Page 39 of 94 FirstFirst ... 293536373839404142434989 ... LastLast
Results 381 to 390 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #381
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lĩnh Nam

    Xin giới thiệu với quý vị trang nhà LĨNH NAM, với tên miền sau:
    www.mevietnam.org

    Với đôi câu đối: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ.

    Sau khi nhấn (click) vào hình trống đồng Đông Sơn sẽ hiện ra như sau:
    http://www.mevietnam.org/index-a.html

    Phần chính là bản đồ nước Việt năm 1754; phía trên là các lựa chọn:
    Huyền Sử/Triết Việt, Nguồn Gốc, Sử Liệu, Ngôn Ngữ, Văn Hoá, Lãnh Thổ/Hải, Môi Sinh, Đạo Học, Võ Học.

    Phần bên phải có một cửa sổ (window) không có gì.


    Khi chọn Huyền Sử/Triết Việt, cửa sổ bên tay mặt sẽ như hình sau:

    Tốt nhất khi lựa chọn một đề mục nào ở bên phải, dùng nút PHẢI của con chuột để có một cửa sổ khác.
    Bản điều trần của bs Trần Đại Sỹ ở mục Lãnh Thổ/Hải.

    Hôm nay tôi muốn giới thiệu với quý vị về chữ Việt trong tên nước Việt-Nam, và người Việt của Lê Văn Ẩn.
    Bài này không thể đem về trang Blog của tôi vì có quá nhiều chữ Hán tượng trưng cho chữ Việt:
    Xin vui lòng đọc bài từ đây:
    http://www.mevietnam.org/NgonNgu/lva-Viet.html

    PHẢI HẢNH DIỆN XƯNG MÌNH LÀ VIỆT
    Trong số năm học giả ở trên thì có hai học giả cảm thấy xẩu hổ khi xưng mình là Việt, và đề nghị xưng mình là người Nam!
    Sau khi tìm hiểu nguồn gốc chữ "Việt" tôi không thấy có gì là xấu hổ cả! Tổ tiên của chúng ta đã có suy nghĩ rất kỹ khi đặt tên "Việt" cho dân tộc mình. Tên "Việt" đã được ghi rõ ràng qua kinh điển và qua bằng chứng của khảo cổ trên những chữ khắc trên xương và yếm rùa mà chúng ta gọi là sấm ngữ.
    Khi nghiên cứu lại tiền sử của dân Việt, chúng ta sẽ đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, vì người ta viết không trúng về người Việt rất nhiều. Trong mỗi chặn sử của Trung Hoa, đều có sự hiện diện của tiền nhân người Việt. Những di tích của người Việt còn để lại trên đất Trung Hoa, những ảnh hưởng của người Việt còn tìm thấy qua khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ học vv... ở trên đất Trung Hoa. Các học giả Trung Hoa đã đề xướng "Chủ Thuyết Trung Nguyên" để tìm cách loại cái ảnh hưởng của tiền nhân người Việt ra khỏi sử Trung Hoa, nhưng họ đã không làm được chuyện đó, vì lý do đơn giản là họ không thể gạt bỏ Kinh Điển và những cổ thư mà khảo cổ đào được.
    Đừng bao giờ nói như một học giả ở trên viết:... "Từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt". Cái lỗi ở đây là tại chúng ta không tìm hiểu cho cận kẽ, rõ ràng rồi tuyên bố không muốn xưng mình là Việt, chứ tiền nhân của chúng ta vẫn gọi họ là người Việt. Cổ thư, kinh điển đều ghi là Việt, là người Việt, bạn và tôi đâu có bịa những chuyện đó ra đâu.
    Trước khi kết thúc tôi xin tóm tắt lại như sau:
    1. Nói chữ Việt gồm bộ Tẩu với chữ Tuất là sai. Chữ Việt đúng là gồm bộ Tẩu và chữ Việt. Có hai cái sai: thứ nhất là sai chữ. Các học giả trên đọc lộn chữ Việt ra chữ Tuất . Cái sai thứ hai là các học giả trên không kiểm soát lại cái âm khi đọc để biết mình nói có đúng hay không.

    2. Không có ai, kể cả nhà Thương hay nhà Chu hoặc nhà Hán, đặt tên Việt cho người Việt. Tên Việt là do chính tổ tiên của người Việt đặt cho dân Việtï, bằng chứng từ kinh điển và khảo cổ có cho biết là tên Việt đã có từ lâu đời.
    3. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt bộ Mễ là để nói, thời bình người Việt làm nghề nông sanh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt bộ Tẩu là để nói, thời chiến người Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nước.
    Chữ Việt mà người ta lầm tưởng là chó chạy, đã giải thích trật từ lâu lắm rồi, không phải đợi tới các học giả trên viết ra mới biết là sai. Các học giả trên viết bài với tấm lòng yêu nước, nhưng chỉ lập lại cái trật của những người đi trước mà thôi.Thật ra, tôi lấy năm tài liệu nầy để làm cái cớ mà đính chính và giải thích chữ "Việt", chứ không có ý chỉ trích ai. Tôi xin cám ơn năm học giả trên đã cho tôi cơ hội, giải thích lại phần nào nguồn gốc của người Việt. Nếu trong sự giải thích nầy có đều gì xúc phạm đến năm học giả trên, xin miển thứ.
    Trước khi kết thúc tôi xin lập lại câu nói của cụ Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược: "Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình". Tôi hy vọng bài viết nầy gíúp cho bạn và tôi biết được một đôi chút sự-tích nước mình để cho khỏi tủi quốc hồn, tôi chỉ có ước mơ đơn giản vậy thôi.
    Lê Văn Ẩn

  2. #382
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 13 năm, thủ đô của Myanma được chuyển từ Yangon tới Naypyidaw

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 06 tháng 11, 2005
    • 2005 – Thủ đô của Myanmar được chuyển tới khu vực cách khoảng 320 km về phía bắc của Yangon, hiện mang tên Naypyidaw (hình chùa Uppatasanti).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Naypyidaw
    https://en.wikipedia.org/wiki/Naypyidaw
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Naypyidaw
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...tu-yangon.html

    Naypyidaw

    Nay Pyi Taw

    — Thành phố thủ đô —

    Chùa Uppatasanti, Naypyidaw


    Nay Pyi Taw

    Tọa độ: 19°45′B 96°6′Đ
    Quốc gia Myanma
    Khu vực Lãnh thổ Liên bangNaypyidaw
    Phân cấp hành chính 8 khu vực
    Định cư 2005
    Hợp nhất 2008

    Diện tích
    Tổng cộng 272,371 mi2 (7.054,37 km2)
    Dân số (2009)
    Tổng cộng 925,000
    Mật độ 300/mi2 (130/km2)
    Múi giờ MST (UTC+06:30)
    Mã điện thoại 067

    Naypyidaw (phiên âm: Nây-pi-đô; tiếng Miến Điện: နေပြည်တော်; MLCTS: Nepranytau, chính tả chính thức là Nay Pyi Taw và Naypyitaw; phát âm [nèpjìdɔ̀]) là thủ đô của Myanmar. Theo Hiến pháp năm 2008, thành phố về mặt hành chính được coi là Lãnh thổ Liên bang Naypyidaw. Vào ngày 6 tháng 11 năm 2005, thủ đô hành chính của Myanmar đã chính thức được chuyển tới một vùng đồng quê cách 3,2 km (2,0 mi) về phía tây của Pyinmana, và có khoảng cách xấp xỉ 320 km (200 mi) về phía bắc của cố đô Yangon (Rangoon). Tên gọi chính thức của thủ đô được tuyên bố vào ngày 27 tháng 3 năm 2006, tức ngày các lực lượng vũ trang Myanmar. Đô thị kế hoạch này dự kiến sẽ hoàn tất việc xây dựng vào năm 2012. Năm 2009, thành phố có 925.000 dân, và là thành phố lớn thứ ba của Myanma, sau Yangon và Mandalay. Năm 2011, Naypyidaw là một trong mười thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới.


    Rangoon and Environ map, 1911


    Map of Mandalay, 1911

    Từ nguyên
    Nay Pyi Daw thường được dịch thành "thủ đô vương thất", "chỗ của vua" hay "nơi ở của các vua". Theo truyền thống, nó đã được sử dụng làm hậu tố trong tên gọi các kinh đô, như Mandalay, được gọi là ရတနာပုံနေပြည်တေ ာ် (Yadanabon Naypyidaw). Nghĩa của tên gọi này là "thành phố vương thất của mặt trời" trong tiếng Miến.

    Lịch sử
    Naypyidaw chỉ có một lịch sử ngắn ngủi, được thành lập ở một nơi đầy cây bụi cách khoảng 3 kilômét (1,9 mi) về phía tây của Pyinmana, và cách xấp xỉ 320 kilômét (200 mi) về phía bắc của Yangon, và bắt đầu được xây dựng từ năm 2002.
    Chính quyền quân sự đã thuê ít nhất 25 công ty để xây dựng thành phố.
    Chính quyền quân sự bắt đầu chuyển các bộ trong chính quyền từ Yangon đến Naypyidaw vào ngày 6 tháng 11 năm 2005 vào giờ hoàng đạo theo tính toán của các nhà chiêm tinh là 6:37 sáng.
    Năm ngày sau đó, 11 giờ trưa ngày 11 tháng 11, một đoàn xe thứ hai gồm 1.100 xe tải quân sự chở 11 tiểu đoàn và đồ của 11 bộ đã dời khỏi Yangon.
    Người ta mong đợi là các bộ được di dời sẽ bắt đầu hoạt động tại trụ sở mới vào cuối tháng 2 năm 2006; tuy nhiên, việc di chuyển vội vàng đã dẫn đến vấn đề thiếu trường học và các tiện nghi khác nên các viên chức chính phủ đã phải xa gia đình trong một thời gian.

    Chính phủ ban đầu đã cấm gia đình của các nhân viên chính phủ di chuyển đến thủ đô mới.

    Cơ quan quân sự đầu não nằm trong một khu vực riêng biệt với các bộ, và dân thường bị cấm vào cả hai khu vực.
    Những người bán dạo bị giới hạn trong một khu thương mại gần các văn phòng của chính phủ.
    Ngày 27 tháng 3 năm 2006, trên 12.000 binh lính đã tuần hành tại thủ đô mới trong sự kiện công cộng đầu tiên: một cuộc diễu hành quân sự lớn để đánh dấu ngày các lực lượng vũ trang Myanma, ngày kỉ niệm cuộc nổi dậy Myanma năm 1945 chống lại quân Nhật chiếm đóng.
    Cuộc diễu hành có cả ba tác phẩm điêu khắc mô tả các vị vua Myanma gồm Anawrahta, Bayinnaung và Alaungpaya, được coi là ba vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Myanma.
    Thành phố chính thức được đặt tên là Naypyidaw trong những lễ kỉ niệm này.


    Anawrahta Minsaw (tiếng Miến Điện: အနော်ရထာ မင်းစော, phát âm [ʔənɔ̀jətʰà mɪ́ɴ sɔ́]; 1015–1078) là một vị vua nhà Pagan, người sáng lập đế quốc Myanma thứ nhất.


    Bayinnaung (tiếng Miến Điện: ဘုရင့်နောင်, phát âm [bəjɪ̰ɴ nàuɴ]; sinh: 13/11/1516 – mất 11/1581) là vị vua đời thứ ba của nhà Taungoo ở Myanma.


    Alaungpaya (tiếng Myanma: အလောင်းဘုရား, phiên âm quốc tế: ʔəláuɴ pʰəjá) là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử Myanma, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760.

    Lý do dời đô
    Naypyidaw có vị trí trung tâm và chiến lược hơn so với thủ đô cũ là Yangon. Đây cũng là một trung tâm giao thông nằm tiếp giáp với các bang Shan, Kayah và Kayin.


    Shan là một bang của Myanma, lấy tên từ người Shan, một trong những dân tộc sống ở khu vực này. Đây là bang rộng nhất trong 14 bang và các phân chia hành chính khác của Myanma.

    [img] ]https://s20.postimg.cc/3wemcqf8d/Myanmar_Kayah.png[/img]
    Kayah là một bang nằm ở phía đông nam Myanma, rộng 11.670 km², có thủ phủ là Loikaw. Bang này có 259.000 dân, trong đó hầu hết là người Karen (thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến).


    Kayin là một bang của Myanma và cũng còn được gọi là bang Karen theo tên của dân tộc Karen. Thủ phủ bang là thành phố Pa-an. Bang này đang thuộc tranh chấp giữa chính quyền quân đội của Myanma và các nhóm Karen, những người gọi khu vực này là Kawthoolei.

    Cũng có nhận định rằng một sự hiện diện mạnh mẽ hơn của quân đội và chính phủ ở gần đó có thể giúp ổn định các khu vực đã hỗn loạn trong nhiều năm. Những lời giải thích chính thức cho việc dời đô là vì Yangon đã trở nên quá chật hẹp và đông đúc nên sẽ hạn chế việc mở rộng trong tương lai của các văn phòng chính phủ.
    Một số nhà ngoại giao Phương Tây suy đoán rằng chính phủ Myanma có lẽ lo ngại về khả năng bị nước ngoài tấn công, còn Yangon thì nằm sát bờ biển và do đó sẽ dễ dàng bị xâm phạm bởi một cuộc xâm lược đổ bộ. Nhiều người dân Myanma cho rằng cảnh báo về việc nước ngoài tấn công đã được một nhà chiêm tinh báo cho giới chức quân sự cầm quyền.
    Nhà báo Ấn Độ Siddharth Varadarajan, người đến thăm Naypyidaw vào tháng 1 năm 2007, đã mô tả sự rộng lớn của thủ đô mới này là để bảo vệ chống lại "thay đổi chế độ" và "một kiệt tác của quy hoạch đô thịđược thiết kế để đánh bại bất kỳ "cách mạng sắc màu" giả định nào– không phải bằng xe tăng và pháo bắn nước, mà bằng hình học và bản đồ".

    https://s20.postimg.cc/hdbkvm4zh/Hlu..._Naypyidaw.jpg
    Tòa nhà Quốc hội Liên bang Myanmar

    Địa lý
    Naypyidaw nằm giữa các dãy núi Bago Yoma và Shan Yoma. Thành phố có diện tích 7.054,37 km2 (2.723,71 sq mi) và có dân số là 924.608 người theo thống kế chính thức.
    Đập Chaungmagyi nằm cách vài km về phía bắc của Naypyidaw, còn đập Ngalaik thì nằm cách vài km về phía nam. Đập Yezin nằm xa hơn về phía đông bắc.

    Cảnh quan thành thị
    https://s20.postimg.cc/xbkalren1/Nay..._Apartment.jpg
    Một căn hộ tại Naypyidaw

    Naypyidaw được tổ chức thành một số phân khu. Đến năm 2011, thành phố vẫn còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng của một thủ đô.
    Các khu dân cư được tổ chức một cách cẩn thận, và các căn hộ đều được phân bổ theo các bậc và tình trạng hôn nhân. Năm 2007, thành phố có khoảng 1.200 nhà chung cư bốn tầng.
    Mái nhà của các tòa chung cư có mã màu dựa theo nghề nghiệp của các cư dân; nhân viên của Bộ Y tế sống trong các ngôi nhà có mái màu lam và nhân viên Bộ Nông nghệp sống trong các ngôi nhà có mái màu lục. Các quan chức cấp cao sinh sống trong các biệt thự.

    Tuy nhiên, nhiều cư dân của thành phố phải sống trong các khu ổ chuột.

    Các quan chức quân sự cấp cao và những viên chức chủ chốt sống cách 11 km (6,8 mi) so với các viên chức bình thường trong một khu phức hợp được cho là gồm có cả các đường hầm và boongke; công chúng bị hạn chế tiếp cận đối với khu vực này. Thành phố cũng có một căn cứ quân sự, các công dân hay cá nhân khác không thể tiếp cận nơi này nếu không có sự cho phép bằng văn bản. Bên trong khu vực quân sự, những con đường có tám làn xe cho phép các máy bay cỡ nhỏ hạ cánh.

    Khu vực bộ của thành phố có trụ sở của các bộ trong chính phủ Myanma. Tất cả tòa nhà các bộ đều giống hệt nhau về vẻ bề ngoài.[20] Một tổ hợp nghị viện gồm 31 tòa nhà[21] và một phủ tổng thống có 100 phòng cũng nằm tại đây. Khu vực cũng có tòa thị chính, trong đó có nhiều đặc điểm kiến trúc Stalin, song với một mái nhà kiểu Miến.

    Khu vực khách sạn có nhóm các khách sạn theo phong cách biệt thự trên vùng đồi ngoại ô của thành phố. Chợ Myoma Naypyitaw hiện là trung tâm thương mại của Naypyidaw. Các khu vực thương mại khác là Chợ Thapye Chaung và Junction Centre Naypyidaw. Junction Centre Naypyidaw do công Ty Phát triển Shwe Taung xây dựng và hoàn thành vào tháng 8 năm 2009, Junction Centre là trung tâm mua sắm tư nhân hoạt động đầu tiên của thành phố. Naypyidaw cũng có một số chợ địa phương và khu vực nhà hàng.

    https://s20.postimg.cc/f8r7ujy7x/Upp..._Pagoda-01.jpg
    Chùa Uppatasanti

    Công viên hồ Ngalaik là một công viên nước nhỏ nằm dọc theo đập Ngalaik, gần làng Kyweshin trên hồ Ngalaik (xấp xỉ 7 dặm từ trung tâm Naypyidaw). Opened in 2008, cơ sở vật chất của Công viên hồ Ngalaik bao gồm các trượt nước, khu nghỉ dưỡng thiên nhiên, phòng cho thuê và một bãi biển nhân tạo. Công viên mở cửa miễn phí cho công chúng vào lễ Thingyan.[22]

    https://s20.postimg.cc/h0k6pgx0d/Bag...f_Thingyan.jpg
    Thingyan (tiếng Miến Điện: သင်္ကြန်; MLCTS: sangkran, từ bắt nguồn từ tiếng Pali sankanta,nghĩa là sự di chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu ) là Tết té nước năm mới của Miến Điện (nay là Myanmar), thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ).

    Cũng mở cửa vào năm 2008, Công viên Thảo mộc Quốc gia rộng 200 mẫu Anh (0,81 km2) trưng bày các loài thực vật có tác dụng làm thuốc đến từ tất cả các khu vực chính tại Myanma. Có hàng nghìn cây trong công viên, đại diện cho hàng trăm loài khác nhau.[23]
    Phía sau tòa thị chính, có một công viên với một sân chơi và tổ hợp đài phun nước, tại đây sẽ tổ chức trình diễn nhạc nước vào mỗi đêm.
    Vườn bách thú Naypyidaw mở cửa vào năm 2008 với khoảng 420 loài động vật và một ngôi nhà chim cách cụt được kiểm soát nhiệt độ. Đây cũng là vườn thú lớn nhất Myanma.[24][25] Vườn thú hoang dã Naypyidaw chính thức mở cửa vào ngày 12 tháng 2 năm 2011.[26][27]
    Naypyidaw cũng có hai sân golf (Nay Pyi Taw City Golf Course và Yaypyar Golf Course) và một bảo tàng đá quý.[28]
    Tương tự như kích thước và hình dạng của chùa Shwedagon tại Yangon, chùa Uppatasanti được hoàn thành vào năm 2009.[29]
    Chính phủ đã dành 2 hécta (4,9 mẫu Anh) đất cho mỗi đại sứ quán ngoại quốc và trụ sở của các cơ quan Liên Hiệp Quốc.

  3. #383
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 592 năm, nghĩa quan Lam Sơn đánh thắng quân Minh ở Đông Quan

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 07 tháng 11, 1426
    • 1426 – Quân Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh trong trận Tốt Động–Chúc Động diễn ra tại Đông Quan, nay thuộc Hà Nội, Việt Nam.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%...%90%E1%BB%99ng
    https://en.wikipedia.org/wiki/Battle...%90%E1%BB%99ng
    (Việc xưa, không có tiếng Pháp)
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...quan-minh.html

    Trận Tốt Động – Chúc Động

    Một phần của Khởi nghĩa Lam Sơn
    Thời gian 5-7 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426)
    Địa điểm Đồng Chê, xã Tốt Động, huyện Chương Mĩ, Hà Nội
    Kết quả Chiến thắng quyết định của nghĩa quân Lam Sơn

    Tham Chiến
    Nghĩa quân Lam Sơn Đế quốc Minh

    Chỉ Huy
    Lý Triện Vương Thông
    Đinh Lễ Phương Chính
    Đỗ Bí Mã Kỳ
    Nguyễn Xí Sơn Thọ
    Trương Chiến Lý An, Trần Hiệp, Mã Anh

    Lực lượng
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Theo Đại Việt sử ký toàn thư,
    cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí có 3.000 quân, 1 thớt voi; Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục,
    cánh quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí có 3.000 quân tinh nhuệ, lực lượng quân Minh có 10 vạn quân, 5 nghìn ngựa.
    2 thớt voi; tổng cộng có 6.000 quân, 3 thớt voi.

    Tổn thất
    không rõ 5 vạn lính bị giết, 1 vạn lính bị bắt sống

    Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh diễn ra trong các ngày 5-7 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội).

    Lãnh thổ nhà Minh năm 1580.
    Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644[chú thích 1]) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng, tại phủ Ứng Thiên đăng cơ, quốc hiệu Đại Minh, do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh.

    Đây là một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn và được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo.
    https://s20.postimg.cc/4s1x0qs5p/B_nh_Ng_i_c_o.jpg

    Bình Ngô đại cáo





    Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.

    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm;
    Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

    Địa điểm
    Địa điểm diễn ra là tại hai nơi, cách nhau khoảng 6–7 km, đều thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ Hà Nội ngày nay là:
    • Tốt Động còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động), tại đây nghĩa quân Lam Sơn phục binh chặn đánh cánh tiên phong của quân Minh ở Đông Quan(Thăng Long thời thuộc Minh)
    • Chúc Động còn gọi là Ninh Kiều (nay là thị trấn Chúc Sơn), là nơi quân Lam Sơn mai phục chặn đánh hậu quân của quân Minh từ Đông Quan kéo ra.

    Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây nam thủ đô Hà nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40 km, huyện Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn).
    (Tốt Động là một xã nằm ở trung tâm huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam. Tốt Động cũng là nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
    Chúc Sơn là thị trấn thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam.)

    Lực lượng
    Quân Minh
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại việt thông sử, Lam Sơn thực lục, Vương Thông mang 5 vạn quân, 5000 ngựa từ Trung Quốc sang, hợp với quân ở Đông Quan, có tất cả hơn 10 vạn quân.

    Nghĩa quân Lam Sơn
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí có 3.000 quân, 1 thớt voi; cánh quân của Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trương Chiến có 3.000 quân tinh nhuệ, 2 thớt voi.
    Theo Lam Sơn thực lục, cánh quân do Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí, có 2 ngàn quân; cánh quân của Đinh Lễ,Nguyễn Xí có 2 ngàn tinh binh.

    Bối cảnh

    Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc
    Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững mạnh, chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay), nghĩa quân Lam Sơn đang bao vây thành Nghệ An.


    Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
    Lê Lợi nhận định rằng tinh binh quân Minh tập trung ở Nghệ An, các thành ở Đông Đô tất suy yếu. Tháng Tám năm Bính Ngọ (1426), Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến, Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái giám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân 1 thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan , Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Đà Giang, Tam Đới, Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của quân Minh từ Vân Nam sang; Thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển đem 2.000 quân và 1 thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau để phô trương thanh thế.
    Ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (1426), cánh quân Lý Triện tiến đến sát thành Đông Quan, quân Minh nghĩ quân từ xa tới, liền dốc quân ra đánh, trận chiến diễn ra ở xứ Ninh Kiều thuộc Ứng Thiên. Nghĩa quân phá tan quân Minh, chém hơn 2.000 người, rồi dời quân đóng ở phía tây sông Ninh giang
    Ngày 17 tháng Chín, Lý An, Phương Chính để Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đem quân vượt biển về cứu Đông Đô. Lê Lợi đem tinh binh đuổi theo, đóng quân ở Lỗi Giang.
    Ngày 20, cánh quân do Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả chỉ huy đánh bại Đô ty Vương An Lão khi viên đô ty này đem hơn 1 vạn viện binh từ Vân Nam sang, chém 1.000 người, chết đuối rất nhiều, số còn lại chạy vào thành Tam Giang.


    Vân Nam (giản thể: 云南; phồn thể: 雲南; bính âm: Yúnnán) là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.

    Cùng ngày đó Lý Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Nhân Mục, chém hơn 1.000 người, bắt được Đô ty Vi Lượng.
    Nghĩa quân Lam Sơn tuy luôn đánh thắng, nhưng vẫn dựa vào đất Nghệ An, Thanh Hóa. Cánh quân của Lý Triện và Trịnh Khả chỉ huy vì quân đơn độc, cứ đi đi lại lại ở vùng Thiên Quan, Quảng Oai, Tam Giang rồi áp sát vào Đông Quan. Người trong nước còn sợ oai quân Minh, chưa quy phục hết thảy.

    Viện binh nhà Minh
    Đầu tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), nhà Minh đã phải cử Vương Thông, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, Tham tướng Mã Anh dẫn hơn 5 vạn quân, 5.000 kỵ binh sang tăng viện cho Đông Quan.
    (Vương Thông (tiếng Trung: 王通, ?-1452) là một tướng nhà Minh từng là tổng binh quân Minh tại Đại Việt.)
    Trước đó, một vạn quân Vân Nam đã bị Trịnh Khả đánh bại, chạy vào thành Tam Giang.
    Ngày 6 tháng Mười, Vương Thông tập hợp quân hơn 10 vạn, chia làm ba đường đánh nghĩa quân Lam Sơn.

    Trận mở màn
    Ngày 6 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) , cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở,[20] làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ[21] đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động.[22]. Quân Minh dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, giáo mác rực trời, tự cho là đánh một trận là bắt hết được nghĩa quân Lam Sơn.
    Lý Triện, Lê Bí mai phục binh tượng ở đồng Cổ Lãm[23], cho du binh nhử đánh vào doanh quân Sơn Thọ, Mã Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, khi qua bờ cầu Tam La[24], chỗ ấy ruộng nước, bùn lầy, quân mai phục của nghĩa quân nổi dậy đánh tạt ngang vào. Quân Minh bị sa lầy. Nghĩa quân chém hơn một nghìn người, đuổi tận đến cầu Nhân Mục. Xác quân Minh phơi ngổn ngang đến vài mươi dặm, bị bắt sống hơn 500 người.
    Lý Triện, Đỗ Bí định đánh chặn hậu doanh của Phương Chính, nhưng Phương Chính đã rút đi rồi. Trời tối, bèn thu quân về.

    Diễn biến
    [img] https://s20.postimg.cc/4gkgo5jh9/Tr_..._c_ng_1426.jpg [/img]
    Ngày 7 tháng Mười cánh quân Lý Triện, Đỗ Bí đánh Vương Thông ở các trại ngoài Cổ Sở. Quân Minh đã phục binh sẵn, đan tre làm lá chắn, bên trong gài chông sắt, giả cách vứt lá chắn bỏ chạy. Voi của nghĩa quân giẫm lên, trúng phải chông sắt, quân ta thất lợi, phải tạm lui. Lý Triện, Đỗ Bí tự liệu không thể chặn được mới phá hủy doanh trại cũ, thu quân giữ nơi hiểm yếu, cáo cấp trước với cánh quân Đinh Lễ, Trương Chiến, Nguyễn Xí.
    Cánh quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Trương Chiến đã bí mật mai phục tinh binh ở Thanh Đàm[25] để đợi quân Minh, được tin báo của Lý Triện, bèn đang đêm đem hơn 3 nghìn quân tinh nhuệ và 2 thớt voi đến cứu, hội quân ở Cao Bộ[26], chia quân phục sẵn ở các chổ hiểm yếu. Nhân bắt được gián điệp của quân Minh, tra hỏi biết được quân Minh định đặt súng phía sau nghĩa quân Lam Sơn.[27]
    Sách Khâm định Việt sử thông giám chép rằng: Bắt được gián điệp của địch, ta biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại.

    Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chữ Hán: 欽定越史通鑑綱目) là bộ chính sử của triều Nguyễn viết dưới thể văn ngôn, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884.

    Đinh Lễ và Lý Triện dùng luôn kế của quân Minh, hạ lệnh cho các quân nghe tiếng súng nổ vẫn nằm im không được nhúc nhích. Quân Minh cho là không có quân, đi theo đường tắt tới, nổ súng rồi đem toàn bộ quân tiến sâu vào.[28]
    Đến cách sông Yên Duyệt[29] vài dặm thì phục binh nghĩa quân ba mặt đều xông lên, hăng hái đánh vào các xứ Tốt Động[30], Chúc Động[31], phá tan quân Minh, chém Thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng và 5 vạn quân Minh. Quân Minh chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn. Bắt sống hơn 1 vạn người[32], thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết. Phương Chính theo đường bến Cổ Sở trốn về. Vương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan.[33]

    Kết quả
    Khoảng 5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống, quân tư, khí giới, xe cộ thu được nhiều vô kể. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang". Đinh Lễ, Đỗ Bí, Nguyễn Xí, thừa thắng tiến thẳng sát thành bổ vây[34][35][36][37] Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng bị thương.[38]

    Ý nghĩa
    Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí, Vương Thông đã sai quân phá chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh để làm hỏa khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh.[39]
    Sách Đại Việt thông sử viết rằng:
    Người trong nước còn sợ oai giặc Ngô, chưa quy phục nhà vua hết thảy. Từ sau chiến thắng Tốt Động quân ta bèn vây Đông Đô. Sĩ dân ở các phủ huyện hưởng ứng rầm rộ. Những người hào kiệt trí dũng theo về như đi chợ. Thành trì giặc các nơi lần lượt bị phá hoặc xin hàng, mà 3 ty nhà Minh phải đóng cửa thành tử thủ, thế cùng bức bách phải xin hòa. Trong khoảng một năm, cả nước được bình định. Đó đều là công của bọn các ông Lê Lễ, Lê Triện
    — Đại Việt thông sử, Đinh Lễ
    [40]
    Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đã làm cho tên tuổi của Lý Triện, Đinh Lễ nổi danh, sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng, Tướng giỏi thời ấy thì Lễ và Triện đứng đầu[41]

    Trong Văn học
    Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng:
    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh lây muôn dặm!
    Tốt Động thây nằm đầy nội, để thối nghìn thu!
    Lý Lượng là sâu mọt dân, ta đã đem phanh xác!
    Trần Hiệp là tay chân quân giặc, cũng bị bêu đầu!
    Vương Thông dẹp loạn mà nơi cháy lại cháy thêm.
    Mã Anh gỡ đòn mà kẻ giận càng giận dữ![42]

    Xem thêm
    • Khởi nghĩa Lam Sơn
    • Lý Triện
    • Nguyễn Xí
    • Đinh Lễ
    • Đỗ Bí

  4. #384
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 95 năm, Hitler thất bại trong âm mưu lật đổ chính phủ Bayem ở Đức

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 08 tháng 11, 1923
    • 1923 – Đảo chính nhà hàng bia: Tại München, Adolf Hitler lãnh đạo lực lượng Quốc Xã trong một nỗ lực bất thành nhằm lật đổ chính phủ Bayern, Đức.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90..._qu%C3%A1n_bia
    https://en.wikipedia.org/wiki/Beer_Hall_Putsch
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Putsch_de_la_Brasserie
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...muu-lat-o.html

    Đảo chính quán bia “Hall Putsch”

    Beer Hall Putsch

    The Marienplatz in Munich during the Beer Hall Putsch

    Date 8–9 November 1923
    Location Munich, Bavaria, Germany (48.1304°N 11.592°E)
    Action Hitler and his associates planned to seize Munich and later to use Munich as a base for a march against Germany's Weimar Republic government
    Result Reichswehr victory. Putsch failure, arrest of NSDAP leadership.

    Insurgents v. Government
    Nazi Party Weimar Republic
    Sturmabteilung Free State of Bavaria, Reichswehr

    Commanders and leaders
    Adolf Hitler (WIA) Gustav von Kahr
    Erich Ludendorff Eugen von Knilling
    Ernst Röhm Hans von Seisser
    Rudolf Hess Otto von Lossow
    Scheubner-Richter †
    Hermann Göring (WIA)

    Military support
    2,000+ 130

    Casualties and losses
    16 killed 4 killed
    About a dozen injured Several wounded
    Many captured and imprisoned

    Đảo chính quán bia (tiếng Đức: Bürgerbräu-Putsch) hay Đảo chính Hitler-Ludendorff (tiếng Đức: Hitler-Ludendorff-Putsch) là cụm từ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ngày 8 tháng 11 năm 1923 do Adolf Hitler điều động Đảng Đức Quốc xã gây ra, nhằm lật đổ chính quyền bang Bayern, từ đó dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar.


    Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] (phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistis che Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.


    Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistisc he Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi; gọi tắt trong tiếng Việt: Đảng Quốc Xã) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã.


    Germany năm 1930


    Bayern (tiếng Đức: Freistaat Bayern; tiếng Anh: Bavaria) là bang lớn nhất nằm cực nam của Đức ngày nay, với diện tích 70.553 km² và dân số 12,4 triệu người (đứng hàng thứ hai sau Nordrhein-Westfalen).


    Các bang của Đức thời Weimar

    Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và đảng Quốc xã lên nắm quyền.

    Nguyên nhân
    Bang Bayern lúc bấy giờ do một tam đầu chế lãnh đạo: Gustav von Kahr (Thủ hiến bang), Đại tướng Otto von Lossow (tư lệnh quân đội ở bang) và Đại tá Hans von Seisser (Chỉ huy trưởng Cảnh sát Bayern).

    https://s20.postimg.cc/tdf3wlmwd/Gus...r_von_Kahr.jpg
    Gustav Ritter von Kahr (29 tháng 11 năm 1862 - ngày 30 Tháng 6 năm 1934) là một chính trị gia người Đức, hoạt động ở bang Bavaria và là một trong ba tam đầu chế của bang bavaria. Ông đã có công lớn trong sự việc lật đổ và đàn áp cuộc Đảo chính nhà hàng bia vào năm 1923 của Adolf Hitler, ông bị Đảng Đức Quốc xã của Adolf Hitler sát hại dã man hơn mười năm sau đó trong đêm của những con dao dài.

    https://s20.postimg.cc/3umrjo3d9/Major_v._Lossow.jpg
    General Otto Hermann von Lossow (15 January 1868 – 25 November 1938) was a Bavarian Army and then German Army officer who played a prominent role in the events surrounding the attempted Beer Hall Putschby Adolf Hitler and the Nazi Party in November 1923.

    https://s20.postimg.cc/vuqv42wkt/sei...tter-von02.jpg
    Colonel Hans Ritter von Seisser (German Seißer; 9 December 1874 – 14 April 1973) was the head of the Bavarian State Police in 1923.

    Tuy có thái độ thách thức với chính phủ trung ương, tam đầu chế này vẫn hành động thận trọng. Nhưng Hitler thấy rằng nếu để chính phủ trung ương có thêm thời gian và ổn định lại tình hình, Quốc xã sẽ mất cơ hội. Thêm nữa, Hitler cũng đang lo là tam đầu chế âm mưu một cuộc đảo chính không có ông để tách Bayern ra khỏi nước Đức. Với ý tưởng cực đoan cho một nước Đức hùng mạnh, thống nhất và theo chủ nghĩa quốc gia, Hitler kiên quyết chống đối ý đồ như thế.
    Mục tiêu lớn lao của Hitler là chiếm chính quyền nước Đức, nhưng ông ta không có đủ sự hậu thuẫn để một mình lật đổ chính phủ. Ông cần có sự hậu thuẫn của bang Bayern, quân đội và cảnh sát. Bằng cách nào đó, ông phải đặt Kahr, Lossov và Seisser vào vị thế khiến cho họ phải hành động cùng với ông và không thể thối lui được. Ông ta quyết định bắt cóc tam đầu chế và ép buộc họ hành xử quyền hành theo ý ông muốn. Vì thế, trong một thời gian, Hitler đã có ý chiếm chính quyền bang Bayern để làm bàn đạp tiến lên chính phủ trung ương.
    Sau vài âm mưu không thành, cơ hội đã đến. Báo chí đã đăng tải một thông báo vắn tắt cho biết, theo sự yêu cầu của vài tổ chức kinh doanh ở thành phố München, Thủ hiến Kahr sẽ đến phát biểu tại một buổi mít-tinh ở quán bia Bürgerbräukeller nằm ở vùng ngoại ô phía đông-nam thành phố. Đề tài phát biểu sẽ là về chính quyền Bayern. Tướng von Lossow, Đại tá von Seisser và nhiều nhân vật cao cấp khác sẽ hiện diện.


    Localización de Múnich en Baviera


    Ubicación de Múnich
    München hay Muenchen (phát âm: [ˈmʏnçən]), thủ phủ của tiểu bang Bayern, là thành phố lớn thứ ba của Đức sau Berlin và Hamburg và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóaquan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.

    Có hai yếu tố khiến cho Hitler đi đến quyết định vội vã. Một là ông ta nghi ngờ Kahr có thể lợi dụng cuộc mít-tinh để tuyên bố nền độc lập cho Bayern và đưa vương triều Wittelsbach trở lại ngai vàng.

    https://s20.postimg.cc/7og7sruz1/Wap...ches_Reich.png
    Nhà Wittelsbach là một trong những hoàng tộc châu Âu lâu đời nhất và là một triều đại Đức ở Bayern. Xuất phát từ nhà này là các bá tước, công tước, tuyển hầu tước và vua của Bayern (1180–1918), cũng như các công tước Kurpfalz (1214–1803 và 1816–1918), mà cũng là tuyển hầu tước của Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhánh Pfalz cũng có công tước của Jülich-Berg (1614–1794/1806).

    Điều này đi ngược lại chủ trương của Hitler: một nước Đức thống nhất dưới chính thể độc tài không có vua, nên ông ta muốn ngăn chặn Kahr thực hiện việc này. Yếu tố thứ hai là cuộc mít-tinh tạo cơ hội quý báu để đẩy tam đầu chế vào rọ và uy hiếp họ tham gia cuộc cách mạng của Quốc xã. Thế nên, Hitler quyết định hành động lập tức. Các đội quân thuộc lực lượng bán quân sự SA của Đảng Đức Quốc xã, dưới quyền chỉ huy của Ernst Julius Röhm, được khẩn cấp điều đến nhà hàng bia.

    Diễn biến
    Lúc 9:45 giờ tối ngày 8 tháng 11 năm 1923, sau khi Kahr đã phát biểu được nửa giờ trước đám đông khoảng 3.000 người, thì lực lượng SA kéo đến bao vây quán Bürgerbräukeller và Hitler tiến vào. Trong khi một số thuộc hạ của ông ta bố trí một khẩu súng máy ở cổng vào, Hitler nhảy lên một chiếc bàn và bắn một phát súng lục để gây sự chú ý của đám đông. Kahr ngừng nói giữa bài phát biểu. Đám đông nhìn quanh quẩn để tìm nguyên do của sự ngăn trở. Với sự hỗ trợ của Rudolf Hess (cánh tay phải của Hitler) và Ulrich Graf (cận vệ), Hitler tiến đến khán đài. Một thiếu tá cảnh sát định ngăn cản, nhưng Hitler chĩa khẩu súng lục vào anh ta và tiếp tục tiến đến. Kahr bước lùi ra khỏi diễn đàn và Hitler đến thế chỗ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Erich Friedrich Wilhelm Ludendorff (9 tháng 4 năm 1865 – 20 tháng 12 năm 1937) là một tướng lĩnh và chiến lược gia quân sự quan trọng của Đế quốc Đức.

    Lúc đầu, ba người không muốn nói chuyện với Hitler. Ông ta tiếp tục kêu gọi họ. Cả ba phải cùng với ông ta tuyên cáo cách mạng và chính phủ mới; cả ba phải nhận chức vụ mà ông ta cử, nếu không họ không có quyền để tồn tại. Kahr sẽ là Phụ chính cho bang Bayern; Lossov làm Bộ trưởng Liên lạc Quốc hội; Seisser làm Bộ trưởng Bộ Cảnh sát của Đức. Cả ba người đều không có ấn tượng với những chức vụ như thế. Họ không trả lời!
    Sự im lặng kéo dài khiến cho Hitler cảm thấy bất an. Cuối cùng, ông ta chĩa khẩu súng về phía họ: "Tôi có bốn viên đạn trong khẩu súng. Ba viên cho những người cộng sự, nếu họ bỏ rơi tôi. Viên đạn cuối cùng dành cho tôi!" Rồi chĩa súng vào màng tang mình, Hitler thốt lên: "Nếu đến chiều mai tôi không đạt chiến thắng, tôi sẽ chịu chết."
    Kahr trả lời: "Ông Hitler, ông có thể ra lệnh cho người ta bắn tôi hoặc tự ông bắn tôi. Tôi chết hoặc sống cũng không hề gì."
    Seisser cũng cất tiếng. Ông trách Hitler đã không giữ lời hứa rằng sẽ không nổi dậy chống lại cảnh sát.
    Hitler trả lời: "Đúng là tôi có hứa. Xin lỗi, nhưng tôi phải làm nhiệm vụ cho tổ quốc."
    Tướng von Lossow vẫn giữ im lặng trong sự khinh miệt. Nhưng khi Kahr bắt đầu thầm thì với ông, Hitler cắt ngang: "Ngưng! Không được nói nếu tôi không cho phép!"
    Hitler không đạt kết quả gì trong việc thuyết phục họ. Cả ba người đang nắm giữ quyền lực ở Bayern đều không muốn theo ông ta, dù đang bị nòng súng đe dọa. Cuộc bạo loạn không diễn ra như dự trù. Rồi Hitler có động thái bất chợt. Không nói thêm một tiếng, ông chạy ra, bước lên khán đài, tuyên bố với đám đông rằng ba người trong căn phòng bên cạnh đã tham gia với ông để lập nên chính phủ trung ương mới.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thất bại đầu tiên
    Khi trở lại, Hitler thấy các con mồi đã vuột khỏi tầm tay. Ông đã tự tin mà nghĩ lúc này đáng lẽ các "bộ trưởng" của ông ta phải tất bật lo chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới, trong khi Ludendorff và Lossow phải vạch kế hoạch tiến về Berlin. Nhưng hầu như không có việc gì xảy ra. Ngay cả München vẫn chưa nằm trong tay lực lượng cách mạng. Röhm chỉ mới chiếm được doanh trại của Bộ Chiến tranh nhưng bỏ sót một số địa điểm chiến lược kể cả nhà bưu điện. Vì thế, tin tức về vụ bạo loạn được truyền đến Berlin và tướng Hans von Seeckt truyền về lệnh cho quân đội ở Bayern phải trấn áp đám phản loạn.


    Johannes Friedrich "Hans" von Seeckt (22 tháng 4 năm 1866 – 27 tháng 12 năm 1936) là một vị Sĩ quan Quân đội Đức, ông là người có công gầy dựng lực lượng Quân đội Liên bang Đức (Reichswehr) trong thời kỳ Cộng hòa Weimar. Ông được xem là người đặt nền móng cho các chiến thuật Blitzkrieg của Đức.

    Chỉ có vài sĩ quan cấp thấp và một số binh sĩ bỏ hàng ngũ vì ủng hộ Hitler và Röhm. Các sĩ quan cao cấp, dưới quyền Tướng von Danner, chỉ huy quân đội ở München, không những chuẩn bị tuân lệnh Seeckt mà còn thấy bất mãn vì cách Hitler đối xử với von Lossow. Theo quy củ của quân đội, một người dân thường chĩa súng vào một vị tướng đáng bị trừng phạt. Lúc gần sáng, quân đội đã tạo một vòng vây chung quanh lực lượng của Röhm đang chiếm đóng Bộ Chiến tranh.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/t1xnjoe4d/Friedrich_Ebert.jpg
    Friedrich Ebert (phiên âm: Phi-đrích E-be) (4 tháng 2 năm 1871 – 28 tháng 2 năm 1925) là một chính trị gia của đảng SPD: Đảng Dân chủ Xã hội Đức ( tiếng Đức: Sozialdemokratische Partei Deutschlands) là tổng thống đầu tiên của Đức từ năm 1919 cho tới khi ông ta mất vào năm 1925.

    Bây giờ, Ludendorff đề xuất với anh lãnh đạo Quốc xã đang lung lay tinh thần một kế hoạch mang chiến thắng đến với họ và tránh đổ máu. Ông tin chắc rằng binh sĩ và cảnh sát Đức – phần đông là cựu chiến binh – không bao giờ bắn một vị tướng huyền thoại đã từng chỉ huy họ đạt những chiến thắng trên các mặt trận. Ông và Hitler sẽ cùng với thuộc hạ tiến đến trung tâm thành phố. Ông tin rằng không những cảnh sát và quân đội không dám giết ông, mà còn sẽ quy thuận và chiến đấu theo mệnh lệnh của ông. Tuy còn hồ nghi, Hitler vẫn đồng ý. Dường như không có cách nào khác.

    Sự đổ máu
    Lúc 11 giờ sáng ngày 9 tháng 11 năm 1923, ngày kỷ niệm sự khai sinh của nền Cộng hòa Weimar, Hitler và Ludendorff dẫn đầu 3.000 quân SA hướng về trung tâm München. Bên cạnh họ còn có Hermann Göring (chỉ huy lực lượng SA), Scheubner-Richter, Alfred Rosenberg, Ulrich Graf (cận vệ của Hitler), và một số cấp lãnh đạo đảng.
    https://s20.postimg.cc/5i3b5ehql/Hermann_G_ring.jpg
    Hermann Wilhelm Göring (hay Goering;[a] tiếng Đức: [ˈɡøːʁɪŋ] (; 12 tháng 1, 1893 – 15 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia người Đức, chỉ huy quân sự và thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã (NSDAP).
    Tiếp theo sau là một xe tải mang súng máy cùng xạ thủ. Binh sĩ SA đeo súng trường trên vai, một số người gắn thêm lưỡi lê. Hitler lăm lăm khẩu súng lục trong tay. Không phải là lực lượng mạnh lắm, nhưng Ludendorff, vốn đã chỉ huy hàng triệu binh sĩ thiện chiến nhất của Đức trong Thế chiến thứ nhất, nghĩ rằng thế là đủ để đạt mục đích.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phiên tòa xử tội phản quốc
    Hitler đã thừa khôn ngoan để biến phiên tòa thành một diễn đàn để ông ta lên án những người đã bắt giữ mình và – điều này là quan trọng hơn – lần đầu tiên tên tuổi ông ta lan khỏi bang Bayern, và lan ra ngoài nước Đức. Ông ta biết rõ rằng những nhà báo khắp thế giới cũng như của các tờ báo Đức đang đổ xô đến München để tường thuật phiên tòa bắt đầu ngày 26 tháng 2 năm 1924. Khi phiên tòa kết thúc 24 ngày sau, Hitler đã biến thất bại thành chiến thắng, khiến cho dưới mắt quần chúng Kahr, Lossow và Seisser phải chịu một phần trách nhiệm về những nỗi khổ sở của họ. Hitler cũng đã tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông ta lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quyển sách Mein Kampf
    Mùa hè 1924 năm ấy, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được sử dụng làm nhà tù nhìn xuống dòng sông Lech, Adolf Hitler, tội nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự, với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến đề bắt đầu đọc cho anh ta ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề Mein Kampf (Cuộc Tranh đấu của tôi).

    https://s20.postimg.cc/72r8ww54d/Mein_Kampf.jpg
    Mein Kampf (nghĩa là "Cuộc tranh đấu của tôi" trong tiếng Đức) là tựa đề tiếng Đức của quyển sách do Adolf Hitler làm tác giả bắt đầu từ năm 1924, trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông ta lên nắm quyền.

    Có lẽ nếu không xảy vụ bạo loạn, Hitler đã không có thời giờ viết nên quyển Mein Kampf vì bận lo phát triển Đảng Quốc xã, tranh đấu với các phe phái... Và dù có viết ra, với tư cách vô danh của tác giả, quyển sách cũng không được ai để ý đến.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết quả lâu dài
    Cuộc bạo loạn tuy bị thất bại nhưng giúp cho Hitler được nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người, đó là người yêu nước và nhà anh hùng. Chẳng bao lâu, bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã đã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất. Mỗi năm, ngay khi Hitler đã nắm chính quyền, ngay lúc Thế chiến thứ hai đang tàn phá, Hitler đều trở về nhà hàng bia ấy ở München đúng vào ngày 8 tháng 11 để ban huấn từ cho đảng viên.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  5. #385
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 167 năm, nhóm người được mệnh danh là đội Denny đổ bộ tại nơi mà sau là thành phố Seattle

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 13 tháng 11, 1851
    • 1851 – Đội Denny đổ bộ tại Alki Point, sau đó chuyển đến một địa điểm nay trở thành thành phố Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Seattle
    https://en.wikipedia.org/wiki/Seattle
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Seattle
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...nguoi-uoc.html

    Seattle

    — Thành phố —

    Trung tâm thành phố nhìn từ hướng Bắc.

    Tên hiệu: The Emerald City, Seatown, Rain City, Jet City, Gateway to Alaska, Gateway to The Pacific, Queen City

    Vị trí của Seattle trong Quận King và Washington

    Tọa độ: 47°36′35″B 122°19′59″T
    Quốc gia USA
    Tiểu bang Washington
    Quận King
    Đặt tên theo Tù trưởng Seattle

    Chính quyền
    Kiểu Hội đồng thị trưởng
    Thị trưởng Tim Burgess

    Diện tích
    Thành phố 369,2 km2 (142,5 mi2)
    Đất liền 217,2 km2 (83,87 mi2)
    Mặt nước 152 km2 (58,67 mi2)
    Vùng đô thị 21.202 km2 (8.186 mi2)
    Độ cao 0–158 m (0–520 ft)
    Dân số (18 tháng 9 năm 2009)
    Thành phố 602.000 (US: 25th)
    Mật độ 2,755/km2 (7.136/mi2)
    Đô thị 2.712.205
    Vùng đô thị 3.407.848 (US: 15th)
    Seattleite
    Múi giờ PST (UTC-8)
    Mùa hè (DST) PDT (UTC-7)
    Mã bưu điện 98101, 98102 98103, 98104, 98105, 98106, 98107, 98108, 98109, 98110, 98111, 98112, 98113, 98114, 98115, 98116, 98117, 98118, 98119, 98121, 98122, 98124, 98125, 98126, 98127, 98129, 98131, 98132, 98133, 98134, 98136, 98138, 98139, 98141, 98144, 98145, 98146, 98148, 98151, 98154, 98155, 98158, 98160, 98161, 98164, 98165, 98166, 98168, 98170, 98171, 98174, 98175, 98177, 98178, 98181, 98184, 98185, 98188, 98190, 98191, 98194, 98195, 98198, 98199
    Mã điện thoại 206
    Thành phố kết nghĩa Beersheba, Bergen, Cebu, Trùng Khánh, Christchurch, Daejeon, Galway, Gdynia, Hải Phòng, CaoHùng, Kobe, Mombasa, Limbe, Mazatlán, Nantes, Pécs, Perugia, Reykjavík, Sihanoukville, Surabaya, Goiânia, Tashkent, Chimbote

    Trang web www.seattle.gov

    Seattle (phát âm /siːˈæɾ(ə)l, us dict: sē•ăt′•əl) là một thành phố cảng biển tọa lạc ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Thành phố này nằm ở phía tây tiểu bang Washington trên một dải đất giữa Vịnh Puget (một nhánh nhỏ của Thái Bình Dương) và hồ Washington, khoảng cách khoảng 160 km về phía nam biên giới Canada – Hoa Kỳ. Thành phố được đặt tên theo tù trưởng Seattle, thuộc các bộ lạc Duwamish và Suquamish. Seattle là trung tâm của vùng đô thị Seattle–Tacoma–Belle vue lớn thứ 15 ở Hoa Kỳ và lớn thứ nhất ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của khu vực, Seattle là thủ phủ của Quận King. Theo cuộc điều tra dân số vào tháng 4 năm 2009, Seattle có dân số khoảng 617.000 người, còn vùng đô thị là 4.158.000 người. Cảng Seattle và Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma là cửa ngõ chính đi tới Châu Á, Alaska và các nơi khác trên thế giới.
    Những người bản địa đã định cư tại Seattle ít nhất 4000 năm, nhưng khu định cư người châu Âu chỉ bắt đầu vào giữa thế kỷ 19. Những người định cư châu Âu lâu dài đầu tiên — Arthur A. Denny và những người tiếp theo được gọi là bọn Denny — đã đến đây vào ngày 13 tháng 11 năm 1851. Năm 1853, David Swinson Maynard đã đề xuất tên gọi khu định cư chính được đổi thành "Seattle", một tên gọi Anh hóa của tên Sealth, tù trưởng của hai bộ lạc địa phương. Kể từ đó, thành phố có tên gọi là Seattle. Từ năm 1869 cho đến năm 1882, Seattle đã có biệt danh "Queen City".
    Seattle nổi tiếng với việc tiêu thụ nhiều cà phê; các công ty cà phê được thành lập hoặc đóng trụ sở ở Seattle có Starbucks, Seattle's Best Coffee, và Tully's. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Central Connecticut đã xếp hạng Seattle là thành phố học thức nhất Hoa Kỳ trong 69 thành phố lớn nhất châu Mỹ trong năm 2005 và 2006, xếp thứ nhì trong năm 2007 (sau Minneapolis, Minnesota), và hòa với Minneapolis vào năm 2008. Ngoài ra, số liệu điều tra từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy Seattle là thành phố có giáo dục cao nhất Hoa Kỳ, với 52,5% dân số từ tuổi 25 trở lên có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Seattle là nơi sinh của huyền thoại nhạc rock Jimi Hendrixvà phong cách nhạc gọi là "grunge" trứ danh bởi các ban nhạc Nirvana, Alice in Chains, Pearl Jam, và Soundgarden. Bruce Lee và người con trai của ông, Brandon Lee được an táng ở khu nghĩa trang Lakeview.
    Xét về thu nhập bình quân đầu người, một nghiên cứu của Cục phân tích kinh tế Mĩ xếp hạng vùng đô thị Seattle đứng thứ 17 trong 363 khu vực đô thị trong năm 2006. Seattle từ một vùng kinh tế lạc hậu, nay đã phát triển mạnh mẽ về trung tâm công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc và các ngành công nghiệp giải trí. Thành phố được biết đến như một trung tâm của những người yêu công nghệ "xanh".
    Các tuyến đường sắt và xe điện thô sơ (street car) đã từng thống trị hệ thống giao thông nhưng đã bị thay thế phần lớn bằng một hệ thống xe buýt dày đặc và sự phát triện nhanh chóng đã khiến cho xe hơi trở thành phương tiện chính của người dân từ giữa đến cuối thế kỉ XX. Chính vì vậy, Seattle đã trở thành một trong những thành phố có nạn ùn tắc giao thông nhiều nhất nước Mĩ. Mặc dù vậy, những nỗ lực để thay đổi vấn nạn này tại các khu vực và các cơ quan chức năng đã dẫn đến dịch vụ đường sắt mới nối Seattle đến Everett và Tahoma, liên kết khu vực Light Rail về phía Nam từ khu Trung tâm và khu nội thành South Lake Union bằng tuyến đường sắt South Lake Union. Một tuyến đường mở rộng ở phía Nam đi tới Sân bay Quốc tế Seattle-Tahoma bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 19 tháng 12 năm 2009; tuyến đường mở rộng ở phía Bắc thì đi đến Đại học Washington được xây dựng vào năm 2010; và một vài mở rộng xa hơn như kế hoạch đi đến Lynnwood ở phía Bắc, Des Moines ở phía Nam, và Bellevue và Redmond ở phía Đông vào năm 2023.

    Lịch sử
    Thành lập


    Trận Seattle (1856)
    Khai quật khảo cổ xác nhận rằng khu vực Seattle đã có con người sinh sống cách đây ít nhất 4.000 năm. Trước khi những người châu Âu đầu tiên đến khu vực này, người dân bản địa (nay gọi là tộc Duwamish) đã chiếm 17 làng quanh khu vực Vịnh Elliott.
    Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến khu vực Seattle là George Vancouver vào tháng 5 năm 1792 trong chuyến thám hiểm để lập biểu đồ Tây Bắc Thái Bình Dương (1791-1795).[20] Năm 1851, một bọn lớn do Luther Collins đặt chân đến cửa sông Duwamish, họ đã tuyên bố chủ quyền vùng đất này vào ngày 14 tháng 9 năm 1851.[21] Mười ba ngày sau đó, các thành viên của Bọn Collins yêu cầu bồi thường thông qua các tuyển trạch viên của Bọn Denny.[22] Các thành viên của Bọn Denny tuyên bố chủ quyền vùng đất Aiki Point vào ngày 28 tháng 9 năm 1851.[23] Phần còn lại của Bọn Denny đóng buồm từ Portland, Oregon và đi tới Aiki Point trong một cơn mưa ngày 13 tháng 11 năm 1851.[23]
    Sau một mùa đông khó khăn, hầu hết các thành viên Bọn Denny di chuyển qua Vịnh Elliott và thành lập làng "Dewamps" hoặc "Duwamps" trên vùng đất mà ngày nay Pioneer Square.[23] Charles Terry và John Low ở lại vị trí ban đầu và lập một ngôi làng mang tên "New York", nhưng lại đổi lại thành "New York Aiki" từ tháng 4 năm 1853. Chữ "Aiki" trong tiếng Chinook có nghĩa là lát nữa thôi, ngay bên cạnh hoặc một người nào đó.[24] New York Alki và Duwamps cạnh tranh cho sự thống trị trong một vài năm tới, nhưng sau đó Aiki bị bỏ rơi và người dân chuyển sang sinh sống ở bên kia vịnh.[25]
    David Swinson ("Doc") Maynard, một trong những người sáng lập Duwamps, là người đề xuất tên gọi làng là "Seattle" từ tên của tù trưởng của hai bộ lạc Duwamish và Suquamish, Sealth.[26][27][28] Thuật ngữ "Seattle", xuất hiện trên chính thức trên lãnh thổ Washington ngày 23 Tháng Năm 1853. Năm 1855, khu định cư được thành lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1865, Lập pháp của Washington hợp nhất thị trấn Seattle với một ủy ban quản lý thành phố. Hai năm sau, sau khi đơn xin đã được nộp bởi hầu hết các công dân hàng đầu, lập pháp đã giải tán trị trấn. Năm 1867, một linh mục Công giáo người Canada gốc Pháp tên là Francis X. Prefontaine đến Seattle và quyết định thành lập một giáo xứ ở đó. Trong thời gian 1868-1869, ông đã góp tiền xây dựng nhà thờ bằng cách nâng cao tiền tại hội chợ, triển lãm ở khu vực Vịnh Puget và cho ra nhiều công trình, vào năm 1869, ông mở cửa nhà thờ Công giáo đầu tiên tại Seattle trên Đại lộ thứ ba và đường Washington, Thị trấn vẫn còn một khuôn viên của Quận King cho đến cuối năm 1869 khi một đơn yêu cầu mới đã được đệ lên và thành phố đã được tái hợp với một chính quyền thị trưởng-hội đồng.[23][29] Các con dấu chính thức của thành phố Seattle mang năm "1869".

    Cuộc đi tìm vàng, Thế chiến thứ I và Đại Khủng hoảng

    Một tờ báo loan tin cuộc Tổng đình công ở Seattle 1919

    Kể từ khi tìm ra vàng ở dọc sông Klondike gần cuối thế kỉ XIX, mọi người đổ xô đến để đào vàng. Kể từ đó, Seattle đã trở thành một trung tậm vận chuyển lớn. Ngày 14 tháng 7 năm 1897, các tàu SS Portland chứa hàng tấn vàng cập cảng Seattle, và Seattle đã trở thành mốc giao thông chính và cung cấp hàng hoá cho các thợ mỏ ở Alaska và Yukon.

    Alaska ( /əˈlæskə/) (phát âm: Ơ-látx-cơ hay A-lát-xca) là một tiểu bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ. Alaska giáp với Canada ở phía đông, giáp với Bắc Băng Dương ở phía bắc, và giáp với Thái Bình Dương ở phía tây và phía nam, đối diện với Ngaqua eo biển Bering.


    Yukon ( /ˈjuːkɒn/; phát âm tiếng Pháp: [jykɔ̃]) là lãnh thổ liên bang nhỏ nhất và xa nhất của Canada (hai lãnh thổ khác là Các Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut).

    Cùng với Seattle, các thành phố khác như Everett, Tacoma, Port Townsend, Bremerton, và Olympia, tất cả trong khu vực Vịnh Puget, trở thành đối thủ cạnh tranh để trao đổi, chứ không phải chỉ mình Seattle là trung tâm chính khai thác các kim loại quý. Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở Yukon kết thúc vào năm 1909, và năm đó thành phố cũng đã đăng cai tổ chức Triển lãm thế giới.
    Một sự bùng nổ đóng tàu có quy mô lớn ở phần đầu của thế kỷ 20 làm cho các hãng đóng tàu tăng thêm nhân công nhưng lại trả lương rất ít ỏi, các công nhân đã đồng loạt đình công để đạt được mức lương cao hơn sau hai năm Thế chiến thứ I kiểm soát tiền lương, đã tạo nên cuộc Tổng đình công ở Seattle năm 1919, là cuộc tổng đình công đầu tiên trong nước. Một kế hoạch phát triển thành phố vào năm 1912 do Virgil Bogue đề xướng nhưng không được sử dụng. Nền kinh tế của Seattle phát triển thịnh vượng vào những năm 1920 nhưng lại bị suy thoái do ảnh hưởng của Đại Khủng hoảng, và đã phải trải qua nhiều cuộc xung đột lao động nghiêm trọng nhất của đất nước trong thời kỳ đó. Những cuộc xung đột trong thời gian diễn ra cuộc Đình công bờ biển phía Tây năm 1934 đã khiến cho Seattle phải trả chi phí rất lớn nếu muốn đi đến cảng Los Angeles bằng tàu.[30]
    Seattle cũng là trụ sở của ông trùm sân khấu kịch hài Alexander Pantages, người mà đã mở hàng loạt các sân khấu dành cho kịch hài, kịch câm tại Seattle. Những nhà hát của ông luôn được mở rộng, và từ một người Mỹ gốc Hy Lạp nghèo túng, ông đã trở thành một trong những ông bầu xuất sắc nhất nước Mĩ và mau chóng trở thành ông trùm màn bạc.

    https://s20.postimg.cc/cgdmlbxst/EU-_Greece.svg.png
    Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp(Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

    Seattle được cho là nơi hấp dẫn du khách ở miền Tây Hoa Kỳ nhờ vào các tạp kỹ (biểu diễn ca, nhạc, múa, xiếc...). Thành công của Pantages một phần là do công của Kỹ sư- Kiến trúc sư người Scotland B. Marcus Priteca. Priteca đã xây những nhà hát có thể phá huỷ hoặc dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác cho nhiều mục đích khác nhau. Liên doanh Pantages-Priteca có độ ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng Mĩ thời đó. Tuy nhiên, những nhà hát của Pantages-Priteca còn sót lại trên một số thành phố của Hoa Kỳ chỉ còn một cái tên là Pantages.

    Những năm sau chiến tranh: Hàng không và điện tử

    Trung tâm Seattle

    Nền kinh tế khu vực xuống dốc sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đồng nghĩa với việc làn sóng nhập cư từ Nhật Bản đến Seattle. Nền kinh tế được phục hồi trở lại nhờ sự thống trị ngày càng tăng trong thị trường máy bay chở khách của công ty sản xuất máy bay Boeing.[31] Seattle tổ chức lễ ăn mừng cho sự phục hồi thịnh vượng của nó và tổ chức Triển lãm thế kỉ 21 và Hội chợ thế giới 1962.[32] Nhưng kinh tế địa phương đã đi vào một tình trạng suy thoái lớn trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Nhiều người rời khỏi khu vực để tìm việc làm ở nơi khác, và các công ty bất động sản lớn ở Seattle đã đăng bản thông báo "Will the last person leaving Seattle – Turn out the lights."[33]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://s20.postimg.cc/5mncy23n1/New...ted_States.png
    New Mexico (phiên âm: Niu Mê-hi-cô, tiếng Tây Ban Nha: Nuevo México [ˈnweβo ˈmexiko]; [Yootó Hahoodzo] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) [jò:txó hàhò:tsò]) hay Tân Mexico là một tiểu bang tọa lạc ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ. New Mexico trở thành bang thứ 47 vào ngày 6 tháng 1 năm 1912.

    Vào giai đoạn này, Seattle đã có sự thu hút đối với giới doanh nghiệp. Vì vậy, thành phố đã là trụ sở của nhiều công ty lớn. Thành phố cũng là chủ nhà của Đại hội thể thao Goodwill Games năm 1990,[37] Hội nghị APEC năm 1993. Cũng trong giai đoạn này, dòng nhạc grunge (xuất xứ từ Seattle) đã phát triển và phổ biến rộng khắp.[38]


    Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

    Địa lý

    Toàn cảnh Seattle nhìn từ Space Needle: một cái nhìn gần 360 độ bao gồm (từ trái sang) Vịnh Puget, Queen Anne Hill, Lake Union, Capitol Hill, trung tâm thành phố Seattle, Elliott Bay, và West Seattle.

    Với tổng diện tích 83,9 dặm vuông, Seattle nằm ở 47,37 vĩ độ Bắc và 122,20 kinh độ Tây. Địa hình chính là đồi núi, Seattle nằm trên bảy ngọn đồi là Capitol Hill, First Hill, West Seattle, Beacon Hill, Magnolia, Denny Hill và Queen Anne. Kitsap và bán đảo Olympic cùng với những ngọn núi Olympic nằm ở phía Tây của Vịnh Puget, trong khi dãy Cascade và Lake Sammamish nằm về phía đông hồ Washington. Các khu rừng xanh tươi tốt và nhiều cơ quan nước đã cung cấp kế sinh nhai cho nhiều cộng đồng hái lượm và săn bắn.

    Địa hình

    Trung tâm Seattle được bao bọc bởi Vịnh Elliot (phía dưới bên trái), hạ Broadway (từ phía trên trái đến phía trên bên phải), Yesler Way (phía dưới phải) và Denny Way (vùng bị che bởi mây)

    Seattle nằm giữa Vịnh Puget (là một vịnh nhỏ, được xem là cánh tay phải của Thái Bình Dương) về phía tây, và hồ Washington về phía đông. Cảng chính của thành phố, Elliott Bay, là lối vào của Vịnh Puget. Ở phía Tây, bên kia Vịnh Puget là bán đảo Kitsap, dãy núi Olympic trên bán đảo Olympic; ở phía Đông, có hồ Washington, vùng ngoại ô, hồ Sammamish và dãy Cascade.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kinh tế
    https://s20.postimg.cc/pxal4a859/Port_of_seattle.jpg
    Cảng Seattle

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Dân số
    Tỉ lệ Nhân khẩu và Xã hội (ước tính năm 2006)[58]
    Phân loại: Seattle Washington Hoa Kỳ
    Đàn ông (%) 49,6 49,8 49
    Phụ nữ (%) 50,4 50,2 31
    Tuổi trung niên 37,7 36,7 36,4
    Vị thành niên (%) 15,3 23,9 13,3
    18-64 tuổi (%) 73,6 64,6 74,6
    Trên 65 + (%) 11,1 11,5 12,1
    Thu nhập bình quân đầu người ($) 38 648 27 346 25 035
    Tỷ lệ đói nghèo[59] (%) 12,5 11,8 13,3

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cơ sở hạ tầng
    Giao thông
    https://s20.postimg.cc/6th9ngxql/Seatac_Worlwind.jpg
    Toàn cảnh sân bay Sea-Tac nhìn từ trên cao
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thư viện
    https://s20.postimg.cc/vzi7udrbx/Sea...al_Library.jpg
    Thư viện trung tâm Seattle

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Du lịch
    https://s20.postimg.cc/5r7350mnx/Pik...et_Seattle.jpg
    Chợ Pike Place
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #386
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 100 năm, Tomas Garrigue Masaryk trở thành Tổng thống đầu tiên của Tiệp-khắc

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 14 tháng 11, 1918
    • 1918 – Tomáš Garrigue Masaryk (hình) trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Tiệp Khắc mới thành lập.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tom%C3...rrigue_Masaryk
    https://en.wikipedia.org/wiki/Tom%C3...rrigue_Masaryk
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Tom%C3%A1%C5%A1_Masaryk
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...tro-thanh.html

    Tomáš Garrigue Masaryk



    Chức vụ Tổng thống Tiệp Khắc
    Nhiệm kỳ 14 tháng 11 năm 1918 – 14 tháng 12 năm 1935
    Tiền nhiệm chức vụ được thành lập
    Kế nhiệm Edvard Beneš

    Thông tin chung
    Sinh 7 tháng 3, 1850, Hodonín, Moravia, Đế quốc Áo-Hung
    Mất 14 tháng 9, 1937 (87 tuổi) Lány, Tiệp Khắc


    Đài tưởng niệm Masaryk ở Praha.
    Tomáš Garrigue Masaryk (Phát âm tiếng Séc: [ˈtomaːʃ ˈɡarɪk ˈmasarɪk]), đôi khi cũng gọi là Thomas Masaryk trong tiếng Anh, (7.3.1850 – 14.9.1937) là chính trị gia, nhà xã hội học và triết gia người Tiệp Khắc và đế quốc Áo-Hung, một người hăng hái ủng hộ nền độc lập của Tiệp Khắc trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, trở thành người sáng lập và làm tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc.


    Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

    Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì.

    Ban đầu, ông muốn cải tổ nước quân chủ Habsburg thành một nước liên bang dân chủ, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bắt đầu ủng hộ việc bãi bỏ chế độ quân chủ - và với sự trợ giúp của Các nước đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất - cuối cùng ông đã thành công.

    Cuộc đời và Sự nghiệp
    https://s20.postimg.cc/4gvy4iaxp/Tho...Masaryk_Cz.jpg
    Tomàš Masaryk khi đang tại chức.

    Masaryk sinh trong một gia đình giai cấp công nhân nghèo ở thành phố Hodonín (Morava) mà phần lớn dân là người Công giáo.[1]

    Morava (màu lục) trong Cộng hòa Séc

    Moravia hay Morava (tiếng Séc: Morava; tiếng Đức: Mähren (trợ giúp·chi tiết); tiếng Ba Lan: Morawy; tiếng Latinh: Moravia) là một vùng lịch sử thuộc nước Cộng hòa Séc. Moravia chiếm khoảng một phần ba diện tích của Cộng hòa Séc ngày nay và nằm ở phía đông nam nước này. Morava tiếp giáp với Ba Lan và Silesia thuộc Séc về phía bắc, giáp với Slovakia về phía đông, giáp với bang Niederösterreich của Áo về phía nam và giáp với xứ Čechy về phía tây.


    Cha ông - Jozef Masaryk (Masárik) - một người đánh xe ngựa thất học (sau làm quản gia), là người Slovak ở phần Hungary của đế quốc Áo-Hung (sau năm 1918 trở thành tỉnh miền Đông của Slovakia thuộc Tiệp Khắc); còn mẹ ông - Teresie Masaryková (nhũ danh Kropáčková) – là người Morava gốc Slav nhưng có học tiếng Đức. Họ kết hôn ngày 15.8.1849.


    Cộng hòa Slovakia (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a[3]; tiếng Anh: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ (trợ giúp·thông tin); tiếng Slovak: Slovensko (trợ giúp·chi tiết), đầy đủ Slovenská republika (trợ giúp·chi tiết)) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu[4][5] với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam.

    Vấn đề sắc tộc của ông khá rắc rối. Trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, ông tuyên bố mình là một người Séc, người Slovak, người Morava hoặc "Slovak Morava". Khi làm tổng thống, trong khuôn khổ quan niệm riêng của mình về chủ nghĩa Tiệp Khắc (Tzechoslovakism) ông thường nói rằng mình là "một thành viên của nhánh Slovakia thuộc quốc gia Tiệp Khắc" - và đó dường như là một mô tả tốt nhất về tình cảm cá nhân của ông. (Cũng cần lưu ý rằng ông đã không sử dụng chữ Séc mà dùng dạng tiếng Slovak trong tên gia đình mình - "Masaryk" chứ không "Masarik" hoặc "Masařík").
    Khi còn trẻ, Masaryk làm nghề thợ rèn. Ông học ở Brno, ở Vienne (1872–1876 học triết học với giáo sư Franz Brentano) và ở Leipzig (với Wilhelm Wundt).

    https://s20.postimg.cc/8d9a0iyi5/Vienne-_Position.png
    Vienne là một tỉnh của Pháp, thuộc vùng hành chính Nouvelle-Aquitaine, tỉnh lỵ Poitiers, bao gồm 3 quận với các quận lỵ còn lại là: Châtellerault, Montmorillon.


    Leipzig (phát âm tiếng Đức: [ˈlaɪptsɪç] ( nghe)), với dân số khoảng 521.000, là thành phố trực thuộc bang và cũng là thành phố đông dân cư nhất của bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức.

    Năm 1882, ông được bổ nhiệm làm giáo sư triết học ở Đại học Praha. Năm sau, ông sáng lập tờ Athenaeum, một tạp chí chuyên về khoa học và văn hóa Séc.
    Ông đã đặt vấn đề nghi ngờ tính hợp lệ của tập sử thi "Rukopisy královedvorský a zelenohorský", được cho là có niên đại từ đầu thời Trung cổ, và đưa ra một nền tảng dân tộc tính sai lầm về chủ nghĩa Sô vanh Séc mà ông liên tục phản đối. Bực tức hơn nữa về tình tự dân tộc Séc, ông đã chống lại sự mê tín cũ vu khống người Do Thái giết trẻ em (dân tộc khác) để lấy máu hiến tế (trong một số nghi thức tế lễ) trong vụ xét xử Hilsner năm 1899[2]. Chủ đề của luận án tiến sĩ của Masaryk là hiện tượng tự tử.
    Masaryk làm nghị sĩ trong Reichsrat (Nghị viện Áo) từ năm 1891 tới 1893 đại diện cho đảng thanh niên Sécvà từ năm 1907 tới 1914 đại diện cho đảng Duy thực (Realist Party), tuy nhiên ông không đấu tranh cho Tiệp Khắc được độc lập từ đế quốc Áo-Hung. Năm 1909 ông đã giúp Hinko Hinković ở Vienne bảo vệ trong vụ án bịa đặt chủ yếu chống lại những người Serbia danh tiếng là thành viên của Liên minh Serbia-Croatiacùng những người khác, những người này đã bị kết án hơn 150 năm tù và một số bị án tử hình.
    Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914, Masaryk kết luận rằng cách tốt nhất là mưu tìm một quốc gia độc lập cho người Séc và người Slovak, và rằng chỉ có thể làm từ bên ngoài đế quốc Áo-Hung. Tháng 12 năm 1914, ông cùng với cô con gái Olga đi sống lưu vong, ban đầu ở Roma, rồi Genève, và từ đây sang London qua ngả Paris năm 1915, sang Nga trong tháng 5 năm 1917 rồi Hoa Kỳ qua ngả Vladivostok và Tokyo trong tháng 4 năm 1918.

    https://s20.postimg.cc/55h5cguu5/Vladivostok.png
    Vladivostok (phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-vô-xtốc; tiếng Nga: Владивосто́к (giúp đỡ·thông tin) ) là trung tâm hành chính của Primorsky Krai, Nga, tọa lạc gần biên giới Nga - Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

    Từ khi lưu vong ở Genève trở đi, ông bắt đầu tập hợp những người Séc và Slovak sống bên ngoài đế quốc Áo-Hung, chủ yếu ở Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Nga, Hoa Kỳ, và lập ra những đầu mối liên lạc chứng tỏ là có tính quyết định cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Tiệp Khắc. Ông cũng diễn thuyết, viết nhiều bài báo và những bản ghi nhớ chính thức hỗ trợ cho sự nghiệp dành độc lập của Tiệp Khắc. Ở Nga, ông là người chủ chốt trong việc thành lập "Đội quân Tiệp Khắc" gồm những người Séc và Slovak tình nguyện, chiến đấu có hiệu quả bên cạnh quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.


    Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943.
    Đồng Minh là tên gọi một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại quân của khối Trục trong Đệ Nhị Thế Chiến.


    Sau khi Đức Quốc Xã cưỡng chiếm Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Trong khi Đức hợp với Phát xít Ý tạo liên hiệp quân sự khối Trục, nhiều nước khác theo gia nhập phe Đồng Minh. Liên Xô gia nhập Đồng Minh sau khi Adolf Hitler tấn công vào đất Liên Xô. Sau cuộc oanh tạc Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ tham chiến theo Đồng Minh còn Đế quốc Nhật Bản vào khối Trục.

    Năm 1915 ông là thành viên đầu tiên trong ban giảng huấn của School of Slavonic and East European Studies (Anh) mới được thành lập, mà ban đầu là một phân khoa của King's College London,[3] và nay là thành phần của "University College London", nơi có một phòng chung cho sinh viên lớp trên được đặt theo tên ông.
    Ông trở thành giáo sư môn nghiên cứu văn hóa Slav tại "King's College London" giảng dạy "Vấn đề khó khăn của các nước nhược tiểu".
    Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, mạng lưới tình báo của Masaryk gồm những người cách mạng Séc đã cung cấp nhiều tin tình báo quan trọng cấp thiết cho Lực lượng Đồng minh. Mạng lưới tình báo của Masaryk ở châu Âu làm việc chung với mạng lưới phản gián của Hoa Kỳ gồm khoảng 80 người do Victor Emanuel Voska (1875 - 1960) chỉ huy.
    Tin tình báo của các mạng lưới này cũng góp phần chủ yếu trong việc phát giác Hindu-German Conspiracy[4] tại San Francisco.[5][6][6][7][8]
    Năm 1916, Masaryk sang Pháp để thuyết phục chính phủ Pháp về sự cần thiết phải giải tán Đế quốc Áo-Hung. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ông sang Nga để giúp tổ chức lực lượng kháng chiến Slav chống đế quốc Áo-Hung, cái gọi là "Đội quân Tiệp Khắc".
    Năm 1918 ông sang Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Woodrow Wilson ủng hộ sự nghiệp của mình.

    Thomas Woodrow Wilson (28 tháng 12 năm 1856–3 tháng 2 năm 1924), là Tổng thống Hoa Kỳthứ 28. Là một người mộ đạo Giáo hội Trưởng Lão và là nhà trí thức hàng đầu của Thời kỳ tiến bộ, ông đã làm chủ tịch của Đại học Princeton và sau đó là một thống đốc cải tổ của tiểu bang New Jersey năm 1910. Với sự kiện Theodore Roosevelt và William Howard Taft chia nhau phiếu bầu của Đảng Cộng hòa, Wilson đã được bầu làm tổng thống thuộc Đảng Dân chủ vào năm 1912.

    Ngày 26.10.1918, nói truyện ở bậc thềm của Independence Hall ở Philadelphia với tư cách người lãnh đạo Mid-European Union, Masaryk đã đòi hỏi sự độc lập cho người Tiệp Khắc và các dân tộc bị áp bức khác ở Trung Âu. Ngày 5.5.1918 hơn 150.000 người Chicago đã xuống đường chào mừng giáo sư Thomas Garrigue Masaryk, vị tổng thống tương lai của Tiệp Khắc.
    Masaryk đã sang Mỹ từ Nga, nơi ông giúp tổ chức "Đội quân Tiệp Khắc" gồm những cựu tù binh chiến tranh để chiến đấu cho một quốc gia Tiệp Khắc độc lập. Chicago thời đó là trung tâm của những người Tiệp Khắc nhập cư vào Hoa Kỳ, đã nhiệt tình đón tiếp Masaryk, gợi nhớ lại những lần Masaryk viếng thăm thành phố này trước đây và lần ông làm giáo sư khách ở Đại học Chicago năm 1902. Trước năm 1918, Masaryk đã từng giảng dạy ở Đại học Chicago năm 1902 và 1907. Ông cũng có quan hệ cá nhân chặt chẽ với Hoa Kỳ từ năm 1878 thông qua cuộc hôn nhân của ông với một công dân Mỹ - Charlotte Garrigue – và tình bạn với Charles Crane, một kỹ nghệ gia người Chicago. Nhờ có Crane, mà Masaryk được mời tới giảng dạy ở Đại học Chicago và được giới thiệu với giới chính trị gia cao nhất, trong đó có Woodrow Wilson.
    Với sự sụp đổ Đế quốc Áo-Hung năm 1918, phe Đồng minh công nhận Masaryk là người lãnh đạo chính phủ Tiệp Khắc lâm thời, và ngày 14.11.1918, ông được Quốc hội ở Praha bầu làm tổng thống Liên bang Tiệp Khắc.
    Masaryk được bầu lại làm tổng thống 3 lần: năm 1920, 1927, và 1934. Sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức, ông là một trong những nhân vật chính trị đầu tiên ở châu Âu nói lên sự lo ngại.
    Ông từ chức ngày 14.12.1935 với lý do tuổi già và sức khỏe kém, và EdvardBeneš kế vị ông.

    Edvard Beneš, sometimes anglicised to Edward Benesh (Czech pronunciation:[ˈɛdvard ˈbɛnɛʃ] ( listen); 28 May 1884 – 3 September 1948), was a Czech politician and statesman who was President of Czechoslovakia from 1935 to 1938 and again from 1945 to 1948

    Masaryk được hưởng cương vị gần như huyền thoại trong nhân dân Tiệp Khắc, và ông đã sử dụng cương vị này để tạo ra một mạng lưới chính trị không chính thức rộng lớn gọi là Hrad.

    Gia đình
    Masaryk kết hôn với Charlotte Garrigue năm 1878, và lấy tên họ của vợ làm tên đệm của mình. Họ gặp nhau ở thành phố Leipzig, Đức và hứa hôn năm 1877. Charlotte Garrigue sinh tại Brooklyn trong một gia đình theo đạo Tin Lành, tổ tiên gốc phái Huguenot ở Pháp.
    https://s20.postimg.cc/a6c6oe99p/Charlotta_Garrigue.jpg
    Charlotte Garrigue Masaryk, Czech: Charlotta Garrigue-Masaryková, (20 November 1850 in Brooklyn, New York, United States – 13 May 1923 Lány, Czechoslovakia) was the wife of the Czechoslovak philosopher, sociologist, and politician, Tomáš Garrigue Masaryk, the first President of Czechoslovakia.

    Bà đã học tiếng Séc hoàn hảo và đã xuất bản các nghiên cứu về Bedřich Smetana trong một tạp chí tiếng Séc. Các khó khăn gian khổ mà họ trải qua trong thời chiến đã gây thiệt hại lớn cho bà. Bà qua đời năm 1923, do một chứng bệnh không xác định được. Họ có năm người con: Jan Masaryk, Herbert, Alice, Anna và Olga. Jan Masaryk từng làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Tiệp Khắc lưu vong (1940–1945) và trong các chính phủ Tiệp Khắc từ năm 1945 tới 1948
    Masaryk qua đời 2 năm sau ở Lány, Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc thọ 87 tuổi. Ông đã thoát khỏi phải nhìn thấy Hiệp ước München và khỏi phải chứng kiến việc Đức Quốc xã chiếm đóng nước mình.


    Trước khi ký Hiệp ước München, từ trái qua:Neville Chamberlain, Édouard Daladier, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Galeazzo Ciano.
    Phía sau: Joachim von Ribbentrop và Ernst von Weizsäcker

    Hiệp ước München, hoặc Hiệp ước Munich, là bản hiệp ước được ký kết tại München vào rạng sáng ngày 30 tháng 9 (song ghi ngày 29), 1938 giữa bốn cường quốc: Anh, Pháp, Đức Quốc xã và Ý. Hiệp ước cho phép Đức sáp nhập những phần đất ở Tiệp Khắc, nơi đa số dân Đức ở vào nước mình, gọi đó là vùng đất "Sudetenland".
    Masaryk đã viết nhiều sách, trong đó có quyển "The Problems of Small Nations in the European Crisis" (1915) và The World Revolution (1925, bằng tiếng Séc, ấn bản tiếng Anh là The Making of a State (1927)). Nhà văn Karel Čapek đã viết một loạt bài mang tên "Hovory s TGM" (Những cuộc đàm đạo với Tomáš Garrigue Masaryk) sau đó được tập hợp lại trong dạng tự truyện.

    Triết học và tôn giáo
    Phương châm đời sống của Masaryk là: "Nebát se a nekrást" (Không sợ hãi và không trộm cắp). Là triết gia, Masaryk theo chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân văn. Ông nhấn mạnh đạo đức học thực tiễn, phản ánh ảnh hưởng của các triết gia Anglo-Saxon, triết học Pháp, và đặc biệt là công trình của triết gia Đức thế kỷ 18, Johann Gottfried Herder, người được coi là cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc.
    https://s20.postimg.cc/yzlqp2ffh/Joh...d_Herder_2.jpg
    Johann Gottfried von Herder (hay Johann Gottfried Herder) là nhà thơ, nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của triết học cổ điển Đức, đồng thời cũng là một trong những người đứng đầu phong trào văn học, nghệ thuật rất nổi tiếng trong lịch sử Đức, Bão táp và xung kích (Sturm und Drang).

    Ông chỉ trích chủ nghĩa duy tâm của Đức và chủ nghĩa Marx.
    Mặc dù sinh ra trong gia đình Công giáo, cuối cùng ông đã trở thành một người theo đạo Tin lành giáo phái "Chúa một ngôi" (nhưng không hành đạo), do ảnh hưởng một phần bởi tuyên bố Tín điều bất khả ngộ của Giáo hoàng năm 1870 và ảnh hưởng của người vợ Charlotte, một người thuộc giáo phái Chúa một ngôi.

    Huân chương Masaryk
    Huân chương Tomáš Garrigue Masaryk, đặt theo tên Masaryk, được lập ra năm 1990, là một huân chương quốc gia của Cộng hòa Séc và Tiệp Khắc, dành để thưởng cho những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lãnh vực dân chủ, nhân đạo và nhân quyền.

    Những nơi tưởng niệm
    [img] https://s20.postimg.cc/aj3kumozh/Masaryk_a_tef_nik.jpg [/img]
    Đài tưởng niệm Masaryk và Milan Rastislav Štefánik ở Košice, Slovakia.
    • Đai học Masaryk ở Brno, Cộng hòa Séc, thành lập năm 1919 là trường đại học thứ hai của Tiệp Khắc, được đặt theo tên ông.
    • Avenida Presidente Masaryk (Đại lộ tổng thống Masaryk), một đại lộ quan trọng ở thành phố Mexico, mang tên ông.
    • Nơi ấn định cho điều tra dân số, quận Hernando, Floria mang tên ông.
    • kibbutz (nông trường tập thể) Kfar Masaryk gần Haifa ở Israel, phần lớn do người Tiệp Khắc nhập cư thành lập, mang tên ông.
    • Công viên Masaryk ở Tel Aviv mang tên ông (Masaryk thăm thành phố này năm 1927).
    • Một đường phố ở Zagreb, thủ đô Croatia mang tên ông, gọi là Masarykova ulica, cũng như ở nhiều thành phố khác của Croatia như Dubrovnik, Varaždin và Split.
    • Ở Belgrade, Serbia, có một đường phố mang tên ông, Masarikova ulica, dù là phố hẹp nhất, nhưng lại có tòa nhà cao nhất Belgrade: Beograđanka.
    • Một đường phố ở trung tâm thành phố Novi Sad, Serbia, cũng mang tên ông: Masarikova ulica.
    • Một trong những đường phố lớn nhất của Ljubljana,thủ đô của Slovenia, cũng mang tên ông.
    • Một đường phố ở Genève, Thụy Sĩ mang tên ông: "Rue Thomas Masaryk".
    • Một tấm biển mang chân dung Masaryk được gắn trên bức tường của Rachiv, Ukraina, ở nơi khách sạn mà ông đã từng cư ngụ một lần.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  7. #387
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN. (1)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...gioico-1a.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...m-httpwww.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt phần ghi chú của Tăng Hồng Minh

    Bài viết sau đây là Tài Liệu nghiên cứu của Bác Sĩ Trần Ðại Sĩ, được trình bày tại Viện Pháp-Á năm 1991

    Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam:
    bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN.

    Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ.
    Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp-Á
    Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
    Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.
    Chính với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đã kết thúc cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa.
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Paris ngày 10-10-2001

    Sở tu thư, viện Pháp-Á
    ____________________ ____________________

    Kính thưa ông Viện-trưởng,
    Kính thưa quý đồng nghiệp,
    Kính thưa quý vị quan khách.
    Các bạn sinh viên rất thân mến,

    Tôi không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà khảo cổ, hay nhà chủng tộc học. Tôi chỉ là một thầy thuốc. Nhưng những may mắn đến tiếp diễn trong suốt cuộc đời, vô tình đã đưa tôi đến đây trình bày cùng quý vị về nguồn gốc, biên giới cổ của tộc Việt.

    Ở cuối giảng đường này tôi thấy có nhiều bạn trẻ bật cười. Tôi biết bạn bật cười vì đa số người ta đều than đời bất hạnh, toàn rủi ro. Còn tôi, tôi lại nói rằng suốt cuộc đời toàn may mắn. Tôi có thể nói thực với Quý-vị rằng, về phương diện nghiên cứu học hành, suốt đời tôi, tôi có cảm tưởng tổ tiên đã trải thảm cho tôi đi trên con đường vô tận đầy hoa. Nếu bạn chịu khó đọc bộ Sexologie médicale chinoise của tôi, phần bài tựa tôi có viết:
    "Trong lịch sử cổ kim nhân loại, nếu có người may mắn về phương diện nghiên cứu học hành, tôi đứng đầu. Nhưng nếu có người bất hạnh nhất trong tình trường tôi cũng đứng đầu".
    Hôm nay tôi trình bày với Quý-vị về công cuộc đi tìm biên giới cổ của nước Việt-Nam và nguồn gốc tộc Việt, Quý-vị sẽ thấy tôi may mắn biết chừng nào, và Quý-vị sẽ thấy tộc Việt chúng tôi anh hùng biết bao. Nhưng gần đây, vì chiến tranh tiếp diễn trong hơn 30 năm, khiến cho đất nước chúng tôi điêu-tàn, và... hiện nước tôi là một trong bốn nước nghèo nhất trên thế giới.

    I. SƠ TẦM VỀ TỘC VIỆT
    Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-bình dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi là một đại thần của triều đình Ðại-Nam (tức Việt-Nam).

    Chế độ phong kiến của nước tôi đã chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Ðại-Nam là Bảo Ðại. Ngài vẫn còn sống ở quận 16 Paris.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thi. Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Ðại-học.

    Chương trình giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần trăm những gì tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:¬
    • Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT),
    • An-Nam chí lược (ANCL),
    • Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS),
    • Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM),
    • Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC).
    Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau:
    « Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng:
    « Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».
    Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:
    1. Thần-Nông Bắc.
    • Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
    • Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch)
    • Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
    • Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).
    Ðến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.

    2. Triều đại Thần-Nông Nam.
    Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh-Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến. (1)
    [Nội dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. Còn như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đây.]
    Xét về cương giới cổ sử chép:
    « Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương (2), đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tây. Vua Kinh-Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh-Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải.)
    Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép:
    « Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».

    Một huyền sử khác lại thuật:
    Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: « Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần »
    Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh-Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh-Dương với Công-chúa con vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Cho đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào:
    « Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên.
    Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».
    Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh,…

    Tôi xin trở lại với đầu đề,

    3. Triều đình, dân tộc.
    Tôi đã trình bầy với Quý-vị về hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-bình dương: Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Ðại-Việt.
    Hai triều đại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng:
    • Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc;
    • Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một;
    • Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt đều là huyết tộc của vua Thần-Nông.
    • Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Giòng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid...v.v.
    • Người Hoa, người Việt nhân triều đại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thôi. Chứ hai vùng hồi đó có hàng nghìn, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau.
    Sau này các văn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không đi ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho mình là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ đạo của họ. Tôi sẽ bàn đến ở dưới.

    Tôi xin cử một tỷ dụ, để Quý-vị nhìn rõ hơn. Ông Washington là vị Tổng-thống đầu tiên lập ra nước Hoa-kỳ, chứ ông không phải là tổ của các sắc dân đến từ châu Phi, châu Âu, cũng như dân bản xứ. Hai vị vua Nghi, vua Kinh Dương không phải là tổ huyết tộc của người Hoa, người Việt. Hai ngài chỉ là tổ về chính trị mà thôi.

    II. CHỦ ÐẠO TRUNG QUỐC, VIỆT-NAM.
    Như Quý-vị đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư-tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biểu hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim.

    Người Do-thái họ tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Ðó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tôi thấy Trung-quốc trở lại quá mau, quá mạnh. Con rồng Trung-quốc mà Hoàng-đế Napoléon bảo rằng hãy để nguyên cho nó ngủ. Bằng như nó thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới. Thưa Quý-vị, con rồng Trung-quốc đã thức dậy rồi, nhưng nó chưa làm rung động thế giới!

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh (ngày 19-8-2000, nhân đọc lại bài này):…

    1.- Chủ đạo của Trung-quốc.
    Người Hoa thì tin rằng mình là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ,ï vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-hạ, văn minh Nho-giáo đã kết thành chủ-đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày nay. Hầu hết những nước khác đến cai trị họ, đều bị họ đồng hóa. Mông-cổ, Mãn-thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lãnh thổ. Nhưng chủ-đạo và sức mạnh của người Trung-quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt.

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh:…

    Tôi xin trở lại với đầu đề.
    Chủ đạo của Trung-quốc bắt nguồn từ thời nào? Từ sách nào? Do ai khởi xướng?

    Ðầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữa. Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại.

    Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Ðiện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục.

    Trung-ương là kinh đô của nhà vua.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Với lối phân chia lẫm cẩm, hài hước ấy, năm nghìn năm qua, dân Trung-quốc coi là Kinh, tức những gì không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa.

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh:…

    Chúng ta trở lại với đầu đề.
    Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết:
    Trời làm chủ Thiên-hạ,
    Vua nối trời mà cai trị.
    Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử.
    Ðến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết:
    Thiên hạ là quốc gia,
    Gốc của thiên hạ là quốc,
    Gốc ở quốc là gia.
    Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng « Nội Hoa hạ, ngoại Di, Ðịch ». Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ.
    Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói:
    Ðông phương viết Di,
    Tây phương viết Nhung,
    Nam phương viết Man,
    Bắc phương viết Ðịch.
    Nghĩa là:
    Người ở Ðông phương gọi là Di,
    Tây-phương là Nhung,
    Nam phương là Man,
    Bắc phương là Ðịch.
    Di, Nhung, Man, Ðịch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo !

    Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bạch-quỷ! (Thính giả cười ồ lên!). Họ còn phân ra người Âu là Tây-dương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷ. Người Nga là La-sát Quỷ.

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh:…

    Chúng ta trở lại với đầu đề.
    Từ nguồn gốc kinh điển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y đồng tử trên thượng giơí giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đại.

    2.- Chủ đạo của Việt-Nam.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong thời gian 1954-1975, miền Bắc theo chế độ Cộng-sản, theo chủ thuyết Quốc-tế. Nhưng họ biết khai thác cái chủ đạo của Việt-Nam, họ huy động được tinh thần yêu nước của dân tộc, nên cuối cùng họ chiến thắng.
    Cũng tiếc thay, những người cầm quyền miền Nam từ 1963-1975, không biết khai thác lòng yêu nước của dân tộc, lại chấp nhận cho quân đội Hoa-kỳ và đồng minh nhảy vào vòng chiến, việc này có khác gì quỳ gối, trao ngọn cờ chính nghĩa cho miền Bắc? Tôi nghĩ những người lãnh đạo miền Nam như ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, cho đến giờ này (1992) chưa từng biết gì về kho tàng lòng yêu nước của người Việt, lại cũng chưa từng nghe, từng nói đến chữ chủ đạo tộc Việt bao giờ.
    Trước họ, cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm (1954-1963), vì biết rõ chủ đạo tộc Việt. Ngài từ chối không cho Hoa-kỳ đổ quân vào Việt Nam, mà đang là một đồng minh của Hoa-kỳ, Ngài đã trở thành kẻ thù của Hoa-kỳ, bị Hoa-kỳ giết hết sức thảm khốc.

    III. ÐI TÌM LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT.
    Năm trước đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:
    1. Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ư-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc.
    2. Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc.
    3. Thuyết của học giả Ðào Duy-Anh, Hồ Hữu-Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
    Tất cả các thuyết này đều căn cứ vào những thư tịch cổ Trung-quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả.
    Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học DNA, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc nghiên cứu của tôi, rồi kết luận:
    « Thoạt kỳ thủy, trên vùng đất thuộc lãnh thổ Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người đã từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-quốc. Cuối cùng cả hai giống người hòa lẫn với nhau trên lãnh thổ Trung-quốc.
    Còn trong vòng 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, thì tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lãnh thổ của họ, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 ; chứ không phải họ là người Trung-quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt. »
    Chính vì lý do dùng hệ thống ADN biện biệt tộc Hoa, tộc Việt, nên tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa này. Sau đây tôi trình bầy sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y-khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận thực nghiệm, cùng lý luận y-khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.

    Ghi chú của Tăng Hồng Minh:…

  8. #388
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN. (2)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...gioico-2a.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...-viet-nam.html
    Vì bài quá dài, tôi phải cắt phần ghi chú của Tăng Hồng Minh

    Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ. Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp- Á
    (tiếp theo)
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-dương.
    1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ.
    Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:
    « Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do »
    Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác:
    « Không có nguyên do, sao có chứng trạng? »
    Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ này.(4)
    Trước tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.

    Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)
    Vì bài quá dài, phải cắt bớt

    2. Những vấn đề.
    Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải. Có thực như thế không?

    Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
    Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra:
    Vấn đề thứ nhất,
    Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không?
    • Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang.
    Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình.
    Vấn đề thứ nhì,
    • Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?
    Vấn đề thứ ba,
    • Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
    • Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
    Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi phải đi tìm.
    Vấn đề thứ tư,
    Chứng tích thứ nhất xác định:
    • Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).
    Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán (Tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.
    Vấn đề thứ năm,
    • Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:

    o Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-đình).

    o Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
    Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình.
    Vấn đề thứ sáu,
    Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu? Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.)

    Thưa Quý-vị,
    Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích.
    Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc.

    V. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG.
    1. Núi Ngũ-lĩnh.
    Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.
    Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
    Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc
    • Một là Ðại-dữu lĩnh.
    • Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh.
    • Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh.
    • Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh.
    • Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
    Vì bài quá dài, phải cắt bớt
    Kết luận:
    « Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ».
    Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
    2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.
    Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.
    Tôi đi thăm Thiên-đài.
    Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.

    Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
    Thiên-đài di sự lục
    Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
    Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?
    Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm:
    « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữõ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».
    Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.

    Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
    Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
    Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
    Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.
    Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
    Phật công hiển hách quốc thái an dân.
    Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.

    Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
    Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
    Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
    Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường.
    Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
    Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
    Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
    Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.
    Kết luận:
    « Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ».

    3. Cánh đồng Tương,
    Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
    • Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
    • Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
    Tôi đoán:
    • Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
    • Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.

    Vì bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết luận:
    « Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình ».

    4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn
    Vì bài quá dài, phải cắt bớt
    Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng:
    «...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất.
    Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
    Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.
    Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương... »(7)
    Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.
    Kết luận:
    « Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang.
    Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
    5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.
    Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình.

    Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
    • Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),
    • Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),
    • Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu).
    Vì bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết luận:
    « Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ».

    Trang nhà có những Lịch sử tiểu thuyết của Yến Tử Trần Đại Sỹ:
    https://trandaisy.wordpress.com/

  9. #389
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN.(chót)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...gioico-3a.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...ang-co-su.html
    Vì bài quá dài, tôi phải cắt bớt phần ghi chú của Tăng Hồng Minh

    Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ. Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp- Á
    (tiếp theo)
    6. Lĩnh địa thời vua Trưng
    6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,
    Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.
    Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:
    « Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.

    Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.

    Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.

    Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

    Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời.

    Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.
    Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:
    Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,
    Phương lưu thanh sử lực phù Trưng

    (Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán
    Tên còn trong sử sức phù Trưng).
    Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.
    Kết luận:
    « Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ».

    6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,
    Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:
    « Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».
    Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)
    Kết luận:
    « Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-đình ».

    6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,
    Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:
    Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,
    Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.

    Nghĩa là:
    Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.
    Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.
    Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?
    Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).
    Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực.

    ____________________ ____________________
    Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
    Vì bài quá dài, tôi phải cắt bớt

    Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
    Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:
    Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
    Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết... can vân.

    Nghĩa là:
    Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
    Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
    Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.
    Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
    Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.

    Nghĩa là:
    Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
    Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
    Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:
    Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
    Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.

    Nghĩa là:
    Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
    Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.
    Kết luận:

    Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.

    7. Nghiên cứu những khai quật
    Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
    Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.
    Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.
    • Ðồng 53%,
    • Thíếc 15-16%,
    • Chì 17-19%,
    • Sắt 4%.
    • Một ít vàng bạc.
    Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.
    Kết luận,

    « Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».

    8. Tổng kết,
    Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.

    Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.

    V. KẾT LUẬN:
    Thưa Quý-vị
    Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.
    Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.
    Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.
    Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).
    Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.
    Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.
    Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.

    Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:
    • Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy.
    • Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.
    • Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới.
    • Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.
    • Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.
    • Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa.
    • Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.
    • Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.

    Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt.

    Trân trọng kính chào quý vị.
    Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ,
    Giám đốc Trung-quốc sự vụ

    ____________________ ____________________
    Chú giải của Tăng Hồng Minh,

    Tài liệu nghiên cứu chính:
    SÁCH CHỮ HÁN
    • Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959
    • Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959
    • Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.
    • Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959.
    • Cố Dã-Vương, Ðịa-dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920.
    Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris.
    • Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.
    • Lê Quý-Ðôn, Ðại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris.
    Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương loại chí, cổ bản của thư viện Paris.
    • Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.
    • Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris.
    • Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.
    • Ðại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.
    • Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam.
    SÁCH CHỮ PHÁP
    • Léonard Aurouseau. La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII
    • Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII.
    SÁCH CHỮ VIỆT

    • Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.
    Trang nhà có những Lịch sử tiểu thuyết của Yến Tử Trần Đại Sỹ:
    https://trandaisy.wordpress.com/

  10. #390
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ÐỊA LÝ BIỂN ÐÔNG VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (1)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...iendong-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...va-truong.html

    Những hình của bài không có ở đường dẫn. Tôi tìm trên mạng một số hình tiêu biểu thêm vào bài
    Vũ-Hữu-San

    1 - BIỂN ÐÔNG CỦA BÁU NUỚC TA.

    Nước Việt-Nam nằm cạnh Biển Ðông. Lãnh-thổ và hải-phận Biển Ðông là tài-sản tiền-nhân để lại cho dân-tộc ta.

    1.1 - Của báu của một nước.
    "Của báu của một nước, không gì quý bằng đất đai: nhân-dân và của cải đều do đấy mà sinh ra". Ðó là câu sử-gia Phan-Huy-Chú dùng mở đầu cho "Quyển 1 - Ðịa-dư-Chí". Toàn tập sách có nhiều quyển, được hoàn-thành năm 1820 mang tên là "Lịch-Triều Hiến-chương Loại-chí". Ngày nay, danh-từ được nói một cách tổng-quát là "đất đai" như vậy cần kể thêm cả vùng trời và nhất là vùng biển bao la rộng lớn vây quanh nữa.

    Hoàng-Sa mất, Trường-Sa đang bị xâm-lăng
    • Năm 1974, quần-đảo Hoàng-Sa lọt hoàn-toàn vào tay Trung-Cộng. Năm 1988, tức là sau đó 14 năm, nhiều vùng của Trường-Sa đã bị ngoại-lai xua quân xâm-lấn trắng trợn, đánh chìm tàu Việt-Nam, chiếm cứ hàng loạt hải-đảo của ta.

    • Năm 1994, Trung-Cộng ngang ngược ngăn-chặn cả việc khai-thác dầu khí ngay trên thềm lục-địa Việt-Nam, chền ép phái-đoàn Việt-Nam vào những thoả-ước song-phương có lợi cho chúng.

    • Năm nay 1995, cơ-nguy hoàn-toàn mất tất cả các đảo ngoài Biển Ðông cũng có thể không còn xa!
    Vì nước nào có địa-phận nước ấy, người dân có bổn-phận giữ gìn lãnh-thổ cho được nguyên văn. Bờ cõi nước ta xưa nay bao gồm hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Chính-quyền nào của Việt-Nam cũng phải dồn nỗ-lực cho công-tác bảo-vệ di-sản của tiền-nhân. Ngoài việc phòng-thủ những đảo còn lại, quốc-sách cần bao gồm các kế-hoạch tái-lập chủ-quyền quốc-gia trên các đảo đã mất. Phần chính kế-hoạch này được bảo-mật nhưng phần chuẩn-bị cho kế-hoạch như huấn-luyện, điều-hành, tiếp-vận, tâm-lý-chiến, tình-báo, vận-động ngoại-giao v.v... phải phổ-biến đến mọi lực-lượng quân-sự, dân-sự, các cơ-sở ngoại-giao, hành-chánh... liên-hệ để tất cả sẵn sàng phối-hợp thi-hành ngay khi có cơ-hội thuận-tiện.

    Dù sao chăng nữa, đi trước tất cả những kế-sách đó, mọi người Việt-Nam chúng ta cần được "trang-bị" ngay những kiến-thức địa-dư căn-bản về hai quần-đảo trên. Ý-nghĩ sắp-xếp công việc ưu-tiên như vậy cũng là ý của người xưa. Sử-gia Phan-huy-Chú đã quyết-định ấn-hành chương "Dư-địa-chí" trước 9 chương khác là Nhân-vật-chí, Quan-chức-chí, Lứ-nghi-chí, Khoa-mục-chí, Quốc-dụng-chí, Hình-luật-chí, Binh-chế-chí, Văn-tịch-chí và Bang-giao-chí. Ông viết một câu xác-đáng như sau: "... Vậy trước hết phải khảo-cứu những điều cốt yếu về bờ cõi lúc chia lúc hợp, núi sông chỗ hiểm, chỗ bằng, làm ra Dư-địa-chí chép lên đầu".

    Cùng trong nhận-thức như vậy, nhiều học-giả Việt-Nam trước đây đã từng nói là "chính-quyền nên đem ngay vấn-đề Hoàng-Sa Trường-Sa vào trong chương-trình giáo-dục học-đường, hành-chánh và quân-sự" (Nguyễn-Nhã, Ðặc-san Sử-Ðịa số 29, 1975: 9.)

    Tập san Sử Địa số cuối cùng, 1975


    Ðiều đề-nghị hợp-lý này đã được đưa ra từ hơn 20 năm về trước, xem ra chính-quyền lúc đó và cả chính-quyền ngày nay nữa cũng không mấy lưu-tâm.
    Hình 1- Biển Ðông với Hoàng-Sa, Trường-Sa và một số địa-danh quan-trọng.

    Hoàng Sa

    Trường Sa
    Bài quá dài phải cắt bớt


    1.2 - Tài-Liệu địa-dư, những yếu-tố chính-xác.
    Tài-liệu địa-lý cũng như các tài-liệu khoa-học khác, cần chính-xác.

    1.2.1 - Sự chính-xác trong tài-liệu địa-lý.
    Những tài-liệu về địa-lý kể cả hoạt-động quân-sự dùng nơi bài viết này đã được chúng tôi lấy từ các thư-viện công-cộng vùng Bắc California, ai muốn đọc đều được. Dù sao chúng tôi cũng rất tự-chế mà không bàn đến các yếu-tố chiến-lược, chiến-thuật nếu xét rằng các yếu-tố này có thể nguy-hại đến an-ninh lãnh-thổ, nhân-mạng Việt-Nam...

    Cho dù đã cố gắng sưu-tầm tài-liệu, chúng tôi không tránh khỏi khuyết-điểm và nhầm lẫn khi trình-bày những kiến-thức tương-đối mới lạ này, xin quý-vị lượng-thứ. Và nhân-tiện đây cũng xin kêu gọi tất cả người Việt chúng ta cùng giúp nhau cẩn-trọng trong vài vấn-đề như sau:
    • Ðịa-danh. Về phương-diện này, học-giả Võ-Long-Tê đã đặt vấn-đề từ hai thập-niên trước đây (Phương-diện Ðịa-danh-học của hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, Sử-Ðịa số 29, năm 1975: 215-220.)
    https://tuantdtcn.weebly.com/t7840p-...ia-29-quyen-29
    (Đường dẫn đem về đủ 29 Đặc San Sử Địa)
    Bài quá dài phải cắt bớt

    1.2.2 - Yếu-tố chính-xác dùng trong Luật biển.
    Tổng-số đảo hay đá, diện-tích và chiều cao của đảo hay đá cũng như chu-vi đảo, diện-tích lãnh-thổ, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ bờ biển/ đất liền v.v... là những con số dùng để tính-toán trong việc quy-định các loại hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay.

    Trong tương-lai cận kề, mọi quốc-gia dù chống đối hay đồng-ý việc thi-hành Luật Biển Liên-hiệp-Quốc cũng đều sẽ chịu ảnh-hưởng chi-phối trực-tiếp hay gián-tiếp của những điều-luật này. Trong các sách viết về Luật Biển, thường là rất dầy, có những điều khoản ấn-định ranh giới hải-phận dựa trên vị-trí và tình-trạng các đảo, cồn, đụn, đá ...; nghĩa là những đơn-vị đất đá "land masse" phù-hợp theo một số điều-kiện quy-định.

    Số lượng nhiều ít "land masses" là một chuyện, quốc-gia chủ-quyền sẽ phải xác-định những đơn-vị nào đủ điều-kiện như một "hòn đảo" và "hòn đá", nghĩa là "thường-trực nổi lên mặt biển (permanently above sea level) ngay cả khi thủy-triều dâng lên tối đa. Ðảo được kể theo pháp-lý như đất liền, kể cả hải-phận kinh-tế 200hl.

    Ðá chỉ có lãnh-hải 12hl mà thôi. Ðá giống đảo là nổi lên mặt biển thường-trực nhưng nhỏ bé và cằn cỗi, con người không thể sinh sống được. Ðiều-kiện này rất khó xác-định nên đã gây ra nhiều tranh-luận.

    Tổng-số đảo hay đá, vị-trí, diện-tích và chiều cao của đảo hay đá cũng như chu-vi đảo, diện-tích lãnh-thổ, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ đất/ biển v.v... là những con số dùng để tính-toán trong việc quy-định các loại hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay.

    Tại vùng quần-đảo Trường-Sa, các "đơn-vị đất" được ước-lượng trong khoảng từ 300 đến 400. Dựa vào những tài-liệu địa-lý hiện-hữu, Viện Nghiên-Cứu Ðông-Tây ở Hawaii cho rằng chỉ có 33 đơn-vị thường-trực nổi lên mặt biển, gồm có 26 đảo và 7 đá.

    Bản-đồ Hoàng-Sa Trường-Sa với địa-danh cùng một số chi-tiết khác nữa xin được trình-bày trong những phần sau.
    Hình 2 - Bảng liệt-kê các đảo và đá thuộc quần-đảo Trường-Sa


    2 - BIỂN ÐÔNG XƯA, MAI VÀ NAY.
    Biển Ðông đã thay hình đổi dạng nhiều lần trong quá-khứ.

    2.1 - Biển Ðông Quá Khứ, Cái Nôi Văn-Hóa, Trung-Tâm Phát-Nguyên Hành-Hải.
    Ngày nay nhìn vào bản-đồ Ðông-Nam-Á, chúng ta thấy Biển Ðông là một vùng biển gần như nội-địa, diện-tích bằng 4 phần 5 Ðịa-trung-Hải. Trong quá-khứ cách nay vài chục ngàn năm cho tới vài trăm ngàn năm là thời-gian mà khoa-học có nhiều dữ-kiện tương-đối chính-xác, hình-dạng Biển Ðông hoàn-toàn khác hẳn và thông thường nó nhỏ bé hơn bây giờ khá nhiều. Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay đổi về địa-lý Biển Ðông không những chỉ làm thay đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dưới biển trong vùng mà còn tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi lớn làm phát-sinh những nền văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến vào bậc nhất của nhân-loại.

    Ðã có nhiều nhà khoa-học cố gắng giải-thích sự hình-thành nền văn-hóa hàng-hải của dân Việt nói riêng và của dân Ðông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hóa hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa. Một số lý-thuyết được tóm tắt như sau:
    • Trong lịch-sử trái đất, mực nước biển đã dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Ðông chỉ bằng phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan rã thì nước biển dâng lên nhanh. Dân-cư vùng duyên-hải vốn sống bằng cách thu-lượm tôm cá, sò ốc phải dồn về những vùng cao hơn. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dậm vuông lục-địa đã bị ngập dưới Biển Ðông. Vì diện-tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đã xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.
    Hình 3- Hình-thể Biển Ðông cuối thời Băng-đá (hay Băng-giá.) Theo ý-kiến của một số nhà khảo-cổ, dân-cư từ vùng Sunda (kể cả Hoàng-Sa, Trường-Sa) chạy lên các vùng cao. (The Southeast Asian World, Keith Buchanan, New York, 1967, trang 45)

    Bài quá dài phải cắt bớt

    • Charles F. Keyes viết trong sách "The Golden Peninsula" (New York, 1977) rằng Việt-Nam là nơi phát-khởi nền văn-minh Hoà-Bình trải rộng khắp Ðông-Nam-Á. Keyes đã xác-định hai điểm sau:

    o Quá-trình văn-hóa thời tiền-sử của toàn vùng Ðông-Nam-Á thường được chia ra làm những giai-đoạn mà chỉ-danh từng giai-đoạn lấy từ địa-danh các vị-trí khảo-cổ tiêu-biểu nhất như Hòa-Bình, Bắc-Sơn, Ðông-Sơn; tất cả đều nằm trong Bắc-phần Việt-Nam (trang 182.)

    o Thời-đại Ðồ Ðồng xuất hiện vào khoảng 3,000 đến 2,500 năm TTL. ở Ðông-Nam-Á, nghĩa là khởi-sự sớm hơn Trung-Hoa và Ấn-Ðô Biểu-tượng chính của nền văn-minh này là những Trống Ðồng tìm thấy ở nhiều nơi xa xăm như Sulawesi thuộc Nam-Dương quần-đảo. Những trống đồng như vậy đều được đúc tại vùng đất Ðông-Sơn nhỏ hăp của Việt-Nam, từ đó trống được phân-phối đi khắp Ðông-Nam-Á theo đường hải-thương (trang 16.)
    Hình 6 - Trống Ðồng ghi-dấu khắp nơi ở Ðông-Nam-Á (Trống Ðông-Sơn, Viện Khảo Cổ Học, Hà Nội 1987, trang 131.) (Lưu-ý vị-trí Ðông-Sơn với Hoàng-Sa và Trường-Sa trong hai vòng tròn.)

    Trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp


    Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ 1

    2.2 - Biển Ðông Tương-Lai, Lãnh-Hải Thành Lãnh-Thổ.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    2.3 - Biển Ðông, Ngã Tư Thế-Giới.
    Biển Ðông hay Ðông-Hải là một bán-nội-hải (semi-enclosed sea) nằm về phía Ðông của Việt-Nam. Cũng có người gọi là Nam-Hải với ý-nghiã rằng "biển của người (Việt) Nam". Vì biển này cũng ở phía Nam của Trung-Hoa nên bản-đồ quốc-tế thường ghi là South China Sea. Nói khác đi, danh-từ Anh-ngữ này (Biển Nam Nước Trung-Hoa) còn gợi ý cho những nhà hàng-hải hiểu rằng vị-trí nước Tàu nằm ở phiá Bắc của "Biển Ðông" này.

    Bài quá dài phải cắt bớt


    Thời xưa cũng như ngày nay, bao quanh Biển Ðông là nhiều thương-cảng quốc-tế quan-trọng. Trước khi Trung-Hoa phát-triển hàng-hải vào thế-kỷ thứ 5, hải-cảng sầm-uất nhất của Biển Ðông nằm trong vịnh Bắc-Việt vùng Hòn-gay Hải-phòng mà các nhà hàng-hải quốc-tế thường gọi là Cattigara (phiên-âm của các tên thời cổ như Kẽ Chợ- Kesho hay Cửa Gay.)

    Hơn một thế-kỷ sau Tây-lịch, Ptolemy vẽ bản-đồ thế-giới có ghi hình-ảnh "bán-đảo Vàng" Mã-lai/ Ðông-Dương và Biển Ðông. Hải-cảng tận cùng về phía Ðông có đường hàng-hải giao-thương là thuộc Giao-Chỉ, được ghi rõ rệt là Kattigara (tọa-độ 177 độ Ðông kinh-tuyến, 8 độ 30' Nam vĩ-tuyến với kinh-tuyến gốc qua quần-đảo Canary.) (Sách Researches on Ptolemýs Geography of Eastern Asia, Colonel G.E. Gerini, M.R.A.S., London 1909.)
    Hình 10- Biển Ðông với hải cảng chính Kattigara theo bản-đồ Ptolemy.

    The ancient canal linking Óc Eo to Angkor Borei


    Excavation at Óc Eo began on February 10, 1942, after French archaeologists had discovered the site through the use of aerial photography.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    Hình 12 - Ảnh-hưởng văn-hóa hàng-hải của người Việt (Yueh) thời cổ ở Ðông-Á. Ðường biển đi Nhật-Bản, buộc họ đi ngang Ðài-Loan và đường đi Nam-Dương buộc họ qua Hoàng-Sa Trường-Sa. (Theo tài-liệu: A History of China, Wolfram Eberhard, 1977: 6-7.)

    Southeast Asia countries: Vietnam, Laos, Cambodia, Thailand, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Brunei, the Philippines, East Timor
    Bài quá dài phải cắt bớt

    3 - HẢI-SINH-VẬT BIỂN ÐÔNG
    Ðộng-vật chính ngoài Biển Ðông là các loài chim, rùa, tôm cá.

    3.1 - Chim chóc.
    Ðối với người đi biển, hải-âu là loài chim mà họ thường gặp nhất khi hải-hành.

    Các đảo là những nơi ẩn-trú của các loài chim biển, nhất là chim hải-âu. Chim bay ra biển kiếm ăn rồi trở về đảo, chúng đẽ ngay trên đất, không cần làm tổ. Trứng của chúng to hơn trứng gà, vỏ mỏng mầu trắng điểm nhiều đốm đen. Hải-âu trên Biển Ðông (họ Laridea) không lớn lắm, ít con nào sải cánh (wing-span) tới 80cm. Người Việt chúng ta thường gọi chung các chim biển đủ mọi loại là "hải-âu". Thật ra, theo khoa-học, hải-âu có nhiều loại khác nhau.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    3.2 - Rùa và sinh-vật trên đảo Ngoài biển đông.
    Bên cạnh chim biển, động-vật đáng kể đến là rùa biển.

    Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt-đới. Rùa đẽ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt-độ cao mới nở được. Ðối với người Trung-Hoa thời cổ sống nơi vùng ôn-đới thì những con rùa to lớn xuất-xứ từ vùng Biển Ðông xem ra rất lạ lùng với kho Sử Tàu ghi-nhận chứng-cớ đó.
    • Câu truyện "cống rùa thần" được chép trong sách Cương-Mục Tiền-Biên của Kim-Lý-Tường và sách Thông-Chí của Trịnh-Tiều, theo đó đời vua Ðường-Nghiêu bên Tàu (2357-2258 tr T.C.), họ Việt-Thường có đến chầu và cống con rùa thần, sống tới cả ngàn năm, lưng có mang chữ viết ghi việc từ khi trời đất mới mở mang. Vua Nghiêu sai người chép lại gọi là lịch rùa." (Lịch-sử dân-tộc Việt-Nam, quyển 1, Phạm-cao-Dương, 1987, trang 40.)
    Bài quá dài phải cắt bớt

    3.3 - Hải-sinh-vật ngoài biển.

    Một số lớn các thủy-tộc thông-thường mà ta thấy ở bờ biển Việt-Nam cũng sinh-sống ngoài Hoàng-Sa và Trường-Sa như cá thu, cá nhám, cá hồng, cá mú, lươn bể, cá đuối, cá mực, đồn đột, tôm cua, sò ốc...

    Bài quá dài phải cắt bớt

    3.4 - Biển Ðông và Môi-trường sinh-vật-Học Việt-Nam.
    Như đã trình-bày ở trên về môi-trường thực-vật, Biển Ðông hoàn-toàn có tính-chất Việt-Nam. Những cuộc khảo-cứu về phương-diện sinh-vật-học lại còn cho biết thêm rằng Biển Ðông cũng có môi-trường sinh-sống gần với Việt-Nam hơn là gần Trung-Hoa hay Phi-Luật-Tân.

    3.4.1 - Vùng môi-sinh Á-Ðông.

    Bài quá dài phải cắt bớt
    3.4.2 - Ðường Wallace - Huxley.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    3.5 - Bảo-vệ môi-trường thiên-nhiên.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    4 - KHÍ-TƯỢNG BIỂN ÐÔNG.
    Khí-tượng Biển Ðông khác với khí-tượng trong lục-địa.

    4.1 - Tình-Trạng Khí-Tượng Tổng-Quát.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    • Nhiệt-độ. Nhiệt-độ ở Hoàng-Sa không chênh lệch lắm giữa mùa Hạ (28-29 độ bách-phân) và mùa Ðông (24-25 đô). Tuy xa cách Hoàng-Sa tới 6, 7 độ vĩ-tuyến, gần hơn về phía Xích-đạo nhưng Trường-Sa cũng chỉ nóng hơn Hoàng-Sa chừng vài độ. Có thể nói hai quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa không có mùa lạnh, khí-hậu dịu mát nhờ ảnh-hưởng đại-dương.

    • Vũ-lượng. Ở Hoàng-Sa mưa trung-bình trong năm lối 1,170mm, tuy được kể là mưa nhiều nhưng không quá đáng như ở Huế (3,000mm.) Mưa nhiều nhất trong tháng 10 (17 ngày - 228mm.) Trường-Sa là vùng rộng lớn gấp 10 lần hơn Hoàng-Sa, hiện không đủ dữ-kiện nhưng chúng ta có thể ước-đoán rằng vũ-lượng tổng-quát thấp hơn Hoàng-Sa một chút.

    • Ẩm-độ. Không-khí Biển Ðông tương-đối ẩm-thấp hơn những vùng biển khác trên thế-giới. Ở cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa, ẩm-độ đều cao, ít khi nào bách-phân ẩm-độ xuống dưới 80%. Trung-bình vào tháng 6, ẩm-độ ở Hoàng-Sa suýt soát 85%.
    Hình 24 - Nhiệt-độ, ẩm-độ, vũ-lượng ở Hoàng-Sa.

    4.2 - Mùa Gió.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    4.3 - Thủy-Triều.
    Thủy-triều là một hiện-tượng nước biển lên xuống, nguyên-do vì hấp-lực của các tinh-tú mà chính-yếu là mặt trăng và mặt trờị Hiện-tượng này tuy phức-tạp nhưng lại đi theo chu-kỳ. Sau nhiều nghiên-cứu, chiêm-nghiệm; ngày nay người ta có thể tiên-đoán khá chính-xác cao-độ thủy-triều tại bất cứ một hải cảng trong bất cứ một thời-điểm nào.

    Hoàng-Sa và Trường-Sa nằm ngoài khơi Việt-Nam nhưng thủy-triều lên xuống tại đây lại không theo đúng nhịp điệu, chu-kỳ hay biên-độ của những con nước lớn và nước ròng ở các bến quy-chiếu chính của Việt-Nam là Ðồ-Sơn và Vũng-Tàu.

    Nói chung, biên-độ thủy-triều không lớn lắm, khoảng 4 - 5ft (1.2m - 1.5m.) Chu-kỳ thủy-triều Hoàng-Sa thuộc loại hỗn-hợp giữa bán-nhật và toàn-nhật; vói đặc-tính toàn-nhật vượt trội hơn (chiefly diurnal.) Thông-thường, mỗi ngày một con nước lớn, một con nước ròng, chuyển qua hai con nước một ít ngày, rồi trở lại một con.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    4.4 - Vùng Nước Xoáy.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    4.5 - Nước Biển, Nồng-Ðộ Muối.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    4.6 - Hải-Lưu.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    Vũ-Hữu-San

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •