t́m đến những người khác để làm quen. Ở sát giường tôi là anh Hoàng Huy Bính, trước ở Sơn Tây tôi đă quen và nói chuyện với anh nhiều lần. Anh Bính quê ở thôn Thành Công, xă Xuân Phong, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

    Anh là một trong số rất ít những người thân với tôi ở K100. Anh học trung cấp thủy lợi, rồi t́nh nguyện vào chiến trường, sau đó bị bệnh, cơ thể suy nhược và được cho ra Bắc chữa bệnh. Anh B́nh người đă gầy mà c̣n thấp nữa, mắt cận thị nặng. Anh có một cuộc đời rất chua xót và cay đắng. Anh là nạn nhân của nạn tảo hôn.
    Sau 1954 vợ chồng anh có quyền ly dị, nhưng anh nói: “Tôi bảo nhà tôi, đó là số phận của tôi và nhà tôi, bây giờ con cái đă lớn rồi, ḿnh phải hy sinh cho con cái”. Có người nói anh dại. Mỗi lần đi phép, bao giờ anh cũng mua quần áo cho các con, cho mẹ, cho vợ. Có lần anh mua một cái áo vệ sinh và bảo: “Cái này để cho vợ tôi đi làm đồng vào mùa đông đây”.

    – Anh biết không, anh Bính nói, con gái đầu của tôi đă lớn, nhưng cho đến nay nó chẳng biết phở là ǵ, quá tội đi. Mà nó có bao giờ lên đến huyện đâu. Chuyến này về phép, tôi phải đưa chúng nó lên huyện, cho chúng biết phở.

    Tôi và anh Bính xuống khu học bổ túc văn hóa của cán bộ B kiếm một cái bàn học tṛ hư đem về sửa lại, đặt song song với giường của anh và của tôi làm bàn chung. Tôi nói chuyện với anh Bính không dè dặt. Cuối năm 1976, anh Bính đến Huế, t́m ra nhà tôi. Gặp anh, tôi mừng hết sức. Anh nói, anh ở Sài G̣n mới ra. Anh bây giờ thích đi đây đi đó. Sau chuyến đi phép về thăm nhà này, anh sẽ đi Campuchia. Từ đó, tôi không biết tin tức ǵ về anh hết.

    Anh Bính cũng như những người có quê hoặc có cha mẹ, anh em, bà con ở miền Bắc thường hay đi phép. Thời gian đi phép của họ có khi 1 tháng, 2 tháng. Thành ra pḥng có 32 giường, số người ở cao nhất là 10, 15 người, nhưng trong pḥng bao giờ cũng trống, nhiều khi chỉ có năm bảy người.

    Một hôm, có một ông ở đâu dưới Hà Nội lên làm việc với ban lănh đạo K100 đến gặp tôi. Lúc đó tôi đang đọc báo vào buổi trưa. Ông ta người miền Nam tôi không nhớ ở đâu, khoảng trên 55 tuổi. Ông ta không tự giới thiệu, ông ta làm như tôi có bổn phận phải biết ông ta là ai. Ông ta nói bâng quơ ǵ đó, rồi nói:

    – Bây giờ đă có hiệp định Paris rồi, chúng tôi xem anh như thuộc lực lượng thứ ba, như anh em sinh ở miền Nam có tham gia phong trào đấu tranh. Anh đừng lo ǵ hết.

    Sau đó ông hỏi:

    – Lâu nay có ai ở Cục hoặc ở Ban (Thống nhất) đến gặp anh không?

    – Không, không có ai hết.

    – Sao thế nhỉ?

    Ông ta chỉ nói như thế, rồi đứng dậy đi ra ngoài pḥng. Một lần khác, ông bí thư đảng ủy đến bảo tôi:

    – Tối nay 7 giờ , anh đến pḥng tôi có người ở dưới Ban Thống Nhất cần gặp anh. Anh đừng lo ǵ cả. Ông ấy muốn gặp anh nói chuyện b́nh thường thôi.

    Đúng giờ tôi sang pḥng ông bí thư đảng ủy. Ông ta rót nước, rồi ra ngoài để cái ông cần gặp tôi đó với tôi nói chuyện. Ông ta tự giới thiệu ông là người của Bộ Nội Vụ. Ông ta nói giọng Thừa Thiên:

    – Hôm nay tôi gặp anh để báo cho anh biết là chúng tôi không xem anh là CIA.

    Tôi cứ ngồi nghe ông ta nói và hoàn toàn không có thái độ ǵ cả. Ông ta nói:

    – H́nh như lâu nay anh không đi đâu cả. Thỉnh thoảng anh nên về Hà Nội chơi cho thoải mái đầu óc.

    – Tôi đi đâu các anh cũng cho người theo dơi, như thế đi có thú vị ǵ đâu?

    – Không, về Hà Nội anh đến nhà tôi ở cho tiện. Nhà tôi ở số… phố Nam Đồng.

    – Về Hà Nội mà đến ở nhà anh th́ bạn bè tôi chẳng có ai dám gặp tôi nữa.

    Ông ta cười:

    – Nhưng anh nên đi chơi. Tôi có nói mấy anh ở Cục là nên để cho anh đi phép về Hà Nội.

    Rồi ông ta hỏi tôi về sinh hoạt phí. Tôi nói:

    – Tôi được xếp 50 đồng.

    – 50 đồng à? Người ta xếp cho anh 50 đồng là xem như xóa bỏ quá tŕnh tham gia cách mạng của anh đó. Được, được, ông ta gật gật đầu, tôi sẽ đề nghị xếp lại mức sinh hoạt phí cho anh. Xếp như thế không được đâu.

    Tối hôm sau, ông ta đến pḥng tôi nói chuyện với một vài người quen, rồi lại chỗ giường tôi.

    – Lần nào đến đây, tôi cũng thấy anh ngồi một ḿnh hút thuốc, đọc sách.

    Ông ta nói một vài câu cho có lệ, rồi nói:

    – Anh cứ sống và sinh hoạt b́nh thường như anh em khác.

    – Nhưng các anh lại không coi tôi như một người b́nh thường.

    Ông ta làm thinh. Đằng nào đối với họ tôi cũng là địch. Không cách này th́ cách khác họ cũng t́m cách triệt hạ tôi, không để cho tôi tồn tại ở đời này như một người b́nh thường ngang bằng họ.
    Khoảng tháng 6 tháng 7.1973, Nguyễn Hữu Ngô, Hồ Tính T́nh lên K100 thăm tôi.
    Sau này mỗi lần nhắc lại chuyện này, thằng Ngô cứ cười to ha ha:

    “Cái thằng Đính! Lúc đó, hắn đang đứng nơi lan can thấy tao, thằng T́nh và thằng Một lù lù dưới thang gác đi lên, mặt hắn sững ra, hắn khựng đi một lúc, như một thằng mất hồn. Chắc lúc đó mi không ngờ bọn tao có thể lên Phú Thọ gặp mi. Hắn hỏi: “đi mô rứa bây?”. Tao nói: “đi gặp mi chớ đi mô”. Hồi đó, tao với thằng T́nh đang t́m cách gặp hắn, bày mưu tính kế cho hắn về Hà Nội, không thôi cứ bị giam trên cái K100 ở Phú Thọ có ngày hắn điên mất, lại gặp lúc thằng Một ở chiến trường ra nhận xe.
    Sẵn có xe bọn tao rủ nhau lên Phú Thọ. Bọn tao đưa giấy giới thiệu của Đài Giải phóng cho bọn lănh đạo K đề nghị gặp Đính. Bọn này bảo: “Ở đây cũng có một số anh em học sinh sinh viên ở trong Nam ra, các anh có thể gặp những người đó. “Bọn hắn nhất định không cho bọn tao gặp thằng Đính, lư do là gặp anh Đính lúc này không tiện, vả lại không có ư kiến của Ban Thống Nhất và Cục đón tiếp, bọn hắn không thể giải quyết được. Tao nói là chúng tôi cần gặp anh Đính để hỏi về phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Huế để viết bài cho buổi phát thanh dành cho Huế. Rứa là tay bí thư đảng ủy nói với một tay nào đó ngồi bên cạnh: “Thôi, trưa nay… đừng nghỉ trưa nữa”. Và bọn tao ngồi nói chuyện với thằng Đính dưới sự giám sát của ba bốn ông cấp ủy ngồi uống nước chơi”.

    Thấy mặt thằng Ngô, thằng T́nh tôi mừng hết sức và xúc động vô cùng. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau b́nh thường tại pḥng tôi ở. Hai lăo bí thư đảng ủy và bí thư chi bộ ngồi bên cạnh, cứ uống nước, hút thuốc ngó nghiêng, ngó ngửa. Thằng T́nh, thằng Ngô cho tôi biết về tin tức bạn bè anh em ở trong rừng và ở Huế.

    Thằng Một th́ cười cười: anh em ở trong vui lắm, c̣n sống cũng nhiều mà chết cũng nhiều”. Thằng Ngô, thằng T́nh làm ra vẻ đi liên hệ công tác hỏi tôi về phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Huế hồi trước. Hai đứa soạn cassette, máy móc chi đó đặt giữa bàn cho có lệ. Ông bí thư đảng ủy ngồi cạnh tôi cảm thấy lấn cấn và chướng nên giả vờ có việc ǵ đó đi ra ngoài. C̣n lại ông Thụ, bí thư chi bộ ở cùng pḥng với tôi, nhưng sau rồi cũng quay về giường của ḿnh lấy cớ là có khách. Thằng T́nh:

    – Mi phải về Hà Nội một chuyến. Tao thấy cái không khí ở đây quá mệt. Tao sợ mi điên mất. Ông Tường ra rồi, hiện đang ở Hà Nội, mi biết không?

    – Tao có biết ǵ đâu?

    Thằng Ngô:

    – Tụi tao cứ tưởng là thế nào ông Tường cũng báo cho mi biết là ông đă ra Bắc. Mi xin phép về Hà Nội gặp anh em nói chuyện cho vui. Mà rồi… cũng phải t́m cách thoát khỏi đây. H́nh như ông Doăn Triều và bà Trai đang vận động cho mi về Hà Nội . Thằng T́nh:

    – Tao có nghe nói, nhưng Ban Thống nhất không đồng ư.

    Tôi nói:

    – Bây giờ tao có xin đi phép họ cũng không cho. Để thủng thẳng đă. Bọn mi thấy đó.

    Lúc đưa tụi hắn về, tôi nói:

    – Nếu tao không về được, lâu lâu bọn bây lên đây với tao một chút.

    Độ gần 1 tháng sau tôi xin đi phép về Hà Nội và được họ đồng ư. Tôi xin đi 3 ngày nên chỉ ở Hà Nội có 2 đêm 1 ngày. Thằng Ngô nói: mi cứ ở đây chơi vài ngày nữa rồi lên. Không được, tao phải đi đúng phép. Đằng nào th́ mi cũng bị rồi. Sợ cái ǵ? Tôi mượn một ít sách báo rồi lên Phú Thọ. Thằng T́nh chở tôi ra ga mua vé (h́nh như hồi đó các tuyến đường phía Bắc, vé bán ở bến Kim Liên th́ phải). Thấy hàng người xếp hàng mua vé, thằng T́nh ớn:

    – Khiếp quá! Làm sao mi mua cho được?

    – Mi đừng lo. Hết vé Phú Thọ, tao mua Đông Anh, Việt Tŕ. Đông Anh, Việt Tŕ không có th́ mua Yên Bái, Lào Cai. Thôi mi về đi.

    Thằng T́nh vét túi c̣n mấy đồng đưa thêm cho tôi: “Lỡ phải mua vé Yên Bái, Lào Cai”. Lúc đó vé tàu nhanh Hà Nội-Phú Thọ là 2 đồng 2. Chen lấn lách qua lách lại một hồi, toát mồ hôi hột, tôi mua được vé.

    – C̣n vé Đông Anh. Không sao, lên tàu mua tiếp, phạt 2 hào.

    – Mi cố gắng t́m cách thỉnh thoảng về Hà Nội cho giăn gân giăn cốt ra, nghe mi.

    Tôi quên nói là lúc ở chiến trường ra Bắc, anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) có cho tôi 1 cái radio bán dẫn hai băng bằng bàn tay. Kể từ khi bị đấu, không cách ǵ tôi có thể nghe đài BBC hay đài VOA được. Trước kia nghe những đài này tôi cũng phải nghe lén. V́ đó là nội quy, cấm tất cả mọi người nghe đài địch. Thời gian này tôi mà mở đài, dù là đài tiếng nói Việt Nam hay đài Giải phóng, tôi cũng sẽ bị theo dơi, để ư. Những người chung quanh sẽ coi chừng tôi lợi dụng mở đài ta để nghe đài địch. Để được yên ổn, tôi cất luôn cái radio vào vali, cho nó nằm yên ở đó. Đến Phú Thọ một thời gian, thấy không khí chung quanh có bớt căng thẳng, hơn nữa căn pḥng tôi ở quá rộng, giường nằm cách xa nhau, lại thường vắng người, tôi bắt đầu nghe đài.

    Đài BBC th́ không thể nghe được rồi, v́ lúc 18g30 trong pḥng c̣n đông người. Nếu muốn nghe tôi phải đến một chỗ vắng ngoài khuôn viên của K100. Nhưng buổi chiều đi chơi mà đem theo đài người ta sẽ nghi tôi nghe đài địch. V́ chính bản thân họ muốn nghe BBC hay VOA cũng phải làm như thế. Tôi chỉ có thể nghe đài VOA. Tôi nhớ lúc đó đài VOA có buổi phát thanh đến 22 giờ mới hết. Tôi đi nằm và áp sát đài vào tai mà nghe, nhưng cũng không được thường xuyên. Mỗi lần nghe phải tỉnh ngủ và ngón tay trỏ luôn luôn đặt trên cái volume.

    Từ tháng 1.1972 đến khoảng tháng 7 tháng 8.1973 tôi mới được đi xa một ḿnh như thế. Gặp bạn bè tôi vui, sống và nói năng chẳng cần che giấu và giữ ǵn ǵ cả. Trở về Phú Thọ tôi sống làm một người làm thinh như trước, sống hiền, không gây gỗ căi cọ với ai. Lâu ngày ở Phú Thọ cũng chẳng ai cần để ư đến tôi cho mệt.

    Tất nhiên là có một số người trong cấp ủy được phân công theo dơi tôi. Ở K100 này tôi không c̣n bị đối xử một cách khinh bỉ, ghê tởm ra mặt như ở K65 Sơn Tây. C̣n những người đă từng đấu tố tôi ở K65 vẫn nh́n tôi một cách nặng nề, không ưa, nhưng do cái không khí chung quanh nên họ đối xử với tôi không căng thẳng, trắng trợn như trước. Nhiều người vẫn đến nói chuyện chơi với tôi, mời tôi uống nước mà hầu hết là những người mới đến.
    Ở nhà ăn bây giờ tôi được coi như b́nh thường. Mọi người đều ngồi ăn với tôi, và tôi ngồi với họ mà không dè dặt. Trong bữa ăn hay những lúc ngồi nói chuyện, những chuyện ǵ có dính dáng đến thời sự và chính trị tôi không đề cập đến. Mà thật ra ở những nơi này người ta không bao giờ nói chuyện chính trị, bởi v́ tất cả mọi người đều cùng một chính kiến, một lư tưởng như nhau. Họ chỉ có học chính trị.

    Ngoài Lê thị Thu, Nguyễn Thị Mộng, Hoàng Huy Bính và một vài người nữa là thân mật với tôi, c̣n những người khác họ vẫn giao tiếp b́nh thường với tôi, nhưng vẫn luôn luôn có thái độ dè dặt và thận trọng, không tỏ ra xem tôi là bạn.


    Còn tiếp ....

  9. #159
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi không cố gắng sống cho vừa ḷng những người chung quanh. Tôi sống thành thật với ḿnh. Tôi không dối trá họ, không tỏ ra ḿnh là một người biết ăn năn hối cải trước sự khoan hồng và độ lượng của đảng bằng hành động cử chỉ hay thái độ sợ sệt, cúi đầu. Tôi sinh hoạt b́nh thường như từ trước đến nay.
    Ăn, ngủ, đọc sách, đi chơi theo giờ giấc. Chỉ tiếc một điều là tôi không làm được thơ, không ghi lại được những suy nghĩ của ḿnh về ḿnh, về cuộc đời, về cuộc sống chung quanh. Ngày nào tôi cũng đọc sách. Đến K100 vài ngày, tôi rủ anh Bính ra thư viện thị xă Phú Thọ. Lúc đó thư viện đang kiểm kê và đóng gói sách để chuyển về thư viện tỉnh ở Việt Tŕ. Chỉ có pḥng đọc báo và pḥng đọc của thiếu nhi do cô Mai phụ trách mở cửa.

    Thấy anh Bính và tôi ngày nào cũng siêng năng chăm chỉ đến đọc sách báo và ghi chép, cô Mai bảo: “Thư viện không cho mượn sách về nhà, nếu các anh cần có thể mang về đọc, khi nào trả cũng được”. Lúc này tôi đang đọc cuốn 3, tập 3 bộ Tư bản của Karl Marx. Bà Hồng, phụ trách thư viện, rất tử tế với chúng tôi. Có nhiều cuốn chúng tôi cần đọc, nhưng đă đóng gói, bà cũng lấy ra cho chúng tôi mượn. Bà dẫn chúng tôi vào kho sách để chúng tôi chọn.

    Mùa đông ở Phú Thọ rất khó chịu, khô và rét. Trời cứ mù mù như có sương và đường đi vẫn có bụi. Buổi sáng buổi chiều đứng bên này sông Hồng không nh́n rơ bên kia sông được, cây cối và nhà cửa lờ mờ. Những đêm mưa nghe tiếng c̣i tàu thức dậy, cả pḥng tôi ở , bao giờ cũng trống vắng. Anh đèn lù mù ngoài hành lang. Tàu lên dốc đi Yên Bái, tiếng máy thở hộc, nặng nề mệt mỏi như tiếng thở của con lợn bị cắt tiết cố vùng vẫy.

    Tiếng c̣i đứt nửa chừng, con tàu khuất sau dăy núi. Rồi tiếng máy lại hộc hộc, con tàu ra khỏi dăy núi đang uốn cong ḿnh cố trèo lên dốc, tiếng máy nhỏ dần, cứ khi to khi nhỏ, cho đến khi c̣n nghe như một mũi kim trong trí óc tôi. Mùa lạnh tôi hay thức giấc v́ cơn dạ dày. Nhiều đêm ngủ không được tôi nằm đợi nghe tiếng máy thở hộc lên dốc, sắp ḷn qua cầu dưới chân dốc, tàu kéo c̣i…

    Ngủ quên th́ thôi, thức th́ nhớ mà đợi. Tàu vào ga Phú Thọ rồi… tàu sắp chạy… tàu qua dưới cầu… tàu leo dốc… tiếng máy hộc xa, tiếng máy hộc gần… rồi xa… tiếng c̣i the thé… tàu khuất núi rồi.

    Tôi không đi đâu hết, không về Hà Nội, loanh quanh luẩn quẩn ở cái thị xă này, mệt mỏi chán nản, không buồn không vui, nhiều lúc quanh quẩn với một vài người hiểu ḿnh, thương ḿnh, nhiều lúc buổi sáng buổi trưa buổi chiều, nửa đêm một ḿnh ḿnh. Có lúc buổi chiều tôi ngồi một ḿnh ngoài sân bay bỏ hoang cho đến bảy tám giờ tối. Có lúc tôi lang thang trong các đồi bạch đàn vào buổi sáng sớm, rồi ngồi dưới một gốc cây trên triền dốc ngó qua bên kia sông Hồng.
    Có lúc nửa đêm ngủ không được, tôi dậy nấu nước pha trà uống một ḿnh ngoài hành lang. Tôi cảm thấy ḿnh không muốn ǵ cả. Tôi như cứ chập chờn vừa thức vừa ngủ trong cuộc đời này. Tôi không khuây khỏa được.

    Tết này (Giáp Dần 1974) chắc cũng nên về Hà Nội lang thang với bọn thằng Ngô ít ngày cho vui. Nói thế thôi, rồi tôi cũng chẳng nghĩ tới chuyện đó nữa. C̣n 1 tháng nữa mới Tết, những người quê ở Quảng B́nh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Hà Bắc, Lạng Sơn, Cao Bằng… đều đă đi phép. Khoảng 15 tháng chạp, căn pḥng tôi ở đă trống vắng.

    Người nào đi cũng nói với tôi: “Gói đồ đạc cho anh đó, anh Đính nghe”. Trước khi về quê ăn tết, anh Bính bảo tôi: “Tôi biết Tết này anh ở đây một ḿnh rồi. Tôi cố lên sớm với anh cho vui”. Những ngày giáp tết, thị xă Phú Thọ cũng như ngày thường, tôi không thấy có chi sửa soạn, dọn dẹp hết. Chỉ ở cửa hàng mậu dịch, người ta đông đảo chen lấn mua tiêu chuẩn hàng tết, nhưng toàn là cán bộ công nhân viên.

    Sáng 30 tết tôi mua 1 lạng cà phê ở một quán nước dưới dốc bên kia cầu để uống mấy ngày tết. Tôi chặt một cành trúc đào thật lớn và kiếm một cái thùng thiếc hư đổ cát vào cắm lên để sát tường ngay giữa pḥng. Cành đào này có đến 15 tháng giêng âm lịch mới nở bông, và nở đều rất đẹp. Trưa 30, trong pḥng chỉ c̣n một ḿnh tôi. Tôi kiếm dây cột chặt các cửa sau, cửa giữa và cửa hông lại, chỉ chừa một cửa ra vào. Tôi dồn vali, chăn màn của những người đi phép vào một góc.

    Đến bữa ăn trưa nhà ăn chỉ có độ mươi người ăn. Những người không đi phép cũng đă đi chơi quanh quẩn ngoài thị xă. Buổi chiều tôi cũng không buồn đi đâu. Trời lạnh lắm. Căn pḥng rộng thênh thang này bây giờ chỉ c̣n tôi với ông già Tuần, người Quảng Ngăi, mà ông ta cũng đă vào thăm bà con ở trại thương binh gần đó. Khi đi ông bảo tôi, có thể về, có thể không, khi nào về ông kêu cửa.

    Tối đến tôi tính ra thị xă chơi, nhưng rồi thôi. Tôi bỏ cà phê vào một miếng vải, cột túm lại, chế một cốc thật đậm, rồi pha vào một ít rượu chanh ngồi uống một ḿnh. Cà phê trộn gạo rang hay một thứ bột ǵ đó, cũng đỡ, có c̣n hơn không. Tôi uống từng ngụm, đăng đắng, chát chát, cay nồng, hơi chua.
    Gió thổi qua những lỗ trống của dăy cửa kính vỡ phía sau nghe hù hù, có khi lặng đi một lúc rồi cành lá bên ngoài lao xao, một cơn hú vào pḥng rung cánh cửa lách cách lục cục. Ngoài hành lang phía trước đèn sáng. Ở đó, giữa ban công của ṭa nhà, người ta bày một bàn thờ, có cờ đảng, cờ tổ quốc và chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tôi ra ngoài đứng ở phía không có ánh sáng nh́n ra xa. Gió cứ lào rào trên những hàng long năo. Thấp thoáng ở xa nữa dưới chân dốc một vài ánh đèn dầu. Trước mặt tôi, tối đen, chỉ có gió và lá cây rụng. Không nghe một tiếng pháo. Khác với những ngày thường, chung quanh đây, dưới kia, lúc này bao giờ cũng ồn ào, tiếng rađio, tiếng cười đùa la hét của những người đánh bài, tiếng gọi nhau… Bây giờ th́ im vắng, loáng thoáng có tiếng radio rất nhỏ. Tôi vào pḥng đóng cửa lại, ngồi lên giường nhấp rượu nghe gió hút qua pḥng. Tôi chẳng thấy ngon lành ǵ cả. Một chút cay cay nồng xé ở mũi, nóng ở cổ, ấm trong bụng. Tôi cứ uống từng chút, từng chút, rồi pha một ấm trà. Ngoài hành lang thỉnh thoảng có người đi qua đi lại. Tôi tắt bớt đèn, rồi đi nằm. Thôi ngủ cho rồi. Không biết bao lâu nữa, có tiếng gơ cửa và gọi tên tôi. Tôi dậy mở cửa.

    – Anh ngủ rồi à?

    – Không, tôi nằm chơi

    – Gần giao thừa rồi. Anh ra uống trà, nghe chúc Tết.

    Đó là ông bí thư đảng ủy. Ông ta không đi phép. Cực chẳng đă tôi ra ngoài. Hết chương tŕnh chúc Tết của Đài tiếng nói Việt Nam tôi vào nằm ngủ. Tôi cứ chập chờn mơ mơ màng màng. Tiếng cửa lạch cạch, tôi mở mắt nh́n quanh pḥng. Tựa hồ như có tiếng mở dây thép ở cửa ra vào ; không phải. Gió. Tôi nhắm mắt lại.

    Sáng mồng 1 Tết tôi ra thị xă, đi hết các ngả đường, ra ga, ra chợ. Không thấy Tết ǵ hết, không thấy cái ǵ mới hết. Cờ treo trước các cơ quan. Mọi người vẫn như thường. Không thấy trẻ con đi chơi Tết. Cửa hàng công nghệ phẩm mở cửa, ít người tới. Cửa hàng ăn uống ngoài ga vắng khách. Buổi trưa ở nhà ăn chỉ lèo tèo ba bốn người. Chiều mồng 1, sân vận động Phú Thọ tổ chức đá bóng. Hết chuyện chơi. 9 giờ tối, ông già Tuần về. Ông cho tôi 1 đùi thịt vịt nướng.

    – Đêm giao thừa tôi định ra, nhưng mấy đứa cháu không cho. Tết ǵ mà ở cái thị xă này chẳng thấy Tết ǵ cả. Ai đời mồng 1 Tết mà lại đá banh. Tức cười.

    Ông Tuần lấy cái bi đông Mỹ rót cho tôi một chén rượu. Tôi uống một hơi:

    – Ngon thiệt. Tiếc là tôi không sành uống rượu.

    – Quốc lủi đó. Dân họ cất lấy. Anh làm thêm một chén nữa. Mồng 3 tôi mới về Hà Nội. Anh không đi đâu cho vui?

    – Tôi không có bà con ở ngoài này.

    – Kệ, tới nhà một thằng bạn nào đó cũng được.

    Sáng mồng 2 tết, ông già Tuần lại vào chỗ mấy đứa cháu. Tôi c̣n một ḿnh. Đang loay hoay lục soạn mấy cuốn sách, th́ anh Bính xách ba lô chạy ào vào.

    – A, anh Bính, sao lên sớm thế?

    – Tôi biết anh ở đây một ḿnh buồn. Tôi đă hứa là lên sớm với anh cho vui.

    – Tôi nghĩ sớm lắm là mùng 5, mùng 6 anh mới ra.

    Anh Bính ngó chung quanh:

    – Chưa ai về hết à?

    – C̣n lâu.

    Tôi chỉ những chồng bánh chưng để trên bàn:

    – Có phần của anh, phần của những người khác đó. Ăn chi hết.

    Anh Bính lục ba lô lấy mấy thứ của ngon vật lạ ở quê ra:

    – Tôi đem cả bánh chưng ra nữa đây.

    Tôi chế trà. Anh Bính lau mặt rồi hỏi:

    – Tết ở đây thế nào, có vui không?

    – Buồn và vắng hơn ngày thường.

    – Ở trong tôi cũng thế. Trẻ con chẳng có ǵ mới cho ra Tết hết cả.

    Có hơn nửa năm sau, ngày 18.04.1974 tôi mới về lại Hà Nội. Lần này tôi xin đi 1 tuần, nhưng ở Hà Nội đến 14 ngày. Đến Hà Nội tôi t́m gặp thằng Ngô và thằng T́nh ở 58 Quán Sứ. Thằng Ngô bao giờ cũng cái giọng:

    – Tao tưởng mi bị đi cải tạo ở K3 rồi. Răng lâu rứa mi?

    Tôi hỏi thằng Thanh (tức T́nh) đâu không thấy, hắn nói đi mô đó. Bữa ni hắn có bồ rồi nghe mi. Đứa mô rứa? Con… con nớ đó. Mi gặp rồi chớ. Có, loáng thoáng… h́nh như có đi thanh niên xung phong, bây giờ đang viết văn phải không?

    Tôi với thằng Ngô ra ngoài uống nước chè.

    – Mi có quen thằng Thái Ngọc San không?

    Thằng Ngô hỏi tôi.

    – Không, hồi ở trong Nam tao có đọc thơ hắn đăng trên Văn, Văn học hay đâu đó. Tao chưa gặp hắn bao giờ.

    – Hắn ra đây rồi. Thằng San vui lắm. Mai đi gặp hắn nói chuyện cho vui. Hắn ở K5B. Cả thằng Vơ Quê cũng ra rồi.

    Sáng hôm sau thằng Ngô chở tôi về K5B ở Quảng Bá. K5B là nơi dành cho cán bộ trung cấp ở miền Nam chữa bệnh và an dưỡng. Thằng San cao dềnh, khác với trí tưởng tượng của tôi h́nh dung qua thơ và cái tên Thái Ngọc San của hắn, một anh chàng nhỏ thó, vừa phải. Thằng San lúc đó mặc quần áo bệnh viện. Hắn, thằng Ngô và tôi ngồi trên ghế đá , cạnh bụi trúc bên hồ Quảng Bá nói chuyện. Tôi có cảm t́nh và thân ngay với thằng San từ đó. Đến giờ khám bệnh bọn tôi về và hẹn dịp khác gặp lại.


    Còn tiếp ....

  10. #160
    tran truong
    Khách

    Tôi bị bắt _ Trần vàng Sao

    Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó để cuối cùng “đi về phía bên kia” và chính ở đây anh đă vướng phải một tai hoạ rất tệ hại cho bản thân.
    Anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đă ghi lại những suy nghĩ của ḿnh về cái gọi là “hậu phương xă hội chủ nghĩa” đó bằng nhật kư và chính v́ những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của ḿnh tố cáo, truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không c̣n được coi là con người nữa ... mà đă thành “một con vật, một con chó " !

    .................... ..



    Tôi ở Hà Nội chơi với bọn thằng Ngô, T́nh, đến chơi nhà chị Ngọc Trai, anh Doăn Triều, đến với mấy đứa nhỏ ở trường Chu văn An… Gần hết phép tôi sang K10 ở Gia Lâm, nghe nói có nhiều anh em ở Huế mới ra ở bên đó. Tôi gặp thằng Nguyễn Đắc Xuân ở đây. Hắn đau gan th́ phải, trông hắn xanh và ốm. Hắn mới được kết nạp đảng và đang c̣n thời kỳ dự bị. Tôi hỏi thăm bạn bè, hắn nói:

    – Thằng Điềm kư giấy sinh hoạt đảng cho tao đó.

    Trước đó ngày 30.07.1973, thằng Điềm có viết cho tôi:

    “Vừa rồi anh Tường ra Hà Nội, Đính có gặp không?… Tháng 4.1973, đổ về trước ḿnh đi đồng bằng, có về Ưu Điềm. Ngày Hiệp định có hiệu lực là ngày ḿnh ở đó, nhưng lại là ngày choảng nhau. Từ đó đến nay ḿnh về rừng làm báo Cứu Lấy Quê Hương.

    ……….

    “Ḿnh vẫn ở trong rừng. Chuyện phục hồi của ḿnh vẫn chưa giải quyết được. Chỉ v́ ḿnh đi ở nhiều cơ quan, đi công tác luôn. Ḿnh không buồn rầu lắm v́ mọi người chung quanh cũng hiểu ḿnh”.

    Hết phép, tôi định lên Phú Thọ, th́ ông Hoàng Lanh, Phó bí thư thành ủy Huế ra công tác ghé lại K10. Ông Lanh nói tôi ở lại để làm việc với ông. Tôi bảo tôi phải đi đúng phép, không được trễ hạn. Nếu ông muốn tôi ở lại làm việc với ông, ông phải báo cho Ban Thống Nhất và Cục đón tiếp cán bộ B biết.
    Ông Lanh nói: “Cậu đừng lo, tôi sẽ điện báo cho các anh biết là cậu phải ở lại Hà Nội để làm việc với Thường Vụ Thành ủy Huế”. Ư ông Lanh lúc đó là muốn tôi vào Quảng Trị làm công tác giáo dục. Ông nói: “Cậu cứ yên tâm về K100. Có ǵ tôi sẽ báo. Hiện nay Quảng Trị đang cần những người như cậu”.

    Về Phú Thọ, Lê Thị Thu một lần đi chơi với tôi có nói: Lần nào anh về Hà Nội cũng có đứa đi theo. Anh có biết đứa nào không? Cái thằng mê con Đào Quảng Ngăi đó. Anh đừng tin mà nói chuyện với hắn chi hết đó. A thằng Tân, phải thằng Tân. Hắn đâu có phải là đảng viên.

    Thu: không đảng viên mới phấn đấu. Phấn đấu th́ vô trong rừng mà phấn đấu. Ưng vô đảng mà lại sợ chết. Tôi sực nhớ ra thằng Tân ở cùng một pḥng với ông bí thư đảng ủy. Vậy là hắn bị dụ. Hắn là 1 thằng khoảng gần 30 tuổi, ốm yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Giọng nói hắn cụt và nghe những tiếng cuối cùng hay bị mắc trong cổ. Cười, th́ hắn cười rộng miệng. Tôi nghi là hắn hoàn toàn bị động về việc theo dơi tôi.

    Khoảng năm 1978, 1979 t́nh cờ tôi gặp hắn ở Ty thương binh xă hội. Hắn đă có vợ người Hà Nội. Hắn vẫn ăn mặc tươm tất, đầu chải ướt và vẫn không vào đảng được.

    Ngày 20.05.1974, tôi nhận được thư của Nguyễn Đ́nh Nghĩa đề ngày 14.05.1974 ở Lệ Kỳ, Quảng B́nh. Nghĩa báo tin cho tôi biết người anh bạn con d́ của tôi là Lê Văn Sắc vẫn c̣n sống. Tôi mừng vô cùng. Lâu nay bạn bè chúng tôi vẫn nghĩ là Lê Văn Sắc đă chết ở Phú Vang lúc rút ra khỏi thành phố trong đợt tổng tấn công đầu xuân Mậu Thân 1968.
    Có người bảo là đă thấy Lê Văn Sắc ôm khẩu AK chết gục đầu trên giường ruộng. Thật ra lúc đó anh bị bắt và bị giam ở Phú Quốc. Sau hiệp định Paris, anh được trao trả và bây giờ đang an dưỡng ở T72, Sầm Sơn – Thanh Hóa. Lê văn Sắc, Nguyễn Đ́nh Nghĩa và tôi cùng thoát ly lên chiến khu 1 lần, 6-1965.

    Cuối năm 1966 trên đường đi công tác, Lê Văn Sắc lọt vào ổ phục kích của địch ở Châu Chữ – Nam Ḥa, bị bắt và bị giam ở lao Thừa Phú. Đầu năm 1968, giải phóng nhà lao, ra tù chưa được 1 tháng, anh lại bị bắt. Nghĩa cùng bị bắt trong đợt này lúc trên đường rút lên xanh. Cả hai đều được trao trả cùng một lúc.

    Sau khi tŕnh bày với ông trưởng pḥng và bí thư chi bộ, tôi đến gặp ông bí thư đảng ủy tŕnh đơn xin đi phép vào Sầm Sơn thăm người anh. Ông Bí thư đảng ủy phê trong đơn: “Đồng ư. Đề nghị K100 cấp giấy phép cho anh Đính”. Ông Hư, trưởng K100, người B́nh Định, nh́n tôi:

    – Anh đi ǵ mà đến nửa tháng?

    – Tôi phải về Hà Nội hỏi thăm tin tức về anh tôi và đường đi đến T72.

    – Thôi được. Anh đi 10 ngày là đủ rồi.

    Sáng 22.05.1974, tôi về đến Hà Nội. Đây là lần thứ hai trong năm 1974 tôi về Hà Nội. Tôi loanh quanh ở Hà Nội hỏi thêm tin tức về Lê Văn Sắc và Nguyễn Đ́nh Nghĩa cho đích xác. Ngày 27.05.1974 tôi về Sầm Sơn. T72 là nơi đón tiếp những người được trao trả từ Phú Quốc. Sau thời gian bồi dưỡng sức khỏe, học tập chính trị, những người này sẽ được phân loại để sắp xếp công tác.

    Nhà cửa ở đây làm theo kiểu láng trại dă chiến, tranh tre lá nứa. Chung quanh không có cây cối, nhưng v́ sát bờ biển nên rất thoáng mát. Cuộc gặp gỡ không ngờ giữa anh em bạn bè chúng tôi quá xúc động. Có thằng ḿnh không ngờ lại gặp được ở đây. Thằng Nghĩa, anh em trong xóm gọi là Chó Chữ (lúc nhỏ tên Chó, con bác Chữ) bị Mỹ bắn què chân, bây giờ phải đi cà niễng, ôm vật tôi trên sạp tre, chảy nước mắt.

    Ông anh bạn con d́ tôi, mới trên dưới 35 tuổi mà tóc bạc trắng, má tóp, răng hư, người gầy như que củi. Những cuộc tra tấn và những ngày biệt giam ở Phú Quốc đă làm cho con người anh ta như thế. Thằng Nguyễn Đ́nh Nghĩa có khá hơn, c̣n sức, nhưng cũng đă đừ ra rồi. Rồi cùng với những anh chị em mới quen biết khác, chúng tôi quây quần nói chuyện, chuyện cũ, chuyện mới, lúc buồn có người khóc, lúc vui chùi nước mắt cười to tiếng.
    Ba bốn cô gái ngồi đó, cô nào cũng ốm tóp, xanh xao, đôi mắt cũng chưa hết vẻ thất thần. Mấy cô nói: “Có ở tù như bọn em đây mới hiểu được nhau. Nói thật, bọn con gái chúng em chẳng có đứa nào c̣n tốt lành hết. Như em th́ cũng bị mấy chục thằng. Thân tàn ma dại hết rồi. Đứa nào bây giờ cũng bịnh. Bọn con gái phục vụ ở đây không dám đi chung nhà tiêu với tụi em. Bọn hắn sợ lây. Nói vô duyên chớ, sau này ai mà thèm lấy bọn em”. “Thôi tù lấy tù cho rồi”. “Chưa chắc”.

    Anh Sắc cho tôi biết là người em ruột của anh tên là Lê Văn Tư cũng đă chết. “Ra khỏi nhà lao, tao về nhà kéo thằng Tư đi theo. Trên đường rút lên núi, lúc lội qua sông ở Hà Trữ – Vinh Thái, thằng Tư bị trực thăng bắn chết, t́m không ra xác”.

    Tôi ở Sầm Sơn được năm, sáu ngày. Đáng lẽ tôi ở thêm vài ngày nữa, nhưng một đợt học tập, kiểm điểm ở đây sắp bắt đầu. Trong thời gian học tập, mọi người phải hạn chế việc tiếp khách và không được ra khỏi trại. Anh Sắc bảo tôi: Khoảng 1 tháng nữa, học tập xong, anh sẽ ra Hà Nội.

    Từ đó, 1 vài tháng tôi lại về Hà Nội. Chị Trai và anh Doăn Triều cho tôi biết là Ban Thống Nhất không đồng ư cho tôi về Trại sáng tác B ở Hà Nội. Anh Triều nói: “Chỉ có cách về Trại sáng tác B mới cứu được mầy. Mầy c̣n ở các K điều dưỡng th́ có ngày khô xương”. Chị Trai nói: “Ḿnh sợ cậu sẽ điên mất”.

    Khoảng tháng 6, 7, Thái Ngọc San lên Phú Thọ gặp tôi. Một buổi sáng, khoảng 5 giờ, lúc đó trong pḥng mới có 1 vài người dậy, tôi đang ngồi uống nước với anh Bính, thằng San lù lù bước vào. Mi ṃ cách răng mà lên đến đây? Tao lên Hương Canh, nhưng đến Hương Canh nghĩ lui nghĩ tới tao ngồi luôn trên tàu, đi thẳng lên đây. Thằng San ở chơi với tôi gần một tuần.

    Tôi ở Phú Thọ thêm một mùa xuân, một mùa hè, một mùa thu và một mùa đông nữa. Trong trí nhớ của tôi, chỉ c̣n những h́nh ảnh về mùa hè và mùa đông ở đây là rơ ràng. Tôi nhớ lẫn lộn bầu trời, cây cối giữa mùa thu và mùa đông. C̣n mùa xuân th́ hầu như tôi không nhớ ǵ hết. Tôi ghi trong cuốn sổ lịch.


    Ngày 14.10.1974

    Buổi sáng mùa đông đầu tiên ở Phú Thọ, gió dư của cơn bảo số 8 đang rớt ngoài vịnh Bắc Bộ. Lạnh trong con mắt, nơi vết loét cũ của dạ dày tôi rồi. Những buổi sáng mùa đông ở Vỹ Dạ, trời lạnh và cây cối khô ráo; những hàng sầu đông rất buồn.

    Ngoài a-trô-pin ra tôi không c̣n một thứ thuốc dạ dày nào khác.

    Trong t́nh cảnh của tôi lúc này tôi chẳng viết ǵ được. Kinh khủng nhất là tôi không nghĩ tới chuyện làm thơ. Tại sao lúc đó tôi không nghĩ cách viết lén lút, rồi nhờ bạn bè cất giấu. Tôi mệt mỏi. Tôi không làm thơ, tôi không viết nhật kư, tôi chỉ ghi chép lúc đọc sách. Tôi cứ sợ nếu sau này tôi có cơ hội viết th́ biết đâu tôi đă ră rời rồi. Óc năo tôi đă lỏng ra. Những tư tưởng, suy nghĩ của tôi không biến được thành chữ nghĩa.
    Tôi bị dồn nén, tôi quẫn trí, tôi quanh quẩn với ḿnh. Dạ dày tôi cứ rỉ máu, những cơn đau lên ngực, thốn thấu năo. Lửa bốc trong đầu tôi. Tôi ră rời. Tôi điên rồi. Nhiều khi tôi muốn hét lên một tiếng thật to rồi hộc ra một đống máu. Quá tức, tôi là một thằng tù không bị giam trong ngục và những người chung quanh không bao giờ thả tôi ra.

    ***

    III. Về Hà Nội

    Sáng 17.01.1975, ông Thụ, bí thư chi bộ gác tôi ở , bảo tôi xuống văn pḥng lănh đạo K để làm việc. Không biết có chuyện ǵ đây? Tôi nói với anh Bính: Chắc tôi sắp chuyển đi đâu đây. Anh Bính nói: tôi mong mọi việc đều tốt lành cho anh.

    Tôi xuống văn pḥng. Ông Hư, trưởng K100 và ông bí thư đảng ủy khối bệnh nhân đă ngồi đó. Ông Hư nói:

    – Có lệnh chuyển anh về Cục.

    Ông đưa cho tôi 1 tờ giấy. Đó là công văn số 104CB/CĐ ngày 15.01.1975 của Cục đón tiếp cán bộ B do ông Phan Văn Thuận, Cục phó, kư điều tôi về Cục, không nói để làm ǵ.

    Ông Hư nói:

    – Anh chuẩn bị đồ đạc khi nào có xe về Hà Nội chúng tôi báo. Về đó anh sẽ biết lư do.

    Tôi đoán là anh Triều và chị Trai vận động cho tôi về Hà Nội đây. 2 ngày sau, người ta báo cho tôi hiện nay K không có xe về Hà Nội, do đó tôi phải đi tự túc, tiền tàu xe Cục sẽ thanh toán. Tôi biết ngày hôm trước có một chuyến xe đưa mấy ông lănh đạo ở đây về Hà Nội họp nhưng họ không muốn cho tôi đi cùng với họ.
    Nhân cô Thu và cô Đào về Hà Nội, tôi nhờ hai người mang vác đồ đạc giùm. Trước khi đi tôi tặng anh Bính cuốn Tự do của Roger Garaudy. Đưa tôi ra ga, anh Bính nói: “mong anh đi một nơi nào khác không phải là 1 K điều dưỡng. Bọn ḿnh sẽ gặp nhau, tôi sẽ vào Nam lại”.

    Ngày 21.01.1975 tôi về đến Hà Nội, vất vả nhất là bọn tôi phải ôm đồ đạc từ ga Hàng Cỏ đến chợ Đồng Xuân để lên tàu điện về trường Chu Văn An (?) rồi từ đó đi bộ qua 11A Hoàng Hoa Thám.

    11A Hoàng Hoa Thám – Cục đón tiếp cán bộ B, cái cổng mở toác hoác, đường qua cổng không có bực cấp mà chỉ là một cái dốc chuồi xuống. Tôi quá ớn và quá chán cái chỗ này rồi. Tôi vào gặp ông Phan Văn Thuận, Cục phó.

    – Anh mới về à? Mấy bữa ni tôi chờ anh. Thôi thế là tốt rồi.

    Ông Thuận cho tôi biết là Tiểu ban văn nghệ miền Nam thuộc Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam xin tôi về Trại sáng tác B và các anh trên đă đồng ư. Ông Thuận bảo:

    – Tôi sẽ báo cho anh Doăn Triều và chị Ngọc Trai biết. Anh cứ ở lại đây. Cứ thong thả. Anh muốn đi đâu cũng được. Giấy tờ chuyển anh về đă xong hết. Đây, anh cầm lấy.

    Tôi ra chỗ hội trường là nơi tạm nghỉ báo cho Thu và Đào biết. Đào nói:

    – Bọn em mừng cho anh.

    Tôi cười, chắc là tôi c̣n nhiều gian nan nữa. Đào bảo Thu ở lại giúp tôi sắp xếp lại đồ đạc một chút, Đào có việc phải đi. Trưa đó cả chị Trai và anh Doăn Triều đến.

    – Cảm ơn anh Triều và chị Trai vô cùng.

    Chị Trai nói:

    – Điều quan trọng là cậu phải về với bọn ḿnh cái đă. Sau đó th́ thế nào hẵng hay.

    Anh Triều:

    – Chỉ có cách đưa mầy về đây mới cứu được mầy. Mầy ở đây nghỉ. Sáng mai tao lấy ô tô đưa mầy về. Mầy sẽ để đồ đạc ở nhà bà Trai. Mọi việc sẽ sắp xếp sau.

    Tôi nói:

    – Ngày mai tôi sẽ mang đồ đạc đến nhà chị Trai. Tôi sẽ nhờ bọn thằng Ngô.

    Chiều hôm đó, tôi đến 56 Quán Sứ gặp thằng Ngô. Sáng hôm sau hằn với thằng T́nh xuống 11A Hoàng Hoa Thám, chở đồ đạc của tôi về nhà chị Trai ở 6 Lư Thường Kiệt. Thấy tôi, thằng Ngô cười:

    – Răng rứa mi? Tụi hắn buông tha giả dớm mi rồi à? Thoát được, ở gần với bọn tao là vui rồi. Dù sao th́ cũng đỡ khổ.

    Thằng T́nh nói:

    – Theo bà Trai th́ mi coi như công tác A, nhưng vẫn hưởng chế độ B.

    Thằng Ngô:

    – Tức là Ban Thống nhất với cái Cục đón tiếp vẫn quản lư mi.

    Tôi cười:

    – Tao đă được thả ra đâu. Đời nào tụi nó chịu buông tha tao.

    Buổi trưa hôm đó, thằng Ngô, thằng T́nh và tôi ăn cơm ở nhà chị Trai. Tôi nói với chị Trai trong lúc chờ đợi sắp xếp việc làm, tôi ở chơi với bọn thằng T́nh. Mới đầu anh Triều và chị Trai định đưa tôi ở một căn pḥng nào đó của một đoàn văn công, nhưng đoàn này đi diễn xa chưa về. Sau đó, chị Trai bảo tôi tạm thời ngủ tại pḥng làm việc của Tiểu ban văn nghệ miền Nam ở 51 Trần Hưng Đạo. Nhưng ở đó việc đi lại hơi vất vả, đi chơi khuya về kêu cửa rất khó, mà bạn bè đến gặp cũng quá phiền.

    Cuối cùng anh Triều và chị Trai đưa tôi về ở nhờ nhà anh Châu Đ́nh Du trong khu tập thể bên ngoài pḥng triển lăm Vân Hồ. Ngày 27.01.1975 tôi về nhà anh Du. Anh Châu Đ́nh Du, người Huế là một nhà điêu khắc nổi tiếng ở Hà Nội. Vợ anh là người Hà Nội. Vợ chồng anh có hai đứa con gái c̣n bé và một đứa con trai đang ăn bột. Nhà anh chật. Anh cho tôi mượn cái ghế bố kê ở lối ra vào cạnh cái bàn tiếp khách nhỏ làm chỗ ngủ.

    Anh chị Du đi làm suốt ngày. Cả hai vợ chồng đối đăi với tôi rất tốt. Nói là ở trại sáng tác B, nhưng thật ra tôi cũng chẳng biết mặt mũi cái Trại sáng tác này như thế nào. Tôi biết anh Triều và bà Trai tạo điều kiện cho tôi về Hà Nội, thoát khỏi cái cảnh tù túng lâu nay của tôi. Công việc của tôi được giao là t́m đọc những bài viết về văn học và triết học ở miền Nam trên sách báo miền Bắc và ghi lại những nhận xét của ḿnh.

    Ông Bảo Định Giang, Ủy viên thường trực Đảng đoàn Văn nghệ, bảo tôi:

    – Chúng tôi đă t́m cách đưa anh về đây. Anh c̣n ở các K viện miền Nam là anh c̣n bị hành hạ, cho đến khi nào anh phẳng như tờ giấy… thế này.

    Ông đưa bàn tay xa xa trên mặt bàn:

    – Chị Trai và anh Triều sẽ sắp xếp công việc của anh. Nếu có ai hỏi anh về đây làm ǵ, anh cứ bảo là hỏi chúng tôi. Chúng tôi là người chịu trách nhiệm về công việc của anh.

    Chị Trai nói:

    – Nếu họ biết công việc của cậu, họ sẽ phản đối và gây khó khăn cho cậu.

    Tôi ăn cơm ở nhà ăn tập thể của Hội nhà văn, 49 Trần Hưng Đạo. Mọi tiêu chuẩn, chế độ ăn uống do Cục đón tiếp cán bộ B chịu. Tôi vẫn hưởng chế độ B, 1 tháng 21 đồng tiêu vặt. Hàng ngày thỉnh thoảng tôi đến tiểu ban văn nghệ miền Nam nói chuyện, mượn sách. Không vào thư viện, gặp lúc bọn thằng Ngô rảnh tôi đi chơi với chúng.
    Lâu lâu tôi về Hà Đông gặp thằng Lê Ích Đề (lúc này Lê Ích Đề đă ra công tác A, làm việc ở Ty giáo dục Hà Tây). Nơi tôi hay đến ngoài bọn thằng T́nh, thằng Ngô là nhà bà Trai và nhà anh Triều. Nhà anh Doăn Triều ở phố Bà Triệu gần nhà anh Châu Đ́nh Du, tối tối tôi hay sang uống nước nói chuyện. Tôi với thằng Ngô cũng hay ghé nhà Nguyễn Xuân Thâm ở Bà Triệu. Khi nào có hảo mấy đứa ra Cổ Tân hay các quán dọc đường uống bia hơi. Chen lấn bở hơi tai mới mua được mấy ly, đă thèm. Lúc này thằng Thái Ngọc San đi tham quan ở Hungary hay đi chữa bệnh ở Quế Lâm th́ phải.

    Tôi về Hà Nội gặp lúc các cơ quan làm việc thông tầm. Sáng nào tôi cũng dậy sớm đi bộ từ khu triển lăm Văn Hồ đến 51 Trần Hưng Đạo ăn cơm. Nhiều buổi sáng ăn không nổi, nhưng tôi không có cà mèn để bới nên buổi trưa đành chịu đói.
    Buổi chiều, có lúc đi chơi về trễ, nhà ăn đóng cửa, thấy cơm để trong tủ mà chịu. V́ làm việc thông tầm, nên mỗi khi đến thư viện, tôi mua một ổ ḿ nhỏ bán tự do, bốn hào, hoặc hai ba cái bánh rán, mỗi cái 2 hào để ăn trưa. Khi hết tiền th́ nhịn.

    Về Hà Nội tôi thoát được t́nh cảnh bị nḥm ngó của những người chung quanh. Ngoài những lúc đi chơi với bạn bè, tôi vẫn giữ thói quen đọc sách. Chỉ có về đêm tôi phải đi ngủ sớm để tránh gây phiền hà cho vợ chồng anh Châu Đ́nh Du. Đó là điều cực khổ của tôi. Và, tôi viết, tôi làm thơ. Tôi muốn đọc lại những ǵ tôi viết, nhưng tôi không c̣n 1 cái ǵ hết, thơ tôi đă bị tịch thu.

    Tôi chỉ c̣n lại một bài duy nhất, bài “Chiến tranh nhân dân và đồng chí” chép trên tờ giấy croquis. Sau những ngày bị khảo tra ở K65, t́nh cờ tôi nhặt được tờ giấy đă bị ṿ nhàu này trong góc pḥng dưới giường thằng Nguyễn Viết Trác. Lúc nh́n thấy bài thơ này tôi xúc động, như thể lâu nay ḿnh đánh mất ḿnh bây giờ t́m thấy ḿnh. Tôi viết, tay tôi chưa cứng. Tôi viết, lâu quá, lâu quá, máu óc, tinh thần tôi không ra chữ được. Tôi phải b́nh tĩnh. Tay tôi chưa cứng, nhưng óc năo và miệng lưỡi lâu nay bị nén lại, tôi chưa lấy được đà. Tôi ghi ở đầu 1 cuốn sổ tay:

    "Có một lúc lâu tôi không nhớ ḿnh ra ngoài đường gặp ai tôi cũng ngó , cứ vác mặt đứng như người lạ không biết đi đâu không biết đi đâu."

    Ở Hà Nội những ngày này tôi mang cái tâm trạng đó.
    Không có điều chi buồn , không có điều chi vui , không mệt mỏi không chán không no , không b́nh thường , không quá độ , không biết ḿnh đang đi đang ngồi đang nói đang thở tôi không là ǵ hết


    (26.02.1975)

    Tôi muốn được yên ổn. Những cơn dạ dày thỉnh thoảng lại hành hạ tôi toát mồ hôi. Tôi uống Atropine, trước 1 ống, bây giờ phải 2 ống mỗi khi đau. Loáng thoáng một hai lần tôi thấy 1 người tên Sung trên 40 tuổi thường đội mũ cát dạ màu đen ở 51 Trần Hưng Đạo. Có lần thấy tôi ở trong đi ra, hắn đứng phía ngoài đường một bên cửa hông ra vào ngó chăm hăm tôi. Tôi nh́n hắn nhưng hắn là ai.

    Anh Triều nói: “thằng Sung hỏi tao: hiện nay mày làm ǵ? Hắn nói với giọng dọa dẫm. Tôi báo cho các anh biết, Cục 78 vẫn theo dơi thằng Đính đó. Tao bảo hắn, việc của các anh các anh cứ làm. Tôi nói với anh Triều và chị Trai: “Tôi chẳng sợ ǵ cả. Đằng nào th́ tôi cũng bị đối xử như một con vật rồi. Tôi phải sống để gặp mẹ tôi”.


    Còn tiếp ....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. TA ĐĂ LÀM LĂNG PHÍ ĐỜI NHAU
    By Thanh-Thanh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 24-11-2016, 09:55 AM
  2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HOÀNG THỨ LANG
    By dqtran in forum Thơ Đường luật
    Replies: 25
    Last Post: 04-01-2015, 10:27 PM
  3. Tiên lăng 2
    By zanbiill in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 03:09 AM
  4. Hai tên láng giềng
    By Vinh Phan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 26-06-2011, 05:55 AM
  5. CÔNG LÀNG SEN
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 29-12-2010, 02:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •