Page 30 of 94 FirstFirst ... 202627282930313233344080 ... LastLast
Results 291 to 300 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #291
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sóng gió trên chính trường miền Nam sau cái chết của tổng thống Ngô đình Diệm

    Cách nay đúng 54 năm, tướng Nguyễn Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 16 tháng 08, 1964
    • 1964 – Nguyễn Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%C3%A1nh
    https://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%C3%A1nh
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_Khanh
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...n-nam-sau.html

    Nguyễn Khánh


    Cựu Đại tướng Nguyễn Khánh

    Tiểu sử
    Sinh 8 tháng 11 năm 1927, Trà Vinh, Việt Nam
    Mất 11 tháng 1, 2013 (86 tuổi), San José, California, Hoa Kỳ

    Binh Nghiệp
    Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
    Thuộc Quân lực VNCH
    Năm tại ngũ 1946-1965
    Cấp bậc Đại tướng
    Đơn vị Binh chủng Nhảy dù, Quân chủng Bộ binh, Bộ Tổng tham mưu, Quân đoàn II và QK 2
    Quân đoàn I và QK 1
    Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp, Quân đội Quốc gia, Quân đội VNCH
    Tham chiến Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam
    Khen thưởng Bảo Quốc Huân Chương II
    Công việc khác Quốc trưởng, Thủ tướng, Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng


    Cựu Đại tướng Nguyễn Khánh năm 2000

    Nguyễn Khánh (1927-2013) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng.
    Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Liên quân Viễn Đông do Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
    Ra trường, ông được phục vụ ở một đơn vị Vệ binh. Sau ông được chuyển sang Binh chủng Nhảy dù. Ông đã tuần tự đảm trách từ chức vụ chỉ huy cấp Trung đội, dần lên đến chỉ huy cấp Sư đoàn, rồi Quân đoàn.
    Ông cũng là một chính khách, từng giữ chức vụ Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa và kiêm các chức Tổng tư lệnh và Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965.

    Tiểu sử và Binh nghiệp
    Nguyễn Khánh sinh ngày 8 tháng 11 năm 1927 tại Trà Vinh, miền Tây Nam phần Việt Nam, trong một gia đình điền chủ giàu có.
    Thời niên thiếu, do gia đình có điều kiện nên ông được học hành đầy đủ.
    Năm 1944, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Cần Thơ với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).
    Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, đang học lớp Đệ nhất (lớp 12 bây giờ), ông bỏ học tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương một thời gian ngắn.
    Giữa tháng 7 năm 1946, sau khi người Pháp tái chiếm Đông Dương, Nguyễn Khánh bỏ Việt Minh và nhập ngũ vào Quân đội Pháp.

    Do có trình độ Tú tài, ông được cho theo học khóa 1 Nguyễn Văn Thinh tại trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt, khai giảng ngày 15 tháng 7 năm 1946.
    Ngày 1 tháng 7 năm 1947 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy và được điều đi phục vụ ở Tiểu đoàn 2 Vệ binh Nam Việt giữ chức vụ Trung đội trưởng.

    Quân đội Liên hiệp Pháp
    Đầu năm 1948, chuyển biên chế sang Quân đội Liên hiệp Pháp, Nguyễn Khánh được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Đông Dương tại Học viện Quân sự Coetquidan và Võ bị Saint Cyr, Pháp.
    Thời kỳ này ông lấy tên là "Raymond Khánh". Sau khi mãn khóa học, về lại đơn vị và ngày 1 tháng 7 cùng năm ông được thăng cấp Trung úy.
    Tháng 12 cuối năm, ông là sĩ quan duy nhất được cử đi du học lớp huấn luyện Nhảy dù tại trường Nhảy dù Pau (Pháp), thụ huấn bằng dù T.7 và Phi cơ Ju.52.

    Ngày 1 tháng 6 năm 1949, ông được cử làm sĩ quan tùy viên của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân.

    Nguyễn Văn Xuân (1892–1989) là Thủ tướng của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ ngày 8 tháng 10 năm 1947 đến ngày 27 tháng 5 năm 1948, sau đó giữ chức vụ Thủ tướng lâm thời của Quốc gia Việt Nam từ ngày 27 tháng 5 năm 1948 đến 14 tháng 7 năm 1949. Ông còn là sĩ quan gốc Việt đầu tiên mang quân hàm cấp tướng của quân đội Pháp (1947).


    Đầu năm 1950, Nguyễn Khánh được thăng cấp Đại úy và được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Nhảy dù Biệt lập (một trong các Trung đội trưởng dưới quyền của ông lúc bấy giờ là Trung úy Đỗ Cao Trí.
    Ngày 1 tháng 8 năm 1951, Đại đội Biệt lập được biến cải thành Tiểu đoàn 1 Nhảy dù, ông được giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng.
    Ban đầu, Tiểu đoàn đóng tại Chí Hòa (Sài Gòn).
    Cuối năm Tiểu đoàn chuyển ra Bắc, tham gia chiến dịch tại Hòa Bình trong thời gian 3 tháng.


    Đỗ Cao Trí (1929-1971), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng.
    Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Võ bị do Chính quyền Thuộc địa Pháp mở ra ở Nam phần Việt Nam.
    Ra trường, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đã lên đến chức vụ Tư lệnh đơn vị này.
    Sau đó, ông được đảm nhiệm các chức vụ Chỉ huy và tham mưu cấp Quân khu và Quân đoàn.
    Ông là một trong số ít sĩ quan được lên tướng ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng 1963).
    Ông từng được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1971, đương nhiệm Tư lệnh Quân đoàn III, ông bị tử nạn trong khi đang thi hành nhiệm vụ, được truy thăng cấp Đại tướng.

    Quân đội Quốc gia Việt Nam
    Tháng 3 năm 1952, khi chính thức chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia, Nguyễn Khánh được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 22 Việt Nam (22e BVN).
    Sau đó được thăng cấp Thiếu tá và chuyển đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 13 Việt Nam (13e BVN), đồn trú tại Cần Thơ.
    Đầu năm 1953, ông được cử giữ chức Tiểu khu trưởng Biệt khu Cần thơ.
    Cuối năm Nguyễn Khánh được thăng cấp Trung tá kiêm chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn Lưu động số 11 tân lập tại Cần Thơ.
    Tháng 4 năm 1954, ông được điều về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 6.
    Thượng tuần tháng 9 cùng năm, ông được cử đi du học lớp Tham mưu tại trường Tham mưu Paris (Pháp) trong thời gian 6 tháng, sau khi bàn giao chức vụ Trưởng phòng 6 lại cho Trung tá Trần Đình Lan.
    Đầu tháng 3 năm 1955, sau khi mãn khóa học từ pháp về nước, Nguyễn Khánh được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Phân khu Cần Thơ kiêm Tỉnh trưởng Cần Thơ.

    Ngày 10 tháng 3 năm 1955, ông chủ toạ buổi lễ hợp tác của Thiếu tá Nguyễn Thành Đầy thuộc Lực lượng Hòa Hảo Dân xã, đem 1500 quân thuộc quyền trở về quy thuận với Chính phủ Quốc gia tại Cần Thơ.

    Cuối tháng 3, ông được cử giữ chức vụ Thanh tra trưởng của Lực lượng Nhảy dù.
    Giữa tháng 6, ông được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Tham mưu phó tại Bộ Tổng tham mưu.
    Ngày 1 tháng 7, ông được cử làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng đặc trách Không quân.
    Ngày 20 tháng 8, bàn giao chức vụ Phụ tá đặc trách Không quân lại cho Trung tá Trần Văn Hổ.
    Trung tuần tháng 9, ông được cử làm Chỉ huy phó Chiến dịch Hoàng Diệu, dưới quyền Chỉ huy trưởng là Đại tá Dương Văn Minh.


    Dương Văn Minh (16 tháng 2 năm 1916 - 9 tháng 8 năm 2001) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Võ bị do Chính quyền Pháp tại Liên bang Đông Dương mở ra ở miền Đông Nam phần Việt Nam với mục đích đào tạo người bản xứ trở thành sĩ quan phục vụ cho Quân đội Thuộc địa. Thời gian tại ngũ, ông luôn được đảm trách những chức vụ chuyên về lãnh vực Chỉ huy và Tham mưu. Ông là một trong số ít sĩ quan được phong cấp tướng thời Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1955) và cũng là một trong năm 5 quân nhân được thăng cấp Đại tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

    Dưới nền Đệ nhất Cộng hòa
    Quân đội Việt Nam Cộng hòa
    Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập vào cuối tháng 10 năm 1955, Nguyễn Khánh được thăng cấp Đại tá.
    Đầu năm 1956, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Dã chiến thay thế Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm. Giữa năm 1957, nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 1 lại cho Đại tá Tôn Thất Đính, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ.
    Sau đó được du học tiếp lớp Tham mưu và Phối hợp Đồng minh tại Nhật Bản.
    Tháng 9 năm 1958 từ Nhật về nước, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Miền Hậu Giang

    https://s20.postimg.cc/771tzv3v1/Ton_That_Dinh.jpg
    Tôn Thất Đính (1926-2013), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng.
    Ông xuất thân từ trường Võ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam, được sự cố vấn và hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp.
    Ông cũng là một Nghị sĩ giữ chức vụ cao trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Là một trong số ít các sĩ quan được ưu ái và thăng cấp tướng trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa.


    Ngày 18 tháng 8 năm 1959, Nguyễn Khánh được bổ nhiệm làm quyền Tổng thư ký Thường trực Quốc phòng thuộc Phủ Tổng thống.
    Ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông được thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu 5.
    Giữa tháng 9 cùng năm, ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tham mưu trưởng.
    Ông giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức phản công dẫn đến sự thất bại của vụ Đảo chính ngày 11/11/1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.
    Năm 1961, ông được cử làm Trưởng đoàn hướng dẫn Phái đoàn công du thăm viếng Đài Loan.


    Nguyễn Chánh Thi (1923-2007), nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ một trường Võ bị Địa phương do Chính phủ Quốc gia trong Liên hiệp Pháp mở ra ở miền Đông Nam phần. Ông đã từng là Tư lệnh một Binh chủng được xem là xuất sắc nhất và Tư lệnh một Quân đoàn giàu truyền thống nhất của Quân đội Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

    Ngày 17 tháng 12 năm 1962, Nguyễn Khánh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu lại cho Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm để đi nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng 2 Chiến thuật thay thế Thiếu tướng Tôn Thất Đính.
    Khi cuộc Đảo chính ngày 1/11/1963 nổ ra, ông đã án binh bất động và không tỏ rõ thái độ.
    Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Trung tướng.
    Trung tuần tháng 12 năm 1963, ông được chuyển ra Vùng 1 Chiến thuật giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I thay thế Trung tướng Đỗ Cao Trí


    Trần Thiện Khiêm (1925), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Liên quân Viễn Đông do Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam.


    Đỉnh cao Quyền lực
    Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, nửa đêm về sáng ngày 30 tháng 1 năm 1964 được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", Nguyễn Khánh đã cầm đầu cuộc "Chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân.

    https://s20.postimg.cc/3yxcna7fx/Mai_Huu_Xuan.jpg
    Mai Hữu Xuân (1917-?), nguyên là một tướng lĩnh gốc Cảnh sát-Công an của Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ ngành Mật thám của Chính quyền thuộc địa Pháp, sau được đồng hóa trong ngành Cảnh sát-Công an của Chính phủ Quốc gia Việt Nam và là người đứng đầu lĩnh vực này trong nhiều năm. Là sĩ quan cảnh sát duy nhất được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa.


    Ông tự xưng là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội.
    Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông phế truất Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm Thủ tướng.


    https://s20.postimg.cc/uwr9p0zst/Nguy_n_Ng_c_Th.jpg
    Nguyễn Ngọc Thơ (1908-1976)[1] là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 11 năm 1963 đến cuối tháng 1 năm 1964 khi chức vụ này được một hội đồng quân sự lập nên sau một vụ đảo chính lật đổ và giết hại tổng thống Ngô Đình Diệm.


    Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.

    Tuy nhiên, Nguyễn Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu tình chống cá nhân ông nổ ra khắp nơi.
    Ngày 25 tháng 8 năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi ông làm việc, hô "Đả đảo Nguyễn Khánh!". Ông buộc phải ra gặp đoàn biểu tình và cũng hô "đả đảo".
    Trước áp lực dư luận, ông phải tuyên bố hủy bỏ "Hiến chương Vũng Tàu" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (còn gọi là Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời) để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm.

    Đến tháng 9 cùng năm, vai trò Quốc trưởng của ông được giao cho tướng Dương Văn Minh.

    Ngày 26 tháng 10, "Thượng Hội đồng Quốc gia" được triệu tập và bầu Kỹ sư Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng.
    Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng.
    Cũng trong tháng này, ông cũng được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu thăng cấp Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh.


    Phan Khắc Sửu (1905 hay 1893[cần dẫn nguồn]–1970) là một chính trị gia Việt Nam, từng giữ chức Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn (1964–1965) và bộ trưởng quốc gia Việt Nam thời quốc trưởng Bảo Đại.

    • Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của ông ngày càng loạn lạc: giai đoạn ông nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất.
    Ngày 13 tháng 9 năm 1964, các tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát kéo quân về Sài Gòn thị uy với ông.
    Ngày 19 tháng 2 năm 1965, cuộc đảo chính do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu, suýt bắt được ông.
    Nhờ sự ủng hộ của nhóm các tướng trẻ, ông mới giữ được tình hình.
    https://s20.postimg.cc/djgza8p31/tru...ng-van-duc.jpg
    Dương Văn Đức (1925-2000), nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Chính quyền Thuộc địa Pháp mở ra tại Đông Dương, nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người bản xứ để phục vụ cho Quân đội Pháp. Sau này chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa

    https://s20.postimg.cc/3zda03ozh/Lam_Van_Phat.jpg
    Lâm Văn Phát (1920-1998), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Liên quân Viễn Đông do Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra tại Đông Dương. Ông là một sĩ quan cao cấp đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 1963-1965 và là Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.


    Phạm Ngọc Thảo (1922–1965) là một cán bộ tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động tình báo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 1964–1965.


    Năm 1965
    Bị hạ bệ
    Do chủ trương đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam và lời tuyên bố "Quân đội là cha quốc gia!", uy tín của Nguyễn Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân.
    Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế ông.
    Ngày 25 tháng 2 năm 1965, ông phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông còn nắm theo một miếng đất và tuyên bố:
    "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về".
    Tuy nhiên, lời tuyên bố này cho đến khi qua đời ông vẫn không thể thực hiện được.

    Huy chương
    -Bảo quốc Huân chương đệ nhị đẳng (ân thưởng)
    -Nhiều huy chương quân sự, dân sự của VNCH và Đồng minh

    Cuộc sống lưu vong
    • Trong phim tài liệu "Heart & Mind" của đạo diễn Peter Davis do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 1975, Nguyễn Khánh cho biết chính Đại tướng Maxwell D. Taylor của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh còn lén ghi âm lại lệnh "lưu đày không chính thức" này của Taylor.


    Đại tướng Maxwell Davenport Taylor (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1901, mất ngày 19 tháng 4 năm 1987) là một quân nhân và nhà ngoại giao Hoa Kỳ những năm giữa thế kỷ 20.


    Sau khi rời Việt Nam, Nguyễn Khánh ở Hoa Kỳ một thời gian ngắn.
    Từ năm 1966, ông sang Pháp bằng trợ cấp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương.
    Sau năm 1975, ông định cư tại Mỹ, sinh sống bằng nghề kinh doanh xăng dầu và sửa chữa ôtô.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sau gần 50 năm tha hương Nguyễn Khánh mất ngày 11 tháng 1 năm 2013 tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  2. #292
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 73 năm, George Orwell xuất bản tiểu thuyết “Trại súc vật”

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 17 tháng 08, 1945
    • 1945 – Tiểu thuyết Trại súc vật của George Orwell được xuất bản lần đầu tiên, tác phẩm có nội dung chỉ trích Liên Xô dưới thời Stalin.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%...Ac_v%E1%BA%ADt
    https://en.wikipedia.org/wiki/Animal_Farm
    https://fr.wikipedia.org/wiki/La_Ferme_des_animaux
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...am-george.html

    Trại súc vật
    Về tiểu thuyết của George Orwell
    Animal Farm

    Bản đầu tiên

    Thông tin sách
    Tác giả George Orwell
    Quốc gia Anh Quốc
    Ngôn ngữ Tiếng Anh
    Thể loại Cổ điển, Trào phúng, minh hoạ giáo dục
    Ngày phát hành 17 tháng 8 năm 1945
    Kiểu sách Ấn bản (Bìa cứng & Bìa giấy)

    Trại súc vật (tên tiếng Anh là Animal Farm) là một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích sự tha hóa của giới lãnh đạo chính trị của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (1903-1950).


    Eric Arthur Blair (25 tháng 6 năm 1903 – 21 tháng 1 1950), nổi tiếng với bút danh George Orwell, là một tác giả và phóng viên người Anh.

    Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ.
    Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.
    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai số bản in bị hạn chế do thiếu giấy.
    Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đã có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ.
    Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.

    Tên nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản.

    Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại. Orwell đề nghị dịch tên cho bản tiếng Pháp là Union des républiques socialistes animales, một lối chơi chữ bởi từ này viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh, cũng là tên một loài vật.

    Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu, tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thường xuyên được tái bản.

    Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20.

    Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.

    Có những người cho rằng George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
    Nhưng thực ra không phải vậy, tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình.


    Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử.

    Tổng quan
    Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn.
    Tuy tiểu thuyết này thể hiện giới lãnh đạo tham nhũng như là sai lầm của cách mạng, nó cũng cho thấy nguy cơ để sự dửng dưng và lãnh đạm, dân trí thấp kém của những người dân bên trong một cuộc cách mạng có thể dẫn tới sự thất bại của nhà nước mới nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính phủ với những người xứng đáng không được diễn ra.

    Tóm tắt
    Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
    Thủ lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor (hay "Willingdon Đẹp đẽ" như nó tự gọi mỗi khi xuất hiện) kêu gọi các loài vật khác trong Trại tới một cuộc họp, tại đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám và dạy các con vật một bài hát cách mạng, "Beasts of England" (Những súc vật của nước Anh).
    Khi Thủ lĩnh chết ba ngày sau đó, hai con lợn trẻ, Snowball và Napoleon, nắm quyền chỉ huy và biến giấc mơ của Thủ lĩnh thành một triết lý đầy đủ.

    Các con vật nổi dậy và đuổi Ông Jones khỏi trang trại, đổi tên từ "Trại Manor" thành "Trại súc vật."

    Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật được viết trên tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có thể đọc được.
    Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật đều bình đẳng." Tất cả các con vật đều phải làm việc, nhưng chú ngựa thồ, Boxer, làm việc nhiều hơn những con khác và nhận câu châm ngôn — "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa."


    Animal Book

    Chú lợn Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết (dù ít con muốn học đọc và viết cẩn thận, và điều này đã góp phần vào việc những con lợn trở thành kẻ cầm quyền); thức ăn thừa mứa; và trang trại hoạt động êm thấm.
    Những con lợn tự nâng cấp chúng lên các vị trí lãnh đạo, thể hiện sự ưu tú của mình bằng cách đặt bên cạnh các loại thức ăn đặc biệt phục vụ cho sức khoẻ cá nhân của chúng.
    Trong lúc đó, Napoleon bí mật lấy những chú chó con từ các con chó trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng. Khi Ông Jones tìm cách lấy lại trang trại, các con vật đánh bại ông trong cái chúng gọi là "Trận Cowshed."
    Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh tranh quyền lãnh đạo. Khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió, Napoleon nhanh chóng phản đối nó.


    cối xay gió

    Snowball thực hiện một bài phát biểu nồng nhiệt để ủng hộ cối xay gió, trong khi đó Napoleon triệu tập chín con chó của mình, và chúng đã đuổi Snowball đi.

    Với sự vắng mặt của Snowball, Napoleon tuyên bố mình là lãnh đạo và thực hiện những thay đổi. Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức nữa và thay vào đó là một uỷ ban của những con lợn sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với trang trại; vì thế tạo ra một thứ giống với một xã hội chuyên chế độc tài
    Napoleon, dùng một chú lợn trẻ tên là Squealer làm người phát ngôn của mình, thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Nhân vật Squealer trong trường hợp này có thể coi là một sự ám chỉ tới một nhân vật thêu dệt (spin doctor) chính trị.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật của những con lợn.
    "Không con thú nào được uống rượu"
    nhanh chóng được đổi thành
    "Không con thú nào được uống rượu quá mức"

    khi những con lợn phát hiện ra nơi cất giấu rượu whiskey. Bài hát "Beasts of England" cũng bị cấm vì lý do nó không thích hợp, bởi theo Napoleon giấc mơ của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp nhận cách sống của một con người.
    Các con vật, dù lạnh, đói khát và phải làm việc quá sức, vẫn tin tưởng theo tuyên truyền tâm lý rằng chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống trước kia với Ông Jones, người chủ Trang trại Manor.
    Squealer lợi dụng trí nhớ kém của các con vật và sáng tác ra các con số để thể hiện sự cải thiện của chúng.
    Mr. Frederick, một trong hai trại chủ láng giềng, đã lừa Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả, và sau đó tấn công trang trại, dùng thuốc nổ để phá huỷ chiếc cối xay gió mới được làm lại.


    Dù những con vật của Trại súc vật cuối cùng đã giành chiến thắng, chúng phải trả một giá đắt, bởi nhiều con thú, kể cả Boxer, đã bị thương. Squealer biến mất một cách bí ẩn khỏi trận đánh. Boxer tiếp tục làm việc nhiều và nhiều hơn, cho tới khi cuối cùng nó lăn ra khi đang làm việc ở cối xay gió.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhiều năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được giảm xuống còn một câu duy nhất:
    "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chủ nghĩa động vật
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    1. Bất kỳ cái gì đi bằng hai chân đều là kẻ thù
    2. Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân, hay có cánh, đều là bạn bè.
    3. Không con vật nào được mặc quần áo.
    4. Không con vật nào được ngủ trên giường.
    5. Không con vật nào được uống rượu.
    6. Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác.
    7. Tất cả các loài vật là bình đẳng.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các nhân vật
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lợn
    Thủ lĩnh
    Một chú lợn đực là cảm hứng cho cuộc Nổi dậy trong cuốn sách. Nó 12 tuổi. Theo một cách giải thích, nó có thể dựa trên cả Karl Marx, người sáng lập Chủ nghĩa Mác hiện đại và là cơ sở cho Chủ nghĩa cộng sản, (trong đó nó miêu tả xã hội lý tưởng mà các con vật sẽ tạo ra nếu con người bị lật đổ) và Vladimir Lenin (ở điều hộp sọ của nó được đặt ở một nơi trưng bày công cộng được tôn trọng, như thi hài của Lenin).


    Marx vào năm 1875


    Lê-nin năm 1920

    Tuy nhiên, theo Christopher Hitchens: "các tính chất cá nhân của Lenin và Trotsky được tổng hợp vào trong một nhân vật [ví dụ, Snowball], hay, nó thậm chí có thể [...] nói, hoàn toàn không có Lenin."


    Christopher Eric Hitchens, 13 tháng 4, 1949, Portsmouth, Anh

    Tuy nhiên, Orwell đã nói ông không ám chỉ một người cụ thể nào, do đó cần hiểu Thủ lĩnh là ẩn dụ chỉ chung những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử như Khổng Tử, Plato, Luther, các nhà triết học thời Phục Hưng... nói chung, những người mà tư tưởng nhân đạo, bình đẳng của họ là cảm hứng cho những cuộc cách mạng lật đổ kiểu nhà nước cũ.

    Napoleon
    "Một con lợn đực Berkshire hung dữ, chú lợn Berkshire duy nhất tại trang trại, không phải là một nhân vật chỉ nói phét, mà với một danh tiếng vì đi theo con đường riêng của mình", Napoleon là kẻ bạo chúa và hung ác chính duy nhất của Trại súc vật.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Snowball
    Đối thủ của Napoleon và ban đầu là lãnh đạo của trang trại sau khi lão Jones bị lật đổ. Nó là sự ám chỉ tới những lãnh đạo tốt bụng nhưng thiếu mưu kế, không đủ khả năng bảo vệ quan điểm của mình.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Squealer
    Một con lợn thịt nhỏ, trắng, béo là cánh tay phải của Napoleon và là bộ trưởng tuyên truyền. Squealer đã sử dụng ngôn ngữ để giải thích, bào chữa và tán dương mọi hành động của Napoleon. Squealer hạn chế tranh luận bằng cách làm nó trở nên phức tạp và nó từ chối và làm mất phương hướng, ví dụ nó đưa ra tuyên bố rằng những con lợn cần các đồ xa xỉ nhằm làm việc một cách hiệu quả.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Minimus
    Một chú lợn nhà thơ viết các bài quốc ca thứ hai và thứ ba của Trại súc vật sau khi bài "Beasts of England" bị cấm.

    Những chú lợn con
    Ngụ ý là những đứa trẻ của Napoleon (dù không được viết rõ trong tiểu thuyết) và là thế hệ những con vật đầu tiên thực sự thấm nhuần tư tưởng bất bình đẳng giữa các loài vật của nó.

    Những con lợn trẻ
    Bốn con lợn phàn nàn về việc Napoleon giành quyền quản lý trang trại nhưng nhanh chóng bị bịt miệng và sau này bị hành quyết.

    Pinkeye
    Một con lợn nhỏ chỉ được đề cập đến một lần; nó là con lợn để nếm thức ăn của Napoleon nhằm đảm bảo nó không bị bỏ thuốc độc, để đối phó với những lời đồn đại về một âm mưu ám sát nhằm vào Napoleon.

    Con người
    Ông Jones
    Chủ cũ của trang trại, Jones là một người nghiện rượu nặng và các con vật nổi dậy chống lại ông sau khi ông đã uống quá nhiều tới mức không thèm chăm sóc hay cho chúng ăn. Nỗ lực của Jones để chiếm lại trang trại đã thất bại trong Trận Cowshed. Ông đại diện cho các kiểu nhà nước cũ bị cách mạng lật đổ.

    Frederick
    Người chủ cứng rắn của Pinchfield, một trang trại được quản lý tốt ở bên cạnh. Ông mua gỗ từ các con vật bằng tiền giả và sau đó tấn công chúng, phá huỷ chiếc cối xay gió nhưng cuối cùng bị đánh bại trong Trận Windmill.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ông Pilkington
    Người chủ dễ tính nhưng xảo quyệt của Foxwood, một trang trại láng giềng với toàn cỏ dại, như được miêu tả trong cuốn sách.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ông. Whymper
    Một người đàn ông được Napoleon thuê để làm quan hệ công chúng của Trại súc vật với loài người.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngựa và lừa
    Có bốn nhân vật ngựa chính: Boxer, Clover, và Mollie, là những con ngựa, và Benjamin, là một con lừa. Boxer là một lao động trung thành, tử tế và luôn cống hiến. Về thể chất nó là con vật khoẻ nhất trang trại, nhưng ngây thơ và chậm chạp, điều này khiến nó luôn nói "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa" và "Napoleon luôn đúng" dù có tình trạng tham nhũng.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các con vật khác

    Muriel
    Một con dê già cả và khôn ngoan là bạn của mọi con vật trong trang trại. Nó, giống như Benjamin và Snowball, là một trong số ít con vật trong trang trại biết đọc (với một số khó khăn bởi đầu tiên nó phải đánh vần từ ra mồm đã) và giúp Clover phát hiện ra rằng Bảy điều răn đã liên tục bị thay đổi.

    Những con chó con
    Con của Jessie và Bluebell, bị Napoleon lấy đi từ khi sinh để làm lực lượng an ninh của nó.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Con quạ Moses
    Một con chim già thỉnh thoảng tới trang trại với những câu truyện cổ tích về một nơi ở trên trời được gọi là Núi bánh kẹo, nơi nó nói các con vật sẽ được tới sau khi chết — nhưng chỉ khi chúng làm việc chăm chỉ. Nó được coi là đại diện của các thế lực tôn giáo, và Núi bánh kẹo được cho là hình ảnh của Thiên đường sau khi chết dành cho các con vật.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những con cừu
    Chúng có tầm hiểu biết hạn chế về tình hình nhưng lại mù quáng ủng hộ các lý tưởng của Napoleon.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những con gà
    Chúng đập vỡ những quả trứng thay vì trao nó cho những kẻ cầm quyền cao hơn (những con lợn), những kẻ luôn muốn đem trứng bán cho con người.

    Những con bò
    Sữa của chúng bị những con lợn ăn trộm, lũ lợn cũng học cách vắt sữa bò, và biến nó trở thành cháo khoai tây sữa hàng ngày cho chúng trong khi những con vật khác không có được bất cứ thứ gì xa xỉ.

    Nguồn gốc
    George Orwell đã viết bản chép tay năm 1943 và 1944 theo những kinh nghiệm của ông trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, mà ông miêu tả trong cuốn Homage to Catalonia năm 1938.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ý nghĩa

    Lá cờ Sừng và Móng được miêu tả trong cuốn sách có vẻ dựa trên búa liềm.

    Tại Khối Đông Âu cả Animal Farm và Nineteen Eighty-Four sau này đều có trong danh sách sách cấm cho tới die Wende năm 1989, và chỉ có được trên các mạng lưới Samizdat phe nhóm.[12]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản
    Trong Thế chiến II mọi việc trở nên rõ ràng với Orwell rằng một tác phẩm văn học bị suy diễn là chống Liên Xô (dù Orwell đã nói rõ rằng tác phẩm của mình không ám chỉ bất kỳ nước nào) không phải là thứ mà hầu hết các nhà xuất bản lớn sẽ đụng vào — gồm cả nhà xuất bản thường xuyên của ông Gollancz.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vấn đề "Tự do báo chí" tại Anh
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Xuất bản
    1/ ISBN 0-451-51679-6 (gáy giấy, 1956, Signet Classic)

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    23/ ISBN 0-14-103349-5 (gáy giấy, 2007)

    Ngày 17 tháng 7 năm 2009, Amazon.com đã rút một số tít của Amazon Kindle, gồm cả Animal Farm và Nineteen Eighty-Four của George Orwell, khỏi danh sách bán, người mua trả lại, và xoá các khoản trong các thiết bị của người mua sau khi phát hiện ra rằng nhà xuất bản thiếu một số quyền để xuất bản những cuốn đang bị nghi vấn.[27]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Xem thêm

    Animal Farm film 1999


    George Orwell's Animal Farm ~ 1954 Animation [full movie]

  3. #293
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chiến dịch Startlite

    Cách nay đúng 53 năm, Mỹ mở chiến dịch Startlite phả huỷ căn cứ Vạn Tường ở tỉnh Quảng Ngãi của quân cộng sản.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1...%8Bch_Starlite
    Ngày 18 tháng 08, 1965
    • 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Starlite bắt đầu khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phá hủy một căn cứ của quân Giải phóng tại Vạn Tường, Quảng Ngãi, đây là trận chiến lớn trên bộ đầu tiên của Hoa Kỳ trong cuộc chiến.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1...%8Bch_Starlite
    https://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Starlite
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Op%C3%A9ration_Starlite
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...ay-ung-53.html

    Chiến dịch Starlite

    Một phần của Chiến tranh Việt Nam

    Tù binh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bị bắt trong chiến dịch Starlite

    Thời gian 17 tháng 8 - 24 tháng 8 năm 1965
    Địa điểm Vạn Tường (cách Chu Lai 17 km về phía Nam), miền Nam Việt Nam
    Kết quả Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng

    Tham Chiến
    Hoa Kỳ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam

    Chỉ Huy
    Lewis W. Walt Nguyễn Chơn

    Lực Lượng
    5.500 1.500

    Tổn Thất
    Theo Hoa Kỳ: Theo QGP:
    51 chết, 203 bị thương. 2 tiểu đoàn thiệt hại vừa (khoảng 200-300 người chết hoặc bị thương)
    Theo QGP: 919 chết và bị thương Hoa Kỳ tuyên bố:
    22 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy 573 chết, 9 bị bắt, nhưng thực tế quân Mỹ báo cáo chỉ thu được 127 vũ khí các

    12 máy bay bị bắn rơi. loại.

    Chiến dịch Starlite, trong tiếng Việt gọi là Cuộc hành quân Ánh sáng sao, là một chiến dịch "tìm và diệt" của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

    Đây là chiến dịch đầu tiên được tiến hành thuần tuý bởi các đơn vị quân đội Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, chiến dịch thường được gọi là "Cuộc hành quân Ánh sáng sao" (dịch nhầm từ từ tiếng Anh Star light - đồng âm với tên đúng của chiến dịch).

    Hành quân Ánh sáng sao bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 năm 1965 và chính thức kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 1965 khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 7 Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ trở về đến căn cứ Chu Lai.
    Trận đánh chính diễn ra vào ngày 18 tháng 8 quanh làng Vạn Tường, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, được phía Việt Nam gọi là trận Vạn Tường.

    Đại tá Don P. Wyckoff đặt tên cho chiến dịch là Satellite nhưng khi kế hoạch của sư đoàn được đánh máy thì máy phát điện bị hỏng, thư ký phải đánh máy dưới ánh đèn cầy nên đã đánh sai thành Starlite. Lỗi này được phát hiện vào sáng sớm ngày hôm sau nhưng không còn thời gian để sửa đổi nữa1.

    Lực lượng tham gia chiến đấu
    Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
    Chiến đoàn đổ bộ Lữ đoàn 9 TQLC:
    • Tiểu đoàn 1/7 TQLC
    • Tiểu đoàn 2/4 TQLC
    • Tiểu đoàn 3/3 TQLC
    • Tiểu đoàn 3/7 TQLC (Special Landing Force)
    • Đại đội (C) pháo 155 mm thuộc tiểu đoàn 2/ trung đoàn 12 pháo binh của thủy quân lục chiến Mỹ.
    • Đại đội súng cối 106,7 mm thuộc tiểu đoàn 3/ trung đoàn 12 pháo binh TQLC.
    • Đại đội xe tăng hỗn hợp M24-M41 thuộc Sư đoàn 1 TQLC Mỹ
    • Tiểu đoàn xe thiết giáp M113 số 2 thuộc Trung đoàn 7, sư đoàn 1 TQLC Mỹ.
    • Liên đội 6 thuộc Liên đoàn không quân của TQLC Mỹ đóng tại Đà Nẵng.
    Tổng cộng khoảng 5.500 quân nhân chiến đấu trên đất liền.
    Ngoài ra còn có tuần dương hạm USS Galveston và khu trục hạm USS Orleck yểm trợ ngoài khơi với 8 khẩu 127 mm và 6 khẩu 138 mm, 7 tàu đổ bộ USS Bayfield, USS Iwo Jima, USS Talladega, USS Cabildo, USS Point Defiance và USS Vernon City2.


    Tàu tuần dương USS Port Royal (CG-73) thuộc lớp Ticonderoga trang bị tên lửa điều khiển, hạ thủy năm 1992.
    Trong giai đoạn càn quét sau trận Vạn Tường còn có sự tham gia của Tiểu đoàn 1/7 TQLC Hoa Kỳ và 2 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa(QLVNCH) là Tiểu đoàn 3 TQLC và Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 512.

    Quân Giải phóng miền Nam cho rằng lực lượng Hoa Kỳ tham gia chiến đấu trên đất liền bao gồm 7.000 đến 8.000 người3.

    Quân Giải phóng miền Nam (QGP)
    Trung đoàn 1 (tức Trung đoàn Ba Gia thuộc Quân khu V - Quân Giải phóng) gồm 4 tiểu đoàn 40, 45, 60 và 903; Đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi4.
    Thực chất chỉ có tiểu đoàn 40 và Sở chỉ huy nhẹ của E1 đóng quân tại các thôn An Thái 1, An Lộc và Vạn Tường, còn tiểu đoàn 60 đóng ở Lộc Tự, Châu Phước dưới chân phía Đông Nam núi Phổ Tĩnh; tiểu đoàn 45 và tiểu đoàn 90 và Trung đoàn bộ E1 đóng ở Châu Bình, rìa phía Đông núi Phượng Hoàng.

    Trước khi chiến dịch bắt đầu, phía Hoa Kỳ dự đoán lực lượng QGP bao gồm 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 1 và 2 đại đội thuộc các đơn vị khác, tổng cộng vào khoảng 2.000 người2.
    Những thông tin do Mỹ thu thập được về việc toàn bộ Trung đoàn Ba Gia có mặt tại Vạn Tường ngày 18/8/1965 là không chính xác.

    Bối cảnh
    Vào đầu tháng 8, phía Hoa Kỳ nhận được nhiều tin tình báo về việc Trung đoàn 1 QGP đang tiến gần đến căn cứ Chu Lai. Trung đoàn 4 TQLC Mỹ cho 1 tiểu đoàn kết hợp với Trung đoàn 51 QLVNCH mở chiến dịch Thunderbolt (6 tháng 8 đến 7 tháng 8 năm 1965) tìm kiếm Trung đoàn 1 QGP ở phía nam sông Trà Bồng, nhưng không tìm được dấu hiệu nào cho thấy có lực lượng lớn của QGP hiện diện tại khu vực này.

    Tám ngày sau khi Thunderbolt chấm dứt, liên quân Mỹ-VNCH cuối cùng đã xác định được vị trí của Trung đoàn 1.
    Vào ngày 15 tháng 8, một trinh sát của Trung đoàn 1 sang đầu hàng lực lượng QLVNCH1,3.

    Trong cuộc thẩm vấn tại bộ tư lệnh của tướng Nguyễn Chánh Thi, nguyên tư lệnh Quân đoàn 1 QLVNCH, người này khai rằng lực lượng của Trung đoàn một trong khu vực Vạn Tường lúc đó bao gồm 2 tiểu đoàn 60 và 80, cộng thêm Đại đội 52 và một Đại đội của Tiểu đoàn 45, ước lượng có vào khoảng 1.500 người2.


    Trung tướng Nguyễn Chánh Thi

    Tướng Thi, người trực tiếp thẩm vấn tù binh, tin lời khai của hàng binh và chuyển thông tin này cho tướng Lewis W. Walt, chỉ huy lực lượng TQLC Hoa Kỳ tại Việt Nam.

    General Lew Walt, U.S. Marine Corps

    (Chỉ sau khi chiến dịch chấm dứt, qua thẩm vấn tù binh, phía Hoa Kỳ mới biết rằng lực lượng Trung đoàn 1 có mặt trong thời gian này tại Vạn Tường bao gồm toàn bộ 4 tiểu đoàn của Trung đoàn 12.)

    Trong vòng 2 ngày sau đó, các bộ tham mưu của Quân đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ (III Marine Amphibious Corps – III MAF), Sư đoàn 1 TQLC, chiến đoàn không quân và Trung đoàn 7 đã tập hợp lực lượng và lên kế hoạch tấn công với lực lượng bao gồm 2 tiểu đoàn, một đổ bộ từ biển và một được trực thăng vận.
    Sư đoàn TQLC điều động 2 tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Oscar F. Peatross, trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 TQLC vừa mới đến Việt Nam.
    Theo yêu cầu của Tướng Walt, một tiểu đoàn thuộc Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt (LLĐBĐB) được phái làm lực lượng dự bị.
    Vào lúc này LLĐBĐB đang đóng quân tại vịnh Subic, cách đó 720 dặm. Do vậy mà ngày N được ấn định là ngày 18 tháng 8.

    Kế hoạch hành quân của phía Mỹ

    Kế hoạch hành quân chiến dịch Starlite

    Sáng ngày 17, kế hoạch của cuộc Hành quân Ánh sáng sao hoàn thành.
    Lúc 06:30 ngày 18, Tiểu đoàn 3 của Trung tá Joseph E. Muir thuộc Trung đoàn 3 đổ bộ vào khu bờ biển có mật danh là Green Beach, chặn đường rút lui về phía nam.
    Đại đội I và K đổ bộ trong đợt đầu, đại đội L là lực lượng dự bị sẽ đổ bộ tiếp theo sau khi 2 đại đội đầu ngoặt về hướng tây-bắc.
    Đại đội M, đại đội còn lại của Tiểu đoàn 3, hành quân từ căn cứ Chu Lai về phía nam, vượt sông Trà Bồng án ngữ trên địa thế cao chặn đường rút lui ở phía bắc.
    Ngay sau giờ G, Tiểu đoàn 2 của Trung tá Joseph R. Fisher thuộc Trung đoàn 4 sẽ được trực thăng vận xuống 3 bãi đáp (landing zone) Đỏ, Trắng và Xanh, mỗi bãi cách nhau khoảng 2 km, tạo hình vòng cung phía Tây-Nam của Vạn Tường.
    Hai tiểu đoàn sẽ hợp quân khi Đại đội H từ bãi đáp Blue nối liên lạc với Đại đội I phía ngoài thôn An Cường (2). Sau đó 2 tiểu đoàn sẽ hành quân hướng ra biển xuyên qua làng Vạn Tường.

    Thực chất đây là chiến thuật "bủa lưới phóng lao", một chiến thuật quan trọng trong chiến lược "tìm và diệt" của quân Mỹ do đại tướng Westmoreland khởi thảo và tổ chức thực hiện.

    Kế hoạch phòng ngự, phản công của Quân Giải Phóng
    Do phát hiện được một quân nhân đã đầu hàng địch và khai báo, ngày 15/8/1965, Ban chỉ huy E1 QGP đã bố trí lại lực lượng.
    Điều D60 đến chân núi Phổ Tĩnh, đưa D45, D90 và Sở chỉ huy chính của Trung đoàn xuống Châu Bình.
    Ngày 17/8/1965, tổ chức diễn tập hiệp đồng.
    Cách đánh chung là phân tán lực lượng vào các làng xã với đội hình chiến đấu cấp trung đội là chủ yếu; kết hợp phòng thủ khu vực với phòng ngự cơ động, mở các đợt phản công vào phía sau và hai bên sườn đội hình tiến quân của Mỹ; sử dụng dân quân, du kích đánh vào đội hình hậu cần của các trung đoàn tiến công của Mỹ; sử dụng phương pháp cận chiến, đánh nhanh, cơ động nhanh, không cho quân Mỹ mở cuộc tấn công tổng lực và buộc Mỹ phải hạn chế sử dụng phi pháo (do sợ bắn nhầm vào quân nhà).

    Diễn biến trận đánh
    Khai trận lúc 6 giờ 15 sáng 18/8/1965, không quân của TQLC Mỹ cho xuất kích 20 lần chiếc F-4 và A-4, ném 18 tấn bom sát thương, bom napalm xuống Vạn Tường và các địa điểm lân cận.
    Các pháo hạm trên biển bắn phá dọn bãi cho D2/E4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng và D3/E3 TQLC đổ bộ bằng tàu LCU. 6 giờ 30, 2 đại đội thuộc D3/E3 TQLC có 5 xe tăng M-48, 3 xe tăng phun lửa M-67 dùng tàu LCU đổ bộ lên An Cường (mật danh Green Beach - Vịnh xanh), hình thành vòng vây phía Nam; đánh chiếm thôn An Cường 1 và tiến quân về phía Tây.
    6 giờ 45, C1/D4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống thôn Bình Phước (trên bản đồ là bãi đỏ - LZ Red), C2, C3/D4 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Long (trên bản đồ là bãi trắng - LZ White), C4/D4 +C4/D3 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Thạnh Tây (bãi xanh - LZ Blue), hình thành cánh quân bao vây phía Tây.
    Từ Chu Lai, C1 và C2/D3 TQLC có 8 xe tăng M41 và 18 xe bọc thép M113 đột kích theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống, hình thành cánh quân bao vây phía Bắc.
    Ý đồ của Bộ chỉ huy Mỹ là dồn lực lượng QGP ra biển, buộc họ phải giao chiến trên địa bàn trống trải.
    Ở đó, không quân, pháo binh và xe tăng - thiết giáp Mỹ có thể phát huy hết khả năng tác chiến.

    Ở phía Tây Nam Vạn Tường, cánh quân của D3 + C7/D4 TQLC Mỹ tiến đến Lạc Sơn đã phải dừng lại vì D40/E1 và Đại đội trinh sát thuộc E1 QGP phòng ngự, chốt chặn tại điểm cao BANANA (Cao điểm 30 thuộc thôn An Cường 2).
    D3/E3 TQLC phải đưa thêm 1 đại đội vào tham chiến, tổ chức nhiều đợt ném bom, bắn phá mới vượt qua chốt của QGP, đến trưa 18/8 mới chiếm được thôn An Cường 2 và hội quân với C4/D3 sau khi đã bị tổn thất khoảng 1 trung đội.

    Sau khi cho trực thăng và pháo binh bắn phá dọn bãi, quân Mỹ tổ chức một đoàn gồm 5 xe thiết giáp chở quân loại LVT và 3 tăng phun lửa M-67 tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường đi theo con đường mòn giữa An Thái và Nam Yên tấn công D40 và D60/E1 QGP.
    Lợi dụng địa hình kín đáo, các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 chờ cho đoàn xe TQLC Mỹ đến cách 50m mới nổ súng. Bằng súng không giật, súng chống tăng B40 và lựu đạn phóng AT, QGP đã bắn cháy 4 chiếc đi đầu ngay trong loạt đạn đầu. Những chiếc còn lại hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy. Tiểu đội trưởng Hồ Công Thám chỉ huy tiểu đội của mình dùng lựu đạn AT và lựu đạn diệt tiếp 3 xe. Phía Mỹ ghi nhận họ đã mất 5 xe tăng và xe bọc thép trong trận phục kích này, cùng với đó là 5 lính Mỹ chết và 17 người khác bị thương.

    Do không xác định dược vị trí đóng quân của QGP, hai đại đội thuộc D3/E3 TQLC Mỹ đã đổ bộ xuống ngay trước trận địa của D60/E2 QGP và bị tập kích ngay từ lúc máy bay trực thăng còn ở trên không. 4 máy bay trực thăng H-34 bị bắn rơi.
    TQLC Mỹ phải gọi trực thăng vũ trang HU-1A đến chi viện và chiếm được Cao điểm 43 sau khi đã bị tổn thất hơn 150 quân.
    Chiều 18/8/1965, D45/E2 QGP nằm ngoài vòng vây từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng cánh quân đổ bộ đường biển của TQLC Mỹ. Bị đánh bất ngờ từ sau lưng D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ phải xoay chính diện về hướng Tây Nam để chống lại các mũi tập kích của D45/E1 QGP. Do đó cánh quân này đã bị hở sườn phía Bắc, bị D40/E1 QGP phản kích và buộc phải lùi về co cụm tại Bình Hòa với sự yểm họ của các xe tăng và trực thăng vũ trang.

    Phối hợp với chiến trường chính, chiều 18/8/1965, Đại đội 21 bộ đội địa phương (QGP) tỉnh Quảng Ngãi mở mũi đột kích sâu từ Tây Hy, qua Thượng Hòa xuống Lệ Thủy, phối hợp với du kích các xã Đồng Lễ và Bình Trị đánh vào sau lưng cánh quân của D3/E7 TQLC Mỹ, buộc cánh quân này phải tập trung đối phó, không chi viện được cho cánh quân của D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ. Trong khi dùng hỏa lực yểm hộ cho D3/E7 TQLC Mỹ, thêm 3 máy bay trực thăng HU-1A bị bắn rơi tại thôn Lệ Thủy.
    Lợi dụng vòng vây bị đứt đoạn giữa cánh Bắc và cánh Nam của TQLC Mỹ, đêm 18 rạng ngày 19/8/1965. Trung đoàn Ba Gia đã rút được phần lớn sở chỉ huy nhẹ và tiểu đoàn 40 ra khỏi vòng vây.
    Riêng đại đội trinh sát phòng ngự độc lập tại Cao điểm 45 (núi Đầm Tái, thôn Vạn Tường) bị tổn thất hầu hết quân số.
    Từ ngày 19/8 đến ngày 24/8, TQLC Mỹ càn quét khu vực Vạn Tường và các xã lân cận nhưng chỉ bắt được một số ít thương binh QGP chưa kịp rút ra và nhiều thường dân.

    Ý nghĩa chiến thuật, chiến lược của trận đánh
    Quân Giải phóng cũng coi đây là một trận thắng lớn sau khi đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 900 lính Mỹ, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay (Mỹ chỉ thừa nhận có 51 người chết và 203 người bị thương).
    Trong cuộc hành quân Ánh sáng sao, quân Mỹ hoàn toàn chủ động tổ chức hành quân, lựa chọn chiến trường, đối tượng, thời gian và cách đánh, tập trung lực lượng gấp bội đối phương và có ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, nhưng biểu tượng "sức mạnh của Hoa Kỳ" đã thất bại.
    Bình luận về cách đánh tài tình của QGP miền Nam, hãng AP (Mỹ) thuật lại lời một số sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân "Ánh sáng sao":

    "Trận đánh này giống như trận đánh Ô-ki-na-oa trong chiến tranh thế giới thứ hai…Việt cộng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. Việt cộng xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…".

    Rõ ràng thua ở trận Vạn Tường quân Mỹ không thể đổ lỗi cho sự bị động.
    Chiến thắng này đã mở đầu cho cao trào diệt Mỹ, khẳng định Quân Giải phóng có khả năng đánh bại hoàn toàn quân đội Mỹ, dù quân đội Mỹ có thể đông quân, hùng hậu về vũ khí trang bị và khả năng cơ động nhanh. Đánh giá về trận này, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói:
    "Nếu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, trận Stalingrad là một bước ngoặt chứng minh quân phát xít Hitler không phải là không đánh được, thì chúng ta cũng có thể coi trận Vạn Tường là một bước ngoặt chứng minh một cách hùng hồn rằng quân giải phóng miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại được quân đội Mỹ trong điều kiện chúng có mọi ưu thế tuyệt đối về binh khí và hỏa lực so với quân giải phóng".


    Thượng tướng Nguyễn Chơn (1927–30 tháng 12 năm 2015) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1970), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Cái này gọi là Quân Giải phóng miền Nam (QGP)?

    Chú thích
    Chú giải 1: Jack Shulimson & Charles M. Johson: U.S. Marines in Vietnam:The Landing and the Buildup, 1965 Chapter 5: STARLITE: The first Big Battle
    Chú giải 2: Operation Starlite from USMC History Division, trang 88. Item Number 1201063060 on Vietnam Center and Archive
    Chú giải 3: Thượng tướng Nguyễn Chơn, Trận đánh Vạn Tường
    Chú giải 4: Đại tá Trần Quý Cát & Đại tá Phạm Ngọc Trầm, Thế trận Vạn Tường
    1. ^ http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Ti...3/08/3A923A32/
    2. ^ http://www.quangngai.gov.vn/quangnga...#432;ợng tướng Nguyễn Chơn, Trận đánh Vạn Tường
    3. ^ http://www.1stmarinedivisionassociat...r/starlite.htm
    4. ^ http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/c...1201063060.pdf
    5. ^ http://baotintuc.vn/giai-mat/chien-t...7113027556.htm
    6. ^ http://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/70-...vien-chinh-my-

  4. #294
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cướp chính quyền năm 1945!

    Cách nay đúng 73 năm, Việt Minh thành công trong việc lật đổ chính quyền của vua Bảo Đại ở Hà-Nội

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 19 tháng 08, 1945
    • 1945 – Cách mạng tháng Tám: Việt Minh huy động nhân dân Hà Nội giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Hà Nội(hình).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...A0_N%E1%BB%99i
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...h-nay-ung.html

    Vì biết là nói láo nên không có trang tiếng Anh, tiếng Pháp

    Tổng khởi nghĩa Hà Nội
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Tổng khởi nghĩa Hà Nội năm 1945 là sự kiện nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính phủ Đế quốc Việt Nam vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

    Bối cảnh lịch sử
    Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945, tình hình chính sự Hà Nội ngày càng trở nên nóng bỏng hơn do những biến động của Chiến tranh thế giới thứ hai.
    Quân đội Nhật liên tiếp chịu hết thất bại này tới thất bại khác trên các mặt trận trước quân đội Đồng Minh. Trong thời điểm đó, lãnh đạo Việt Minh đã chỉ thị tiến hành các cuộc tiếp xúc bí mật với Khâm sai Phan Kế Toại, người đại diện cho triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc, đề nghị ông đứng về phía Việt Minh.


    Khâm sai Phan Kế Toại
    Ông Toại đang phân vân trước lời mời tham chính của Việt Minh.


    Chỉ thị của Hồ Chí Minh về tổng khởi nghĩa


    Cái này mới đúng nè

    Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông Trần Tử Bình và Nguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh - do ông Khang làm chủ tịch và bốn ủy viên: Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và Nguyễn Quyết cùng cố vấn Trần Đình Long - để gấp rút chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.

    [img] https://s20.postimg.cc/t3hvnff25/Le_Trong_Nghia.png [/img]
    Lê Trọng Nghĩa (1922 - 22 tháng 2 năm 2015) là đại biểu Quốc hội khóa I, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam


    Học hết tiểu học, năm 15 tuổi, Nguyễn Quyết lên Hà Nội làm việc và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1939, ông được Đảng Cộng sản Đông Dương cử về xây dựng phong trào phản đế ở Hưng Yên

    Ủy ban khởi nghĩa sẽ trực tiếp tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng gây hoang mang cho chính phủ Trần Trọng Kim trước khi đi tới việc giành chính quyền.
    Đồng thời gia tăng vận động để ông Phan Kế Toại nhanh chóng có quyết định từ chức và giao chính quyền cho Việt Minh, qua đó hạn chế những sự cố gây đổ máu cho lực lượng cách mạng.
    Khâm sai Phan Kế Toại đã gặp Nguyễn Khang, người do Xứ Ủy Bắc Kỳ cử đến.
    Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Đế quốc Việt Nam và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.


    Ngay sau đó, chính quyền thân Nhật Đế quốc Việt Nam thành lập Uỷ ban Chính trị để đàm phán với Việt Minh. Ủy ban này đề nghị Việt Minh:

    "Đằng nào các ông cũng thắng, nhưng để điều đình với Đồng Minh sẽ vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, đề nghị vùng nông thôn cách thành phố 15km là thuộc quyền các ông, còn thành phố cần có nhân sĩ, trí thức đứng ra giao dịch với Đồng Minh".

    Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát:

    "giao dịch với Đồng Minh lúc này, ngoài Việt Minh không ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả".

    Sau cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Tư vấn ngày 16/8/1945, Phan Kế Toại được chính quyền Huế chấp nhận từ chức ngày 17/8/1945, Một số các phụ tá của ông cùng với các quan chức cấp cao của chính quyền Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc chạy trốn vào kinh đô Huế.

    Ngày 17 tháng 8 năm 1945

    Phủ Khâm Sai (Bắc Bộ Phủ) 19/8/1945

    Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền. Hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, trên bao lơn nhà hát lớn, cờ quẻ ly được kéo lên, mọi người hát vang bài Tiếng Gọi Thanh Niên và hoan hô chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi độc lập, họ hô to "Việt Nam độc lập muôn năm".

    Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng trương cờ đỏ sao vàng và hô to "Ủng hộ Việt Minh".

    Họ tạo ra một sự hỗn loạn cực độ phá vỡ chương trình tổ chức. Ban tổ chức cố gắng lập lại trật tự nhưng không thể nào kiểm soát nổi tình hình. Theo một tín hiệu đã định trước, nhiều đội viên đội Danh dự của Việt Minh (chuyên ám sát các đối thủ chính trị của Việt Minh) nhảy lên khán đài với súng ngắn trong tay dồn các viên chức Đế quốc Việt Nam vào một góc, hạ cờ Đế quốc Việt Nam xuống, trương cờ đỏ sao vàng lên.

    Các cán bộ tuyên truyền Việt Minh chuyển sang vừa hô khẩu hiệu vừa kêu gọi quần chúng ủng hộ họ nhưng không có kết quả. Quần chúng không muốn tiếp tục cuộc mít tinh, sự náo động bắt đầu xảy ra.

    Cuối cùng Nguyễn Khang phát biểu kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh với lập luận Việt Nam đã giành độc lập từ tay người Nhật chứ không phải từ tay Pháp, nay Nhật đã bị đánh bại và Việt Nam được tự do, đồng thời kết tội Chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam phục vụ quyền lợi nước ngoài và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc. Cuộc mít tinh sau đó đã biến thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng do Việt Minh điều khiển. Nhiều lính bảo an cũng khoát súng đi theo.

    Sau cuộc biểu tình Việt Minh phân phát cờ đỏ cho dân chúng để đón quân giải phóng sắp ở chiến khu về. Hàng trăm, hàng ngàn người vào Bắc bộ phủ hô đả đảo phát xít, hoan hô giải phóng, hô hào dân chúng đi chiếm các công sở.

    Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc - An toàn khu của Xứ uỷ tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp khảo sát tình hình Hà Nội trở về đã trao đổi với ông Trần Tử Bình và đi tới quyết định: Dựa trên chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ tới lệnh của Trung ương.
    Quyết định quan trọng này được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi có tin Nhật đầu hàng Đồng Minh và Pháp còn đang lúng túng trong chính sách cụ thể đối với Việt Nam và Đông Dương.

    Việc chớp thời cơ này thật táo bạo vì lúc đó Ủy ban khởi nghĩa chỉ dựa hoàn toàn vào sức mạnh của chính nhân dân thủ đô, với các tổ tự vệ chiến đấu mà chưa có sự hỗ trợ của đội quân giải phóng từ Trung ương và các chiến khu.

    Sáng ngày 18 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau.

    Ngày 19 tháng 8 năm 1945: Tổng khởi nghĩa Hà Nội
    Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này.
    Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà thành.

    Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông.

    Nguyễn Xuân Chữ

    Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh.

    Nhưng quân đội Nhật đã can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây quanh trại, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Ông Nguyễn Khang và ông Trần Tử Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo phân tích thì quân Nhật đã rất rệu rã, không còn tinh thần chiến đấu cao và muốn bảo toàn lực lượng khi rút về nước. Hơn nữa nếu quân đội Nhật cố ngăn cản thì cũng không được lợi ích gì vì bản thân chính quyền do họ dựng lên quá yếu ớt, không thể đối trọng với sức mạnh của Việt Minh. Đúng như dự đoán, sau khi tiếp nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa, Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.
    Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão).

    Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công.
    Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng.
    Kết quả đàm phán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Hà Nội bởi phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang của Nhật mà còn loại trừ mọi hy vọng của các lực lượng chính trị khác vào khả năng đảo ngược tình thế tại thủ đô vào thời điểm đó.

    Ngay 19 tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế.

    Ngày 20 tháng 8, khoảng 10 giờ 30 sáng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng Lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại Vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ.

    Ngày 21 tháng 8 tại Huế phong trào Việt Minh bùng nổ. Tướng tư lệnh Nhật đã nhận được chỉ thị của Đông Kinh phải giữ ngôi cho Hoàng đế Bảo Đại, đã bàn với Thủ tướng Trần Trọng Kim như sau:

    "Mặc dù nước Nhật đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại đây vẫn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho tới khi quân đội Đồng minh đến tiếp thu. Xin ngài hãy làm văn thư yêu cầu để chúng tôi tái lập trật tự."

    nhưng Thủ tướng đã từ chối sự giúp đỡ của họ.

    Đại tướng Nhật cũng vào yết kiến vua Bảo Đại xin tái lập trật tự để bảo vệ ngai vàng nhưng cũng bị từ chối.

    Thắng lợi ở Hà Nội lập tức kéo theo một sự rung động và làm tan vỡ hệ thống chính quyền thân Nhật ở toàn vùng. Các tỉnh trưởng, thị trưởng Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Nguyên... đang ngóng trông tin từ Hà Nội, phải vội vàng chuyển sang tìm gặp và theo Việt Minh ở địa phương.
    Ngày 23 tháng 8, chính quyền cách mạng ở Hải Phòng được thành lập.

    Xem thêm
    • Cách mạng tháng Tám
    • Đế quốc Nhật
    • Cao trào kháng Nhật cứu nước
    • Khởi nghĩa Ba Tơ

    Tham khảo
    1. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 301, 302
    2. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 310
    3. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 302, 303
    1. ^ Lê Trọng Nghĩa, "Nhớ anh Nguyễn Khang", báo Tiền Phong Chủ Nhật, (13/8/2005)
    2. ^ Trần Tử Bình, "Sống lại những giờ phút lịch sử" (hồi ký), Hà Nội, 1965
    3. ^ Lê Trọng Nghĩa, "Nhớ anh Trần Tử Bình trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám", Tạp chí Xưa và Nay (số 217) (8/2004)
    4. ^ Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, PGS, TS Lê Duy Chương, Báo điện tử Quân đội Nhân dân, 15/08/2010

    Đây mới là sự thật:

    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ki-so-15.html
    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ki-so-16.html
    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ki-so-17.html

    HỒI KÝ NGUYỄN XUÂN CHỮ
    http://newvietart.com/index3.2860.html
    Last edited by nguoi gia; 20-08-2018 at 12:52 AM.

  5. #295
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 78 năm, Lev Trotsky bị Ramón Mercader giết ở Mexico

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 20 tháng 08, 1940
    • 1940 – Tại thành phố México, nhà cách mạng lưu vong người Nga Lev Trotsky (hình) bị trọng thương Ramón Mercader tấn công và qua đời vào ngày sau đó.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Lev_Davidovich_Trotsky
    https://en.wikipedia.org/wiki/Leon_Trotsky
    https://fr.wikipedia.org/wiki/L%C3%A9on_Trotski
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...giet-cach.html

    Lev Davidovich Trotsky



    Chức vụ
    Bộ trưởng dân uỷ Quân đội và Hải quân
    Nhiệm kỳ 13 tháng 3 năm 1918 – 15 tháng 1 năm 1925
    Tiền nhiệm Nikolai Podvoisky
    Kế nhiệm Mikhail Frunze

    Bộ trưởng dân uỷ Ngoại giao
    Nhiệm kỳ 8 tháng 11 năm 1917 – 13 tháng 3 năm 1918
    Tiền nhiệm Mikhail Tereshchenko
    Kế nhiệm Georgy Chicherin

    Chủ tịch Xô viết Petrograd
    Nhiệm kỳ 8 tháng 10 năm 1917 – 8 tháng 11 năm 1917

    Thông tin chung
    Đảng phái Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Sĩ, Đảng Cộng sản Liên Xô,
    Đối lập cánh Tả, Đệ Tứ Quốc tế
    Quốc tịch Nga
    Sinh 7 tháng 11, 1879, Kherson, Đế quốc Nga
    Mất 21 tháng 8, 1940 (60 tuổi), Coyoacán, Quận Liên bang Mexico, México
    Tôn giáo Vô thần

    Lev Davidovich Trotsky (tiếng Nga: Лев Давидович Трóцкий (trợ giúp·chi tiết), tiếng Ukraina: Лев Давидович Троцький Lev Davidovich Trotsky, cũng được dịch là Leo, Lyev, Trotski, Trotskij, Trockij và Trotzky) (7 tháng 11 [cũ 26 tháng 10] năm 1879 – 21 tháng 8 năm 1940), tên khi sinh Lev Davidovich Bronstein (tiếng Nga và tiếng Ukraina: Лeв Давидович Бронштéйн), là một nhà lý luận cách mạng Bolshevik và Marxist.
    Ông là một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chỉ sau Lenin.
    Trong những ngày đầu lịch sử Liên Xô, ông làm dân uỷ ngoại giao và sau này là người thành lập và chỉ huy Hồng quân và dân uỷ chiến tranh.
    Ông cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ chính trị.
    Sau khi lãnh đạo một cuộc đấu tranh thất bại của Cánh Tả Đối lập chống lại các chính sách và sự thăng tiến của Joseph Stalin trong thập niên 1920 và sự tăng cường quan liêu tại Liên Xô, Trotsky bị đưa ra khỏi Đảng Cộng sản và trục xuất khỏi Liên Xô.


    Iosif Vissarionovich Stalin (phát âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪn (trợ giúp·chi tiết), tiếng Nga: Иосиф Сталин, thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

    Là một người ủng hộ Hồng quân can thiệp chống lại chủ nghĩa Phát xít ở châu Âu từ những ngày đầu tiên, Trotsky cũng phản đối các hiệp định hoà bình của Stalin với Adolf Hitler trong thập niên 1930.


    Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] ( nghe) (phiên âm : A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistis che Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.


    Với tư cách người lãnh đạo Đệ Tứ Quốc tế, Trotsky trong tình trạng bị trục xuất tiếp tục phản đối chính sách quan liêu Stalin tại Liên Xô, và cuối cùng bị ám sát tại México bởi Ramón Mercader, một điệp viên Liên Xô.

    Jaime Ramón Mercader del Río (7 February 1913 – 18 October 1978), more commonly known as Ramón Mercader, was a Spanish communist and NKVD agent who assassinated the Russian Bolshevik revolutionary Leon Trotsky in Mexico City in August 1940.


    Các ý tưởng của Trotsky đã hình thành nên nền tảng của Chủ nghĩa Trotsky, một thuật ngữ xuất hiện ngay từ năm 1905 bởi cách đối thủ của ông nhằm tách biệt nó khỏi Chủ nghĩa Marx. Các ý tưởng của Trotsky vẫn là một trường phái Marxist chính dù nó đối lập với các lý thuyết của Chủ nghĩa Stalin.
    Ông là một trong số ít nhân vật chính trị không bao giờ được phục hồi dưới chính phủ của Nikita Khrushchev trong những năm 1950. Giữa Trotsky và Stalin có sự mâu thuẫn, điều này dẫn đến việc Trotsky bị trục xuất và cuối cùng là bị ám sát sau khi Stalin lên cầm quyền.


    Nikita Sergeyevich Khrushchyov (phiên âm tiếng Việt: Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp; tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA: [nʲɪˈki.tə sʲɪrˈɡʲe.jɪ.vʲɪ̈t ʃʲ xrʊˈʃʲːof] ( nghe); tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.


    Trước cuộc Cách mạng năm 1917
    Tuổi thơ và gia đình (1879-1896)
    Lev Davidovich Bronstein là tên khai sinh của Leon Trotsky, ông sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879, tại Yanovka, Tỉnh Kherson của Đế quốc Nga (ngày nay là Kirovohrad Oblast, Ukraina), một làng nhỏ. Ông là con thứ năm trong một gia đình nhà nông giàu có, David Leontyevich Bronstein (1847–1922) và Anna Bronstein (mất năm 1910). Đây là một gia đình Do Thái, dù họ không theo đạo. Các ngôn ngữ sử dụng trong gia đình ông là tiếng Nga và tiếng Ukraina chứ không phải tiếng Yiddish. Em gái của Trotsky, Olga, lấy Lev Kamenev, một lãnh tụ Bolshevik.

    https://s20.postimg.cc/afu7cq9lp/Khe...kraine_svg.png
    Kherson Oblast (Ukrainian: Херсонська область, translit. Khersons’ka oblast’; also referred to as Khersonshchyna – Ukrainian: Херсонщина) is an oblast (province) in southern Ukraine, just north of Crimea. Its administrative center is Kherson


    https://s20.postimg.cc/t862gdql9/Lev...ev_in_1922.jpg
    Lev Borisovich Kamenev (tiếng Nga: Лев Бори́сович Ка́менев, IPA: [ˈlʲɛf bɐˈrʲisəvʲɪtɕ ˈkamʲɪnʲɪf] ( nghe);; 18 tháng 7 [OS 06 tháng 7] 1883-25 tháng 8 năm 1936), tên khi sinh Rozenfeld (tiếng Nga: Розенфельд), là một nhà cách mạng Bolshevik và nhà chính trị nổi bật của Liên Xô.

    Khi Trotsky lên chín, cha ông gửi ông tới Odessa để học tập và ông đăng ký vào một trường Đức, đã Nga hoá khi ông còn ở Odessa.[cần dẫn nguồn] Như Isaac Deutscher đã chỉ ra trong cuốn tiểu sử Trotsky của ông, Odessa khi ấy là một thành phố cảng đang phát triển mạnh, không giống kiểu thành phố điển hình của Nga thời ấy. Môi trường này thuận lợi cho quá trình học tập và phát triển của ông.


    Bản đồ Ukraina với Odesa được tô đậm.

    Dù đã viết trong cuốn tự truyện Đời tôi rằng ông không bao giờ nói trôi chảy một thứ tiếng ngoại quốc nào trừ tiếng Nga và tiếng Ukraina, Raymond Molinier viết rằng Trotsky sử dụng tốt tiếng Pháp.

    Hoạt động cách mạng và bị trục xuất (1896-1902)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/i8kv4u5bx/ale...kolovskaia.jpg
    Aleksandra Lvovna Sokolovskaya (Russian: Александра Львовна Соколовская; 1872 – c. 1938) was a Russian Marxist revolutionary and Leon Trotsky's first wife. She perished in the Great Purges no earlier than 1938.


    Tại Siberia, Trotsky nhận thức được sự chia rẽ bên trong đảng, vốn đã thiệt hại nhiều sau những cuộc bắt giữ năm 1898 và 1899. Một số nhà dân chủ xã hội được gọi là "các nhà kinh tế" cho rằng đảng phải tập trung vào việc giúp đỡ công nhân công nghiệp cải thiện cuộc sống của họ. Những người khác cho rằng việc lật đổ chế độ quân chủ có tầm quan trọng lớn hơn và một đảng cách mạng được tổ chức tốt và có kỷ luật là điều cốt yếu. Nhóm sau này được hướng dẫn bởi tờ báo Iskra có trụ sở tại Luân Đôn, và được thành lập năm 1900. Trotsky nhanh chóng theo lập trường của Iskra.

    Lần di cư đầu tiên và cuộc hôn nhân thứ hai (1902-1903)
    Trotsky trốn khỏi Siberia vào mùa hè năm 1902. Có tin nói rằng ông đã lấy tên của một cai tù tại nhà tù Odessa nơi ông từng bị giam giữ trước đây, và cái tên này đã trở thành biệt danh cách mạng chính của ông. Khi đã ở nước ngoài, ông tới London gặp Georgy Plekhanov, Vladimir Lenin, Julius Martov và những biên tập viên khác của tờ Iskra. Dưới bút danh Pero ("lông vũ" hay "bút" trong tiếng Nga), Trotsky nhanh chóng trở thành một trong các cây bút chính của tờ báo.

    https://s20.postimg.cc/fehprey0t/Martov_W.jpg
    Julius Martov hay L. Martov (Ма́ртов; tên thật Yuli Osipovich Zederbaum (tiếng Nga Ю́лий О́сипович Цедерба́ум)) (24 tháng 11 năm 1873 – 4 tháng 4 năm 1923) sinh ở Constantinopolis năm 1873. Là con trai của gia đình người Do Thái trung lưu, ông đã trở thành lãnh đạo phe Menshevik đầu thế kỷ 20 ở Nga.


    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Natalia Ivanovna Sedova (Russian: Ната́лья Ива́новна Седо́ва; April 5, 1882 Romny, Russian Empire– January 23, 1962, Corbeil-Essonnes, Paris, France) is best known as the second wife of Leon Trotsky, the Russian revolutionary.


    Chia rẽ với Lenin (1903-1904)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc cách mạng và phiên tòa năm 1905 (1905-1906)
    Sau các sự kiện của ngày Chủ nhật đẫm Máu (1905), Trotsky bí mật quay trở lại Nga tháng 2 năm 1905. Ban đầu ông viết những tờ rơi cho một nhà in bí mật tại Kiev, nhưng nhanh chóng đi tới thủ đô, Saint Petersburg.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Di cư lần thứ hai (1907-1914)
    Trên đường đi trục xuất tới Siberia tháng 1 năm 1907, Trotsky bỏ trốn và một lần nữa tới Luân Đôn, tại đây ông tham dự Đại hội lần thứ năm của RSDLP. Tháng 10, ông tới Viên và thường tham gia vào các hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo và, thỉnh thoảng, của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, trong bảy năm.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thế chiến I (1914-1917)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/55p8l4cel/Trotskynina1915.jpg
    Leon Trotsky với con gái Nina

    Trotsky tới Pháp ngày 19 tháng 11 năm 1914, và là phóng viên chiến tranh cho tờ Kievskaya Mysl. Tháng 1 năm 1915 ông bắt đầu biên tập cho tờ Nashe Slovo ("Tiếng nói của Chúng ta") (ban đầu với Martov, người nhanh chóng từ chức sau khi tờ báo chuyển theo cánh Tả), một tờ báo xã hội quốc tế, tại Paris. Ông chấp nhận khẩu hiệu "hoà bình không bồi thường hay sáp nhập, hoà bình không có kẻ chinh phục hay người bị chinh phục", nhưng không đi xa như Lenin, người đã ủng hộ sự thất bại của Nga trong chiến tranh và yêu cầu sự ly khai hoàn toàn với Đệ Nhị Quốc tế.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sau một cuộc nổi dậy ủng hộ Bolshevik bất thành tại Petrograd, Trotsky bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 1917, nhưng được thả ra 40 ngày sau đó sau thất bại của cuộc nổi dậy phản cách mạng bất thành của Lavr Kornilov. Sau khi những người Bolshevik giành được đa số trong Xô viết Petrograd, Trotsky được bầu làm chủ tịch ngày 8 tháng 10. Ông lại sát cánh cùng Lenin chống Grigory Zinoviev và Lev Kamenev khi Uỷ ban Trung ương Bolshevik thảo luận việc chuẩn bị một cuộc nổi dậy vũ trang và ông chỉ huy các nỗ lực lật đổ Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Kerensky lãnh đạo.
    .
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sau cách mạng Nga
    https://s20.postimg.cc/w3j5mzf31/Tro...Front-1919.jpg
    Trotsky với binh sĩ tại Mặt trận Ba Lan, 1919.

    Dân ủy ngoại giao và Brest-Litovsk (1917-1918)
    Sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền lực, Trotsky trở thành Dân uỷ Nhân dân về Ngoại giao và công bố những hiệp ước bí mật ký trước kia bởi Đồng minh Ba Nước với những kế hoạch tái phân chia thuộc địa và biên giới quốc gia thời hậu chiến.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chúng tôi bắt đầu các cuộc đàm phán hoà bình với hy vọng khuấy động đảng công nhân của Đức và Áo-Hung cũng như các nước Đồng minh khác. Vì lý do này chúng tôi buộc phải trì hoãn các cuộc đàm phán càng lâu càng tốt để mang lại thời gian cho công nhân hiểu được thực tế chính của chính cuộc cách mạng Xô viết và đặc biệt là chính sách hoà bình của nó.
    Nhưng có một câu hỏi khác: Liệu người Đức vẫn có thể chiến đấu? Liệu họ có ở lập trường để khởi động một cuộc tấn công vào cách mạng sẽ giải thích sự chấm dứt của chiến tranh? Làm cách nào chúng ta biết được tư tưởng của những người lính Đức, làm cách nào để tìm hiểu nó?

    https://s20.postimg.cc/jowdmoxvh/Whi...Of_Trotsky.jpg
    Bích chương tuyên truyền của Bạch vệ. Dòng chữ viết, "Hoà bình và Tự do tại Sovdepiya".

    Trong suốt tháng 1 và tháng 2 năm 1918, quan điểm của Lenin được ủng hộ bởi 7 thành viên Uỷ ban Trung ương Bolshevik và lập trường của Bukharin được 4 người ủng hộ. Trotsky có 4 phiếu (ông, Felix Dzerzhinsky, Nikolai Krestinsky và Adolph Joffe) và, bởi ông giữ sự cân bằng quyền lực, ông có thể theo đuổi chính sách của mình tại Brest-Litovsk. Khi ông không thể trì hoãn các cuộc đàm phán được nữa, ông rút khỏi những cuộc đàm phán ngày 10 tháng 2 năm 1918, từ chối ký kết những điều khoản khe khắt của Đức. Sau một giai đoạn ngắt quãng ngắn, các Cường quốc phe Trục cảnh báo chính phủ Xô viết rằng họ sẽ không duy trì thời gian ngừng bắn sau ngày 17 tháng 2. Tại thời điểm này Lenin một lần nữa cho rằng chính phủ Xô viết đã làm mọi việc có thể để giải thích lập trường của mình với công nhân phương Tây và rằng đây là thời điểm để chấp nhận các điều khoản. Trotsky từ chối ủng hộ Lenin bởi ông đang đợi xem liệu các công nhân Đức có nổi dậy không và liệu các binh sĩ Đức có từ chối tuân lệnh không.

    https://s20.postimg.cc/6m0r3q565/RIA...zerzhinsky.jpg
    Feliks Edmundovich Dzerzhinsky (tiếng Nga: Феликс Эдмундович Дзержинский; Ba Lan: Feliks Dzierżyński [ˈfɛlʲiks dʑerˈʐɨɲskʲi] (11 tháng 9 [cũ 30 tháng 8] năm 1877-20 tháng 7 năm 1926), là một nhà cách mạng Bolshevik Ba Lan và Nga và một chính khách Liên Xô.


    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Tình trạng sức khỏe kém của Lenin (1922-1923)
    Cuối năm 1921 sức khoẻ của Lenin xấu đi, ông không có mặt ở Moscow trong những thời gian dài, và cuối cùng bị ba cơn đột quỵ trong khoảng từ ngày 26 tháng 3 năm 1922 tới ngày 10 tháng 3 năm 1923, khiến ông bị liệt, không nói được và cuối cùng mất ngày 21 tháng 1 năm 1924. Với việc Lenin dần bị gạt ra rìa trong suốt năm 1922, Stalin (đã thăng tiến lên chức vụ mới được thành lập trong Uỷ ban Trung ương là Tổng thư ký[25] từ đầu năm đó), Zinoviev và Lev Kamenev [26] hình thành một troika (chế độ tam hùng) để đảm bảo rằng Trotsky, trên thực tế là người đứng vị trí số hai trong nước và là người kế vị Lenin, sẽ không được kế tục Lenin.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Thất bại và bị trục xuất (1927-1928)
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Ngôi nhà của Trotsky trên đảo Büyükada, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hiện nay.

    Trotsky bị trục xuất tới Alma Ata (hiện ở Kazakhstan) ngày 31 tháng 1 năm 1928. Ông bị trục xuất khỏi Liên Xô tới Thổ Nhĩ Kỳtháng 2 năm 1929, vợ ông Natalia Sedova và con trai Lev Sedov đi cùng.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lần trục xuất cuối cùng (1929-1940)
    Trotsky bị trục xuất khỏi Liên bang Xô viết tháng 2 năm 1929. Trạm dừng chân đầu tiên trong chặng đường lưu vong của ông là tại Büyükada ngoài khơi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nơi ông ở trong bốn năm. Có nhiều cựu sĩ quan Bạch vệ tại Istanbul, điều này khiến cuộc sống của Trotsky gặp nguy hiểm, nhưng một số người ủng hộ Trotsky ở châu Âu tình nguyện làm vệ sĩ cho ông.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Những tháng cuối cùng
    Sau khi cãi cọ với Diego Rivera, năm 1939 Trotsky về nhà riêng tại Coyoacán, một vùng phụ cận của Mexico City. Ông ốm, và bị cao huyết áp, và sợ rằng sẽ bị xuất huyết não. Thậm chí ông còn chuẩn bị cho mình một khả năng chấm dứt cuộc đời bằng cách tự sát.[47]
    Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Trotsky viết một tài liệu được gọi là "Di chúc của Trotsky", trong đó ông thể hiện những suy nghĩ và cảm giác cuối cùng của mình cho thế hệ sau. Sau khi mạnh mẽ bác bỏ những buộc tội của Stalin rằng ông đã phản bội lại tầng lớp lao động, ông cảm ơn những người bạn, và trên tất cả người vợ và những người đồng chí thân thiết, Natalia Sedova, về sự hỗ trợ trung thành của họ:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bị ám sát

    Nơi diễn ra vụ ám sát Leon Trotsky

    Ngày 20 tháng 8 năm 1940, Trotsky bị tấn công tại nhà ở México bởi một mật vụ của NKVD, Ramón Mercader, ông bị Mercader dùng một chiếu rìu băng chém ngập vào sọ.[49]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Theo James P. Cannon, thư ký của Đảng Công nhân Xã hội (USA), những lời cuối cùng của Trotsky là "Tôi không sống nổi sau vụ này đâu. Stalin cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ta từng không thành công trước đây."


    Mộ của Leon Trotsky tại Coyoacán, nơi chôn cất tro hỏa táng của ông.

    Phần kết
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mặt trận Thống nhất

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #296
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 50 năm, Hồng quân LX tiến vào Tiệp-Khắc không cho xứ này “Đổi mới”

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...4%83m_x%C6%B0a
    Ngày 21 tháng 08, 1968
    • 1968 – Mùa xuân Praha kết thúc tại Tiệp Khắc sau khi quân đội Khối Warszawa xâm nhập, sát hại 72 người Tiệp Khắc và bắt giữ nhà lãnh đạo Alexander Dubček.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha
    https://en.wikipedia.org/wiki/Prague_Spring
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Printemps_de_Prague
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...hong-quan.html

    Mùa xuân Praha
    Một phần của loạt bài về
    Lịch sử Tiệp Khắc



    Nguồn gốc
    Đệ nhất Cộng hoà (1918)
    Đệ nhị Cộng hoà và Thế chiến II (1938–1945)
    Đệ tam Cộng hoà (1945–1948)
    Thời kỳ cộng sản (1948–1989)
    Cách mạng Nhung và Dân chủ (1989–1992)
    Giải tán Tiệp Khắc (1 tháng 1 năm 1993)

    Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền lực, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.


    Alexander Dubček (27 tháng 11 năm 1921 – 7 tháng 11 năm 1992) là một chính trị gia người Slovak và trong một thời gian ngắn là lãnh đạo Tiệp Khắc (1968-1969), nổi tiếng về nỗ lực cải cách chế độ Cộng sản (Mùa xuân Praha). Sau này, sau khi chính phủ Cộng sản bị lật đổ năm 1989, ông là Người phát ngôn của Nghị viện Liên bang Tiệp Khắc.


    Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.

    Những cuộc cải cách, không được những người Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công, Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của một sinh viên, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.

    Sau cuộc xâm lược, Tiệp Khắc bước vào một giai đoạn "bình thường hoá": những nhà lãnh đạo sau đó đã tìm cách tái lập các giá trị chính trị và kinh tế từng có trước kia, trước khi Dubček giành được quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Gustáv Husák, người thay thế Dubček và cũng trở thành Chủ tịch nước, đã đảo ngược hầu hết các biện pháp cải cách của Dubček. Mùa xuân Praha đã trở nên bất tử trong âm nhạc và văn học như trong tác phẩm của Václav Havel, Karel Husa, Karel Kryl và Milan Kundera với cuốn tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham.


    Gustáv Husák (10 tháng 1 năm 1913 - 18 tháng 11 năm 1991) là một chính khách người Slovakia. Ông từng là một nhà lãnh đạo cộng sản lâu dài của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và từng giữ chức Chủ tịch của Tiệp Khắc (1969-1987). Thời gian cầm quyền của ông được gọi là giai đoạn "bình thường hóa" sau mùa xuân Praha.



    Václav Havel, GCB, CC (IPA: [ˈva:ʦlaf ˈɦavɛl]; 5 tháng 10 năm 1936 – 18 tháng 12 năm 2011) là nhà văn, triết gia, người bất đồng chính kiến, nhà viết kịch và chính khách người Séc. Ông là tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng và tổng thống Séc đầu tiên.



    Milan Kundera (thường được phiên âm Việt hóa là Mi-lan Kun-đê-ra, sinh ngày 1 tháng 4 năm 1929 tại Brno, Tiệp Khắc) là một nhà văn Tiệp Khắc, hiện mang quốc tịch Pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham.


    Bối cảnh
    Quá trình Phi Stalin hóa tại Tiệp Khắc đã bắt đầu từ thời cầm quyền của Antonín Novotný hồi cuối những năm 1950 và đầu 1960, nhưng diễn ra chậm hơn so với tại các nước xã hội chủ nghĩa khác thuộc Khối Đông Âu.

    Antonín Novotný (10 tháng 12 năm 1904 - 28 tháng 1 năm 1975) là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc giai đoạn 1953-1968, và cũng là Chủ tịch Tiệp Khắc 1957-1968. Ông được sinh ra ở Letnany, nay là một phần của Praha. Antonín Novotný đã trở thành một đảng viên của Đảng Cộng sản vào năm 1921. Sau đó, ông làm đại biểu Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (1935).



    Phân chia trước năm 1989 giữa "Tây" (màu xám) và "Khối Đông" (màu cam) chồng lên biên giới hiện thời: Nga (màu cam xẫm), các quốc gia khác xưa kia thuộc Liên Xô (màu cam trung bình), các thành viên của Khối Warszawa (màu cam lợt), và những chính thể cựu cộng sản khác không liên kết với Moskva (màu cam lợt nhất).


    Sau khi Nikita Khrushchev lên cầm quyền, Novotný tuyên bố đã hoàn thành chủ nghĩa xã hội, và hiến pháp mới, theo đó, đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi còn chậm chạp; việc hồi phục cho các nạn nhân thời Stalin, như những người bị kết án trong những vụ xét xử Slánský, có thể đã được xem xét ngay từ năm 1963, nhưng mãi đến năm 1967 mới diễn ra. Khi chế độ nới lỏng các quy định, Hội nhà văn Tiệp Khắc bắt đầu thận trọng lên tiếng về sự bất bình, và trên tờ tạp chí của hội, Literární noviny, các thành viên cho rằng văn học phải độc lập với học thuyết của Đảng.

    https://s20.postimg.cc/earnw2efx/Nikita_Khruchchev.jpg
    Nikita Sergeyevich Khrushchyov (phiên âm tiếng Việt: Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp; tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA: [nʲɪˈki.tə sʲɪrˈɡʲe.jɪ.vʲɪ̈t ʃʲ xrʊˈʃʲːof] ( nghe); tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tới năm 1967, chủ tịch Antonín Novotný mất sự ủng hộ. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Slovakia, Alexander Dubček, và nhà kinh tế Ota Šik lên tiếng phản đối ông tại Uỷ ban Trung ương, và Dubček đã mời thủ tướng Liên xô Leonid Brezhnev tới Praha vào tháng 12 năm ấy. Brezhnev ngạc nhiên trước mức độ sự phản đối chống lại Novotný và ủng hộ việc loại bỏ ông khỏi chức lãnh đạo Tiệp Khắc. Nhờ thế Dubček lên thay Novotný trở thành Bí thư thứ nhất ngày 5 tháng 1 năm 1968.Ngày 22 tháng 3 năm 1968, Novotný từ chức chủ tịch và bị thay thế bởi Ludvík Svoboda, người sau này cho phép cuộc cải cách diễn ra.

    https://s20.postimg.cc/ozvsinzsd/Leonid_Brezhnev.jpg
    Leonid Ilyich Brezhnev (Леони́д Ильи́ч Бре́жнев, 1906-1982) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, và vì thế là lãnh đạo chính trị của Liên bang Xô viết, từ năm 1964 đến năm 1982, giữ chức vụ này trong thời gian lâu thứ hai, chỉ sau Joseph Stalin.


    Tự do hoá và cải cách
    Công chúng Tiệp Khắc không hề biết gì về cuộc đấu tranh chính trị, và những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi khá ít. Khi thành viên đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ) Josef Smrkovský được phỏng vấn trong một bài báo của Rudé Právo, với tiêu đề "Điều gì phía trước", ông đã nhấn mạnh rằng việc chỉ định Dubček trong cuộc họp toàn thể vào tháng 1 sẽ nâng cao hơn nữa các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và duy trì vai trò của tầng lớp công nhân trong Đảng Cộng sản.
    Nhân kỷ niệm lần thứ 20 của "Tháng 2 thắng lợi", Dubček đã có một bài diễn văn giải thích sự cần thiết phải thay đổi sau thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Ông nhấn mạnh nhu cầu "tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng một cách hiệu quả hơn nữa" và thừa nhận rằng, dù có những hối thúc của Klement Gottwald nhằm có quan hệ tốt hơn với xã hội, Đảng quá thường xuyên can thiệp sâu vào các vấn đề nhỏ. Dubček tuyên bố sứ mệnh của đảng là "xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến tiếp trên những nền tảng kinh tế lành mạnh... một chủ nghĩa xã hội tương thích với các truyền thống dân chủ lịch sử của Tiệp Khắc, tương ứng với kinh nghiệm của các đảng cộng sản khác..."
    Tháng 4, Dubček đưa ra một "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận và tự do di chuyển, với sự nhấn mạnh kinh tế trên hàng hoá tiêu dùng và khả năng một chính phủ đa đảng. Chương trình dựa trên quan điểm rằng "Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ có nghĩa là giải phóng người lao động khỏi sự thống trị của tầng lớp bóc lột, mà phải tính xa hơn nữa tới một cuộc sống đầy đủ hơn cho cá nhân hơn bất kỳ tại một chế độ dân chủ tư sản nào."Chương trình sẽ giới hạn quyền lực của công an chìm và dự định liên bang hoá ČSSR thành hai nước cộng hoà có vị thế như nhau. Chương trình cũng có đề cập tới chính sách đối ngoại, gồm cả việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước phương Tây và hợp tác với Liên xô và các quốc gia cộng sản khác. Chương trình đề cập tới một khả năng về một quá trình chuyển tiếp mười năm sang các cuộc bầu cử dân chủ và một hình thức chủ nghĩa xã hội dân chủ mới có thể thay thế hình thức hiện tại.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phản ứng của Liên xô
    Phản ứng ban đầu biên trong khối Cộng sản khá khác biệt. János Kádár, lãnh đạo Hungary nhiệt liệt ủng hộ việc chỉ định Dubček vào tháng 1, nhưng Leonid Brezhnev và những người khác ngày càng lo ngại về những cuộc cải cách của Dubček, mà họ sợ rằng có thể làm suy yếu vị thế của Khối Cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh.

    Tại một cuộc họp ngày 23 tháng 3 tại Dresden, các lãnh đạo của nhóm "Warsaw Five" (Liên xô, Hungary, Ba Lan, Bulgaria và Đông Đức) đặt câu hỏi với phái đoàn của Tiệp Khắc về các cuộc cải cách, cho rằng bất kỳ cuộc trò chuyện nào về "dân chủ hoá" đều là một lời chỉ trích công khai với các chính sách khác.[29] Władysław Gomułka và Janos Kádár ít lo ngại hơn về các cuộc cải cách so với sự chỉ trích ngày càng tăng của truyền thông Tiệp Khắc, và lo lắng tình hình sẽ "giống như phần mở đầu của cuộc phản cách mạng Hungary".[29] Một số ngôn ngữ trong Chương trình hành động tháng 4 của Đảng Cộng sản Tiệp khắc đã được chọn ra để chứng minh rằng không có hành động phản cách mạng nào được sắp đặt, nhưng Kieran Williams cho rằng có lẽ Dubček ngạc nhiên, nhưng không bực bội về những đề xuất của Liên xô.


    Władysław Gomułka (vwaˈdɨswaf ɡɔˈmuwka 6 tháng 2 năm 1905 & ndash; 1 tháng 9 năm 1982) là một chính trị gia Ba Lan cộng sản. Ông là lãnh đạo của Ba Lan sau chiến tranh cho đến năm 1948. Theo Ba Lan tháng Mười ông trở thành lãnh đạo một lần nữa từ năm 1956 đến năm 1970.


    Giới lãnh đạo Liên xô tìm cách ngăn chặn hay hạn chế những thay đổi trong Tiệp Khắc thông qua một loạt các cuộc đàm phán. Liên bang Xô viết đồng ý các cuộc đàm phán song phương với Tiệp Khắc vào tháng 7 tại Čierna nad Tisou, gần biên giới Slovak-Liên xô. Tại cuộc gặp, Dubček đã bảo vệ chương trình của phái cải cách bên trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc trong khi hứa hẹn trung thành với Khối hiệp ước Warszawa và Comecon.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc tấn công của Khối Hiệp ước Warsaw
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đêm hôm đó, 200,000 lính Khối hiệp ước Warszawa và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc.[37] Đầu tiên họ chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně, nơi quân lính tiếp tục được không vận tới. Các lực lượng Tiệp Khắc bị cấm trại và bị bao vây cho tới khi mối đe doạ về một cuộc phản công đã bị loại bỏ. Tới sáng ngày 21 tháng 8 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng.[36]

    Cả România và Albania đều không tham gia vào cuộc tấn công, Albania rút khỏi Khối hiệp ước Warszawa năm 1962.
    Trong cuộc tấn công của quân đội Khối Warszawa, 72 người Séc và người Slovak đã bị giết hại (19 trong số đó tại Slovakia), 266 người bị thương nặng và 436 người khác bị thương nhẹ.
    Alexander Dubček kêu gọi người dân không kháng cự.
    Tuy nhiên, có sự kháng cự lẻ tẻ trên các đường phố. Các biển hiệu tại các thị trấn có mũi tên chỉ hướng đến Moscow bị phá huỷ hay bị sơn đè lên.
    Nhiều làng mạc đổi tên thành "Dubcek" hay "Svoboda"; không có các thiết bị dẫn đường, Quân đội Khối Hiệp ước thường bị lạc.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phản ứng trước cuộc xâm lược
    https://s20.postimg.cc/5dqnn0rkd/Nicolae_Ceau_escu.jpg
    Chủ tịch Romania Nicolae Ceauşescu có một bài diễn văn chỉ trích cuộc xâm lược trước một đám đông tại Bucharest, ngày 21 tháng 8 năm 1968


    Tại Tiệp Khắc, sự phản đối của dân chúng với cuộc xâm lược được thể hiện bằng nhiều hành động phản kháng đồng thời và phi bạo lực.
    Ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới được tái lập.[48]
    Sự phản đối của dân chúng khiến Liên bang Xô viết phải từ bỏ kế hoạch ban đầu loại bỏ vị Bí thư thứ nhất. Dubček, đã bị bắt giữ vào đêm ngày 20 tháng 8, bị đưa về Moscow cho các cuộc đàm phán.
    Tại đó, ông và nhiều nhà lãnh đạo khác đã ký, nhưng dưới áp lực tâm lý lớn từ các chính trị gia Liên xô, Nghị định thư Moscow và hai bên đồng ý rằng Dubček sẽ tiếp tục tại vị và một chương trình cải cách ôn hoà sẽ tiếp tục.

    https://s20.postimg.cc/7v2euaj6l/Za_...hu_svobodu.jpg
    Băng rôn phản đối bằng tiếng Nga viết "Vì tự do của các bạn và của chúng tôi"

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/7jkyhonct/Hel...lovakia_in.jpg
    Cuộc tuần hành tại Helsinki phản đối xâm lược Tiệp Khắc

    Các quốc gia phương Tây chỉ đưa ra những lời chỉ trích sau cuộc xâm lược.
    Đêm diễn ra cuộc xâm lược Canada, Đan Mạch, Pháp, Paraguay, Anh Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
    Tại cuộc họp, đại sứ Tiệp Khắc Jan Muzik bác bỏ cuộc xâm lược.
    Đại sứ Liên xô Jacob Malik nhấn mạnh rằng những hành động của Khối hiệp ước Warszawa là "sự giúp đỡ anh em" chống lại "các lực lượng chống xã hội".
    Ngày hôm sau, nhiều quốc gia đề nghị một nghị quyết lên án sự can thiệp và kêu gọi rút quân ngay lập tức. Cuối cùng, một cuộc bỏ phiếu diễn ra.
    Mười thành viên ủng hộ đề nghị; Algérie, Ấn Độ và Pakistan bỏ phiếu trắng; Liên xô (với quyền phủ quyết) và Hungary phản đối.
    Các đại biểu Canada ngay lập tức đưa ra một đề xuất khác đòi một đại diện Liên hiệp quốc tới Praha và làm việc theo hướng đòi thả các lãnh đạo Tiệp Khắc đang bị giam giữ.
    Tới ngày 26 tháng 8 một cuộc bỏ phiếu khác diễn ra, nhưng một đại diện Tiệp Khắc mới yêu cầu toàn bộ vấn đề bị loại ra khỏi chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an.
    Chính phủ Hoa Kỳ đã gửi Shirley Temple Black tới Praha trong tháng 8 năm 1968 chuẩn bị trở thành đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Tiệp Khắc tự do.
    Hai thập kỷ sau, khi Tiệp Khắc đã độc lập, Black là đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại nước này.

    Hậu quả

    Đài tưởng niệm những nạn nhân của cuộc xâm lược, tại Liberec

    Tháng 4 năm 1969, Dubček bị thay thế khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất bởi Gustáv Husák, và một giai đoạn "bình thường hóa" bắt đầu.
    Dubček bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Dấu ấn văn hoá
    Mùa xuân Praha càng làm vỡ mộng nhiều người cánh tả ở phương Tây có quan điểm Mác-Lenin.
    Nó góp phần vào sự phát triển của các ý tưởng chủ nghĩa Cộng sản Tây Âu trong các đảng cộng sản phương Tây, tìm cách tách xa khỏi Liên xô, và cuối cùng dẫn tới sự giải tán nhiều nhóm trong số đó.
    Một thập kỷ sau, một giai đoạn tự do hóa chính trị của Trung Quốc được gọi là Mùa xuân Bắc Kinh. Nó cũng một phần gây ảnh hưởng tới phong trào Mùa xuân Croatia tại Nam Tư.
    Trong một cuộc nghiên cứu năm 1993 tại Séc, 60% người tham gia có một ký ức cá nhân liên quan tới Mùa xuân Praha trong khi 30% người khác quen thuộc với các sự kiện ở một số hình thức khác.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  7. #297
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 50 năm, Giáo hoàng Phaolô VI đến Bogota, Colombia ở nam Mỹ

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 22 tháng 08, 1968
    • 1968 – Giáo hoàng Phaolô VI (hình) đến Bogotá, Colombia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Rôma đến Mỹ Latinh.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%...Phaol%C3%B4_VI
    https://en.wikipedia.org/wiki/Pope_Paul_VI
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Paul_VI
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...ay-ung-50.html

    Giáo hoàng Phaolô VI


    Giáo hoàng Phaolô VI năm 1963

    Tựu nhiệm 21 tháng 6 năm 1963
    Bãi nhiệm 6 tháng 8 năm 1978
    Tiền nhiệm Gioan XXIII
    Kế nhiệm Gioan Phaolô I

    Thông tin cá nhân
    Tên khai sinh Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini
    Sinh 26 tháng 9, 1897, Concesio, Ý
    Mất 6 tháng 8, 1978 (81 tuổi), Castel Gandolfo, Ý

    Huy hiệu



    Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Phaolô

    Giáo hoàng Phaolô VI (tiếng Latinh: Paulus PP. VI; tiếng Ý: Paolo VI, tên khai sinh: Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini; 26 tháng 9 năm 1897 – 6 tháng 8 năm 1978) là giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma từ năm 1963 đến 1978. Tiếp theo sự thành công của người tiền nhiệm - giáo hoàng Gioan XXIII trong Công đồng Vatican II, ông quyết định tiếp tục công đồng này. Ông tìm cách cải thiện mối quan hệ của Công giáo với các giáo hội Kitô giáo khác như Chính Thống giáo, Anh giáo và Tin Lành.

    Ông đã tích cực chủ tọa ba khóa họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, nỗ lực phục vụ công lý hòa bình và cổ vũ việc đại kết. Kỳ họp II (từ 29-9 đến 4-12-1963). Ông đơn giản hóa nghi thức Giáo hoàng và thiết lập tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục để cùng chia sẻ trách nhiệm chung trong việc điều hành Giáo hội toàn cầu. Ông cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên thực hiện các cuộc công du đến các nước khác để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Ông còn đầu tư kinh phí để xây dựng Nervi Hall nổi tiếng dành cho việc tiếp kiến Giáo hoàng.
    Ông được Giáo hoàng Phanxicô tôn phong chân phước vào ngày 19 tháng 10 năm 2014.


    Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus [franˈtʃiskus]; tiếng Ý: Francesco; tiếng Tây Ban Nha: Francisco; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio[b]) là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma.


    Ngày 7 tháng 3 năm 2018, Giáo hoàng Phanxicô chuẩn y công nhận phép lạ thứ hai của ông, việc phong thánh đã được xác nhận. Theo hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cố Giáo hoàng Phaolô VI sẽ được phong thánh vào ngày cuối cùng của Thượng Hội đồng Giám mục về Thanh niên vào cuối tháng 10 năm 2018.

    https://s20.postimg.cc/zfx0xakp9/Pietro_Parolin.jpg
    Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh (2014 - nay)

    Trước khi thành giáo hoàng
    Gia đình
    Giáo hoàng Paulus VI tên thật là Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini, sinh tại Concesio, Brescia ngày 26 tháng 9 năm 1897.
    Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc miền Brescia, cha ông là luật sư và là người đại diện trong tỉnh ông của phong trào công giáo (Movimento cattolico). Hội có mục đích là bảo vệ các niềm tin công giáo một cách gián tiếp qua hoạt động xã hội, theo cách thông điệp Rerum Novarum đã cổ vũ.

    Tu sĩ

    Linh mục Montini

    Vì sức khỏe yếu, Montini đã bắt đầu các việc học tập của mình tại trường trung học Dòng Tên Cesare Arici, ở thôn quê. Ông cũng thường lui tới Santa Maria della pace, do Philipphê Nêri gợi ý.
    Việc học tập của ông khá tầm thường và năm 1914, gia đình ông rút ông ra khỏi trường trung học để cho ông đi thi với tư cách là thí sinh tự do. Ông chịu ảnh hưởng rất nặng của linh đạo đan việc, đặc biệt là linh đạo Bênêđictô trong những cuộc cấm phòng ông đã thực hiện ở đan viện Chiari.
    Năm 1916, ông qua giai đoạn maturità classica, Ông trở về với hội Manzoni, tên của tác giả Italya danh tiếng Alessandro Manzoni, người đã tập hợp các học sinh và sinh viên công giáo lại. Ông tung ra một tạp chí có tựa đề là La Fronda (Sự nổi loạn) khuyến khích người công giáo sống đức tin trước mặt mọi người.

    Linh mục
    Ngày 29 tháng 5 năm 1920, ông được thụ phong linh mục mà không qua chủng viện.
    Ngoài ra, người ta còn phải đưa ra một sửa đổi vì lý do tuổi của ông: Bộ giáo luật lúc bấy giờ quy định ứng viên phải tròn 24 tuổi. Sau đó, ông đi Rôma, nơi ông theo đuổi việc học hành đồng thời ở Gregoriana (đại học Giáo hoàng) và ở Sapienza (đại học nhà nước).
    Năm 1921, nhờ gửi gắm ông vào viện hàn lâm các quý tộc Giáo hoàng.
    Tháng 11 năm 1952, Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm ông làm quyền tổng trưởng ngoại giao cùng với ông Tardini.
    Tháng 1 năm 1953, Montini từ chối việc thăng chức hồng y.


    Giáo hoàng Piô XII (Tiếng Latinh: Pius PP. XII, Tiếng Ý: Pio XII, tên khai sinh là Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli, 2 tháng 6 năm 1876 – 9 tháng 10 năm 1958) là vị Giáo hoàng thứ 260 của Giáo hội Công giáo Rôma.


    Giám mục và hồng y
    Ông được tấn phong tổng Giám mục Milanô ngày 12 tháng 12 năm 1954 và Gioan XXIII bổ nhiệm ông làm hồng y trong hội nghị các hồng y ngày 15 tháng 12 năm 1958. Vị hồng y mới hầu như ngay tức khắc bắt tay vào việc chuẩn bị Công đồng Vatican II.

    Giáo hoàng
    Bầu cử
    Năm 1963, cuộc bầu Giáo hoàng diễn ra giữa lúc Công đồng Vatican II còn nhóm họp. Lần này, người ta lại hướng về Tổng Giám mục Montini thành Milan. Montini được quan niệm là nhà lãnh đạo lý tưởng để hướng dẫn Giáo hội qua những thay đổi nội bộ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tiếp tục công đồng

    Phaolô VI tiếp tục công đồng Vaticanô II

    Ông xác định những mong muốn của ông đối với công đồng Vatican II:
    "Hôm nay, từ vinh quang này cấu tạo toàn bộ một chương trình. Công đồng đại kết, mọi người đều biết, đã làm cho từ đó trở thành của mình, quy tụ trong đó những mục tiêu cải cách và đổi mới. Đừng nhìn thấy trong mục tiêu này được kèm theo những biểu hiện cao nhất và đặc trưng nhất của đời sống giáo hội, sự uốn cong vô ý thức nhưng có hại về chủ nghĩa thực dụng và khuynh hướng hiếu động của thời đại chúng ta mà hy sinh đời sống nội tâm và sự chiêm niệm là những điều phải có vị trí thứ nhất trong thanh các giá trị tôn giáo của chúng ta".

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Công du nước ngoài

    Bản đồ những quốc gia mà Phaolô VI từng tới thăm

    Những chuyến công du của Giáo hoàng Phaolô VI gây được thiện cảm của những Kitô hữu lẫn những người không tin Chúa Giêsu.
    Năm 1965, ông đến Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha, năm 1966 ông gặp Giáo chủ Hồi giáo Rouhani, gửi trả lá cờ đã bị lực lượng Ki-tô giáo tịch thu tại trận Lepanto (1571).
    Năm 1967, ông đến Istamboulvà gặp gỡ Thượng phụ Athenagoras, năm 1968 ông đến châu Mỹ La Tinh, năm sau ông đến Genève và Ouganda, năm 1970 ông đi Đông Á.
    Năm 1966, ông gặp Tổng Giám mục Cantorbery (Anh giáo).
    Ông tham dự Ðại Hội Thánh Thể ở Ấn Độ, Colombia, và Ý, và đến thăm những nơi bị thiên tai (Pakistan), cũng như những nơi sùng kính Mẹ Maria(Fatima và Ephêsô).
    Ông cũng tìm kiếm sự hiệp nhất với vị Giám mục lãnh đạo Anh Giáo, Michael Ramsey.

    Gặp gỡ Chính thống giáo
    Cắt đứt với truyền thống ngồi tại chỗ của ngôi vị Giáo hoàng, ông đã khởi đầu một loạt các cuộc công du qua Thánh địa Giêrusalem (4 đến 6 tháng 1) năm 1964. Trong chuyến công du này, ông đã gặp gỡ các thượng phụ của Chính thống giáo Ðông Phương.
    Sau khi viếng đền thờ mồ thánh về, tại tòa khâm sứ Tòa thánh trong khu vực Jordania, ông tiếp Giám mục Benedict, giáo chủ chính thống tại Jesusalem, ông nói: "Chúng ta hãy quên đi quá khứ và hướng về những gì trước mắt chúng ta".
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ấn Độ
    Tháng 12 năm 1964, Phaolô VI du hành Bombay, Ấn Độ nhân dịp Đại hội thánh thể lần thứ 38, ngày 2.12 mà mục đích chính là viếng thăm người nghèo, kêu gọi hòa bình thế giới và đối thoại với các tôn giáo khác.
    Lễ giáng sinh, ông đọc một sứ điệp gửi thế giới với đề tài:
    "Tình huynh đệ, nền tảng của xã hội mới".

    Tại Liên Hiệp Quốc
    Ngày 4-10-1965, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York, Phaolô VI kêu gọi "không bao giờ để xảy ra chiến tranh nữa" và được mọi người hưởng ứng. Ông khẳng định: "là chuyên gia về nhân loại, chúng tôi tôn trọng con người".
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tại Colombia
    Tháng 8-1968, Phaolô VI đến Colombia (Bogota và Medellin) nhân dịp hội nghị Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM).

    Cộng hoà Colombia (tiếng Tây Ban Nha: República de Colombia (trợ giúp·chi tiết), IPA [re'puβ̞lika ð̞e ko'lombja], Tiếng Việt: Cộng hòa Cô-lôm-bi-a[5]) là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brasil về phía đông; giáp Ecuador và Peru về phía nam; giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribe; và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương.


    Ông công bố:"Hòa bình có tên gọi là phát triển".
    Cũng trong hội nghị Medellin, các Giám mục Nam Mỹ đã chọn đứng hẳn về phía người nghèo trong lục địa, kêu gọi một cuộc giải phóng toàn diện (như Maisen cứu dân khỏi nô lệ Ai cập), chiến đấu cho Công lý, cho sự phát triển chân thực để mọi người có điều kiện sống hợp với nhân phẩm hơn... Đây là bước khởi đầu của thần học giải phóng.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thụy Sĩ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Philippin
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các văn bản chính
    Ngày 30.4.1965, Giáo hoàng Paulus VI công bố thông điệp Mense Maico, kêu gọi giáo dân chạy đến cùng Maria, Nữ vương Hòa Bình, tha thiết xin Mẹ ban hòa bình thế giới.
    Ngày 3.9, Ông ban bố thông điệp Mysterium Fidei (Mầu nhiệm đức tin) về giáo lý và sự phụng tự Thánh Thể. Vì sợ nhìn thấy thánh lễ riêng bị giảm giá trị, tín điều về sự biến đổi bản thể bị giảm nhẹ và sự phụng tự Thánh Thể ngoài thánh lễ bị đánh giá thấp, nên Giáo hoàng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mầu nhiệm Thánh Thể, và đối diện với các lý thuyết về sự chuyển đổi mục đích và về sự chuyển đổi ý nghĩa, ông nhắc lại giáo lý truyền thống.

    Vấn đề ân xá
    Trong thông điệp thứ tư năm 1966, ông thúc giục mọi người Công giáo lần chuỗi mân khôi cầu nguyện cho hòa bình. Thông qua tự sắc Summi Dei Beneficio, ngày 3.5.1966 ông đã kéo dài năm toàn xá 1966 đến lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày 19.2, ông tiếp kiến tiễn sĩ Rouhani, đệ nhất giáo chủ Hồi giáo, ngày 23.3 tiến sĩ Michael Ramsey, tổng Giám mục Canterbury, gióa chủ Anh giáo.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thông điệp Polorum Progressio
    Polorum Progressio Ngày 26.3.1967, Ông ban bố Thông điệp Polorum Progressio về sự phát triển kinh tế và văn hóa của các dân tộc. Thông điệp nêu nổi bật ý tưởng "vấn đề xã hội hôm nay mang tính toàn cầu" và "sự phát triển là tên gọi mới của hòa bình".
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Độc thân linh mục
    Ngày 18.6 qua tự sắc Sacrum Diaconanus Ordinem, ông tái lập chức phó tế vĩnh viễn, trong đó không thể nhận những người đã lập gia đình.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thông điệp sự sống con người
    Tháng 7-1968, Phaolô VI ban bố Thông điệp Humanae Vitae "Sự Sống Con người" trong đó bác bỏ mọi cách ngừa thai trái tự nhiên, không được mọi tín hữu hưởng ứng như xưa. Đồng thời ông cũng kêu gọi vợ chồng Công giáo điều hòa sinh sản theo phương cách tự nhiên, tái xác nhận giáo huấn truyền thống của Giáo hội Công giáo. Văn kiện xuất hiện như một văn kiện có thẩm quyền Giáo hoàng, đi ngược với tinh thần "công đồng". Thực ra, văn kiện đã được chuẩn bị từ năm 1965, thời gian mà Phaolô VI đã đình chỉ một số đoạn của hiến chế Gaudium et spes (Tin mừng và Hy vọng). Ngoài ra Giáo hoàng ước muốn xác nhận giáo huấn của Casti connubii mà Pius XI công bố ngày 31 tháng 12 năm 1930.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Năm thánh 1975
    Năm thánh 1975 được mở ra dưới triều Phaolô VI. Năm Thánh này mang ý nghĩa Canh tân và Hoà giải, như được trình bày trong Tông Huấn Gaudete in Domino ("Hãy Vui Mừng Trong Chúa") của ông.
    Năm Thánh 1975 là Năm Thánh cuối cùng trong lịch sử Giáo hội mà một vị Giáo hoàng khai mở bằng cách đập búa vào tường che Cửa Thánh ở Ðền Phêrô.
    Khi kết thúc Năm Thánh 1975, Phaolô VI đã không còn tiếp tục truyền thống xây tường gạch che phủ Cửa Thánh nữa.

    Qua đời

    Hầm mộ của Giáo hoàng Phaolô VI

    Mặc dù tình trạng sức khỏe yếu kém đã giới hạn các sinh hoạt của ông vào cuối thời Giáo hoàng, Phaolô VI được nhớ đến như một khuôn mặt chính yếu đã duy trì sự quân bình giữa việc thể hiện các thay đổi trong Giáo hội và vẫn giữ Giáo hội trung thành với truyền thống của mình.
    Vào ngày 6 tháng 8 năm 1978, Phaolô VI qua đời tại điện nghỉ mát mùa Hè Castel Gandolfo ở ngoại ô Rôma, hưởng thọ 81 tuổi, sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng hơn 15 năm. Ông đã tiếp nối sự nghiệp của Cố Giáo hoàng Gioan XXIII với Công đồng Vatican II (1962-1965) để phục vụ hữu hiệu hơn đoàn Dân Chúa và thế giới trong thời đại mới.
    Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Giáo hoàng Biển Đức XVI nâng Phaolô VI lên hàng Đấng đáng kính và cho phép Bộ phong thánh bắt đầu tiến trình phong thánh cho Phaolô VI.


    Biển Đức XVI (cách phiên âm tiếng Việt khác là Bênêđictô XVI hay Bênêđitô, xuất phát từ Latinh: Benedictus; sinh với tên Joseph Aloisius Ratzinger vào ngày 16 tháng 4 năm 1927) là nguyên giáo hoàng Công giáo Rôma. Biển Đức XVI là Giáo hoàng thứ 265, tại vị từ năm 2005 đến năm 2013
    Ông được Giáo hoàng Phanxicô tôn phong chân phước vào ngày 19 tháng 10 năm 2014, trong buổi lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục Ngoại thường về Gia đình, với sự tham dự của Giáo hoàng danh dự Biển Đức XVI.


    Ngày 7 tháng 3 năm 2018, Giáo hoàng Phanxicô chuẩn y công nhận phép lạ thứ hai của ông, việc phong thánh đã được xác nhận. Theo hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cố Giáo hoàng Phaolô VI sẽ được phong thánh vào ngày cuối cùng của Thượng Hội đồng Giám mục về Thanh niên vào cuối tháng 10 năm 2018.

  8. #298
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 79 năm, LX và Đức ký hiệp ước bất tương xâm

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 23 tháng 08, 1939
    • 1939 – Liên Xô và Đức ký kết Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau(hình), trong đó bao gồm việc phân chia ảnh hưởng tại Đông Âu.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%...4%90%E1%BB%A9c
    https://en.wikipedia.org/wiki/Moloto...ibbentrop_Pact
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Pacte_...ovi%C3%A9tique
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...c-va-lien.html

    Hiệp ước Xô-Đức
    Hiệp ước không xâm phạm giữa Đức và Liên Xô

    Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng.

    Ngày ký 23 tháng 8 năm 1939
    Địa điểm Moskva, Liên Xô
    Có hiệu lực 1 tháng 9 năm 1939
    Hết hiệu lực 22 tháng 6 năm 1941
    Bên tham dự Liên Xô, Đức Quốc xã
    Các ngôn ngữ Tiếng Đức, Tiếng Nga



    Trang cuối văn bản Hiệp ước không xâm phạm Đức-Xô ngày 26 tháng 8 năm 1939 (chụp bản xuất bản công khai năm 1946)

    Hiệp ước Xô-Đức, còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin có tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết (Tiếng Đức: Deutsch-sowjetischer Nichtangriffspakt; Tiếng Nga: Договор о ненападении между Германией и Советским Союзом); được ký kết ngày 23 tháng 8 năm 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã.

    Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, và România thuộc "vùng ảnh hưởng của Liên Xô".

    Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ukraine và Tây Byelorussia (khi đó bị Ba Lan chiếm đóng và gọi là Đông Ba Lan).


    Vyacheslav Mikhailovich Molotov (tiếng Nga: Вячесла́в Миха́йлович Мо́лотов, Vjačeslav Michajlovič Molotov; 9 tháng 3 [cũ 25 tháng 2] năm 1890 – 8 tháng 11 năm 1986) là một chính trị gia và nhà ngoại giao Liên xô, một nhân vật nổi bật trong Chính phủ Liên xô từ thập niên 1920, khi ông nổi lên trở thành người được bảo hộ của Joseph Stalin, đến năm 1957, khi ông bị loại khỏi Đoàn chủ tịch (Bộ chính trị) Uỷ ban Trung ương bởi Nikita Khrushchev.



    Ulrich Friedrich Wilhelm Joachim von Ribbentrop (30 tháng 4 năm 1893 – 16 tháng 10 năm 1946) là một SS-Obergruppenführer (Thượng tướng SS) và Bộ trưởng Ngoại giao của Đức Quốc xã từ 1938 đến 1945.


    Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.

    Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17 tháng 9 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan theo lệnh của Stalin. Việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Liên Xô và Đức đã được hoàn thành. Ngày 28 tháng 9 năm 1939, Đức và Liên Xô ký kết Hiệp ước hữu nghị về biên giới. Sau đó, Liên Xô đã sáp nhập các nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva), Bessarabia và Bắc Bukovina, và một phần của Phần Lan vào lãnh thổ của mình.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bối cảnh quốc tế

    Trang cuối bản nghị định thư mật kèm theo Hiệp ước không xâm phạm Đức-Xô ngày 26 tháng 8 năm 1939 (bản chụp năm 1946)

    Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiệp ước bao gồm:
    Đức đang chuẩn bị tấn công Ba Lan và muốn tránh chiến đấu trên hai mặt trận: phía Tây chống Anh-Pháp và phía Đông chống Liên Xô. Hơn nữa, Đức cũng muốn tăng cường ngoại thương với Liên Xô để bù đắp cho sự phong tỏa của Đồng minh trên mặt biển.
    Liên Xô muốn đẩy lùi chiến tranh nhưng vấp phải sự cản trở của các nước phương Tây do họ đã ký với nước Đức Quốc xã hiệp ước Munchen năm 1938. Mặc dù tiềm lực kinh tế quốc phòng đã được củng cố một bước nhưng về vấn đề cán bộ lại đang gặp khó khăn sau đợt thanh trừng của Josef Stalin những năm 1936-1938. Mục đích của Liên Xô là hòa hoãn với Anh-Pháp để cùng chống Đức, nếu không đạt được mục tiêu này thì có thể hòa hoãn với Đức để tránh chiến tranh.
    Anh-Pháp luôn đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Liên Xô, và nhất là Anh luôn nghi kỵ Liên Xô. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ghi trong nhật ký của mình: "Tôi xin thú thực rằng tôi rất nghi ngờ nước Nga". Vì thế, họ thường tỏ ra thờ ơ mỗi khi Liên Xô đề nghị cùng hợp lực chống Đức. Việc này vô hình trung đẩy Liên Xô phải đàm phán với nước Đức Quốc xã vì nền an ninh của mình.
    Ba Lan đang có tranh chấp với Đức về vấn đề lãnh thổ thuộc Đông Phổ trước đây và đã chuẩn bị sắn chiến tranh với Đức. Nhưng nước này cũng nghi kỵ Liên Xô (trong quá khứ thời trung cổ, 2 nước đã nhiều lần xâm lược lẫn nhau) nên không muốn Liên Xô mang quân qua lãnh thổ của họ để chống lại Đức. Vì việc này, liên minh Nga-Anh-Pháp nhằm bảo vệ Ba Lan khó thành hiện thực.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/nfo4ds3yl/Adolf_Hitler.jpg
    Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] ( nghe) (phiên âm : A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistis che Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.


    Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức Quốc xã thôn tính Cộng hòa Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói:

    "Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược".

    Thái độ đó càng khuyến khích Hitler lấn tới.

    Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc. Đáng lẽ phải thành lập một mặt trận chung chống nước Đức Quốc xã thì Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ribbentrop tham gia Hội nghị Munchen trong các ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý.
    Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc của tổng thống Benet.

    Ngày 6 tháng 12 năm 1938, Pháp tuyên bố từ bỏ Hiệp ước tương trợ với Liên Xô để ký với Đức bản tuyên bố thừa nhận hiệu lực hoàn toàn của Hiệp định Munich 1938.
    Bằng Hiệp định Munich, Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi, cho phép Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chia cắt Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã.

    Nhà sử học Cộng hòa Liên bang Đức Michael Freuner viết:
    "Khi gót giày Đức làm rung chuyển xứ Bohemia thì toàn thế giới sụp đổ. Người ta đã bỏ đi hòn đá tảng của Hiệp ước Versailles. Đế quốc Đức thấy mình đã được mở cửa sang phía Đông"


    Hitler và đại diện các nước Anh, Pháp tại lễ ký hiệp Hiệp định Munich 1938

    Hiệp định Munich 1938 không chỉ mở đường cho nước Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc mà còn "bật đèn xanh" cho quân đội Đức tại Đông Phổ chiếm vùng Klaipeda của Litva, áp đặt một hiệp ước kinh tế bất bình đẳng với Romania và khuyến khích nước Ý phát xít của Benito Mussolini xâm lược Albania.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1933-1939

    Yêu sách của nước Đức Quốc xã đối với eo đất Dantzig của Ba Lan năm 1939

    Sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933 và đưa nước Đức vào tiến trình của chủ nghĩa "quốc gia xã hội" chống Xô Viết, chống bồi thường cho cộng sản Liên Xô, làm băng giá các quan hệ kinh tế và quân sự Xô-Đức. Có những ý kiến cho rằng ban đầu Stalin nhìn nhận Hitler như một con rối của các tầng lớp tư bản độc quyền Đức. Họ đã đưa Hitler lên cầm quyền nhưng chính họ mới là những người chủ thực sự của Đức. Kể từ đó, lập trường chính thức của các nhà ngoại giao Liên Xô, đứng đầu là Litvinov với chính sách về "an ninh chung châu Âu" trở thành cơ sở của hệ thống các điều ước quốc tế mà Liên Xô ký kết, phù hợp với hệ thống Versailles và ngăn chặn việc tìm kiếm kế hoạch phục thù của nước Đức.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sự việc rõ ràng hơn qua thư khố của Bộ Ngoại giao Đức.

    Một bản ghi nhớ ngày 4 tháng 11 năm 1938 cho thấy Hermann Göring nhấn mạnh việc phục hồi quan hệ mậu dịch với Liên Xô, nhất là việc mua nguyên vật liệu của Liên Xô.
    Những hiệp ước kinh tế Nga-Đức sẽ hết hạn vào cuối năm, và các cuộc đàm phán để ký kết lại thì chưa ngã ngũ. Hai bên vẫn còn nghi ngại nhau nhưng đang chầm chậm tiến đến gần nhau.
    Trở ngại chính trong mậu dịch là trong khi Đức đang thèm muốn nguyên liệu của Liên Xô, Đức không thể cung cấp cho Liên Xô những hàng hóa để dùng vào việc trao đổi hiện vật.


    Hermann Wilhelm Göring (hay Goering;[a] tiếng Đức: [ˈɡøːʁɪŋ] ( nghe); 12 tháng 1, 1893 – 15 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia người Đức, chỉ huy quân sự và thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã (NSDAP). Từng là một phi công lái máy bay chiến đấu xuất sắc trong thế chiến thứ nhất, ông đã được nhận huân chương cao quý Pour le Mérite, hay "Blauer Max" (tiếng Đức).


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc khủng hoảng năm 1939
    https://s20.postimg.cc/6x4vu68jx/Jap...rmany_Pact.jpg
    Lễ ký kết hiệp ước chống Quốc tế cộng sản giữa Đức, Ý và Nhật Bản (hiệp ước phe Trục)

    Diễn biến cuộc khủng hoảng ngoại giao xuân hè 1939
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng xuân hè 1939
    https://s20.postimg.cc/ru13ywr65/Bun...utscher_Ge.jpg
    Quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc, tháng 10 năm 1938

    Đáp lại sự chiếm đóng xứ Bohemia và sáp nhập nó vào nước Đức, Chính phủ Liên Xô đã lưu ý trong Bị vong lục ngày 18 tháng 3:
    "... Nếu không có bất kỳ sự đồng thuận nào của người Tiệp, sự chiếm đóng của quân đội Đức đối với Tiệp Khắc sẽ là tùy tiện, bạo lực và hung hãn theo kiểu các nhà nước german thời trung cổ."

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các cuộc đàm phán mùa hè năm 1939
    Liên Xô đàm phán chính trị với Anh và Pháp
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các cuộc hội đàm giữa Liên Xô và Đức
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các cuộc đàm phán quân sự của Liên Xô với Anh và Pháp
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô
    Ký kết hiệp ước
    https://s20.postimg.cc/9r817r0h9/Rib...p_v_Moskve.jpg
    Đoàn ngoại giao Đức Quốc xã do Bộ trưởng Ribbentrop dẫn dầu đến Moskva

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nội dung Hiệp ước

    Bộ trưởng ngoại giao Đức Quốc xã Ribbentrop ký hiệp ước

    Hiệp ước như được phổ biến quy định rằng bên này sẽ không tấn công bên kia. Nếu một bên trở thành "đối tượng của hành động thù địch" do bên thứ ba gây ra, bên kia sẽ "không hỗ trợ cho bên thứ ba bằng bất cứ cách nào." Cả Đức và Liên Xô sẽ không "gia nhập bất kỳ phe nhóm nào trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm đến bên kia".
    Ngôn từ của những điều khoản chủ chốt hầu như giống y bản thảo của Nga mà Molotov đã trao cho Schulenburg ngày 19 tháng 8 và Hitler điện cho Stalin biết phía Đức chấp thuận. Bản thảo của Nga quy định rằng hiệp ước không xâm lược chỉ có hiệu lực nếu một "nghị định thư đặc biệt" được ký kết cùng lúc và là một phần không thể thiếu của hiệp ước.
    Ribbentrop muốn đưa vào phần mở đầu nhấn mạnh sự thành lập quan hệ hữu nghị Liên Xô-Đức, nhưng Stalin nhất quyết loại bỏ. Nhà độc tài Liên Xô phàn nàn rằng "Chính phủ Xô Viết không thể bất thình lình đưa ra cho công chúng sự cam kết về tình hữu nghị sau khi đã bị Quốc xã bôi tro giát trấu trong sáu năm."
    Thế là, cuối cùng Hitler đã đạt đến điều ông mong muốn: Liên Xô đồng ý không tham gia với Anh và Pháp nếu hai nước này hỗ trợ Ba Lan.

    Nghị định thư Phụ lục Bí mật
    "Nghị định thư Phụ lục Bí mật" cho hiệp ước, mà chỉ được biết đến sau khi đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào lúc các tài liệu mật của Đức bị tịch thu. Trong Phụ lục bí mật này 2 nước đồng ý chia Ba Lan, các nước Baltic và Bessarabia, gồm có 4 điểm sau:
    1. Trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ và chính trị ở những quốc gia vùng Baltic (Phần Lan (trước đó cũng được xem là thuộc những nước này [68]), Estonia, Latvia, Litva), biên giới phía bắc của Litva [69] sẽ thể hiện biên giới giữa các vùng ảnh hưởng của Đức (Litva) và Cộng hòa Liên bang Xô viết (Estonia, Latvia, Phần Lan).
    2. Trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ và chính trị ở những lãnh thổ thuộc Ba Lan, các vùng ảnh hưởng của Đức và Cộng hòa Liên bang Xô viết sẽ được phân định ranh giới phỏng chừng bằng các con sông Narew, Wisla và San.
    3. Ở đông-nam châu Âu, Bessarabia sẽ thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô.
    4. "Nghị định thư này sẽ được hai bên xem là tối mật."

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phản ứng của Nhật Bản đối với hiệp ước
    Vào ngày ký Hiệp ước, quân đội Liên Xô đã hoàn thành việc bao vây các cụm quân chủ lực của quân đội Nhật Bản trong chiến dịch Khalkhyn Gol. Những nỗ lực của Nhật Bản để giải vây cho các cụm quân này vào các ngày 24 và 25 tháng 8 đều thất bại. Ngày 24 tháng 8, các đơn vị của Lữ đoàn Bộ binh 14 thuộc đạo quân quân Quan Đông phản kích từ Khailary đến biên giới Mông Cổ để phối hợp với trung đoàn 80 giải toả vòng vây, nhưng đã thất bại vì không phá vỡ được vòng vây và phải rút quân về lãnh thổ Mãn Châu.[74]
    Ngày 25 tháng 8 năm 1939, Đại sứ của Đức tại Tokyo Otto đã bị triệu đến gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hachirō Arita để nhận bản kháng nghị phản đối việc ký kết Hiệp ước không xâm lược giữa Liên Xô và Đức.

    Hachirō Arita (有田 八郎 Arita Hachirō, 21 September 1884 – 4 March 1965) was a Japanese politician and diplomat who served as the Minister for Foreign Affairs (Japan) for three terms. He is believed to have originated the concept of the Greater East Asia Co-Prosperity Sphere.


    Kháng nghị nói rằng tinh thần hiệp ước này là trái với Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản. Ngày 28 tháng 8 năm 1939, Chính phủ Nhật Bản, đứng đầu là Hiranuma Kiichirō, một người ủng hộ chiến tranh của Nhật chống lại Liên bang Xô viết đã từ chức.[75][76]
    Bình luận về những nguyên nhân dẫn đến việc ký kết Hiệp ước

    Động cơ có thể có của Stalin
    Những tính toán để tránh sự khiêu chiến
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quan điểm hiện tại

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lịch sử sự công bố Hiệp ước
    Những thông tin đầu tiên về sự tồn tại của nghị định thư bí mật
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giải Ảo Thời Sự 180822 - Phần 1: Đức-Nga lại khắng khít!

  9. #299
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 328 năm, công ty Đông Ấn của Anh lập trụ sở tại Ấn Độ, nơi mà nay có tên là Calcutta.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_8
    Ngày 24 tháng 08, 1690
    • 1690 – Job Charnock của Công ty Đông Ấn Anh lập trụ sở của ông tại địa điểm mà ông gọi là Calcutta, sự kiện từng được cho là mốc thành lập thành phố (nhà kỷ niệm Victoria).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kolkata
    https://en.wikipedia.org/wiki/Kolkata
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Calcutta
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...g-328-nam.html

    Kolkata: Calcutta
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Kolkata
    Chiều kim đồng hồ từ trên: Đài tưởng niệm Victoria, Nhà thờ St Paul, khu trung tâm kinh doanh, Howrah Bridge, tuyến xe điện của thành phố, cầu Vidyasagar


    Hiệu kỳ

    Tên hiệu: Thủ đô văn hóa của Ấn Độ, Thành phố của niềm vui



    Quốc gia: Ấn Độ
    Bang West Bengal
    Quận thủ phủ Kolkata †
    Tọa độ 22,5697°B 88,3697°Đ
    Diện tích 185 km²
    Độ cao - 9 m
    Múi giờ IST (UTC+5:30)
    Dân số (2001) 4.580.544
    Mật độ -


    Bưu chính - 700 001 - 700 157
    Điện thoại - +91 (0)33
    Xe cộ - WB-01 to WB-04
    Website: www.kolkatamycity.com
    † Vùng đô thị Kolkata cũng bao gồm cả hai quận Bắc 24 Parganas và Nam 24 Parganas.

    Kolkata (IPA: ['kolkat̪a] Bengali: কলকাতা, nepali: कोलकाता), trước đây, trong các văn cảnh tiếng Anh, Calcutta, là thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ.
    Thành phố tọa lạc ở phía Đông Ấn Độ bên bờ sông Hooghly.
    Thành phố có dân số khoảng 11 triệu người với một dân số vùng đô thị mở rộng lên đến 14 triệu người, khiến nó trở thành vùng kết tụ đô thị lớn thứ 3 và là thành phố lớn thứ 3 ở Ấn Độ.

    Kolkata đã là thủ đô của Ấn Độ trong thời kỳ thuộc địa Anh (British Raj) cho đến năm 1911.

    Đã từng là trung tâm của giáo dục hiện đại, khoa học, văn hóa và chính trị ở Ấn Độ, Kolkata đã chứng kiến sự đình đốn kinh tế trong những năm sau khi Ấn Độ độc lập năm 1947. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, một sự trẻ hóa kinh tế đã chặn lại sự giảm sút èo uột, dẫn đến một cuộc bứt phá tăng trưởng của thành phố này. Giống như nhiều thành phố lớn khác, Kolkata tiếp tục gắng sức xử lý các vấn đề của tiến trình đô thị hóa như đói nghèo, nạn ô nhiễm, tình trạng tắc nghẽn giao thông. Là một thành phố sôi nổi với một nền văn hóa chính trị-xã hội riêng, Kolkata nổi danh nhờ lịch sử cách mạng của mình, từ phong trào đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ đến các phong trào cánh tả và công đoàn.

    Tên gọi
    Bài chi tiết: Từ nguyên tên gọi Kolkata
    Các tên gọi Kolkata và Calcutta là có lẽ dựa trên Kalikata, tên của một trong 3 ngôi làng (Kalikata, Sutanuti, Gobindapur) ở khu vực này trước khi người Anh đến đây. "Kalikata", đến lượt nó được tin là một lối dịch Anh hóa của từ Kalikshetra ("Đất của vị nữ thần Kali"). Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết khác hiện hữu về nguồn gốc tên gọi này.
    Khu vực định cư ban đầu ở vùng đất là thành phố hiện này đã được tuyên bố là nằm bên một khal, có nghĩa là một con kênh trong tiếng Bengal. Khal có lẽ đã tạo ra căn nguyên của tên gọi này. Hơn nữa, nơi này được biết đến là nơi sản xuất vôi vỏ sò và tên gọi có thể đã được lấy từ đá vôi (kali) và vỏ sò (kata) nung nóng.

    Mặt khác, tên gọi có thể đã được lấy từ thuật ngữ tiếng Bengal kilkila ("vùng bằng phẳng").
    Trong khi thành phố thường được phát âm "Kolkata" hoặc "Kolikata", trong tiếng Bengal địa phương, tên chính thức bằng tiếng Anh của nó chỉ được đổi từ "Calcutta" sang "Kolkata" trong năm 2001, phản ánh sự thay đổi cách phát âm tiếng Bengal.

    Nhiều người xem việc đổi tên nay như là một biện pháp xóa bỏ di sản của thời cai trị Anh.

    Trong tập Tây hành kiến văn kỷ lược (1830), danh thần nhà Nguyễn Lý Văn Phức đã phiên âm địa danh này là Minh-ca (明歌), nhân đó cũng làm bài thơ Để Minh Ca tân thứ an bách (抵明歌津次安舶).

    Lịch sử
    Bài chi tiết: Lịch sử Kolkata

    Fort William, headquarters of the British East India Company

    Sự phát hiện Chandraketugarh,[4] một địa điểm khảo cổ gần đó, đã cung cấp bằng chứng rằng khu vực này đã có con người định cư hơn hai thiên niên kỷ.[5]

    Lịch sử được ghi chép của thành phố tuy nhiên lại bắt đầu với việc Công ty Đông Ấn Anh đến đây vào năm 1690, khi công ty này đã củng cố việc kinh doanh mậu dịch ở Bengal. Job Charnock, một người quản lý công ty cuối cùng đã định cư ở Sutanuti sau khi đã xâm lược hết vương quốc Hijli, và ông đã về mặt truyền thống được tin là người thành lập thành phố này, tuy nhiên gần đây các chuyên gia đã tán thành quan điểm rằng Job Charnock không phải là người sáng lập thành phố này.[6]
    Năm 1699, người Anh đã hoàn tất việc xây dựng Pháo đài William, được sử dụng để đóng quân và làm một căn cứ ở khu vực. Kolkata (sau này là Calcutta) đã được công bố là một Thành phố Quận (Presidency City), và sau này đã trở thành thủ phủ của Quận Bengal (Bengal Presidency).

    Thường xuyên giao tranh với các lực lượng của Pháp, năm 1756 người Anh bắt đầu nâng cấp các công sự của mình.

    Khi các cuộc phản đối chống lại sự quân sự hóa Nawab of Bengal Siraj-Ud-Daulah đã không được ai chú ý đến, ông ta đã tấn công và chiếm giữ được Pháo đài William dẫn đến sự kiện Hố Đen tai tiếng. Một lực lượng sepoy (lính Ấn Độ trong quân đội Anh) và các đội quân Anh do Robert Clive lãnh đạo đã tái chiếm lại thành phố trong năm sau.

    Kolkata đã được chỉ định là thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh năm 1772.

    Chính trong thời kỳ này các đầm lầy xung quanh thành phố đã được làm khô và khu chính quyền đã được bố trí dọc theo hai bên bờ sông Hooghly.
    Richard Wellesley, Toàn quyền trong thời kỳ 1797 – 1805, là người mang đến sự tăng trưởng của thành phố và kiến trúc công cộng của nó, những điều đã dẫn đến thành phố Kolkata miêu tả là "Thành phố của các lâu đài".
    Thành phố này là một trung tâm buôn bán nha phiến của Công ty Đông Ấn Anh trong thế kỷ 18 và 18; thuốc phiện được sản xuất ở địa phương đã được bán đấu giá tại Kolkata để đưa lên tàu biển chở đến Trung Quốc.

    Chowringhee avenue and Tipu Sultan Mosque in central Calcutta, 1945

    Đến đầu thế kỷ 19, Kolkata đã được chia ra hai khu vực riêng biệt — một khu là người Anh, khu kia là người Ấn Độ, gọi là 'Phố Đen'.

    Thậm chí lúc đó, sự nghèo khó của các khu phố tồi tàn 'Phố Đen' đã bị xem là gây sốc. Thành phố đã trải qua sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng từ thập niên 1850, đặc biệt là các ngành dệt may và đay; điều này đã dẫn đến một sự đầu tư quy mô lớn của chính phủ Anh vào các dự án hạ tầng cơ sở như đường bộ, đường sắt, điện tín. Sự liên kết giữa nền văn hóa Anh và Ấn Độ đã dẫn đến sự nổi lên của một tầng lớp Babu những người Ấn Độ thành thị mà thành phần của nó thường là các quan chức nhà nước, các tờ báo của giới học thức, là những người thân Anh và thường thuộc đẳng cấp thượng lưu của các cộng đồng người Hindu.
    Suốt thế kỷ 19, một cuộc đổi mới văn hóa-xã hội, thường được gọi là Phục Hưng Bengal đã dẫn đến một sự nâng cao trình độ mọi mặt của người dân.
    Năm 1883, Surendranath Banerjea đã tổ chức một hội nghị dân tộc — kiểu hội nghị đầu tiên thuộc loại này trong thế kỷ 19 ở Ấn Độ.
    Dần dần Kolkata đã trở thành một trung tâm của phong trào độc lập Ấn Độ, đặc biệt là các tổ chức cách mạng.
    Sự chia cắt Bengal (1905) về các khu vực cộng đồng đã dẫn đến một sự công khai phản đối rộng khắp và sự tẩy chay hàng hóa Anh (phong trào Swadeshi).


    Cảng Kolkata năm 1945. Đây là một quân cảng quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Những hoạt động này, cùng với vị trí bất lợi về hành chính của Kolkata ở rìa phía Đông của Ấn Độ đã thúc dục người Anh chuyển thủ đô đến New Delhi năm 1911.

    Cảng của thành phố đã bị đánh bom hai lần bởi người Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Do các kho lương thực đã được chuyển sang nuôi quân Đồng Minh, hàng triệu người đã chết đói trong Nạn đói Bengal năm 1943.
    Năm 1946, các yêu cầu thành lập một nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến một cuộc bạo động công cộng quy mô lớn của những người Hồi giáo dẫn đến cái chết của hơn 2000 người.
    Việc chia cắt Ấn Độ cũng tạo ra bạo động căng thẳng và một sự chuyển dịch cơ cấu dân số - một số lượng lớn người theo đạo Hồi đã rời đến Đông Pakistan, còn hàng trăm ngàn người Hindu chuyển vào thành phố.


    Map of Calcutta, ca 1914

    Trong thập niên 1960 và 1970, tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, biểu tình và một phong trào chủ nghĩa Marx-Mao bạo động; Naxalite — đã phá hủy nhiều hạ tầng của thành phố, dẫn đến một sự đình đốn kinh tế.

    Năm 1971, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan đã dẫn đến một làn sóng dân tị nạn đổ vào Kolkata gây nên một sự căng thẳng lên hạ tầng của thành phố.
    Trong thập niên 1980, Mumbai đã qua mặt Kolkata để trở thành thành phố đông dân nhất Ấn Độ.
    Kolkata đã là một căn cứ mạnh của chủ nghĩa cộng sản Ấn Độ do Tây Bengal đã được cai trị bởi Mặt trận Cánh tả do CPI(M) chi phối trong 3 thập niên đến nay; chính quyền Cộng sản được bầu chọn dân chủ cầm quyền lâu nhất thế giới.
    Sự phục hồi kinh tế của thành phố đã lấy được đà sau cải cách kinh tế ở Ấn Độ được chính quyền trung ương mở đầu giữa thập niên 1990.
    Từ năm 2000, dịch vụ công nghệ thông tin đã hồi sinh nền kinh tế đình đốn của thành phố. Thành phố này cũng trải qua một sự tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo trong thời gian gần đây.

    Địa lý
    Bài chi tiết: Địa lý Kolkata
    https://s20.postimg.cc/7n8ak9vql/Howrah_Pano_3.jpg
    Kolkata Skyline from Howrah

    Kolkata tọa nằm ở Đông Ấn Độ tại tọa độ 22°33′B 88°20′Đ trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hằng với độ cao dao động trong khoảng 1,5 đến 9 m.
    Nó trải dài dọc theo hai bờ sông Hooghly theo hướng Bắc-Nam.
    Phần lớn thành phố ban đầu là một vùng đất ngập nước rộng lớn, được san lấp qua nhiều thập kỷ để cung cấp nơi ở cho dân số tăng lên.
    Vườn quốc gia Sundarbans tách thành phố khỏi Vịnh Bengal, một vịnh nằm cách thành phố 154 km về phía Nam.
    Giống như phần lớn các đồng bằng sông Ấn-Hằng, phù sa là dạng đất đai chiếm ưu thế. Các lớp trầm tích kỷ thứ tư bao gồm đất sét, bùn, nhiều lớp cát và sỏi nằm dưới lòng đất bề mặt thành phố. Các lớp trầm tích này nằm kẹp giữ hai nền đất sét, lớp thấp hơn có độ sâu từ 250 đến 650 m và lớp trên dao động giữa độ dày 10–40 m.
    Theo Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ, thành phố rơi vào vùng địa chấn-III, trong một thang chia từ I đến V (theo thứ tự về khả năng có thể chịu địa chấn tăng dần theo thang này)[17] còn phân vùng gió và lốc xoáy nhiệt đới thì thành phố thuộc vùng "rủi ro phá hoại rất cao", theo báo cáo của UNDP report.


    Aerial View of the Hoogly bridge

    Khí hậu
    Kolkata có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ hàng năm là 26.8 °C (80 °F); nhiệt độ trung bình hàng tháng dao động trong khoảng từ 19 °C đến 30 °C (67 °F to 86 °F).[18]
    Mùa Hè nóng và ẩm và nhiệt độ tối đa thường vượt quá 40 °C (104 °F) trong tháng 5 và tháng 6.[18]
    Mùa Đông có thường kéo dài chỉ trong 2,5 tháng với nhiệt độ thấp xuống 12 °C – 14 °C (54 °F – 57 °F) giữa tháng 12 và tháng giêng.
    Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 43,9 °C (113 °F) và thấp nhất là 5 °C (41 °F).[18]
    Thông thường vào đầu mùa Hè những cơn gió giật khô kèm theo các đợt sấm sét và các cơn mưa nặng hạt xuống thành phố, làm giảm sự oi bức của các cơn nóng ẩm. Các cơn dông này về tính chất là đối lưu và được dân địa phương gọi là Kal baisakhi(Nor'westers ).[19]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết cấu đô thị
    https://s20.postimg.cc/e0xdnl5sd/How...the_Ganges.jpg
    Howrah Bridge from the western bank of the Ganges

    Thành phố Kolkata, dưới quyền quản lý của Hội đồng thành phố Kolkata (KMC), có một diện tích 185 km². Tuy nhiên, vùng đô thị Kolkata lại trải rộng liên tục và đến năm 2006 thì khu vực hội tụ đô thị (Vùng đô thị Kolkata) trải rộng trên một diện tích hơn 1750 km² và bao gồm 157 khu vực bưu chính. Vùng đô thị này chính thức được nhiều chính quyền địa phương quản lý, bao gồm 38 local municipalities. Khu vực tích tụ đô thị này bao gồm 72 thành phố và 527 thị trấn và làng.[26] Các vùng ngoại ô của quận đô thị Kolkata gồm các phần đất của các quận North 24 Parganas, South 24 Parganas, Howrah, Hooghly và Nadia.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/rhuc6i5u5/Vidyasagar_Setu.jpg
    Vidyasagar Setu over the Hooghly River at dusk.

    Kinh tế
    Bài chi tiết: Kinh tế Kolkata
    https://s20.postimg.cc/6xpi820dp/SC_Mall.jpg
    South City Mall, one of the largest shopping complexes in Eastern India

    Kolkata là trung tâm thương mại, tài chính và kinh doanh chính của khu vực Đông Ấn Độ và các bang Đông Bắc. Thành phố này là nơi có trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Calcutta — sở giao dịch chứng khoán lớn thứ hai của Ấn Độ.[28]
    Thành phố này cũng là một thành phố hải cảng và thương cảng lớn và là thành phố duy nhất khu vực có một sân bay quốc tế. Từng là một thành phố hàng đầu và là thủ đô Ấn Độ, Kolkata đã trải qua một giai đoạn suy giảm đều về kinh tế những năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập do tình hình chính trị lúc đó chưa ổn định và sự gia tăng chủ nghĩa công đoàn được các đảng cánh tả. Giữa thời kỳ thập niên 1960 và 1990, đã diễn ra một sự rút vốn khổng lồ ra khỏi thành phố do nhiều nhà máy lớn bị đóng cửa hoặc giảm quy mô và di dời địa điểm kinh doanh. Sự thiếu hụt vốn cộng thêm với sự thiếu nhu cầu lớn khắp thế giới đối với các ngành truyền thống của thành phí (ví dụ hàng đay) đã bồi thêm vào tình trạng trì trệ của nền kinh tế thành phố.[29] Sự tự do hóa của nền kinh tế Ấn Độ trong thập niên 1990 cùng với việc bầu cử lên một Thống đốc theo đường lối cải cách Buddhadeb Bhattacharya đã dẫn đến một sự cải thiện sự thịnh vượng của thành phố.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Panoramic view of the Down town Sector V one of the major IT hubs of Kolkata as seen from the lakes surrounding Bidhannagar. Major Buildings such as Technopolis, Godrej Waterside, TCS Lords, Eden and Wanderers Park, Gobsyn Crystal, South City Pinnacle, RDB Boulevard, West Bengal Electronics Industry Development Corporation (WEBEL) Bhawan can be seen.

    Quản lý hành chính
    Bài chi tiết: Hội đồng Thành phố Kolkata
    https://s20.postimg.cc/uoovq8svx/Kolkatatemple.jpg
    Dakshineswar Kali Temple, a Hindu temple

    Hội đồng Thành phố Kolkata (KMC), (trước đây là Hội đồng Thành phố Calcutta), được thành lập năm 1876, chịu trách nhiệm duy trì các công việc dân sự và quản lý hạ tầng cơ sở của Kolkata. Thành phố được chia ra 141 Phường hành chính được xếp thành 15 thị xã (borough). Mỗi phường bầu một ủy viên hội đồng vào KMC. Mỗi thị xã có một ủy ban bao gồm các ủy viên hội đồng được bầu từ các phường của thị xã. Hội đồng thành phố, thông qua các ủy ban thị xã, duy trì các trường học do nhà nước trợ giúp, các bệnh viện và các và các chợ thành phố và tham gia vào việc quy hoạch đô thị và duy trì đường sá.[26]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các dịch vụ tiện ích và các phương tiện truyền thông
    https://s20.postimg.cc/uoovq9vgt/Kolkatavsnl.jpg
    Tháp VSNL của VSNL–Tata Indicom — một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn ở thành phố

    Xem thêm: Kolkata trong truyền thông
    KMC cung cấp nước uống cho thành phố, lấy từ nguồn nước sông Hooghly. Nước được lọc và xử lý ở trạm bơm nước nằm ở North 24 Parganas. Hầu như tất cả lượng rác thải hàng ngày 2500 tấn được chở đến các bãi rác ở Dhapa về phóa Đông thành phố. Việc sản xuất nông nghiệp trên bãi rác này được khuyến khích để tái chế rác thải và nước cống.[35] Nhiều nơi của thành phố thiếu các trang thiết bị xử lý nước cống dẫn đến nhiều phương pháo xử lý nước thải không đảm bảo vệ sinh.[21] Điện của khu vực thành phố được cung cấp bởi Công ty Cấp điện Calcutta (CESC) do tư nhân quản lý và ở khu vực ngoại ô thì do Ủy ban Điện bang Tây Bengal. Việc cúp điện thường xuyên là một vấn đề cuối thập niên 1990, tuy nhiên tình hình đã được cải thiện. Thành phố có 20 trạm cứu hỏa thuộc Sở cứu hỏa Tây Bengal) đảm trách trung bình 7500 cuộc gọi điện cứu hỏa và cứu hộ mỗi năm.[36]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giao thông
    https://s20.postimg.cc/686pvus65/Kolkata_VIP_road.jpg
    Một con đường tấp nập ở Kolkata


    Xe kéo ở Kolkata

    Bài chi tiết: Giao thông Kolkata
    https://s20.postimg.cc/686pvwxbx/Kol...t_Terminal.jpg
    The terminal of the Netaji Subhash Chandra Bose International Airport

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  10. #300
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 135 năm, triều đình nhà Nguyễn phải ký với Pháp hiệp ước Quý Mùi này
    Hòa ước Quý Mùi, 1883 (ngày 25, tháng 8, năm 1883)


    https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B...M%C3%B9i,_1883
    https://en.wikipedia.org/wiki/Treaty...1%BA%BF_(1883)
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%...u%C3%A9_(1883)
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/08...g-135-nam.html


    Arrivée de la délégation française à Hué.


    Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái), François Jules Harmand (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp (người đứng bên phải).

    Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên gọi là Hòa ước Harmand (Hác-măng), Hiệp ước Harmand được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng ủy (tiếng Pháp: commissaire général), đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (chánh sứ), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư Bộ Lại (phó sứ). Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).


    François-Jules Harmand (1845–1921), architect of the Treaty of Huế


    Trần Đình Túc (陳廷肅, 1818-1899), quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ. Trần Đình Túc là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.



    Nguyễn Tuyên (chữ Hán: 阮瑄, 1834 - 1902), tự Trọng Hợp (仲合), hiệu Kim Giang (金江), là một quan đại thần triều Nguyễn,làm quan trải bảy đời vua từ Tự Đức đến Thành Thái.


    Bối cảnh
    Bài chi tiết: Trận Cửa Thuận An

    Chiến thuyền Vipere của Pháp khai hỏa ngày 20 Tháng Tám, 1883 bắn phá đồn Trấn Hải ở cửa Thuận An, sự kiện trực tiếp dẫn đến Hòa ước Quý Mùi


    Đầu thập niên 1880, tình hình ở Bắc Kỳ càng rắc rối khi Pháp chủ trương xâm lăng và tìm cách gây hấn. Năm 1882 thủ phủ Hà Nội thất thủ; Pháp chiếm toàn miền trung châu Bắc Kỳ. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc được đặt vào tình trạng báo động. Một mặt nhà Thanh cho tăng cường việc phòng bị biên ải. Mặt khác quân Thanh vượt biên giới vào Bắc Kỳ khi triều đình Huế gửi thư cầu viện. Dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn, quân Tàu mở đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong khi đó quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân Thanh cùng đánh Pháp.

    Cũng vào thời điểm này, vua Tự Đức băng hà ngày 19 Tháng Bảy, 1883 lại không có con nối ngôi.

    Việc triều đình rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi khiến vua Dục Đức ở ngôi chỉ 3 ngày (20 - 23 tháng Bảy) rồi vua Hiệp Hoà ở ngôi bốn tháng (30 tháng 7 - 30 tháng 11) tiếp theo nhau bị phế.

    Lợi dụng tình thế, ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa Thuận An, khống chế cửa ngõ thủy lộ chính lên kinh đô Huế.


    Chân dung thông dụng của vua Tự Đức


    Chân dung vua Hiệp Hòa

    https://s20.postimg.cc/4iozkteq5/Cua_Thuan_An.png
    Hạ lưu Sông Hương với thành phố Huế, phá Tam Giang, và cửa Thuận An thông ra Biển Đông (góc phải phía trên)

    Trong hoàn cảnh nguy ngập bị Pháp uy hiếp sát kinh thành, triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại ra Thuận An để điều đình với Pháp. Tổng ủy Jules Harmand ra tối hậu thư với nhiều yêu sách ngang ngược và khắc nghiệt. Tổng cộng có 27 điều khoản; Harmand gia hạn cho triều đình Huế phải trả lời trong 24 giờ đồng hồ, nếu không sẽ khai hỏa đánh lên kinh thành.
    Thư của Harmand đe dọa:

    "Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Việt Nam sẽ bị xóa khỏi lịch sử..."

    nếu vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận toàn phần những điều kiện nêu ra.
    Lúc này, triều đình Huế đang ở thế thua, không làm được gì hơn ngoài việc phải ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra.
    Bản Hòa ước được hai bên ký kết ngày 23 Tháng Bảy âm lịch triều Hiệp Hòa, tức ngày 25 tháng 8 năm 1883.

    Phản ứng của triều đình nhà Nguyễn
    Thời điểm ký kết bản Hiệp ước Harmand, triều đình Huế đang ở thế thua, nên không làm được gì khác hơn ngoài việc ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra.
    Đối với triều đình Huế, việc ký kết không hẳn là chịu sự quy phục mà chỉ là cách hoãn binh vì ngoài Bắc hai bên còn giao tranh, lại thêm viện quân của nhà Thanh vượt biên giới sang ngày càng đông nên chưa hẳn là thua.
    Ở trong triều thì phụ chính Tôn Thất Thuyết bí mật phòng thủ đồn Tân Sở và sửa sang đường thượng đạo ra Bắc hầu tìm cách chống cự lâu dài.
    Súng ống, đạn dược, lương nong và cả một phần ba kho bạc triều đình cũng được ngầm chuyển lên Tân Sở nên Hòa ước Quý Mùi là cách mua thời gian đợi ngày phản công.


    Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi


    Nội dung chi tiết
    Sử gia Trần Trọng Kim tóm tắt 27 khoản của Hòa ước Quý Mùi trong Việt Nam sử lược tựu trung có mấy điểm chính:
    1. Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao thiệp với nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.
    2. Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng gồm cả tỉnh Bình Thuận thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.
    3. Pháp có quyền đóng quân ở Đèo Ngang và cửa Thuận An
    4. Trung Kỳ, tức các tỉnh từ Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.
    5. Khâm sứ Pháp ở Huế có quyền ra vào tự do yết kiến vua
    6. Ở Bắc Kỳ (gồm cả ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh) Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt nhưng đại để việc nội trị không bị ảnh hưởng.

    Ngoài ra Hòa ước Quý Mùi còn buộc triều đình Huế triệt thoái quân khỏi Bắc Kỳ. Việc thuế má cũng sẽ do Pháp điều hành.

    Nam Kỳ hiện nay là miền nam Việt Nam (màu xanh dương)

    https://s20.postimg.cc/a8584uxod/Kha...ietnam_svg.png
    Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.

    Nguyên văn bản Hòa ước
    Bản tiếng Pháp được ghi lại như sau:
    "Art. 1. L’Annam reconnaît et accepte le protectorat de la France, avec les conséquences de ce mode de rapports au point de vue du droit diplomatique européen, c’est-à-dire que la France présidera aux relations de toutes les Puissances étrangères, y compris la Chine, avec le Gouvernement annamite, qui ne pourra communiquer diplomatiquement avec lesdites Puissances que par l’intermédiaire de la France seulement.
    "Art. 2. Le province de Binh-Thuan est annexée aux possessions françaises de la Basse-Cochinchine.
    "Art. 3. Une force militaire française occupera d’une façon permanente la chaîne de montagnes Deo-Ngang, qui aboutit au cap Ving-Kuia, ainsi que les forts de Thuan-An, et ceux de l'entrée de la rivière de Hué, qui seront reconstruits au gré des autorités françaises. Les forts s’appellent en langue annamite: Ha-Duon, Tran-Haï, Thay-Duong, Trang-Lang, Hap-Chau, Lo-Thau et Luy-Moï.
    "Art. 4. Le Gouvernement annamite rappellera immédiatement les troupes envoyées au Tonkin, dont les garnisons seront remises sur le pied de paix.
    "Art. 5. Le Gouvernement annamite donnera l’ordre aux mandarins du Tonkin d’aller reprendre leurs postes, nommera de nouveaux fonctionnaires aux postes vacants, et confirmera éventuellement, après entente commune, les nominations faites par les autorités françaises.
    "Art. 6. Les fonctionnaires provinciaux depuis la frontière nord du Binh-Thuan jusqu’à celle du Tonkin — et par cette dernière nous entendons la chaîne Deo-Ngang qui servira de limite — administreront, comme par le passé, sans aucun contrôle de la France, sauf en ce qui concerne les douanes ou bien les travaux publics, et, en général, tout ce qui exige une direction unique et la compétence de techniciens européens.
    "Art. 7. Dans les limites ci-dessus, le Gouvernement annamite déclarera ouverts au commerce de toutes les nations — outre le port de Quin-Nhon — ceux de Tourane et de Xuanday. On discutera ultérieurement s’il n’est pas avantageux aux deux États d’en ouvrir d’autres, et l’on fixera également les limites des concessions françaises dans les ports ouverts. La France y entretiendra des agents, sous les ordres du Résident de France à Hué.


    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin vào đường dẫn để đọc phiên bản tiếng Pháp

    Fait à Hué, en la légation de France, le 25e jour du mois d'août 1883 (23e jour du 7e mois annamite).

    Dịch ra Tiếng Việt
    HIỆP ĐỊNH HARMAND
    Ngày 25 tháng 8 năm 1883
    Giữa những người ký tên dưới đây:
    Một bên là J.T.Harmand, tổng ủy viên và là đại diện đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Pháp, hành động nhân danh nước Pháp, trợ tá có ông Palasme de Champeaux;
    Một bên là Trần Đình Túc, đại diện toàn quyền thứ nhất, Ngự sử đại thần; Nguyễn Trọng Hiệp, đại diện toàn quyền thứ hai, Thượng thư bộ Lại và ngoại giao của Đức vua An Nam, hành động nhân danh chánh phủ An Nam, trợ tá có...
    ... Đã thỏa thuận những điều sau đây:
    Điều 1: Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp với tất cả hậu quả của phương thức quan hệ này, về phương diện luật lệ ngoại giao có nghĩa là nước Pháp sẽ chủ tọa mọi quan hệ của nước ngoài — kể cả Trung Quốc — với chánh phủ An Nam; chánh phủ An Nam chỉ có thể giao tiếp về mặt đối ngoại với những nước nói trên qua trung gian nước Pháp mà thôi.
    Điều 2: Tỉnh Bình Thuận sẽ được sát nhập vào những thuộc địa của Pháp ở Hạ Đàng Trong (tức Nam Kỳ).
    Điều 3: Một lực lượng quân sự Pháp sẽ chiếm đóng một cách thường xuyên dãy núi đèo Ngang (giữa tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) cũng như các đồn lũy Thuận An và các đồn lũy ở sông Huế (sông Hương), những đồn lũy này sẽ được xây dựng lại tùy ý các nhà chức trách Pháp...
    Điều 4: Chính phủ An Nam sẽ triệu hồi ngay lập tức những đội quân đã gửi ra Bắc Kỳ.
    Điều 5: Chính phủ An Nam sẽ ra lệnh cho các quan lại Bắc Kỳ trở về nhiệm sở, sẽ bổ nhiệm những viên công chức mới cho những niệm sở bị bỏ trống và sau khi có sự nhất trí chung có thể xác nhận những sự bổ nhiệm mà nhà chức trách Pháp đã tiến hành.
    Điều 6: Các quan lại cấp tỉnh từ biên giới Bắc tỉnh Bình Thuận cho đến biên giới Bắc Kỳ... (ND: tức là ra đến Đèo Ngang) sẽ cai trị như cũ, không chịu sự kiểm soát của nước Pháp trừ những việc liên quan đến hải quan và công chính và nói chung tất cả những vấn đề gì đòi hỏi một sự chỉ đạo duy nhất và năng lực chuyên môn của những kỹ thuật viên châu Âu.
    Điều 7: Chính phủ An Nam sẽ tuyên bố mở cửa cho việc buôn bán của châu Âu, ngoài cảng Quy Nhơn và các cảng Đà Nẵng và Xuân Đài (ND: Cửa Hàn và Sông Cầu). Người ta sẽ bàn bạc xem có lợi cho cả hai nước hay không nếu mở cửa thêm những khu đất khác và người ra cũng sẽ quy định giới hạn những khu đất nhượng cho Pháp xung quanh các cảng mở cửa. Pháp sẽ đặt các nhân viên của mình tại những nơi đó, dưới quyền của công sứ Pháp tại Huế...
    Điều 8: Pháp có quyền dựng ngọn hải đăng tại mũi Varella hoặc mũi Padaran. (ND: Mũi Nạy, Mũi Kê Gà hoặc Cù lao Thu)
    Điều 9: Triều đình hoàng đế An Nam chấp thuận tu sửa cùng trang trải kinh phí sau khi thương lượng giữa hai bên, con đường cái quan từ Hà Nội vào đến Sài Gòn, và duy trì tuyến đường này trong tình trạng tốt, để xe chạy được. Pháp sẽ cung cấp kỹ sư thực hiện những công trình mỹ thuật như bắc cầu hay đào đường hầm.
    Điều 10: (Thiết lập một đường dây điện tín trên con đường bộ đó)
    Điều 11: Tại Huế, sẽ có một viên công sứ, là một công chức cấp cao. Viên công sứ này sẽ không nhúng tay vào những công việc nội bộ tỉnh Huế, nhưng sẽ là người đại diện của chánh phủ bảo hộ Pháp dưới sự kiểm soát của vị Tổng ủy viên; vị Tổng ủy viên này sẽ chủ trì những quan hệ ngoại giao cho viên công sứ Huế. Viên công sứ Pháp ở Huế có quyền hội kiến cá nhân và không chính thức với Quốc vương An Nam, và Quốc vương An Nam khống thể khước từ nếu không có lý do chính đáng.
    Điều 12: Tại Bắc Kỳ, sẽ có một viên công sứ ở Hà Nội, một ở Hải Phòng, một tại những thành phố duyên hải có thể xây dựng sau này, một tại thủ phủ các tỉnh lớn. Bao giờ thấy cần thiết thì thủ phủ các tỉnh thứ yếu cũng sẽ tiếp nhận những công chức người Pháp.
    Điều 13: Các công sứ hoặc phó sứ sẽ có những người trợ tá và cộng tác viên cần thiết giúp việc và họ sẽ được bảo vệ bởi một đội quân đồn trú người Pháp hoặc bản xứ đủ để đảm bảo ản ninh cho họ.
    Điều 14: Các công sự sẽ tránh không tham gia vào những công việc hành chánh vụn vặt của tỉnh. Các quan lại mọi ngạch sẽ tiếp tục cai trị và điều hành công việc dưới sự kiểm soát của các công sứ, nhưng họ có thể bị thay thế theo yêu cầu của các công sứ nếu họ tỏ ra những thái độ không tốt đối với họ.
    Điều 15-16: (Quyền hạn và nhiệm vụ các công sứ)
    Điều 17: Các công sứ sẽ kiểm soát việc an ninh, các thị trấn và quyền kiểm soát của họ đối với các công chức người bản xứ sẽ mở rộng tùy theo sự phát triển của những thị trấn nói trên.
    Điều 18: Các công sứ sẽ tập trung, với sự cộng tác của các quan bố chánh, công tác thuế vụ mà họ sẽ kiểm soát cả về mặt thu lẫn chi.
    Điều 19: Công tác hải quan, được tổ chức lại sẽ hoàn toàn do các quan cai trị người Pháp phụ trách...
    Điều 20: Các công dân hoặc dân thuộc địa của Pháp sẽ được hưởng trên toàn cõi Bắc Kỳ, và ở các cảng mở cửa của An Nam, tự do hoàn toàn về thân thể và tài sản. Tại Bắc Kỳ và giới hạn các cảng mở cửa của An Nam, họ có quyền được tự do cư trú và sở hữu. Những ngoại kiều nào mà có yêu cầu được hưởng sự bảo hộ thường xuyên hoặc tạm thời của Pháp cũng sẽ được quyền như vậy...
    Điều 22: Nước Pháp sẽ duy trì bao lâu xét thấy cần thiết những bót quân sự dọc sông Hồng nhằm bảo đảm sự đi lại tự do trên sông. Nó cũng có thể dựng thêm những công sự lâu dài ở bất cứ nơi nào xét thấy có ích.
    Điều 23: Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự hoàn toàn quyển vẹn về lãnh thổ của đất nước Đức vua, sẽ bảo vệ Đức vua chống lại mọi cuộc tiến công từ bên ngoài và mọi cuộc nổi loạn từ bên trong và sẽ ủng hộ những yêu sách chính đáng của Đức vua đối với nước ngoài. Nước Pháp sẽ đảm nhiệm lấy một mình việc đánh đuổi những
    băng cướp mang tên Quân Cờ đen và bằng phương tiện riêng của mình bảo đảm sự an ninh và tự do buôn bán trên sông Hồng. Đức vua An Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo như cũ công việc nội trị nước mình, trừ những điểm hạn chế quy định trong hiệp ước này.
    Điều 24: Nước Pháp cũng cam kết sẽ cung cấp cho đức vua An Nam tất cả những huấn luyện viên, những nhà bác học, những sĩ quan... mà Đức vua cần.
    Điều 25: Nước Pháp sẽ coi tất cả những người An Nam ở bất cứ nơi nào, trong nước hay ngoài nước đều thật sự là những người được bảo hộ của nước Pháp.
    Điều 26: Những nợ nần hiện nay của An Nam đối với nước Pháp coi như được thanh toán xong với sự nhượng tỉnh Bình Thuận.
    Điều 27: (Phân phối lợi nhuận và thuế hải quan của vương quốc, về triều đình Huế và thuế hải quan của Bắc Kỳ, đồng bạc [đô la] Mexique và những tiền mặt bằng bạc của xứ Nam Kỳ thuộc Pháp sẽ có tỷ giá bắt buộc trên toàn lãnh thổ vương quốc [An Nam] song song với những loại tiền tệ quốc gia An Nam.)

    Bản hiệp ước này sẽ trình lên Chủ tịch nước Cộng hòa Pháp và Quốc vương An Nam phê chuẩn và những sự phê chuẩn sẽ được trao đổi nhau càng sớm càng hay.
    Nước Pháp và nước An Nam lúc đó sẽ cử các đại diện toàn quyền của mình sẽ họp ở Huế...
    ...Các đại diện toàn quyền sẽ xem xét, trong một cuộc họp bàn với nhau, về chế độ buôn bán nào có lợi nhất cho cả hai bên cũng như về quy định hệ thống hải quan, về những vấn để liên quan đến những độc quyền ở Bắc Kỳ, việc nhượng các mỏ, cước vận chuyển đường thủy, ruộng muối và những kỹ nghệ nào đó nói chung.

    Làm tại Huế, sứ quán Pháp, ngày 25 tháng 8 năm 1883 (ngày 23 tháng Bảy âm lịch).

    Tham khảo và chú thích
    • Billot, A. L’affaire du Tonkin: histoire diplomatique du l’établissement de notre protectorat sur l’Annam et de notre conflit avec la Chine, 1882–1885, par un diplomate (Paris, 1888)
    1. ^ a ă Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 15-69
    2. ^ Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử lược. Sài Gòn: Bộ Giáo dục Trung tâm học liệu, ?. tr 221
    3. ^ Billot, 411-15
    4. ^ Nguyễn Xuân Thọ. Bước đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa của Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897). nxb Hồng ĐứcISBN 9786048659202

    Xem thêm
    • Hòa ước Nhâm Tuất 1862
    • Hòa ước Giáp Thân 1884

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •