Page 1 of 23 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 229

Thread: Mái Vú Làng Tôi Ơi...

  1. #1
    Member Tường Vân's Avatar
    Join Date
    18-09-2010
    Posts
    70

    Mái Vú Làng Tôi Ơi...

    Mái Vú Làng Tôi Ơi...

    Thơ: DTBĐ
    Giọng ngâm: Hiếu Hạnh

  2. #2
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tường Vân View Post
    Mái Vú Làng Tôi Ơi...

    Thơ: DTBĐ
    Giọng ngâm: Hiếu Hạnh
    Ôi lâu quá mới nghe lại giọng ngâm thơ , như của ban Tao Đàn một thưở . Làm lòng buồn nghĩ tới Hồ Điệp ,giọng ngâm vang danh dạo nào trên đất Sài thành phồn hoa .
    Mẩu tin trên mạng ngày nào :

    "Năm 1987, tôi (Vĩnh Tường) ở trại tỵ nạn Sin Thai. Một trại tỵ nạn dành cho những người vượt biên đường bộ nằm lẻ loi giữa chân ngọn núi Danreck, thuộc địa phận Thái lan, nhưng cách biên giới Căm Bốt chỉ chừng một cây số. Lúc đó tôi đang làm việc cho cơ quan Hồng Thập Tự Quốc tế, lo chuyện tiếp đón mà theo dấu những người tỵ nạn t́m cách đưa họ từ những cánh rừng rải rác về trại.

    Hôm đó chúng tôi nhận được một lá thư từ Mỹ gởi qua nhờ theo rơi tin tức một người thân đă rời khỏi Sài G̣n khoảng đầu năm 1988. Thư cũng cho biết nhóm này gồm 11 người trong đó có Hồ Điệp. Đọc lá thư xong ḷng tôi nghẹn ngào. Một phần v́ lo, một phần v́ mừng. Đă có người đến được trại,và có những bước chân th́ vĩnh viễn ngưng lại ở đâu đó, giữa cánh đồng, nơi khe núi, bên cạnh bụi tre rừng…

    Tôi đi báo tin vui cho một số các bạn trong trại. Đêm đó ngồi bên nhau, chúng tôi say sưa nhắc lại những bài thơ, những giọng ngâm của Tao Đàn ngày trước. Ngoài Hồ Điệp, Giáng Hương, Hoàng Oanh bên giọng Nam có Tô Kiều Ngân, Quách Đàm, Hoàng Thư.

    Ngày qua ngày, mỗi khi có những người tỵ nạn đến được trại, chúng tôi đếu hỏi thăm tin tức. Thế nhưng ngày tháng qua đi, cánh bướm vẫn biền biệt bên trời. Không ai có thể sống trong rừng sáu tháng trời mà sống sót được ! "

    Nay được nghe giọng ngâm Hiếu Hạnh , có nhiều chất giọng Hồ Điệp xưa , lòng bùi ngùi .... Xin cám ơn Tường Vân . Thơ văn ca tụng quê hương , ca tụng cái rất thường , rất mộc mạc bình dân ... kết hợp với giọng ngâm son trẻ ; quí biết bao , cao đẹp biết bao !!!


  3. #3
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Chợ nhỏ Saigon và niền nhớ không tên ;.. nét đẹp quê hương ......

    ngày 15 - 11 - 2017...

    Xin cảm ơn T/v Tường Vân và Diễn đàn..
    Bữa nay lại được nghe ngâm thơ. NÓi đến ngâm thơ th́ , ngày xưa ngoài Bắc đa phàn là " hát Cô Đầu".. hay là nghe ca Bắc c̣n dân giả th́ có Chèo Cổ và hát Sẩm. Miền Trung th́ có Ḥ Huế.. miền Nam th́ có Vọng cổ và hát Bộ..
    Riêng chương tŕnh Tao đàn được Tô Kiều Ngân và những người bạn yêu thơ, từ thời Hồng Hà kịch xă cua Sinh Viên ( 1940- 1954).. có đem giọng hát tŕnh bày qua thơ mới ( lối diễn ngâm của khu 5/ Thanh Nghệ).. qua các vở kịch tŕnh diễn tại nhà hát Lớn thành phố Hà nội như Kinh Kha hay tiếng trống Hạ hồi..Người đẹp trong tranh ( Vũ khắc Khoan) với giọng ngâm của Giáng Hương, Hoảng Thư(?).. rồi tiếp theo ..nổi đ́nh đám nới giọng ngâm của Hồ Điệp..
    Bà Hồ Điệp nguyên là " ca nương cô đầu hát", thứ nữ của một Cụ đồ nho, nên bà có tŕnh độ về cổ văn.. Hồ Điệp đă chuyển sang ngâm thơ mới từ những năm đầu của nền VN Cộng Hoà 1 .. và cứ đến tối thứ sáu khoảng 9 giờ th́ có tiếng sáo của Tô kiều Ngân báo mở đầu chương tŕnh ngâm thơ Tao Đàn.. và chấm dứt lức 10 giờ khuya.. và dân chúng được nghe câu;.. bây giờ là 10 giời khuya xin đồng bào mở âm thanh vừa đủ nghe.. kèo làm phiềm hàng xóm đang cần giấc ngủ nghỉ ngơi...

    Trong Tao đàn có tiếng sáo Tô kiều Ngân, có ban biên soạn xếp đặt tŕnh bày.. có cả Gs Vũ hngf Chương và người anh vợ.. cùng Mai Thảo bên nữ có Giáng Hương, Hồ Điệp và vài người nữa sau đến Hoàng Oanh, đệ tử duy nhất lúc bấy giờ. bên Nam có Hoàng Thư, Quách Đàm và 2 người nữa..

    Nói về tài nghệ th́ giữa Giáng Hương và Hồ Điệp mỗi người mỗi vẻ.. Giáng Hương với giọng ngâm đầm ấm.. và chân thật.. c̣n giọng ngâm của Hồ Điệp th́ quả là thiên phú.. từ việc luyến láy khi nhả ngọc cho đến giọng ngâm biểu lộ từ tiếng cười vỡ tan như pha lê đến lúc u buồn ngậm ngùi tức tưởi.. làm rơi nước mắt người nghe đang chăm chú hoà đồng..

    Những nét đẹp Van hoá riêng biệt của người Việt là đó.. dù cho có quên đi v́ mưu sinh chăng nữa.. nhưng rồi cũng lại .. một ngày nào đó lần t́m về để nhắc nhở cho hậu duệ.. cái bản thể quê ta/ identity ̣f my country.. lại làm bồi hồi xúc động ..
    Đôi gịng chia sẻ cùng quí Bạn đọc... ./. nmq

  4. #4
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Xin hỏi ông bạn Trần Trường , sau này có biết thêm tin tức ǵ về Hồ Điệp , rất cám ơn ông bạn .

  5. #5
    Tran Truong
    Khách
    Xin viết thêm những gì thu nhặt được trên mạng về chuyến đi không đến của Hồ Điệp :

    Nguyễn Sĩ Độ, con của giáo sư Nguyễn Sĩ Tế mang ghi ta đệm nhẹ vài ḍng nhạc cho Thu Hà cất tiếng ngâm. Ồ, tại sao Thu Hà lại chọn bài thơ này thế nhỉ? Bài Gửi Người Dưới Mộ của Đinh Hùng mà Hồ Điệp cũng đă có lần ngâm bài thơ này trên Đài Sàigon.

    Trời cuối thu rồi em ở đâu
    Nằm trong đất lạnh chắc em sầu
    Thu ơi, đánh thức hồn ma dậy
    Ta muốn vào thăm đáy mộ sâu
    Em mộng về đâu, em sắp về đâu
    * *
    *
    Hằng đêm ta nguyện, ta cầu
    Ấy màu hương khói là màu mắt xưa
    Em đă về chưa, em sắp về chưa ?
    Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ
    Ta nằm nhỏ lệ, đọc thơ gọi hồn

    Bài thơ hay quá đỗi, quá liêu trai, phù hợp với ánh trăng xanh nhạt rải trên mái tranh, trên từng đám lá mùng tơi. Tôi quay nh́n rặng núi tím thẫm đằng kia để lén lau nước mắt…

    Buổi tối cuối cùng, tôi lên trại Pa Lat để đi Mỹ, bùi ngùi giây phút chia ly. Mọi người yêu cầu Thu Hà ngâm lại bài thơ Gửi Người Dưới Mộ.

    Ta viết bài thơ anh linh
    Hỏi người dưới mộ có rùng ḿnh
    Những hồn phiêu bạt bao năm trước
    Nay đă vào chung một chỗ nằm

    Không biết khi Đinh Hùng làm bài thơ này, ông có nghĩ là chỉ riêng tặng cho Hồ Điệp hay không? Và khi Hồ Điệp nức nở ngâm, bài thơ gửi cho thính giả Sài G̣n, cô có bao giờ nghĩ là một ngày nào cô cũng sẽ phiêu lạc giang hồ?

    Bỗng dưng, một cánh bướm lẻ loi bay chập chờn trước mặt. Hết đậu trên phím ghi ta lại nằm yên trên tay Thu Hà. Mọi người rùng ḿnh ớn lạnh nh́n nhau.
    Hay là Hồ Điệp cảm động mối t́nh chung của thính giả mà bay về đây báo mộng?


    Qua Mỹ đă nhiều năm, đọc báo không thấy đăng tin ǵ về Hồ Điệp cả.
    Thôi…thôi! Vậy là mây đă tan. Trăng đă khuyết. Ngọc đă vỡ thật rồi. ..

    Chẳng biết phút cuối cùng của Hồ Điệp ra sao? Có kịp ngước mắt nh́n lên trời cao trước khi hóa thân thành cánh bướm ly hương, ră cánh bên trời…?

    .................... .

    Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp (1930-1988), người có giọng ngâm điêu luyện của Thi Văn Tao Đàn Đài Phát thanh Sài G̣n, trước 1975.
    Bà đă bỏ ḿnh trên đường vượt biên qua lănh thổ Kampuchia, năm 1988.

    Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Điệp.

    Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.

    Điệp bay ra biển sương mù,

    Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!

    VŨ HOÀNG CHƯƠNG



  6. #6
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Mái Vú làng tôi và những gịng thi nhạc đă đi vào Văn học sử truyền kỳ..

    ngày 15 - 11- 2017...
    Cảm ơn những bài nhạc đă được đưa lên Diễn đàn..
    Những gịng thơ Nhạc này đă vang tiếng suốt thời VNCH.. Làm sống lại gịng nhạc cải cách của thời " thoát ly.." ra khu chiến . Hy sinh đóng góp cho công cuộc cứu nước dành lấy độc lập tự do,.. Cả một thời sinh viên miền Bắc th́ thầm kêu gọi hy sinh cho lư tưởng dù cho có bỏ lại cả tương lai.. từ thời kỳ có ban nhạc Đồng quê(?) của Nguyễn xuân Khoát ra mắt ở Hải pḥng..
    sau đó đến thời kỳ Kháng chiến từ 1930 cho đến 1945.. Biết bao nhieu hùng sử.. bao nhiêu gịng nhạc thấm đậm t́nh yêu quê hương. Tất cả giờ đây đă đi vào quên lăng.. c̣n ngay chính đất Việt giờ này..1946 đến 1954 th́ có nhạc dân ca của Phạm Duy, nhạc t́nh cảm của nào Nguyễn van Tư, hay Hồ Dzenhs, Dương thiệu Tước, nhạc yêu nước th́ có Hùng Lân , Thẩm Oanhs v.v... c̣n hôm nay; những gịng nhạc tiền chiến này cũng đă mai một dưới số phận lạc lơng giữa chợ đời " nhục dục.." làm chỉ tiêu.

    Nghe lời ca, tiếng ngâm thơ và gịng nhạc thời " thoát ly.." lâm ly như thầm gọi mà chợt nhớ đến nào Quang Dung..nào Hữu Loan.. từ Đôi mắt người Sơn Tây chuyển ư sang Những đồi hoa sim thạt t́nh tự..cao đẹp..Rồi đến Đôi mắt người Sơn tay của Phạm đ́nh Chương..cũng cuốn hút người nghe..
    Nói đến Thi Nhạc, có lẽ thời gian phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp nhát là thời điểm kể từ 1954 sau cuộc Di cư vô Nam cho đến ngày mất nước 30-04-1975... c̣n ǵ nưa để viết ra.. gơ thêm cho những gịng thơ nhạc giao duyên và Thi Văn một thời của miền Nam...../. nmq

  7. #7
    Tran Truong
    Khách
    Đọc thơ Dã Tràng Biển Đông , buồn nhiều vì mang tính hiện thực . Một VN tan nát : Gái khoe mông ngực , thân hình , trên sàn nhảy ... trai lao đầu vài tiệc nhậu , vùi mình trong quên lãng .... dàn khoan , biển Đông mặc cho giặc Tàu thao túng !!!

    Trang sử buồn được DTBĐ trải bày qua giọng ngâm Hiếu Hạnh, khác hẳn những giòng thơ U TỐI , hợm hĩnh , tự sướng ... đang ô nhiễm ... chẳng hiểu với ý đồ gì !!!
    Mời quí vị thưởng lãm Chuyện Mày, Chuyện Tao, Chuyện Chúng Ḿnh thơ Dã Tràng Biển Đông với giọng ngâm Hiếu Hạnh :


  8. #8
    Tran Truong
    Khách
    Xin được gởi lên trang ,một bài thơ cũng của DTBĐ , qua lời ngâm Hiếu Hạnh :


  9. #9
    Tran Truong
    Khách
    Người ta thường hãnh diện tự hào với 1000 năm đô hộ bởi Tầu , với 100 đô hộ bởi Tây ! Cuối cùng Việt Nam vẫn tồn tại ... tới ngày nay .
    Riêng tôi buồn cho những tháng năm dài đằng đẵng bị đô hộ như thế . Chẳng chút tự hào mà chỉ thấy chất đầy tủi nhục !!!

    Nhìn ra thế giới ,có đất nước nào bị triền miên đô hộ̣ ... dai dẳng như thế ? Hết 1000 năm ,lại tiếp đến 100 năm ! Xin thưa không có , không có nước nào mà yếu đuối
    , mà bị đô hộ mút chỉ như nước Việt . Vậy 1100 năm bị đô hộ , chúng ta học được điều gì ?

    Học được cách đô hộ lẫn nhau ! Vì 1100 năm qua , người Việt chỉ nhìn thấy , nghe thấy và nhận chịu mọi áp đặt lên đầu cổ , tâm thức nô lệ đã bị di truyền . Hết bị trị bởi ngoại xâm , nay lại tới bị trị bởi nội xâm .


    Buồn thay , lịch sử hào hùng , chống lại nghìn năm đô hộ bởi Tàu , chống lại trăm năm đô hộ bởi Tây , của cha ông nay đã mai một ,không còn dấu tích . Phải chăng cái gene chấp nhận đô hộ đã nằm sâu trong tim mạch,tế bào mỗi người ??? Đã tan biến vì bảy mươi năm Việt Nam bị đô hộ bởi csVN .

    Chỉ với bảy mươi năm trồng người . CsVN đã đưa người Việt từ động vật có xương sống , chuyển hoá sang loài Nhuyễn thể : giun , sán ,sâu bọ ... chỉ biết bò , trườn , không thể đứng . Một số khác khá hơn , biến thành loài Giáp xác, như tôm cua , ốc ... cứt lộn lên đầu .
    Lâu lắm rồi , ở vài nước trên thế giới , người ta quên dùng đôi chân cho đứng , đi ; mà chỉ quen dùng đầu gối trong di chuyển .




  10. #10
    Tran Truong
    Khách



    Đọc thơ trên , nên đọc . Ngâm thơ trên, nên ngâm .
    Còn thơ tự sướng , tự ru ngủ .... ai thèm . Nên cho sọt rác , đỡ bẩn mắt .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TA ĐĂ LÀM LĂNG PHÍ ĐỜI NHAU
    By Thanh-Thanh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 24-11-2016, 09:55 AM
  2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HOÀNG THỨ LANG
    By dqtran in forum Thơ Đường luật
    Replies: 25
    Last Post: 04-01-2015, 10:27 PM
  3. Tiên lăng 2
    By zanbiill in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 03:09 AM
  4. Hai tên láng giềng
    By Vinh Phan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 26-06-2011, 05:55 AM
  5. CÔNG LÀNG SEN
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 29-12-2010, 02:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •