Page 22 of 94 FirstFirst ... 121819202122232425263272 ... LastLast
Results 211 to 220 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #211
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 387 năm Hoàng đế Shah Jahan dành 17 năm để xây lăng Taj Mahal tưởng niệm hoàng hậu Mogul Mumtaz Mahal từ trần khi sinh con.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 17 tháng 06, 1631
    • 1631 – Hoàng hậu Mogul Mumtaz Mahal từ trần trong khi sinh; Hoàng đế Shah Jahan dành mười bảy năm sau đó để xây dựng lăng mộ cho bà, chính là Taj Mahal (hình).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Taj_Mahal
    https://en.wikipedia.org/wiki/Taj_Mahal
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Taj_Mahal
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...hah-jahan.html

    Taj Mahal


    Mặt phía nam của Taj Mahal.

    Vị trí Agra, Uttar Pradesh, Ấn Độ
    Tọa độ 27°10′30″B 78°02′31″Đ
    Chiều cao 73 m (240 ft)
    Xây dựng 1632–1653
    Kiến trúc sư Ustad Ahmad Lahauri
    Phong cách kiến trúc Kiến trúc Mughal
    Lượng thăm viếng hơn 3 triệu khách (năm 2003)

    Di sản thế giới
    Loại Văn hóa

    Tiêu chuẩn i
    Ngày nhận danh hiệu 1983
    Số hồ sơ tham khảo 252
    State Party Ấn Độ
    Vùng châu Á-Thái Bình Dương

    https://s20.postimg.cc/3ztbiqwwt/IN-_UP.svg.pngl
    Location of Uttar Pradesh in India

    Tāj Mahal (tiếng Urdu: تاج محل, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ.
    Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه جها) có nghĩa là "chúa tể thế giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời.


    Mumtāz Mahal (tháng 4 năm 1593 – 17 tháng 6 năm 1631) (tiếng Urdu: ممتاز محل; cách phát âm:/mumtɑːz mɛhɛl/) là tên thường gọi của hoàng hậu Arjumand Banu Begum, vợ hoàng đế Shah Jahan của đế quốc Mogul.

    Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653.

    Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.

    https://s20.postimg.cc/adiem31tp/In-...d-_Lahauri.jpg
    Ustad Ahmad Lahori, also spelled as 'Ahmad Lahori' was a Persian architect.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nguồn gốc và cảm hứng
    https://s20.postimg.cc/c6lba9x99/Shahjahan.jpg
    Shah Jahan, người chỉ huy xây dựng Taj Mahal

    Shah Jahan, vị hoàng đế của Đế quốc Môgôn trong giai đoạn cực thịnh của nó, nắm trong tay nhiều nguồn tài nguyên to lớn.

    Năm 1631 người vợ thứ ba của ông đã qua đời khi sinh đứa con gái thứ hai Gauhara Begum, và cũng là đứa con chung thứ mười bốn của họ. Shah Jahan được cho là không thể khuây khoả trước mất mát đó.

    Những cuốn biên niên sử triều đình thời kỳ đó chứa nhiều câu chuyện liên quan tới nỗi buồn đau của Shah Jahan trước cái chết của Mumtaz; chúng chính là cơ sở của những câu "chuyện tình" thường được cho là cảm hứng tạo nên Taj Mahal.

    Ví dụ, 'Abd al-Hamid Lahawri, đã ghi chép rằng, trước khi bà chết vị hoàng đế có "hai mươi sợi râu bạc," nhưng sau đó không còn sợi nào không bạc cả.

    Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz năm 1632. Lăng chính được hoàn thành năm 1648, và các công trình xung quanh cùng vườn cây hoàn thành năm năm sau đó.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ảnh hưởng
    https://s20.postimg.cc/n8qe8bect/Humanyu.jpg
    Mộ Humayun được xây dựng năm 1560 về cơ bản có cùng kiểu mô hình như Taj Mahal

    Lăng Taj Mahal sở hữu và là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Môgôn trước đó.
    Một số cảm hứng đặc trưng lấy từ một số công trình Timur và Môgôn đã thành công trước đó.
    Chúng gồm Gur-e Amir(mộ của Timur, người khởi lập triều Timur, tại Samarkand), Mộ của Humayun, Mộ Itmad-Ud-Daulah (thỉnh thoảng được gọi là Baby Taj), và chính Jama Masjid của Shah Jahan tại Delhi.
    Dưới sự bảo trợ của ông, công trình Môgôn đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện mới.
    Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá cẩm thạch trắng được khảm các loại đá bán quý khác.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vườn
    Phức hợp này được đặt trong và ngoài một charbagh lớn (một Vườn Môgôn tiêu chuẩn thường được chia thành bốn phần). Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Đường đi bên cạnh bể phản chiếu

    Đa số các charbagh của Môgôn đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn.
    Vườn Taj Mahal lại đặt yếu tố chính, ngôi mộ, ở phía cuối chứ không phải ở giữa vườn.
    Nhưng sự tồn tại của một Mahtab Bagh hay "Vườn Ánh trăng" mới được khám phá ở phía bên kia Yamuna cho ta một cách giải thích khác—rằng chính Yamuna được tích hợp vào thiết kế vườn, và mang ý nghĩa là một trong những dòng sông của Thiên đường.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các công trình phía ngoài

    Nhìn toàn cảnh

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cổng chính (darwaza) là một cấu trúc kỷ niệm được xây chủ yếu bằng đá marble. Phong cách làm ta liên tưởng tới phong cách kiến trúc Môgôn của các vị hoàng đế Môgôn trước đó. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura (khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức hợp.


    Phía trong jawab

    Ở góc xa nhất của phức hợp, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông.
    Hai công trình này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Công trình phía tây là một thánh đường; phía đối diện của nó là jawab hay "sự đối diện", mục đích chính của nó là để tạo sự cân bằng kiến trúc (và có thể nó từng được sử dụng như một nhà khách ở thời Môgôn). Sự khác biệt giữa chúng là jawab không có mihrab, một hốc tường bên trong hướng về phía Mecca, và sàn của jawab có kiểu thiết kế hình học, trong khi sàn thánh đường Hồi giáo được khảm 596 tấm thảm của người cầu nguyện bằng đá marble đen.

    https://s20.postimg.cc/7d1k5l0t9/Taj_Mosque.jpg
    Thánh đường Taj Mahal hay masjid

    Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với những thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, đặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Môgôn giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.

    Mộ
    Móng
    https://s20.postimg.cc/8gloh8g7x/Taj_floorplan.svg.png
    Biểu đồ sơ lược sàn Taj Mahal.

    Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá cẩm thạch trắng.

    Giống như hầu hết lăng mộ Môgôn khác, các yếu tố căn bản đều có nguồn gốc Ba Tư: một tòa nhà đối xứng với iwan, một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
    Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Cấu trúc nền lớn và có nhiều phòng. Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp).

    Nền chủ yếu là hình khối với các cạnh xoi, khoảng 55 mét mỗi cạnh (xem sơ đồ nền, bên phải). Ở các cạnh dài, một pishtaq, hay lối đi có mái vòm lớn, bao quanh iwan, với một ban công hình vòm tương tự bên trên. Các vòm chính kéo dài trên mái tòa nhà bằng cách sử dụng mặt ngoài nối tiếp.

    https://s20.postimg.cc/3upk8w2el/Taj_Entry_Arch.jpgl
    Sảnh vòm chính và pishtaq bên

    Mỗi bên vòm chính, các lối đi có mái vòm phụ được sắp xếp bên trên và bên dưới. Motif sắp xếp pistaq được lặp lại tại khu góc xoi.
    Thiết kế hoàn toàn đồng nhất và như nhau ở mọi phía tòa nhà. Bốn tháp, ở mỗi góc chân cột, đối diện với các góc xoi, tạo thành khung bao mộ.

    Vòm
    lhttps://s20.postimg.cc/cpqejf6ml/Taj_And_Minaret.jpgl
    Móng, vòm, và tháp

    Vòm đá mable trên mộ là điểm đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7 mét.
    Vì hình dạng của nó, vòm thường được gọi là vòm củ hành (cũng được gọi là amrud hay vòm ổi). Đỉnh vòm được trang trí một bông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu.

    https://s20.postimg.cc/4wzqrh38d/Taj_Finial.jpg
    Hình chạm đầu mái

    Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi bốn chattris (buồng) nhỏ hơn đặt ở bốn góc. Chattri vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính. Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ, và dẫn ánh sáng vào bên trong. chattris cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng.
    Các đường xoắn ốc trang trí (guldastas) kéo dài từ cách cách đáy tường, và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm.
    Motif hoa sen được lặp lại trên cả chattris và guldastas.

    Hình chạm đầu mái
    Đỉnh của mái vòm chính có một chóp nhọn (hay hình chạm) dát vàng. Cho tới những năm đầu 1800 đỉnh chóp được làm bằng vàng, ngày nay nó được làm từ đồng. Hình chóp chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hòa nhập giữa truyền thống Ba Tư và những yếu tố trang trí Hindu. Trên cùng của hình chóp là một Mặt Trăng theo motif Hồi giáo truyền thống, có hai đầu nhọn hướng lên trời. Do vị trí của nó ở trên đầu mái, hai đầu nhọn của Mặt Trăng và đỉnh chóp tạo thành một hình đinh ba—gợi lại một biểu tượng truyền thống Hindu là Shiva. Những đỉnh tháp đều có dạng củ hành tương tự nhau. Đỉnh tháp trung tâm giống hệt như một chén đựng nước thánh của người Hindu ('kalash hay kumbh).

    Tháp
    Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Một lần nữa các ngọn tháp đã thể hiện xu hướng chủ đạo cơ bản của Taj Mahal là sự đối xứng và thiết kế lặp lại. Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường Hồi giáo, đó là nơi các muezzin (thầy tu) kêu gọi những tín đồ sùng đạo cầu nguyện. Mỗi ngọn tháp được chia làm ba phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho tháp. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một chhatri trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ. Chhatri của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau: thiết kế hình hoa sen, trên cùng là hình chạm đầu mái. Mỗi ngọn tháp đều được xây hơi nghiêng ra phía ngoài của mặt nền, để cho khi tháp có bị sụp đổ (một sự cố thường xảy ra đối với những công trình cao tầng vào thời đó)thì các mảnh vụn cũng sẽ có xu hướng rơi ra xa hầm mộ.

    Trang trí
    Trang trí bên ngoài

    Chữ viết trên pishtaq lớn.

    Các trang trí bên ngoài đền Taj Mahal được đánh giá là những trang trí đẹp nhất thời vương triều Môgôn. Một chi tiết trang trí nổi bật chính là các dòng chữ pishtaq nổi tiếng. Các chữ pistaq phía dưới được viết nhỏ hơn phía trên để khi từ dưới nhìn lên, ta có cảm tưởng là các chữ này to bằng nhau. Chúng được viết bằng sơn, hoặc bằng vữa, hoặc bằng đá khảm hoặc đơn giản hơn là chạm khắc thẳng vào vách tường.
    Các đoạn văn trên tường đền Taj Mahal được viết theo kiểu Thuluth, một kiểu chữ rất đẹp và bóng bẩy do Amanat Khan tạo ra. Chúng được khảm bởi các loại đá quý như đá hoa và cẩm thạch, đặc biệt các đoạn chữ viết trên bệ đá cẩm thạch của đài tưởng niệm trong đền lại càng chi tiết và thanh nhã hơn. Một số đoạn văn bản trong kinh Koran cũng được trang trí trên tường đền, tương truyền rằng đích thân Amanat Khan đã chọn những đoạn này.
    Khi bước vào cổng Taj Mahal, có một dòng chữ viết như sau: O Soul, thou art at rest. Return to the Lord at peace with Him, and He at peace with you. (tạm dịch là: Này linh hồn, mi đang yên nghỉ. Hãy trở về bên Thượng đế, bình yên với Ngài, và Ngài bình yên với mi.)


    Tranh chạm.

    https://s20.postimg.cc/f725qrqjx/Taj...r_Close_Up.jpg
    Chi tiết bông hoa khắc trên đền.

    https://s20.postimg.cc/ph4kq0vv1/Taj_Spandrel.jpg
    Các trang trí ở phần mắt cửa.

    https://s20.postimg.cc/fwky37bot/Taj...etric_Deco.jpg
    Kiểu bố trí chữ chi.

    Trang trí bên trong
    https://s20.postimg.cc/8glohiql9/Taj_Cenotaphs3.jpg
    Đài tưởng niệm, bên trong Taj Mahal


    Hầm mộ của vua Shah Jahanvà hoàng hậu Mumtaz Mahal trong ngôi đền

    Nội thất bên trong lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi những yếu tố trang trí truyền thống. Có thể nhận xét không hề cường điệu, lăng mộ đúng là một món trang sức. Những chi tiết trang trí ở đây không phải là tranh khảm mà là chạm khắc. Vật liệu trang trí trên bề mặt không phải là cẩm thạch hay ngọc bích mà là đá quý hay đá bán quý. Mỗi chi tiết trang trí ngoại thất của hầm mộ đều được đánh giá lại với nghệ thuật kim hoàn.

    Xây dựng

    mặt bằng nền Taj Mahal

    Taj Mahal được xây trên một thửa đất ở phía nam của thành phố cổ Agra. Shah Jahan presented Maharajah Jai Singh với một cung điện lớn ở trung tâm Agra để trao đổi lấy đất xây dựng.
    Khu vực có diện tích gần 3 acre (khoảng 12.000 m2) được đào lên, lấp đầy bụi để giảm thấm, và ở độ cao 50 mét (160 ft) so với bờ sông.
    Ở khu vực mộ, các giếng được đào lên và lấp đầu cuội sỏi để tạo móng cho mộ. Thay vì dùng tre chống đỡ, những người thợ đã xây dựng một giàn giáo bằng gạch lớn phản chiếu ngôi mộ. Giàn giáo rất to lớn theo ước tính mất khoảng vài năm để những người thợ tháo dỡ nó.
    Theo truyền thuyết, Shah Jahan ra lệnh rằng bất cứ ai cũng có thể giữ những viên gạch lấy từ giàn giáo, và do đó nó đã bị những người nông dân tháo dỡ chỉ trong một đêm. 15 km (9,3 mi) đường dốc bằng đất đầm nện được xây dựng để vận chuyển đá cẩm thạch và các vật liệu khác đến để xây dựng công trình và các đội gồm 20 hoặc 30 con bà được dùng để kéo các khối đá trên các toa xe có cấu tạo đặc biệt.
    Một hệ thống ròng rọc phức tạp được sử dụng để nâng các khối đá lên đến vị trí thiết kế. Nước được lấy từ sông bằng một loạt các purs, theo cơ chế dùng sức kéo của súc vật, đổ vào một hồ chứa nước lớn và đưa lên các bồn phân phối lớn. Nó được đưa qua 3 bồn chứa nhỏ hơn, từ đó cấp đến các phức hợp.
    Các trụ và ngôi mộ mất khoảng 12 năm để hoàn thành. Phần còn lại của khu phức hợp mất thêm 10 năm và đã được hoàn thành theo thứ tự tháp, nhà thờ Hồi giáo và Jawab, và cổng.
    Vì phức hợp được xây dựng trong nhiều giai đoạn, nên có sự khác biệt về ngày hoàn thành do những quan điểm khác nhau về sự "hoàn thành". Ví dụ, riêng lăng mộ, về cơ bản hoàn thành năm 1643, nhưng công việc vẫn còn tiếp tục để hoàn thành những phần còn lại của khu phức hợp.

    Dự toán chi phí xây dựng có sự khác biệt do những khó khăn trong dự toán chi phí theo thời gian. Tổng chi phí đã được ước tính là khoảng 32 triệu Rupees tại thời điểm đó.

    Vật liệu xây dựng Taj Mahal được lấy từ nhiều nơi trên khắp Ấn Độ và châu Á và có hơn 1000 con voi được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng.
    Đá cẩm thạch trắng mờ được mua từ Makrana, Rajasthan, jasper từ Punjab, jade và pha lê từ Trung Quốc. Turquoise từ Tây Tạng và Lapis lazuli từ Afghanistan, trong khi sapphiretừ Sri Lanka và carnelian từ Ả Rập.
    Tổng cộng có 28 loại đá quý và bán quý được khảm vào đá cẩm thạch trắng.
    Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri. Lahauri is generally considered to be the principal designer.
    20.000 lao động được sử dụng từ khắp miền bắc Ấn Độ. Các nhà điêu khắc từ Bukhara, nhà thư pháp từ Syria và Ba Tư, người xếp lớp đá từ miền nam Ấn Độ, người cắt đá từ Baluchistan, một chuyên gia trong việc xây dựng tháp pháo, một người chỉ chuyên khắc hoa trên đá cẩm thạch, trong tổng số 37 người tạo ra tuyệt tác này. Một số thợ xây tham gia xây dựng Taj Mahal là:
    • Ismail Afandi (a.k.a. Ismail Khan) - trước đó làm việc cho Ottoman Sultan và được xem là một trong những người thiết kế mái vòm.
    • Ustad Isa, sinh ở Shiraz, đế quốc Ottoman hoặc Agra – có vai trò quan trọng trong việc thiết kế kiến trúc và mái vòm chính.[30]
    • 'Puru' từ Benarus, Ba Tư – là người giám sát kiến trúc.[31]
    • Qazim Khan, người Lahore – cast the solid gold finial.
    • Chiranjilal - nhà điêu khắc trưởng và khảm đá.
    • Amanat Khan từ Shiraz, Iran – thư pháp trưởng.[32]
    • Muhammad Hanif – giám sát phần xây nề.
    • Mir Abdul Karim và Mukkarimat Khan của Shiraz – phụ trách tài chính và quản lý sản xuất hàng ngày.


    Taj Mahal and outlying buildings as seen from across the Yamuna River (northern view)

    Xem thêm
    • Lăng mộ của Mausolus
    • Lăng Hồ Chí Minh
    • Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
    • Lăng Lenin
    • Kiến trúc Ba Tư
    • Mộ Humayun
    • Pháo đài Agra
    • Fatehpur Sikri
    • Bibi Ka Maqbara
    • Kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ

  2. #212
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay 37 năm,hãng Lockheed cho bay thử chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của thế giới

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 18 tháng 06, 1981
    • 1981 – Lockheed F-117 Nighthawk có chuyến bay đầu tiên, là máy bay khả dụng đầu tiên được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Lockheed_F-117_Nighthawk
    https://en.wikipedia.org/wiki/Lockheed_F-117_Nighthawk
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Lockhe...-117_Nighthawk
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...d-cho-bay.html

    Lockheed F-117 Nighthawk
    F-117

    Kiểu Máy bay tấn công ném bom tàng hình
    Hãng sản xuất Lockheed Martin
    Chuyến bay đầu tiên Tháng 10 1983
    Được giới thiệu 18.6, 1981
    Tình trạng được bí mật hồi sinh sau khi nghỉ hưu lâu dài
    Khách hàng chính Không lực Hoa Kỳ
    Số lượng sản xuất 59
    Chi phí máy bay US$ 45 triệu (1983)
    Phiên bản khác Lockheed Have Blue (kiểm chứng ý tưởng thiết kế)

    F-117


    Mô tả
    Nhiệm vụ Máy bay chiến đấu/ném bomtàng hình
    Phi hành đoàn, ng. 1

    Kích thước
    Chiều dài 20.08 m
    Sải cánh 13.20 m
    Chiều cao 3.78 m
    Diện tích cánh 73 m²

    Khối lượng
    Rỗng 13.380 kg
    Đầy tải: Avec armement 23.814 kg
    Cất cánh tối đa 25 000 kg

    Сài đặt lực
    Động cơ 2 x General Electric F404/F414*F404-F1D2
    Sức đẩy 48.0 kN48.0 kN

    Đặc tính
    Vận tốc tối đa 1.130 km/h
    Bán kính chiến đấu 860 km
    Độ cao thực tế 13 710 m

    Vũ trang
    Interne 2 bombes en soute (Mk 84, Paveway GBU-10 (en), GBU-27 (en), BLU-109B, WCMD, Mk.61)
    Bom: BLU-109 bomb*BLU-109phá hầm ngầm, GBU-10 Paveway II dẫn đường laser, GBU-27 dẫn đường laser
    Externe Aucun (zero)

    Lockheed F-117A Chim ưng đêm, tên hiệu "Hạt huyền", là chiếc máy bay có thể sử dụng đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình.
    Không lực Hoa Kỳ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này, nó là hậu duệ trực tiếp của chương trình mẫu tàng hình Have Blue.
    F-117A đã được nhiều người biết tới trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Không quân Hoa Kỳ đang đặt kế hoạch ngừng sử dụng F-117, chủ yếu vì việc đưa vào sử dụng loại F-22 Raptor hiện đại hơn.


    Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới

    Tháng 10 năm 2006, Không quân Hoa Kỳ dự định cho F-117 về hưu sau vài năm nữa, và ngừng đào tạo phi công lái loại máy bay này.

    Tên hiệu
    Ký hiệu "F-" của loại máy bay này không được giải thích chính thức; tuy nhiên, dường như nó sử dụng dãy định danh máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ trước năm 1962 như F-111.
    Các máy bay hiện đại khác cũng được sử dụng số hiệu cũ trước năm 1962 (như B-52, C-130, và một số loại máy bay khác ít nổi tiếng hơn), nhưng chiếc F-117 dường như là loại máy bay duy nhất thời kỳ sau này không sử dụng hệ thống mới.
    Đa số máy bay hiện đại của quân đội Hoa Kỳ sử dụng hệ thống định danh thời sau 1962 theo mô hình có thể dự đoán (ở chừng mực nào đó) như
    "F-" luôn để chỉ máy bay chiến đấu trên không,
    "B-" thường là máy bay ném bom, và
    "A-" thường là máy bay tấn công mặt đất.
    Những ví dụ như vậy gồm F-15 Eagle, Pháo đài bay B-52 và A-6 Intruder.


    F-15C của Không quân Hoa Kỳ trong Chiến dịch tuần tra Noble Eagle


    Một chiếc B52


    Chiếc A-6 Intruder là một kiểu máy bay cường kích hai động cơ, cánh gắn giữa do Grumman Aerospace chế tạo.

    Tương tự, bởi Máy bay tàng hình thực tế chủ yếu đóng vai trò tấn công mặt đất, nên việc nó giữ ký hiệu định danh "F-" cũng là một trong số nhiều lý do.
    Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng tới máy bay chiến đấu hơn máy bay tấn công mặt đất, và những máy bay này thỉnh thoảng còn bị bêu xấu là "máy hất đất."
    Các quan chức có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi gắng giành được sự ủng hộ chính trị và quân sự cho một loại máy bay mới nếu nó được mang danh "máy bay chiến đấu" chứ không phải máy bay ném bom hay tấn công.

    Hay, ký hiệu "F-" cũng có thể là một phần nỗ lực nhằm giữ bí mật cho chiếc Nighthawk (chương trình được giữ kín tới tận cuối thập kỷ 1980).
    Việc định danh không chính xác cũng có thể để giữ Nighthawk không vi phạm vào các hiệp ước hay làm các nước khác tức giận.
    Trong thời gian phát triển, thuật ngữ 'LT' (Logistics Trainer) Huấn luyện Hậu cần thường được sử dụng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thiết kế và hoạt động
    Kích cỡ tương đương F-15C Eagle, một chỗ ngồi, chiếc F-117A sử dụng hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric F404 không có bộ phận đốt lần hai, và hệ thống điều khiển bay phức tạp.

    Nó có thể được tái nạp nhiên liệu trên không.

    Để làm giảm chi phí phát triển, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển bay và nhiều phần khác được lấy từ chiếc F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và F-15E Strike Eagle sang (vì thế những bộ phận này có thể được coi là thiết bị dự trữ nhằm bảo mật dự án).
    Những tính năng bị giảm sút cho kỹ thuật tàng hình là động cơ mất 30% công suất, tỷ lệ bề mặt thấp, và phải có hình dáng góc lớn nhằm giảm diện tích phản hồi radar.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lịch sử
    Năm 1964, nhà toán học người Nga Pyotr Ya. Ufimtsev công bố bài viết "Phương pháp Sóng Cạnh trong Lý thuyết Vật lý về Tán Xạ" trong tạp chí của Viện Kỹ thuật Radio Moscow, trong đó ông trình bày sức mạnh của sóng radar phản hồi tỉ lệ với cấu hình góc cạnh của một vật thể chứ không phải là kích thước. Ufimtsev đã nối tiếp công trình lý thuyết của nhà vật lý Đức Arnold Sommerfeld.
    https://s20.postimg.cc/mvzi91x8d/Sommerfeld1897.gif
    Arnold Johannes Wilhelm Sommerfeld, ForMemRS (German: [ˈzɔmɐˌfɛlt]; 5 December 1868 – 26 April 1951) was a German theoretical physicist who pioneered developments in atomic and quantum physics, and also educated and mentored a large number of students for the new era of theoretical physics.

    Ufimtsev chứng minh rằng ông có thể tính toán thiết diện radar của bề mặt cánh và dọc theo cạnh của nó. Kết luận hiển nhiên là ngay cả một máy bay lớn cũng dễ dàng "biến mất" trước radar bằng cách tận dụng nguyên lý này.

    Tuy nhiên, thiết kế máy bay kiểu này làm cho nó mất ổn định khí động học, và tình trạng của khoa học tính toán đầu những năm 60 không thể cung cấp kiểu máy tính có thể tạo ra thiết kế cho phép những chiếc như F-117, F-22 Raptor hay B-2 Spirit bay được.
    Dù sao, vào những năm 70, khi một nhà phân tích của Lockheed xem xét các tài liệu nước ngoài và tìm thấy công trình của Ufimtsev thì máy tính và phần mềm đã tiến bộ đáng kể, và đặt ra sự phát triển của một loại máy bay tàng hình.

    Quyết định sản xuất F-117A được đưa ra năm 1973, và một hợp đồng đã được trao cho Lockheed Advanced Development Projects, thường được gọi là "Skunk Works," tại Burbank, California.
    https://s20.postimg.cc/7ai6p65vh/LA_...ighted_svg.png
    Vị trí của Burbank ở quận Los Angeles, California

    https://s20.postimg.cc/qflfz1n59/Ben...obert_Rich.png
    Chương trình do Ben Rich chỉ đạo.
    Benjamin Robert Rich (June 18, 1925 – January 5, 1995) was the second Director of Lockheed's Skunk Works from 1975 to 1991, succeeding its founder, Kelly Johnson.

    Ngày 18 tháng 6 năm 1981, chuyến bay đầu tiên của mẫu YF-117A, số sêri 79-0780, được thực hiện tại Hồ Groom, bang Nevada, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện.

    Khu vực 51 (tiếng Anh: Area 51) là một khu vực quân sự của lực lượng Không quân Hoa Kỳ.
    Tên chính thức của khu vực là Sân bay Homey (ICAO: KXTA) và Hồ Groom.

    Chiếc F-117A được giao lần đầu năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10 năm 1983, và chuyến giao hàng cuối cùng vào mùa hè năm 1990. Không quân phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này cho tới tận năm 1988, sau đó vào tháng 4 năm 1990 một chiếc đã được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada, thu hút hàng chục nghìn người tham quan.

    https://s20.postimg.cc/800z1nw65/Wfm_area51_map_en.png
    "Nellis Air Force Range" and nearby federal lands

    Số lượng hiện có là 54 chiếc; 36 chiếc sẵn sàng chiến đấu, số còn lại cho huấn luyện,....

    Trong những năm đầu của chương trình, từ 1984 tới giữa năm 1992, phi đội F-117A đặt tại Tonopah Test Range, Nevada và nó thuộc quyền quản lý của Nhóm Chiến lược 4450. Nhóm 4450 được sáp nhập vào Phi đội Chiến đấu Chiến lược 37 năm 1989. Năm 1992, toàn bộ phi đội được chuyển giao cho Căn cứ Không quân Holloman, New Mexico, nơi nó thuộc quyền quản lý của Phi đội Chiến đấu 49. Việc di chuyển khiến những chuyến bay của Key Air không còn cần thiết nữa, trước đó Key Air đã chở 22.000 hành khách trên 300 chuyến bay từ Nellis tới Tonopah mỗi tháng.


    F-117 hạ cánh

    Khi Không quân tuyên bố, "Streamlined management by Aeronautical Systems Center, Wright-Patterson AFB, Ohio, phối hợp kỹ thuật tàng hình vào các chương trình phát triển và sản xuất để đẩy nhanh tốc độ phát triển máy bay...
    Chương trình F-117A đã chứng tỏ rằng một máy bay tàng hình có thể được thiết kế để có độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng tốt."
    Thống kê bảo dưỡng máy bay tương tự các loại máy bay chiến thuật khác có độ phức tạp tương tự. Hỗ trợ hậu cần do Sacramento Air Logistics Center, McClellan AFB, California đảm nhiệm, F-117A được giữ bảo mật kỹ thuật thông qua một hệ thống kế hoạch cải thiện vũ khí tại USAF Plant 42 ở Palmdale, California.

    https://s20.postimg.cc/x61x8j7r1/LA_...ighted_svg.png
    Location of Palmdale in Los Angeles County, California

    Chiến đấu
    F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh.
    Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc chiến Panama - Hoa Kỳ năm 1989.
    Trong lần đó hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Rio Hato.
    Sau này trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nó đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự Iraq.
    Từ đó nó đã được sử dụng tại Chiến tranh Kosovo năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

    Thiệt hại trong chiến đấu

    Vòm kính buồng lái chiếc F-117 bị bắn hạ ngày 27 tháng 3 năm 1999, gần làng Budjanovci, Serbia/Yugoslavia.(Bảo tàng hàng không Belgrade)

    Một chiếc F-117 đã bị bắn hạ trong chiến đấu bởi các lực lượng Serbia (Nam Tư) trong Chiến tranh Kosovo.
    https://s20.postimg.cc/5ip7uh4kt/Loc...bia_Europe.png
    Serbia - tên chính thức là Cộng hòa Serbia (tiếng Serbia: Република Србија - Republika Srbija) - là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực đông nam châu Âu.

    Ngày 27 tháng 3 năm 1999, trong cuộc Chiến tranh Kosovo, Tiểu đoàn số 3 Lữ đoàn Tên lửa 250 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Zoltán Dani, được trang bị tên lửa Isayev S-125 'Neva-M' (tên hiệu NATO SA-3 'Goa'), đã bắn hạ chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa Neva-M.
    Theo Wesley Clark và các vị tướng khác của NATO, các lực lượng phòng không Nam Tư đã thấy rằng họ có thể phát hiện những chiếc F-117 bằng các loại radar "cổ lỗ" Xô viết hoạt động ở tầm sóng dài. Điều này, cộng với việc máy bay mất khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt hay mở khoang bom, khiến chúng bị phát hiện trên màn hình radar.

    Phi công lái máy bay sống sót và sau này được các lực lượng NATO cứu. Tuy nhiên, xác chiếc F-117 không bị phá hủy hoàn toàn, và có tin cho rằng người Serb đã mời chuyên gia Nga tới xem xét những mảnh vỡ, điều này chắc chắn khiến kỹ thuật tàng hình Hoa Kỳ bị tiết lộ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tương lai
    Với những thành công trong Chiến tranh Kosovo và các cuộc Chiến tranh Iraq cũng như tỷ lệ tham gia chiến đấu cao của mình, chiếc F-117 đã chiếm được vị trị như là loại máy bay "mũi nhọn"—phục vụ mục đích đánh mù kẻ thù khi tiêu diệt các cơ sở chỉ huy, kiểm soát và radar của đối thủ ngay từ những giây phút đầu của cuộc chiến.
    Tuy nhiên dù sao F-117 cũng được thiết kế với những kỹ thuật cuối thập kỷ 1970.
    Công nghệ tàng hình của nó, tuy vẫn hiện đại hơn bất kỳ một loại máy bay nào khác trừ hai loại máy bay mới B-2 Spirit và F-22A, nhưng đòi hỏi chi phí bảo dưỡng đáng kể.


    B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị
    công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân.

    Hơn nữa, thiết kế tàng hình dựa trên hình dáng bên ngoài (gây ảnh hưởng tới tính năng khí động lực) thể hiện một kỹ thuật chống radar kiểu cũ và khác biệt so với ngày nay. Vì thế đã có ý định sơ bộ cho phi đội máy bay này ngừng hoạt động năm 2008.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    • Khả năng tàng hình của nó gần tương đương loại B-2, và theo báo cáo cao hơn loại F-117.
    • Nó có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần dùng buồng đốt lần hai và vì thế có thể tới mục tiêu cũng như vượt qua những vùng nguy hiểm nhanh hơn.
    • Vật liệu hấp thụ radar của nó yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn loại F-117.
    • Loại bom đường kính nhỏ (SDB) 250 lb mới đã được đưa vào sử dụng. Nó được thiết kế đặc biệt để tương thích với khoang chứa trong của chiếc F-22A. Loại bom này có khả năng đâm xuyên tương tự loại BLU-109 bomb 2000 lb lớn hơn.
    • Chiếc F-22 có hệ thống điện tử hiện đại hơn chiếc F-117, vì thế nhận biết các mục tiêu cũng như các mối đe dọa cả dưới mặt đất và trên không tốt hơn.
    • Bởi F-22 là một máy bay chiến đấu, nó có khả năng tự bảo vệ trong những lần thực thi nhiệm vụ.
    Dù đề xuất cho phi đội F-117 nghỉ hưu đã bị hủy bỏ, Không quân đã đóng cửa trường dạy bay loại F-117, và cũng đã thông báo việc ngừng sử dụng F-117. Điều này khiến tương lai của F-117 càng thêm mờ mịt.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Linh tinh
    • Một buổi quảng cáo hàng của hãng Sprint trong thập kỷ 1990 đã trưng bày một bức hình F-117 lớn, khi ấy thường bị gọi sai là Candice Bergen, người dẫn chương trình đã gọi đó là chiếc B-2.

    Tên hiệu:
    • Trước khi được đặt tên chính thức, các kỹ sư và phi công thử nghiệm thường gọi loại máy bay gồ ghề, ban ngày phải cất giấu để tránh các vệ tinh trinh sát Xô viết là "Cockroaches", cái tên này thỉnh thoảng vẫn được sử dụng.
    • Tên chính thức của nó là "Night Hawk", dù thỉnh thoảng chữ "Nighthawk" cũng được dùng.
    • Một tên hiệu khác thỉnh thoảng được dùng là "Wobblin Goblin" vì loại máy bay này bị cho là kém ổn định ở tốc độ thấp, dù các phi công F-117 cho điều này là không chính xác.
    • Vì hình dạng của mình, vốn đặt ưu tiên tính năng tàng hình hơn tính năng khí động học, mô hình đầu tiên của mẫu sẽ trở thành chiếc F-117 sau này được gọi là "The Hopeless Diamond"..
    • Những khu vực xung quanh Căn cứ Không quân Holloman đơn giản gọi loại máy bay này là "Stealths" (Sing. "Stealth").
    • Trong cuộc ném bom năm 1999 vào Serbia, sau khi một chiếc F-117 bị quân đội Serbia bắn rơi, một nhóm nhạc Serbia Indexovo radio pozorište đã sóng tác một bài hát trào phúng "El kondor pada" về những phi công của nó.
    • Trong Thập kỷ 1980, Jane's Information Group đã gọi nhầm F-117 là F-19, và sử dụng ảnh minh họa tưởng tượng trong cuốn All the World's Aircraft. Cả bên tạo mô hình Testors và Monogram đều đưa ra những mô hình "F-19 Tàng hình" lý thuyết; không bên nào quan tâm tới sự giống nhau của nó với F-117.

  3. #213
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 57 năm Kuwait được độc lập khỏi sự bảo hộ của Anh

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 19 tháng 06, 1961
    • 1961 – Kuwait hoàn toàn độc lập khi chế độ bảo hộ của Anh Quốc kết thúc.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kuwait
    https://en.wikipedia.org/wiki/Kuwait
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Kowe%C3%AFt
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...oc-oc-lap.html

    Kuwait
    Nhà nước Kuwait
    دولة الكويت (tiếng Ả Rập)
    Dawlat al Kuwayt (tiếng Ả Rập)


    Quốc kỳ


    Huy hiệu


    Vị trí của Kuwait trên thế giới


    Vị trí của Kuwait trong khu vực

    Tiêu ngữ
    For Kuwait
    Quốc ca
    Al-Nasheed Al-Watani

    Hành chính
    Chính phủ Quân chủ lập hiến đơn nhất
    Emir Sabah Ahmad al-Sabah
    Thái tử Nawaf Ahmad al-Sabah
    Thủ tướng Jaber Mubarak al-Sabah
    Thủ đô Thành phố Kuwait, 29°22′B 47°58′Đ
    Thành phố lớn nhất Thành phố Kuwait

    Địa lý
    Diện tích 17.820 km² (hạng 157)
    Diện tích nước 0 %
    Múi giờ AST (UTC+3)

    Lịch sử
    Độc lập
    Ngày thành lập 19 tháng 6 năm 1961

    Dân cư
    Ngôn ngữ chính thức tiếng Ả Rập
    Dân số ước lượng (2016) 4.348.395 người (hạng 140)
    Dân số (2005) 2.213.403 người
    Mật độ 200,2 người/km² (hạng 61)

    Kinh tế
    GDP (PPP) (2017) Tổng số: 317,068 tỷ USD(hạng 52), Bình quân đầu người: 73.017
    GDP (danh nghĩa) (2017) Tổng số: 161,885 tỷ USD(hạng 55), Bình quân đầu người: 37.280 USD (hạng 23)
    HDI (2014) 0,816 rất cao (hạng 48)
    Đơn vị tiền tệ Dinar Kuwait (KWD)

    Thông tin khác
    Tên miền Internet .kw

    Kuwait (phát âm tiếng Việt: Cô-oét, tiếng Ả Rập:
    الكويت
    al-Kuwait), tên chính thức là Nhà nước Kuwait (tiếng Ả Rập:
    دولة الكويت
    Dawlat al-Kuwait (trợ giúp·chi tiết)), là một quốc gia tại Tây Á. Kuwait nằm tại rìa phía bắc của miền đông bán đảo Ả Rập, và tại đầu vịnh Ba Tư, có biên giới với Iraq và Ả Rập Xê Út.

    Tính đến năm 2016, dân số Kuwait đạt 4,2 triệu; trong đó 1,3 triệu người là công dân Kuwait còn 2,9 triệu người là ngoại kiều.

    Phát hiện được dầu mỏ tại Kuwait từ năm 1938. Từ năm 1946 đến năm 1982, Kuwait trải qua hiện đại hoá quy mô lớn. Trong thập niên 1980, Kuwait trải qua một giai đoạn bất ổn địa chính trị và một cuộc khủng hoảng kinh tế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ.
    Năm 1990, Kuwait bị Iraq xâm lược.
    Thời kỳ Iraq chiếm đóng kết thúc vào năm 1991 sau khi lực lượng liên quân can thiệp quân sự. Sau đó, diễn ra các nỗ lực quy mô lớn nhằm khôi phục kinh tế và tái thiết cơ sở hạ tầng quốc gia.
    Kuwait là một tiểu vương quốc lập hiến, có hệ thống chính trị bán dân chủ.
    Đây là một quốc gia thu nhập cao nhờ có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ sáu thế giới. Đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới.
    https://s20.postimg.cc/jexwpqa1p/image.jpg
    1 Dinar of the sixth edition (2014-)

    Hiến pháp Kuwait được ban hành vào năm 1962, khiến Kuwait trở thành quốc gia dân chủ nhất trong khu vực.
    Kuwait có nhà hát nhạc kịch lớn nhất tại Trung Đông.
    Trong thế giới Ả Rập, Kuwait thường được mệnh danh là "Hollywood Vùng Vịnh" do tính phổ biến của các phim truyền hình dài tập và sân khấu.

    Lịch sử
    Bài chi tiết: Lịch sử Kuwait

    Lịch sử sơ khởi
    Trong giai đoạn Ubaid (6500 TCN), Kuwait là trung tâm tương tác giữa cư dân Lưỡng Hà và cư dân miền đông bán đảo Ả Rập vẫn trong thời đồ đá mới, chủ yếu tập trung tại As-Subiya thuộc miền bắc Kuwait. Bằng chứng sớm nhất về việc loài người cư trú tại Kuwait có niên đại từ 8000 TCN, là các công cụ thời kỳ đồ đá giữa phát hiện tại Burgan. As-Subiya là chứng cứ sớm nhất về đô thị hoá tại toàn bộ khu vực bồn địa vịnh Ba Tư.Cư dân Lưỡng Hà lần đầu định cư trên đảo Failaka của Kuwait vào năm 2000 TCN.
    Thương nhân từ thành phố Ur của Sumer cư trú tại Failaka và điều hành kinh doanh hàng hoá.

    https://s20.postimg.cc/wvuv8ta59/Bas...potamie_DA.png
    Sumer (/ˈsuːmər/)[note 1] is the earliest known civilization in the historical region of southern Mesopotamia, modern-day southern Iraq, during the Chalcolithic and Early Bronze ages, and arguably the first civilization in the world with Ancient Egypt and the Indus Valley.

    Trên đảo có nhiều toà nhà theo phong cách đặc trưng giống như các phát hiện có niên đại khoảng 2000 TCN tại Iraq. Cư dân đồ đá mới tại Kuwait nằm trong số các thương nhân hàng hải sớm nhất trên thế giới.
    Trong thế kỷ III TCN, người Hy Lạp cổ đại thuộc địa hoá vịnh Kuwait dưới quyền Alexandros Đại đế, người Hy Lạp cổ đại đặt tên cho Kuwait đại lục là Larissa còn Failaka được đặt tên là Ikaros.

    https://s20.postimg.cc/7ck3ozurh/Ale...eat_mosaic.jpg
    Vua Alexandros Đại đế thân chinh đánh vua Ba Tư là Darius III. Lấy từ thảm Alexandros, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Napoli.
    Năm 224, Kuwait trở thành bộ phận của đế quốc Sassanid Ba Tư.


    Đế quốc Sassanid vào thời điểm cực thịnh năm 620 CN, dưới triều Khosrau II

    • Cương vực ban đầu
    • Lãnh thổ mà Khoraus II chiếm được trong cuộc chiến với Đông La Mã (602-628)
    Trong thời kỳ Sassanid cai trị, Kuwait mang tên Meshan, Akkaz là một di chỉ Parthia-Sassanid; phát hiện tháp điểu táng của Hoả giáo tại miền bắc Akkaz.

    Năm 1521, Kuwait nằm dưới quyền cai trị của người Bồ Đào Nha.
    Đến cuối thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha cho xây dựng một khu định cư phòng thủ tại Kuwait.
    Năm 1613, thị trấn Kuwait được thành lập tại địa điểm mà nay là thành phố Kuwait.
    Năm 1716, liên minh thị tộc Bani Utub định cư tại Kuwait, khi đó lãnh thổ có một số ngư dân và hoạt động chủ yếu là một làng chài.
    Trong thế kỷ XVIII, Kuwait thịnh vượng và nhanh chóng trở thành trung tâm thương nghiệp chủ yếu đối với trung chuyển hàng hoá giữa Ấn Độ, Muscat, Baghdad và bán đảo Ả Rập.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quốc gia Kuwait trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh từ năm 1899 sau thoả ước giữa Sheikh Mubarak Al Sabah và chính phủ Ấn Độ thuộc Anh, do các đe doạ nghiêm trọng từ Ottoman đến nền độc lập của Kuwait.

    https://s20.postimg.cc/o0u0yc3d9/Mub..._of_Kuwait.jpg
    Sheikh Mubarak bin Sabah Al-Sabah, KCSI, KCIE (1837 – November 28, 1915) (Arabic: الشيخ مبارك بن صباح الصباح‎) "the Great" was the seventh ruler of Kuwait from May 18, 1896 until his death on November 28, 1915.

    https://s20.postimg.cc/3tgl62nwd/Kuwait1944.jpg
    Lễ kỷ niệm tại Cung điện Seif năm 1944

    Sau chiến tranh Kuwait–Najd năm 1919–20, Ibn Saud áp đặt phong toả mậu dịch chống Kuwait từ năm 1923 đến năm 1937.[33]

    Abdulaziz ibn Abdul Rahman ibn Faisal ibn Turki ibn Abdullah ibn Muhammad Al Saud (tiếng Ả Rập: عبد العزيز بن عبد الرحمن آل سعود, Abd al-'Azīz ibn 'Abd ar-Raḥman Āl Sa'ūd; 15 tháng 1 năm 1875 – 9 tháng 11 năm 1953

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thời kỳ 1946–82
    Từ năm 1946 đến năm 1982, Kuwait trải qua một giai đoạn thịnh vượng nhờ dầu mỏ và môi trường tự do.
    Năm 1950, một chương trình công trình công cộng lớn bắt đầu, khiến cho người Kuwait được hưởng tiêu chuẩn sinh hoạt hiện đại.
    Đến năm 1952, Kuwait trở thành quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trong khu vực vịnh Ba Tư.
    Sự tăng trưởng to lớn này thu hút nhiều công nhân ngoại quốc, đặc biệt là từ Palestine, Ấn Độ và Ai Cập, trong đó Ai Cập đặc biệt mang tính chính trị trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh Ả Rập.
    Trong tháng 6 năm 1961, Kuwait độc lập khi kết thúc chế độ bảo hộ của Anh và sheikh Abdullah Al-Salim Al-Sabah trở thành một emir.


    Abdullah III Al-Salim Al-Sabah (1895 – 24 November 1965) (Arabic: عبد الله الثالث السالم الصباح‎) was the 1st Emir of the State of Kuwait and Commander-in-chief of Kuwait Military Forces from 29 January 1950 until his death.
    Theo các điều khoản của hiến pháp mới được phê chuẩn, Kuwait tổ chức bầu cử nghị viện lần thứ nhất vào năm 1963. Kuwait là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia Ả Rập ven vịnh Ba Tư lập ra hiến pháp và nghị viện.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    1982 đến nay
    Vào đầu thập niên 1980, Kuwait trải qua khủng hoảng kinh tế sau khi sụp đổ thị trường chứng khoán Souk Al-Manakh và giá dầu mỏ giảm.[48] Trong chiến tranh Iran-Iraq, Kuwait ủng hộ Iraq. Trong suốt thập niên 1980, có một số cuộc tấn công khủng bố tại Kuwait. Kuwait là một trung tâm của khu vực về khoa học và công nghệ từ thập niên 1960 cho đến đầu thập niên 1980,[49] lĩnh vực nghiên cứu khoa học chịu tổn thất đáng kể do các vụ tấn công khủng bố.

    https://s20.postimg.cc/qw744s78t/Jacckuwait.jpg
    Trung tâm Văn hoá Sheikh Jaber Al-Ahmad.

    Sau khi chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Kuwait từ chối yêu cầu của Iraq về việc miễn khoản nợ 65 tỷ USD.[51] Hai quốc gia cạnh tranh về kinh tế sau khi Kuwait tăng sản lượng dầu mỏ lên 40%.[52] Căng thẳng giữa hai bên tăng lên hơn nữa trong tháng 7 năm 1990, sau khi Iraq thưa kiện lên OPEC cho rằng Kuwait ăn trộm dầu mỏ từ một mỏ gần biên giới bằng cách khoan nghiêng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Văn hoá
    Bài chi tiết: Văn hóa Kuwait

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Tháp Kuwait là điểm mốc nổi tiếng nhất quốc gia

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    https://s20.postimg.cc/47hx59fl9/Tun...region_svg.png
    Tunisia (phiên âm tiếng Việt: Tuy-ni-di; tiếng Ả Rập: تونس Tūnis), tên chính thức Cộng hòa Tunisia (الجمهورية التونسية al-Jumhūriyya at-Tūnisiyya), là một quốc gia ở Bắc Phi.

    Kuwait là quốc gia duy nhất tại Vùng Vịnh có truyền thống sân khấu.[75] Phong trào sân khấu tại Kuwait là một bộ phận lớn trong sinh hoạt văn hoá quốc gia.[76] Các hoạt động sân khấu tại Kuwait bắt đầu từ thập niên 1920 khi vở kịch nói đầu tiên được công diễn.[77] Các hoạt động sân khấu vẫn phổ biến cho đến nay.[76] Kuwait là trung tâm đào tạo sân khấu và phối cảnh chính tại khu vực Vùng Vịnh.[78][79] Năm 1973, Học viện cao cấp về Nghệ thuật Sân khấu được chính phủ thành lập.[79] Chính phủ Kuwait trợ cấp cho sân khấu, trước đây thông qua Bộ Công tác Xã hội và nay là qua Hội đồng Quốc gia về Văn hoá, Nghệ thuật và Văn học (NCCAL).[80]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chính trị
    Bài chi tiết: Chính trị Kuwait
    https://s20.postimg.cc/wx4t20m71/Utz...l_Assembly.jpg
    Toà nhà Quốc hội Kuwait.

    Kuwait là một tiểu vương quốc lập hiến, có hệ thống chính trị bán dân chủ.
    Emir (tiểu vương) là nguyên thủ quốc gia. Hệ thống chính trị được phân chia giữa nghị viện tuyển cử và chính phủ được bổ nhiệm.
    Hiến pháp Kuwait được ban hành vào năm 1962. Kuwait nằm trong số các quốc gia tự do nhất tại Trung Đông xét theo tự do dân sự và quyền lợi chính trị.
    Freedom House xếp hạng quốc gia này là "tự do một phần" trong nghiên cứu Tự do trên Thế giới.

    Kuwait là quốc gia dân chủ nhất trong khu vực, có khu vực công mạnh và xã hội dân sự tích cực, với các tổ chức chính trị và xã hội đóng vai trò là đảng phái trên thực tế.[123][124] Các tổ chức chuyên nghiệp như Phòng Thương mại duy trì tự quản đối với chính phủ.[123][124] Hiến pháp Kuwait là hiến pháp tự do nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.[125]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quân đội Kuwait có nguồn gốc từ kỵ binh và bộ binh phòng vệ từ đầu thế kỷ XX, các kỵ binh và bộ binh này hình thành lực lượng phòng thủ và an ninh tại các khu vực đô thị, chịu trách nhiệm bảo vệ các tiền đồn bên ngoài tường thành Kuwait. Quân đội Kuwait có một số lực lượng phòng thủ chung, các thể chế quản lý là Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Vệ binh Quốc gia, và Ban Cứu hỏa. Tiểu vương là tổng tư lệnh các lực lượng phòng thủ. Ngay cả trong tình huống bất lợi nhất như chiến tranh, quân đội cũng cần phải được tiểu vương đồng ý để di chuyển.
    Kuwait được chia thành sáu tỉnh, các tỉnh được chia tiếp thành các khu vực.

    https://s20.postimg.cc/hoevo9fnx/Kuw...es_english.png

    Tỉnh
    1- Al Asimah (thủ đô)
    2- Hawalli
    3- Farwaniya
    4- Mubarak Al-Kabeer
    5- Ahmadi
    6- Jahra

    Địa lý
    https://s20.postimg.cc/6otoco4od/Sat...ember_2001.jpg
    Hình ảnh vệ tinh Kuwait cho thấy địa hình hoang mạc tại đây, năm 2001

    Bài chi tiết: Địa lý Kuwait
    Kuwait nằm tại góc đông bắc của bán đảo Ả Rập, là một trong các quốc gia nhỏ nhất thế giới về diện tích. Kuwait nằm giữa vĩ tuyến 28° và 31° Bắc, và giữa kinh tuyến 46° và 49° Đông. Hoang mạc Ả Rập bằng phẳng và nhiều cát bao phủ hầu hết Kuwait. Kuwait thường có độ cao thấp, với điểm cao nhất đạt 306 m trên mực nước biển.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nước và khử muối
    https://s20.postimg.cc/3uqiz8xd9/Kuw...ter_Towers.jpg
    Tháp Nước Kuwait.

    Kuwait không có sông chảy thường xuyên, chỉ có một số wadi (thung lũng sông thường cạn), nổi tiếng nhất là al Batin tạo thành biên giới giữa Kuwait và Iraq. Kuwait dựa vào nước khử muối làm nguồn nước sạch chính để uống và mục đích dân dụng.[157][158] Kuwait có hơn sáu nhà máy khử muối.[158] Kuwait là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng khử muối để cung cấp nước cho nhu cầu dân dụng quy mô lớn. Lịch sử khử muối tại Kuwait có từ năm 1951.[157]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kinh tế

    Al Hamra là tháp điêu khắc cao nhất trên thế giới

    Bài chi tiết: Kinh tế Kuwait
    Kuwait có kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, dầu mỏ là sản phẩm xuất khẩu chính. Đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, Kuwait nằm trong số các quốc gia giàu nhất xét theo GDP (PPP) bình quân.[161] Kuwait là quốc gia giàu có thứ nhì trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh xét theo GDP bình quân (sau Qatar).[161][162][163] Dầu mỏ chiếm một nửa GDP và 90% thu nhập chính phủ.[164]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tài chính
    Cơ quan Phát triển Kuwait (KIA) là quỹ tài sản quốc gia của Kuwait chuyên về đầu tư nước ngoài. KIA là quỹ tài sản quốc gia lâu năm nhất thế giới. Kể từ năm 1953, chính phủ Kuwait đã đầu tư trực tiếp đến châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á-Thái Bình Dương. Tính đến năm 2015, số cổ phần họ nắm giữ trị giá 592 tỷ USD.[174] Đây là quỹ tài sản quốc gia lớn thứ 5 thế giới. Kuwait ở vị trí dẫn đầu về ngành tài chính trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.[175] Tiểu vương đề xướng ý tưởng rằng Kuwait sẽ tập trung vào năng lực tài chính trong phát triển kinh tế.[175]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Du lịch
    Du lịch đóng góp 1,5% cho GDP (2015).[176][177] Năm 2015, ngành du lịch tạo ra gần 500 triệu USD doanh thu.[178] Hầu hết du khách là công dân các quốc gia GCC, đặc biệt là Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Lễ hội "Hala Febrayer" thường niên thu hút nhiều du khách từ các quốc gia GCC láng giềng,[179] và gồm có nhiều thể loại sự kiện như hoà nhạc, diễu hành, và carnival.[179][180][181][182] Lễ hội kéo dài trong một tháng nhằm kỷ niệm giải phóng Kuwait, kéo dài trong tháng 2, ngày Giải phóng là ngày 26 tháng 2.[183]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giao thông
    Kuwait có mạng lưới xa lộ rộng khắp và hiện đại, đường bộ kéo dài 5.749 km, trong đó 4.887 được trải bề mặt. Kuwait có trên 2 triệu xe chở khách, và 500.000 taxi, bus và xe tải được sử dụng. Trên nhiều xa lộ, tốc độ tối đa là 120 km/h. Do không có hệ thống đường sắt tại Kuwait, hầu hết người dân đi lại bằng ô tô.


    Một xa lộ tại thành phố Kuwait.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giáo dục
    Kuwait có tỷ lệ biết chữ cao nhất trong thế giới Ả Rập.[195] Hệ thống giáo dục phổ thông gồm có bốn cấp: mầm non (2 năm), tiểu học (5 năm), sơ trung (4 năm) và trung học (3 năm).[196] Giáo dục tại cấp tiểu học và sơ trung là bắt buộc đối với trẻ 6-14 tuổi. Tất cả các cấp giáo dục đều miễn phí, bao gồm đại học.[197] Tính lưu động quốc tế của sinh viên Kuwait nằm gần mức kỷ lục.[198]
    Hệ thống trường công đang được cải tạo theo một dự án liên kết với Ngân hàng Thế giới.[199] Năm 2013, chính phủ Kuwait phát động một dự án thí điểm tại 48 trường học mang tên Khung chương trình Quốc gia.[199][200]

    Nhân khẩu
    https://s20.postimg.cc/xnxj7j1cd/Kuwaityouth5020.jpg
    Thanh niên Kuwait kỷ niệm ngày độc lập và giải phóng Kuwait, 2011

    Bài chi tiết: Nhân khẩu Kuwait
    Tôn giáo tại Kuwait (2016)[201]


    Hồi giáo   99.98%
    Cơ đốc giáo   0.02%
    Dân số Kuwait vào năm 2014 đạt 4,1 triệu, trong đó 1,2 triệu người là công dân Kuwait, 1,1 triệu người Ả Rập khác, 1,4 triệu ngoại kiều châu Á, và 76.698 người châu Phi.[202] Ngoại kiều chiếm 70% tổng dân số, 60% tổng dân số Kuwait là người Ả Rập (bao gồm ngoại kiều Ả Rập). Người Ấn Độ và người Ai Cập là các cộng đồng ngoại kiều lớn nhất.[203]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://www.studentnewsdaily.com/wor...eid=7525b88221

  4. #214
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 27 năm, nước Đúc thống nhất rời thủ đô từ Bonn tới Berlin

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 20 tháng 06,1991
    • 1991 – Sau khi tái thống nhất quốc gia, Quốc hội Liên bang Đức phê chuẩn dời đô từ Bonn về Berlin.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A...4%90%E1%BB%A9c
    https://en.wikipedia.org/wiki/German_reunification
    https://fr.wikipedia.org/wiki/R%C3%A...tion_allemande
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...hong-nhat.html

    Tái thống nhất nước Đức
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Sự chia cắt nước Đức năm 1949. Tây Đức sau này (xanh da trời) bao gồm các vùng chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp (trừ Saarland, sau này gia nhập Tây Đức sau một cuộc trưng cầu dân ý, còn Đông Đức (đỏ) là vùng chiếm đóng của Liên Xô (trừ phần tây của Berlin (màu vàng).

    Sự chính thức nhất thống của nước Đức thành một quốc gia hợp nhất về chính trị và hành chính chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại Phòng Gương của Cung điện Versailles ở Pháp, trong thời kỳ Chiến tranh Pháp-Phổ.

    https://s20.postimg.cc/a73263utp/Vue...Versailles.jpg
    https://s20.postimg.cc/v3zaav0l9/Ver..._Orangerie.jpg
    Lâu đài Versailles (tiếng Pháp: Château de Versailles) thường được gọi là cung điện Versailles hay đơn giản là Versailles là nơi ở của các vua (và hoàng hậu) Pháp Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI.

    Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sau năm 1945: vào năm 1957, Saarland được phép gia nhập Cộng hoà Liên bang Đức, và vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi 5 bang được tái lập của Cộng hoà Dân chủ Đức (GDR / Đông Đức) đã gia nhập Cộng hoà Liên bang Đức (FRG / Tây Đức), và thành phố Berlin được thống nhất thành một bang-thành phố đơn nhất.

    Sự bắt đầu quá trình thống nhất thành phố Berlin được công dân của Cộng hoà Dân chủ Đức gọi là die Wende (Bước ngoặt.).
    Sự kết thúc của quá trình thống nhất được chính thức gọi là thống nhất Đức (tiếng Đức: Deutsche Einheit).

    Việc tái thống nhất nước Đức bắt đầu vào mùa Hè năm 1989, khi Hungary đã quyết định (ngày 2 tháng 5) tháo dỡ phần trên lãnh thổ nước này của Màn Sắt và mở cửa biên giới (23 tháng 8), khiến cho hàng ngàn người dân Đông Đức (11 tháng 9) chạy qua Tây Đức thông qua Hungary.

    Cuộc khủng hoảng chính trị sau sự kiện Hungary này đã dẫn đến các cuộc bầu cử tự do của Cộng hoà Dân chủ Đức vào ngày 18 tháng 3 năm 1990 cũng như các cuộc thương lượng giữa Đông Đức và Tây Đức đưa đến Hiệp định thống nhất, còn các cuộc thương lượng giữa Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức và 4 cường quốc chiếm đóng lại mang đến "Hiệp định 2 cộng 4" (Hiệp định giải quyết cuối cùng về nước Đức) trao đầy đủ chủ quyền cho nhà nước Đức thống nhất, hai nửa nước Đức vẫn bị ràng buộc bởi một số giới hạn như một nước bị chiếm đóng hậu thế chiến II. Nước Đức thống nhất vẫn là một thành viên của Cộng đồng châu Âu (sau này là Liên minh châu Âu) cũng như NATO.

    Hiện nay, ngày 3 tháng 10 hàng năm là ngày lễ quốc gia tại Đức.

    The German reunification (German: Deutsche Wiedervereinigung) was the process in 1990 in which the German Democratic Republic (GDR (German: DDR)/East Germany) became part of the Federal Republic of Germany (FRG (German: BRD)/West Germany) to form the reunited nation of Germany, and when Berlin reunited into a single city, as provided by its then Grundgesetz constitution Article 23. The end of the unification process is officially referred to as German unity (German: Deutsche Einheit), celebrated on 3 October (German Unity Day) (German: Tag der deutschen Einheit). Following German reunification, Berlin was once again designated as the capital of united Germany.


    Berlin Wall at the Brandenburg Gate, 10 November 1989. Note the graffiti Wie denn ("How now") over the sign warning the public that they are leaving West Berlin


    Brandenburg Gate in Berlin, national symbol of today's Germany and its reunification in 1990.
    The East German government started to falter in May 1989, when the removal of Hungary's border fence with Austria opened a hole in the Iron Curtain.

    https://s20.postimg.cc/705t1nqn1/Pan...ang_130609.jpg
    Hungary–Austria border near Sopron, Hungary.


    The Iron Curtain depicted as a black line. Warsaw Pact countries on one side of the Iron Curtain appear shaded red; NATO members on the other shaded blue; militarily neutral countries shaded gray. The black dot represents West Berlin. Yugoslavia, although communist-ruled, remained largely independent of the two major blocs and is shaded green. Communist Albania broke off contacts with the Soviet Union in the early 1960s, aligning itself with the People's Republic of China after the Sino-Soviet split; it appears stripe-hatched with grey.


    Preserved part of "iron curtain" in the Czech Republic.

    It caused an exodus of thousands of East Germans fleeing to West Germany and Austria via Hungary. The Peaceful Revolution, a series of protests by East Germans, led to the GDR's first free elections on 18 March 1990, and to the negotiations between the GDR and FRG that culminated in a Unification Treaty. Other negotiations between the GDR and FRG and the four occupying powers produced the so-called "Two Plus Four Treaty" (Treaty on the Final Settlement with Respect to Germany) granting full sovereignty to a unified German state, whose two parts were previously bound by a number of limitations stemming from their post-World War II status as occupied regions.
    The 1945 Potsdam Agreement had specified that a full peace treaty concluding World War II, including the exact delimitation of Germany's postwar boundaries, required to be "accepted by the Government of Germany when a government adequate for the purpose is established." The Federal Republic had always maintained that no such government could be said to have been established until East and West Germany had been united within a free democratic state; but in 1990 a range of opinions continued to be maintained over whether a unified West Germany, East Germany and Berlin could be said to represent 'Germany as a whole' for this purpose. The key question was whether a Germany that remained bounded to the east by the Oder-Neisse Line could act as a 'united Germany' in signing the peace treaty without qualification. Under the "Two Plus Four Treaty" both the Federal Republic and the GDR committed themselves and their unified continuation to the principle that their joint pre-1990 boundaries constituted the entire territory that could be claimed by a Government of Germany, and hence that there were no further lands outside those boundaries that were parts of Germany as a whole.


    The Oder–Neisse line (Polish: granica na Odrze i Nysie Łużyckiej, German: Oder-Neiße-Grenze) is the international border between Germany and Poland. It was drawn at the Potsdam Conference in the aftermath of the Second World War and is primarily delineated along the Oder and Lusatian Neisse rivers in Central Europe, meeting the Baltic Sea to the north, just west of the Polish seaports of Szczecin and Świnoujście (German: Stettin and Swinemünde).

    The united Germany is not a successor state, but an enlarged continuation of the Federal Republic. As such, the enlarged Federal Republic of Germany retained the West German seats in international organizations including the European Community (later the European Union) and NATO, while relinquishing membership in the Warsaw Pact and other international organizations to which only East Germany belonged. It also maintains the United Nations membership of the old West Germany.


    Police officers of the East German Volkspolizei wait for the official opening of the Brandenburg Gate on 22 December 1989.


    Berlin Wall, October 1990, Saying "Thank You, Gorbi"


    The two original copies of the Unification Treaty signed on 31 August 1990. West German Interior Minister Wolfgang Schäuble signed for the FRG and the East German State Secretary Günther Krause signed for the GDR.


    1990 Day of German Unity

    Xem thêm
    • Bức tường Berlin
    • Ngày thống nhất Đức

    Tham khảo
    1. ^ a ă Vertrag zwischen der Bundesrepublik Deutschland und der Deutschen Demokratischen Republik über die Herstellung der Einheit Deutschlands (Einigungsvertrag)

  5. #215
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by nguoi gia View Post
    Cách nay 37 năm,hãng Lockheed cho bay thử chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của thế giới

    . . .
    Nói về "đồ chơi" của Mẽo tui mê nhất 2 chiếc này, công nhận tụi Mỹ design 2 chiếc này không chê vào đâu được. Một trong hai là của Lockheed Martin

    F-22 Raptor




    F-22 được xem khí tài QS duy nhất mà Mỹ không bán cho nước ngoài kể cả 2 đồng minh chiến lược thân cận nhất của mình là Do Thái và Nhật Bản vì kỹ thuật cùng những hệ thống điện tử trang bị cho chiến đấu cơ này xếp vào loại tối mật quốc gia dù chiếc F-35 Lightning II cũng của LM, tuy huộc loại mới nhất của thế hệ chiến đấu cơ tàng hình thì bán "thoải mái"

    Chiếc thứ 2 thuộc loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình (Stealth strategic heavy bomber) B-2 Spirit. Chiếc này không phải của Lockheed mà của Northrop Grumman

    B-2 Spirit





    Chiếc B-2 được hai chiếc F-22 hộ tống.

  6. #216
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ta có luật biển đàng hoàng nghe. Nhưng chỉ dám có tiếng Việt thôi. Ta chỉ có tàu lạ như trong phim giả tưởng thôi.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 21 tháng 06, 2012
    • 2012 – Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%...%E1%BB%87t_Nam
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...oang-nghe.html

    Luật Biển Việt Nam
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012.

    Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
    Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định từ điều 1 của bộ luật.
    Bộ luật cũng được soạn để phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
    Luật biển của Việt Nam được thông qua cùng ngày với việc nhà nước Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Nội dung cơ bản
    Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
    Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
    Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
    Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
    Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
    Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

    Phản ứng các bên

    Bộ ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phản đối luật này.

    Bộ ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc" tại Biển Đông và bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động "bất hợp pháp và vô căn cứ" và Luật Biển của Việt Nam "vô giá trị, không có hiệu lực" và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, và "hành động của Việt Nam là phi pháp, vô giá trị và gây phương hại cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông và Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia của mình.

    Việt Nam cho rằng việc thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
    Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông.

    Cái này là cái gì?

    Và đây là câu trả lời cho thế hệ sinh sau 1975:
    http://ydan.org/showthread.php?t=290...532#post250532
    Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa

    http://ydan.org/showthread.php?t=290...post250532/#25
    Công Báo Việt-Nam Cộng-Hòa

    Ban Thăng Long hát Trường Ca Hội Trùng Dương, Hòa âm Y vân


    Chú thích
    1. ^ Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam
    2. ^ “国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问”. Tân Hoa Xã. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
    3. ^ “'Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển'”. VietNamNet. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
    4. ^ “China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty claim”. Tân Hoa xã. Ngày 21 tháng 6 năm 2012.
    5. ^ “Trung Quốc phản đối =Luật Biển Việt Nam vừa thông qua”. VOA tiếng Việt.
    6. ^ “Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường”. báo Dân trí.

    Liên kết ngoài
    • Toàn văn Luật Biển Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam
    • Tập tin văn bản Luật Biển Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ
    • Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam., Vietnamnet
    • Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam của Dương Danh Huy nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông., BBC tiếng Việt
    • Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình.", Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. VnExpress
    • Vietnam's maritime claim 'will harm ties', Trung Quốc Nhật báo
    • Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc
    • 郁志荣:必须遏制住越南的嚣张 气焰, mạng Hoàn Cầu

  7. #217
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 385 năm, Toà án dị giáo La mã ra phán quyết buộc Galileo_Galilei từ bỏ quan niệm Địa Tâm của mình!

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 22 tháng 06, 1633
    • 1633 – Tòa án dị giáo Roma phán quyết buộc Galileo Galilei (hình) công khai từ bỏ quan điểm Mặt Trời, thay vì Trái Đất, là trung tâm của Vũ trụ.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
    https://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Galil%C3%A9e_(savant)
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...iao-la-ma.html


    Galileo Galilei

    Chân dung của Galileo Galilei, do Giusto Sustermans vẽ

    Sinh 15 tháng 2, 1564, Pisa, Công quốc Firenze
    Mất 8 tháng 1, 1642 (77 tuổi), Arcetri, Toscana
    Nơi cư trú Đại công quốc Toscana
    Tôn giáo Công giáo Rôma
    Ngành Thiên văn, Vật lý và Toán học
    Alma mater Đại học Pisa
    Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Ostilio Ricci
    Các sinh viên nổi tiếng Benedetto Castelli, Mario Guiducci, Vincenzio Viviani
    Nổi tiếng vì Động lực học, Chuyển động học
    Các khám phá thiên văn bằng kính viễn vọng

    Thuyết nhật tâm
    Chữ ký


    Là một phần trong loạt bài về Vũ trụ học vật lý

    Vụ Nổ Lớn · Vũ trụ, Độ tuổi vũ trụ, Lịch sử vũ trụ

    Galileo Galilei (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê; phát âm tiếng Ý: [ɡaliˈlɛːo ɡaliˈlɛi]; 15 tháng 2 năm 1564 – 8 tháng 1 năm 1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học.
    Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus.
    Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."

    Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."

    Stephen William Hawking (stee-ven haw-king; 8 tháng 1 năm 1942 - 14 tháng 3 năm 2018) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge.

    Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.

    Sự bênh vực của Galileo dành cho thuyết nhật tâm của Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông.


    Mikołaj Kopernik (theo tiếng Ba Lan, thường được phiên âm trong tiếng Việt là Cô-péc-ních; tiếng Đức: Nikolaus Kopernikus, tiếng Latinh và tiếng Anh: Nicolaus Copernicus) (19 tháng 2, 1473 – 24 tháng 5, 1543) là một nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm

    Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristoteles, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến Giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa có thể chứng minh được theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và cũng trái ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời.


    Aristoteles (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἀριστοτέλης [aristotélɛːs], Aristotélēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritxtốt; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.

    Theo lệnh của Tòa án dị giáo Rôma, Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời.

    Cuộc đời
    Galileo sinh tại Pisa (khi ấy là một phần của Lãnh địa công tước Firenze), Italia, con cả trong số sáu người con của Vincenzo Galilei, một người chơi đàn luýt và nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng, và Giulia Ammannati. Bốn trong số sáu người con sống qua tuổi sơ sinh, và người con út Michelangelo (hay Michelagnolo) trở thành một người chơi đàn luýt và nhà soạn nhạc nổi tiếng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các vệ tinh của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernicus chống lại thuyết địa tâm Ptolemaeus và các lý thuyết của Aristoteles.

    https://s20.postimg.cc/twx5cruql/Cel..._system_c2.jpg
    Bức tranh nghệ thuật thể hiện hệ địa tâm có các dấu hiệu của hoàng đạo và hệ mặt trời với Trái Đất ở trung tâm.

    Năm sau đó, Galileo tới thăm Roma để chứng minh kính viễn vọng của mình trước các nhà triết học và toán học của Học viện Dòng Tên Rôma (Collegio Romano), và để họ tự thấy bằng mắt mình sự thực về bốn vệ tinh của Sao Mộc.Khi ở Roma ông cũng trở thành một thành viên của Accademia dei Lincei.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các phương pháp khoa học
    Galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cách kết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm.. Một đặc trưng nữa của khoa học thời bấy giờ là các nghiên cứu định tính của William Gilbert về điện và từ tính.

    https://s20.postimg.cc/53nlcbtsd/William_Gilbert.jpg
    William Gilbert còn được gọi là Gilberd (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1544 - mất 30 tháng 11 năm 1603) là nhà vật lý học, bác sĩ và triết học tự nhiên người Anh.

    Cha của Galileo, Vincenzo Galilei, một nghệ sĩ đàn luýt kiêm nhà lý luận âm nhạc, đã tiến hành các thực nghiệm thiết lập nên hệ thức phi tuyến tính có thể được xem là cổ xưa nhất trong vật lý học: đối với một dây đàn dược kéo căng, cao độ sẽ biến thiên theo căn bậc hai của độ căng. Những quan sát này dựa trên nền tảng trước đó của Pythagoras và những người theo thuyết của ông trong lĩnh vực âm nhạc, họ cũng đồng thời là những người chế tạo nhạc cụ, đó là: chia nhỏ dây đàn theo một số nguyên thì sẽ tạo ra một thang âm hài hoà.


    Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.

    Như vậy, trong một chừng mực nào đó, toán học đã có một mối quan hệ lâu đời với vật lý và âm nhạc, và Galileo trẻ tuổi đã nhận thấy những quan sát của cha mình được khai triển dựa trên truyền thống đó.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Theo Stephen Hawking, Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác. Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện đại.


    Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn] ( nghe), phiên âm: Anh-xtanh; 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

    Thiên văn học
    Đóng góp
    https://s20.postimg.cc/42ncn4s7h/Gal...arp.600pix.jpg
    Chính trên trang giấy này Galileo lần đầu tiên ghi chú một sự quan sát các vệ tinh của Sao Mộc. Quan sát này đánh đổ quan niệm rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái Đất. Galileo đã xuất bản sự miêu tả đầy đủ trong Sidereus Nuncius tháng 3 năm 1610

    https://s20.postimg.cc/h6swztzot/Pha..._Venus.svg.png
    Các tuần của Sao Kim, quan sát bởi Galileo năm 1610

    Chỉ dựa vào một số miêu tả không chính xác về chiếc kính viễn vọng thực tế đầu tiên, do Hans Lippershey người Hà Lan phát minh năm 1608, Galileo, trong năm sau đó, đã làm một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại 3×, và sau này làm những chiếc khác có độ phóng đại lên tới 30×.

    https://s20.postimg.cc/4lptthqvx/Hans_Lippershey.jpg
    Hans Lippershey (1570–tháng 9 năm 1619) là một nhà chế tạo thấu kính người Hà Lan.

    Ông được sinh ra ở Wesel, phía Tây nước Đức. Ông đã định cư ở Middelburg của Hà Lan, kết hôn năm 1594, và trở thành một công dân của nước này năm 1602. Ông vẫn ở Middelburg cho đến khi mất.
    Với thiết bị đã được cải tiến này ông có thể thấy các hình ảnh phóng đại, thẳng đứng trên Trái Đất – cái mà hiện được biết là kính viễn vọng Trái Đất, hay kính thiên văn nhỏ. Ông cũng có thể sử dụng nó để quan sát bầu trời; trong một thời gian ông là một trong những người chế tạo các kính thiên văn đủ tốt cho mục đích đó. Ngày 25 tháng 8 năm 1609, ông trưng bày chiếc kính viễn vọng đầu tiên của mình trước những nhà lập pháp Venezia. Công việc chế tạo kính thiên văn của ông còn có tác dụng phụ mang lại khá nhiều tiền khi các lái buôn thấy nó hữu ích cho các chuyến đi biển và đi buôn của họ. Ông đã xuất bản các quan sát thiên văn học bằng kính viễn vọng đầu tiên của mình vào tháng 3 năm 1610 trong một chuyên luận ngắn có nhan đề Sidereus Nuncius (Sứ giả sao).

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Galileo tiếp tục quan sát các vệ tinh trong mười tám tháng sau đó, và tới giữa năm 1611 ông đã có nhiều ước tính chính xác về các chu kỳ của chúng—một kỳ công mà Kepler đã cho rằng không thể thực hiện.


    Johannes Kepler (27 tháng 12, 1571 – 15 tháng 11 năm 1630), là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Galileo là một trong những người châu Âu đầu tiên quan sát các đốm mặt trời, dù Kepler đã không chủ tâm quan sát một đốm năm 1607, nhưng nhầm lẫn cho rằng đó là một sự lướt qua của Sao Thuỷ. Ông cũng tái giải thích một quan sát đốm mặt trời từ thời Charlemagne, mà trước kia được gán cho (không có khả năng) một lần lướt qua của Sao Thuỷ. Sự tồn tại của các đốm mặt trời cho thấy một khó khăn khác trong sự hoàn hảo không thể thay đổi của các tầng trời do vật lý thiên thể chính thống Aristoteles đặt ra, nhưng những lần lướt qua có chu kỳ đều của nó cũng xác nhận dự đoán trong cơ học thiên thể Aristoteles của Kepler trong tác phẩm Astronomia Nova (Thiên văn Mới) năm 1609 của ông rằng mặt trời quay, đây là tiên đoán đúng đầu tiên của vật lý thiên thể thời hậu mặt cầu.[43] Và những biến đổi hàng năm trong các chuyển động của các đốm mặt trời, do Francesco Sizzi và những người khác khám phá năm 1612–1613,[44] cung cấp một bằng chứng mạnh chống lại cả hệ Ptolemaeus và hệ địa-nhật tâm của Tycho Brahe.


    Tycho Brahe (1546 -1601) là nhà thiên văn học, nhà chiêm tinh học Đan Mạch, được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tranh cãi về các sao chổi và Người thí nghiệm

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Galileo, Kepler và các giả thiết thuỷ triều

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Galileo đã coi ý tưởng của một người cùng thời với ông là Johannes Kepler rằng Mặt Trăng gây ra thuỷ triều là "điều tưởng tượng vô nghĩa".[71] Galileo cũng từ chối chấp nhận các quỹ đạo elíp của các hành tinh do Kepler đưa ra,[72] coi vòng tròn là hình dạng "hoàn hảo" cho quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.

    https://s20.postimg.cc/ywulkzvb1/Galilee.jpg
    Galileo Galilei. Chân dung vẽ bằng bút chì màu của Leoni.

    https://s20.postimg.cc/n7qlx2en1/Gal...pe_replica.jpg
    Một bản sao của kính viễn vọng đầu tiên được cho là của Galileo Galilei, được trưng bày tại Đài thiên văn Griffith.

    Công nghệ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Năm 1609, Galileo cùng với Thomas Harriot người Anh và những người khác, là những người đầu tiên sử dụng một kính viễn vọng khúc xạ như dụng cụ để quan sát các ngôi sao, hành tinh hay các vệ tinh. Cái tên "kính viễn vọng" (telescope) được đặt cho dụng cụ của Galileo bởi một nhà toán học Hy Lạp, Giovanni Demisiani,[73] tại một bữa ăn được tổ chức năm 1611 bởi Hoàng tử Federico Cesi biến Galileo thành một thành viên trong Accademia dei Lincei của ông.[74] Cái tên xuất phát từ từ tiếng Hy Lạp tele = 'xa' và skopein = 'nhìn'. Năm 1610, ông đã sử dụng một kính viễn vọng ở cự ly gần để phóng đại các phần của những con côn trùng.[75] Tới năm 1624 ông đã hoàn thiện[76] một kính hiển vi phức hợp. Ông trao một thiết bị đó cho hồng y Zollern vào tháng 5 năm ấy để giới thiệu với Công tước Bayern,[77] và vào tháng 9 ông gửi một chiếc khác cho Hoàng tử Cesi.[78] Những thành viên của Accademia dei Lincei lại đóng một vai trò trong việc đặt tên "kính hiển vi" (microscopea) một năm sau đó khi một thành viên của viện Giovanni Faber đặt tên cho sáng chế của Galileo từ từ tiếng Hy Lạp μικρόν (micron) có nghĩa "nhỏ", và σκοπεῖν (skopein) có nghĩa "để nhìn vào". Từ này được dự định cho giống với "kính viễn vọng".[79][80] Những hình vẽ các côn trùng được thực hiện nhờ một trong những kính hiển vi của Galileo, và được xuất bản năm 1625, dường như là tài liệu rõ ràng đầu tiên về việc sử dụng một kính hiển vi phức hợp.

    https://s20.postimg.cc/bve0fadnx/Gal...ulum_Clock.jpg
    Galileo Pendulum Clock

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vật lý
    https://s20.postimg.cc/rtmq5fflp/Tit...nd_Viviani.jpg

    Công trình lý thuyết và thực nghiệm của Galileo về chuyển động của các thiên thể, cùng với công trình phần lớn độc lập của Kepler và René Descartes, là sự khởi đầu của cơ học cổ điển được Isaac Newton phát triển.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nguyên tắc quán tính của Galileo nói: "Một vật thể chuyển động trên một bề mặt phẳng sẽ tiếp tục duy trì hướng và tốc độ trừ khi bị tác động." Nguyên tắc này đã được tích hợp vào trong Các định luật về chuyển động của Newton (định luật thứ nhất).

    https://s20.postimg.cc/wfiuds8ul/Pis...iminaldi01.jpg
    Vòm thánh đường Pisa với cây "đèn của Galileo"

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Toán học
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tranh cãi với Giáo hội
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cái chết
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các tác phẩm
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Di sản
    Những khám phá thiên văn học và nghiên cứu trong lý thuyết của Copernicus của Galileo để lại một di sản trường cửu gồm việc phân loại bốn vệ tinh lớn của Sao Mộc do Galileo phát hiện (Io, Europa, Ganymede và Callisto) và được gọi là các vệ tinh Galileo. Các nỗ lực và nguyên tắc khoa học khác được đặt theo tên Galileo gồm tàu vũ trụ Galileo,[131] tàu vũ trụ đầu tiên đi vào quỹ đạo quanh Sao Mộc, hệ thống vệ tinh hoa tiêu toàn cầu Galileo đã được đề xuất,[132] sự biến đổi giữa các hệ thống quán tính trong cơ học cổ điển bao hàm sự biến đổi Galileo và Gal là một đơn vị của gia tốc không thuộc hệ SI.

    https://s20.postimg.cc/w2rg7mt5p/Eur...nomy_Front.jpg
    Đồng xu kỷ niệm Năm Thiên văn học Quốc tế

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  8. #218
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 73 năm, Mỹ phá tan hệ thống chỉ huy việc phòng thủ Okinawa của Nhật.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 23 tháng 06, 1945
    • 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hệ thống chỉ huy lực lượng phòng thủ của Nhật Bản trong trận Okinawa hoàn toàn bị tiêu diệt.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Okinawa
    https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Okinawa
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Bataille_d%27Okinawa
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...-he-thong.html

    Trận Okinawa
    Một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai

    Lính Mỹ cắm cờ chiến thắng trên thành Shuri, Naha, Okinawa vào ngày 30 tháng 5 năm 1945

    Thời gian 1 tháng 4 năm 1945 – 23 tháng 6 năm 1945
    Địa điểm Okinawa, Nhật Bản
    Kết quả Đồng Minh chiến thắng

    Tham chiến
    Mỹ Đế quốc Nhật Bản
    Khối Thịnh vượng chung Anh

    Chỉ huy
    Simon Bolivar Buckner Mitsuru Ushijima
    Roy Geiger Cho Isamu
    Joseph Stilwell Hiromichi Yahara
    Chester W. Nimitz Minoru Ota
    Raymond A. Spruance Keizō Komura
    Bruce Fraser Ryoji Uehara , Kiyoshi Ogawa

    Lực lượng
    450.000 quân Mỹ 86.000 quân chính quy
    98.000 quân Liên Hiệp Anh 20.000 dân quân
    (bao gồm cả hải quân và các lực lượng hỗ trợ) Okinawa bổ sung Hải quân và không quân phối hợp

    Tổn thất
    20.195 lính chết (bao gồm 12.520 chết tại trận, 77.166 lính chết
    gần 7.800 chết tại bệnh viện vì bị thương hoặc 7.400-10.755 người bị bắt làm tù binh
    bị bệnh) 20.000 lính đầu hàng sau khi chiến tranh kết thúc
    55.162 người bị thương 16 chiến hạm bị chìm
    26.000 bị ốm hoặc chấn thương tâm lý Khoảng 1.430 máy bay (chủ yếu là máy bay cảm tử Thần phong)
    386 chiến hạm bị hư hại 27 xe tăng
    768 máy bay
    225 xe tăng

    Khoảng 42.000~150.000 dân thường bị chết

    Trận Okinawa (tiếng Anh: Battle of Okinawa, tiếng Nhật: 沖縄戦, Okinawa-sen), hay còn gọi là chiến dịch Iceberg (chiến dịch Băng Sơn) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa quân Đồng Minh (chủ lực là Mỹ) và đế quốc Nhật Bản tại đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu).


    Vị trí tỉnh Okinawa trên bản đồ Nhật Bản.

    https://s20.postimg.cc/7ipkqu9rx/Jap..._highlight.png
    Vị trí tỉnh Okinawa trong khu vực quần đảo Nansei.

    Đây cũng là cuộc đổ bộ quân sự lớn nhất tại mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Trận đánh kéo dài trong 82 ngày, từ tháng 3 đến tháng 6 1945 với kết quả quân Mỹ chiếm được Okinawa. Đây cũng là trận đánh có số thương vong cao nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương: phía Nhật tổn thất toàn bộ 106.000 quân trên đảo (trong đó tử trận hơn 77.000 quân), trong khi quân Đồng Minh (chủ yếu là lính Mỹ) thương vong hơn 75.000 người, trong đó hơn 20.000 người chết (chưa kể 26.000 lính khác bị ốm hoặc chấn thương tâm lý). Ngoài ra còn một số lượng lớn dân thường trên đảo lên đến hàng nghìn người chết do bom đạn, bệnh tật và tự sát.

    Vị trí Okinawa và hoàn cảnh trận đánh
    Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) nằm về phía nam đảo Kyushu (Cửu Châu), một trong bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản. Okinawa là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, dài gần 100 km nhưng chỉ rộng từ 2 đến 4 km, diện tích 2.255 km2. Đảo Okinawa rất lý tưởng cho việc thành lập sân bay. Nước xung quanh cũng rất sâu, thuận lợi để xây dựng các quân cảng. Khí hậu cận nhiệt đới, được điều hòa bởi 2 dòng hải lưu lớn Kuro Shivo và Ogasa Wara. Độ ẩm cao quanh năm, mưa nhiều và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới vào mùa hè.


    Vị trí Okinawa

    Okinawa có một vị trí chiến lược quan trọng. Nó nằm trên ngã tư quốc tế ở Đông Á, giữa Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Năm 1875, Minh Trị Thiên hoàng đã gửi đến đây một lực lượng chiếm đóng thường trực và 4 năm sau đảo chính thức trở thành một phần lãnh thổ Nhật Bản.


    Hình Thiên hoàng Minh Trị trong sách Tenno Yondai No Shozo (天皇四代の肖像, Thiên hoàng Tứ đại chi Tiêu tượng), xuất bản bởi Nhà xuất bản Mainichi (Mainichi Shinbun Sha, 毎日新聞社, Mỗi Nhật Tân văn xã).

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các lực lượng tham gia trận đánh
    Lục quân

    Nhật Bản
    https://s20.postimg.cc/jkkyl1ggd/Jap...on_Okinawa.jpg
    Sĩ quan chỉ huy của quân đoàn 32 Nhật Bản tại Okinawa, tháng 2 năm 1945

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ trên đảo là trung tướng Mitsuru Ushijima, tham mưu trưởng là trung tướng Cho Isamu và trưởng phòng tác chiến là đại tá Hiromichi Yahara. Chỉ huy các lực lượng phía bắc đảo là đại tá Takehido Udo. Các lực lượng lính hải quân Nhật còn lại do chuẩn đô đốc Minoru Ota chỉ huy.


    Ushijima Mitsuru (牛島満 Ushijima Mitsuru?, Ngưu Đảo Mãn) (31 tháng 7 năm 1887 – 22 tháng 6 năm 1945) là một vị tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông nổi tiếng qua việc chỉ huy quân Nhật phòng thủ tại Okinawa chống lại cuộc đổ bộ của quân Mỹ và đã tự sát sau thất bại của quân Nhật trong trận này.


    Ōta Minoru (大田 実 Đại Điền Thực?) (1891–1945) là một Phó đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Ông là người chỉ huy các lực lượng hải quân Nhật phòng thủ bán đảo Oroku trong Trận Okinawa và đã mổ bụng tự sát khi bán đảo này thất thủ về tay quân Mỹ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mỹ

    Bản đồ về hoạt động quân Mỹ trong trận đánh

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Hải quân
    Mỹ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/a9ie2ab65/Ph_...yte_island.png
    Đảo Leyte tại Philippines

    Từ khi quân Mỹ bắt đầu đổ bộ từ ngày Lễ Phục sinh 1 tháng 4 cho đến ngày 25 tháng 5, 7 cuộc tấn công Kamikaze bao gồm 1,500 máy bay đã được thực hiện gây rất nhiều tổn thất cho lực lượng hải quân Mỹ và Đồng Minh.

    Khối Thịnh vượng chung Anh
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Diễn biến
    Chuẩn bị đổ bộ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những cuộc hành quân đầu tiên
    https://s20.postimg.cc/mrfi4pqml/Lan...he_Keramas.jpg
    Quân Mỹ đổ bộ lên quần đảo Kerama

    Những người Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ là sư đoàn bộ binh 77. Nơi đổ bộ của họ là quần đảo Kerama (Kerama Retto), 15 dặm (24 km) phía tây Okinawa vào ngày 26 tháng 3 năm 1945. Kerama được tuyên bố an toàn vào năm ngày sau. Trong cuộc hành quân sơ khởi này, sư đoàn 77 có 31 người chết và 81 người bị thương trong khi số lính Nhật chết là 530 người và 121 người bị bắt.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc đổ bộ an toàn
    https://s20.postimg.cc/3mc8uyjod/Mar...awa_shores.jpg
    Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Okinawa

    Ngày đổ bộ tại Okinawa là ngày 1 tháng 4, trùng với ngày lễ Phục sinh và ngày Cá tháng tư trong năm 1945 và tên chính thức của ngày này là Ngày L. Lực lượng Mỹ tham gia đổ bộ là quân đoàn XXIV và quân đoàn đổ bộ III và địa điểm là bãi biển Hagushi.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc hành quân Ten-go
    Bài chi tiết: Cuộc hành quân Ten-go
    https://s20.postimg.cc/vmgcf8uul/Yam..._explosion.jpg
    Thiết giáp hạm Yamato phát nổ sau cuộc tấn công của các máy bay Mỹ

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chiến trận tại phía nam đảo
    https://s20.postimg.cc/4omfdjzxp/Oki...d_Japanese.jpg
    Lính thủy đánh bộ Mỹ hành quân qua một ngôi làng nhỏ đổ nát với xác lính Nhật trên đường

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các Kamikaze còn đánh chìm 1 tàu LST, làm hư hại nặng 1 thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tàu khác. Tối hôm ấy, loa phát thanh Nhật đã kêu gọi:

    "Quân đội Thiên hoàng chia buồn cùng quân Mỹ về cái chết của Tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông ấy mở màn tấn thảm kịch của Mỹ và tấn thảm kịch ấy xảy ra ở đây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản sẽ liên tục đánh chìm tàu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".

    Chiến sự phía bắc Okinawa
    https://s20.postimg.cc/ygjhstmrx/Inv...f_Ie_Shima.jpg
    Lính Mỹ đổ bộ lên Ie Shima

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quân Mỹ đánh chiếm phòng tuyến Shuri
    https://s20.postimg.cc/iwc41wujh/Oki...amethrower.jpg
    Lính Mỹ sử dụng súng phun lửa tại Okinawa để tiêu diệt quân Nhật trong các hang động

    Sau hai tuần giao tranh, quân đoàn 32 Nhật thiệt hại 7.000 người nhưng phòng tuyến dãy đồi Shuri vẫn được giữ vững. Từ ngày 14 tháng 4 người Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công vào phòng tuyến Shuri, nơi có 65.000 quân Nhật đang trú phòng. Sư đoàn 62 Nhật giữ việc phòng thủ trên toàn phòng tuyến, lữ đoàn 64 đào hào quanh khu vực trung tâm và phía tây còn lữ đoàn 63 đồn trú ở phía đông, chủ yếu quanh Urasoe-Mura và Tanabaru. Trung tướng John Hodge, tư lệnh quân đoàn XXIV dự đoán cuộc chiến sẽ ác liệt và quân Mỹ phải tiến từng bước một.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/aqu23rlq5/Cor...on_Okinawa.jpg
    Một máy bay Corsair đang phóng tên lửa yểm trợ quân Mỹ tại Okinawa

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc phản công của người Nhật

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phòng tuyến Shuri sụp đổ
    https://s20.postimg.cc/b3lga1r65/Ame..._in_Europe.jpg
    Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 77 đang lắng nghe tin Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh ở Châu Âu vào ngày 8 tháng 5 năm 1945

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tuy nhiên phải đợi đến 4 ngày sau lính thủy đánh bộ mới quét sạch được lính Nhật trong khu vực. Sư đoàn 6 lính thủy đánh bộ sau trận đánh tại đồi Sugar Loaf đã phải chịu thương vong 2.662 người cùng với 1.289 người khác ở trong tình trạng kiệt quệ. Mục tiêu tiếp theo của họ là Naha, thành phố thủ phủ của Okinawa.

    https://s20.postimg.cc/9bshf5n8t/SUG..._HILL_1945.jpg
    Đồi Sugar Loaf vào năm 1945

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chiến công của các Thần phong

    USS Bunker Hill đang bốc cháy sau khi bị hai Kamikaze tấn công trong vòng 30 giây

    Ngày 25 tháng 5, phối hợp với cuộc rút quân ở phòng tuyến Shuri, người Nhật đã cho xuất kích đợt tấn công thứ 7 của các máy bay Thần phong (Kamikaze). Chiến thuật Kamikaze ra đời từ trận hải chiến vịnh Leyte nhưng khi đến trận Okinawa nó đã trở thành quốc sách và là một phần của chiến lược, chiến thuật trong trận đánh. Trong ngày này, suốt 12 giờ liền, 176 máy bay Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật Bản bay đến Okinawa lao mình xuống hạm đội Mỹ. USS LSM-135 chìm, 4 chiến hạm khác bị cháy và hư hại nặng. Chuẩn đô đốc C.R.Brown có mặt trong hạm đội Mỹ tại Okinawa đã viết như sau:
    Thật là một cảnh tượng kì lạ đối với triết lý phương Tây chúng ta khi chứng kiến một chiếc máy bay Kamikaze lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ đầy kinh nghiệm, nhưng khi thấy một Kamikaze lao vào tàu họ tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò. Tựa như là anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác đó. Thực tình mà nói, người trên tàu, mục tiêu của Kamikaze, lúc ấy không còn nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ lo cho người đang ngồi trên máy bay kia.

    Chuẩn đô đốc C.R. Brown

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận đánh kết thúc

    Bức ảnh cuối cùng của thiếu tướng Simon Bolivar Buckner, Jr.

    Sau khi phòng tuyến Shuri sụp đổ, tướng Mitsuru Ushijima ra lệnh lui về phía nam 15 km, đến một dãy núi cao thẳng đứng xuống biển. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Nhật, đằng sau họ là biển Đông Hải.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngày 4 tháng 6, quân đoàn 32 Nhật Bản chỉ còn khoảng 30.000 người trong tình trạng thiếu hụt vũ khí (phần lớn vũ khí hạng nặng và cả vũ khí cá nhân đã bị mất trong cuộc rút quân), trong đó có 20% là những cựu binh. Chiều ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn, đại tá Kanayama, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 bộ binh tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn.

    Ông ta làm lễ đốt quân kì trung đoàn và nói:
    Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cảm ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc, tôi lãnh trách nhiệm về việc này. Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết quân đội Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu như thế nào ở Okinawa.

    Đoạn ông ta rút gươm mổ bụng tự sát. Đại úy Sato chặt đứt đầu đại tá Kanayama theo đúng nghi thức rồi hô to Tennōheika banzai! (Thiên Hoàng vạn tuế) rồi chĩa súng lục vào đầu bóp cò tự sát. Ngày 18 tháng 6, bốn ngày trước khi trận đánh kết thúc, tướng Simon Bolivar Buckner, tư lệnh quân Mỹ tại Okinawa đang trên đường hành quân thì bị quân Nhật phục kích bằng súng cối. Đạn nổ văng mảnh vào người làm ông chết trước giờ thắng lợi cuối cùng. Buckner là sĩ quan quân đội Mỹ có quân hàm cao nhất chết trong khi chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày hôm sau, đến lượt tướng Claudius M. Easley cũng bị giết chết bởi đạn súng máy. 17 giờ ngày 21 tháng 6, Okinawa được người Mỹ tuyên bố an toàn mặc dù một số nơi quân Nhật vẫn còn đang chiến đấu, trong đó có thị trưởng tương lai của Okinawa, Masahide Ota.
    Cũng trong ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình tại Mabumi, tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Sau đó ông viết thư trình lên Thiên hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ tổng tham mưu quân đội Hoàng gia tại Tokyo. Cuối cùng, ông nói với đại tá Yahara:
    Này Yahara, tôi và ông chắc sẽ "Harakiri". Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này.

    Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề Trận đánh vì Okinawa. Chiều ngày 22 tháng 6, tướng Ushijima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía bắc (hướng Hoàng cung) vái ba vái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho đại úy Sakaguchi chém đầu. Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó bảy sĩ quan tham mưu cùng tự sát. Ngày 2 tháng 7, trận Okinawa chính thức chấm dứt.

    Kết quả
    https://s20.postimg.cc/5s6jpexel/A_g..._prisoners.jpg
    Một nhóm tù binh Nhật Bản đang chờ bị thẩm vấn bởi các sĩ quan Mĩ. Okinawa là nơi duy nhất số tù binh Nhật lên đến con số hàng ngàn

    Sau trận đánh kéo dài gần 3 tháng, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về người Mỹ. Cả hai phía Nhật và Mĩ đều phải chịu những tổn thất nặng nề. Phía Mĩ chịu thương vong hơn 75.000 người, trong đó riêng lính thủy đánh bộ chết và mất tích 2.938 người, 16.017 người bị thương. Lục quân chết và mất tích 4.675 người, bị thương 18.099 người trong khi hải quân sau những cuộc tấn công của các máy bay Thần phong cũng chết 4.907 người và 4.824 người bị thương.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ý nghĩa

    Đài tưởng niệm Cornerstone of Peace với tên của tất cả quân lính và dân thường chết trong trận đánh, cả người Nhật và người nước ngoài

    Với việc người Mỹ chiếm được Okinawa, hàng rào phòng thủ cuối cùng vào Nhật Bản đã bị chọc thủng. Giờ đây quân Mỹ đã có một căn cứ hải và không quân quan trọng chỉ cách đảo Kyushu hơn 500 km. Một dự án xây dựng khổng lồ đã được triển khai trên đảo huy động 87.000 công binh để xây dựng 22 sân bay cho Tập đoàn không quân số 8 từ châu Âu chuyển qua và cho cả lực lượng không quân của lính thủy đánh bộ và hải quân Mỹ. Kể từ đây những cuộc không kích vào lãnh thổ Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều. Một căn cứ hải quân đã được thiết lập tại Baten Ko tại cực nam vịnh Buckner (đổi tên từ Nakagusuku Wan) để kiểm soát các cảng tại Naha, Chimu Wan, Nago Wan và Katchin Hanto. Hai trận bão khủng khiếp vào tháng 9 và tháng 10 đã gây nhiều tàn phá trên đảo khiến cho căn cứ hải quân phải dời về cực đông nam bán đảo Katchin, nơi bây giờ vẫn còn được gọi là Bãi biển Trắng (White Beach). Okinawa đã trở thành nơi lính thủy đánh bộ và lục quân Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch Downfall, chiến dịch đổ bộ vào nước Nhật kết thúc chiến tranh.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  9. #219
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Biệt đội Cảm Tử "Thần Phong" (Kamikaze) tấn công hạm đội Mỹ tại đảo Okinawa cuối tháng 4/ 1945



  10. #220
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Đóng góp thêm về một trong những trận đánh đẫm máu nhất của Quân Sử Thế Giới





    Về trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương 70 năm trước

    Thất bại trong trận Okinawa ngày 22/6/1945 đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Đế quốc Nhật, kết thúc cuộc chiến ác liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

    Theo Military History, sau khi Đức Quốc xã yếu thế co cụm về gần Berlin, phe Đồng minh dồn sức mạnh sang mặt trận Thái Bình Dương nhằm đánh bại Đế quốc Nhật. Các sĩ quan chỉ huy Mỹ nhận thấy, đảo Okinawa là vị trí mang tầm chiến lược. Hòn đảo nằm cách khoảng 550 km về phía nam Nhật Bản. Địa điểm này có thể làm cơ sở triển khai các máy bay chiến đấu và tập kết lực lượng để tấn công vào lục địa Nhật.
    Phía Tokyo cũng nhận thấy vai trò quan trọng của hòn đảo nên ra sức củng cố lực lượng và các vị trí phòng thủ. Họ điều động những chiến hạm mạnh nhất trong đó có siêu thiết giáp hạm Yamato đến bảo vệ đảo. Đặc biệt, Không quân Nhật huy động hàng nghìn máy bay cho chiến thuật tấn công cảm tử “kamikaze”.

    Soldiers of US 10th Army march inland after securing beachheads following the last amphibious assault landings of WWII as vessels from the Allied fleet patrol the waters off of Okinawa, Japan, April 1945.
    J. R. Eyerman—The LIFE Picture Collection/Getty Images

    Với quyết tâm chiếm Okinawa, phe Đồng minh huy động một lực lượng khổng lồ gồm 183.000 quân sau tăng lên 250.000 thuộc Quân đoàn 10 do tướng Simon B. Buckner chỉ huy; 450 tàu chiến các loại, bao gồm 17 tàu sân bay, hàng trăm tàu đổ bộ cùng 1.000 máy bay chiến đấu.
    Lực lượng phòng thủ của Nhật gồm 130.000 quân, trong đó có 9.000 binh lính của Hải quân Đế quốc Nhật, còn lại thuộc Quân đoàn 32. Bên cạnh đó, rất nhiều dân quân và lực lượng bán vũ trang khác trên đảo cũng tham gia. Khoảng 1.500 máy bay làm nhiệm vụ cảm tử cùng hàng nghìn máy bay của hải quân và không quân.

    Trận chiến đẫm máu nhất

    Sáng sớm 1/4/1945, quân đoàn thủy quân lục chiến 24, với sự yểm trợ hỏa lực của các tàu chiến và máy bay, bắt đầu đổ quân lên bãi biển Hagushi, phía bắc Okinawa. Lực lượng tình báo Mỹ đã có tính toán sai lầm về quân số Nhật trên đảo. Họ ước tính khoảng 67.000 binh lính nhưng thực tế hơn 130.000.
    Trung tướng Mitsuru Ushijima, chỉ huy quân đội Nhật ở Okinawa ra lệnh cho binh lính tử thủ. Trên đảo có hàng nghìn lô cốt cùng rất nhiều ụ pháo hướng ra biển pháo kích dữ dội vào các xuồng đổ bộ. Bên cạnh đó, lực lượng máy bay tấn công mạnh vào hạm đội tàu chiến ngoài khơi.
    Ở phía nam Okinawa, sư đoàn bộ binh 96 và 7 vấp phải sự kháng cự ác liệt của quân Nhật khiến lực lượng đổ bộ không thể tiếp cận bờ biển. Tuy nhiên, cuối tháng 4, phe Đồng minh với sức mạnh áp đảo đã vượt qua phòng tuyến Machinato. Ngày 4/5, quân đoàn 32 của Nhật tổ chức phản công quy mô lớn với ý định đánh vòng ra phía sau lưng lực lượng Đồng minh.


    Tướng Ushijima đã huy động pháo binh bắn khoảng 13.000 đạn hỗ trợ cho đợt phản công. Tuy nhiên, lực lượng pháo binh quân đội Mỹ bắn trả hiệu quả, phá hủy hàng chục khẩu đại bác của Nhật. Chiến dịch của quân Nhật phá sản và chịu nhiều tổn thất. Đến giữa tháng 6, quân đoàn 32 vỡ trận, lực lượng còn lại co cụm về phía đông nam Okinawa.
    Ngày 18/6, tướng Bunker thiệt mạng trong đợt pháo kích của Nhật khi đang theo dõi tình hình chiến trận. Tàn quân của Nhật kháng cự yếu ớt đến ngày 21/6. Tướng Ushijima tự sát trong hầm chỉ huy ngày 22/6, cùng ngày đại tá Hiromichi Yahara đầu hàng phe Đồng minh. Trận chiến lớn nhất mặt trận Thái Bình Dương kết thúc sau 82 ngày giao tranh ác liệt.
    Các nhà sử học nhận định, về quy mô, trận Okinawa chỉ đứng sau cuộc đổ bộ Normandy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và đây là trận chiến gây thương vong nhiều nhất trên mặt trận Thái Bình Dương.


    Tổn thất nặng nề cho đôi bên

    Phe Đồng minh chiến thắng và chiếm đóng đảo Okinawa nhưng họ phải chịu tổn thất không nhỏ. Khoảng 7.374 lính thiệt mạng trong nỗ lực chiếm đảo, 31.807 người thương vong, 239 trường hợp mất tích, 225 xe tăng bị phá hủy.
    Hải quân Đồng minh cũng thiệt hại nặng với 34 chiến hạm chìm (bao gồm 12 tàu khu trục), 368 chiếc hỏng (bao gồm tàu sân bay USS Bunker Hill). Số thủy thủ thiệt mạng là 4.907 người. Không quân tổn thất 763 máy bay.
    Khoảng 105.000 binh lính Nhật tử trận, hơn 7.500 người bị bắt. Hải quân Nhật tổn thất 16 tàu chiến trong đó có siêu thiết giáp hạm Yamato, một tàu tuần dương, 4 khu trục hạm, khoảng 10.000 thủy thủ thiệt mạng.
    Tổn thất của Không quân Nhật có nhiều nguồn với số lượng khác biệt khá lớn, Totallyhistory ước tính 4.000 chiếc, Wikipedia thống kê khoảng 7.800 máy bay còn trang Military History đưa ra con số 2.800 phi cơ các loại.

    Chưa đầy 2 tháng sau khi thất thủ tại Okinawa cùng với việc Mỹ dội 2 bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh. Cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại chính thức kết thúc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •