Page 50 of 94 FirstFirst ... 4046474849505152535460 ... LastLast
Results 491 to 500 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #491
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bàn về… “Nghề Cai Trị” (3/4)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...cai-tri-3.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    “Nghề Cai Trị” (3)
    (Tiếp theo)

    “Không ai dám hành nghề mà ḿnh chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ ḿnh có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)

    Đệ nhất Cộng ḥa (1955-1963): sự yếu kém của một Quốc trưởng chỉ nghĩ đến những thú vui vật chất cá nhân hơn là chăm lo hạnh phúc nhân dân đă khiến Bảo Đại phạm phải nhiều sai lầm trong việc trị quốc và tạo cơ hội cho nền Đệ nhất Cộng Ḥa nổi lên thay thế Quốc gia Việt Nam (QGVN).

    Một trong những hệ quả của những sai lầm là việc Vua Bảo Đại chọn ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ tướng của QGVN năm 1954 và vị Thủ tướng này đă có đủ điều kiện và thế lực để tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ư” với kết quả là Bảo Đại bị “truất phế” và Ngô Đ́nh Diệm được “suy tôn”.

    Đó cũng là bước “đột phá chính trị” khiến người Pháp bị loại khỏi Đông Dương và người Mỹ chính thức có mặt tại Việt Nam với “lá bài” Ngô Đ́nh Diệm về cả chính trị lẫn quân sự.


    Ngô Đ́nh Diệm (1901-1963)

    Đệ nhất Cộng ḥa là chính phủ được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ư ngày 23/10/1955 với tổng số gần 6 triệu lá phiếu, trong đó có 5.721.735 phiếu “đồng ư truất phế Bảo Đại”, chỉ có 63.017 phiếu “chống việc truất phế” và 44.105 phiếu “bất hợp lệ”.

    Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đạt số phiếu tuyệt đối nhưng theo một số nhà quan sát, cuộc bỏ phiếu đă có những “sắp xếp gian lận” trong t́nh h́nh Việt Nam lần đầu tiên được tiếp xúc với h́nh thức bầu cử dân chủ. Đây cũng có thể coi như một trong những “thủ thuật chính trị” mà các “nhà cai trị” áp dụng để đạt được mục đích họ đề ra.

    Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây nhân viên pḥng phiếu chỉ toàn là những người ủng hộ ông Ngô Đ́nh Diệm để điều hành và kiểm soát cuộc bầu cử. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đă nói: “Người phụ trách nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ [suy tôn Ngô Đ́nh Diệm] sẽ được bỏ vào ḥm phiếu hoặc phiếu xanh [không truất phế Bảo Đại] sẽ bị loại đi”.


    Kết quả cuộc trưng cầu dân ư tổ chức vào ngày 23/10/1955

    Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó, Quốc trưởng Ngô Đ́nh Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến, ban hành Hiến pháp, đổi tên QGVN thành Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) và từ chức vụ Thủ tướng, ông Ngô Đ́nh Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam. Tính đến năm 1960 đă có 55 quốc gia công nhận chính phủ VNCH.

    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền với một sách lược gồm 3 “mũi tên” nhắm vào 3 kẻ thù: “Bài Phong, Đả Thực, Diệt Cộng”:

    (1) Bài trừ những phong tục, tư tưởng phong kiến; chống lối sống sa đọa, ăn chơi của giai cấp thống trị sống trên xương máu đồng bào;

    (2) Đánh đuổi ách thực dân đô hộ kéo dài từ năm 1883 đến 1955 để dành độc lập và chủ quyền quốc gia; và

    (3) Tiêu diệt Cộng sản với các chính sách khắc nghiệt tại miền Bắc như đấu tố trong Cải cách ruộng đất, thanh trừng qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm.

    Ông “Cố vấn Chính trị” Ngô Đ́nh Nhu [1], bào đệ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, được coi là “cánh tay phải” hay “kiến trúc sư” của các “quốc sách” thời Đệ nhất Cộng ḥa. Năm 1954, khi Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền, ông Nhu thành lập Đảng Cần lao Nhân vị, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần lao - Nhân vị để hỗ trợ chính quyền của người anh.

    Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, Đảng Cần lao Nhân vị phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh. Cần lao Nhân vị đă trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Thêm vào đó, ông Ngô Đ́nh Nhu cũng cho thành lập một tổ chức với tên gọi "Thanh niên Cộng ḥa", theo mô h́nh “đảng sơ-mi nâu” của nhà cai trị người Đức, Adolf Hitler.


    Ông Ngô Đ́nh Nhu và đoàn Thanh niên Cộng ḥa

    Ông Ngô Đ́nh Nhu cũng là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, một h́nh thức mới được áp dụng để chống Cộng sản [2]. Ấp Chiến lược được coi là một "quốc sách" của chính quyền, được sử dụng từ năm 1961 để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mà chính quyền VNDCCH gọi là lực lượng nổi dậy. Những năm sau, tên của chương tŕnh này đổi thành Ấp Đời mới năm 1964, rồi Ấp Tân sinh vào năm 1965.

    Mô h́nh Ấp chiến lược được rút ra từ kinh nghiệm chiến dịch b́nh định ở Philippines của quân lực Mỹ và ở Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào tháng 11/1961 và chính thức áp dụng vào tháng 3/1962 đầu tiên ở B́nh Dương.

    Ông Ngô Đ́nh Nhu c̣n cho thiết lập và trực tiếp khống chế nhiều cơ quan t́nh báo và mật vụ (có lúc lên tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như được quyền bắt giam người không cần xét xử. Nổi bật nhất là ông Trần Kim Tuyến [3], Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xă hội trực thuộc Phủ Tổng thống. Ông Tuyến trở thành một trong những nhân vật thân cận với ông Nhu và nắm quyền lực cao nhất trong hệ thống mật vụ của nền Đệ nhất Cộng ḥa.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Máy chém dưới thời Ngô Đ́nh Diệm được trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ

    Người nổi bật trong chiến dịch “Bài Phong” là dân biểu quốc hội Trần Lệ Xuân [4], em dâu của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, vợ của ông “cố vấn” Ngô Đ́nh Nhu. Bà c̣n được gọi là “Đệ Nhất Phu Nhân” (First Lady) của VNCH từ năm 1955 đến năm 1963 v́ Tổng thống Diệm không lập gia đ́nh.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Tượng Hai Bà Trưng bị giật sập sau đảo chính ngày 1/11/1963

    Một trong những điểm yếu của ông Ngô Đ́nh Diệm là quá đề cao bản thân ḿnh lẫn người cùng huyết thống, dẫn đến cách cư xử không khéo đối với thuộc cấp. Sự phi lư trong tính cách này khiến ông coi thường các tướng tá trong khi bản thân ông rất cần đến sự hậu thuẫn của quân đội. Điều mỉa mai là chính những tướng tá đó sau này là những người lật đổ ông ngày 1/11/1963.

    Hơn nữa, ông là người rất nặng về thành kiến vùng, miền mà chỉ thích nâng đỡ những người miền Trung. Cũng là điều mỉa mai, chính tại Huế lại xảy ra vụ đàn áp Phật giáo khiến ông phải chấm dứt sự nghiệp chính trị dưới tay các tướng lĩnh mà ông coi là “vơ biền”. Có lần ông đă nhận xét: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lănh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, c̣n dân miền Nam chỉ làm tướng vơ biền”.

    Trong cương vị của “nhà cai trị”, không ai phủ nhận đức tính liêm khiết của ông Ngô Đ́nh Diệm được thể hiện qua quốc huy h́nh một khóm trúc với châm ngôn “Tiết Trực Tâm Hư”, cây trúc có dáng ngay thẳng và ruột trúc là hư không.

    Khác với những bức ảnh có tính cách “tuyên truyền” chụp Tổng thống đứng bên hàng cây xanh mát có thể mới được trồng đêm trước, một phóng viên nước ngoài đă t́nh cờ chụp được cảnh ông Ngô Đ́nh Diệm thoải mái nằm nghỉ trưa trên một chiếc chơng tre. Bức h́nh đă xuất hiện trên báo Life, năm 1956.


    Giấc ngủ trưa của một “nhà cai trị”

    Dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, trong khoảng 5 năm đầu tiên, VNCH đă có một số thành tựu, xă hội ổn định với việc định cư gần 1 triệu người miền Bắc vào sinh sống trong Nam. Đa số là họ những người theo đạo Công giáo được đưa vào lập nghiệp tại những vùng đất mới được gọi là “khu trù mật”, tiền thân của “ấp chiến lược” sau này. Đó cũng là tác động của bộ máy tuyên truyền khi tung ra những tin đồn như “Chúa đă vào Nam”.

    Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. V́ vậy, chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. “Đạo luật 53” cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn… được ban hành vào tháng 9/1956. Ngoài ra c̣n có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập quốc tịch Việt Nam. Tính đến năm 1961, trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ c̣n 2.000 giữ Hoa tịch.

    Tuy nhiên, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bị xem là “độc tài, gia đ́nh trị” và phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông Ngô Đ́nh Diệm đă phải đương đầu với hai âm mưu ám sát nhưng đều may mắn thoát chết. Lần đầu tiên do một người Cộng sản dưới lốt thành viên Cao Đài thực hiện ngày 22/2/1957 tại hội chợ tại Ban Mê Thuột, lần thứ hai do hai phi công, đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng, thả bom vào dinh Tổng thống ngày 27/2/1962.

    Quan trong hơn cả là những mối quan hệ giữa ông Ngô Đ́nh Diệm với Hoa Kỳ đă trở nên ngày một tồi tệ khi sự bất măn của phần lớn Phật tử ở miền Nam gia tăng. Tháng 5/1963, ở Huế, một thành phố trung tâm của đạo Phật, chính quyền đă cấm Phật tử và nhà chùa treo cờ Phật giáo trong lễ Phật đản, căn cứ trên quy định cấm treo các loại cờ tôn giáo ở nơi công cộng. Trong khi vài ngày trước đó th́ người Công giáo lại được phép treo cờ trong các lễ kỷ niệm của họ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bước ngoặt của cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 xảy ra vào tháng 6, khi ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa một ngă tư đông đúc ở Sài G̣n để phản đối các chính sách của chính phủ. Bức ảnh chụp lại cảnh tượng này của phóng viên Malcolm Browne đă nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới, và đối với nhiều người, h́nh ảnh này đă chứng minh cho sự thất bại của chính phủ VNCH [5].


    Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963
    tại ngă tư Lê Văn Duyệt – Nguyễn Đ́nh Chiểu
    (Ảnh Malcolm Browne, AP)

    Cuộc đấu tranh của Phật giáo khiến chính quyền VNCH do Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo mất uy tín cả trong lẫn ngoài nước. Điều này buộc Tổng thống ra thông điệp kêu gọi ḥa giải giữa chính phủ và Phật giáo. Tuy nhiên Phật giáo không chấp nhận ḥa giải mà vẫn tiếp tục đấu tranh.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong thời gian này, em dâu của ông Ngô Đ́nh Diệm là bà Trần Lệ Xuân đă đổ thêm dầu vào lửa khi chế giễu các vụ tự thiêu của các nhà sư, coi họ là “món thịt nướng” (barbecue), và tuyên bố trong chuyến đi “giải độc” tại Hoa Kỳ rằng: “Nếu các phật tử muốn có thêm thịt nướng, tôi sẽ vui mừng cung cấp xăng cho họ” (If the Buddhists want to have another barbecue, I will be glad to supply the gasoline).

    Bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm khi đó là ông Vũ Văn Mẫu đă từ chức, cạo đầu giống như một nhà sư để phản đối. Khi ông rời Sài G̣n để tham gia một cuộc hành hương đến đất Phật tại Ấn Độ, th́ bị bắt và bị quản thúc. Hàng ngàn Phật tử và sinh viên, học sinh đă bị bắt.

    Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26/10/1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng buồn rầu, ông nói: “Chế độ này tuy c̣n nhiều khuyết điểm, cũng c̣n hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại c̣n những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến th́ theo tôi, tôi lui th́ bắn tôi, tôi chết th́ trả thù cho tôi”.

    Ngày 31/10/1963, hầm trú ẩn xây trong dinh Gia Long đă hoàn tất và cũng vào ngày này, ông Ngô Đ́nh Nhu tiếp kiến các đại diện Uỷ ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo. Cùng ngày, phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ Phật giáo miền Nam đáp máy bay ra Huế để tiếp tục cuộc điều tra. Đại sứ Cabot Lodge đă nhận được đầy đủ tin tức và thấy rằng vụ đàn áp Phật giáo phải là cái cớ để lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

    Sáng 1/11/1963 nhằm ngày lễ các Thánh, công sở đều được nghỉ, Tổng thống Diệm đă tiếp người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ cuối cùng trong đời ông. Đó là Đô đốc Harry D. Felt, Tổng Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh dương. Đô đốc Harry D.Felt chắc hẳn biết rơ những ǵ xảy tới, trong mấy giờ nữa sẽ kết thúc chế độ của Tổng thống Diệm mà ông ta theo lễ nghi vẫn xưng tụng như một nhà lănh đạo “anh minh” của miền Nam.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong “Ai Giết Anh Em Ngô Đ́nh Diệm” tác giả Quốc Đại viết: “Sáng sớm ngày 2/11/1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn c̣n nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài G̣n, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đă hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đ́nh Diệm, nhưng anh em ông Diệm đă trốn thoát.

    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài G̣n loan một tin vắn tắt: "Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đă tự tử"? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đă chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. V́ ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chính không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.

    Ngày 6/11/1963, nhật báo New York Time in h́nh xác Tổng thống Diệm bị c̣ng tay với lời chú thích "suicide with no hand" (tự sát không có tay). Có ư mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đă tự sát. Về sau, người ta đă có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.

    Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật”.


    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm chết trong chiếc thiết vận xa M113

    (C̣n tiếp)

    ***
    Phụ thêm của tôi:

    1/ Độc Lập hay tay sai?
    https://nuocnha.blogspot.com/2016/07...y-71-tuoi.html

    2/ 30 Câu nói v ề XHCN
    https://baomai.blogspot.com/2015/02/...a-hoi-chu.html

    3/ Tăng Thích Quảng Đức
    http://ydan.org/showthread.php?t=284...ht=prowess/#64

    Chú thích:

    [1] Ngô Đ́nh Nhu (1910-1963), em ruột ông Ngô Đ́nh Diệm, là một chính trị gia đồng thời là “kiến trúc sư” của các chủ trương, chính sách dưới thời Đệ nhất Cộng ḥa. Ông c̣n được đánh giá là một nhà lưu trữ xuất sắc, từng làm việc tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (từ năm 1938), từng giữ vai tṛ Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật (1942-1944), Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1945), và Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc (từ sau tháng 8/1945).

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm

    [2] Ấp chiến lược: Mục đích chính là loại lực lượng du kích ra khỏi dân làng để dễ dàng tiêu diệt. Kế hoạch này đă gây khó khăn cho những người cộng sản miền Nam, nhiều cơ sở của họ bị quét sạch và có nguy cơ bị tiêu diệt.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    [3] Trần Kim Tuyến (1925-1995) nguyên là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xă hội Phủ tổng thống, thực chất là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ nhất Cộng ḥa trong suốt giai đoạn 1956–1963.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    [4] Trần Lệ Xuân (1924-2011) sinh tại Hà Nội, cũng có tài liệu nói sinh tại Huế. Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đ́nh Nhu và theo đạo chồng Công giáo.

    Dưới thời Đệ nhất Cộng ḥa, Hội Đồng Quân Lực tại miền Nam cũng như Cộng sản tại miền Bắc đều đánh giá Trần Lệ Xuân là người lộng quyền. Việc Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm để cho bà cũng như Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Luyện và Ngô Đ́nh Cẩn tham gia vào chính sự tạo nên h́nh ảnh gia đ́nh trị độc đoán kiểu phong kiến.

    Về sự tự thiêu của Ḥa thượng Thích Quảng Đức, bà công khai phát biểu: “Tôi chống đối các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu th́ cộng sản nằm vùng sẽ cho chứ tôi sẽ không bao giờ” và gọi vụ tự thiêu là “phản bội Phật tính” (I would against seeing another monk betray Budism believe). Ngày 1/11/1963 bà Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California, th́ cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.

    Ngày 30/10/1996, bà Trần Lệ Xuân lên tiếng xin lỗi Phật giáo và xin lỗi cố ḥa thượng Thích Quảng Đức về những những lời nói của bà về các lănh đạo Phật giáo trong quá khứ. Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24/4/2011 tại một bệnh viện ở Roma, Ư, thọ 87 tuổi.


    Bà Trần Lệ Xuân (1924-2011)

    [5] Xem thêm bài viết “Malcolm Browne & bộ ảnh Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu” tại: http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...ong-thich.html

    ***
    6 nhận xét:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Son Nguyen10:13 20 tháng 12, 2018
    http://ydan.org/showthread.php?t=284...ht=prowess/#64
    Tôi có đường dẫn video về cuộc tự thiêu của HT Thích Quảng Đức. Không hề có cảnh HT bước ra từ xe hơi, tự tưới xăng lên người -> Không thể gọi là tự thiêu. Video đă bị xoá.

    Trả lời

  2. #492
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bàn về… “Nghề Cai Trị” (4/4)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...cai-tri-4.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    “Nghề Cai Trị” (4)
    Đây là bài viết cuối cùng trong loạt 4 bài bàn về "Nghề Cai Trị":

    “Không ai dám hành nghề mà ḿnh chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ ḿnh có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)

    Ngày 1/11/1963, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Ngô Đ́nh Nhu bị ám sát trong một cuộc đảo chính của các tướng lănh. Nền Đệ nhất Cộng ḥa, kéo dài từ năm 1955 đến 1963, đă chính thức cáo chung. Ngay sau đó, t́nh h́nh chính trị miền Nam đang từ tay các “nhà cai trị” dân sự chuyển sang một giai đoạn được mô tả là “hỗn loạn” dưới quyền điều hành của các tướng lănh.


    Quân Đội đảo chính Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ngày 1/11/1963
    (Ảnh: Pete Komada)

    Hội đồng Quân nhân Cách mạng gồm 20 thành viên được thành lập với tướng Dương Văn Minh [1] giữ chức vụ Chủ tịch; Trần Văn Đôn, Đệ nhất Phó chủ tịch và Tôn Thất Đính, Đệ nhị Phó chủ tịch. Hiến pháp VNCH dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cũng đă bị xóa bỏ và Quốc hội vừa mới bầu ngày 27/9/1963 cũng bị giải thể.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong thời gian làm Tỉnh trưởng Cần Thơ, Nguyễn Ngọc Thơ được giao nhiệm vụ đối phó với giáo phái Ḥa Hảo. Ông đă cho mời Ba Cụt, tên thật Lê Quang Vinh, một trong những chỉ huy quân sự của Ḥa Hảo về tỉnh để “thương thuyết”. Khi Ba Cụt về, thay v́ một cuộc “thương thuyết”, Nguyễn Ngọc Thơ ra lệnh bắt và sau đó giết Ba Cụt.


    Tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng
    và Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ

    T́nh h́nh trở chính trị trở nên rối ren với cuộc “chỉnh lư nội bộ” vào rạng sáng ngày 30/1/1964 của tướng Nguyễn Khánh [2], ông lên nắm chức chủ tịch Hội đồng Quân nhân, vô hiệu hóa các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính và Mai Hữu Xuân bằng cách đưa họ đi “an trí” tại Đà Lạt.

    Tuy nhiên, tướng Nguyễn Khánh vẫn giữ Dương Văn Minh ở cương vị Quốc trưởng c̣n chức Thủ tướng th́ tự ông kiêm nhiệm. Sau đó, một nhân sĩ là Nguyễn Tôn Hoàn thuộc đảng Đại Việt lên làm Thủ tướng và tướng Trần Văn Đôn giữ chức Phó thủ tướng.

    Ngày 16/8/1964, Nguyễn Khánh ban hành “Hiến chương Vũng Tàu”, qua đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng VNCH. Tướng Nguyễn Khánh c̣n là Tổng tư lệnh kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh qua việc thâu tóm tất cả những chức vụ quan trọng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngày 24/1/1965 Hội đồng Quân lực băi nhiệm Thủ tướng Trần Văn Hương và đem giam lỏng ông ở Vũng Tàu. Biến cố này đă chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ dân sự và đưa phe quân nhân vào cương vị điều hành đất nước trở lại.

    Tuy vậy, t́nh h́nh vẫn c̣n nhiều căng thẳng v́ ngày 20/2/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo lại chủ mưu đảo chánh, đ̣i truất quyền tướng Nguyễn Khánh. Âm mưu này bất thành nhưng phe quân nhân, qua dàn xếp nội bộ, ép tướng Khánh lưu vong và ủy quyền cho Thủ tướng Phan Huy Quát lập chính phủ dân sự.


    Bộ trưởng Quốc pḥng Robert S. McNamara (trái), Thủ tướng Nguyễn Khánh
    và Tham mưu trưởng Maxwell D. Taylor (Tháng 3/1964)

    Hai nhân vật chính dần xuất hiện trong Hội đồng Quân lực là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu [4] và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ [5]. Hai vị tướng này chia quyền, nắm hai địa vị chủ chốt: Nguyễn Văn Thiệu là chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia c̣n Nguyễn Cao Kỳ là chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương từ tháng 6/1965 đến tháng 9/1967.

    Cuộc Tổng Tuyển cử năm 1967 dẫn đến nền Đệ nhị Cộng ḥa kéo dài từ năm 1967 đến 1975 chính thức kết thúc thời kỳ “quân quản”. Đệ nhị Cộng ḥa là chính thể dân sự, thành lập trên cơ sở của bản Hiến pháp tháng 4/1967 và cuộc bầu cử tháng 9/1967.

    Ngày 1/11/1967 được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ nhị Cộng ḥa và thể chế này chấm dứt khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội đầu hàng vào ngày 30/4/1975.


    “Hội đồng Quân lực” tại lễ Quốc khánh 1/11/1966

    Chính phủ Đệ nhị Cộng ḥa thiết lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới qua danh hiệu “chính quyền pháp lư của miền Nam” và thêm 6 quốc gia khác nh́n nhận VNCH là “chính quyền hiện hữu” (de facto). Tuy nhiên, nếu quốc gia nào công nhận chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam th́ quan hệ bị VNCH cắt đứt, chẳng hạn như trường hợp Indonesia vào năm 1964.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Năm 1967, chính quyền Đệ nhị Cộng ḥa đă cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến, cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội "chĩa súng" vào Quốc hội.

    Dù là một cách nói châm biếm nhưng quả thật thời gian “quân quản” và cả thời Đệ nhị Cộng ḥa quyền bính hoàn toàn nằm trong tay các tướng lĩnh với sự tài trợ từ Hoa Kỳ và sự góp mặt của “quân đội đồng minh” thuộc khối Tự Do đến từ các nước Hoa Kỳ, Úc, New Zeland, Nam Triều Tiên, Philippines và Thái Lan. Đài Loan cũng từng gửi 31 chuyên gia đến Việt Nam và Canada cũng đóng quân ở Việt Nam nhưng lại trung lập và nhằm mục đích ǵn giữ ḥa b́nh.


    Tượng Thủy quân Lục chiến “chĩa súng” vào Quốc hội
    (Ảnh: Quentin Jones, 1969)

    Các “nhà cai trị” thời kỳ này vốn xuất thân từ quân đội nên đă thể hiện sự lúng túng, vụng về trong việc điều hành quốc gia nói chung và xử lư các biến cố nói riêng. Chính Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm trước đó đă coi thường các tướng lănh, coi họ như “hữu dơng vô mưu”, chỉ giỏi trong binh nghiệp nhưng bước sang hoạt động chính trị th́ họ hoàn toàn không có đủ bản lĩnh để bước vào “nghề cai trị”.

    Tướng Nguyễn Khánh là một thí dụ điển h́nh. Ông tướng có “hàm râu dê” này vào thời kỳ uy quyền lên đến mức tột đỉnh đă từng tuyên bố “Quân đội là cha quốc gia!” khiến uy tín của ông càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất ḷng dân.

    Tướng Khánh đă vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái, các cuộc biểu t́nh chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25/8/1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc, họ hô “Đả đảo Nguyễn Khánh!”. Tướng Khánh buộc phải ra gặp đoàn biểu t́nh và cũng hô… “đả đảo” chính ḿnh(!).


    Tướng Nguyễn Khánh trên b́a báo Time ngày 7/8/1964

    Tướng “râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ là một thí dụ khác về tính cách của một vị tướng khi nhảy vào chính trường. Điểm yếu của ông Kỳ là thường có những phát biểu bốc đồng, thiếu suy nghĩ, một đức tính cần tránh của một chính khách.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Có thể nói, tướng Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật khá đặc biệt nhưng lại nhiều may mắn khi thời cơ được trao đến tay ông từ người Mỹ. Ông có tính khí “bốc đồng”, phát biểu về nhiều vấn đề theo cảm tính, hành động theo kiểu “anh hùng Lương Sơn Bạc”. Người thích th́ nói ông là người “trực tính”, kẻ ghét lại bảo ông là “ngựa non háu đá”.

    Một số người lại nhận xét tướng Nguyễn Cao Kỳ là “con người của thời thế” giữa lúc các tướng lănh tranh dành quyền lực. Nhưng ông dứt khoát không thể nào là “nhà cai trị” thành công khi tŕnh độ chính trị c̣n non nớt, ấu trĩ… thiếu hẳn tư cách cần có để trở thành một lănh tụ.


    Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Phó tổng thống Hubert Humphrey
    (Ảnh Corbis, chụp ngày 10/2/1966)

    B i quá dài, phải cắt bớt

    Ông Thiệu nh́n rơ điều đó qua một câu nói rất chân t́nh: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa th́ không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”… để rồi đến những ngày cuối cùng của VNCH ông đă phải nh́n nhận: “Họ [Hoa Kỳ] đă đâm sau lưng chúng tôi”.

    Xét cho cùng, cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam không ai là “kẻ thắng cuộc” mà việc thắng-bại lại thuộc về các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Cộng trong một cuộc chiến mà chiến trường được chọn là Việt Nam.



    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt bia lưu niệm vai tṛ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam với sự chứng kiến của Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker và Tướng Frederick Weyand, Chỉ huy trưởng Lực lượng Quân đội Mỹ tại VN

    Các “nhà cai trị” trong thời kỳ Đệ nhị Cộng ḥa thật ra chỉ là những “tay mơ”, họ bỏ súng ống để nhảy vào làm chính trị khi thời cơ đến. Có người ví chính khách giỏi là một con thú có thể ngồi trên hàng rào nhưng đôi tai lại đặt trên mặt đất. Dựa trên lập luận này, các lănh tụ một thời đă mặc áo treilli hoàn toàn không phải là những “nhà cai trị” giỏi.

    Ở Phương Đông, Hàn Phi [6], một nhà lư luận chính trị sống ở thế kỷ 3 trước Công nguyên tại Trung hoa cũng đă từng nhận xét về thuật trị quốc của người xưa, và những điều ông nói vẫn c̣n đúng với thời nay:

    “Trông cậy dân làm điều tốt th́ trong nước không quá mười người, nhưng khiến dân đừng làm bậy th́ cả một nước được ổn định. Bậc cai trị dùng số đông, không dùng số ít, cho nên không trọng Đức mà trọng Pháp”.

    Hàn Phi cho rằng vua không nhất thiết phải tài cao đức trọng, không cần làm gương cho cả nước soi chung. Để cai trị th́ vua cần có “thế” tức uy quyền để áp đặt và có “pháp” để chỉ cho dân điều nên làm và không nên làm. Hàn Phi c̣n giải thích:

    “Vua cũng chẳng cần phải làm, thay vào đó vua cần nắm vững thuật trị nước để thông qua nó xây dựng và vận hành bộ máy chính quyền”.

    Đó chính là “vô vi nhi vô bất vi”, được hiểu theo nghĩa Vua không làm ǵ nhưng chẳng cái ǵ không được làm. “Vô vi” là cách để vua dùng trong việc cai trị thiên hạ c̣n “hữu vi” là để bầy tôi được vua dùng vào mục đích đó.


    Hàn Phi (280-233 TCN)

    Ở Phương Tây, Niccolo Machiavelli [7], một trong những người sáng lập khoa chính trị học từ thế kỷ thứ 16 tại Ư vào thời Phục Hưng đă từng phân tích vai tṛ của những “nhà cai trị” một cách mỉa mai nhưng lại hoàn toàn đúng với mọi thời đại trong tác phẩm The Prince (Quân Vương hay Hoàng Tử):

    “Bậc quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dă thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ ḿnh tránh các cạm bẫy, c̣n cáo th́ lại không thể chống lại sói. V́ thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy, và là sư tử để dọa sói…”

    Trong Quân Vương, Machiavelli đề ra sách lược chính trị để b́nh định nước Ư lúc bấy giờ đang trong thời kỳ nội chiến. Quân Vương đă trở nên bất hủ và trở thành một tác phẩm kinh điển về triết học chính trị hay cụ thể hơn là về thuật cai trị.

    Machiavelli gắn liền với một châm ngôn thực dụng: “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, cũng v́ thế, các lối hành xử gắn liền với thủ đoạn hèn hạ, đê tiện để đạt được mục đích.

    Cái tên Machiavelli của ông đă đi vào từ ngữ phương Tây, cụ thể là trong tiếng Anh, chỉ sự nham hiểm. Theo Oxford English Dictionary năm 1626, “Machiavellianism” được hiểu là thủ đoạn xảo quyệt, "Machiavellian" được dùng như một tĩnh từ: quỷ quyệt, xảo quyệt, nham hiểm; dùng mọi thủ đoạn để đạt mục đích.

    Bản thân Machiavelli từ một trí thức cố gắng xây dựng một học thuyết thực dụng để giúp các đấng quân vương trị quốc, ông đă đặt ḿnh vào vị thế trung thực của một trí thức dấn thân khi nói về sự “không trung thực trong chính trị”.

    Những “nhà cai trị” thời nay, dù không phải là các bậc Quân vương của thời Machiavelli, nhưng vẫn có thể rút ra bài học từ cuốn sách The Prince khi tác giả đưa ra những nhận xét qua 26 chủ đề được nói đến trong tác phẩm. Trong chủ đề “Phương thức cai trị những vương quốc đă từng có chủ quyền”, Machiavelli viết:

    “Cai trị một thành phố đă từng có tự do mà không áp dụng nguyên tắc đó th́ rất dễ bị chính thành phố này lật đổ. Trong những thành phố như vậy, luôn có nơi trú ẩn cho tinh thần tự do và những thể chế truyền thống, những điều chưa từng bị lăng quên cho dù bởi thời gian hay lợi lộc… Kư ức về thời kỳ tự do trước đây khiến họ không thể bị khuất phục.”

    Đối với “những vương quốc bị chinh phục bằng vũ lực”, Machiavelli đưa ra nhận xét: “Thuyết phục th́ dễ nhưng duy tŕ niềm tin mới là điều khó. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta không c̣n tin nữa th́ phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin”. Phải chăng đó là bài học cai trị vẫn c̣n có thể áp dụng vào chính trị ngày nay.

    Muốn chiến thắng trong việc cai trị, Machiavelli cho rằng bậc quân vương phải “biết tự bảo vệ trước kẻ thù; tăng thêm đồng minh; chinh phạt bằng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khiến dân chúng chịu khuất phục và sợ uy quyền”. Những nguyên tắc này cho đến ngày nay các “nhà cai trị” vẫn c̣n áp dụng.

    Từ những nhân vật lịch sử cụ thể, Machiavelli khẳng định quan điểm của ḿnh về một đấng quân vương:

    “Không thể gọi là tài trí khi tàn sát đồng bào của ḿnh, phản bội bạn bè, phản trắc, không biết xót thương và vô thần. Bằng những phương cách này, người ta có thể đạt được quyền lực chứ không thể có vinh quang.”


    Niccolo Machiavelli (1469-1527)

    Những bài học về “nghề cai trị” của Hàn Phi, Machiavelli và nhiều nhà chính trị cả Đông lẫn Tây vẫn c̣n có giá trị trong trong thuật cai trị của thế giới ngày nay. Điều quan trọng là những người làm chính trị có quan tâm đến những kinh nghiệm của những người đi trước hay không.

    ***
    Chú thích:
    (Nguồn: Wikilpedia)


    B i quá dài, phải cắt bớt


    [6] Hàn Phi (280-233 TCN) sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc ḍng dơi quư tộc nước Hàn, thích cái học "h́nh danh." Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lăo Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viết sách.

    Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đă khởi xướng. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lư xă hội th́ dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lư xă hội là dùng pháp luật:

    "Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đă thi hành pháp luật th́ kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".

    B i quá dài, phải cắt bớt

    [7] Niccoḷ Machiavelli (1469-1527): sinh ra tại thành phố Firenze, Ư. Người ta biết rất ít về thời c̣n trẻ của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đă được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mă.

    Machiavelli được coi là nhà lư luận đầu tiên của nền chuyên chính tư sản. Ông có đầu óc phê b́nh mạnh bạo, tư tưởng duy lư phi tôn giáo, ḷng căm ghét bọn quư tộc ăn bám, khát vọng muốn xây dựng nước Ư thành một quốc gia thống nhất, tự do, b́nh đẳng với một chính quyền mạnh, sử dụng bạo lực để xây dựng trật tự mới.

    Tư tưởng của ông thể hiện trong các tác phẩm văn học, trong các bài chuyên luận chính trị và hành động của Machiavelli được gọi là “Học thuyết Machiavelli” (c̣n gọi là chủ nghĩa Machiavelli). Friedrich Engels đă nói: “Machiavelli là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục hưng…”

    Những câu nói nổi tiếng của Machiavelli:

    · "Nhà vua vừa là chồn cáo, vừa là sư tử."
    · "Con người muốn xứng đáng là một con người phải tiến thẳng vững vàng tới mục đích. Mục đích sẽ chứng minh tính đúng đắn của biện pháp."

    1 nhận xét:

    Ngoc Chinh Nguyen18:05 26 tháng 6, 2014
    Chợt nhớ lại chuyện xưa: Cuối năm 1974, tôi và một số bạn giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội được biệt phái về Tổng cục Quân huấn của tướng Phan Trọng Chinh để thành lập Ban Tu thư & Dịch thuật. Một trong những tác phẩm mà chúng tôi phải dịch là “The Prince” của Niccolo Machiavelli. Điều này chứng tỏ quân đội VNCH cũng rất quan tâm đến “Thuật trị quốc” nhưng không biết các vị tướng có đọc không.

    Trả lời

  3. #493
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    MAI CON LỚN ...

    https://kontumquetoi.com/2018/07/11/...an-hoang-truc/
    http://www.thukhoahuan.com/index.php...47-mai-con-l-n
    https://chantroimoimedia.com/2018/10/02/mai-con-lon/
    http://www.canhthep.com/modules.php?...key=1539006345
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02/mai-con-lon.html



    Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
    Tiếng Việt ḿnh, nói nhỏ nhé con ơi
    Dù ḿnh sống trên quê hương, đất Tổ
    Nhưng ai đông hơn sẽ thành chủ, con à!
    Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
    Bọn Hán kia t́m mọi cách “gieo ṇi”
    C̣n trai Việt thoát sao đời nô lệ?
    Chẳng biết lúc nào mất nội tạng, con ơi!
    Mai con lớn, chữ ḿnh con quên hết
    Khắp nơi nơi toàn kiểu chữ tượng h́nh
    Sử sách Việt sẽ ngày càng mai một
    Ai nhớ từng có Âu Lạc với Văn Lang!
    Mai con lớn đến nơi nào cũng cúi
    Xứ ḿnh nhưng chẳng dám ngẩng cao đầu
    Vào quán xá nhớ nép ḿnh trong góc kẹt
    Đừng tranh ăn với lũ đói bên Tàu!
    Mai con lớn những nơi nào đẹp nhất
    Hạ Long, Ninh B́nh, Đà Lạt, Phong Nha…
    … và nhiều chỗ con đừng héo lánh
    Người Việt ta không tới đó nữa con à!
    Mai con lớn những kinh đô, thành quách
    Những tượng thờ tiên tổ, các Hùng Vương
    Những ngôi miếu tôn vinh Bà Trưng, Bà Triệu
    Sẽ bị đập tan, lăn lóc giữa hoang tàn!
    Mai con lớn, đồ ăn toàn bẩn, độc
    Của ngon đều bị tước hết con ơi
    Mai con lớn biển, sông, hồ nhiễm độc
    Nước thải phương xa không ngớt đổ về!
    Mai con lớn xin con đừng ̣a khóc
    Hận tiền nhân sao nỡ để cháu con ḿnh
    Sống trong ḷng giặc thở không dám thở
    V́ thời của mẹ cha, ai cũng chỉ muốn “được yên b́nh”!
    Mai con lớn xin con đừng hờn trách
    Tổ tiên hèn với giặc, ác với cháu con
    Con hăy hiểu ngày hôm nay ai cũng nói
    “Ta không đ̣i được đất th́ để con cháu ta đ̣i”!
    Mai con lớn xin con đừng phẫn hận
    “Ngày xưa giặc chưa vào sao câm nín, im ru?
    Nay giặc ở khắp mọi miền bờ cơi
    Bắt cháu con đ̣i, nghe có lọt tai không?!

    Mai con lớn, thôi mẹ không nghĩ nữa…
    Chỉ mong b́nh minh đến thật mau…
    Và tất cả chỉ là cơn ác mộng
    Xin Thiên cơ ban tặng một phép màu…

    Vô Danh

    SUBJECT : Bài Thơ Đối
    Ghi chú : V́ không đồng ư với tác giả Vô Danh những lời khóc than ,
    rên xiết đă bỏ vào đầu làm nhụt chí cho thế hệ mai sau bài :
    " Mai con lớn" của Vô Danh tác giả .

    Sau đây bài đối đáp của tác giả : Minh , Lạc Hồng


    Mai con lớn nhớ ḿnh là người Việt
    Đất nước ḿnh tên gọi Việt Nam
    Con đang sống trên quê hương đất tổ
    Phía giặc đông , con dùng trí mưu đồ
    Con hảy nhớ ," voi to , thua châu chấu" **
    Gái lấy chồng thề chống giữ biên cương
    Ta hănh diện giống ṇi ta , dân Việt
    Trai đất Việt hiên ngang và oai dũng
    Hảy vùng lên đạp gảy cánh quân thù
    Hán , tàu phù , ta xỏ mủi như trâu

    Mai con lớn nhớ ê, a quốc ngữ
    Khắp nơi nơi hăy học , đọc chữ ḿnh
    Nhớ sử Việt từng câu con ghi nhé
    Ơn Âu Lạc , ơn Văn Lang dựng nước
    Ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau
    Thề vung gươm ta bảo vệ quê nhà
    Giết hết giặc cột đầu quăng xó kẹt
    Lũ giặc đói, xác tàu phù chất đống

    Mai con lớn những nơi nào đẹp nhất
    Hạ Long, Ninh B́nh , Đà Lạt, Phong Nha...
    ...và nhiều chổ các con đều trấn giữ
    Nước Việt của ta, ta nắm giữ Sơn Hà

    Mai con lớn những kinh đô thành quách
    Những tượng thờ tiên tổ, các Hùng Vương
    Những ngôi miếu tôn vinh bà Trưng , Triệu
    Đó là nơi tăng sức chí anh hùng

    Mai con lớn nhớ bảo toàn nông nghiệp
    Những trái ngon hoa quả được chu toàn
    Mai con lớn sông hồ là nguồn sống
    Đuổi giặc phương xa giữ vững cơ đồ

    Mai con lớn vỗ ngực ta người Việt
    Hănh diện ḿnh con cháu Lạc Long Quân
    Đă xây dựng và giữ yên bờ cơi
    Mai con lớn tiếp mài gươm giết giặc
    Như Ngô Quyền đă bảo vệ giang sang
    Con hảy nhớ cha ông con để lại
    Gấm vóc Sơn Hà sừng sừng hiên ngang

    Mai con lớn sức oai phong oanh liệt
    Dùng trí khôn đập nát bọn tàu phù
    Giữ biên cương và biển đảo đất màu
    Con hăy quyết không để rơi tất đất

    Mai con lớn làm mẹ cha hănh diện
    Ngày b́nh minh nắng đẹp huy hoàng
    Hởi tất cả toàn dân đồng đứng dậy
    Tay trong tay vang vọng tiếng ↗️ "VIỆT NAM"

    Minh, Lạc Hồng .

    ** "ví như chuyện châu chấu đá voi "
    Hát Cho Đồng Bào Tôi (Lê Hoàng Trúc)
    https://www.youtube.com/watch?time_c...&v=PU2Zt_W2pn8
    Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai - Việt Khang
    https://www.youtube.com/watch?v=9ojZ9y3pwQ8
    ĐẤT NƯỚC M̀NH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
    http://trankytrung.com/read.php?881

  4. #494
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhân văn – Giai Phẩm (1/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...phan-cach.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

    Trần Dần, phản cách mạng hay cách tân?

    Tôi đă sống ră rời cân năo
    Quăng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
    Những cơn mưa rơi măi tối xầm
    Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
    Tôi đă trở nên người ôm giận
    Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
    - Dừng lại!
    Đi đâu?
    Làm ǵ?
    Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
    Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân


    Trần Dần viết những ḍng thơ trên trong bối cảnh hàng triệu người rời bỏ miền Bắc để di cư vào Nam năm 1954. Bài thơ Nhất định thắng (1) được đăng trong Giai phẩm Mùa Xuân và tạp chí bị tịch thu ngay sau đó. Có lẽ đưới mắt các lănh đạo ‘văn hóa-tư tưởng’ những cụm từ như ‘sống ră rời cân năo…” và ‘thiếu vân vân…’ tiềm ẩn một tư tưởng… chống đối cách mạng?

    Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội được Trần Dần mô tả rất ‘tự nhiên, đời thường’ với cờ treo đầy phố, đầy nhà nhưng lại là ‘phản động’ dưới con mắt soi mói của chính quyền vừa tiếp quản miền Bắc:

    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ


    Có lẽ ‘tội’ nặng nhất của Trần Dần trong bài thơ này là câu lấp lửng, ‘vô thưởng, vô phạt’ nhưng lại ám chỉ một tư tưởng chống đối, người ta tự hỏi ‘Bóng chúng’ là bóng của ai?

    Bóng chúng
    đè lên
    số phận
    từng người


    để khiến Trần Dần phải than thở:

    Người tin tưởng nhất như anh
    vẫn có phút giây ngờ vực



    Trần Dần (1926-1997)

    Các tác giả viết về Trần Dần nói riêng và Nhân văn-Giai phẩm (NVGP) nói chung đều dựa vào 2 nguồn tài liệu được coi như ‘chính thống’ theo quan điểm chính trị đối nghịch của hai miền Nam và Bắc trong cuộc chiến vừa qua. Đó là tác phẩm Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí, tức Mạc Định, do Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản tại Sài G̣n năm 1959 và tập Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận do Nhà xuất bản Sự Thật (nay là Nxb Chính Trị Quốc Gia), in tháng 6/1959, tại Hà Nội.

    Cuốn xuất bản tại Hà Nội là tài liệu 370 trang, tập hợp những bài viết hoặc bài diễn văn có mục đích tố cáo, lên án hoặc buộc tội những người được xếp vào hàng ngũ Nhân văn-Giai phẩm. Trong phần cuối cuốn sách, có một chương nhỏ, trích ‘những lời thú tội’ của các thành viên NVGP. Gần như toàn thể tài liệu dành cho phía công tố ‘phát hiện tội’, với những lời lẽ vô cùng khiếm nhă, khó thể tưởng tượng từ miệng, hoặc từ ng̣i bút của giới được gọi là ‘trí thức văn nghệ sĩ’ đối với các đồng nghiệp và bạn hữu của ḿnh đă tham gia phong trào.

    Danh sách những bài luận tội bao gồm 83 văn nghệ sĩ, đoàn thể, báo chí, cũng như các nhân vật trong ban chấp hành trung ương Đảng. Trong đó, nổi bật nhất có những tên tuổi như: Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Hồng Cương, Nguyễn Văn Bổng, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Vũ Đức Phúc, Quang Đạm, Bàng Sĩ Nguyên, Ngụy Như Kontum, Hằng Phương, Lương Xuân Nhị...


    ‘Ngă tư xưa’, kư họa của Trần Dần

    Trần Dần đă ‘dám’ phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, người phụ trách toàn bộ công tác lănh đạo văn nghệ thời kỳ đó. Nhà thơ không có bài trên báo, nhưng trong nhật kư Trần Dần ghi: “Tố Hữu nh́n sự vật nó chính trị quá, công thức quá, lười t́m ṭi quá. Chỗ nào hay th́ lại là lắp lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao... Tố Hữu chưa đem tới một cách nh́n mới mẻ ǵ”.

    Trần Dần nhận xét tập thơ Tố Hữu là “nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm nghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hoá lănh tụ”. Theo Vũ Tú Nam trong bài Sự thực về con người Trần Dần đăng trên báo Quân đội Nhân dân, trong buổi toạ đàm ngày 4/3/55, Trần Dần gọi thơ Tố Hữu là “tí ti la haine, tí ti l'amour” (tí ti căm thù, tí ti t́nh yêu). Về phần ḿnh, Tố Hữu đă thẳng tay buộc tội Trần Dần:

    “Cuộc tấn công vào chế độ ta và Đảng ta đă bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi ḥa b́nh vừa lập lại. Trong khi bọn gián điệp c̣n giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường Đại học, th́ bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong pḥng Văn nghệ quân đội, đă kết thành một bè phái chống Đảng trong Văn nghệ.

    Theo Tố Hữu, việc phê b́nh tập thơ Việt Bắc là do ‘cái bè phái ấy sắp đặt’ để đánh vào ‘sự lănh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng’, đồng thời đề xướng cái mà ông gọi là ‘điệu tâm hồn’ của chủ nghĩa cá nhân tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đọa.

    “Đương nhiên cái ‘điệu tâm hồn’ ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu lớn của cách mạng, và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với ‘tiếng sáo tiền kiếp’ lóc gân của tên mật thám Trần Duy”.

    Trần Dần và Tử Phác, được Tố Hữu gọi là ‘những đứa con hư hỏng của Hà nội cũ’, bỗng cảm thấy đời sống trong quân đội ‘nghẹt thở’, chỉ v́ thiếu cái tự do trở lại đời sống trụy lạc cũ. Thêm vào đó, với ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần đă gióng lên ‘tiếng trống tương lai’, nhục mạ cán bộ chính trị là ‘người bệnh’, ‘người ṛi’, ‘người ụ’. Họ đ̣i trả quyền lănh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Cụ thể là thủ tiêu chế độ‘chính trị viên’ trong các đoàn văn công quân đội tức là thủ tiêu sự lănh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ.

    Trần Dần và Tử Phác bị ‘cấm trại’ (không cho về nhà) từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1955. Một tháng sau đó, cả hai được gửi đi tham gia Cải cách ruộng đất tại Yên Viên, Bắc Ninh, từ tháng 11/1955 đến tháng 2/1956. Cũng vào thời điểm này, Giai phẩm Mùa xuân ra đời, có đăng bài thơ Nhất định thắng, Trần Dần và Tử Phác bị bắt giam. Ông đă dùng dao cạo cứa cổ phải đưa vào bệnh viện.

    Việc Trần Dần cứa cổ, Hoàng Cầm kể lại: “… Anh kéo cái phản ra chỗ ánh sáng từ trên nóc hầm rọi xuống, cởi áo ngoài, để phơi áo sơ mi trắng bên trong ra, lấy một cái mince lame trong túi, nằm ngửa lên phản, dùng lưỡi dao cứa vào cổ cho máu phun ra ngực áo, rồi giẫy đạp ầm ĩ, cốt cho anh lính gác nghe thấy. Anh lính gác nh́n xuống thấy thế hoảng quá: ‘Nó tự tử, phải đưa cấp cứu ngay!’ Một lát sau, cửa hầm mở, người ta đưa Trần Dần đi cấp cứu ở một bệnh viện gần đó. Té ra là bệnh viện Hà đông. Ở đây, Trần Dần may vớ được một người quen bèn viết mẩu giấy nhờ đưa đến Tổng cục chính trị nơi anh công tác. Nguyễn Chí Thanh lập tức đến bệnh viện và lệnh tha ngay cả Trần Dần và Tử Phác”.

    Lưỡi dao cùn để lại một vết sẹo. Vết thương sau này trông tưởng đă lành, nhưng ba mươi năm máu vẫn chảy bên trong tựa như những giọt rơi tí tách gơ nhịp tháng năm một trái tim bị chấn thương cho đến ngày tử bỏ cơi đời.

    Nếu cái lưỡi dao ấy không cùn? Nó sẽ rạch toang cổ, máu phun ra có ṿi khiến Trần Dần dẫy lên, hét lên, kiểu Nguyễn Văn Trỗi… ‘chính chúng bay là giặc’! Khi đó, chắc Miền Nam sẽ tung hô ông, kẻ chết v́ tự do và chính nghĩa, đặt ông lên hàng… thánh tử v́ đạo! C̣n ở Miền Bắc, chắc giới văn nghệ sĩ sẽ lặng đi v́ sợ hăi và trở nên dễ ‘cải tạo’ đến độ không hô vẫn theo, không dạy vẫn ngoan!



    Chân dung Trần Dần với vết sẹo trên cổ
    do Nguyễn Sáng vẽ năm 1956 và đăng trên Nhân Văn số 1

    Bên cạnh những lư do chính trị, người ta hiểu Trần Dần bị kỷ luật c̣n v́ chuyện t́nh cảm: yêu một người con gái có đạo, cha mẹ đă đi Nam nên không được đảng cho phép cưới. Trần Dần đă tự ư bỏ trại, về với người yêu ở phố Sinh Từ (được nói đến trong bài thơ Nhất định thắng).

    Những mối t́nh vào thời đó thường ngang trái v́ có ‘quan hệ xă hội phức tạp’: Trần Dần và bà Bùi Thi Ngọc Khuê, Lê Đạt và bà Thúy, Hoàng Cầm và bà Yến và Đặng Đ́nh Hưng với bà Thái Thị Liên (có người con trai là nhạc sĩ dương cầm sau này nổi tiếng thế giới, Đặng Thái Sơn).

    Đến giữa tháng 5/1955, Trần Dần viết hai lá đơn xin ra khỏi đảng và xin giải ngũ. Trong đơn ông tŕnh bày những lư lẽ của ḿnh với một sự thẳng thắn, nếu không muốn nói là ‘ngây thơ lạ lùng’, trong bối cảnh chính trị ở miền Bắc vào lúc đó.

    Con người nói chung, và nhà văn ‘phản cách mạng’ nói riêng, hoàn toàn mất giá qua những áp lực, từ miếng ăn đến tư tưởng, trong thời kỳ này. Tội của họ rất đa dạng, từ ‘âm mưu lật đổ Trung ương bằng phương pháp ḥa b́nh’ mà ngày nay được biết đến qua cụm từ ‘diễn biến ḥa b́nh’ cho đến tội gián điệp như trường hợp của Nguyễn Hữu Đang và Thụy An (2).

    Phùng Cung đă có những phản ứng không khoan nhượng, khi học tập chính trị, ông ‘hỗn’ đến độ bị đuổi khỏi lớp. Ông chửi “Mẹ nó, nhục lắm. Ḿnh xin về nhà có được không nhỉ?”. Trần Dần khuyên, nên ‘đầu hàng’ v́ họ là ‘chân lư’, không nên xin ra khỏi biên chế v́ lúc này mọi hành động phản kháng đều có thể bị coi là một sự tiến công của ‘tư tưởng thù địch’.

    Tháng 5/58, Hội Nhà Văn cho phép nhà văn tự kiểm thảo và sáng tác. Ai cũng phải tự phê b́nh. Về ḿnh, Trần Dần tự kết tội là “...giặc - bút, viên đạn xét lại, mũi tên độc địa của chủ nghĩa cá nhân đồi trụy, chủ nghĩa vô chính phủ và đầu óc làm phản...” , và rồi ông dí dỏm “...tôi sáng tác thêm vài chữ để miêu tả chân tướng ḿnh, cho nó hết ḷng một thể”.

    Hoàng Cầm cũng lắm tội, nghiện thuốc phiện, lại bị ra ṭa về việc chung sống với bà Yến. Ông đă thú thật với Văn Cao: “Ḿnh dát, bị đánh quá, mụ đi như ‘con đồng’, họ hỏi đâu th́ cứ phun ra tuồn tuột, không nghĩ ǵ cả nữa”. Văn Cao, chắc có Tiến Quân Ca là cái lá chắn, cũng nhỏ to: “Tao chỉ có tội chống Tố Hữu, chứ tao có chống Đảng đâu?”.

    Khi thế kỷ c̣n rung chuông lừa bịp
    Những canh gà báo trượt rạng đông
    Con rắn lưỡi cắn người như cắn ngoé
    Khi xe tăng chửa đi cấy đi cày
    Như một lũ tội nhân cần cải tạo
    Khi con tḥ ḷ ngày đêm hai mặt đói meo
    C̣n quay tít trên kiếp người hạ giá...

    (Hăy đi măi, Văn, 1957)


    Từ trái sang phải:
    Họa sĩ Dương Bích Liên, nhà thơ Đặng Đ́nh Hưng, nhà thơ Trần Dần và họa sĩ Nguyễn Sáng

    Nhà văn Nam Dao kể lại:

    “Về Hà Nội hè năm 88, tôi sững sờ, không biết là buồn hay vui khi nạn nhân Nhân Văn-Giai Phẩm đều ‘được’, và đều ‘nhận’, phục hồi hộ tịch. Văn Cao trước đấy được Huân chương hạng tư, hân hoan càvát vét-tông đi chụp ảnh, với Hải-Không quân, v́ là tác giả của những bài hát biểu trưng những binh chủng này… Tôi trách Văn Cao. Tôi bảo, tiếng tăm anh chỉ mất đi chứ thêm được ǵ với cái Huân chương đó. Anh giả say, mắng tôi là quân khiêu khích - agent provocateur - rồi giơ tay dọa đánh.”

    “Phần Trần Dần, anh buồn, im lặng. Con cọp ngày khật khừ, nhướng lên, ánh mắt không rừng rực như cọp nhớ rừng. Với thời gian, anh thành cọp nhà, cọp phố Vũ Lợi, cọp chống gậy đi dọc Yết Kiêu, đến Trần Hưng Đạo rẽ trái, và lững thững bước về phía Bờ Hồ. Vài ngày sau anh bay ra Huế.”

    Tại Sài G̣n, cọp nheo mắt chóa nắng, lừng lững chống gậy đứng lên trong lần đầu tiên vào miền Nam. Trong Xổ Bụi, Nam Dao nhớ lại một cuộc hội ngộ kỳ thú tại Sài G̣n giữa ‘cọp ngày’ Trần Dần từ phương Bắc và ‘đười ươi’ Bùi Giáng ở phương Nam:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    “Con đười ươi Tề Thiên cứ thế, diễn màn độc thoại, nhưng vô ngôn, có lẽ dành riêng cho cọp. Lữ Quỳnh và tôi, mỗi người một bên, d́u Giáng xuống thang, ra đường gọi xe xích lô. Đẩy Giáng lên, chúng tôi trả tiền xe. Vừa quay lại th́ Giáng đă nhảy tót xuống xích lô, tay ch́a ra, miệng ḱ kèo ‘.. ‘tau’ không đi xe, mi chia ‘tau’ một nửa tiền xe hỉ!’. Rồi Giáng lẩn trong bóng đêm trên đường xưa là Công Lư, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, vạt áo bà ba trắng vụt biến vụt hiện như một linh hồn lạc lơng. Lữ Quỳnh lo cho Giáng. Sơn cười ‘...già ấy tỉnh, khôn thấy mồ tổ, đừng lo!” (2)




    Như đă viết trên tiêu đề của bài này, tại sao tôi lại xếp Trần Dần vào loại nhà thơ ‘cách tân’? Đơn giản là v́ ông đă tạo một h́nh thức mới trong thơ mà có người gọi là… ‘thơ bực thang’. Đó là những câu thơ bị ngắt ḍng, và khi xuống ḍng lại nhô ra, ḍng sau bao giờ cũng nhô ra nhiều hơn ḍng trước trông tựa… bậc thang.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tôi khóc những chân trời
    không có
    người bay
    Lại khóc những người bay
    không có
    chân trời


    Trong lối cách tân, Trần Dần c̣n tạo ra lối ‘lảy thơ’, đó là những câu thơ rất ngắn nhưng xúc tích nhiều ư nghĩ thâm thúy. Trần Dần gọi đó là Thơ mini. Ở Sổ bụi (năm1988) khi nói về Thơ mini ông viết: “Tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đă biết. 90 có hoàn thành không? có thành công không để mà đốt đi? Tôi đă đốt tôi đi không phải chỉ đôi lần…cái chưa biết- cái khó - thậm chí cái bất khả thu hút và đắm đuối tôi”.

    Theo tôi, những câu ‘thơ mini’ này đều có thể xếp vào loại danh ngôn, dù chưa hẳn là lời hay ư đẹp nhưng cũng đáng để chúng ta suy gẫm. Trần Dần luôn bộc lộ bản chất của người khai phá. Những ‘con chữ’ của ông luôn cựa quậy cùng sự sống. “Làm thơ là làm chữ, làm con chữ” là một quan niệm được ông tận hưởng và chia sẻ trong suốt cuộc đời.

    Chính v́ thế mà thơ ông không lẫn với người khác, và thực tế ông đă tạo ra một từ trường thơ thu hút bao người. Ông là một người đầy khát vọng về cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng là khát vọng đi tới chân trời nghệ thuật mới lạ. Và cũng v́ thế, những điều ông viết ra khiến người ta phải suy nghĩ.

    sáng bảnh-bành-banh
    mày vẫn ngủ-ngù-ngu


    Theo tôi, hai câu trên đă sử dụng một thủ pháp vừa chơi chữ, vừa láy chữ tuyệt vời. Từ Ngủ, Trần Dần đă dẫn người đọc đến chữ Ngu một cách tài t́nh. Phải chăng ông muốn ám chỉ đến trí thức thời bấy giờ chỉ c̣n biết Ngủ nên Ngu. Nếu đúng như vậy th́ ông quá thâm thúy! Trần Dần c̣n có những câu thơ được xếp vào loại… danh ngôn:

    tóm lấy tu từ vặn nghoẹo cổ
    viết như khạc nhổ mọi tu từ

    nói tao biết mày viết thế nào
    tao sẽ nói mày sống chết ra sao

    văn chương lom khom
    sao lại cho tôi nhiều xương sống thế?

    nhân loại - tôi không chơi với các anh nữa
    ván nào anh cũng ăn gian

    thức khuya mới biết đêm ngắn
    kẻ ngỡ đêm dài là chửa thức khuya


    Thơ Mini của Trần Dần cũng có thể là thơ nhiều hơn hai ḍng theo cách ngắt câu tùy hứng của nhà thơ:

    rồi ra tôi sẽ buồn như núi
    lặng như ngày
    đau đáu như mây

    hoa soi, hoa sói, hoa ṣi
    hoa khói
    ga cuối của ḷng
    tim cuối
    hai bàn chân cuối
    khóc đi thôi


    Đôi khi ‘lảy thơ’ lại chỉ có vỏn vẹn một câu, một ḍng:

    tôi đứng tuổi mà không đứng gió

    một đám ma đen đi măi không tới huyệt

    mưa rơi không cần phiên dịch



    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đến thời kỳ Đổi mới, bước vào giai đoạn tác giả có thể bỏ tiền tự in, tự phát hành với giấy phép của Nhà xuất bản, vài tác phẩm của ông được xuất bản trở lại như Trường ca Bài thơ Việt Bắc năm 1990 (cho dù chương 12 của bản Trường ca là toàn bộ bài thơ Nhất định thắng phải bỏ) và tập thơ tiểu thuyết Cổng tỉnh năm 1994, tác phẩm sau này đă đoạt giải thưởng của Hội nhà văn. Ông mất tại Hà Nội năm 1997 với một niềm tin lạc quan của một nhà thơ, nhà văn và đồng thời là một họa sĩ:

    Hăy tin chắc
    Rồi ta
    Xứng đáng
    Một ṿng hoa đỏ nhất
    Phủ quan tài.



    ===
    Chú thích:

    (1) Trần Dần sáng tác bài thơ Nhất định thắng năm 1955, đăng trong Giai Phẩm Mùa Xuân 1956. Bản gốc dưới đây rất dài so với bản trong cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá xuất bản tại Sài G̣n năm 1959. Trong cuốn sách này, bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần, tác giả đă lược bỏ những câu, những đoạn sắt máu, có tính cách khẩu hiệu, tuyên truyền, khiến cho tác phẩm hay hơn, nhân bản hơn, được độc giả miền Nam chấp nhận, nhưng đă làm lệch ư của Trần Dần trong thời điểm 1955-56. Bản in lại trong tập Trần Dần thơ (nxb Đà Nẵng, 2008) cũng là bản của Hoàng Văn Chí.

    Tôi ở phố Sinh Từ
    Hai người
    Một gian nhà chật,
    Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?
    Tổ quốc hôm nay
    tuy gọi sống ḥa b́nh
    Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
    Chúng ta c̣n muôn việc rối tinh...
    Bài này rất dài, nếu muốn coi đủ, xin xem từ đường dẫn

    (2) Xem Nhân văn-Giai phẩm: nhà văn Thụy An cũng trên blog này.
    (3) Đọc thêm về Bùi Giáng qua Bùi Giáng – thơ Tiên hay thơ Điên:
    http://nguyenngocchinh.multiply.com/journal/item/77
    http://nguyenngocchinh.multiply.com/journal/item/78

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***

    5 Comments on Multiply

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  5. #495
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhân văn - Giai phẩm (2/3): Nhà văn Thụy An

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...n-thuy-an.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...-van-thuy.html

    Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
    Nhà văn Thụy An

    Cuối thập niên 80s tôi có một người học tṛ tuy tuổi đă cao nhưng cũng cố học Anh văn để được đoàn tụ cùng con cái ở nước ngoài. Đó là nhà văn Thụy An, người đă bị chính quyền miền Bắc thanh trừng trong vụ án Nhân văn - Giai phẩm trong những năm 1955-1957.

    Nhưng thôi, chuyện học tiếng Anh của bà cụ chỉ là ‘chuyện nhỏ’, xin nói đến ở phần cuối của bài viết này. Bà Thụy An sinh năm 1916 tại Hà Nội (hơn tôi đến 30 tuổi), nhũ danh Lưu Thị Yến, viết văn, viết báo từ trước năm 1945.

    Thụy An là nhà văn nữ duy nhất bị kết án ‘phản động’, ‘gián điệp’… với h́nh phạt 15 năm cải tạo thuộc ngũ nhân bang Nhân văn - Giai phẩm, dù tác phẩm của bà không phê phán chế độ một cách quyết liệt hay thâm trầm như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi…

    Là người có khiếu thơ văn từ nhỏ nên năm 13 tuổi bà đă có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đ́nh nhà Nguyễn. Bà Thụy An đă từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài G̣n), Phụ Nữ Tân Văn (Sài G̣n), Đàn Bà (Hà Nội), một thời là quyền giám đốc Việt Tấn Xă và phóng viên chiến trường

    (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y_An)

    Vũ Ngọc Phan viết trong Nhà văn hiện đại: “Tác giả Thụy An vốn là một nhà thơ. Tôi đă đọc thơ của Thụy An trong ‘Phụ Nữ Tân Văn’, trong ‘Đàn Bà Mới’ và trong tuần báo Đàn Bà”.

    Đánh giá về tiểu thuyết Một linh hồn của Thụy An, Vũ Ngọc Phan viết: “Một linh hồn” chính là một tiểu thuyết t́nh cảm, tả những tính t́nh rất ngây thơ, rất trong sáng của Vân, một cô gái giàu ḷng tín ngưỡng và giống như một bông sen, tuy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”… Một linh hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đă giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn”.



    Chân dung nhà văn Thụy An

    Bà Thụy An kết hôn với giáo sư Bùi Nhung, em ruột học giả Bùi Kỷ. Trong thời kỳ Nhân Văn–Giai Phẩm, nhà văn Phan Khôi nhận bà là con nuôi. Sau khi báo Nhân Văn và Giai Phẩm bị đ́nh bản, bà bị bắt năm 1958 và trong phiên ṭa xét xử bà tại Hà Nội, nhiều nhân chứng đều cho rằng bà đă có ảnh hưởng không nhỏ đối với một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào này. Tuy nhiên, những người trong cuộc như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt lại phủ nhận sự tham gia của bà trong nhóm.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    “Trong khi Nguyễn Hữu Đang và Thụy An ra sức “tác động tinh thần” như vậy, th́ Minh Đức được Đang giới thiệu với những phần tử tư sản phản động cung cấp cho hàng triệu đồng (tiền cũ), cho in lại hàng loạt sách của thời thuộc Pháp để tiếp tục đầu độc các tầng lớp thanh niên, c̣n Phan Tại th́ lợi dụng việc tập kịch, ca hát để phục hồi nếp sống trụy lạc, đồi bại của thời tạm bị chiếm. Đến khi chúng thấy âm mưu và hoạt động của chúng bị bại lộ, chúng định trốn vào Nam để tiếp tục làm tay sai cho Mỹ – Diệm. Lê Nguyên Chí thú nhận: “Đang nói với tôi, Đang vào theo Mỹ – Diệm sẽ được chúng tin dùng và sẽ làm được những việc lớn”. Đang cùng Lê Nguyên Chí chuẩn bị trốn đi Nam.

    “Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Ṭa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đă biết hối cải, Ṭa án đă tuyên án:

    (1) Nguyễn Hữu Đang, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
    (2) Lưu Thị Yến tức Thụy An, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
    (3) Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, 10 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
    (4) Phan Tại, 6 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân;
    (5) Lê Nguyên Chí, 5 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân.


    Bà Thụy An
    (người đứng giữa trong số 5 bị cáo Nhân văn-Giai phẩm)

    Báo Quân đội nhân dân ngày 21/01/1960 viết về bà Thụy An:

    “Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến, trước Cách mạng tháng Tám đă từng làm tay sai cho bọn Mác-ty, Gờ-răng-giăng là những tên trùm mật thám thực dân ở Đông Dương. Khi toàn dân ta hy sinh gian khổ để kháng chiến, Thụy An được giặc tin dùng, cho làm Phó giám đốc Việt Tấn xă, một cơ quan tác động tinh thần của địch, chuyên phản tuyên truyền, chống kháng chiến. Nó đă có mặt ở nhiều nơi xảy ra chiến sự, trên xe bọc sắt của bọn vơ quan cao cấp Pháp hay bọn chỉ huy cao cấp bù nh́n. Khi ḥa b́nh vừa lập lại, nó chạy ra vùng tự do khai với chính quyền ta xin ở lại. Ở lại để làm ǵ, những sự việc trên đă cắt nghĩa khá rơ ràng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***

    Bà Thụy An là người phụ nữ duy nhất - ở trong hay ở ngoài phong trào - bị kết án làm gián điệp. Bà là một trường hợp đặc biệt, theo Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang, bà không ở trong Nhân Văn - Giai Phẩm, vậy mà tên bà được nêu lên hàng đầu trong hàng ngũ phản động với nhăn hiệu “Con phù thủy xảo quyệt” và những lời lẽ độc địa nhất dành cho bà: “Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn ḅ tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân”.

    Vụ án Thụy An có phải là một vụ án chính trị hay là một sự quy kết oan uổng?

    Nhà báo Nguyễn Hữu Đang (một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đ́nh, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ra mắt quốc dân) khẳng định với RFA (Đài châu Á Tự do), nguyên văn như sau:

    “Bà Thụy An không tham gia ǵ vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc ǵ với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện”.


    Ông Nguyễn Hữu Đang

    Nhà thơ Lê Đạt cho biết: “Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết th́ tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà chị ấy đối với tôi th́ lại rất quư, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn.

    “Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại v́ thế này: Nếu là gián điệp th́ phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ th́ làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Th́ cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, th́ chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều.

    Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại v́ chúng tôi đă được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi ǵ cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Th́ như các bạn đă biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những ḍng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có th́ riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.

    C̣n về chị Thụy An, tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất giỏi. Chị ấy là một trong những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Mà theo tôi, chị Thụy An nói kín hở cho tôi biết, th́ chị ấy đă từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy th́ ḿnh mất mối là chuyện b́nh thường, mà mất mối th́ ḿnh không thể chứng minh được.

    Bây giờ cũng đă lâu rồi, đă gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rơ ràng và khi ḿnh đặt rơ ràng về phận vị rồi th́ ḿnh phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hăy bàn đến vấn đề chị Thụy An đóng góp ǵ trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó chúng ta có đủ b́nh tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi th́ không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả”.
    (http://vannghe.free.fr/ledat/traloi/...n-pvledat.html).


    Nhà văn Lê Đạt

    Năm 1973, bà Thụy An cùng với Nguyễn Hữu Đang được thả trong diện “Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris”. Sau năm 1975, bà làm đơn xin vào Nam sinh sống để hy vọng được đoàn tụ với các con tại nước ngoài và đó cũng là lư do tôi trở thành người kèm Anh văn cho bà.

    Trong “Hồi kư của một thằng… hèn”, có đoạn nói về Nhân văn - Giai phẩm. Nhạc sĩ Tô Hải, người đă soạn hàng trăm ca khúc ca tụng ‘đảng quang vinh’, đă viết: “Tôi… run khi Phùng Quán rủ tôi đến chơi một “nhà văn nữ có thể đọc ngược Hamlet (!) bằng tiếng Anh”: Thụy An” [sic].

    Có lẽ vào thập niên 50-60 nhạc sĩ Tô Hải khi đó c̣n hăng say phục vụ cách mạng chứ chưa như thập niên 2000s đă ‘giác ngộ’ cách mạng nên mới nghĩ rằng tŕnh độ Anh văn của bà Thụy An ở mức thâm hậu đến độ có thể ‘đọc ngược’ Hamlet của Shakespear. Không có điều ǵ để trách ông Tô Hải v́ những ǵ ông biết về bà Thụy An chỉ thông qua bộ máy báo chí thời kỳ đó…

    Tuy nhiên phải nói lại cho đúng: Đây là chi tiết sai sự thật v́ nếu bà Thụy An có tŕnh độ tiếng Anh như ông Tô Hải mô tả th́ chắc chắn tôi là người phải xin thọ giáo bà chứ không phải là người giúp bà học những câu như “How are you?” hoặc “My name is Yến”.

    Thật trớ trêu, hồi xưa tôi lại là học tṛ của con bà, thầy Bùi Dương Chi, dạy Anh văn trên Ban Mê Thuột. Nhân vật Phong, trung úy biệt kích 81 trong truyện ngắn Năm tháng khó quên có phần hư cấu từ những chuyện bà kể về gia đ́nh ḿnh. Tôi đă lồng Phong vào hoàn cảnh gia đ́nh đó, nhưng nhân vật Phong lại đội lốt trung úy pháo binh Ngô Nghĩa, người đă trốn trại cải tạo và bị xử bắn ngay sau khi bị phát hiện tại phi trường L19, Trảng Lớn.

    Trong Năm tháng khó quên, gia đ́nh Phong phải đối mặt với vấn đề vào Nam hay ở lại Hà Nội năm 1954. Bốn anh em cũng được hỏi ư kiến: muốn theo bố vào Nam hay ở lại Hà Nội với mẹ. Đến lượt Phong, chú bé đỏ mặt tía tai v́ giận dữ: “Ông chẳng theo đứa nào hết!!!”. Theo lời kể của bà Thụy An, chính thầy Bùi Dương Chi đă nói câu đó trong phút tức giận của một chú bé đứng trước hoàn cảnh ly tan của gia đ́nh!


    Chân dung nhà văn Thụy An
    (trong cuốn "Nhà Văn hiện đại")

    Tôi học hỏi rất nhiều điều từ bà Thụy An. Bà là một phụ nữ gầy c̣m, ốm yếu sau những năm dài cải tạo nhưng cũng từ dáng người mảnh khảnh đó tỏa ra một sức mạnh tinh thần đáng nể phục.

    Trong thời gian cải tạo bà đă tự hủy hoại một con mắt để từ đó trở đi “chỉ nh́n đời bằng một con mắt”. Một hành động, theo tôi, là dũng cảm đối với một phụ nữ. Trên thế gian này chưa chắc có được một người đàn ông - chứ không nói ǵ một người phụ nữ - đủ can đảm, thừa nghị lực để tự chọc vào mắt ḿnh!

    Năm 1958, bà Thụy An đă từng nói: “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ CẢM đó là những người dám tin vào CHÂN LƯ, dám diễn đạt CHÂN LƯ trong cuộc sống. Những người không run sợ trước CÁI CHẾT, hơn nữa c̣n chào mừng CÁI CHẾT…”

    Trong thời gian đầu khi bị giam giữ chờ ngày ra ṭa, bà đă vượt qua mọi h́nh thức cân năo, đấu tranh tư tưởng của cán bộ chấp pháp. Tuy nhiên, theo lời bà, sự căng thẳng duy nhất, khó vượt qua nhất, lại là tiếng giọt nước nhỏ đều đều suốt đêm từ robinet đâu đó vang đến pḥng giam. Từng giọt… từng giọt… suốt đêm này qua đêm khác khiến thần kinh căng lên như giây đàn giữa đêm thanh vắng…



    Truyện ngắn Thu Hương tôi đề cập đến trong Hồi ức một đời người (Chương 7: Thời Mở Ḷng) cũng dựa theo một ư tưởng của bà Thụy An: con người có cái đầu, nói rơ hơn bộ năo, là hoàn toàn của ḿnh, không một sức mạnh nào, không một thế thế lực nào có thể xâm phạm vào quyền sở hữu riêng tư đó.

    Đây là quan điểm chính trị của bà Thụy An nhưng trong truyện Thu Hương tôi kể lại cuộc t́nh của một người đàn ông có vợ nhưng vẫn ngoại t́nh, anh ta ‘kê cả một cái giường trong đầu để ân ái với người t́nh trong khi vẫn nằm bên vợ’. Một trường hợp đồng sàng dị mộng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống t́nh cảm ngang trái của con người. Rất tiếc, bản thảo truyện Thu Hương nay đă thất lạc, không biết sau này tôi có đủ thời gian và kiên nhẫn để viết lại hay không.

    Những ngày cuối đời, bà Thụy An sống cô đơn trong gian nhà nhỏ thuê gần đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu, Sài G̣n. ‘Bạn vong niên’, theo lời bà vẫn thường nói đùa, chỉ có tôi năng lui tới.

    Khi có quà của con cháu gửi từ nước ngoài về bà không quên chia xẻ với gia đ́nh tôi: một cục xà bông Dial bà cắt làm đôi, phần tôi một nửa. Tuần sau bà lại cắt cho tôi một nửa phần c̣n lại, “Tôi chỉ cần ¼ cũng đủ rồi, anh đem nốt về cho các cháu dùng”.

    Mang tiếng là kèm cho bà tiếng Anh nhưng thực ra công việc quan trọng nhất của tôi là chuyện tṛ với bà và dịch một số thơ của bà sang tiếng Anh. Đa số là trường ca lục bát kể lại những chuyện xưa như Thiếu phụ Nam Xương, Truyện trầu cau, Ḥn vọng phu… Tôi đă bỏ ra rất nhiều công sức để dịch những trường ca của bà sang thơ bằng tiếng Anh.

    Tôi làm công việc này với tất cả trân trọng của một người cảm thấy trách nhiệm của ḿnh trước những tâm huyết bà dành cho người phụ nữ Việt Nam. Bản dịch được bà chuyển sang Mỹ, sang Pháp cho con cháu để hiểu rơ hơn về thân phận người phụ nữ Việt Nam, một đề tài mà trong những năm cuối đời bà theo đuổi.

    Trong những năm tháng cuối cùng tại Sài G̣n, bà Thụy An có tham vọng dùng văn thơ để diễn tả những nghịch cảnh người phụ nữ Việt Nam phải đương đầu trong suốt chiều dài lịch sử. Thiếu phụ Nam Sương với nỗi oan khiên khi đêm đêm dùng cái bóng của ḿnh trên vách để dỗ dành con trong lúc chồng đi chinh chiến. Đứa con ngây thơ không chịu nhận cha thật của nó khi chinh chiến trở về, thậm chí c̣n thẳng thừng từ chối “không, không cha tôi đến tối mới về…”.

    Trong Sự tích trầu cau, sự hiểu lầm của cặp song sinh Tân-Lang giống nhau như hai giọt nước đă khiến người vợ phải tuẫn tiết để minh oan cho những ngộ nhận giữa cả ba người. Cuối cùng th́ họ đă biến thành lá trầu, cây cau và cục vôi để vĩnh viễn ḥa quyện với nhau.

    Ở Ḥn vọng phu, người ta t́m thấy tấm ḷng chung thủy của người phụ nữ ôm con chờ chồng đi chinh chiến miền xa. Dù chờ cho đến hóa đá, một t́nh tiết mang tính cường điệu, nhưng vẫn biểu hiện tấm ḷng của người phụ nữ trong cuộc sống b́nh thường.

    Suốt thời kỳ chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam lại phải đương đầu với những tang tóc của chồng con trong cuộc chiến. Dù đó là bà mẹ miền Bắc hay miền Nam nhưng vẫn chung một niềm đau mất chồng, mất con…. Đến lúc ḥa b́nh họ cũng vẫn chưa được hưởng những phút giây thanh thản khi chồng con phải ly tán trong trại học tập cải tạo. H́nh như số phận của người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng hẩm hiu và bế tắc.

    Nữ văn sĩ Thuỵ An mất tại Sài G̣n năm 1989 khi chưa kịp sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng con cái. Đám tang của bà chỉ có vài người họ hàng thân thuộc và cḥm xóm. Tôi nghĩ bà mất trong niềm hy vọng đoàn tụ là một đoạn kết có hậu (happy ending) v́ nếu c̣n sống, niềm hy vọng đó sẽ mỏi ṃn đối với một bà cụ sau khi đă cống hiến quăng đời 15 năm và một con mắt tại trại cải tạo Lư Bá Sơ ngoài miền Bắc.

    H́nh như chúng ta vẫn nợ Một Lời Kết về bà Thụy An. Những người trong cuộc đă minh oan cho bà, vấn đề c̣n lại là trả lại danh dự cho một người đă khuất.


    ***
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    ***

    6 Comments on Multiply

    nguoigiaonline wrote on Oct 18, '10
    Hay quá anh ạ, và muốn nói một điều chi về những gian truân mà bà hay cả dân tộc ḿnh đang oằn ḿnh chịu đựng... chỉ trong một từ "Cộng sản mà"!

    may9teen wrote on Oct 18, '10
    Ca'm o+n anh Chinh

    tanivioleta1 wrote on Oct 18, '10
    “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ CẢM đó là những người dám tin vào CHÂN LƯ, dám diễn đạt CHÂN LƯ trong cuộc sống. Những người không run sợ trước CÁI CHẾT, hơn nữa c̣n chào mừng CÁI CHẾT…”
    THẬT ĐÁNG KHÂM PHỤC.

    nguyenngocchinh wrote on Feb 7, '11
    Tôi nhận được email của thầy Bùi Dương Chi về bài viết NVGP trên mạng Da Mầu. Nguyên văn như sau:

    Chính thân mến,
    Cách đây mấy ngày, tôi vào mạng Da Mầu va thấy bài này và tên N-N-Chính. Tôi tự hỏi không biết ai lại trùng tên như vậy. Tôi không nghĩ là anh. Tôi không đọc truyện v́ lúc đó đang bận cái vụ Bài Trắc Nghiệm (bây giờ cũng c̣n bận) nên chỉ ngó qua các tiêu đề!!!!
    Bài rất hay. Có đoạn anh viết về NVGP, tôi thấy từa tựa như má tôi (anh chắc biết chuyện v́ đă dậy AV má tôi và dịch giùm truyện).
    Tôi cũng viết và hy vọng sẽ đưa lên Da Mau hoac Talawas. Bây giờ có nhiều Blogs đứng đắn, sẽ có nhiều cơ hội để tham gia. Tôi thấy anh và tôi có loại sinh hoạt rất lư thú nhất là khi bắt đầu vào tuổi nhàn hạ.
    BDChi
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #496
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhân văn – Giai phẩm (3/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...an-vat-co.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
    Những nhân vật có liên quan

    Vụ án Nhân văn-Giai phẩm (NVGP) được kết thúc tại Hà Nội với phiên ṭa đầu năm 1960. Bản án dành cho 5 nhân vật có liên quan gồm Thụy An (Lưu Thị Yến), Nguyễn Hữu Đang: mỗi người 15 năm tù + 5 năm mất quyền công dân; Minh Đức (Trần Thiếu Bảo): 10 năm tù + 5 năm mất quyền công dân; Phan Tại: 6 năm tù + 3 năm mất quyền công dân và Lê Nguyên Chí: 5 năm tù + 3 năm mất quyền công dân (1)

    Ngoài 5 nhân vật bị xử trước ṭa, NVGP c̣n dính líu đến rất đông các nhân vật liên quan gồm những văn nghệ sĩ và cấp lănh đạo đứng trong hàng ngũ ‘cảm t́nh viên’ hoặc ‘công tố viên’. Mới thoạt nh́n, NVGP chỉ có tính cách một ‘vụ án văn nghệ’ thông qua hai ấn phẩm Nhân văn (do Nguyễn Hữu Đang chủ trương, Số 1 ra ngày 20/9/1956, đến Số 6 đang in bị đ́nh chỉ ngày 15/12/56) và Giai phẩm (Nguyễn Hữu Đang và Lê Đạt ở trong ban biên tập) gồm Giai phẩm Mùa xuân chuyên về thơ, Giai phẩm Mùa thu xuất bản ngày 29/8/1956 và Giai phẩm Mùa đông tháng 12/1956.


    Một khi đă nh́n sâu vào vấn đề, người ta c̣n t́m thấy các yếu tố chính trị-xă hội của miền Bắc trong thời kỳ này. Năm bị cáo nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m được đưa ra ánh sáng, phần c̣n lại, trong bóng tối, là những nhân vật có liên quan đến cả một hệ thống chính trị-văn hóa-xă hội tại miền Bắc trong cuối thập niên 50 và 60.

    Nhân vật chủ chốt trong NVGP, Nguyễn Hữu Đang (bí danh Phạm Đ́nh Thái), được xác định như một nhà chính trị và văn hoá nổi tiếng tại miền Bắc đồng thời là một trong những khuôn mặt trí thức, dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào NVGP, Nguyễn Hữu Đang đă bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong suốt 59 năm, từ tháng 4/1958 đến khi ông mất vào tháng 2/2007.

    Đi theo cách mạng từ những buổi đầu, có óc tổ chức và tài hùng biện, ông c̣n được coi là ‘cánh tay phải’ của Hồ Chí Minh. Năm 1929, Nguyễn Hữu Đang gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Ông hoạt động tích cực trong Hội truyền bá quốc ngữ từ năm 1938, làm báo cùng Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) và Trần Huy Liệu. Công lớn nhất của ông là việc tổ chức ngày tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

    Nguyễn Hữu Đang tham gia Chính phủ Lâm thời, làm Thứ trưởng Bộ truyên truyền, rồi Bộ thanh niên, Chủ tịch uỷ ban vận động mặt trận văn hóa. Ông cũng là người đứng ra tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Măi đến năm 1947, Nguyễn Hữu Đang mới được chính thức kết nạp vào Đảng nhưng đến năm 1948, ông ngưng mọi sinh hoạt Đảng và trở về Thanh Hóa.

    Người ta giải thích Nguyễn Hữu Đang ‘chia tay’ với cách mạng sau Đại hội Văn hoá Toàn quốc lần thứ hai (khai mạc ngày 15/7/48 ở Việt Bắc). Trong hội nghị này, Trường Chinh đọc bản báo cáo nổi tiếng Chủ nghiă Mác và văn hoá Việt Nam. Nguyễn Hữu Đang, có lẽ v́ không đồng ư với Trường Chinh nên đă rút lui về Thanh Hoá, không tham dự đời sống văn hoá-chính trị nữa. Sự ‘ly khai’ của Nguyễn Hữu Đang không chỉ v́ bất đồng ư kiến về văn hoá mà c̣n cả những bất đồng về chính trị.

    Bản báo cáo của Trường Chinh đă nêu lên vấn đề: “Nghệ thuật phục vụ cho mục đích chính nghĩa là nghệ thuật hợp chân lư. Nghệ thuật phục vụ cho mục đích phi nghĩa là nghệ thuật phản chân lư. Tuyên truyền của phe xâm lược, phản động là tuyên truyền phản chân lư. Tuyên truyền của phe cách mạng là tuyên truyền chân thật, phù hợp với chân lư rơ ràng”.

    Báo cáo cũng đề ra đường lối ‘phê b́nh đúng nguyên tắc’, ‘chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch’. Đường lối văn nghệ tuyên truyền cách mạng này đă tạo ra nhiều lớp người viết với những sáng tác mà nhạc sĩ Tô Hải, trong cuốn Hồi kư của một thằng hèn, đă gọi là thời kỳ ‘bồi bút, bồi nhạc’. Cao điểm là cuốn Bọn Nhân văn giai phẩm trước toà án dư luận và ảnh hưởng của nó c̣n kéo dài tới ngày nay.

    Măi đến năm 1989, Nguyễn Hữu Đang mới được ‘phục hồi’. Một năm sau, ông được trả lương hưu và kể từ 1993 về sống ở Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội cho đến lúc mất. Sự ‘phục hồi’ ghi trong tiểu sử chỉ là h́nh thức, v́ trên thực tế, Nguyễn Hữu Đang chưa bao giờ được phục hồi quyền phát biểu tự do như một công dân.

    Theo Thụy Khê, sở dĩ có buổi trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hữu Đang trên RFI tháng 9/1995 là nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2/9/1945. Buổi thu thanh duy nhất này, được phát làm hai lần trên đài RFI (http://thuykhue.free.fr). Đó là lần phỏng vấn đầu tiên và cũng là cuối cùng. Về sau, không thể liên lạc được với Nguyễn Hữu Đang, mặc dù ông có điện thoại riêng, nhưng đường dây luôn luôn bị kiểm soát, chỉ nói được vài câu là bị cắt ngay.



    Nguyễn Hữu Đang
    (1913-2007)

    Có thể nói, phong trào NVGP bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ Việt Bắc (2) của Tố Hữu là “ḍng thơ lục bát không có ǵ mới, nội dung vân vê kỷ niệm không lấy ǵ làm sâu sắc”. Tuy nhiều người phê phán nhưng tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu vẫn giành được Giải thưởng Văn học giai đoạn 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam. Về sau, nhóm Nhân Văn c̣n viết nhiều bài được coi như là những Thất Trảm Sớ, đặc biệt, bài của Nguyễn Hữu Đang nói về thiết lập nhà nước pháp quyền.

    Ngược lại, Tố Hữu là người cũng phê phán quyết liệt phong trào NVGP năm 1958 với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách mảng văn nghệ. Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê b́nh về các tác phẩm của ḿnh th́ thường có phản ứng rất quyết liệt. Cũng v́ những lư do đó cho nên đă có nhiều ư kiến coi Tố Hữu là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này.

    Tố Hữu, tên thật Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ và cũng là nhà chính trị tiêu biểu trong suốt thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ tại miền Bắc. Ông đă từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng.

    Tố Hữu sinh ngày 4/10/1920, tại xă Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, lận đận trong thi cử và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích làm thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, bà thuộc nhiều ca dao, dân ca Huế. Như vậy, cha mẹ và quê hương Huế đă góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Tố Hữu
    (1920–2002)

    Tố Hữu là một nhà thơ chính trị. Ông có nhiều bài thơ ca ngợi các lănh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn). Bài thơ ca tụng Stalin ông viết vào tháng 3/1953 trong tập thơ Việt Bắc có những câu:

    Yêu biết mấy nghe con tập nói
    Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin…

    Và rồi khi nghe tin Stalin chết:

    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương ḿnh thương một, thương Ông thương mười.

    Thơ Tố Hữu nặng mùi chiến đấu nhưng cũng đậm sắc tôn vinh những lănh tụ vô sản của thế giới:

    Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
    Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung ḷng
    Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt.

    Làm thơ như thế đă giúp Tố Hữu leo dần tới Bộ Chính Trị và sau này đă từng có lúc ông nhà thơ khẩu hiệu trở thành lănh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước qua chính sách “giá-lương-tiền”.

    Suốt gần 30 năm, sách vở ngập tràn thơ Tố Hữu. Trong lănh vực giáo dục, bài thi môn văn nào cũng Tố Hữu. Giải b́nh thơ hay nào cũng Tố Hữu. Biết bao thế hệ đă coi đấy là một ‘tượng đài thơ’. Vũ Thư Hiên kể lại một giai thoại về Tố Hữu trong Đêm gữa ban ngày (3):

    “… Trong một buổi Tố Hữu đến giảng tại Trường Nghiệp vụ Văn hóa, kịch sĩ Bửu Tiến đứng lên xin hỏi:
    - Thưa anh Tố Hữu, theo anh th́ thơ anh hay hay thơ cụ Nguyễn Du hay?
    Nhà thơ khiêm tốn trả lời:
    - Tôi không dám so sánh tôi với cụ Tiên Điền. Thơ của tôi chưa được kiểm chứng qua thời gian, nó là thơ thời hiện tại. Cần phải có một khoảng cách mới đánh giá được...
    - Vậy tại sao trong các kỳ thi tuyển, thi tốt nghiệp học sinh không học thơ Nguyễn Du mà chỉ học thơ anh mới có hi vọng đỗ? - Bửu Tiến hỏi tiếp - Lâu nay đề thi nào cũng là thơ Tố Hữu cả, tṛ nào không học thơ Tố Hữu tất trượt.
    - Cái này không phải lỗi tại tôi. Các đồng chí phải đấu tranh với Bộ Giáo dục.
    Bửu Tiến cười nhạt :
    - Bộ Giáo dục chúng tôi không ngại. Nhưng cái chính là muốn đấu tranh chúng tôi phải biết… tránh đâu...”

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Người ta kháo nhau rằng tác giả bài thơ họa này là một sĩ phu “thứ thiệt”: nhà trí thức văn hóa, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Nay th́ Tố Hữu đă qua đời, người ta vẫn chưa xác định được vai tṛ thực sự của ông trong vụ NVGP. Mới đây, gia đ́nh ông đă bán căn biệt thự ở phố Hồ Xuân Hương, Hà Nội, với một số tiền khá lớn lên đến hàng triệu đô la.

    Trong khi những người như Tố Hữu được hưởng bổng lộc, những người có liên quan đến NVGP như Trần Dần, Hữu Loan lại bị đầy đọa. Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông Hữu Loan (tác giả Màu tím hoa sim), kể:

    “Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn th́ hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học."


    Hữu Loan
    (1916 - 2010)

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***

    Nhà thơ Văn Cao là người thực sự có liên quan đến NVGP nhưng lại không bị ra ṭa. Ông đă nói đến thực chất của chế độ, đ̣i quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác, và chủ trương đổi mới văn học. Trong bài Anh có nghe thấy không, Văn Cao nói đến sự ‘bế quan toả cảng tinh thần’ trong chế độ cộng sản. Ngay những ḍng thơ mở đầu, Văn Cao đă đưa người đọc đến một không gian kín mít, một bầu không khí nghẹt thở sau khi cách mạng thành công:

    Cửa đóng lại từ chín giờ
    Không một cuốn sách chờ đợi
    Dù những ngôi sao đang nở trên trời
    Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại

    Văn Cao đă phác họa một thực tế rất ‘đời thường’ trong bối cảnh xă hội miền Bắc thời cuối thập niên 50:

    Chung quanh c̣n những người khôn ngoan
    Không có mồm
    Mắt không bao giờ nh́n thẳng
    (...)
    Bây giờ không c̣n những tiểng nổ to
    Nhưng c̣n những tiếng rạn vỡ
    Có thể thu hết những khẩu súng phản động
    Nhưng vẫn c̣n
    Những khẩu súng đưa người tự tử.

    Giọng điệu của bài thơ Anh có nghe thấy không rất ôn ḥa nhưng không kém phần quyết liệt. Văn Cao chỉ thẳng vào bọn gian thần, bọn dốt nát, bọn ‘ḱm kẹp văn hoá tư tưởng’:

    Những con người không phải của chúng ta
    Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
    Chúng nó c̣n ở lại
    Trong những áo dài đen nham hiểm
    Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người.

    Nhưng lạ lùng là cả ‘triều đ́nh’ và bọn nịnh thần không ai dám động đến Văn Cao. Chẳng lẽ họ không hiểu? Kể cả những người lắm chữ như Hoài Thanh, Nguyễn Đ́nh Thi? Dĩ nhiên là họ hiểu. Nhưng bởi Văn Cao là một tài năng lớn, trên tất cả ‘chúng nó’ và, hơn thế nữa, Văn Cao lại là tác giả bài Tiến quân ca. Chính bài quốc ca này đă đỡ đ̣n cho Văn Cao trong toàn bộ hành tŕnh NVGP.


    Văn Cao
    (1923-1995)

    Vũ Thư Hiên trong Đêm giữa ban ngày kể lại những lời Văn Cao nói với ông về vụ án NVGP: người khởi xướng vụ ‘đánh’ NVGP là Trường Chinh, tên thật là Đặng Xuân Khu (1907–1988), người đă từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (1960 - 1981), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 - 1986) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản (tháng 7/1986 - tháng 12/1986). Văn Cao nói:

    “… Không phải Hồ Chí Minh đâu, Ông Cụ không nghĩ ra cái đó, Ông Cụ không tệ đến thế. Cũng không phải Nguyễn Chí Thanh. Đừng v́ vụ Trần Dần bị giam vào cải hối thất mà đổ cho lúy. Thằng cha lúc ấy c̣n bận củng cố địa vị vừa chiếm được của général Giáp. Tác giả chính là Longue Marche, cậu nghe rơ chưa, là Trường-Chinh…

    … Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa ḿnh, có làm khổ ḿnh thật, do ḷng đố kỵ mà ra. Ḿnh cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói ǵ th́ nói, trong ḷng Tố Hữu vẫn c̣n một chút ǵ của nhà thơ chứ. Bề ngoài th́ thế đấy - Tố Hữu lănh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê b́nh thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết.

    Longue Marche mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của lúy vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của lúy, tội nghiệp!

    Longue Marche c̣n cho mời ḿnh và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp.

    Ḿnh nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu th́ ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy th́ chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!"

    Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi ḿnh đến c̣n có ư này nữa: lúy muốn ḿnh phải hiểu - tôi đă chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá ! Chứ c̣n cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?".


    Trường Chinh
    (1907-1988)

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***

    Trong vụ NVGP, nhà văn Nguyễn Tuân ‘thoát nạn’ nhưng thỉnh thoảng ông vẫn ‘x́’ ra những bài bút kư bị kết tội là ‘có hơi hướng chống đối’, chẳng hạn như Phở, T́nh rừng... Người ta c̣n kể những giai thoại hư hư thực thực về cái tính ‘ngang cành bứa’ của tác giả Vang bóng một thời.

    Có người kể rằng trong một cuộc họp của Hội nhà văn, Nguyễn Tuân ngồi gần nhà thơ Khương Hữu Dụng vốn nổi tiếng ‘dễ bảo’. Bỗng Nguyễn Tuân quẳng cho Khương Hữu Dụng một mẩu giấy có hai hàng chữ:

    Bác là Khương Hữu Dụng
    Tôi là Nguyễn Vô Tuân.

    Người khác lại kể, một hôm, Tố Hữu đi xe Vônga đến thăm Nguyễn Tuân. Đích thân Nguyễn Tuân ra mở cổng và trịnh trọng nói: "Thưa ông, Nguyễn Tuân không có nhà"

    Nói xong, Nguyễn Tuân lững thững đi vào để mặc Tố Hữu bẽ bàng ‘chết đứng như Từ Hải’ trước t́nh huống bất ngờ. Tác giả Vang bóng một thời là người thẳng tính nhưng lại ưa châm chọc. Trong vụ NVGP ông được xếp vào hàng ngũ ‘cảm t́nh viên’.


    Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
    (Tranh của Đinh Quang Tỉnh)

    Trong đại hội nhà văn, Nguyễn Tuân đă khéo léo chê lối viết văn dài lê thê, ông dẫn một thí dụ người xưa viết văn ngắn mà hay như thế nào để chửi bọn xu nịnh. Ông kể chuyện Cái Rắm, mà người miền Nam gọi là… đánh địt:

    Một hôm nhà vua đang ngự triều bỗng đánh rắm, tả quan lắng tai nghe rồi tâu: “Muôn tâu bệ hạ, nghe như tiếng đàn tiếng sáo”, hữu quan hít hà rồi tâu: “Muôn tâu bệ hạ, ngửi như mùi huệ mùi lan”. Nhà vua nghe tâu sướng tai lắm, nhưng rồi lại đâm lo: “Phàm thiên hạ đánh rắm thời phải thối, nay trẫm đánh rắm lại không thế, e trẫm băng đến nơi”. Tả hữu mặt chảy dài. May sao nhà vua lại phát ra một cái tiếp. Tả quan vươn cổ ra tâu: “Muôn tâu bệ hạ, thối ạ!” Hữu quan cũng không kém: “Muôn tâu bệ hạ, không những thối mà c̣n thối lắm ạ!”.

    ===

    Chú thích:

    (1): Xem Nhân văn-Giai phẩm: nhà văn Thụy An trên cũng trên trang blog này.

    (2): Các bài thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, song thất lục bát, đặc biệt là thể thơ dân tộc: lục bát.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    (3): Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    ***

    3 Comments on Multiply

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngoc Chinh Nguyen14:52 11 tháng 10, 2013
    Xem thêm phim tài liệu về Nhân văn - Giai phẩm tại:

    http://catbuicarolineth.blogspot.fr/...mfilmclub.html

    Do Vietnam Film Club sản xuất

    Trả lời
    VFC - Nhân Văn Giai Phẩm
    https://www.youtube.com/watch?time_c...&v=c4zat5-E-J4

  7. #497
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Một sự t́nh cờ kỳ lạ

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/...-co-ky-la.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
    Một sự t́nh cờ kỳ lạ
    20/09/2017

    Hôm qua, Giáo sư Bùi Dương Chi gọi điện thoại cho biết ông về Việt Nam được mấy hôm và ông cũng vừa đi Vũng Tàu về. Ông hẹn sẽ đi xe ôm đến nhà tôi chơi để hàn huyên sau thời gian xa cách.

    Giáo sư Chi là thầy cũ dậy tôi môn Anh văn hồi thập niên 60 tại trường Trung học Ban Mê Thuột. Thầy tṛ chỉ hơn nhau có vài tuổi nhưng cái t́nh đó rất sâu đậm. Ông đă viết trong “Thay lời bạt” cuốn “Hồi ức Ban Mê”, xuất bản tại Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường:

    “Tôi rất hân hạnh nhận lời giới thiệu người viết v́ kể từ niên khóa 1963-1964 đến nay [2016] chúng tôi đă giữ mối liên hệ thầy tṛ, thân hữu và chuyên nghiệp được 51 năm. Thầy tṛ v́ tôi dạy Chính môn Anh văn sinh ngữ phụ lớp 11 và 12. Thân hữu v́ chúng tôi hơn kém nhau 7 tuổi, có nhân sinh quan khá tương đồng và có chung mấy sở thích như viết lách, dịch thuật, trau dồi kiến thức phổ thông, du khảo, đờn ca, v.v…

    “Hơn nữa, c̣n có thêm một cơ duyên độc đáo là Chính dậy má tôi tiếng Anh trong cuối thập niên 80 sau khi má tôi được thả và trở vào Nam sau gần 13 năm tù v́ tội “gián điệp, phản động” ở ngoài Bắc”.


    (hết trích)

    Người mẹ mà thầy Chi nói đến là nhà văn Thụy An, nhũ danh Lưu Thị Yến. Người mà tôi đă có một bài viết mang tên “Nhân văn – Giai phẩm: nhà văn Thụy An”. Bài viết này đă đăng trên Blogspot, năm 2012 (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...n-thuy-an.html).

    Ngày 20/09/2016 tôi đă post bài này trên Facebook và hôm nay, 20/09/2017, FB đă nhắc lại sự kiện này. Như vậy, quả là có sự t́nh cờ trong cùng một thời điểm (tháng 9/2017) đă diễn ra giữa chuyện thầy Chi, mẹ của thầy, nhà văn Thụy An và bài viết về nhà văn Thụy An.

    Kỳ lạ hơn nữa là thầy Chi đi cùng vài người ban ở Pháp ra Vũng Tàu. Đối với thầy, việc ra Vũng Tàu không phải là một chuyến du lịch v́ ông ra biển là để tưởng niệm người mẹ. Bà Thụy An trước khi ĺa đời có ước nguyện được hỏa táng và phần tro cốt đem rải xuống biển. Gia đ́nh đă làm đúng nguyện vọng của bà. Và người con của bà năm nay ra biển, thả xuống vài cánh hoa để tưởng niệm người đă khuất.

    Như các bạn đă đọc trong bài viết đă dẫn, cuộc đời của nhà văn Thụy An là một thiên truyện “có một không hai” của một người phụ nữ can trường trước số phận của định mệnh. Theo tôi, nổi bật nhất là việc hủy hoại một con mắt trong thời gian giam cầm để chỉ “nh́n đời bằng một con mắt”. Quản giáo hồi đó vẫn thường gọi bà bằng cái tên đầy tính miệt thị: “An Chột”.

    Cách đây đă lâu, nhà phê b́nh văn học Thụy Khê ở Pháp có liên lạc với tôi để t́m hiểu về những ngày cuối cùng của bà Thụy An. Tôi t́nh thật trả lời:

    “Những ǵ tôi biết về bà đă giăi bày qua bài viết và những người có trách nhiệm c̣n nợ bà một lời xin lỗi v́ tất cả những người trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm ngày nào đều đă được “minh oan”, phục hồi danh dự. Chỉ duy nhất có bà Thụy An là không ai đếm xỉa ǵ!”.

    Viết những ḍng này tôi chỉ muốn kể lại “một sự t́nh cờ kỳ lạ” về những diễn biến xoay quanh thầy Chi, mẹ thầy, nhà văn Thụy An và bài đăng trên Facebook. Tất cả được diễn ra vào những ngày cuối tháng 9/2017!


    ***


    Tác phẩm của nhà văn Thụy An: "Một linh hồn"



    Truyện ngắn: "Bốn mớ tóc"



    Thủ bút của nhà văn Thụy An


    B́nh luận trên Facebook



    B́nh luận trên Facebook



    B́nh luận trên Facebook

    ***

  8. #498
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Mẹ Khỉ Nuôi Con Nuôi là con chó con.

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...n-cho-con.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...n-cho-con.html

    jeudi 4 février 2016

    Kính gửi quý anh chị những hình ảnh quá cảm động.
    Caroline Thanh Hương

    Un singe adopte un chiot : les images d'une relation hors-norme
    Le macaque, le nourrit, le protège, le promène... et le soigne! !
    Par Axel Leclercq -
    21 janvier 2016


    Voici une histoire d’amitié comme on en croise très rarement. Elle associe un macaque… à un petit chiot abandonné ! Les deux animaux se sont croisés dans les rues d’Erode, au sud de l’Inde. Depuis, ils sont devenus inséparables ! C’est bien simple, le singe est comme une mère pour le jeune chien : elle le nourrit, le protège, le promène et le soigne… Des images aussi étonnantes que magiques.
    Zee News est un journal indien. Voici ce qu’il a rapporté :
    « Les gens qui les ont aperçus et qui ont vu l’affection qui unissait les deux animaux parlent de cette relation comme la chose la plus émouvante du monde (…) Leur affection mutuelle semble indestructible et nous donne une véritable leçon sur nos propres comportements relationnels. »
    Pour vous donner une idée de ce qu’ont vu ces gens et de ce qui a suscité ce type de commentaires admiratifs, voici une sélection d’images illustrant ce lien si particulier entre les deux animaux. Regardez, c’est fort.

    Chuyện này sảy ra ở thành phố Erode, phía Nam Ấn độ. Khi chuyện sảy ra, hai con vật này không rời nhau nửa bước. Con khỉ săn sóc con chó hoang như mẹ chăm sóc con. Những ngườn Ấn khi thấy cảnh này cho là chuyện cảm động nhất của thế kỷ...đây đáng là bài học cho loài người chúng ta trong việc đối đăi với tha nhân. Sau là vài h́nh ảnh tiêu biểu của tờ báo Zee News của Ấn Độ.

    Le chiot a été sauvé par ce singe. (Con chó hoang được con khỉ cứu)

    Crédit photo : dinamalar

    Il le défend des chiens errants. (Bênh vực chó con đối với những chó khác)

    Crédit photo : dinamalar

    Il l’autorise à manger avant lui (tout en le mettant à l’abri des envieux).
    (Nó cho chó con ăn trước (không cho những con vật khác bén mảng đến tranh ăn)

    Crédit photo : dinamalar

    Il l’emmène partout où il va. (Khỉ "mẹ" đi đâu cũng tha con đi theo)

    Crédit photo : dinamalar

    Il l’épouille comme si c’était son petit. (Khỉ "mẹ" chăm sóc chó như con)

    Crédit photo : dinamalar

    Il le porte jusqu’aux sommets des arbres de la ville. (Tha chó con lên các cành cây cao)

    Crédit photo : dinamalar

    Il cueille des fruits pour les lui offrir. (Hái trái cho chó con ăn)

    Crédit photo : dinamalar

    A force, ce couple improbable est devenu une véritable attraction en ville.
    (Cảnh này trở thành điểm thu hút của thành phố)

    Crédit photo : Parithitamil


    L’un et l’autre sont considérés comme des modèles d’amitié.
    (Mọi người cho đây là khuôn mẫu của t́nh Bạn)

    Crédit photo : Parithitamil

    Cette histoire est mignonne, mais pas seulement. C’est aussi une belle leçon d’humanité… donnée par des animaux ! Et ça, ça peut faire réfléchir…
    (Đây là chuyện ngộ nghĩnh của loài thú, nhưng cũng là một bài học đẹp cho loài người, Điều này làm chúng ta phải suy nghĩ...)
    Publié par Carolfan à jeudi, février 04, 2016

  9. #499
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...n-dinh-mo-coi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nh-mo-coi.html

    Posted on December 14, 2017 by dongsongcu

    Bà Vơ Thị Ba 2007

    Bà Vơ Thị Ba, bảy mươi tuổi, tóc trắng như một bà Tiên; con trai bà, anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, người gân guốc, đen sạm và mạnh khoẻ như anh tiều phu; mười một đứa trẻ, chín trai, hai gái, đứa lớn năm tuổi, đứa nhỏ nhất một tuổi, đứa nào cũng trắng trẻo, khôi ngô như những thiên thần.
    Đó là một gia đ́nh sống trên đỉnh Mồ Côi hoang vắng, thuộc quần thể Núi Cấm, giữa vùng núi Thất Sơn, An Giang. Người ta cho rằng đó là một gia đ́nh lạ, có một không hai trên đất nước nầy, nếu không muốn nói là có một không hai trên thế gian.

    D́ Ba kể rằng, quê d́ ở B́nh Thủy, Cần Thơ. Ngày xưa d́ từng là chủ xe đ̣. Năm 1980, có lần d́ theo xe đưa nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng d́ mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là d́ “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu ǵ cả, d́ không theo đạo nào, nhưng trong nhà d́, đạo nào d́ cũng thờ, thờ chung một bàn, không sợ họ “nghịch” nhau.
    D́ nói, tôi không học giáo lư của tôn giáo nào cả, nhưng tôi thờ tất cả v́ đạo nào cuối cùng cũng là hướng thiện, mà con người luôn cần có cái tâm. Trở lại chuyện đi núi, d́ nói không hiểu sau mỗi lần đi là không muốn quay về. Núi Cấm hồi ấy hùng vĩ, mênh mông, hoang vu và cô tịch. Vậy mà d́ cảm thấy mê.

    Một hôm, d́ nói với các con:

    “Tao bán nhà lên lên Núi Cấm ở”.

    Anh Nguyễn Tấn Bông, con trai út của d́ lúc bấy giờ mới hai sáu tuổi, nói:

    “Nếu má đi th́ con đi theo má”.


    Cuối năm 1991, d́ bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đ̣ đi Núi Cấm.
    Anh Bông kể:
    “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Được một năm, má tôi nói ở đây xe cộ ồn ào, những ngày lễ chùa, khách hành hương đông nghẹt. Bán quán th́ cần khách, nhưng khách đông th́ bà cảm thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một ḿnh, không thích gần ai nên tôi t́m đường lên đỉnh Mồ Côi mua đất. Gọi là mua nhưng thật ra hồi ấy, ba mẫu đất chỉ có hai chỉ vàng.


    Anh Nguyễn Tân Bông và những đứa trẻ trên đỉnh mồ côi 2007.

    “Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy không có đường xe, chỉ có con đường ṃn len lỏi theo con suối Thanh Long. Độ cao của Núi Cấm chỉ trên dưới bảy trăm mét nhưng đường lên đỉnh quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột. Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”.
    Hỏi, lúc mới lên sống bằng ǵ ? Anh Bông nói, cái may mắn của anh là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh c̣n quen với núi rừng bên ấy. Ban đầu, anh đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đ́nh trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng . . ., mỗi gánh bảy mươi kư, mỗi kư hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đă thành một khu vườn. Từ đó Bông không c̣n đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính ḿnh. Cứ ba ngày đi một chuyến, mỗi chuyến kiếm ba bốn trăm ngàn. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lư thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm.

    Mười năm sau kể từ ngày lên Núi Cấm, “chàng tiều phu” Nguyễn Tấn Bông đă tích lũy được vài chục cây vàng. D́ Ba giục anh đi cưới vợ. Tuổi đă sắp bốn mươi rồi. Bông cũng từng ước mơ trong căn nhà có thêm người phụ nữ, có tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ. Nhiều lúc trong chiêm bao, Bông thấy thấp thoáng một người vợ trẻ, tay ẳm con đứng chờ anh sau mỗi chuyến đi rừng. Nhưng người phụ nữ ấy là ai ? Mười năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái.


    Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục mười hai đứa con, mười trai hai gái, thành một bầy trẻ trong nhà.

    Câu chuyện như một huyền thoại lan truyền khắp rừng núi Thất Sơn. Và, qua mỗi ngọn núi, nó được thêu dệt thêm đôi chút.
    Khi chúng tôi lần ṃ lên tận đỉnh Mồ Côi, chứng kiến tận mắt, nghe kể tận tai mới biết rơ ngọn nguồn sự thật. Năm 2002, d́ Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. T́nh cờ, d́ nghe được câu chuyện khá thương tâm: có một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, chị ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa d́ Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện với tấm ḷng thành, giúp người vượt cạn trong cảnh nghèo khó neo đơn. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật:
    “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng v́ nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về th́ không biết lấy ǵ nuôi . . .”.

    “Đây là năm chỉ vàng, đây là tám trăm ngàn, tôi giúp cô làm vốn mua bán kiếm sống. C̣n thằng bé, tôi mang nó về đỉnh Mồ Côi trên Núi Cấm. Sau nầy nếu cô muốn nhận con th́ cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323”.

    Trước khi ẵm thằng bé ra về, d́ Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lư của khoa sản cùng với lời căn dặn:

    “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là ḿnh giúp người ta mẹ tṛn con vuông, sau đó, nếu người ta v́ lư do ǵ mà không nuôi được th́ ḿnh đem về nuôi giúp”.


    Câu chuyện bắt đầu là như vậy.
    Mỗi lần nghe điện thoại từ bệnh viện đa khoa, anh Bông, dù đang cuốc đất trồng khoai giữa rừng sâu cũng bỏ việc chạy về. Gọi đứa cháu qua giữ nhà, hai mẹ con lăng xăng xuống núi. Từ chân núi đi xe lôi qua thị trấn Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe đ̣ lên Long Xuyên, rồi từ Long Xuyên lại đi xe đ̣ qua Cần Thơ, từ bến xe Cần Thơ đi xe lôi vô bệnh viện, một cuộc hành tŕnh không đơn giản để làm một công việc độc nhất vô nhị trên đời. Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại:
    “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ ,. . .”

    … là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh. Anh Bông vừa cười vừa nói:

    “Trời khiến thế nào mấy ông ạ, năm 2005, tôi ẵm về năm đứa, mà năm ấy má tôi lại bệnh. Ôi trời đất ôi, khuấy sữa, thay tă, tắm rửa, ca hát suốt ngày. Lại phải lên rừng hái măng, hái su gánh xuống núi, rồi mua tă giấy, mua sữa gánh lên. Nhưng vậy mà vui, đứa nào đứa nấy bụ bẫm ngon lành, không bệnh hoạn ǵ hết.”

    Anh Bông kéo đám trẻ vào ḷng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một:


    “Đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây, nó đẻ bọc điều đó, thằng nầy không thành tỷ phú th́ cũng làm quan. C̣n đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày th́ mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó hai mươi ngày. Khi ẵm nó về, bác sĩ dặn mỗi tháng phải lên tái khám. Nhưng năm năm nay có tái khám lần nào đâu, mà nó cứ sân sẩn.. C̣n đây là thằng Nguyễn Sơn Hà, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải ḷng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện th́ nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà . . .

    Mười hai đứa trẻ trong căn nhà nầy là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chổ, chúng là sản phẩm của những cuộc t́nh vụn trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn:

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    “Tôi c̣n mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả, giờ con nhỏ đang học mẫu giáo ở dưới, lâu lâu gọi điện lên than nhớ cha, nhớ nội nhưng cô Út không cho về”.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thưa bạn đọc !

    Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: Khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lư giải sự bế tắc bằng những phép màu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép màu nào đó đến với anh Bông. Phép màu ấy chính là cái tâm, ḷng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cơi đời nầy.

    ***

    Kể xong câu chuyện “Cổ Tích Trên Đỉnh Mồ Côi”, tôi vẫn c̣n ray rứt trước hai câu hỏi không t́m ra lời đáp:

    Thứ nhất, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm ? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Thứ hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy rồi sẽ ra sao giữa đỉnh núi cao hoang vu, heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng ?
    Tôi đă gởi vào đoạn kết câu chuyện một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng :

    ” Khi bà Tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không?
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Hôm ấy, có một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một ḿnh trèo lên đỉnh núi, khi tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào ḷng rồi bật khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói ǵ thêm, trước khi ra về, anh gởi cho d́ Ba 300USD cùng với lời hứa sẽ t́m cách giúp d́ với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành.

    Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với d́ Ba:

    “Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó”.

    Th́ ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đă khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó.

    Đến nay, ngôi nhà đă được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một pḥng ngủ riêng, đó là ư tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự pḥng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân.


    Lê Minh Triển với gia đ́nh d́ Ba trong ngôi nhà mới xây dưới chân núi
    Minh Triển là ai ? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn nầy.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    ***
    https://i.postimg.cc/RCphQm1L/unnamed10.jpg
    Mấy ngày sau, t́nh cớ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như d́ Ba và anh Bông kể, Triển c̣n cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đă trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh.
    Năm 15 tuổi, Triển theo một chiếc tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng ḿnh đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát t́nh thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận ḿnh qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của ḿnh dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều ǵ đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ ḿnh.

    ***
    Tháng 5 năm 2010, tôi sang Mỹ và gởi mail báo tin cho Triển. Một sáng sớm, Triển đến đón tôi từ Fullerton về San Diego, nơi anh đang ở. Những ngày ở đây, tôi lại được sống trong câu chuyện cổ tích và những phép màu:
    “Em mồ côi cha từ nhỏ, năm 15 tuổi, em theo một chiếc ghe biển làm thuê kiếm tiền nuôi mẹ và hai đứa em. Một hôm, em thấy lạ, chiếc ghe cứ đi măi, đi măi không đánh cá mà cũng không về, và em đă hiểu ra rằng họ đi vượt biên. Cuộc đời em bắt đầu sang trang từ đó. Những ngày đầu sống trên đảo Bidong, em t́m đến xin việc ở một ḷ bánh ḿ của một người Việt tỵ nạn, người ta không nhận, em t́m gặp ông chủ để năn nỉ:

    “Xin ông cho con được làm công, không cần trả lương, chỉ cần ông cho con mỗi ngày hai ổ bánh ḿ thôi”.

    Ông nhận em vào làm và được trả công mỗi ngày hai ổ bánh ḿ. Được vài tháng em nói với ông chủ:

    “Con muốn đi bán bánh ḿ nhưng không có vốn, xin ông cho con lấy bánh trước, chiều về con trả tiền”.

    Ngày đầu em lấy mười ổ đi bán trong các trại tỵ nạn, ngày sau mười lăm ổ, rồi hai mươi ổ . . . con số cứ tăng dần. Không biết từ lúc nào, ông chủ ḷ bánh ḿ thương em như con ruột. Một hôm ông gọi em đến nói:

    “Tao được xét đi Úc rồi, cái ḷ bánh ḿ có nhiều người mua nhưng tao không bán, tao tặng lại cho mầy . . .”.

    Những ngày trước khi đi, ông chỉ dạy cho em cách làm bánh. Bỗng dưng em trở thành ông chủ nhỏ như một giấc mơ. Vài tháng sau em có tiền, em tiếp tục mua thêm một ḷ bánh ḿ nữa của một người được xét đi Mỹ. Khoảng sáu tháng sau, trên đảo xảy ra sự cố: Một người tỵ nạn say rượu nổi loạn bắn chết một nhân viên của Cao ủy. Họ nổi giận, họ trừng phạt bằng cách cắt trợ cấp lương thực. Hàng ngàn người tỵ nạn rơi vào t́nh trạng đói khát. Lúc ấy, hai ḷ bánh của em không kinh doanh nữa mà chuyển sang cứu đói, mỗi ngày làm ra bao nhiêu bánh ḿ em đem phát không cho họ. Nhiều người mắng chửi em ngu dại, đây là thời cơ hốt bạc mà không biết nắm bắt để kinh doanh. Em nghĩ đă đến đây, đă lâm vào t́nh cảnh nầy th́ ai sao ḿnh vậy. Bao nhiêu vốn liếng em tiếp tục bỏ ra mua bột làm bánh cứu đói đến đồng bạc cuối cùng, đến hai ḷ bánh ḿ đóng cửa. Sau sáu tháng trừng phạt, Cao ủy họ tiếp tục cứu trợ lương thực cho người tỵ nạn. Một người quen tới rủ em: “Mầy có ḷ bánh, có nghề, tao có ít vốn, ḿnh hợp tác làm ăn”. Hai ḷ bánh ḿ hoạt động trở lại cho đến ngày em đi Mỹ.

    Sang Mỹ, em lại gặp một sự cố đáng buồn. Lúc làm hồ sơ đi Mỹ, theo quy định th́ những người dưới 18 tuổi phải có người đỡ đầu, tối thiểu phải là họ hàng thân thuộc, em nhờ một người quen nhận em là cháu. Nhưng khi tới Mỹ th́ họ lấy hết tiền trợ cấp, mỗi tuần chỉ đưa lại cho em 10 USD. Em với mấy người bạn Việt cùng cảnh ngộ se pḥng trọ để đi học, đi nhặt rác và đi giao báo để kiếm sống. Mỗi tuần kiếm được năm bảy chục đô, cứ lây lất như thế cho đến khi vào đại học. Và, cuộc đời em sẽ không biết ra sao nếu không có một “phép màu”, em cho rằng đó là một phép màu.

    Hôm ấy một thằng bạn rủ em tới nhà cha nuôi của nó chơi. Ông nầy là một người Mỹ, trước đây là một tiểu thương đă nghỉ hưu, sống độc thân và khá giả, ông đă nhận bốn sinh viên Việt Nam làm con nuôi. Sau cuộc gặp gỡ ấy, ông lại nhận thêm em, là đứa con nuôi thứ năm. Từ đó, thỉnh thoảng ông gọi em tới chơi, làm thức ăn đăi em, rồi hỏi thăm, dạy bảo. Dần dà, em cảm nhận ở ông một t́nh cảm rất lạ, rất đầm ấm, rất chân thành. Có hôm trời mưa, ông gọi điện hỏi em đang ở đâu, em nói đang ở ngoài đường.

    Giọng ông tỏ ra lo lắng:
    “Tao đă bảo mầy trời mưa không được ra ngoài !”.

    Một hôm ông gọi em tới và ôn tồn nói:

    ” Tao thấy mầy học ngành điện không ổn, ở đây có nhiều kỹ sư điện thất nghiệp, c̣n nếu có việc làm th́ cũng chỉ đủ sống. Mầy nghỉ học đi, mở cái công ty cắt cỏ, tao giúp cho”.

    https://i.postimg.cc/T3gP6Wzt/unnamed11.jpg
    Ở Mỹ, trừ khu trung tâm thành phố, mỗi nhà đều bắt buộc phải có khu đất trồng cỏ, nếu không trồng th́ bị phạt, c̣n trồng mà hàng tháng không cắt theo quy cách cũng bị phạt. Ông tư vấn cho em từ việc thành lập công ty, cách quản lư, cách tiếp thị, quảng cáo . . .

    Dạo quanh thành phố San Diego, thấy những chiếc xe bán tải với mấy người Mễ chở máy móc đi cắt cỏ cho các sân vườn, Triển nói công nhân của em đó, rồi kể tiếp:

    “Sau chuyến về Việt Nam gặp anh Bông và những đứa trẻ trên núi Cấm, em quyết định chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản về cho anh ấy mua đất và cất nhà dưới chân núi. Nhưng rồi em nghĩ, đó chỉ là việc khởi đầu cho một tương lai dài đăng đẳng của mười một đứa bé. Làm sao cho chúng học hành tới nơi tới chốn, có một cuộc sống đàng hoàng, đó là khát vọng lớn nhất của em. Em đem chuyện ấy bàn với ba nuôi và ngỏ ư muốn lập một hội từ thiện. Ông nói, trong mấy đứa con nuôi, ngay từ đầu tao thấy mầy là đứa có tấm ḷng, sống phải biết v́ quê hương, v́ đồng bào mầy ạ. Mầy lập hội từ thiện đi, tao đứng ra giúp đỡ, mầy quyên góp được một đồng, tao cho thêm một đồng”

    Em cũng không ngờ, năm đầu tiên em vận động được 37 ngàn USD, ổng góp vô 37 ngàn nữa. Vậy là, ngoài việc chu cấp cho mười một đứa con nuôi, số tiền quỹ từ thiện hàng năm em mang về giúp đỡ trẻ em nghèo các tỉnh.

    Một hôm, ba nuôi gọi em đến, ông nói tao bây giờ già rồi, không biết ra đi ngày nào, tao đă nhờ luật sư làm di chúc, giao lại toàn bộ tài sản và tiền bạc trong nhà băng cho mầy.



    Em cầm tờ di chúc mà bủn rủn tay chân, số tiền quá lớn, tài sản cũng quá lớn. Và lớn lao hơn hết là tấm ḷng của một người cha không cùng màu da sắc tộc”.
    Tôi hỏi Triển dự định thế nào với tờ di chúc ấy, anh nói:

    ”Mong muốn trước tiên của em là cho mười một đứa con nuôi du học, tiếp theo, em sẽ về quê xây thêm trại mồ côi theo cách làm của anh Bông, tức là những đứa trẻ vô thừa nhận khi vừa mới chào đời.


    Vơ Đắc Danh
    https://baomai.blogspot.com.au/2017/...nh-mo-coi.html

  10. #500
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo (1/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-nui-eo-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nui-eo-15.html

    Núi & Đèo (1)

    Đi từ đồng bằng lên cao nguyên bằng đường bộ chúng ta sẽ phải qua những đoạn đường đèo xuyên các rặng núi. Việt Nam có khoảng hơn 30 đường đèo lớn nhỏ cũng như dài ngắn. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến những cái tên b́nh dị nhưng cũng kỳ lạ của núi và đèo mà tôi đă từng nghe đến hoặc có dịp đi qua trong những chuyến cross-country xuyên Việt vào cuối thập niên 90.

    Đối với tôi, có được những chuyến đi xuyên Việt cũng là một duyên may. Chuyện rất dài ḍng nhưng kể vắn tắt lại là khi c̣n học trên Ban Mê Thuột tôi có một người thầy dậy Anh văn, giáo sư Bùi Dương Chi, con của nhà văn Thụy An mà tôi vẫn thường nói đến trong Hồi ức một đời người [1]. Thầy Chi đi du học Hoa Kỳ từ năm 1974, kịp đến biến cố 1975, thầy ở lại luôn trên đất Mỹ.

    T́nh thầy tṛ vẫn được duy tŕ trong những năm sau đó khi ông dẫn các đoàn sinh viên Mỹ đến Việt Nam theo chương tŕnh IST (International Studies Program) tại Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn Sài G̣n. Mỗi khóa học kéo dài 3 tháng và cuối khóa sinh viên có 15 ngày đi từ Sài G̣n ra Hà Nội bằng đường bộ. Trong cả 2 học kỳ liên tục, tôi theo chân đoàn đi khắp các vùng đất nước [2].


    Khởi đầu chuyến cross-country nào cũng bắt đầu từ Sài G̣n lên Đà Lạt, từ quốc lộ 1 rẽ trái vào quốc lộ 20 tại ngă ba Dầu Dây. Quốc lộ 20 là trục đường bộ duy nhất từ Sài G̣n lên Đà Lạt, dài 233 km, nối tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng và chính thức được xây dựng vào năm 1973. Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng nhiệt đới, những vườn cây công nghiệp, những đồi trà, cà phê bạt ngàn và kết thúc với rừng thông.

    Sau khi vượt sông La Ngà, nơi có thủy điện Trị An và những căn nhà nổi trên sông, chúng tôi tiến vào địa phận Madagui, một cái tên rất đặc biệt của người Mạ, tại đây c̣n có con sông nhỏ tên Gui. Từ ngă ba Madagui nếu rẽ trái sẽ đến Ban Mê Thuột, c̣n rẽ phải lên cao nguyên Lâm Viên, tên xưa gọi là Langbiang.

    Miền đồng bằng Madagui được xem như cánh cửa đi vào cao nguyên nên phải vượt đèo đầu tiên mang tên Đèo Chuối, một cái tên nghe rất b́nh dân. Đường đèo rộng răi nên ngồi trên xe hoàn toàn không có cảm giác vượt đèo. Tôi c̣n nhớ ngày xưa c̣n bé mỗi lần về Sài G̣n bằng xe đ̣ nhỏ Peugoet mang nhăn hiệu Minh Trung mỗi khi qua đây nh́n chỗ nào cũng thấy chuối. Ngày nay chuối đă được thay thế bằng những căn nhà gỗ của những người tứ xứ nhưng cái tên dân giă Đèo Chuối đă đi vào lịch sử những địa danh kỳ lạ của Việt Nam.


    Đèo Chuối

    Qua Đèo Chuối, chúng tôi bắt đầu tiến vào địa phận của ngọn đèo dài khoảng 10 km, nổi tiếng hiểm trở và quanh co trên đường lên Đà Lạt. Đó là Đèo Bảo Lộc, xưa gọi là đèo Blao. Khoảng giữa đèo có chỗ cho xe cộ tạm dừng trên một băi đất trống khá rộng. Tại đây, người ta dựng tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Đức Mẹ Maria và Miếu Ba Cô để tưởng nhớ những nạn nhân đă bỏ ḿnh khi vượt đèo.


    Trạm nghỉ chân giữa Đèo Bảo Lộc

    Đèo Blao là một con đường hẹp, ngoằn ngoèo, nhiều khúc cua gắt nên thường xảy ra tai nạn. Cánh lái xe đ̣ thường xuyên đi trên đèo có nhiều giai thoại về Miếu Ba Cô. Họ kể, trong những chuyến xe đêm thường thấy có ánh đèn từ ngôi miếu hoang. Thỉnh thoảng c̣n có tiếng khóc trên đó vọng xuống.

    Có người c̣n quả quyết rằng chính họ đă từng nh́n thấy ở đoạn đèo gần ngôi miếu thỉnh thoảng xuất hiện ba bóng con gái mặc toàn đồ trắng. Họ đứng ủ rũ bên đường gần bờ vực. Có khi lại thấy họ đứng giữa đường như chờ đón xe lên xuống. Nhiều tài xế nói rằng nếu lái xe qua đó mà không thành tâm khấn vái th́ rất dễ hoa mắt, xe có thể rơi xuống vực.

    Miếu Ba Cô là một câu chuyện t́nh dang dở, ngang trái của 3 cô gái được các nhà văn thêu dệt rất lâm ly, bi đát. Người thứ nhất là cô Thiên Hương, được gia đ́nh tại Sài G̣n gửi lên Đà Lạt học nội trú trong một trường ḍng; cô thứ hai, Vân Hạnh, con một chủ đồn điền trên Đà Lạt, và cô thứ ba, Thu Hà, xuất thân từ một gia đ́nh nghèo khó.

    Định mệnh đă đưa đẩy 3 người con gái thất t́nh gặp nhau và quyết định trốn khỏi Đà Lạt nhưng một tai nạn thảm khốc đă xảy ra trên Đèo Blao. Người ta dựng Miếu Ba Cô từ đó để thành tâm tưởng niệm ba cô gái chết trẻ và cũng để cầu xin một cuộc hành tŕnh an toàn trên Đèo Blao.


    Đường trên Đèo Blao, một bên là vách đá, một bên là vực sâu

    Trước khi vào Đà Lạt phải qua một đoạn đường chừng hơn 10 km đường dốc quanh co nhưng tương đối dễ đi hơn đèo Blao. Đó là Đèo Prenn 1, nơi có thác Prenn, một thắng cảnh của Đà Lạt với những cánh rừng thông đặc trưng của thành phố sương mù.

    Đèo Prenn 2, hay Đèo Mimosa, là đoạn đường đèo cũ có nhiều điểm dừng chân để ngoạn cảnh. Đèo Mimosa ít có những đoạn cua hẹp và khúc khuỷu, đặc biệt, với thiết kế ṿng ôm, lượn lờ băng qua những triền đồi, du khách có thể phóng tầm mắt xuống từng ḷng thung bao la lác đác những mái nhà ẩn hiện trong sương mù hay mờ khói lam chiều.


    Đèo Prenn 1 là ranh giới của Thành phố Đà Lạt


    Đèo Prenn 2 hay c̣n gọi là Đèo Mimosa

    Trong khi Tây Ninh có núi Bà Đen (c̣n được gọi là Núi Một), B́nh Phước có núi Bà Rá th́ Đà Lạt có Núi Bà và Núi Ông họp thành đỉnh Langbiang, cách thành phố khoảng 12 km. Theo truyền thuyết của người K’ Ho (Kô Hô), Langbiang là tên ghép của chàng K’lang và nàng H’biang.

    https://i.postimg.cc/MKc9YxDQ/123-6-...-Langbiang.jpg
    Huyền thoại chàng K’lang và nàng H'biang

    Núi Ông và Núi Bà thường xuất hiện trên đường chân trời Đà Lạt vào những ngày trời trong, không sương mù, trông tựa như bộ ngực của người phụ nữ. Có điều bộ ngực đó không đều đặn, bên cao, bên thấp. Tôi đă leo đỉnh Langbiang phía ngọn núi thấp, có cao độ 1.950 m. Tại đây có đường dẫn lên tới đỉnh, hợp với sức người đă lớn tuổi.


    Leo đỉnh Langbiang (1999 – sau lưng là đỉnh 2.167m)

    Muốn sang ngọn núi cao hơn (2.169 m) phải mất khoảng 2 giờ băng rừng già nguyên sinh với rất nhiều dốc cao dựng đứng và những gốc cây cổ thụ nằm vắt ngang đường. C̣n phải mất thêm khoảng 2 giờ nữa để leo những vách đá cheo leo nới lên đến đỉnh.

    Đám sinh viên Mỹ cứ đi băng băng trên con đường dốc dẫn lên đỉnh nhờ sức trẻ, c̣n thầy Chi và tôi vừa đi vừa thở, được cái khí hậu Đà Lạt mát dịu khi càng lên cao nên bớt đi phần nào mệt nhọc. Lên đến đỉnh là giây phút thần tiên của người đă chinh phục độ cao. Dưới chân xuất hiện buôn làng của người Thượng nằm nhỏ bé, bất động như trong một bức tranh.

    Ngày xưa, khóa sinh trường Vơ Bị Quốc gia VNCH phải chinh phục đỉnh Langbiang mới được gắn Alpha để chính thức trở thành sinh viên sĩ quan hiện dịch. Buổi lễ gắn Alpha được thực hiện dưới ánh đuốc vào ban đêm nên là một kỷ niệm khó quên trong đời những chàng trai lựa chọn binh nghiệp như một hướng đi “Đa năng, Đa hiệu” cho cuộc đời ḿnh.


    Núi Bà & Núi Ông

    Đà Lạt c̣n có Núi Voi, cách thành phố chừng 15 km về hướng nam. Rặng núi mang h́nh dáng của hai chú voi khổng lồ nằm ngay cửa ngơ phía nam thành phố. Huyền thoại kể rằng, rặng núi Rowas nay gọi là Núi Voi, vốn là hiện thân của hai con voi ở vùng La Ngư Thượng đi dự lễ cưới của chàng K’lang và nàng H’biang. Khi đến đồi Cà Đắng, nay gọi là đèo Prenn, th́ nghe tin chàng Lang và nàng Biang qua đời.

    Quá đau buồn nên cả hai không c̣n đủ sức để vượt qua dốc Cà Đắng, ngă quỵ giữa đường mà chết. Xác voi biến thành hai ngọn núi mà ngày nay, từ quốc lộ 20 qua địa phận Định An (Đức Trọng), du khách có thể nh́n thấy được nguyên h́nh dáng của hai con voi với đôi chân trước phủ phục hướng về phía Prenn.


    Núi Voi

    Ngày xưa, người ta dùng tên Dran, c̣n gọi là Cầu Đất, là thị trấn huyện lỵ Đơn Dương của Đà Lạt. Từ Đơn Dưong có hai hướng lên thành phố Đà Lạt: hướng đi qua ngă ba Phi Nôm, qua đèo Prenn và hướng qua đèo Dran, qua Cầu Đất. Đây là nơi nhà thám hiểm, Bác sĩ A. Yersin, người khám phá ra Đà Lạt đă từng trồng thử nghiệm cây canh-ky-na để chế biến thuốc trị bệnh sốt rét.

    Vượt qua đèo Dran là con đường chính để đến Đà Lạt từ hướng Ninh Thuận, sau này người ta khai thông con đường qua Thạnh Mỹ - ngă ba Phi Nôm lên đèo Prenn đến Đà Lạt, làm cho con đường đèo Dran trở nên hoang phế. Nhưng chính sự hoang phế này tạo nên một sức hút khác, sức hút của sự hoang sơ của núi đồi Langbian. Bên cạnh đó là một con đường sắt răng cưa được xây dựng năm 1917 nhưng sau năm 1975 tuyến đường sắt này đă bị gỡ như sắt vụn khi đường xe lửa Đà Lạt – Tháp Chàm ngưng hoạt động.


    Đường sắt và đường bộ trên đèo Dran ngày xưa

    Đèo Dran dài khoảng 10 km, cực kỳ hiểm trở với những khúc cua bất thường trên triền dốc đứng. Du khách có thể “sờ” được mây, “cảm” được sương mù, bởi mây và sương luôn bất chợt hiện ra lúc ở giữa lưng chừng đèo, lúc trên đỉnh đèo. Từ vùng biển lên cao nguyên du khách đang tiến dần vào xứ sở ôn đới, nhiệt độ thay đổi rất nhanh chóng, chẳng bao lâu có cảm giác ch́m trong khí hậu lạnh mát phảng phất mùi rừng thông Đà Lạt.

    https://i.postimg.cc/tR8MwY75/123-11-D-o-Dran.jpg
    Đèo Dran

    Trên đường từ Đà Lạt xuống Phan Rang, chúng tôi dừng lại trên đèo Sông Pha (Kronfa). Nhiều người lầm tưởng đèo Sông Pha cũng chính là đèo Ngoạn Mục. Thực ra th́ từ Ninh Thuận lên Lâm Đồng sẽ qua đèo Sông Pha, đến ngă ba Đơn Dương, nếu rẽ phải mới đi qua đèo Ngoạn Mục, người Pháp gọi là Belle Vue. Ở ngă ba Đơn Dương, trước năm 1975 có cắm bảng chỉ đường, hướng đi tới đèo Ngoạn Mục.

    Sau khi Yersin khám phá Đà Lạt năm 1893, năm 1897 trong kế hoạch xây dựng thành phố này viên toàn quyền Doumer đă phái một nhóm nghiên cứu thực địa nhằm lập bản đồ mở tuyến đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. Dưới sự chỉ huy của đại uư Thouars, nhóm người này đă vẽ được lộ tŕnh dài 122 km từ Phan Rang băng qua Xóm G̣n (tên gọi của thung lũng Ninh Sơn lúc bấy giờ) để lên Dran (Đơn Dương), thung lũng Đa Nhim, Klong, Prenn rồi đến Đà Lạt.

    Gần một thế kỷ trôi qua, con đường đèo được mở rộng hơn qua 2 lần sửa chữa lớn của Pháp – Nhật, cái tên Ngoạn Mục được coi như đồng nghĩa với Sông Pha. Ngày nay có Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đèo Ngoạn Mục được thành lập vào năm 1986. Trong số các đèo tại Việt Nam, Ngoạn Mục là một trong những con đường đèo có tên thi vị nhất.

    Đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km, có độ dốc trung b́nh trên 9 độ, độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ thị xă Phan Rang đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200 m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo. Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo h́nh ṿng sóng. Nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nh́n xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lăng mạn lẫn hùng vĩ của nó.


    Khúc cua gắt trên Đèo Ngoạn Mục

    Từ trên đỉnh đèo nh́n xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc xe trông tựa như món đồ chơi chậm chạp đang ḅ lên hay xuôi xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với ḍng sông Cái uốn lượn. Hai dăy núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Phan Rang là thị trấn nổi tiếng về nóng và nắng nên người ta thường nói “nóng như phang, nắng như rang”!

    Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dăy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú, vừa đa dạng, vừa đặc trưng. Dưới chân đèo là hai ống thủy áp bằng hợp kim vắt ngang đường của thủy điện Đa Nhim, một công tŕnh của viện trợ của người Nhật cho chính phủ VNCH, được xây dựng từ tháng 4/1961 và hoàn tất vào tháng 1/1964.

    https://i.postimg.cc/2SDXjMQL/123-13...ng-h-p-kim.jpg
    Hai ống thủy áp của thủy điện Đa Nhim nằm vắt ngang chân đèo Ngoạn Mục

    Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt, Đèo Ngoạn Mục mang trong ḿnh nhiều cảnh quan và khí hậu khác nhau. Nếu đi từ dưới lên, sẽ dễ dàng nhận ra sự giảm dần nhiệt độ qua những thay đổi về hệ sinh thái. Sự xuất hiện dần của thông xanh, hoa dă quỳ vàng rực hai bên đường tạo nên một ấn tượng về một tiểu vùng khí hậu lạnh hơn và một vùng phong thổ khác. Phân định tại Eo Gió với một khúc cua ngoặt khuỷu tay, khí hậu đột ngột thay đổi từ cái nắng gay gắt của Ninh Sơn chuyển sang những đợt gió cao nguyên lạnh buốt.

    https://i.postimg.cc/52SKXgg7/123-14-o-Ngo-n-M-c.jpg
    Đường đèo Ngoạn Mục

    Chú thích:

    [1] Đọc thêm về nhà văn Thụy An:

    Nhân văn - Giai phẩm: Nhà văn Thụy An
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...n-thuy-an.html

    [2] Đọc thêm về chương tŕnh IST (International Studies Program):

    Chuyện một người Mỹ thích mắm tôm
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...h-mam-tom.html

    ***
    3 nhận xét:

    Nam Ṛm19:32 16 tháng 2, 2013
    Nhận xét này đă bị tác giả xóa.

    Trả lời

    Nam Ṛm19:56 16 tháng 2, 2013
    Em đă đem về hết 5 phần gom lại thành 1 và tạo ra được PDF file rồi ,anh có thể file này về .
    http://nam64.multiply.com/journal/item/5482/5482
    http://www.blogger.com/blogger.g?blo...50352#allposts


    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen05:23 17 tháng 2, 2013
    Thanks Nam Ṛm. Anh đă xem trên Multiply c̣n trên blogger.com không vào được v́ phải đổi tài khoản. Một lần nữa xin cảm ơn em về PDF file, tổng hợp 5 bài về Núi & Đèo tại VN.

    Trả lời

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 9 users browsing this thread. (0 members and 9 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •