Page 53 of 94 FirstFirst ... 34349505152535455565763 ... LastLast
Results 521 to 530 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #521
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hồ Xuân Hương (1/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...n-phai-va.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013
    Hồ Xuân Hương dưới mắt Bùi Xuân Phái và John Balaban

    Đă từ lâu, người ta ca tụng Hồ Xuân Hương là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Nôm là biến âm của chữ Nam, ám chỉ nước Việt, người Việt. Gọi là chữ Nôm để phân biệt với chữ Hán hay c̣n gọi là chữ Nho. Tóm lại, Hán hay Nho là chữ của người Tàu, Nôm là chữ của người Việt (1).


    Chữ Nôm được khảm xà cừ trang trí trên ống điếu

    Sau khi chữ quốc ngữ được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một với chính sách không khuyến khích dùng chữ Nôm của người Pháp. Người ta thường nói “Nôm na là cha mách qué” với hàm ư coi khinh chữ Nôm nhưng kho tàng văn chương Việt Nam đă có nhiều tác phẩm giá trị viết bằng chữ Nôm.

    Có thể kể đến truyện Trinh Thử của Hồ Huyền Qui, truyện Trê Cóc và Lục Súc Tranh Công, không biết tác giả là ai. Sau đó là các tác phẩm Nhị Độ Mai, Bần Nữ Thán, Quan Âm Thị Kính… Văn thơ Nôm có những áng văn thơ nổi tiếng như Hoa Tiên Truyện, Bích Câu Kỳ Ngộ, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm và đặc biệt là Truyện Thúy Kiều.



    Truyện Kiều bản Chiêm Vân Thị
    dưới tựa đề “Thúy Kiều Truyện Tường Chú”

    Hồ Xuân Hương là một trường hợp làm thơ bằng chữ Nôm hiếm có trong lịch sử văn chương Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương ngày nay được nhiều người t́m đọc và thưởng thức v́ trộn lẫn “ư tục” được diễn tả dưới dạng “chữ thanh” rất ư nhị pha lẫn cách dùng chữ theo kiểu… “tả chân mà lại không phải là tả chân”.

    Sau này, những ư thơ gợi h́nh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương c̣n được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của cố danh họa thời cận đại, Bùi Xuân Phái (2), khiến người xem tranh phải… đỏ mặt. Bộ tranh vẽ theo thơ của Hồ Xuân Hương được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ.


    Phố cổ và tranh khỏa thân trong tranh Bùi Xuân Phái

    Hơn thế nữa, thơ Hồ Xuân Hương đă được phổ biến trên văn đàn thế giới. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton nhắc đến Hồ Xuân Hương nhân sự kiện cuốn sách Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong do nhà thơ Hoa Kỳ John Balaban (3) biên soạn và dịch sang tiếng Anh.

    Sách do Copper Canyon Press xuất bản vào tháng 10/2000 tại Hoa Kỳ và Spring Essence được dịch từ tên của “Bà Chúa Thơ Nôm” Xuân Hương. Tác phẩm này được in bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Việt và cả chữ Nôm.


    “Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong”

    Theo tôi, có 3 lư do chính khiến trường hợp của Hồ Xuân Hương trở thành đặc thù và bí ẩn để được các nhà phê b́nh văn học gán cho danh hiệu “Bà Chúa Thơ Nôm”. Thứ nhất, bà là một trong những trường hợp hiếm hoi của người phụ nữ làm thơ, mà lại là thứ thơ châm biếm thiên về khuynh hướng tính dục, vừa thanh lại vừa tục. Thứ nh́, tung tích của Hồ Xuân Hương, cho đến nay, vẫn c̣n bao trùm nhiều bí ẩn. Thứ ba, nhiều học giả cho rằng những bài thơ được coi là của Hồ Xuân Hương có thể do nhiều người sáng tác trong thời kỳ Nho học không cho phép người làm thơ đưa ra những tư tưởng phóng khoáng, cách tân.

    [img]https://i.postimg.cc/6QXFfsLM/172-5-Ho-Xuan-Huong.jpg
    [/img]
    Giai-nhân Dị-mặc – Sự-tích và thơ-từ Xuân Hương
    (Imprimerie Tonkinoise, Hanoi)

    Trước tiên, hăy đọc lại những vần thơ thuộc loại “tự sự” như quả mít với những ngôn từ rất b́nh dị nhưng không hiểu sao người đọc cứ bị ám ảnh bởi bộ phận kín của phụ nữ. Động tác “đóng cọc” lên trái mít cho mau chín vẫn được dân gian thực hiện một cách b́nh thường nhưng nhà thơ lại khiến người đọc phải… nghĩ bậy!

    Thân em như quả mít trên cây
    Da nó xù x́, múi nó dầy
    Quân tử có thương th́ đóng cọc
    Xin đừng mân mó, nhựa ra tay

    (Quả Mít)

    John Balaban đă chuyển ngữ sang tiếng Anh bằng 4 câu khá mạnh bạo nhưng tôi vẫn e rằng người nước ngoài không thể hiểu hết nghĩa của thói quen “đóng cọc” lên trái mít cho chảy nhựa, mau chín để ăn được. Cụm từ “pierce me with your stick” không diễn tả hết nghĩa bóng và nghĩa đen của việc… “đóng cọc”:

    My body is like the jackfruit on the branch:
    My skin coarse, my meat thick
    Kind sir, if you love me, pierce me with your stick
    Caress me and sap will slicken your hands

    (Jack Fruit)

    Và họa sĩ Bùi Xuân Phái đă “h́nh tượng hóa” bài thơ qua bức tranh mô tả một thiếu nữ ôm quả mít trước cái nh́n thèm thuồng của gă đàn ông râu quặp đứng bên cạnh. Cảnh trai gái ôm nhau phía sau có tác dụng như một gợi ư chuyện trăng hoa trong tư tưởng của người đàn ông.


    Bài thơ “Quả mít” được họa sĩ Bùi Xuân Phái thể hiện trên tranh

    Để mô tả công việc b́nh thường của người phụ nữ ngày xưa bên khung cửi với “con c̣”, “con suốt”… Hồ Xuân Hương đă khéo léo dẫn người đọc đến chuyện pḥng the nam nữ vốn được coi là “vùng cấm” trong thơ văn thời Nho học:

    Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
    Con c̣ mấp máy suốt đêm thâu.
    Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
    Một suốt đâm ngang thích thích mau.

    Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn cả.
    Ngắn, dài, khuôn khổ cũng như nhau.
    Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
    Chờ đến ba thu mới dăi mầu.

    (Dệt vải)

    Và đây là bài thơ Dệt vải được Balaban đặt tựa đề là Weaving at Night. Việc đặt tựa đề khi dịch không quan trọng bằng việc diễn tả hết ư của nguyên tác:

    Lampwick turned up, the room glows white.
    The loom moves easily all night long
    As feet work and push below.
    Nimbly the shuttle flies in and out.

    Wide or narrow, big or small, sliding in snug.
    Long or short, it glides smoothly.
    Girls who do it right, let it soak
    Then wait a while for the blush to show

    (Weaving at Night)

    Họa sĩ Bùi Xuân Phái phác họa chuyện dệt vải của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua h́nh ảnh một thiếu nữ ngồi gục đầu với mái tóc dài xỏa xuống quá lưng. Chỉ bằng những nét đơn sơ ông đă vẽ nên một thân h́nh phải nói là tuyệt mỹ. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là “cả 3 ṿng” đều đạt tiêu chuẩn của một người phụ nữ đẹp mà không cần biết mặt mũi ra sao:


    Cảm tác của họa sĩ Bùi Xuân Phái từ bài “Dệt vải”

    Có người cho rằng thơ Hồ Xuân Hương mang đậm sắc thái của người bị ám ảnh quá nhiều về t́nh dục. Điều này cũng đúng qua bài Đánh Đu với câu kết lấp lửng “Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”. Tuy nhiên, nếu nh́n tổng thể, bài thơ là cả một bức tranh sống động với những từ láy được gieo vần một cách tài t́nh như “khéo khéo trồng”, “khom khom cật”, “ngửa ngửa ḷng”…

    Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
    Người th́ lên đánh, kẻ ngồi trông.
    Trai đu gối hạc khom khom cật,
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng.

    Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
    Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
    Cột nhổ đi rồi, lơ bỏ không.

    (Đánh Đu)

    Balaban cũng chơi chữ khá nhuần nhuyễn khi dịch “Trai đu gối hạc khom khom cật / Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng” thành “A boy pumps, then arcs his back / The shapely girl shoves up her hips”:

    Praise whoever raised these poles
    for some to swing while others watch
    A boy pumps, then arcs his back.
    The shapely girl shoves up her hips.

    Four pink trousers flapping hard,
    Two pairs of legs stretched side by side.
    Spring games. Who hasn’t known them?
    Swinging posts removed, the holes lie empty

    (Swinging)

    Họa sĩ Bùi Xuân Phái có lẽ tâm đắc nhất với câu kết nên ông chỉ vẽ một chàng thanh niên vác trên vai một cây tre với câu “Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”. Tuy nhiên, nếu nh́n kỹ phía bên trái bức tranh, sau lưng anh ta có vẽ một cái lỗ tṛn tṛn, cỏ mọc um tùn. Điều ư nhị của bức tranh là đây:


    "Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không"

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    (1) Nhiều học giả cho rằng cách cấu tạo chữ Nôm có thể đă manh nha từ những năm đầu khi người Trung Hoa chinh phục đất Giao Chỉ thuộc Miền Bắc Việt Nam ngày nay. Khi đó, họ đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt từ những năm đầu Công nguyên.

    Phạm Huy Hổ trong Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào? cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp, cuối đời Đông Hán, vào thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "Bố Cái" trong danh xưng Bố Cái Đại Vương do người Việt suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8. Ư kiến khác lại dựa vào chữ “Cồ” trong quốc hiệu Đại Cồ Việt để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.

    Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đă đi tới kết luận rằng âm Hán Việt, tức là cách phát âm của người Việt đọc chữ Hán, bắt nguồn từ thời nhà Đường - nhà Tống vào thế kỷ thứ 8 hoặc 9.

    Về văn bản th́ khi t́m chứng tích trước thời nhà Lư, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lư mới có một số chữ Nôm như trong bài bi kư ở chùa xă Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lăng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) tạc năm 1210 triều vua Lư Cao Tông.

    Từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20, phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong suốt 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ.

    Theo học giả Nguyễn Hữu Vinh, “Chữ Nôm là một sáng tạo rất có ư nghĩa của tổ tiên cha ông ta. Sự xuất hiện của chữ Nôm là một sự kiện lớn đánh dấu sự tiến triển của nền văn hóa dân tộc trong gần 2000 năm qua. Sự h́nh thành của chữ Nôm có thể do sự bức bách cần thiết trong việc giáo hóa dân chúng ở vào thời đại xa xưa… Càng về sau, mỗi lần đất nước bị kẻ thù phương Bắc xâm lược th́ trong những thời kỳ đó, chữ Nôm lại đóng vai tṛ tích cực hơn trong việc chống trả ngoại xâm và xây dựng đất nước.”

    (2) Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái). Quê ông ở làng Kim Hoàng, xă Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.

    Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1946. Năm 1952 về Hà nội và sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định.

    Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đă được quần chúng mến mộ gọi ḍng tranh này là Phố Phái.

    Ngoài phố cổ, ông c̣n vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, ch́ than, bút ch́... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và ḷng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đă góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và tŕnh bày b́a sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về tŕnh bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).

    Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Măi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lăm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lăm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam.


    Bùi Xuân Phái

    (3) John Balaban là giáo sư văn chương tại Đại học North Carolina, ông cũng là người nước ngoài đầu tiên dịch ca dao Việt Nam sang tiếng Anh, tiếp đó là tập thơ Hồ Xuân Hương và truyện Kiều. John Balaban c̣n thành lập Hội Bảo tồn Di sản Chữ Nôm tại Hoa Kỳ và một dự án số hóa Hán Nôm đầu tiên ở Việt Nam.

    Hồ Xuân Hương và Kiều, hai người phụ nữ Việt giúp Balaban hiểu được phần nào thân phận của phụ nữ Việt Nam trong xă hội phong kiến trước kia. Ông cảm thông trước số phận trớ trêu của Kiều và yêu thích sự hài hước, hóm hỉnh của Hồ Xuân Hương. Nhưng nếu phải đem so sánh, ông vẫn thích tính cách mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương hơn, c̣n Kiều th́ có vẻ yếu đuối và không tự đấu tranh giải thoát cho ḿnh được.

    Hỏi về những khó khăn khi dịch thơ Hồ Xuân Hương, Balaban cười: “Dịch thơ Việt sang tiếng Anh đă khó, đằng này lại là thơ Hồ Xuân Hương. Do Hồ Xuân Hương hay dùng cách nói lái. Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ gây nên sự ngạc nhiên mới của người Mỹ về Việt Nam mà c̣n giúp chúng tôi t́m thấy một Việt Nam với những tầng sâu văn hóa khác”.

    Dưới đây là những vần thơ lục bát bằng tiếng Việt của Balaban được sáng tác trong thời gian dịch thơ Hồ Xuân Hương:

    Ở bên trời Mỹ vẫn mơ
    Nguồn sông c̣n chảy t́nh lờ lai rai
    Trăm năm tiếng khéo ngân dài
    Trên sông cổ nguyệt nhớ hoài Xuân Hương.



    John Balaban
    (Ảnh chụp lại qua video clip)

    ***
    7 nhận xét:

    TTM Gốc Mai09:19 20 tháng 7, 2013
    Anh Chính ơi! M xin đưa bài viết này về trang blog và FB bên nhà M. Cám ơn anh.

    Trả lời
    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen09:21 20 tháng 7, 2013
    OK, TTM Gốc Mai.

    Trả lời

    Tuan Anh14:35 21 tháng 7, 2013
    Đọc rất thú vị !

    Trả lời

    Anna Nguyen05:12 22 tháng 7, 2013
    Cám ơn anh Chính. Xin anh cho copy nhé.

    Trả lời

    Nặc danh17:42 22 tháng 7, 2013
    Xin được copy. Cảm ơn

    Trả lời

    chi nhan01:23 21 tháng 3, 2014
    Bài viết rất hay, xin cho phép được phổ biến cho hậu sinh !!!

    Trả lời

    Yêu Hà Nội19:12 29 tháng 5, 2014
    Đă được đọc hồi kư này khi c̣n ở Multiply.
    Xin được copy lại trong blog mới.
    Cảm ơn trước.
    YHN.

    Trả lời

  2. #522
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hồ Xuân Hương (2/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...ieu-bi-an.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
    Hồ Xuân Hương: nhà thơ nhiều bí ẩn
    (Tiếp theo)

    Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tranh đấu cho quyền b́nh đẳng của nữ giới, ngày nay người ta thường gọi là phong trào giải phóng phụ nữ (women’s liberation movement). Cho dù Women’s Lib chỉ chính thức bắt đầu từ thập niên 60 nhưng Bà Chúa Thơ Nôm đă có những tư tưởng “cách mạng” về vai tṛ của phụ nữ từ hơn 200 năm trước.

    Trong một xă hội bị trói buộc bởi Nho giáo, việc phụ nữ chửa hoang là điều tối kỵ nên mới có câu mỉa mai “Không chồng mà chửa mới ngoan / Có chồng mà chửa thế gian sự thường”. Là một nhà thơ nữ, Hồ Xuân Hương đă dũng cảm nói lên tâm sự của cô gái mang trong bụng một “khối t́nh” chỉ v́ “cả nể” nhưng vẫn mạnh bạo mỉa mai sự nghịch lư chua chát của thân phận đàn bà: “Không có nhưng mà có mới ngoan”.


    “Vịnh người chửa hoang”

    Trong bản dịch bài thơ Vịnh người chửa hoang, giáo sư John Balaban dùng tựa đề The Unwed Mother, trong đó “cả nể” được chuyển thể sang tiếng Anh thành “too easy”; “nỗi ḷng” thành “the hollow in my heart” và “không có nhưng mà có mới ngoan” biến thành “don’t have it, yet have it! So simple”.

    Tôi nghĩ, cách chuyển thể của Balaban chỉ mới thoát ư về mặt ngôn từ. Ư nghĩa sâu xa của câu ca dao Việt Nam “Không chồng mà chửa…” chắc hẳn người đọc nước ngoài trong bối cảnh một nền văn hóa khác hẳn Việt Nam làm sao hiểu được sự mỉa mai của Hồ Xuân Hương. Câu kết “Don’t have it, yet have it! So simple” của Balaban chắc chắn trở thành khó hiểu đối với người đọc bản dịch, nó không “đơn giản” (so simple) như lời của người dịch!

    Because I was too easy, this happened.
    Can you guess the hollow in my heart?
    Fate did not push out a bud
    even though the willow grew.
    He will carry this a hundred years
    but I must bear the burden now.
    Never mind the gossip of the world.
    Don’t have it, yet have it ! So simple.


    Công việc dịch thuật của Balaban khó khăn hơn nhiều nếu so với những cảm tác bằng tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Chẳng hạn như bài Vịnh cái quạt cũng là một ư “đột phá” trong thơ Hồ Xuân Hương mà cố danh họa tŕnh bày qua nét phác thảo. Tuy thơ và họa hoàn toàn không trùng khớp với nhau nhưng người đọc thơ cũng như xem tranh vẫn t́m thấy ở đâu đó nét tương đồng ngoài việc có chung một h́nh ảnh là cái quạt:

    Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
    Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
    Vành ra ba góc da c̣n thiếu,
    Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

    (Vịnh cái quạt)


    Cảm tác “Vịnh cái quạt” của Bùi Xuân Phái

    Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đă tạm thừa nhận một số kết luận ban đầu về tiểu sử của bà: Hồ Xuân Hương (1772-1822) thuộc ḍng dơi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một ḍng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - th́ ḍng họ này đă suy tàn.

    Bà Chúa Thơ Môm là một nhân vật văn học có nhiều bí ẩn, nói theo ngôn ngữ thời nay, Hồ Xuân Hương là người “có nhân thân không rơ ràng”. Bà là một phụ nữ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, nhưng đời tư lại gặp nhiều bất hạnh, sóng gió.

    Nguyễn Hữu Tiến trong Danh nhân Dị mặc c̣n mô tả Hồ Xuân Hương có khuôn mặt “rỗ hoa” nên lận đận về đường t́nh duyên. Có thể đó cũng là lư do Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn, mà đến hai lần đi lấy chồng, cả hai lần đều làm lẽ và cả hai cuộc hôn nhân đều ngắn ngủi, không có hạnh phúc.

    Theo tài liệu của giáo sư Hoàng Xuân Hăn và Lê Xuân Giáo, nữ sĩ lại có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: người chồng đầu tiên là một ông cai tổng có tục danh là Cóc, tiếp đến là quan tri phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Yên) họ tên đến này vẫn chưa rơ và cuối cùng là quan tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển.

    Cũng theo Nguyễn Hữu Tiến, lúc trẻ Xuân Hương bị mẹ ép uổng phải lấy Tổng Cóc vốn đă dốt lại có tính ăn chơi bạt mạng, sau một lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt nên tiếc của mà chết. Theo Dương Văn Thâm, Xuân Hương làm bài thơ nổi tiếng Khóc Tổng Cóc lời lẽ trào phúng trong thời gian sau khi tái giá với tri phủ Vĩnh Tường:

    Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
    Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
    Ṇng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
    Ngh́n vàng khôn chuộc dấu bôi vôi


    Nguyễn Văn Hanh là người áp dụng phương pháp bệnh lư vào việc khảo cứu văn học theo Phân Tâm Học của Sigmund Freud, ông viết về trường hợp Hồ Xuân Hương: “Người ta ai cũng có sẵn t́nh dục. Nếu để tự nhiên theo sự nảy nở của cơ thể th́ không sao, nhược bằng v́ một lư do nào đó mà phải kiềm chế, th́ có thể xảy ra bệnh lư gọi là “ẩn ức t́nh dục,” khiến con bệnh sinh ra những ư nghĩ, ngôn ngữ, hành động đặc dục t́nh…”.

    Thơ Hồ Xuân Hương bài nào cũng đầy ắp những h́nh tượng tính dục nhưng lại được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ rất “đời thường”, chẳng hạn như “ṇng nọc đứt đuôi” hoặc “cửa son đỏ loét tùm hum nóc”:

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Ḥn đá xanh ŕ lún phún rêu

    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
    Đầm đ́a lá liễu giọt sương gieo.
    Hiền nhân, quân tử ai là chẳng…
    Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.

    (Đèo Ba Dội)

    Cũng v́ những ngôn từ b́nh dân đó mà ngày nay người ta thường “nhái” thơ Hồ Xuân Hương để biến thành thơ… tếu. Chẳng hạn như bài Đèo Ba Dội đă được người đời sau biến thành h́nh ảnh và lời thơ vui như dưới đây:


    Một trong những câu thơ “nhại” bài “Qua Đèo Ba Dội”

    Họa sĩ Bùi Xuân Phái cũng có một bức tranh thiếu nữ khỏa thân cảm tác từ bài Đèo Ba Dội. Bằng những nét phác thảo đơn sơ, Bùi Xuân Phái đă cho chúng ta thấy một người phụ nữ trên người không mảnh vải, ngoại trừ chiếc khăn vấn trên đầu theo kiểu phụ nữ miền Bắc ngày xưa:


    “Đèo Ba Dội”,
    tranh Bùi Xuân Phái

    Hai chị em người thiếu nữ trong Tranh hai tố nữ lai là một bài thơ không mang tính dục, Hồ Xuân Hương chỉ đưa ra một h́nh ảnh đẹp, “chị cũng xinh mà em cũng xinh” cái đẹp “mỏng manh” của tờ giấy trắng mà tạo hóa đă nhào nặn.

    Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô ḿnh?
    Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
    Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
    Ngh́n năm c̣n măi cái xuân xanh.

    Phiếu mai chi dám t́nh trăng gió,
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.
    C̣n thú vui kia sao chẳng thấy,
    Trách ông thợ vẽ khéo vô t́nh.

    (Tranh hai tố nữ)

    “Ông thợ vẽ” Bùi Xuân Phái không thể nào “vô t́nh” trước hai chứ không phải là một ṭa thiên nhiên. Ông có sáng kiến cho người mẫu đứng trước gương để tạo một h́nh ảnh phản chiếu “như in” và chúng ta được thưởng thức cái đẹp của hai tố nữ. Dù không thấy mặt nhưng ngắm tranh ta cảm nhận được ngay hai thân h́nh gợi cảm:


    "Tranh hai tố nữ",
    tranh Bùi Xuân Phái

    Theo tôi, Thiếu nữ ngủ ngày là một trong những bài thơ hay của Hồ Xuân Hương với cách dùng chữ rất… Xuân Hương! Chúng ta hăy tưởng tượng một buổi trưa hè “hây hẩy” gió nồm từ hướng đông thổi về, người thiếu nữ tuy chỉ “nằm chơi” nhưng rồi lại thiếp đi trong giấc ngủ ngày… Yếm đào trễ xuống để lộ đôi “g̣ bồng đảo” và bên dưới là “lạch đào nguyên”. Bạn sẽ xử trí ra sao khi đứng trước cảnh này?

    Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
    Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
    Lược trúc chải cài trên mái tóc,
    Yếm đào trễ xuống dưới nương long.

    Đôi g̣ bồng đảo sương c̣n ngậm,
    Một lạch đào nguyên nước chửa thông.
    Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
    Đi th́ cũng dở, ở không xong.

    (Thiếu nữ ngủ ngày)

    Bùi Xuân Phái lấy ư hai câu cuối để phác thảo bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày:


    “Thiếu nữ ngủ ngày”,
    phác thảo của Bùi Xuân Phái

    Thơ Hồ Xuân Hương và cảm tác của họa sĩ Bùi Xuân Phái về những bài thơ đó c̣n khá nhiều nhưng chỉ xin đưa ra hai bài nữa. Đó là bài Giếng nước và một bài thơ hơi dài: Đánh cờ.

    Ngơ sâu thăm thẳm tới nhà ông,
    Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng.
    Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
    Nước trong leo lẻo một ḍng thông!

    Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
    Cá giếc le te lách giữa ḍng.
    Giếng ấy thanh tân ai đă biết?
    Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

    (Giếng nước)


    “Giếng nước”,
    Tranh Bùi Xuân Phái

    Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
    Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
    Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
    Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.

    Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
    Để đôi ta quyết liệt một phen.
    Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
    Hai quân ấy chơi nhau đà đă lửa.

    Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
    Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
    Hai xe hà, chàng gác hai bên,
    Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

    Chàng lừa thiếp đương khi bất ư,
    Đem tốt đầu dú dí vô cung,
    Thiếp đang mắc nước xe lồng,
    Nước pháo đă nổ đùng ra chiếu.

    Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
    Thua th́ thua quyết níu lấy con.
    Khi vui nước nước non non,
    Khi buồn lại giở bàn son quân ngà

    (Đánh Cờ)


    “Đánh cờ”,
    tranh Bùi Xuân Phái

    Ngoài thơ chữ Nôm, những bí ẩn về Hồ Xuân Hương đă phần nào lộ diện qua những bài thơ chữ Hán. Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đă công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hăn đă dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhăn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài viết Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xă hội, tại Paris năm 1984.

    Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương kư (琉香記) mà nhiều người cho rằng những bài thơ đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương Kư là tập thơ có nội dung t́nh yêu, gia đ́nh, đất nước, nhưng không thể hiện rơ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương bằng thơ Nôm, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện qua những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

    Cũng cần phải nói thêm, tập Lưu Hương Kư gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài chữ Nôm nhưng tựa đề th́ vẫn bằng chữ Hán. Đọc Lưu Hương Kư ta thấy Xuân Hương có khá nhiều bạn trai, bạn thơ, bạn t́nh... nào Nguyễn Hầu, nào Trần Hầu, nào Tốn Phong thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Đ́nh, Cự Đ́nh, Thanh Liên, Chí Hiên... Lưu Hương Kư có rất nhiều câu than thân nên Trần Thanh Mại nhận xét: "Lưu Hương Kư là tiếng kêu thất vọng để có một t́nh yêu thành thực, thủy chung".

    Trong một bài nghiên cứu khá công phu của Nguyễn Thị Chân Quỳnh (*), tác giả đưa ra nhận xét: “Ông Trần Thanh Mại xót thương "người đẹp" th́ nghĩ thế chứ công b́nh mà nói th́ Xuân Hương của Lưu Hương Kư thiếu ǵ bạn t́nh, chính ḿnh không chuyên nhất, không chung thủy, sao có thể trách người chẳng thủy chung?”.

    Trong Lưu Hương Kư có một bài rất được chú ư là bài Cảm cựu kiêm tŕnh Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nghi-xuân, Tiên-điền nhân, tạm dịch là nhớ bạn cũ viết gửi Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, người ở Nghi-xuân, Tiên Điền. Đề tựa bài thơ khiến ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du bởi Nguyễn Du quê ở Nghi-xuân, Tiên Điền, năm 1805 được phong Du Đức Hầu. Và đó cũng là một bí ẩn giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du.

    Theo Nguyễn Thị Chân Quỳnh, khó có thể có một người họ Nguyễn thứ hai ở Tiên-điền cũng được phong làm Cần Chánh học sĩ nên ông Trần Thanh Mại là người đầu tiên đoán Nguyễn Hầu chính là Nguyễn Du. Bài thơ Cảm cựu… được bắt đầu bằng 2 câu:

    Dậm khách muôn ngh́n nỗi nhớ nhung,
    Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.

    Hai câu thơ này cho ta cảm tưởng trên đường đi sứ sang Tàu, qua Thăng Long, Nguyễn Du có gặp lại Hồ Xuân Hương và bài thơ được sáng tác ngay sau khi đôi bên chia tay, tâm thần đang bị khích động nên mới có "muôn ngh́n nỗi nhớ".

    Mối t́nh chốc đă ba năm vẹn,
    Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.


    Hồ Xuân Hương nói rơ hai người dan díu với nhau đủ "ba năm vẹn", vậy thử t́m xem Ông Hoàng Thơ Việt và Bà Chúa Thơ Nôm yêu nhau vào thời điểm nào? Tác giả Chân Quỳnh phân tích:

    “Nguyễn Du tuy sinh (1765) ở Thăng-long nhưng năm mười tuổi mồ côi cha phải đến ở với anh là Nguyễn Khản được vài năm th́ về quê học. Năm 17 tuổi ta (1781), Nguyễn Du trở ra Thăng-long, đi thi đỗ Tam trường rồi ở lại Thăng-long cho tới khi kiêu binh phá nhà Nguyễn Khản (1784), Nguyễn Du phải trốn lên Thái-nguyên ở với cha nuôi họ Hà, giữ chức Chánh Thủ hiệu (một chức quan vơ nhỏ) ở đó. Như thế th́ sự hiện diện của Nguyễn Du ở Thăng-long trong khoảng thời gian 1781-4 coi như chắc chắn.

    Về Hồ Xuân Hương, ông Hoàng Xuân Hăn đoán bà sinh năm 1772 th́ đến 1781 bà mới có 9 tuổi, dù cả hai đều có mặt ở Thăng-long đủ ba năm cũng không thể bắt t́nh với nhau được”.

    Hơn nữa, Hồ Xuân Hương nói mối t́nh kéo dài "ba năm vẹn" thế mà trong suốt tập Lưu Hương Kư không có lấy một bài thơ của Nguyễn Du xướng hay họa với Xuân Hương. Đối với cặp tài tử hay thơ như Xuân Hương - Nguyễn Du kể cũng lạ.

    Chân Quỳnh kết luận: “Chúng ta cũng chưa có bằng chứng nào minh định là Nguyễn Du đă có một thời yêu Xuân Hương, bài "Cảm cựu..." chỉ "minh chứng" mối t́nh của Xuân Hương đối với Nguyễn Du mà thôi. Phần Nguyễn Du không có lấy một câu thơ nào cho biết đích xác Nguyễn Du có t́nh với Xuân Hương. Ở đời có khi "hoa rơi tuy hữu ư" mà "nước chẩy lại vô t́nh", chung quy chỉ là "giấc mộng rồi ra nửa khắc không"!

    Hồ Xuân Hương quả là một trường hợp đặc biệt trong văn chương Việt Nam cách đây hơn 200 năm. Như đă nói ở phần trên, có 3 lư do chính khiến trường hợp của Hồ Xuân Hương trở thành đặc thù và bí hiểm: (1) bà là người phụ nữ làm thơ, (2) bà có tung tích bí ẩn, nên từ đó nảy sinh ra lư do thứ ba cho rằng những bài thơ được coi là của Hồ Xuân Hương có thể do nhiều người sáng tác.

    Bất kể những lư do trên, chúng ta là những kẻ hậu sinh vẫn tự hào về một Hồ Xuân Hương với những vần thơ “độc nhất vô nhị” và dĩ nhiên xứng đáng với danh hiệu Bà Chúa Thơ Nôm.


    Hồ Xuân Hương trên b́a sách
    “Giai Nhân Dị Mặc” của Nguyễn Hữu Tiến
    (Imprimerie Tonkinoise, Hanoi)

    ***

    Chú thích:

    (*) Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Châtenay-Malabry, tháng 9/1998. Thế Kỷ 21, số 115 tháng 11/1998. Sửa lại tháng 9/2005 (http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.net).

    ***

    B́nh luận trên FB:



    ***
    2 nhận xét:

    bố susu22:01 23 tháng 7, 2013
    bài viết thật công phu
    đọc thật hay

    Trả lời

    TTM Gốc Mai08:20 24 tháng 7, 2013
    Anh Chính ơi! để tối nay M lại mang về nhà cất đó. Anh đă dày công nghiên cứu mới có những nhận định sâu sắc về HXH, chứ người b́nh thường như M th́ từ khi ra trường đến nay cứ bôn ba với đời, có sách th́ chỉ đọc mà không nghiên cứu sâu về bất kỳ sự kiện ǵ cả.

    Trả lời

  3. #523
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đường Sách… đường đời

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2018/...h-uong-oi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
    Đường Sách… đường đời

    Đầu năm 2016 Sài G̣n có Đường Sách được chính thức khai trương vào ngày 9/1/2016. Đó là con đường mang tên Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh, bên hông Nhà thờ Đức Bà. Con đường chỉ dài 144m, rộng 8m với hai hàng cây xanh nhưng chiếm một địa điểm quan trọng ngay trung tâm thành phố.


    Cổng chính vào Đường Sách

    Đường Sách có hai lối vào: cổng chính nằm bên hông Bưu điện Thành phố và cổng phụ giáp với đường Hai Bà Trưng, Quận 1. Nếu bước vào từ cổng chính người ta nh́n thấy ngay hơn 20 gian hàng sách phía bên trái, phía đối diện là những gian hàng “Cà phê Sách” trong đó có cả một quán McDonalds ở ngay đầu đường.


    Các gian hàng sách nằm phía bên tay trái Đường Sách

    Quy hoạch và địa điểm là 2 yếu tố thành công của Đường Sách. Thêm vào đó, việc trang trí của từng cửa hàng sách cũng như quán cà phê là nét nổi bật về văn hóa & nghệ thuật. Mỗi gian hàng mang một sắc thái riêng biệt nhưng lại không mang tính cạnh tranh v́ khách đến đây hầu như chỉ để dạo chơi trong một không gian hoàn toàn khác hẳn những nơi buôn bán khác.


    Một gia đ́nh đi dạo trên Đường Sách

    Khách có thể là cả một gia đ́nh chọn đường sách làm điểm đến cho ngày cuối tuần. Con cái có thể vào một quán sách đọc những chuyện thiếu nhi và bố mẹ sẵn sàng mua những quyển sách mà con thích. Một cách đầu tư văn hóa vào những tâm hồn trẻ thơ mà chỉ ở Đường Sách mới đáp ứng một cách tự nhiên. Cũng từ đây, trẻ con tự tạo cho ḿnh thú đọc sách ngay khi c̣n bé.


    Giới thiệu sách mới

    Khách có thể là những cặp thanh niên nam nữ đang yêu. Họ đi bên nhau, chụp ảnh kỷ niệm với nhau hay ngồi dự một buổi giới thiệu sách mới. Sinh hoạt văn hóa thường làm con người quên đi những lo toan trong cuộc sống hàng ngày. “Cơm, áo, gạo, tiền” tạm thời nhường chỗ cho tinh thần. Thú vui trong việc đọc sách hay chỉ ngắm sách cũng đủ để con người trở nên thánh thiện và thanh thản hơn khi dạo chơi Đường Sách.


    Một buổi giới thiệu sách

    Bạn bè gặp nhau bên ly cà phê giữa khung cảnh sách cũng thấy ḿnh như sống.. “chậm lại”. Không ít th́ nhiều, người ta cảm nhận được sự thư thái giữa cuộc sống xô bồ thường nhật của xă hội. Chỉ ngồi nhấm nháp ly cà phê và ngắm người qua lại trên Đường Sách cũng là một cái thú mà không nơi nào có được.

    https://i.postimg.cc/q7Mn3FgX/5-BS-Q...nh-Ng-NG-c.jpg
    Bạn bè gặp nhau trên Đường Sách (ảnh: FB Tuan Anh Nguyen Xuan)

    Thật t́nh, tôi không đến Đường Sách thường xuyên v́ đă lớn tuổi, ngại di chuyển. Tuy vậy, mỗi khi đến đây tôi lại khám phá nhiều điều bất ngờ. Đến Đường Sách tôi thường ghé lại những gian hàng bán sách cũ, chọn mua vài quyển và ngồi uống cà phê để đọc lướt qua.

    https://i.postimg.cc/59w0f32x/6-Phot...6-20-12-25.jpg
    Chuyện tṛ cùng bạn bè bên ly cà phê

    Có lần một thanh niên trẻ ghé bàn tôi và xin phép “nhờ” tôi làm mẫu để anh chụp ảnh. Quả là một lời đề nghị đầy bất ngờ. Anh thanh niên đang học một lớp nhiếp ảnh và hôm đó đi thực tập sáng tác. Tôi vốn thích chụp ảnh nên có người lại chụp cho ḿnh th́ chẳng có lư do ǵ để… từ chối.


    Tác phẩm của người thanh niên chụp một ông già

    Chụp xong, anh xin tôi địa chỉ email để gửi tác phẩm của ḿnh. Vài hôm sau, tôi nhận được mấy kiểu ảnh anh chụp. Anh thanh niên đă giữ đúng lời hứa và ảnh anh chụp c̣n đẹp hơn tôi ngoài đời gấp ngàn lần!

    https://i.postimg.cc/8zbXGxqh/8-Phot...6-20-12-15.jpg
    Bức h́nh thực tập thứ hai

    Đường Sách c̣n là nơi bạn bè văn nghệ gặp nhau để hàn huyên hay được mời nhau tham dự buổi giới thiệu sách của ḿnh. Đây cũng là nơi lư tưởng để cập nhật tin tức, người c̣n, người mất trong buổi xế chiều. Tôi vốn ít đi chơi nên những buổi hội ngộ này quả thật là hữu ích vô cùng.


    Bạn bè tặng nhau những sách mới xuất bản

    Khoảng cuối năm 2017 trong một lần đến Đường Sách (qua ngơ đầu đường Hai Bà Trưng) tôi thấy một tấm bích chương rất đẹp như để chào đón khách đến đây. Tấm bích chương ghi lại một danh ngôn:

    “Không cần phải ĐỐT SÁCH để phá hủy một nền văn hóa, chỉ cần buộc người ta NGỪNG ĐỌC mà thôi”

    Bên dưới những ḍng chữ đó là tên của Mahatma Gandhi để trong ngoặc đơn với hàm ư ông là tác giả của câu nói đó. Ông Ghandi được người Ấn Độ coi là “thánh sống” với chủ trương chống lại người Anh bằng đường lối bất bạo động.


    Tấm bích chương tại Đường Sách (phía đường Hai Bà Trưng)

    Tôi rất tâm đắc với câu nói đó v́ quả thật sau biến cố năm 1975 sách cũ đă bị đốt trong chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy”. V́ thế nên tôi mới t́m hiểu thêm về câu nói này trên Google. Hóa ra, người nói câu đó lại là nhà văn người Mỹ gốc Thụy Điển, Ray Douglas Bradbury (1920 – 2012) chứ không phải là ông Gandhi!

    Ông Bradbury chuyên viết về chuyện kinh dị và khoa học giả tưởng. Vào năm 2012, tàu Curiosity Rover của NASA hạ cánh trên Sao Hỏa được đặt theo tên ông, "Bradbury Landing". Nguyên văn danh ngôn của ông Ray Douglas Bradbury trong tiếng Anh như sau:

    “You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them" (tham khảo: https://www.brainyquote.com/quotes/ray_bradbury_120122).



    Lăo Tử cũng đă để lại cho đời một câu nói bất hủ: "Làm thầy thuốc mà sai lầm th́ chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm th́ tàn hại cả đất nước; làm văn hóa mà sai lầm th́ gây tai họa cho muôn đời".

    Tôi không có ư quy chụp chuyện sai lầm đến độ “tai họa cho muôn đời” trong việc trích dẫn câu nói của nhà văn Ray Douglas Bradbury là người sống trong thế kỷ của chúng ta thành… Ông Thánh Mahatma Gandhi (1869 – 1948).

    Viết ra đây để thấy, xây dựng Đường Sách sẽ là một “chuyện nhỏ” nếu đem so sánh với Đường Đời. Dù sao đi nữa, sách cũng chỉ là một công cụ phục vụ cho đời sống của chúng ta. Sách có thể hay hay dở và cuộc đời của chúng ta cũng chỉ phần nào lệ thuộc vào sách vở mà thôi.

    Rất may, tấm bích chương đầy màu sắc đó đă không c̣n hiện diện tại Đường Sách nữa. Có lẽ những người làm văn hóa cũng nhận ra ḿnh đă sai lầm nên “khẩu hiệu” này đă.. âm thầm ra đi!


    Chụp ảnh bên tấm bích chương (ảnh: Ngô Thế Vinh)

    ***

  4. #524
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhiếp ảnh trên lá cây

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...en-la-cay.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014
    Binh Danh & nhiếp ảnh trên lá cây

    Nhiếp ảnh là việc tạo ra h́nh ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng được thực hiện bằng các phương tiện cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh.

    Ảnh cố định đầu tiên được chụp năm 1826 bởi Joseph Nicéphore Niépce bằng một máy ảnh hộp gỗ do Charles và Vincent Chevalier sáng chế tại Pháp. Niépce dựa trên khám phá của Johann Heinrich Schultz vào năm 1724 khi ông phát hiện hỗn hợp bạc và phấn bị đen lại khi gặp ánh sáng.

    Các máy ảnh đầu tiên thường có thêm hộp trượt ra-vào để lấy độ nét. Mỗi lần thu h́nh, một tấm chất nhạy sáng được đặt vào chỗ màn ảnh ngắm. Quy tŕnh “daguerreotype”, đặt theo tên của Jacques Daguerre, là dùng tấm đồng, c̣n quy tŕnh “calotype”, do William Fox Talbot phát minh, th́ thu h́nh lên tấm giấy.


    Máy ảnh vào thế kỷ 19 có thân xếp để lấy nét

    Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không nói đến những h́nh ảnh tạo ra từ máy ảnh cơ hay máy ảnh kỹ thuật số mà đề cập đến một h́nh thức mới lạ: “nhiếp ảnh trên lá cây” do một người Mỹ gốc Việt sáng tạo.

    Nhiếp ảnh gia kiêm nghệ sĩ Binh Danh c̣n rất trẻ, anh chào đời tại Việt Nam ngày 9/10/1977. Gia đ́nh Danh vượt biên năm 1979 và định cư tại Hoa Kỳ khi anh mới tṛn 2 tuổi. Năm 2002 Danh tốt nghiệp San José State University với văn bằng Cử nhân Nghệ thuật (Bachelor of Fine Arts), chuyên ngành nhiếp ảnh.

    Binh Danh cũng là một trong những nghệ sĩ trẻ nhất khi anh học tiếp chương tŕnh Cao học Nghệ thuật (Master of Fine Arts) tại Stanford University khi mới 25 tuổi. Tại đây, anh chọn chủ đề nghiên cứu về “studio art”, tạm dịch là nghệ thuật pḥng chụp h́nh.


    Binh Danh

    Rời khỏi Việt Nam lúc mới 2 tuổi, Danh có tham vọng muốn t́m hiểu về cuộc chiến tranh tại quê hương mà người Mỹ gọi là “Vietnam War” trong khi ở trong nước lại gọi là “Chiến tranh chống Mỹ”. Anh sưu tầm những h́nh ảnh về cuộc chiến và tái tạo chúng qua một kỹ thuật mới mà anh gọi là “chlorophyll print”, một h́nh thức in ảnh phối hợp với chất diệp lục sẵn có trên lá cây để có những tấm… "ảnh diệp lục".

    Thay v́ có những tấm h́nh in trên giấy, Danh chọn lá cây hoặc lá cỏ thích hợp ngay trong vườn nhà để in ảnh. Danh bắt đầu thử nghiệm sự kết hợp giữa nhiếp ảnh với quá tŕnh quang hợp của lá cây: anh đặt tấm film âm bản lên lá cây, cố định chúng bằng những tấm kính, sau đó phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời.

    Anh gọi đó là "ảnh diệp lục" v́ chất diệp lục của lá khi tiếp xúc với cường độ ánh sáng khác nhau sẽ chuyển thành những màu sắc khác nhau, tạo nên những chi tiết của ảnh ngay trên lá cây. Dĩ nhiên là những màu sắc kết hợp từ trạng thái diệp lục với ánh sáng mặt trời trên lá cây tạo ra một bức ảnh khác hẳn với ảnh nguyên thủy trên giấy và đó cũng là giá trị của “ảnh diệp lục”.

    Tỷ lệ thành công của quá tŕnh “ảnh diệp lục” khá thấp, khoảng 20%, nghĩa là cứ 5 tấm h́nh anh phơi th́ chỉ một tấm thành công. Thời gian phơi có thể là vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài hằng tuần v́ lư do thời tiết. Mỗi chiếc lá sau khi được kết hợp thành công giữa nhiếp ảnh và sinh học sẽ được Binh Danh che phủ bằng nhựa thông (resin) và được đặt trong khung kính để bảo quản.


    Có thể nói, Binh Danh là một nhà nhiếp ảnh không tác phẩm. Bộ sưu tập về cuộc chiến tại Việt Nam mang tựa đề “Immortality, The Remnants of the Vietnam and American War” gồm 11 tấm “ảnh diệp lục”, hay nói khác đi, 11 tấm ảnh đó là của các phóng viên chiến trường được Danh dùng để tái tạo trên lá cây. Hiểu theo một nghĩa khác, đó chính là tác phẩm của anh với sự góp sức của những người khác!

    Chúng tôi tŕnh bày 11 tác phẩm này theo thứ tự thời gian thực hiện. Năm 2000 chỉ có duy nhất một bức “ảnh diệp lục” trên nền lá dài theo chiều ngang, h́nh ảnh một toán binh sĩ Mỹ hành quân tại miền Nam Việt Nam. Chiếc lá nền đă ngả sang màu vàng úa và người xem thấy ngay hiệu ứng của những bóng ma thể hiện qua ảnh. Thế cho nên Binh Danh đặt tên bức này là “Drifting Soul”.



    Drifting Soul (2000)

    Năm 2005 có tất cả 6 bức được Binh Danh thực hiện. Người ta nhận ra ngay nhóm ảnh này được chia thành 2 chủ đề: (1) chiến tranh đối với những người cầm súng; và (2) hệ quả của nó đối với những thường dân.

    Ở tấm h́nh nang tên “Battlefield” dưới đây có bóng dáng chiếc trực thăng trên lá và những người lính nổi lên giữa những đường gân lá đă ngả màu trên chiến trường.

    https://i.postimg.cc/G24Vgny8/200-4-...eld-2-2005.jpg
    Battlefield (2005)

    “Barracked” là bức ảnh những người lính t́m sự an toàn giữa những bao cát vây quanh. Ngoài hai người lính Mỹ đội nón sắt xuất hiện ở tiền cảnh ta c̣n thấy một người nhỏ con, đội nón vải ngồi phía sau. Có thể đoán ngay đó là người Việt, thường là “trung sĩ thông dịch viên đồng hóa” được phân công đi theo các đơn vị của Hoa Kỳ.




    Barracked (2005)

    Làm nền cho bức h́nh kế tiếp chỉ là một nửa chiếc lá. Từ trên sống lá là một chiếc B52 đang thả hàng loạt quả bom từ trên các tầng mây trắng xóa. Binh Danh đặt tên bức h́nh này là “Fire in the Sky”.


    https://i.postimg.cc/vBx2L7J5/200-6-...e-sky-2005.jpg
    Fire in the Sky (2005)

    Ở chùm ảnh thứ hai là những nạn nhân vô tội của chiến tranh. Trong bức ảnh “Combust”, những đường gân lá gợi cho người xem h́nh ảnh những tia sét đánh xuống thi thể người đàn ông nằm chết, trên ḿnh chỉ c̣n độc chiếc quần đùi mầu đen sậm.

    https://i.postimg.cc/bYbFZTHh/200-7-Combust-2005.jpg
    Combust (2005)

    H́nh kế tiếp là một người đàn bà ngồi ôm đứa con nhỏ, hy vọng cô bé vẫn c̣n sống v́ một tay bám víu vai của mẹ. Người đàn bà có khuôn mặt hốt hoảng, miệng bà mở lớn có lẽ v́ gào thét trong cảnh lửa đạn. Bức h́nh “Mother and Child” vừa sống động nhưng cũng vừa cảm động dù được thể hiện trên một chiếc lá có nhiều nếp gấp.



    Mother and Child (2005)

    “Part of War” là bức ảnh được Binh Danh tái hiện trên lá cây từ một tấm h́nh đăng trên Life của phóng viên ảnh Ronald L. Haeberle. H́nh chụp thi thể nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968 và đă trở thành một trong những “vũ khí” hữu hiệu của những người phản chiến tại Hoa Kỳ.

    Trong kho ảnh của tôi trên Flickr có tấm h́nh gây nhiều tranh căi đó với gần 1.000 người xem (Xem h́nh tại: http://www.flickr.com/photos/nguyen_...57607206524413). Và đây là bức ảnh của Ronald L. Haeberle qua kỹ thuật thể hiện trên lá cây của Binh Danh:


    https://i.postimg.cc/W1p9fPRN/200-9-...f-War-2005.jpg
    Part of War (2005)

    Năm 2006 Danh c̣n thực hiện một tấm h́nh có liên quan đến những người dân thường trong cuộc chiến. Bức h́nh mang tên “Untitled” trên một chiếc lá hoàn chỉnh với đầy đủ cuống lá, gân lá. Ánh mắt của người đàn ông trong h́nh ngồi ôm một em bé nói lên thật nhiều điều và cũng trả lời thật nhiều câu hỏi tại sao lại có chiến tranh?



    Untitled (2006)

    Lá phong vốn rất cân đối về bố cục nên được Binh Danh chọn làm nền cho một bức h́nh mang tên Helicopter. Người ta thấy cả một phi đội trực thăng xuất hiện trên bầu trời màu lá úa. Theo tôi, đây là một trong những bức ảnh diệp lục thành công nhất của Danh.

    https://i.postimg.cc/jqzZxjtq/200-11...opter-2006.jpg
    Helicopter (2006)

    Một bức h́nh thành công không kém “Helicopter” là “Ambush in the Leaf”, một cái tên vừa gợi ư gần lẫn ư xa. Trước mắt chúng ta thấy một bà mẹ và 2 đứa con ẩn ḿnh qua chiếc lá nhiều cạnh, khuôn mặt của cả ba người dân quê lộ vẻ sợ hăi.


    Họ sợ ǵ? Tôi nghĩ người mẹ đang cố t́m cách che chở những đứa con trước họng súng của một người lính. Chiến tranh là vậy, dù phần thắng nằm ở phe nào nhưng những người dân vô tội luôn nằm ở phía thua thiệt nhất.



    https://i.postimg.cc/TYfQpX3V/200-12...eaf-4-2007.jpg
    Ambush in the Leaf (2007)

    Tác phẩm cuối cùng của bộ ảnh về chiến tranh tại Việt Nam được Danh thực hiện năm 2008. Cũng vẫn h́nh ảnh của những chiếc B52 và những quả bom được in trên một chiếc lá, trông tựa như lá sen, và được bố cục theo chiều thẳng đứng. Những cái bóng chập chờn trên lá tạo cảm giác như bóng dáng của tử thần ẩn hiện trên bầu trời có sức tiêu diệt mọi sinh vật trên mặt đất.

    https://i.postimg.cc/2S5w7Fv3/200-13-Shock-Awe-2008.jpg
    Shock & Awe (2008)

    Sau chiến tranh Binh Danh đă trở về Việt Nam và sang nước lân cận Campuchia để chứng kiến dấu tích của một thời bom đạn. Tại Campuchia, anh đă đến trại tù S-21 dưới thời Khmer Đỏ của Pol Pot mà trước đó là một trường học. Gần 14.000 người gồm đủ mọi lứa tuổi đă bị hành quyết, đến năm 1979 nơi đây chỉ c̣n lại vài chục người sống sót. Binh Danh viết về chuyến đi Campuchia:

    “Khi đến Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng tôi mới h́nh dung được cảnh chết chóc… Hàng trăm chân dung những tù nhân đă bị giam giữ và thủ tiêu tại đây vẫn c̣n được lưu trữ, mỗi người đều mang một con số và con số đó theo họ cho đến lúc qua đời”.

    Binh Danh chụp lại một số chân dung người Campuchia và khi về Mỹ anh thực hiện một bộ sưu tập 11 bức chân dung trên lá cây và trên cỏ mang chủ đề “Ancestral Altars” vào năm 2005. “Found Portrait # 24” là bức chân dung của một người đàn ông được thực hiện trên cỏ:

    https://i.postimg.cc/yNgyw1LH/200-14-Found-Portrait.jpg
    Found Portrait # 24

    “The Leaf Efffect: Study for Transmission # 13” là cả một nhành cây nhiều lá, mỗi chiếc lá mang chân dung của một phụ nữ, có tổng cộng 13 chiếc tượng trưng cho 13 số phận những người đă khuất.

    Kỹ thuật thực hiện ảnh trên cành phức tạp hơn thực hiện trên lá v́ phải sử dụng phim âm bản cho từng người. Như vậy, Binh Danh đă phải dùng tới 13 tấm phim cho 13 chiếc lá. Quả là một công tŕnh đáng khâm phục.



    The Leaf Efffect: Study for Transmission # 13

    Mùa hè năm 2002, Binh Danh và mẹ về thăm lại ḥn đảo Pulau Bidong, Malaysia, nơi gia đ́nh anh đặt chân đến sau khi rời Việt Nam vào năm 1979. Danh kể lại:

    “Chúng tôi chụp h́nh và có cơ hội thu thập được nhiều giấy c̣n sót lại tại những căn nhà trống vắng. Giấy tờ bao gồm thư từ và hồ sơ của chính phủ Mă Lai… hầu hết đă bị mối mọt ăn hoặc bị xuyên thủng bởi cây cỏ mọc chen. Giấy tờ vẫn c̣n hiện diện rải rác ở đâu đó sau hơn một thập kỷ…”

    https://i.postimg.cc/28kFCF0T/200-16-Pulau-Bidong.jpg
    Letters from Pulau Bidong Island (2003)

    https://i.postimg.cc/dt5R3kXF/200-17-Pulau-Bidong-1.jpg
    Letters from Pulau Bidong Island (2003)

    Binh Danh c̣n có một bộ sưu tập chân dung những người lính Mỹ đă bỏ ḿnh trên chiến trường Việt Nam dựa theo một trang báo của tạp chí Life năm 1969 mang tựa đề “One Week’s Dead”. Bài báo đưa tin và ảnh của 242 thanh niên Mỹ đă tử trận chỉ trong trong ṿng một tuần lễ, tựa như một trang kỷ yếu (year-book) của học sinh trung học nhưng chỉ toàn là di ảnh của người chết.

    14 bức chân dung được in trên lá cỏ theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Người ta có cảm tưởng như đang chiêm ngưỡng những bức chân dung người chết tại một thảm cỏ trong nghĩa trang tĩnh lặng…


    Dead Son # 1


    Dead Son # 2

    Bằng lối sáng tạo h́nh ảnh trên lá và cỏ, Binh Danh đă tái tạo nên lịch sử. Kỹ thuật nhiếp ảnh mới lạ của anh đă để lại một dấu ấn đậm nét của quá khứ, một quá khứ nhiều người muốn quên đi nhưng cũng có nhiều người muốn giữ lại. Dù cố quên hay cố nhớ, người ta không khỏi khâm phục tính sáng tạo của anh qua những bức ảnh lá cây.

    Về phần ḿnh, Binh Danh cho biết anh tự coi ḿnh chỉ là người thợ gốm sứ chứ không phải là nhà nhiếp ảnh đúng nghĩa của nó. Tác phẩm do anh “nhào nặn” quả thật đă để lại cho người xem nhiều suy nghĩ.


    Binh Danh

    ***

    B́nh luận trên FB:

    https://i.postimg.cc/7PWdmGcZ/capture-05.jpg


    ***
    4 nhận xét:

    Phuoc Le04:43 10 tháng 3, 2014
    Tấm "Fire in the sky" là h́nh chiếc F-4 Phantom chứ đâu phải B.52,tấm "Shock&Awe" là h́nh những chiếc máy bay Mig của Nga.Bạn có nhầm không ?

    Trả lời
    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen05:49 10 tháng 3, 2014
    Tôi đă chỉnh lại theo gợi ư của bạn: h́nh "Fire in the Sky" tôi đă thêm (?) sau máy bay B52 c̣n tấm "Shock & Awe" B52 được thay bằng "máy bay". Quả thật về máy bay tôi không rành cho lắm,, xin cám ơn bạn về những góp ư.

    Trả lời

    Duong Man01:33 11 tháng 3, 2014
    Rất đôc đáo một trường phái mới trong nghệ thuật nhiếp ảnh

    Trả lời

    PHUOCVINH22:54 19 tháng 12, 2015
    Quá xúát sắc và độc đáo anh ấy đả tạo một ấn tượng mới cho nghành nhiếp ảnh

    Trả lời

  5. #525
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Một người thầy

    https://chinhhoiuc.blogspot.com/2019...guoi-thay.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019
    Tản mạn về một người thầy

    Tôi vẫn thường nói đùa, Giáo sư Bùi Dương Chi là một trong những người Việt tỵ nạn đến Hoa Kỳ sớm nhất. Chính xác là vào năm 1974, một năm trước ngày “định mệnh” khi Miền Nam… “đổi chủ”.

    Sớm là v́ ông rời Việt Nam để nhận học bổng của Đại học Boston, Massachusetts, môn Cao học Giáo dục khi Sài G̣n vẫn c̣n ch́m đắm trong lửa đạn chiến tranh. Đến khi tốt nghiệp, ông không thể về nước và đă trở thành người tỵ nạn “bất đắc dĩ” để bắt đầu cuộc sống mới nơi đất khách.



    GS Bùi Dương Chi tại Sài G̣n, 2015

    Âu đó cũng là một “duyên may” khi tôi được học Anh văn với GS Chi năm lớp Đệ Tam và Đệ Nhị tại trường Trung học Ban Mê Thuột. Phải nói, cuối thập niên 60 Anh văn là một môn học đă thu hút sự chú ư của học sinh khi cuộc chiến tại Miền Nam bắt đầu “leo thang” với sự hiện diện của Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác.

    Thầy và tṛ chỉ hơn nhau 7 tuổi nhưng quả thật GS Chi đă “thổi” vào đầu óc học tṛ tỉnh nhỏ chúng tôi “một luồng gió mới” về môn Anh văn, nhưng quan trọng hơn cả là những suy nghĩ về cuộc sống. Đó là điều đọng lại sâu đậm nhất dù chỉ hai năm ngắn ngủi nhưng tràn đầy kỷ niệm của tuổi học tṛ.

    Anh văn hồi tôi c̣n đi học chỉ là môn sinh ngữ phụ, sau tiếng Pháp. Ấy thế mà chỉ trong 2 năm mọi chuyện đă thay đổi, nó trở thành sinh ngữ chính lúc nào không biết. Thầy Chi có một phương pháp dạy học rất mới, ông kết hợp sách giáo khoa với âm nhạc, văn chương và cả với các hoạt động ngoài lớp học.

    Ông dạy chúng tôi những bài thuộc loại dân ca Hoa Kỳ như “Five hundred miles” (1), những truyện ngắn nổi tiếng như của O’Henry, “The gift of the magi”, và thiết thực hơn nữa, ông tổ chức xây thư viện trong sân trường. Học sinh tự làm gạch rồi tự xây một thư viện “bỏ túi” để vào ngồi đọc sách!



    Thầy Chi và Thư viện trường Trung học Ban Mê Thuột

    Rồi thời gian qua đi, thầy tṛ gặp lại nhau khi GS Chi về Sài G̣n để làm thủ tục du học năm 1974. Khi đó tôi đă là giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội và hai thầy tṛ lên An ninh Quân đội (Số 4 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) để tôi đứng ra bảo lănh cho thầy đi Mỹ du học theo luật định hồi đó!

    Cả hai thầy tṛ đều không ngờ đó là lần cuối của thầy tại Việt Nam, rơ hơn là dưới chính thể VNCH. Cuộc đời của một giáo sư Anh văn đă bước sang một trang mới, tôi gọi đó là “đời tỵ nạn”, khác hẳn với đời của một giáo chức ngày xưa.


    Qua những hồi ức mang tên “Tôi du học”, chúng ta hiểu được phần nào cuộc sống của người tỵ nạn những ngày đầu sau biến cố 30/04/1975. Thầy Chi viết:

    “Tốt nghiệp NK [niên khóa] 1975-1976 tôi theo lời khuyên của thân nhân xuống tiểu bang Virginia kiếm việc v́ nơi đây đang tuyển dụng giáo viên dậy tiếng Anh cho học sinh nhập cư. Nộp đơn và tờ khai quá tŕnh dậy học mới mấy ngày là tôi đă nhận được thư nhanh mời đến Pḥng Nhân Viên để Tiểu Ban Tuyển Dụng phỏng vấn”.

    Thầy Chi đă được tuyển dụng làm giáo viên tiếng Anh, là “ngôn ngữ thứ hai” (ESL – English as a Second Language), kiên tư vấn cho Ủy ban v́ sĩ số Trung-Tiểu học và Mẫu giáo tại Fairfax khi đó đă lên tới khoảng 188.000 học sinh với gần 1/3 có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh.

    Thầy được xếp vào bậc lương “Step 5”, bậc cao nhất dành cho những người ngoài tiểu bang đến dậy với kinh nghiệm trên 5 năm. Trước khi nhận việc, thầy Chi được thuyết tŕnh rất kỹ về nền giáo dục Hoa Kỳ, chẳng hạn như nguyên tắc “Spare the rod, spoil the child” (Tha roi vọt là làm hư trẻ) hoàn toàn không được áp dụng tại Mỹ.

    Giáo viên nào xúc phạm đến thân thể học sinh trong bất kỳ t́nh huống nào là vi phạm luật giáo dục và cả luật h́nh sự. Ông Giám đốc Nhân viên nhấn mạnh đó là nguyên tắc mà tất cả mọi giáo viên cũng như ban Giám hiệu phải tuân thủ triệt để tại Hoa Kỳ. Ông c̣n giải thích thêm, “In Rome do like the Romans” (Ở La Mă phải hành xử như người La Mă).

    Điều khiến thầy Chi bối rối là vấn đề quốc tịch. Theo luật định, giáo viên phải có quốc tịch Mỹ nên nhà trường có lời khuyên ông nên đến Sở di trú nộp đơn nhập quốc tịch càng sớm càng tốt. Ông rất khó xử v́ không có ư định bỏ quốc tịch Việt Nam. Thấy vậy, ông Giám đốc khuyên thầy nên suy nghĩ kỹ về vấn đề này sau niên học đầu tiên.


    "Tôi du học" - Bùi Dương Chi

    Đang từ một nền giáo dục của VNCH với 3 nguyên tắc "Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng" thầy Chi được tiếp xúc với một lư thuyết mới lạ của Hoa Kỳ, trong đó vai tṛ của thầy và tṛ được xác định qua phương châm: “Đừng đi đằng trước tôi, tôi không theo đuôi; đừng đi đằng sau tôi, tôi không dẫn lối; hăy đi bên cạnh tôi và làm bạn của tôi” (2). Ông viết:

    “Ở Mỹ, trong một niên khóa, học sinh thường học từ 190 đến 200 ngày… Học sinh nhà nghèo được mượn sách và ăn trưa miễn phí. V́ quận Fairfax rất khá giả [về ngân sách] nên nhiều em c̣n được ăn điểm tâm dù cha mẹ không phải là công dân Mỹ.

    “Tiết 2 thường gọi là “Homeroom”. Tất cả các học sinh cùng lớp phải về pḥng của giáo viên hướng dẫn (chủ nhiệm) để điểm danh, chào cờ, nghe thông cáo, thảo luận sinh hoạt hiệu đoàn (ngoại khóa), v.v…

    “Trừ tiết “Homeroom”, tiết thể dục và tiết ăn trưa, học sinh thường học 4 tiết mỗi ngày, tùy theo tŕnh độ và các môn đă chọn được ghi trong thời khóa biểu cá nhân để đi đến pḥng học…

    (hết trích)

    Một đặc điểm của nền giáo dục trung học Hoa Kỳ là chương tŕnh “G & T” (Gifted & Talented - Thiên phú & Tài năng). Những em dù điểm trung b́nh thấp vẫn có thể được chọn vào nhóm này miễn là có lư luận sắc bén, có ư kiến khác người hoặc thậm chí có óc tưởng tượng phong phú.

    Theo GS Chi, nhờ những chương tŕnh t́m kiếm và đào tạo nhân tài như vậy mà Hoa Kỳ luôn giữ ngôi vị hàng đầu trong các lănh vực khoa học, nghệ thuật, kinh tế, quân sự…


    “School bus” chở học sinh đến trường và về nhà

    Cuối niên khóa 1981-1982 Khu học chính Fairfax lại gửi văn thư nhắc về việc nhập quốc tịch Mỹ. Thầy Chi suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Ông cho rằng giáo viên dạy trung và tiểu học ở Mỹ khác hẳn với công việc của một giáo sư dạy trung học tại Việt Nam mà ông đă trải qua.

    Khi c̣n dạy Đệ nhị cấp tại Ban Mê Thuột ông chỉ dạy có 12 tiếng mỗi tuần và được trả lương phụ trội nếu dậy thêm giờ. Ở Mỹ, ông làm việc 8 tiếng mỗi ngày, kể cả công việc chăm lo cho học sinh tại căng-tin!

    Cuối cùng, thầy Chi tạm xếp bút nghiên để hành nghề lao động tự do! Ông chọn nghề thợ sơn và sửa chữa lặt vặt sau khi đă nghiên cứu sách vở và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.

    Để quảng cáo, ông nhờ người quen thiết kế “tờ rơi” (flyer), in thành 1.000 bản rồi đem bỏ vào thùng thư hoặc gài vào khe cửa từng nhà khắp vùng Tây Bắc Washington thay v́ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông rất tốn kém.


    Tờ rơi quảng cáo dịch vụ sơn sửa nhà cửa

    Chờ đợi hơn một tháng mà chẳng thấy một người khách nào gọi điện thoại đến! Ông bắt đầu nao núng với số tiền đă bỏ ra mua dụng cụ, tiền trả góp xe pick-up để chuyên chở đồ đạc. Tức cảnh ông làm thơ than thở:

    “Chờ hoài khách không gọi,
    Quanh quẩn đếm ngày qua,
    Khoan, ḱm, cưa, búa… rỉ
    Bạc đầu ai biết ta?”



    Đầu tư cho một nghề mới

    Thế rồi khách hàng đầu tiên cũng xuất hiện. Ông kể lại lần “mở hàng” trong “Tôi du học”:

    “Tổ sơn mộc chắc thấu t́nh nên ít lâu sau đó có một bà gọi điện thoại hỏi tôi nhận sơn sửa lặt vặt không? Mừng quá tôi thưa: “no job is too small” nhưng giả bộ bận việc, tôi gồng ḿnh nói tuần tới mới có thể ghé qua xem việc được. Rất may bà chịu chờ. Tới ngày hẹn, tôi mặc một bộ quần áo bạc mầu, khuỷu tay và đầu gối vá thêm vải lót, lái xe tới đậu gần nhà bà, căn y chang giờ giấc rồi cầm sổ tay bước lên thềm nhấn chuông.

    “Chờ một hồi vừa nghe tiếng chó con sủa th́ một bà đứng tuổi mở cửa ra gặp. Bà xin lỗi v́ mắc bận điện thoại đường dài. Tôi tươi tỉnh chào và xin xem nơi cần sơn sửa. Bà dẫn ra nhà để 2 xe (2-car garage) bảo tôi con bà sắp vào Đại học nên đă đến lúc gỡ bỏ khu bóng rổ, trám xi măng các lỗ xoắn, thay mấy khung kính bị rạn nứt phía trên cửa và sơn 3 mặt ngoài của garage ăn thông với nhà bếp.

    “Chăm chú ghi chép xong, tôi ra giá. Bà bằng ḷng. Tôi cám ơn và một lần nữa lại giả bộ bận bịu nên nói để tôi xem lại lịch làm việc rồi sẽ bắt đầu.

    (hết trích)

    Sau mấy ngày lao động cật lực, kể cả việc quét dọn sạch sẽ “hiện trường” và trừ đi tiền mua vật liệu… tiền công ông kiếm được trong “phi vụ” đầu tiên bằng cỡ ¼ lương tháng của một giáo viên!

    Với chủ trương “lấy công làm lời” của một “tay ngang”, thầy Chi đă bắt đầu một cuộc sống lao động chân tay, khác hẳn với những ngày lao động trí óc trước đó. Vị khách hàng đầu tiên rất hài ḷng với công việc thầy Chi đă làm và từ đó giới thiệu với bạn bè có nhu cầu sửa chữa.

    Dần dà, qua những lời giới thiệu truyền miệng (words of mouth), những tháng sau đó thầy Chi đă có từ một đến hai khách hàng. Người xưa đă nói “năng nhặt chặt bị” quả là không sai!

    Đây cũng là dịp tốt để ông tiếp xúc với giới tinh hoa của khu phố cổ Georgetown tại thủ đô Washington. Khu này rất nổi tiếng v́ là nơi sinh sống của những nhân vật thành đạt trong giới hàn lâm, chính khách và doanh nhân.

    Thầy Chi dần dần phát triển dịch vụ sơn sửa nhà cửa với một ông anh ruột, một người bạn cũ là cựu giáo sư ngày xưa cùng dậy học trên Ban Mê Thuột… rồi lại c̣n thêm 3 anh em ruột thuộc loại “thợ ǵ cũng làm” khi mới vượt biên sang Hoa Kỳ.

    Có thể nhờ vào nhân cách của cả tốp thợ tay ngang nên khách hàng, những người cần sự an toàn và riêng tư, rất tin tưởng khi giao phó công việc sửa sang nhà cửa.

    Thầy Chi c̣n giữ được thư cám ơn của một viên chức Quỹ Dự trữ Tiền tệ Liên bang. Âu đó cũng là một phần thưởng tinh thần dành cho những người Việt chân chính tại đất Mỹ, bất kể đó là lao động trí óc hay lao động chân tay.


    Thư cám ơn của một khách hàng

    Chuyện “Tôi du học” của GS Chi là như vậy. Tuy nhiên tôi lại nghĩ, nên đặt tên cho chuyện này là chuyện của những người di tản thời kỳ đầu tiên trên đất Mỹ để chúng ta có thể biết chi tiết hơn về cuộc sống của những người tha hương… “bất đắc dĩ”!

    ***

    Chú thích:

    (1) Bản nhạc “Five hundred miles” có kèm lời ca với hơn 6 triệu người vào nghe:
    www.youtube.com/watch?v=4ExNM0RrH0o.

    (2) “Don’t walk in front of me, I will not follow; don’t walk behind me, I will not lead; walk beside me and be my friend”.


    ***

    Tham khảo thêm:

    * “T́nh nghĩa thầy tṛ”
    chinhhoiuc.blogspot. com/2014/07/tinh-nghia-thay-tro.html

    * “Qùa Giáng Sinh” (The Gift of the Magi)
    chinhhoiuc.blogspot. com/2017/12/qua-giang-sinh.html

    ***

  6. #526
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Vũ trụ, tôn giáo, và con người

    http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/04...con-nguoi.html

    Vũ trụ, tôn giáo, và con người

    Nguyễn Tài Ngọc

    http://www.saigonocean.com/trangNguy...goc/vanNTN.htm



    Ảnh NASA


    Ba weekend trước vợ chồng tôi dự một đám tang. Khi c̣n trẻ, chúng ta chỉ bận rộn lo về đời sống, nhưng đến tuổi gần đất xa trời, không ai mà không nghĩ đến một ngày nào khi nằm xuống, chúng ta sẽ đi đâu, Bến Hải hay Cà Mau?
    https://i.postimg.cc/d3fyXbkL/image004.jpg
    https://i.postimg.cc/cJT62pP0/image006.jpg

    Tôi đă đến cái tuổi không c̣n thiết tha với nấu bánh chưng mỗi lần Tết đến, không nghĩ đến mỗi lần lái xe phải ngồi lên chiếc Lexus hay Mercedes cho êm mông, khi ra đường chỉ cần mặc quần xà-lỏn cho thoải mái thay v́ diện mạo chỉnh tề, muốn vất hết đồ đạc dư thừa trong nhà từ quần áo đến TV bàn ghế để chỉ sống với khoảng không trống vắng: tôi đă sẵn sàng chờ đợi chuyến xe sang ngang nửa đêm về sáng, không phải sang ngang về nhà vợ mà về một phương trời thăm thẳm ở bên kia thế giới.

    Nói "sẵn sàng" th́ cũng hơi vô lư v́ làm sao một người có thể sẵn sàng rời bỏ một thế giới thực tại với xă hội quen thuộc cả chục năm, có thể tách rời những vật chất tạo cho ḿnh có một đời sống thoải mái, có thể vĩnh viễn bỏ lại gia đ́nh với t́nh cảm gắn bó. Thế nhưng từ giă thế giới là một sự bắt buộc chứ không phải là một điều chọn lựa. Nó là một hành quyết đau khổ giữa trưa đúng ngọ nhất định sẽ xẩy ra chứ không phải là ân ái sung sướng giờ Tí canh Ba không thực hành cũng chẳng sao, thành thử ra một người phải chuẩn bị cho cái ngày xấu trời đó.

    Từ xưa đến nay, chưa một người nào sau khi ngủm củ tỏi, thân xác đă đốt thành tro hay chôn ở nghĩa địa, lại trở lại sự sống v́ ghiền xem giải Túc Cầu thế giới hay muốn đi shopping ví xách Louis Vuitton. Có những người chết đi sống lại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trên bàn mổ hay lâm vào t́nh trạng coma bất động, nhưng trong giây phút ngắn ngủi chết đó, họ chỉ thấy một khoảng không tối mực, một đường hầm đen đúa, chứ không một ai thấy thế giới bên kia.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lập luận của tôi dựa trên hai dữ kiện: thứ nhất, chẳng có tôn giáo nào đúng, và thứ hai, vũ trụ quá mênh mông, quả đất chỉ là hạt cát th́ con người trên trái đất sống chết chẳng có nghĩa lư ǵ.

    1. Tôn giáo: Thế giới có 7.6 tỷ người. 75% dân số thế giới tin vào một trong năm tôn giáo sau đây:

    Tôn giáo Số tín đồ Tỷ lệ của dân số thế giới (7.6 tỷ người)

    1. Thiên Chúa giáo 2,420 triệu 33%

    2. Hồi giáo (Islam) 1,800 triệu 23.2%

    3. Ấn Độ giáo (Hinduism) 1,150 triệu 15%

    4. Phật giáo 520 triệu 7.1%

    5. Do Thái giáo (Judaism) 17 triệu .02%

    Thiên Chúa giáo ra từ Do Thái giáo. Thế mà ở nước Do Thái, chỉ có 2% dân chúng tin Thiên Chúa giáo. 74.7% tin Do Thái giáo. Jesus là người Do Thái. Kinh Thánh là lịch sử của dân Do Thái. Dân Do Thái không tin Chúa Jesus th́ tại sao Thiên Chúa giáo - là người ngoại cuộc-, có thể nói dân Do Thái sai?

    Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ. Số người tin Đức Phật ở Ấn Độ chỉ có 0.7%! Số người tin Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ, 2.3%, c̣n nhiều hơn người tin vào Phật giáo. Đại đa số dân Ấn tin vào Ấn Độ giáo, 79.8%. Quốc gia theo Phật giáo nhiều nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Việt Nam, Sri Lanka, Cam Bốt, Hàn Quốc, Taiwan...

    Ấn Độ là nơi xuất xứ Phật giáo nhưng chính người Ấn Độ không tin vào Đức Phật th́ tại sao các quốc gia Á Châu lại tin? Tôi không tin vào Đức Phật v́ một lư do rất đơn giản là Đức Phật cũng là người như tôi, không phải là Đấng sáng tạo loài người. Đức Phật cũng mơ ước một đời sống êm đẹp sau khi chết nên chỉ đưa ra một giả thuyết là nếu tu luyện th́ sau khi chết có thể sẽ được lên Niết bàn. Đây chỉ là một giả thuyết, 100% là không đúng v́ Đức Phật chưa bao giờ có kinh nghiệm chết khi c̣n sống, và Đức Phật sau khi chết không bao giờ trở lại từ thế giới bên kia để xác định giả thuyết của ḿnh là đúng.

    Hồi giáo và Ấn Độ giáo tôi lại càng không tin v́ Hồi Giáo dă man triệt hạ người không tin đạo của ḿnh. Ấn Độ giáo tin vào Đấng Thiêng Liêng muôn h́nh vạn trạng, nhưng không đưa bằng chứng Đấng Thiêng Liêng này sáng tạo loài người.

    Nói chuyện về tôn giáo th́ chán ngấy nên tôi tóm tắt sơ lược các tôn giáo ở phần cuối bài v́ không muốn làm phiền ḷng hàng xóm đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi. Ai bỗng dưng có ư nghĩ đi tu ở núi Tà Lơn v́ người yêu đă đi lấy chồng, muốn vài phút t́m lẽ thật trong khi cả thế giới đi lang thang trong sa mạc Sahara t́m sự sống trong mấy ngh́n năm th́ xin đọc phần cuối.

    2. Vũ trụ: Trong thời kỳ phôi thai của lịch sử con người, trái đất là một cường lực huyền bí, vĩ đại nên quốc gia nào cũng tin là có thần thánh, từ văn minh Hy-Lạp đến văn minh Trung Quốc. V́ không biết là tṛn, ai cũng tưởng trái đất đi muôn ngh́n vạn dặm không bao giờ đến. Họ đặt trái đất là trung tâm của vũ trụ. Thế nhưng khi ngành thiên văn tiền phong của Hy-Lạp, Ai-Cập bắt đầu hiện hữu th́ người ta mới thấy trái đất chẳng những không là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là hạt cát so với cả tỷ ngôi sao khác.

    Năm 1927, một khoa học gia -và cũng là linh mục- người Bỉ tên George Lemaitre, đưa ra một giả thuyết là vũ trụ bắt đầu từ một sự bùng nổ to lớn (Big Bang), bắn ra gas và bụi bặm khắp nơi.




    Năm 1929, với viễn vọng kính đường kính 100 inch đặt ở núi Mount Wilson, California, nhà thiên văn Edwin Hubble khám phá ra các ngôi sao không nằm rời rạc loạn xạ, mà nằm chung với nhau trong những dải ngân hà, galaxies. (Mỗi dải ngân hà trung b́nh có 100 tỷ ngôi sao. Trái đất chúng ta nằm trong dải ngân hà Millky Way, có thể có đến 250 tỷ ngôi sao).


    https://i.postimg.cc/gkDJxFkR/image008.jpg
    Edwin Hubble

    Hubble tưởng là các dải ngân hà gần xa đủ loại có cái đang bay về hướng trái đất chúng ta, có cái bay ra xa, nhưng ông khám phá là tất cả đều càng ngày càng bay xa trái đất (giống như khi trái lựu đạn nổ th́ các miểng đạn bung ra tứ hướng), phù hợp với giả thyết của Lemaitre.

    Vào thập niên 1960, nhờ một sự t́nh cờ trong khi thiết lập antenna để nghe tín hiệu âm thanh giữa các dải ngân hà, hai thiên văn gia Arno Penzias và Robert Wilson (sau này được trao giải thưởng Nobel về Vật Lư) bắt nghe được tiếng vang âm ỉ trong vũ trụ mà sau này họ khám phá là tiếng vang từ "Big Bang".


    https://i.postimg.cc/HkNTMpGJ/image009.jpg
    Arno Penzias và Robert Wilson

    Năm 1991, nhờ viễn vọng kính Hubble trên vệ tinh Cobe đo được phông của bức xạ tàn dư từ thời điểm nổ Big Bang trong quá khứ mà khoa học xác định giả thuyết vũ trụ phát xuất từ "Big Bang" của Lemaitre là đúng.

    Suy diễn ngược thời gian tính toán sự giăn nở của vũ trụ, vị trí, sự di chuyển... của các ngôi sao, các dải ngân hà, khoa học hiện đại xác định nguồn gốc của vũ trụ như sau đây:

    13.81 tỷ năm về trước, một tiếng nổ phát xuất từ một điểm duy nhất, bắn tung gas và bụi bặm, liên tiếp gấp đôi thể tích với tốc độ sao xẹt, 34 con số không trước một giây (10-34 giây)! 380000 năm sau cho đến bây giờ, những thể vật này -bây giờ là những trái banh helium và hydrogen gas-, trở thành những ngôi sao khổng lồ, dính chùm vào nhau trong những giải ngân hà.



    Nếu c̣n sống, Phật năm nay 2563 tuổi, Jesus 2018 tuổi, Muhammad 1448 tuổi. Những năm tuổi này không nghĩa lư ǵ so với khủng long sinh sống ở trái đất 247 triệu năm trước, tuổi của trái đất là 4.543 tỷ năm, và dĩ nhiên tuổi của vũ trụ 13.81 tỷ năm (Sọ thủy tổ loài người hiện hữu trên trái đất xưa nhất mà nhân loại t́m được là 300,000 năm ở Morocco).

    https://i.postimg.cc/4xDrZnk1/image013.jpg
    Những sọ của thủy tổ loài người xưa nhất (giống sọ người hiện đại bây giờ) mà nhân loại t́m ra được hầu hết là ở Phi Châu. Sọ xưa nhất mới khám phá vào tháng 6 năm ngoái, 2017, là ở Morocco (cao nhất bên trái).

    https://i.postimg.cc/Pxh9pcqp/image014.jpg
    Xương khủng long T. Rex t́m được c̣n nguyên vẹn nhiều nhất (90%) ở tiểu bang South Dakota, Hoa Kỳ vào năm 1990, ước lượng sống từ 67 đến 65,5 triệu năm trước . Người ta đặt tên nó là Sue theo tên của bà Sue Hendrickson, người khám phá ra nó chôn trong chân núi. Hiện giờ nó được trưng bày ở Field Museum, Chicago. Tôi đến Bảo tàng viện này vào năm 2012.

    Đi máy bay từ Mỹ về Việt Nam và ngược lại, đường dài xa vời vợi. Ngừng chuyển tiếp ở Taiwan, tổng cộng thời gian bay là 19 tiếng đồng hồ. Đối với con người th́ trái đất quá mênh mông, quá to lớn. Thế nhưng nếu so sánh với vũ trụ th́ trái đất chẳng nhằm nḥ một tí ti ông cụ nào:

    Chu vi của trái đất là 40,070 km (24,900 miles), một con số khá to. Nhưng so với mặt trời th́ trái đất chỉ là hạt cát: mặt trời to hơn trái đất 1.3 triệu lần!



    Mặt trời đỏ ở giữa. Trái đất chỉ là một chấm trắng nhỏ tí bên trái.

    Cùng sự so sánh ấy, mặt trời "không thấm thía" ǵ so với cả tỷ ngôi sao khác trong vũ trụ: có những ngôi sao to gấp tỷ lần - chứ không phải triệu lần- mặt trời! Xin xem đoạn video Youtube này:

    https://www.youtube.com/watch?v=M4M6wlBjU38

    Những ảnh sau đây so sánh các hành tinh, mặt trời và các ngôi sao khác từ nhỏ đến to (https://www.iceagenow.com/Solar_Syst...ve_Size.htm1):








    Antares là ngôi sao sáng thứ 15 trên trời. Antares cách xa trái đất 1000 năm ánh sáng (vận tốc ánh sáng là 186,000 miles/giây , 300,000 km/giây)!

    Ban đêm nh́n lên trời, chúng ta thấy ngh́n ngôi sao.

    https://i.postimg.cc/Jnp9Jqv1/image025.jpg
    Ảnh NASA


    Tôi xin giải thích thêm về "ngôi sao" (star) và hành tinh (planet): Ngôi sao như mặt trời, chứa đựng toàn là khí nóng, 75% hydrogen và 23% helium nên tự nó phát ra ánh sáng. Giống như trái đất và mặt trời, sức hút của ngôi sao giữ lại những khí này trên mặt ngôi sao.

    Hành tinh như trái đất, tự nó không có ánh sáng, quay chung quanh một ngôi sao như mặt trời. V́ hành tinh không có ánh sáng và quá xa trái đất nên viễn vọng kính tốt nhất bây giờ không thể thấy được hành tinh khác. Người ta đoán rằng v́ có cả tỷ ngôi sao như mặt trời trong vũ trụ nên chắc cũng có cả tỷ thái dương hệ như của chúng ta (tám hành tinh quay chung quanh một mặt trời).

    Tuy rằng ngôi sao c̣n quá xa, viễn vọng kính không có khả năng chụp h́nh rơ ràng, nhưng từ giữa thập niên 1990 đến nay, nhờ đo sự co giăn của ngôi sao (khi hành tinh quay chung quanh mặt trời, sức hút của nó làm mặt trời co giăn thành một h́nh tṛn méo), mà khoa học gia khám phá được có hơn năm trăm thái dương hệ.

    Mặt trời là một ngôi sao, th́ có bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết có bao nhiêu ngôi sao trong một dải ngân hà, và bao nhiêu dải ngân hà trong vũ trụ.


    https://i.postimg.cc/zXb9bTjr/image027.jpg
    Dải ngân hà Milky Way (National Geographic)

    https://i.postimg.cc/vZ5kXMk2/image029.jpg
    Ảnh JPL-Caltech

    Trái đất chúng ta nằm trong dải ngân hà Milky Way, với ước lượng có 240 tỷ ngôi sao. Nhưng có những dải ngân hà nhỏ hơn nên chúng ta chỉ tính ước lượng trung b́nh mỗi dải ngân hà có 100 tỷ ngôi sao.

    Số lượng dải ngân hà mà khoa học đoán hiện hữu trong vũ trụ là 10 tỷ dải ngân hà.

    Nhân 100 tỷ ngôi sao với 10 tỷ dải ngân hà th́ con số ngôi sao ước lượng có trong vũ trụ là một ngh́n tỷ tỷ ngôi sao. Con số một với 21 con số không theo sau: 1,000,000,000,000,00 0,000,000 ngôi sao!

    Số lượng ngôi sao đă là khủng khiếp, th́ không gian để cho 1,000,000,000,000,00 0,000,000 ngôi sao bay lơ lửng trong vũ trụ c̣n khủng khiếp đến chừng nào.

    Hành tinh xa nhất trong Thái dương hệ của chúng ta là Neptune (Hải Vương tinh), với khoảng cách là 2.8 tỷ miles (4.5 tỷ km). Trạm Phi thuyền Quốc tế (International Space Station) bay ṿng quanh trái đất với vận tốc 17,000 miles/giờ (28,000km/giờ). Với vận tốc này, con người bay 18.3 năm mới đến Neptune [Nếu nói về vận tốc ánh sáng 186,000miles/giây (300,000km/giây) th́ ánh sáng chỉ mất 240 phút, bốn tiếng đồng hồ].



    Con người trong vũ trụ không khác nào con kiến trên trái đất. Con kiến chắc mất cả ngh́n năm đi ṿng quanh trái đất th́ con người cũng mất cả trăm ngh́n năm đến những ngôi sao khác. Mất 18 năm mà con người chỉ đến được hành tinh xa nhất trong thái dương hệ th́ không bao giờ nhân loại có thể đến xem các ngôi sao trong dải ngân hà để khám phá huyền bí của vũ trụ.

    Tưởng tượng nếu con kiến nói được tiếng loài người, nếu nghe chúng nói chuyện tin một Đấng nào đó để được lên thiên đàng ở thế giới bên kia, chúng ta sẽ cười thầm v́ chúng nó quá nhỏ bé, quá không đáng kể. Chính v́ lư do này mà khi so sánh con kiến/trái đất với con người/vũ trụ, tôi nghĩ chết là hết.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    -----------------------------------------------------------------

    Phụ chú: 5 tôn giáo chính yếu, niềm tin và xuất xứ:

    1. Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành, Christianity): Tin Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ, tin Chúa Jesus là con Đức Chúa Trời, tin ba ngôi là một: Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con Jesus và Đức Thánh Linh.

    Thiên Chúa giáo khởi nguồn từ Do Thái giáo (cùng tin Đức Chúa Trời và Cựu Ước như Do Thái giáo). Người sáng lập Thiên Chúa giáo là Chúa Jesus, sinh năm 4 trước Công Nguyên - chết năm 30. Thiên Chúa giáo được chính thức là quốc giáo của đế quốc La-Mă vào năm 395. Căn cứ theo Kinh Thánh th́ Chúa Jesus là người duy nhất sống lại từ cơi chết.

    Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo là Biblos (tiếng Hy Lạp), Bible tiếng Anh.

    Thiên Chúa giáo tin là v́ Adam và Eva phạm tội không nghe lời Đức Chúa Trời nên tất cả mọi người khi sinh ra đều đă có tội. Cách duy nhất để "rửa" tội này và được sự sống đời đời là tin Chúa Jesus. V́ thế Thiên Chúa giáo gọi Jesus là Đấng Cứu Rỗi

    2. Hồi giáo (Islam): Hồi giáo cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng giống như Do Thái giáo, tin Đức Chúa Trời là một người duy nhất, không có ba ngôi. Hồi giáo gọi Đức Chúa Trời của họ là Allah. Hồi giáo cũng tin vào Đấng Cứu Rỗi, nhưng Đấng Cứu Rỗi là Muhammad, không phải Jesus. Hồi giáo công nhận có Jesus, nhưng Jesus chỉ là một người tiên tri, không phải Đấng Cứu Rỗi. Muhammad là người sáng lập Hồi giáo, sinh năm 570, chết năm 632.

    Kinh Thánh của Hồi giáo là Quran hay Koran.

    Hồi giáo tin "nhân chi sơ tính bổn thiện", con người chỉ phạm tội khi trưởng thành, va chạm cuộc sống. Làm việc nhân từ và ăn ở đạo đức theo kinh Koran th́ sẽ được cứu rỗi.

    3. Do Thái giáo (Judaism): Tin chỉ có một Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ. Sáng lập viên là Abraham (sinh năm 1800 trước Công Nguyên). Do Thái giáo tin Jesus chỉ là một người Do Thái b́nh thường, bị đóng đinh v́ khai man là con Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Rỗi.

    Kinh Thánh của Do Thái giáo là Tanakh, tương tự với Cựu Ước của Thiên Chúa giáo.

    Do Thái giáo cũng không tin mọi người có tội v́ Adam và Eva. Ai phạm tội th́ chỉ cần sống theo dạy bảo của Kinh Thánh và thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời để được tha tội. V́ thế Do Thái giáo để ra một ngày chuộc tội và sám hối đặc biệt Yom Kippur để cầu nguyện và xưng tội với Chúa. Ngày này thường xẩy ra vào Tháng 9 hay Tháng 10. Tín đồ tuyệt thực trong 25 giờ đồng hồ để cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

    4. Ấn Độ giáo (Hinduism): phát xuất từ Ấn Độ, là tôn giáo xưa nhất trên thế giới, 4000 năm. Không một ai sáng lập ra Ấn Độ giáo.

    Ấn Độ giáo tin một Đấng Tối Cao duy nhất, Brahman. Đấng này muôn h́nh vạn trạng, có mặt khắp mọi nơi, ngay cả trong tâm linh mỗi người, gọi là Atman.

    Ấn Độ giáo tin thuyết luân hồi, đầu thai, nhân quả (karma), và cơi trần tục đầy đau khổ. Nhưng một người có thể thoát sự đau khổ đó để đến chốn thiêng liêng bằng cách t́m hiểu về Atman và Brahman.

    5. Phật giáo (Buddhism): Hiện hữu 2500 năm, không tin có một Đấng sáng tạo vũ trụ. Người sáng lập Phật giáo là Đức Phật, sinh ở Ấn Độ. Khi ra đời vào năm 563 hay 480 Trước Công Nguyên, Đức Phật là Hoàng Tử Siddhartha. Đức Phật tin theo Ấn Độ giáo về thuyết luân hồi, đầu thai, nhân quả (karma), và thế gian đầy khổ đau. Đức Phật nghĩ là muốn thoát khỏi sự đau khổ, thoát khỏi tái đầu thai vào trần tục, thoát khỏi ṿng luân hồi của cơi đời th́ phải tu luyện để đạt đến cơi vô không, Niết Bàn.

    Nguyễn Tài Ngọc

    June 2018

    http://saigonocean.com/

    Tài liệu tham khảo:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  7. #527
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bản Đồ Việt Nam và những bài khác

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...et-nam-va.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/04...-bai-khac.html

    lundi 9 décembre 2013
    Blog Thu Khoa Huân




    Báo chí - Thơ
    Written by Nguyễn Hữu Chánh - Sưu tầm
    Tuesday, 03 December 2013 00:00

    Kính Quư Độc Giả.
    Chúng tôi vừa nhận được một bài thơ gởi đến trang mạng TKH, nhưng không có tên tác giả. Nhận thấy bài thơ hay và thích hợp với trang nhà trường, nên tôi t́m hiểu về tác giả.
    - Theo Mục Sư Nguyễn Quang Phiệt (NC) th́ Ông Lương Vĩnh Thành hiện đang sống ở Georgia cho biết tác giả bài thơ là của Đằng Phương, tức Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy.
    - Nhưng theo ông Phùng Quốc Công, người trực tiếp và lưu trữ nhiều Thơ Văn của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cho biết th́ bài thơ Bản Đồ Việt Nam không phải của Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, đồng thời cho tôi đọc một bài viết của tác giả Nguyễn Văn Quảng Ngăi. (Tôi xin phép tác giả NVQN trích một đoạn, đề cập đến tác giả bài thơ nầy).
    Theo tác giả NVQN: ”Vào thời đó học sinh trong lớp được thầy cho học thuộc ḷng bài BẢN ĐỒ VIỆT NAM”… Trong một bức thơ gởi cho người cháu PĐK, Ông viết tiếp ”Đă 60 năm trôi qua, trí nhớ đă mai một khá nhiều qua biết bao nhiêu đổi thay tang tóc nên chú không c̣n biết tên tác giả của bài thơ nầy là ai nhưng điều chú muốn chia xẻ với nhau là t́nh yêu quê hương trong ḷng mỗi người bắt đầu qua những câu ca dao được mẹ ru cho tṛn giấc ngủ từ thuở lên ba, lên bốn… rồi nằm măi trong tâm mỗi người. Đó chính là nam châm vô h́nh đă cột chân mọi người vào nơi chôn nhau cắt rún của ḿnh”.

    Chúng tôi xin giới thiệu đến quư độc giả bài thơ BẢN ĐỒ VIỆT NAM, Một bài thơ xưa cách nay hơn 6 thập niên nhưng vẫn c̣n vang dội ḷng người trước họa xâm lăng phương Bắc, một bài thơ thể hiện T́nh Tự Dân Tộc với tấm ḷng sắc son yêu Quê Hương Đất Nước, bàng bạc trong tâm hồn người dân Việt, một bài thơ đă ung đúc những thế hệ thanh niên VN v́ nước quên ḿnh chống ngoại xâm để bảo vệ bờ cơi, bảo vệ vùng trời vùng biển quê ta.
    Kính,
    NHC
    Định sẵn Bản Đồ Nước Việt - Đoàn Văn Cừ
    Đoàn Văn Cừ (1913 - 2004)
    Bút danh khác: Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà...

    Bản Đồ Nước Việt

    Tôi giữ măi suốt đời trong trí nhớ
    Quăng ngày xanh học tập tại quê hương
    Trong căn nhà nho nhỏ dưới cây bàng
    Có tấm biển đề: "An thôn học hiệu".

    Mỗi buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
    Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
    Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
    Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử

    Thầy tôi bảo: "Các em nên nhớ rơ
    Nước chúng ta là một nước vinh quang
    Bao anh hùng thưở trước của giang san
    Đă đổ máu v́ lợi quyền dân tộc

    Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
    Để sau này nối được chí tiền nhân
    Những cách xa sau một cuộc xoay vần
    Dân nước Việt đă trở nên hùng nghiệp

    Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt
    Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
    Trên những trang lịch sử ngh́n năm
    Đầy chiến thắng vinh quang, đầy máu thắm.

    Ta sẽ phải suốt đời đau uất hận
    Nước Việt Nam địa giới phải chia rời
    Dân Việt Nam huyết mạch rẽ đôi nơi
    Người Nam Bắc không cùng chung cội rễ

    Ta nhất định không khi nào chịu thế
    Núi sông nào cũng của nước Việt Nam".
    Tiếng thầy tôi suốt buổi học vang vang
    Trên án sách, bên những hàng cửa kính

    Tôi tưởng tượng như đang ngồi dự thính
    Thầy tôi đang hùng biện giữa thanh niên
    Đang những v́ quyền lợi giống Rồng Tiên
    Thề giữ vững bản đồ non nước Việt.

    Đoàn Văn Cừ
    Nguyễn Hữu Chánh - Sưu tầm

    < Prev Next >
    Last Updated on Tuesday, 03 December 2013 18:33

    Author of this article: Nguyễn Hữu Chánh - Sưu tầm
    Comments
    0 #4 Bản Đồ Việt nam — Trường Giang 2013-12-07 18:21
    Kính Ông Bùi Bảo Sơn,
    Chân thành cảm ơn Ông đă giúp cho chúng tôi biết Bút hiệu và tên Tác giả :"Bản Đồ Việt Nam" để điều chỉnh lại cho đúng.
    Chúng tôi nhận thấy trong bài thơ nầy mỗi câu 8 chữ, nhưng câu sau đây có 7 chữ:"Trên những trang lịch sử ngh́n năm".
    Có phải ḿnh thiếu sót một chữ, xin Ông giúp để chúng tôi sửa lại.
    Có phải:"Trên những trang lịch sử (BỐN) ngh́n năm". Rất mong sự giúp đở của ông.
    Chúc Ông được mọi điều Tốt Đẹp.
    TG
    Quote
    0 #3 Cảm ơn lời đóng góp . . . — Ban Biên Tập 2013-12-03 18:36
    Ban Biên Tập trang nhà ThuKhoaHuan.com xin chân thành cám ơn ông Bùi Bảo Sơn đă cho biết tên tác giả bài thơ "Bản Đồ Việt Nam" để sửa lại cho đúng.
    Chúc ông nhiều sức khỏe.

    Trân trọng
    BBT TKH.com
    Quote
    0 #2 RE: Bản Đồ Việt Nam — Bùi Bảo Sơn 2013-12-03 15:40
    Bài thơ này chính ra có tên là GIỜ QUỐC SỬ của Đoàn Văn Cừ


    GIỜ QUỐC SỬ


    Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu

    Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,

    Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe

    Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử.

    Thầy tôi bảo: "Các em nên nhớ rơ,

    Nước chúng ta là một nước vinh quang.

    Bao anh hùng thuở trước của giang san,

    Đă đổ máu v́ lợi quyền dân tộc.

    Các em phải đêm ngày chăm chỉ học,

    Để sau này nối được chí tiền nhân.

    Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,

    Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.

    Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,

    Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam

    Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm

    Đầy chiến thắng, đầy vinh quang, máu thắm..."


    Đoàn Văn Cừ

    Quote
    0 #1 RE: Bản Đồ Việt Nam — Bùi Bảo Sơn 2013-12-03 15:36
    Bài thơ này của Đoàn Văn Cừ
    Xin các bạn sửa lại cho đúng

    Định sẵn Bản Đồ Nước Việt - Đoàn Văn Cừ
    Đoàn Văn Cừ (1913 - 2004)
    Bút danh khác: Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà...


    Bản Đồ Nước Việt

    Tôi giữ măi suốt đời trong trí nhớ
    Quăng ngày xanh học tập tại quê hương
    Trong căn nhà nho nhỏ dưới cây bàng
    Có tấm biển đề: "An thôn học hiệu".

    Mỗi buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
    Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
    Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
    Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử

    Thầy tôi bảo: "Các em nên nhớ rơ
    Nước chúng ta là một nước vinh quang
    Bao anh hùng thưở trước của giang san
    Đă đổ máu v́ lợi quyền dân tộc

    Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
    Để sau này nối được chí tiền nhân
    Những cách xa sau một cuộc xoay vần
    Dân nước Việt đă trở nên hùng nghiệp

    Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt
    Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
    Trên những trang lịch sử ngh́n năm
    Đầy chiến thắng vinh quang, đầy máu thắm.

    Ta sẽ phải suốt đời đau uất hận
    Nước Việt Nam địa giới phải chia rời
    Dân Việt Nam huyết mạch rẽ đôi nơi
    Người Nam Bắc không cùng chung cội rễ

    Ta nhất định không khi nào chịu thế
    Núi sông nào cũng của nước Việt Nam".
    Tiếng thầy tôi suốt buổi học vang vang
    Trên án sách, bên những hàng cửa kính

    Tôi tưởng tượng như đang ngồi dự thính
    Thầy tôi đang hùng biện giữa thanh niên
    Đang những v́ quyền lợi giống Rồng Tiên
    Thề giữ vững bản đồ non nước Việt.

    Đoàn Văn Cừ

    Thơ Tranh :D̉NG SÔNG, D̉NG ĐỜI.
    Thơ : Huy Văn.
    Design thơ tranh : Kim Loan

    http://www.thukhoahuan.com/index.php...anh&Itemid=390

    Thơ tranh: GIÁNG SINH VỀ NHỚ MẸ.
    Thơ : Nguyễn Vạn Thắng.
    Design thơ tranh: Songthy.

    http://www.thukhoahuan.com/index.php...anh&Itemid=390


    Thơ : T̀M NHAU (Tác Giả : Linh Đắc)
    http://www.thukhoahuan.com/index.php...8:th&Itemid=58

    Thơ : LÀM THƠ MỘT M̀NH ( Tác giả : Vâ Hà)
    http://www.thukhoahuan.com/index.php...8:th&Itemid=58

    Thơ : BẢN ĐỒ VIỆT NAM (Đây là một bài thơ xưa nhưng rất hay, một bài thơ thể hiện t́nh tự dân tộc với tấm ḷng sắc son yêu quê hương đất nước trước họa xâm lăng phương Bắc...)

    http://www.thukhoahuan.com/index.php...8:th&Itemid=58

  8. #528
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nỗi Buồn Rơi Xuống Tháng Tư

    http://www.dslamvien.com/2017/04/noi...-thang-tu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/04...u-httpwww.html


    Nỗi Buồn Rơi Xuống Tháng Tư
    Sunday, April 30, 2017 Bùi Phạm Thành , Một Thời Chinh Chiến , Thơ , Văn Học Đọc: 303



    Mỗi năm vào độ tháng Tư, người Việt ly hương lại ngậm ngùi nhớ lại những cảnh tượng hăi hùng của những giờ phút hoang mang cho thân phận, chẳng hiểu mai này rồi sẽ ra sao? Một chính thể sẽ bị thay đổi. Dĩ nhiên là thế. Nhưng rồi tất cả những ǵ đă có, đă gầy dựng nên sẽ c̣n là của ḿnh hay chăng? Những kiến thức đă thu nhận, học hỏi được rồi sẽ c̣n chút giá trị ǵ không? Có phải chăng là tay trắng sẽ hoàn trắng tay? Tất cả những câu hỏi tụ lại như một đám mây xám mang nỗi buồn nặng chĩu lơ lửng trên đầu, sắp phủ xuống cuộc đời của những người thua cuộc ... Vô t́nh mà bài hát "Sorrow About To Fall" đă diễn tả được tâm trạng của người Việt ly hương với nỗi buồn tháng Tư vẫn c̣n vương vấn, dẫu tháng năm đă qua đi gần nửa đời người ...

    Sorrow About To Fall

    by Electric Light Orchestra

    There's a silence in the city

    There's nobody around

    And everyone that we knew

    Moved to higher ground
    There's a shadow hanging overhead

    It lingers there alone

    Changing all we ever knew

    The changes start to show

    There's a sorrow about to fall

    There's a sorrow about to fall

    There's a new sound in the wires

    And ears are to the ground

    And everything that once was ours

    Has slowly turned around
    Something happened to the seasons

    Started falling with the rain

    And something changed forever

    We gotta find a way

    There's a sorrow about to fall

    There's a sorrow about to fall

    There's people in the photographs

    But they all had to run

    They went away to somewhere

    Beyond the setting sun

    There's a sorrow about to fall

    There's a sorrow about to fall
    There's a sorrow about to fall

    There's a sorrow about to fall

    Sorrow about to fall, fall, fall, fall

    Sorrow about to fall

    Sorrow about to fall

    Sorrow about to fall
    Sorrow About To Fall

    Nỗi Buồn Rơi Xuống Tháng Tư
    Bùi Phạm Thành

    Bỗng dưng thành phố im ĺm,
    Chung quanh hoang vắng, lặng im bóng người.
    Bạn bè, thân thuộc của tôi,
    Đă đi ẩn tránh ở nơi yên lành.
    Trên đầu mây xám phủ quanh,
    Như là số phận đă dành cho ta.
    Cuộc đời sẽ lắm phong ba,
    Những thay đổi đă hiện ra đây rồi.
    Đau thương sắp phủ xuống đời,
    Mai này rồi biết phận người ra sao?
    Đâu đây có tiếng nghẹn ngào,
    Trong hoang tàn ấy tính sao bây giờ?
    Hăi hùng như một cơn mơ,
    Mở bừng mắt dậy bơ vơ giữa đời.
    Trắng tay ngửa mặt nh́n trời,
    Cơn mưa đổ xuống buốt rời thịt da.
    Đổi thay có phải chăng là
    Quê hương măi măi sẽ là cố hương.
    Trách ai gây cảnh đoạn trường,
    Khiến bao người phải ly hương phận đời.
    Lặng nh́n mây xám lưng trời,
    Tháng Tư với nỗi buồn rơi ngậm ngùi.


    (ngày 30 tháng 4 năm 2017)
    Sorrow About To Fall
    https://www.youtube.com/watch?time_c...&v=fZzI-cVMzn8

  9. #529
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cây Cầu BiênGiới

    Posted onJuly 23, 2016bydongsongcu

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...cau-bien-gioi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/04...n-july-23.html

    Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hăn




    Tôi đứng ngay tại Ngă Ba Hàm Rồng. Buổi trưa nắng chang chang. Thỉnh thoảng một cơn gío nổi lên cuốn theo những đám bụi đỏ mù trời. Ngừơi tài xế của hăng du lịch chạy đến bên tôi thắc mắc:
    – Anh kiếm cái ǵ thế ? con đường trước mặt đi về hướng Phú Nhơn măi đến Banmêthuột, bên trái là ngơ về quận lỵ Phú Thiện và tỉnh Phú Bổn, c̣n đằng sau là con đường ḿnh mới từ Pleiku ra đây. Anh muốn đi đâu th́ cứ cho tôi biết, tôi sẽ đưa anh đến nơi đến chốn.
    Tôi thầm nghĩ:
    – Dù đă lâu lắm rồi nhưng làm sao quên được. Ḿnh đă chôn vùi một đoạn đời hoa bướm nơi rừng núi này. Quang cảnh vẫn vậy, chỉ có tiêu điều hơn mà thôi. Con đường trải nhựa có nhiều ổ gà hơn xưa, vắng vẻ hơn xưa, hàng quán xơ xác hơn.
    Tôi trả lời bâng quơ:
    – Tôi đang chụp h́nh.
    – Tôi đâu thấy anh mang máy h́nh ?
    – Ồ, chụp h́nh trong đầu ấy mà.
    Nguời tài xế há hốc mồm ra ngạc nhiên, anh ta nói lẩm bẩm trong miệng nhưng đủ cho tôi nghe rơ:
    – Mấy ông nội Việt kiều thật là lẩm cẩm.
    Tôi leo lên xe và hối người tài xế chạy về phía quận Phú Nhơn. Chiếc Xe mướn của hăng du lịch tương đối c̣n mới, lồng lộn lao về phía trước, lúc nghiêng qua trái, lúc lách qua phải để tránh những khúc đường bể chưa được sưả chữa. Mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ được sửa chữa nữa. Hàng trăm thứ chuyện quan trọng hơn người ta chẳng thèm để ư tới xá ǵ một con đường xa xôi hẻo lánh này. Để mặc tài xế đánh vật với chiếc xe và con đường, tôi thả hồn ch́m về dĩ văng …
    &
    Ngày ấy đă xa lắm rồi.
    Tôi mới đến vùng này,là một Thiếu Úy trẻ măng vừa đổi về đơn vị mới thành lập. Tiểu Đoàn mới, từ sĩ quan đến binh lính, hầu hết là những thành phần khó sài từ các đơn vị khác gởi về. Dĩ nhiên tôi cũng ở trong thành phần bất hảo đó. Từ miền biển bị đưa lên miền núi và chỉ huy một đám quân gồm đủ mọi thành phần. Tôi c̣n đang buớc những bước đi chập chững của nghề chỉ huy th́ phải tung ra chiến trường. Ngày ấy, cũng trên con lộ này, tôi dẫn hai con Gà Cồ Đại Pháo 105 ly để yểm trợ cuộc hành quân trực thăng vận tái chiếm quận lỵ Phú Nhơn mà Bắc Quân vừa mới tràn ngập đêm hôm trước.



    Ngă ba này b́nh thường chỉ có vài quán cóc lèo tèo để bán đồ ăn thức uống cho xe đ̣ chạy đường Pleiku – Phú Bổn hay Pleiku – Banmêthuot. Hôm đó dân chạy loạn từ Phú Nhơn ra rất đông, từ những làng Thượng, hoặc mấy khu dinh điền và dân làm ăn buôn bán chung quanh quận lỵ. Dân chúng thấy lính đi tái chiếm quận, họ rất mừng rỡ, người hỏi thăm, người cho quà bánh. Đổi lại đám lính tặng lại dân chúng thuốc lá và những đồ hộp Quân Tiếp Vụ. Dân ở quận nhỏ xa xôi cũng nghèo khổ như lính vậy thôi.
    Từ sáng sớm, lo đốc thúc tải đạn, sửa soạn xe cộ, đại bác, hàng trăm thứ phải làm cho một cuộc trực thăng vận, cho nên bao tử c̣n trống rỗng. Phi cơ câu súng đại bác phải xin từ căn cứ Mỹ Ớ Quy Nhơn lên, nên chờ cũng c̣n lâu. Tôi rủ anh chàng Chuẩn Uư Trung Đội Phó kiêm Đề Lô vào quán bên đường kiếm cái ǵ lót bụng. Dân quận lỵ bu lại hỏi thăm t́nh h́nh, chừng nào có thể về quận được ? Đánh nhau có lâu không ? Toàn những câu hỏi mà chỉ có Trời mới trả lời được.
    – Mấy anh ấy đi giải toả quận Phú Nhơn phải không ông chủ.
    – Tôi đoán vậy, cô thử hỏi mấy ổng coi.
    Tôi quay lại, người vừa hỏi là một thiếu nữ độ đôi mươi, nàng mặc chiếc áo dài trắng học tṛ đang hỏi thăm người chủ quán, tôi hỏi lại cô gái:
    – Sao cô đoán tụi này đi giải toả Phú Nhơn ?
    – Em mới từ Tuy Ḥa lên Pleiku hôm qua. Sáng nay đáp xe đ̣ vô quận, không ngờ kẹt từ sáng đến giờ.
    – Cô cũng ở quận Phú Nhơn sao ?
    – Em dạy Ớ trường tiểu học Phú Nhơn, c̣n nhà em ở Tuy Ḥa.
    – Cô nên về Pleiku kiếm chỗ ngủ đỡ qua đêm nay.
    – Em không có ai quen Ớ Pleiku cả, vả lại em nóng ḷng không biết nhà cửa, trường ốc ra sao ?
    – Cô có lo lắng th́ cũng chẳng làm ǵ được, tốt hơn hết là kiếm chỗ nào nghỉ đỡ qua đêm nay, chờ giải toả xong mới về được.
    – Đám học tṛ của em chạy ra đây cũng đông lắm, em không thể bỏ chúng được. À này các anh đừng pháo vào trường học nghe.
    Tôi vỗ vai Châu Đề Lô vừa cười vừa nói:
    – Cái đó cô phải nhờ ông Châu mới được, ổng chỉ đâu là nơi đó thành b́nh địa.
    Châu vội lên tiếng:
    – Trường của cô giáo tụi này không dám đụng tới.
    Tôi chế diễu Châu:
    – Bạn hứa một ḿnh chứ không có tôi can dự trong đó đâu nghe. À năy giờ ḿnh nói chuyện mà quên giới thiệu. Tôi tên Lập, anh bạn này tên Châu. Thưa qúy danh cô là …
    – Em tên là Quỳnh Hoa, các anh hứa là phải giữ lời đó à nghe !
    Tôi chọc ghẹo Quỳnh Hoa:
    – Nếu tụi này giữ lời hứa th́ Quỳnh Hoa phải đền cái ǵ mới được chứ ?
    Tôi nh́n người con gái nước da trắng hồng, mịn màng như trứng gà bóc, đôi môi đỏ như cánh bích đào, cặp mắt to đen láy trông thật thông minh lanh lẹ, mái tóc thề phủ xoă ngang lưng, nụ cười tươi như hoa với hàm răng đều đặn như những hạt bắp vừa đủ lớn. Nh́n Quỳnh Hoa đứng giữa đám học tṛ nhà quê lem luốc bẩn thỉu, tôi có cảm tưởng nàng là bà tiên giáng trần, đang cầm cây đũa thần gơ trên đầu đám chúng sinh đầy đau khổ. Nàng rất bạo dạn tuy hơi lo lắng, nhưng không có cái e lệ như những cô gái xứ kinh kỳ. Tôi tự nhủ:
    – Bông hoa vương giả này sao lại mọc ở chốn rừng hoang mông quạnh này nhỉ ?
    Quỳnh Hoa thấy tôi nh́n cô chăm chú, có vẻ mắc cỡ đôi má càng hồng hào thêm, c̣n đang phân vân chưa biết trả lời ra sao, Châu vội đề nghị:
    – Thôi bữa nào giải toả xong, đăi tụi này một bữa cơm nhà quê được không Qùynh Hoa ?
    – Em nấu ăn dở lắm, nhưng em sẽ đăi các anh một chầu bún ḅ Huế, được không ?
    Tôi làm bộ nuốt nước miếng:
    – Ôi chao, chưa đánh mùi mà đă thèm nhỏ dăi rồi.Có tiếng trực thăng từ xa vọng lại. Tôi từ giă Quỳnh Hoa rồi vội vă đốc thúc anh em binh lính để cuộc di chuyển được mau chóng. B́nh, anh chàng tài xế xe jeep của tôi chạy lại hỏi:
    – Ḿnh cần về hậu cứ lấy thêm ǵ nữa không Ông Thầy ?
    – Chắc đủ rồi, vả lại cũng không c̣n kịp nữa.
    Tôi móc túi đưa cho B́nh một ít tiền lẻ và nói:
    – Em vào trong quán mua vài gói ḿ và một hộp trà, tối nay ḿnh ăn mừng chiến thắng.
    – B́nh cầm tiền, nheo mắt chọc tôi:
    – Cái cô hồi năy coi bộ chịu đèn Ông Thày lắm rồi đó nghe.
    Tôi thấy thích thú trong ḷng nhưng cũng làm bộ chống chế:
    – Con gái đời nay đẩy đưa lắm khó mà lường được.
    Trời bắt đầu đổ mưa lâm râm khi trực thăng vừa bốc hai khẩu đại bác. Tôi nh́n bầu trời đen nghịt mà aí ngại cho những giờ phút nguy hiểm gian lao sắp tới bởi v́ tôi vừa phải chiến đấu với địch quân vừa phải yểm trợ cho quân bạn ngay từ phút đầu trong thời tiết mưa gío băo bùng này. Những cơn mưa trên miền núi thường dai dẳng và mang theo gío lạnh thấm đến tận xương tủy của những người lính Pháo Thủ, vừa thiếu ăn vừa phải làm việc cực nhọc. Tôi thầm hỏi liệu đêm nay trực thăng có kịp đổ quân để bảo vệ hai con gà cồ của ḿnh không ?
    Hai khẩu đại bác cùng với 4 túi đạn 105 li và chiếc xe Jeep được thả xuống một ngọn đồi trọc. Dưới cơn mưa tầm tă, đất đỏ lầy lội, đám pháo thủ thoăn thoắt làm việc: H́ hục đẩy hai khẩu pháo lại gần nhau, khuân vác đạn dược, dựng cây truyền tin, nhắm hướng súng. Chỉ trong ṿng nửa tiếng đồng hồ, Những trái đạn đầu tiên đă được gởi đi liên tục để dọn băi đáp cho hai tiểu đoàn Bộ Binh đổ bộ xuống mục tiêu.
    Trận tái chiếm quận Phú Nhơn hôm đó đă thành công hoàn toàn nhưng Châu Đề Lô đă bị thương nặng, một mảnh đạn B40 của địch quân đă chọc một lỗ lủng lớn ở bụng của hắn. Tóan Pháo Binh được di chuyển về phía sau quận hành chánh để săn sàng yểm trợ cho lực lượng bảo vệ quận.
    Một buổi sáng, sau khi sửa sang tuyến pḥng thủ tạm ổn định, tôi ghé thăm Quỳnh Hoa. Ngôi trường chỉ bị thiệt hại nhẹ. Anh em quân nhân trong quận đang gíup tay sửa sang những chỗ bị tàn phá. Tôi đến bên lớp học của Qùynh Hoa, nàng đang say sưa tập hát cho các em nhỏ. Có tiếng một em bé báo động:
    – Thưa cô có Ông Lính tới kiếm.
    Nàng quay lại, gật đầu chào. Tôi ướm thử xem nàng c̣n nhận ra tôi không:

    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ đường dẫn

    http://www.quehuongngaymai.com/forum...ead.php?165416

  10. #530
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tạ ơn Mỹ Ngụy (1a, 1b, 2a, 2b)

    https://danlambaovn.blogspot.com/201...uy-phan-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/04...-1b-2a-2b.html

    Tạ ơn Mỹ Ngụy (Phần 1)


    Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - (Tâm tư của một lăo thành cách mạng)

    Làm theo lời bác Hồ dạy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” (bọn phản động chống phá tổ cuốc, bị văn hóa đồi trụy nhồi sọ xuyên tạc, rằng hai câu này là ca dao tục ngữ có từ xửa từ xưa, lúc chưa có cả ông cố tổ của Bác), nhân dịp dân Mỹ ăn mừng Lễ Tạ Ơn, ḿnh cũng phải viết lên đây chút tâm t́nh Tạ ơn Mỹ Ngụy cho phải đạo làm người.

    Nhờ bác nhờ đảng, ḿnh được công ơn Mỹ Ngụy nhiều vô kể. Bởi thế mà ngày nay trong dân gian mới có câu ca dao cải biên cho hợp với xu thế thời đại của ba ḍng thác cách mạng Đô-la Mỹ, Ví-dza Mỹ, và Kiều hối Mỹ. Đó là câu:

    “Công Mỹ như núi Thái Sơn
    Của Ngụy như nước trong nguồn chảy ra”



    Tranh của Babui

    Công và Của Mỹ Ngụy hoành tráng, mênh mông t́nh dân, à quên, xin lỗi đồng chí Phiêu, mênh mông t́nh... tiền như thế, nên ḿnh chẳng biết bắt đầu từ đâu và nói sao cho đủ. Thôi th́ ḿnh xin được miễn giảm quy tŕnh xả lũ; bạ đâu, ḿnh tâu đấy.

    Trước hết là về Công ơn Mỹ. Công ơn trời biển đầu tiên của Đế quốc Mỹ dành cho ḿnh là đă chi tiền và bày mưu kế cho đám tướng Ngụy phản chủ giết hai anh em Diệm Nhu. Nếu Diệm Nhu c̣n th́ Ấp Chiến Lược c̣n, mà Ấp Chiến Lược c̣n th́ Cách Mạng (giải phóng Miền Nam) đă bị cắt mất mạng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước; c̣n đâu mà có được cái Đại thắng mùa Xuân 75.

    Cán bộ ta, du kích ta hoạt động được, sinh tồn được là nhờ bám vào dân, giống như cá cần nước; Diệm Nhu dựng nên hàng rào Ấp Chiến Lược để tách cán bộ ta, du kích ta ra khỏi dân, chẳng khác nào tát sạch nước trong ao cá bác hồ (thời đó Ngụy không có Formosa như ta ngày nay để xả chất độc cho cá chết mà không cần tát cạn nước biển mấy tỉnh Miền Trung, quê hương bác Hồ đă có công ra đi t́m đường kíu nước).

    Công ơn trời biển kế đến của Đế quốc Mỹ dành cho ḿnh là Mỹ đă đưa quân vào Việt Nam. Quả vậy, nếu Mỹ không đổ quân vào Miền Nam năm 1965 th́ làm sao ḿnh có thể thắng được cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đă được Bác và Đảng chủ trương và tiến hành từ 1960 (thực tế th́ đă chuẩn bị ngay từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, khi tập kết ra Bắc, Bác đă cho gài người ở lại và chôn giấu vũ khí), lúc đó Miền Nam chưa hề có bóng dáng lính Mỹ! Nhờ Mỹ đổ quân vào cứu nguy Miền Nam đang bị quân ta thừa thắng xông lên sau khi hàng rào Ấp Chiến Lược được Dương Văn Minh hạ xuống, ta mới có cơ hội không phải do trên trời đổ xuống nhưng do bên Mỹ đổ (quân) sang, để đổi khẩu hiệu “chống Diệm Nhu” thành ra “chống Mỹ kíu nước”.

    Tạ ơn Mỹ, nhờ sự hiện diện của họ mà ta, từ chỗ phi nghĩa (đánh phá người anh em đang sống an b́nh hạnh phúc), đâm ra thành chính nghĩa được cả thế giới loài người tiến bộ ủng hộ. Rồi chính dân Mỹ cũng quay ra chống lại sự tham chiến của quân Mỹ tại VN mà ban đầu họ cho là chính đáng.

    Khi dân Mỹ chống lại chính quyền Mỹ th́ như ai cũng biết chuyện ǵ đă xảy ra (Chính v́ vậy mà đảng ta là đảng cầm quyền- lại là đỉnh cao trí tuệ loài người trong đó có Mỹ- không bao giờ chấp nhận việc dân tự do biểu t́nh, tự do báo chí, tự do hội họp, ư kiến ư c̣ này nọ. Chỉ có đảng quyền chứ không có nhân quyền, dân quyền, nhờ vậy đảng ta mới đứng vững mấy chục năm nay để tiếp tục xoay dựng CNXH cho đến cuối thế kỷ này không biết đă xong chưa, như lời bác Tổng Chủ (Tổng bí thư và Chủ tịch Nước) NP Trọng khẳng định).

    Mỹ t́m đường rút khỏi Việt Nam và đă rút thành công trong danh dự. Trước đây, nhờ Mỹ đổ quân vào Miền Nam mà ta đâm ra có chính nghĩa như đă viết ở trên; sau này, nhờ Mỹ rút quân mà ta vươn vai phù đổng; công đồn đả viện tha hồ, dọc ngang v́ biết Mỹ quân không c̣n ("Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" - Kiều)

    Tạ ơn cú rút lui cực kỳ ngoạn mục của Mỹ khỏi Miền Nam, để cho ta thắng đại cuộc chiến vào Tháng Tư 1975, nên ta mới có được cái Đại Thắng Mùa Xuân mà đảng ta sắp ăn mừng lần bốn tư, mà bọn phản động xuyên tạc, rằng th́ là đảng ta lại sắp ăn mừng chị Tư làm ǵ đó…

    (c̣n tiếp)



    Nguyễn Bá Chổi
    danlambaovn.blogspot .com

    40 Comments

    Đả Cẩu Bổng • 4 months ago
    Down with the number fucking ten commie Hồ Chí Minh


    •Reply•Share ›
    Avatar
    Đả Cẩu Bổng • 4 months ago
    Thằng Hồ giải phóng Miền Nam
    Chỉ làm phỏng giái làng làng nước thôi
    Phỏng háng, phỏng bẹn bay ơi
    Bà ngồi xoa háng, tơi bời chửi bay
    Cái thằng cộng sản thối thây
    Xây dựng xă nghĩa thế này phải không?
    Cha mày! Hồ Giáp, Chinh, Đồng
    Cái lũ súc vật mặt lông, khỉ già
    Bây giờ bay đă thành ma
    Truy Hồn Quỷ Ngạ không tha chúng mày



    •Reply•Share ›
    Avatar
    Ḥn Nghê • 4 months ago
    Tàu+ cũng cảm ơn Mỹ-Ngụy: cho tau có cơ hội xúi đám ăn tàn cs VN "hy sinh đến người cuối cùng"! Làm bi đỡ đạn cho tau bắt tay chúng bay làm ăn giàu có!

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Bà Mẹ! VN anh hùng • 4 months ago
    Nhờ ơn các con giải phóng, chứ không thôi tụi chó đẻ việt cộng nó pháo kích chết hết dân lành

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    HoustonTX • 4 months ago
    Thằng CS mỗi lần ăn mừng 30/4 là VN mất thêm "chút " đất .( V́ không làm nổi con ốc bít lấy qq ǵ ăn mừng ??

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Trật Đường Rầy • 4 months ago


    "Cờ đỏ sao vàng và Tôi."

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    M-16 • 4 months ago
    .
    Đau

    Từ ngày bị phỏng hai ḥn
    Ngọc-hành bỏng rát da non chưa lành!
    Đêm nằm gió lạnh tàn canh
    Nhớ bao Chiến Hữu hy sinh ngày nào


    M-16

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Peter Lư • 4 months ago
    TẠ ƠN MỸ NGỤY

    Bác Hồ cuỗm lời ca dao dân dã
    Bài diễn văn lấy cả Mỹ lẫn Tây
    “Người ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây
    “Ăn cây nào hẳn phải rào cây ấy”

    Bởi vì thế nhớ ơn Mỹ là phải
    Nhờ tiền Đô đổ vào mãi miền Nam
    Khiến mấy tướng bừng dậy cái lòng tham
    Làm cách mạng dã man giết Nhu Diệm

    Nếu không có ngài “Big Minh” điều khiển
    Hạ hàng rao ấp chiến lược hiểm nguy
    Thì bộ đội của bác đói một khi
    Vượt Trường Sơn lấy gì mà bỏ miệng

    Tạ ơn Mỹ đã đổ quân ứng chiến
    Nên bác đảng mới tiếp diễn vai trò
    Cái khẩu hiệu chống Mỹ tự Năm Tư
    Mà thực tế miền Nam chưa có Mỹ

    Không có Mỹ Bác đảng quả là ngụy
    Cứ hô hào làm cách mạng mị dân
    Sau hiệp định(1954)giấu vũ khí để cần
    Khi Mỹ vào giúp đỡ đần khởi động

    Dân Mỹ với nền dân chủ mơ mộng
    Họ xuống đường phản động chống chính quyền
    Nên quốc hội muốn an phận ngồi yên
    Đã áp bức chính quyền rút quân đội

    Dân miền nam cùng “lính ngụy” lầm lỗi
    Đã nhận kẻ phản bội làm đồng minh
    Chúng chóng quên năm vạn tám (58.000) sinh linh
    Và hằng triều ( quân dân cán chính MN) người hy sinh oan uổng

    Mùa “Tạ Ơn“đảng ta nên đề xướng
    Nhờ Mỹ Ngụy ta được hưởng như nay
    Công Hoa Kỳ nặng tựa gió chuyển mây
    Ơn lính Ngụy chất đầy cao như núi


    Peter Lý

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Tom Van Nguyen • 4 months ago
    Cờ Vàng VNCH sống hiên ngang đầu đội trời chân đạp đất, đôi vai ngánh vác nữa cơi sơn hà nước Nam,
    Cờ Đỏ CSVN bọn bán nước đầu đội quần Tàu chân đạp phân Chệt, hai tay bưng bô một lũ ngoại bang Hán tộc.

    9
    •Reply•Share ›
    Avatar
    lite_breeze Tom Van Nguyen • 4 months ago
    Bằng chứng Việt cộng đảng là tay sai cho Tầu cộng đảng



    http://www.chinahush.com/2009/02/12/201/

    https://www.gettyimages.com...

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Ḥn Nghê • 4 months ago
    Cảm ơn bọn Mỹ-Ngụy mới có khúc-ruột-ngàn-dặm(1) mỗi năm gửi dźa 14 tỉ đô-na, nhớ không quên là:

    Ở với Hồ Chí Minh
    Cây đinh phải đăng kư
    Trái bí cũng sắp hàng
    Khoai lang cần tem phiếu
    Thuốc điếu phải mua bông
    Lấy chồng nên cai đẻ
    Bán lẻ chạy công an
    Lang thang đi cải tạo
    Hết gạo ăn bo bo
    Học tṛ không có tập
    Độc Lập với Tự Do
    Nằm co mà Hạnh Phúc!

    ____________________ __________ _________
    (1) Khúc ruột ngàn dặm

    Tác giả: Trần Duy

    Tội ác chúng ! Kinh hồn bạt vía.
    Trốn đi thôi ! Vượt biên tìm đường.
    Bỏ tài sản ! Đùm túm khoai sắn.
    Cùng thuê tàu ! Giã từ đất mẹ.

    Chúng chẳng tha ! Giả người cùng cảnh.
    Chúng giả dạng ! Giết ! Cướp ! Từng tàu.
    Giết không xuể ! Đem về đày đọa.
    Cảnh tang thương ! Tang tóc bao trùm.

    Xuống tàu trăm ! Lên bờ chỉ một.
    Người mai mắn thoát tay tử thần.
    Bến tự do ! Ra sức kiếm tiền.
    Nhịn tiêu xài ! Gửi về cứu đói.

    Chúng thấy lợi ! Ngoại tệ dồi dào.
    Chúng phong danh ! Việt Kiều yêu nước.
    Chúng kêu gào ! Hòa giải xóa thù.
    Chúng thì thào ! Khúc ruột ngàn dặm.

    7
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Trực ngôn • 4 months ago
    Đồng bào miền Nam không bao giờ quên câu nói sau đây của tên hoạn lợn Đỗ Mười, đảng trưởng của đảng cướp cs:

    "Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hăng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. C̣n chúng nó th́ ta đày đi kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần ṃn... (Đỗ Mười).

    5
    •Reply•Share ›
    Avatar
    HSTSVN • 4 months ago
    Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa.. Tôi nợ Anh
    (Tác giả: Ngô Quốc Sĩ)

    Saturday, November 24, 2018
    Ân đền nợ trả là luật đời bất thành văn “ân oán giang hồ”. Nợ t́nh với em, nợ hiếu với cha mẹ, nợ trung với tổ quốc, nợ tang bồng với chí trai, và nợ nhân nghĩa với trần hoàn. Nợ phải trả, nhưng mấy ai được may mắn như Nguyễn Công Trứ “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo!” Thường t́nh, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi làm sao trả dứt được nợ nước, nợ người và nợ đời ? Bao trường hợp “nửa đường đứt gánh” rồi ôm hận xuống tuyền đài như chàng trai mũ đỏ tên Đương, như ngũ tướng Nam-Hưng-Hai-Phú-Vỹ..
    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, bao chiến sĩ cộng ḥa đă phải buông súng khi tinh thần chiến đấu c̣n ngút ngàn. Rồi từ đó, bao tinh hoa đă nhắm mắt trong tức tưởi, người bỏ xác trong ngục tù, người bỏ nước ra đi trong tủi hận hay ở lại sống dở chết dở! Hoàng Nhật Thơ qua bài thơ “Người Lính Việt Nam cộng Ḥa..Tôi nợ anh” đă trải hết tâm t́nh biết ơn đối với các chiến sĩ đă xông pha lửa đạn, đă ra đi như “đại bàng găy cánh” khi mộng lớn chưa thành. Tác giả đă vẽ lại cuộc chiến kéo dài 20 năm với bao tang tóc, đồng thời thể hiện niềm tâm cảm nặng nợ đối với những người đă nắm xuống cho quê hương dân tộc.

    Vào thơ, tác giả đă ca tụng ư thức sứ mệnh của người trai Việt đă “xếp bút nghiên theo việc đao cung” đáp lại tiếng gọi sông núi. Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, th́ tuổi trẻ Việt Nam, rường cột của nước nhà đâu có quyền ngồi yên?


    Mời xem chi tiết: https://baomai.blogspot.com/2018/11/...oi-no-anh.html

    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    HoustonTX • 4 months ago
    Đmcs . Bây giờ mới ngáp nghe con . Mỹ nó triêt thằng Tàu chó, thằng Việt cộng c̣n nước đỡ lên băng ca

    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    Thật là nhục nhă cho lũ cs: bị tên Tàu HCM xúi dại, nai lưng đi "đuổi giặc ẢO là Mỹ, rước giặc THẬT là Tàu". Nay bị Tàu cộng quay như quay dế, chiếm cả biên giới, biển đảo của VN mà chỉ biết qú gối cúi đầu, ngậm bồ ḥn làm ngọt!

    1
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    Cũng bởi tên Hồ ngu quá lợn.
    Nghe lệnh Tàu, vào cưỡng chiếm miền Nam.
    Gom giang sơn dâng Tàu cộng gian tham.
    Đẩy dân tộc đến bên bờ vực thẳm!


    1
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    Lộ mặt tên bán nước:
    "Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai th́ tôi không rơ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn th́ cứ cho họ đi" (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập).

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    Đả đảo tên Tàu Hồ Chính Mo khốn nạn, ngậm máu phun người,vu khống Mỹ xâm lược miền Nam để xúi bọn cs tay sai đuổi Mỹ đi rồi rước giặc Tàu vào thôn tính VN!!

    1
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    Đờ Mờ Hờ Cờ Mờ!
    Đồng bào miền Nam không bao giờ quên câu nói sau đây của tên hoạn lợn Đỗ Mười (đảng trưởng đảng cướp cs):

    "Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hăng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. C̣n chúng nó th́ ta đày đi kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần ṃn... (Đỗ Mười).

    1
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Guest • 4 months ago
    ĐM-HCM!
    Hỡi lũ cộng sản! Chúng bay không thừa nhận tội bán nước phải không? Vậy, ông hỏi chúng bay "Tại sao thời c̣n VNCH, cả nước ta không hề mất một tấc đất tấc biển nào vào tay giặc Tàu như bây giờ?". Chúng bay ngọng rồi phải không?

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    người chuyển lửa • 4 months ago
    Ta Là Nguỵ

    Ta là Ngụy! Ta tự hào là Ngụy!
    Ngụy như ta cương quyết giữ sơn hà
    Ngụy như ta oanh liệt giữ Hoàng sa
    Đem cái chết để báo đền nợ nước

    Ngụy như ta đường cha ông tiếp bước
    Thờ Hùng Vương quốc tổ giống Rồng Tiên
    Chống kẻ thù truyền kiếp bốn ngh́n năm
    Noi gương sáng bao hùng anh nữ kiệt

    Ngụy như ta sáng danh ṇi giống Việt
    Ải địa đầu của thế giới tự do
    Cứu năm châu thoát khỏi ách Cộng nô
    Cả nhân loại ngày nay c̣n ghi nhớ

    Ngụy như ta dù công tŕnh dang dở
    Vẫn trung thành cùng lư tưởng quốc gia
    Vẫn hoài bảo một ngày về cứu nước
    Ngụy như ta là những Ngụy văn Thà.

    https://fdfvn.wordpress.com

    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    thằng bần bán vé số • 4 months ago
    Nh́n kỹ thấy là 1 ṿng lẩn quẩn ? 123 u mê cộng sản , bần cố nông , tàn ác , thất học làm cách mạng v́ muốn có thiên đường cộng sản ? Vốn không thể nên hiện tại bầy đàn cố ăn được cái ǵ th́ cứ ăn , éo chừa thứ ǵ : nhân dân v́ biết bị lừa gạt , nên đi ngược 321 đấu tranh giành lại dân chủ , công lư , tam quyền phân lập ( dân chủ b́nh dân đang thử và chắc o thể áp dụng v́ dân Việt có thói quen bầy đàn nghe theo : hiện tại th́ đang xài dân chủ sang trọng hả ? ( sang trọng là ăn mặc sang trọng , nói nói cho đúng , cho đă miệng , từ cờ quạt đến tánh tướng th́ sẽ thành công dẹp quái thai cs ? )

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    This comment was deleted.

    Avatar
    Saigonnho Guest • 4 months ago


    8
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Trần Thị Hải Ư • 4 months ago
    Sự thâm hiểm của Mỹ Ngụy là dù đă “thua cuộc” song chúng vẫn thành công trong việc cài đặt lại cả rừng độc dược Boléro “ủy mị, đồi trụy” mà hơn chục năm qua, từ Bắc chí Nam nước h́nh cong chữ S đều nghiện và là cần câu cơm của cả đống nghệ nhân xhcn!

    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    JU MONG Sinh Sự • 4 months ago


    8
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Trật Đường Rầy JU MONG Sinh Sự • 4 months ago
    * * *
    Trong rừng mơ đạp, đồng, đài
    Nay là thời đại xe hơi, vàng mười
    Đảng ta ngày một ngày hai
    Chỉ tiêu: thả cửa, vét đầy, rút nhanh

    TĐR

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Ḥn Nghê JU MONG Sinh Sự • 4 months ago
    "Lời bác đă dạy chúng ta,
    đi hốt cho muôn đời con cháu thành đại gia!"

    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    VIETNAMCONGHOA • 4 months ago


    Đánh xong giặc mỹ
    Dân ta làm đĩ gấp mười mươi lần ngày xưa.
    hồ chó minh.

    http://www.baogiaothong.vn/...
    http://soha.vn/xa-hoi/e-che...

    see more
    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    dân củ ḿ VIETNAMCONGHOA • 4 months ago
    Cái xứ Củ Chi thành tŕ chống Mỹ
    Hậu Nghĩa đường về đĩ ngập đường
    Đức Lập qua cầu buông cần câu cắm
    Trúng cá rô mề, trúng cá rô phi

    Muốn ăn ốc ma lần qua xứ Thủ
    Ngay cầu Phú Cường ốc đổ đầy sân
    Ốc ở đây gom mười phương tám hướng
    Đem hết vô cḥi mặc sức mà ăn

    Du kích Củ Chi bây giờ nhớ lại
    Tụi Mỹ Đồng Dù nó thụt cà nông
    Hồi đó ṃ cua trong hầm tăm tối
    Con gái Hố Ḅ mê vạt tầm vông

    Bây giờ vui ghê nhờ ơn giải phóng
    Du kích ra đường ra sức chỉ cu
    Cái cô giao liên nay thành mụ tú
    Ra đứng bên đường cách mang vùng lên...

    4
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Lâm Viên • 4 months ago
    Nhờ Mỹ bỏ rơi VNCH mà dân Tàu cộng và Bắc cộng mới thoát khỏi kiếp sống "tem phiếu " man rợ. Mỗi tháng mỗi người được 9 kilo gạo, nửa kư đường....Lại c̣n được hưởng hàng đống "tàn dư" của Ngụy.
    Đời đời nhớ ơn Mỹ Ngụy nhé, Bắc cộng.

    5
    •Reply•Share ›
    Avatar
    VIETNAMCONGHOA Lâm Viên • 4 months ago


    4
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Lâm Viên VIETNAMCONGHOA • 4 months ago
    Ôi ! Nhân cách XHCN .

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    VIETNAMCONGHOA Lâm Viên • 4 months ago


    5
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Lâm Viên VIETNAMCONGHOA • 4 months ago
    Enjoy " tàn dư " Mỹ Ngụy .

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    dân oan • 4 months ago
    Có người cám ơn Mỹ Ngụy th́ cũng được đi. Tui th́ tui lại cám ơn "bác và đảng". Như thế là huề cả làng nhá!

    Nhà Cao Cửa Rộng Nhờ Ơn Đảng
    www.geocities.ws/xoathantuo...


    4
    •Reply•Share ›
    Avatar
    VIETNAMCONGHOA dân oan • 4 months ago


    6
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Trần Thị Hải Ư VIETNAMCONGHOA • 4 months ago


    Bài quá dài, phải cắt bớt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •